Thursday, October 25, 2018

Công chức đi tu nghiệp nước ngoài cũng đủ làm nghèo đất nước

Theo VOA-Trân Văn/25/10/2018
Ông Vũ Huy Hoàng là ví dụ điển hình: Trong hai năm 2013 và 2014, mỗi năm, ông dùng hơn một nửa thời gian để “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài.
 Ông Vũ Huy Hoàng là ví dụ điển hình: Trong hai năm 2013 và 2014, mỗi năm, ông dùng hơn một nửa thời gian để “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài.
Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt kế hoạch cử 80 viên chức trong hệ thống công quyền của thành phố này đi tu nghiệp tại University of California – Riverside (UCR) (1).
Theo kế hoạch vừa kể, 80 viên chức được chọn sẽ chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm sẽ đến UCR học trong hai tuần để “nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ”. Tổng chi phí cho kế hoạch cử viên chức đi tu nghiệp ngắn hạn này là 10,3 tỉ đồng.
Ý tưởng cử 80 viên chức sang Mỹ tu nghiệp ngắn hạn tại UCR đã được giới thiệu rộng rãi từ tháng 7 và bất chấp chỉ trích từ công chúng, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ – nơi đại diện cho nguyện vọng, ý chí của dân chúng thành phố Cần Thơ - vẫn nhất trí.
***
Hiếu học, ham hỏi, nghiên cứu để đối chiếu – phân tích – điều chỉnh không chỉ rất tốt mà còn rất cần nhưng ở Việt Nam, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đã biến “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” nước ngoài thành một vấn nạn và dân chúng hễ nghe là nổi giận.
Cách nay vài tháng, Thanh tra của chính phủ Việt Nam công bố kết quả một cuộc khảo sát về chuyện viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đi ngoại quốc để “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm”…
Chỉ tính từ 2012 đến 2016, công khố đã xuất ra 1.004 tỉ đồng cho 42.000 lượt viên chức một số bộ, ngành (Tài chính, Công Thương, Thông tin – Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước) và 206 tỉ đồng cho 10.900 lượt viên chức một số tỉnh (Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang) đi ngoại quốc để “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm”. Tuy ngân sách eo hẹp, năm nào cũng phải vay thêm tiền để chi tiêu nhưng viên chức đi ngoại quốc “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” luôn được bao trọn gói (đi lại, ăn ở, phiên dịch, điện thoại), kể cả chu cấp tiền… tiêu vặt (2).
Có một điểm cần lưu ý là những số liệu vừa nêu tuy lớn nhưng chỉ mới tính trong phạm vi bốn bộ, ngành và sáu tỉnh của bốn năm. Nếu tính đủ 22 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành trực thuộc chính quyền trung ương, tính thêm chi phí đi “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” của hệ thống chính trị (Đảng CSVN, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS, Liên đoàn Lao động, các hội như Liên hiệp phụ nữ,…) từ trung ương tới địa phương ở nước ngoài trong mười năm gần đây, chắc chắn tổng chi phí sẽ vượt mức đã biết, tối thiểu cũng phải mười lần.
Hàng chục ngàn tỉ, thậm chí có thể là hàng trăm ngàn tỉ đã chi cho đủ loại viên chức thuộc đủ mọi ngành, cấp để “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài có đem lại lợi ích nào không? Cứ nhìn thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam thì rõ.
Làm sao “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài có thể đem lại hiệu quả tích cực khi càng “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài nhiều thì phá càng tợn? Chẳng hạn như ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công Thương, trong hai năm 2013 và 2014, mỗi năm, ông Hoàng dùng hơn một nửa thời gian để “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài và gần như “đại dự án” nào của các tập đoàn nhà nước, tổng công ty dưới quyền của ông cũng thành “đại án.
Làm sao dân chúng Việt Nam có thể có thiện cảm với chuyện viên chức hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lũ lượt dắt díu nhau đi nghiên cứu – học hỏi ở nước ngoài khi gần như đoàn công tác nào cũng có những thành viên kiểu như tài xế lãnh đạo (4), vợ lãnh đạo (5), thậm chí toàn là viên chức chờ về hưu (6), hoặc mới nghỉ hưu (6)?
Chưa kể “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài đã trở thành vỏ để bọc hối lộ, che tham nhũng. Chuyện một số tập đoàn ngoại quốc, tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam tài trợ cho các viên chức thuộc đủ mọi ngành, cấp đi “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài, theo sau đó là những quyết định bán rẻ công thổ, công sản, lợi ích quốc gia, dân tộc đã trở thành phong trào. Tuy đạo đức công vụ bị biến thành trò hề nhưng đến giờ, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem đó như một hình thức “đãi ngộ” nên chẳng làm gì cả.
Khi công bố kết quả cuộc khảo sát về chuyện viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đi ngoại quốc để “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” trong bốn năm từ 2012 đến 2016, Thanh tra của chính phủ Việt Nam chỉ ghi nhận, bốn bộ, ngành và sáu tỉnh mà cơ quan này ghé mắt nhìn vào “không có nơi nào theo dõi, tổng hợp số liệu tài chính ngoài ngân sách được dùng để chi trả cho các đoàn ‘nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm’ ở nước ngoài” chứ không đề nghị giải pháp xử lý nào hết!
***
Chắc chắn chẳng thái quá chút nào nếu khẳng định, “tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài” là biến tướng của “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài, sau khi “nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm” ở nước ngoài trở thành đáng hổ thẹn.
80 viên chức của thành phố Cần Thơ sẽ học được gì để “nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ” trong vỏn vẹn… hai tuần? Nếu hệ thống công quyền ở thành phố Cần Thơ thật sự cần những viên chức có “kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ” được đào tạo ở nước ngoài, tại sao không tuyển dụng và sử dụng những cá nhân đã từng được cử đi học ở nước ngoài bằng ngân sách?
Các đề án phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo như Đề án 322 (từ 2000 đến 2010, lấy khoảng 2.500 tỉ từ công quỹ để trả chi phí đào tạo cho khoảng 4.600 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài) đã sử dụng được bao nhiêu người vào những việc “ích quốc, lợi dân”? Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không thể dung nạp những cá nhân mà chính họ tuyển chọn, cử đi nước ngoài học hành cho đúng bài bản (8), không thèm ngó tới những thạc sĩ, cử nhân tự túc du học ở nước ngoài và thất nghiệp từ lúc quay về Việt Nam tới nay thì chi thêm 10,3 tỉ cho 80 cá nhân tu nghiệp trong vỏn vẹn hai tuần có bình thường không?
Nếu “kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ” cần được nâng cao bằng cách học hỏi nước ngoài thì tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không mời những tiến sĩ, thạc sĩ đã đi học ở nước ngoài, hiện ở Việt Nam và trước nay “thiếu đất dụng võ”, phải bỏ các viện nghiên cứu, trường đại học để đi làm mướn – đến dạy dỗ (10)? Chẳng lẽ tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài trong hai tuần hiệu quả hơn ư?
Với tư duy theo kiểu “không có tượng đài, quảng trường là… thiệt thòi so với cảc tỉnh, thành khác”, Cần Thơ vừa mở ra một con đường mới, ít nhất là cho viên chức của hệ thống công quyền các tỉnh, thành tiếp tục đi ra nước ngoài với lý do mới – tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài để “nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ”, ít điều tiếng hơn “nghiên cứu – học hỏi kinh nghiệm” nước ngoài.
Cần Thơ đã làm thì tội gì không theo!
Trong quá khứ, đã có một Tiền Giang cử Thanh tra, viên chức ngành công an, viên chức ngành y tế đi nghiên cứu - học hỏi kinh nghiệm tổ chức… xổ số ở Mỹ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (11)… thì tất nhiên phải có một Bình Thuận cử Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Bí thư một huyện miền núi đi… “tiếp cận công nghệ 4.0 về xây dựng hạ tầng ven biển” ở Đức thôi (12)!
Với khả năng sáng tạo của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, không ai có thể dự đoán sau tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài để “nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ” kiểu Cần Thơ sẽ là gì, vì chỉ có họ mới… nghĩ ra được. Có lẽ đã tới lúc, dân chúng Việt Nam nên nói thẳng với những công bộc của mình: Ái quốc thì đùng… “học”, thương dân thì đừng… “nghiên cứu” để nước đỡ tàn, dân đỡ mạt.
Chú thích

Chúng ta sắp thành nô lệ

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Lịch sử dân tộc chưa bao giờ trải qua giai đoạn bi thảm như hiện tại. Bọn Việt gian cộng sản đang biến đất nước thành khu tự trị thuộc Tàu và dân Việt sẽ trở thành nô lệ Tàu.

Khởi đầu từ Công Hàm bán nước của Phạm Văn Đồng, hắn công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Tàu. Vì vậy sau 1975, bọn cầm quyền Việt cộng giả vờ tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng không bao giờ dám kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế như Philippine đã làm và làm thành công.

Kiện sao được khi chính Phạm Văn Đồng xác nhận bằng văn bản nhà nước là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Tàu. Việt cộng chỉ giả vờ tuyên bố để trấn an người dân.

Hội Nghị Thành Đô trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, dù chưa hề được công bố cho toàn dân biết, mà có bao giờ Việt cộng công bố những văn kiện họ ký với nước ngoài, họ coi dân như rơm rác không được quyền biết. Và nếu người dân biết đầy đủ có thể chế độ nầy đã sụp đổ lâu rồi và không có Ngày Tang Tóc 30 tháng Tư và cuộc chiến 20 năm, làm thiệt mạng bốn triệu công dân, người dân miền Bắc bị kiệt quệ tận cùng. Tuy nhiên, một số đảng viên cao cấp của họ đã hé lộ một vài điều, trong đó Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm văn Đồng (cũng có tên bán nước nầy trong mọi cuộc buôn bán) đồng ý Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung cộng. Đổi lại Tàu sẽ giúp Việt cộng duy trì, giữ vững chế độ cộng sản. Tiến trình trở thành khu tự trị của Trung Cộng sẽ thực hiện từ năm 2020.

Thông tư số 19/2018 của Ngân Hàng Nhà Nước cho phép sử dụng đồng Nhân Dân Tệ trên 7 tỉnh biên giới Việt Trung. Chấp nhận, hay đúng hơn là tuân lệnh dùng tiền Tàu trong giao dịch là đánh mất chủ quyền tiền tệ. Bao nhiêu phân tích những thiệt hại từ các chuyên gia kinh tế, tài chánh thượng thặng trong và ngoài nước vạch rõ việc nầy, nhưng Việt cộng vẫn nhất mực không nghe. Họ ngoan ngoãn vâng lời Tàu.

Việt Nam tự đánh mất chủ quyền tiền tệ, sẽ đẩy kinh tế lệ thuộc thêm vào kinh tế Tàu. Lệ thuộc kinh tế là bước đầu, bước kế, chắc chắn sẽ lệ thuộc chinh trị. Họ thực hiện dần những bước của Tiến Trình trở thành khu tự trị Tàu.

Đó là lệnh từ Tập, không nghe sẽ bị loại bỏ, có khi bị “nhiễm chất độc lạ” vì vi phạm những công ước với họ. Việt cộng run sợ và ngoan ngoãn thi hành cam kết với người bạn 4 tốt, 16 chữ vàng. Cuộc chiến 1979 là bài học mà Việt công bị ám ảnh suốt đời, sẽ không bao giờ quên. Cái giá của sự phản bội quan thầy.

Hai chiếc máy bay bị bắn hạ ở Bạch Long Vỹ vịnh Hải Phòng, một mất mát về nhân mạng, tài sản mà Việt cộng không bao giờ dám hở môi, vì đã ký nhượng vùng lãnh hải đó cho Tàu. Việt công vi phạm cam kết, đành im lặng.

Người Việt Nam nào dù trong Nam hay ngoài Bắc đều tỏ tường rằng ải Nam Quan là của Việt Nam. Địa danh nầy ghi lại sự hào hùng của ông cha ta khi Nguyễn Trãi tiễn Cha bị quân Minh bắt và chính nơi nầy Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con, Nguyễn Trãi, đừng than khóc mà hãy về lo đền nợ nước, báo thù nhà. Nay ải Nam Quan thuộc Tàu vì cột mốc biên giới lùi sâu 3 km vào lãnh thổ Việt Nam. Một vết nhơ không bào giờ Việt cộng có thể rửa sạch.

Cận sử còn nhiều vết nhơ khác tô đậm hành vi bán nước, hại dân mà bọn Việt cộng không thể chối cãi được.

- Bô Xít Tây Nguyên, công xưởng tàn phá môi trường, nơi trú ẩn của hàng vạn thanh niên Tàu mà nhà cầm quyền không được phép vào. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, những nhà khoa học đã phân tích những nguy cơ cho Tàu khai thác bô xít tại yết hầu của Cao Nguyên, nhưng mọi việc đều vô ích. Tại sao? Họ đã bán địa điểm chiến lược nầy để lấy 150 triệu đô la chia nhau làm giàu, bất chấp an nguy của tổ quốc. Họ phục vụ tổ quốc hay bán nước? Quân Tàu đang mai phục ở Tây Nguyên để làm gì?.

- Những hiệp định biên giới trên bộ và lãnh hải họ giấu biệt. Ngư dân không biết chủ quyền mới của quốc gia là từ nơi nào, vì vậy khi ra khơi đánh bắt, tàu Trung Cộng bắn ngư dân, tịch thu tàu thuyền, bắt ngư dân đòi tiền chuộc. Bọn cầm quyền không dám hé môi, chỉ dám gọi đó là Tàu Lạ, không hề đưa ra lời phản đối, hoạ hoằn chỉ lên tiếng lấy lệ. Còn nổi nhục nào bằng.

- Đường Cáp Quang của Việt Nam đi qua vùng biển đã bán, bọn Tàu tự động cắt dây cáp. Bọn cầm quyền tuyên bố với dân là Cá Cắn cáp quang. Há miệng sao được vì đã bán cho Tàu!

- Hiện tại, ba Đặc Khu đang là hiểm hoạ cho đất nước. 

- Hiểm hoạ “đặc khu kinh tế Vân Đồn”

Bài học Crưm của Ukraina hoàn toàn có thể lặp lại với Việt Nam trong trường hợp Vân Đồn trở thành đặc khu kinh tế. Vân Đồn chỉ cách Trung Quốc vài chục km, và làn sóng người Trung Quốc di cư sang đây rồi sinh đẻ con đàn cháu đống hết thế này đến thế hệ khác là một viễn cảnh mà ai cũng có thể nhìn thấy.

- Hiểm hoạ “đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong”

Vân Phong là khu vực có địa thế “núi thò chân ra biển”, tức là một bên là núi, một bên là biển. Quốc lộ 1A là tuyến đường duy nhất nối liền giao thông Bắc - Nam chạy qua đây. Vì thế, khi hữu sự, chỉ cần một lực lượng tại chỗ vừa phải là đủ sức khiến giao thông Bắc - Nam bị chia cắt, tê liệt.

- Hiểm họa “đặc khu kinh tế Phú Quốc” Phú Quốc cách bờ biển Kiên Giang 46km thì nó lại chỉ cách bờ biển Campuchia vỏn vẹn 26km. Từ năm 2016, Phnom Penh đã cho Trung cộng thuê 20% chiều dài bờ biển (90km) trong 99 năm để xây dựng căn cứ quân sự. Theo ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia, cảng nước sâu mà Bắc Kinh đang xây dựng tại Campuchia có thể chứa hầu hết các tàu khu trục và chiến hạm khác của hải quân Trung Quốc. (theo Lê Anh Hùng 09/06/2018)

Việc gì sẽ xảy ra khi chính thức, hoàn toàn trở thành khu tự trị của Trung Cộng?

Thân phận kẻ nô lệ.

Sáp nhập vào Trung Cộng dân tộc nầy sẽ trở thành kẻ nô lệ cho Tàu. Không còn gì để hoài nghi nữa.

Với người Việt Nam, quân Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Với Tàu, Việt Nam là Nam Man, là xứ mọi rợ phải thần phục Tàu để được làm phiên trấn của họ, để được hưởng sự trị vì của họ. Họ đã nhiều lần dùng vũ lực xâm lăng Việt Nam và tất cả đều thất bại trước khí phách chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta. Dưới thời cai trị của bọn Cộng sản, họ đã bán đất nước nầy để được phong làm Thái Thú cai trị Việt Nam, vì vậy bọn giặc Tàu không dấu diếm, họ công khai gọi bọn bán nước nầy là đám con hoang, phải thần phục , vâng lời Tàu như vâng lời cha mẹ. Vâng lời là sống, cải lời là chết. Vì vậy toàn dân chớ hoang tưởng rằng bọn Cộng sản sẽ tìm cách thoát Trung, đưa đất nước vào con đường tự do, dân chủ, phát triển để thịnh vượng. 

Nhưng khi Việt Nam hoàn toàn trở thành một quận, huyện của Trung Cộng thì những quan chức trong quân đội, công an sẽ không còn đường sống, vì quân đội đã từng đánh Tàu năm 1979, cảnh sát biển cũng nghinh cản tàu dân quân Trung Cộng ở Biển Đông. Cho dù có trở thành khu tự trị của họ, Tàu sẽ không bao giờ quên mối thù nầy. Họ là người nham hiểm, không tinh thần khoan dung, nên chinh bộ đội, công an sẽ là người vào Trại Tập Trung của Tàu khi họ hoàn thành việc sáp nhập hành chánh. Chúng phải diệt các anh để trừ hậu hoạn.

Trong lịch sử Tàu, Bạch Khởi chỉ huy quân đội Tần hơn 30 năm, nhiều lần đánh bại Tam Tấn (tức 3 nước Hàn, Triệu, Nguỵ lân bang Tần) và Sở, đỉnh điểm là trận Trường Bình, tại đây Bạch Khởi hạ sát 45 vạn quân Triệu.

Trong trận Trường Bình, Chỉ trong vòng 1 đêm, Bạch Khởi hạ lệnh chôn sống tất cả 450 ngàn binh lính Triệu bại trận và đã đầu hàng. (theo Wikipedia)

Hôm nay, theo BBC, tiếng Việt ngày 24/10/18 có bài China's secret in the desert, Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc” 

Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung cộng đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc để giam giữ người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương. Phóng viên BBC John Sudworth đã đến Dabancheng để điều tra về các trại tập trung đang hình thành trên sa mạc này. Họ đang giam cầm khoảng 100 ngàn người Uighur trong các trại bí mật.

Hai dẫn dụ trên cho thấy rằng thuở xưa, đời nay quân Tàu vẫn là loại ác thú, họ sẵn sàng tiêu diệt những ai không thần phục, dám chống lại họ. Các anh sẽ vào trại tập trung trên đất Tàu sau khi sáp nhập vì các anh là hiểm hoạ của họ. 

Hãy đọc lại lịch sử, thời kỳ Bắc thuộc dân ta phải lên rừng tìm ngà voi, sừng tê giác, trầm hương; xuống biển tìm đồi mồi, ngọc trai dâng cho quan Tàu. Thời nay, họ không cần những thứ ấy nữa. Nhất là trong lúc cuộc chiến thương mại với Mỹ càng lúc càng gay gắt và có thể kéo dài hàng vài chục năm. Họ cần nhân công Việt với giá rẻ mạt để làm ra hàng hoá cho họ. Họ cần đất nước Việt để xả thải những chất độc do nhà máy họ gây ra. Họ sẽ vắt mồ hôi của dân lao động Việt, họ dùng đất Việt để trá hình hàng Tàu, tất cả hậu quả do chúng ta gánh chịu, tiền thì họ mang về Tàu. Chúng ta là những tên nô lệ của thời đại.

Con đường duy nhất để thoát cảnh nô lệ Tàu là toàn dân phải chấp nhận đương đầu với cộng sản để may ra còn cứu được chính mình, con cháu mình và cho quê hương Việt Nam. 

Và nếu Quân Đội Nhân Dân thực sự Vì Dân mà chiến đấu, các anh hãy đứng lên lật đổ chế độ bạo tàn, bán nước nầy để cứu dân, cứu nước. Đó là con đường ít đổ máu nhất. 

Các anh còn chần chờ gì? Tổ quốc, dân tộc đang réo gọi các anh.

Nguyện cầu Hồn Thiêng sông núi, anh linh Tiền Nhân phù trợ các anh thành cộng trong việc cứu nguy tổ quốc.



Đổi 100 đô, mất cả tiệm vàng: Cướp hay tịch thu?

Bạn đọc Danlambao - Mấy ngày nay thông tin trên mạng đang rộ lên sự việc công an tp Cần Thơ đã lập được "thành tích" trong vụ “phá án” tiệm vàng tại Cần Thơ.

Được biết, vào ngày 30/01/2018 ông Nguyễn Cà Rê (thợ điện) đến tiệm vàng Thảo Lực, Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ của ông ông Lê Hồng Lực (Giám đốc công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry) để đổi 100 USD với giá 2.260.000 đồng.

Bất ngờ, lực lượng công an tinh nhuệ của TP. Cần Thơ ập vào bắt quả tang “kẻ bán người mua” ngoại tệ trái phép. Sự việc này lập tức được trình lên chủ tịch uỷ ban nhân thành phố Cần Thơ giải quyết.

Cuối cùng đồng chí chủ tịch đã giở trò pháp luật xã nghĩa mà ra phán quyết xử phạt ông Rê thợ điện 90 triệu đồng và tịch thu luôn 2.260.000 đồng tiền mặt vừa được đổi. Đồng thời xử phạt tiệm vàng 295 triệu đồng và tịch thu 100USD, 20 viên kim cương, 19.910 viên hột nhân tạo trị giá gần 550 triệu đồng và chiếc camera nội bộ gia đình.

Luật vẫn là luật cộng sản, luôn có tính “nhân đạo” đã bỏ ngõ cho ông Rê có quyền làm đơn xin được giảm hay miễn tiền phạt vì hoàn cảnh khó khăn theo quy định điều 77 gì đó.

Mấu chốt chính của vụ án vẫn là tiệm vàng Thảo Lực, một con cá to vừa cắn câu, bị xử phạt hành chính với số tiền 295 triệu đồng, tịch thu số tài sản nêu trên, bao gồm cả chiếc camera.

Được biết số đá quý nêu trên được ông Lê Hồng Lực cất giữ trong nhà, không có bày bán ngoài tủ trưng bày. Do đó số đá quý không được xem là hàng hoá kinh doanh, mà là tài sản cá nhân của gia đình ông Lực. Do đó cơ quan chức năng không có quyền tịch thu số đá quý này. Đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể rằng, tài sản cá nhân phải có chứng từ nguồn gốc, xuất xứ. Rõ ràng đây là một vụ cướp trắng trợn của chính quyền.

Trong buổi họp báo vào ngày 24/10/2018 do công an TP. Cần Thơ tổ chức, cuộc họp diễn ra được một giờ đồng hồ, chỉ loanh quanh điều khoản này điều khoản nọ về việc mua bán trái phép ngoại tê. Bất ngờ được lệnh cấp trên cho hoãn cuộc họp lại mà không cho biết lý do. Sau đó đại diện tham mưu công an tp Cần Thơ “phân phát” văn bản báo cáo cho giới báo chí. “Cái độc đáo” của văn bản báo cáo là không hề đề cập hay nhắc đến việc lực lượng công an 2 lần ập vào nhà ông Lực, chủ tiệm vàng lục soát và tịch thu số đá quý của gia đình.

Vậy văn bản cáo này có giá trị thật của nó hay không?

Nếu nó giá trị thật thì rõ ràng số đá quý của ông Lê Hồng Lực đã “bốc hơi” từ dạo ấy rồi.

Tôi được phép kết thúc như sau:

“Con ơi nhớ lấy câu này.
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.

Việt gian bán nước

Lẩm Cẩm Lão Gia (Danlambao) - Ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu vào chức vụ Chủ tịch nước với tỷ lệ 99.76%. Với Lẩm Cẩm Lão Gia tôi thì không lạ bởi từ khi bài đồng ca “nhất thể hoá” cất lên thì chúng ta đã biết chó nào sẽ về đích trong cuộc đua rồi. Cái lạ ở đây là tại sao chỉ có 99.76% chứ không phải 100%?

Thứ nhất. Lẽ thường trong các cuộc đua (như đua chó chẳng hạn) thì ít nhất cũng phải có hai con thì mới biết con nào về nhất và con nào về nhì. 

Thế nhưng, chỉ có mỗi một mình ông Trọng được giới thiệu vào ngôi vị này thì ông ta không trúng thì chó nó vào trúng à?

Thứ hai. Theo lời ông Thủ tướng Phúc (mà dân hay gọi là Phúc top, hay Phúc ngoẹo) thì ông Trọng làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước là “trên hợp ý trời, dưới hợp lòng dân”! Vậy tại sao không được 100% mà chỉ có 99.76%? Có hai trường hợp sau đây. 

Trường hợp thứ nhất. Chính ông Trọng không tự bỏ phiếu cho mình. Điều này có thể xảy ra vì người có liêm sỉ thường ít tự nhận mình là người tốt.

Tuy nhiên, xem ra ông Trọng không phải là người có liêm sỉ. Khi ông làm Chủ tịch Quốc hội, bọn cẩu quan cho phép người Trung Quốc thuê đất rừng bằng cả một tỉnh Tây Ninh nhưng ông Trọng đã không làm gì để truy cứu trách nhiệm của bọn cẩu quan này. 

Cũng thời ông làm Chủ tịch Quốc hội, ngư dân Việt Nam bị lính Trung Cộng bắn giết trên biển Đông. Cả nước muốn Quốc hội ra nghị quyết về biển Đông thì ông Trọng nói “Biển Đông không có gì mới”! Có lẽ vậy mà con đường thăng quan tiến chức của ông Trọng càng mau hơn.

Từ Chủ tịch Quốc hội... ông Trọng thẳng tiến lên Tổng bí thư. Làm hết nhiệm kỳ đầu, ông Trọng đã quá tuổi quy định để làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Thế nhưng ông ta vẫn mặt dày làm tiếp nhiệm kỳ thứ hai mà không chút xấu hổ.

Không những vậy, là người lãnh đạo đứng đầu, ông Trọng không có một quyết sách nào nổi bật. Tệ hơn nữa, ông Trọng rất giỏi ngậm miệng khi người dân cần ông lên tiếng. Như vụ công ty Formosa đầu độc biển miền Trung, hay vụ dân oan Thủ Thiêm. Hay là lần Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.

Trường hợp thứ hai. Ông Trọng không bỏ phiếu cho mình bởi ông ta là Việt gian. Ông ta muốn phá hoại cái cao cả “ý trời lòng dân” của người Việt.

Thật ngớ ngẩn khi bảo rằng người lãnh đạo đứng đầu đất nước như ông Trọng là Việt gian. Thế nhưng, nếu chúng ta nhìn những gì đã xảy ra thì điều này là có thể.

Trước khi bị lộ, Chu Vĩnh Khang và Bạch Hy Lai là những “lãnh đạo đáng kính”! Sau khi bị lộ thì họ Chú và họ Bạch là “lãnh đạo đáng khinh”. Đó là chuyện bên tàu.

Còn bên ta thì có hàng tá. Trước khi bị lộ thì Đinh La Thăng là “ủy viên Bộ chính trị”! Sau khi bị lộ thì Đinh La Thăng là “cẩu quan”. Rồi tướng Công an Phan Văn Vĩnh và Phạm Quý Ngọ là những ví dụ điển hình.

Như vậy, không lạ nếu một ngày kia ông Trọng bị lộ như bọn cẩu qua trên đây.

Do đó cần phải điều tra ông Trọng có phải là Việt gian bán nước hay không mà ông ta chỉ được 99.76% ủng hộ? Một kết quả rất ư là mất mặt đi ngược “ý trời lòng dân”!


Tại sao dân Hong Kong không mặn mà với cầu vượt biển mới?

Theo VOA-25/10/2018 
Đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới hiện nay
Đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới hiện nay
Sau những lần trì hoãn, gần một thập niên xây dựng và chi phí đội lên đến 20 tỷ đô la, cây cầu bắc qua biển dài nhất thế giới kết nối Hong Kong với đại lục Trung Quốc cuối cùng cũng đã mở cửa cho lưu thông hôm 23/10 như là siêu dự án mới nhất mang dấu ấn của Bắc Kinh.
Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cắt băng khánh thành cây cầu có chiều dài 55km này sẽ kết nối Hong Kong với thành phố Chu Hải và Macau.
Tuy nhiên, nhiều người dân Hong Kong thắc mắc tại sao họ phải gánh chịu chi phí lớn như vậy với rất ít lợi ích thiết thực.
Suy cho cùng, hành trình đi từ Hong Kong đến đại lục trên cây cầu mới này chỉ nhanh hơn có 30 phút so với tuyến đường băng qua những cây cầu hiện tại. Ở Macau, lợi ích được thấy rõ ràng: phà là cách duy nhất để đến đại lục.
Tuy nhiên đó không phải là bức tranh toàn cảnh, các quan chức Trung Quốc cho biết.
Tuyến đường cầu và hầm này được xem là hòn đá tảng trong kế hoạch xây dựng ‘Đại Vùng Vịnh’ của Trung Quốc với mục tiêu kết nối các trung tâm Hong Kong và Macau với 11 thành phố phía nam khác của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thu hút thêm nhiều du khách và người lao động từ đại lục đến các thành phố bán tự trị này.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Đặc khu trưởng Hong Kong, ca ngợi dự án ‘có một trong đời người’ này là giúp gắn kết Hong Kong chặt chẽ hơn với đại lục.
Tuy nhiên, có ít người ở Hong Kong nghĩ như vậy.
Người dân Hong Kong lâu nay đã ca thán về việc chính quyền trung ương liên tục can thiệp vào công việc của thành phố, trong đó có nỗ lực mà các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng thu hẹp lại quyền tự do biểu đạt tương đối cởi mở ở đây.
Những người chỉ trích cũng lo sợ con số ngày càng đông người lao động và du khách từ các thành phố trong đại lục đến Hong Kong vốn dĩ đã đông đúc và trung tâm cờ bạc Macau thậm chí còn tấp nập hơn nữa.
Người đóng thuế ở Hong Kong phải chịu gần phân nửa chi phí xây cầu, và không hề dễ dàng chút nào để ai đó chỉ đi qua cầu là xong.
Người dân cần phải trải qua một quy trình phức tạp để xin giấy phép từ tất cả ba thành phố mà cây cầu này đi qua – quá trình có thể mất gần hai tuần – và cũng phải mua bao hiểm ở tất cả nơi này.
Những bình luận trên một đoạn video của chính quyền Hong Kong giải thích quy trình đã mỉa mai quy trình đáng lẽ ra là phải đơn giản này là ‘quan liêu quá mức’. Họ nói rằng người dân Hong Kong chỉ cần lên phà là có thể đến Macau mà không cần phải làm thủ tục như vậy. Bên cạnh đó, giấy phép cho xe tư nhân qua cầu bị giới hạn chỉ vào khoảng 5.000 xe trong thời gian đầu.
“Thật lạ lùng. Nó băng qua biển như vậy mà dân thường lại không thể đi được. Như vậy để làm gì?” Claudia Mo, một nhà lập pháp cổ súy cho dân chủ ở Hong Kong, than phiền. “Dự án này hết sức rõ ràng là một biểu tượng chính trị. Tôi chắc Bắc Kinh biết rõ rằng chúng tôi không thật sự cần cái cầu này và nó không cần thiết vào lúc này.”
Bà nói thêm rằng cây cầu này là ‘công trình vĩnh viễn và lời nhắc nhở thường trực rằng Hong Kong mãi mãi kết nối với vùng nội địa rộng lớn của đại lục Trung Quốc’.
Dự án cũng hứng chịu chỉ trích vì tiêu chuẩn lao động cẩu thả và những tác động môi trường tiêu cực. Trong quá trình xây dựng, 19 công nhân thiệt mạng và hàng chục người bị thương với một số người rơi xuống biển sau khi một giàn giáo bị sập.
Kể từ khi công trình tăng tốc trong những năm gần đây, số lượng loài cá heo trắng Trung Quốc nổi tiếng cư trú ở vùng biển này đã giảm từ 80 vào năm 2012 xuống còn 47 trong năm 2017, theo ông Taison Chang, chủ tịch Hội Bảo tồn Cá heo Hong Kong, trong khi các nỗ lực giảm nhẹ tác động môi trường đã thất bại trong việc giữ đàn cá heo ở lại khu vực.
“Chúng ta có thể rõ ràng nhìn thấy cá heo ở khu vực Bắc Lantau gần như biến mất ở trên toàn bộ khu vực ở gần nơi xây cầu,” ông nói. “Không ai có thể thật sự dừng dự án sau khi dự án nhận được giấy phép môi trường cần thiết để triển khai.”
Cây cầu được hoàn thành vào lúc Chủ tịch Tập Cận Bình đang mở rộng quyền kiểm soát đối với Hong Kong, một thành phố có 7,4 triệu dân với quy chế đặc khu hành chính sau khi được Anh trao trả về Trung Quốc cách nay hơn 20 năm.
Theo chính sách ‘một đất nước, hai chế độ’, chế độ kinh tế và chính trị của Hong Kong được giữ nguyên không bị can thiệp trong vòng 50 năm – cho đến năm 2047 – và riêng biệt với chế độ trong đại lục. Điều này cho phép đặc khu này có chính phủ, tư pháp và tiền tệ riêng.
Tuy nhiên, một loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã kết nối đặc khu này với đại lục một cách rõ ràng hơn. Hồi cuối tháng Chín, một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 11 tỷ đô la đã được khánh thành để kết nối Hong Kong với đại lục và cắt ngắn thời gian di chuyển từ Hong Kong đến các thành phố lớn khác của Trung Quốc.
Bắc Kinh hy vọng rằng những kết nối giao thông này sẽ thúc đẩy sự phát triển ở các thành phố phương nam vốn từng dẫn đầu tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc – nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại tiếp diễn với Mỹ.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng đang đẩy mạnh một dự án bồi đắp đảo vốn sẽ là dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ nhất ở Hong Kong để xây một hòn đảo nhân tạo làm nơi sinh sống của 1 triệu người. Hòn đảo mới này sẽ gần với chiếc cầu mới này.
“Tất cả mọi thứ đều kết nối – đảo bồi đắp, chiếc cầu, đường sắt cao tốc,” nghị sỹ Mo nói. “Tất cả đều nhằm để nói với Hong Kong rằng quý vị là một phần của Trung Quốc và quý vị sẽ không thể nào tách riêng ra được.”
(Theo Washington Post)

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi VN tôn trọng nhân quyền trong Luật An ninh mạng

VOA Tiếng Việt/25/10/2018 
Hơn 69.000 người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu Quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Hơn 69.000 người đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu Quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) bày tỏ quan ngại sâu sắc về Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực và thúc giục Quốc hội Việt Nam hãy lập tức có biện pháp phòng ngừa những tác hại của dự luật đối với quyền con người.
Trong một bức thư ngỏ gửi cho Quốc hội Việt Nam, Tổ chức Ân Xá Quốc tế đặt trụ sở ở Anh cho rằng Luật An ninh mạng, dự kiến có hiệu lực ngày 1/1/2019, không tuân thủ các điều luật quốc tế và Hiến pháp 2013 của Việt Nam.
“Chúng tôi đặc biệt quan ngại về các điều khoản sẽ được sử dụng để hạn chế và hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến trên mạng vốn được bảo vệ trong Bộ luật Hình sự 2015,” Giám đốc khu vực phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương của AI, Nicholas Bequelin, viết trong bức thư ngỏ đề ngày 18/10.
Điều 8 của bộ Luật này đưa ra một danh sách các hành vi và hoạt động bị cấm trên mạng bao gồm “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc” và “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệu hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội.”
Theo ông Bequelin, điều khoản này rất mơ hồ và trao cho nhà nước quá nhiều quyền hành và sự độc đoán quyết định cái gì cấu thành những hành động bị cấm.
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12/6 với sự ủng hộ của hầu hết các đại biểu tham gia biểu quyết. Bộ luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, được cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ban hành hôm 28/6.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhận định rằng đạo luật mới này là bản sao “không có một thay đổi nào” của Luật An ninh mạng Trung Quốc, vốn có hiệu lực từ tháng 6/2017.
Kể từ khi văn bản dự thảo Nghị định An ninh mạng được đưa lên mạng xã hội hồi đầu tháng này, nhiều người dân bày tỏ lo ngại rằng những thông tin “rất cá nhân, rất riêng tư” của họ sẽ bị phơi bày, tệ hơn nữa, sẽ bị các tập đoàn lớn như Google, Facebook “bỏ rơi”, một khi họ không thể tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của Luật.
Hiện có hơn 60 triệu người dùng internet ở Việt Nam, chiếm khoảng 70% dân số.
Theo nhận định của AI, internet là trung tâm của sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam và do đó nếu thực thi, Luật An ninh mạng sẽ dẫn tới những hạn chế, vi phạm các quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư, và quyền tự do thông tin cũng như các quyền con người khác.
Bức thư ngỏ được đăng trên trang web của Ân xá Quốc tế giữa lúc Quốc hội Việt Nam đang tiến hành kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV ở Hà Nội, từ 22/10 đến 21/11.
“Trước buổi họp cuối cùng của Quốc hội trong năm 2018, chúng tôi thúc giục các đại biểu có những biện pháp tức thì và hiệu quả để đảm bảo Luật An ninh mạng mới và nghị định thực thi (bộ luật) tôn trọng và bảo vệ các quyền của tất cả mọi người dân ở Việt Nam.”
Tổ chức này đề nghị chính quyền Việt Nam hãy lập tức tạm hoãn ban hành luật mới để xem xét lại cho phù hợp với luật lệ quốc tế, đồng thời hãy lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm ở trong nước.
Cũng trong tháng này, hơn 69.000 người dùng mạng xã hội đã ký vào bản kiến nghị yêu cầu Quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Hiện có khoảng gần 100 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam, theo AI.
Yêu cầu bình luận của VOA để tìm hiểu phản ứng của Việt Nam về bức thư của Tổ chức Ân Xá Quốc tế chưa được hồi đáp.

Nhắn dân Sài Gòn: Nếu thương mình, hãy yêu nước… cống! .

Theo VOA-Trân Văn/25/10/2018 
Sài Gòn buổi tối. Hình minh họa.
Sài Gòn buổi tối. Hình minh họa
Đoàn làm phim thời sự - tài liệu về chống ngập ở Sài Gòn ngập vừa hoàn tất một “tập” nữa. Cho đến giờ không ai biết bộ phim này còn bao nhiêu “tập”, sẽ hết tổng cộng là bao nhiêu tiền nhưng nhìn một cách tổng quát, nếu biết thương mình, dân Sài Gòn nên bày tỏ tình yêu với nước… cống để đoàn làm phim giải tán.
***
Cục Thuế TP.HCM vừa đề nghị thu hồi Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh của Công ty Tư vấn Xây dựng Meinhardt Việt Nam. Lý do, công ty này nợ gần 23 tỉ là tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp. Tuy Cục Thuế TP.HCM đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhiều lần nhưng Công ty Meinhardt Việt Nam vẫn không chấp hành nghĩa vụ đóng thuế, nộp phạt nên cơ quan này đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM thu hồi Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề của Công ty Meinhardt Việt Nam (1).
Khoan bàn đến chuyện đúng – sai, đề nghị vừa kể có một điểm đáng chú ý: Công ty Meinhardt Việt Nam là doanh nghiệp đảm trách vai trò Tư vấn – Giám sát việc thực hiện hợp đồng chống ngập trị giá 10.000 tỉ giữa Tập đoàn Trung Nam với chính quyền TP.HCM. Thiếu Tư vấn – Giám sát, thời điểm hoàn thành dự án chống ngập trị giá 10.000 tỉ tất nhiên là hoãn vô thời hạn, sau khi đã trễ hạn (tháng 4 năm 2018) vì đủ thứ lý do: Tập đoàn Trung Nam – chủ đầu tư kiêm nhà thầu ngưng thi công do chính quyền TP.HCM chậm chạp xác nhận báo cáo giải ngân, hệ thống ngân hàng buộc phải rà soát kỹ về thủ tục cho chủ đầu tư vay – thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư, chủ đầu tư thiếu vốn, giải tỏa – thu hồi đất giao cho chủ đầu tư chậm chạp (2)…
Việc thực hiện hợp đồng chống ngập trị giá 10.000 tỉ giữa Tập đoàn Trung Nam với chính quyền TP.HCM không chỉ có chừng đó chuyện.
Cách nay vài tháng, với tư cách Tư vấn – Giám sát thực hiện hợp đồng, Công ty Meinhardt Việt Nam từng liệng ra một trái bom: Thông báo cho chính quyền TP.HCM rằng: Tập đoản Trung Nam – chủ đầu tư kiêm nhà thầu sử dụng vật liệu làm cửa van thép khác với thiết kế (dùng thép của Trung Quốc chứ không phải thép của các quốc gia thuộc khối G7). Điều đó có thể khiến chi phí duy tu bảo dưỡng công trình trong tương lai cao hơn. Dẫu Tập đoàn Trung Nam phản pháo ngay lập tức, theo đó, tập đoàn đã gửi văn bản cho Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn TP.HCM xin chỉ dẫn và đã được cơ quan này đồng ý cho thay đổi thép chế tạo cửa van các cống nhưng chính quyền TP.HCM vẫn phải lập Đoàn Kiểm tra. Ngoài kiểm tra về việc đổi loại thép, đoàn này sẽ kiểm tra luôn cả những chuyện như thi công không đúng thiết kế cống kiểm soát triều Mương Chuối. Đoàn Kiểm tra (không phải Đoàn Thanh tra) còn được giao thêm một số trách nhiệm khác mà tính chất là hỗ trợ chủ đầu tư kiêm nhà thầu. Chẳng hạn tạm ứng vốn, giảm chi phí lưu kho cho Tập đoàn Trung Nam (3).
Giữa lúc thiên hạ đinh ninh Công ty Meinhardt Việt Nam là một doanh nghiệp đáng tin vì chu toàn trách nhiệm, kể cả khi bị du đãng đe dọa (4), Cục Thuế TP.HCM chứng minh doanh nghiệp này chẳng tử tế chút nào, đã thiếu thuế, còn chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với hệ thống công quyền. Cục Thuế TP.HCM đã chỉ ra một con đường đối với loại doanh nghiệp này: Xóa sổ, đuổi đi. Một vài viên chức hữu trách, một số cơ quan truyền thông chính thức bắt đầu nói xa, nói gần, rằng thì là, dự án chống ngập mới nhất, trị giá 10.000 tỉ trễ hạn, không đến đâu là do dùng… nhầm những doanh nghiệp như Công ty Meinhardt Việt Nam.
***
Trong hai thập niên gần đây, nước cống đã trở thành bạn đồng hành của dân chúng Sài Gòn, bất kể họ thuộc giới nào. Chẳng cứ mùa mưa, ngay cả giữa mùa khô, vào những ngày thủy triều dâng cao, dân chúng Sài Gòn vẫn có cơ hội tái ngộ nước cống khi nước sông ào ạt theo hệ thống cống rãnh tràn vào thăm.
Để giúp dân Sài Gòn đoạn tuyệt với nước cống, chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, hệ thống công quyền ở Sài Gòn đã dùng hết 24.300 tỉ vào chuyện chống ngập, trong đó có 15.000 tỉ vay ngoại quốc rà riêng khoản này, mỗi năm phải trả 4.250 tỉ cho cả nợ gốc lẫn lãi (5). Thế nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn lại tồi tệ hơn.
Năm 2014, nhiều chuyên gia về thủy lợi, khí tượng - thủy văn, tài nguyên - môi trường, từng khẳng định, vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn là vì quản lý tồi! Sài Gòn khó mà hết ngập bởi các dự án chống ngập đã lạc hậu với thực tế. Việc chống ngập cho Sài Gòn đi theo hai hướng trái chiều với nhau. Đó là các nghiên cứu sâu để tạo nền móng chắc chắn cho tính khả thi của các dự án rất mỏng manh nhưng quy mô các dự án lại rất lớn. Theo họ, các dự án thực hiện theo những quy hoạch đã được duyệt đều thiếu nghiên cứu sâu trong khi lẽ ra phải làm ngược lại.
Song giới hữu trách không thèm bận tâm đến những khuyến cáo này. Năm 2015, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê duyệt đề nghị vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục thực hiện các quy hoạch đã lạc hậu với thực tế nhằm chống ngập ở Sài Gòn! Chính quyền thành phố Sài Gòn đã đem “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập theo quy hoạch cũ trị giá 68.000 tỉ đồng (6). Ngập lụt tại Sài Gòn không những không giảm mà liên tục leo từ chỗ chưa từng có này lên chỗ chưa từng có khác.
Tất nhiên là chẳng ai ưa chuyện gần gũi với nước cống, thành ra số lượng – trị giá công trình chống ngập tỉ lệ thuận với oán thán, chỉ trích của dân Sài Gòn về ngập lụt.
Siêu dự án chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng do Tập đoàn Trung Nam giữ vai trò chủ đầu tư kiêm nhà thầu ra đời trong bối cảnh như vậy mà đâu chỉ có chừng đó. Ngoài Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của chính quyền TP.HCM, tham gia thực hiện các dự án chống ngập ở Sài Gòn giờ có Sở Giao thông - Vận tải, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, chính quyền các quận - huyện. Tiền chi cho chống ngập không chỉ rút từ ngân sách, bán đất, bán công trái mà còn gồm tiền viện trợ, tiền vay từ đủ thứ tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ nhiều quốc gia. Theo Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của chính quyền TP.HCM, đến giờ, Sài Gòn có ít nhất… hai Quy hoạch chống ngập (Quy hoạch 752 và Quy hoạch 1547). Hoàn tất hai quy hoạch này thì về…. cơ bản sẽ hết ngập nhưng từ nay đến 2020 phải kiếm cho ra 73.379 tỉ nữa (7).
Tới đây, có một yếu tố phải lưu ý, bao nhiêu phần trăm dân Sài Gòn tin rằng xài thêm 100.000 tỉ, Sài Gòn sẽ hết ngập? Nếu tổ chức thăm dò dư luận, chắc chắn tỉ lệ sẽ rất thấp. Không phải dân Sài Gòn đa nghi, cứng lòng nhưng vì qui hoạch nói chung và qui hoạch chống ngập nói riêng cho Việt Nam nói chung và cho Sài Gòn nói riêng rất… đặc biệt! Chẳng hạn, theo qui hoạch, dẫu việc thoát nước ở Sài Gòn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng dựa trên… qui họach, hệ thống công quyền ở TP.HCM vẫn ra lệnh lấp khỏang 30% diện tích sông và kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4.000 héc ta bị lấp và bị lấn chiếm (8). Rồi cũng theo… qui hoạch, lần này là để chống ngập, tháng 10 năm 2015, giới hữu trách ở Sài Gòn loan báo sẽ chi 300 tỉ để khôi phục lại kênh Hàng Bàng – con kênh mà những viên chức tiền nhiệm từng ra lệnh lấp vào năm 2000 (9). Việc dựa vào… qui hoạch, cho phép lấp một phần hoặc toàn bộ sông, kênh, rạch để xây dựng đủ loại công trình đã ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng, nay, cũng dựa vào… qui hoạch, chi thêm hàng chục ngàn tỉ đồng để khôi phục lại chắc chắn chỉ có ở… Việt Nam!
***
Đã biết khó mà… giã biệt nước cống, dân Sài Gòn nên bày tỏ tình yêu nước… cống. Tình yêu này dẫu miễn cưỡng, rõ ràng là… ép duyên nhưng có lẽ đó là cách duy nhất hạn chế nỗ lực… chống ngập nhân danh lợi ích của mình, nhờ vậy hạn chế hậu quả của “tiền mất, nợ mang” - nợ đâu chỉ có gốc mà còn thêm tiền lãi. Khi hệ thống công quyền ở TP.HCM không thể quịt những khoản đã vay để… chống ngập thì tất nhiên là phải cắt phúc lợi công cộng. Còn oán thán, chỉ trích ngập lụt, còn mất cả chì lẫn chài với tốc độ… hỏa tiễn. Nếu thật sự thương mình, thương con cháu, hãy yêu nước… cống!
Chú thích

THƯƠNG THAY QUỐC HỘI VIỆT NAM


"Thôi đà mắc lận thì thôi
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh"

(Kiều)
Nghe những lời “gan ruột” từ miệng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhậm chức Chủ tịch nước, người ta không khỏi ngậm ngùi cho ông. Trước quốc dân đồng bào, ông ta thú nhận: “Trình độ, năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ. Sự hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu. Thực tình là rất lo. Trong khi đó tuổi tác thì đã lớn rồi”.
Và ông ta lẩy Kiều:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay
.
Nghĩa là ông ta biết rất rõ năng lực của mình rất yếu, trình độ, tuổi tác và sự hiểu biết sẽ không đáp ứng được trách nhiệm mà ông ta vừa được đặt vào đó.
Hẳn nhiên đây không phải chỉ là một lời nói khiêm tốn kiểu đàn bà con gái e lệ trước chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã năm xưa, mà đây là câu chuyện của một Chủ tịch nước đang nhậm chức, một vị trí có trách nhiệm đưa cả đất nước đi lên chiều hướng tiến bộ, văn minh cho kịp nhân loại.
Ông ta đã biết vậy mà vẫn cứ nhận trách nhiệm ấy nghĩa là gì? Phải chăng, điều ông ta nói hôm nay là để phòng hờ, nếu đến khi ông ta không thể hoàn thành được trách nhiệm, thì ông ta lại học con bài Nguyễn Tấn Dũng năm xưa: “Tôi đi theo đảng, đảng giao cho việc gì làm việc đó chứ không xin”. Vậy thì đảng ngu và quốc hội ngu mà đi giao cho tôi thì hỏng việc ráng chịu chứ tôi đã nói trước rồi mà.
Còn nhớ, cách đây khá lâu, một quan tham ở Cục dự trữ Quốc gia tham nhũng và làm thất thoát một lượng lớn tài sản. Khi ra tước tòa, anh ta tưng tửng nói: “Tôi học hành ít, nhưng vì nhiệm vụ đảng giao, nhà nước giao mà phải gánh vác không từ chối, lẽ ra phải thưởng công cho sự nhiệt tình của tôi chứ sao lại tù”. Hài hước đến thế là cùng ở Thiên đường XHCN.
Nghe những lời từ miệng Nguyễn Phú Trọng, chợt ta nhớ đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mà báo chí thế giới đã tường thuật chi tiết từng phút một. Ngoài việc tự chứng minh những khả năng, năng lực, sức khỏe cũng như mọi mặt của mình hơn hẳn đối phương, đủ sức để hoàn thành trách nhiệm Tổng thống nước Mỹ, đưa nước Mỹ lên phồn thịnh. Ngay cả sau khi được bầu vẫn đọc diễn văn nhậm chức có đoạn như sau:
 “Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ hùng mạnh trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ giàu có trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ tự hào trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ an toàn trở lại.
Và vâng, cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Cảm ơn, Chúa phù hộ các bạn, và Chúa phù hộ nước Mỹ”
.
Chắc hẳn những lời đó khác với những lời sau đây của Nguyễn Phú Trọng khi nhậm chức: “Tôi cũng đã từng nói là đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay trên trường quốc tế. Chúng ta có quyền tự hào, phần khởi, ăn mừng trước những thành tựu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đạt được trong thời gian vừa qua”.
Nghe tình hình đất nước như vậy thì làm chủ tịch nước dễ như chó ăn bún, việc gì mà phải lo?
Việc bầu Nguyễn Phú Trọng vào chức Chủ tịch nước, còn là sự sỉ nhục chính bản thân Nguyễn Phú Trọng trong hiện tại và tương lai. Lịch sử đất nước sẽ ghi rõ về một thời kỳ: Thời kỳ Việt Nam có một hôn quân Cộng sản mang tên Nguyễn Phú Trọng.
Về cá nhân, chính Nguyễn Phú Trọng là người đã công khai tuyên chiến với nạn “tham quyền cố vị”. Ông ta đã phát biểu: “Quyền lực luôn có nguy cơ bị ‘tha hóa’, tham nhũng là ‘khuyết tật bẩm sinh’ của quyền lực, cho nên phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.”  Vậy khi ông ta ôm luôn cả chức Tổng Bí thư Đảng và cả Chủ tịch nước, thì lấy gì và lấy ai để “kiểm soát chặt chẽ”?
Cũng chính ông ta đã đề ra: “Không thể để cán bộ có tham vọng quyền lực lọt vào Trung ương”. Vậy thì tại sao lại để lọt một tên đầy tham vọng quyền lực leo lên tận Tổng Bí thư và giờ nhảy sang ôm luôn cả chức Chủ tịch nước?
Nguyễn Phú Trọng đã được người dân tặng cho một xú danh “Trọng Lú”. Điều này không phải không có lý do. Một quan chức mang hàm Tiến sĩ mà cho đến giờ này vẫn luôn mồm lảm nhảm về Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản nhưng cũng chính từ mồm ông ta thốt ra rằng cho đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã nhìn thấy mặt mũi cái Chủ nghĩa xã hội mà ông ta đang lảm nhảm kia mặt ngang, mũi dọc ra sao.
Nếu ở mức độ bình dân, người ta không ngại ngần tặng cho những danh từ xứng đáng hơn là: “Thằng tâm thần, đứa thần kinh”. Thế nhưng, ở chức vụ cao vót trời mây, quyền sinh quyền sát trong tay, người dân chỉ dám công khai đặt cho ông ta xú danh: Trọng Lú. Thế là đã quá đủ để nói lên niềm tin yêu, sự tin tưởng và cảm phục của người dân đối với ông ta đến đâu.
Về sức khỏe, rõ ràng là những đồng chí của ông ta, nhìn bề ngoài khỏe như vâm, hùng hục như trâu lăn, nói năng rụng cả lá cây, làm bao đồng chí của anh ta dựng cả tóc gáy, thế mà bỗng dưng lăn đùng ra chết. Một Trần Đại Quang, quyền lực đầy mình, về quê cứ như đi thăm vương quốc nào đó, hoành tráng và uy nghi vậy, bỗng nhiên đột tử bất ngờ.
Vậy thì một Nguyễn Phú Trọng với tuổi già lụ khụ, thử hỏi bám trụ chiếc ghế Tổng Bí thư này chiếm luôn cái ghế Chủ tịch nước thì sức khỏe đâu ra để lo việc chung?
Rõ ràng, đọc lại những lời từ miệng Nguyễn Phú Trọng và xem lại một quá trình gần đây của ông ta, lời của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu một lần nữa được chứng minh hùng hồn: “Đừng nghe lời Cộng sản nói, hãy xem việc Cộng sản làm”. Đó là hai ngả lên trời và xuống vực, đó là hai khái niệm như nước với lửa, hai trạng thái như ánh sáng và bóng tối.
Ở đó, người ta đọc được cái vô liêm, vô sỉ của một kẻ lẽ ra phải là mẫu gương sáng chói của sự liêm sỉ.
Thông thường, như cha ông đã nói, phải “chọn mặt mà gửi vàng” mới mong có thể việc “giữ vàng” được đảm bảo. Đấy là chỉ mới “gửi vàng”, còn đây lại là gửi cả tính mệnh một đất nước, một dân tộc với hàng trăm triệu người ở đó thì sự tin tưởng vàng phải hơn việc gửi vành đến hàng triệu lần.
Thế mà cái gọi là “Quốc hội Việt Nam” lại giao cho ông ta một trọng trách, một chức vụ mà lẽ ra phải là một người có đủ năng lực, tự tin, sức khỏe, trí tuệ và sự hiểu biết để đảm đương.
Rõ ràng, đây là một sự coi thường vận mệnh dân tộc, coi cơ đồ và tiền đồ đất nước như một trò chơi và quyền lực chỉ là một sự ngẫu hứng?
Điều đáng nói, là cha ông ta đã nói rằng: “Cháu nó lú thì có chú nó khôn”. Tiếc rằng cả đám gọi là Quốc hội kia, chẳng có nổi lấy một bộ óc, một cánh tay đủ năng lực, sức mạnh từ lương tâm, trí tuệ để thể hiện sự sáng suốt, dù ở đó được cấu tạo đủ các loại giáo sư, tiến sĩ, đủ mọi loại thành phần từ tướng tá cho đến mấy ông sư, mấy ông linh mục.
Vậy hàng đàn, hàng lũ những kẻ ngồi phía dưới và giơ tay kia, bàn tay họ được điều khiển bằng cái gì? Bằng cái dạ dày, cái quả cật hay cái đầu?
Nếu bằng cái đầu, tôi tin rằng chẳng ai lại đi bầu một con người như vậy để giữ một chức vụ quan trọng đến mức ấy.
Thực chất, đó là nỗi sợ hãi bầy đàn đã làm cho đám “nghị gật” kia tê liệt sự suy nghĩ, không thể vận động bộ não của mình để có thể điều khiển bàn tay mình độc lập hoạt động như những gì mà sự liêm sỉ mách bảo.
Nhìn vào màn diễn “bầu cử” hôm nay, chợt thấy thương cho Quốc hội Việt Nam, ở đó tự xưng là hội tụ đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.
Và bản lĩnh Việt Nam đã thể hiện mình chỉ là những con robot không hơn không kém.
Ngày 25/10/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh