Friday, February 14, 2014

Tăng 20% viện phí để trả lương, phụ cấp cho bác sĩ

Tăng 20% viện phí để trả lương, phụ cấp cho bác sĩ

Năm 2014, viện phí sẽ tiếp tục tăng 20% ở một số dịch vụ để “gánh” thêm tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...

Tăng viện phí bù tiền lương
Báo NLĐ dẫn lời ông Lê Văn Phúc, Phó Ban thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam, cho biết viện phí sẽ xây dựng tăng theo hướng chi phí phụ cấp thường trực của nhân viên y tế được tính vào giá ngày, giường điều trị nội trú; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá của từng phẫu thuật, thủ thuật.
Dự kiến, phần chi phí tăng thêm này là khoảng 1.400 tỉ đồng, gần bằng 1/3 phần chi phí tăng thêm cả năm 2013 do viện phí tăng. Theo ước tính, viện phí sẽ tăng tiếp ở một số dịch vụ với mức tăng trung bình 20%.
Ông Phúc cho rằng, qua kiểm tra nhiều địa phương hiện tượng quá tải, thiếu giường bệnh sau 3 tháng điều chỉnh viện phí vẫn diễn ra.
Ở nhiều tỉnh, BHXH còn ghi nhận tình trạng cơ cấu viện phí đã chi cho các trang thiết bị như khẩu trang, găng tay, mũ y tế, thuốc sát trùng để rửa tay... nhưng bác sĩ không sử dụng.
Đặc biệt, tình trạng chỉ định các dịch vụ quá mức cần thiết, tại một BV ở phía Nam, bệnh nhân có thẻ BHYT được chỉ định chụp cộng hưởng từ hơn gần 10 lần số lượng bệnh nhân tự trả viện phí. Ngoài ra, các dịch vụ khác như siêu âm màu, chụp CT… bệnh nhân BHYT cũng được chỉ định “rộng tay” hơn nhiều so với người bệnh tự trả tiền.
“Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn quỹ mà khiến người bệnh thiệt hại vì phải đồng chi trả từ 5%-20% chi phí khám chữa bệnh. Đó là chưa kể khoản tiền chênh lệch người bệnh phải trả thêm do BV dùng máy từ nguồn xã hội hóa” - ông Phúc nói.
Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện nay khoảng 67% dân số Việt Nam có thẻ BHYT nhưng số tiền người dân chi trả cho y tế từ tiền túi còn cao, chiếm đến 50%. Trong khi đó chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế lại chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
GS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nghèo hóa vì chi phí y tế.
Thế nhưng trong tình trạng dân nghèo hóa thì quỹ bảo hiểm lại có kết dư, không sử dụng hết.
Theo ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nguy cơ nghèo hóa của người dân khi đi khám, chữa bệnh là có thực, nhưng theo báo cáo của một số cơ sở y tế, hiện quỹ BHYT của họ lại đang ở tình trạng kết dư (tức là thừa tiền, không sử dụng hết).
Từ năm 2010 đến 2013, Quỹ BHYT đã kết dư 15.000 tỉ đồng. Trong đó, riêng năm 2013, mặc dù viện phí tăng và 30 địa phương bội chi nhưng quỹ vẫn kết dư trên 2.000 tỉ đồng.
Rõ ràng, Quỹ BHYT là do người dân đóng, nhưng khi kết dư lại chưa được tái sử dụng để phục vụ người bệnh.
Viện phí tăng, chất lượng không tăng
Trước đó, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất tăng viện phí do Bộ Y tế xây dựng. Theo dự kiến của Bộ Y tế, lộ trình năm 2014 sẽ tiếp tục tăng viện phí tại khu vực điều trị. Thu viện phí theo hướng đủ 7/7 yếu tố cấu thành, trong đó có tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...
Trong khi viện phí hiện hành (có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012) mới tính 3/7 yếu tố. Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tăng viện phí là điều kiện tốt để nâng cao quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, từ ngày 1/8/2012, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã áp dụng giá viện phí mới, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương đã triển khai đầu tiên.
Khi tăng viện phí, Bộ Y tế đã hứa, sẽ khiến cho người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn (do bệnh viện có kinh phí để phục vụ), nhất là với đối tượng có bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, sau nửa năm tăng viện phí, sáng 14/1/2013, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế có buổi làm việc tại BV Ung Bướu TP HCM. Tại đây bà đã tận mắt chứng kiến cảnh ngộ bệnh nhân chui từ gầm giường chào Bộ trưởng.
Trong khi đó, sau nửa năm tăng viện phí, thực trạng khám chữa bệnh ở một số bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, bệnh viện Nhi… dường như chưa có gì thay đổi.
Theo Lam Lam

10 ngôi nhà cháy dữ dội đêm Valentine

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 22h30 ngày 14/2 tại khu tập thể ở phố Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo những người dân sinh sống tại đây, vào thời điểm trên, họ ngửi mùi khét và không lâu sau thấy ngọn lửa bùng lên, nhanh chóng lan nhanh ra các căn hộ trong khu tập thể.
10 ngôi nhà, cháy, đêm Valentine, Hà Nội, khu tập thể
Xe cứu hỏa tới hiện trường vụ cháy.
10 ngôi nhà, cháy, đêm Valentine, Hà Nội, khu tập thể
Dãy nhà xảy ra hỏa hoạn.
Nhận được tin báo, hơn 10 xe cứu hỏa và hàng trăm cảnh sát PCCC được điều đến hiện trường. 
Đến khoảng 23h45, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, toàn bộ tài sản bên trong 10 ngôi nhà đã bị thiêu rụi.

Thông tin ban đầu, nguyên nhân hỏa hoạn có thể do người dân hóa vàng ngày rằm không cẩn thận làm lửa bén gây cháy.

(Theo Zing.vn)

Đề xuất không vì dân.

 - Chuyện thời sự nóng hổi, TP.Đà Nẵng có thể sẽ kiện Bộ Tài nguyên Môi trường. Kiện chuyện gì vậy? Chưa biết Bộ phản ứng thế nào, nhưng trước thông tin phía Đà Nẵng cung cấp, thì “ông Bộ” quan tâm tới xây dựng các dự án thủy điện mà quên chuyện đời sống của dân...

Đập ngăn mặn An Trạch, mấy năm nay bị trưng dụng hết công suất làm nguồn chính cấp nước sinh hoạt cho cả TP.Đà nẵng.

TQ mua Su-35 chuẩn bị cho Biển Đông chứ không phải để nghiên cứu?

 

15/02/14 12:03
(GDVN) - Nhiều vấn đề hiện nay trong đó có vấn đề Biển Đông đã làm cho nhu cầu máy bay chiến đấu của Trung Quốc tăng mạnh, Trung Quốc nhập Su-35 có nhiều lý do.
Máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 14 tháng 2 có bài viết giải thích lý do Không quân Trung Quốc mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Bài viết cho rằng, từ sau khi bàn giao chiếc máy bay Su-30MKK cuối cùng vào năm 2003, trong thời gian dài 10 năm, Không quân Trung Quốc không mua 1 chiếc máy bay chiến đấu nào của Nga. Rất nhiều người xem đây là một tiêu chí cho rằng công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy to lớn.
Cùng với việc 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư lần lượt bay thử, sự tự hào này đã bị thổi phồng, thậm chí được xem là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc "vượt toàn diện" Nga về công nghệ hàng không. Cho nên, thông tin Không quân Trung Quốc muốn nhập khẩu Su-35 gần đây làm cho truyền thông mới thực sự xôn xao.
Trên thực tế, Không quân Trung Quốc nằm lâu trong "bóng tối của bệnh đói khát máy bay chiến đấu", năng lực sản xuất không đủ, trở ngại công nghệ và phi đội lạc hậu đều làm cho giao dịch này trở nên quá bình thường, số lượng mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc có thể sẽ "rất lớn", thậm chí có thể lên tới khoảng 100 chiếc. Điều này tất cả đều có liên quan tới 2 sức ép to lớn của Không quân Trung Quốc, hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Một số nhà phân tích cho rằng, mong muốn nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc đã có từ lâu, cơ bản đã tiến hành một loạt cuộc tiếp xúc với Nga từ năm 2005, nhưng do một loạt nguyên nhân, những cuộc tiếp xúc mang tính thăm dò đã kết thúc sau năm 2007. Sau năm 2011, Trung Quốc và Nga lại bắt đầu tiến hành đàm phán về nhập khẩu máy bay chiến đấu.
Dù thế nào, Trung Quốc nhập khẩu Su-35 đều sẽ quyết định cuối cùng trong năm nay (2014), quyết định này đã phản ánh mâu thuẫn cung cầu máy bay chiến đấu ở tầng sâu của lực lượng hàng không Hải quân và Không quân Trung Quốc, cùng với rất nhiều vấn đề mang tính cấu trúc của lực lượng tác chiến đường không Trung Quốc.
Có nhà phân tích cho rằng, hiện nay, trao đổi kỹ thuật quân sự giữa Trung-Nga đã từ Trung Quốc mua trang bị và công nghệ của Nga trước đây, chuyển sang Trung-Nga hợp tác nghiên cứu phát triển. Đây là phương hướng phát triển chủ yếu của hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga trong thế kỷ mới, hợp tác nghiên cứu chế tạo và chia sẻ công nghệ sẽ trở thành con đường chủ yếu của trao đổi kỹ thuật quân sự Trung-Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Cùng với việc nâng cao khả năng khoa học công nghệ quân sự của Trung Quốc, Trung Quốc sắp xuất khẩu và bán công nghệ quân sự cho Nga. Trung Quốc hiện nay nhập khẩu một phần trang bị kỹ thuật của Nga, chỉ là trường hợp đặc biệt để lấp đi khoảng trống trong nghiên cứu chế tạo công nghệ quân sự khác, thời đại Trung Quốc nhập khẩu quy mô lớn vũ khí của Nga đã kết thúc, thương mại kỹ thuật quân sự Trung-Nga tập trung ở dịch vụ sau bán hàng sản phẩm gốc.
Có chuyên gia quân sự cho rằng, nguyên nhân chính thúc đẩy Trung Quốc quyết định mua máy bay chiến đấu Su-35 là: trong quá trình nghiên cứu chế tạp hệ thống động lực (động cơ) máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, họ đã gặp phải khó khăn không thể khắc phục trong ngắn hạn. Mặc dù J-20 bay thử liên tiếp, nhưng Trung Quốc đến nay vẫn không thể đạt được thành quả hài lòng trên phương diện nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ mới dùng để trang bị cho J-20.
Máy bay mẫu J-20 đầu tiên khi bay thử đã sử dụng động cơ AL-31F của Nga; còn máy bay nguyên mẫu thứ hai đã lắp động cơ WS-10G nội địa, loại động cơ này còn được dùng cho máy bay chiến đấu J-11, sản phẩm được sao chép từ Su-27SK. Nhưng, một số học giả quân sự cho rằng, hiện nay, mục đích chủ yếu mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 là lấp đi điểm yếu của phi đội máy bay chiến đấu, nhập khẩu công nghệ đứng vị trí thứ hai.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc
Bắt đầu từ năm 2004 đến cuối năm 2013, 2 doanh nghiệp Công ty máy bay Thẩm Dương và Công ty máy bay Thành Đô - đều thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc - đã tiến hành sản xuất 4 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, Không quân Trung Quốc cũng thông qua máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba nội địa đã hoàn thành nhiệm vụ đổi trang bị "mỗi sư đoàn lực lượng hàng không Không quân trang bị ít nhất một trung đoàn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba", hiện nay, số lượng máy bay thế hệ thứ ba mà Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 665 - 682 chiếc, con số này đã hơn gấp đôi Nhật Bản, là lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba lớn thứ hai thế giới.
Nhưng, đằng sau "cơn thủy triều" đổi mới trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có vẻ ồ ạt đó, cũng cần phải nhìn vào thực tế, hiện nay, Không quân Trung Quốc vẫn trang bị tới 18 trung đoàn hoặc lữ đoàn máy bay chiến đấu J-7B/H, số lượng gần 500 chiếc.
Những máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai này sản xuất từ thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng không chỉ lạc hậu nghiêm trọng về tính năng bay, còn thiết bị điện tử hàng không sơ sài và khả năng đối kháng điện tử yếu nghiêm trọng.
Loại máy bay này chỉ có thể làm "người bảo vệ tường vây sân bay" thuần túy và máy bay huấn luyện một chỗ ngồi nhằm duy trì trình độ bay cơ bản của phi công, cơ bản không có khả năng không chiến trong điều kiện công nghệ cao hiện đại.
Điều này cũng có nghĩa là, trong lực lượng máy bay chiến đấu và máy bay chiến đấu ném bom của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có gần 70% máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai hoặc phiên bản cải tiến thế hệ thứ hai, đơn vị tác chiến hiệu quả trong lực lượng máy bay khổng lồ này hoàn toàn không nhiều.
Máy bay chiến đấu J-7G của Không quân Trung Quốc
Ngoài ra, trong những năm gần đây, Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc cũng đã liên tục tiếp nhận, trang bị khoảng 10 trung đoàn hoặc lữ đoàn máy bay chiến đấu J-7E/G (khoảng 198 chiếc), tính năng của những máy bay (có tuổi thọ dưới 20 năm) này được cải thiện, về thiết bị đồng bộ cũng đã đạt được tiêu chuẩn của phiên bản cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai.
Do thiếu khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) và các vấn đề như hành trình không đủ, làm cho nhiệm vụ của những máy bay này có thể thực hiện trong chiến tranh tương lai cũng rất hạn chế.
Cho nên, tốc độ đổi sang trang bị máy bay chiên đấu mới của Không quân Trung Quốc (lực lượng trang bị máy bay MiG-21 và Su-27 quy mô hiện có lớn nhất thế giới) không phải là quá nhanh, mà là vẫn không kịp. Có nhà phân tích cho rằng: Để Không quân Trung Quốc thực sự trở thành một lực lượng đường không giỏi cả tấn công và phòng thủ thì phải đẩy nhanh sản xuất máy bay chiến đấu.
Theo bài báo, nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương (sản xuất máy bay dòng J-11) những năm gần đây thực hiện nhiệm vụ sản xuất nhiều loại trọng điểm, trong đó có máy bay chiến đấu trên tàu J-15 và máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng J-16. Cùng với việc những loại máy bay ngày càng hoàn thiện này bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, sức ép sản xuất của nhà máy Thẩm Dương chưa từng giảm đi.
Máy bay chiến đấu J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh
Những hình ảnh được công khai cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2012, đơn vị máy bay chiến đấu J-11B/BS của Không quân Đại quân khu Lan Châu được thành lập cho đến nay, thời gian trên 1 năm đã qua, Không quân hoàn toàn chưa có đơn vị mới hoàn thành cải tạo đối với máy bay J-11B; chỉ có lực lượng hàng không Hải quân vào các năm 2011 - 2013 đã lần lượt đổi sang trang bị 2 trung đoàn máy bay chiên đấu J-11B và J-11BS.
Điều này cho thấy, do sức ép nhiều loại chiếm lấy dây chuyền sản xuất, khả năng sản xuất hiện nay của nhà máy đã rất khó đáp ứng được nhu cầu mỗi năm đổi sang trang bị khoảng một trung đoàn máy bay của cả Hải quân và Không quân. Trong khi đó, cùng một thời kỳ, máy bay chiến đấu J-10B (được cho là máy bay chiến đấu trọng điểm của Không quân Trung Quốc) gặp phải một loạt khó khăn công nghệ, thời gian sản xuất hàng loạt ban đầu đã bị đẩy lùi đến sau tháng 8 năm 2013, đã chậm 2 năm.
Khoảng 90 máy bay chiến đấu J-10A và J-10S sản xuất cùng kỳ rất nhanh được chia sẻ cho Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc. Do dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu mở rộng năng lực sản xuất liên quan tới vấn đề hoạch định thống nhất của ngành hàng không nội địa, cho nên, năng lực sản xuất của mấy dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ có thể duy trì ở mức 60 chiếc/năm, điều này đã tạo sự tương phản rõ rệt với nhu cầu to lớn của Quân đội Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10B Trung Quốc
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu lấy tốc độ đổi mới trang bị hiện nay để tính toán, cho dù không tính đến vấn đề biến động biên chế quân đội do đổi mới trang bị, lấy 1 trung đoàn J-11B thay thế 2,5 trung đoàn J-7B/H để tính toán, cũng cần thời gian 6 - 7 năm mới có thể đào thải hoàn toàn 200 máy bay J-7B/H; còn xét đến sự ảnh hưởng của tình hình thực tế như động cơ nội địa không ổn định và thiết bị trên máy bay, thời gian cần thiết sẽ phải dài hơn.
Nhà phân tích này cho rằng: "Tình hình thực tế là, quy mô lực lượng máy bay thế hệ thứ hai của Không quân Trung Quốc vẫn khổng lồ, đồng thời, cùng với việc rất nhiều đơn vị huấn luyện đổi thành đơn vị chiến đấu theo cải cách biên chế năm 2012, số lượng máy bay thế hệ thứ hai của lực lượng tác chiến trái lại tăng lên; còn tốc độ đổi mới trang bị của lực lượng máy bay thế hệ thứ ba, nhất là lực lượng máy bay thế hệ thứ ba hạng nặng dòng J-11 (có phạm vi vùng trời kiểm soát lớn hơn, hành trình xa hơn) lại khó mà đáp ứng được nhu cầu".
Từ khi Mỹ tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, sức ép phòng không của Trung Quốc bắt đầu đột ngột gia tăng, mâu thuẫn Trung-Nhật, tình hình căng thẳng Trung-Ấn, vấn đề Biển Đông và vấn đề hạt nhân Triều Tiên đều làm cho nhu cầu máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân của Trung Quốc tăng mạnh.
Máy bay chiến đấu Su-35S do Nga chế tạo
Theo các nhà phân tích, "điều có thể khẳng định là, nếu mua Su-35 là có mục đích khắc phục khả năng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng còn hạn chế, số lượng này không chỉ 24 chiếc, rất đơn giản, về quy mô tổng thể, Không quân Trung Quốc chưa từng rơi vào cảnh ngộ thiếu sản lượng; ở góc độ thương mại, 24 máy bay sẽ chỉ kích thích mong muốn chào giá trên trời của người Nga tham lam, cải thiện sức chiến đấu thực tế cho Không quân Trung Quốc lại rất hạn chế.
Vì vậy, cá nhân cho rằng, chỉ cần mua Su-35 không phải là chỉ để tháo dỡ nghiên cứu, triển khai một trung đoàn lần lượt ở các khu vực chiến lược Tây Nam, Hoa Nam và Đông Nam - nơi có các mối quan tâm lớn nhất, cách Nga xa nhất hiện nay là lượng nhu cầu cơ bản và mong muốn nhất của Bắc Kinh.

Su-35 Nga và F-22, F-35 Mỹ - mèo nào cắn miu nào?

 

15/02/14 10:48
(GDVN) - Không quân Nga vừa nhận 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-35S: Nga cho là trội hơn máy bay cùng loại của nước khác, nhưng học giả TQ đưa ra nhiều quan điểm.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Bộ trưởng QP Nga: Su-35 ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của nước ngoài
Hãng tin RIA Novosti ngày 12 tháng 2 đưa tin, tại lễ tiếp nhận máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, về tính năng, máy bay chiến đấu Su-35S trội hơn máy bay cùng loại của nước khác, có thể trở thành nền tảng để nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Không quân Nga vừa tiếp nhận 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-35S mới, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói tại lễ tiếp nhận rằng: "Về tính năng bay, loại máy bay chiến đấu này phải trội hơn máy bay cùng loại của nước khác, nó có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến, đồng thời có thể sử dụng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Loại máy bay chiến đấu này có thể trở thành nền tảng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm".
Ngoài ra, ông Sergei Shoigu còn bày tỏ cảm ơn đối với các nhà thiết kế, kỹ sư, nhà chế tạo, nhân viên bay thử và tất cả những nhân viên làm việc tham gia nghiên cứu chế tạo máy bay này.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Học giả Trung Quốc so sánh Su-35 Nga với máy bay Mỹ
Gần đây, có quan điểm cho rằng, nếu mua máy bay chiến đấu Su-35 thì Không quân Trung Quốc sẽ có được ưu thế 10 năm. Đối với vấn đề này, giáo sư, đại tá Lý Sĩ Hoa, Học viện Chỉ huy Không quân - Trung Quốc cho rằng, sau Triển lãm hàng không Moscow năm 2013, "chuyện xấu" xuất khẩu Su-35 chưa từng dừng lại, nhưng cũng có không ít quốc gia cho biết sẽ coi mua Su-35 là mục tiêu quan trọng để nâng cao ưu thế cho không quân nước họ.
Theo Lý Sĩ Hoa, Su-35 là một loại máy bay tiêm kích đa năng do Nga chế tạo, chủ yếu dùng để đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên mặt đất và dưới nước.
Do được cải tiến trên nền tảng máy bay chiến đấu Su-27 thế hệ thứ tư, sử dụng rất nhiều công nghệ máy bay thế hệ thứ năm, nên Su-35 được cho là máy bay chiến đấu thế hệ 4++.
Máy bay Su-35 có 4 loại: máy bay nguyên mẫu Su-35, Su-35УБ, Su-35БМ và Su-35С. Hiện nay Su-35 được nói đến thực ra là Su-35С, là phiên bản cải tiến sâu sắc của máy bay chiến đấu Su-27, vì vậy phương Tây gọi là Super Flanker Su-35BM.
Truyền thông cũng gọi là Su-35S, do phát âm chữ "С" trong tiếng Nga tương đồng với chữ "S" trong tiếng Anh.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Nga sở dĩ đồng thời phát triển máy bay chiến đấu T-50 và máy bay chiến đấu Su-35, chủ yếu có 3 nguyên nhân sau: Trước hết là xuất phát từ sự cân nhắc về thời gian. Sau chiến tranh Nam Ossetia năm 2008, Không quân Nga cảm nhận sâu sắc máy bay chiến đấu dòng Su-27 có tính năng lạc hậu, không thực hiện được trọng trách, cần gấp điều chỉnh bổ sung loại máy bay chiến đấu mới. Trong khi đó, tiến triển nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu T-50 chậm chạp, có thể giải quyết nhiệm vụ cấp bách chỉ có Su-35.
Thứ hai là sự cân nhắc về kinh tế. Đơn giá của Su-35 là 40 - 60 triệu USD, trong khi đó đơn giá dự kiến của T-50 là 100 triệu USD. Trong tương lai, Su-35 thực sự tạo được sự phối hợp cao thấp với T-50.
Đương nhiên điều quan trọng hơn còn ở sự cân nhắc về tính năng. Tính năng kỹ chiến thuật của Su-35 ưu thế rõ rệt hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác, đủ để triển khai ở phương hướng tác chiến chủ yếu, đảm đương nhiệm vụ phòng không quan trọng.
So với máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 hiện có của Quân đội Nga, Su-35 chủ yếu được cải tiến trên 4 phương diện sau:
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Một là đã nâng cao cường độ kết cấu thân máy bay, đã giảm bớt trọng lượng khung máy móc. Cấu hình khí động học của Su-35 cơ bản tương đồng với Su-27, nhưng trọng lượng cất cánh tối đa đã tăng tới 38,8 tấn, tuổi thọ máy bay đã nâng lên 30 năm. Dung tích bình nhiên liệu đã tăng 20% so với Su-27.
Hai là đã đổi sang trang bị động cơ 117C có lực đẩy lớn hơn, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng cao hơn và đã áp dụng vòi phun đẩy véc-tơ, làm cho máy bay này có thể tuần tra với tốc độ siêu âm 1,2 Mach trong trạng thái không đốt nhiên liệu phụ trội, đồng thời có thể nhẹ nhàng thay đổi hướng bay, nhanh chóng giảm tốc độ bay, thực  hiện cơ động kỳ lạ trong trường hợp mất tốc độ.
Ba là đã sử dụng thiết bị điện tử hàng không hoàn toàn mới, có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình. Radar quét mảng pha điện tử bị động Irbis-E của Su-35 có khoảng cách dò tìm (đối diện) với mục tiêu (bộ tích hợp điều khiển radar RSC 3 m2của máy bay chiến đấu F-16) là 350 - 400 km, với mục tiêu ("khả năng quan sát siêu thấp" bộ tích hợp RSC 0,01 m2 của máy bay chiến đấu F-22) là 90 km.
Bốn là sẽ trang bị vũ khí dẫn đường không đối không và không đối đất thế hệ mới của Nga. Không quân Nga đánh giá cho rằng, sau khi trang bị những vũ khí này, khả năng không chiến của Su-35 sẽ gấp 1,5 lần so với Su-27, khả năng tấn công đối đất/đối hải gấp 3,2 lần so với Su-27. Ngoài ra, nó còn có khả năng tấn công đằng sau độc đáo.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ
So sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-22, F-35 của Mỹ, người Nga cho rằng, động cơ của Su-35 tiên tiến hơn động cơ của F-22, tính năng radar mảng pha tương đương với radar của F-22, nhưng có ưu thế hơn F-22 trong môi trường gây nhiễu điện từ. Họ thậm chí cho rằng, Su-35 cách máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chỉ còn xa "một bước".
Nhưng, Lý Sĩ Hoa cho rằng, nói một cách khách quan, khoảng cách giữa Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm e rằng không chỉ xa "một bước".
Về động cơ, một chiếc máy bay nguyên mẫu Su-35 từng bị hư hại do sự cố động cơ. Tại Triển lãm hàng không Moscow năm 2011, động cơ 117C của máy bay chiến đấu T-50 có vấn đề, báo hiệu để hoàn thiện nó còn có khoảng cách nhất định.
Khoảng cách lớn hơn giữa Su-35 với máy bay thế hệ thứ năm còn ở tính năng tàng hình và điện tử hàng không tổng hợp. Về chỉ tiêu quan trọng tàng hình - diện tích phản hồi radar RSC (bộ tích hợp điều khiển radar RSC) của máy bay chiến đấu, F-35 dưới 0,1 m2, F-22 là 0,01 m2, Su-35 chỉ có thể đạt 0,5 - 2 m2. Do radar quét mảng pha điện tử bị động hoàn toàn không phải là hướng phát triển công nghệ tương lai, về thể chế, radar của Su-35 kém một bậc so với radar mảng pha quét điện tử chủ động của F-22 và F-35.
Máy bay ném bom chiến đấu F-15SE Mỹ
So sánh tính năng tàng hình của Su-35 với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư phiên bản tàng  hình như F-15SE, Lý Sĩ Hoa cho rằng, Su-27 và F-15 là hai loại máy bay thế hệ thứ tư điển hình, Su-35 và F-15SE lần lượt là phiên bản cải tiến, tăng cường quan trọng của hai loại máy bay này. Tiến hanh so sánh giữa chúng rất có ý nghĩa.
Su-35 đã áp dụng nhiều biện pháp tàng hình: Sau khi cửa nạp động cơ được phun sơn hấp thụ sóng, làm cho phản xạ sóng radar của cửa nạp đã giảm đi một nửa; các công nghệ như vật liệu composite và giảm bộc lộ bộ cảm biến ra bên ngoài có thể giảm hiệu quả diện tích phản hồi radar của máy bay.
Trong khi đó, F-15SE đã tiến hành điều chỉnh kết cấu ngoại hình máy bay có sóng radar phản xạ khá mạnh, như vũ khí lắp bên trong, cải tiến cửa nạp động cơ. Nó cũng dã được sơn tàng hình, cải tiến cánh đuôi có hình thức tương tự như F-35. Công ty Boeing cho biết, khả năng tàng hình phía trước của F-15SE có thể tương đương F-35.
Từ nền tảng vốn có, hạng mục cải tiến và biện pháp công nghệ của hai loại máy bay này có thể thấy, chưa rõ loại máy bay nào có ưu thế rõ rệt hơn máy bay nào về tính năng tàng hình.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Theo Lý Sĩ Hoa, khách hàng ưa thích máy bay chiến đấu Su-35 có 3 điểm: Một là tính năng kỹ chiến thuật, trong các máy bay thế hệ thứ tư phiên bản cải tiến hiện có, tính năng ưu việt của nó không cần phải nói. Hai là giá cả, định giá của Su-35 làm cho các nước có trình độ kinh tế trung bình cũng có thể mua được, dùng được. Ba là con đường. Khách hàng quen của máy bay Nga sẽ là mục tiêu chào hàng tích cực của Nga.
Truyền thông Nga cho rằng, Su-35 sẽ trở thành loại máy bay quá độ quan trọng trước khi Nga đưa vào sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bảo vệ vị thế của máy bay chiến đấu dòng Su trên thị trường quốc tế. Bài báo còn chỉ ra, thời gian xuất khẩu Su-35 sẽ tập trung trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, khách hàng tiềm năng chủ yếu tập trung ở các khu vực như Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.
Về quan điểm Su-35 sẽ đem lại ưu thế trên không 10 năm cho Trung Quốc, Lý Sĩ Hoa cho rằng, trả lời vấn đề này phải phân tích 2 nhân tố: Một là ưu thế kỹ chiến thuật của máy bay chiến đấu Su-35. Hai là trình độ năng lực của trang bị hàng không Không quân Trung Quốc hiện nay. Từ đó sẽ có đáp án. Điều này phải đi sâu phân tích và lượng hóa mới có thể đưa ra kết luận, quan điểm của báo chí nước ngoài rõ ràng không chặt chẽ.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga
Theo Lý Sĩ Hoa, truyền thông phương Tây thường gây nên những cái nhìn sai lệch, về trình độ trang bị của Không quân Trung Quốc, có lúc họ thổi phồng quá mức, có lúc đánh giá quá thấp, rất khó thấy được những đánh giá tương đối khách quan, công bằng.
Theo Lý Sĩ Hoa, hiện  nay, quan hệ  hợp tác quân sự Trung-Nga được củng cố, tiếp tục mở rộng hợp tác, thực hiện cùng có lợi, cùng thắng rõ ràng là xu thế phát triển lớn trong tương lai.

Phóng nhanh, vượt ẩu, đụng lật xe rồi bỏ chạy

Thứ Bảy, 15/02/2014 12:31

(NLĐO) - Phóng nhanh, vượt ẩu, một chiếc xe tải đã ép xe chạy cùng chiều bị lật nghiêng rồi bỏ chạy.

Vào lúc 6 giờ ngày 15-2, trên quốc lộ 1A, đoạn trước cổng tiểu học Hàm Cường 2, thôn Phú Thọ, Xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận xảy ra một vụ tai nạn làm 1 xe tải chở vỏ hạt điều bị lật nghiêng.
Tại hiện trường, chiếc xe tải mang BKS 49X.8797 do tài xế tên Khôi (trú huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) điều khiển bị lật nghiêng, gần 10 tấn vỏ hạt điều trên xe bị hất tung xuống đường. 

Chiếc xe tải chở điều nằm chỏng chơ bên vệ đường.
Chiếc xe tải chở vỏ hạt điều nằm chỏng chơ bên đường.
Một người dân nhà cạnh đó cho biết: “Tôi ở trong nhà nghe tiếng đổ ầm, ra ngoài sân thì thấy 3 người trong ca bin xe đang lóp ngóp chui ra”.
Tài xế Khôi bị kính xe bể cắt vào cằm một vệt khá lớn, hai phụ xe Trần Văn Thơ và Đỗ Văn Bảng (cùng trú ở Đồng Nai) bị xây xát ở tay và chân.
Phụ xe Trần Văn Thơ cho biết: “Xe của tôi mình bị xe tải phía sau vượt lên ép sát vào lề một quãng đường, kéo luôn một biển quảng cáo đặt bên đường. Lúc đó, bên trái đường có một phụ nữ chở hàng cồng kềnh bị ngã xe nên chiếc xe tải kia đánh lái, thúc mạnh làm xe của tôi bị lật nghiêng”.
Tài xe Khôi bị kính bể cắt vào cằm sau vụ tai nạn
Tài xe Khôi bị kính bể cắt vào cằm sau vụ tai nạn
Mặt và áo bê bết máu, tài xế Khôi cho biết: “Xe tải đó chạy rất ẩu. Sau khi gây tai nạn, họ tắt đèn đuôi xe để giấu biển số rồi bỏ chạy. Tôi nhớ rõ biển số xe đó là: 63C. 00108 nên đã điện báo công an giao thông truy đuổi nhưng chưa nhận được thông tin gì”.

Tin-ảnh: Bạch Long

Thêm một nhân viên xe buýt bị hành hung

Thứ bảy 15/02/2014 06:54

ANTĐ - 13 giờ ngày 13-2, xe buýt mang BKS 29T-2894 tuyến 35 Trần Khánh Dư - Mê Linh  thuộc Xí nghiệp Xe điện Hà Nội do lái xe Nguyễn Văn Dũng và nhân viên bán vé Quách Hồng Hào thực hiện lượt chạy nốt 11 chiều Mê Linh hướng về nội thành, khi đến điểm dừng Xuân Kiên thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh thì có 2 thanh niên lên xe. Một trong 2 thanh niên này bất ngờ xông tới lăng mạ và hành hung nhân viên bán vé Quách Hồng Hào làm anh bị bất tỉnh ngã xuống sàn xe, mặt phù nề, mi mắt rách bị chảy nhiều máu. 

Thấy vậy, lái xe Nguyễn Văn Dũng tới can ngăn cũng bị 2 thanh niên này chửi bới rồi đe dọa buộc anh dừng xe để chúng nhảy xuống tẩu thoát. Ngay sau đó, lái xe Nguyễn Văn Dũng và hành khách trên xe đã đưa anh Quách Hồng Hào cấp cứu tại bệnh viện Nam Thăng Long (ảnh), đồng thời trình báo vụ việc với Công an huyện Mê Linh. 

Theo ông Trần Văn Đông, Phó Giám đốc Xí nghiệp Xe điện Hà Nội- Tổng công ty Vận tải Hà Nội, trước đó, nhân viên Đinh Hùng Hậu đang bán vé trên xe buýt 34 tuyến Mỹ Đình - bến xe Gia Lâm đã bị hành khách đánh bị thương phải nhập viện. Cụ thể, khi xe đang chuẩn bị qua cầu Chương  Dương về nội đô, anh Hậu đến kiểm tra vé của một nam thanh niên mới lên xe. Thanh niên này không những không xuất trình vé mà đã nổi máu côn đồ  đấm liên tiếp vào mặt khiến anh Hậu bị thương.

 Đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ  những hành khách côn đồ nêu trên và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tiến Phúc

Sau đám cưới là 10 đám tang

ANTĐ - Đám cưới rộn rã đã biến thành đám tang ai oán khi 10 người chết và 90 người bị thương, trong đó có hơn chục trường hợp nguy kịch, trong một vụ sập hội trường tổ chức đám cưới ở làng Nha Trang, thị trấn Vạn Thương, huyện Bàn An, thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào 17h30 ngày 13-2. Đa phần các nạn nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Hiện trường vụ tai nạn

Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do gian nhà dùng làm hội trường đã cũ kỹ, và tuyết rơi quá dày khiến mái nhà không chịu nổi sức nặng lớn nên bị sập. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã gấp rút lập 8 đội công tác gồm cảnh sát, cứu hỏa, bác sĩ,… đưa người gặp nạn ra khỏi đống đổ nát và cứu chữa. “Vừa nghe thấy tiếng kêu răng rắc ở phía trên đầu, chưa kịp định thần thì trần nhà sập xuống” –Tiểu Trần, một người tham dự lễ cưới, bị gạch ngói và dầm gỗ rơi vào người khiến đầu bị thương và một chân bị kẹt trong đống đổ nát, kể lại. Được biết, gian nhà này được xây dựng từ những năm 1970 của thế kỷ trước, thời điểm xảy ra tai nạn có hơn 200 người đang tham dự lễ cưới.
Đỗ Mai 

(Theo Cri)

WHO khuyến cáo khách du lịch đề phòng cúm A/H7N9

Thứ bảy 15/02/2014 07:17

ANTĐ - Ngày 14-2, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 12-2, tại Trung Quốc đã ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm cúm gia cầm A/H7N9 tại tỉnh Quảng Đông.
Tính đến ngày 14-2, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 338 ca mắc cúm A/H7N9 tại 14 tỉnh/ thành phố, trong đó có 66 ca tử vong. Cũng vào ngày 12-2, Bộ Y tế Malaysia xác nhận trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 đầu tiên tại nước này, bệnh nhân nữ, 67 tuổi, là khách du lịch đến từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Về dịch cúm gia cầm A/H10N8, tại tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) vừa tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca mắc mới và đã tử vong.

Trước diễn biến dịch bệnh cúm hết sức phức tạp tại Trung Quốc, WHO khuyến cáo mọi khách du lịch khi đến các quốc gia đã có dịch bệnh nếu có biểu hiện chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc sau khi trở về từ khu vực có dịch bệnh cúm cần nghĩ ngay tới cúm A/H7N9 và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị.

Báo động nhiễm độc PCB trong cộng đồng

Thứ bảy 15/02/2014 07:09

ANTĐ - Được xem là độc chất có khả năng gây ung thư song PCB vẫn hiện hữu trong dầu của các thiết bị công nghiệp cũ và có nguy cơ rò rỉ. Khi bị thải bỏ ra môi trường, PCB là hợp chất hữu cơ khó phân huỷ và được tích tụ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể người. Ngoài ra, cộng đồng còn có thể bị phơi nhiễm PCB qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu điện tử cũ...

Cá cũng nằm trong nghi vấn nhiễm độc PCB
Tổng cục Môi trường (Bộ TN& MT) cho biết, mặc dù, không sản xuất PCB nhưng Việt Nam đã nhập khẩu và sử dụng hợp chất PCB trong dầu cách điện của máy biến áp, tụ điện trong dầu công nghiệp như dầu máy thủy lực, dầu turbin khí và phụ gia cho chất dẻo. Ước tính hiện Việt Nam còn khoảng hàng chục nghìn tấn dầu nghi nhiễm PCB. “Đáng lo ngại là với các hóa chất độc hại và khó phân hủy như PCB, trong quá trình sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, thải bỏ và xử lý nếu không thực hiện đúng quy cách, hoặc để xảy ra các sự cố tràn đổ, rò rỉ dầu có chứa PCB, có thể dẫn đến những rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người”, TS. Phạm Mạnh Hoài - Quản đốc Ban quản lý Dự án PCB cho biết. 

Theo Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), con người bị phơi nhiễm PCB qua đường tiêu hóa (ăn uống thức ăn có nhiễm PCB), hô hấp (hít thở không khí có PCB tại khu vực nhiễm PCB) và tiếp xúc qua da (tiếp xúc với đất, nước nhiễm dầu rò rỉ có chứa PCB từ thiết bị điện), hoặc truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong đó, tiêu hóa là con đường lây nhiễm PCB phổ biến nhất cho con người, thông qua chuỗi thức ăn, đặc biệt là cá, gia cầm và sữa mẹ bị nhiễm PCB. 

Khi đã bị phơi nhiễm PCB, dù qua con đường nào thì cũng đều có hại vì nó sẽ tích tụ trong cơ thể cho đến một ngưỡng nhất định mới phát sinh ra các triệu chứng để nhận biết. Khi đó, việc chạy chữa hết sức khó khăn và hệ quả có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo. Khi vào cơ thể, hợp chất PCB có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe con người như tác động đến hệ thần kinh (làm tê liệt, đau đầu, run rẩy chân tay), hệ sinh sản, phát sinh các khối u và ung thư. 

Tại Việt Nam, TS. Phạm Mạnh Hoài cùng nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu trầm tích lấy từ sông Nhuệ, Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu và hồ Yên Sở và kết quả cho thấy nồng độ của PCB trong trầm tích cao, tương đương với các  điểm ô nhiễm  PCB trên thế giới như Cảng Alexandria (Ai Cập), Cảng Macao (Trung Quốc). Đây là tín hiệu đáng báo động với môi trường và sức khoẻ cộng đồng mà nguyên nhân chính là do phát thải PCB trong quá trình lưu giữ.

Theo khuyến cáo của BQL Dự án PCB tại Việt Nam, Việt Nam đã có các dấu hiệu ô nhiễm PCB trong môi trường và việc PCB tồn tại trong chuỗi thức ăn là hoàn toàn có thể xảy ra. Dù chưa thể khoanh vùng ô nhiễm PCB, người dân cần phải thận trọng hơn với các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và chủ động tránh phơi nhiễm PCB. Cụ thể là tránh không ăn và đặt thức ăn gần những thiết bị/vật liệu công nghiệp nhiễm hoặc nghi nhiễm PCB. Tránh ăn các loại cá, động vật vỏ cứng, các thực phẩm nhiều chất béo, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng từ các khu vực có rò rỉ dầu, nghi nhiễm PCB. 

Các loại vật liệu cũ như chấn lưu điện tử trong các thiết bị điện tử, giấy than không carbon, sơn chống cháy.... trước năm 2000 cũng có khả năng chứa PCB. BQL Dự án PCB tại Việt Nam khuyến cáo, người dân không tiếp xúc trực tiếp với các loại vật liệu này, đồng thời thải bỏ đúng quy định về chất thải nguy hại. Ngoài ra, người dân nên tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp...
Phương Mai

17 kg heroin giấu trong hộp bánh trung thu

17 kg heroin giấu trong hộp bánh trung thu

Thứ bảy 15/02/2014 07:05
ANTĐ - Số ma túy này được các đối tượng tìm cách vận chuyển ra nước ngoài, và đã bị lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện, bắt giữ.
4 bị can bị Viện KSND Tối cao ngày 14-2 tống đạt cáo trạng truy tố về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, là Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1963), Lê Xuân Phú (SN 1984) và Phan Thị Liên (SN 1969), cùng trú tại Hồ Chí Minh; và Upapong (quốc tịch Thái Lan), “gốc” là nam nhưng đã phẫu thuật chuyển giới.

Tài liệu cơ quan tố tụng thể hiện, tối 29-9-2012, Trang phân công Liên mang 1 ba lô đựng ma túy ra Hà Nội giao cho Phú, để Phú tiếp tục chuyển cho “đối tác” người nước ngoài. Từ Hà Nội, Phú đi xe khách mang ma túy lên Móng Cái (Quảng Ninh), định vượt biên trái phép thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Tang vật thu giữ 17kg heroin, được giấu trong những hộp bánh trung thu.

Sau khi Phú đi Móng Cái, tại Hà Nội, Liên đã gặp Upapong để nhận hơn 5kg heroin. Chưa kịp quay về TP Hồ Chí Minh để gặp Trang, Liên đã bị bắt. Từ lời khai của Liên và Phú, CQĐT đã bắt khẩn cấp Trang và Upapong.

Ngoài đường dây vận chuyển ma túy với 3 “chân rết”, đối tác là Phú, Liên và Upapong, cơ quan tố tụng xác định Nguyễn Thị Thùy Trang còn từng hợp tác với 1 đối tượng là Nguyễn Thị Lành để thuê vận chuyển “hàng”. Tháng 3-2012, Lành bị bắt khi đang vận chuyển 2,4kg ma túy tổng hợp, sau đó đã bị tuyên án tù chung thân. Sau Lành, Trang đã tuyển dụng những “chân rết” mới…
H.Q

Nhân quyền nên là một điều kiện của TPP .

PARIS (NV) .- Khi thảo luận về tự do thương mại với Việt Nam, Nghị viện Châu Âu cần cân nhắc về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Một số phụ nữ nghèo bán trái cây dạo trên đường phố Hà Nội mấy ngày cận tết Giáp Ngọ. Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền thúc Liên Âu đòi cộng đồng Âu châu coi nhân quyền là một trong những điều kiện của hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Đó là nội dung một khuyến cáo mà Liên đoàn Quốc tế vì nhân quyền (FIDH - bao gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới), gửi cho Nghị viện Châu Âu trước khi  Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu biểu quyết về việc tu chính dự thảo một nghị quyết liên quan đến Thỏa ước tự do mậu dịch giữa Cộng đồng châu Âu (EU) với Việt Nam.

Theo bà Gaelle Dusepulchre, đại diện FIDH tại Châu Âu, tổ chức này đã yêu cầu EU phải chú ý đến những vấn nạn về tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo, nhà nước pháp quyền và cần có biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng nhân quyền phải được chế độ Hà Nội bảo vệ, tôn trọng.

FIDH hy vọng dự thảo nghị quyết về Thỏa ước tự do mậu dịch giữa EU và Việt Nam sẽ trở thành một cơ hội hữu ích, một công cụ trợ giúp sự quan tâm về nhân quyền trong giao thương với nhà cầm quyền CSVN.
Theo FIDH, Thỏa ước tự do mậu dịch giữa EU với Việt Nam nên có các điều khoản ràng buộc rõ ràng để bảo đảm rằng nhà cầm quyền CSVN sẽ bảo vệ nhân quyền, đặt định biện pháp chế tài các vi phạm, tôn trọng sự quan sát của các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam.  

Theo dự kiến, cuộc đàm phán về Thỏa ước tự do mậu dịch giữa EU với Việt Nam sẽ kết thúc trong năm nay. Cả hai bên hy vọng sẽ đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á-Âu (ASEM) vào tháng 10-2014.
Đây là lần thứ hai FIDH thúc giục EU xem nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thông qua Thỏa ước tự do mậu dịch giữa EU với Việt Nam. Hồi giữa năm ngoái, FIDH từng kêu gọi EU ngưng thương thảo về Thỏa ước Tự do mậu dịch với Việt Nam.
Năm 2007, Liên hiệp châu Âu bắt đầu thảo luận để đạt đến một Thỏa ước tự do mậu dịch với ASEAN nhưng đến năm 2009 thì tiến trình này bị khưng lại. Năm 2012, EU bắt đầu thảo luận về Thỏa ước tự do mậu dịch với Việt Nam.

Tuy nhiên FIDH cho rằng, trong Thỏa ước tự do mậu dịch với Việt Nam EU phải đánh giá tác động của Thỏa ước Tự do mậu dịch đối với công nhân Việt Nam và các nguy cơ liên quan đến nguy cơ quyền con người bị xâm hại.
Lúc đó, trong thư ngỏ gửi cho EU, FIDH khuyến cáo, EU cần bảo đảm rằng, các thỏa ước mậu dịch của EU không tác động xấu đến nhân quyền ở nước ngoài. Sở dĩ FIDH đề nghị EU ngưng thương thảo về Thỏa ước Tự do mậu dịch với Việt Nam, vì những vụ xâm hại nhân quyền tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng nếu EU không đặt định những biện pháp để đánh giá toàn diện các tác động từ Thỏa ước tự do mậu dịch đối với dân chúng Việt Nam và rộng hơn, đối với dân chúng trong khối ASEAN.


Riêng với Việt Nam, FIDH đề nghị, EU cần hối thúc Việt Nam cải cách luật pháp trong nước để bảo vệ những thành phần dễ bị tổn thương. Đó là những người nghèo khổ nhất và nông dân, trước khi hoàn tất bất cứ thỏa ước thương mại nào. (G.Đ)