Monday, May 12, 2014

Tàu Trung Quốc ngăn tàu Việt Nam tiếp tế thuốc men

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam cùng các tàu tấn công gây thiệt hại cho lực lượng chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Nguyễn TúTrung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam cùng các tàu tấn công gây thiệt hại cho lực lượng chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Tú

Đó là diễn biến mới về hành động bất chấp đạo lý và pháp lý của Trung Quốc đối với các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Ông Đoàn Thanh Lâm, đại diện Chi đội Kiểm ngư 3 (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cho biết trong hai ngày 11 và 12/5, Trung Quốc điều động khoảng 80 tàu, trong đó có cả tàu quân sự bảo vệ giàn khoan xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
Đặc biệt trong ngày 12/5, khi tàu của Việt Nam tiếp tế lương thực thực phẩm, thuốc men cho các tàu đang làm nhiệm vụ trong khu vực thì các tàu Trung Quốc có hành động ngăn cản tiếp tế.
“Hiện tất cả lực lượng kiểm ngư đều đang tham gia làm nhiệm vụ. Chúng ta xác định làm tất cả để giữ vững mối quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia đến cùng, thậm chí chấp nhận hy sinh”, ông Đoàn Thanh Lâm nói.
Ông Lâm cho biết thêm, những ngày qua, lực lượng kiểm ngư vẫn giữ vững ý chí, quyết tâm cao bám trụ trên biển, đồng thời rất yên lòng bởi nhận được rất nhiều sự động viên cả về vật chất lẫn tinh thần từ nhân dân cả nước, đặc biệt không chỉ quan tâm các kiểm ngư viên mà còn chia sẻ với gia đình họ ở hậu phương.
* Chiều 12/5, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông đến thăm và tặng 50 triệu đồng cho Chi đội Kiểm ngư 3.
Bên cạnh thăm hỏi, động viên, Thứ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thêm lực lượng phóng viên, nhà báo tới thực địa để đưa tin phản ánh về những hoạt động sai trái, nguy hiểm của Trung Quốc khi đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và những hành động hiếu chiến của Trung Quốc như tổ chức đâm va, dùng vòi rồng áp suất lớn phun nước vào các tàu chấp pháp của Việt Nam gây hư hại về tàu thuyền và làm bị thương kiểm ngư viên của ta.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đã biểu dương cán bộ, kiểm ngư viên Chi đội kiểm ngư 3 đã khôn khéo, dũng cảm, chấp nhận hy sinh gian khổ, kiên quyết đấu tranh ngăn cản các hoạt động sai trái của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
13:13 ngày 13 tháng 05 năm 2014
Theo Nguyễn Tú - Bùi Ngọc Dương
Thanh Niên

Sáng 13/5, tàu Trung Quốc hung hãn đâm móp tàu Cảnh sát biển Việt Nam

Tàu Trung Quốc gia tăng các hành động gây hấn, đe dọa, xịt vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc gia tăng các hành động gây hấn, đe dọa, xịt vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.


TPO - Sáng 13/5, hai tàu Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào tàu 4032 của Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời hung hăng đâm gây móp tàu CSB 4032. Trước hành động gây hấn của tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế.
Sáng 13/5, phóng viên Nguyễn Huy có mặt trên tàu CSB 8003 đang làm nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền Việt Nam tại khu vực giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép, cho biết: Tình hình trên biển sáng nay vẫn hết sức căng thẳng, nhiều tàu Trung Quốc tiếp tục vây ráp, đâm, dùng vòi rồng phun vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Tuy nhiên, các tàu chấp pháp Việt Nam vẫn kiên quyết bám trụ, khôn khéo đối phó với những hành động gây hấn của Trung Quốc.
Theo tường thuật của phóng viên Nguyễn Huy, sáng 13/5, tàu CSB 8003 của vùng 1 Cảnh sát biển tiếp tục nhận lệnh cơ động cùng các đội tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư cơ động tiếp cận giàn khoan HD 981 để làm nhiệm vụ tuyên truyền.
Trong ngày 13/5, các tàu cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết vào sâu bên trong khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép để bám trụ và tuyên truyền yêu cầu phía Trung Quốc dừng các hoạt động hạ đặt và rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, tàu Trung Quốc gia tăng các hành động gây hấn, đe dọa, xịt vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Vào lúc 8h ngày 13/5 tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003 cách giàn khoan hơn 8 hải lý. Lúc này tàu 3411 của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện, cắt mũi tàu 8003.
Lúc tàu 8003 cách giàn khoan 6 hải lý, tàu 3411 của Trung Quốc bất ngờ tăng tốc đổi hướng về đuôi tàu 8003 và áp sát tàu ở khoảng 80m.
Chỉ huy tàu CSB Việt Nam 8003 phát loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc ngang ngược tuyên bố đây là vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Lúc 8h30 tàu CSB Việt Nam 4032 làm nhiệm vụ gần đó bị 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 2028 và 46001 kèm sát uy hiếp. Hai tàu Trung Quốc mở vòi rồng trùm lên tàu CSB 4032 của CSB Việt Nam và tăng tốc áp sát trực diện. Tàu CSB 4032 chủ động, lùi máy phòng tránh nhưng vẫn bị 2 tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào gây móp mũi tàu. Rất may không có thương vong xảy ra.
Tàu CSB 8003 tiếp tục cơ động cùng các biên đội tàu bố trí đội hình tiếp cận giàn khoan. Lúc 8h35 tàu 8003 cơ động ra vị trí khác, nhưng tàu 3411 của Trung Quốc kèm ngang và một tàu khác đi song song hung hăng chặn các hướng đi của tàu.
Theo phóng viên Nguyễn Huy, sáng 13/5 tại vị trí giàn khoan vẫn dày đặc tàu Trung Quốc. Cách giàn khoan khoảng 6 hải lý, người ta dễ dàng nhận thấy các tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan. Trong cùng là các tàu phục vụ dầu khí, ở giữa là các tàu hải giám hải cảnh, kiểm ngư Trung Quốc và tàu ngư dân. Các tàu chấp pháp Việt Nam hoạt động trong khu vực này, đều gặp phải sự ngăn cản, gây hấn của tàu Trung Quốc.
Trước hành động gây hấn của tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn khôn ngoan né tránh và hết sức kiềm chế, cũng như tìm các giải pháp ứng xử hòa bình trên biển.
Các chỉ huy tàu Việt Nam cho biết, anh em chiến sĩ trên tàu vẫn tập trung cao độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần quyết tâm cao nhưng không khiêu khích. Tất cả với mục tiêu tuyên truyền Trung Quốc dừng ngay việc hạ đặt giàn khoan trái phép và rút khỏi vùng biển chủ quyền biển Việt Nam.
Tiền Phong sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong những bản tin tiếp theo.
Nguyễn Huy - Nguyễn Thành

Đứng nhìn CSGT bị đánh có thể bị...đuổi việc

(BDV) - Dư luận mấy ngày qua đang xôn xao trước clip CSGT bị đánh trước sự thờ ơ của người dân, có thể những người đó sẽ bị kiểm điểm, đuổi việc…

Một đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh một thanh niên tấn công một cảnh sát giao thông (CSGT) vừa được tung lên mạng internet khiến dư luận bức xúc. Điều đặc biệt là sự việc CSGT bị đánh diễn ra trước sự thờ ơ của người dân, bảo vệ….

Trao đổi với Đất Việt chiều 12/5, Đại úy Nguyễn Hồng Hải, Đội trưởng Đội CSGT, Công an TP Thanh Hóa cho biết: “Một số lãnh đạo phường, thành phố đề nghị rà soát danh sách những người chứng kiến, thờ ơ nhìn CSGT bị đánh. Những người này có thể kiểm điểm, thứ hai có thể sẽ đuổi một số bảo vệ chứng kiến vụ việc.

Sáng 12/5, Phó bí thư tỉnh ủy thành phố sang làm việc với Trung tâm thương mại với bảo vệ. Ngoài ra cơ quan chức năng, lãnh đạo đã làm việc rà soát lại, nhận diện để lãm rõ những đối tượng thờ ơ chứng kiến vụ việc này”.
Người vi phạm an toàn giao thông liên tục tấn công viên CSGT

Người vi phạm an toàn giao thông liên tục tấn công viên CSGT
Đại úy Hải nói thêm: “CSGT trong vụ việc trên đã làm việc rất đúng quy trình, đối tượng hành hung CSGT là Trần Quang Độ (SN 1994, ngụ phố Phú Thọ, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) rất manh động và không công ăn việc làm.

Sau vụ việc này, đã đề nghị khởi tố, xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ việc đấy để giáo dục quần chúng nhân dân, người tham gia chống đối người thi hành công vụ. Hiện sức khỏe  của  thiếu tá Ngô Hồng Hải  (người bị đối tượng hành hung)  đã dần hồi phục.

Sau khi đối tượng bị bắt, đã nhận lỗi và thấy được hành vi của mình là sai. Sau vụ việc này xảy ra, chúng tôi đang đề xuất thêm trang thiết bị…cũng có rất nhiều trang thiết bị nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh”.

Ông Hải nói tiếp: “Nếu nhân dân đồng tình, can ngăn hành động đó thì sẽ không có hành động người vi phạm tấn công CSGT như vậy”.

'Không thể nói' người nhìn CSGT bị đánh!

Cùng ngày, trao đổi với Đất Việt về vụ việc này, Đại tá Trần Văn Thực, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Hiện đang tạm giữ hình sự với đối tượng, cơ quan công an tỉnh đang làm tiến hành khởi tố bị can.

Được biết nhiều người đã đứng nhìn, không vào can ngăn hành vi hành hung của một thanh niên với CSGT, mặc dù anh CSGT này đã giải thích nhưng gặp phải đối tượng côn đồ, do bất ngờ đối tượng không nhận thức được nên có hành động như vậy”.

Ông Thực chia sẻ: “Điểm yếu hiện nay là nhiều người nghĩ không phải việc của mình nên thường đứng nhìn. Anh em làm rất nghiêm túc nhưng lại gặp phải đối với bản chất lưu manh như thế này.  Đối với những người thờ ơ đứng nhìn CSGT bị đánh thì không thể nói người ta được, do nhận thức và ý thức của mỗi người thôi.
Thiếu tá Ngô Hồng Hải đang được điều trị tại Bệnh xá Công an tỉnh Thanh Hóa
Thiếu tá Ngô Hồng Hải đang được điều trị tại Bệnh xá Công an tỉnh Thanh Hóa

Trong clip nhiều người nói trói cổ nó lại, nhưng hành động cách mạng thì lại không làm gì được, cũng có thể sợ liên lụy, hoặc sợ bị tương đá vào mình vì đối tượng rất hung hăng”.

Chiều ngày 12/5, trao đổi với võ sư Nguyễn Thanh Hà về cách ứng xử đối với trường hợp bị đối tượng bất ngờ tấn công, võ sư Hà nói: “Trong trường hợp không dùng kỹ thuật thì phản ứng tránh người ta đi, sau đó ôn hòa dùng biện pháp giải quyết. Trong khi bị tấn công bất ngờ, thì cứ tránh đi sau đó giải quyết hỏi lý do vì sao, như thế nào?

Đối với trường hợp CSGT biết võ, nhưng không đánh lại có thể do xử lý theo pháp luật, tránh trường hợp hình ảnh không đẹp có trong clip”.

“Đứng trên cượng vị của một võ sư, không cần thiết phải xử lý mà dùng kỹ thuật để khống chế đối tượng lại. Không để đối tượng gây thiệt hại cho mình, mất mỹ quan với đạo đức của võ thuật” – Võ sư Hà chia sẻ.

H.H

New York Times: Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng

BẮC KINH (NV) .- Tổng bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng bị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối lời đề nghị gặp gỡ, mà qua đó ông Trọng hy vọng Bắc Kinh rút dàn khoan dầu ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Hai tàu Hải giám Trung quốc tấn công và xịt nước tàu Kiểm ngư của Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 2014. (Hình Tuổi Trẻ cắt từ video clip của Cảnh sát Biển)

Đây là điều được báo New York Times tiết lộ hôm Thứ Hai, viện dẫn một nguồn tin ngoại giao dấu tên vì không muốn làm bực mình nhà cầm quyền Trung Quốc.

Bài báo có tựa đề 'China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig in South China Sea' của ký giả Keith Bradsher hôm 12 tháng Năm, viết rằng: “ Lãnh đạo đảng CSVN (ông Nguyễn Phú Trọng) đã đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lời đề nghị bị từ chối.”

Giới ngoại giao tại Bắc Kinh cho hay họ không thấy có những cuộc thảo luận đáng kể nào giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho hay trong cuộc họp báo ngày Thứ Hai, 12 tháng 5, rằng, 'Trung Quốc và Việt Nam, tuần lễ vừa qua, giữa hai nước đã có 14 cuộc “trao đổi” liên quan tới dàn khoan HD 981,' nhưng không cho biết chi tiết nội dung.

Tuần trước báo chí Việt Nam đưa tin ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh gọi điện thoại cho Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng nói chuyện với người đồng cấp của Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Báo chí của cả hai bên loan tin bên nào cũng trình bày vấn đề theo quan điểm của mình.

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ chi phí mỗi ngày hoạt động rất lớn tới khoan tìm ở một vị trí mà các chuyên viên quốc tế cho rằng không có bao nhiêu tiềm năng dầu khí, như vậy lỗ chắc chắn hơn có lời. Như vậy, chủ đích của Bắc Kinh là chính trị, muốn dùng dàn khoan HD981 đi vòng quanh để lấn dần trong chủ trương muốn cướp cả Biển Đông.

Dư luận quốc tế đặc biệt theo dõi các diễn biến trên biển giữa Việt Nam và Trung quốc và người ta biết rằng Hà Nội muốn dùng đường lối ngoại giao để giải quyết vấn đề. Giữa hai nước, được mô tả là có quan hệ tốt đẹp nhiều mặt những năm gần đây, cho tới khi dàn khoan HD981 xuất hiện làm nổi sóng dư luận.

Hồi năm 2011, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa hiệp nhiều điểm trong đó hai bên đồng ý giải quyết các tranh chấp trên biển “dễ trước, khó sau” và qua các cuộc đàm phán hòa bình, tránh dùng võ lức để giải quyết xung đột. Năm ngoái, khi ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh, một bản thông cáo chung giữa hai bên cũng lập lại những cam kết cũ.

Đột nhiên, ngày 7 tháng 5, 2014, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, trong cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội, tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 tới vùng biển Việt Nam khoan tìm dầu khí ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, tại khu vực Việt Nam gọi là lô 143 trên bản đồ phân lô dầu khí. Phía Việt Nam đưa một số tàu Cảnh Sát Biển và Kiểm ngư tới ngăn cản thì bị một lực lượng tàu Trung quốc đông gấp nhiều lần lại lớn hơn cản trở, xịt vòi rồng và đâm hư hại một số tàu, 6 kiểm ngư viên bị thương cho các vụ việc xảy ra các ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 5 năm 2014.

Những ngày kế tiếp cho đến nay, lực lượng hai bên vẫn đối đầu với nhau với các tin tức căng thẳng tiếp diễn ngày đêm. Vị trí dàn khoan Trung Quốc loan báo cách đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng sa khoảng 20 hải lý và cách đảo Phú Quý khoảng 119 hải lý nhưng nằm hoàn toàn trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên ký cam kết công nhận.

* Đấu 'vòi rồng' quanh dàn khoan HD 981

Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm Thứ Hai, 12 tháng 5, từ một viên chức Cảnh Sát Biển, lần đầu tiên người ta thấy có tin về “một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một  tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.”

Vụ này xảy ra khoảng 7 giờ 30 sáng ngày Thứ Hai 12 tháng 5 mà tờ Tuổi Trẻ nói rằng “Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng tàu kiểm ngư của ta đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc. Hai thuyền viên trên tàu đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.”

Báo New York Times cho hay ông đại tá Phạm Quang Oánh, tư lệnh phó chính trị của Cảnh Sát Biển Việt Nam là người đưa tin cho biết như vậy.

Bản đồ tranh chấp với hai điểm nóng trên Biển Đông, tại phía nam quần đảo Hoàng Sa và ở bãi cạn Scarborough. (Hình: NYT)

* Giải pháp ngoại giao 'bế tắc'

Trong khi Philippines đã chọn giải pháp kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế để chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough và nơi khác trên Biển Đông, tức chống cái tuyên bố “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ theo dõi tình hình và chỉ ủng hộ ngầm quyết định của Philippines, ngoài mặt chính thức thì không lộ ra ý kiến hay quan điểm gì.

Tại Việt Nam cũng từng có một số cuộc tranh luận giữa một số chuyên viên học giả và viên chức nhà nước xem có nên đi theo hướng Philippines hay không. Mới đây, lại có người thúc hối nên kiện. Tuy Việt Nam có lực lượng quân sự vừa nhỏ và yếu không thể so sánh được với Trung Quốc về mọi mặt, nhưng những năm gần đây đã cố gắng cải tiến cả không quân và hải quân. Nếu xảy ra chiến tranh, dù trên cơ thì Trung Quốc cũng không phải không thiệt hại nghiêm trọng.

Theo ý kiến của ông Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một chuyên viên về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế 'Keck Center for International and Strategic Studies' của đại học Claremont McKenna College (California) viết trên tạp chí tài chính Fortune thì, có thể tiến đến một giải pháp chính trị qua kênh  ngoại giao tạm thời trong ngắn hạn.

Cả Bắc Kinh cũng như Hà Nội đều cố tìm một giải pháp giải quyết tranh chấp giữ được thể diện. Trung Quốc sẽ áp lực Việt Nam từ bỏ đòi hỏi chủ quyền để đổi lại, được hưởng một vài sự nhân nhượng nhỏ bé, chẳng hạn, cho chia phần với tỉ lệ nhỏ trong quyền khai thác dầu khí sẽ thăm dò và khai thác trong tương lai.

Hiện còn quá sớm để nhìn thấy các ước đoán của ông Minxin Pei có đúng hay không. Nhưng tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh dọa hôm Thứ Hai rằng “Việt Nam sẽ không thành công nếu áp lực với Trung Quốc”.

Khi đến dự Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN tại Miến Điện cuối tuần qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, ông đã không thuyết phục được cả tổ chức này ra một bản tuyên bố kết án Bắc Kinh, mà chỉ có một lời tuyên bố kêu gọi các bên “kềm chế”. (TN)
05-12- 2014 6:35:23 PM 

Một ngày, hai vụ cảnh sát giao thông bị dân đánh

VIỆT NAM (NV) - Chỉ nội ngày 10 tháng 5, 2014, hai vụ tấn công, hành hung cảnh sát giao thông xảy ra tại Việt Nam. Hai người bị bắt, bị cáo buộc tội “chống người thi hành công vụ.”

Vụ thứ nhất xảy ra trước một nhà hàng tọa lạc tại thành phố Thanh Hóa được dư luận chú ý vì có người quay clip video tung lên mạng. Ðoạn clip cho thấy, một thanh niên bị cảnh sát giao thông chặn xe lại vì bị cho là vi phạm luật giao thông ngay tại nơi đông người qua lại. Anh thanh niên này giành giật chiếc cặp táp với ông cảnh sát giao thông tên Ngô Hồng Hải có vẻ nhỏ con hơn mình, rồi sau đó dùng một thế võ đánh nhào ông cảnh sát giao thông.


Cú đánh ngã nhào “đối thủ” của anh thanh niên. (Hình: báo Kiến Thức)

Chưa hết, anh thanh niên còn nhảy vào “thụi” ông công an mấy cú, cuối cùng bỏ đi. Người chung quanh giữ thái độ bàng quan đứng nhìn, mà can thiệp hay cản ngăn.

Truyền thông Việt Nam cho biết, người thanh niên nói trên sau đó đã đến đồn công an đầu thú, cho biết tên Trần Quang Ðộ, 20 tuổi, cư dân thành phố Thanh Hóa. Theo báo Kiến Thức Việt Nam, anh thanh niên này có thể lãnh án tù từ 6 tháng đến 7 năm về tội chống người thi hành công vụ.

Cũng vào ngày nói trên tại quận Thủ Ðức, một phụ nữ tên Nguyễn Thị Bích Vân, 25 tuổi cũng đã la hét, xô đẩy loạn xạ và đánh vào đầu cán bộ công an giao thông Thủ Ðức khi bị chận xét xe tại khu vực phường Bình Thọ. Bà này đã được bạn trai tên Nguyễn Hoàng Nam, 28 tuổi chở trên xe gắn máy, bị cảnh sát giao thông Thủ Ðức buộc phải dừng lại để yêu cầu kiểm soát nồng độ rượu.

Báo Kiến Thức Việt Nam nói rằng trong khi cán bộ cảnh sát giao thông đang lập biên vi phạm của ông Nguyễn Hoàng Nam thì bà Vân lao đến xô đẩy, chống đối... Khi bị đưa về đồn công an phường Bình Thọ, bà này tiếp tục chửi bới, xô đẩy bàn ghế, gây náo loạn, và chụp cổ, giật áo của ông cán bộ trực ban.
Theo biên bản của công an quận Thủ Ðức, bà Vân bị bắt giải giao cho đội cảnh sát trật tự của công an quận Thủ Ðức tạm giam về tội “chống người thi hành công vụ.” (PL)
05-12-2014 5:13:31 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187930&zoneid=2#.U3G5_vldXpY

CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG ĐỂ PHẢN ĐỐI GIÀN KHOAN VỚI ÔNG CHỦ NGƯỜI TRUNG QUỐC

CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG ĐỂ PHẢN ĐỐI GIÀN KHOAN VỚI ÔNG CHỦ NGƯỜI TRUNG QUỐC

Họ là công nhân, đương nhiên ít học hơn người khác. Nhưng họ có lòng yêu nước thật đáng khâm phục. Các bạn có thể chê họ là suy nghĩ nông cạn hay việc làm mọi chuyện rối lên không có ích gì.

Nhưng rất có thể ngày mai thôi, họ sẽ mất việc.


Ảnh: tuổi trẻ

Thông tin được chia sẻ từ facebook Hoàng Xuân:
Một bạn vừa điện thoại báo: Công nhân của công ty giày Thông Dụng đang đình công để phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam. Hiện công nhân đang ngồi đầy trước sân công ty.

Bạn cho hay công ty này có chủ là người Trung Quốc. Toàn công nhân khoảng 8.000, chia làm ba ca. Ca một đi ăn vào 16h 10. Ca hai vào 16h 20. Ca ba vào 16h 30. Hiện ca một đang đình công. Các ca khác hết ca cũng sẽ tiếp tục đình công. Các bạn công nhân đã bàn nhau trên Fb và quyết định đình công một ngày để tỏ thái độ.

Công ty ở phường An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

16h 50: Bạn báo tiếp, công nhân cả ba ca xong ca đã ra hết. Các bạn cầm biểu ngữ và đang reo hò tuần hành ngoài đường. Tiếng hò reo nghe qua điện thoại rất rõ.


Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/cong-nhan-dinh-cong-de-phan-doi-gian-khoan-voi-ong-chu-nguoi-trung-quoc.1095838/#ixzz31ZA0925J
Follow us: vitalkforum on Facebook

Biểu tình theo định hướng XHCN

VRNs (11.05.2014) – Để bày tỏ lòng yêu nước chống quân Trung quốc xâm lược và sự hèn với giặc ác với dân của những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vừa qua 20 tổ chức XHDS độc lập tại Việt Nam đã đoàn kết phát động lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình với 3 mục tiêu như chúng ta đã biết.

Biết không thể công khai ngăn cản cuộc biểu tình yêu nước như trước đây nữa, nhà cầm quyền đã dùng mọi biện pháp ngăn chặn hoặc cho đầu gấu, xã hội đen đánh đập những người có ảnh hưởng trong các tổ chức XHDS, phá rối buổi biểu tình thuần túy. Sáng nay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt nam đã âm thầm chấp nhận cho buổi biểu tình được diễn ra. Tuy nhiên, họ đã cố tình bố trí huy động một lực lượng Dư luận viên, nhân viên an ninh, Cựu chiến binh, Thanh niên, đoàn viên HCM…trà trộn vào đoàn biểu tình của người dân để biến cuộc biểu tình thuần túy thành cuộc biểu tình theo định hướng XHCN. Lực lượng của Đảng đã tràn lên phái trước đoàn biểu tình, giơ cao cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ màng dòng chữ “…Đồng hành cùng Chính phủ…” Họ hô khẩu hiệu chống quân xâm lược nhưng bảo vệ Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam. Lực lượng này xông vào đoàn dân, cướp lấy những băng rôn khấu hiệu tấy chay chính quyền Cộng sản và yêu cầu trả tự do cho người yêu nước, bất cứ khẩu hiệu nào mà họ cho là “nhạy cảm”.
140511-Bieu tinh                                                   Quang cảnh biểu tình tại Sài Gòn sáng 11/5/2014

Có thể nói buổi xuống đường ngày hôm nay tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội chưa thực sự thành công theo mong muốn của những người khởi xướng và mong muốn của các vị Tiền Nhân. Bởi nó đã bị Cộng sản Việt Nam biến cuộc biểu tình đi theo Định hướng XHCN. Một kiểu biểu tình vừa được Cộng sản Việt nam lưu manh thiết kế ra.

Mặc dù buổi biểu tình không thể đạt được mục đích cuối cùng, tuy nhiên cũng có thể phần nào tạo thành tiền lệ tốt, để ngày càng có nhiều hơn nữa người dân Việt Nam sãn sàng biểu tình trong những trường hợp tượng tự và buộc nhà cầm quyền Cộng sản phải sớm hoàn thiện Luật biểu tình. Họ không thể lần lữa nói rằng dân Việt Nam không có nhu cầu biểu tình…

Đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra những cái quái thai kỳ quặc vô cùng. Đó là Nền Kinh Tế Thị Trường định hướng XHCN bây giờ là Biểu tình theo định hướng XHCN để bào vệ Đảng Cộng sản. Những cái quái thai kỳ quặc này sẽ sớm bị kết liễu, bởi nó mang trong mình những khối u di căn vô phương cứu chữa. Hoan hô những người dân Việt Nam đã có mặt tham gia biểu tình thuần túy trong buổi sáng hôm nay tại Sài gòn và Hà Nội. Chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà.

ĐẢ ĐẢO QUÂN CƯỚP NƯỚC VÀ LŨ BÁN NƯỚC MANG DANH CỘNG SẢN!

Thanh Hóa ngày 11/5/2014

Nguyễn Trung Tôn

Bắc Kinh đòi Việt Nam 'bảo vệ công dân Trung Quốc'

HÀ NỘI (NV) .- Lần đầu tiên kể từ khi “bình thường hóa quan hệ ngoại giao,” Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm bảo an toàn cho công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

 
Ngoài khách sạn, một quán cafe tại Nha Trang cũng đã dán thông báo không tiếp người Trung Quốc (Hình: Báo Giao thông Vận tải)

Việt Nam vốn vẫn là nơi mà các công dân Trung Quốc ra vào thoải mái để du lịch, mua bán, làm việc và cũng là chỗ mà các công ty của Trung Quốc dồn vốn cho các dự án đầu tư.
Tuy nhiên sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tình hình có vẻ đã khác.

Hôm 11 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức nhắc nhở Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho các công dân và công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu vừa kể được nêu ra sau hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam hồi cuối tuần qua.

Trong vài ngày qua, phản ứng của dân chúng Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc biểu tình, lên án chủ trương bá quyền bánh trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đầu tuần này, giới chủ nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam đang kêu gọi nhau từ chối tiếp khách Trung Quốc như một cách bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Lời kêu gọi vừa kể được đưa ra sau khi có một khách sạn ở Nha Trang dán thông báo bằng ba ngôn ngữ: Việt, Hoa, Anh với nội dung:  “Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi chính phủ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.

Trò chuyện với tờ Dân Việt, người chủ khách sạn này cho biết, ông ta đã từng du học, có nhiều bạn bè là người Hồng Kông, Quảng Châu. Vợ ông là con một gia đình người Việt gốc Hoa. Thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc sẽ khiến thân nhân bên vợ và bạn bè chạnh lòng nhưng ông quyết định làm như thế vì ông tin rằng, chỉ có người Trung Quốc mới có thể tác động hiệu quả lên chính phủ của họ.

Cũng theo tờ Dân Việt, riêng tại Nha Trang, sau khi ông chủ khách sạn vừa kể treo thông báo từ chối tiếp khách Trung Quốc, chủ một quán giải khát thường phục vụ du khách ngoại quốc ở thành phố du lịch này cũng đã treo thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Anh, từ chối tiếp khách Trung Quốc với nội dung tương tự.

Nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam tin rằng, cách phản đối vừa kể là cần thiết và họ kêu gọi ngoài việc chủ các nhà hàng, khách sạn không tiếp khách Trung Quốc, mọi người nên cùng tham gia bằng cách, không dùng hàng Trung Quốc, ngừng giao dịch với các khách hàng Trung Quốc.

Trong ngày hôm qua, một số tờ báo khác ở Việt Nam như tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn loan báo thêm, trong khi lượng du khách từ Trung Quốc đổ sang Việt Nam vẫn bình ổn thì có rất đông du khách từ Việt Nam vốn đã bỏ tiền mua tour du lịch sang Trung Quốc đã đột ngột quyết định hủy tour.

Dựa trên kết quả khảo sát một số công ty du lịch tại Sài Gòn, tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn cho biết, lượng du khách người Việt muốn đến Trung Quốc du lịch đang giảm. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Trưởng phòng Truyền thông của Công ty Du lịch Vietravel, nhận định: Các tour hướng vào thị trường Trung Quốc sẽ rất khó khăn. Ngày càng ít người hỏi về tour đi Trung Quốc vào dịp hè dù trung Quốc đã từng là một tuyến du lịch khá thu hút du khách người Việt. Tương tự, theo ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Liên bang Travelink, dự đoán, hè này, lượng du khách từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể giảm tới 60%.

Những phản ứng vừa kể của người Việt và của doanh giới Việt Nam có thể là những yếu tố để Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh “Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, đồng thời “yêu cầu phía Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam”. (G.Đ)
05-12-2014 4:15:42 PM

Vụ giàn khoan: TQ ngăn cản tàu tiếp tế của Việt Nam



Thứ ba, 2014-05-13 00:17:05 - Nguồn: Internet
Chiều 12/5, ông Đoàn Thanh Lâm thay mặt lãnh đạo Chi đội Kiểm ngư vùng 3, cho biết, hôm nay, phía Trung Quốc đã cho tàu ngăn cản tàu tiếp tế lương thực, thuốc men của lực lượng Kiểm ngư vùng 3. Cùng với đó, hiện vẫn có 80 tàu Trung Quốc bao vây bảo vệ giàn khoan Hải Dương – 981, trong đó có tàu quân sự.
Ông Lâm cho biết thêm, trong trường hợp xấu nhất, chúng ta vẫn sẽ cố gắng để giữ ôn hòa vì tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng như lời của Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam đã tuyên bố: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”, nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành động ảnh hưởng tới Việt Nam, lực lượng Kiểm ngư quyết tâm bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận cả hy sinh để bảo vệ, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.
Vụ giàn khoan: TQ ngăn cản tàu tiếp tế của Việt Nam
Ông Đoàn Thanh Lâm (thuộc Chi đội Kiểm ngư vùng 3, đóng tại Đà Nẵng)
“Chúng tôi mong muốn nhân dân ở hậu phương hãy tin tưởng. Chúng tôi hứa sẽ không phụ lòng mong mỏi của nhân dân cả nước là quyết tâm bảo vệ chủ quyền đến cùng. Mong nhân dân quan tâm đến các gia đình chiến sĩ ở hậu phương về đời sống tinh thần cũng như vật chất, để các chiến sĩ an tâm nắm chắc tay súng trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió.”, ông Lâm nói.
Theo Khampha

Hàng ngàn người tiếp tục tuần hành phản đối Trung Quốc



Thứ ba, 2014-05-13 06:19:05 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Chiều qua 12.5, dù là ngày đầu tuần nhưng tại công viên Lưu Hữu Phước (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên cùng đông đảo người dân đã tập trung phản đối Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển VN.
* Kêu gọi trí thức Trung Quốc và các nước lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế
Hàng ngàn người tiếp tục tuần hành phản đối Trung QuốcTuần hành phản đối Trung Quốc tại TP.Cần Thơ chiều qua - Ảnh: Đình Tuyển
Với quốc kỳ, băng rôn, biểu ngữ và cả biểu tượng cột mốc chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên tay, đoàn người đã cùng hô vang các khẩu hiệu: “Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển của VN”; “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo VN”; “Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển VN”; “Trường Sa, Hoàng Sa là của VN”...
Từ công viên Lưu Hữu Phước, đoàn người đã tuần hành dọc đại lộ Hòa Bình đến vòng xoay trước UBND TP.Cần Thơ và trở về điểm xuất phát. Huỳnh Hữu Bằng, sinh viên K38, Trường đại học Cần Thơ chia sẻ: “Chúng em tham gia tuần hành để phản đối sự ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm vùng biển VN và cũng khẳng định rằng tuổi trẻ Cần Thơ luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc”.
Cùng thời điểm tại Đà Nẵng, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, Hội Khoa học lịch sử và Hội Nghề cá TP.Đà Nẵng tổ chức mít tinh, ra tuyên bố phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN. Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, khẳng định: “Đây là bước leo thang mới hết sức nguy hiểm, bất chấp đạo lý và pháp lý của Trung Quốc, ngang ngược xâm phạm chủ quyền Tổ quốc ta. Cùng đồng bào cả nước, nhân dân Đà Nẵng hết sức bất bình và căm phẫn trước hành động bành trướng, xâm lược của Trung Quốc, làm tổn thương nhân dân VN, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc cũng như tuyên bố ứng xử các bên trên biển Đông mà Trung Quốc tham gia ký kết”.
Ông Hồ Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt - Trung TP.Đà Nẵng, cho rằng: “Trong trường hợp cây muốn lặng mà gió chẳng đừng thì tất cả mọi người dân VN, nhân dân Đà Nẵng quyết đem hết tinh thần, tài sản và tính mạng của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc”.
Trước đó, sáng cùng ngày, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN. Bày tỏ quan ngại và cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức VN yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển VN, không tái diễn các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế.
Khẳng định mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia, giữa trí thức của hai nước, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN kêu gọi Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Trung Quốc, Liên đoàn Các tổ chức kỹ sư ASEAN, trí thức Trung Quốc và các nước lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.
Anh nói Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng
Chính phủ Anh vừa ra thông cáo chính thức ủng hộ tuyên bố của EU về tình hình căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Trong thông cáo đăng trên website chính phủ Gov.uk, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire nhấn mạnh: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp đã khiến căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Vương quốc Anh ủng hộ tuyên bố do EU đưa ra hôm 8.5 và đã nêu vấn đề này với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi thúc giục tất cả các bên kiềm chế và tìm cách giảm căng thẳng”.
Trước đó, EU ra tuyên bố viết: “Chúng tôi lo ngại về những diễn biến giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến hoạt động của giàn khoan Trung Quốc. Đặc biệt, EU lo ngại những hành động đơn phương có thể tác động tình hình an ninh trong khu vực... Chúng tôi hối thúc các bên liên quan tìm giải pháp hòa bình và hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển, cũng như tiếp tục đảm bảo an toàn và tự do đi lại. Chúng tôi cũng kêu gọi các bên thực thi những biện pháp giảm căng thẳng và kiềm chế hành động đơn phương có thể gây tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực. EU sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến này”.
Trùng Quang
Người Việt tại Thái Lan phản đối Trung Quốc
Tối 12.5, hàng trăm du học sinh, giảng viên và người Việt Nam sống và làm việc tại Thái Lan tổ chức mít tinh phản đối hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Không chỉ sinh viên Việt Nam mà còn có du học sinh một số nước khác cùng chuyên gia người Thái tham dự mít tinh. Các du học sinh cho biết dù đang ở nước ngoài nhưng mọi người vẫn thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình biển Đông. Tất cả đều khẳng định không thể chấp nhận hành động của Trung Quốc. Những người tham dự mít tinh cho biết sẽ tổ chức tuần hành lớn trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok vào ngày mai 14.5 để thể hiện sự phản đối cũng như tiếp tục đánh động dư luận quốc tế về những gì đang xảy ra trên biển Đông.
Minh Quang (Văn phòng Bangkok)
Thanh Niên

Vừa thông xe, đường cao tốc 20.000 tỉ đồng đã lún



Thứ ba, 2014-05-13 06:50:05 - Nguồn: KienThuc.net.vn
Đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được làm trên nền đất yếu nên lún là chuyện đương nhiên nhưng nằm trong tầm kiểm soát
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư công trình đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải xung quanh việc công trình này vừa mới khánh thành giai đoạn 1 đã bị Hội đồng Nghiệm thu nhà nước phát hiện lún, lệch.
Lún nhiều nơi, vật liệu không bảo đảm
Theo văn bản của Hội đồng Nghiệm thu nhà nước, tại đoạn đường thuộc gói thầu số 3 (dài gần 10 km, đi qua 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành, tỉnh Đồng Nai), mặt đường bị lún, lệch từ 3-5 cm.
Cùng lúc, đơn vị kiểm tra còn phát hiện tại gói thầu A5, nơi đang thi công đắp nền đường, đóng cọc bê-tông, làm cống thoát nước, những vật liệu đắp còn trộn lẫn cuội, sỏi, đá tảng to quá tiêu chuẩn cho phép; thậm chí còn trộn lẫn với nhiều rễ cây. Cũng tại đây, nhiều ống nhựa trong công trình thoát nước không bảo đảm, khó chịu lực đối với tải trọng lớn, dễ dẫn đến mặt đường bị sụt lún. Ngoài ra, tại các gói thầu 7, 8, 9 ở nút giao Vành đai 2 bị nhiều vết nứt. Tại gói thầu số 6, ta-luy nền đường xuất hiện nhiều điểm bị xói lở.
Để khắc phục, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước yêu cầu chủ đầu tư phải bóc bỏ, làm lại nền đường ở các vị trí nơi đang thi công bị lỗi, đồng thời khắc phục bù lún ở những đoạn đã được đưa vào khai thác.
Cao tốc TPHCM -Long Thành - Dầu Giây (đoạn TP HCM - Long Thành) mới được đưa vào khai thác Ảnh XUÂN HOÀNG
 Cao tốc TPHCM -Long Thành - Dầu Giây (đoạn TP HCM - Long Thành) mới được đưa vào khai thác. Ảnh: XUÂN HOÀNG. 
Trong giới hạn cho phép?
Ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV VEC, khẳng định các vấn đề trên đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. “Sau khi Hội đồng Nghiệm thu nhà nước nhắc nhở, tôi đã cùng Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trực tiếp đi kiểm tra hiện trường. Tại các đoạn nền đất yếu như gói thầu số 3 thì chắc chắn còn lún theo thời gian như các tuyến đường cao tốc khác thôi” - ông Việt khẳng định.
Ông Đỗ Chí Trung, Chánh Văn phòng VEC, cũng cho biết độ lún tại gói thầu số 3 vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án: Độ lún dư sau 15 năm nhỏ hơn hoặc bằng 30 cm cho các khu vực đường thông thường. Nguyên nhân là do khu vực công trình đi qua có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp. Đây là đoạn tiếp giáp giữa 2 điểm có nền đất yếu, phải dùng các phương pháp đóng cọc, gia cố xi măng và bơm hút chân không để xử lý lún, lại cũng là điểm tiếp giáp giữa 2 gói thầu (gói thầu số 2 và số 3) nên dễ dẫn đến sự chênh lệch. VEC đang cùng tư vấn giám sát và nhà thầu tiến hành quan trắc theo dõi lún để có giải pháp xử lý phù hợp bảo đảm êm thuận và an toàn trong quá trình khai thác.
Với những tồn tại được chỉ ra ở gói thầu 5A, VEC thừa nhận các lỗi trên và nêu lý do vì quá gấp rút về tiến độ thi công lại đang gặp khó khăn về nguồn khai thác mỏ đất để sử dụng với khối lượng lớn. Bởi lẽ, khu vực xung quanh chỉ có những mỏ nhỏ, phân tán dẫn đến vật liệu cục bộ, không đồng nhất. VEC cho biết đã chỉ đạo các đơn vị tư vấn giám sát, các nhà thầu rút kinh nghiệm, kiểm tra kỹ vật liệu trước khi sử dụng để bảo đảm chất lượng công trình.
“Phải lún tới thời điểm nào đó thì mới cho bù lún. Hiện vẫn đang lún trong thời gian cho phép thì chưa thể bù lún ngay được, phải chờ 3-4 năm mới duy tu sửa chữa” - ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV VEC.
Theo Người Lao Động

Trung Quốc lại đặt điều, vu khống Việt Nam



Thứ ba, 2014-05-13 08:11:05 - Nguồn: PetroTimes.vn
Ngày 11/5, Tân Hoa xã lại trắng trợn vu khống Việt Nam “đang phá hoại việc khai thác dầu của Trung Quốc và bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc đối với cộng đồng các nước Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung”.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng công suất lớn vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Đồng thời ngang nhiên tuyên bố việc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển Việt Nam là “nằm trong vùng biển của Trung Quốc, cách bờ biển Việt Nam đến 150 hải lý”. Một lần nữa, Tân Hoa xã lại dựng chuyện, đặt điều và xuyên tạc về hành động hạ đặt giàn khoan HD-981 bởi “cái loa” này trắng trợn vu khống tàu Việt Nam đã 171 lần đâm vào tàu cá dân dụng Trung Quốc trong vòng 5 ngày (từ 3 đến 7/5).
Cũng trong ngày 11/5, Tân Hoa xã dẫn lời ông Kao Kim Hourn, Bộ trưởng tháp tùng Thủ tướng Campuchia Hunsen tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar cho biết, ASEAN đã ra tuyên bố ủng hộ việc giải quyết hòa bình các xung đột dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đảm bảo tự do hàng hải và không sử dụng vũ lực. Trong tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng bày tỏ mối quan ngại trước diễn biến tình hình trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, ông Kao Kim Horun cũng nhấn mạnh, Campuchia và các nước ASEAN không đứng về bất kỳ bên nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày 12/5, hãng Kyodo đưa tin, phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã ủng hộ lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo ASEAN sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển Việt Nam. Đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực do hành động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc. Dư luận cho rằng, việc báo chí thế giới đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như phản ánh đậm nét về việc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar bàn thảo về Biển Đông cho thấy, mối quan tâm của dư luận đối với sự kiện này như thế nào.
Tờ Inquirer vừa dẫn tiết lộ của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, nhiều lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ lo ngại về những căng thẳng mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng, Trung Quốc không thể dùng “chính sách ngoại giao tàu chiến”. Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhấn mạnh, phải giải quyết căng thẳng trên biển Đông một cách bình tĩnh, hợp lý và ASEAN cần chung tay giải quyết vấn đề “nếu muốn tiếp tục là một tổ chức đáng được tôn trọng”. Theo tờ Straits Times, tại Myanmar Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố, ASEAN cần đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc quản lý các vấn đề trên Biển Đông, đồng thời khẳng định, các xung đột trên biển có thể leo thang, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Cũng trong ngày 12/5, tờ Want China Times thừa nhận, Trung Quốc là kẻ xâm lược chính trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bởi khu vực này có vị trí chiến lược quan trọng, cùng trữ lượng tài nguyên dầu khí và nghề cá lớn. Động thái này càng trở nên rõ ràng hơn khi Trung Quốc chủ động mời Nga cùng tập trận ở Biển Đông, làm đối trọng với chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Tờ Want China Times cũng dẫn thông tin của tờ Minh Báo cho biết, Nhật Bản có thể muốn liên minh với Việt Nam và Philippines để phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.
Truyền thông Đức dẫn lời Tiến sỹ Gerhard Will, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP) cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam không những khiến Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đặc biệt quan ngại.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 12/5, trang mạng Sohu (một trong những tờ báo mạng hot nhất Trung Quốc) bất ngờ hé lộ hàng chục tàu được điều "bảo vệ" giàn khoan HD-981. Đó là tàu hộ vệ tên lửa Kim Hoa 534, tàu tên lửa hộ vệ Tam Đô 752 và Đông An 753, cùng 39 tàu cảnh sát biển, 14 tàu vận tải, 6 tàu kỹ thuật dầu khí, và 12 tàu khác. Bên cạnh đó là hơn chục máy bay giám sát biển và máy bay hải quân được cử trợ uy cho số tàu kể trên.
Tân Hồng - Tiên Du

PICS: Cần Thơ mít–tinh phản đối Trung Quốc


Huỳnh Kim
Thứ Hai,  12/5/2014, 20:08 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
(TBKTSG Online) - Khoảng 2.000 người dân ở thành phố Cần Thơ vừa dự mít-tinh và diễu hành ôn hòa phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ tổ chức buổi mit-tinh này trước công viên Lưu Hữu Phước, bắt đầu từ 5 giờ chiều nay.
Sau khi đại diện Mặt trận Tổ quốc Cần Thơ, Giáo xứ An Bình, Hội Cựu Chiến binh Cần Thơ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Cần Thơ mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển Việt Nam, đoàn người dự mit-tinh đã trương biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành khoảng một cây số trên đại lộ Hòa Bình đến trước UBND thành phố Cần Thơ rồi vòng về công viên Lưu Hữu Phước trước khi giải tán vào lúc hơn 6 giờ tối.
Đa số bạn trẻ là học sinh và sinh viên Đại học Cần Thơ đã sử dụng tờ báo đặc biệt của báo Tuổi Trẻ phát hành hôm 11-5 để làm biểu ngữ mit-tinh.
Dịp này Hội Cựu Chiến binh thành phố Cần Thơ đã nhờ báo Tuổi trẻ gửi tặng lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam 20 triệu đồng để hỗ trợ việc trực chiến với Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Chùm ảnh về cuộc mít-tinh chiều nay ở Cần Thơ:
Người dự mít tinh bắt đầu diễu hành trên đại lộ Hòa Bình. Ảnh Huỳnh Kim
Các tầng lớp nhân dân Cần Thơ biểu tình phản đối Trung Quốc. Ảnh H Kim
Kiên quyết phản đối Trung Quốc. Ảnh H Kim

Muốn chống Bắc Kinh, nhà cầm quyền Việt Nam cần tự thay đổi

SÀI GÒN (NV) .- Một số tôn giáo tại Việt Nam và tổ chức của người Việt ở hải ngoại, tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội tự thay đổi để củng cố các nguồn lực trước họa ngoại xâm. 

 
Chiều ngày Chủ Nhật 12/5/2014 hơn 2,000 người thuộc mọi tầng lớp ở thành phố Cần Thơ bất chấp trời mưa đã tập trung tại công viên Lưu Hữu Phước phản đối Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Phòng Thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vừa phổ biến Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng Viện về vụ Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí. Tuyên cáo do Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ấn ký, kêu gọi “giới sĩ phu thời đại trong nước và ngoài nước hãy khẩn cấp đứng lên vận động hợp quần cứu nguy”.

Tuyên cáo yêu cầu chính quyền Việt Nam học hỏi tiền nhân trong việc bảo vệ chủ quyền của xứ sở. Theo đó, sớm đưa việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc, hủy bỏ Điều 4 trong Hiến pháp để toàn dân, các cộng đồng tôn giáo, các đảng phái bình đẳng trong công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Tuyên cáo còn kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, các thân hào nhân sĩ, các đảng phái, các cộng đồng tôn giáo xây dựng một “Liên minh Chống ngoại xâm”, đồng thời kết hợp thành phong trào chuẩn bị tiến trình dân chủ hoá Việt Nam làm động cơ phát triển đất nước và thoát ly hoàn cảnh nô lệ chính trị của chính quyền hiện tại.

Ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng vừa phát hành một văn bản, nhắc lại quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong thư đề ngày 9 tháng 5, theo đó, kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay mọi hành vi xâm lăng.

Riêng với nhà cầm quyền CSVN, phía Công giáo Việt Nam nhận định, “tuy phải kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng phải có lập trường kiên định, lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc”, bởi “những thoả ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai đảng Cộng sản thực tế đã cho thấy không mang lại ích lợi nhiều cho dân nước mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy”.

Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi các tín đồ không thờ ơ với tình hình của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai, mởi gọi họ hy sinh cầu nguyện cho quê hương đất nước và với tất cả lương tâm, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng đáp lại lời mời gọi cứu nguy tổ quốc.

Theo dự tính, Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương, kêu gọi mọi người sám hối, tiết giảm chi tiêu để góp phần nâng đỡ các ngư dân là nạn nhân của tàu Trung Quốc, những cảnh sát Việt Nam bị thương.

Cũng trong thời điểm này, 20 tổ chức chính trị và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại đã cùng ký tên vào một tuyên cáo, lên án Trung Quốc đe dọa hòa bình, khẳng định họ đoàn kết với đồng bào trong nước, đòi Trung Quốc phải tức khắc rút giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam và lên án chính quyền Việt Nam “quá nhu nhược trong chính sách biển Đông”.

 Những tổ chức chính trị và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại cũng hối thúc chính quyền Việt Nam kiện Trung Quốc trước các tòa án quốc tế (đặc biệt là Tòa án Quốc tế La Haye và Tòa án Quốc tế Hamburg về Luật Biển) để nhờ các tòa án này phân xử hành động xâm lăng của Trung Quốc đối với lãnh hải và hải đảo của Việt Nam. Họ còn đòi hỏi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp và bắt giam những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm bị bắt giữ vì chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh. (G.Đ)
05-12- 2014 4:04:12 PM

Tàu Trung Quốc tấn công vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả thích đáng



TRUNGQUOC-CANHSATBIEN

7g30 sáng 12-5, một trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
Hai phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ của báo Tuổi Trẻ có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, tường thuật trực tiếp từ trên tàu kiểm ngư 9226.
Vụ đấu vòi rồng này diễn ra sau hơn 10 ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa.
Theo các PV Tuổi Trẻ tường thuật về, đây là cuộc đấu vòi rồng không khoan nhượng của lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

15 tàu Trung Quốc bao vây, cùng tấn công tàu kiểm ngư 9226

Tàu Việt Nam sau khi bị tấn công đã có những đáp trả đối với các tàu Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các quyền chấp pháp đối với các tàu Trung quốc sau đó mới diễn ra cuộc đấu vòi rồng và súng bắn nước trong thời gian hơn một giờ.
Diễn biến của trận đấu vòi rồng và súng bắn nước này được phóng viên Viễn Sự và Tấn Vũ tường thuật như sau:
Cuộc đấu vòi rồng đã diễn ra trong khoảng một giờ, bắt đầu từ khoảng 7g30 sáng, khi tàu 9226 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam treo băng rôn bằng tiếng Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cùng với các tàu kiểm ngư, tàu kiểm ngư 9226 đã tiến vào vị trí đặt giàn khoan HD 981. Khi phát hiện tàu kiểm ngư Việt Nam cách giàn khoan khá gần, phía Trung Quốc bắt đầu cuộc tấn công, điều 15 tàu hải giám và hải cảnh, các tàu cá bán vũ trang bao vây tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc tập trung lao thẳng vào tàu 9226 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc bám theo thăm dò tàu 9226 của Việt Nam chừng một phút sau đó bất ngờ dùng súng bắn nước tấn công vào tàu kiểm ngư 9226.
Một cách đột ngột, các tàu hải giám và hải cảnh tiến lên phía trước rồi lùi lại phía sau mũi tàu Việt Nam với mục đích dựng chuyện rằng tàu Việt Nam tấn công các tàu Trung Quốc.
Sau hành động gian manh này, bất ngờ 5 tàu hải giám và hải cảnh tiến về hai bên hông, áp sát 2 mạn tàu 9226 để xịt vòi rồng lên tàu nhằm vào các vị trí: ống khói, ca bin, hệ thống anten… nhằm làm cắt đứt nguồn thông tin từ tàu với áp lực xịt vòi rồng rất dữ dội.
Tuy nhiên, các phương án bảo vệ thuyền viên và phóng viên trên tàu 9226 đã được triển khai nên các thuyền viên và các phóng viên đều được bảo vệ an toàn.

Chúng ta đã đáp trả thích đáng!

Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc.
Hai thuyền viên trên tàu 9226 đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.
Tuy vậy, các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc vẫn điên cuồng bám theo và xịt vòi rồng về phía tàu 9226 và các tàu kiểm ngư lân cận.
Từ cabin của tàu 9226, phóng viên Tuổi Trẻ đã chứng kiến áp lực nước khủng khiếp từ vòi rồng tàu Trung Quốc. Lúc này chỉ cần lớp kính vỡ là nguy cơ thương vong vô cùng cao xảy ra với các thuyền viên và phóng viên có mặt trên tàu.
Tuy nhiên, chỉ huy tàu đã khôn khéo không cho tàu Trung Quốc phun vòi rồng trực diện, đồng thời 2 kiểm ngư trên mũi tàu kiên quyết bám trụ máy của vòi rồng nên tàu Trung Quốc không thực hiện được ý đồ!
Sau hơn 1 giờ đối đầu, vào khoảng 9g45 phút toàn bộ tàu Trung Quốc đã rút lui. Tàu 9226 bị thiệt hại một phao bè, một anten vinasat bị thổi xuống biển, một loa tuyên truyền bị hỏng nặng.
Tuy nhiên, toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc!
Thay mặt các thuyền viên, thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 thông qua báo Tuổi Trẻ gửi lời chào quyết thắng về đất liền và mong đồng bào yên tâm: Lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam sẽ đấu tranh quyết liệt, đáp trả thích đáng và không khoan nhượng với bất kể hành động nào xâm phạm chủ quyền Việt Nam!
THEO TUẤN VŨ


Ngân hàng sẽ bị sức ép từ biển Đông

Việc bị tranh chấp ở biển Đông có thể ảnh hưởng đến ngành ngân hàng, nhất là giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ngày 12-5, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Theo TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, vấn đề giải quyết nợ xấu ra sao khi các con số về nợ xấu mỗi nơi khác nhau và tình hình sắp xếp, tái cơ cấu các NH đến nay thế nào hiện nay cần được rõ.
NH chịu lỗ để bơm tiền ra
Nhiều NH cho biết họ đang trầy trật để bơm tín dụng ra, nhiều khoản NH cho vay ra chấp nhận lỗ nhưng không dễ dàng gì tìm thấy doanh nghiệp (DN) vay. Lãnh đạo Vietcombank phân tích, cả nước chiếm 97% là DN vừa và nhỏ nhưng đây cũng là đối tượng cần có chính sách ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, điều đáng nói là DN vừa và nhỏ lại có trình độ quản trị kém, kỹ năng quản lý yếu… Cũng chính vì lý do này nhiều NH họ rất ngại cho vay, với những DN chưa chết nhưng đang “ngáp” này, nếu không bơm vốn ra thì sẽ chết nhưng nếu không cẩn thận thì NH gánh rủi ro, tăng nợ xấu.
Theo lãnh đạo NH Phương Đông, có những DN sau khi được cơ cấu nợ cũng đã thừa nhận là có nhiều nơi khoản nợ đã xấu thêm. Tuy nhiên, vẫn có những DN nhờ được cơ cấu mà đã phục hồi. “Năm qua OCB đã có 400 DN nhờ cơ cấu lại mà trả được nợ. Vì NH chủ yếu cho vay 70% là DN vừa và nhỏ nên chúng tôi phải sống chết với đối tượng này” - ông nói.
Lãnh đạo OCB cho hay không chỉ tích cực thay đổi các sản phẩm, nhiều khoản cho vay chấp nhận lỗ mà NH cũng phải liên tục đi tìm kiếm người bạn đồng hành của mình.


Khách hàng đang giao dịch tại một ngân hàng ở TP.HCM. Ảnh: HTD
Thận trọng với tình hình biển Đông
Mặc dù ngành NH đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên tại phiên họp PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cảnh báo trước tình hình biển Đông hiện nay chắc chắn sẽ tác động tiêu cực và đặc biệt vấn đề này rất quan trọng với hệ thống NH.
Ông Ngân cũng tỏ ra lo lắng bởi năm 2013 hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đạt 264,26 tỉ USD nhưng riêng với Trung Quốc là 50,21 tỉ USD tăng 22,0% so với năm 2012. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, chúng ta nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2013 là 36,9 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Vì thế vấn đề này chắc chắn sẽ bị tác động trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào theo ông Ngân còn tùy thuộc vào chính sách kinh tế của Nhà nước, tùy thuộc vào việc giải quyết sự cố này. Còn bây giờ các NH tạm thời chưa bị tác động. “Những tác động xấu sẽ tới, vấn đề đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp cũng bị ảnh hưởng. Nếu như các nhà đầu tư gián tiếp rút vốn thì chắc chắn tỉ giá sẽ bị tác động” - ông Ngân cảnh báo.
Mặc dù vậy ông Ngân cho rằng cần lường trước các rủi ro, đừng để rủi ro xảy ra rồi mới đề phòng. Ví dụ một NH mở một tài khoản để nhập hàng từ Trung Quốc về. Lúc này nếu có vấn đề gì thì lô hàng từ Trung Quốc sẽ không về được mà tiền thì đã mở và nằm đó. Bởi vậy chắc chắn có những rủi ro trong thanh toán. Thế nên cần phải cảnh báo NH lường trước các tình huống khác nhau, trường hợp xấu nhất thì phải đối phó ra sao, dự phòng rủi ro đó thế nào để tránh lệ thuộc vào Trung Quốc” - ông Ngân nói.
Mặc dù vậy, theo quan điểm của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, với ngành NH áp lực mạnh nhất là thanh khoản chứ không phải vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan ở biển Đông.
Thứ Ba, ngày 13/5/2014 - 04:00
YÊN TRANG

Vấn đề mới khi xử lý tài sản đảm bảo
Một vấn đề mới đang nảy sinh hiện nay, nhiều trường hợp rất trớ trêu, NH cầm giấy tờ sổ đỏ… trong tay, xử lý đến phút chót là xong. Bỗng dưng có một ông cầm giấy tờ tay mua bán nhà đến. Cuối cùng NH lại rơi vào tình trạng chuyển thành tài sản có tranh chấp nên rất khó xử lý.
Lãnh đạo NH Phương Đông
Quá tải các vụ dân sự ở NH
Không chỉ khó xử lý tài sản đảm bảo, số lượng các vụ việc kinh tế chuyển lên thành dân sự thậm chí lên cấp hình sự… đến nay rất nhiều và các cơ quan chức năng đang bị quá tải vì quá nhiều vụ án cũng là nguyên nhân khiến quá trình xử lý không thể nhanh hơn được.
Lãnh đạo NH Việt Á