Friday, January 25, 2019

Biến động chính trị Venezuela: Thông điệp cho lãnh đạo Việt Nam

VOA Tiếng Việt/25/01/2019 
Những người ủng hội phe đối lập biểu tình chống lại chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 23/1. Biến động chính trị này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam vì cùng là xã hội chủ nghĩa.
 Những người ủng hội phe đối lập biểu tình chống lại chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 23/1. Biến động chính trị này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt Nam vì cùng là xã hội chủ nghĩa.
Biến động chính trị và cuộc nổi dậy của nhân dân Venezuela đòi lật đổ tổng thống xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro đang thu hút sự chú ý của nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam trong những ngày qua.
Hai nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nhận định với VOA rằng nhiều người Việt Nam đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng này vì người dân Venezuela muốn lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam áp dụng và nó có thể là một thông điệp cho những nhà lãnh đạo Việt Nam.
Hôm 23/1, hàng trăm ngàn người dân Venezuela đã đổ xuống các đường phố yêu cầu chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa của ông Maduro trong khi nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự tuyên xưng là tổng thống lâm thời trong lúc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Nam Mỹ này lên tới đỉnh điểm.
Người dùng mạng xã hội ở Việt Nam rất vui mừng khi thấy người dân Venezuela xuống đường để đấu tranh đòi dân chủ.
Nguyễn Chí Tuyến, nhà hoạt động dân chủ
Nhiều người dùng Facebook ở Việt Nam chia sẻ những hình ảnh của cuộc biểu tình ở Caracas kèm theo những lời bình luận mà phần lớn là ủng hộ sự nổi dậy của người dân Venezuela để đánh đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Một Facebooker tên Thanh Ngo viết rằng “Chỉ vì tham vọng của một vài người theo CSXHCN (cộng sản xã hội chủ nghĩa) mà đẩy cả dân tộc vào cảnh lầm than” khi bình luận về một bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội với tựa đề “Venezuela: Từ một cường quốc kinh tế tới cảnh... người dân bới rác tìm ăn.”
Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động dân chủ trong nước, cho biết lý do tại sao đây lại là một chủ đề ‘hot’ trên mạng xã hội Việt Nam lúc này.
“Lý do mà (người Việt Nam) quan tâm là vì đất nước Venezuela mặc dù xa Việt Nam nhưng họ có một thể chế từ thời ông Hugo Chavez và bây giờ là ông (Nicolas) Maduro theo con đường chủ nghĩa xã hội nên có nét giống với Việt Nam," anh Tuyến nói từ Hà Nội. "Cho nên khi chuyện chính trị xã hội xảy ra ở Venezuela thì đương nhiên người ta sẽ nhìn vào đó dưới nhiều góc độ khác nhau, mà đặc biệt người dùng mạng xã hội ở Việt Nam rất vui mừng khi thấy người dân Venezuela xuống đường để đấu tranh đòi dân chủ.”
“Thông điệp cho lãnh đạo Việt Nam”
Trong khi đó, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cũng là một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, cho VOA biết rằng ông cũng như dư luận trên mạng xã hội quan tâm nhiều về biến động ở Venezuela vì “từ ông (Nguyễn Minh) Triết đến ông (Nguyễn Phú) Trọng đều đã rất hữu nghị với chế độ độc tài này.”
“Mọi người quan tâm chủ yếu đến một bài học cho các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng ‘hãy coi chừng’ bởi vì Venezuela nó thế thì Việt Nam cũng có thể xảy ra như thế. Đấy là một kiểu ám chỉ.”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Hà Nội hôm 31/8/2015. (Ảnh chụp màn hình VOV)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Hà Nội hôm 31/8/2015. (Ảnh chụp màn hình VOV)
Mọi người quan tâm chủ yếu đến một bài học cho các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng ‘hãy coi chừng’ bởi vì Venezuela nó thế thì Việt Nam cũng có thể xảy ra như thế.
Nguyễn Quang A, Tiến sỹ và nhà hoạt động dân chủ
Năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc đó thăm Venezuela và vào năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón ông Maduro. Theo truyền thông trong nước, Việt Nam và Venezuela có quan hệ hữu nghị “tốt đẹp” và chứng kiến những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua.
Theo TS Quang A, cũng có những ý kiến trên mạng cho rằng người Việt Nam nên “theo gương Venezuela.
“Xuống đường đông như vậy, còn Việt Nam thì không thấy gì cả. Chỉ có xuống đường (ủng hộ) bóng đá là nhiều thôi.”
“Hãy là một Venezuela tiếp theo!”


Hải Uyên, một Facebooker, trong một đăng tải trên trang cá nhân hôm 23/1 chia sẻ hình ảnh ông Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời Venezuela kèm theo lời kêu gọi người dân Việt “hãy hành động trước khi quá muộn, hãy là một Venezuela tiếp theo!”
Hình ảnh người lãnh đạo trẻ Guaido cũng được nhiều người Việt Nam chia sẻ và tỏ lòng ngưỡng mộ cũng như mong ước một ngày nào đó sẽ có được một nhà lãnh đạo như vậy.
Người dùng Facebook Lê Hồng Song hôm 23/1 đưa ra những cảm nhận cá nhân của mình về tân tổng thống lâm thời 36 tuổi, người vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận, trong đó Facebooker này ca ngợi ông dám đứng lên cạnh người dân để “chiến đấu chống chế độ độc tài, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.” Ông Song ước muốn rằng “nếu Việt Nam cũng có những con người như thế này…?”
Một ngày sau khi biến động bùng nổ ở Venezuela, chính phủ Hà Nội hôm 25/1 nói rằng “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định.”
TS cho rằng "giới lãnh đạo Việt Nam cũng phải theo dõi và họ cũng phải rút ra những bài học” từ sự biến động này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 9 vừa qua kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội” và gọi đó là một “bi kịch của nhân loại.” Ông nêu tên Venezuela như là một ví dụ tiêu biểu khi cho rằng “hơn 2 triệu người chốn chạy khỏi đất nước vì chế độ xã hội chủ nghĩa của Maduro.”

Chống tham nhũng: Đảng vẫn đang đùa!

Theo VOA-Trân Văn/25/01/2019 
Image result for kim ngan phu trong
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, vừa thừa nhận: Vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống... còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên cũng tại cuộc họp tổng kết hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng CSVN năm ngoái và triển khai công tác kiểm tra, giám sát năm nay, bà Ngân khẳng định, đại ý: Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đã có chuyển biến tích cực. Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, “thấu tình, đạt lý” (1)…
Bà Ngân lại đùa khi vừa cảnh báo nhằm biện bạch cho hiệu quả phòng – chống tham nhũng, vừa tiếp tục biểu diễn quyết tâm ngăn chặn - triệt hạ tham nhũng!
Tuần trước, tại cuộc họp tổng kết hoạt động ngành nội chính của đảng CSVN năm ngoái và triển khai công tác của ngành này năm nay ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, đùa khi khen ngành nội chính của đảng CSVN đã phối hợp rất tốt với hệ thống tư pháp (thanh tra, công an, kiểm sát, tòa án) “điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng”. Chuyện phòng – chống tham nhũng chưa đâu vào đâu chỉ vì “đụng chạm đến lợi ích con người mà ở đây là lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt ở các cấp, các ngành, rất lắt léo, phức tạp” (2)...
Giống như bà Ngân, ông Trọng tiếp tục đùa như đã từng đùa. Ông vẫn xem dân chúng Việt Nam ngây thơ, luôn đinh ninh ông đi đầu trong chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng!
***
Cả lãnh đạo Hội đồng nhân dân lẫn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cùng khẳng định, việc ông Phạm Sỹ Quý, Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, được chuyển công tác về Hà Nội làm lãnh đạo một cơ quan trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là bình thường. Các viên chức hữu trách ở Yên Bái còn nhấn mạnh, công chúng phải xem ông Quý như mọi viên chức sạch sẽ khác vì đã hết thời gian bị kỷ luật. Mặt khác, công chúng không nên… chọc ngoáy trường hợp ông Quý bởi VUSTA không phải là cơ quan nhà nước (3).
Đúng là VUSTA không nằm trong hệ thống công quyền nhưng VUSTA là phần không thể tách rời của hệ thống chính trị lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam. Về tính chất, bởi VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đại diện cho tất cả các hiệp hội, hội nghề nghiệp tại Việt Nam nên đương nhiên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (4) – xưa nay vẫn thay mặt toàn dân lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia các cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân) từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành phố, cho đến trung ương là Quốc hội.
Nhìn một cách tổng quát, ông Quý chính là một trong những ví dụ sinh động nhất, chứng minh giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đang… đùa.
Năm 2017, ông Phạm Sỹ Quý nổi lên như một trong những “điển hình” mà giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn ra rả khẳng định là “vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống”. Tư dinh với diện tích 13.000 mét vuông của viên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái, tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, với quần thể kiến trúc bao gồm hàng loạt biệt thự, nhà sàn, hồ nước, vườn hoa,… chưa kể, gia đình ông Qúy còn là chủ một số trang trại, thửa đất, nhà trị giá nhiều tỉ, nằm rải rác khắp nơi, cả ở Yên Bái lẫn Hà Nội, làm dư luận nghiêng ngả.
Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập khối tài sản khổng lồ và tư dinh với quy mô như thế (?), còn vài thắc mắc khác, đáng chú ý hơn: Tại sao hệ thống công quyền ở Yên Bái lại “điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở Yên Bái”, rồi ký hàng loạt quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi đất rừng, đất ruộng vườn,… thành thổ cư, cấp giấy phép cho ông Quý xây dựng tư dinh một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy (?). Bà Phạm Thị Thanh Trà - chị ruột ông Quý, Chủ tịch tỉnh Yên Bái – người ký quyết định “điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở Yên Bái”, người bổ nhiệm ông Quý (năm 2005 từng bị bắt quả tang vì “đánh bạc”, không những không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn thăng tiến hơn người) làm Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, có liên đới về trách nhiệm hay không?..
Cuối cùng… cho dù Thanh tra Chính phủ kết luận, các quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất ruộng vườn thành thổ cư để ông Quý xây dựng tư dinh là sai qui định, chưa kể ông Quý không trung thực khi kê khai tài sản, vi phạm luật phòng – chống tham nhũng nên cần “xử lý nghiêm minh”. Việc xử lý ông Quý được giao cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Yên Bái, nơi chị ruột ông Quý đang là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Tỉnh ủy Yên Bái quyết định “cảnh cáo” đảng viên Phạm Sỹ Quý, cách chức Bí thư Đảng ủy, loại khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái “cảnh cáo” công chức Phạm Sỹ Quý, cách chức Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường và… điều động ông Quý sang làm Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái (5)!
***
Tháng 11 năm 2017, lúc kết quả xử lý ông Quý làm dân chúng Việt Nam ngỡ ngàng, sau đó nhiều người sôi lên vì giận, bởi nhiều viên chức hữu trách nhận định, xử lý như thế đã đủ nghiêm minh, ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, biện bạch, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ có thể hành xử đến vậy, vì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xử lý những tài sản mà các đương sự như ông Quý không thể đưa ra được giải trình hợp lý về nguồn gốc. Ông Lam trấn an, tình trạng ấy sẽ chấm dứt khi Quốc hội thông qua Dự luật sửa Luật Phòng – chống tham nhũng.
Đúng một năm sau – tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam thông qua Dự luật sửa Luật Phòng – Chống tham nhũng. Luật Phòng – Chống tham nhũng mới vẽ vời đủ thứ nhưng không có bất kỳ qui định nào về xử lý tài sản, thu nhập mà các viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc (7). Tất cả những giải pháp nhằm xử lý tài sản không thể giải trình về nguồn gốc của những viên chức giàu có bất minh trong dự luật (xem giàu có bất minh là tội hình sự, tịch thu sung công, giao cho Tòa án quyết định, buộc nộp thuế thu nhập cá nhân), đều bị Quốc hội bác bỏ...
Giờ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội, lại có thể mạnh miệng để đùa… “vi phạm của các tổ chức đảng, của đảng viên, nhất là tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống... còn diễn biến phức tạp”! Công cụ để giải quyết thực trạng mà thỉnh thoảng bà và các đồng chí trong Bộ Chính trị lại cảnh báo một lần đã được Quốc hội do bà lãnh đạo vứt vào sọt rác. Ông Quý đã chuyển công tác về Hà Nội để ông Trọng có cơ sở than rằng, “đụng chạm đến lợi ích con người mà ở đây là lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt ở các cấp, các ngành, rất lắt léo, phức tạp”!
Chú thích
(4) https://vi.wikipedia.org/wiki/Liên_hiệp_các_Hội_Khoa_học_và_Kỹ_thuật_Việt_Nam

Cảm hứng Venezuela


Nhìn biển người Venezuela hôm qua, ngẫm cảnh hàng triệu dân Việt xuống đường hò hét sau những trận bóng.
Tôi mong, thú thật là mong đêm nay Việt Nam đừng thắng nữa. Những cơn lên đồng tập thể thế, sẽ làm dân tộc này rồ dại mất.
Dân gần trăm triệu ai người lớn (xin lỗi, nhại câu cụ Tản Đà). Cảm hứng Venezuela, đánh thức được bao người, trong cái đám triệu người xuống đường hò hét đêm nay?
Tự hỏi vậy, để thấy dân Việt mãi không chịu lớn.

Bộ Công an: “Gái đĩ già mồm”

Pham Doan Trang|

Tại phiên kiểm điểm định kỳ (UPR) của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc hôm thứ ba (22/1) vừa qua, đại diện Bộ Công an khẳng định rằng ở Việt Nam không có cái gọi là sự gia tăng bắt bớ những người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội trong năm 2018.

Nghe thì bực mình vì cái giọng đối đáp đúng kiểu “gái đĩ già mồm” này, nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực thì thấy cũng nên biểu dương đại diện Bộ Công an đã can đảm chường mặt ra trước cộng đồng quốc tế để phát biểu như thế. Chứ lâu nay, thường là Bộ ta ra cái chủ trương, rồi gọi điện, cùng lắm đánh cái dây thép chỉ đạo, sai bảo Bộ Ngoại giao và các cơ quan đối ngoại thực hiện thôi, không thèm ra mặt trực tiếp đâu. Thế giới có chất vấn, phê phán gì thì đó là việc của “các đồng chí bên ngoại giao”.


Không lạ khi có rất nhiều lần, nhiều vụ việc, Bộ Công an là nơi… thải ra cho Bộ khác dọn, nhất là Bộ Ngoại giao khi phải đại diện cho nhà nước xã nghĩa đối diện cộng đồng quốc tế. Những người làm ngoại giao lâu năm hẳn đều không quên rằng lẽ ra Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ từ lâu lắm chứ không phải đến năm 1995, mà lý do là Bộ Công an phá phách, can thiệp nhiều quá, cứ sợ bắt tay với tư bản thì mất chế độ.

ại phiên kiểm điểm định kỳ (UPR) của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc hôm thứ ba (22/1) vừa qua, đại diện Bộ Công an khẳng định rằng ở Việt Nam không có cái gọi là sự gia tăng bắt bớ những người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội trong năm 2018.
Nghe thì bực mình vì cái giọng đối đáp đúng kiểu “gái đĩ già mồm” này, nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực thì thấy cũng nên biểu dương đại diện Bộ Công an đã can đảm chường mặt ra trước cộng đồng quốc tế để phát biểu như thế. Chứ lâu nay, thường là Bộ ta ra cái chủ trương, rồi gọi điện, cùng lắm đánh cái dây thép chỉ đạo, sai bảo Bộ Ngoại giao và các cơ quan đối ngoại thực hiện thôi, không thèm ra mặt trực tiếp đâu. Thế giới có chất vấn, phê phán gì thì đó là việc của “các đồng chí bên ngoại giao”.
Không lạ khi có rất nhiều lần, nhiều vụ việc, Bộ Công an là nơi… thải ra cho Bộ khác dọn, nhất là Bộ Ngoại giao khi phải đại diện cho nhà nước xã nghĩa đối diện cộng đồng quốc tế. Những người làm ngoại giao lâu năm hẳn đều không quên rằng lẽ ra Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ từ lâu lắm chứ không phải đến năm 1995, mà lý do là Bộ Công an phá phách, can thiệp nhiều quá, cứ sợ bắt tay với tư bản thì mất chế độ.

Chừng nào đến lượt Việt Nam?

Đỗ Văn Ngà|

Trên thế giới, Mỹ và Trung Cộng là 2 nước đại diện cho thế lực đen trắng trái ngược nhau. Mỹ có công cụ dân chủ và nhân quyền để hướng nhân dân nước độc tài tìm kiếm dân chủ cho mình. Còn Trung Cộng thì công cụ của nó là sự thoả hiệp với độc tài để cùng nhau trục lợi trên đầu nhân dân xứ đó.
Nơi nào độc tài, nơi đó Trung Cộng ngửi thấy mùi tiền và tìm đến. Trung Cộng cần những chính quyền độc tài là vì sao? Thứ nhất, nó cần lôi kéo một số nước vào group do nó làm chủ để tìm xây dựng một đối trọng với Mỹ. Thứ nhì là để trục lợi trên đầu dân tộc đó.
Giữa Trung Cộng và chính quyền các nước độc tài có sự cộng sinh. Nhờ đó Trung Cộng được đưa những công nghệ rác vào. Đã có nơi vứt rác mà còn được nhận về khoản tiền khổng lồ vì bán thứ rác ấy. Nhờ bọn tham quan ở nơi đó gật đầu mua rác giá cao, Trung Cộng sẽ hốt một mớ và ngắt phần lại quả cho quan chức, đồng thời đảm bảo giữ bí mật những khoản chi ấy. Bọn quan chức tham nhũng lấy tiền trực tiếp từ ngân khố sẽ dễ bị lộ, còn tiền từ ngân khố vòng qua tay Trung Cộng rồi thối lại cho quan chức thì an toàn hơn rất nhiều. Đó là lí do tại sao, Trung Cộng luôn trúng hầu hết các gói thầu EPC ở Việt Nam. Và đó cũng là để giải thích vì sao Trung Cộng khoái độc tài và độc tài khoái Trung Cộng.
Nếu Việt Nam không tách ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng thì đất nước này sẽ bị Trung Cộng tước hết tài nguyên, thải chất độc gây ô nhiễm, đầu độc dân tộc. Và đến khi mất khả năng trả nợ thì sẽ bị Trung Cộng ép phải nhượng địa. Nếu để tình trạng này kéo dài, dân Việt sẽ mất nước. Cho nên để thoát khỏi nanh vuốt Trung Cộng thì phải lật Cộng.
Như ta biết, cứ nơi nào độc tài còn mạnh, nơi đó Trung Cộng dễ chiếm ưu thế, và nơi nào có dân chủ thì nơi đó Mỹ chiếm ưu thế. Làm ăn với Mỹ bao giờ cũng minh bạch, quyền lợi rõ ràng, cho nên đất nước sẽ không chịu thiệt, mà ngược lại, còn có nhiều lợi thế. Nơi nào độc tài ngự trị thì nơi đó Mỹ nếu không đối đầu thì cũng dè chừng.
Mỹ và Phương Tây rất khôn, họ sẽ giúp nếu họ thấy điều đó có lợi cho họ. Cho nên muốn có sự ủng hộ của Mỹ và Phương Tây để tách Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng, thì trước hết dân tộc Việt Nam phải thể hiện sức mạnh của mình. Tương quan sức mạnh nhân dân và CS đạt cỡ 45% và 55% thì Mỹ và Phương Tây mới giúp ta một tay lật CS. Còn nếu cứ để thế tương quan 1% và 99% thì không ai giúp dân tộc này được. Vì thế giới họ thấy, giúp mà công của họ thành công cốc thì không bao giờ họ giúp.
Hãy nhìn sang Venezuela thì rõ. Hiện nay nước này đang có biến, và chế độ độc tài kiểu XHCN nước này phải đổ. Mỹ đã lên tiếng ủng hộ phe đối lập, cũng bởi vì lực lượng đối lập của họ đủ mạnh. Dân tộc Việt Nam phải làm được như vậy. Phải như phe đối lập Venezuela thì mới tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Phải nâng cao nội lực, còn không thì muôn thuở chẳng ai giúp./.

Đề nghị dời thời điểm thu phí BOT Cai Lậy: Công an cũng ‘biết sợ’ giới tài xế

Trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí hơn một năm vì bị giới tài xế phản đối quyết liệt. (Hình: Thanh Niên)
TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Hơn nửa tháng trước ngày dự trù trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại, hôm 25 Tháng Giêng, ông Nguyễn Nhật, thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải đã họp khẩn cùng Công Ty Đầu Tư Quốc Lộ 1 Tiền Giang (doanh nghiệp đầu tư trạm này) cùng giới chức tỉnh Tiền Giang.
Theo truyền thông nhà nước, trạm thu phí BOT Cai Lậy “được lập ra để hoàn vốn cho dự án cải tạo, tăng cường mặt đường 26.4 km quốc lộ 1 qua Tiền Giang, đoạn qua thị xã Cai Lậy dài 11.1 km, sửa chữa 14 cầu kết hợp xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12.1 km, với tổng mức đầu tư gần 1,400 tỷ đồng ($60.2 triệu).
Trạm BOT Cai Lậy từng khiến báo chí nhà nước tốn nhiều giấy mực trước khi nơi này phải tạm dừng thu phí ngày 30 Tháng Mười Một, 2017 do vấp phải sự phản đối quyết liệt của giới tài xế, những người tố cáo trạm này “đặt sai vị trí”.
Từ thời điểm đó đến nay, giới chức giao thông cũng như tỉnh Tiền Giang cho thấy họ loay hoay không tìm được giải pháp cho vụ này trước khi đột ngột loan báo BOT Cai Lậy thu phí trở lại hôm 14 Tháng Hai, tức Mùng 10 Tết Kỷ Hợi.
Việc thu phí trở lại được loan báo cùng việc giảm giá, với các xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn sẽ giảm từ 35,000 đồng xuống còn 15,000 đồng ($1.5 giảm còn $0.65). Ngoài ra, trạm còn giảm giá cho các tài xế có nhà nằm trong phạm vi tám xã lân cận trạm này.
Trên mạng xã hội, giới tài xế và nhà hoạt động xã hội dân sự suy đoán rằng trạm BOT Cai Lậy sẽ tái diễn cảnh “vỡ trận” với một lượng lớn tài xế phản đối bằng cách trả tiền lẻ, tương tự như tình cảnh hồi năm 2017, do nhà chức trách không giải quyết được vấn đề mấu chốt là trạm này “đặt sai chỗ”.
Báo Thanh Niên hôm 25 Tháng Giêng tường thuật: “Ông Trần Văn Bon, giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải Tiền Giang quan ngại việc thu phí vào những ngày sau Tết sẽ dễ gây ùn ứ trên tuyến đường huyết mạch về miền Tây này. Bởi, thời điểm đó lượng phương tiện còn đông, đồng thời, những vấn đề không mong muốn về an ninh trật tự có thể lại tiếp tục diễn ra như trước.”
Tờ báo cũng cho biết thêm rằng một lãnh đạo Công An tỉnh Tiền Giang ẩn danh nói rằng thời điểm hôm 14 Tháng Hai, lực lượng công an được điều đến trạm BOT Cai Lậy “sẽ mỏng hơn so với mong muốn của các đơn vị có liên quan do đang phải phân bố dàn trải để đảm bảo an ninh trên nhiều địa bàn”. Do vậy, vị này đã “đề nghị dời thời điểm thu phí trở lại sao cho phù hợp hơn”.
Phát ngôn của giới chức Công An tỉnh Tiền Giang cho thấy nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang và giới chức Giao Thông-Vận Tải đồng quan điểm điều công an đến “xử lý” những tài xế phản đối thu phí.
Sau cuộc họp nêu trên, báo Thanh Niên nói Bộ Giao Thông-Vận Tải đang “xem xét” và “sẽ tổ chức họp báo để công khai thông tin về ngày thu phí trở lại của trạm BOT Cai Lậy”.
Nhà báo Nguyễn Đức của báo Pháp Luật TP.HCM bình luận trên trang cá nhân: “BOT Cai Lậy, BOTAn Sương và các BOT sai trái phải dẹp. Bộ Trưởng [Giao Thông-Vận Tải Nguyễn Văn] Thể giỏi thật. BOT giăng như mắc lưới cá, giả vờ giảm giá rồi kéo dài thời gian “móc túi” cả triệu đồng bảo coi được sao. Đến kẻ trùm cờ bạc trong vụ Tướng Vĩnh C50 còn muốn làm BOT thì dân thua các anh rồi. Đây là một trong những “lợi ích nhóm chằng chịt lắt léo.” (T.K.)

Phó bí thư Nam Định ‘hoang tưởng’, tin nhiệt điện than giúp tăng ngân sách

Ông Trần Văn Chung tiếm quyền điều hành kinh tế, đầu tư trong khi họ chỉ có chuyên môn về lý luận đảng CSVN. (Hình: Ban Tuyên Giáo Trung Ương CSVN)
NAM ĐỊNH, Việt Nam (NV) – “Chỉ khi đưa vào vận hành nhà máy nhiệt điện thì thu ngân sách mới tăng đột biến được chứ như hiện nay thu ngân sách mỗi năm [của tỉnh mình] chỉ mấy ngàn tỷ đồng,” ông Trần Văn Chung, phó bí thư thường trực Tỉnh Ủy Nam Định, được báo InfoNet hôm 25 Tháng Giêng dẫn lời.
Tờ báo của Bộ Thông Tin Truyền Thông cho hay Nhà Máy Nhiệt Điện BOT Nam Định 1 “sẽ được khởi công vào đầu năm tới”.
Theo InfoNet, Tỉnh Ủy Nam Định nhất quyết làm nhiệt điện than vì hiện nay mức thu ngân sách mỗi năm của cả tỉnh “đang rất thấp, chỉ tương đương mức nộp ngân sách của Nhà Máy Hyundai Thành Công tại tỉnh Ninh Bình”.
Dự án Nhà Máy Nhiệt Điện BOT Nam Định 1 được ghi nhận tiến hành trên diện tích đất 242.71 héc ta tại huyện Hải Hậu, với tổng vốn đầu tư hơn $2 tỉ, dùng nguyên liệu than, tổng công suất hai tổ máy khoảng 1,109 MW.
Dự án do Công Ty Điện Lực Nam Định Thứ Nhất làm chủ đầu tư. Đáng lưu ý, truyền thông nhà nước nói công ty này đăng ký thành lập tại Singapore trên cơ sở tái cấu trúc từ Công Ty Điện Taekwang của Hàn Quốc và Công Ty Quốc Tế Dự Án Điện Nước thuộc Ả Rập Saudi.
Theo InfoNet, phản hồi những quan ngại rằng nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường, ông Chung nói: “Đương nhiên là nhà đầu tư cũng có tính toán đến việc đảm bảo môi trường, nếu không thì họ sẽ bị đóng cửa nhà máy. Từ câu chuyện của Formosa, bây giờ bản thân nhà đầu tư họ cũng phải lo về công nghệ, nếu không sẽ bị dừng hoạt động.”
Phát ngôn hồ hởi của ông Chung về chuyện nhiệt điện than có thể “giúp tăng thu ngân sách đột biến” được đưa ra trong bối cảnh hồi Tháng Mười Hai, 2018, báo Zing cho hay: “Quý III năm 2018 trở thành quãng thời gian không mấy sáng sủa đối với các nhà máy nhiệt điện khi nhiều nhà máy cỡ lớn ở Cẩm Phả, Hải Phòng, Quảng Ninh… thua lỗ vài trăm tỉ đồng với những lý do giống nhau. 20 nhà máy nhiệt điện than vận hành, cung cấp khoảng 86 tỷ kWh, chiếm 39% tổng lượng điện thương phẩm cả nước. Đóng góp lớn vào tổng lượng cung điện cả nước nhưng nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang “khóc ròng” vì thua lỗ.”
Tờ báo liệt kê một loạt nguyên nhân khiến các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc Việt Nam thua lỗ: “Sản lượng thấp và nhiều tổ máy vào kỳ sửa chữa, các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chênh lệch tỷ giá, giá bán điện giảm, thiếu than do Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) không đáp ứng đủ nguồn cung…”
Đồng thời, phát ngôn của ông Chung cũng cho thấy cách hành xử lộng quyền của lãnh đạo tỉnh ủy ở các địa phương khi tiếm quyền điều hành kinh tế, đầu tư trong khi họ chỉ có chuyên môn về lý luận đảng CSVN.
Không rõ các nhà máy nhiệt điện than đóng góp cho ngân sách các địa phương ở Việt Nam đến đâu, tuy nhiên, công luận có lý do để quan ngại về chuyện Trung Quốc đứng sau các nhà máy này để gây hại cho môi trường và xâm hại an ninh ở Việt Nam. Báo Đất Việt hôm 23 Tháng Giêng trích dẫn một báo cáo của Viện Kinh Tế Năng Lượng và Phân Tích Tài Chính (IEEFA) cho biết: “Trung Quốc đổ $3.6 tỉ USD để phát triển 13,280 MW nhiệt điện than tại Việt Nam. Trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới đang dần rút khỏi nhiệt điện than để hạn chế rủi ro thì Trung Quốc, quốc gia đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo trong nước, đang tài trợ cho 1/4 các nhà máy điện than ở 27 quốc gia.”
“Tính đến nay, các ngân hàng, doanh nghiệp Trung Quốc đã xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Đáng lưu ý, các hợp đồng này có thể yêu cầu sử dụng một lực lượng lao động chiếm ưu thế hoặc hoàn toàn của Trung Quốc, hạn chế lợi ích kinh tế địa phương…,” tờ báo viết thêm. (T.K.)

Năm dân biểu lên tiếng vụ Lộc Hưng với đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Từ trái, theo chiều kim đồng hồ, Dân Biểu Katie Porter, Dân Biểu Al Green, Dân Biểu Alan Lowenthal, Đại Sứ Daniel Kritenbrink, Dân Biểu Lou Correa, và Dân Biểu Gil Cisneros tại văn phòng ông Lowenthal ở Quốc Hội. (Hình: Văn Phòng Dân Biểu Alan Lowenthal cung cấp)
WASHINGTON, DC (NV) – Năm dân biểu liên bang Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 24 Tháng Giêng, gặp ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, để lên tiếng vụ chính quyền CSVN cưỡng chế đất đai ở Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Ngoài ra, các vị dân cử này cũng nêu trường hợp ông Michael Nguyễn, bị bắt giam tại Việt Nam từ Tháng Bảy năm ngoái, và phản đối việc chính quyền Tổng Thống Donald Trump đòi trục xuất những người Việt Nam có lệnh trục xuất của tòa di trú, nhưng được thỏa thuận năm 2008 bảo vệ.

Theo thông cáo báo chí của văn phòng Dân Biểu Alan Lowenthal (Dân Chủ-California), buổi gặp gỡ này do vị dân biểu đại diện Địa Hạt 47, bao gồm vùng Little Saigon, tổ chức tại văn phòng của ông trong Quốc Hội Mỹ, Washington, DC.
Ngoài ông Lowenthal, buổi gặp gỡ vị đại sứ còn có các dân biểu Lou Correa (Dân Chủ-California), Al Green (Dân Chủ-Texas), Dân Biểu Gil Cisneros (Dân Chủ-California), và Katie Porter (Dân Chủ-California), theo thông cáo cho biết.
“Chúng tôi đã lên tiếng kêu gọi Đại Sứ Kritenbrink tìm hiểu về sự việc cưỡng chế đất và phá dỡ nhà tại vườn rau Lộc Hưng, Sài Gòn. Tuy rằng chính quyền Việt Nam sở hữu tất cả đất đai trong nước, việc cưỡng chế đất đã trở thành điểm tranh chấp với nhiều người dân cho rằng chính quyền Việt Nam đã đẩy những người chủ đất nhỏ sang một bên để làm lợi cho các công trình đầu tư bất động sản lớn, đồng thời mức tiền bồi thường cho người dân thật là thấp,” Dân Biểu Alan Lowenthal được trích lời nói.
Ông Lowenthal cho biết Đại Sứ Kritenbrink đã bày tỏ với các vị dân biểu liên bang rằng ông sẽ tìm hiểu thêm về tình hình sự việc này.
Ông Lowenthal cho biết thêm: “Các vị đồng viện cùng tôi cũng đã trao đổi với Đại Sứ Kritenbrink về nhu cầu đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Các Quốc Gia Cần Đặc Biệt Quan Tâm (CPC), là danh sách các nước trên thế giới vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.”
Theo thông cáo của ông dân biểu, Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào năm 2006 sau khi có một số cải thiện tương đối trong lãnh vực tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, “những sự kiện đàn áp xảy ra từ đó đến hôm nay cho thấy chính quyền Việt Nam đi ngược lại những cải thiện đó và Việt Nam nên được đưa trở vào lại trong danh sách CPC,” vị đại diện Địa Hạt 47 của California cho biết tiếp.
Ông cho biết là Đại Sứ Kritenbrink hứa với các năm dân biểu rằng vấn đề này vẫn còn là ưu tiên hàng đầu của ông.
Vẫn theo thông báo, Đại Sứ Kritenbrink cũng cập nhật đến các vị dân biểu liên bang trường hợp của ông Michael Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ và là cư dân Orange, thuộc Địa Hạt 45, hiện do Dân Biểu Liên Bang Katie Porter đại diện, đang còn bị giam giữ tại Việt Nam.
Ông đại sứ cho biết rằng ông và các nhân viên của ông vẫn tiếp tục kêu gọi các viên chức cấp cao của chính quyền Việt Nam, bao gồm cả thủ tướng, trả tự do cho ông Michael Nguyễn.
“Chúng tôi cũng trao đổi cùng ông đại sứ những việc mà các dân biểu Hoa Kỳ có thể làm để giúp vận động trả tự do cho ông Michael Nguyễn,” vẫn theo Dân Biểu Lowenthal.
Sau cùng, các vị dân biểu nêu lên vấn đề bản thỏa thuận 2008, theo đó, Hoa Kỳ không được trục xuất những người Việt Nam qua Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, có phán quyết trục xuất của tòa di trú.
Chính quyền Hoa Kỳ hiện nay đang muốn đàm phán lại thỏa thuận này với chính quyền Việt Nam, và vụ này có thể sẽ dẫn đến việc trục xuất một số người Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước năm 1995 nhưng chưa có quốc tịch Mỹ.
Các chính quyền Hoa Kỳ trước đây không đặt ưu tiên việc trục xuất số người này, mà đa số là đến Mỹ sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, và họ cũng lo sợ sẽ bị đàn áp dưới chế độ Cộng Sản, nếu bị trục xuất về nước.
Đại Sứ Kritenbrink hiểu rõ những quan tâm của các vị dân biểu, và cam kết sẽ tiếp tục trao đổi với các vị này trong lúc những cuộc đàm thoại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam còn tiếp tục, thông cáo cho biết. (Đ.D.)

Phản ứng lập lờ của Bộ Ngoại Giao CSVN về ‘Mùa Xuân Tháng Giêng’ Venezuela Kalynh Ngô/Người Việt

Tổng thống lâm thời của Venezuela, ôngJuan Guaido. (Hình: Reuters)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN, bà Lê Thị Thu Hằng lên tiếng cho biết “Việt Nam mong muốn Venezuela hòa bình và ổn định.”
Đó là lập trường của phía Việt Nam được người phát ngôn nêu rõ tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 24 Tháng Giêng, 2019, tại Hà Nội.

Việt Nam cũng mong muốn góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Venezuela,” bà Hằng nói thêm.
Phát ngôn được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị đang căng thẳng tại Venezuela. Lãnh đạo phe đối lập, chủ tịch Quốc Hội Venezuela, ôngJuan Guaido, hôm 23 Tháng Giêng, đã tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời của quốc gia này.
Việt Nam và Venezuela trở thành đối tác toàn diện của nhau hồi năm 2007. Năm 2013 khi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, Tổng Thống Venezuela Nicolás Maduro đã gửi lời chia buồn: “Tướng Giáp từ trần là tổn thất với Venezuela!”
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN, bà Lê Thị Thu Hằng. (Hình: Tran Van Minh/Associated Press)
Phản ứng của mạng xã hội
Một phản ứng khác trong vị thế đối lập và rõ ràng hơn được dư luận thể hiện trên mạng xã hội. Facebook của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc viết rằng: “Cùng cất cao tiếng hát mừng cách mạng Tháng Giêng. Cùng cất cao tiếng hát mừng nền dân chủ cộng hòa… dẹp bất công xóa đói nghèo cùng cuộc đời tăm tối…”
Video vị tân tổng thống lâm thời của Venezuela hát quốc ca cùng với những người biểu tình đòi chấm dứt chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và giơ cao ngọn cờ quốc thể được người dân Việt Nam trong nước đón nhận tích cực. Rất nhiều những lời bình luận chúc mừng gửi đến người dân Venezuela.
Facebook Nguyễn Peng viết: “Chúc mừng tân Tổng Thống Juan Guaido là lãnh tụ mới của Venezuela. Chế độ Cộng Sản tàn lụi ở Venezuela, cũng là một điềm báo cho những chế độ độc tài Cộng Sản còn lại trên thế giới, sẽ ra đi không sớm hay muộn mà thôi.”
Một bình luận khác cũng trên Facebook: “Chúc mừng nhân dân Venezuela. Máu và nước mắt của các bạn đã được đền đáp.”
Phản ứng của quốc tế
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump ngay sau đó đã lên tiếng ủng hộ phe đối lập Venezuela và công nhận Chủ Tịch Quốc Hội Juan Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước.
Ngay sau đó, đương kim tổng thống Venezuela là ông Nicolas Maduro đáp trả bằng tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và ra tối hậu thư cho các nhà ngoại giao Mỹ phải rời Venezuela trong 72 giờ đồng hồ.
Sau Mỹ, hàng loạt các quốc gia khác công nhận thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.
Tuy nhiên, hôm 24 Tháng Giêng, Reuters trích lời tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chấp nhận những gì đang diễn ra ở Venezuela.
Tuyên bố của Tổng Thống Trump đã gây sốc cho tôi, một người tin vào dân chủ. Tôi gọi cho ông Maduro trên đường trở về từ Nga và tôi đã nói với ông ấy rất rõ ràng là không bao giờ để cho các cuộc nổi loạn chống lại dân chủ phát triển và tôi nhắn với ông ấy là phải mạnh mẽ,” Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói.
Về phía Nga, bộ trưởng Ngoại Giao, ông Sergei Larvov, nói Hoa Kỳ đã can thiệp vào chính trị nội bộ của Venezuela. Reuters dẫn lời ông Larvov phát biểu tại cuộc họp báo ở Algiers. Theo đó, ông Larvov nói rằng “Đó lại là một sự can thiệp trắng trợn khác vào các vấn đề nội bộ của một nhà nước có chủ quyền. Chúng ta đều thấy, đã có nhiều nỗ lực nhằm phế truất quyền lực của Tổng Thống Maduro, thậm chí dùng võ lực để tiêu diệt ông ấy.”
Hôm Thứ Tư, 23 Tháng Giêng, hình ảnh do AP truyền đi cho thấy giữa lúc hàng trăm ngàn người Venezuela đổ ra đường đòi chấm dứt chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Tổng Thống Nicolas Maduro, thì trên chính đài, ông Juan Guaido giương cao ngọn cờ quốc gia, cùng hát vang bài quốc ca trong tiếng reo hò của người dân Venezuela.
Tổng thống lâm thời Juan Guaido tuyên bố: “Với tư cách là tổng thống lâm thời của Venezuela, tôi thề sẽ thừa nhận tất cả các quyền lực của hành pháp quốc gia, bảo đảm chấm dứt sự chiếm đoạt của một chính phủ phản quốc; bảo đảm có các cuộc bầu cử tự do trong nước. Nếu đúng như vậy, hãy để Chúa và đất nước thưởng cho chúng ta và nếu không (hãy để Chúa và đất nước) yêu cầu điều đó.
Những người biểu tình đã tràn ra đường, làm tắc nghẽn các đại lộ ở phía Đông Caracas, hô vang “Ra ngoài, Maduro” và “Guaido, Presidente.”
Bộ trưởng Quốc Phòng Venezuela, ông Vladimir Padrino, lên tiếng cho biết ông Maduro là tổng thống hợp pháp và phe đối lập đã thực hiện cuộc đảo chính sau khi ông Juan Guaido tuyên bố là tổng thống của Venezuela. Cũng theo ông Padrino, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang tiến hành một cuộc chiến kinh tế chống lại Venezuela, một trong những thành viên của OPEC có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới.
“Venezuela từng là một cường quốc kinh tế của thế giới với trữ lượng dự trữ dầu khí lớn, nhưng khi ông Maduro lên nắm chính quyền, vị tổng thống này đã quyết tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hậu quả là kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan, quan chức Venezuela giàu sụ. Thế là người dân của một quốc gia từng phồn thịnh nhất Nam Mỹ chìm vào nghèo đói, cướp bóc và bệnh tật triền miên,” theo bình luận của Facebooker Nguyễn Quang. (Kalynh Ngô)
—–
Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com