Wednesday, March 23, 2016

Cải cách kinh tế và đàn áp chính trị

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-03-23 
Một biển quảng cáo quảng cáo nhà ở cao cấp mới tại Bắc Kinh, Trung Quốc (minh họa)
Một biển quảng cáo quảng cáo nhà ở cao cấp mới tại Bắc Kinh, Trung Quốc (minh họa) Ảnh minh họa chụp tại Bắc Kinh, Trung Quốc trước đây.  AFP
Ngay sau khi Trung Quốc chính thức ban hành kế hoạch Kinh tế Năm năm từ kỳ họp vừa qua của Quốc hội Khóa 12 lại có tin bạo động bùng nổ tại tỉnh Hắc Long Giang khi công nhân của một doanh nghiệp nhà nước sản xuất than đá đã biểu tình trong ba ngày liền vì không lương. Loại tin tức xã hội ấy khiến người ta nên chú ý đến một quyết định cải cách khác, là Lực lượng Cảnh sát Võ trang. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu khía cạnh đàn áp và thanh trừng đi cùng nỗi khó khăn của cải cách kinh tế.

Mục tiêu thanh trừng chính trị?

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Sau khi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc là Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày báo cáo tình hình kinh tế chính trị trước kỳ họp vừa qua của Quốc hội Khóa 12, người ta biết thêm nhiều chi tiết về Kế hoạch Năm năm Thứ 13 của Trung Quốc trong thời khoảng 2016-2020. Qua các chi tiết được công khai hóa, quốc tế chú ý đến việc sẽ sa thải hay dời công tác của nhiều triệu công nhân viên từ các ngành than thép vì nạn sản xuất thừa. Chưa biết quyết định này sẽ thi hành ra sao thì tuần qua lại có tin là nhiều công nhân của một doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Hắc Long Giang biểu tình trong ba ngày vì lao động trong ngành than mà chẳng có lương và bạo động đã bùng nổ. Vì vậy, kỳ này, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về những khó khăn xã hội trong tiến trình cải cách kinh tế của Trung Quốc. Ông Nghĩa nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Để chúng ta thấy ra toàn cảnh, tôi xin phân tích một khía cạnh khác của cải cách kinh tế, là cải cách bộ máy đàn áp của Trung Quốc, có tên là Lực lượng Cảnh sát Võ trang Nhân dân, nhưng trong mục tiêu thanh trừng chính trị của lãnh đạo.
Một khía cạnh khác của cải cách kinh tế, là cải cách bộ máy đàn áp của Trung Quốc, có tên là Lực lượng Cảnh sát Võ trang Nhân dân, nhưng trong mục tiêu thanh trừng chính trị của lãnh đạo.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết là về bối cảnh thì Trung Quốc vừa hoàn tất hai phiên họp song hành, được gọi là “Lưỡng Hội”. Đây là hội nghị của hai cơ chế dân chủ giả hiệu. Thứ nhất là “Hội nghị Nhân dân Hiệp thương Chính trị”, gọi tắt là “Nhân Dân Chính Hiệp” hayChính Hiệp. Hội nghị quy tụ đại biểu của tám đảng giả được mời vào làm tư vấn cho một đảng thật, là đảng Cộng sản Trung Hoa. Cơ chế kia được tôn là quyền “lập pháp tối cao của quốc gia” là “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”, gọi tắt là Nhân Đại, quy tụ gần ba ngàn đại biểu mà hai phần ba được đảng cử cho dân bầu. Thiên hạ cứ gọi cơ chế ấy là “Quốc hội”. Màn Nhân Đại hay Quốc hội có sự dàn dựng công phu hơn Chính Hiệp vì có quyền thông qua các nghị quyết của đảng.
Về các nghị quyết thì từ Tháng 10 năm ngoái, Hội nghị kỳ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 18 đã họp để đại diện cho 88 triệu đảng viên là 205 ủy viên chính thức và 171 ủy viên dự khuyết “thảo luận” về đường hướng kinh tế do Bộ Chính trị gồm có 25 ủy viên đề ra qua sự trình bày của Thường vụ Bộ Chính trị có bảy người. Theo phép “dân chủ tập trung”, từ hơn một tỷ 350 triệu dân đến 88 triệu đảng viên lên tới Thường vụ Bộ Chính trị, thì Tổng bí thư Tập Cận Bình là người tập trung nhiều quyền hạn nhất hiện nay, hơn cả Đặng Tiểu Bình và gần bằng Mao Trạch Đông, để đích thân vạch ra đường hướng kinh tế ấy.
Thứ ba, vì biết quốc tế theo dõi nên Tháng 12 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương và Quốc vụ viện, là Hội đồng Chính phủ, mới thừa chỉ thị của Bộ Chính trị mà triệu tập “Hội nghị Công tác Kinh tế của Trung ương”, dưới sự chủ trì của hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, để rà kỹ bài bản trước khi cho Nhân Đại trình diễn việc phê chuẩn. Đấy là bối cảnh chính trị của quyết định sẽ sa thải công nhân viên ở các khu vực bị nạn sản xuất thừa.
Nguyên Lam: Thưa ông, phải chăng là từ các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị Kinh tế Trung ương mà hôm 29 Tháng Hai vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nhân lực, Tài nguyên và Bảo vệ Xã hội của Bắc Kinh là Doãn Úy Dân loan báo việc sa thải một triệu 800 ngàn nhân công từ hai khu vực sản xuất than thép của Trung Quốc? Sau đấy, hôm mùng một Tháng Ba, thông tấn xã Reuters đưa tin là theo lời tiết lộ của hai viên chức thân cận với giới lãnh đạo nhưng xin giấu tên, thì trong hai ba năm tới, Trung Quốc sẽ sa thải năm sáu triệu công nhân viên từ khu vực nhà nước. Mục tiêu là để giải quyết nạn sản xuất thừa. Nếu vậy thì có lẽ chúng ta không lạ với chuyện công nhân Hắc Long Giang biểu tình, là điều đã xảy ra khá thường xuyên ở nhiều nơi khác, nhưng ngạc nhiên vì lý do biểu tình là họ không được trả lương. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có thấy ra sự kiện mới là lần đầu tiên mà Bắc Kinh nói ra nhu cầu sa thải nhân viên từ khu vực kinh tế nhà nước để xác nhận nạn sản xuất thừa. Trước đây và gần 15 năm qua họ cố che giấu và chỉ nói đến mức thất nghiệp thấp và dĩ nhiên là giả tạo. Chi tiết thứ hai mà ta cần kết hợp với chuyện ấy là Bắc Kinh cũng chỉ thị cho các doanh nghiệp nhà nước phải ưu tiên tuyển dụng bộ đội phục viên, tức là họ e sợ nguy cơ động loạn xã hội xuất phát từ quân đội, được gọi là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong khi ấy và đây là chi tiết thứ ba, nhiều khu vực rộng lớn là công nghiệp nặng hay sản xuất phù trợ cho xây cất đều bị ế ẩm, lỗ lã và mắc nợ nên thiếu tiền trả lương nếu không được vay tiền đắp nợ và tài trợ vốn luân lưu. Khi tổng kết lại thì ta có thể hiểu ra tình trạng động loạn xã hội nay bùng nổ với cường độ rất đáng lo ngại.
000_Hkg3795812-622.jpg
Ảnh minh họa chụp ở Tân Cương trước đây.
Nguyên Lam: Và thưa ông, có phải đấy mới là bối cảnh rộng lớn của việc lãnh đạo Bắc Kinh đang cải cách cả lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về ngữ học thì tôi xin phép dùng chữ  thay cho  khi nói về võ khí hay quân sự và dành chữ  cho nghĩa khác, thí dụ như khiêu vũ hay vũ công là thợ múa! Có dùng từ Võ Trang thì ta mới thấy hết chức năng có tính chất bạo lực của cơ chế này.
Số là khi theo dõi khóa họp vừa qua của Quốc hội Bắc Kinh, ta thấy các đại biểu Quốc hội thảo luận về việc cải cách Lực lượng Cảnh sát Võ trang mà người dân Trung Quốc hay gọi tắt là Cảnh Võ. Cho tới nay, cơ chế võ trang này nằm dưới sự điều động song song của Quốc vụ viện là Hội đồng Chính phủ và của Ủy ban Quân sự Trung ương, là thể chế cao cấp nhất về quân sự và võ trang, do Thường vụ bộ Chính trị chỉ định thành phần nhân sự dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư trong vai trò Chủ tịch. Nói vắn tắt thì lực lượng Cảnh Võ cùng được đảng và nhà nước điều động căn cứ trên Hiếp pháp và Đạo luật Cảnh sát Võ trang do Quốc hội ban hành cuối Tháng Tám năm 2009, khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch. Thế rồi, gần đây, Chính ủy của Lực lượng Cảnh Võ là Tướng Tôn Tư Kính lại đề nghị tu chỉnh đạo luật này để tăng cường vai trò lãnh đạo của Chủ tịch tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương.

Quân đội là công cụ của Chủ tịch Tập Cận Bình?

Nguyên Lam: Thưa ông, từ cuối năm ngoái lãnh đạo Trung Quốc đã có đợt cải tổ quân đội và cả tổ chức lẫn chiến lược quân sự. Như vậy, đề nghị cải cách Lực lượng Cảnh Võ đó có nằm trong chiều hướng này không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kỳ này, chúng ta không nói về cải cách tổ chức quân đội và chiến lược quân sự mà chỉ cần nhớ rằng Quân đội có nhiệm vụ chủ yếu là hướng ngoại, lo về chiến tranh, trong khi Cảnh Võ thì lo dẹp nội loạn, với sự yểm trợ của quân đội nều cần thiết. Bên phía Quân đội thì việc cải cách không chỉ giảm số quân khu, lập ra hai quân chủng mới và tăng cường vai trò của bộ Tổng tham mưu mà còn tập trung quyền lực vào tay ông Tập Cận Bình với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Khi viên tướng Chính ủy của Lực lượng Cảnh Võ đề nghị tu chỉnh Đạo luật Cảnh Võ thì đấy là động thái thứ nhì để củng cố quyền lực của Chủ tich Tập Cận Bình trên cả quân đội lẫn cảnh sát mà ta có thể gọi là “bộ đội nội an”.
Nguyên Lam: Thưa ông, vì sao ông lại đặc biệt chú ý đến chiều hướng tập trung quyền lực này?
Trong thực tế thì ngân sách và nhân sự của Cảnh Võ là do Bộ Công An phụ trách nên đây là lực lượng võ trang duy nhất còn nằm trong tay nhà nước, trong khi quân đội đã trở thành công cụ không phải của đảng mà của Chủ tịch Tập Cận Bình.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, đạo luật Cảnh Võ ra đời vào cuối năm 2009 là để nâng cao khả năng dẹp loạn của lực lượng cảnh sát võ trang sau nhiều biến động từ năm 2008 vì các lý do như người Hồi giáo nổi loạn, dân Tây Tạng đòi tự trị và nhất là tình trạng động loạn xã hội, thiên tai hay nhân họa vì tai nạn. Năm năm trước, ngân sách quốc gia cho lực lượng võ trang dẹp nội loạn này còn cao hơn ngân sách quốc phòng, đấy là chi tiết rất đáng chú ý.
Được thành lập từ năm 1982 và cải tiến qua Đạo luật Cảnh Võ vào năm 2009, lực lượng võ trang này có quân số là 660 ngàn, với nhiệm vụ dẹp loạn khi lực lượng cảnh sát hay thành quản của các địa phương bị tràn ngập và không ổn định được trật tự xã hội. Những khó khăn kinh tế dồn dập từ năm 2009 có thể giải thích nhu cầu tăng cường phương tiện bạo lực ấy. Nhưng vì nằm dưới sự điều động dân sự là Quốc vụ viện lẫn quân sự là Quân ủy Trung ương, lực lượng Cảnh Võ chịu trách nhiệm trước Bộ Công An của Quốc vụ viện lẫn Quân ủy Trung ương. Trong thực tế thì ngân sách và nhân sự của Cảnh Võ là do Bộ Công An phụ trách nên đây là lực lượng võ trang duy nhất còn nằm trong tay nhà nước, trong khi quân đội đã trở thành công cụ không phải của đảng mà của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cuối năm 2014 thì hai viên tướng chỉ huy lực lượng này là Chính ủy Tôn Tư Kính và Tư lệnh Vương Ninh được Tập Cận Bình đưa từ Quân đội Giải phóng qua, hiển nhiên là với nhiệm vụ cải cách theo hướng thâu tóm quyền lực về Quân ủy Trung ương. Nếu đề nghị tu chỉnh được Thường vụ Quốc hội thông qua sau khi khóa họp kết thúc hôm 16 vừa rồi thì Quốc vụ viện hay Chính phủ và Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ mất nhiệm vụ điều động lực lượng võ trang duy nhất trong tay mình. Từ nay, tất cả đều về tay ông Tập Cận Bình và vụ khủng bố tại Bruxelles sáng 22 vừa qua có thể là lý cớ tự nhiên nhất.
Nguyên Lam: Ông kết luận thế nào về chuyện ấy vì trong khi động loạn đang lan rộng thì tại sao nhà nước dân sự lại mất quyền điều động cái lực lượng mà ông gọi là “bộ đội nội an” và ông Tập Cận Bình lại thâu tóm quyền lực vào trong tay mình?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ sự kiện ấy mới đáng chú ý hơn cả. Sau khi tiến hành kế hoạch “đả hổ đập ruồi” tiếng là để thanh lọc đảng viên bị biến chất vì tham nhũng mà thực tế là nhằm thanh trừng các đối thủ chính trị, ông Tập Cận Bình lại tập trung thêm quyền lực vào trong tay thì hẳn là phải có những mục tiêu khác. Trước hết, việc cải cách kinh tế đã gây phản ứng mạnh từ tầng lớp đảng viên cao cấp tại Trung ương lẫn các địa phương. Rồi việc tập trung quản lý kinh tế vào trong tay mình lại gây phản tác dụng qua những lúng túng và lụp chụp từ năm ngoái càng khiến Tập Cận Bình thấy bất an. Năm tới lại có Đại hội đảng Khóa 19 với quyết định bổ nhiệm năm Ủy viên mới vào Thường vụ Bộ Chính trị thay năm người sẽ quá tuổi, trong số này có những người sẽ lên lãnh đạo sau Đại hội 20 vào năm 2022. Khung cảnh ấy có thể cho thấy nhiều trận đấu đá nội bộ để giành quyền lực. Với tâm trạng bất an, Tập Cận Bình không thể để xảy ra rủi ro chính trị. Vì vậy, lực lượng Cảnh Võ sẽ là phương tiện bạo lực phụ trội để đàn áp chính trị ngay trong đảng hơn là để dẹp nội loạn trong xã hội. Có cái gì đó rất lạ đang xảy ra tại Bắc Kinh mà người ta cần theo dõi.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa về bài phân tích này.

Nhật viện trợ cho VN 4 dự án trị giá hơn 400 ngàn USD

 RFA 2016-03-23  
viet-nhat-622.jpg
Lễ ký kết viện trợ của Nhật Bản cho VN, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy vn.emb-japan.go.jp
Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 4 dự án trị giá hơn 400 ngàn mỹ kim cho Việt Nam. Thỏa thuận viện trợ vừa nêu vừa được ký kết ngày hôm qua, 23/3, tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội.
Bốn dự án bao gồm “Xây cống hộp liên thôn tại Lâm Đồng”, “Xây dựng phân trường tiểu học Thin Théc tại Cao Bằng”, “Cung cấp thiết bị in chữ nổi cho khu vực miền Trung Việt Nam”, “Xây dựng khu nhà nội trú trường tiểu học và trung học co sở Pá Lau”.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroshi Fukada cho biết mục đích của chương trình viện trợ không hoàn lại này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng xã hội, không làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Đại diện các cơ quan phía Việt Nam được nhận viện trợ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, cam két sử dụng tốt số tiền viện trợ này.

Quy luật là thứ không thể chống

Đinh Ngọc Thu, gửi RFA 2016-03-23  
Protests in Vietnam as prominent blogger goes on trial https://t.co/0Te2RX4Mk3
Những người ủng hộ Blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh trước Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016. AFP
Chính quyền Cộng sản Việt Nam sẽ không đạt được bất ký lợi ích nào cho dù phóng thích hay cầm giữ anh Nguyễn Hữu Vinh, cô Nguyễn Thị Minh Thúy.

Sự khởi đầu “phá vòng nô lệ”?

Trước nay, họ vẫn bảo rằng, mục tiêu của trừng phạt là “giáo dục và răn đe”. Thực tế cho thấy, sự trừng phạt nhắm vào nhiều người khác trước đây, rồi tới anh Vinh và cô Thúy, kể cả những người khác nữa sau này, sẽ chẳng còn “giáo dục” và “răn đe” được bao nhiêu người giống như trước nữa.
Tất cả đã, đang và sẽ còn thay đổi, vừa nhanh, vừa mạnh mẽ.
Đã có rất nhiều người nhận ra, muốn vô hiệu hóa “chuyên chính vô sản” tại Việt Nam thì phải cung cấp đủ thông tin đúng cho đồng bào của mình. Thông tin là con đường duy nhất giúp thay đổi nhận thức. Khi nhận thức đã thay đổi thì hành vi cũng sẽ thay đổi. Hình như “phá vòng nô lệ” phải khởi đầu từ đó.
Anh Vinh là một trong những người nhận điều này. Năm 2007, anh Vinh làm trang web Ba Sàm. Anh Vinh không đơn độc. Anh Trần Hoàng cũng nghĩ như vậy và đã giúp anh Vinh.
Tháng 4 năm 2009, anh Trần Hoàng rút lui. Tháng 8 năm 2009, tôi tình nguyện thay vào chỗ anh Hoàng. Cũng như anh Vinh và anh Hoàng, tôi thấy mình cần phải làm gì đó. Tôi cũng có thể nhặt nhạnh, gom góp đưa đủ thông tin đúng đến đồng bào của mình như các anh thay vì chỉ bất bình, chửi đổng rồi thôi.
000_909HZ
Blogger Basàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thủy, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.
Chưa bao giờ tôi làm loại công việc nào giống như phụ anh Vinh – thực hiện Ba Sàm: Không thù lao, không có bất kỳ thứ phúc lợi nào mà lại không thể ngưng nghỉ. Mỗi ngày từ 14 đến 16 tiếng. Mỗi tuần bảy ngày. Mỗi tháng đủ 30 ngày. Tôi đã có ý định bỏ cuộc cả chục lần vì áp lực quá lớn.
Anh Vinh cũng đuối bởi áp lực đối với anh còn lớn hơn tôi. Không ai có thể cô lập tôi, bắt tôi vì những việc tôi làm, còn anh Vinh phải đối diện với điều đó từng ngày.
Chúng tôi không thoái bộ chỉ vì một điều, chúng tôi có thể “cầm nắm, sờ mó” được hiệu quả từ công việc của mình. Đó là những phản hồi và cả những đóng góp từ phía độc giả. Thậm chí Ba Sàm bắt đầu được nhân bản, càng ngày càng nhiều.

“Bịt miệng” là một mong muốn hão huyền?

Ai cũng có thể thấy từ cuối thập niên 2010 đến nay, tại Việt Nam, sự sợ hãi giảm dần, yêu cầu chính quyền phải thay đổi cách hành xử công quyền càng ngày càng lớn. Mọi người bớt thì thầm với nhau mà bắt đầu công khai bày tỏ điều họ nghĩ, xa hơn là điều họ muốn. Chính quyền sợ hãi nhưng sự bạo ngược giảm nhiều hơn.
Sự lo ngại của chính quyền tỉ lệ thuận với việc Ba Sàm bị tấn công. Chúng tôi đã từng bị đánh gục nhưng chúng tôi đã tự gượng dậy vì sự nâng đỡ tinh thần của độc giả.
Mệt mỏi và kiệt sức, tháng 4 năm 2014, tôi đã quyết định bỏ cuộc. Chính quyền Việt Nam đã thúc tôi mở lại cửa vào Ba Sàm khi bắt anh Vinh và cô Thúy.
Bây giờ, “bịt miệng” rõ ràng là một mong muốn hão huyền. Những chỗ như Ba Sàm trên Internet không phải là hàng chục, hàng trăm, rồi sẽ thành hàng ngàn. Đó là một thứ nhu cầu tự nhiên như hít thở, ăn, uống. Làn sao có thể cản được?
Đang có thêm những Nguyễn Hữu Vinh và những Ba Sàm khác. Giống như “niêu cơm Thạch Sanh”. Đây là thứ “niêu” không ai có thể đập bể. “Bạo lực cách mạng” có thể giúp Đảng CSVN đạt được một số “thắng lợi” nhưng lịch sử từng cho thấy bạo lực không thể tạo ra phát triển và thịnh vượng. Đó là quy luật. Cứ ngẫm sẽ thấy, không ai có thể chống lại các quy luật.
Đinh Ngọc Thu, 22/03/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Thông tư mới thêm quyền cho công an

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-03-23  
000_907P7
Những người ủng hộ blogger Nguyễn Hữu Vinh đứng trước Tòa án Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016. AFP photo
Bộ Công An Việt Nam vừa ban hành thông tư với qui định công an có quyền bắt giữ ngay nếu không thể thuyết phục những người tụ tập tham dự các phiên xử tại tòa. Thông tư được đưa ra ngay trước khi diễn ra phiên xử blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm và người cộng sự Nguyễn thị Minh Thúy.
Thanh Trúc tìm hiểu và ghi nhận ý kiến những người thường tham gia biểu tình hoặc tham dự những phiên xử đáng lưu ý về  thông tư sẽ có hiệu lực ngày 24 tháng Tư tới đây:
Đây là thông tư số 13/2016 của Bộ Công An, qui định thực hiện bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an nhân dân, thay thế qui định bảo vệ phiên tòa ban hành hồi tháng Bảy 2006.
Theo thông tư này, công an có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập hay giấy mời của tòa án, mỗi phiên xử phải có ít nhất 2 công an, phải đến trước khi tòa mở phiên xử 30 phút.
Đặc biệt đối với các vụ án được nói có tính cách nghiêm trọng và phức tạp về mặt an ninh trật tự, thông tư 13/2016 nói rõ, thì một ban chỉ đạo sẽ được thành lập để bảo vệ phiên tòa đó.
Công an làm nhiệm vụ trong phòng xử phải giám sát mọi hành vi của bị cáo, nhân chứng, người có quyền lợi liên quan, phải nhắc nhở khuyến cáo để không xảy ra chuyện đe dọa tấn công Hội Đồng Xét Xử, chuyện hủy hoại, cướp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, gây mất an ninh trật tự trong phòng xử.
Bên cạnh đó, người giữ trách nhiệm có thể buộc người vi phạm rời phòng xử hoặc bắt giữ người đó theo quyết định của vị chủ tọa phiên tòa.
Trong những tình huống tụ tập đông người và gây rối trật tự tại khu vực xét xử thì người công an làm nhiệm vụ bảo vệ phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người giải tán. Nếu thuyết phục người gây rối và gây cản trở phiên tòa không xong thì công an được quyền bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu khi cần thiết.
Dưới mắt nhiều người trong nước, những chi tiết được nêu ra trong thông tư mới này không có gì mới bởi trước giờ công an vẫn thường ra lệnh, đánh đập và bắt người mỗi khi có những phiên tòa lôi kéo sự chú ý của dư luận.
Ông cựu đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông góp ý:
Việt Nam hiện đang thực hiện Hiến Pháp 2013 là quyền công dân và quyền con người được tôn trọng, do đó vấn đề nếu như người dân đến đông mà ổn định và thực hiện đúng qui định pháp luật, không có hành vi quá khích, gây rối thì không có vấn đề gì cả, cũng không có cơ sở để ngăn chặn.
Nhưng mà đến đó để la lối, chửi bới, lăng mạ hoặc là xô đẩy ...là vượt quá mức cho phép và làm ảnh hưởng đến những người thi hành công vụ thì các cơ quan chức năng phải thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự của phiên tòa, đặc biệt phải giữ nghiêm pháp luật để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn. Nếu thấy dân không thực hiện theo ý mình mà dùng biện pháp vũ lực, trấn áp, gây thương tích cho dân thì tôi nghĩ đây là một sự vi phạm. Tôi chỉ nêu quan điểm của mình về vấn đề đó thôi.
Thông tư 13/2016 của Bộ Công An được ban hành ngày 22, trước phiên xử blogger Anh Ba Sam và người cộng sự Minh Thúy về tội mà truyền thông trong nước gọi là ‘bôi xấu Nhà nước’. Không đợi tới ngày 24 tháng Tư mà ngay trong ngày 23 tháng Ba tức ngày xảy ra phiên xử blogger Anh Ba Sam thì hai người tự ra ứng cử là tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi Nguyễn Đình Hà đã bị công an bát về đồn thẩm vấn mấy tiếng đồng hồ.
Dưới mắt blogger Nguyễn Lân Thắng, Thông Tư 13/2016 của Bộ Công An về qui định bảo vệ phiên xử của công an không làm ai ngạc nhiên mà chỉ cho người ta cái cảm giác là:
Cái chế độ công an trị nó ngày càng mạnh mẽ hơn, cho nên chuyện có một thông tư, một qui luật như vậy thì không có gì ngạc nhiên cả.
Từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, cũng là một người hoạt động dân chủ lâu nay, nhận định khái niệm gây rối làm mất trật tự trong thông tư mới đây của Bộ Công An mang tính chất mơ hồ, qui chụp:
Những ai đến dự những phiên tòa lẽ bình thường được mở một cách công khai, nhưng từ trước đến nay những phiên tòa mang tính chất nhậy cảm về chính trị, về dân oan, về công bằng xã hội thì đều bị công an, dân phòng, cảnh sát tư pháp cản trở. Những ai không chấp hành những chỉ thị độc đoàn thì đều bị qui kết vào tội gây rối, cái cách hiểu là như thế.
Ví dụ những vụ xử như ông Điều Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải rồi Đoàn Văn Vươn trước đây và mới đây nhất là vụ hôm nay xử Ba Sam Nguyễn Hữu Vinh thì đều có lực lượng công an đến ngăn cản không cho vào dự thính. Họ đã ngang nhiên bắt tiến sĩ Nguyễn Quang A rồi một thanh niên trẻ, cũng là một người tự ứng cử  là Nguyễn Đình Hà, đưa về đồn công an tới ba bốn tiếng đồng hồ.
Theo ông Nguyễn Khắc Toàn, Thông Tư 13/2016 dù nói là thay thế qui định bảo vệ phiên tòa từ tháng Bảy 2006  thì cũng không thể giải quyết cốt lõi của sự việc tụ tập đông người dẫn tới hành vi gây rối trật tự theo cái nhìn của Bộ Công An:
Những phiên tòa trong nước mấy năm qua thì đã có hiện tượng người dân và những người liên quan đến vụ án kéo nhau rất đông đến dự, mong nền tư pháp có một cách tuyên án có một cách xử độc lập, tuân theo luật pháp. Nhưng trên thực tế nền tư pháp và bộ máy công quyền đều có vấn đề phán  xử bất công thì người dân đã phản kháng và đa có  những vụ xung đột, đánh đập, tấn công luôn cả Hội Đồng Xét Xử. Chuyện đó đã xảy ra rất nhiều ở khu vực miền Nam, miền Trung và kể cả miền Bắc trong mấy năm qua, nguyên nhân chủ yếu là do sự thối nát của bộ máy tư pháp. Họ đau đầu với những sự kiện này cho nên họ phải bày đặt ra một thông tư mới nhằm hợp pháp hóa việc trấn áp của nhà cầm quyền đối với làn sóng đấu tranh đòi công lý của người dân ở trong nước.
Bà Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, đã cùng một số dân oan khác kéo đến phiên tòa xử blogger Anh Ba Sam ngày 23 vừa qua, nói rằng công an không chỉ bắt tiến sĩ Nguyễn Quang A và anh Nguyễn Đình Hà mà trước đó đã chận bắt 3 dân oan khác đang trên đường đến tòa dự phiên xử là bà Trần Thị Hài ở Bình Dương, bà Hồ Thị Nhiên ở Nghệ An, bà Trần Thị Hoàn ở Tiền Giang:
Họ đưa rất nhiều xe và họ trấn áp yêu cầu chúng tôi phải giải tán. Khi phiên xử kết thúc thì chúng tôi di chuyển sang Bộ Công An và biểu tình đòi người tại Thanh Tra Bộ Công An. Nhưng lúc đấy thì cũng muộn rồi, họ đóng cửa họ nói rằng có yêu cầu gì thì báo cáo lãnh đạo. Chúng tôi đợi mất một tiếng mà đến giờ này họ vẫn chưa được trả tự do.
Vừa rồi là những ý kiến xoay quanh nội dung Thông Tư 13/2016 về quyền của công an trong việc bắt giữ người bị cho tụ tập gây rối tại các phiên xét xử, đặc biệt các vụ án nghiêm trọng và nhạy cảm.

Bắc Kinh: Ngư dân Philippines ném 'bom cháy' vào tàu chấp pháp TQ

Ngư dân Philippines trên thuyền đánh cá gần bãi cạn Scarborough ở Masinloc, Zambales.
Ngư dân Philippines trên thuyền đánh cá gần bãi cạn Scarborough ở Masinloc, Zambales.
VOA-23-03-2016
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/3 nói các ngư dân Philippines đã ném “bom cháy” vào các tàu chấp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó, báo chí Philippines nói người trên các tàu tuần duyên Trung Quốc đã ném chai lọ trúng vào người của các ngư dân Philippines.
Philippines và Trung Quốc lâu nay vẫn cáo buộc lẫn nhau về các hành vi ở vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp. Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết vùng biển. Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.
Báo chí Philippines tuần này cho hay một nhóm ngư dân nước này đã bị tuần duyên Trung Quốc dùng chai lọ ném trúng và đuổi ra khỏi bãi cạn Scarborough. Các ngư dân sau đó đã đáp trả bằng cách ném đá, các bài báo cho biết.
Khi được hỏi về sự việc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bãi Scarborough - mà Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham - là lãnh thổ của Trung Quốc còn các ngư dân Philippines đã đánh bắt cá xung quanh đó trái phép.

"Tàu nhà nước của Trung Quốc đã đề nghị các tàu thuyền đánh cá phi pháp của Philippines rời đi, tuân theo luật pháp, nhưng họ từ chối làm theo", bà nói tại một cuộc họp báo hàng ngày.
"Một số người trên tàu thậm chí còn huơ mã tấu và ném bom cháy, cố ý khiêu khích, tấn công những người thi hành công vụ và tàu làm nhiệm vụ của Trung Quốc, thách thức việc thực thi pháp luật của Trung Quốc và đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn và trật tự của vùng biển quanh đảo Hoàng Nham", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Trung Quốc đã tăng cường "công tác quản lý" của nước này quanh bãi cạn, bà nói thêm nhưng không đưa ra chi tiết.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines nói: "Chúng tôi không thể bình luận tại thời điểm này trong khi chúng tôi vẫn đang chờ báo cáo chính thức từ các cơ quan liên quan của chúng tôi về vụ việc".
Theo Reuters, Businessinsider.com

Kết thúc Hội nghị Mekong-Lacang, TQ hứa cho các láng giềng vay

Từ trái: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong , Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham tại Hội nghị Mekong-Lancang.
Từ trái: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong , Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham tại Hội nghị Mekong-Lancang.
24-03-2016
Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản cho vay và tín dụng để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước dọc theo Sông Mekong, Thủ tướng Trung Quốc Lý Quang Kiệt tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan Thương (Lancang) lần thứ nhất, diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc, hôm 23/3 giữa 6 nước chia sẻ sông Mekong gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Theo lời thủ tướng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,5 tỷ đôla) và các khoản tín dụng lên đến 10 tỷ đôla để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kết nối ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Trong buổi tiếp đón lãnh đạo các nước hôm 22/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh đến việc Bắc Kinh đã xả nước từ đập Cảnh Hồng để giúp đỡ cho các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong, trong đó có Việt Nam, đang gặp hạn hán nghiêm trọng, và xem đây là ‘sự chân thành’ cũng như cam kết của Trung Quốc đối với hội nghị.
Tuy nhiên, tờ Hoa Nam Buổi Sáng trích nhận định của các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh muốn dùng việc xả nước và hội nghị thượng đỉnh Mekong-Lan Thương để đánh lạc hướng những chỉ trích nhắm vào các dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi của nước này, đồng thời hồi phục các dự án còn dang dở, trong đó có đập Myitsone ở Myanmar đã bị đình trệ vì vấn đề môi trường.
Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây 5 đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông trong nhiều năm qua. Các chuyên gia cho rằng mỗi con đập mà Trung Quốc xây dựng đều tạo ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy nhiều hơn.
Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar.
Hội nghị Mekong-Lan Thương cũng thông qua Tuyên bố Tam Á, trong đó có việc phối xây dựng Trung tâm hợp tác nguồn nước Mekong-Lan Thương để chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mekong. Việt Nam cho biết sẵn sàng đóng góp tài chính và chuyên gia để làm việc tại trung tâm này.
Theo Tân Hoa Xã, SCMP, Người Lao Động, VOV.

Mỹ yêu cầu trả tự do cho blogger Anh Ba Sàm, bà Nguyễn Thị Minh Thúy

Các nhà hoạt động nhân quyền từ Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng...tập trung gần khu vực tòa án, mặc áo in hình ông Vinh, hô các khẩu hiệu đòi tự do cho ông Vinh và bà Thúy.
Các nhà hoạt động nhân quyền từ Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng...tập trung gần khu vực tòa án, mặc áo in hình ông Vinh, hô các khẩu hiệu đòi tự do cho ông Vinh và bà Thúy.
VOA-23-03-2016
Blogger Anh Ba Sàm, tức nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hữu Vinh (60 tuổi), đã bị tuyên án 5 năm tù, và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy (35 tuổi) bị tuyên án 3 năm tù giam vì bị cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Cả hai đã bị bắt giam từ tháng 5 năm 2014.
Cáo trạng nói các bài viết đăng tải trên trang Anh Ba Sàm có nội dung xuyên tạc, thể hiện quan điểm một chiều chống lại đảng cộng sản, gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo Việt Nam.
Về bản án này, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ra tuyên bố ngày 23/3 nói: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và kết án blogger Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là Anh Ba Sàm) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy lần lượt là 5 năm và 3 năm tù theo Điều 258 của Bộ luật hình sự của Việt Nam”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nhận xét rằng việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa bình là điều đáng lo ngại.
Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ, việc kết tội này rõ ràng là không phù hợp với các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, cũng như các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và các cam kết quốc tế khác của Việt Nam. Đại sứ quán cũng kêu gọi “chính phủ trả tự do vô điều kiện hai người này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ một cách ôn hòa bình, mà không sợ bị trả thù”.
Trong thông cáo phát hành ngay sau phiên tòa kết thúc, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói: ‘Bản án này hết sức đáng quan ngại vì chứng tỏ một làn sóng đàn áp mới giữa lúc các tân lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.’
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nói điều luật 258 là một trong những quy định mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam thường được dùng để trấn áp những tiếng nói bất đồng hay những ai chỉ trích nhà nước.
Trước phiên xử hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Ân xá Quốc tế đã đồng thanh kêu gọi Việt Nam phóng thích hai blogger này.
Các chính phủ phương Tây chỉ trích Việt Nam tống giam những người bất đồng chính kiến chỉ vì họ thể hiện quan điểm ôn hòa, một cáo giác mà Hà Nội nhất mực phủ nhận.
Việt Nam nói chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Chấp nhận từ ‘độc lập’ tới ‘đối lập’?

 Luật sư Ngô Ngọc Trai 

Gửi cho BBCVietnamese.com 5 giờ trước 

Trong danh sách ứng viên Đại biểu Quốc hội khóa 14, Hà Nội có 48 người tự ứng cử trên tổng số 87 ứng viên, còn TP Chí Minh có 44 người tự ứng cử trong tổng số 90 người.

Image copyrightChinh Vi
Image captionMột công dân, cô Mai Khôi tự ra ứng cử vào Quốc hội Việt Nam
Cơ hội thành công cho những người tự ứng cử ra sao điều này trên danh nghĩa sẽ phụ thuộc vào sự tín nhiệm của cử tri dành cho họ, song có thể hiểu khả năng thành công của ứng viên phụ thuộc vào sự chấp nhận của các cấp lãnh đạo hiện tại.
Sâu xa hơn, sự thành công của ứng viên độc lập phụ thuộc vào bước tiến mới trong nhận thức đánh giá về vai trò chính trị của họ trong tư cách là những người phản biện đối lập.

Hiện trạng đất nước

Mọi người dù là bất kỳ ai đều phải đồng ý với nhau một điều rằng xã hội Việt Nam hiện tại có quá nhiều vấn đề.
Các vấn đề như tội phạm, tham nhũng, lãng phí, chạy chọt, tai nạn, ô nhiễm, chậm phát triển, tụt hậu... khiến những người có lương tâm nhận thức không khỏi day dứt xót xa.
Không xót xa sao được trước những thông tin về số người Việt đi xuất khẩu lao động hàng năm xa gia đình hay số liệu về người Việt bán dâm ở nước ngoài.
Chúng ta cũng cay đắng trước những thông tin về chỉ số phát triển, chỉ số đáng sống, chỉ số đóng góp cho hành tinh nhân loại thỉnh thoảng xuất hiện trên báo chí mạng xã hội.
Tất cả những điều đó khiến những người có lương tri nhận thức đều rối bời không yên, thôi thúc chúng ta cần phải làm gì đó giúp thay đổi hiện trạng bi đát và tương lai u ám.
Nhiều người đã lên tiếng phản biện trên các diễn đàn chính sách hoặc báo chí mạng xã hội để rung những tiếng chuông báo động về thực trạng đất nước, nhiều người trong phạm vi công việc của mình đã làm tốt nhất những gì có thể những mong qua đó góp phần vào sự tiến bộ chung.
Và trong dịp bầu cử Quốc Hội khóa 14 này, nhiều người đã mạnh dạn ứng cử hòng đưa tiếng nói đóng góp xây dựng của mình đến được với cơ quan có quyền quyết sách tối cao, ngõ hầu tác động vào chương trình nghị sự giúp đất nước phát triển.
Nhưng rồi liệu sẽ đi đến đâu?

Quá nhiều quyền

Chúng ta đều phải đồng ý với nhau một điều rằng từ xưa đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền hiện tại đã có toàn quyền trong việc sử dụng các nguồn lực quốc gia và đưa ra quyết sách phát triển mà hầu như không gặp một rào cản nào.
Image copyright
Image captionVụ nổ do cưa bom tại Hà Nội hôm 19/03 làm nhiều người chết oan
Khi có toàn quyền và hầu như không gặp rào cản gì, vậy tại sao hiệu quả phát triển lại không cao? Hiệu quả phát triển không cao không thể nói là do thiếu quyền.
Vậy phải chăng hiệu quả phát triển không cao có nguyên nhân từ chính sự nhiều quyền? Nhiều quyền quá không bị kiểm soát, không bị chế ước, đó phải chăng chính là nguyên nhân khiến hiện trạng đất nước như hiện nay?
Tôi cho rằng đúng là như vậy, chính vì sự nhiều quyền không bị kiểm soát đã dẫn đến những yếu kém, sai lầm trong các quyết sách.
Vì nhiều quyền quá nên làm sai mà chẳng làm sao, quyết sách làm ra không chịu áp lực giải trình, tức là không có động lực phải đưa ra những tính toán hợp lý khoa học cho mỗi quyết sách.
Khi đó chính sách sẽ sai lệch kém chất lượng, mức độ phát triển bấp bênh phụ thuộc vào may rủi, mà rồi trong nhiều trường hợp công sức nhọc nhằn của nhân dân đổ sông đổ bể.
Ví như chính sách cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư kinh doanh đa ngành, đây là một chính sách không hề có độ sâu, sai lầm rất thô thiển.
Chỉ vì cho đầu tư kinh doanh đa ngành nên tập đoàn nhà nước đầu tư dàn trải dẫn đến thất thoát. Năng lực quản lý yếu kém từ chính bản thân tập đoàn và từ Chính phủ dẫn đến mất kiểm soát hoạt động và thua lỗ.
Cái năng lực yếu kém trong quản lý điều hành đã không được nhìn ra như là một điều kiện tiên quyết trong việc quyết định cho phép hay không đầu tư kinh doanh đa ngành.

Image captionLý do dân phải đưa hối lộ
Tại sao một chính sách mà cái hệ quả có thể nhìn thấy trước như vậy lại có thể được ban hành ra mà không vấp phải sự phản đối? Đó chẳng phải do nhiều quyền nên cẩu thả thiếu trách nhiệm với quyền hạn của mình là gì?
Cho nên sự nhiều quyền, toàn quyền chính là gốc rễ nguồn cơn của các vấn đề xã hội hiện nay.

Lối đi nào?

Trước hiện trạng đất nước hiện nay, để tìm ra lối đi cho Đảng và cho dân tộc chúng ta cần thành tâm thành thực với nhau.
Hiện thực không dễ chấp nhận, nhưng ở những góc khuất nào đó chúng ta đã bị hiện thực khuất phục.
Mỗi chúng ta đều là những người duy lý hiểu được trong thâm tâm mình đúng sai ra sao, sự thể thế nào.
Cho nên cái mà đất nước cần hiện nay là chỉnh sửa vấn đề nhiều quyền.
Chúng ta cần những tiếng nói phản biện của những người nằm ngoài hệ thống (nước ngoài họ gọi là phe đối lập), có tác dụng như một phanh hãm bên cạnh chân ga, giúp cho cỗ máy hệ thống chính trị vận hành trơn tru hiệu quả, tránh được những tai nạn sai lầm.
Để đất nước phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam phải cần đến những người khác mình.

Image copyrightBBC World Service
Từ trước Đảng CS đã nhận ra rồi cho nên đã khuyến khích phản biện xã hội, dành ghế cho những người ngoài Đảng và để những ứng viên độc lập tham gia Quốc hội.
Đó chẳng phải do đã nhìn thấy bất ổn từ sự tập quyền, nhiều quyền hay sao?
Đấy là hướng đi đúng song nếu tốc độ quá chậm sẽ gây ra thất bại khủng hoảng chẳng khác nào đi hướng sai.
Thực tế cho thấy tiếng nói phản biện còn yếu ớt chưa tạo ra được hiệu quả cần có, bất cập sai trái chỉ ra nhưng chẳng được tiếp thu, làm sai mà chẳng làm sao.
Có nghĩa là hệ thống chưa có được một phanh hãm tương xứng với chân ga và mức độ tập trung quyền lực vẫn còn quá lớn, vấn đề quá nhiều quyền vẫn chưa được giải quyết.
Cho nên hiện nay tiếng nói phản biện độc lập cần không chỉ ghi nhận tạo dựng mà phải được gia tăng về mức độ.
Trong tương lai cần tiến tới chấp nhận vai trò của đối lập.
Đó chính là vì lợi ích của Đảng Cộng sản và lợi ích của đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ công ty luật TNHH Công chính, Hà Nội.

Việt Nam chống lại Hốt Tất Liệt

Lauren Hilgers * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Ngày nay, khu vực nơi sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long ở miền bắc Việt Nam là nơi ruộng lúa, làng mạc và ao cá xen kẽ lẫn nhau. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi những thế hệ nông dân đã thay đổi địa hình ở đây, vùng này là bãi bùn ven biển trải dài hàng chục cây số vuông, một vùng đất ngập nước thay đổi không ngừng nơi dòng sông chảy tỏa vào những con suối ngoằn ngoèo đầy trầm tích. Những hòn đảo hiện ra rồi biến mất theo thủy triều, những bãi bồi chìm dưới cửa sông sâu, và cả cồn cát và những dòng chảy mà tàu bè có thể đi lại được đều không thể nào tin tưởng. Khu vực này thời đó dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng là cửa ngõ vào trung tâm quyền lực của Việt Nam. Sông Bạch Đằng là phụ lưu của sông Hồng mà trải dài từ miền nam Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ. Theo sông Bạch Đằng đi vào nội địa độ 112 km, thuyền buôn - hay hải quân xâm lược - sẽ gặp kinh thành Thăng Long, trung tâm triều đại nhà Trần của Việt Nam.

Nhiều lần quân xâm lược đã theo sông Bạch Đằng đến Thăng Long, cho nên trong suốt nhiều thế kỷ những nhà lãnh đạo quân sự người Việt đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều mà thay đổi địa hình theo mỗi lần triều lên và triều xuống. Kiến thức này là nền tảng cho chiến thuật quân sự tiên tiến và đóng vai trò quyết định trong trận hỏa công kỳ tích vào năm 1288 giữa lực lượng của tướng Việt Nam Trần Hưng Đạo và đoàn chiến thuyền được hoàng đế Trung Quốc đầy thế lực Hốt Tất Liệt đưa sang. Trận Bạch Đằng đã làm cho địa hình đầm lầy sáng rực lên với lửa cháy và thuyền chìm khắp nơi, và ban cho Trần Hưng Đạo một vị trí danh dự trong lịch sử Việt Nam.

Ngày nay, dấu tích của trận đánh này, một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của Việt Nam, nằm chôn kín dưới bao lớp bùn và ruộng lúa. Trong năm năm qua, một đoàn các nhà khảo cổ quốc tế đã và đang cố gắng dựng lại trận Bạch Đằng - từ vị trí của địa hình đến sự chuẩn bị về chiến thuật cho vị trí ấy- trên khắp hàng cây số bờ biển. “Một trong những điều lý thú về nơi chúng tôi đang làm là có lẽ vào thời ấy không có người sống ở đấy khi trận đánh diễn ra,” Mark Staniforth, giáo sư nghiên cứu cao cấp tại Đại học Monash ở Melbourne, Úc. “Người ta bắt đầu đến đấy vào năm 1500 sau Công nguyên, họ bắt đầu xây dựng trên những hòn đảo và họ bắt đầu khai hoang đất quanh các đảo.” Hiện nay các nhà khảo cổ đang tìm kiếm chứng tích của trận đánh dựa trên công trình từ thập niên 1950. Đề án cũng đang cố gắng phát triển khả năng nghiên cứu khảo cổ sâu hơn và chia sẻ dữ liệu ở Việt Nam mà họ hy vọng sẽ mở thêm ra nhiều khu vực của địa điểm trận đánh cho công cuộc nghiên cứu.

Triều đại nhà Trần được thành lập vào năm 1226 ở Đại Việt (quốc hiệu Việt Nam lúc bấy giờ), khi một dòng họ giàu có âm mưu chống lại vị vua bị tâm thần của triều đại nhà Lý để đặt Trần Thái Tông mới lên tám tuổi lên ngôi. Trong suốt thời gian trị vì 30 năm của vua Trần Thái Tông, đế quốc Mông Cổ ở phương bắc mở rộng bờ cõi ra khắp Á Âu dưới thời con cháu của Thành Cát Tư Hãn. Nhằm mưu toan đánh vào sườn để chiếm nhà Tống ở phía nam Trung Quốc, Mông Cổ xâm lăng Việt Nam lần thứ nhất bằng đường bộ vào năm 1257, chỉ ngay sau khi vua Trần Thái Tông băng hà. Cho dù ban đầu chiếm được kinh đô Thăng Long, gần Hà Nội bây giờ, nhưng cuối cùng quân xâm lược đã bị đánh đuổi, tuy triều đại nhà Trần phải đồng ý nạp cống.

Nhờ lập được nhiều chiến công chiến binh Hốt Tất Liệt dày dạn chinh chiến đến năm 1260 đã vượt qua hẳn những người cháu khác của Thành Cát Tư Hãn để trở thành đại hãn thứ năm của đế quốc Mông Cổ và là người sáng lập ra nhà Nguyên. Vào năm 1276 ông đánh bại nhà Tống và thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên trong 300 năm. Ông bắt đầu thực hiện những công trình xây dựng, tái kiến thiết sông đào Đại Vận Hà của Trung Quốc, mở rộng Cung điện Mùa Hè tráng lệ ở Bắc Kinh, và bắt đầu cho lưu hành tiền giấy. Ông cũng sai con mình, Thoát Hoan, cố gắng tái chiếm Việt Nam, lúc ấy dưới thời Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của nhà Trần. Vào năm 1284 Mông Cổ lại chiếm được Thăng Long, nhưng lại một lần nữa bị các tướng người Việt dùng chiến thuật du kích và đồng không nhà trống đánh đuổi đi. Lại thua đau, Hốt Tất Liệt thay đổi chiến lược và nhắm vào con đường thủy phía nam. “Nhìn lại thì thấy, hể khi quân Mông Cổ đánh trên đất khô ráo, họ đều hầu như thắng.” Staniforth nói. “Họ có chỗ không giỏi là họ không đánh giỏi ở trên thuyền.”

Jun Kimura, một trong những thành viên của đoàn khảo cổ nghiên cứu về trận Bạch Đằng, đã dành phần lớn nghề nghiệp của mình nghiên cứu về những trận hải chiến của Hốt Tất Liệt, mà trận đầu tiên là đánh Nhật. Vào năm 1274 và lần nữa vào năm 1281, hạm đội Mông Cổ bị quân phòng thủ Nhật Bản và những cơn bão lớn đánh bại. (Vào năm 1281 một trận bão tên bây giờ là Kamikaze, hay “thần phong” kéo dài đến hai ngày đã tiêu diệt cả hạm đội Mông Cổ.) Ở một nơi ngoài khơi Nhật Bản, Kimura đã góp phần khai quật lên những mỏ neo, mũ sắt, tên sắt, và một bộ đồ vật bằng gốm rỗng mà các nhà khảo cổ tin có thể là những lựu đạn đầu tiên từ một trong những cuộc xâm lăng thất bại.

Để chinh phục Việt Nam lần thứ ba, Hốt Tất Liệt nghĩ ra một chiến thuật dựa vào quân số áp đảo được đưa sang bằng đường bộ và đường biển nhằm tạo thế gọng kìm vây chặt kinh đô Việt Nam từ nhiều hướng. Hạm đội của ông dưới quyền chỉ huy của tướng Mông Cổ Ô Mã Nhi chiếm được thương cảng Vân Đồn, gần Vịnh Hạ Long. Cánh quân di chuyển về hướng nam bằng đường bộ hợp binh với cánh thủy quân ở Vân Đồn rồi cùng nhau ngược sông Bạch Đằng tiến về hướng tây, có thể luôn luôn bám theo nơi rộng nhất và dễ vào nhất trên sông. Họ đánh vào Thăng Long mà ít gặp phải sự cản trở của hoặc lực lượng Việt Nam hay chính địa hình. Lần này, quân Mông Cổ tự cho là đã sẵn sàng đối phó với chiến thuật đồng không nhà trống của Việt Nam. Họ đang mong chờ đoàn thuyền chở lương thực đến sớm sau khi quân họ chiếm kinh thành. Tuy nhiên, những thuyền lương thực ấy sẽ không bao giờ đến được sông Bạch Đằng.

Vào năm 2008 Kimura lúc ấy là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở trường đại học Texas A&M, và người bạn sinh viên cao học Randy Sasaki nhận được email từ Lê Thị Liên, nhà khảo cổ ở Viện Khảo Cổ Học của Việt Nam, người đã biết họ quan tâm đến những cuộc hải chiến của Hốt Tất Liệt. Chị đã thấy tại nhà một người sưu tập địa phương một cặp mỏ neo gỗ rất lớn đã được phát hiện ở sông Hồng. Nhà sưu tập nghĩ chúng có thể liên quan đến hạm đội của Hốt Tất Liệt.

“Jun đến gặp tôi và nói, ‘Đây là cơ hội đi coi xem chúng ta hiện nay có thể nghiên cứu được gì từ phía Việt Nam,’” Staniforth, lúc ấy ở trường đại học Flinders ở Adelaide, nhớ lại. Nhưng Kimura cũng chỉ ra rằng “nghiên cứu sinh tiến sĩ chẳng có tiền,” vì thế Staniforth và James Delago, lúc ấy là chủ tịch Viện Khảo Cổ Học Hàng Hải ở Texas A&M bắt đầu góp phần lập ra nhóm thăm dò, hợp tác. Do lịch sử gần đây của mình, Việt Nam từ lâu đã là một quốc gia khó khăn cho các nhà khảo cổ Phương Tây nghiên cứu. Mặc dù suốt trong nhiều năm các nhà nghiên cứu Việt Nam đã khảo cứu ở một số địa điểm, nhưng kết quả tìm được của họ được xuất bản chủ yếu bằng tiếng Việt. Staniforth và Delago đã thấy Liên là người cộng tác địa phương.

Trong chuyến viếng thăm lần đầu, Kimura và Sasaki thấy những mỏ neo gỗ ấy thực sự có trong khoảng từ thế kỷ thứ mười tám hay mười chín - nhưng Liên hướng đoàn sang mục tiêu mới. Vào thập niên 1950 các nhà khảo cổ Việt Nam đã khám phá ở phía đông Hà Nội một phòng tuyến dưới sông ở một cánh đồng gần nơi sông Bạch Đằng gặp biển. Họ đã tìm thấy một bãi cọc gỗ dày, bị chôn vùi trong bùn, nhô lên theo nhiều góc độ khác nhau. Sử sách ghi rằng những phòng tuyến như thế - những bãi cọc được cắm vào lòng sông và bờ sông - nằm trong kế hoạch phòng vệ thủy quân ở Trận Bạch Đằng vào năm 1288, và cũng được dùng trong hai trận chiến xưa kia trong cùng khu vực để chống lại quân xâm lăng của triều đại nhà Hán và triều đại nhà Tống lần lượt vào năm 938 và 981. Nhưng hiện nay người ta không rõ cọc được dùng như thế nào trong mỗi trận đánh, hay chiến thuật quân sự nào dùng đến chúng. Vào thập niên 1950 những nhà khảo cổ Việt Nam cho là những cọc họ tìm thấy có từ thời Mông Cổ xâm lăng, nhưng có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp và lúc ấy họ không có cách nào xác định niên đại rõ ràng của chúng. “Họ có những chứng cứ rất tốt, những chứng cứ lịch sử.”Staniforth nói, “nhưng họ đã không có những chứng cứ khoa học.” Các báo cáo chính thức ghi lại việc khám phá ra nhiều trường hợp như thế ở các địa điểm xây dựng trong khu vực, và những người dân địa phương báo cáo tình cờ khám phá ra những cọc gỗ trong đồng ruộng của họ. Tuy nhiên trước năm 2010 không có nhà khảo cổ nào đã phản ứng trước những báo cáo khác này.

“Những nhà nghiên cứu Việt Nam trước đây thật sự không thể nào giải thích cách các cọc được phân bố,” Kimura, hiện giờ ở đại học Tokai tại Tokyo, nói. “Vào thời thập niên 1950 người ta không thể dùng cách xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ hay GPS,” ông nói tiếp. “Chúng tôi may mắn là vào năm 2009 một nông dân địa phương báo cáo ông ta đã thấy nhiều đặc điểm kỳ lạ trong ao cá. Trước tiên chúng tôi tiến hành khai quật thử và tìm ra những cọc gỗ tập trung ở đấy - không phải là những cọc cá biệt.” Khám phá này xảy ra bất ngờ, phần lớn vì nó không quan hệ với nơi những cọc lần đầu tiên được phát hiện. Đây là bãi cọc mới, riêng biệt.

Thật khó mà bỏ qua những sự giống nhau giữa hai địa điểm. Loại gỗ cọc và cách cắm gọc xuống đất đều giống nhau. “Chúng tôi cẩn thận ghi lại đường kính của các cọc và thấy có sự nhất quán giữa hai địa điểm,” Kimura nói. Ông và Staniforth trở lại Việt Nam vào năm 2010, 2011, và 2013 để khai quật ao cá ấy ở sông Bạch Đằng, tìm kiếm thêm các địa điểm, và huấn luyện các nhà khảo cổ Việt Nam để bắt đầu tìm kiếm những tàn tích của những thuyền Mông Cổ ở chính sông Bạch Đằng. Các nhà khảo cổ đã đưa máy bơm nước vào và khai quật bốn cái mương đầy bùn mà họ cuối cùng mở rộng thành một bãi đầy cọc. Họ khám phá tổng cộng 55 cọc, cùng với những mảnh gốm và mẩu gỗ. Có lẽ quan trọng nhất, những mẫu từ các cọc này có cách đây khoảng độ 700 năm, nghĩa là chúng hầu như chắc chắn liên quan đến cuộc xâm lăng của Mông Cổ.

Về sự phân bố và phương hướng thì những cọc này tương tự như những cọc được tìm thấy vào thập niên 1950. Chúng được cắm vào đất ở những góc nghiêng. Nhiều cọc được cắm thành hai cột chạy từ đông sang tây, dọc theo có lẽ là cái dốc cao của bờ sông. Những cọc khác được tập trung thành những cụm dày dặc như thể để hình thành những vật chướng ngại trọng điểm. Và nhiều cọc còn được cắm theo từng cặp với đầu nhọn của cọc bắt chéo vào nhau. Qua nghiên cứu vị trí và phương hướng của những phòng tuyến này, đoàn các nhà khảo cổ quốc tế bắt đầu thấy chính xác cách Trần Hưng Đạo đã hình thành, kế hoạch, và thực hiện chiến lược mà sẽ làm triều đại nhà Nguyên miễn cưởng nếu dám trở lại Việt Nam.

Những người lính Mông Cổ của Thoát Hoan tiến đến Thăng Long gặp sự kháng cự rất ít, thấy kinh thành bị người Việt bỏ trống và đốt cháy. Quân Mông Cổ thấy chẳng có gì quan trọng để chinh phục và lại càng chẳng có gì để ăn. Quân xâm lăng không biết làm gì hơn là chờ hạm đội chở lương thực rất lớn đang tiến chậm chạp ngược dòng sông,

Ngay khi hạm đội này tiến vào sông Bạch Đằng, lực lượng Việt Nam bắt đầu hành động. Họ chỉ có một vài tháng để đặt bẫy kỹ lưỡng. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu những trận đánh trước kia chống lại người Trung Quốc ở sông Bạch Đằng, đặc biệt trận đánh chống lại triều đại nhà Hán vào năm 938, và ông và các phó tướng của ông rất thông thuộc địa hình. Chính dòng sông hay thay đổi này sẽ được dùng làm vũ khí chính của họ. Ông dùng hình thể của địa hình làm sườn cho các phòng tuyến, kết hợp chặt chẽ với hình dạng đặc thù của đá và những nơi thủy lộ hẹp hẳn lại tự nhiên. Ông huy động một lực lượng lao động lớn bắt đầu chặt đủ số cây để làm cái bẫy khổng lồ mà sẽ cho phép lực lượng Việt Nam chuyển từ phòng vệ sang tấn công. Lực lượng lao động này cần phải làm việc nhanh - cây từ những rừng rậm cách đấy rất xa được đưa về, được đẽo thành cọc, và rồi được đặt đúng vào vị trí. “Đây là một hoạt động hậu cần rất lớn,” Staniforth nói, “Hoạt động như thế ắt hẳn phải cần đến cả hàng ngàn người Việt Nam địa phương, hay có lẽ nhiều hơn nữa.”

Kimura nói những giả thuyết trước kia về Trận Bạch Đằng đều cho rằng người Việt Nam dùng cọc chỉ để chặn toàn bộ cửa sông-rộng độ 183 mét - rồi chèo thuyền ra tấn công quân Mông Cổ đã bị ngăn chặn hay tấn công họ khi họ cố chạy thoát vào bờ. Đoàn khảo cổ đã mang đến những công cụ hiện đại để vẽ bản đồ địa hình và cách mà địa hình đã thay đổi kể từ năm 1288, và họ thấy một trận đánh khác hoàn toàn. “Chúng tôi nhận thức,” Staniforth nói, “các dòng sông này đều quá sâu và quá khó,” cho người Việt Nam để chỉ ngăn chặn chúng hoàn toàn bằng cọc. 

Staniforth và Kimura dùng hình ảnh từ vệ tinh và các bức không ảnh, cùng với nhiều mẫu khoan địa chất trên phạm vi rộng mà trong các lớp địa tầng của chúng có chứng cứ khu vực này đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Họ nhận thấy một địa hình khác, biến đổi hơn, địa hình mà đã tạo nhiều cơ hội cho Trần Hưng Đạo để tổ chức phòng thủ và dàn trận cọc một cách chiến lược. “Đó là một loạt các đảo nhỏ mà chìm dưới nước khi thủy triều lên. Có lẽ xưa kia có năm dòng chảy nhưng hiện nay chỉ còn có ba dòng chảy. Hai dòng chảy kia hầu như đã biến mất dưới những đồng ruộng,” Staniforth nói, “Các bãi cọc tồn tại chỉ để dẫn dụ các thuyền vào chỗ trống hẹp hơn mà rồi được bịt kín bằng vật gì khác, có lẽ bằng bè mảng.”

Sử sách ghi hạm đội chở lương thực của Mông Cổ - độ 400 thuyền - đã bị lực lượng Việt Nam đánh bại ở đâu đấy gần thành phố cổ Vân Đồn, mặc dù những nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra địa điểm. Không có lương thực như mong đợi, Thoát Hoan quyết định rút quân ra khỏi Thăng Long. Họ xuống thuyền và đi xuôi dòng sông. Lực lượng Việt Nam đang chờ họ, và lừa hạm đội đang tháo chạy - hoặc khiến họ đi chậm lại hay đi nhanh hơn - để Thoát Hoan chắc chắn phải đến đúng nơi và đúng lúc và bị mắc cạn giữa các bãi cọc khi thủy triều rút.

Các nhà khảo cổ tìm thấy những cọc làm từ ba loại gỗ khác nhau: gỗ đào hoa tâm, gỗ từ các cây chanh, và gỗ thiết mộc. Chúng hiện đều dễ vỡ và đã bị hà ăn hại. Các cọc đều thuộc về những nhóm có ba cỡ khác nhau-độ 5, 13 và 20 phân về đường kính. Những cọc nhỏ nhất trong số các cọc này đúng ra chẳng có ích lợi gì nhiều trong việc ngăn chặn các thuyền Mông Cổ.

“Nếu ta nhìn các bãi nơi họ cắm cọc, ta nhận thức rằng, đúng, một phần mục đích của họ là ngăn chặn thuyền địch,” Staniforth nói. “Nhưng ít nhất một phần mục đích là ngăn cản quân Mông Cổ thoát ra khỏi thuyền để vào đất liền khô ráo.”Người Việt đã chiếm các vị trí trên nhiều đảo ở dòng sông, và rồi củng cố những vị trí này bằng những cọc nhỏ hơn nhằm ngăn cản quân địch trốn thoát không bơi được vào đất liền khô ráo. “Những cái cọc nhỏ này cơ bản chính là hệ thống gây sát thương,” Staniforth nói. “Nếu ta có những cọc nhỏ cắm dày dặc này thì những cọc với đường kính từ tám đến mười phân là trở ngại rất lớn đối với con người.”

Không thoát được bằng đường thủy bởi các cọc lớn, những bãi bồi, bè mảng, và thuyền Việt Nam cũng như bị chôn chân trên thuyền bởi các cọc nhỏ, quân Mông Cổ đành bị tiêu diệt một cách bất ngờ. Từ trong đảo và đất cao bùn lầy an toàn, Trần Hưng Đạo và quân Việt Nam đã phóng ra những bè mảng đã được đốt cháy âm ỉ vào thuyền địch. Các thuyền bị cháy thiêu rụi, và quân Mông Cổ bị tiêu diệt phần lớn. Ô Mã Nhị bị bắt và bị hành hình, còn Thoát Hoan suýt chết, để rồi bị cha mình Hốt Tất Liệt tức giận lưu đày. Hai bên trao đổi tù binh, và mặc dù nhà Trần chấp nhận thần phục triều đại nhà Nguyên, nhưng Trung Quốc sẽ không trở lại Việt Nam cho đến cuộc xâm lăng thành công hơn của triều đại nhà Minh vào đầu thế kỷ thứ mười lăm.

Việc tìm thấy và nghiên cứu kỹ càng các bãi cọc gần cửa sông Bạch Đằng hé lộ một số chiến thuật người Việt đã dùng để đánh bại Mông Cổ, nhưng vẫn có rất nhiều thứ tiềm ẩn ở bên dưới các đồng ruộng và ao hồ. Trong lúc khai quật, Kimura, Staniforth, và các đồng nghiệp của họ đã tìm được những mảnh gỗ phẳng mà có thể là những đồ gỗ đã được chế tạo, cũng như những mảnh gỗ mà chứng tỏ những dấu hiệu chế biến, chẳng hạn như lỗ dây thừng để vận chuyển. Những cái này có thể là những tàn tích rải rác của nhiều thuyền Mông Cổ bị cháy, nhưng cho đến nay các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy các vỏ thuyền hay những tàn tích khác của thuyền.

Nhưng họ nghĩ những con thuyền rất có thể ở dưới đấy. “Khi thuyền bị cháy, nó không cháy hoàn toàn,” Delago nói, hiện giờ ông là giám đốc di sản hàng hải ở chương trình Bảo tồn Hàng hải Quốc gia của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia. “Những phần trên của thuyền bị cháy rất nóng, nhưng thuyền sẽ vỡ ra và chìm. Vỏ thuyền thường thường vẫn còn nguyên vẹn.” Ông tin ở đâu đấy dưới những đồng ruộng, hay có lẽ nằm dưới những nghĩa địa địa phương, mà đa phần bị cấm không được thăm dò khảo cổ.

Công cuộc tìm kiếm những thuyền này vẫn tiếp tục, kể cả tìm dưới nước ở ngay tại sông. Kimura muốn mở rộng nghiên cứu, và hy vọng tìm thấy nhiều bằng chứng về trận đánh về phía Mông Cổ, chẳng hạn như trường hợp các lựu đạn gốm và những di vật khác từ những cuộc xâm lăng Nhật Bản của Mông Cổ. Trong khi họ thực hiện đề án này, các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ, Úc, và Nhật sẽ làm việc chặc chẽ với các đồng nghiệp Việt Nam và góp phần xây dựng khả năng của Việt Nam cho những đề án khảo cổ lớn hơn, phức tạp hơn, ngay cả khi chính họ cũng đang tìm kiếm nhiều câu trả lời. Viện Khảo Cổ Học của Việt Nam đã thành lập phòng khảo cổ học dưới nước của mình, và Kimura, Staniforth, và những nhà khảo cổ khác tổ chức trường tại chỗ vào mỗi mùa hè để giúp đào tạo những nhà khảo cổ Việt Nam trên những địa điểm ở phía nam sông Bạch Đằng, nơi nước nhìn rõ hơn là ở trong khu vực trận chiến. “Tôi là người tin tưởng chắc chắn vào việc bên ngoài không áp đặt nghị trình nghiên cứu,” Staniforth nói. “Chúng tôi đang đưa đề án này ra thế giới, thay vì đưa đề án đến Việt Nam.”

Lauren Hilgers là ký giả ở Brooklyn, Hoa Kỳ.

Nguồn: Dịch từ tạp chí Mỹ Archaeology số tháng Ba/tháng Tư 2016. Trang 48-53. Tựa đề nguyên tác “Vietnam vs. Kublai Khan”.

Bản tiếng Việt: