Thursday, September 12, 2019

Đó là tại sao dân Hong Kong quyết sinh tử

Fb Dina Nguyen
Đây là người Mẹ đạp xe từ Hưng Yên lên để xin tiền quyên góp chữa bệnh cho đứa con trai đang bị ung thư máu giai đoạn cuối.
Vài ngày trước vì thấy con có hiện tượng lạ, cô đã đưa con lên bệnh viện Hưng Yên khám và nhận được hung tin rằng đứa con mình đã mắc căn bệnh ung thư máu phải đưa lên Hà Nội chữa bệnh. Vì hoàn cảnh túng thiếu mà cô không thể cho con nhập viện được nên sáng cô đi làm trên Hưng Yên rồi lại đạp xe lên bệnh viện ở Hà Nội để xin ngân sách từ các quỹ và nhà hảo tâm. Chồng cô đã mất và hiện tại cô có hai con nhỏ.
CÁC BẠN CÓ BIẾT TẠI SAO HOÀNG CHI PHONG VÀ HƠN HAI TRIỆU DÂN HỒNG KÔNG QUYẾT SANH TỬ ĐỂ KHÔNG BỊ LỌT VÀO TAY TRUNG CỘNG KHÔNG??
Y tế của Hồng Kông (HK) có hai loại: Của chính phủ và tư nhân. Nếu bạn chọn tư nhân thì lệ phí rất mắc; nhưng nếu bạn chọn chính phủ thì sẽ không phải đóng một xu nếu là hộ nghèo, hoặc đóng một ít nếu có mức lương trung bình. Nếu phải trả, bạn sẽ chỉ đóng khoảng 10 HKD cho thuốc men, 50 HKD phí nhập viện, và 100 HKD cho một đêm ngủ lại. (1 HKD = 2961.72 VND) và GDP per Capita của HK năm 2018 là $48,517.
Năm 2013 chính phủ dành riêng khoảng 5.8 tỷ USD để lo cho y tế. Hàng năm, khoản ngân sách như vậy cũng được chính phủ trích ra từ thuế cho bộ y tế. Quỹ y tế này không những dành cho thường chú nhân, nhưng ngay cả những người không thường trú (qua làm việc, du học..) cũng được hưởng, miễn bạn có visa và thẻ ID của HK. HK có 42 bệnh viện để lo cho hơn 7 triệu dân. Quan trọng hơn, họ còn có rất nhiều trung tâm y tế dành riêng cho các bà mẹ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em và bé sơ sinh đến để được khám và chăm sóc sức khỏe hoàn toàn miễn phí.
Vì HK được hưởng quy chế từ Anh Quốc nên hệ thống y tế cũng tương tự như họ. Cục Thức Ăn và Sức Khoẻ đã lập ra cho người HK với một mục đích là bảo đảm không ai có thể bị khước từ y tế chỉ vì họ không đủ tiền.
Vậy thì bạn đã biết tại sao nguời dân HK đấu tranh đến cùng để không bị lọt vào tay TQ rồi đó. TQ là anh, VN là em mà. Nếu như lọt vào tay TQ thì họ cũng sẽ như người mẹ này đeo bảng đi khắp nơi xin tiền từ những nhà hảo tâm để mong con mình được sống dù chỉ một ngày. Trong khi đó tiền dân đóng thuế cho bảo hiểm y tế thì nó đang được chảy ngược về các nhà băng ở nước ngoài hết rồi.
Đó là sự khác biệt của cuộc sống giữa Tư Bản và cộng sản đó bạn.
Nguồn: Nhật ký yêu nước

Vì sao người Trung Quốc dễ dàng biến Việt Nam thành xưởng sản xuất ma túy


Công an phát giác nhiều xưởng sản xuất ma túy do người Trung Quốc lập tại Việt Nam trong thời gian qua. Ảnh: FB Việt Tân.
FB Việt Tân
Giới tội phạm Trung Quốc ngày càng xem Việt Nam như “miền đất hứa”. Bọn họ không chỉ dùng Việt Nam làm nơi ẩn náu, mà còn đặt “văn phòng”, lập xưởng sản xuất ma túy với khối lượng khủng. Rõ ràng chính sách quản lý của nhà cầm quyền Việt Nam hiện đang chứa đựng rất nhiều sai sót.
Hôm 11 tháng Chín, 2019, Bộ Công An Việt Nam thông báo vừa phát hiện một công xưởng tập kết hóa chất dùng để sản xuất ma túy tại huyện Đắk Hà, tỉnh Kom Tum với khối lượng lên tới hơn 13 tấn.
Ngoài 13 tấn hóa chất sản xuất ma túy, cơ quan chức năng còn thu giữ khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị và nhóm 7 người mang quốc tịch Trung Quốc đang vận hành xưởng này để sản xuất tiền chất ma túy.
Cũng trong ngày 11 tháng Chín, công an tỉnh Bình Định cho biết đã phát hiện 2 kho xưởng sản xuất ma túy cực lớn khác do 6 người Trung Quốc cầm đầu. Công an tỉnh này thu giữ từ hiện trường khối lượng khổng lồ hóa chất dùng để sản xuất ma túy được cất giấu trong 286 thùng phuy, trên 300 bao bột và nhiều dụng cụ dùng để tinh chế, sản xuất ma túy.
Trước đó, hồi tháng Ba, 2019 công an tại TP. HCM cũng đã bắt giữ hai kho ma túy do người Trung Quốc cầm đầu, có số lượng lên đến 700 kg.
Ngoài buôn bán và sản xuất ma túy, các tổ chức tội phạm Trung Quốc cũng đang núp bóng dưới nhiều vỏ bọc khác nhau tại Việt Nam.
Hồi tháng Bảy vừa qua, dư luận chấn động trước việc gần 400 người Trung Quốc “đóng quân” tại khu đô thị Our City, Hải Phòng để điều hành các website đánh bạc trực tuyến.
Hay nhà chức trách thành phố Đà Nẵng mới đây cũng đã phải lên truyền thông than thở về tình trạng nhiều tội phạm Trung Quốc trốn truy nã đang “đổ về” Đà Nẵng, khiến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn trở nên phức tạp.
Điều dư luận hết sức ngạc nhiên đó là những hành động có phần ngang nhiên của giới tội phạm Trung Quốc. Họ đã xem thường pháp luật Việt Nam khi thực hiện hành vi phạm tội một cách liều lĩnh, quy mô lớn và trong thời gian dài.
Trong những vụ phá vỡ mạng lưới tội phạm Trung Quốc, truyền thông lề đảng luôn tung hô ngành công an. Tuy nhiên, nhìn vào bản chất, có thể thấy rất nhiều yếu kém của công an Việt Nam đã được bộc lộ.
Qua sự việc kể trên, rõ ràng là công tác kiểm tra, nắm địa bàn của các cấp trong hệ thống công an là hết sức lỏng lẻo. Đây mới là nguyên nhân chính khiến giới tội phạm Trung Quốc “yên tâm” thực hiện hành vi tội phạm.
Cần phải hiểu rằng việc bắt giữ hay xử lý tội phạm chỉ là bất đắc dĩ. Nguyên tắc cơ bản của lực lượng thực thi pháp luật vẫn phải là ngăn chặn hành vi phạm tội. Chính vì vậy, Bộ Công An Việt Nam cần sớm nhìn nhận lại sự yếu kém của mình để xây dựng lại đội ngũ thực thi pháp luật có hiệu quả cao hơn.
[ S ] – FB Việt Tân

Khi cái xấu nhân danh “tâm thần”

VietTuSaiGon’s blog – RFA

Chuyện một sư thầy đi xe máy, không đội nón bảo hiểm, ăn mặc như dân chơi (quần sort, áo thun bó chẽn và tay quấn băng rôn đen kiểu đại ca), phóng như bay, sau đó chặn đầu một chiếc xe hơi, dùng gậy đập vỡ kính xe hơi…
Sau đó vài ngày, khi mạng xã hội lên tiếng bức xúc thì chính trụ trì ngôi chùa ở Tây Nguyên, nơi có ông thầy đập kính ở đã lên sóng, tỏ lời xin lỗi và nói rằng ông thầy kia bị tâm thần phân liệt. Sau đó quay cảnh các Phật tử khống chế đưa ông thầy vào phòng để làm bằng chứng tâm thần. Một lần nữa, “giấy chứng nhận tâm thần” như một loại thuốc giải cho rất nhiều loại tội phạm, băng hoại đạo đức đang chứng minh công hiệu của nó.

Nói về giấy chứng nhận tâm thần, không riêng gì ông thầy đập kính này (mà chưa chắc ông ta có giấy chứng nhận tâm thần kịp thời, vì các sư nói ông bị tâm thần nhưng không trưng ra được toa thuốc của ông sư kia và cũng không có giấy chứng nhận. Trong khi đó, một khi đã có toa thuốc điều trị chứng tâm thần phân liệt thì viện tâm thần luôn cấp kèm giấy chứng nhận) mà hầu hết các ca phạm tội từ nhà nước đến thường dân đều nghĩ ngay đến cái giấy chứng nhận tâm thần. Bởi trong một đất nước mà chứng tâm thần có thể bùng phát bất kì giờ nào, người ta có thể biến giấy chứng nhận tâm thần thành một loại vé thông hành cho tội phạm.
Chém người xong, chạy giấy tâm thần; Sang tận trời Tây ăn cắp trong siêu thị, bị phát giác, về Việt Nam được cấp giấy chứng nhận tâm thần (cụ thể là sang chấn tâm lý và không quản lý hành vi, dẫn đến ăn cắp) nhưng vẫn giữ công việc xướng ngôn viên của kênh văn hóa đài truyền hình quốc gia; Tham nhũng, tham ô, hối lộ, gây nhiều điều tội lỗi trong quá trình “phục vụ nhân dân”, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, có ngay giấy chứng nhận tâm thần… Việt Nam cứ như cái lò cấp chứng nhận tâm thần. Những tưởng Việt Nam chỉ là cái lò đúc ra các loại văn bằng thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư, phó giáo sư… Hóa ra, nó còn là cái lò đúc ra giấy chứng nhận tâm thần. Nghĩa là bao từ A tới Z, bao từ các loại giấy chạy chỗ, có chỗ để gây tội lỗi thì bao tiếp cái giấy chạy tội. Coi như tròn vo.
Điều này cho thấy lộ trình của cái ác tại Việt Nam dường như đã được vạch ra bằng các phương tiện giáo dục, y tế và tòa án. Nghĩa là trong ba nhóm ngành chủ lực trọng bộ máy hành chính Việt Nam, không có ngành nào là không tham gia lộ trình của cái ác, cái xấu. Bước vào trường học, việc đầu tiên của học sinh xã hội chủ nghĩa là phải chấp nhận luật chơi của thế giới sao đỏ, cờ đỏ, thi đua, ganh đua, đấu tố, chạy chọt, thậm chí nịnh bợ. Học sinh phải chấp nhận chịu nín nhịn trước những hục hặc vô lý của sao đỏ, cán bộ lớp, cán bộ đoàn/đội. Và nên nhớ, sao đỏ, cán bộ đoàn/đội là những hạt nhân để sau này phát triển lên lãnh đạo trong tương lai. Bất kì một lãnh đạo nào, tiêu chuẩn đầu tiên là phải có thẻ đảng viên. Không thiếu những người hiện nay đang ngồi ghế Hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo dục, Giám đốc sở giáo dục… hoàn toàn không có chuyên môn sư phạm, bởi xuất thân họ là thú y, y tá hoặc cán bộ xã, phường… sau quá trình học và có các văn bằng về chính trị, có thẻ đảng, họ nghiễm nhiên ngồi vào những vị trí vừa nêu. Vì không có chuyên môn và tâm huyết, vì không có kinh nghiệm hay tâm lý ngành nghề, vì đã quen với văn hóa chạy chọt, đội trên đạp dưới nên đương nhiên, những “lãnh đạo” loại này nhanh chóng làm hỏng môi trường giáo dục.
Ngay cả những cán bộ y tế và giới làm luật, dường như thứ mà họ trả giá nặng nề nhất để ngồi vào một vị trí nào đó trong ngành chẳng liên quan gì đến học thuật, năng lực hay phẩm chất nghề nghiệp mà là sự bất chấp, mất nhiều tiền bạc, mất danh dự, mất cả sự tôn trọng thuần túy giữa con người với con người và đạo đức ngành nghề bị đánh tráo bằng những con số mờ ám có thể qui đổi ra tiền hoặc tình dục. Điều này nhanh chóng dẫn đến kết cục chẳng mấy tốt đẹp, đó là người ta đầu tư thứ gì thì lấy lại thứ nấy, mất thứ gì thì lấy lại cả vốn lẫn lãi thứ nấy. Đầu tư tiền thì lấy lại tiền, đầu tư nhân phẩm thì lấy lại nhân phẩm. Lấy lại tiền bằng cách xắt vào túi người khác không thương tiếc, lấy lại nhân phẩm bằng cách hạ nhục, đạp đổ phẩm hạnh người khác… Và đạo đức trở thành một thứ ngôn ngữ cửa miệng, rởm đời, người ta dùng nó như một thứ bình phong che chắn mọi thứ. Và, khi tấm bình phong này không may bị rách đi, mọi thứ chân tướng hiện hình. Thì đây cũng là lúc một thứ vũ khí được tích hợp từ giáo dục, văn hóa, y tế, pháp luật và đạo đức xã hội chủ nghĩa để có được: Giấy chứng nhận tâm thần.
Giấy chứng nhận tâm thần như một tấm vé thông hành thoát cửa tử cho mọi thứ tội phạm. Không ít những giang hồ cộm cán từng chém người trọng thương, thậm chí chém người đến chết, sau đó chạy được giấy chứng nhận tâm thần, thoát tội và nhảy vọt lên ghế đại ca của các đại ca. Bởi trong giới bây giờ thừa biết với giấy chứng nhận tâm thần, hắn có thể chém chết một ai đó với lý do “lên cơn tâm thần” và sau đó thoát tội. Và đương nhiên, hắn được dùng trong những “việc lớn” trong giang hồ.
Trong giới cán bộ cũng vậy, không ít kẻ giả điên, chạy giấy chứng nhận tâm thần hòng thoát tội (mà hình như là thoát được tội chứ không phải là “hòng” nữa!). Giờ đến thầy chùa cũng dựa vào bệnh tâm thần. Nói đến thầy chùa, nói dài dòng một chút. Dường như từ thời chiến tranh đến nay, mà không chừng trước nữa, chùa là nơi của hỗn hợp kiểu người. Những người dấn thân theo đường tu, ở chùa cũng có, những kẻ bất hảo trốn đời chui vào chùa cũng có, những nhà hoạt động nấp bóng nhà chùa, rồi cả công an chìm, mật thám cũng chui vào chùa đóng vai thầy. Nhưng, có vẻ như đáng sợ hơn cả là những kẻ tay chân lành lặn, tình cảm cũng không sứt mẻ nhưng bản tính siêng ăn nhát làm, chui vào chùa kiếm cơm ba bữa và từ đó làm thêm nhiều chuyện khác để kiếm tiền, từ chuyện bói toán, cúng giải vong cho đến bấm độn, cúng đám tang, đuổi tà…
Tất cả đều là trò mèo của những kẻ không biết gì về Phật Pháp nhưng lại khoác áo tu và sống ở chùa. Thậm chí, những thành phần này còn tham vọng làm trụ trì, tham vọng ngồi ghế cao. Nạn hối lộ chốn thiền môn cũng phát sinh từ đó. Muốn làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, đương nhiên, mức phí dao động từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Đây là câu chuyện nhức nhối của giáo hội. Và nếu cho rằng đó là lời báng bổ thì hãy làm ngay phép tính thử các vị giáo phẩm chỉ ăn lương giáo hội, bận công việc Phật Sự thì lấy đâu ra tiền mua sắm xe hơi, biệt thự? Hỏi ra thì các vị nói là Phật Tử cúng dường. Giả sử có cúng dường thật thì các vị cũng phải biết khuyên Phật Tử dùng tiền ấy vào việc chia sẻ đồng loại hoặc làm việc khác, đã tu cần gì đi xe xịn, xe khủng? Đã tu cần gì xây biệt thự, xây chùa như biệt điện? Rõ ràng có gì đó bất thường về đạo đức!
Và khi mọi thứ trở nên dễ dãi, Phật tử cũng không còn ý niệm đoan nghiêm như trước, Phật Tử dễ thông cảm và dễ sụp lạy (vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là bản thân họ cũng rất sợ hãi những gì họ gây ra…) thì các vị bắt đầu nổi loạn, đánh nhau trong chùa, la ré, hành hung trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em, tham lam, ăn nhậu, phá phách, trộm cổ vật nhà chùa để bán, dùng ma túy, đánh nhau, hành hung người đi đường… Và khi bị cộng đồng phát giác, lên tiếng thì quí vị bắt đầu dùng đến cái giấy chứng nhận tâm thần. Lẽ nào bằng giả, giấy tờ giả, giấy chứng nhận tâm thần là những thứ đỉnh cao để trí tuệ quí vị phải nỗ lực, léo hánh, lạng lách để có được?!
Có một cái gì đó sai sai, có một cái gì đó mờ ám, có một cái gì đó bất minh và bệnh hoạn đang ám lấy đất nước này mà muốn thoát nó, không còn cách nào khác là phải chấn hưng giáo dục, nâng cao dân trí và củng cố dân khí. Chí ít cũng thực hiện được ba vấn đề mà thế kỉ trước, chí sĩ Phan Châu Trinh đã trăn trở. Và bây giờ, ngoài ba vấn đề ấy, còn một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng, nó đóng vai trò huyết mạch, đó là Khởi Sự Dân Quyền. Nếu không có Dân Quyền, nhân dân sẽ rơi dần vào trạng thái chuồng trại và mọi nỗ lực đều vô nghĩa!

Dân chết không biết vì sao mình chết!


Nguyễn Phan
Ai có công ty làm ăn ở Việt Nam mà không có bà con họ hàng làm quan to chống lưng thì phải chung chi rất nhiều cho bọn quan lại địa phương. Nay xin Tivi phẳng, mai xin iPhone xịn, mốt kêu ra quán ăn trả tiền cho bọn chúng vừa nhậu đã đời…
Thế mà nay Rạng Đông lại xin lỗi đám quan lại chuyên đè đầu đè cổ họ mà không một lời xin lỗi nạn nhân.
Cái thói quen coi thường người dân đã ăn sâu trong đầu óc bọn quan lại đỏ. Nay nó lây sang cả qua các chủ doanh nghiệp.
Nhiều người nhiễm thủy ngân Rạng Đông sẽ chết thảm trong thời gian tới. Nhưng chết mà không biết mình chết vì công ty Rạng Đông
Hình: FB Việt Tân

Cá heo ‘chỉ đường’ cứu 41 ngư dân Quảng Nam thoát chết

Gia đình vui mừng đón các ngư dân thoát chết trở về. (Hình: Người Lao Động)
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Một đàn cá heo đã chỉ đường cho tàu tìm kiếm và tìm được 41 ngư dân ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành bị nạn trên biển đang rơi vào tuyệt vọng.
Báo Người Lao Động ngày 12 Tháng Chín, 2019, dẫn tin từ Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), cho biết sau khi trở về từ “cõi chết,” 41 ngư dân trên tàu cá QNa-91928 TS bị chìm ở Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 2 Tháng Chín, “đang dần hồi phục sức khỏe.” Hiện chỉ còn hai ngư dân bị thương nặng, vết thương nhiễm trùng nên phải nhập viện điều trị.
Riêng ba ngư dân Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi) ngụ cùng xã Tam Hải vẫn đang mất tích.
Sau cuộc “tái sinh”, những ngày qua các ngư dân sống sót trở về lan truyền câu chuyện ai nghe cũng kinh ngạc.
Anh Bùi Văn Quốc (42 tuổi, xã Tam Hải), chủ tàu cá QNa-91928 TS kể lại lời các ngư dân trên tàu cá của ông Võ Công Danh (tỉnh Quảng Ngãi), chiếc tàu đã cứu vớt anh và các bạn thuyền gặp nạn, cho biết vào chiều 3 Tháng Chín, sau mấy chục tiếng đồng hồ  tìm kiếm liên tục, tàu của ông Danh đang đi thì xuất hiện một đàn cá heo đông đúc.
Điều kỳ lạ là đàn cá này liên tục bơi chắn trước mũi tàu của ông Danh. Dù lái tàu liên tục bẻ lái để tránh, nhưng đàn cá heo vẫn tiếp tục bơi tới trước mũi tàu chắn ngang như muốn thông báo một điều gì đó.
Các ngư dân trên tàu dự đoán, có thể đàn cá heo thông báo tàu của ông Danh đi trật hướng nên có ý chắn đường. Bán tính bán nghi, nhưng sau đó ông Danh cho quay tàu ngược trở lại thì không thấy đàn cá heo bơi theo chắn đường nữa.
Những người có thân nhân còn đang mất tích. (Hình: Người Lao Động)
Tin rằng đàn cá heo đang giúp tàu mình đi tìm các ngư dân mất tích, ông Danh cứ thế thẳng một hướng. Chạy khoảng 40 phút, thì tàu ông Danh gặp được 41 ngư dân trên tàu của ông Quốc đang bám lấy chiếc bè trôi tự do giữa biển, trong tình trạng kiệt sức.
“Sau khi cứu chúng tôi, các ngư dân trên tàu của ông Danh kể lại với mọi người như vậy. Không biết có phải đó là một sự trùng hợp hay không, nhưng mọi người tin rằng đàn cá heo đã cứu mạng chúng tôi và trong thâm tâm chúng tôi ngầm cảm ơn vì điều đó,” anh Quốc xúc động nói.
Trước đó, khoảng 9 giờ sáng 2 Tháng Chín, 2019, trên đường vào bãi Thuyền Chài (thuộc Quần Đảo Trường Sa) để tránh trú gió, bất ngờ tàu của anh Quốc bị một cơn lốc cực mạnh làm lật úp trong tích tắc.
Trên tàu lúc này có 44 người, 41 ngư dân bơi được ra ngoài, ba ngư dân gồm các ông  Vân, Phường và Cảm đang ở trong cabin không kịp trở tay đã bị mất tích.
Sau khi tàu bị chìm, các ngư dân vớt dây thừng buộc các can nhựa lại với nhau thành bè để mọi người bám vào. Không liên lạc được với tàu ông Quốc, mọi người nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên có 11 tàu câu mực của tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi đánh bắt gần đó chia nhau tìm kiếm. Hơn 31 giờ sau, chiều 3 Tháng Chín, 41 ngư dân may mắn được tàu của ông Danh tìm thấy, cứu vớt.
“Chúng tôi xác định sống cùng sống, chết cùng chết, động viên nhau cùng cố gắng chờ người đến cứu. Sau hơn một ngày ngâm mình trong nước biển, mọi người gần như đã kiệt sức, vừa đói, vừa lạnh, vừa mệt. Lúc này chỉ còn sót lại một chai nước ngọt hơn nửa lít chia cho 41 người, mỗi người uống mỗi nắp để cầm cự. Có nhiều lúc mọi người đã nghĩ đến cái chết. Nếu không được tàu của anh Danh cứu kịp thời, tới tối hôm đó (3 Tháng Chín) chắc chúng tôi sẽ phải bỏ mạng giữa biển khơi,” anh Quốc kể.
Sau sự việc, nói với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Thịnh, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Núi Thành, cho biết: “Sự đoàn kết hỗ trợ của các ngư dân rất tuyệt vời. Nhiều chủ tàu sẵn sàng vứt bỏ của cải, ra công sức để cứu đồng nghiệp. Những cái gì trên tàu nặng quá, họ vứt hết xuống biển để chở 80-90 người, đó là hình ảnh hết sức tuyệt vời,” ông Thịnh nói.
Riêng với 41 ngư dân trên tàu gặp nạn và cả gia đình của họ, ông Danh chính là ân nhân. Còn đàn cá heo là những người bạn đường tốt nhất. (Tr.N)

Nhà nước CS Việt Nam thú nhận ‘tham nhũng tràn lan’

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn, cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ.” (Hình: Lao Động)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong chín tháng qua, cơ quan điều tra đã khởi tố 214 vụ án tham nhũng với 487 bị can, tăng 56 người so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có nhiều vụ án kinh tế lớn “đã chứng minh được yếu tố tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp” được dư luận quan tâm.
Theo báo VNExpress, sáng ngày 12 Tháng Chín, 2019, tại phiên họp thứ 37 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, trình bày thẩm tra phúc trình của chính phủ về “Công Tác Phòng, Chống Tham Nhũng năm 2019,” bà Lê Thị Nga, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp, cho biết trước đây một số các vụ án kinh tế lớn mà “dư luận nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng” nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được nên phải xử theo hướng kinh tế, thì nay nhiều vụ án đã chứng minh được.
Điển hình như vụ hai cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ.”
Và vụ bà Nguyễn Thị Kim Anh, phó phòng Phòng Chống Tham Nhũng, Thanh Tra Bộ Xây Dựng và đồng phạm nhận hối lộ trong quá trình thanh tra tại một số đơn vị của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoặc vụ năm cán bộ Thanh Tra tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ trong lúc thanh tra một số địa phương của tỉnh Thanh Hóa. Hay như vụ ông Đặng Trường An, phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) nhận hối lộ…
Tuy nhiên, theo bà Nga tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, “tham nhũng vặt” vẫn chưa bị đẩy lùi. Đặc biệt, khi sự việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng lớn “lợi ích nhóm,” hay “sân sau” được đẩy mạnh, thì “loại tội phạm này sẽ chuyển sang thủ đoạn đối phó, che giấu dưới các hình thức tinh vi, phức tạp hơn…”
Chẳng hạn, trong lĩnh vực cổ phần hóa, mua bán tài sản công, ở nơi nào có hiện tượng “nhà nước mua đắt, bán rẻ” các tài sản lớn, thì ở đó có dấu hiệu của những vụ tham nhũng lớn. Đa số các vụ án sai phạm lớn về kinh tế trong giai đoạn vừa qua đều có yếu tố vụ lợi với số tiền rất lớn như vụ Công Ty Mobifone mua 95% cổ phần của Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu AVG; vụ liên quan đến khiếu nại của công dân về Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm; sai phạm tại Tập Đoàn Than, Khoáng Sản Việt Nam…
“Tình trạng này làm giảm niềm tin của người dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, là vấn đề cần được Chính Phủ, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao… đánh giá đúng về thực trạng và có giải pháp khắc phục,” bà Nga đề nghị.
Theo báo Tiền Phong, về thu hồi tài sản bị thất thoát do tham nhũng, theo phúc trình của chính phủ, trong giai đoạn điều tra, các cơ quan đã thu hồi được hơn 615 tỷ đồng ($26.5 triệu) và hơn 11,800 mét vuông đất, kê biên 795 tỷ đồng ($34.3 triệu).
Ngoài ra, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã tích cực yêu cầu và áp dụng nhiều biện pháp tố tụng tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 10,000 tỷ đồng ($431.8 triệu).
Trả lời báo chí về việc giải quyết các vụ án tham nhũng lớn bị phanh phui kể trên, ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, chỉ cho biết “các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ điều tra theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương Về Phòng, Chống Tham Nhũng.” (Tr.N)

Người Trung Quốc đội lốt ‘nhà đầu tư’ để bào chế ma túy ở Việt Nam

Nơi nhóm nghi can Trung Quốc đội lốt “nhà đầu tư” để mở xưởng sản xuất ma túy. (Hình: Kiến Thức)
KON TUM, Việt Nam (NV) – Dưới danh nghĩa hợp tác sản xuất gỗ, “nhà đầu tư” Trung Quốc đã mở một “phòng thí nghiệm” gỗ nhưng thực chất là một xưởng sản xuất tiền chế chất ma túy cực lớn ở huyện Đắk Hà.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 12 Tháng Chín, 2019, tại hội nghị cấp bộ trưởng về “Nâng Cao Hiệu Quả Hợp Tác Đấu Tranh Phòng Chống Tội Phạm Ma Túy Xuyên Quốc Gia” đang tổ chức ở Hà Nội, Đại Tá Vũ Văn Hậu, phó cục trưởng Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Ma Túy, cho biết tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam và khu vực đã “tăng đột biến thời gian gần đây.” Các tổ chức tội phạm quốc tế đang lợi dụng địa bàn Việt Nam để tổ chức sản xuất ma túy, một phần bán trong nước, phần lớn được chuyển đi các nước trong và ngoài khu vực.
Liên quan đến đường dây sản xuất trái phép chất ma túy vừa bị phát hiện tại tỉnh Kon Tum, ông Hậu cho biết đến thời điểm này, Cục Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Ma Túy đã bắt 14 người, trong đó có chín người Trung Quốc, hai người Đài Loan và ba người Việt Nam, thu giữ 13 tấn tiền chất ma túy, 15 máy điều chế tại các tỉnh thành: Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận và Sài Gòn.
Phía Trung Quốc cũng bắt 22 người, trong đó có 10 người liên quan đến nhóm người Trung Quốc mà công an Việt Nam vừa bắt giữ ở Kon Tum.
Trả lời báo chí Việt Nam vì sao nhóm người Trung Quốc trên ngang nhiên tổ chức sản xuất ma túy mà chính quyền địa phương không hay biết, ông Hậu cho rằng “nhà đầu tư” Trung Quốc nói mở “phòng thí nghiệm,” nhưng lại bào chế ma túy.
Bà Viên kể với báo Tuổi Trẻ, nhiều tháng trước một nhóm người Trung Quốc đến thuê nhà xưởng của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Đồng An Viên, nằm trong làng nghề ở thị trấn Đắk Hà (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) do ông Trần Ngọc An (48 tuổi, chồng bà) làm đại diện, để sản xuất các loại gỗ mỹ nghệ, gỗ ép các loại. Với danh nghĩa trên, nhà đầu tư Trung Quốc đã mở một “phòng thí nghiệm” gỗ.
An ninh được thắt chặt khi Bộ Công An triệt phá xưởng sản xuất ma túy tại tỉnh Kon Tum. (Hình: Người Lao Động)
Theo bà Viên, mấy tháng trước trong một chuyến làm ăn ở Lào, bà quen với một người Việt Nam chuyên phiên dịch cho các chủ doanh nghiệp của người Trung Quốc. Vợ chồng bà bày tỏ muốn hợp tác, xuất khẩu gỗ với các doanh nghiệp Trung Quốc và mong muốn người này giới thiệu.
“Khoảng Tháng Bày, 2019, có một nhóm 4-5 người Trung Quốc thông qua người phiên dịch đã gặp vợ chồng tôi đặt vấn đề hợp tác làm ăn. Họ nói đã khảo sát vùng nguyên liệu và thấy nơi đây mở cơ sở chế tác ván ép, phân hữu cơ rất tốt. Tuy nhiên, họ muốn lập phòng thí nghiệm tại xưởng gỗ gia đình để pha chế hóa chất sấy, ép gỗ và sẽ trực tiếp làm việc tại xưởng,” bà Viên kể.
Sau đó, nhóm người Trung Quốc yêu cầu vợ chồng bà Viên phải dùng tôn vây kín một phần xưởng (rộng khoảng 50 mét vuông) để họ đặt máy móc, lập “phòng thí nghiệm.” Dưới nền nhà, những người Trung Quốc yêu cầu phải làm mương thoát xung quanh xưởng và hầm rút để hóa chất tẩy rửa không ra môi trường.
Toàn bộ chi phí khoảng 200 triệu đồng ($8,624) phía đối tác hứa sẽ thanh toán khi máy móc, “phòng thí nghiệm” lắp đặt xong. Bà Viên và chồng còn phải đi làm thủ tục ghi danh cho những người Trung Quốc đến làm việc tại xưởng của mình.
“Công ty này trước là cơ sở chế biến gỗ nằm trong làng nghề truyền thống huyện Đắk Hà. Sau đó nguồn gỗ cạn kiệt, họ dừng hoạt động nên Ủy Ban Nhân Dân huyện thu hồi cho Công Ty Đông An Viên thuê. Việc công ty này cho người Trung Quốc thuê lại để làm xưởng sản xuất ma túy địa phương không thể nắm được,” ông Ngô Tấn Khoa, trưởng Phòng Kinh Tế Hạ Tầng huyện Đắk Hà biện minh với báo Thanh Niên.
Trước đó, tờ Tuổi Trẻ tường thuật: “Công An tỉnh Bình Định phát hiện một lượng hóa chất cực lớn được cất giữ trong 286 thùng phuy, 300 bao bột và nhiều dụng cụ để tinh chế ra ma túy do một nhóm người Trung Quốc cầm đầu. Hai kho chứa hóa chất dùng để chế biến ma túy đặt tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn. Sáu người Trung Quốc được phân công nhiệm vụ coi kho tại đây đã bị bắt giữ.”
Hiện chưa rõ hai vụ nêu trên có liên quan gì đến vụ một người đàn ông Trung Quốc bị bắt vì dùng xe bán tải chở 895 bánh heroin, nặng gần 300 kg, tại khu vực ngã tư An Sương (Sài Gòn) hồi Tháng Ba, 2019, hay không.
Công luận đang chờ đợi xem liệu nhóm nghi can Trung Quốc tham gia sản xuất ma túy ở Việt Nam có phải ra tòa hay sẽ được dẫn độ trao trả cho nhà chức trách Trung Quốc như các vụ hình sự trước đó. (Tr.N)

Lãnh đạo Viện Kiểm Sát CSVN thú nhận có chủ trương ‘bắt giam để ép bị can nhận tội’


Ông Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Lâu nay ở Việt Nam, việc bắt giam nghi can rồi dùng các “biện pháp nghiệp vụ” để họ nhận tội chỉ là cáo buộc, suy đoán từ phía thân nhân và giới luật sư.
Tuy vậy, lần đầu tiên, ông Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao chính thức thừa nhận điều này với phát biểu được báo Pháp Luật TP.HCM dẫn lại: “Việc bắt giam giúp công tác điều tra thuận lợi hơn nhưng đụng chạm một mức độ nào đó đến quyền con người, không bắt thì gây khó khăn cho công tác điều tra. Liên quan đến án tham nhũng và kinh tế, nếu để đối tượng [nghi can] ở bên ngoài xã hội thì họ không bao giờ nhận tội.”
Câu nói của người đứng đầu ngành kiểm sát, cơ quan giữ quyền công tố cao nhất, phản ánh sự thật đằng sau các vụ án kinh tế hoặc liên quan đến an ninh quốc gia. Hầu hết các bị can trong các vụ án này đều ngoan ngoãn khai nhận tội sau khi bị bắt tạm giam bốn tháng, sau đó tiếp tục gia hạn nhiều lần, thậm chí có nghi can còn bị “tạm giam” đến vài năm mà không được đưa ra xét xử.
Đồng thời, phát ngôn của ông Trí cũng tỏ ra ngược ngạo so với quy định tại Điều 98 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự CSVN 2015: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội”.
Luật Sư Ngô Anh Tuấn, người nhận bào chữa cho Luật Sư Trần Vũ Hải trong vụ án “trốn thuế”, bình luận trên trang cá nhân: “Theo như lời giãi bày ‘thực lòng’ của ông Lê Minh Trí thì có thể hiểu sơ bộ rằng cứ bắt giam, ắt sẽ có lời khai nhận tội hoặc khả năng rất cao là có lời khai nhận tội, đó là chìa khoá để giải quyết vụ án đang bế tắc khi các chứng cứ khác không đủ cáo buộc họ. Tham gia nhiều vụ án, tôi nhận thấy rằng, thấy nhiều trường hợp đại diện Viện Kiểm Sát rất bị động, thậm chí phụ thuộc, chạy theo các yêu cầu của cơ quan điều tra. Rồi đến khi đại diện Viện Kiểm Sát phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình điều tra thì cũng không dám lên tiếng để họ làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Từ đó biến cái sai sót của người khác thành cái sai của mình dẫn đến hậu quả mình là người gánh chịu chính.”
“Với tư cách một con người, tôi mong muốn hành vi phạm tội phải bị trừng trị thích đáng. Nhưng trên tư cách một luật sư, tôi mong muốn người phạm tội phải được chứng minh rõ rằng họ đã phạm tội như thế nào bằng những chứng cứ xác đáng, rõ ràng, mình bạch chứ không phải buộc tội họ dựa trên những lời khai nhận tội đến từ việc thuyết phục, gây sức ép hay một cách thức nào đó để khép lại hồ sơ. Vì như thế là hành vi thể hiện sự thiếu trách nhiệm và phản khoa học, đi ngược lại quy định của pháp luật và sự tiến bộ xã hội,” theo Facebook Tuan Ngo.
Trong một diễn biến khác, báo điện tử Petro Times hôm 12 Tháng Chín dẫn lời bà Lê Thị Nga, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN: “Để thực hiện quyền con người, quyền công dân đã quy định trong Hiến Pháp và chống oan sai, Luật Tố Tụng Hình Sự đã ban hành nhiều quy định như bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can. Đây là giải pháp vừa để làm căn cứ chứng minh cho hoạt động của cơ quan điều tra, vừa chống bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, thực tế quy định này vẫn chưa được thực thi. Lý do được Bộ Công An [CSVN] giải thích là “không có tiền để xây phòng hỏi cung có trang bị máy cũng như không có tiền mua máy ghi âm, ghi hình.” (T.K.)

Sau nửa tháng vụ cháy, nhà chức trách Hà Nội mới tẩy độc kho Rạng Đông

Binh sĩ của Binh Chủng Hóa Học tại Nhà Máy Rạng Đông. (Hình: VnExpress)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nửa tháng sau vụ cháy khiến hơn 27 kg thủy ngân phát tán ra môi trường làm hàng ngàn người dân phải sơ tán do sợ nhiễm độc, hôm 12 Tháng Chín, nhà chức trách Hà Nội mới tẩy độc nhà kho của Công Ty Cổ Phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
Báo VNExpress tường thuật: “Lực lượng tẩy độc gồm binh sĩ Binh Chủng Hóa Học, người của Sở Tài Nguyên-Môi Trường, Công Ty Urenco 10. Gần 10 xe chuyên dụng của Binh Chủng Hóa Học và khoảng 70 người đã đến hiện trường. Bộ Tư Lệnh Hóa Học sẽ hướng dẫn, giám sát toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy để lại cũng như quy trình tẩy độc và kinh phí do Công Ty chi trả.”
Trước đó, thông báo do Tổng Cục Môi Trường, Bộ Tài Nguyên-Môi Trườn CSVN phát đi ghi: “Trong vụ cháy nổ tại nhà kho Công Ty Rạng Đông xảy ra đêm 28 Tháng Tám có 480,000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thủy ngân lỏng được xác định có độc tính cao hơn viên Amalgam. Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy, ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1.5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 mét tính từ tường rào của công ty và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 mét.”
Ảnh chụp hôm 12 Tháng Chín cho thấy một đứa trẻ dùng tay bịt mũi vì mùi khét bên ngoài Nhà Máy Rạng Đông. (Hình: VnExpress)
Liên quan đến việc tẩy độc kho Rạng Đông, báo điện tử Dân Trí hôm 9 Tháng Chín dẫn lời trấn an của Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Chương Huyến, cựu giảng viên khoa Hóa Học, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên: “Người dân ở phường Hạ Đình không nên quá lo lắng về ô nhiễm thủy ngân sau vụ cháy này. Lượng thủy ngân phát ra môi trường khoảng 30 kg từ vụ cháy ở Công Ty Rạng Đông so với thủy ngân ở các bãi đào đãi vàng thì chưa ăn thua gì. Phát tán thủy ngân sau vụ cháy rồi rơi xuống đất, nước như vậy sẽ có ảnh hưởng đến môi trường sống, nhưng tình trạng này diễn ra kéo dài chứ không phải cấp tính.”
Các báo nhà nước cũng cho hay, hôm 10 Tháng Chín, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung “ký văn bản hỏa tốc yêu cầu khẩn trương di dời Nhà Máy Rạng Đông đến cơ sở sản xuất mới.” Tuy vậy, thời điểm và địa điểm di dời chưa được loan báo.
Đáng lưu ý, đến nay, không có chỉ dấu nào cho thấy người dân sống quanh Công Ty Rạng Đông sẽ làm theo lời khuyên của luật sư và giới xã hội dân sự là khởi kiện công ty này về việc gây ra thảm họa môi trường. Cũng không thấy giới chức nào của chính phủ hay lãnh đạo Hà Nội nhận trách nhiệm vì để Công Ty Rạng Đông hoạt động trong nhiều năm giữa khu dân cư đông đúc. Cũng vì những nguyên do này mà chuyện bồi thường thế nào cho người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cháy vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Thủy ngân là hóa chất độc hại. Theo Điều 601 Bộ Luật Dân Sự [CSVN] 2015, chất này được xếp vào “nguồn nguy hiểm cao độ.” Tuy vậy, những người khởi kiện các vụ thảm họa môi trường ở Việt Nam luôn có nguy cơ bị nhà cầm quyền xem là “phần tử phản động.” Điều này lý giải tại sao thay vì chọn cách phản ứng với chính quyền, hàng trăm hộ gia đình ở phường Hạ Đình đã lặng lẽ di tản hoặc rao bán nhà, trong lúc các công ty, cửa hàng ở khu vực này dừng hoạt động. (T.K.)

Tại sao lại tha những kẻ bán ‘ghế’ ở Đồng Nai?


Huỳnh Tiến Mạnh (Hình trích xuất từ báo Tuổi Trẻ)
Trân Văn – VOA
Ban Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa công bố quyết định kỷ luật ông Huỳnh Tiến Mạnh, Đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, ông Mạnh bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai, Bí thư Đảng ủy Công an Đồng Nai). Đồng thời yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật ông Mạnh về mặt hành chính tương ứng với mức kỷ luật của đảng (1).Thư ngỏ liệt kê cả thu nhập của CSGT (lính khoảng 300 triệu/tháng, chỉ huy khoảng 700 triệu/tháng). Để có được mức thu nhập như vậy, tất nhiên phải cống nạp và những người gửi Thư ngỏ ước đoán thu nhập ngoài lương của ông Mạnh không dưới 5 tỉ/tháng. Nguồn tài chính dồi dào này là lý do ông Mạnh thường xuyên phải sang Campuchia đá gà, đánh bài. Nếu chẳng may ông thua, thuộc cấp – những người mà ông Mạnh buộc phải gọi ông là “đại ca” – sẽ bị ông “chửi như… chó” (3)!
***
Trong vài ngày vừa qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội đã “tái bản” Thư ngỏ vừa kể. Có thể do bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố, một số cơ quan truyền thông của hệ thống truyền thông chính thức chỉ giới thiệu “quá trình công tác” của ông Mạnh như một cách nhắc nhở công chúng rằng các scandal liên quan tới CSGT của Công an Đồng Nai không ngăn được ông Mạnh tiến… mạnh!
Trong việc “xử lý kỷ luật” ông Mạnh, tuy Ban Bí thư có bước xa hơn một chút so với UBKT của BCH TƯ đảng CSVN: Truy cứu thêm trách nhiệm của ông Mạnh, lúc ông trực tiếp phụ trách Phòng CSGT đã để cơ quan này “xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng” nhưng chỉ “tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng” và yêu cầu các cơ quan hữu trách có hình thức xử lý tương ứng về mặt hành chính vẫn là cố tình… “sót người, lọt tội”.
Khoan bàn đến chuyện điều tra – truy cứu trách nhiệm cá nhân của ông Mạnh, chỉ riêng chuyện lựa chọn – sắp đặt một người như ông Mạnh vào các vị trí cao hơn đã rất đáng để làm tới nơi, tới chốn. Chẳng lẽ lại có thể tha những người đã cất nhắc ông Mạnh từ Đội phó lên Đội trưởng, từ Phó phòng lên Trưởng phòng, từ Phó Giám đốc lên Giám đốc Công an Đồng Nai? “Quy hoạch” một người như ông Mạnh làm “nhân sự chủ chốt” là vì lợi ích của đảng, của nhân dân hay vì tiền?
Cách đây hai tháng, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của BCH TƯ chỉ thông báo chung chung rằng cần “xem xét kỷ luật” ông Mạnh, vì người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 – 2020 (vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra để xảy ra nhiều khuyết điểm trong hoạt động điều tra – xử lý các vụ án, vụ việc, trong quản lý – sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản và công tác cán bộ để nhiều cán bộ, chiến sĩ bị xử lý hình sự) (2).
Giờ, trong quyết định kỷ luật ông Mạnh, ngoài những lý do mà UBKT đã nêu, Ban Bí thư của BCH TƯ còn bổ sung thêm những vi phạm khác của ông Mạnh trong quá khứ: Bởi từng là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, ông Mạnh phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015. Khi trực tiếp phụ trách Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), ông Mạnh đã để cơ quan này “xảy ra nhiều vi phạm kéo dài nhiều năm, có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
***
Phòng CSGT của Công an tỉnh Đồng Nai vốn là “lá cờ đầu” về… mãi lộ. Trong hai thập niên vừa qua, CSGT của Công an tỉnh Đồng Nai góp vô số scandal về nhũng nhiễu, bảo kê các phương tiện chở hàng, chở khách, sử dụng côn đồ để thu tiền mãi lộ, răn đe những người phản kháng mãi lộ và khi cần, tấn công để dằn mặt thiên hạ. Phòng CSGT của Công an tỉnh Đồng Nai còn là “lá cờ đầu” trong chuyện thanh toán lẫn nhau, kể cả bắn lẫn nhau ngay tại nơi làm việc do bất đồng trong chia chác.
Ông Mạnh là người mà quá trình công tác gắn liền với tất cả những scandal làm dư luận toàn quốc rúng động đó suốt từ đầu thập niên 2000 và vừa luôn luôn thoát nạn, vừa tiến… mạnh hơn: Đội phó Đội CSGT Dầu Giây (2000), Đội trưởng Đội CSGT Quốc lộ 51 (2001), Phó phòng (2003) rồi Trưởng phòng CSGT Công an Đồng Nai (2005), Phó Giám đốc (2012) rồi Giám đốc Công an Đồng Nai (2015).
Năm 2015, sau khi ông Mạnh trở thành Giám đốc Công an Đồng Nai, người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam đã từng chuyền cho nhau xem Thư ngỏ của một sĩ quan CSGT Công an Đồng Nai gửi “Cộng đồng quần chúng nhân dân”. Lá thư dài 1.800 chữ này vạch trần hoạt động của “cộng đồng CSGT ở Đồng Nai”, thừa nhận CSGT là một “công việc tủi nhục”. Sở dĩ “cộng đồng CSGT ở Đồng Nai” bị dân chúng khinh bỉ, báo chí soi mói, từng phải quỳ lạy phóng viên là vì… ông Mạnh.
Ông Mạnh – người đã thành “tinh” – chính là người dạy CSGT đòi mãi lộ, bảo kê, sử dụng côn đồ làm trung gian, buộc chung chi cho ông và để ông chia lại cho thượng cấp. Tuy Thư ngỏ bộc lộ sự cay cú khi nhiều sĩ quan CSGT bị tân Giám đốc Huỳnh Tiến Mạnh điều chuyển sang các lĩnh vực khác nhưng vẫn có khá nhiều chi tiết mà các cơ quan hữu trách có thể kiểm tra để xử lý ông Mạnh…
Đó là dưới thời ông Mạnh, CSGT ở Đồng Nai chỉ chặn xe thu tiền, sau đó mới lập biên bản vi phạm – xử lý vi phạm khống và dùng một phần tiền thu được từ mãi lộ để nộp phạt nhằm chứng minh… hiệu quả hoạt động của CSGT ở Đồng Nai. Người (hoặc những người) viết Thư ngỏ khẳng định, nếu kiểm tra những biên bản vi phạm – xử lý vi phạm trong kho lưu trữ chắc chắn sẽ thấy, tên – địa chỉ – lỗi vi phạm đếu… khống!
Đã thề chống “chạy chức, chạy quyền”, rà soát, chấn chỉnh “qui hoạch nhân sự” thì tại sao lại bỏ qua những trường hợp bất thường như ông Mạnh? Những ai ở Đồng Nai bán “ghế” cho ông Mạnh? Nghiêm trọng hơn, Giám đốc Công an một tỉnh không phải do hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Đồng Nai quyết định, vậy thì những ai trong Bộ Công an, trong BCH TƯ đảng, Ban Bí thư tham gia “qui hoạch” ông Mạnh? Chẳng lẽ chống “chạy chức, chạy quyền” chỉ chống cấp dưới bán “ghế” để dành đặc quyền đó cho cấp cao hơn?
***
Ngoài Huỳnh Tiến Mạnh, Đồng Nai còn có Hồ Văn Năm cũng vừa bị Ban Bí thư quyết định cách chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ông Năm thôi làm Đại biểu Quốc hội. Chẳng phải chỉ có UBKT mà Ban Bí thư của BCH TƯ đảng CSVN cũng úp úp, mở mở về lý do kỷ luật ông Năm: Lợi dụng cương vị Trưởng đoàn Đại biểu của Đồng Nai tại Quốc hội can thiệp vào hoạt động của cơ quan chức năng giải quyết vụ án hình sự (4).
Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất, ông Năm bị xử lý kỷ luật còn vì từng “chỉ đạo, xử lý nhiều vụ án, vụ việc không đúng quy định pháp luật khi giữ cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng kiêm Viện trưởng Viện Kiểm sát Đồng Nai” và vì là người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm chính đới với những vi phạm, khuyết điểm của Viện Kiểm sát Đồng Nai! Tại sao lại đặt một người như thế vào ghế Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, giao thêm cả ghế Trưởng đoàn Đại biểu của Đồng Nai tại Quốc hội?
Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 14 bắt đầu từ 2016 đến 2021. Chỉ mới ba năm, riêng Đồng Nai đã có hai Trưởng đoàn Đại biểu tại Quốc hội đã và sắp bị miễn nhiệm. Bà Phan Thị Mỹ Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy – người tiền nhiệm của ông Năm cũng bị kỷ luật vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn, dành đủ thứ ưu đãi trái pháp luật cho công ty của gia đình mình. Bà Thanh đã làm điều đó từ giữa thập niên 2000 nhưng vẫn liên tục được nhấc lên, đặt vào những cái ghế cao hơn (4).
Chắc chắn không phải tự nhiên mà những người đầy tì vết như các ông Huỳnh Tiến Mạnh, Hồ Văn Năm,… như bà Phan Thị Mỹ Thanh,… được qui hoạch làm nhân sự chủ chốt ở Đồng Nai. Có thể xem là bình thường khi không có ai bị truy cứu trách nhiệm, buộc phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn – sắp đặt những cá nhân bất xứng như vậy? Cứ như vậy thì làm sao chống được “chạy chức, chạy quyền” và quan trọng hơn là tại sao cố tình để sót những người đã chọn ông Mạnh, ông Năm, bà Thanh làm “nhân sự chủ chốt”, tiếp tục qui hoạch nhân sự từ cấp chiến lược cho đến tận phường, xã?
Vận hành công tác quy hoạch nhân sự như thế thì làm sao “xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên”? Nên khóc hay nên cười khi trước nay, lúc nào đảng cũng bảo đảm nhân sự lãnh đạo cả đảng lẫn quốc gia “đúng quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch”?
Có phải vì vậy mà đầu tháng này, tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội đảng khóa 13, khi tự đánh giá về nhiệm kỳ hiện nay của BCH TƯ, ông Nguyễn Phú Trọng bảo rằng “đoàn kết, thống nhất nội bộ rất tốt”. Nếu “đoàn kết, thống nhất nội bộ” theo hướng như thế mà khen là “rất tốt” thì nên trưng cầu dân ý rồi hãy khẳng định “lòng dân” ra sao ông Trọng ạ (5)!
Chú thích