Sunday, December 16, 2018

“Đi bão” bóng đá, mặt trái “Việt Nam vô địch!”

Một em nhỏ được ông bố cho 'đi bão' ở Hà Nội vào đêm 15 tháng 12 năm 2018. (Hình: Getty Images)
Trần Tiến Dũng/Người Việt
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Buổi sáng Sài Gòn sau ‘siêu bão’ bóng đá mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á lần thứ 2, đường phố vắng lặng và đầy rác. Ở sân tập thể dục Phú Thọ, quận 11, người đàn ông trung niên nói. “Tôi thông cảm với tụi nhỏ đi bão nhưng vẫn thấy sợ. Ăn mừng đá banh mà như lên cơn thần kinh, bất bình thường quá.”
“Đi bão,” là từ người dân Việt Nam dùng gần đây để chỉ hiện tượng hàng trăm ngàn người ở các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội, đổ ra đường ăn mừng bằng nhiều cách, bất chấp luật lệ giao thông.
Chỉ riêng môn thể thao bóng đá mới có chuyện người hâm mộ đổ ra đường đi bão, và cấp độ bão tùy vào ý nghĩa của từng giải đấu, vòng đấu, nhưng kỳ cục thay khi vô mùa tranh cúp ‘ao làng’ bóng đá Đông Nam Á thì khỏi cần dự báo cũng biết có bão nhỏ, bão lớn hoặc siêu bão.
Chế độ Hà Nội mặc nhiên cho phép các cơn bão bóng đá càn quét các đô thị lớn, tỉnh lẻ và cả vùng quê, hay nói cách khác là chế độ cài cắm động lực cho các cơn bão bóng đá nổ ra để đám đông, nhất là giới trẻ ‘xả xú bắp’ để quên đi các vấn nạn xã hội, kinh tế, chính trị và vận mệnh quốc gia dân tộc ngày một bếp bênh tồi tệ.
Một bà mẹ trẻ đơn thân đến từ vùng quê miền Tây, bất chấp chuyện an toàn bà rất thích thú khi đưa đứa con trai mới ba tuổi của mình “đi bão.” Bà cho biết. “Cắm đầu làm hoài cũng vậy hà, thấy người ta bão mình cũng bão luôn chớ có biết coi bóng đá đâu.”
Trong số cả triệu người “đi bão” đêm mừng Việt Nam vô địch cúp Đông Nam Á hôm 15 Tháng Mười Hai 2018, thì ý nghĩa và tinh thần thể thao chỉ là bèo bọt, cái chính mà đám đông biết coi đá banh được thỏa mãn cơn khát chiến thắng, vô địch, nhưng số đông lớn hơn có cơ hội được biểu lộ niềm vui tập thể, thứ niềm vui duy nhất chế độ độc tài không cấm đoán bắt bớ.
Không cần phải lên mặt đặt đánh giá đám đông được cho phép vui mừng tập thể đó đáng thương hại hay đáng khinh thường. Vấn đề là gần nửa thế kỷ với mấy thế hệ sinh ra dưới ách độc tài, thì đám đông hoặc là biểu lộ vui mừng tập thể theo áp chế tuyên truyền chính trị của chế độ, hoặc tùy tiện vui mừng tập thể, tùy tiện “đi bão” mừng thắng trận đá banh, đó là tất cả quyền con người mà hơn 90 triệu công dân Việt Nam được chế độ cho phép có.
Đâu phải các công dân thích môn bóng đá và ủng hộ đội tuyển Việt Nam không biết đoạt chức vô địch ở vùng trũng bóng đá thế giới chẳng đáng giá gì. Sau trận chung kết với Malaysia, một người hâm mộ bóng đá bày tỏ: “Giá mà được đá trận chung kết với Thái, thắng cái nước đè đầu mình mới sướng!”
Cái thời dư luận các thế hệ trước lấy Nhật Bản, Đại Hàn làm chuẩn về thể thao, văn hóa… để phấn đấu bằng hoặc vượt qua đã rơi vào tuyệt vọng lâu rồi. Ở các giải tranh cúp bóng đá khu vực trước trước đây, dân mê bóng đá Việt Nam coi chuyện quật ngã được đội tuyển Thái Lan là xứng tầm để nổi “siêu bão,” nhưng ngày nay được thắng Cambodia, Lào hay Philippines cũng đủ: “Tự hào quá Việt Nam ơi!”
Như vậy cơn “siêu bão” lớn nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam đêm 15 Tháng 12, mừng đội tuyển Việt Nam vô địch còn cho thấy sự biểu lộ niềm vui tập thể xuống hạng thấp hơn, và có thể đưa ra nhận xét không hề quá đáng, người hâm mộ bóng đá hay chỉ là người ăn theo niềm vui bóng đá, mượn chiến thắng bóng đá mà họ biết chỉ là chiến thắng hạng bét, nhất thời làm điểm tựa để lừa dối sự mặc cảm tự ti đang chế ngự trong từng cá nhân và cả đám đông.
Lịch sử ở Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu trước đây, cho thấy cách họ biến thành tựu thể thao thành nội dung tuyên truyền kích động và cả ru ngủ công dân như thế nào. Các cơn bão người ăn mừng chiến thắng bóng đá ở mọi cấp độ tràn xuống đường khắp Việt Nam hôm qua và sắp tới, hoàn toàn khác với việc thể hiện niềm vui tập thể ăn mừng chiến thắng thề thao ở các nước văn minh.
Như vậy các cơn bão bóng đá ở Việt Nam dưới chế độ độc tài hiện hành, với các khẩu hiệu tự phát đi kèm với màu cờ sắc áo đỏ chói như “Việt Nam Vô Địch” hay “Tự Hào Quá Việt Nam Ơi” ngày càng cho thấy không phải là biểu hiện cảm xúc hướng về về sự thành công của giá trị cộng đồng, mà chỉ là một trạng thái chân không tập thể cứ cố níu kéo chộp bắt bất cứ thứ gì có thể có để khỏi bị nhận chìm vào vũng lầy hèn nhược, thua kém. (Trần Tiến Dũng)

Nhìn lại luật 10/59 và những chiêu trò ngậm máu phun người của CSVN

Hoàng Tất Thắng (Danlambao)

1/ Bối cảnh trật tự trị an tại miền nam Việt Nam 1956 – 1959: 

Sau tháng 7/1954, hiệp định ngừng bắn ký kết tại Genève – Thụy Sĩ chấm dứt cuộc chiến tranh 9 năm giữa các phe Việt – Pháp và Quốc - Cộng, đã đưa cục diện chính trị, quân sự và thân phận người dân Việt Nam rẽ vào một bước ngoặc quan trọng. Lực lượng quân sự các bên tham chiến phải gom, rút tập trung về hai miền nam, bắc riêng biệt, phân cách bởi con sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 và hình thành ra hai chính phủ Việt Nam đối lập hẳn với nhau. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là hậu thân của Việt Minh, ở miền bắc, đi theo con đường cộng sản, xã hội chủ nghĩa. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát triển từ các thí nghiệm chính trị Pháp và là hậu thân của chính phủ Quốc gia Việt Nam, ở miền nam, đi theo con đường cộng hòa, tự do. Có một khuyến cáo ghi trong bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève, tức một phụ đính của hiệp định, không có giá trị cưỡng hành, cũng như không có chữ ký của các bên tham dự hội nghị, lẫn phía phải thi hành hiệp định, khuyến nghị từ tháng 7/1955 nhà đương cục hai miền gặp gỡ, thương lượng để tiến tới phối hợp tổ chức một cuộc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước trong tháng 7/1956. 

Trên thực tế, thi hành theo chỉ thị của Chu Ân Lai, thủ tướng và là trưởng phái đoàn tham dự hội nghị Geneve của Trung Cộng là khi chia hai Việt Nam, rút quân Việt Minh về miền bắc Việt Nam, không có nghĩa là phải rút hết người và vũ khí, nên ít nhất đã có gần 10.000 cán bộ Việt Minh, trong đó có các thành phần cao cấp như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ… được gài lại nằm vùng ở miền nam để chờ thời cơ nổi dậy đấu tranh chính trị tổng tuyển cử và thực hiện bạo loạn phá rối trị an, với hơn 274 hầm chôn giấu vũ khí các loại bị chính phủ VNCH phát giác, phá hủy khắp nơi dưới vỹ tuyến 17 trong các năm 1955 - 1958 (1). 

Ngày 6/7/1955, để vô hiệu hóa các âm mưu và thủ đoạn của Hà Nội, chính phủ VNCH tuyên bố không phản đối nguyên tắc tổng tuyển cử, nhưng cũng chưa thể thảo luận về việc tổ chức tổng tuyển cử, với lý do VNCH không ký vào hiệp định Genève, nên không bị ràng buộc bởi tinh thần của hiệp định, nhất là đối với bản tuyên bố cuối cùng lại càng không có giá trị pháp lý phải thi hành. Hơn nữa, một cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chỉ có thể thành công tốt đẹp, một khi miền bắc Việt Nam chấm dứt những hoạt động khủng bố, phá hoại nhằm vào miền nam Việt Nam và thực sự đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi quốc tế cộng sản, trước mắt và cụ thể là thực thi dân chủ, tự do, cũng như các quyền con người căn bản cho mọi người dân Việt Nam đang sinh sống ngay tại vùng đang do đảng cộng sản kiểm soát. 

Không còn hy vọng thôn tính miền nam Việt Nam qua mưu đồ chính trị, đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ miền bắc Việt Nam đã lệnh các cơ sở nằm vùng khắp nơi ở miền nam Việt Nam, khởi động các hoạt động bạo loạn khủng bố và gây ra tình trạng bất ổn trên nhiều địa phương từ cuối năm 1956. 

Giai đoạn 1956 đến 1963, do hệ thống tiếp vận quân dụng, vũ khí, nhân lực từ miền bắc xâm nhập, đưa vào miền nam còn bị giới hạn, đồng thời các khả năng kiểm soát, chế ngự, phản công của chính phủ VNCH còn vững vàng, nên các hành vi khủng bố của các nhóm cộng sản miền nam thường là lén lút phá hoại những công trình kinh tế, tiện ích, phúc lợi xã hội, đào đường, phá cầu, đắp mô, ngăn sông, cản trở giao thông vận tải để tuyên truyền, cướp đoạt tài sản và nhất là thường xuyên tổ chức các vụ đột nhập tới những nơi quần cư để giết người. 

Cộng sản nằm vùng từng địa phương lập danh sách một số cá nhân sở tại như cộng sự, cộng tác viên sơ cấp thuộc các ngành công quyền ấp, thôn, xã, các viên chức dân sự phụ trách dân sinh, văn hóa, kinh tế, xã hội, như giáo chức, nhân viên y tế, chuyên viên khuyến nông của chính phủ, đến các lương dân can đảm từ chối đóng góp tài lực cho cách mạng (?) và luôn cả số nông dân đa... dám làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, hoặc ký hợp đồng tá canh với chủ điền theo chính sách cải cách điền địa của VNCH... đều là những thành phần không có đủ khả năng tự vệ trước bạo lực tập thể, để lần lượt tìm cách sát hại bằng các hình thức ám sát, bắt cóc, thủ tiêu và giết chết toàn gia tại chỗ trước sự ép buộc phải chứng kiến của người thân và láng giềng, theo các kiểu hành hình rất dã man, tàn bạo như chôn sống, chặt đầu, mổ bụng, treo cổ, với một bản án viết nguệch ngoạc vài chữ tội danh đầy mơ hồ như Việt gian bán nước, đặt cạnh tử thi người bị hại đã không còn nguyên vẹn. 

...Tỉnh An Xuyên – Cà Mau trong niên khóa 1960 – 1961 có 27.935 học sinh tại 189 trường học trong tỉnh. Khi người cộng sản lén lút trở về, nhiều nơi họ đã ngăn cản phụ huynh học sinh không được cho con em đến trường, cũng như buộc các thầy, cô giáo không được giảng dạy các môn học giáo dục công dân, mà phải tôn vinh cờ và chủ tịch của họ. Nhiều giáo viên không tuân lệnh đã bị bắn, chặt đầu, hay cắt cổ với các bản án đặt bên cạnh (…). Tính tới cuối năm toàn tỉnh có hơn 50 thầy, cô giáo bị sát hại, 150 trường học bị phá hoại, hay phải đóng cửa bởi áp lực đe dọa của cộng sản, gây ảnh hưởng đình trệ học tập cho gần 20.000 trẻ em…..(Reader’s Digest, The Blood - Red Hands of Ho Chi Minh, 12/1968). 

Hình ảnh những toán sát thủ cộng sản đột ngột xuất hiện trong bóng đêm với cây mã tấu cầm tay, đã là một mối ám ảnh kinh hoàng rất khó phai mờ trong tâm trí người dân miền nam, quanh năm chỉ biết khu vườn, miếng ruộng……Dân làng bị bắt buộc tập trung chứng kiến cảnh tàn sát. Việt Cộng đã giết cả nhà 14 người của một viên xã trưởng miền nam bằng cách chặt đầu và mổ bụng lần lượt từng người bất kể lớn, nhỏ. Giết một cách lạnh lùng như thể họ bấm cò súng đại liên bắn máy bay và việc tàn sát thế này là chuyện bình thường hàng ngày... (Dr Uwe Siemon Netto, dẩn theo Richard Nixon, The Real War, 1980). Mục đích của Hà Nội là trong mọi cơ hội có thể đều phải tìm cách hủy hoại hiệu năng trị an của các cấp chính quyền hạ tầng VNCH, làm cho dân chúng khiếp sợ cao độ, không còn dám ủng hộ các chủ trương, kế hoạch dân sinh, dân trí của chính phủ, từ đó buộc chính phủ phải đề ra các chính sách chống cộng, kiểm soát dân chúng gắt gao hơn, lại có cớ cho cộng sản tố cáo ngược chính phủ VNCH đàn áp, tuyên truyền, xuyên tạc, gây bất mãn, hay khiến người dân trở nên thụ động, hoặc dần dà tuân phục theo lệnh của các nhóm cộng sản sở tại. 

Trong ba năm 1957 – 1960, có 11.700 vụ ám sát, 2.200 vụ bắt cóc xảy ra. Trong đó năm 1960 có khoảng 1.500 thường dân bị giết, 700 người khác bị bắt cóc (2) và tính tới cuối năm 1963 tổng cộng có 13.000 vụ giết người. Trung bình mỗi năm đã có 1.200 đến 4.000 nạn nhân, bị cộng sản giết hại rất dã man, kiểu hành hình thời trung cổ, hầu gia trọng thêm mức độ kinh hoàng trong cộng đồng (3). Báo cáo đặc biệt năm 1960 - 1961 của Ủy hội kiểm soát đình chiến ở Đông Dương ICC (International Control Commission) ghi nhận hoạt động chiến tranh du kích và khủng bố tại miền nam đã được sự tiếp tay từ phía Hà Nội, trong đó năm 1960 có 284 cầu cống bị phá hoại, 60 trường học và trạm y tế của chính phủ miền nam bị tấn công đốt phá. 

Kế hoạch đánh chiếm miền nam được Hà Nội thực hiện theo hai mũi giáp công, đấu tranh chính trị và tấn công võ trang, lồng vào đó là việc thực hiện các hoạt động bạo lực, khủng bố ngày càng gia tăng mạnh mẽ để phát triển uy thế và đây là một nhiệm vụ không thể thiếu trong mục tiêu xích hóa toàn bộ Việt Nam vào dưới ngọn cờ cộng sản (4). Do đó, chính phủ VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phải tuyên bố đặt miền nam Việt Nam trong tình trạng chiến tranh trong tháng 3/1959, ban hành luật 10/59 và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt trong tháng 5/1959, để trừng phạt mọi can phạm can tội phá hoại, xâm phạm an ninh quốc gia và xâm phạm sanh mạng, tài sản của nhân dân. 

2/ Luật số 10/59 toàn văn đã được đăng vào Công báo VNCH năm 1959, trang 1597, 1598. 

Ngày mồng 6 tháng 5 năm 1959. 

Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng, tài sản của nhân dân và thiết lập Tòa án Quân sự Đặc biệt. 

Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết, 

Tổng thống ban hành luật số 10/59, ngày mồng 6 tháng 5 năm 1959, trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng, tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt, nguyên văn như sau: 

Phần thứ nhất. 

Những tội phạm phá hoại, xâm phạm an ninh Quốc gia, xâm phạm sanh mạng hay tài sản nhân dân. 

Điều 1. 

Sẽ phạt tử hình và tịch thu toàn thể hay một phần tài sản, và nếu là quân nhân thì còn bị tước binh quyền, kẻ nào đã hoặc toan phạm các tội sau đây với mục đích phá hoại hoặc xâm phạm an ninh Quốc gia, hoặc xâm phạm sanh mạng hay tài sản nhân dân: 

1/ Cố sát, đầu độc, hay bắt cóc. 

2/ Phá hủy hay làm cho vô dụng toàn thể, hoặc một phần bằng chất nổ, bằng cách đốt cháy, hay bằng mọi cách nào khác: 

a/ Những nhà ở, hay dùng để ở, dù có người ở hay không, nhà thờ, đền chùa, miếu vũ, những kho, xưởng, trại và mọi kiến trúc phụ thuộc của tư nhân; 

b/ Những công ốc, công thự, công sở, công xưởng, kho chứa và nói chung tất cả các kiến trúc các loại thuộc về của công nhà nước và những tài sản, động sản hay bất động sản nào khác thuộc về của công nhà nước, hay do nhà nước kiểm soát, hay đặt dưới chế độ đặc nhượng hay công quản; 

c/ Những thứ tàu đi trên không, trên bộ, dưới nước, các thứ xe; 

d/ Các hầm mỏ, máy móc, dụng cụ đặt nơi hầm mỏ; 

e/ Các khí giới, dụng cụ, vật liệu quân sự, các đồn bót, Nha, Sở, kho xưởng và kiến trúc đủ các loại thuộc về quốc phòng hay cảnh bị; 

g/ Những mùa màng, hoa màu, những nông súc và nông cơ, những rừng rú đủ các loại; 

h/ Những hệ thống viễn thông, bưu điện, đài phát thanh, những hệ thống sản xuất và phân phối điện nước, và những nhà hoặc kiến trúc hay dụng cụ thuộc về việc khai thác các hệ thống kể trên; 

i/ Những đê điều, đập nước, đường giao thông, đường sắt, phi trường, hải cảng, cầu cống, hay kiến trúc kỹ thuật về cầu cống hay các đường nói trên; 

k/ Các sông lớn, sông con mà thuyền bè đi lại được, sông đào. 

Điều 2. 

Sẽ bị khổ sai chung thân và tịch thâu toàn thể hay một phần tài sản, và nếu là quân nhân còn bị tước binh quyền, kẻ nào với mục đích phá hoại, hoặc xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc xâm phạm sanh mạng hay tài sản nhân dân, đã hay toan phạm những tội sau đây: 

1/ Cướp hoặc có khí giới, hoặc từ 2 người trở lên; 

2/ Làm gián đoạn sự giao thông trên đường bộ, hay đường thủy, bằng cách khủng bố, hăm dọa bằng vũ khí, hay bằng mọi cách khác; 

3/ Hăm dọa trực tiếp hay gián tiếp về các việc sau đây: ám sát, đốt nhà cửa, mùa màng, bắt cóc; 

4/ Phá phiên chợ, hay ngăn cản không cho nhóm chợ; 

5/ Phá hủy hay có hành vi phá hoại không được ghi ở những điều khoản trên. 

Điều 3. 

Sẽ bị những hình phạt dự liệu trong điều 1, hay điều 2 kể trên, những kẻ nào gia nhập một tổ chức, hoặc giao kết với nhau để giúp đỡ sự chuẩn bị, hoặc sự thực hành những tội phạm được quy định ở hai điều này. 

Điều 4. 

Các chánh phạm, đồng phạm và chủ mưu thuộc thẩm quyền Tòa án Quân sự Đặc biệt như sẽ quy định ở phần thứ hai luật này, không được hưởng trường hợp giảm khinh. 

Điều 5. 

Sẽ được miễn những hình phạt, hay được giảm khinh về những tội thuộc thẩm quyền Tòa án Quân sự Đặc biệt, kẻ nào mà trước khi các tội ấy được thực hành hay toan thực hành và khi chưa có sự truy tố nào, đã báo tin đầu tiên cho chánh phủ hay nhà chức trách quân sự, hành chánh, hay tư pháp biết, hoặc là khi đã có sự truy tố rồi mà giúp đỡ cho bắt được những kẻ phạm tội, hay tòng phạm. 

Tuy nhiên, những can phạm được miễn hình phạt có thể bị xử phạt quản thúc, hay biệt xứ trong một thời gian do Tòa định. 

Phần thứ hai. 

Tổ chức các Tòa án Quân sự Đặc biệt. 

Điều 6. 

Nay thiết lập 3 Tòa án Quân sự Đặc biệt đặt trụ sở ở Saigon, Banmethuot và Huế. 

Quản hạt Tòa án Quân sự Đặc biệt Sài Gòn là các tỉnh Nam phần. Quản hạt Tòa án Quân sự Đặc biệt Banmethuot là các tỉnh Cao nguyên Trung phần. Quản hạt Tòa án Quân sự Đặc biệt Huế là các tỉnh Trung nguyên Trung phần. 

Tùy theo nhu cầu, có thể thiết lập thêm những Tòa án Quân sự Đặc biệt khác do sắc lệnh. Và sự phân chia quản hạt giữa những Tòa án mới và Tòa án cũ cũng sẽ do sắc lệnh ấn định. 

Sự sửa đổi quản hạt sau này sẽ do sắc lệnh ấn định. 

Các Tòa án Quân sự Đặc biệt sẽ đặt trụ sở tại trụ sở Tòa Thượng thẩm, Sơ thẩm, hay Hòa giải rộng quyền, nếu không có trụ sở riêng biệt và sẽ xét xử tại đó hay xét xử lưu động ngoài trụ sở nếu cần. 

Điều 7. 

Thành phần của một Tòa án Quân sự Đặc biệt gồm có: 

- Một sĩ quan từ cấp Tá trở lên, có bằng luật khoa cử nhân làm Chánh thẩm. 

– Đô trưởng, Thị trưởng hay Tỉnh trưởng nơi tòa nhóm họp, hặc đại diện làm Phụ thẩm. 

– Một sĩ quan từ cấp Tá trở lên làm Phụ thẩm. 

Chánh thẩm, hay Phụ thẩm sẽ do nghị định của bộ trưởng quốc phòng, hay bộ trưởng phụ tá quốc phòng bổ nhiệm. 

Điều 8. 

Một sĩ quan từ cấp Tá trở lên giữ chức vụ Ủy viên chánh phủ và một hay nhiều Phó ủy viên chánh phủ là sĩ quan cấp Tá. 

Các nhân viên sĩ quan trên đây đều do nghị định của bộ trưởng quốc phòng, hay bộ trưởng phụ tá quốc phòng cử ra mỗi sáu tháng. Khi thiếu cấp Tá thì sẽ lấy xuống cấp Úy nếu không có điều chi ngăn trở. 

Mỗi khi cần thì cũng có thể cử ngay những sĩ quan thay thế theo thể thức trên. 

Điều 9. 

Phòng Lục sự sẽ do một Lục sự trưởng điều khiển, với sự giúp việc của một số Lục sự, thơ ký lục sự và thơ ký đánh máy. 

Các nhân viên này sẽ được bổ nhiệm do nghị định của bộ trưởng quốc phòng, hay bộ trưởng phụ tá quốc phòng. 

Điều 10. 

Tất cả các nhân viên đều phải tuyên thệ trước Tòa Phá án trước khi nhận việc. Sự tuyên thệ này là tuyên thệ viết. 

Điều 11. 

Thuộc thẩm quyền Tòa án Quân sự Đặc biệt: 

1/ Các vi phạm dự liệu trong các điều 1, 2 và 3 luật này bất luận bị can là thường dân hay quân nhân. 

2/ Các tội gián điệp và phản nghịch, ấn định bởi Dụ số 47 ngày 21/8/1956. 

3/ Các tội lũng đoạn và phá hoại nền kinh tế và tài chánh quốc gia, dự liệu bởi Dụ số 61 ngày 3/10/1955. 

4/ Những tội có điều luật minh định thuộc thẩm quyền Tòa án Quân sự Đặc biệt. 

Điều 12. 

Khi một việc thuộc thẩm quyền Tòa án Quân sự Đặc biệt thì bộ trưởng quốc phòng, hay bộ trưởng phụ tá quốc phòng ra lệnh có viện dẫn lý do để truyền đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu. 

Điều 13. 

Ủy viên chánh phủ đọc bản cáo trạng về thẩm quyền của Tòa án và về mọi chi tiết của tội trạng. 

Điều 14. 

Ủy viên chánh phủ Tòa án Quân sự Đặc biệt trong công việc truy tầm các vụ phạm pháp thuộc thẩm quyền Tòa án này, được quyền xử dụng tất cả các nhân viên công lực. 

Điều 15. 

Tòa án Quân sự Đặc biệt sẽ nhóm họp để xét xử trong thời hạn là 3 ngày sau khi nhận được lệnh của bộ trưởng quốc phòng, hay bộ trưởng phụ tá quốc phòng, nói ở điều 12. Trát trực tố ra hầu phiên tòa của Ủy viên chánh phủ sẽ tống đạt cho bị can 24 giờ trước phiên xử. 

Điều 16. 

Bị can có quyền nhờ luật sư biện hộ. Nếu bị can không có luật sư, Ủy viên chánh phủ, hay Chánh thẩm phải triệu dụng một luật sư biện hộ cho bị can. 

Điều 17. 

Tòa án Quân sự Đặc biệt xử chung thẩm và án văn không được thượng tố lên Tòa Phá án. 

Điều 18. 

Án văn do Tòa án Quân sự Đặc biệt tuyên xử sẽ đem thi hành theo thể thức được ấn định trong các điều 93 đến 98 bộ Quân luật. 

Điều 19. 

Trong trường hợp xử tử hình, án văn chỉ được thi hành sau khi đơn xin ân xá bị bác bỏ. 

Điều 20. 

Nếu cần, một sắc lệnh sẽ ấn định thể thức thi hành Luật này. 

Điều 21. 

Các điều trái với luật này đều bị bãi bỏ. Luật này sẽ đăng vào Công báo Việt Nam Cộng hòa. 

Saigon, ngày 6 tháng 5 năm 1959. 

Ký tên: Ngô Đình Diệm. 

Do đó đứng về mặt luật pháp quốc gia, luật 10/59 hoàn toàn là một đạo luật trị an chính thống, được thông qua bởi Quốc hội và công bố, ban hành bởi nguyên thủ quốc gia, nhằm đáp ứng cho nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trừng phạt mọi kẻ (bất luận là ai, thường dân, hay quân nhân) can tội phá hoại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm sanh mạng, tài sản của nhân dân và thiết lập Tòa án Quân sự Đặc biệt để thực thi hiệu lực của luật trong thời kỳ đất nước bị chiến tranh. Luật 10/59 không phải là luật khủng bố, phát xít (Terreur Fasciste au Sud Việt Nam: La Loi 10/59) và lại càng không phải là luật để lê máy chém đi khắp miền nam, nhằm tiêu diệt những người kháng chiến cũ, các cựu Việt Minh tham gia chống Pháp như Hà Nội đã, đang và còn lu loa tuyên truyền. 

Trong điều kiện chính quyền VNCH còn non trẻ, lại bị áp lực phá hoại của Pháp và của Hà Nội rất nặng nề, nhưng luật 10/59 vẫn bảo đảm được tính chuẩn mực pháp lý và công bằng ngay đối với những kẻ phá hoại công cuộc trị an, thực hiện bạo loạn võ trang để lật đổ chính quyền, thông qua những minh định luật pháp cụ thể và hiện hành. 

+ Về điều 12 luật 10/59: Chiếu theo Dụ ngày 5/5/1953 về việc “ ấn định tạm thời và áp dụng cho tới khi trật tự được phục hồi, thủ tục tố tụng và hình phạt thi hành trước tòa án quân sự là thủ tục trong thời kỳ chiến tranh “, nếu dự thẩm quân sự xét rằng việc bị tố cáo là một tội đại hình, vị ấy có thể tuyên cáo giao bị can ra trước tòa án quân sự xét xử theo thủ tục hiện hành áp dụng là thủ tục tố tụng trong thời kỳ chiến tranh, không qua phòng luận tội của tòa thượng thẩm được xem là hợp pháp (5). Tuy nhiên trước một sự phạm pháp mà bị can có thể bị xử tử hình, thì thủ tục xét xử thẳng chỉ được áp dụng khi nhà chức trách khiển dụng bị can đã có mở một cuộc điều tra rõ ràng và trong các trường hợp đã được luật pháp minh định (6). 

+ Về điều 16 luật 10/59: Chiếu điều 53 bộ Quân Luật ban hành theo Dụ số 8, ngày 14/5/1951, có tu chính sửa đổi theo các Dụ số 15, 37, 45, 47 và luật 21/59, ít nhất là 3 ngày trước phiên nhóm của tòa án quân sự, ủy viên chánh phủ phải tống đạt cho bị can cáo trạng cùng với nguyên văn điều luật áp dụng và báo cho y biết nếu không chọn được một người biện hộ, thì ông chánh án tòa quân sự sẽ tự động cử cho y một người. Nếu không báo và không làm án văn sẽ vô hiệu (5). Ngoài ra, chiếu điều 76 Quân Luật, nếu bị can là vị thành niên dưới 18 tuổi, vị Chánh thẩm phải đặt câu hỏi “Bị can hành động mà có phân biệt phải, trái hay không?” khi các thẩm phán tham dự phiên tòa vào họp luận tội. Câu hỏi là dự liệu để bảo vệ quyền lợi của vị thành niên, có tính cách trật tự công cộng và được các thẩm phán biểu quyết có hay không, theo phương cách bỏ phiếu kín. Nếu có thiếu sót việc này, án văn sẽ trở thành vô hiệu (5). 

+ Về sự cưỡng hành của điều 18 luật 10/59: Tham chiếu theo bộ Quân Luật trong chương X tức chương chấp hành án văn với các điều 93 đến 98, chủ yếu là các điều 93, 94, 95 và 96, riêng hai điều 97 và 98 có tính chất riêng biệt cho quân phạm VNCH, gồm: 

Điều 93. 

Nếu không có sự thượng cáo lên tối cao pháp viện, án văn sẽ được đem ra thi hành trong khoảng 24 giờ sau khi mãn hạn thượng cáo, trừ trường hợp bị xử tử hình thì không kể. Nếu có sự thượng cáo lên tối cao pháp viện, bản án sẽ được hoãn thi hành. 

Điều 94. 

Nếu sự thượng cáo lên tối cao pháp viện bị bác, án văn xử phạt sẽ được đem ra thi hành trong khoảng 24 giờ sau khi tiếp được bản án bác việc thượng cáo, trừ trường hợp bị xử tử hình thì không kể. 

Điều 95. 

Trong tất cả các trường hợp, ủy viên chánh phủ trình cho nhà chức trách đã ra khởi tố lệnh biết bản án của tòa án quân sự, hoặc của tối cao pháp viện. Ông ấy yêu cầu chấp hành án văn trong những thời hạn ấn định ở các điều 93, 94 nói trên. 

Điều 96. 

Trong trường hợp xử tử hình, chỉ có thể đem chấp hành án văn sau khi đã có sự phán định về việc xin ân xá, quyền xin ân xá này là đương nhiên (6). 

+ Về điều 19 luật 10/59: Tham chiếu Sắc luật số 11/62 về việc thiết lập các tòa án quân sự mặt trận, tại điều 13, do Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký ban hành ngày 21/5/1962 và đăng vào Công báo VNCH 1962, trang 1568/1 cũng được minh định rất rõ ràng và cụ thể. 

Điều 13. 

Bản án sẽ được thi hành sau khi tuyên án, nếu không phải là án tử hình. 

Nếu là án tử hình, mặc dầu có hay không có đơn xin ân xá của phạm nhân, ủy viên chánh phủ phải lập hồ sơ xin ân xá trong thời hạn tối đa mười ngày sau khi tòa tuyên án. 

Hồ sơ xin ân xá được đệ lên Tổng thống thẩm định theo thể thức ấn định do luật lệ hiện hành. 

Sau khi có quyết định về đơn xin ân xá, án tử hình mới được thi hành. 

3/ Các thủ đoạn tuyên truyền của cộng sản & sự thật lịch sử. 

Cũng giống như chính sách Ấp Chiến lược, luật 10/59 đã điểm trúng vào tử huyệt của Hà Nội, cụ thể là đối với số phận của hàng chục ngàn cán bộ và cảm tình viên cộng sản được gài lại để phá hoại miền nam sau hiệp định Genève, có thể bị chính phủ VNCH bắt giữ và vô hiệu hóa, nên chế độ cộng sản miền bắc đã nỗ lực vu cáo, không từ mọi thủ đoạn tuyên truyền nào để xuyên tạc và chụp mũ chính quyền VNCH là một chế độ phát xít và đàn áp, đã giết hại hàng ngàn người yêu nước tại chỗ bằng máy chém, chỉ sau những phiên xử không có công lý diễn ra tối đa trong vòng 3 ngày (?). 

Câu nói Mỹ - Diệm đã lê máy chém đi khắp miền nam đã trở thành kinh nhật tụng cộng sản khi mô tả sự giết hại tàn bạo đối với nhân dân miền nam của chính phủ VNCH, nhưng ngoài sự vu vạ tuyên truyền và gắp lửa bỏ tay người là ngón nghề cộng sản, thì Hà Nội gần như không thể đưa ra bất kỳ một chứng cớ cụ thể nào. 

Trang Wikipedia (giọng Hà Nội) chỉ có các ghi nhận: 

+ Chính quyền Ngô Đình Diệm cho đặt máy chém giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội (Củ Chi) kèm theo lời đe dọa “ Ai liên quan đến cộng sản thì sẽ mất đầu “ để gây khiếp sợ cho những người cộng sản. 

+ Sách The Việt Nam War: Revolution and Social Change in the Mekong Delta của Elliot ghi nhận có 2 người bị hành hình bằng máy chém ở Mỹ Tho. 

+ Báo Straits Times của Singapore, số ra ngày 24/7/1959 có bài tường thuật cảnh hơn 1.000 người dân đi xem xử chém công khai ở Saigon (thật ra đây là bản tin nói về một khủng bố cộng sản bị hành hình tại tỉnh Ba Xuyên). 

+ Báo Buổi Sáng (Sài Gòn) ngày 12/10/1959 có đăng ảnh máy chém kèm chú thích đây là chiếc máy chém đã chặt đầu tên cộng sản Võ Song Nhơn ngay lập tức khi tòa tuyên án (?). Ba ngày sau án tử hình khiếm diện Việt Cộng Nguyễn Văn Lép tức Tư Út Lép cũng đã được thi hành khi cảnh sát bắt được y ở Tây Ninh. 

+ Tờ Công Báo phát hành tại Sài Gòn ngày 23/5/1962 thông báo việc xử tử bằng máy chém diễn ra công khai bằng hàng tít cỡ lớn 4 án tử hình: 1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì và 1 vô nghề nghiệp sẽ bị đoạn đầu bằng máy chém. 

Các dẫn chứng này không những quá ít ỏi so với một núi tội ác mà Hà Nội vu cáo cho phía chính phủ VNCH, mà còn bị cắt đầu, ngắt đuôi và “ bỏ quên “ các chi tiết trọng yếu để pha chế cho đúng khẩu vị của tuyên giáo cộng sản. Trường hợp 4 án tử hình được tòa án quân sự tuyên ngày 23/5/1962 là điển hình, có tất cả 12 can phạm thuộc hội liên hiệp sinh viên, học sinh Sài Gòn – Gia Định can tội hoạt động phản nghịch, mưu sát và toan mưu sát ở đô thành Sài Gòn đã bị bắt và đưa ra tòa, có 5 án khổ sai hữu hạn, 3 án khổ sai chung thân và 4 án tử hình đối với 4 can phạm Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính, chỉ có 2 án tử hình phải thi hành, Lê Quang Vịnh và Lê Hồng Tư được Tổng thống Ngô Đình Diệm ân xá, giảm xuống chung thân và đày ra Côn Đảo, đến năm 1975 vẫn còn sống sót (7). 

Có một con số được cho là tạm tổng kết duy nhất trong thời gian từ 1957 đến 1959, có khoảng hơn 2.000 nạn nhân đã bị chế độ Sài Gòn giết hại bằng máy chém, do William Duiker đưa ra trong sách Ho Chi Minh: A Life viết năm 2000 và đã được John Guinane lập lại nguyên văn trong sách Where Have All the Flowers Gone viết năm 2015, nhưng rất tiếc tính khả tín của chi tiết này chỉ là một con số không tròn trĩnh, do đây chỉ là con số rồng rắn do Trần Bạch Đằng (Trương Gia Triều), trưởng ban tuyên huấn trung ương cục R đưa ra năm 1969, chẳng khác gì mấy so với hình tượng anh hùng dỏm Lê Văn Tám đã do Trần Huy Liệu bộ trưởng tuyên truyền của Việt Minh đúc cốt thêu dệt từ năm 1946. Nếu trong vòng hai năm, với hơn 2.000 tử tội chờ đợi sự xem xét và phê duyệt ân xá theo luật định được hay không, thì có lẽ Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ không còn lấy một ngày nào để thực thi các việc trị quốc khác. Ngông cuồng và loạn trí hơn còn có giáo sư Nguyễn Mạnh Quang (?) cho là đã có đến 300.000 nạn nhân bị giết dưới thời cai trị của chế độ Diệm (?). 

Không phủ nhận hiệu quả của luật 10/59 trong việc trừng phạt thích đáng mọi can phạm, bất luận là ai can tội phá hoại, xâm phạm an ninh quốc gia và xâm phạm sanh mạng, tài sản của nhân dân trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và nhu cầu phải mạnh mẽ chấn chỉnh trị an của chính thể VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1956 - 1963, nhưng cũng không thể nào khơi khơi ngậm máu phun người như các hoạt động tuyên truyền, bôi nhọ của tập đoàn cộng sản Hà Nội. Tập tài liệu Hai mươi năm qua: Việc từng ngày 1945 – 1964 của Đoàn Thêm là một biên niên sự kiện khá chi tiết và chính xác, cũng chỉ ghi chép 3 trường hợp tòa án quân sự đặc biệt tuyên án tử hình 9 can phạm chiếu theo luật 10/59, từ tháng 12/1959 đến tháng 4/1963 (7). 

Ngược lại hành vi trả thù của cộng sản mới dã man, đê tiện và dai dẳng hơn. Khi có luật 10/59, Chánh án tòa Hòa giải Rộng quyền Kiên Giang là Nguyễn Vạng Thọ, được Tổng thống Ngô Đình Diệm đồng hóa cấp bậc Đại tá và cử làm Chánh thẩm tòa án Quân sự Đặc biệt Sài Gòn để thực thi luật mới ban hành. Con trai độc nhất của Chánh thẩm Nguyễn Vạng Thọ du học học bổng theo kế hoạch Colombo tại Canada đã bị nhóm sinh viên thân cộng Đoàn Kết theo dõi và sát hại. Bản thân Đại tá Nguyễn Vạng Thọ là một trong hai Đại tá duy nhất của QLVNCH trong tổng cộng 48 người cần phải được trừ khử, bị Hà Nội lưu đày lên trại giam Cổng Trời – Hà Giang, để mưu toan giết mòn trong chính sách tập trung cải tạo quân, cán, chính VNCH sau năm 1975. 

12/2018. 


__________________________________

Chú thích:

(1) Trần Gia Phụng, Ai vi phạm hiệp định Genève 1954, 10/2017, Bộ Thông tin VNCH, Thành tích 4 năm hoạt động của chánh phủ 1955 – 1958, 1958, Huy Đức, Bên thắng cuộc 2012. 

(2) Reader’s Digest, The Blood - Red Hands of Ho Chi Minh, 12/1968. 

(3) Stanley Karnov, Việt Nam: A History, 1983, Bernard B. Fall, Street Without Joy, 1987, Douglas Pike, The Việt Cộng: Strategy of Terror, 02/1970, Dr Uwe Siemon Netto, Đức: A reporter’s love for a wounded people, 2013. 

(4) US Mission in Việt Nam, Vietcong use of Terror, Revised and Updated 03/1967. 

(5) Thẩm phán Trần Đại Khâm, Án Lệ Vựng Tập 1948 – 1967, 1968, Phán quyết Tòa Phá Án ngày 29/11/1961, ngày 31/6/1960 và ngày 26/9/1960. 

(6) Bộ Quốc phòng VNCH, Bộ Quân Luật VNCH, ấn bản 1962. 

(7) Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày 1945 – 1964, tái bản 1998. 

Tự do báo chí trong giông bão thời cuộc

Manh Kim

Trong số tổng kết thường niên, tờ Time đã chọn nhà báo là “nhân vật trong năm”, với những ghi nhận về vô số vụ đàn áp báo chí trong năm 2018. Trong báo cáo đặc biệt ngày 13-12-2018, Ủy ban bảo vệ ký giả (CPJ) cũng cho biết có ít nhất 251 nhà báo đã bị cầm tù khắp thế giới trong năm 2018. Đàn áp báo chí thật ra không phải là vấn đề nảy sinh trong năm nay. Nó là một hiện tượng toàn cầu, bùng nổ ngay trong thời mà rào cản đối với tự do thông tin tưởng chừng đã được tẩy xóa mờ đi trước sự phát triển của mạng xã hội…
Một trong những vụ chấn động làng báo thế giới là vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi (Saudi Arabia), cây bút bình luận của Washington Post và là tổng biên tập Al-Arab News Channel. Bị giết ngày 2-10-2018, Khashoggi đã chết không toàn thây: ông bị chặt từng mảnh! Tự do báo chí cũng đang bị chặt vụn từng khúc. Báo chí đang bị trấn áp. Thông tin minh bạch đang bị khủng bố, tại nhiều nơi thế giới. Tại Philippines, nhà báo Maria Ressa, vì điều tra cuộc chiến chống ma túy đầy bạo lực của Tổng thống Rodrigo Duterte, đã bị buộc tội “gian lận thuế” vào tháng 11-2018 và đối mặt nguy cơ ngồi tù 10 năm. Tại Myanmar, hai phóng viên Reuters, Kyaw Soe Oo và Wa Lone, vì thực hiện phóng sự điều tra vụ thảm sát cộng đồng người Hồi giáo Rohingya, đã bị xử 7 năm tù.
Tại Bangladesh, phóng viên ảnh Shahidul Alam bị nhốt hơn 100 ngày tội đăng “tin giả” sau khi chỉ trích Thủ tướng Sheikh Hasina. Tại Sudan, nhà báo tự do Amal Habani bị bắt sau khi tường thuật các vụ biểu tình liên quan tình hình kinh tế. Cô bị giam 34 ngày và bị tra tấn bằng roi điện. Amal Habani từng bị bắt 15 lần và bị cấm viết cho một tờ báo lớn. Tại Brazil, ký giả Patricia Campos Mello trở thành mục tiêu bị đe dọa sau khi tường thuật rằng những người ủng hộ Tổng thống tân cử Jair Bolsonaro đã tài trợ cho một chiến dịch tung tin giả trên WhatsApp. Trong khi đó, Victor Mallet, biên tập tin tức châu Á của Financial Times, đã bị Trung Quốc trục xuất khỏi Hong Kong sau khi mời một nhà hoạt động xã hội đến nói chuyện tại câu lạc bộ báo chí…
Bức tranh u ám phủ đen lên tự do báo chí không chỉ ở các nước đang phát triển. Từ đầu năm 2017 đến nay, bốn nhà báo đã bị giết tại Liên minh châu Âu. Tháng 2-2018, cảnh sát đã tìm thấy xác nhà báo Ján Kuciak, một cây bút nổi tiếng chuyên viết về tham nhũng tại Slovakia. Ján Kuciak bị bắn chết cùng hôn thê ngay tại nhà riêng của họ. Tại Nga, Tatiana Felgengauer, phó tổng biên tập đài phát thanh độc lập Echo of Moscow, bị một gã lạ mặt xông vào tận đài và bị đâm vào cổ hồi tháng 10-2017. Vụ tấn công xảy ra sau khi Đài truyền hình nhà nước Nga cáo buộc Echo of Moscow và Tatiana Felgengauer tội “làm việc cho Mỹ”. Với Nga, các vụ khủng bố tinh thần hoặc ám sát nhà báo xảy ra gần như cơm bữa. Năm 2017, cựu phóng viên tờ Novaya Gazeta (Moscow), Arkady Babchenko, phải trốn sang Kiev (Ukraine), vì không muốn trở thành người tiếp theo trong ít nhất 5 nhà báo kể từ năm 2000 đến nay bị giết…
Tại sao tự do thông tin ngày càng bị “cưỡng bức” thô bạo? Bởi vì sự thật trong tự do thông tin (cần nhấn mạnh yếu tố “sự thật”, ở thời mà tự do thông tin bị hoen ố bởi làn sóng tin giả) là công cụ có thể giúp lật mặt được chủ nghĩa dân chủ giả hiệu đang bùng nổ và phát triển khắp nơi, dù nó được lập luận ngụy biện bởi những kẻ đang ôm giữ mọi thứ quyền hành và muốn kiểm soát tuyệt đối cả tự do tư duy lẫn tự do biểu đạt. Sự thật, tại nhiều nơi, đã bị nhốt vào lồng và thậm chí bị chôn. Chẳng nơi nào có thể “minh họa” cho điều này bằng Trung Quốc. Báo cáo CPJ (13-12-2018) cho biết có 47 người đang đứng sau song sắt vì can tội viết về cuộc thanh trừng sắc tộc cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Một trong những trường hợp gần đây nhất là phóng viên ảnh tự do Lu Guang, người từng giành vô số giải thưởng lớn, từ World Press Photo đến National Geographic, bị bắt mất tích từ ngày 3-11-2018 khi đến Tân Cương. Mãi đến nay, ngày 13-12-2018, nhà cầm quyền Trung Quốc mới chính thức thừa nhận họ bắt Lu Guang.
Đứng kế Trung Quốc về “năng lực” bóp họng báo chí là Việt Nam. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-4-2018, khi trả lời việc một số tổ chức nhân quyền lên án phiên tòa cùng ngày xét xử sơ thẩm sáu bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời: “Về thông tin do một số tổ chức nhân quyền đưa ra, tôi bác bỏ những thông tin sai sự thực, thiếu khách quan. Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ”. Danh sách những người bị bắt vì tội tự do “tuyên truyền chống phá nhà nước” thật ra không chỉ có sáu người bị xử ngày 5-4-2018 (Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Thu Hà). Trái với lời bà Lê Thị Thu Hằng, gần 100 người khác cũng đang ngồi tù – tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận vào tháng 4-2018. Cũng trong tháng 4-2018, báo cáo thường niên của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã xếp Việt Nam thứ 175 trong 180 quốc gia về tự do báo chí.
Điều đáng nói nhất đối với làng báo Việt Nam là nó đã trở nên “khác biệt” so với hầu hết các nước chứng kiến tình trạng báo chí bị ngược đãi, bởi “đặc điểm” rằng: không có nhà báo “chính thống” nào bị tù vì “tự do bày tỏ chính kiến”, ngay trong thời điểm có vô số người bị xử những bản án nghiệt ngã bởi bày tỏ chính kiến một cách tự do dù họ không là nhà báo. Cũng thật trớ trêu khi không có nhà báo chính thức nào dám lên tiếng trước các vụ bắt bớ những người nói thay cho mình hoặc nói thay người dân về những vấn đề dân chủ và thậm chí những vấn đề liên quan trực tiếp đến tự do thông tin. Ký giả miền Nam trước 1975 từng “đi ăn mày” để phản đối sự kiểm soát báo chí. Giới báo chí ngày nay có những chọn lựa khác hơn “đi ăn mày”, dù họ biết thái độ đó mang lại kết cuộc như thế nào cho xã hội lẫn quốc gia.
Trên Washington Post ngày 21-5-2018, (cố) ký giả Jamal Khashoggi viết: “Liệu có cách nào khác cho chúng ta hay không? Liệu chúng ta có phải chọn giữa rạp chiếu bóng và quyền công dân để có thể cất tiếng nói, dù là ủng hộ hay chỉ trích những hành động của chính quyền? Chúng ta có nên chỉ ton hót những lời bóng bẩy trước các quyết định của lãnh đạo, cái nhìn của ông ấy về tương lai chúng ta, nhằm đổi lại quyền sống và sự đi lại tự do cho bản thân và gia đình mình?”…
Tự do báo chí đôi khi không hẳn là “không gian” được phép thể hiện. Tự do báo chí có khi là “khoảng cách” giữa “rạp chiếu phim” và “quyền công dân” cùng với sự chọn lựa một trong hai này. Khó có thể có một nền báo chí tự do khi mà nhà báo luôn chọn “rạp chiếu phim”. Không thể đòi hỏi có một nền báo chí tự do khi mà nhà báo cúi đầu chấp nhận khước từ quyền tự do ngôn luận của chính mình. Báo chí sẽ chẳng bao giờ có được sự độc lập và trung thực thông tin, nếu nhà báo không dám “tự do” “đi ăn mày” nhưng sẵn sàng “tự do” “mài bút” xu nịnh vuốt ve “các cụ”, để được thụ hưởng lợi ích kinh tế hoặc được “bảo kê” trong các cuộc đấu đá phe nhóm chính trị./.

Giá điện lại sắp chồm lên xã hội lưng “cừu”

Phạm Chí Dũng – VOA

Trong khi các cuộc biểu tình ‘Áo vàng’ phản đối tăng giá nhiên liệu đang bùng lên ở Pháp, Bỉ và Malaysia thì giới quan chức ‘cá mập’ ở Việt Nam vẫn thản nhiên soạn thảo kế hoạch và các phương án tăng giá điện như một kiểu bù lỗ vào dân.
‘Phương án giá thấp nhất’ và thủ đoạn ban ơn
Tháng Mười Hai năm 2018, Bộ Công Thương đưa ra 4 kịch bản về giá điện năm 2019. Quan chức công bố là Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – nhân vật mà từ lâu được dư luận xem là nằm trong nhóm lợi ích điện lực và cổ súy nhiệt tình một cách đầy nghi ngờ cho các chiến dịch EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) tăng giá điện bất chấp quẫn bách dân sinh.
Cứ theo cái cách mà Đỗ Thắng Hải nêu, khả năng tăng giá điện vào năm 2019 là hiển nhiên, là ‘không cho chúng nó thoát’. Quyền duy nhất của ‘chúng nó’ – tức dân chúng nói chung và nhất là cái phần thảm thương nhất của xã hội – chỉ còn là lựa chọn một trong 4 phương án mà Bộ Công thương ‘định hướng’. Nhưng đó cũng chỉ là sự lựa chọn mang tính ‘tham khảo’, bởi không phải dân mà chính Bộ Công thương và tập đoàn lợi ích điện lực mới là những kẻ quyết định. Một cách khôn ngoan và lọc lõi, những kẻ này đã làm khá nhuần nhuyễn một thủ đoạn tâm lý: sau khi vống lên nhiều phương án tăng giá điện, nhóm này ban ơn cho dân chúng bằng cách chọn ‘phương án tăng giá thấp nhất’ như cái cách ‘tăng giá phải như vặt lông vịt, vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên’.
Tròn một năm sau cú đánh úp giá điện vào một đêm tối trời cuối năm 2017, một lần nữa EVN và Bộ Công thương sẽ tái hiện hành vi đen tối đó.
Ngày 1/12/2017, chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” đã bất chấp tiếng kêu oán thán của nhân dân và khuyến nghị của giới trí thức khi giáng thêm một đòn xây xẩm mặt mày người nghèo và doanh nghiệp: giá điện tăng thêm 6,08% thành 1.720,65đ/1kw chưa kể thuế VAT.
Khi đó, Chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo và hành động’ của Thủ tướng Phúc và Bộ Công thương – cơ quan kế thừa kẻ tội đồ tham nhũng, ‘cõng rắn cắn gà nhà’ và ‘tăng đủ thứ’ là cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng – đã có một “kịch bản hoàn hảo”, rất lạnh lùng và tàn nhẫn, khiến dân tình và báo chí không kịp trở tay.
“Giá điện bị ‘đánh úp’: Người dân than trời!” – một ít tờ báo nhà nước lại rền rĩ, trong lúc hai tầng lớp thu nhập trung bình và người nghèo Việt Nam còn nặng gánh lo toan về chuyện vừa tiện tặn vừa khốn khó hơn cả những năm trước.
Thủ đoạn Bộ Công thương đã hoàn thành phương án tăng giá điện với “kịch bản thấp nhất có thể” là giá điện sẽ tăng 6,08% – trùng với chỉ đạo của quan chức Phó thủ tướng Vương Đình Huệ – để một tháng rưỡi sau đó đã bất ngờ công bố tăng giá điện đúng tỷ lệ 6,08%, cho thấy đây là một kịch bản đã được giới lãnh đạo ngành công thương, EVN và lãnh đạo chính phủ tính sẵn để đưa xã hội và người tiêu dùng vào thế đã rồi.
Bộ Công thương lại là cơ quan chủ quản của “cá mập” EVN. Đặc biệt dưới thời bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, EVN đã nhập khẩu giá điện từ Trung Quốc cao gấp 3 lần giá thành sản xuất điện trong nước trong một thời gian rất dài. Các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân chúng vào năm 2013 và 2016 mà đã giết sống đến 70 – 80 dân nghèo… Nhưng tất cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào xử lý.
Bản thành tích ‘chúa chổm’
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc chính thể độc đảng đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN đã đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 30.000 tỷ đồng.
Trong suốt nhiều năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt nhiều năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn.
Nhưng những cú tăng giá ‘nhân đạo’ vào những năm trước đã không đủ để bù lỗ cho EVN. Đến quý 1 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lần đầu tiên phải thừa nhận thế cùng quẫn của “đứa con hoang đàng” của mình: Nếu không tăng và thậm chí không tăng mạnh giá điện, EVN sẽ phá sản!
Nếu EVN phá sản, đó sẽ là thất bại ghê gớm đối với cơ chế độc quyền nhà nước “nói mãi vẫn không chuyển” và “ăn của dân không chừa thứ gì.” Nhưng trên tất cả, đó sẽ một sự báo oán lớp dân chúng cùng các đời con cháu của họ không biết làm gì nên tội.
Nếu không tăng giá “bù lỗ vào dân”, phá sản là chắc chắn. Bởi vào những năm 2007-2009, EVN đã trở thành tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30.000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Cho đến năm 2018, hậu quả đầu tư lỗ lã và chôn vốn ấy vẫn chưa được EVN xử lý xong.
Cuối năm 2017, một khoản nợ khổng lồ lên đến 9,3 tỷ USD của EVN được công bố. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.
Nhưng 9,3 tỷ USD chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh: Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện thời, EVN nằm trong nhóm quán quân về “chúa chổm” trong số các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
Núi lỗ ba chục ngàn tỷ đồng từ 10 năm trước vẫn kéo dài hậu quả cho đến tận ngày hôm nay, nhưng cái di họa tàn bạo và kinh khủng nhất là EVN đã bắt cả dân tộc phải chịu chung núi lỗ mà nó gây ra.
Vẫn ‘cừu’ hay sẽ vùng lên?
Tán tận lương tâm phải là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
2019 sắp ập đến – lại thêm một năm ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ và ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ – như lời của Nguyễn Ái Quốc trong ‘Bản án chế độ thực dân Pháp’ vào nửa đầu thế kỷ trước.
‘Tăng giá phải như vặt lông vịt, vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên’ – thói lưu manh thuế má đã đạt đến đỉnh tinh vi và táng tận của nó. Giá xăng dầu, giá điện, thuế VAT, thuế đất và vô số sắc thuế khác bùng nổ đang nhấn chìm dân tộc Việt xuống cơn quằn quại của những con cừu không lối thoát nhưng phản ứng cùng lắm cũng chỉ dám ‘be be’.
Không thể rõ ràng hơn, EVN nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn chính phủ của Thủ tướng Phúc lại đang “tiếp tay” cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.
Phản ứng của người dân, như báo chí trong nước đã phải dùng đến từ “phẫn nộ”, sẽ không thể kéo dài tâm thế chịu đựng mãi. Nếu ở những quốc gia như Bulgaria, toàn bộ chính phủ đã phải từ chức vào đầu năm 2013 sau cú tăng giá điện của hai tập đoàn điện lực tư nhân mà đã khiến cho hàng chục ngàn người dân Sofia đổ ra đường biểu tình, xã hội Việt Nam cũng có thể là một hình ảnh tương tự trong không quá lâu nữa./.

Tham nhũng vặt: Liệu có vặt?

Nguyễn Việt Nam

Không để tham nhũng vặt làm phiền người dân là mục tiêu mà lãnh đạo đang hướng tới. Ví dụ như phải đút lót, bôi trơn, biếu xén ở bệnh viện, cơ quan hành chính công trường học… Thế nhưng chắc chắn là nói cho hay vậy thôi chứ không thể làm được. Mà cái việc tham nhũng vặt nó không chỉ ở cục bộ vài điểm hay vài ngành mà là toàn bộ máy ở tất cả các ngành. Nó trở thành văn hóa ăn sâu vào xã hội Việt Nam bao năm nay rồi.
Ông nào cũng mất vài trăm, bạc tỷ hoặc nhiều tỷ để chạy chức chạy quyền. Khẳng định đến 99% những người công chức, lãnh đạo có thể tham nhũng đều phải chạy chức, chạy quyền, kể cả con ông cháu cha thì cũng phải chạy. Không phải chạy cho con thì bố mẹ cũng phải xu nịnh cấp trên. Đâu vào đấy cả. Và người ta xác định là phải tham nhũng để thu hồi vốn và trở lên giàu có.
Có ai điên mà bỏ một đống tiền để mua việc xong ăn lương vài triệu đến mấy chục năm sau để đợi rồi nhận vài triệu lương hưu không? Không, có ai điên thế đâu. Bây giờ nếu cấm tham nhũng vặt là không thể bởi vì nó quá nhiều, là toàn hệ thống. Ai đứng ra tố cáo, ai giám sát? Toàn bao che cho nhau, khéo còn tranh ăn của nhau ấy chứ. Mà chế tài xử lý tham nhũng vặt cũng chẳng có hiệu quả răn đe cao. Với lại nếu có lộ ra thì cũng lại bao che cho nhau, cậy anh này, nhờ chị kia ít tiền, ít quen biết là dập dư luận đi.
Tính đơn giản trong hệ thống công quyền bây giờ có gần 12 triệu công chức, lãnh đạo, biên chế, hưu trí nhà nước. Ta cứ tính 1/4 số đó có thể tham nhũng thôi. Tính 1 năm chia đều ra mỗi người tham nhũng 100 triệu thôi đã là khoảng 300 nghìn tỷ. Đó là tính sơ sơ thế thôi nhé. Chứ mấy ông ranh con tầm chủ tịch xã một năm hốc ngân sách, bán chác linh tinh, nhận hối lộ bét cũng phải tiền tỷ. Đội cấp huyện với cấp tỉnh thì kinh rồi, mỗi năm hốc cả vài chục tỷ riêng tiền tham nhũng thôi đấy, chưa tính sân sau, rửa tiền. Đội trung ương thì căng hơn rất nhiều, đội ấy phải quy ra USD cho nó ít chứ tính tiền việt thì nhiều lắm, toàn số 0. Vì cái vặt của thằng to nó cũng như quả núi ấy.
Vậy là ta thấy con số 300 nghìn tỷ tối thiểu mà người dân phải cúng tiến cho tham nhũng “vặt” mỗi năm nó kinh khủng thế nào rồi. Thu ngân sách cả năm mới được tầm hơn 1 triệu tỷ. Riêng khoản tham nhũng vặt đã bằng gần 1/3 thu ngân sách cả nước thì có chết người không. Đấy, người dân còng lưng đóng cả triệu tỷ đồng , trong đó khoảng gần 1 triệu tỷ chi thường xuyên. Tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên, thu không đủ chi. Giờ số người ăn lương từ ngân sách là khoảng gần 12 triệu người. Tính to nhỏ bù nhau là 5 triệu/ tháng suy ra là tốn 720 nghìn tỷ mỗi năm. Đấy đã còng lưng đóng thuế nuôi 720 nghìn tỷ xong lại còn cúng cho tham nhũng vặt 300 nghìn tỷ nữa là hơn 1 triệu tỷ mỗi năm đấy. Vặt đâu mà vặt./.

Miệng lưỡi Nguyễn Thiện Nhân!


Nguyễn Thiện Nhân

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân

Bí thư Thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân, “chính trị gia” cộng sản mang dáng vẻ của một công chức thầm lặng, cần cù dễ bảo; nhưng thấy vậy mà không phải vậy!
Trong vụ án Thủ Thiêm, Nguyễn Thiện Nhân không có cơ hội ăn ốc dài dài như triều đại Lê Thanh Hải, nhưng giờ đây, ông Nhân đang phải đổ vỏ trong cương vị của một bí thư thành uỷ sau khi thay thế Đinh La Thăng bị ông Trọng đánh ngã ngựa và đang bóc lịch vào đầu năm nay. Đối với ông Nhân, đây là một dịp để trổ tài cho thiên hạ thấy mình thuộc phe ông Trọng, nhiệt tình trong công tác đốt lò đang bùng cháy ở phương Nam.

Ngày 10 tháng 12 vừa qua, khi đến dự lễ trao quyết định bí thư Quận 2, Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định vấn đề Thủ Thiêm sẽ được “giải quyết dứt điểm” trong năm 2019. Tại sao lại là năm 2019?
Tại buổi lễ, Nguyễn Thiện Nhân khoe rằng tuần trước đã “được gặp” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội. Ông Nhân nói rằng “tổng bí thư” Nguyễn Phú Trọng tin tưởng thành ủy sẽ giải quyết tốt vụ Thủ Thiêm. Thật ra, ông Nhân khoe khoang chưa hết. Ra Hà Nội lần này, Nguyễn Thiện Nhân gặp ông Trọng và Bộ Chính trị để nghe về hai biện pháp:
– Chừng nào tung ra biện pháp kỷ luật Tất Thành Cang.
– Con dê nào sẽ mang ra tế thần cho vụ Thủ Thiêm qua 5 đời Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Hồ.
Tất Thành Cang là đàn em cật ruột của Lê Thanh Hải. Cang hiện là Ủy viên Trung ương đảng nên việc quyết định các biện pháp kỷ luật dù Bộ Chính trị có đưa ra cũng phải được sự chấp thuận của Trung ương đảng. Tuy đây chỉ là hình thức, nhưng Nguyễn Phú Trọng muốn dùng cơ chế Trung ương để tô đậm quyền lực thống trị của mình. Phần chắc là Cang sẽ mất chức và bị đuổi ra khỏi trung ương trong kỳ họp lần thứ hai của Hội nghị 8 trong tháng 12 này.
Cang có bị đuổi ra khỏi Trung ương, lột hết chức vụ và có thể bị Bộ Công an khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ”; nhưng điều đó không quan trọng bằng tình hình bên kia sông Sài Gòn đang nóng bỏng, vì người dân muốn biết rõ ai là thủ phạm của đại án Thủ Thiêm. Cho nên ông Nhân úp úp mở mở việc ra Hà Nội vừa qua, chính là để xin ông Trọng cho chỉ thị mang con dê nào ra tế vụ Thủ Thiêm.
Lý do phải có vật tế thần vì trong thời gian vừa qua trước sự bùng nổ giận dữ của dân oan, ông Nhân và bộ sậu ở Thành Hồ đã luôn mồm hứa hẹn, phủ dụ bằng 3 cuộc “tiếp dân”. Nhất là lời hẹn cuối cùng đến ngày 30 tháng 11 sẽ có kết luận ai đã cướp 4,3 ha đất ngoài bản đồ quy hoạch. Đây là một hành động ăn cướp trắng trợn khiến trên 300 gia đình đau khổ trong suốt hơn 20 năm qua cần phải có câu trả lời.
Thủ phạm không thể quy cho Tất Thành Cang một cách đơn giản, vì cái tội lớn nhất của Cang là chỉ “xơ múi” 166 ha đất dành tái định cư của Thủ Thiêm giao cho gần 50 công ty làm dự án, trong đó giao cho công ty Đại Quang Minh 79 ha bằng hình thức hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT: Build-Transfer). Đại Quang Minh có nhiệm vụ xây dựng 4 con đường cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng cộng 12 km. Đây là con đường được dư luận đánh giá là “dát vàng”, đắt nhất thế giới vì mỗi km tiêu tốn đến 1.000 tỷ VND nhưng đến nay vẫn chưa xong.
Trong vụ giao đất và làm đường này, Cang mang tội gian dối, mập mờ, lợi dụng chức vụ móc ngoặc để cùng Đại Quang Minh chia chác, thủ lợi bất chính. Thủ phạm chiếm đoạt 4,3 ha đất ngoài quy hoạch chưa hẳn là Cang, lại càng không phải là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài… vì 2 tên này hiện nay chưa dính gì đến vụ Thủ Thiêm trên thực tế.
Vậy người đó là ai mà sao thời hạn 30 Tháng 11 trôi qua khá lâu, Nguyễn Thiện Nhân chưa công bố tên họ mặt mũi cho thiên hạ biết, mà phải ra Hà Nội gặp Nguyễn Phú Trọng xin chỉ thị? Ông Nhân còn khoe “đồng chí Nguyễn Phú Trọng tin cậy” thành phố HCM giải quyết tốt vụ Thủ Thiêm. Đúng là miệng lưỡi Nguyễn Thiện Nhân vì chẳng ai biết “giải quyết tốt” là giải quyết theo chiều hướng nào.
Cũng chưa hết, khi trao quyết định bí thư đảng Quận 2 cho Trần Văn Thuận, Nguyễn Thiện Nhân còn lên giọng tuyên bố: “Có người lợi dụng vấn đề Thủ Thiêm làm dân mất niềm tin.” Đúng là miệng lưỡi của “phường lẻo mép”
Kiểu nói ở trên của Nguyễn Thiện Nhân càng cho thấy “có kẻ xấu” xen vào, nhưng không chỉ được kẻ xấu là ai. Đúng là tên lẻo mép tìm cách đe doạ dân, thế mà trước đây cũng có thời làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Thử hỏi trong vụ Thủ Thiêm, ai đã làm mất lòng dân, ai đã làm cho tiếng kêu oan tận trời xanh, ai đã lừa gạt dân trong suốt 20 năm? Đến nỗi cán bộ Thành Hồ vừa qua đã phải tổ chức gặp dân và 3 lần xin lỗi kể cả xin tha thứ. Vậy nếu đảng bộ và chính quyền thành phố không lừa gạt làm mất lòng tin của dân thì họ xin lỗi làm gì?
Xem ra, Nguyễn Thiện Nhân tuy mang học hàm tiến sĩ hữu nghị, nhưng cái chất cộng sản vẫn chưa gột rửa được chút nào sau 30 năm đổi mới. Chính bản chất dối trá, quanh co nên cuối cùng vấn đề Thủ Thiêm càng trở nên rối rắm. Tại sao đã quá ngày 30 tháng 11 mà không lo công bố thủ phạm làm khổ dân như đã hứa, còn lên giọng dạy dỗ “đừng để một số người lợi dụng việc này để kích động làm mất lòng tin của người dân.”
Đúng là loại người miệng lưỡi tráo trở, giỏi hứa hẹn nên Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cũng xứng đáng mang danh “Nguyễn Thiện Nhân Lèo.”
Phạm Nhật Bình