Friday, January 12, 2018

Khẩn báo từ Phó Tư lệnh Phòng chống Tin tặc của thôn Danlambao!

Lực lượng AK47 và Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (BTC TC-KGM) vừa nhận được viện trợ từ Bắc Kinh hơn 100 siêu cơ cao cấp để hỗ trợ cho công cuộc phòng chống những hoạt động yêu nước, âm mưu bóp nát quyền thể hiện tự do ngôn luận trên mạng của nhân dân Việt Nam.

Siêu cơ loại XJP-00C (XJP = Xi JinPing * 00C = no no see = không không thấy) có khả năng tắt máy, núp kín trong mây để âm thầm xả bom rác vào các diễn đàn mạng.

Từ nguy cơ phải đối đầu với các anh hùng núp trong bụi của đảng ở dưới bờ nay chúng ta phải đối đầu với các anh hùng núp của đảng ở trên không.

Tuy nhiên, tự do mở miệng hay là chết!!! Chúng ta nhất định sẽ đánh tan mọi âm mưu nấp, né bụi lùm mây mưa này của bè lũ  TC-KGM & AK47.

Tên côn đồ này làm phó, vậy kẻ nào là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng?

Bạn đọc Danlambao - Hình trên là Tống Viết Trung, đại tá, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel vừa được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng.

Tống Viết Trung bỏ súng để đi buôn với tập đoàn quân đội Viettel vào năm 2004. Tên đại tá này đi từ chức Giám đốc Công ty Thông tin Di động Viettel và leo lên làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đặc trách lãnh vực Công nghệ Thông tin, An ninh mạng và Không gian mạng.

Những thông tin về tên tân phó tư lệnh này không nhiều. Tóm tắt: Sinh năm 1962. Kỹ sư vô tuyến điện, trợ lý kỹ thuật cho Lữ đoàn 614, Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc (1986-1993); Trợ lý kỹ thuật cho Công ty Điện tử viễn thông Quân đội (1993-2000); Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc (2000-2004); Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel (2004-2008); Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (2008-2018).

Việc điều động một Phó Tổng Giám đốc sang làm Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng - được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ  - cho thấy quân đội đã mở rộng tầm hoạt động, làm ăn.

Cũng trong quân đội, đồng hành với Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng là Lực lượng 47 được thành lập vào đầu năm 2016. Lực lượng này không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng, bao gồm hôm 10.000 quân thuộc Tổng cục Chính trị của quân đội, có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, vùng miền, lãnh vực của quân đội; ngày đêm cặm cụi xả rác trên các diễn đàn mạng xã hội để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống lại các quan điểm của nhân dân không theo ý đảng.

Hiện tại, chưa thấy có thông tin về ai là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.

12.01.2018


Tai nạn giao thông kìm hãm các nền kinh tế đang phát triển

Theo VOA-13/01/2018 
Cảnh sát dọn đường cho giao thông thuận lợi ở tỉnh Pathum Thani province, bắc Bangkok, Thailand (ảnh tư liệu 2016)
 Cảnh sát dọn đường cho giao thông thuận lợi ở tỉnh Pathum Thani province, bắc Bangkok, Thailand (ảnh tư liệu 2016)
Theo một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, tai nạn giao thông chết người là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy đầu tư vào an toàn giao thông đường bộ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ làm tăng thu nhập quốc dân.
90% trong số 1,25 triệu người tử vong vì giao thông hàng năm trên thế giới là ở các nước đang phát triển.
Theo chuyên gia giao thông vận tải của Ngân hàng Thế giới, Dipan Bose, vấn đề này không được quan tâm đúng mức về mặt chính thức.
Ông Bose là đồng tác giả của một nghiên cứu tập trung vào năm quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Tanzania. Các tác giả sử dụng các mô hình kinh tế để ước tính nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ tăng được bao nhiêu trong khoảng thời gian 24 năm khi giảm số ca tử vong vì giao thông xuống một nửa.
"Kết quả thật đáng ngạc nhiên", ông nói.
Thái Lan có thể tăng 22% thu nhập quốc dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lẫn tăng tai nạn giao thông đều cao của nước này đồng nghĩa là họ có thể thu hái được nhiều nhất nếu có thay đổi.
Tanzania có thể tăng 7%. Các nước còn lại ở khoảng giữa.
Những lợi ích kinh tế này là "những gì mà không một chính phủ quốc gia nào có thể bỏ qua", ông Bose nói. Báo cáo này "nêu ra câu chuyện kinh tế nói lên vì sao lại thật quan trọng khi cần phải hành động mạnh mẽ về an toàn đường bộ".
Các lái xe chỉ chịu trách nhiệm một phần về các ca tử vong do giao thông, theo một báo cáo khác của Ngân hàng Thế giới và Viện Nguồn lực Thế giới.
Các nhà quy hoạch đô thị và các quan chức chính phủ có trách nhiệm bảo đảm hệ thống giao thông đủ an toàn.
Bà Anna Bray Sharpin, đồng tác giả của báo cáo, thuộc Viện Nguồn lực Thế giới, nói: "Nếu hệ thống không an toàn - nếu người ta không có cơ hội sang đường một cách an toàn, hoặc lái trong một chiếc xe an toàn - thì một lỗi nhỏ cũng có thể gây tử vong. Và lẽ ra không nên như thế".
Bà Bray Sharpin lưu ý rằng nhiều nước đang phát triển hiện đang lên kế hoạch làm các dự án cơ sở hạ tầng đường bộ lớn.
Nếu họ không xây dựng chúng bảo đảm an toàn ngay bây giờ, bà nói thêm, họ sẽ "bị mắc kẹt với cơ sở hạ tầng nguy hiểm đó trong một thời gian rất dài".

Chính quyền Huế ngăn cản đoàn thiện nguyện trao quà cho thương phế binh VNCH

Chính quyền Huế ngăn cản đoàn thiện nguyện trao quà cho thương phế binh VNCH

Một nhóm thiện nguyện viên đến thành phố Huế trao quà cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, đã bị cảnh sát giao thông và côn đồ do nhà cầm quyền bảo kê ngăn chặn, cướp điện thoại và đe dọa hành hung.
Một trong những thiện nguyện viên là linh mục Đinh Hữu Thoại thuật lại câu chuyện trên Facebook hôm Thứ Sáu 12 tháng 01. Ông cho biết, nhóm của ông dự định tới thị trấn Lăng Cô hôm Thứ Năm để trao quà cho các thương phế binh. Do biết được ý định này, nhà cầm quyền thành phố Huế cử một lực lượng gồm cảnh sát giao thông và côn đồ chặn nhóm của ông Thoại tại thị xã Hương Thủy. Ban đầu có 4 cảnh sát giao thông đi xe mô tô chuyên dụng, cùng ít nhất 4 tên côn đồ. Bọn côn đồ vừa trông thấy nhóm người quay phim là lao tới hòng cướp điện thoại.
Một tên mặc áo vest tự xưng là “chính quyền phường An Cựu”. Tuy nhiên, linh mục Thoại tin rằng người điều khiển nhóm này phải là giới chức thành phố Huế mới sai khiến được cảnh sát giao thông thành phố. Nhóm côn đồ vu cho nhóm thiện nguyện viên là “tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng”, nên đòi đựa họ về “trụ sở chính quyền” để làm việc. Cảnh sát giao thông thì tuyên bố bừa bãi rằng, giấy chủ quyền xe của nhóm thiện nguyện viên có công chứng vô giá trị và đòi lập biên bản giữ xe. Nhóm ông thoại cho biết họ đã phản bác rằng, việc quy chụp họ “làm mất trật tự công cộng tại Lăng Cô” là hàm hồ, vì họ đi vào nhà dân chứ không tụ tập ngoài đường. Họ cũng thách thức cảnh sát giao thông lập biên bản về việc sử dụng giấy chủ quyền xe có công chứng vô giá trị.
Linh mục Thoại kể rằng, nhóm của ông quyết định trở về Đà Nẵng nhưng bị an ninh đi xe máy theo sát, cho đến khi họ vào hầm Hải Vân.
Vào hôm Thứ Sáu, linh mục Thoại loan báo trên Facebook là nhóm thiện nguyện viên đã vào được thành phố Huế, và ra tới Quảng Trị để trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Huy Lam / SBTN

Thực trạng băng nhóm “xã hội đen” trong nền kinh tế: Làm sao xóa bỏ?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2018-01-12  
Hình minh họa: Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa), có biệt danh Vũ 'Nhôm"-"mafia" của Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016.
 Hình minh họa: Ông Phan Văn Anh Vũ (giữa), có biệt danh Vũ 'Nhôm"-"mafia" của Đà Nẵng. Ảnh chụp ngày 29 tháng 4 năm 2016. AFP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần loại bỏ những băng nhóm “xã hội đen” xuất hiện trong nền kinh tế. Liệu rằng lời đề nghị vừa nêu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả?

Quyền lực không được kiểm soát

Trong lời phát biểu tại Hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 8, diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan này góp phần vào công tác loại bỏ băng nhóm mà ông gọi là “xã hội đen” trong nền kinh tế thị trường đe đọa cuộc sống người dân và doanh nghiệp.
Băng nhóm “xã hội đen” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến như vừa nêu được báo giới trong nước nhắc lại lời của Chủ tịch thành phố Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung từng tuyên bố rằng đó không phải là những người đi chiếm đoạt vài ba ngàn đồng ở các bến xe, mà đã chuyển hướng sang các hoạt động lấn chiếm đất đai và đất công. Một số bài báo còn nêu lên nhiều trường hợp minh chứng cho thực trạng băng nhóm “xã hội đen” góp phần không nhỏ trong việc thao túng kinh tế và thao túng cả giới chính quyền, như nhân vật Vũ “nhôm” có biệt danh “mafia” của Đà Nẵng, một doanh nhân sở hữu nhiều công ty và sở hữu các khu đất, nhà cửa có nguồn gốc là nhà đất công.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận câu hỏi dư luận đặt ra là các băng nhóm “xã hội đen” trong nền kinh tế mà Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc nói đến có phải là những nhóm người hay cá nhân giống như nhân vật Vũ “nhôm” hay không? Và làm thế nào các băng nhóm này có thể thao túng được nền kinh tế quốc gia? Dư luận cho rằng phải chăng băng nhóm “xã hội đen” mà người đứng đầu Chính phủ nhắm tới mục tiêu xóa sổ chính là các nhóm lợi ích?
Một số nhà quan sát tình hình Việt Nam ở trong nước nói với Đài Á Châu Tự Do rằng thực trạng hoạt động “xã hội đen” trong nền kinh tế luôn tồn tại với mức độ không hề thuyên giảm. Những nhà quan sát tình hình Việt Nam, mà RFA tiếp xúc khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do quyền lực không được kiểm soát. Họ cho biết quyền lực điều hành của hệ thống công quyền thay vì phục vụ cho nền kinh tế của đất nước, thì được sử dụng để mang lại lợi ích cho các nhân và lợi ích nhóm. Nhà quan sát chính trị Việt Nam, ông Vũ Hồng Lâm, ở Hawaii, Hoa Kỳ lên tiếng sự kết hợp giữa những doanh nghiệp và các thế lực có quyền hành trong chính quyền như là một mắc xích để cả hai bên cùng có lợi. Ông Vũ Hồng Lâm nói:
Tôi nghĩ rằng tình hình các nhóm lợi ích đã đề ra là vấn đề thực sự thời sự và cũng rất là gay gắt hiện nay. Các lợi ích nhóm đó không phải chỉ có ở tầm đầu tư hay đất đai…mà bây giờ có thể xuất hiện kể cả trong việc ảnh hưởng đến những chính sách được quyết định ở các cấp cao
-TS. Lê Đăng Doanh
Nói chung, tình hình chung ở Việt Nam là ông đại gia nào cũng có ô dù, không có ô dù thì không thể nào sống được. Còn nếu trở thành đại gia rồi mà không có ô dù thì ô dù sẽ chạy đến xin làm ô dù cho ông ta.”
Từ trong nước, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, nêu lên nhận xét của ông với RFA về thực trạng hoạt động “xã hội đen” trong các nhóm lợi ích:
“Tôi nghĩ rằng tình hình các nhóm lợi ích đã đề ra là vấn đề thực sự thời sự và cũng rất là gay gắt hiện nay. Các lợi ích nhóm đó không phải chỉ có ở tầm đầu tư hay đất đai…mà bây giờ có thể xuất hiện kể cả trong việc ảnh hưởng đến những chính sách được quyết định ở các cấp cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến vấn đề đó là một sự thẳng thắng. Đây là điều rất đáng chú ý và tôi hoan nghênh.”

Xóa bỏ được hay không?

Trả lời câu hỏi của chúng tôi điều kiện tiên quyết mà Chính phủ phải thực hiện để loại bỏ các hoạt động “xã hội đen” trong nền kinh tế là cần phải công khai minh bạch, cung cấp thông tin cho người dân liên quan các dự án, chính sách về kinh tế cũng như phải có trách nhiệm giải trình và công bố khi đã có quyết định cuối cùng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh dẫn chứng một ví dụ:
“Ví dụ trong trường hợp ông Đinh La Thăng, chúng ta thấy rất rõ là có hiện tượng ông Đinh La Thăng đã chỉ định thầu. Thế nhưng mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng của Chính phủ vừa ra quyết định từ nay trở đi cấm chỉ định thầu, mà phải đấu thầu tất cả dự án đầu tư công. Tôi nghĩ đây là dấu hiệu tiến bộ rất đáng chú ý. Và nếu chúng ta thực hiện được các điều đó thì đây là bước ban đầu để có sự giám sát và kiểm soát các lợi ích nhóm.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Mặt trận Tổ quốc phải góp phần trong việc giúp Chính phủ loại bỏ các băng nhóm “xã hội đen” trong nền kinh tế, có thể sẽ đem lại hiệu quả với điều kiện có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chấp pháp và hành pháp cùng người dân. Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định:
“Tôi nghĩ bản thân Mặt trận Tổ quốc chẳng làm được việc gì cả hoặc là làm được rất ít, mà bây giờ có chăng ngày càng nhiều người tham gia mạng xã hội để người dân có thể đưa các phản ảnh liên quan những chuyện đó lên mạng xã hội để gây sức ép. Nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là các lực lượng chấp pháp. Ở Việt Nam, chủ yếu là cảnh sát và tòa án, nếu họ làm nghiêm thì sẽ được cải thiện và hiệu quả hơn nhiều.”
Tôi nghĩ bản thân Mặt trận Tổ quốc chẳng làm được việc gì cả hoặc là làm được rất ít, mà bây giờ có chăng ngày càng nhiều người tham gia mạng xã hội để người dân có thể đưa các phản ảnh liên quan những chuyện đó lên mạng xã hội để gây sức ép. Nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là các lực lượng chấp pháp. Ở Việt Nam, chủ yếu là cảnh sát và tòa án, nếu họ làm nghiêm thì sẽ được cải thiện và hiệu quả hơn nhiều
-TS. Nguyễn Quang A
Trong khi đó, không ít những người quan tâm đến yêu cầu loại bỏ các băng nhóm xã hội đen trong nền kinh tế thị trường của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại cho rằng họ không lấy làm lạc quan và có niềm tin là Chính phủ sẽ dẹp bỏ được thực trạng này, khi mà doanh nghiệp liên kết với chính quyền địa phương, thậm chí sử dụng cả côn đồ để hành hung các tài xế phản đối trạm BOT thu phí quá cao hay đặt sai vị trí, trấn áp nạn nhân thảm họa môi trường biển khiếu kiện nhà máy Formosa, hay cưỡng chế phi pháp đất đai và tư liệu sản xuất của người dân dân một cách trắng trợn đến mức họ bị dồn vào đường cùng phải nổ súng.
Những ngày đầu năm 2018, dư luận đặc biệt quan tâm đến phiên tòa xét xử các nông dân nổ súng ở Đắk Nông chống đối Công ty tư nhân Long Sơn tiến hành cưỡng chế đất phi pháp và cho côn đồ đến phá hoại tài sản hồi tháng 10 năm 2016. Dư luận cho rằng Tòa án tỉnh Đắk Nông vào ngày 3 tháng Giêng đã tuyên các bản án quá nặng nề đối với những nông dân này, trong đó nông dân Đặng Văn Hiến bị mức án tử hình, dù ông Hiến đã đầu thú để được khoan hồng.
Một số những người dân quan tâm thời cuộc tại Việt Nam chia sẻ với RFA rằng họ trông đợi phiên tòa phúc thẩm đối với nông dân Đặng Văn Hiến, ở Đắk Nông; vì nếu Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên hủy bản án tử hình, đồng thời xét xử việc làm sai trái của công ty Long Sơn cũng như xem xét trách nhiệm của chính quyền huyện Tuy Đức đến nơi đến chốn, thì đó là dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam thực tâm loại bỏ tình trạng hoạt động “xã hội đen” trong nền kinh tế mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đang đe dọa cuộc sống của người dân.

Facebook sẽ thay đổi nội dung hiển thị tin Chris Baraniuk

Phóng viên công nghệ 

Theo BBC-8 giờ trước 

FacebookBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionFacebook sẽ không ưu tiên cho tin tức báo chí trên News Feed
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg mới đây tuyên bố trên trang cá nhân sẽ thay đổi cách thức hoạt động của chức năng hiện thị nội dung News Feed.
Theo đó, các nội dung về kinh doanh, thương hiệu và truyền thông sẽ trở nên ít nổi bật hơn.
Thay vào đó, các nội dung khơi gợi tranh luận giữa gia đình, bạn bè những người sử dụng trang web sẽ được nhấn mạnh.
Các cơ quan báo chí, truyền thông có thể thấy các bài đăng của họ giảm mức phổ biến, Facebook cho hay.
Những thay đổi này sẽ được thực hiện trong các tuần tới.
Ông Zuckerberg viết: "Chúng tôi nhận được phản hồi từ cộng đồng rằng nội dung, bao gồm bài viết do các doanh nghiệp, thương hiệu và giới truyền thông đăng tải - đang lấn át những khoảnh khắc cá nhân có thể khiến chúng ta kết nối hơn."
Ông cho hay cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo Facebook tốt cho an sinh của cộng đồng.
"Nếu một nội dung được đăng tải, nó cần khuyến khích các tương tác trong cộng đồng - như đã được thực hiện với các nhóm có kết nối chặt chẽ và cùng thảo luận về các chương trình truyền hình và thể thao", ông nói.
Một ví dụ khác là các video trực tiếp được đăng tải trên Facebook có xu hướng tạo ra nhiều cuộc tranh luận.
Ông Zuckerberg nói thêm: "Bằng cách thực hiện những thay đổi này, tôi hy vọng thời gian bạn dành cho Facebook sẽ giảm."
FacebookBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác đại diện từ Facebook, Twitter và Google tại buổi điều trần của Thượng viện Hoa Kỳ hồi tháng 10 /2017
"Nhưng thời gian bạn dành cho Facebook sẽ có giá trị hơn."
Trong một bài đăng trước đó, ông Zuckerberg thề sẽ "sửa" Facebook vào năm 2018, nói rằng ông muốn đảm bảo người dùng được bảo vệ khỏi lạm dụng và thời gian dành cho Facebook sẽ hiệu quả hơn.
Bà Saura Hazard Owen từ Đại học Harvard nói 'đây là thay đổi lớn' nhưng có thể khiến Facebook trở thành 'công cụ gây tranh cãi nhất' khi tạo ra các cuộc tranh luận nảy lửa, hoặc đơn giản là đăng nội dung được lấy từ Facebook Groups, nơi người dùng tương tác với nhau về các chủ đề cụ thể.

"Lời thú nhận mạnh mẽ"

Theo quan sát của công chúng, Facebook hiện đang "ngồi trên ghế nóng", ông Gabriel từ Trường Truyền thông và Báo chí Đại học Nam California Annenberg nói
Ông Kahn nói tuyên bố từ ông Zuckerberg là "sự thừa nhận rõ ràng" rằng Facebook nắm giữ quyền lực đáng kể đối với sức khoẻ của xã hội.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng những ưu tiên mới có thể bóp méo hơn các quan điểm và bản chất của các cuộc đối thoại.
Ông nói: "Cần có cuộc tranh luận công khai về các giá trị mà họ đang áp dụng để thực hiện quá trình thay đổi này."

Phân tích

FacebookBản quyền hình ảnhAFP
Bởi Dave Lee, phóng viên công nghệ BBC Bắc Mỹ
Bằng nhiều cách, Facebook đang trở lại nguồn gốc của nó, làm cho trang News Feed của bạn có nhiền hơn tin tức do bạn bè của bạn tạo ra hoặc là cái họ suy nghĩ, chứ không phải là những bài báo họ chia sẻ.
Lần đầu tiên, Mark Zuckerberg đưa ra một quyết định quan trọng chống lại một trong những niềm tin lâu năm của ông: bất kỳ thay đổi nào của Facebook phải có mục tiêu cải thiện sự tham gia của cộng đồng. Động thái này, ông thừa nhận, có thể dẫn đến việc người dân dành ít thời gian hơn cho Facebook.
Nhưng sau một năm 2017 khó khăn, ông Zuckerberg có lẽ đã học được rằng từ làn sóng các tin tức giả mạo, và một Facebook đầy ắp những cú click cho những thông tin tẻ nhạt câu khách, không phải sự tham gia nào từ cộng đồng cũng đều tốt.
FacebookBản quyền hình ảnhJONATHAN NACKSTRAND
Image captionNgoài Prineville ở bang Oregon, Facebook hiện có bốn trung tâm dữ liệu khổng lồ ở Hoa Kỳ, hai ở châu Âu và hai ở châu Á
Đối mặt với nhiệm vụ to lớn là phải kiểm soát những gì đang diễn ra trên trang Facebook, ông Zuckerberg có thể đã đi đến kết luận rằng việc có tin tức miễn phí-cho-tất-cả đang trở nên rắc rối hơn là có giá trị.
Đối với các cơ quan báo chí và xuất bản, thay đổi này có thể là một tin xấu bởi một lượng lớn truy cập đến từ Facebook. Với việc tin tức truyền thông trở nên ít nổi bật hơn, một số website đang phổ biến hiện nay có thể nhanh chóng đóng cửa.
Sự thay đổi mới cũng sẽ tiêu bộn tiền của Facebook. Ông Zuckerberg đã cảnh báo các nhà đầu tư vào cuối năm ngoái rằng việc chống lại tin giả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Câu hỏi bây giờ là: tốn bao nhiêu?

Facebook sẽ xây kênh riêng cho Việt Nam

FacebookBản quyền hình ảnhBAY ISMOYO/AFP/GETTY IMAGES
Image captionFacebook bị khóa ở một số nước
Đại diện Facebook cho biết sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết những vấn đề mà chính phủ Việt Nam yêu cầu, bao gồm xử lý, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội một cách hiệu quả hơn.
Truyền thông Việt Nam cho biết trong cuộc gặp ngày 11/1 giữa đại diện Facebook và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn, những 'hợp tác bước đầu' và 'tinh thần thiện chí' của Facebook đã được ghi nhận.
Theo đó, Facebook đã gỡ bỏ hơn 670 trong số 5000 tài khoản chính phủ Việt Nam cho là vi phạm, có những thông tin tuyên truyền xuyên tạc, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Nhưng cơ chế này chưa thực sự hiệu quả theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.
Bộ muốn có cơ chế hợp tác tốt hơn để Facebook phát triển lành mạnh hơn tại Việt Nam.

Xử ông Thăng nhưng có 'xử được cơ chế'?

Theo BBC-2 giờ trước

Những 'khác thường' trong phiên tòa xử các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cho thấy có dấu hiệu vụ xử nhận 'sự chỉ đạo' về chính trị, theo một số luật sư.
Luật sư Đặng Đình MạnhBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionLuật sư Đặng Đình Mạnh bình luận với Bàn tròn Thứ Năm từ Sài Gòn
Từ Sài Gòn, luật sư Đặng Đình Mạnh, chủ nhiệm Văn phòng luật sư cùng tên, bình luận với BBC về các mức án mà Viện Kiểm sát nhân dân TPHN đề nghị với các ông Đinh La Thăng (14-15 năm) và ông Trịnh Xuân Thanh (chung thân) cho các tội danh mà các ông bị buộc tội:
"Đối với mức đề nghị hình phạt của cơ quan công tố, chúng tôi không quá ngạc nhiên. Mức đề nghị như vậy là hoàn toàn phù hợp với những diễn biến trong phiên tòa cũng như theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố tại tòa.
"Giới làm luật và giới thực hành về pháp luật, nhất là giới luật sư chúng tôi rất quan tâm và chú ý đến vụ án này, bởi lẽ đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam có những vụ án mà đã được thu xếp để điều tra, sau đó lập cáo trạng và đưa ra xét xử với thời gian ngắn kỉ lục. Nhất là với một vụ án được mệnh danh là "đại án", thì đây phải nói là một việc rất khác thường.
"Nó làm dấy lên một mơ hồ hi vọng rằng đây sẽ là một khởi đầu để tất cả các cơ quan tố tụng từ nay về sau, tất cả các vụ án sẽ theo một trình tự nhanh chóng như vậy. Nếu được như vậy thì nền tư pháp Việt Nam sẽ tiến bộ rất nhanh.
Ngày đầu xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm
"Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây cũng chỉ là niềm hi vọng mơ hồ chứ không biết thật sự những vụ án khác liệu có được giải quyết theo trình tự thời gian nhanh như thế được hay không."

Mang tính chính trị hay không?

Bình luận trước câu hỏi liệu vụ án và phiên tòa có tính chất đơn thuần pháp lý hay còn mang tính chất chính trị nào đó, hoặc cả hai, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
"Theo tôi, với sự thu xếp về thời gian hết sức khác thường so với những vụ án khác, với đa phần những vụ án khác, thì tôi tin rằng vụ án này có sự chỉ đạo về phương diện chính trị, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đất nước về chính trị. Do vậy nên vụ án này được sắp xếp trong một thời gian hết sức đặc biệt. Kể cả những vấn đề khác về phương diện pháp lý nữa, ví dụ như điều luật được áp dụng v.v., nếu có dịp chúng ta sẽ đi sâu hơn."
Cũng về câu hỏi, Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nêu quan điểm khi tham gia Diễn đàn Bàn tròn 11/01/2018 của BBC Tiếng Việt:
"Câu hỏi này nếu phát biểu theo tư cách của một người dân thì sẽ hợp lý hơn, chúng tôi cũng nghiêng về phương diện chính trị. Còn với cương vị luật sư thì chúng tôi không được phát biểu về vấn đề này. Theo tư cách một người dân thì theo tôi có yếu tố chính trị.
"Như chúng ta biết, hồ sơ ở đây có hơn 18.000 bút lục. Hồ sơ này cực kì khủng khiếp, cực kì lớn đối với một vụ án mà ở đây thời gian từ khi điều tra, truy tố đến xét xử thì chỉ riêng việc đọc từng đó tài liệu, lưu ý là trong thời gian khoảng một tháng mà luật sư chỉ mới được tiếp cận khoảng một chục ngày, thì không thể nghiên cứu hết được, nếu không nói là vừa đọc vừa viết, thì không thể đưa ra một nhận định rõ ràng được.
Luật sư Ngô Anh TuấnBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionLuật sư Ngô Anh Tuấn bình luận với Bàn tròn BBC từ Hà Nội
"Cơ quan điều tra và các cơ quan khác cũng tương tự như thế. Họ không thể đưa ra một bản án rõ ràng giống như một bản án thông thường được. Vậy thì có các yếu tố khác khiến cho những người từ điều tra, truy tố đến xét xử, họ có thể làm mọi thứ một cách thoải mái mà không lo ngại giống như các vụ án khác.
"Giống như sắp tới đây, và trước đó nữa, chúng tôi có những vụ án mà người ta bị tạm giam một vài năm là chuyện rất bình thường, kéo dài liên tục, không có bất cứ sự can thiệp nào nghiêm trọng về tố tụng nhưng người ta vẫn làm. Thì cái này chúng tôi nhận định rằng có yếu tố về chính trị."

Nhu cầu của dân hay của Đảng?

Trước câu hỏi vụ án và việc xét xử vụ án với tốc độ và cách thức như vậy phản ánh đây là nhu cầu của nhân dân hay của lãnh đạo, hoặc thậm chí của một bộ phận nào đó trong Ban lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh đáp:
"Theo tôi, trước tiên phải nói đến đây là chủ trương của tổ chức Đảng bởi vì họ là cơ quan lãnh đạo. Do đó, những điều làm như vậy chỉ có tổ chức Đảng mới có khả năng chỉ đạo để các cơ quan tố tụng tiến hành làm.
"Đương nhiên qua điều đó cũng sẽ đáp ứng được sự chờ đợi của nhân dân trước các sự kiện như vấn đề tham nhũng tràn lan chẳng hạn, rồi vấn đề của công bị mất cắp v.v.
"Rõ ràng là Đảng trong chừng mực nào đó đã đáp ứng được sự đòi hỏi của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù điều đó là nhanh, là tốt nhưng tôi nghĩ cần có những biện pháp để làm nó căng cơ hơn, lâu dài và hiệu quả hơn chứ không chỉ làm bề nổi để hớt váng như hiện nay.
"Nhưng giai đoạn hiện nay, theo tôi như vậy là rất đáng khuyến khích rồi."
Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh chụp hôm 8/1/2018.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh chụp hôm 8/1/2018.
Cũng tại cuộc hội luận, nhà báo Mạc Việt Hồng, chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online đặt câu hỏi cho các luật sư, bà nói:
"Phía Việt Nam muốn lờ đi hay sẽ có những phiên tòa khác để xét xử việc ông Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài và có những phát ngôn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, cáo buộc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản?"
Trả lời câu hỏi này, Luật sư Đặng Đình Mạnh đáp:
"Cái này hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra không truy tố bởi lẽ rất có thể là họ chưa truy tố, cũng có thể bởi lẽ họ cho rằng những điều đó không phải những hành vi cấu thành tội phạm.
"Và chúng tôi với góc độ là luật sư, với thiên chức nghề nghiệp của mình là bào chữa để làm giảm nhẹ hình phạt hoặc bào chữa giúp thân chủ của mình vô tội, nếu trong trường hợp họ thực sự không có tội, thì chúng tôi không muốn đi sâu về vấn đề kể thêm tội của ông Trịnh Xuân Thanh."
Cần nhân chứng cấp cao?
Tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw nêu quan điểm về vụ án và phiên tòa, trong đó bà đặt vấn đề phiên tòa cần có thêm nhân chứng là cựu thành viên của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, bà nói:
"Tôi tin rằng những chuyện không chỉ của tập đoàn dầu khí mà với tất cả những dự án lớn, các tổng công ty lớn của nhà nước thì những quyết sách vẫn được đưa ra từ Bộ Chính trị. Ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta vẫn quen với quyết định tập thể và những vụ thật lớn thì thường cá nhân giám đốc hay tổng giám đốc cũng không thể đưa ra được những quyết định này.
"Vì vậy tôi nghĩ là có bóng dáng của Bộ Chính trị trong những quyết định của Tập đoàn dầu khí.
"Cá nhân tôi cho rằng ngoài ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thì những ông như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn phải chịu trách nhiệm với vai trò là thủ tướng điều hành trong giai đoạn này.
"Ít nhất theo quan điểm của tôi thì người ta phải gọi ông Dũng tới tòa với tư cách là nhân chứng chứ không thể để ông ấy đứng ngoài hoàn toàn như vậy được."

Cơ chế giám sát sớm

Trước câu hỏi mang liệu Việt Nam có cần bổ sung hay không các tổ chức, thiết chế có vai trò giám sát, cảnh báo sớm, trong đó phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và xã hội, vào việc giám sát ngay từ đầu các hoạt động của nhà nước, trong đó có cả khu vực kinh tế quốc doanh, nhằm ngăn chặn và ngăn chặn sớm những vụ việc nghiêm trọng trước khi có thể xảy ra, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:
"Thực tế đề xuất đưa ra cơ chế giám sát độc lập tôi nghĩ là không nên. Hiện tại thực tế chúng ta đã có quá nhiều cơ quan giám sát rồi, tuy nhiên việc thực thi của họ lại kém.
"Nói là các cơ quan nhiều nhưng cơ chế thực thi để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ theo quyền năng của họ theo pháp luật cho phép thì gần như là không được. Họ có sinh ra rất nhiều cơ quan nhưng việc thực thi trên thực tế lại phụ thuộc vào các yếu tố không nằm trong luật, cho nên việc xử lý là không được.
Nhà báo Mạc Việt HồngBản quyền hình ảnhFB MAC VIET HONG
Image captionNhà báo Mạc Việt Hồng tham gia Hội luận của BBC từ Warsaw, Ba Lan
"Có vấn đề là kiến trúc thượng tầng của chúng ta, vấn đề nội bộ của chúng ta chưa giải quyết được nên luật pháp chưa thực thi.
"Còn luật pháp của chúng ta cho tới thời điểm này thôi thấy thực tế không quá yếu, nhưng cũng không có cơ chế thực thi nên không thực hiện được trên thực tế, chứ không phải là thiếu người làm. Hoàn toàn không thiếu.
"Đầy người, nếu không nói là thừa người, thừa rất nhiều người. Nhưng những người đó thực tế không có cơ chế để làm hoặc họ không dám làm."

Có xử được 'cơ chế'?

Có ý kiến cho rằng 'cơ chế' có vai trò nào đó trong các sai phạm nếu có như trong các vụ đại án đang được Việt Nam đem ra xét xử, trong đó có liên đới trách nhiệm của nhiều bị cáo là các cựu quan chức cao cấp hoặc trung cao ở Việt Nam trong nhiều ngành, như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm nhưng câu hỏi đặt ra là dường như sẽ không thể 'xử được cơ chế' này.
Trước vấn đề này, từ Warsaw, Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng nêu quan điểm:
"Cá nhân tôi cho rằng không thể nào xử phạt cơ chế được và cơ chế thì chỉ có thể thay đổi mà thôi.
"Những vụ án vừa qua đối với ông Thanh và ông Thăng, khi theo dõi trên mạng xã hội, tôi thấy những bình luận mà người ta tỏ ra thương tiếc cho hai ông và người ta cho rằng hai ông có một chút "oan uổng".
Vụ xử trước Tòa án HNBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionVụ xử ông Đinh La Thăng mở màn cho một chiến dịch 'chống tham nhũng' của Đảng CSVN
"Theo tôi hiểu thì sự "oan uổng" ở đây có nghĩa rằng ở Việt Nam thì quan chức từ cấp xã, cấp huyện trở lên người ta đã tham nhũng rồi, chưa kể đến cấp trung ương.
"Tham nhũng hiện nay là cả bộ máy, cả hệ thống chính trị nhưng sao hai ông này bị ra tòa mà những ông khác, có khi tay chân cũng không sạch sẽ hơn, mà lại xét xử hai ông này. Người ta thấy sự oan ức là ở chỗ đó còn tôi nghĩ rằng bản án đối với hai ông như vậy là cũng xứng đáng thôi.
"Tôi cũng muốn nói thêm là theo nhận định của tôi thì đây chỉ là phát súng mở đầu thôi chứ chưa phải là kết thúc vì tôi biết là ngoài dầu khí ra thì trong một bài báo mới đây tôi vừa đọc, thì Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam hiện nay đang nợ 100 ngàn tỉ và hầu như mất khả năng thanh toán.
"Và nhiều cơ quan, tổng công ty nhà nước khác cũng đang rơi vào tình trạng nợ hàng ngàn tỉ thì tôi cho rằng đây chỉ là một phát súng báo hiệu và là một vụ án mang tính chất vụ án điểm.
"Tôi nghĩ tiếp theo đây trong năm 2018 - 2019 sẽ có nhiều vụ án với tầm cỡ khủng như thế này nữa," nhà báo Mạc Việt Hồng nói thảo luận của BBC từ thủ đô Ba Lan.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 11/01/2018.