Sunday, December 15, 2013

Bắc Hàn triệu hồi các doanh nhân ở TQ

Cập nhật: 09:07 GMT - chủ nhật, 15 tháng 12, 2013
Kim Jong-un
Kim Jong-un được cho thấy vẫn đang chỉ đạo đất nước sau vụ xử tử người dượng
Nguồn tin từ Nam Hàn cho hay cộng đồng doanh nghiệp Bắc Hàn làm ăn ở Trung Quốc đang được triệu hồi về nước sau vụ xử tử ông Chang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un.

Tiếp tục thanh trừng?

Ông Kim Jong-un được cho là có khả năng sẽ tiếp tục thanh trừng thuộc hạ của ông Chang, người phụ trách quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Theo đó, các doanh nhân Bắc Hàn đang làm việc ở các thành phố Thẩm Dương và Đan Đông thuộc đông bắc Trung Quốc đã bị chính quyền triệu hồi về nước, hãng tin Yonhap của Nam Hàn cho biết.
Các doanh nhân này ở Trung Quốc để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.
Một nguồn tin khác nói với Yonhap rằng Bình Nhưỡng có kế hoạch hồi hương toàn bộ các quan chức và nhân viên ở Trung Quốc trong nhiều giai đoạn.
Dường như đây là hành động trấn áp những người được cho là trung thành với ông Chang, Yonhap nhận định.
Đây cũng có thể là một dấu hiệu khác cho thấy sự sụp đổ của ông Chang phản ánh việc ông Kim Jong-un không hứng thú với sự cổ súy của ông này đối với các cải cách kinh tế theo mô hình Trung Quốc.
Ngoài ra cũng có những tin tức khác trong những ngày qua về việc các quan chức Bắc Hàn ở hải ngoại bị triệu hồi về nước.
Cơ quan tình báo Nam Hàn cho biết hai trong số những trợ lý thân cận nhất của ông Chang đã bị hành hình hồi tháng trước và các phân tích gia cho rằng việc thanh trừng một nhân vật cập cao như thế nhiều khả năng sẽ dẫn đến ‘những đợt sóng’ – tức là loại bỏ những người có liên hệ với ông ta.

‘Mọi việc vẫn bình thường’

Kim Jong un đi thị sát
Trong số những người bên cạnh Kim Jong-un sẽ có những hạt nhân mới của chính quyền?
Trong lúc này, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã phát đi những hình ảnh đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi Chang Song-thaek bị hành quyết.
Các bức ảnh cho thấy ông Kim đang thị sát một viện thiết kế quân sự. Theo sau ông là các sỹ quan đang ghi chép, trong số đó có phó Nguyên soái Choe Ryong-hae.
Những bức ảnh này dường như là nhằm để chứng tỏ Kim Jong-un vẫn đang kiểm soát quyền lực và mọi việc điều hành ở quốc gia này ‘vẫn diễn ra như thường’.
Những bức ảnh này sẽ được phân tích kỹ lưỡng để tìm các dấu hiệu về những nhân vật bên trong bộ máy của Kim Jong-un.
Trong số những người xuất hiện trong ảnh có ông Hwang Pyong-so, phó chánh văn phòng Trung ương Đảng, phó Nguyên soái Choe Ryong-hae và Jang Jong-nam, tân bộ trưởng Quốc phòng.
Chính phủ Nam Hàn tin rằng Kim Jong-un muốn củng cố quyền lực bằng cách gieo rắc sự sợ hãi trong nhân dân.
Vụ hành quyết người dượng của Kim Jong-un hôm 13/12 đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại về sự ổn định của đất nước sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Thêm về tin này

Hình ảnh Sa Pa phủ trắng tuyết tuyệt đẹp

Hình ảnh thị trấn du lịch Sa Pa tuyệt đẹp khi tuyết rơi phủ trắng xóa.
Như VietNamNet đã đưa, vào khoảng 9 giờ ngày 15/12, tuyết bắt đầu rơi ở các huyện vùng cao Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai).
Tại Sa Pa, tuyết rơi từ khu vực Núi Xẻ (ở độ cao 2.200 mét, thuộc dãy Hoàng Liên), ngày càng mạnh dần và lan xuống vùng thấp hơn, sát thị trấn Sa Pa (ở độ cao 1.400 mét).
Nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C, rét buốt. Tuyết phủ trắng xóa cây cối, rừng núi, vườn tược, nhà dân ở khu vực Ô Quý Hồ, Trạm Tôn, quốc lộ 4D (từ Sa Pa đi Lai Châu).
Nghe tin có tuyết rơi, rất nhiều du khách ở thị trấn Sa Pa và thành phố Lào Cai đã đi xe máy hoặc thuê xe tắc xi lên Ô Quý Hồ, Trạm Tôn (khu vực giáp ranh với tỉnh Lai Châu) xem tuyết trắng rơi dày trên mặt đất.
Do lượng phương tiện đổ lên xem tuyết rơi rất đông nên đã gây ách tắc hàng cây số, tại quốc lộ 4D (khu vực gần Thác Bạc); tuyết rơi dày trên mặt đường gây trơn trượt, khó đi.
Công an huyện Sa Pa đã tăng cường lực lượng đến đây để phân luồng, giải tỏa ách tắc, bảo đảm an toàn giao thông.
Tuyết rơi mạnh làm thiệt hại một số diện tích su su và rau, hoa các loại của người dân. Nhiều người dân ở khu vực có tuyết rơi phải sơ tán đàn trâu ra khỏi khu vực rét buốt để bảo đảm an toàn cho gia súc.
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Tuyết phủ trắng xóa cây cối, rừng núi, vườn tược, nhà dân
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Người dân đổ về thị trấn Sa Pa ngắm tuyết rơi
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Tuyết rơi dày đặc, khách du lịch thích thú tạo hình
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Chụp ảnh, nghịch ngợm với tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Tuyết rơi mạnh làm thiệt hại một số diện tích su su và rau, hoa các loại của người dân.
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
 Do lượng phương tiện đổ lên xem tuyết rơi rất đông nên đã gây ách tắc hàng cây số tại quốc lộ; tuyết rơi dày trên mặt đường gây trơn trượt, khó đi.
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
  Trong khi người xe vẫn nườm nượp đổ về Sa Pa ngắm tuyết…
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
Hình ảnh, Sa Pa, phủ trắng tuyết
… thì nông dân phải vất vả đưa trâu bò đi tránh rét!
Quốc Dũng
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/xa-hoi

Xác cô gái lõa thể trong biệt thự

Nạn nhân nằm trên giường, cơ thể bị nhiều vết chém. Nghi can giết người ngồi co ro trong nhà vệ sinh, vẻ mặt sợ hãi, xung quanh la liệt dụng cụ sử dụng ma túy đá.

Căn biệt thự nơi phát hiện xác cô gái bị cứa đất ngón chân, ngón tay. Ảnh: Phương Sơn
Căn biệt thự nơi phát hiện xác cô gái. Ảnh: Phương Sơn
Án mạng được phát hiện vào sáng 14/12 tại căn biệt thự 2 tầng được chia làm nhiều phòng trọ trong ngõ 68 phố Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội). Người quản lý biệt thự tên Dinh cho biết đêm 13/12, liên tiếp nghe thấy tiếng cãi vã của đôi nam nữ phát ra từ phòng của Nguyễn Hữu Chính (34 tuổi).
Sáng hôm sau, thấy phòng này im ắng lạ thường, anh Dinh vào kiểm tra thì phát hiện xác một cô gái nằm ở trên giường. Chính ngồi co ro trong nhà vệ sinh, vẻ mặt sợ hãi. Không nói câu gì, thấy anh Dinh, Chính vội đi ra khỏi phòng nhưng bị giữ lại.
Cơ quan công an khám nghiệm tại hiện trường. Ảnh: Phương Sơn
Cơ quan công an khám nghiệm tại hiện trường. Ảnh: Phương Sơn
Tại hiện trường, nhà chức trách ghi nhận, nạn nhân chết trong tư thế không áo quần. Trên người có nhiều vết chém, ngón tay và ngón chân có vết cứa sâu. Trong phòng có nhiều dụng cụ sử dụng ma túy đá.
Cánh sát nghi ngờ Chính là nghi can gây án, khi bị dẫn giải về trụ sở công an, anh ta vẫn trong "trạng thái ngáo đá". Chính đang làm MC, ca sĩ nghiệp dư hát trong đám cưới, quán bar ở Hà Nội. Nạn nhân tên Tuyết, 29 tuổi.
Chiếc xe của nạn nhân vẫn còn ở trong phòng trọ, được cơ quan công an đưa về để điều tra làm rõ. Ảnh: Phương Sơn
Chiếc xe của nạn nhân tại phòng trọ. Ảnh: Phương Sơn
Chính thuê trọ trong căn biệt thự từ hơn 4 tháng qua. Người đàn ông đã có vợ và hai con ở quê này được cho là có quan hệ phức tạp, từng dẫn nhiều cô gái về đây. Gần một tháng nay, Chính thường xuyên đưa Tuyết về nơi trọ.
Công an quận Long Biên đã tạm giữ Chính để điều tra nguyên nhân án mạng.
 Phương Sơn

Kẹo mứt Trung Quốc tung hoành tại các chợ



Còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, tuy nhiên thời điểm này, các loại bánh, mứt, kẹo, hạt dưa, hạt bí... do Trung Quốc sản xuất đã ngập các chợ, áp đảo hàng nội địa.
Tại nhiều chợ bán lẻ ở TP HCM, các sạp hàng bánh mứt đã trang trí xanh đỏ vô cùng hấp dẫn với hàng trăm chủng loại hàng mẫu. Tại chợ Tôn Thất Đạm (quận 1), khi chúng tôi hỏi mua hạt bí, người bán bốc một nắm nhỏ trên tay, xoa đều rồi chìa ra cho xem mẫu. Cắn thử vài hạt, chúng tôi cảm giác có vị đắng và ruột vàng chứ không xanh. Lập tức người bán đưa ra mẫu hạt bí khác, tất cả đều tròn mẩy, giòn và được giới thiệu là hạt bí Nhật, giá chỉ 90.000 đồng/kg.
Đội lốt hàng Thái Lan, Nhật Bản...
Đi tìm xuất xứ thật của hạt bí, sáng 12-12, chúng tôi có mặt tại chợ Bình Tây, phía đường Tháp Mười (phường 2 quận 6). Tại đây, giá bán 1 kg hạt bí do doanh nghiệp trong nước sản xuất là 130.000 đồng, được đóng trong các bịch xốp lớn. Còn giá hạt bí của Trung Quốc (TQ) chỉ 80.000 đồng/kg. Nghe chúng tôi muốn mua số lượng nhiều để về bán lại, người bán mách nước: “Lấy hạt bí TQ dễ bán hơn vì giá rẻ, để lâu không bị chảy dầu; nếu người mua hỏi thì đừng nói là hàng TQ mà phải nói là hàng Nhật, nghe chưa?”. Tương tự, các loại hạt dẻ cười, hạt dẻ rừng, hạt điều, hạt dưa, hạt hướng dương, nho khô... đều có xuất xứ từ TQ nhưng được người bán rao là hàng Thái Lan hoặc Nhật, Malaysia...
bánh kẹo, bánh-kẹo, mứt-Tết, Trung Quốc, Trung-Quốc, hạt-bí, hạt-dẻ
Bánh mứt Trung Quốc phục vụ thị trường Tết được bày bán trong chợ Bình Tây
Các mặt hàng sấy khô phục vụ Tết như sen, mít, đậu, khoai lang, khoai môn cũng được người bán cho là hàng Thái Lan, tất cả để trong từng bịch không nhãn mác, người mua cần bao nhiêu thì người bán mới cân và phát từng bịch rời để về đóng gói bán lại nếu ai có nhu cầu lấy bao bì, còn không thì cân ký như kiểu bán hàng xá.
Đáng lo ngại nhất là các loại mứt chà là, mứt cà rốt, mứt khoai lang, ruột thốt nốt... đều được để tênh hênh không che đậy. Khi hỏi nguồn gốc, người bán đồng loạt cho biết đây là hàng lấy từ tỉnh Quảng Ninh, không phải hàng TQ. Tuy nhiên, khi biết chúng tôi có ý định mua sỉ, người bán nói nhỏ: “Hầu hết bánh kẹo TQ đều có giá rẻ, dễ bán nhưng do nghe nói đến hàng TQ là nhiều người dị ứng nên khi bán phải nói tránh đi. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm cận Tết, bánh kẹo TQ rất đắt hàng vì có vô số mẫu mã, màu sắc, gói bằng giấy kiếng rất đẹp. Mặt khác, chúng không có hạn sử dụng nên để bao lâu cũng được”.
Tại chợ Kim Biên (phường 13 quận 5), nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, khó ai có thể phân biệt được đâu là bánh kẹo nội, đâu là hàng nhập vì hầu hết chúng được bọc bằng giấy kiếng sặc sỡ màu sắc, không có nhãn phụ tiếng Việt theo như quy định. Các loại kẹo trái cây mang đủ hương liệu như kẹo xoài, kẹo sầu riêng, kẹo dẻo, kẹo mềm, kẹo bắp… có giá bán chỉ từ 50.000-70.000 đồng/kg, được người bán nói rõ là hàng TQ, không hạn sử dụng, không ghi thành phần và không nhãn phụ.
Người tiêu dùng không biết đâu mà lần
Chợ đầu mối Đồng Xuân và phố Hàng Buồm là 2 địa điểm kinh doanh các mặt hàng bánh, mứt, kẹo, hạt dưa… phục vụ Tết nhộn nhịp nhất Hà Nội. Khoảng 1 tháng nay, các tiểu thương đã bắt đầu bày bán bánh kẹo, mứt Tết, hạt dưa, hạt bí với khối lượng lớn. Điểm đáng lưu ý là các mặt hàng này đều được đóng trong túi lớn, không có nhãn mác và bán cho khách mua theo cân. Một tiểu thương tại chợ Đồng Xuân không ngần ngại cho biết bánh kẹo và hạt dưa phần lớn được “đánh” từ TQ về, giá rẻ hơn nhiều so với hàng trong nước nên được các chủ đại lý, cửa hàng nhỏ lấy về bán buôn. “Hiện hàng hóa đã về nhiều hơn các tháng trước khoảng 20%, giá cả không tăng so với năm trước, lượng bán ra khá ổn định trong vài tuần gần đây vì người dân đã bắt đầu cân nhắc mua sắm Tết, kinh tế khó khăn nên hàng rẻ sẽ được lựa chọn nhiều” - tiểu thương này chia sẻ.
Do hàng “đánh” về từ TQ nên giá các mặt hàng phục vụ Tết tại chợ Đồng Xuân khá “mềm”: hạt hướng dương từ 60.000-70.000 đồng/kg, hạt bí rang giá 150.000 đồng/kg, mứt hồng khô chỉ 100.000 đồng/kg (trong khi đặc sản này mua tại Lạng Sơn có thể đắt gấp đôi). Còn bánh kẹo bán theo cân có giá rất phong phú, từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng/kg… Nhiều chủ quầy hàng không niêm phong giá trên sản phẩm mà thường nhìn khách để “hét giá” hoặc chiết khấu lớn hơn cho những khách mua buôn khối lượng nhiều. Đặc biệt, đối với những đại lý yêu cầu hàng hóa có nhãn mác để khách hàng yên tâm, các chủ quầy hàng ở chợ đầu mối Đồng Xuân sẵn sàng cung cấp nhãn mác in sẵn, đại lý mua về chỉ cần dán ra ngoài bao bì sản phẩm là có thể biến hàng TQ thành hàng nội địa hoặc các nước khác.
“Chưa vào cao điểm Tết nhưng bánh kẹo TQ đã ngập chợ, giá rẻ, phong phú chủng loại nên đây sẽ là cuộc “đua” đầy khó khăn cho doanh nghiệp nội; người tiêu dùng thì không biết sản phẩm nào bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để mà lựa chọn!” - giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lo lắng.
Khó kiểm soát
Theo ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP HCM, đến thời điểm này, các mặt hàng phục vụ Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương... đang về nhiều ở các chợ. Đây là cơ hội để một số đối tượng nhập hàng cận đát, hết đát, kém chất lượng đóng gói lại bao bì mới hoặc giả mạo xuất xứ (thường là hàng TQ giả thành hàng Việt Nam hoặc Thái Lan, Hàn Quốc...) đánh lừa người tiêu dùng. Hiện Chi cục QLTT đã triển khai lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn.
Song chính lực lượng QLTT cũng nhìn nhận xử lý không xuể vì càng vào thời điểm cuối năm, hàng nhập lậu chủ yếu từ TQ càng gia tăng. Một đại diện Đội QLTT quận 6 TP HCM cho biết đội vừa phát hiện nhiều lô hàng bánh kẹo nhập lậu từ Trung Quốc về rồi đóng gói lại dưới nhãn hiệu khác để tung ra thị trường. Để hạn chế tình trạng này, vị này cho rằng ngoài cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người tiêu dùng.
(Theo NLĐ)

Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ômai lẫn trong khói bụi



Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
Trong vai một người đi mua mứt số lượng lớn để về bán lẻ, chúng tôi dễ dàng tiếp cận một vài cơ sở và chứng kiến một vài qui trình sản xuất với công nghệ...thấy ớn.
Sự thật đằng sau thị trường mứt Tết
Tại một cơ sở sản xuất thuộc Xóm Đất, phường 9, quận 11 TP.HCM, chúng tôi chứng kiến một vài qui trình làm mứt. Cơ sở sản xuất công khai ngay trước mặt tiền nhà, nhiều người qua lại, lấn cả đường đi, giày dép để đầy trước ngạch cửa chen lẫn trong đống cơm dừa. Gần 10 thanh niên trai tráng ở trần, mồ hôi nhễ nhại, không găng tay, vừa hút thuốc vừa múc dừa đổ vào máy bào.
mứt, thực-phẩm-bẩn, hóa-chất, nhuộm-màu, chất-tẩy-trắng, ung-thư, đội-lốt, gà, gia-cầm
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất.
Sau khi cơm dừa được bào thành sợi, những người này lại mang đổ vào những chiếc thùng phi cỡ lớn đặt trước nhà, kế bên là miệng cống rãnh hôi thối.
Cơm dừa được ngâm trong một loại nước đặc biệt trong thùng phi, có khả năng là chất tẩy trắng. Nhìn vào thấy màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu. Một thanh niên cho chúng tôi biết, cơm dừa được ngâm như vậy cả ngày để…làm trắng sạch.
Qua tìm hiểu được biết cơm dừa này một phần được thu mua từ những người nhặt ve chai, gom rác thải. Mỗi vỏ dừa gom được, những người gom rác thải bán lại cho các cơ sở sản xuất từ 500 – 1.000 đồng/vỏ.

Việc sản xuất, gom hàng thực phẩm tết cũng diễn ra khá tấp nập tại khu Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, TP.HCM). Tại đây, nhiều lò mứt thủ công đang hoạt động nhộn nhịp. Từ đầu hẻm 290 kéo dài qua hướng đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), hàng chục hộ dân nhộn nhịp lột vỏ me, ai cũng mồ hôi nhễ nhại. Me sau khi lột được vứt vội vào rổ hoặc thau nhựa để trên nền đất cát bụi. Một số nam thanh niên mình trần, hì hục làm việc trong những căn nhà lụp xụp, cửa mở he hé.
Kế bên cơ sở này cũng là một cơ sở sản xuất mứt khác, qui mô không kém. Theo quan sát, bên trong nhà, nhiều thùng mứt thành phẩm đã được đóng gói bao bì sẵn. Người chở hàng đến đưa hàng đi tiêu thụ liên tục. Qua trao đổi giá cả, được biết giá phân phối mứt dao động từ 30.000 – 90.000 đồng/kg tùy từng loại; như mứt dừa, giá lẻ: 85.000 đồng/500g, giá sỉ: 150.000 đồng/kg.
Một người dân sống hơn 20 năm tại đây cho biết: “Xóm này nhỏ, dân sản xuất mứt quen nhau, nên người lạ tới là họ nghi ngay”.
Theo tìm hiểu, hầu hết trái cây được chuyển đến các lò mứt đều chưa chín, có cả trái non. Muốn ép chín, tẩy trắng sản phẩm, các chủ lò phải dùng hóa chất.
Điều đáng nói là một vài cơ sở tại các điểm nêu trên từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; thuê nhân công không hợp đồng lao động, không kiểm tra sức khỏe,…nhưng cứ đến hẹn lại lên, các cơ sở này vẫn tấp nập sản xuất.
Thâm nhập vào chợ
Theo ghi nhận tại chợ Bình Tây, An Đông, Bà Chiểu,…các loại bánh kẹo mứt tết không nguồn gốc, nhãn mắc, không hạn sử dụng hiện đã được bày bán ngổn ngang.
Hàng trăm loại mứt tết, ô mai được bày bán...trần như nhộng, không có bất cứ thứ gì che chắn và cũng chẳng có nhãn mác gì gắn kèm. Các loại ô mai khác như bí đao, kiwi, mơ, mận,... cũng không có xuất xứ nào ngoài lời chào mời có cánh của chủ hàng.
mứt, thực-phẩm-bẩn, hóa-chất, nhuộm-màu, chất-tẩy-trắng, ung-thư, đội-lốt, gà, gia-cầm
Nhiều loại mứt được bày bán tại các chợ trần như nhộng.
Trong khi đó, tại nhiều chợ dân sinh, nhiều thực phẩm tết như bò khô, măng khô, lạp xưởng,... cũng được bày bán la liệt ở các quầy hàng gia vị, không đề nhãn mác xuất xứ. Điều đáng nói là vẫn có người mua hàng, bởi đơn giản giá các mặt hàng này mềm hơn nhiều so với giá bán ở siêu thị, cửa hàng lớn.
Mặt hàng giò chả là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào dịp Tết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo chị Quỳnh, một người có thâm niên làm giò chả nhiều năm, giò chả nếu như không có độ giòn, dai thì sẽ không bán được hàng. Do đó, những người sản xuất thường cho hàn the và một ít bột tạo nạc vào để làm cho cây giò thêm thơm giòn và ngon hơn. Biết là độc hại, nhưng nếu không làm như vậy thì sẽ khó bán được hàng và lợi nhuận cũng không cao.
Trong vai một người cần đặt mua lượng mứt nhiều để chuẩn bị biếu tặng, một tiểu thương ở chợ Bình Tây giới thiệu cho chúng tôi các loại mứt giá từ hơn 100.000 đồng/kg đến loại thấp nhất 40.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao mứt không có nhãn mác thì chị bán hàng hồn nhiên nói: “Nếu cần nhãn thì khi nào em mua chị bỏ vào bao rồi dán nhãn mác vào. Em thích thương hiệu gì thì chị dán vào cho em”.
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM khuyến cáo, vào dịp Tết các cơ sở sản xuất kinh doanh theo thời vụ lại nở rộ. Vì làm thời vụ nên hầu hết các cơ sở này “phớt lờ” quy định về ATVSTP. Bởi thế, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình người tiêu dùng nên "tẩy chay" những mặt hàng không nguồn gốc, không nhãn mắc, không hạn sử dụng.
Theo các chuyên gia y tế, chất lượng ATVSTP tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng; về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Ngoài ra, chất lượng ATVSTP còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Theo Đất Việt