Saturday, May 20, 2017

Khi cộng sản không sợ đối thoại

Hải Âu (Danlambao) - Ngày 18/5, Ban tuyên giáo của cộng sản đảng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai chỉ thị 05 của Bộ chính trị. Được biết chỉ thị này có nội dung xoay quanh vấn đề tuyên truyền sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức của “cha già đảng trị”. Tại buổi hội nghị, Trưởng ban tuyên giáo trung ương của cộng sản đã nói nhiều về khuyết điểm khi thực hiện nhiệm vụ của chỉ thị 05.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thước đo quan trọng nhất trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vẫn là kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng, cơ quan đơn vị. Việc này đòi hỏi đảng viên các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức và phong cách “cha già đảng trị”. Lấy tư tưởng của “cha già đảng trị” để soi rọi suy nghĩ và hành động, đổi mới tác phong làm việc thật sự dân chủ, khoa học, gần dân, sát dân, coi trọng trao đổi, lắng nghe với dân, nói đi đôi với làm.

Cũng tại buổi hội nghị, Võ Văn Thưởng-Trưởng ban tuyên giáo của cộng sản đảng đã nói: "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”

Võ Văn Thưởng cho biết: “ban tuyên giáo trung ương đang chờ ban bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến khác quan điểm với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng và pháp luật của nhà nước”. Thoạt nghe tưởng chừng như cộng sản đảng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực một khi can đảm trao đổi với nhân dân qua hình thức đối thoại.

Nói là nói vậy nhưng Võ Văn Thưởng cho rằng “cần có qui định rõ ràng để từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại”. Đến đây thì cái đuôi cáo của kẻ đứng đầu hệ thống tuyên truyền trong cộng sản đảng đã lòi đuôi cáo.

Đã xem đối thoại là vấn đề rất quan trọng nhưng tại sao lại phải chọn, phải xác định cấp, ngành, sở hay đơn vị nào sẽ được trao đổi và phải trao đổi trong phương pháp mà cộng sản đảng sẽ qui định. Rõ ràng Võ Văn Thưởng đã cho thấy khả năng lươn lẹo và sự dối trá của những kẻ chuyên làm nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách đểu cáng của cộng sản đảng.

Trong nhận thức của những tên hồng vệ binh rác rưởi, bợ đỡ như Phan Sơn Hùng hay cái đám dư luận viên kiểu như Trần Nhật Quang hoặc những kẻ cuồng cộng và đặc biệt là những đảng viên cộng sản luôn xem những ai không cùng quan điểm với hệ thức cộng sản là thành phần “phản động”.

Với cái nhìn kỳ thị và đầy ác ý ấy, liệu những người yêu nước, yêu cá, yêu môi trường, yêu tự do dân chủ có cơ hội nói lên quan điểm của mình một cách sòng phẳng với cộng sản đảng không? Liệu những phương pháp trao đổi, đối thoại mà Võ Văn Thưởng đang chờ ban Bí thư của cộng sản đảng thông qua có cho phép những người bất đồng chính kiến tranh luận để tạo cơ sở hình thành chân lý như lời Trưởng ban tuyên giao trung ương vừa nói hay không? Điều này chắc chắn sẽ không thể xảy ra một khi cộng sản đảng còn độc tài nắm quyền cai trị đất nước.

Trong qui trình cai trị của đảng cộng sản, ban tuyên giáo được xem là một cơ quan rất quan trọng của đảng. Đây là một tổ chức với nhiệm vụ tham mưu quan điểm, chính sách của cộng sản đảng và cũng là nơi chuyên thực hiện kế hoạch tuyên truyền đường lối cai trị của đảng cộng sản. Võ Văn Thưởng là một nhân vật còn khá trẻ (sinh năm 1970) nhưng có quá trình sinh hoạt và làm việc trên “mặt trận” tuyên truyền cho cộng sản đảng trong nhiều năm và nhiều vị trí. Võ Văn Thưởng được xem là một nhân tố quan trọng trong hệ thống đảng cộng sản, đã từng khiến Lê Thanh Hải (nguyên bí thư thành Hồ) rơi lệ khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban của một tổ chức tuyên truyền cao nhất trong hệ thống đảng cộng sản.

Và lần này, có lẽ Võ Văn thưởng cũng đã làm thổn thức bao trái tim của những kẻ vẫn đang mộng du trong “thiên đường” xã hội chủ nghĩa do cộng sản đảng cai trị. Nhưng có lẽ đại đa số người dân Việt Nam vẫn hằng ghi nhớ câu nói của Tổng Thống VNCH-Nguyễn Văn Thiệu: “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

20/5/2017

Giáo Tàu đâm chệt

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Và cái ước mơ xây một ngôi nhà Vạn gian cho kẻ sĩ “An đắc quảng hạ thiên vạn gian, Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan” thì đúng là có “định hướng XHCN quá rồi còn gì?. Ôi cái hiện thực bi thảm, bát nháo vô đạo đức và ước mơ không tưởng ấy rất đáng và rất đúng cho hiện tình đất nước Việt Nam.

*

Mao ốc vị thu phong sở phá ca 

Bát nguyệt thu cao phong nộ hào, 
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao. 
Mao phi độ giang sái giang giao. 
Cao già quái quyến trường lâm sao, 
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao. 
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, 
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc. 
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ, 
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc. 
Qui lai ỷ trượng tự thán tức. 
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc, 
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc. 
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết. 
Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt. 
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ, 
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt. 
Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên, 
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt. 
An đắc quảng hạ thiên vạn gian, 
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan, 
Phong vũ bất động an như san. 
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc, 
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.

Đỗ Phủ

Dịch nghĩa 

Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét, 
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta. 
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông. 
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng; 
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước. 
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu, 
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta. 
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc; 
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được. 
Trở về, chống gậy, thở than. 
Một lát sau, gió yên mây đen như mực. 
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà. 
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt, 
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang. 
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô; 
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết. 
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ, 
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được! 
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, 
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ, 
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non! 
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt, 
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thỏa lòng!

Thi Viện. Net

Bài thơ được tác giả viết khi đưa vợ con đi tránh loạn An Lộc Sơn, diễn tả cái cảnh nhà nghèo bữa đói, bữa no mà vướng phải thiên tai (giông tố), nhân họa (loạn lạc vì tranh đoạt, tham lam, ích kỷ, vô tâm). Có phải người ta đưa nó vào sách giáo khoa lớp 7 là để tố cáo những oái oăm của chế độ phong kiến nhằm định hướng xã hội chủ nghĩa cho những mảnh đất con non chong của các thế hệ trẻ chăng? Chắc là như vậy. Nếu thế thì đúng là giáo Tàu đâm Chệt rùi, khi có một thầy giáo như Đỗ Việt Khoa, hay một cô giáo như Trần thị Lam giảng cho học trò về hiện tình của xã hội Việt Nam khi mà có nhiều kẻ “Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc” với những hành vi tăng thuế phí cùng với hàng loạt huê hồng trong bóng tối khi xây dựng các công trình nhà nước bằng tiền thuế của dân và cái cảnh cướp bia trong một tai nạn giao thông (TP.HCM) hôi cám (Hòa Bình) và hàng loạt các cuộc cướp của, cướp đất, bắt người, giết người công khai mà nạn nhân thường là những người nghèo rớt mồng tơi và không thế lực.

Khi viết bài thơ này, Đỗ Phủ nương vào những cảm xúc bi đát của mình (và của xã hội đương thời) mà không hề nhằm mục đích tố cáo một chế độ nào (vì thời của ông làm gì có khái niệm chế độ này, chế độ kia). Thời ông sống được các sử gia Trung Quốc (và cả thế giới nữa) ghép cho hai từ rất kêu Thịnh Đường. Nhưng cái cảnh sát phụ tru huynh giành ngôi báu (Đường Thái Tôn) dâm loạn, giết con để củng cố quyền lực (Võ Tắc Thiên) Cướp vợ của con (Đường Minh Hoàng) xãy ra như cơm bữa. Những quyền thần lộng hành như Võ Thừa Tự, Trương Xương Tôn, Dương Quốc Trung, Lý Lâm Phủ và cả ông thầy chùa Thần Tú. Thượng tầng đã như thế thì cái chuyện mấy đứa trẻ ranh cướp tranh của một nhà thơ nghèo bị gió thu phong làm cho tốc mái là chuyện bình thường và phổ biến.

Và cái ước mơ xây một ngôi nhà Vạn gian cho kẻ sĩ “An đắc quảng hạ thiên vạn gian, Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan” thì đúng là có “định hướng XHCN quá rồi còn gì?. Ôi cái hiện thực bi thảm, bát nháo vô đạo đức và ước mơ không tưởng ấy rất đáng và rất đúng cho hiện tình đất nước Việt Nam.

Thay lời kết. Đành mượn câu nói này của Tổng bí thư "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình…",

21/5/2017

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu tự ra văn bản trao quyền cho chính mình

Bài và ảnh: Trúc Linh-20-05-2017
(GDVN) - Ông Phạm Văn Thiều (Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu) thừa nhận khi ra văn bản ông đã không thông qua Tỉnh ủy.
Ngày 19/5, Tỉnh ủy Bạc Liêu xác nhận vừa có văn bản hủy bỏ công văn số 637 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc yêu cầu các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy và Đảng ủy trong tỉnh phối hợp trong công tác cán bộ.

Công văn số 637 do đích thân Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu ký ngày 22/3, có nội dung yêu cầu các đơn vị vừa nêu khi tiến hành quy trình điều động, đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với các chức danh là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ủy ban kiểm tra các cấp ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; trưởng, phó các đoàn thể... phải trao đổi trước với Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy về nhân sự, sau đó mới trình ban thường vụ cấp ủy để thực hiện quy trình.

Công văn vừa bị “tuýt còi" của Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Tuy nhiên, sau khi ban hành, công văn nói trên đã gây ra nhiều luồng dư luận không tốt, có người cho rằng, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã “lấn sân” vào công tác cán bộ của cấp dưới. 
Đó theo quy định hiện hành thì cán bộ thuộc diện quy hoạch chức vụ Bí thư, Phó Bí thư, Ban thường vụ cấp huyện, thị, thành ủy thì mới hiệp y với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trước khi đề bạt, quy hoạch;
Còn các chức vụ khác như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; trưởng, phó các đoàn thể thì các cơ quan cấp dưới sẽ tự làm quy trình rồi mới báo cáo cấp trên…

Trả lời báo chí xung quanh vụ việc trên, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thừa nhận khi ra công văn số 637 ông đã không thông qua Tỉnh ủy Bạc Liêu. 

Vị Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu cho rằng, ông ký công văn nói trên một cách vô tư và chỉ mang tính chất trao đổi nhân sự, muốn thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ…

Kêu gọi người dân 'tài trợ' xử lý công trình nhạc nước 'tai tiếng'

Tuổi Trẻ-20-05-2017

TTO - Nhằm bù đắp khoản tiền ngân sách chi trên 90 tỉ đồng để xây hệ thống trình diễn nhạc nước, TP Hải Phòng đã gửi văn bản tới các sở, ngành và quận, huyện kêu gọi doanh nghiệp, người dân “tài trợ”.
Kêu gọi người dân 'tài trợ' xử lý công trình nhạc nước 'tai tiếng'
Công trình nhạc nước giữa lòng hồ Tam Bạc trước khi được tháo bỏ vào cuối năm 2016 - Ảnh: Tiến Thắng
Trong văn bản nêu rõ việc mời tham gia tài trợ để giải quyết các vấn đề tồn tại của dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống trình diễn nhạc nước kết hợp với âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật khu vực lòng hồ Tam Bạc. 
Hải Phòng xem đây là hình thức huy động “xã hội hóa” và thành lập một tổ công tác để thực hiện.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Kim Pha - chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết liên quan đến việc vận động xã hội hóa này ông cũng có trao đổi qua với Sở KH&ĐT thì được biết tổ công tác chỉ "gợi ý" chứ không có chỉ đạo hay bắt ép phải tham gia tài trợ.
Dự án công trình hệ thống trình diễn nhạc nước được phê duyệt đầu tư với số tiền hơn 194 tỉ đồng, TP Hải Phòng đã cấp kinh phí cho dự án 90,8 tỉ đồng.
Dự án bị Ủy ban kiểm tra Trung ương phát hiện nhiều sai phạm, một số cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật. Sau đó TP Hải Phòng quyết định tháo bỏ công trình này.

ĐBQH Đỗ Văn Đương quát dân: "...tôi cho công an bắt chị ngay bây giờ..."

Nguyễn Tường Thụy-21-05-2017 
(VNTB) Bà Lê Hiền Đức cho biết vào 8 giờ sáng Thứ năm ngày18/5/2017, có 27 người dân Long An vào trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Dông để gặp,trình bày với cán bộ của Văn phòng Chính phủ và ông Đỗ Văn Đương, Phó ban Dân nguyện Quốc hội.
​“Thái độ và bộ mặt tên Đỗ Văn Đương khi tiếp dân đây”. Ảnh và ghi chú của bà Lê Hiền Đức
Sau hơn 1giờ đồng hồ ngồi nghe dân Long An trình bày, ông Đương lặng lẽ đứng lên ra khỏi phòng, không 1 lời hứa, không có 1 văn bản gì cho dân. Những dân oan Long An vô cùng phẫn nộ, bức xúc.

Hôm sau19/5/2017, bà con dân oan Long An tìm đến nhà bà Lê Hiền Đức kêu cứu. Nghe xong chuyện, bà Đức gọi điện cho ông Đỗ Văn Đương: "Anh tiếp dân nên có văn bản hướng dẫn bà con kiên nhẫn trở về địa phương để tiếp tục giải quyết mọi việc”.

Ông Đương quát bà Lê Hiền Đức trong điện thoại: "...tôi cho công an bắt chị ngay bây giờ..."

Cuộc điện thoại này bà Lê Hiền Đức đã ghi âm đầy đủ .

Ngay sau đó bà Đức gọi điện cho bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương để phản ánh về chuyện này. Bà cũng gọi điện đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để phản ánh, nhưng ông Phúc đang họp, chưa có ý kiến gì.

​Tin nhắn của bà Lê Hiền Đức gửi ông Đương và tin nhắn của ông Đương gửi bà Lê Hiền Đức.
Ông Đỗ Văn Đương từng nổi tiếng về câu phát biểu: “Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”. Từ đó ông còn được biết đến với tên "nghị rau muống". Ông nổi tiếng tới nỗi chỉ cần gõ google cụm từ “đương rau muống” là ra.

Ông cũng từng tháo chạy khi vô tình chạm với anh em đấu tranh ở Hà Nội khi họ đang đòi người ở số 5 Quang Trung, Hà Đông trước những câu hỏi “khó”, mời xem Ở ĐÂY

Năm 2016, bầu Quốc hội khóa 14, ông Đỗ Văn Đương không trúng cử. Tuy nhiên không hiểu sao ông vẫn được giữ chức Phó ban Dân nguyện Quốc hội.

Ôi, sợ cái đầu của ông chủ nhiệm quá!

Nguyễn Đình Ấm -20-05-2017
(VNTB) Tại cuộc họp ủy ban thường vụ quốc hội sáng ngày 15/5/2017 sau những phát biểu quan ngại của PCT quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Tòng Thị Phóng về vụ Đồng Tâm, ông Võ Trọng Việt (VTV) Chủ nhiệm ủy ban an ninh, quốc phòng của quốc hội đã khẳng định: “Chúng ta đi nước ngoài nhiều nhưng chưa có nước nào yên ổn như Việt Nam, ta thấy vụ Đồng Tâm ghê gớm nhưng so với các nước đã là gì đâu”.

Tôi thực sự shock trước câu nói này giữa diễn đàn quốc hội của ông VTV. Ôi, đất nước tôi như thế này mà ông cho là “chưa có nước nào yên ổn”như nước ta, tức yên ổn nhất thế giới?

Có lẽ ngày nào cũng phải có hàng trăm, nghìn cuộc biểu tình, bạo loạn, hàng nghìn người chết, nhà cửa tan hoang, dân chạy loạn tứ tung… thì ông mới cho là “không yên ổn”?

Ở nước ta hiện nay đang chứa đựng mâu thuẫn lớn giữa một bên là nhà cầm quyền độc tài tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”, để cho ngoại bang xâm lược cương thổ, biển, đảo, tàn phá môi trường, đầu độc giống nòi, sở hữu hết ruộng vườn, khoáng sản… với một bên là nhân dân không có quyền cơ bản, không được sở hữu những của cải cơ bản của quốc gia, luôn nơm nớp tai nạn giao thông, tội phạm, thuế phí chồng chất, những cuộc “giải tỏa, thu hồi” đất đai, kiện cáo... tang thương, đổ máu, giam cầm, tù tội.

Tuy nhiên ở VN không xẩy ra những cảnh tượng, bạo loạn nói trên bởi vì, dân ta có truyền thống nhân ái, hiền hòa và theo xu thế của thời đại.Vì thế nên dù phần lớn dân VN bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền nhưng chỉ đấu tranh ôn hòa bằng lời lẽ và những cuộc biểu tình hòa bình trên hè phố nhưng luôn bị nhà cầm quyền trấn áp từ khi trứng nước.Những cuộc khiếu kiện, thỉnh cầu hàng trăm người của bà con hết năm này qua năm khác nhưng bị báo chí làm ngơ,chính quyền giải tán bằng vũ lực… nên mới có cái sự “yên ổn” ấy.

Ông có biết trên đất nước này đang có bao nhiêu ngư dân VN bị “tàu lạ” cướp cá,đâm chìm tàu, hành hạ, dìm người xuống biển?

Bao nhiêu ngư dân không còn ngư trường ở đất nước hơn 3.000 km bờ biển phải sang đánh trộm cá ở các nước láng giềng bị họ đốt tàu giam cầm tù tội? Mỗi ngày có bao nhiêu người bị chết dưới những bánh xe trên mọi miền đất nước với con số lớn hơn cả chiến tranh Sirya Đã có bao nhiêu vụ cưỡng chế đất đai gây ra bao cảnh thất nghiệp, bao nhiêu người dân bị đánh đập, giam cầm, đổ máu, bao nhiêu người phải tự sát, chị em phải cởi truồng lõa thể, lăn giữa làn xe xích…để giữ đất? 

Ông có biết ở Văn Giang nơi chỉ cách chỗ các ông họp 10 km đã bao năm bị côn đồ, đầu gấu cướp phá khủng bố, bị cán bộ địa phương cướp hết quyền cơ bản của con người xin cái giấy cho con đi học không cho, bao nhiêu lần an ninh, cảnh sát bố giáp bắt bớ, đánh đập người dân (kể cả nhà báo quốc doanh) dã man, bao nhiêu người bị thương tích, giam cầm, tù tội, bị chết?. Bao nhiêu mồ mả bị cày xới san phẳng để DN Ecopark làm cao ốc, biệt thự bán kiếm lời trong sự đau khổ tột cùng của những người dân? 

Ngay tại Phúc Đồng (quận Long Biên) chỉ cách nơi các ông họp 4 km xảy ra bao nhiêu vụ cưỡng chiếm đất đai, bao nhiêu người bị bắt bớ, bao nhiêu mồ mả bị chôn vùi, đổ bê tông giam hãm, bao nhiêu người thất nghiệp tha phương?Ông có biết sân bay Tân Sơn Nhất bị kẹt không có chỗ đậu tàu bay nhưng đại gia quốc phòng đem cả 157,6 ha đất làm sân golf, nhà hàng, khách sạn kinh doanh mỗi ngày thu lời bạc tỷ?

Dân phườg Phúc Đồng (Q. Long Biên - Hà Nội) biểu tình trên Quốc lộ 5 phản đối chính quyền cướp nghĩa trang
Ông có biết mới qua mùng 2 tết Đinh Dậu năm nay các cửa khẩu sang Lào quá tải khủng khiếp do quá nhiều dân nghèo nước ông sang đó để làm thuê kiếm miếng ăn do ở quê nhà “biển đã chết mà rừng cũng hết”? Ông có biết khắp nơi cát tặc hoành hành hàng nghìn ha đất đai, nhà cửa của dân bị dìm xuống sông, xuống biển? Ông có biết bao nhiêu cháu gái mang dòng máu của ông phải tha hương kiếm ăn bằng cái “vốn tự có” luôn bị các nước láng giềng xua đuổi, kỳ thị? Ông “đi nước ngoài nhiều” có thấy ở Nhật, Hàn… những bảng chữ Việt cảnh báo khách không được trộm cắp này, nọ, cửa khẩu Changi Singapore không bỏ sót thẩm vấn khách nữ VN sang nước họ làm gì?

Vì vậy, cái “yên ổn” ở nước ông là cái yên ổn qua những con mắt thiển cận, vô cảm, cái yên ổn bên ngoài giả tạo nhưng bên trong đang vận động đến sự mòn mỏi, thối rữa,diệt vong; còn cái “không yên ổn” của nước khác với những cuộc biểu tình, phản đối… là cái quyền biểu hiện ý nguyện của người dân để nhà cầm quyền thấy được ý chí nhân dân mà thay đổi để đi đến tương lai tốt đẹp hơn.

Ôi, sợ cái đầu của ông chủ nhiệm quá!

Dân chủ, trước hết là mở miệng để đặt lại các giá trị cho đúng chỗ

Bùi Minh Quốc-18-05-2017

(VNTB) - Thật vui mừng khi thấy các giá trị bị chế độ này vùi dập được đặt lại đúng chỗ xứng đáng, ngay nhãn tiền, giữa lòng chế độ này.

Muốn chuyển đổi, một cách ôn hoà và tiệm tiến, chế độ độc tài toàn trị hiện hành sang chế độ dân chủ, trước hết là tất cả mọi người, đi đầu là các trí thức có tư duy độc lập, phải mạnh dạn mở miệng, trung thực và thẳng thắn, bình tĩnh và cầu thị, thảo luận để đặt lại các giá trị (mà chế độ này đã xáo trộn rối bời) cho đúng chỗ. Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng gian nan trầy trật, đòi hỏi không những lòng dũng cảm mà cả sự kiên nhẫn, khôn khéo.

Nhờ sự dũng cảm, kiên nhẫn, khôn khéo của một số trí thức tiên phong tiêu biểu, cuộc đấu tranh đã đạt được những thành quả rất căn bản, mở ra bước đột phá mới đầy triển vọng cho giai đoạn kế tiếp.

Xin dẫn chứng về hai trường hợp : Phan Châu Trinh và Phan Khôi.

Phan Châu Trinh từng bị những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam coi (một cách miệt thị) là phần tử cải lương, là lầm đường lạc lối. (Tố Hữu, ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN buông lời trịch thượng đối với bậc tiền bối  : “Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu”).


Nhìn Phan Châu Trinh theo con mắt Tố Hữu đã  được giáo khoa hoá, suốt một thời gian dài nhiều thế hệ học sinh Việt Nam trên miền Bắc từ 1954 và trên cả nước từ 1975 đều được nghe giảng về Phan Châu Trinh như thế.

Nhưng tình hình nay đã khác. Hàng chục năm qua, nhờ nỗ lực của các nhà nghiên cứu lịch sử nghiêm túc với những công trình thực sự khoa học đã xuất bản chính thức tại các NXB của nhà nước hoặc chỉ mới công bố trên mạng internet (xin mạn phép đặc biệt lưu ý bạn đọc về công trình “Tìm hiểu quan niệm  chính trị của Phan Châu Trinh” của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh đã công bố trên Talawas năm 2007), Phan Châu Trinh đã được nhìn nhận lại.

Và mới đây, Phan Châu Trinh đã được chính thức tôn vinh, trong lễ ra mắt của Viện Phan Châu Trinh tại Hội An, là NHÀ KHAI SÁNG của dân tộc.Vâng,  NHÀ KHAI SÁNG, danh xưng ấy hoàn toàn xứng đáng với nhà chí sĩ họ Phan Quảng Nam khi mà hầu như tất cả mọi người Việt Nam yêu nước đều đồng thuận thừa nhận rằng Hơn một trăm năm trước, trong tình thế cực kỳ hiểm nghèo và trăn trở tìm đường cứu nước, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đã nhận ra rằng mối họa lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ không chỉ là mất độc lập, mà còn nguy cấp hơn nhiều, là lạc hậu nặng nề về văn hóa và văn minh so với đối thủ mới của mình và với thế giới, bởi chính lạc hậu là nguyên nhân khiến nước ta mất độc lập, dân ta lâm vào vòng nô lệ thảm khốc.Từ đó, ông thống thiết nói : “Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, đó là ‘CHI BẰNG HỌC!’”. Ông chủ trương một cuộc khai dân trí rộng lớn và căn bản trong điều kiện toàn cầu hóa mà ông cũng là người đầu tiên nhận ra.(…) Có như vậy thì độc lập được giành lại, dù bằng cách nào, mới thật sự có ý nghĩa và mới có thể bền vững.(…) ngày nay ta đã có được độc lập sau mấy cuộc chiến tranh khốc liệt và anh hùng, song nhận thức sáng rõ và mạnh mẽ của vị tiền bối anh minh của chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, những nan đề sinh tử ông từng sáng suốt phát hiện và báo động cho dân tộc vẫn còn nguyên tính thời sự, thậm chí theo cách nào đó càng nóng bỏng cấp thiết hơn ( trích diễn từ của nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Hội đồng Viện Phan Châu Trinh tại lễ ra mắt của Viện).

Học giả Phan Khôi, chủ nhiệm báo Nhân văn, thì bị chế độ này, với việc dựng ra vụ án Nhân văn – Giai phẩm, huy động tổng lực công cụ báo chí độc quyền không ngớt xúc phạm, đả kích, bôi nhọ,  và đầy đoạ cho đến lâm chung trong lặng lẽ đầy uất hận, dù ông đã đi với Việt Minh ngay từ ngày thành lập chế độ dân chủ cộng hoà. Nhưng Phan Khôi chỉ đi với Việt Minh chứ không tán thành cộng sản. Cần nhắc lại một sự kiện mà tất cả những người Việt Nam yêu nước không được phép quên: năm 1945, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Phan Khôi được Mặt trận Việt Minh mời ra dự và phát biểu tại cuộc mít-tinh lớn ở Đà Nẵng chào mừng ngày tuyên bố độc lập, trên diễn đàn ông đã thẳng thắn nhấn mạnh rằng mình tán thành độc lập dân tộc chứ không tán thành cộng sản vì điều kiện kinh tế của Việt Nam không phù hợp với con đường cộng sản (Xin đọc phần “Phan Khôi niên biểu” trong sách“Chương dân thi thoại” do NXB Đà Nẵng tái bản năm 1996). Có lẽ những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam  đã để bụng thâm thù Phan Khôi ngay từ hồi đó. Thảm trạng đất nước hiện nay đã chứng tỏ tiếng nói của Phan Khôi cách đây 72 năm là lời cảnh báo đích đáng, đanh thép cất lên sớm nhất đối với chế độ này.

                Học giả Phan Khôi

Mới đây, tại lễ trao giải Văn hoá Phan Châu Trinh lần thứ 10 của Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh, Phan Khôi đã được chính thức tôn vinh là DANH NHÂN VĂN HOÁ VIỆT NAM thời hiện đại.

Thật vui mừng khi thấy các giá trị bị chế độ này vùi dập được đặt lại đúng chỗ xứng đáng, ngay nhãn tiền, giữa lòng chế độ này. Sự tôn vinh vừa kể trên đối với Phan Châu Trinh và Phan Khôi làm nức lòng tất cả những người Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ tự do. Một hệ giá trị đích thực đã được xác lập, khẳng định một cách chính thức/chính thống, ngang nhiên đối sánh với cái hệ giá trị giả mà chế độ độc tài toàn trị suốt bao năm qua ra sức nhào nặn và tô vẽ. Trong sự đối sánh ngoạn mục mà chúng ta đang chứng kiến, một cách tự nhiên, theo một lô-gích không gì cưỡng nổi, cái hệ giá trị giả của chế độ cứ từng ngày tróc lở rệu rã và tự trút xác vào bãi rác của lịch sử. Đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do, đây là một bước thành công rất quan trọng. Công đầu thuộc về Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, một tổ chức xã hội dân sự có bề dày hoạt động đã trên 10 năm.


Thành quả của Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh còn cho thấy thêm một bài học về phương thức đấu tranh. Đó là : mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tham gia đấu tranh phải luôn nắm vững nguyên tắc đấu tranh hợp pháp, phải biết căn cứ xác đáng vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và thế mạnh riêng của mình, kiên trì, tỉnh táo và khôn khéo tận dụng từng chút một cái không gian văn hoá, chính trị mà chế độ này trước sức ép của thực tế khách quan buộc phải nới mở dần, để chọn những việc có tính khả thi tính hiệu quả cao mà làm, giành thắng lợi từng bước, tiến bước nào chắc bước nấy.

Dự án tàu cá vỏ thép: 'Miếng bánh' không ngon?

Vũ Quang Gửi tới BBC từ Hà Nội 9 giờ trước 

Hình minh họa: Thợ hàn làm việc trên một tàu vỏ thép gần cảng Thuận Phước, Đà NẵngBản quyền hình ảnhLINH PHAM / STRINGER / GETTY IMAGES
Image captionHình minh họa: Thợ hàn làm việc trên một tàu vỏ thép gần cảng Thuận Phước, Đà Nẵng
Tháng 7/2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa Giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam cùng với việc hàng loạt tàu cá của ngư dân bị đâm trên biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định ban hành Nghị định 67/CP để ngư dân có điều kiện nâng cấp, đóng mới tàu cá phục vụ bám biển và đánh bắt xa bờ.
Theo Nghị định, ngư dân đóng tàu vỏ thép được vay 95% giá trị con tàu với lãi suất 7% một năm, nhưng Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ 6%, ngư dân chỉ phải trả lãi suất 1% trong thời gian kéo dài tới 16 năm. Năm đầu tiên ngư dân còn được hỗ trợ không phải trả lãi suất.
Với mỗi con tàu đóng mới có công suất từ 800 CV trở lên, ngư dân còn được hỗ trợ tiền dầu cho mỗi chuyến đi biển là 100 triệu đồng, tối đa một năm là bốn chuyến đi biển xa bờ, nghĩa là được thêm khoảng 400 triệu trên mỗi chiếc tàu.

Một thực tế khác hẳn

Nắm bắt cơ hội này, hàng loạt nhà máy đua nhau xin đăng ký đóng tàu cá vỏ thép, trong đó có nhiều công ty mới được thành lập không hề có chút kinh nghiệm trong việc đóng tàu cá, thậm chí toàn bộ cơ sở vật chất lẫn nhân lực là thuê mượn từ các đơn vị cũng hào hứng tham gia.
Với giá thành mỗi chiếc tàu vỏ thép trung bình từ 15-20 tỷ đồng thì số tiền 5% ngư dân phải bỏ ra để được vay đóng tàu không hề nhỏ, từ 750 triệu đến 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, họ còn cần chi các khoản tiền chỉnh sửa thiết kế (từ 70-100 triệu), cộng với các chi phí đi lại ra Hà Nội làm hồ sơ, làm các thủ tục đăng ký với Chi cục Quản lý Thủy sản, làm thủ tục vay vốn ngân hàng... rất tốn kém. Nhiều ngư dân đã phải nghỉ đi biển hàng tháng trời để lo việc giấy tờ.
Các đơn vị đóng tàu là những người nắm bắt thời cuộc rất nhanh. Bằng cách nào đó, họ nhanh chóng có được danh sách các ngư dân được duyệt hồ sơ.
Một chiến dịch lôi kéo khách hàng được thực hiện tức thì. Các “hãng tàu” cho người tiếp cận và làm hết các thủ tục hành chính cho ngư dân. Được biết có trường hợp còn sẵn sàng bỏ tiền ra cho ngư dân lo vốn đối ứng 5% với ngân hàng, đi kèm với các biện pháp 'lấy lòng' khác.
Với Nghị định 67, nhiều ngư dân được duyệt hồ sơ cấp vốn để nâng cấp hoặc đóng mới tàu cá kể từ năm 2014 tới nayBản quyền hình ảnhLINH PHAM / STRINGER / GETTY IMAGES
Image captionVới Nghị định 67, nhiều ngư dân được duyệt hồ sơ cấp vốn để nâng cấp hoặc đóng mới tàu cá kể từ năm 2014 tới nay
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
Bên cạnh việc phải bỏ tiền tỷ ra lo đối ứng cho ngư dân, các doanh nghiệp đóng tàu còn phải lo 'đối phó' để đi qua được các cửa ngân hàng (để được giải ngân cho vay vốn), Trung tâm Đăng kiểm Tàu cá (ngân hàng căn cứ vào sự giám sát của đơn vị đăng kiểm để giải ngân), và hàng loạt các ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp, Chi cục Quản lý Thủy sản, chi phí xin giấy phép đóng tàu…, mà ở mỗi khâu không chỉ có chuyện nộp giấy tờ.

Doanh nghiệp kiếm lãi từ đâu?

Tất nhiên chả có doanh nghiệp nào bỏ tiền ra làm từ thiện cả.
Một con tàu 20 tỷ đồng, đơn vị đóng tàu trung bình phải chi ra 1 tỷ lo đối ứng cho ngư dân, từ bảy tám trăm triệu đến 1 tỷ các chi phí lấy lòng “thượng đế”, và từ 1 đến 2 tỷ chi phí "quan hệ" trong quá trình làm thủ tục, nếu không làm ăn gian dối thì lấy đâu ra lợi nhuận?
Cách làm phổ biến nhất chỉ có một: đó là làm việc với các đơn vị lập dự toán thiết kế, khai tăng khống giá thành và số lượng vật tư thiết bị lên để bù vào chi phí.
Ví dụ như đóng một chiếc tàu vỏ thép thực tế hết 90 tấn thép thì lập dư dự toán phê duyệt là 130 tấn; giá thép nhập về thực tế là 12 ngàn/kg, nâng giá dự toán lên 18 ngàn; tăng giá trị các thiết bị trên tàu như lưới và các ngư cụ khác, máy chính, máy phát điện, tời kéo… lên từ 20-30%.
Vừa qua, báo chí có viết về việc hàng loạt tàu thép chưa ra khơi đã gỉ.
Cụ thể là công ty Đại Nguyên Dương dùng thép Trung Quốc đóng tàu cho ngư dân và công ty Nam Triệu dùng máy cũ để lắp cho ngư dân với chênh lệch giá của thép Trung Quốc và thép Nhật khoảng 5 ngàn/kg, chênh lệch giữa máy cũ và máy mới cả tỷ đồng. Đây chính là lợi nhuận từ việc làm gian dối của các công ty đóng tàu

Tàu vỏ thép mua về để làm gì?

Câu hỏi như đùa, nhưng thực tế cho thấy, có không ít ngư dân nhận tàu vỏ thép về chỉ để nằm ụ.
Khác với các ngư dân đóng tàu gỗ phải bỏ vốn đối ứng đến 30%, phải bỏ tiền túi, thế chấp nhà cửa để vay đóng tàu nên được xem là những ngư dân chân chính, quyết tâm sống chết với nghề thì các ngư dân nhận tàu vỏ thép được cho là nhận quá nhiều sự ưu đãi và chiều chuộng không cần thiết.
Sau khi được duyệt mua tàu, nhận một số tiền kha khá để tiêu xài (tiền doanh nghiệp “lót tay” và tiền dầu), có những ngư dân mua tàu vỏ thép về nhưng không màng tới chuyện đánh bắt.
Tài sản thế chấp cho ngân hàng khi vay tiền ngân hàng để mua tàu lại chính là con tàu đó. Năm đầu ngư dân không phải lo đến việc trả lãi vì được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của nghị định 67/CP. Từ năm thứ hai, nếu lỗ lã thì tàu đó cứ trả lại cho ngân hàng là xong.
Trên đây là các lý do mà rất nhiều các tàu vỏ thép chưa ra khơi đã hư hỏng như hiện nay.
Một nghị định tưởng chừng rất ý nghĩa và nhân văn nhưng đã thất bại thảm hại, bởi nó đến từ lòng tham của những người liên quan, từ ngư dân cho tới những cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.