Tuesday, August 14, 2018

Sau Bùi Tín, Tô Hải, lớp sóng mới vẫn dâng lên

“…Làn sóng đấu tranh đòi tự do dân chủ đang tiếp tục dâng lên. Các ông Bùi Tín, Tô Hải có thể yên lòng nhắm mắt. Vì con đường họ đã lựa chọn khi thức tỉnh càng ngày càng đông với một thế hệ mới cầm đuốc tiến lên…”
ngonhandung01
Ông Ngô Nhân Dụng
Bùi Tín và Tô Hải mới ra đi, nhưng có thể an lòng. Vì chắc họ đã nhìn thấy những thế hệ con cháu mình vẫn giữ vững lòng yêu nước, tiếp tục đấu tranh đòi tự do dân chủ cho gần 100 triệu dân Việt Nam, như hai ông đã theo đuổi vào cuối đời.
Ông Bùi Tín và ông Tô Hải cùng sinh một năm và mất trong vòng một ngày ở hai nơi xa cách, Paris và Sài Gòn. Họ thuộc thế hệ vừa lên 18 tuổi khi lòng yêu nước của 25 triệu người Việt Nam bùng lên; toàn dân vùng dậy quyết đánh đuổi thực dân Pháp.
Bùi Tín và Tô Hải thuộc thế hệ thanh niên trong trắng bị đảng Cộng Sản đánh lừa, lợi dụng chiêu bài kháng chiến nhưng bên trong chỉ nhắm mục đích làm lính tiên phong cho Cộng Sản quốc tế, đưa dân tộc Việt một cuộc nội chiến đẫm máu. Khi nhìn rõ đảng Cộng Sản đã nô lệ hóa đồng bào với chế độ độc tài tàn bạo, Bùi Tín và Tô Hải đều thức tỉnh. Hai ông từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và dấn thân trên con đường tranh đấu cho tự do dân chủ.
Khi quyết định đào tị ở thủ đô Pháp năm 1990, ông Bùi Tín đang có một địa vị cao ở báo Nhân Dân. Nếu tiếp tục đóng vai “bồi bút,” như chính ông có lúc tự công nhận, Bùi Tín có triển vọng sẽ gia nhập hàng ngũ lãnh đạo trong guồng máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản, có thể trở thành một thứ tư bản đỏ sau này. Nhưng ông đã suy nghĩ, trăn trở, trước cảnh chế độ Cộng Sản sụp đổ năm 1989 ở chính nơi nó phát sinh. Người trí thức trong ông thức tỉnh khi thấy chủ nghĩa Cộng Sản bị nhân loại vứt vào thùng rác của lịch sử vì tự bản chất hoàn toàn vô nghĩa lý.
Lương tâm trí thức đã thúc đẩy Bùi Tín từ bỏ quá khứ Cộng Sản của chính mình. Từ đó, ông dấn thân trên con đường tranh đấu cho dân chủ tự do.
Ai đã gặp Bùi Tín thì thấy rõ ông càng ngày càng quyết liệt đối với chế độ Cộng Sản phi nhân. Là người làm truyền thông, ông đã phát biểu không ngừng nghỉ trong gần 30 năm qua. Viết báo, viết sách, thuyết trình, tham dự các cuộc hội thảo, trả lời các cuộc phỏng vấn, nói trên các đài radio và truyền hình.
Những cuốn sách của Bùi Tín, như “Hoa Xuyên Tuyết” (1991), “Mặt Thật” (1995)…, và hàng ngàn bài báo, bài phát biểu sẽ là những chứng cớ cho một giai đoạn lịch sử nước ta. Ba tháng trước, dù thân thể đã lâm trọng bệnh, ông đã góp mặt lần cuối cùng với tổ chức Họp Mặt Dân Chủ trong cuộc hội thảo tại thành phố Stuttgart, nước Đức.
Khi ra đi, Bùi Tín không biết rằng nhạc sĩ Tô Hải ở Việt Nam cũng sắp từ giã cõi đời. Nhạc sĩ Tô Hải cũng bị đảng Cộng Sản lợi dụng như Bùi Tín. Ông đã trên dưới 1,000 bản nhạc, như Bùi Tín viết hàng ngàn bài báo, cuối cùng nhận ra mình đã mất hết, chỉ làm công cụ cho đảng Cộng Sản.
Như chính Tô Hải đã thú nhận trong tự truyện “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn,” “hầu hết sáng tác của tôi là do ‘hèn’ nên nội dung chỉ là hát lên hát xuống các khẩu hiệu tuyên truyền.”
Bao nhiêu văn nghệ sĩ thuộc thế hệ trước và sau Bùi Tín và Tô Hải cũng chịu số phận “văn nô” vì lỡ chân theo đảng Cộng Sản, tưởng lầm mình đang xây dựng tương lai dân tộc. Vào cuối đời, Chế Lan Viên đã tỉnh mộng, bày tỏ những lời tạ tội với lịch sử. Ông thú nhận chính mình đã viết những câu thơ thúc đẩy hàng triệu thanh niên đi giết đồng bào rồi chịu cái chết vô ích. Nguyễn Khải đã can đảm nhìn nhận tài viết văn của mình bị uổng phí chỉ vì cả cuộc đời cam tâm làm tay sai cho chế độ. Lê Hiếu Đằng đến khi sắp qua đời còn bày tỏ thái độ dứt khoát từ bỏ con người Cộng Sản ở trong mình để được trở về với dân tộc.
Bao nhiêu con người, nuôi trong mình di sản của dòng máu yêu nước tinh ròng chảy cuồn cuộn trong huyết quản mọi người dân Việt Nam, đã thức tỉnh nhìn ra mình đã bị một bọn người cuồng tín, gian manh, chuyên chế độc quyền lừa bịp. Những người văn nghệ này đã thức tỉnh, quyết định quay lại sống như con những người Việt Nam chân thật. Họ đứng về phía dân tộc, vạch rõ bộ mặt dối trá, phản phúc của chế độ bạo tàn đang đưa nước Việt Nam vào vòng lệ thuộc đế quốc đỏ Trung Cộng. Họ đã chọn con đường danh dự, mong góp tay xây dựng một đất nước tự do dân chủ.
Con đường đó đang lôi cuốn hàng triệu người thuộc thế hệ sau nối gót.
Những lớp sóng đấu tranh đang trỗi dậy ở khắp nước Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Đặc Khu dâng đất cho Trung Cộng và chống luật kiểm soát mạng xã hội đã tự động bùng lên. Người dân đã ý thức nhu cầu tự do dân chủ. Lớp người trẻ đã theo tiếng gọi của những Nguyễn Đan Quế, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Quang A, vân vân.
Những thanh niên còn đang cắp sách đến trường như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang…, cùng đứng dậy phản đối Trung Cộng lấn chiếm quê cha đất tổ. Những cô gái như Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Huỳnh Thục Vy, Phạm Đoan Trang… nêu tấm gương dũng cảm cho các thanh niên cùng thế hệ.
Trong lúc hai ông Bùi Tín và Tô Hải sắp từ giã cõi trần, họ có thể được nghe tin Huỳnh Thục Vy, ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, đang phải đối đầu với chế độ Cộng Sản phản dân tộc. Tác giả cuốn “Nhận Định Sự Thật Tự Do và Nhân Quyền” bị sách nhiễu chỉ vì đã từng thẳng thắn công khai xác nhận chính cô là người xịt sơn lên các lá cờ đỏ sao vàng trong những bức ảnh hồi cuối năm 2017 trên mạng của mình.
Huỳnh Thục Vy nói không úp mở: “… đối với tôi thì cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Nó là biểu trưng cho việc đảng Cộng Sản Việt Nam ngồi trên đầu 90 triệu người dân.”
Huỳnh Thục Vy đã may những chiếc áo mang hình ảnh lá cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa. Hiện tượng lớp người trẻ tuổi chưa lớn lên hay chưa ra đời khi miền Nam bị Cộng Sản chiếm cũng nuôi tấm lòng hoài vọng thời kỳ một nửa nước Việt Nam còn chế độ tự do dân chủ cho thấy lòng dân Việt đã chuyển hướng.
Năm 2015, Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ, đã từng công khai treo cao lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà mình tại Nghệ An. Một nhóm năm người thanh niên mặc bộ quân phục Việt Nam Cộng Hòa “biểu tình ngồi” tại Hồ Gươm, Hà Nội dù biết trước họ sẽ bị bắt. Tháng Giêng năm nay bốn người ở An Giang, trong đó có Vương Văn Thả, bị xử 6 đến 12 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước,” khi họ treo cao ngọn cờ vàng vào ngày 30 Tháng Tư, 2017.
Làn sóng đấu tranh đòi tự do dân chủ đang tiếp tục dâng lên. Các ông Bùi Tín, Tô Hải có thể yên lòng nhắm mắt. Vì con đường họ đã lựa chọn khi thức tỉnh càng ngày càng đông với một thế hệ mới cầm đuốc tiến lên. 
Ngô Nhân Dụng

Thông điệp gởi ông Trọng

Fb. Trương Nhân Tuấn|

ôm qua (Thứ hai, 13/8/2018) ông Trọng có đọc diễn văn nhân chủ tọa Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. Để ý, bài diễn văn nào của ông Trọng cũng dài lê thê, rổng tuếch, chán phèo… Điểm nổi bật trong các bài diễn văn của ông Trọng là ông không có ý kiến cá nhân “vượt trội”, một “điểm sáng” về trí tuệ để có thể qua đó đánh giá khả năng của một người lãnh đạo. Thử kiểm chứng, những gì ông phát biểu đều là “học vẹt”, nếu không là “bài tủ” của Đại Hội đảng 12, thì cũng là “cẩm nang” của Tập đại đại (Quản lý nhà nước TQ, XB năm 2013). Nhiều người nói rằng ông lên tổng bí thư là nhờ “thủ đoạn vặt” chớ không phải do tài năng, hay tạo được sự nể phục ở mọi người.
Tuy vậy, nếu để ý kỹ bài diễn văn kỳ này thì ta thấy có thể ông Trọng “lỡ lời”, để “lộ” một vài ý kiến. Theo đó ta thấy có sự “dao động” trong đường lối của đảng. Một thí dụ. Dẫn:
“Những diễn biến chính trị trên thế giới thời gian qua có rất nhiều vấn đề vượt ra ngoài dự báo thông thường.”
Tổng thống Thổ Recep Tayyip Erdogan
Ta hiểu ngay rằng những điều “vượt ra ngoài dự báo thông thường”, thứ nhứt, phải là chiến tranh thương mãi giữa Mỹ và TQ. Thứ hai, sự khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ, mô hình “tân độc tài” của Erdogan, dự tính mô phỏng mô hình “độc tài tư bản nhà nước” của TQ.
Vụ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ thì có lẽ ai cũng quan tâm. Tôi có viết một bài hồi tuần rồi, đặt vấn đề “VN ở đâu trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ”. Kết luận của tôi là VN đứng về phía TQ trong cuộc chiến tranh này. Bởi vì chế độ chính trị và mô hình phát triển kinh tế VN bắt chước 100% TQ. Ta còn nhớ, sau khi TT Trump đắc cử, ông có đưa ra danh sách những quốc gia “ăn gian” với Mỹ, theo đó TQ đứng đầu mà VN cũng nằm trong đó.
Nếu Mỹ “đánh” TQ thì ta không loại trừ giả thuyết Mỹ sẽ “đánh” VN.
Thứ hai, khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ cuộc đảo chánh hụt tháng bẩy năm kia. Tổng thống Erdogan đổ lỗi cho Mỹ đứng sau âm mưu này, mặc dầu không có bằng chứng. Erdogan vừa rồi dã bắt giữ một mục sư người Mỹ, buộc tội ông này làm “gián điệp”, sau đó yêu cầu Mỹ “trao trả tù binh”, yêu cầu Mỹ trục xuất một tài phiệt người Thổ sinh sống ở Mỹ đã 20 năm, để đổi ông mục sư này. Dĩ nhiên điều này làm TT Trump phẫn nộ. Một động thái “nhẹ nhàng” của ông Trump, quyết định tăng thuế nhập khẩu trên thép và nhôm của Thổ, đã khiến chứng khoáng của Thổ “rớt tự do”, trong khi đồng tiền của Thổ từ đầu năm đến nay đã mất giá 40%. Thê lương là không thấy dấu hiệu nào đồng tiền (và chứng khoáng) Thổ sẽ “bung dù” kềm hãm đà “rớt”.
Đồng tiền Lira của Thổ từ đầu năm đến nay đã mất giá 45%
Biết là có những khủng hoảng “vượt qua dự báo thông thường”, nhưng ông Trọng và BCT đã làm những điều gì, kiểu “giữ nước từ xa”, để VN “thoát khỏi vòng xoáy” ?
Trọng lượng kinh tế của Thổ gấp ba lần VN, nợ quốc dân (nợ công) dưới 50%, tăng trưởng GDP không thua VN. Một động thái của ông Trump khiến Thổ lâm “bịnh nặng”. Ta không thể loại trừ kinh tế VN (và các nước khu vực) sẽ bị một trận “cuồng phong” quét vào, gây thiệt hại nặng nề.
Ông Trọng và BCT có thấy “nguy cơ” hay chưa ?
VN “hội nhập” mà “ăn gian” đủ thứ, ăn gian còn hơn cả TQ.
“Tư bản nhà nước” VN rập khuôn TQ là một cách ăn gian. TQ bị “trừng phạt” thì VN sẽ bị “trừng phạt”.
Cạnh tranh không lành mạnh, việc không nhìn nhận quyền lợi của người lao động, qui định theo các công ước mà VN đã cam kết, cũng là cách ăn gian. Các việc vi phạm nhân quyền, các việc bắt bớ vô tội vạ… cũng là cách “ăn gian” trong cạnh tranh. Mỹ và Châu Âu yêu sách nhiều lần ở VN phải tuân thủ các yêu sách này.
Vì vậy không có gì là “vượt qua dự báo thông thường” hết cả. Ông Trọng và BCT nhận định tình hình sai rồi.
Người ta đã cảnh báo VN các việc này từ lâu rồi.
Hiện thời Thổ đang ở tâm bão và sớm muộn gì bão tố, cuồng phong cũng đến TQ.
Để tránh khỏi suy sụp kinh tế, mà điều này đem dân chúng vào cảnh khổ triền miên vì suốt đời trả nợ, ông Trọng và BCT phải thấy những điều cần cấp phải làm (để VN ra khỏi tầm nhắm của ông Trump)./.

Trung Quốc phản ứng giận dữ về đạo luật quốc phòng mới của Mỹ

Tân Bình – Trithucvn|

|Hôm thứ Ba (14/8), chính quyền Trung Quốc đã lên án đạo luật quốc phòng mà Tổng thống Donald Trump mới ký thông qua hôm 13/8 có nhiều điều khoản nhắm vào Trung Quốc. Chế độ Bắc Kinh cho rằng đạo luật quốc phòng Mỹ phóng đại tâm lý thù địch chống Trung Quốc, gây tổn hại cho mối quan hệ ngoại giao song phương.
Hôm thứ Hai (13/8), tại Sân bay Quân sự Wheeler-Sack, căn cứ Fort Drum, New York, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Trao quyền Quốc phòng 2019 với gói chi tiêu 717 tỷ USD. Luật này đặc biệt chỉ rõ một số kẻ thù của Mỹ, trong đó có Trung Quốc.
Đạo luật quốc phòng Mỹ cho phép Bộ quốc phòng kiểm soát các hợp đồng mua thiết bị của các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như ZTE và Huawei.
Đạo luật mà ông Trump vừa ký tăng cường quyền lực cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm đánh giá các đề xuất đầu tư xem liệu có đe dọa tới an ninh quốc gia hay không. Ngoại giới đánh giá rằng biện pháp thắt chặt đầu tư này của Mỹ là nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump ký Đạo luật Trao quyền Quốc phòng 2019 tại Sân bay Quân sự Wheeler-Sack, tại Fort Drum, New York, ngày 13/8. (Ảnh: Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)
Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng họ rất chú ý tới việc CFIUS được đề cập trong đạo luật quốc phòng mới của Mỹ và phía Trung Quốc đang quan tâm về tác động của nó tới các công ty Trung Quốc.
Trong tuyên bố mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay: “Phía Mỹ nên đối xử khách quan và công bằng với các nhà đầu tư Trung Quốc và tránh để CFIUS trở thành trở ngại cho hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ”.
Tuyên bố của phía Trung Quốc nói thêm rằng các công ty Trung Quốc và Mỹ đang tìm kiếm hợp tác đầu tư lớn hơn, thúc giục chính phủ hai nước để ý tới tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp và cung cấp môi trường thuận lợi và kỳ vọng ổn định.
Theo Reuters, đạo luật quốc phòng 2019 của Mỹ cũng gọi “cạnh tranh chiến lược dài hạn với Trung Quốc” là một ưu tiên cao của Mỹ và nhấn mạnh Washington nên cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan tự trị – hòn đảo mà Trung Quốc luôn tuyên bố là tỉnh ngoài khơi xa của mình.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng Mỹ đã thông qua đạo luật quốc phòng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và phía Trung Quốc không hài lòng với nhiều “nội dung tiêu cực liên quan tới Trung Quốc”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh thúc giục Washington hãy từ bỏ tư tưởng Chiến tranh Lạnh; hãy đưa ra quan điểm một cách chính xác, khách quan; và không thực thi các điều khoản tiêu tực về Trung Quốc để tránh gây tổn hại cho hợp tác song phương.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng gây áp lực lên Mỹ, nói rằng đạo luật quốc phòng mới “đã phóng đại thù địch Trung – Mỹ”, gây mất niềm tin giữa quân đội hai nước và đề cập tới vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ song phương – vấn đề Đài Loan.
Chúng tôi sẽ không bao giờ để bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã lên tiếng cảm ơn Mỹ vì sự ủng hộ nhất quán của họ và nhấn mạnh rằng: “Đài Loan sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với chính phủ Mỹ để tăng cường hợp tác an ninh chặt chẽ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ trên cơ sở hai bên cùng có lợi”.
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. (REUTERS)
Trong thời gian này Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cũng đang có chuyến công du tới các đồng minh Nam Mỹ là Paraguay và Belize. Bà Thái cũng sẽ quá cảnh tại Los Angeles và Houston và có một số hoạt động ngoại giao với giới chức và cộng động doanh nghiệp Mỹ tại đây bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền Bắc Kinh./.

Cuộc chiến công nghệ sẽ tiếp bước ngay sau chiến tranh thương mại

Fb. Trinh Trang|

Cuộc cách mạng văn hoá, với khẩu hiệu “đại loạn để đại trị” của Mao Trạch Đông, thực chất là cuộc thanh lọc phe phái để thâu tóm quyển hành, và liền sau đó phong trào “đại nhảy vọt” với khẩu hiệu “người người làm thép, nhà nhà làm thép”đã đưa Trung quốc rơi vào tình cảnh đói khổ nhất thế kỷ 20.
Sau khi Mao chết, 1976, Đặng Tiểu Bình sau 5 lần bị giam hãm, được đàn em đưa trở lại nắm chính quyền. Vốn là kẻ đa mưu, Đặng làm mọi cách lấy lòng Mỹ và được Mỹ xem là đối tác thay vì là đối thủ như trước đây. Trung quốc mở cửa cho các công ty Mỹ vào kinh doanh với nhiều điều khoản ưu đãi hấp dẫn. Các hãng nổi tiếng của Mỹ ồ ạt đầu tư vào TQ kéo theo các Cty Châu Âu và Nhật cũng đua nhau nhảy vào thị trường Trung quốc, đặc biệt là các Cty điện tử, bởi vì TQ có nguồn đất hiếm (các nguyên tố hóa học thuộc nhóm Lanthanit) dồi dào cần thiết cho công nghệ màn hình tinh thể lỏng (LED). Mức ưu đãi cực kỳ hấp dẫn đến mức cha con nhà Tổng thống Bush (cha và con) cũng thành lập trang trại nuôi bò sữa trên thảo nguyên bao la của Trung quốc. Gọi được đầu tư công nghệ, TQ âm thầm tiến hành kế hoạch:
1- Đánh cắp công nghệ:
1.1. Mua chuộc các nhà đầu tư và các chuyên viên kỹ thuật cao cấp, ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Như thế, TQ đã ăn cắp công nghệ một cách hợp pháp.
1.2. Cử các chuyên gia uyên bác các ngành công nghệ cao đội lốt sinh viên sang Mỹ học rồi tìm cách lọt vào các công ty công nghệ hàng đầu, thậm chí trung tâm công nghệ cao Alamos để đánh cắp công nghệ cao.
Nhờ đánh cắp được công nghệ cao của các ngành công nghiệp mũi nhọn nên nền khoa học công nghệ của Trung quốc phát triển rất nhanh đặc biệt là các ngành điện tử, thông tin liên lạc, chế tạo tên lửa và hàng không vũ trụ.
2- Sản xuất hàng nhái nhãn hiệu Mỹ, hoặc nhãn hiệu Trung quốc nhưng lõi là công nghệ Mỹ, có cùng tính năng tác dụng như hàng Mỹ rồi tuồn vào thị trường Mỹ với giá bèo, làm cho hàng Mỹ không thể cạnh tranh nổi. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp của Mỹ phải đóng cửa, hàng vạn công nhân bị thất nghiệp, bị đẩy ra đường.
Nhờ ĂN CẮP CÔNG NGHỆ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Trung quốc lấy của Mỹ hơn 500 tỷ $ mỗi năm. Và, thu lợi từ các thị trường khác cũng từng ấy tiền.
Tích lũy qua nhiều năm, nền kinh tế Trung quốc lớn mạnh, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới. Có nguồn ngoại hối dồi dào, TQ vung tiền mua các Tập đoàn công nghệ lớn, hiện đại bất kể là của Mỹ, Âu hay Nhật bản…Tổng bí thư kiêm Chủ tịch TQ Tập Cận Bình dương oai và không dấu diếm ý đồ bá chủ thế giới: một mặt vung tiền dương BẪY NỢ để ép các quốc gia nhược tiểu thần phục, một mặt mua sắm chế tạo chiến cụ uy hiếp láng giềng. Về Chính trị, TQ thực hiện mưu đồ “Vành đai và con đường” nhằm khống chế nam Á, châu Phi và toàn bộ Ẫn độ dương và Thái bình dương.
Các đời Tổng thống Mỹ trước không phải không phát hiện âm mưu của Trung quốc, nhưng tính dĩ hoà vi quý và nghĩ “ổn định để phát triển” nên không gây căng thẳng với TQ. Nhưng, Tổng thống D. Trump thì khác. Một số học giả phương Tây cho rằng: Thiên sứ phái Trump giáng trần để ngăn chặn bàn tay tàn bạo của Cộng sản Trung quốc tàn phá nhân loại. Cũng có người bán tín bán nghi quan điểm này.
Là một tỷ phú, là nhà kinh doanh thành đạt, là một tay cờ bạc khét tiếng, là một Games thủ sừng sỏ… Trump vô cùng phong phú kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chơi cả trên thương trường và trường đời. Và, có lẽ ông nhận thức được rằng: ở thế kỷ 21 nếu chiến tranh thế giới có xảy ra thì CUỘC THẾ CHIẾN ĐÓ PHẢI LÀ THẾ CHIẾN THƯƠNG MAI, THẾ CHIẾN CÔNG NGHỆ. Chính vì thế ông tuyên bố với thế giới: United State first = Nước Mỹ trước/trên hết. Dó đó Trung quốc không có cửa cạnh tranh, không có cửa vươn lên làm bá chủ thế giới.
Thế thì ta có thế đoán biết ngay cuộc chiến công nghệ sẽ tiếp bước ngay sau chiến tranh thương mại. Trung quốc không có cơ để ăn cắp công nghệ, không có cơ để sản xuất hàng nhái, hàng giả. Đặc biệt, Trump cấm tiệt các ngành công nghệ cốt lõi (hệ điều hành và các con chip điện tử) thì ngành công nghiệp điện tử và viễn thông của TQ sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Trong cuộc chiến không ai có thể chiến thắng mà không có thương vong, sứt mẻ. Trong cuộc chiến này Mỹ cũng vậy. Nhân dân Mỹ chắc rằng sẽ chấp nhận sự tổn thất nào đó để xã hội loài người tốt hơn./.

Thông điệp gởi phó thủ tướng Phạm bình Minh


Fb. Nhân Tuấn Trương|

Hôm qua tôi có ý kiến về phát biểu của thủ tướng Phúc: “đi mãi con đường cũ thì kinh tế không phát triển được”. Sáng nay đọc báo thì thấy phó thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố “cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế”. Thấy là dường như hai ông thủ – phó, ông này tung ông kia hứng. Ý kiến của thủ tướng Phúc tôi có khai triển hôm qua. Đại khái là thủ tướng đã “thành khẩn khai báo” rằng kinh tế VN không phát triển với đường lối cũ. Còn phát biểu của phó thủ tướng, rõ ràng ông Minh chỉ ra VN không thể hội nhập quốc tế với cái tư duy cũ.
Hai ông tung hứng như vậy mục đích để làm gì ?
Theo tôi, hai ông thủ – phó gởi thông điệp manh mẽ tới ông Trọng: cần phải dẹp bỏ lề lối bắt chước TQ.
Thật vậy, ông Trọng làm cái gì cũng rập khuôn TQ. Vấn đề là TQ họ biết họ làm cái đó vì mục đích gì. Còn ông Trọng bắt chước “nguyên con”, bưng tư tưởng của lãnh tụ TQ áp dụng vào VN mà không biết để làm gì và vì sao phải áp dụng ?
Lý thuyết gia, chiến lược gia TQ nghĩ ra sách lược hành động. Sách lược này có “cao siêu” tới đâu thì cũng chỉ phù hợp cho TQ mà thôi!
Thủ tướng Phúc nói là “đi mãi con đường cũ thì kinh tế không phát triển được”. “Đường cũ” này không hề do các lý thuyết gia, các nhà chiến lược của VN đặt ra. Nó chính là mô hình “xã hội chủ nghĩa với bản sắc TQ” mà nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN đã “bưng nguyên con”, áp dụng ở VN với cái tên khác là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Dĩ nhiên khi TQ lâm vào khủng hoảng thì VN cũng sẽ khủng hoảng. Ý kiến của ông Phúc như là “phản xạ” theo kiểu “đi trước đón đầu”.
Gia nhập vào WTO nhưng TQ (và VN) không hề tôn trọng “luật chơi”, nếu không nói là chơi “ăn gian” đủ thứ.
Nếu chỉ nói về phương diện hàng xuất khẩu thì chính sách trợ giá và công nhân giá rẻ sao cho giá thành rẻ xuống để cạnh tranh với các nước khác. Đây là một vấn đề “bể đầu” của TQ trước sự “sửa lưng” gay gắt của Mỹ.
Ở cái khoản này thì VN còn tệ hại hơn cả TQ. Lương công nhân VN rẻ như bèo, đời sống công nhân bị áp bức, bị bóc lột một cổ ba bốn tròng. Một tròng tài phiệt quốc tế, một tròng nhà nước ăn chặn tiền lương, một tròng thuế má, phí an sinh xã hội, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, một tròng an ninh “kềm kẹp”… Chưa bao giờ trong lịch sử VN tầng lớp công nhân lâm vào hoàn cảnh bi đát như vậy.
Cuộc “chiến tranh thương mãi” giữa Mỹ và TQ, viễn ảnh thất bại của TQ đã khiến thủ tướng Phúc biểu lộ tư tưởng “đi trước đón đầu”. Hôm qua tôi có “thông điệp gởi thủ tướng Phúc” cũng trong nội dung này.
Bây giờ phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói về “đổi mới tư duy hội nhập quốc tế”.
Thì phải vậy thôi. Ông Trọng đã rập khuôn TQ ở cái cách “bắt cóc” đảng viên tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài đem về lục địa xử tội. Vấn đề là TQ họ làm gì thì cũng “theo luật” mà làm. Không thấy (hay chưa thấy) quốc gia nào lên tiếng phản đối TQ về các vụ bắt cóc này hết cả.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã khiến cho VN trở thành một “nhà nước mafia”. Nhân viên ngoại giao VN trở thành “personae non gratae” ở Đức và Châu Âu.
Vụ này ông Minh lãnh đủ. tòa đại sứ Đức (và Pháp cũng như ở Slovaque) trở thành “ổ mafia”, vì ở các nơi này xuất phát nhân sự tham gia vụ bắt cóc TX Thanh.
TQ họ làm khéo léo bao nhiêu thì VN làm như mèo rửa mặt, không ra cái thể thống gì! Lại còn thái độ của bộ ngoại giao qua phát ngôn nhân Thu Hằng, còn thêm những tiếng nói, những bài viết trên báo, viết bênh vực hành vi của mật vụ VN, khiến vấn đề như lửa cháy lại đổ dầu thêm.
Câu hỏi đặt ra (cho phó thủ tướng Phạm Bình Minh) là “tư duy mới” đó là tư duy nào ?
Theo tôi không có tư duy cũ hay mới, mà chỉ có tư duy “làm cái gì cũng phải làm trong vòng luật lệ cho phép”. Luật quốc gia và luật quốc tế.
Vụ bắt cóc TXT nhà nước VN vi phạm luật quốc tế, xâm phạm chủ quyền quốc gia Đức. Nguyên nhân là quyền lực của đảng bao trùm mà không có cái gì chế ngự hay kiểm soát quyền lực này cả.
Vụ TXT theo lẽ ông Trọng phải ra tòa trả lời trước pháp luật.
Luật lệ VN không có khoản nào chế tài tổng bí thư, cũng không có qui định cái gì về hành vi của đảng.
Vì vậy theo tôi, đổi mới tư duy là không phải.
VN phải “pháp trị hóa nhà nước”, phải xây dựng đúng đắn “Etat de Droit” (mà VN gọi là nhà nước pháp quyền) phù hợp với trào lưu quốc tế, trên nền tảng các giá trị phổ cập về nhân quyền. Quyền lực nhà nước phân lập 3 nhánh (độc lập) rõ rệt.
Quyền lực của đảng phải hạn chế và kiểm soát bằng một định chế pháp lý. Quyền hạn của tổng bí thư phải được xác định rõ rệt, bằng luật. TBT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Thưa ông Phạm Bình Minh, không có tư duy mới nào hết cả. Ra “biển lớn”, “hội nhập quốc tế” thì không có vụ “đi đêm” hay sử dụng tiền bạc mua chuộc người này người nọ./.

Ai là người được lợi từ việc toàn bộ 6 Tổng Cục của Bộ Công An bị xoá sổ?

Thằng cướp nước và thằng bán nước
Tác giả: Quê Hương
Chiều mùng 7 tháng 8 năm 2018, Bộ Công An chính thức thông báo thực hiện theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an, từ ngày 6-8, Bộ Công an không còn cấp tổng cục nữa. Theo đó, tất cả 6 tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn gồm: Tổng cục An ninh (Tổng cục 1); Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2); Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3); Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4); Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5); Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8). Trong khi đó, 2 đơn vị tương đương cấp tổng cục là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K10) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) được giữ nguyên.
Với việc xóa sổ trên thì 6 tổng cục của bộ công an được đổi thành cục. Các cục trưởng vốn đều là các trung tướng nay đương nhiên bị giáng một cấp xuống chức thiếu tướng và đứng trước nguy cơ bị điều động xuống các địa phương làm việc.
Đây được coi là động thái làm rúng động bộ công an, nơi được coi là bất khả xâm phạm vì là một trong những cánh tay bảo vệ chế độ trước sự đe dọa của ngoại bang, của các tổ chức dân chủ chống cộng sản trên thế giới và sự nổi dậy chống lại chính quyền của người dân do sự quản lý đất nước ngày càng yếu kém của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải xới tung bộ công an theo kiểu dùng dao xẻo vào tay mình như vậy?
hiều mùng 7 tháng 8 năm 2018, Bộ Công An chính thức thông báo thực hiện theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an, từ ngày 6-8, Bộ Công an không còn cấp tổng cục nữa. Theo đó, tất cả 6 tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn gồm: Tổng cục An ninh (Tổng cục 1); Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2); Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3); Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4); Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5); Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8). Trong khi đó, 2 đơn vị tương đương cấp tổng cục là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K10) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) được giữ nguyên.
Với việc xóa sổ trên thì 6 tổng cục của bộ công an được đổi thành cục. Các cục trưởng vốn đều là các trung tướng nay đương nhiên bị giáng một cấp xuống chức thiếu tướng và đứng trước nguy cơ bị điều động xuống các địa phương làm việc.
Đây được coi là động thái làm rúng động bộ công an, nơi được coi là bất khả xâm phạm vì là một trong những cánh tay bảo vệ chế độ trước sự đe dọa của ngoại bang, của các tổ chức dân chủ chống cộng sản trên thế giới và sự nổi dậy chống lại chính quyền của người dân do sự quản lý đất nước ngày càng yếu kém của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải xới tung bộ công an theo kiểu dùng dao xẻo vào tay mình như vậy?
Thực ra, với việc để Trịnh Xuân Thanh trốn thoát thì Trần Đại Quang và Tô Lâm phải là hai nhân vật chịu trách nhiệm trước bộ chính trị. Tuy nhiên, vì Quang đã là Chủ tịch nước nên không thể xin lỗi rồi từ chức vì như vậy thì chẳng khác nào ném rác vào mặt chế độ. Còn Tô Lâm thì đã biết chùi mép với việc thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh táo tợn ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại Berlin để lấy công chuộc tội với Trọng.
Mặc dù vậy, với việc phe phái Nguyễn Tấn Dũng đã bắt rễ rất sâu trong bộ công an nên Nguyễn Phú Trọng khó có thể yên tâm. Hơn nữa trong những năm tháng làm thủ tướng, nhờ có tổng cục tình báo của bộ công an, nên công tác phản gián của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng chống lại các âm mưu lật đổ Dũng trở nên rất hiệu quả. Thậm chí năm 2012, Nguyễn Tấn Dũng vẫn đứng rất vững sau khi bị Bộ Chính Trị đứng đầu là Trọng và Quốc hội yêu cầu từ chức, nhưng ông ta vẫn lọt qua khe cửa hẹp ở Đại hội đảng năm ấy để rồi khiến Trọng phải rơi nước mắt trước cử tọa. Công tác phản gián của tổng cục 5 cũng đã khiến cho Trung Cộng không thể làm gì đành nóng mắt nhìn Dũng tại vị thêm 4 năm nữa. Chính vì vậy, Tổng cục 5 từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt của giới lãnh đạo Bắc Kinh và cần phải bị gạt bỏ.
Có thể nói, với việc xới tung bộ công an Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã củng cố thêm quyền lực của ông ta và phe nhóm của mình, đồng thời khiến con đường Hán Hóa đất nước Việt Nam của Tập Cận Bình cũng trở nên bằng phẳng hơn. Trong thời gian tới, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu xảy ra một cuộc xáo trộn lớn trên thượng tầng của Bộ Quốc Phòng. Bởi nếu như vậy, thì con đường Hán Hóa phương Nam đã gần như hoàn thành đối với Tập Cận Bình.
Có thêm một chi tiết đáng chú ý nữa, là trong tuần qua, người anh em 16 tốt đã cho kích hoạt tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đây được coi làm một phần thưởng lớn mà Bắc Kinh dành cho chính quyền Nguyễn Phú Trọng vì công lao khiến cho công cuộc Hán Hóa diễn ra nhanh chóng trên dải đất hình chữ S và làm cho ông anh Tập Cận Bình rất hài lòng.

Những chế độ nào đang phải thở bằng bình Oxy

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Trước tiên là khối Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết (Liên Sô) đã chính thức chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng 12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của hội đồng tối cao Liên Bang Sô Viết. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai nước nước cộng hoà liên bang Sô Viết cũ còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Một ngày trước đó, 25 tháng 12 năm 1991, tổng thống Liên - Sô Mikhail Gobachev đã từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân cho tổng thống Nga Boris YeltsinVào hồi 7:32 tối cùng ngày, quốc kỳ Liên Sô đã được hạ xuống từ điện Kremli và thay thế bằng quốc kỳ Nga.

Litva đã tuyên bố độc lập vào tháng 3 năm 1990, trong tháng 8 năm 1991 Estonia và Latvia nối đuôi. Một tuần trước khi chính thức giải tán, 11 trong số 12 nước cộng hòa còn lại của Liên Sô đã ký nghị định thư Alma Ata chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng Liên Sô đã không còn tồn tại. Sự sụp đổ của quốc gia cộng sản đầu tiên và lớn nhất trên thế giới đã đánh dấu kết thúc chiến tranh lạnh. Những cuộc cách mạng năm 1989 và sự tan rã của Liên bang Sô Viết đã dẫn đến sự kết thúc hàng thập kỷ đối đầu giữa Nato và khối Warszawa, vốn đã được xem là đặc trưng của Chiến tranh Lạnh.

Cuối cùng chỉ còn lại lẹo tẹo mấy nước cộng sản như Tàu Cộng, Cuba, Bắc Hàn, Việt Nam còn sót lại trên quả đất này. Năm 1998 các nước CS lại có thêm một nước theo chủ nghĩa xã hội đó là Venezeula do Hugo Chavez lãnh đạo.

Sau khi tổng thống Hugo Chavez đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, ông đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bolivar và chủ nghĩa xã hội thế kỷ thứ XXI cho châu Mỹ. Theo đó, ông muốn tách khu vực Mỹ Latinh ra khỏi sân sau của Hoa Kỳ và có những tuyên bố chống Mỹ khá mạnh bạo. Dưới thời ông Hugo Chavez, quan hệ ngoại giao với các nước cánh tả và xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh được đẩy mạnh, nhất là với Nga, Bolivia và Cuba khi cả ba nước thiết lập một hiệp định thương mại nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực. Gần đây, ông Chavez cũng quan tâm và ủng hộ một số nước cánh tả đang lên khác tại khu vực như Eucuado và Nicaragua. Chưa kể đến việc ông cũng xúc tiến quan hệ ngoại giao với những quốc gia chống Mỹ như Belarus hay Iran.

Venezuela rất thân với Cuba TT Hugo Chavez coi Fidel Castro như cha của mình.

Như thế tổng cộng còn 5 nước CS tồn tại trên thế giới.

Mới đây quốc hội Cuba đã nhóm họp do Miguel Diaz-Canel đứng đầu khi ông Raul Castro trao quyền cho ông này điều hành đất nước để làm thái thượng hoàng. Cuba đang đổi màu để thành một Cuba hoàn toàn mới, dần dần thay thế chủ nghĩa CS sau 1 thế kỷ theo đuổi chủ nghĩa xã hội.

Sau khi ông Hugo Chavez mất thì kính tế Venezuela càng ngày càng tồi tệ, Tổng thống Nicolas Maduro có nguy cơ bị ám sát như mới đây một máy bay không người lái điều khiển bằng rada bay lại gần nổ tung suýt nữa ông này bỏ mạng.

Tình hình của Venezeula rất lộn xộn vì trong nước người dân quá đói nghèo đã ngao ngán cái chủ nghĩa của ông Hugo Chavez đến tận cổ.

Tình hình Bắc Hàn sau 2 đời Kim Nhật Thành và Kim Jon In cha truyền con nối giữ độc tài đảng trị sống một mình một cõi bế quan toả cảng, tới đời thứ 3 là Kim Jon Un, sau khi đã dồn hết tiền của vào thử nghiệm và chế tạo vũ khí hạt nhân thì trong nước cái bao tử của người dân đã trống rỗng, các tướng lãnh phe bảo thủ thì muốn giữ thể chế như cũ, phe cải cách thì muốn mở cửa để bắt tay với Nam Hàn và làm ăn với các nước tư bản cho dễ thở hơn. Tình hình chưa biết ngã ngũ ra sao nhưng chủ tịch Kim Jon Un đã qua bắt tay với Nam Hàn và họp thượng đỉnh cũng đã bàn về việc chấm dứt thử nghiệm hạt nhân, như thế triển vọng mở cửa của Bắc Hàn là có cơ sở.

Việt Nam trong nước bây giờ không biết phe nào có quyền, phe nào nắm vận mạng đảng CSVN. Phe nào cũng muốn đè phe đối thủ xuống để leo lên chiếc ghế quyền lực. Năm phe bảy cánh, phe Trọng lú theo Tàu Cộng, phe Nga dầu khí vũng tàu, phe côn an Trần Đại Quang bẻ sừng làm nghé (khai rút tuổi nhỏ đi), phe Nguyễn Tấn Dũng xà mâu và phe nửa vời, đứng trung lập bên nào mạnh thì tính sau.

Kinh tế trong nước thì kiệt quệ sắp sụm bà chè, chứng khoán gần khoá sổ vì đỏ sàn, đồng tiền càng ngày càng mất giá vì tiền giả Tàu Cộng in ra đưa vào VN quá nhiều kèm với vàng hoá chất, vật giá leo thang, hàng xuất khẩu chựng lại không xuất đi được vì ảnh hưởng đàn anh Tàu Cộng bị Mỹ đánh đòn thương mại. Các công trình thua lỗ bỏ dở dang vì hết vốn đầu tư. Các khoản vay của quốc tế đã đến lúc phải trả ít nhất là tiền lãi xuất, nhưng csvn không còn tiền dollar dự trữ trong ngân sách lấy gì trả, chưa nói đến trả tiền gốc nữa.

Nông dân chăn nuôi trồng trọt bị Tàu Cộng xả đập trên thượng nguồn kèm theo bão lụt làm cho lũ cuốn trôi mọi thứ, miền Tây thì bị lũ về ngập đồng ruộng, nước mặn ngoài biển xâm nhập vào làm mất mùa trồng trọt vụ này nghiêm trọng.

Tàu Cộng thì càng thê thảm hơn vì trong nước ngoài 2 phe Tập Cận bình và phe Giang Trạch Dân đang gầm gừ triệt hạ làm mất uy tín nhau, các khu tự trị lúc nào cũng có nguy cơ nổi dậy. Tất cả đều dồn cho quốc phòng để chạy đua với Mỹ nên ngân sách của Tàu Cộng thâm thủng một lỗ hổng lớn. Hơn nữa Mỹ chơi đòn thương mại, đánh thuế cao các mặt hàng làm Tàu Cộng đang có nguy cơ phá sản, chứng khoán tụt dốc, các công ty ngoại quốc rút hết vốn về nước, thân mình còn mang không nổi làm sao mang giúp Bắc Hàn và CSVN được nữa.

Vì thế tình hình các nước kể trên như chỉ treo trên mành đứt lúc nào không hay. Hiện tại còn chút Oxy nào thì ráng thở cho hết, khi hết bình thì đi luôn không kịp ngáp. Cái viễn cảnh chủ nghĩa cs của những quốc gia này đang tới hồi xoá sổ khi Mỹ vừa bao vây kinh tế vừa bao vây quân sự, đàng nào cũng chết, chẳng chóng thì chày sẽ nối gói theo đàn anh Liên Sô cũ mà thôi.

Ngày 14/08/2018.

Tri thức nhân dân (Phần 1)

Phạm Văn (Danlambao) - Từ khá lâu ở Việt Nam các nghiên cứu về trí thức và cả dư luận nói chung đã gọi theo lối gộp chung giới trí thức trong toàn xã hội là “một đội” (“đội ngũ trí thức”) hoặc là “một nguồn lực” quan trọng của “sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước, nghĩa là thống nhất, không thể phân chia. Nếu có những phần tử nào đó bị gọi là “trí ngủ”, “trùm chăn”, “không dấn thân” (“hèn”), “trí mà không thức” v.v..., thì vẫn được hiểu là những yếu kém, tiêu cực thuộc bản thân “đội ngũ”, “nguồn lực” này, hoặc bị loại khỏi “đội ngũ”, và có thể bị xem là “phản quốc”. Nhưng thực tiễn đời sống đã đập vỡ cái nhìn với đầy dụng ý nhằm phục vụ chủ trương, mục đích duy nhất nào đó, khiến người ta buộc phải ra khỏi những cuộc tranh cãi trừu tượng với những “tiêu chí” chung bắt buộc về lập trường, tư tưởng. Thực ra, giới trí thức ở Việt Nam hiện giờ không còn, không phải là “một đội” hay “một khối” như người ta mong muốn hoặc cố tình xuyên tạc, trái lại đang có sự phân hóa mạnh mẽ, sâu sắc, đã và đang chia thành hai lực lượng cơ bản đối lập nhau là trí thức đảng và trí thức nhân dân. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta, những trí thức nhân dân lúc này là phải chỉ rõ bản chất và ý nghĩa của sự khác biệt-đối lập này.

1. Trí thức và nhân dân nói chung

Trí thức nói chung được hiểu là những người được giáo dục-đào tạo hoặc tự giáo dục-đào tạo một cách cơ bản, có sự hiểu biết ít nhất một lĩnh vực nào đó, đồng thời được đào luyện cả về mặt tư cách-phẩm chất, và dựa vào đó, có thể làm một công việc cụ thể tương ứng. Cái đặc trưng của trí thức, nói một cách đơn giản là dùng cái đầu-trí tuệ để làm việc. Tuy nhiên, sự hiểu biết hay cái học thức này có sự thay đổi theo thời gian. Ngày nay trình độ trí thức được thể hiện qua những bậc thang khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và làm việc trong các lĩnh vực tương ứng đã được phân công rõ ràng như trong kinh tế, khoa học, chính trị, nghệ thuật, giáo dục, quản lý, báo chí, ngoại giao, y tế, kể cả quân sự, anh ninh v.v..., Về chất lượng, có thể phân chia trí thức theo các mức độ: kém, trung bình, khá, cao (như học giả, bác học). 

Trí thức là tầng lớp xã hội được hình thành do phân công lao động, nhất là việc tách lao động trí óc (tinh thần) khỏi lao động chân tay (vật chất). Do đó, hình thành một lớp người chuyên “sản xuất ra” những giá trị tinh thần, những giá trị này thông qua những người (sau này được gọi là kỹ sư, chuyên gia) làm công việc tổ chức quá trình chuyển hóa chúng thành những sản phẩm, giá trị vật chất hoặc tinh thần khác. Dĩ nhiên, cần có công nhân, những người lao động trực tiếp (chân tay) để thực hiện quá trình chuyển hóa này. Như vậy, theo nghĩa chung chân chính của nó, trí thức là đại diện cho con người, xã hội, cho những người lao động trực tiếp về mặt hiểu biết, tư tưởng, tinh thần. Có thể ví họ như “cái đầu” (“bộ não”) của một cơ thể xã hội, của một cộng đồng nhất định. 

Nhưng nếu nhìn sâu vào cội nguồn, ta nhận thấy trong các truyền thống văn hóa nổi bật, những cái nôi vĩ đại của nền văn minh như Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa v.v..., tầng lớp trí thức được hình thành trong một chỉnh thể của nó. Cái quan trọng làm cho trí thức mang ý nghĩa một tầng lớp ở đây chính là sự liên kết-tổng hợp tri thức thành một hệ thống nhất định, trong đó những tri thức triết học đóng vai trò là cơ sở. Chỉ với nghĩa như thế, sự hình thành tầng lớp trí thức mới thực sự có ý nghĩa là sự nhận thức, ý thức của xã hội về sự tồn tại của mình (theo K. Marx:“Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn, ngoài tồn tại được ý thức, còn tồn tại là quá trình đời sống hiện thực của con người”) và với những hệ thống tri thức ấy, con người mới có thể và đã thực sự biến đổi tự nhiên, làm cho tự nhiên mang tính người, thành thế giới văn hóa, trong đó con người là chủ thể.

Trong cuốn tiểu thuyết Suối nguồn nổi tiếng của mình nữ văn sĩ Ayn Rand, một công dân Mỹ gốc Nga đã qua lời nhân vật chính là Howard Roark nói rằng, anh không thiết kế-xây dựng những ngôi nhà theo yêu cầu của người sử dụng, mà làm những ngôi nhà như anh muốn, anh thích. Cho nên, trí thức là gì nếu nó không là những người đại diện cho những giá trị, hơn nữa những giá trị chân-thiện-mỹ cao quý nhất của con người? Và liệu nó có thể có điều ấy không, nếu nó không có hoặc thiếu tri thức triết học? Nói khác đi, nếu không phải là những người đứng đầu một lĩnh vực tri thức với nghĩa là đại diện cho lĩnh vực ấy cả về phẩm chất, hiểu biết và giá trị, và nếu không phải là những người đứng đầu với nghĩa là những tổng công trình sư theo nghĩa rộng, thì không thể nói đến việc tạo ra những chuẩn mực, giá trị mang ý nghĩa định hướng cho toàn bộ xã hội, cộng đồng.

Quan niệm (khái niệm) về trí thức ở trên đương nhiên bao quát được cả trí thức với tư cách triết gia. Triết gia không làm việc với những tri thức chuyên môn của mình như trí thức trong các lĩnh vực cụ thể. Họ “làm việc” một cách gián tiếp, mà có thể là “không làm” (“vô vi” – theo cách nói của Lão Tử). Vì những tri thức triết học sẽ thông qua những lĩnh vực tri thức cụ thể để đi vào những hoạt động, hành động cụ thể của người lao động trực tiếp để tạo ra thế giới sản phẩm. Bởi vậy, văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc có trở nên sâu sắc, cao siêu hay không là ở chỗ nó có một hệ thống tri thức, đời sống tinh thần được vật hóa trong đó như thế nào, đến mức độ nào. Một dân tộc có triết học thì văn hóa của nó chắc chắn sẽ thấm đẫm tinh thần triết học và do đó, trở nên có sức mạnh lớn lao. 

Khi xã hội loài người phát triển, phân chia thành các đẳng cấp, giai cấp và các tập đoàn người, hình thành nên những phe nhóm xã hội-chính trị với những lợi quyền khác nhau, cùng với sự hình thành, lớn lên, suy thoái và mất đi của chúng, đã phân chia trí thức thành những nhóm phái với những xu hướng khác nhau, thậm chí xung đột rất quyết liệt, một mất một còn. Nói chung người ta chia các phe nhóm trí thức thành những phe phái hoặc có xu hướng tiến bộ, tích cực hoặc có xu hướng bảo thủ, tiêu cực. Thường thường những trí thức có xu hướng tiến bộ, tích cực là đại diện cho các tập đoàn người hoặc triều đại có lợi ích tiến bộ, do đó có thể đại diện cho đông đảo nhân dân, ngược lại những trí thức có xu hướng bảo thủ, tiêu cực thường đại diện cho các tập đoàn người hoặc các triều đại có lợi ích lỗi thời, tiêu cực. Lịch sử các xã hội châu Âu từ thế kỷ XIX trở về trước có sự tồn tại của hai kiểu nhà nước khá phổ biến là quân chủ và dân chủ. Trong chế độ quân chủ hầu hết trí thức là trí thức của chế độ quân chủ, trí thức của nhà vua. Ở đây trí thức của nhân dân chiếm số ít, rất cá biệt. Còn trong chế độ dân chủ nói chung trí thức được hiểu là trí thức của nhân dân, là trí thức nhân dân. 

Trong thời cổ đại nhân dân chỉ được hiểu với nghĩa là tầng lớp chủ nô có xu hướng, tinh thần tự do trực tiếp đối lập với nhà nước-chế độ chính trị, còn những người nô lệ không phải là nhân dân, họ không được xem là con người. Vì thế, trí thức của nhân dân là trí thức của những người chủ nô. Trong các xã hội về sau này, bắt đầu là những xã hội hình thành trên cơ sở nền sản xuất đại công nghiệp, chế độ sở hữu tư nhân tư sản, khái niệm nhân dân đã được mở rộng, theo đó nhân dân bao gồm tất cả các tầng lớp xã hội, nhưng lực lượng cơ bản trong nhân dân vẫn là những chủ sở hữu. Chính vì thế, khái niệm “xã hội công dân” theo quan điểm của các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII-XIX nói chung chỉ có nghĩa là chỉ tầng lớp thị dân, tức là những người có lợi ích, tài sản. Vì vậy, trí thức của nhân dân được hiểu trước hết là trí thức của tầng lớp có tài sản, của những người sở hữu.

Nhưng khi chế độ sở hữu tư nhân tư sản vượt qua giai đoạn “man rợ”, nó không coi đại bộ phận những người lao động là lực lượng chỉ như những phương tiện cho sự làm giàu của nó, trái lại như một bộ phận hữu cơ của hệ thống sản xuất xã hội trong đó nhà tư bản là người chỉ huy tối cao, lúc đó sự phát ngôn cho nhân dân ngày càng giảm dần khoảng cách giữa người chủ và làm thuê. Khái niệm nhân dân ngày càng được mở rộng, bao gồm mọi tầng lớp xã hội. Do đó, trí thức dần dần trở thành cái đầu của khối nhân dân nói chung ấy. Điều này càng diễn ra mạnh mẽ trong các nước dân chủ văn minh, khi mà bất cứ cá nhân thuộc tầng lớp xã hội nào cũng có cơ hội để trở thành người chủ, còn tư bản không còn là ưu thế riêng của một giai tầng xã hội. Vì thế, trí thức trong các xã hội dân chủ văn minh hầu hết là trí thức nhân dân. Trí thức nhân dân nói chung là trí thức tự do, mang giá trị và tư tưởng lớn lao là tự do, họ kiến tạo và thúc đẩy sự tiến bộ lịch sử. 

Vì thế, không thể hình dung được một xã hội, một cộng đồng lại không có hoặc thiếu vắng tầng lớp trí thức, nhưng sẽ là tai họa, thậm chí là khủng khiếp, nếu như một xã hội, cộng đồng lại được dẫn dắt bởi một “đội ngũ” trí thức đông đảo nhưng lại không hiểu hoặc hiểu rất sai về tương lai, tiền đồ của một cộng đồng. “Đội ngũ” ấy không khỏi đưa dân tộc “cả nước xuống hố”.

2. Trí thức đảng và trí thức “trùm chăn” 

Trong nhiều bài viết tôi đã chỉ ra, chứng minh rằng chế độ chính trị hiện thời ở Việt Nam là chế độ độc tài-toàn trị, chế độ đảng “cộng sản” trị, một biến thể mới của chế độ quân chủ trong đó vua là “kẻ giấu mặt” hoặc “vua ảo”. Đây là một chế độ quân chủ trái mùa, hết sức lỗi thời, thậm chí trở nên quái dị. Trên thực tế, những cuộc biểu tình-đấu tranh của nhân dân trong những năm tháng kể từ đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, nhất là vào 10/ 6/2018, một mặt cho thấy rõ sự thối nát của chế độ quân chủ-đảng trị, mặt khác chỉ ra một cách rõ ràng rằng nhân dân đã tách ra, đứng đối lập với chế độ này (Xem một số bài viết của tác giả Lòng yêu nước mới của nhân dân Việt Nam, Nhân dân và nhà nước, Sự sùng bái những giá trị vật chất trần trụi và cuộc chiến của Tự do-Văn minh chống lại Quái thú-Mọi rợ, đã đăng trên Dân Làm Báo vào các ngày 25/6, 4/7 và 9/7 2018). Bởi vậy, sự hiện diện của hai lực lượng trí thức cơ bản đối lập nhau trong xã hội Việt Nam đã quá rõ: trí thức đảng và trí thức nhân dân. Hai lực lượng này thể hiện tính thống nhất, có tổ chức với đường lối, mục tiêu rõ ràng. Bên cạnh đó còn có những bộ phận trí thức không có tính tổ chức, như bộ phận trí thức (có thể xem là trí thức nhân dân) bị trí thức đảng giam hãm, và một bộ phận hay hiện tượng trí thức “trùm chăn”. Trước hết nói về trí thức đảng và ít nhiều về trí thức “trùm chăn”. 

Về trí thức đảng. Với việc biến “sở hữu toàn dân” hay “sở hữu xã hội” thành sở hữu của riêng, đảng “cộng sản” cầm quyền trở thành độc tài-toàn trị. Vì vậy, từ chỗ được coi là những thành phần của giai cấp tiểu tư sản có bản tính là “ngả nghiêng”, “dao động” về tư tưởng, lập trường, nhưng nhờ sự lãnh đạo-cải hóa tài-khéo, có cả sự dối trá-hăm dọa của đảng, một bộ phận khá lớn trí thức ở Việt Nam đã trở thành đội ngũ trung thành với sự nghiệp “quang vinh muôn năm” của đảng, trí thức đảng. Lẽ ra ta nên gọi lực lượng trí thức này với cái tên đầy đủ là “trí thức đảng “cộng sản””. Nhưng để cho khỏi lặp lại nhiều lần từ “cộng sản”, ta gọi là “trí thức đảng”. [Lưu ý: Tôi thường viết cộng sản là “cộng sản”, vì thực tế “người cộng sản” ở Việt Nam nói chung, nhất là cho đến nay chưa bao giờ hoặc không còn tồn tại đúng với nghĩa ban đầu của cái tên này nữa]. 

Hiểu một cách chung nhất, từ “trí thức đảng” một mặt, có nghĩa chủ yếu là ngoài những nội dung, chức năng của trí thức nói chung, thì tính đảng “cộng sản” là phẩm chất cơ bản của lực lượng trí thức này; mặt khác, trí thức đảng còn có nghĩa, nó là một bộ phận hết sức quan trọng trong tổ chức đảng “cộng sản”, là thành phần lý luận “đầu não” của đảng, nhưng cũng đồng thời là bộ phận chân tay “có trí tuệ” của đảng. Có vẻ như đây là một nghịch lý, nhưng là một sự thật. Trí thức đảng có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành chế độ đảng “cộng sản” trị, theo nghĩa này ta cũng có thể gọi đây là chế độ đảng “cộng sản-trí thức” trị, vì cứ xem cái đám có “bằng cấp”, thậm chí “rất cao” lúc nhúc trong đảng và cách họ hành xử thì thấy. Cần thấy, một đảng cầm quyền với một lực lượng trí thức vốn đã “đầy sức mạnh”, mà trong đó lại có những vua-chúa “giấu mặt” hoặc “ảo” nữa, thì sức mạnh ấy “càng tăng lên gấp bội” bởi tính hư hư thực thực của nó. 

Cũng như trí thức nói chung, trí thức đảng trước hết là những người được đào tạo "cơ bản” về phẩm chất và tri thức thuộc những lĩnh vực chuyên môn nào đó. Họ là những kỹ sư, chuyên gia, nhà giáo, nghệ sĩ, chính trị gia, luật sư, quân sự gia, an ninh gia v.v... Nhưng trí thức đảng còn có một mặt quan trọng khác, “cao hơn”, đó là lấy học thuyết, tư tưởng Marx-Lenin, “tư tưởng-đạo đức” Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của đảng “cộng sản” làm tôn chỉ. Người ta gọi chung đây là mặt “hồng” bên cạnh mặt “chuyên” của mỗi đảng viên và mỗi trí thức đảng. Trong mặt “hồng” có “đạo đức” (“đạo đức cách mạng”) và “chuyên” (theo nghĩa là hiểu biết về các học thuyết, tư tưởng, đường lối nói trên). Về “đạo đức”, điều chủ yếu là “trung”, “tuyệt đối trung”, còn “chuyên” không quan trọng, chỉ cần những người đứng đầu “hiểu”, thậm chí hiểu một cách giáo điều, hoặc không hiểu nhưng cứ “xướng lên” là được (hầu hết các đảng viên không đọc sách Marx-Lenin, lý luận nói chung, cả ở Trung Quốc cũng thế - theo sách “Cửu bình”). Đối với đảng viên và trí thức đảng, “hồng” mới là mặt cơ bản, không thể thiếu. 

Ở trí thức đảng khi “hồng” chi phối thì những phẩm chất và chuyên môn (của một chuyên gia hoặc kỹ sư v.v...,) sẽ ngày càng bị teo tóp-chết đi tỷ lệ nghịch với những chức vụ, quyền hạn được cất nhắc-cơ cấu. Bởi vì, “đảng ta là một đảng cầm quyền”, vì thế còn gì bằng khi trí thức cầm quyền. Nếu đã là trí thức đảng thì hiếm có ai lại không có một chức vụ, quyền hạn nào đó trong bộ máy, nếu như không có chức vụ thì họ cũng là một mắt xích nào đó trong hệ thống cầm quyền-cai trị của đảng. Nhưng ngay khi còn là sinh viên, với việc nuôi sẵn mộng trở thành người đảng viên “cộng sản” cũng có nghĩa là ôm mộng quan trường và cả “đế vương” trong chế độ đảng trị, thì thường phẩm chất và năng lực tri thức chuyên môn cũng trở nên lệch lạc, không đến nơi đến chốn. Đối với những người “Tây học”, tôi nhận thấy thường trước khi du học họ đã là đảng viên, cho nên khi về họ được tạo “nguồn”, rồi được cơ cấu vào một chức vụ nào đó trong hệ thống quyền lực của đảng. Trong khi tôi hiểu Tây học có hai điều rất quý và quan trọng, về nhân cách, đó là tự do, còn về tri thức-tinh thần, đó là triết học. Hai điều này vốn kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng khi đã ở trong tổ chức đảng “cộng sản” thì làm gì còn, có tự do và triết học!

Hiện giờ, khi chế độ độc tài đảng trị đã trở nên thối nát hơn bao giờ hết, trí thức đảng đã và đang bộc lộ hết sức rõ ràng tất cả những gì xấu xa, tồi tệ của chúng. Đặc biệt, với tư cách một tổ chức, với quyền lực tuyệt đối, chế độ đảng “cộng sản” trị hiện nay đã thực sự trở thành một tổ chức trí thức tham nhũng, hơn thế tham nhũng-bán nước (Xem bài Tham nhũng và “cuộc chiến chống tham nhũng” ở Việt Nam hiện nay trên Dân Làm Báo 22/7/2018). Đây thực sự là một đội ngũ có học mà như vô học. Bởi vì, chúng là những kẻ diễn “trò khỉ-đu dây” xuất sắc mà đứng đầu là kẻ có học hàm, học vị cao nhất là TBT Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Vì trí thức cầm quyền đu dây, nghĩa là xã hội Việt Nam không có giá trị, tư tưởng cơ bản đúng đắn định hướng, mọi lĩnh vực, tổ chức hoạt động không theo nguyên tắc, chuẩn mực nào cả, trừ nguyên tắc tối cao là cái lợi của con người cá nhân hẹp hòi của chúng, cho nên nạn tham nhũng hoành hành, mà kẻ biết rõ và lợi dụng điều đó triệt để nhất chính là những trí thức-quan chức đảng (Xem bài Trò khỉ-đu dây và Tự do trên Dân Làm Báo 11/8/2018). 

Với tư cách là những trí thức riêng biệt, hoặc “đội ngũ” chịu sự “lãnh đạo” của đảng, trí thức đảng là những tên tay sai, chỉ điểm rất trung thành. Phẩm chất cơ bản của những trí thức này là tuyệt đối không có tự do, không hiểu hoặc quyết không hiểu gì về nội dung, ý nghĩa của giá trị, tư tưởng tự do. Chúng là những kẻ nô lệ-đầy tớ chính cống cho tổ chức đảng cầm quyền. Đảng xướng-hô thế nào chúng xướng-hô như thế, đảng chỉ tay về đâu chúng cũng chỉ tay về đó, thậm chí còn xung phong lên “hàng đầu”, cho dù chẳng biết “đi đâu”. Nói chung, dựa vào sự cai trị-nuông chiều của đảng, của chế độ đảng trị, trí thức đảng nghiễm nhiên tự xem mình là đại diện cho toàn thể xã hội, nhân dân về những giá trị, chân lý, đạo đức, tư tưởng, lý tưởng, rằng chân lý thuộc về họ, nhưng thực tế họ là lực lượng trực tiếp trói buộc-giam cầm nhân dân trong vòng tăm tối với một bức màn thép tư tưởng, giá trị giả tạo, sai lầm, ảo tưởng, núp dưới một hệ thống bằng cấp gắn với các chức vụ, quyền hạn cao thấp, khiến nhân dân khó có thể ngẩng mặt lên, vượt qua được. 

Hơn thế, trong lực lượng này có một bộ phận đặc trách công việc lý luận-tư tưởng. Chúng thực sự là những tên nô lệ-bưng bô cao cấp cho đảng. Trước hết chúng được quyền viết-in để phổ biến tư tưởng-đường lối-chính sách của đảng cho toàn bộ hệ thống, nhất là đối với hệ thống nhà trường. Chúng tiêu biểu cho một chủ thuyết khiếm khuyết, sai lầm, ảo tưởng là chủ nghĩa Marx-Lenin, và cả “tư tưởng”, “đạo đức”, “tác phong” Hồ Chí Minh. Chúng là những kẻ chăm lo và tích cực dựng thần tượng Hồ Chí Minh cho nhân dân, thực chất là để nhân dân đắm đuối với cái thần tượng này, cho chế độ đảng trị thực hiện chính sách ngu dân, để dễ dàng cai trị (Xem bài Thần tượng và sự sụp đổ của thần tượng trên Dân Làm Báo 27/7/2018). Cần nêu ra ở đây cái tên Hoàng Chí Bảo, một kẻ bưng bô cao cấp trong vai trò thần tượng hóa Hồ Chí Minh. Bọn này còn được quyền đi đây đi đó để học tập-tổng kết “lý luận” và “thực tiễn” với các đảng “anh em” ở Trung Quốc, Lào, Cu Ba, Vênêzuêla v.v..., thậm chí sang cả những nước Bắc Âu ngạo mạn “thay mặt” cho nhân dân họ gọi “thật đúng tên” các chế độ của họ là “chủ nghĩa xã hội dân chủ Bắc Âu”. Lưu ý, chúng còn có năng lực đánh hơi rất kỳ diệu, hễ ở đâu có cái gì na ná là chúng vơ vào để khẳng định con đường chúng “chọn” cho Việt Nam là “đúng”! 

Một hệ thống các trường lý luận chính trị được dựng lên từ cấp huyện cho đến trung ương, để dạy dỗ-giáo dưỡng những “giáo điều” Marx-Lenin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh v.v., cho các đảng viên và trí thức cấp thấp hoặc thuộc các chuyên môn khác, nhằm đào tạo họ thành “đội ngũ” những người kế cận. Nhưng vài chục năm trở lại đây, lũ “chuyên viên” này làm công việc “giáo dưỡng” thì ít mà chủ yếu nhận phong bì của bọn học viên và ăn nhậu, đàn đúm với chúng, cả với những quan chức địa phương. Không cần chỉ ra sự “chiếm đoạt, tham ô, nhận hối lộ” của riêng mỗi cá nhân trong cái “đội ngũ” đông như kiến này, chỉ cần thấy việc hàng chục ngàn người này đang “giảng dạy- áp đặt” những học thuyết, tư tưởng nói trên cho các lớp học sinh, sinh viên và học viên trên đại học rồi nhận lương, thậm chí nhiều kẻ lương rất cao hàng tháng, hàng năm, chỉ như thế thôi, đã đủ thấy sự tham nhũng kinh hoàng của đội ngũ này như thế nào. 

Trí thức đảng chính là lực lượng trí thức trực tiếp kìm hãm dân trí Việt Nam, trong đó bộ phận lý luận-đầu não của lực lượng đầu não kiêm tay chân này của đảng, là bộ phận quyết định. Cho nên, không thể tin được những lời lẽ ngụy biện, đấy sự trí trá, tráo trở của chúng cho rằng “dân trí còn thấp cho nên chưa thể thực hiện chế độ dân chủ!”. Giờ đây, khi học thuyết nền tảng đã bị phá sập dưới chân, thì linh hồn của đảng thực sự đã chết, “đội ngũ” trí thức đảng chỉ còn biết bám chặt vào nhau, một mặt cố liều lĩnh biện minh cho học thuyết Marx-Lenin, “tư tưởng HCM”, mặt khác, thậm chí công khai xem đó là phương tiện để kiếm sống. Cho nên, khi việc làm của trí thức đảng là sự mỉa mai chính lý thuyết, lý tưởng của chúng, thì cái còn lại chỉ là những giá trị kinh tế-vật chất trần trụi, tiền bạc, những lợi ích nhóm nhỏ cố kết lại thành lợi ích nhóm lớn, thành những phe cánh trong đảng, trong hệ thống của chúng, để tiếp tục duy trì ách cai trị đối với nhân dân, đặc biệt cúi đầu ngoan ngoãn làm tay sai cho Tàu Cộng cướp nước. Cái “hồng-chuyên” của những trí thức đảng còn trơ ra như thế đấy! 

Lúc này trí thức đảng đông nhưng không còn “mạnh”, thậm chí quá yếu. Bộ phận nắm quyền, nhất là đám chóp bu, thì giở đủ những trò mưu ma chước quỷ, thậm chí đã hạ thấp xuống làm cái đầu của những thói du côn-côn đồ. Thật mỉa mai, khi chúng tiếp tục vu cáo nhân dân nhằm lật đổ “chính quyền nhân dân” để chống lại nhân dân? Về nguyên tắc, người ta chỉ có thể bỏ được cái cũ khi có cái mới để thay nó. Nhưng Nguyễn Phú Trọng và cả hệ thống của ông ta đã quá cũ nát và thối tha rồi. Bộ phận còn lại thụ động, tranh thủ kiếm sống, vinh thân phì gia. Họ ngày một thấy rõ cái tổ chức mà mình là thành phần của nó, theo tôn chỉ của nó, đã trở nên lỗi thời và thối nát. Có thể, đôi khi trong họ cái bản năng-chức năng trí thức trỗi dậy, họ muốn là trí thức theo nghĩa chân chính, muốn phục vụ đông đảo người dân, nhưng cái bản năng ấy chỉ như cái gì đó chợt lóe lên, run rẩy rồi ngay lập tức lại bị đè bẹp trong bản chất đảng tính của họ, trong những điều kiện, phương tiện vật chất mà họ đã và vẫn đang có được nhờ phục sự tổ chức. 

Nhiều người nói, hầu như trí thức Việt Nam không dám dấn thân! Đây là sự nhận thức rất nhầm lẫn, mơ hồ về hiện trạng trí thức ở Việt Nam. Dấn thân là phẩm chất cao quý của con người. Đừng hy vọng trí thức đảng, có thể dấn thân cho sự nghiệp của nhân dân, đất nước. Vấn đề đặt ra là khắc phục, thái độ của chúng ta đối với lực lượng trí thức đảng như thế nào, chúng ta học được gì ở tấm gương Liên Xô và các nước XHCN ở châu Âu, khi công việc xóa bỏ chế độ đảng trị thành công? Tuy nhiên, ta hy vọng phần đông họ, cụ thể là những người còn chưa hoặc bị nhúng chàm ít, sẽ thức tỉnh khi sự nghiệp của nhân dân ngày càng phát triển. 

Về bộ phận hay hiện tượng trí thức “trùm chăn”. Đây là bộ phận trí thức có số lượng không nhiều, họ không hoặc không hoàn toàn đứng về hai lực lượng trí thức đảng hoặc nhân dân và như đã nói, họ không có, không thành một tổ chức độc lập, riêng biệt nào cả. Họ sống dựa vào tri thức và nghề nghiệp mà mình được đào tạo là chính, với mục đích là vì bản thân, gia đình (vợ hoặc chồng và con cái) và người thân của họ. Theo nghĩa bóng của từ “trùm chăn”, thì họ không quan tâm đến sự nghiệp của nhân dân, đất nước, họ sợ mất địa vị, tiền tài và tất nhiên sợ khó khăn, nguy hiểm và nhất là sợ chết. Vì thế, có lẽ cái nghĩa thâm sâu của từ “trùm chăn” là ở chỗ, “suốt ngày”, “mùa đông cũng như mùa hè” họ đều “trùm chăn”, không chỉ vì họ muốn tránh cái thời tiết bên ngoài cóng lạnh hoặc sôi sục bởi cuộc sống lao động, đấu tranh gian khổ, khắc nghiệt của nhân dân, mà chủ yếu vì lòng họ, trái tim họ đã, thậm chí được tôi rèn để trở nên băng giá, nguội lạnh, họ co mình lại, hoặc tim họ đập lạc nhịp, lạc điệu với trái tim nhân dân, với những giai điệu, cung bậc hoặc rất sôi động hoặc rất khắc nghiệt của cuộc sống.

Trí thức “trùm chăn” không hẳn là loại người “mũ ni che tai” hoặc “sớm cắp ô đi, tối cắp ô về”, trái lại, họ có thể biết hết mọi điều xung quanh liên quan, cả sự bất công, thối nát, tàn ác của chế độ, cả những thiệt thòi, đau khổ và những điều tốt đẹp, tích cực của nhân dân, nhưng họ biết để không can dự, để tránh và giữ được mình. Họ có thể là người rất giỏi “chém gió”, xem như “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, đôi khi còn làm người nghe cảm động rớt nước mắt, nhưng nói chung họ thường thông qua đó để làm người khác ngộ nhận rằng mình “rất có” bản lĩnh, trách nhiệm, nhằm che đậy sự thật là họ hẹp hòi, hèn nhát, vô cảm, hoặc còn một chút lương tâm thoi thóp. Trong trí thức “trùm chăn” cũng có những kẻ Tây học, nhưng như đã nói, họ thiếu hoặc không có được hai điều quan trọng là triết học và tự do, nên cái học ở họ thường không đến nơi đến chốn.

Có những trí thức “trùm chăn” là đảng viên “cộng sản”, ở họ cái danh “đảng viên” chỉ là hình thức, là cái vỏ bọc. Tôi biết có nhiều người bỏ công sức “phấn đấu” để được vào đảng, nhưng khi được rồi thì họ chỉ lợi dụng cái cơ chế đảng trị này mà lo cho cái cá nhân hẹp hòi của họ. Thậm chí hiện giờ khi đảng chủ trương mở rộng “tăng cường” đội ngũ (nhằm tăng cường sức đè nén lên nhân dân, nhưng chủ yếu để cho đông, khi biết uy tín của đảng đang ngày càng suy giảm), kẻ “phấn đấu”, nhất là sinh viên (chưa được đào tạo xong một lĩnh vực nghề nghiệp) công khai việc vào đảng là để lo cho bản thân, để an toàn, để cho dễ xin việc v.v.. Về mặt này, “trí thức trùm chăn” còn là những kẻ cơ hội chủ nghĩa. Họ là loại trí thức hai mặt, trí trá-tráo trở. Bọn chúng chỉ lợi dụng đảng cho mưu đồ cá nhân của mình. Đây là loại “trí thức trùm chăn” rất nguy hiểm. Chúng như những con rùa dưới đáy nước ngụy trang rất tinh vi, chỉ há cái miệng chờ cho con mồi đi qua rồi đớp gọn. 

Nói chung, trí thức “trùm chăn” không “thành công” lắm xét theo những mục tiêu cuộc sống mà họ lựa chọn, đặt ra cho mình. Bởi vì, trừ loại “trí trá- tráo trở” ra, vốn bản chất hèn nhát, trí thức “trùm chăn” không muốn hoặc ngại “va chạm” nên chẳng làm nên điều gì “to tát”. Trong cuộc đấu tranh của nhân dân cho chế độ Tự do-Dân chủ ta không hy vọng trí thức “trùm chăn” dấn thân, trừ khi họ thay đổi bản tính của họ, nhưng đó là công việc lâu dài, nhưng ta có thể hy vọng vào những người trẻ tuổi có xu hướng-lý tưởng trở thành trí thức kiểu này, sẽ nhận ra được sự tiêu cực của nó để sớm đứng về phía nhân dân. 

Ngày 14 tháng 8 năm 2018

Lưu ý, tiếp theo là Trí thức nhân dân (Phần 2): 1. Dấn thân và dũng cảm; 2. Trí thức nhân dân là dấn thân