Saturday, May 2, 2015

Hàn gắn vết thương Việt Nam : Sứ mạng của các cựu binh Mỹ

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 02-05-2015 23:18

media
Thương binh Bobby Muler, người sáng lập Quỹ Vietnam Veterans of America Foundation.DR

Chiến tranh Việt Nam kết thúc đã bốn mươi năm. Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam/Vietnam Veterans of America Foundation (VVAF), thành lập năm 1980, là một cơ sở có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động phá gỡ bom mìn, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam..  Theo chị Thảo Griffiths, Trưởng đại diện của quỹ VVAF tại Việt Nam, ngay từ rất sớm, các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

 Chị Thảo Griffiths (Hà Nội)02/05/2015
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150502-su-mang-cua-cuu-binh-my-han-gan-vet-thuong-chien-tranh-viet-nam/#

Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam là một tổ chức trụ cột trong sáu thành viên của liên minh các tổ chức phi chính phủ thuộc Chương trình International Campaign to Ban Landmines (Chương trình quốc tế chống mìn), thành lập năm 1992. Năm 1997, liên minh này được trao tặng giải Nobel Hòa bình.

Sau đây là cuộc phỏng vấn chị Thảo Griffiths dành cho RFI ngày 27/04/2015, nhân dịp 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Chị Thảo Griffiths : Từ năm 1981, theo lời mời của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch lúc bấy giờ, đoàn cựu chiến binh Mỹ đầu tiên trở lại Việt Nam. Lúc đó chưa có bất cứ một trao đổi trực tiếp nào mà dẫn đến một đoàn chính thức của chính phủ Mỹ sang Việt Nam. Những cựu chiến binh Mỹ này là những người đã đi đầu trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh.

Sau này, vào năm 1994, khi chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì các cựu chiến binh Mỹ cũng là một trong những tổ chức được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Từ đó đến nay chúng tôi hoạt động tại Việt Nam đã 22 năm. Chúng tôi có bốn chương trình chính.

Một là chương trình hỗ trợ Việt Nam khắc phục bom mìn, vật nổ, đối tác của chúng tôi là Bộ Quốc phòng Việt Nam và các bộ có liên quan. Chương trình thứ hai là những người khuyết tật, không phân biệt lý do, nhưng chúng tôi ưu tiên các khu vực bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Đây là chương trình chúng tôi làm việc với Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội và Bộ Y tế. Chương trình thứ ba là chăm sóc sức khỏe tâm thần, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ LĐ, TB, XH. Chương trình cuối cùng là về giáo dục. Với tài trợ của công ty Boeing ở Việt Nam, chúng tôi xây dựng trường học ở những nơi xa xôi hẻo lánh và còn nhiều thiệt thòi, và cũng là những nơi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Từ chỗ không nhìn được vào mắt nhau…

RFI : Dường như trong bốn chương trình, có hai hoặc ba là gắn nhiều với các hậu quả chiến tranh ?

Chị Thảo Griffiths : Đó là chương trình khắc phục bom mìn vật nổ và chương trình hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt do chất độc da cam, dioxin.

Kể từ khi Hoa Kỳ ngưng cấm vận kinh tế, thì các hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh cho Việt Nam đã tăng lên. Từ đó đến nay, tôi được biết, chính phủ Mỹ đã bỏ ra 80 triệu đô la để hỗ trợ khắc phục bom mìn vật nổ. Ngoài ra, một khoản tương tự dành cho việc hỗ trợ người khuyết tật. VVAF là một tổ chức phi chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Chúng tôi là một đơn vị nhận ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ.

(---) Ngay trong năm 2015 này, khi chúng ta đang rất bận rộn cho kỷ niệm việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố tăng gấp đôi phần ngân sách để hỗ trợ Việt Nam để giải quyết vấn đề bom mìn, vật nổ. Trước đây là hơn 4 triệu đô la/năm, thì nay là hơn 10 triệu đô la Mỹ. Chúng ta hoàn toàn có tín hiệu để hy vọng rằng sự hỗ trợ này có thể được duy trì ở mức này, và có thể tăng hơn nữa, nếu như Việt Nam có khả năng hấp thụ…

Lĩnh vực thứ hai là hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là người nhiễm dioxin… Có thể nói là trước năm 2006, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hầu như rất ít, rất ít. Chúng ta không nhìn được vào mắt nhau, khi chúng ta nói câu chuyện dioxin, da cam. Nhưng chỉ trong vòng 8 năm, đến cuối năm 2014, thì từ chỗ không nhìn được vào mắt nhau, đây lại là câu chuyện khiến chúng ta xích lại gần nhau. Câu chuyện da cam là điển hình cho sự thành công trong hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong vòng 8 năm, chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ hơn 100 triệu, để giải quyết các hậu quả môi trường do sự tồn dư của dioxin ở những điểm nóng, đặc biệt là Đà Nẵng, và sắp tới là sân bay Biên Hòa, và ngoài ra là những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân sinh sống gần những điểm nóng đó….

Điều này đã tạo ra một lòng tin rất là có thực giữa hai quốc gia, trước đây là kẻ thù. Góp phần rõ rệt cho việc xây dựng quan hệ chiến lược, toàn diện, giữa hai quốc gia, hai dân tộc.

RFI : Xin cho biết ngoài kinh phí, phía Hoa Kỳ có thêm các hỗ trợ nào ?

Chị Thảo Griffiths : Cái sự tham gia của chính phủ Mỹ ở Việt Nam ngày càng tăng lên, kéo theo quan hệ đối tác của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các công dân Hoa Kỳ. Họ không chỉ đưa ngân sách hỗ trợ, mà đi kèm là các trang thiết bị, đặc biệt là rà phá bom mìn, vật nổ. Những công nghệ chúng ta có không hiện đại lắm. Đối với những bom mìn, vật nổ trên bề mặt, để đảm bảo an toàn trong cuộc sống thường ngày của người dân, chúng ta giải quyết tốt rồi. Nhưng để rà phá ở độ sâu, đặc biệt khi xây dựng một nhà máy lớn, hay cầu cống, cần phải rà sâu 5 mét, 10 mét, hay rà phá thủy lôi, bom mìn ở vùng nước, đó là những thứ chúng ta thiếu…

Cầu nối quan hệ Việt – Mỹ

RFI : Xin chị cho biết, nhìn chung các cựu chiến binh Mỹ đã đóng vai trò như thế nào trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước ?

Chị Thảo Griffiths : Tôi có nói đến chuyến đi lịch sử năm 1981, nghĩa là sau 6 năm chiến tranh kết thúc. Vết thương lòng, vết thương chiến tranh vẫn còn rất mới ở Việt Nam, thì những người cựu chiến binh này đã rất dũng cảm sang Việt Nam, để bắt đầu một quá trình thảo luận cởi mở với chính phủ Việt Nam về các vấn đề hậu quả chiến tranh.

Và tôi còn nhớ, tôi đọc báo Thời báo New York Times, ngày 3 tháng 2 năm 1996, khi ngài Tổng thống Bill Clinton đọc tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ với Việt Nam, thì bên tay phải của ông là Chủ tịch Quỹ cựu chiến binh Mỹ Bobby Muler. Điều này cho thấy sư công nhận rất là chính thức của các bên về vai trò của những người cựu binh đối với việc bình thường hóa quan hệ.

Tôi cũng được đọc một tờ báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó, một cán bộ ngoại giao cao cấp của Việt Nam kể vào những năm trước khi bình thường hóa quan hệ, việc đi lại của các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại New York rất là hạn chế (trong bối cảnh bị cấm vận). Trong khi đó, lại cần những trao đổi không chính thức với phía Mỹ. Một trong những kênh khác nhau, đó là thông qua văn phòng của Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Washington DC, đến mức mọi người đùa với nhau là văn phòng của Quỹ như là một tòa đại sứ không chính thức của Việt Nam. Dù đó là câu đùa giữa những người bạn, điều này cho thấy sự trân trọng những nghĩa cử của Việt Nam đối những cựu binh Mỹ đã trực tiếp tham gia vào quá trình vận động bình thường hóa quan hệ.

Thế rồi khi có được bình thường hóa quan hệ rồi, những người cựu chiến binh Mỹ này lại là những người đầu tiên đến Việt Nam để làm các dự án này. Ông Bobby Muler bị trúng bảy viên đạn trong một trận đánh ở Cam Lộ, Quảng Trị năm ngày 29 tháng 4 năm 1969. Mặc dù ông ấy bị liệt từ ngực trở xuống, nhưng tôi chưa gặp một người nào năng động, nhiệt tình, đi lại và làm việc nhiều như ông ấy.

Điều ấy khiến tôi nghĩ đến những người khuyết tật ở Việt Nam. Một người như ông Bobby Muler vẫn tiếp tục làm việc, một phần do ý chí, nghị lực và tình cảm với Việt Nam, nhưng một phần nữa là môi trường sống của ông ấy, của những người khuyết tật cũng được tạo điều kiện. Nhưng ở Việt Nam, người khuyết tật của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ về y tế, mà còn về khả năng hòa nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng, để trở thành một thành viên tích cực. Đấy chính là mục tiêu của Quỹ, tạo điều kiện môi trường sống tốt hơn nữa… Chứ không phải như những quan niệm cũ là những người khuyết tật là gánh nặng cho xã hội. Nhưng mà người ta chỉ thực hiện được điều đó, nếu như xã hội tạo điều kiện cho họ. Đó là một trong những cam kết rất mạnh mẽ của chúng tôi ở Việt Nam….

RFI : Xin chị cho biết cụ thể.

Hỗ trợ không chỉ nạn nhân cuộc chiến 1965-1975

Chị Thảo Griffiths : Đối với người khuyết tật, từ năm 1994, chúng tôi có một hợp tác với Bộ Y tế, thông qua đó, chúng tôi xây dựng các xưởng chỉnh hình, tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Trung ương, và một số tỉnh ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Ngoài các xưởng chỉnh hình, chúng tôi còn tập huấn cho các bác sĩ, kỹ thuật viên, gửi họ đi học ở các nước giỏi về lĩnh vực này. Sau đó, khi họ trở về nước, chúng tôi có chuyên gia nước ngoài làm việc cùng với họ, nghĩa là vừa học, vừa làm, để quen việc, và cung cấp cho họ các phương tiện để họ làm được những công việc như mong muốn của mình. Chương trình này kéo dài từ 1994-2008.

Chúng tôi tạo điều kiện cho những người khuyết tật, sau khi đã được lắp chân, lắp tay giả, hay các phương tiện hỗ trợ khác, như xe lăn, nẹp chỉnh hình, thì có cơ chế để họ gặp gỡ nhau. Trước hết là để họ chia sẻ những khó khăn trong chữa trị, nhưng cái quan trọng hơn là để họ hòa nhập với cuộc sống. Ví dụ như được nhận học bổng, hoặc một số kỹ năng, để sau này có thể xin việc được, có thể làm ở nhà, tư nhân, hoặc có thể thi vào các cơ quan, công ty, nhà máy… Có những gia đình, vì khuyết tật, nên rất nghèo, toàn bộ nguồn lực tập trung vào việc chữa chạy, nên nhà cửa rất dột nát, chúng tôi có thể xây nhà cho họ, hoặc sửa lại nhà, để họ có thể di chuyển bằng xe lăn… Hoặc tạo điều kiện để người trong gia đình được đi học… hoặc hỗ trợ vốn ban đầu cho họ…

Ngoài ra một mảng chính của chúng tôi là nâng cao năng lực của hệ thống y tế công cộng của Nhà nước, phối hợp với một số tổ chức.

Dù không chỉ hỗ trợ những nạn nhân chiến tranh, nhưng một trong những ưu tiên của chúng tôi là các khu vực bị ảnh hưởng chiến tranh. Ví dụ như các tỉnh miền Trung Việt Nam chẳng hạn, hay là Hà Giang. Trước đây chúng tôi cũng làm tại tỉnh biên giới phía bắc bị ảnh hưởng chiến tranh này. Chúng tôi không biệt bị ảnh hưởng chiến tranh với quốc gia nào. Chỉ đơn giản, đó là khu vực nghèo, có nhiều người khuyết tật, cần được hỗ trợ. Đấy là một trong những vùng ưu tiên, mà Việt Nam đề nghị chúng tôi hỗ trợ.

Khi chúng tôi quyết định hỗ trợ một tỉnh, thì đã là người khuyết tật chúng tôi đều giúp.

Con cái mình thật may mắn…

RFI : Những điều chị kể cho thấy, những người cựu chiến binh Mỹ sau chiến tranh đã trở lại Việt Nam, đem lại trước hết là những hàn gắn về tinh thần cho quan hệ giữa hai phía, do các hậu quả lịch sử để lại, và sau đó có những hoạt động cụ thể để khắc phục hậu quả chiến tranh. Và bây giờ đến lượt chị, những người sinh sau 1975, đã nối tiếp công việc của họ. Chắc rằng cách đây 20 năm, khó ai ngờ đến điều này, phải không chị ?

Chị Thảo Griffiths : … Hoàn toàn tình cờ, lúc đó đang sinh sống và làm việc tại Hà Giang, quê tôi, tình cờ tôi đọc được một quảng cáo trên báo, cần tìm người hỗ trợ Quỹ Cựu chiến binh Mỹ trong quá trình đàm phán với Bộ Quốc phòng Việt Nam để có được khung hợp tác để khắc phục bom mìn vật nổ.

Lúc đó, tôi chỉ biết qua một số tai nạn về mìn ở vùng biên giới quê tôi. Hầu như tôi không hiểu biết gì về hậu quả của chiến tranh trước 1975, mà chỉ được học qua lịch sử ở nhà trường. Tôi hoàn toàn tò mò, tôi nghĩ rằng lịch sử của Việt Nam là lịch sử của rất nhiều cuộc chiến trong suốt mấy nghìn năm, để hiểu Việt Nam, cần phải hiểu về chiến tranh. Từ trước đến nay, những gì mà tôi được biết về chiến tranh, đều là qua sách báo, các chương trình của chính phủ Việt Nam, qua hệ thống trường học. Tôi rất tò mò : có một cách nhìn khác không của những người tham chiến ở phía bên kia ?...

Khi tôi bắt đầu vào làm ở đây rồi, tôi mới nhận thấy tính nhân đạo của công việc này rất cao. Thứ hai là, sau khi vào làm ở đây, tôi trở thành mẹ. Hiện tại, tôi là mẹ của hai bé, và tôi cũng trưởng thành cùng các con của mình. Trong phần đầu của phỏng vấn tôi có nói nhiều về những nạn nhân của chiến tranh là những em bé, những người sinh sau năm 1975, thậm chí là những em bé không hiểu gì về bom hay mìn.

Đó là sợi dây kết nối giữa tôi với cuộc chiến. Bởi vì, với tư cách là một người mẹ, tôi cảm thấy mình may mắn, con cái mình lành lặn, sinh ra lành lặn, và có điều kiện được đi học, nhưng mà có những em bé, sinh ra lành lặn, nhưng không có điều kiện phát triển, hoặc không có trường học tốt, hay sinh sống trong khu vực bị ô nhiễm bom mìn, luôn sống trong nỗi lo sợ.

Nếu như tôi có giúp được họ, dù chỉ là một chút, thì đó cũng là một cách để trả nợ cho cuộc đời, cũng là cách cảm ơn cuộc đời. Đặc biệt là qua sự trưởng thành cùng với hai người con của tôi. Hai bé bây giờ một học lớp 8, một học lớp 6, đều hiểu rõ công việc của bố mẹ… Sau này, tôi đưa con đi một số chuyến công tác, đến những vùng cơ quan tôi hỗ trợ xây dựng trường học, hay lắp đặt chân tay giả, phẫu thuật cho các bé bị khuyết tật bẩm sinh. Các con tôi trực tiếp nhìn thấy các bé đó và hiểu được công việc cơ quan mẹ mình làm là gì… Các con tôi đều rất là thông cảm, và biết rằng công việc đó của mẹ sẽ giúp cho các bạn khác cùng lứa tuổi của mình. Tôi nghĩ đó cũng là sự may mắn rất lớn cuộc đời giành cho tôi.

Các cựu chiến binh đã hoàn thành sứ mạng

RFI : Hy vọng Quỹ mình trong thời gian tới sẽ có thêm những đóng góp cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh và cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Chị Thảo Griffiths : Tôi nghĩ trong 20 năm vừa rồi, vai trò của các cựu chiến binh trong việc bình thường hóa quan hệ và tạo điều kiện cho mối quan hệ tốt đẹp hơn là rất rõ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tôi nghĩ, vai trò lịch sử của những người cựu chiến binh đã được thực hiện rồi. Bây giờ, vai trò tiếp theo là của chính người Việt Nam, đặc biệt trong việc kết nối giữa người Việt trong nước, và người Việt hải ngoại. Đấy cũng là một trong những quan tâm rất lớn của tôi trong thời gian tới. Gia đình tôi hoàn toàn sinh sống ở Úc, và tôi đi đi, về về giữa Úc và Việt Nam, và Hoa Kỳ nữa, do công việc của mình, nên tôi có điều kiện gặp gỡ rất nhiều Việt hải ngoại. Tôi rất mong muốn là trong những năm tới, chúng ta xích lại gần nhau nhiều hơn nữa.

Tôi nghĩ việc này người ta đã làm được rồi, và làm rất là tốt rồi. Bây giờ cái việc trong nhà của chúng ta, để cho Việt Nam chúng ta phát triển tốt hơn, mạnh hơn, bền vững hơn, rõ ràng chúng ta phải sử dụng cái lòng dân, cái sức mạnh tổng hợp hơn nữa. Người Việt trong nước và người Việt hải ngoại cần phải xích lại gần nhau hơn nữa chứ ?! Dĩ nhiên đây sẽ là câu chuyện hai chiều, của cả trong nước, cả ngoài nước. Và nó không dễ ! Nhưng nếu chúng ta cùng cố gắng, thì sẽ dịch chuyển dần đến cái đích đó, trong một thời gian không xa.

Những người khác ý thức hệ có thể hợp tác ?

RFI : Xin chị cho biết rõ hơn về ý này.

Chị Thảo Griffiths : Tôi là một người sinh sau chiến tranh, và hoàn toàn không chứng kiến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đó, nhưng rõ ràng đây là một cái mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó kết thúc một thời kỳ vô cùng đau thương của dân tộc chúng ta. Cái hậu quả chiến tranh để lại quá lớn. Thế và, trong 40 năm vừa rồi, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng cũng có việc chưa làm được. Đó là ngay sau thời gian chiến tranh, cũng có rất nhiều người phải ra đi, vì những lý do khác nhau. Cho nên, có rất nhiều người vui, vì đất nước hòa bình, nhưng cũng có nhiều người buồn, vì họ phải ra đi.

Lý do của chúng ta có thể khác nhau, hệ tư tưởng của chúng ta có thể khác nhau, nhưng nếu như chúng ta xác định rằng cuối cùng chúng ta vẫn phải hướng về nhau, vì dù người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước, thì trong tim người đó vẫn là Việt Nam…

Tôi nghĩ thế hệ của chúng tôi là có thể làm được, vì chúng tôi sinh sau chiến tranh. Chúng tôi là những người có điều kiện được học hành. Tôi là một sản phẩm của giáo dục trong nước, lớn lên tại Hà Giang… nhưng sau này khi đất nước mở cửa ra, sự hợp tác với các nước tăng lên, tôi được học bổng đi học ở Úc và sau đó là Mỹ, được tiếp thu những giá trị chung (giá trị nhân loại - ndr) ở nước ngoài… Tôi không phải là người của chính phủ… là một công dân bình thường. Nếu công việc của những người bình thường như tôi tại Việt Nam có sự lan tỏa tốt, thì có thể trở thành những tác nhân, cầu nối với người Việt ở hải ngoại.

Tôi nghĩ việc này có thể làm được, bởi vì chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi một quá khứ quá nặng nề. Chúng tôi hiểu về quá khứ đó, nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá khứ đó, chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi những ý thức hệ, có thể khác nhau, hoặc có thể đối lập nhau.Thì đó là những cái mà sẽ khó, nhưng mà làm được, và cần phải làm.

RFI : Xin cảm ơn chị Thảo Griffiths.

Việt Nam : Cuộc hồi sinh của Sài Gòn

Theo RFI-Tú Anh
Ngày 02-05-2015 10:03

media
Xe cổ động chào mừng ngày 30/4/2015 tại một phố thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn cũ. REUTERS/ Kham

40 năm sau ngày bị đổi tên, thủ đô cũ « đồi trụy » của Nam Việt Nam đang được hồi sinh. Thái độ lừng khừng của Barack Obama tạo cơ hội cho Paris gia tăng ảnh hưởng chính trị và thương mại tại Trung Đông. Chuyến công du và cách ứng phó của thủ tướng Nhật tại Mỹ… là những thời sự quốc tế mà báo chí Pháp, quan tâm.

"Việt Nam : cuộc hồi sinh của Sài Gòn cũ" là tựa bài phóng sự nhân ngày 30/04 được Le Monde đưa lên trang nhất. Theo đặc phái viên Bruno Philip, 40 năm sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào và bị đổi tên, thủ đô cũ của Nam Việt Nam đã thay hình đổi dạng khó có thể nhận ra. Nhận xét này sẽ nhàm chán trong khu vực Viễn Đông chuyển đổi nhanh chóng nếu không có nhiều sự trớ trêu. Trước tiên là thành phố Hồ Chí Minh đã lấy lại diện mạo của « Sài Gòn đòi trụy » mà những người cộng sản « khắc khổ » tìm cách cải tạo.

« Yếu tố Việt kiều »

Vào lúc Việt Nam ăn mừng 40 năm « giải phóng » thì thủ đô cũ của Nam Việt Nam chứng tỏ khả năng trở thành một trung tâm thương mại của Đông Nam Á. Tuy nhiên, viễn ảnh tươi đẹp này có thể bị đình trệ vì bộ máy hành chánh quan liêu, vì những cản lực khác xuất phát từ chế độ hậu cộng sản cộng thêm nỗi bất an lúc nào cũng phải trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến.

Trớ trêu thứ hai là sức sống của miền Nam Việt Nam nhờ vào sự đóng góp của người Việt hải ngoại, phần đông là « thuyền nhân » vượt biển ra đi sau ngày cộng sản chiến thắng. Hơn 750.000 « Việt kiều » đã trở về nước du lịch trong năm 2014. Bà Lương Bạch Vân, chủ tịch ban liên liên lạc với Việt kiều, cho biết « đa số Việt kiều về thăm Sài gòn và nếu thành phố này tiếp tục phát triển được thì đó cũng là nhờ họ ». Bản thân bà chủ tịch cũng là Việt kiều « không cộng sản » đã hồi hương từ năm 1979. Trước tiên là về Hà Nội rồi sau đó định cư tại Sài Gòn vì « đây là vùng đất của sáng kiến chủ động , nơi người dân có đầu óc cởi mở, làm trước tính sau, trắc nghiệm giới hạn ». Còn dân miền Bắc thì lúc nào cũng ngần ngại và sợ « luật pháp cấm đoán ».

Theo Le Monde, tuy hợp tác với chế độ, bà phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Lương Bạch Vân chỉ trích tiến độ « đổi mới » thi hành từ 1986 là quá « chậm chạp ». Do vậy, 40 năm sau ngày « giải phóng », Việt Nam vẫn bị « kẹt cứng » ở trình độ phát triển trung bình. Thành phố mang tên Hồ Chí Minh ngày nay là một không gian bế tắt giao thông, phát triển ra mọi hướng, xây cất những khu vực dành cho người giàu có mà đa số là dân nước ngoài.

Một Việt kiều khác, sau 20 năm sống ở Nhật, trở về mở trường dạy học tỏ ra tiếc rẽ là Việt Nam chỉ « phát triển về số lượng chứ không có chất lượng ». Cuối bài phóng sự, tác giả mượn nhận xét của giáo sư Tương Lai. Lên án chế độ « độc đoán và đàn áp », nhà cải cách 80 tuổi mà cả đời nghiên cứu chủ nghĩa Mác tuyên bố một cách châm biếm : Karl Marx là một vĩ nhân, nhưng chúng ta không cần ông ta .

''Người chết ở biển'' : Hồi ức mong manh về thuyền nhân Việt Nam

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 02-05-2015 23:04

media
Một con thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam. (DR)

Ám ảnh khó giãi bày về người thân qua đời trong những cảnh ngộ bất hạnh là tâm trạng thường trực của rất nhiều người gốc Việt thuộc thế hệ trước 1975. Tuần san Le Nouvel Observateur dịp 30/04 năm nay có một bài viết đặc biệt về chủ đề này, mang tựa đề « Người-chết-ở-biển ». Ký ức về một người chú từng chiến đấu trong quân đội miền Nam, cuộc đối thoại với một người thân khác từng là bộ đội miền Bắc, cho thấy nhiều người Việt trong cùng một gia đình vẫn  vô cùng xa cách, cho dù bốn thập niên đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất.

Trong khi thực hiện một đề tài về những người tỵ nạn Phi Châu bị chìm tàu tại Lampedusa, người phóng viên gốc Việt Doan Bui (có thể là Doãn Bùi) bất ngờ nhận được những thông tin và hình ảnh một người chú họ mất tích trên đường vượt biển, trốn khỏi Việt Nam, cách nay hơn 30 năm. Hình ảnh người chú họ 12 tuổi « với gương mặt tròn trĩnh, cặp mắt mở to, như muốn nói “hãy nhớ đến tôi’’ ! » không ngừng ám ảnh người phóng viên.

Bác sĩ trẻ Bùi Thế Cầu, thuộc thế hệ gốc Bắc di cư 1954, từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết thúc, như cả triệu người Việt có liên quan đến chế độ cũ, ông bị đưa vào trại cải tạo. Sau hai năm đày ải, viễn ảnh tương lai khép kín, với lý lịch bị ghi phục vụ trong quân đội miền Nam, người thanh niên Bùi Thế Cầu quyết định vượt biên. Lần thứ nhất không thành công, bị bắt và bị bỏ tù hai năm. Trong cuộc ra đi thứ hai năm 1982, ông đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển.

Không còn ai nhớ về ông, ngoại trừ một người em gái. Trở lại với số phận bi thảm của ông Bùi Thế Cầu cũng là dịp để bà nhớ đến thảm kịch trên đường vượt biển của rất nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, vì bị chặn hết đường sống tại quê hương.

« Vận rủi với sông nước »

Trở lại Việt Nam tháng 12/2014, về Langset (Làng Sét), một làng có nhiều người họ Bùi, ven Hà Nội, phóng viên Doan Bui gặp lại một người chú từng ngồi trên một chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc lập ngày 30/04/1975, một người chưa bao giờ rời Việt Nam. Người chú tên V. có lưu giữ một cây phả hệ, trong đó về ông Bùi Thế Cầu, chỉ có một dòng duy nhất : « 1975, chết ở biển ». Về cái chết của người anh em họ, ông V. tâm sự : các bậc già cả thường nói dòng họ ông có vận rủi với sông nước, và khuyên lớp trẻ « không nên liều lĩnh bơi lội ». Một thông tin về người chú, mà người cháu phóng viên nhận được, cho thấy bơi là môn thể thao ưa thích của ông.

Le Nouvel Observateur nhắc lại, 20 năm sau khi lực lượng cộng sản miền Bắc chiếm Sài Gòn, khoảng 1,4 triệu người Việt đã chạy khỏi Việt Nam, 200.000 người mất mạng trên biển, theo số liệu của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Bài viết kết thúc với nhận xét, hiện nay rất nhiều người vẫn tiếp tục rời khỏi Việt Nam đi tỵ nạn, nhưng các « thuyền nhân » (boatpeople) Việt Nam giờ đây không còn được chú ý, như trước năm 1990, khi vẫn còn tồn tại Liên Xô và khối cộng sản.

Mối nguy kinh tế: Hội nhập sâu khi chưa sẵn sàng

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-05-02
Trưởng đoàn đàm phán của đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ bà Barbara Weisel (trái) và ông Trần Quốc Khánh đại diện của Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 Tháng Ba năm 2013.AFP
Việt Nam nỗ lực tham gia các khu vực thương mại tự do với tính cách hội nhập sâu rộng. Tuy vậy đa số chuyên gia trong nước bày tỏ sự lo ngại lớn lao vì thực trạng nội lực yếu kém sẽ làm nền kinh tế quốc dân bị ảnh hưởng xấu.

Sức ép cạnh tranh

Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế, Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh được báo chí VN trích lời  đã trấn an rằng, sự lo lắng về sức ép cạnh tranh là lo lắng không hợp lý. Ông Khánh đã tuyên bố như vừa nêu tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra ở TP.Vinh vào hạ tuần tháng 4 vừa qua.
TS Lê Đăng Doanh là chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, ông đã bày tỏ những ý kiến rất khác biệt với quan điểm của ông Trần Quốc Khánh. Từ Hà Nội TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Chúng tôi thấy hết sức lo lắng, bởi vì nếu như các hãng nước ngoài như ngươi Thái nắm siêu thị Metro, rồi nhiều công ty khác như  Malaysia thì có siêu thị Parkson, người Nhật có siêu thị Aeon và Family ..v..v lúc bấy giờ khi thuế suất hàng hóa nước ngoài vào nước ta sẽ bằng 0, họ sẽ đưa hàng hóa của họ vào siêu thị và sẽ đẩy hàng hóa của chúng ta ra khỏi các siêu thị.
-TS Lê Đăng Doanh
“Chúng tôi thấy hết sức lo lắng, bởi vì nếu như các hãng nước ngoài như ngươi Thái nắm siêu thị Metro, rồi nhiều công ty khác như  Malaysia thì có siêu thị Parkson, người Nhật có siêu thị Aeon và Family ..v..v lúc bấy giờ khi thuế suất hàng hóa nước ngoài vào nước ta sẽ bằng 0, họ sẽ đưa hàng hóa của họ vào siêu thị và sẽ đẩy hàng hóa của chúng ta ra khỏi các siêu thị. Và nếu như siêu thị của họ phục vụ tốt hàng hóa lại bán rẻ có chất lượng tốt thì lúc bấy giờ hàng hóa của Việt Nam sẽ không có đất sống và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tồn tại được. Điều đó sẽ đe dọa với cả nền nông nghiệp Việt Nam, thí dụ trái cây Thái Lan rẻ và ngon, trái mít cũng ngon hơn trái mít của chúng ta, quả nhãn quả xoài cũng ngon hơn. Ngay bây giờ thuế suất chưa về 0 nhưng tôi về đồng bằng Cửu Long đã thấy trái cây Thái Lan khá nhiều, tôi không muốn dùng chữ tràn ngập nhưng đã là khá nhiều rồi…thế thì tôi thấy những điều ấy rất là lo lắng.”
Theo những gì chúng tôi đọc được trên Thời báo Kinh tế Saigon Online, thì có vẻ Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh tin tưởng rằng hội nhập càng sâu thì Việt Nam càng đổi mới nhanh và cá nhân ông cho rằng đổi mới lần thứ 2 đã bắt đầu. Trong khi các chuyên gia ngoài chính phủ đều cho thấy cải cách ở Việt Nam chậm chạp và không hiệu quả thì ông Trần Quốc Khánh vẫn tin tưởng vào tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng. Người giữ trọng trách đàm phán của Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế cho rằng chưa có gì thay đổi đột ngột ngay trong năm 2016, dù Việt Nam có cam kết AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN. Và nếu TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do FTA với EU có ký kết được vào tháng 6 này thì vẫn không có gì thay đổi trong năm 2016 vì Việt Nam cũng như các nước đều cần quá trình phê chuẩn của Quốc hội kéo dài từ 12 tới 16 tháng.
Rõ ràng sức ép cạnh tranh khi hội nhập sâu với thế giới là một mối quan ngại sâu xa, tuy vậy Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định cạnh tranh là bản chất của nền kinh tế Việt Nam và nếu doanh nghiệp không cạnh tranh nổi thì phải phá sản.

Nhiều chiến lược chưa thành công

Câu chuyện có vẻ không giản đơn như lời Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, khi mà nhiều Diễn đàn kinh tế do Quốc hội tổ chức đều có chung quan ngại về sự bế tắc trong công cuộc cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế.
ddktmx2015-622.jpg
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.
Phó Giáo sư TS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định:
“Trong cạnh tranh vấn đề giá và chất lượng là hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay rất nhiều chiến lược của Việt Nam nói thẳng ra là chưa thành công. Bởi lẽ là những chiến lược đó xây dựng theo tư duy không phải kinh tế thị trường mà phần lớn còn theo tư duy nửa vời của cơ chế cũ, cho nên mới dẫn đến hậu quả như vậy.
Đã hội nhập thì chơi một sân chung mà sân chung thì luật chơi phải thống nhất là chính vì vậy một trong những vấn đề cốt lõi hiện nay là vấn đề đổi mới thể chế, thực chất là đổi mới những luật chơi mà tôi đã nói…luật chơi làm sao phải phù hợp với kinh tế thị trường, phải đảm bảo là có sự cạnh tranh thực sự, cạnh tranh bình đẳng. Nếu mà anh không bảo đảm được điều đó thì coi như anh sẽ thua cuộc; trước mắt 2015 này hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nếu anh hội nhập mà không theo đúng luật chơi về thị trường, thì chắc chắn anh sẽ bị ra ngoài quỹ đạo, anh sẽ bị thua….”
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ  hiện sống và làm việc ở Hà Nội cũng bày tỏ sự quan tâm của mình khi trả lời chúng tôi. Bà nói:
“Tôi cũng có mối lo ngại như vậy, không phải chỉ những cam kết sâu và mạnh như TPP hoặc là FTA với EU không thôi, mà ngay sự việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay có vẻ thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho nên rất có thể họ sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra khu vực RCEP cũng đang được bàn thảo và hình thành giữa 10 nước ASEAN và 6 nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ cũng sẽ đặt sức ép cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp. Muộn thì là muộn nhưng không bao giờ là quá muộn, nếu như có thể khẩn trương lên để mà thúc đẩy giải quyết việc chuẩn bị. Ở đây phải chuẩn bị cả hai mặt, một mặt là của Nhà nước phải chuẩn bị môi trường kinh doanh đến các vấn đề pháp lý và việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Một mặt khác là bản thân các doanh nghiệp phải tăng tốc lên để chuẩn bị cho chính mình.”
Trong cạnh tranh vấn đề giá và chất lượng là hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay rất nhiều chiến lược của Việt Nam nói thẳng ra là chưa thành công. Bởi lẽ là những chiến lược đó xây dựng theo tư duy không phải kinh tế thị trường mà phần lớn còn theo tư duy nửa vời của cơ chế cũ, cho nên mới dẫn đến hậu quả như vậy.
-PGS Ngô Trí Long
Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, chuyên gia Võ Đại Lược được SaigonTimes Online dẫn lời cho rằng, Việt Nam đã ký 8 Hiệp định thương mại tự do FTA và đang trong quá trình đàm phán 6 Hiệp định nữa. Nói như thế có nghĩa kinh tế Việt Nam đối diện cạnh tranh toàn cầu. Theo lời ông, Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh cả về thể chế quốc gia trong khi thể chế của Việt Nam là bất cập so với nhiều nước khác. Ông Võ Đại Lược đưa ví dụ, lãi suất cho vay ở Việt Nam từ 9 tới 10% trong khi ở các nước từ 2 tới 3% thì làm sao doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được. Vị chuyên gia nhấn mạnh khu vực đầu tư nước ngoài thống lĩnh gần 70% tổng giá trị xuất khẩu và cũng gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp. Theo lời ông Võ Đại Lược doanh nghiệp nội địa yếu quá, chẳng có gì và nếu mọi người không nhận thức đầy đủ thì sẽ gặp thách thức rất lớn.
Liệu có là quá trễ khi mà cả nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều thời gian. TS Lê Đăng Doanh nhận định:
“Theo tôi bây giờ vẫn còn thời gian nhưng mà phải nhanh chóng và khẩn trương lên rất nhiều. Bởi vì vấn đề các doanh nghiệp của chúng ta phần lớn là quá nhỏ. Hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân những doanh nghiệp có đăng ký tức là hoạt động hợp pháp chỉ chiếm khoảng 12% GDP thôi, còn nền kinh tế hộ gia đình thì chiếm đến 32%. Kinh tế hộ gia đình thì quá bé không có tiền vốn cho nên họ không có năng lực cạnh tranh gì cả. Cho nên nếu Việt Nam cạnh tranh quốc tế mà lại cạnh tranh với các hộ gia đình quá nhỏ thì điều ấy là một nguy cơ quá lớn. Tôi có báo động rằng phải liên kết các doanh nghiệp lại, phải tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp nhận được sự đầu tư từ ngân hàng và liên kết các ngân hàng với doanh nghiệp để cho các doanh nghiệp và người nông dân có thể lớn mạnh lên và có thể có  một qui mô có năng lực cạnh tranh và vận dụng tốt hơn khoa học công nghệ.”
Việt Nam đã có cuộc đổi mới lần thứ nhất cuối thập niên 1980 đạt được một số tiến bộ, nhưng thể chế chính trị không cho phép việc thực hiện một nền kinh tế thị trường thực sự. Do vậy nhu cầu cho cuộc đổi mới lần thứ hai là rất lớn, khi sân chơi hội nhập rộng lớn hơn rất nhiều.
Một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, liệu việc hội nhập sâu và nhanh trong thời gian tới sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế hay không? Dù rằng Việt Nam vẫn khẳng định đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi mà chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định làm gì có mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó mà đi tìm và theo đuổi.

McCain: Nhật có thể đem lực lượng tới Biển Đông

WASHINGTON 1-5 (NV) - Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản có thể tham dự chiến đấu khi có chuyện xảy ra ở bán đảo Triều Tiên cũng như có mặt ở cả Trung Đông và Biển Đông, theo ý kiến nghị sĩ John McCain.


Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên trực thăng của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật tham dự cuộc tập trận chung hồi đầu Tháng 12-2014 tại  Kumamoto, Nhật Bản. (Hình: Getty Images)

Trong một cuộc phỏng vấn báo chí, báo Japan Times cho hay nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quốc Phòng Thượng Viện Hoa Kỳ, đưa ý kiến như vậy khi nhận định về chiều hướng thay đổi chính sách về an ninh của chính phủ Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có cuộc thăm viếng Hoa Thịnh Đốn thảo luận với tổng thống Barack Obama và các viên chức chính trị và quân sự Hoa Kỳ trong ý hướng muốn nâng khả năng hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước. Theo đó, Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản có thể mở rộng các hoạt động ở nước ngoài bên cạnh lực lượng quân sự Hoa Kỳ.

Sự thay đổi trong chính sách an ninh của nước Nhật, gây nhiều tranh luận và nhất là sự chỉ trích mạnh mẽ từ Bắc Kinh trong thời kỳ ông Shinzo Abe làm thủ tướng, cho phép nước này sử dụng nguyên tắc tự vệ tập thể để hành động, hoặc mang quân tới yểm trợ cho lực lượng đồng minh đang bị tấn công cho dù lúc đó lực lượng của Nhật không bị tấn công trực tiếp.

Cho đến năm ngoái, quan điểm phòng vệ tập thể vẫn bị hiến pháp của nước Nhật cấm đoán.

Nghị sĩ John McCain, đơn vị tiểu bang Arizona một nhân vật chính trị có nhiều ảnh hưởng về an ninh quốc phòng và đối ngoại ở Hoa Thịnh Đốn, bày tỏ hy vọng rằng Nhật Bản và các quốc gia khác sẽ hợp tác với nhau để bảo đảm rằng “Các vùng vận chuyển quốc tế phải được tự do đi lại” như eo biển Hormuz ở Trung Đông, một hải lộ cốt yếu chuyển vận dầu khí và hàng hóa mà cả Nhật và các nước khác đều tùy thuộc.

Về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam, ông McCain “hy vọng những khác biệt được giải quyết một cách hòa bình.” Tuy nhiên, theo ông “cần có các thành phần an ninh mà một phần là đối tác Mỹ-Nhật tập trận chung và hợp tác trên nhiều mặt khác.”

Nghị sĩ John McCain, năm nay 78 tuổi, bác bỏ ý kiến cho rằng nếu có sự hợp tác của Nhật trong những hoạt động đó sẽ làm cho Nhật Bản phải đối đầu với Trung Quốc.

“Tôi cho rằng, chừng nào đang ở trong vùng biển quốc tế, nước Nhật có thể gửi chiến hạm đến đó mỗi khi họ muốn.” Ông nói.

Ông cũng nói rằng trong trường họp Bắc Hàn tấn công Nam Hàn, ông mong Nhật gửi tiếp liệu và các tài nguyên khác yểm trợ.

“Nói rõ ra, không phải quân của Nhật Bản đang ở phía nam vĩ tuyến 38. Quân sĩ Mỹ ở đó chẳng may bị  đụng độ lớn.” Ông đề cập đến vùng phi quân sự chia đôi Triều Tiên hiện được cả hai phía Bắc Hàn và Nam Hàn phòng thủ nghiêm ngặt. Phía nam vĩ tuyến 38 còn có một lực lượng lớn quân đội Hoa Kỳ đồn trú.

Theo ông McCain, tuy trước đây quân Nhật không tham dự vào chiến tranh Triều Tiên nhưng ông nói “Tôi sợ rằng đó không phải là chuyện sẽ xảy ra trong tương lai.” (TN)
05-01- 2015 6:32:05 PM 

Nỗi cô đơn của đảng CSVN cùng sự khờ khạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ngày 30-4

Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngày 30 tháng Tư 1975, đảng CSVN đã vi phạm hiệp định Paris, thôn tính VNCH và từ đó luôn có thái độ hãnh tiến rằng đã đánh gục được "đế quốc Mỹ, con sen đầm quốc tế". Cố tật ấy kéo dài cho đến ngày 30-4 năm nay 2015 khi Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta".

*
 
Trong bối cảnh đầy bất lợi khi cả nước phải sống với lũ, khi toàn dân đã thấy được bộ mặt ô uế của một nhà cầm quyền không giải quyết được quốc nạn tham nhũng, cùng sự lo ngại về nợ nần chồng chất của đất nước với mức độ lệ thuộc Tàu cộng trầm trọng, đảng CSVN biểu lộ rõ nét về sự cô đơn của mình qua những hình ảnh của buổi diễu hành của cái ngày được mệnh danh là "chiến thắng thống nhất đất nước".

Người quan sát không nhìn thấy được hào khí "hồ hởi phấn khởi" như thuở nào trên gương mặt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng nhiều đại biểu cộng sản khác. Đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy cố thể hiện nét vui tươi nhưng cũng không giấu được nét giả tạo cùng sự trơ trẻn trên khuôn mặt. Bên cạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã vướng phải những điều vô cùng tế nhị trong hoàn cảnh của Việt Nam trong tình hình căng thẳng giữa Trung Cộng với Nhật, Ấn Độ, Mỹ... cho tình trạng Biển Đông cùng sự bất ổn của nó. Người Thủ tướng của một quốc gia đã không có được sự thông minh tối thiểu hầu tránh né những bất lợi cho cá nhân và đất nước cũng như không có được nhạy cảm để tranh thủ giành lấy những thuận lợi từ các quốc gia liên hệ khác ngoài Trung Cộng. Điều này, đã nói lên rằng chẳng những ông không có được sự tinh tế trong bang giao quốc tế mà còn thể hiện rõ nét sự thuần phục thiên triều một cách ngoan ngoan ngoãn. Phải chăng ông Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận chọn một con đường độc đạo cho Việt Nam mà không có lối về?.

Nếu cố mở lòng để nhìn đảng và nhà nước Việt Nam ở góc độ của hai chữ "Trung Tín" thì quả thật đảng CSVN ở thời điểm này đã giữ được thái độ "Trung Tín" của nó đối với Bắc Triều. Nhưng sự "trung tín" đó đã bị quan thầy Bắc Kinh chẳng những không tôn trọng mà còn tỏ ra rất xem thường bằng nhiều động thái của kẻ cả như chiếm đất, lấn biển thuộc chủ quyền của Việt Nam một cách lộ liễu trắng trợn với mục đích đặt Việt Nam trong tình huống của sự việc đã rồi, phải chấp nhận và sẽ phải hợp thức hóa vấn đề Biển Đông, Hoàng Trường Sa nhằm hậu thuẫn cho Trung Cộng trong tranh cãi quốc tế.

Cảnh lố lăng trong buổi diễu binh ăn mừng chiến thắng của đảng cộng sản. 
Ảnh: AP Photo/Na Son Nguyen

Ngày 30 tháng Tư 1975, đảng CSVN đã vi phạm hiệp định Paris, thôn tính VNCH và từ đó luôn có thái độ hãnh tiến rằng đã đánh gục được "đế quốc Mỹ, con sen đầm quốc tế". Cố tật ấy kéo dài cho đến ngày 30-4 năm nay 2015 khi Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta".

Cuộc diễu hành trong ngày 30-4 năm nay, đảng CSVN đã cảm nhận được sự thờ ơ lạnh lùng của dân chúng cả nước, của sự bất mãn như ẩn chứa những đợt sóng ngầm trong lòng đại dương sẵn sàng dậy nên một cuộc cách mạng nhằm giải thể một thể chế mụ mị, hung bạo đầy tráo trở đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm vong nô và tụt hậu. Thái độ này của toàn dân cũng đã xác định được nếp suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với những diễn tiến xung quanh đang xảy ra mà cả hai đảng CSVN và CSTQ sẽ không còn lối thoát.

Lưới Trời luôn lồng lộng, ác lai thì ác báo.

01.05.2015


Hòa hợp hòa giải: trò hề tồi tệ của đảng CSVN

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - “Hòa hợp-hòa giải”. Đây là câu nói đầu môi chót lưỡi của lãnh đạo cộng sản VN, không chỉ mới xuất hiện với lớp lãnh đạo CSVN trẻ thời đại internet @ hưởng lộc từ cha mẹ gốc cộng sản kỳ cựu của họ mà đã có trước khi cả nước bị nhuộm đỏ với cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa khối cộng sản và khối tư bản thế giới xảy ra tại Việt Nam (1954-1975) gây thương vong cho hằng triệu người dân vô tội, chính người lập đảng CSVN Hồ Chí Minh-Nguyễn Tất Thành và các lãnh đạo đảng CSVN kế tiếp luôn luôn nhắc đến mỗi khi có việc cần thuyết phục, cần vuốt ve dụ dỗ người dân lương thiện cả nước.

Từ trước năm 1954 đảng CSVN một mặt tuyên bố “Hòa hợp hòa giải” với người dân không cùng lý tưởng với chủ thuyết vô sản, với tên đảng là đảng lao động (vỏ bọc của đảng cộng sản) và tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (một vỏ bọc khác của chế độ cộng sản toàn trị), nhưng mặt khác họ xem mọi người không thuộc giai cấp vô sản là kẻ thù cần kiên quyết tiêu diệt và loại khỏi xã hội cộng sản. Cứ mỗi khi cần việc gì có lợi cho chế độ cộng sản thì họ đem những viện kẹo độc bọc đường nhãn hiệu cầu chứng “Hòa hợp hòa giải” dân tộc ra chiêu dụ.

Trong suốt thời gian của cuộc chiến “Ta (Đảng CSVN) đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” do đảng CSVN vâng lệnh quan thầy cộng sản quốc tế xách động tại miền Nam Việt Nam, đảng CSVN cũng thường xuyên dùng chiêu bài “Hòa hợp-hòa giải” để lung lạc người dân miền Nam, từ người dân thôn quê đến thành thị, ngay cả giới trí thức những người tu hành cũng bị đảng cộng sản vô thần vô tổ quốc lừa gạt. Nói chung trước ngày 30/04/1975 cả miền Nam đã bị đảng CSVN lừa gạt với trò bịp bợm “Hòa giải hòa hợp”. Người dân miền Nam vốn chân thật, không từng sống dưới chế độ toàn trị cộng sản nên cả tin vào những lời tuyên truyền đàng điếm của đảng CSVN. Chiêu bài “Hòa hợp-hòa giải” và bọn thành phần thứ ba nằm vùng trong mọi tổ chức kể cả tôn giáo đã góp phần vào tiến trình đẩy miền Nam lọt nhanh vào tay cộng sản.

Với phong trào chủ nghĩa cộng sản đang tràn lan khắp nơi trong giai đoạn kinh tế khó khăn của thế giới sau thế chiến thứ nhì, cao điểm là miền Nam Việt Nam vô phước trở thành con cờ domino lọt vào tay cộng sản và cả nước bị cộng sản nhuộm đỏ từ ngày 30/04/1975.(1)

Nhiều người Việt tại miền Nam, nhất là số người dân di cư từ miến Bắc khi cộng sản VN chiếm nửa phía Bắc của đất nước, biết trước những mối nguy hiểm sẽ xảy ra cho họ nếu sống dưới chế độ toàn trị cộng sản. Khoảng 120.000 người dân miền Nam đã kịp thời chạy thoát trước khi toàn bộ miền Nam rơi vào tay đảng CSVN. Đa số người miền Nam trong số đó có nhiều trí thức chuyên viên kỹ thuật không thể thoát kịp, không có phương tiện để di tản đành ở lại với hy vọng những người cộng sản thắng trận cuộc chiến tranh vì ý thức hệ ngoại lai sẽ đối xử với người dân miền Nam như những người Việt bình thường có cùng dòng giống Lạc Hồng, theo tinh thần “Hòa hợp-hòa giải” mà đảng CSVN luôn luôn hô hào trong thời gian xảy ra chiến tranh Quốc cộng.

Một số người, nhất là số trí thức và ngay cả sĩ quan quân lực VNCH có điều kiện di tản trước ngày cả miền Nam lọt vào tay đảng CSVN, đã quyết định không di tản và chấp nhận ở lại với quê hương: “mình nghĩ đất nước thống nhất rồi, cùng là người Việt cả. Việc gì phải chạy đi đâu, đất nước của mình mà. Cùng là anh em dân tộc sao phải bỏ đi đâu” (2). Cách suy nghĩ bình dị rất được trân trọng của người dân và những người có trình độ học thức và có trình độ kỹ thuật. Không những người ở lại có suy nghĩ rất “Việt Nam” mà cũng có một số người tuy đã di tản đến được Hoa Kỳ, đến được bến bờ tự do, và những người đang sống tại Mỹ (100 người) cũng vì tin tưởng vào chiêu bài “Hòa giải hòa hợp” mà đảng CSVN luôn tuyên truyền cổ vũ trước khi cả nước nằm dưới ách thống trị của họ. Đã có hơn 1600 người Việt đến được đảo Guam trong những ngày trước 30/04/2015 quyết định trở về lại Việt Nam trên chiếc tàu hàng Việt Nam Thương Tín. (3)

Hơn 1600 người Việt đã từ bỏ cuộc sống an cư lạc nghiệp tại Mỹ đang chào đón họ, trở về lại quê hương để sống làm người dân của đất nước Việt Nam hòa bình. Nhưng thay vì được đón tiếp trong tình cảm “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và trong tinh thần “Hòa hợp-hòa giải” do chính đảng CSVN lớn tiếng hô hào trong suốt thời kỳ chiến tranh kéo dài 20 năm, thì 1600 bà con này bị bỏ tù, bị phân biệt đối xử ngay sau khi họ bước chân lên bờ. Riêng thuyền trưởng lái tàu VNTT đưa 1600 bà con trở về lại Việt Nam là Trung Tá hải quân Trần Đình Trụ đã bị tù khổ sai (cải tạo) tổng cộng 13 năm trên các trại tù khắc nghiệt cả miền Trung lẫn miền Bắc, và sau khi thoát tù cả gia đình ông lại phải vượt biên trở lại Mỹ (1991). Gia đình ông Trần Đình Trụ thật vô cùng may mắn, được tái sinh lần thứ nhì tại xử sở tự do Hoa Kỳ nhưng đa số bà con trong chuyến trở về trên chiếc tàu hàng VNTT không được may mắn như ông Trần Đình Trụ.

Sách lược xảo quyệt “Hòa hợp-hòa giải” mà đảng CSVN đưa ra chỉ là trò lừa cố hữu của đảng CSVN như họ đã từng áp dụng với người dân miền Bắc từ năm 1954 với kết quả là sự ra đi vĩnh viễn của khoảng nữa triệu người dân từ thành thị đến thôn quê bị đấu tố xử tử trong chiến dịch cải cách ruộng đất trên khắp miền Bắc.

Tại miền Nam, trong những năm từ sau ngày 30/04/1975 đảng CSVN đã cho vào ngăn kéo mỹ từ “Hòa hợp hòa giải” và chính thức phơi bày bộ mặt tàn ác gian manh của đảng CSVN qua hàng loạt hành động trả thù, kiên quyết căm thù người dân miền Nam, qui chụp là tư sản mại bản rồi ngang nhiên cướp đoạt chia nhau các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cửa, tài sản. Họ liên tục phát động các chiến dịch cướp đoạt đánh cùng diệt tận mà họ gọi là cải tạo với nòng súng AK trong tay: cải tạo thương nghiệp, cải tạo công nghiệp, cải tạo nông nghiệp, đánh tư bản phản động,.. Binh lính, sĩ quan, viên chức chính quyền VNCH bị trả thù tàn nhẫn cũng với trò “cải tạo” nhưng thực ra là những nhà tù khổ sai giết người rất thâm độc, giết người không để dấu tích vì thân xác của những người tù Việt Nam Cộng Hòa bị rải khắp nơi trong rừng sâu nước độc trên suốt cả giải đất hình chữ S từ Nam ra Bắc, không mồ không mả không bia, thân xác bị phơi trong gió mưa nên nhanh chóng tiêu tan không còn để lại dấu tích nào để làm chứng cớ tố cáo hành động tội ác diệt chủng của đảng CSVN. So với nạn diệt chủng do cộng sản Campuchia (Khmer đỏ) gây ra tại Cam Bốt bằng cách giết nhanh giết gọn và chôn chất đống thành hố, hành động diệt chủng của đảng CSVN tàn độc hơn về phương cách giết người là hành hạ bốc lột cơ thể của tù nhân để họ chết từ từ vì kiệt sức và bệnh tật không để lại chứng tích. Cả hai đảng CSVN và CSKhmer đều có cùng tội diệt chủng, cả hai đều sát hại chính người dân vô tội của nước họ. CS Khmer đang bị quốc tế xử tội diệt chủng, đảng CSVN cũng sẽ không thoát được tội diệt chủng.

Công sản VN trước quốc tế thì bảo mình “Hòa hợp hòa giải”, nhưng trong nước thì sử dụng hành động gieo rắc “khủng bố, giết chốc”. Đảng CSVN đã đối xử tàn ác với người dân đến mức độ chỉ trong một thời gian ngắn sau 30/04/1975 hằng triệu người dân Việt, tuy với truyền thống là sống với quê cha đất tổ gần mồ mả tổ tiên ông bà, đã phải liều thân bỏ nước ra đi trên những chiếc thuyền thô sơ, mười phần chết chín. Chỉ trong thời gian ngắn vài ba năm sau năm đã có hơn nữa triệu người Việt thoát được đảng CSVN đến được bến bờ tự do, nhưng người dân Việt cũng đã phải trả giá rất đắt về sinh mạng với hằng trăm ngàn nạn nhân bị bỏ mình trên biển Đông. Hiện tượng “thuyền nhân” do đảng cộng sản VN gây ra làm chấn động toàn thế giới nhưng lại làm cho bọn quan chức đảng CSVN trở nên giàu xụ và trở thành bọn tư bản đỏ với tài sản kếch xù từ số nhà cửa tài sản của hằng triệu người Việt tỵ nạn bỏ lại và số vàng bạc phải chung chi cho bọn quan chức cộng sản để được cho vượt biên. Chính Thủ Tướng hiện nay Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian làm trưởng công an tại tỉnh Rạch Giá đã thu nhiều vô số vàng bạc trong các thương vụ bán bải bán bến cho người Hoa, Việt vượt biên. Thủ Tương Tân Gia Ba Lý Quang Diệu đã phải viết thư tố cáo với thủ tướng Anh bà Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân do đảng CSVN gây ra. (4)

Trong khi lãnh đạo CSVN không ngừng hô hào với cộng động người Việt tỵ nạn tại nước ngoài hãy cùng họ “Hòa hợp-hòa giải” thì ban tuyên giáo của đảng CSVN tiếp đầu độc lớp trẻ điên cuồng tôn sùng đảng cộng sản. Thay vì tấm lòng vị tha tôn trọng sự khác biệt đảng CSVN gieo rắc lòng thù hận giữa người và người vào đầu óc non dại của lớp thanh niện trẻ với tuổi đời chỉ đôi mươi vì có sự khác nhau về tư tưởng CS và tư tưởng dân chưa tự do đa nguyên đa đảng. Đảng CSVN công khai cổ vũ nạn kiêu binh “Còn đảng còn mình”, dẫn đến hành động tàn ác vô nhân của bọn công an trẻ tuổi đối với người dân vì họ bị đầu độc tư tưởng chỉ có đảng CSVN được tồn tại thì họ được nhiều bổng lộc. Tệ hại hơn là đảng CSVN đang tạo ra lớp trẻ làm tay sai cho nhóm lợi ích, xem bọn xâm lược Tàu đang cướp quê hương, biển đảo, giết hại ngư dân là ân nhân, là bạn bè thân thiết, là đồng chí với mỹ từ “16 chữ vàng 4 chữ tốt”.

Ngay tại thời điểm này, trong khi phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, hậu duệ của lãnh đạo CS kỳ cựu, lên tiếng hô hào chiếc bánh vẽ “Hòa hợp-hòa giải” thì vẫn còn hàng trăm người bất đồng chính kiến bị ĐCSVN bỏ tù với các bản án tù hằng chục năm, và những người trong nước lên tiếng chống bọn xâm lược Tàu bị công an đảng CSVN giả dạng côn đồ liên tục khủng bố, hành hung dã man (5). Chính ngay tại trường học văn hóa, đảng CSVN cũng gieo rắc lòng thù hận trong đầu óc non trẻ của các em thiếu niên, công khai cổ vũ hành động giết người.(6)

Toàn dân Việt Nam trong ngoài đã nhàm chán màn trình đi diễn lại trò hề rẻ tiền “Hòa hợp-hòa giải” có định hướng là đảng CSVN phải là chủ nhân ông có quyền ban phát ân huệ “Hòa hợp-hòa giải”, với công an “còn đảng còn mình” làm lá chắn và nhà tù làm răn đe.

Không có “Hòa hợp-hòa giải” khi không có bình đẳng về chính trị, khi chỉ có một đảng duy nhất là ĐCSVN lộng hành và lũng đoạn đất nước từ trung ương đến khu xóm, khi một thiểu số 16 đảng viên trong Bộ chính trị và vài trăm đảng viên trong Ban chấp hành trung ương đảng ngang nhiên cướp đoạt toàn bộ quyền con người của tuyệt đại đa số 90 triệu người dân cả nước.(7)

Để có thể sớm thực sự có hòa hợp-hòa giải dân tộc, toàn dân Việt đòi là đảng CSVN:

- Phải chấm dứt độc quyền làm chủ Tổ quốc Việt Nam,

- Phải trả lại quyền làm chủ đất nước thực sự cho toàn dân Việt Nam,

- Phải trả lại quyền điều hành đất nước cho toàn dân Việt Nam,

- Phải trả lại quyền tự do dân chủ và quyền con người cho mọi người Việt Nam không phân biệt chính kiến hay quan điểm chính trị.

02/05/2015



_______________________________________

Tham khảo:

(1) Sự kiện 30 tháng 04 năm 1975

(2) Thượng tá và lính trơn quân lực VNCH

(3) Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm

(4) Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam

(5) Chị Trần Thị Nga bị côn đồ truy sát

(6) Người trẻ hào hứng học làm giao liên: Giấu vũ khí trong bánh giò

Những kẻ vong ơn bội nghĩa

(7) Nghĩ vụn về hoà hợp - hoà giải dân tộc

Một chứng từ của tội lỗi

Nguyễn Tuấn - Cây búa dưới đây được chụp ở Bảo tàng Quân đội Việt Nam (1). Phía dưới kỉ vật có ghi như sau: "BÚA. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". 

Ngoài ra, còn có dòng chữ tiếng Anh: "HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS." (Chú ý phiên bản tiếng Anh sai văn phạm và ngữ vựng rất nhiều, nhưng không có nói đến "Chống Mỹ cứu nước"). Có lẽ không cần nói gì thêm, đây là một chứng từ về tội lỗi trong chiến tranh. 

Nhìn cây búa này và dòng ghi chú làm tôi nhớ đến kỉ niệm chiến tranh thời tôi còn nhỏ ở dưới quê. Lúc đó tôi đã độ 10 tuổi, tức là vào tiểu học rồi. Tôi thường hay theo Má đi chợ làng, cách nhà tôi độ 500 mét. Ở chợ có một bến đò rất tấp nập, nơi người dân đậu xuồng, ghe và vỏ tắc ráng để đem nông sản ra bán. Thỉnh thoảng tôi thấy xác người ở bến đò và người ta bu quanh. Má tôi bằng mọi cách không cho tôi đến gần xem, nhưng về nhà thì tôi nghe chuyện mới biết là có người bị giết chết. Người chết thường bị đập đầu, rồi quăng xuống sông, xác trôi theo lục bình. Lạ một điều là khi đến khu chợ thì mấy xác người "dừng" lại ở đó! Thế là dân làng vớt lên và mai táng. Sau này nghe ca khúc "Bài Ca Dành Cho Những Xác Người" của Trịnh Công Sơn, tôi thấm lắm: 

Xác người nằm trôi sông / phơi trên ruộng đồng 
Trên nóc nhà thành phố / trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ ? dưới mái hiên chùa 
Trong giáo đường thành phố / trên thềm nhà hoang vu

Thời đó, đập đầu là một cách giết người rất phổ biến của mấy người mà người dân quen gọi tắt là "VC". Sợ lắm. Lúc đó tôi có biết VC là gì đâu, mãi đến khi lớn lên mới biết. Hôm nay, nhìn cây búa này, kỉ niệm về những chết chóc thời còn chiến tranh lại ùa về. 

Mới đây, tướng Lê Đức Anh có một bài quan trọng có tựa đề là "Lòng nhân ái làm nên 30/4/1975" trên Vietnamnet (2). Hãy tưởng tượng bạn là nạn nhân của cây búa đó. Không có toà án. Không có biện minh. Không có tranh cãi. Không có lí lẽ. Chỉ có quyết định lạnh lùng của một cá nhân nào đó, và thế là cây búa hành động và máu me, óc mỡ văng tung toé. Mạng người bị cướp đi một cách dễ dàng và tuỳ tiện. Và, man rợ. Cây búa đó và những lời chú thích rất rõ ràng, nói theo ngôn ngữ phản nghiệm (falsificationism) của Karl Popper, thì khái niệm "nhân ái" không phù hợp với cuộc chiến vừa qua. 

Thật khó nghĩ ra một lí do văn minh nào để trưng bày cái búa này trong một viện bảo tàng cấp quốc gia. 

Nguyễn Tuấn
Facebook

(1) Người chụp là Nguyễn Lân Thắng. 

Dân biểu Mỹ giới thiệu dự luật yêu cầu VN cải thiện nhân quyền

Dân biểu Chris Smith chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là 'tệ hại'
Dân biểu Chris Smith chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là 'tệ hại'
Theo VOA-02.05.2015

Các chính trị gia của Mỹ đánh dấu kỷ niệm 40 năm chính quyền Sài Gòn sụp đổ bằng việc giới thiệu dự luật yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi nhận được hỗ trợ.

Với thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán, một nhóm 4 dân biểu Hạ viện Mỹ thuộc cả hai đảng đã giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam để bảo đảm rằng những vấn đề nhạy cảm như nhân quyền không bị 'bán đứt' trong các cuộc đàm phán thương mại.

Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch tiểu ban đặc trách nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là “tệ hại” và vì thế Việt Nam không xứng đáng nhận được những lợi ích thương mại hay hợp tác an ninh mà Washington hứa hẹn.

Ông nói “Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam” và nói thêm rằng cải thiện nhân quyền là điều cơ bản đưa tới quan hệ tốt hơn giữa hai nước.

"Người dân Mỹ không phải cấp tiền cho việc tra tấn hay việc bỏ tù những nhà báo, những nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động quyền người lao động, hoặc những người ủng hộ dân chủ và tự do trên Internet," dân biểu Smith nói.

Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, là người đồng bảo trợ dự luật này ngay từ đầu, hôm 30 tháng 4 ra thông cáo ủng hộ dự luật.

“Dự luật này là trọng yếu trong những nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện tình hình cho người dân Việt Nam,” thông cáo nói.

Kể từ giữa tháng hai Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 blogger, theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Những dân biểu đồng bảo trợ dự luật này còn có Dana Rohrabacher (Đảng Cộng hòa), Zoe Lofgren và Gerald Connolly (cùng Đảng Dân Chủ).

Những dự luật tương tự như dự luật này trong những năm gần đây đã thông qua dễ dàng ở Hạ viện, nhưng bị đình lại ở Thượng viện.

Dự luật này sẽ không ngăn chặn hỗ trợ nhân đạo bao gồm viện trợ lương thực, những nỗ lực làm sạch chất độc da cam, hoặc các chương trình phòng chống HIV/AIDS.

Nguồn: AFP, Chairman Royce's Press Release

Sài Gòn mắc kẹt trong lễ Độc lập


Cao Huy Huân
Theo VOA-30.04.2015

Mấy hôm nay không khí Sài Gòn nhộn nhịp và gấp gáp hơn hẳn. Ngoài đường cờ xanh cờ đỏ tung bay trong tiếng còi cảnh sát, an ninh trật tự hú hét khiến nhiều người bắt đầu cảm thấy sức nóng  của những ngày mừng giải phóng. Có lẽ nhân dịp 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn độc lập, nam bắc thống nhất một nhà nên chính phủ không ngại đầu tư cho những dàn sân khấu, âm thanh, hoa đèn, màn hình, xe di diễu hành, mô hình các kiểu các thể loại…có quy mô phải đến chục ngàn khách chứ chẳng đùa.

Nhìn lại 40 mươi năm độc lập

Mấy đứa trẻ con trên đường đến trường bắt đầu hỏi ba mẹ chúng: “30-4 là gì hả ba?” hay “…hả mẹ?” Ba mẹ chúng cố lách qua những hàng xe đông nghẹt, kẹt tắt đường để rồi trả lời con trẻ một cách ngắn gọn nhất “là ngày miền Nam và miền Bắc sum họp một nhà, nước ta hoàn toàn giải phóng”. Đắng cay là mấy đứa trẻ không chịu buông tha ba mẹ chúng, vẫn cố yêu cầu các bậc phụ huynh giải thích miền Nam là đâu? Miền Bắc là nơi nào? Tại sao bị chia rẽ, và khi thống nhất rồi thì đất nước thật sự có đổi thay?

Bọn trẻ bây giờ lanh lợi. Internet, tivi, báo chí cho chúng kiến thức tưởng chừng là cơ bản, nhưng khi đặt vấn đề thì những người làm cha, làm mẹ cũng phải lúng túng. “Ờ thì đất nước giàu hơn, dân sống sung sướng hơn, trẻ em được học hành tử tế, người già được chăm nom cẩn thận. Đại loại là rất nhiều thành tích”, các vị phụ huynh trả lời được đến đấy đã là may mắn đến hú hồn.

Không may sao được khi trẻ con cũng chỉ dừng ở những câu hỏi ngây ngô và dễ bị người lớn  lừa gạt (một cách tương đối) như thế. Chúng chẳng hề nhận ra lớp học của chúng đang quá tải, và nhiều đứa trẻ trong số chúng là nạn nhân của một nền giáo dục với nhiều điểm ủ mục, điển hình như quá tải kiến thức, học nhồi nhét trong những ngôi trường chật hẹp, dưới sự dạy dỗ của không ít người làm thầy, làm cô nhưng chưa bao giờ có tâm thật sự với nghề bởi lương thì thấp còn vật giá cứ mãi leo thang.

Nhưng ông bà chúng, và đôi khi ba mẹ chúng thì lại thấm hơn bao giờ hết. Đó là những ngày người Sài Gòn từ kinh tế thị trường lại quay về thời bao cấp, để rồi phải thiếu gạo ăn dù bản thân Sài Gòn lại sống cạnh khu vực vốn được xem là chén cơm của nhiều quốc gia châu Á. Đó là những ngày ăn cơm độn khoai mì, khoai lang, bắp ngô… để đối đầu với cấm vận từ Mỹ. Hay đó là những ngày mà Sài Gòn, vốn từng là hòn ngọc viễn đông, bắt đầu trở nên đông đúc hơn một cách vô tội vạ do người dân lũ lượt kéo nhau vào đất Sài Gòn vì đây là “đất lành chim đậu”. Nhưng thực tế nhìn lại, hạ tầng, cơ sở vật chất vẫn cứ nghèo hoài.

Nếu tôi nói trên tầm vĩ mô hơn, Sài Gòn – vốn từ một chỉ điểm địa lý của nhiều nước về thương mại, du lịch… - thì nay đã thu nhỏ khiêm tốn thành một Sài Gòn đậm chất địa phương với hàng loạt những bế tắc: nạn kẹt xe, ô nhiễm, ngập nước, trộm cướp,… Và tất nhiên, khi Singapore chưa mất đến 50 năm để từ một hòn đảo vốn chẳng có tài nguyên mà chỉ có “sức người” trở thành một trung tâm kinh tế tài chính của châu Á = hay còn gọi là rồng châu Á - thì đến nay Việt Nam sau 40 năm độc lập hàng tá vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội vẫn còn là những bài toán chưa có lời giải đáp.

Và hàng trăm nỗi lo

“Không lo sao được khi mất 40 năm, các thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn quá nhiều thứ phải quan tâm và chia sẻ nhưng không có bất kỳ gợi ý thỏa đáng nào”, tôi ngồi nói vu vơ với vài ba đứa bạn. Một thằng bạn ngắt lời “mày lo gì xa thế, lo kia kìa” – nó chỉ sang giàn sân khấu, âm thanh khủng cùng đội ngũ cộng tác viên trước Dinh Độc Lập kéo dài gần hết con đường Lê Duẩn chào mừng 40 năm ngày độc lập.

Tôi hỏi “có gì phải lo?” Thằng bạn cười nhạt rồi nói “tao lo sau chương trình, khi người ta chưa kịp tỉnh tâm suy nghĩ về chuyện gì vừa mới diễn ra, thì lại phải chết ngất với số tiền khủng mà chương trình đã bỏ ra, vốn cũng là tiền của dân tích góp”. Kinh nghiệm cho thấy nhiều vị quan chỉ tiết lộ số vốn của các dự án xã hội ngay sau khi chương trình kết thúc, đẩy dân vào thế đã rồi, chẳng cần dân phản biện hay lý lẽ.  Con số tiền ấy có khi lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Một cách hình tượng hóa, số tiền ấy có khi được quy ra thành nhiều nhà ở, trường học, trang thiết bị bệnh viện, dự án xã hội, giúp trẻ em vượt khó… Nhưng vào hội hè thì số tiền ấy cũng chẳng khác gì “chuyện tình một đêm” – một đi không trở lại.

Chẳng phải mới đây để “nhớ ơn mẹ Việt Nam anh hùng” ở Quảng Nam, các bác cũng xây tượng đài các mẹ hơn 400 tỷ đồng mà đến khi khánh thành tượng đài thì dân mới tá hỏa vì cái giá phải trả. Chiến tranh và tội ác đã cướp đi gia đình và cả cuộc đời của các mẹ anh hùng. Nhiều người mẹ còn sống ở đời nhưng tâm hồn đã “chết” từ lâu – vốn chẳng thể vì một cái tượng đài bằng gạch đá có thể bù đắp được. Đó là chưa kể, phần lớn mẹ Việt Nam anh hùng vẫn sống đời cơ cực, đến một mái nhà ấm cúng, một bữa ăn đàng hoàng cũng còn bấp bênh, gập ghềnh đến chua xót. Cũng chẳng còn ai đủ sức để đến xem tượng đài khổng lồ, để rồi chẳng còn nước mắt để rơi. Các mẹ cần một cuộc sống thảnh thơi, thực tế hơn vào những phút cuối đời, chứ không phải một cuộc đời mỉa mai theo kiểu “sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi”.

Bản thân tôi cũng chợt thấy lo, cũng như tượng đài mẹ anh hùng, chẳng biết bao nhiêu người đủ tâm trí để đến dự chương trình mà bản thân họ chẳng biết phải trả bao nhiêu tiền cho show diễn ấy. Và rồi cũng chẳng biết có bao nhiêu anh hùng chiến trường xưa, nhiều người trong số đó vẫn nặng chuyện cơm áo gạo tiền, tất bật giữa một cuộc sống ngày càng khắc nghiệt, còn đủ tâm huyết để về Sài Gòn hồi tưởng ký ức hào hùng khi xưa? Họ cần một ngày lễ thân mật, ấm áp và một cuộc đời được các quan sòng phẳng.

Còn nhỏ bạn tôi thì lại lãng mạn hơn. Nó bảo “tao lo cho hình ảnh Việt Nam sẽ bị bêu riếu trên báo chí quốc tế sau khi tiệc tàn’”. Đó là hình ảnh một bãi chiến trường đầy rác và rác mà ban tổ chức chẳng màn để ý và không đủ sức để quản lý, để rồi “những người áo cam” phải vất vả cả đêm cho đến hết ngày hôm sau để dọn dẹp. Nhiều lần như thế, chúng tôi cũng đâm ra hoảng và lấy làm xấu hổ.

Cả bọn đang lơ mơ thì còi xe, âm thanh báo âm ĩ giờ “cấm đường” diễn tập 30-04. Cả bọn lủi thủi dẫn xe, rồ máy rồi chẳng ai nói với ai câu nào, chúng tôi trở về nhà giữa hai hàng đèn hoa rực rỡ màu giải phóng. Và rồi vừa ra khỏi vòng vây của hàng trăm cảnh sát cơ động, mắt chúng tôi tối sầm lại khi giao thông ngoại vi tê liệt. Trên đầu trời không một ánh sao, dưới đất kèn bóp inh ỏi đến nhức óc. Rất nhiều người chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra khiến xe của họ kẹt cứng. Thấp thoáng vài ba người kháo tai nhau “Cấm đường vì 30-04”.

Đất nước vẫn đang mắc kẹt bởi hàng tá những thứ không mấy hay ho, thì có sá gì chuyện kẹt xe. Nghĩ vậy mà tự an ủi để rồi chạy về cho kịp trước khi bị cảnh sát cơ động giữ chân kiểm tra hành chính.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đu dây đến bao giờ?

Vietnam China
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-01.05.2015

Trước khi đi Mỹ, Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc trước. Điều đó đã thành lệ. Cái lệ ấy cho thấy một chính sách của Việt Nam hiện nay: đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ; với Trung Quốc, người ta chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh; với Mỹ, người ta cũng áp dụng chiến thuật tương tự, vừa phê phán vừa làm hoà.

Trong quá khứ, suốt thời chiến tranh Nam - Bắc, chính quyền Miền Bắc đã từng áp dụng chính sách ngoại giao đu dây như thế giữa Liên Xô và Trung Quốc. Tuy cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đầy những hục hặc và căng thẳng, ai cũng có lập trường và tham vọng riêng. Miền Bắc ở giữa, chiều bên này chút, chiều bên kia chút; cả hai đều thoả mãn và ra sức viện trợ miền Bắc cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc. Nhiều người cho chính sách ngoại giao ấy là khôn khéo và được thực hiện một cách tài tình.

Thật ra, cuộc đu dây ấy không quá khó. Lúc ấy, Liên Xô và Trung Quốc tuy bất hoà nhưng cả hai đều có một lý tưởng chung: chủ nghĩa xã hội; một kẻ thù chung: Mỹ, và một mục tiêu chung: chống lại Mỹ. Việt Nam được xem là điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và khối xã hội chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà giới lãnh đạo Hà Nội thời ấy tuyên bố: “Chúng ta chống Mỹ là chống cho cả Liên Xô và Trung Quốc”. Đến khi Trung Quốc bắt tay với Mỹ và đặc biệt đến khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trận đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc, chiến lược đu dây của Hà Nội trở thành vô hiệu, Việt Nam bắt buộc phải chọn lựa một trong hai, và họ đã chọn Liên Xô. Việc chọn lựa ấy biến Việt Nam trở thành kẻ thù của Trung Quốc và hậu quả là Trung Quốc giúp đỡ Pol Pot chống lại Việt Nam; đến lúc Pol Pot thất bại, Trung Quốc trực tiếp tấn công Việt Nam.

Liệu bây giờ một chính sách đu dây như vậy có thể thành công như trước?

Tôi nghĩ là không.

Với Việt Nam trước 1975, cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều là đồng minh. Đu dây giữa hai đồng minh, dù hai đồng minh ấy có mâu thuẫn với nhau, dù sao cũng dễ hơn là đu đây giữa một kẻ thù và một người có khả năng là đồng minh.

Giới lãnh đạo Việt Nam có thể xem Trung Quốc không hay chưa phải là kẻ thù nhưng Trung Quốc thì chắc chắn xem Việt Nam là kẻ thù nếu Việt Nam ngăn cản chính sách ngoại giao “Một vành đai và một con đường” (One belt and one road) của họ. “Vành đai” hay còn gọi là con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ (Silk Road Economic Belt) bắt đầu từ vùng Tây bắc Trung Quốc kéo dài qua Unrumqi đến Trung Á, băng qua phía bắc Iran rồi chuyển hướng sang phía tây qua Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ; từ Istanbul, nó vượt qua eo biển Bosphorus đến châu Âu, bao gồm Đức và Hà Lan rồi kết thúc ở Venice, Ý. “Con đường” hay còn gọi là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road) bắt đầu từ phía nam Trung Quốc, băng qua Biển Đông đến eo biển Malacca tới các quốc gia như Ấn Độ và Kenya và chuyển sang hướng bắc vào Hồng Hải và Địa Trung Hải qua vùng Horn of Africa và cuối cùng gặp con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ ở Venice.

Để thực hiện chiến lược một vành đai và một con đường ấy, Trung Quốc cố gắng vận động sự hợp tác của các quốc gia liên hệ. Tuy nhiên chặng đầu tiên của con đường tơ lụa trên biển, tức Biển Đông, thì Trung Quốc chủ trương chiếm đoạt. Họ nhiều lần tuyên bố thẳng thừng điều đó: đó là “sân nhà” của họ, là “quyền lợi cốt lõi” của họ. Nói cách khác, không còn gì nghi ngờ nữa cả, bằng mọi cách Trung Quốc phải giành quyền làm bá chủ Biển Đông, tức chiếm khoảng hơn 80% lãnh hải của Việt Nam.

Chiến lược của họ là giành từ từ, từ từ, kiểu cắt lát salami (salami-slicing strategy) hay nói theo tiếng Việt là tằm ăn dâu, trước hết là giành đảo, sau đó là tái tạo đảo, biến đảo hoang hoặc bãi đá thành nơi có thể sinh sống hoặc có thể đặt căn cứ quân sự – như điều họ đang làm hiện nay, từ đó, hợp thức hoá con đường lưỡi bò họ đã tuyên bố, cuối cùng, thành lập vùng nhận diện hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò ấy. Điều nguy hiểm của chiến lược tằm ăn dâu này là nó có thể chiến thắng một cách mặc nhiên, nghĩa là, chỉ cần các quốc gia liên hệ, từ Việt Nam đến Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, không làm gì cả. Trong trường hợp này, bất động hoặc chỉ lên án suông, là thất bại. Là mất trắng cả vùng biển lẫn vùng trời.

Dĩ nhiên Mỹ không thể khoanh tay nhìn Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông một cách dễ dàng như vậy. Biển Đông, với Mỹ, có ý nghĩa chiến lược lớn về cả kinh tế lẫn quân sự và chính trị. Đó là một trong vài con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới. Hơn nữa, chiếm Biển Đông, Trung Quốc có thể uy hiếp các quốc gia Đông Nam Á, làm chính sách tái cân bằng châu Á (rebalance to Asia) của Mỹ bị phá sản.

Nếu Trung Quốc có thể chiến thắng trên Biển Đông chỉ với điều kiện các nước liên hệ không làm gì cả, điều Mỹ quan tâm nhất chính là sự bất động của các nước ấy. Bởi vậy, với họ, chính sách đu đây của các nước, đặc biệt Việt Nam, là một điều không thể chấp nhận được.

Nói cách khác, với Trung Quốc, đến một lúc nào đó, Việt Nam cần một thái độ dứt khoát để khỏi mất Biển Đông một cách mặc nhiên; và với Mỹ, Việt Nam cũng cần có một thái độ rõ ràng để có thể hình thành một liên minh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Một chính sách đu dây, do đó, chỉ có tính nhất thời. Không thể kéo dài mãi được.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.