Wednesday, January 18, 2017

Diễn biến mới ở Biển Đông, ai hưởng lợi?

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ 2017-01-03  
Ảnh chụp hôm 23/12/2016 tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận trong vùng biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc.
Ảnh chụp hôm 23/12/2016 tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận trong vùng biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc.  AFP photo
Biển Đông tiếp tục là một trong những khu vực nóng của thế giới. Một số diễn biến mới nhất có mang tính bất ngờ không, ai được hưởng lợi nhất vào lúc này và Việt Nam đang có những động thái gì để bảo vệ lãnh hải?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Khoa Sử, Đại học Maine ở Hoa Kỳ nhận định:
Bây giờ vẫn còn sớm để nói chắc chắn là ai có thể hưởng lợi nhất bởi vì hiện nay còn đang cạnh tranh về chuyện của nước Mỹ như chuyện sắp lên làm tổng thống của ông Trump, nên chính sách ngoại giao chưa rõ ràng, thành ra Trung Quốc có vẻ đang ‘nắn gân’ ông ấy, như đưa tàu sân bay vào Biển Đông. Tôi nghĩ là về lâu về dài, các nước trong khu vực họ sẽ phản ứng. Thế nên cũng rất là khó,  Đông Nam Á chẳng hạn, hay tổng thống Duterte khi Philippines làm chủ nhà ASEAN lúc đó có thái độ như thế nào, thì mình sẽ hiểu và sẽ biết tình hình như thế nào. Nhưng mà tôi nghĩ rằng sau phán quyết của tòa án PCA, Trung Quốc có làm dữ cũng không có thể làm gì hơn, tôi nghĩ thế giới sẽ phản ứng.
Gia Minh: Như giáo sư vừa nhắc rằng Philippines sẽ làm chủ tịch luân phiên của ASEAN, thái độ của tổng thống Duterte cũng bất chừng, nhưng mà mới ngày đầu năm tân đại sứ của Philippines ở Bắc Kinh nói rằng Manila cần có những thay đổi cơ bản về chiến lược, có nghĩa là phải cân bằng chứ không thể để nghiêng về phía Mỹ như lâu nay?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Ông ấy nói thì cũng đúng, thật ra lâu nay không có Mỹ bảo vệ Philippines thì sẽ rất nguy hại cho Philippines, cho nên tôi nghĩ là lúc này chưa có gì thì nói như vậy được, nhưng khi có sự cố tôi nghĩ là Philippines sẽ chạy lại với Mỹ, chứ không thì khó có ai có thể bảo vệ Philippines lắm, nhất là vùng sát đất liền nếu Duterte hay Philippines mà nhượng bộ thì sẽ rất nguy hiểm.
Gia Minh: Còn phía Việt Nam vừa qua cũng có những thông tin, những hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã trang bị vũ khí ở những đảo đá mà Việt Nam đang chiếm giữ. Giáo sư có thấy những động thái của Việt Nam như vậy chứng tỏ sự cương quyết của chính phủ Hà Nội trong việc bảo vệ chủ quyền trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ rằng đây chỉ là hành động chứng tỏ rằng nếu Trung Quốc đẩy mạnh thì Việt Nam sẽ sẵn sàng bảo vệ mình, và khi Việt Nam bảo vệ thì lẽ đương nhiên cả biển Đông sẽ dậy sóng, mà khi biển Đông dậy sóng thì sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều nước chứ không phải mình Việt Nam. Khi Việt Nam bị ép lắm thì Việt Nam cần có sự bảo vệ, nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam chỉ làm như vậy thôi, ngoài cái động thái để cho thế giới để ý này, động thái này cũng để cho mọi người biết rằng Việt Nam sẵn sàng bảo vệ anh ninh của Việt Nam, mà thật ra là bảo vệ an ninh tốt nhất trên đất liền của Việt Nam chứ không phải ở trên biển Đông. Biển Đông rất lớn, bảo vệ an ninh của Việt Nam ở biển Đông chỉ là sự nhỏ thôi. Tôi nghĩ là cách gây sự chú ý của nhân dân Việt Nam ra khỏi các vấn đề gây khó khăn cho dân các nước.
Việt Nam chuẩn bị gì?
000_JK0PJ-400.jpg
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc J-15 trên boong tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập quân sự trên Biển Đông hôm 2/1/2017. AFP photo
Gia Minh: Trung Quốc cũng triển khai vũ khí ở 7 đảo nhân tạo mà họ xây dựng lên, mà nó rất gần nhau như vậy thì so sánh lực lượng giữa 2 phía thì giáo sư thấy rằng nếu mà cùng chạy đua trang bị quân sự hóa thì có hiệu quả không ạ?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Những máy bay mà Trung Quốc sử dụng thì có thể bắn phá những vùng mà Việt Nam đang chiếm một cách rất là nhanh. Nhưng mà nhìn chung về vũ khí mà Trung Quốc đưa lên những đảo mà Trung Quốc bồi đắp thì tôi nghĩ cách này để nói cho Mỹ biết rằng nếu mà các anh vẫn còn đi vào khu vực này của tôi đây thì chúng tôi sẽ làm lớn đó, để thị oai với Mỹ, nếu mà được thì cũng làm cho các nước khác sợ không dám để ý tới vấn đề phán quyết của PCA.
Trung Quốc có sẵn dự tính là những vùng nào Trung Quốc đã chiếm và bồi đắp thì nghĩa là với Trung Quốc, những vùng đó không có ai đe dọa được. Tôi nghĩ trong tương lai gần Việt Nam phải kiện Trung Quốc, kiện Trung Quốc về vấn đề Trung Quốc không theo phán quyết của PCA.
Gia Minh: Giáo sư căn cứ vào những dấu hiệu gì để có thể đưa ra khả năng này, thưa giáo sư?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tháng 8 vừa qua khi tôi về Việt Nam họp một hội thảo về biển Đông thì tôi có gặp một số người làm chính sách Việt Nam, họ cho tôi biết là Việt Nam đã chuẩn bị rất là nhiều tình huống nhưng mà trong lúc mà tôi đang nói chuyện với họ thì họ thấy là chưa đúng lúc. Ngược lại thì tôi nói rằng phải làm nhanh chứ chờ tới lúc nào. Theo như nói chuyện với những người này thì tôi thấy việc chuẩn bị là khá kỹ. Vấn đề mà Reuters đưa về chuyện Việt Nam đưa các hỏa tiễn mua của Israel ra các đảo, những người có chức lớn nhất của Việt Nam, tôi không nói tên làm gì, nói là có nhưng chỉ là tập thôi chứ không dại gì đặt hỏa tiễn ở đó, họ vào thả bom, bắn vào là mất hết. Thì nếu mà họ tập thì họ cũng có chuẩn bị, nhưng còn chính sách như thế nào thì mình chưa rõ.
Gia Minh: Chân thành cám ơn giáo sư Ngô Vĩnh Long.

Đồng bằng sông Cửu Long: Thiên đường đã mất

Kính Hòa, phóng viên RFA 2017-01-18  
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhìn ra cửa sổ máy bay khi bay ngang vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm 14/1/2017 trong chuyến thăm Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhìn ra cửa sổ máy bay khi bay ngang vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm 14/1/2017 trong chuyến thăm Việt Nam.  AFP photo Đồng bằng sông Cửu Long: Thiên đường đã mất 
Ô nhiễm mới và cũ
Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với diện tích khoảng 30 ngàn cây số vuông, được biết là một vùng nông nghiệp trù phú của Việt Nam, sản xuất nhiều lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên nền nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã không phát triển mạnh trong những năm gần đây. Vùng đất này lại đang gặp những khó khăn mới từ ô nhiễm môi trường do công nghiệp hóa đang diễn ra nơi đây. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Cần Thơ cho biết:
Chúng ta biết rằng sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đến mức tối đa. Đất nông nghiệp đã được sử dụng gần hết, thậm chí tăng thêm số vụ, vì diện tích không tăng được nữa. Trong khi đó thì người nông dân vẫn còn nghèo, áp lực dân số gia tăng, mùa màng thất thường, thiên tai,… làm cho vùng nông thôn khó phát triển. Hướng phát triển cho một số tỉnh thành là người ta mở rộng các khu công nghiệp. Ở đồng bằng sông Cửu Long, phát triển công nghiệp đã hình thành, nguy cơ về ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải, đã được lưu ý. Chúng tôi đã cảnh báo một số nhà máy có thể gây ô nhiễm.”
Chúng ta biết rằng sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đến mức tối đa.
-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Một nhà máy mà Tiến sĩ Tuấn cảnh báo là nhà máy giấy của Trung Quốc Lee & Man đang xây dựng tại tỉnh Hậu Giang. Tờ báo mạng chuyên về vùng châu Á Thái Bình Dương là Diplomat trích lời ông Tuấn nói rằng nhà máy này sẽ sử dụng các nguồn nguyên liệu là giấy thải, cho nên qui trình chế biến sẽ có thể gây ô nhiễm trên diện tích rộng hai dòng chính của sông Cửu Long là Tiền Giang và Hậu Giang.
Áp lực dân số mà ông Lê Anh Tuấn đề cập cũng tạo nên một nguồn ô nhiễm lớn tại các đô thị đang phình ra của vùng đồng bằng, đó là rác thải. Tiến sĩ Tuấn cho chúng tôi biết việc xử lý rác thải tại đồng bằng sông Cửu Long rất khó khăn vì đất thấp rất gần mạch nước ngầm nên chôn rác không được tiện lợi. Việc áp dụng các phương pháp phân loại rác, tái chế rác hữu cơ làm phân bón có được tiến hành nhưng trên bình diện nhỏ, và chậm chạp.
Một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ là ông Nguyễn Minh Quang trích lời một giáo viên sống ở vùng đồng bằng Cửu Long rằng hiện nay không thể sử dụng nước ngầm hoặc nước của các dòng sông để uống nữa vì ô nhiễm thải ra từ các nhà máy.
Ô nhiễm tăng mạnh vào mùa khô khi thiếu nước mưa và một lượng nước lớn của sông Cửu Long bị ngăn lại trên thượng nguồn, không thể chảy về xuôi để rửa đi ô nhiễm từ con người cũng như nhiễm mặn, nhiễm phèn do điều kiện tự nhiên.
Ngoài những nguồn ô nhiễm mới do công nghiệp hóa mang lại, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn còn cho biết là tại các vùng chuyên nuôi cá, thâm canh lúa cũng bị ô nhiễm do sử dụng nhiều hóa chất.
Hiện vẫn chưa có thống kê riêng biệt về thiệt hại do ô nhiễm môi trường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội thì ô nhiễm môi trường đang là một thách thức rất lớn cho Việt Nam.
“Thiệt hại về ô nhiễm môi trường của Việt Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là một năm có thể gây ra thiệt hại âm 5,2% Tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam, và đấy là một mức thiệt hại rất lớn đối với Việt Nam.”
Trong năm 2016, thảm họa môi trường do nhà máy Formosa của người Đài Loan gây ra ở vùng biển miền Trung được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bế tắc
000_8M53T-400.jpg
Một con kênh khô hạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long hôm 8/3/2016. AFP photo
Ngày 9 tháng 1 năm nay, báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh có một bài phóng sự về việc hàng chục ngàn người dân tại vùng Đồng bằng miền Tây sông Hậu bỏ xứ đi kiếm ăn. Có hai nguyên nhân, thứ nhất là nông nghiệp không mang lại đủ công ăn việc làm cho một dân số đang tăng lên.
Thứ hai là ô nhiễm môi trường. Ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải được báo Tuổi trẻ trích lời thừa nhận rằng môi trường suy thoái ở tỉnh Cà Mau đã làm cho việc trồng lúa nuôi tôm của người nông dân trở nên rất khó khăn.
Đứng trước những khó khăn về môi trường và kinh tế hiện nay, đã có những đề nghị là vùng đồng bằng sông Cửu Long nên giảm đi lượng lúa sản xuất mà chuyển sang việc trồng các loại cây khác bán có giá hơn, hoặc là sản xuất gạo hữu cơ rất được giá ở thị trường các quốc gia phát triển. Nhưng dường như người nông dân Việt Nam đang bị các đồng nghiệp láng giềng ở Campuchia qua mặt khi gần đây gạo hữu cơ của nước này đang bắt đầu tiến vào thị trường phương Tây, chưa kể những nông dân Thái Lan đã tiến xa từ lâu.
Việc phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nhân công ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết nhưng nếu không có liên quan đến nền kinh tế nông nghiệp của nó có thể kéo theo những bất ổn về môi trường và xã hội trong tương lai.
-Ông Nguyễn Minh Quang
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết là do sản xuất thâm canh lúa trong một thời gian lâu, những cánh đồng ở đồng bằng Cửu Long bị kiệt sức so với ruộng đất bên Cam Pu Chia, khó thể áp dụng việc sản xuất các loại sản phẩm hữu cơ chất lượng cao.
Đó là về mặt kỹ thuật, nhưng một nguyên nhân quan trọng khác được tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn đưa ra trong thời gian gần đây giải thích việc cản trở sức sản xuất của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chính là những chính sách. Hiện nay với chính sách hạn điền, người nông dân vùng sông Cửu Long không thể áp dụng khoa học kỹ thuật trên những mảnh ruộng quá nhỏ bé, ngoài ra do không có quyền làm chủ mảnh đất của mình vì về nguyên tắc đất đai là do nhà nước quản lý, người nông dân không muốn xúc tiến những dự án đầu tư dài lâu.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết ông đã từng viết báo đề nghị mở rộng hạn điền cũng như tăng quyền sở hữu cho nông dân. Ông nói tiếp:
Tuy nhiên để làm được điều đó thì nó đòi hỏi một sự thay đổi rất lớn trong chính sách đất đai của chính phủ Việt Nam. Và đặc biệt là luật đất đai phải được sử đổi, vì luật đất đai vẫn chưa đặt ra vấn đề mở rộng diện tích hạn điền hay thừa nhận những người chủ trang trại, điền chủ, hay địa chủ,… những từ ngữ đó vẫn chưa phổ biến trong luật pháp Việt Nam.”
Một chuyên gia kinh tế khác là ông Bùi Kiến Thành, trong một lần trao đổi với chúng tôi cho rằng nguyên tắc sở hữu toàn dân về ruộng đất đã lỗi thời cần phải thay đổi. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng sắp tới đây Việt Nam chắc phải có thay đổi nhưng ông không biết là mức độ thay đổi sâu rộng đến đâu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Quang của Đại học Cần Thơ cảnh báo rằng việc phát triển công nghiệp sử dụng nhiều nhân công ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết nhưng nếu không có liên quan đến nền kinh tế nông nghiệp của nó có thể kéo theo những bất ổn về môi trường và xã hội trong tương lai.

Xây nhà máy điện chạy bằng than ở Vũng Áng

RFA 2017-01-18  
Khói được thải ra từ một nhà máy điện chạy bằng than ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hôm 25/4/2014.
 Khói được thải ra từ một nhà máy điện chạy bằng than ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hôm 25/4/2014.  AFP photo
Một nhà máy nhiệt điện sử dụng than với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD sẽ được xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh. Tin từ Việt Nam ghi nhận hôm 18/1.
Tổng Cục Năng lượng thuộc Bộ Công thương vừa ký thỏa thuận BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao) nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất đợt đầu 1.200MW. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 và đối tác nước ngoài Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản. Theo kế hoạch, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 sẽ phát điện vào năm 2021 và sử dụng nguồn than nhập khẩu.
Nhiệt điện chạy bằng than được cho là gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay trên cả nước có 20 nhà máy điện chạy than đang vận hành với tổng công suất lắp máy hơn 13.000 MW. 20 nhà máy nhiệt điện vừa nói sử dụng khoảng 45 triệu tấn than mỗi năm. Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15 triệu tấn/năm.

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa

Thông tín viên RFA tại Việt Nam 2017-01-18  
Người dân tưởng niệm những chiến sĩ hải quân bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 với hải quân Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 19/1/2014 tại Hà Nội.
 Người dân tưởng niệm những chiến sĩ hải quân bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 với hải quân Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 19/1/2014 tại Hà Nội.  AFP photo
Cách đây đúng 43 năm, ngày 19/1/19744, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị rơi vào tay Trung Quốc sau khi lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thất thủ trước đợt tấn công từ phía hải quân Trung Quốc.
Suốt một thời gian dài, trận hải chiến lịch sử đó không được nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến một cách chính thống. Trong mấy năm gần đây, một số nhân sĩ, trí thức và giới hoạt động trong nước công khai tưởng niệm tri ân 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải bỏ mình trong cuộc chiến giữ biển đảo của tổ quốc đó. Tuy nhiên hoạt động vinh danh những người lính anh dũng hy sinh vì lãnh thổ quốc gia như thế không những không được ủng hộ mà còn bị cản phá mạnh mẽ.
Ngày 14 tháng 1, nghệ sỹ Kim Chi công khai trên mạng xã hội Facebook thư ngỏ kêu gọi cả nước tham gia những hoạt động nhằm tưởng nhớ đến những anh hùng tử sĩ đã hi sinh mạng sống để bảo vệ đất nước qua ít nhất ba cuộc chiến gần nhất là hải chiến Hoàng Sa, cuộc chiến biên giới phía bắc và trận Gạc Ma.
Tại khu vực miền nam, sau đó không lâu cũng có thông báo thắp hương cho các tử sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974.
Chúng ta không biết ơn những người ngã xuống thì còn biết ơn ai?
- Nghệ sĩ Kim Chi 
Nghệ sĩ Kim Chi trình bày lý do công khai thư ngỏ:
“Chúng ta không biết ơn những người ngã xuống thì còn biết ơn ai? và khi chúng ta tôn vinh những người đó có nghĩa là nhắc nhớ con cháu, những người nối tiếp phải tiếp tục sự nghiệp đó, nên tôi nghĩ đã là người Việt Nam uống nước phải nhớ nguồn do đó xuất phát từ tinh thần chúng tôi làm thư ngỏ kêu gọi tinh thần đó.”
Cựu chiến binh Phan Trọng Khang cũng có ý kiến về việc cần phải có cuộc tưởng niệm như thế.
“Dù ai chăng nữa, đảng phái nào chăng nữa đã là người Việt Nam thì phải biết trân trọng những tính mạng xương máu của đồng bào mình đã hy sinh vì sự trọn vẹn của tổ quốc chúng ta.”
Tuy nhiên, các hoạt động nhằm tưởng nhớ công ơn của những người lính đã hi sinh để bảo vệ Hoàng Sa cũng như nằm xuống trong những trận chiến bảo vệ tổ quốc khác thường bị phía nhà cầm quyền cản trở.
Nữ nghệ sĩ Kim Chi kể lại thực tế xảy ra đối với buổi lễ tưởng niệm, vào năm ngoái ở Hà Nội.
“Tôi, chính tôi từng đi những cuộc như thế ở Hà Nội và từng bị các dư luận viên đánh phá xấc xược nhảy vào nói láo nói bậy, rồi giằng những khẩu hiệu băng rôn của chúng tôi.”
Chính quyền lo sợ gì?
Nhận định về lý do vì sao cơ quan chức năng lúc đầu cử những nhóm được mệnh danh là ‘dư luận viên’ đến phá; và gần đây chính công an sắc phục ra mặt ngăn chặn các nhóm tổ chức lễ tưởng niệm chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc trong ba cuộc chiến Hoàng Sa, biên giới phía bắc và Gạc Ma; anh Nguyễn Chí Tuyến nói:
“Sau khi Hội nghị Thành Đô 1990 thì phía nhà cầm quyền không muốn nhắc đến những cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược cũng như bành trướng của nhà cầm quyền TQ, nên nhà cầm quyền VN hiện tại đều có những động thái là không muốn cho người dân làm những việc như vậy, mặc dù những việc đó theo quan điểm cá nhân tôi cũng như nhiều người dân là việc chính đáng.”
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cũng có nhận định:
“Tôi cho rằng họ rất sợ các nhà hoạt động dân sự mà họ không kiểm soát được nên họ ngăn chặn họ tìm cách dẹp ngay từ đầu bởi vì những hoạt động xã hội dân sự đó một sẽ xảy ra biểu tình, hai gắn kết mọi người và những người khi lên tiếng phản đối họ nhiều quá thì họ khó cai trị đất nước.”
Tôi cho rằng họ rất sợ các nhà hoạt động dân sự mà họ không kiểm soát được nên họ ngăn chặn họ tìm cách dẹp ngay từ đầu...
- Lã Việt Dũng 
Tương tự là ý kiến của cựu chiến binh Phan Trọng Khang:
“Họ muốn ngăn chặn này là tạo ra ranh giới giữa những người Việt Nam ở chính quyền khi xưa và những người Việt Nam hiện nay đang ở trong nước, hay nói khác đi là không trân trọng sự hy sinh của đồng bào chiến sĩ của Việt Nam mình dù bất kể ở chiến tuyến nào mà người ta lo cho đất nước Việt Nam thì đây là điều không chính đáng.”
Trước biện pháp ngăn chặn của chính quyền Hà Nội và cơ quan chức năng đối với những nhân sĩ, trí thức và giới hoạt động xã hội trong những hoạt động vinh danh anh hùng- liệt sĩ bỏ mình để bảo vệ tổ quốc, nữ nghệ sĩ Kim Chi đưa ra cảnh báo về nguy cơ đang hiện rõ:
“Trong suy nghĩ của tôi, một chế độ mà sử dụng những con người không có tấm lòng không có trình độ thì tôi rất mừng vì sự tồn tại đó không được lâu nữa đâu, khi xử dụng những con người như thế để bảo vệ một chế độ.”
Vào ngày 17 tháng 1, chỉ hai hôm trước ngày kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa; một số nhà hoạt động tại Sài Gòn đến Nghĩa Trang Bình An ở Bình Dương làm lễ tưởng niệm những anh hùng bỏ mình cho đất nước, họ bị lực lượng công an đến gây khó như thường gặp bấy lâu nay.

Giới trẻ biết về ngày mất Hoàng Sa như thế nào? ?

Cát Linh, phóng viên RFA 2017-01-18  
Người dân tưởng niệm 75 chiến sĩ hải quân bỏ mình trong cuộc hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc hôm 19/1/1974. Ảnh chụp hôm 19/1/2014 tại Hà Nội.
Người dân tưởng niệm 75 chiến sĩ hải quân bỏ mình trong cuộc hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc hôm 19/1/1974. Ảnh chụp hôm 19/1/2014 tại Hà Nội.  AFP photo Giới trẻ biết về ngày mất Hoàng Sa như thế nào? 
Họ đã biết bằng cách nào
Biến cố ngày 19/1/1974 cùng với 75 chiến sỹ hải quân QLVNCH tử trận trong trận hải chiến gìn giữ đảo Hoàng Sa do Trung Cộng xâm lược đã trở thành một ngày lịch sử đối với rất nhiều người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này chưa từng được giảng dạy trong những chương trình giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ sau này. Nhưng, những người trẻ ấy vẫn tìm đến lịch sử để biết về sự thật của lịch sử.
“Theo em được biết ngày 19 tháng 1 là ngày của trận chiến Hoàng Sa, Việt Cộng Hoà và Trung Quốc 1974. Cũng là ngày tưởng nhớ các tử sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến 1974.”
Có những bạn qua truyền thông mạng, Facebook, họ đã biết về ngày này, như trường hợp của Thái Minh Hải từ Hà Nội, anh biết về biến cố từ những người bạn trên Facebook, khi họ đi tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ và bị chính quyền ngăn cản.
“Ngoài ra em biết đến ngày này sau khi em nghe bài Vọng Nam Quan thì em có lên mạng tìm hiểu thì em biết ngày này là ngày kỷ niệm sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa.”
Trường hợp của An Khang, đang làm việc ở Bình Dương, Sài Gòn cho biết anh chỉ biết và tìm hiểu về ngày này từ năm 2011, sau 1 sự kiện.
“Từ khi tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp vào năm 2011 thì em mới bắt đầu tìm hiểu thêm về lịch sử, ngày này năm 1974 đã xảy ra một trận chiến.”
Nhiều lý do để chối bỏ
Sau khi tự tìm đến các tài liệu để biết vì sao lại có buổi lễ tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa mỗi năm, những bạn trẻ này cũng hiểu cả vấn đề vì sao họ không được biết về mot65v sự kiện lịch sử trong những buổi học ở trường? Và vì sao hoàn toàn không có các công bố về những gì đã xảy ra ở Hoàng Sa, Trường Sa ngày 19/1/1974? Vì sao ngày này không được nhà nước VN ghi nhớ?...
“Sau khi tìm hiểu thì em thấy do chính quyền Việt Nam, cụ thể là đảng cộng sản Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc trong cuộc chiến tương tàn giữa 2 miền. sau đó thì chính quyền Trung Quốc đã cướp biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì chính quyền Việt Nam không dám le6nt iếng bảo vệ. Vì sự phụ thuộc quá lớn nên họ không dám công bố về cuộc chiến này hay sự mất mát của biển đảo.”
Một lý do khác, “mâu thuẫn với những gì họ truyền dạy trước đó”, đó là theo ý nghĩa An Khang, anh cho biết:
“Khi mà những hành động có yếu tố bảo vệ chủ quyền thì sẽ mâu thuẫn với những gì họ truyền dạy trước đó, nếu công bố ra thì sẽ ngoài ý muốn mà ban đầu họ đã tuyên truyền.”
Cũng với lý do không muốn ghi nhận những gì được cho là có ảnh hưởng của VNCH, đó là ý kiến của Peter Trần Sáng, từ Nghệ An.
Em biết đến ngày này sau khi em nghe bài Vọng Nam Quan thì em có lên mạng tìm hiểu thì em biết ngày này là ngày kỷ niệm sự hy sinh của các chiến sĩ VNCH để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa.
- Thái Minh Hải, Hà Nội 
“Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ luôn luôn xem Việt Nam Cộng Hoà là kẻ thù, mà trong trận chiến đó thì VNCH đứng ra bảo vệ biển đảo nên chắc chắc ĐCS Việt Nam không lấy công lao đó để đưa vào lịch sử của đội ngũ Cộng sản.”
Hàng năm, người dân Việt Nam, các tổ chức XHDS đều tổ chức lễ tưởng niệm, dâng hoa tưởng nhớ các tử sĩ của trận hải chiến Hoàng Sa năm đó, thế nhưng tất cả đều bị quấy phá bằng những hành động như ngăn cản, giật vòng hoa, canh giữ không cho đến nơi làm lễ…
Nguyễn An Khang cho rằng những hành động đó bắt nguồn từ sự sợ hãi và họ tìm mọi cách làm cho sự lan toả của sự ghi nhớ ngày càng ít đi.
“Khi nhiều người tìm hiểu thì nhận ra rằng người lính (nguỵ) họ xả thân để giữ lấy biển đảo. Khi tìm hiểu rồi họ sẽ quay lại với những gì chính quyền truyền tải ngay từ đầu. thứ hai nữa Việt Nam và Trung Quốc đang có chiều hướng xích lại gần nhau hơn thì những vấn đề đó sẽ gây cho những người dân nghĩ khác, không phải những gì mà chính quyền mong muốn.”
“Em đồng ý với bạn Khang đó là chính quyền sợ người dân hiểu biết được vấn đề và sợ người dân biết được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, sợ họ biết được quá nhiều thông tin thì họ sẽ biết chính quyền cộng sản không phải là chính nghĩa như họ đã tuyên truyền.”
“Tối qua, tình cờ em xem lại tiểu sử của bà Nguyễn Thị Năm, em thấy là mọi quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam gần như từ trước đến nay đều dựa vào chính quyền Trung Quốc. Cho nên bất kể những gì liên quan đến vi phạm lãnh thổ VIệt Nam đều không được công bố rộng rãi.”
Luôn ghi nhớ
000_Hkg9376223-400.jpg
Những bó hoa hồng trắng tại tượng đài vua Lý Công Uẩn, tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Việt Nam tử vong trong trận hải chiến Hoàng Sa hôm 19/1/1974. Ảnh chụp hôm 19/1/2014. AFP photo
Những bạn trẻ này là những người được sinh ra và lớn lên trong thời điểm gọi là “thời bình”. Những kiến thức về lịch sử, về xã hội mà họ được truyền dạy dưới mái trường không cảm phục được nhận thức của họ với tình hình thực tế. Do đó, chỉ từ một bài hát, một sự kiện tàu Bình Minh, hay từ những người bạn trên mạng xã hội lại có sức lan toả mạnh mẽ, khiến họ dấn thân vào cuộc chiến đi tìm sự thật.
“Em là người công giáo, luôn luôn được dạy những điều hay, sự thật. Từ năm 2005, nơi quê hương em sống xảy ra một sự kiện là chính quyền đàn áp đập phá đất đai của công giáo. Từ đó trong người em lúc nào cũng nôn nao về việc làm của chế độ. Từ năm 2014, ngày 18 tháng 5, em xuống đường biểu tình lần đầu tiên đòi lại biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Từ đó em chú tâm tìm về lịch sử Việt Nam Cộng Hoà nhiều hơn.”
Khi đã tự thân tìm hiểu và biết về sự thật, họ càng muốn dấn thân, muốn tham gia nhiều hơn vào những sự kiện tưởng nhớ. Đối với họ, đó là lịch sử, không che dấu được.
“Mình phải biết ơn những người đã gây dựng nên đất nước, những người cho ta 1 tương lai, 1đất nước để sinh sống. Khi nhìn thấy hình ảnh trên mạng phản ảnh những cảnh công an, an ninh cản người dân đi tưởng niệm người đã hy sinh xương máu của mình, điều đó rất đáng buồn. em rất mong muốn ngày này đươc lan truyền rộng rãi hơn để thế hệ sau biết.”
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ luôn luôn xem Việt Nam Cộng Hoà là kẻ thù, mà trong trận chiến đó thì VNCH đứng ra bảo vệ biển đảo nên chắc chắc ĐCS Việt Nam không lấy công lao đó để đưa vào lịch sử của đội ngũ Cộng sản.
- Peter Trần Sáng, Nghệ An

“Theo em, đó là lịch sử. Những ngày này, yếu tố lịch sử cần phải có những buổi lễ tưởng niệm, tri ân. Dù là lý tưởng đối lập nhau trong thời điểm đó, nhưng dù sao điều mà họ muốn là chiến đấu để bảo vệ mảnh đất này chứ không phải là chiến đấu vì lý tưởng đối lập với chính quyền hiện tại. Không nên vì 1 lợi ích của phe phái, 1 chiều hướng mà che đậy đi quá khứ, che đậy đi phần lịch sử đó. Trong tình hình hiện nay, người trẻ cần phải hiểu về đất nước.”
Mỗi một bạn trẻ ấy sẽ có cách thể hiện sự ghi nhớ của họ đối với những ngày lịch sử như thế. Có những người hoà mình vào buổi lễ tưởng niệm. nếu bị ngăn chặn không đến được thì họ viết những dòng cảm xúc như một cách tưởng nhớ. Với Peter Trần Sáng thì anh nhờ biển gửi đến những người tử sĩ chưa một lần biết mặt những đoá hoa tri ân.
“Trong ba năm trước đây thì hầu như năm nào, đến ngày này em cũng đi xuống biển để thả hoa, tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến ấy. Thật sự như bình thường bây giờ mình chưa có cảm xúc, nhưng khi xuống biển, thả hoa, nhìn xuống biển, mình tưởng tượng ngày xưa từng có một trận chiến như thế, cảm xúc nó dâng trào. Em thấy 1 sự việc như thế mà chính quyền cộng sản Việt Nam không dám ghi vào lịch sử thì đó là 1 sự tồi tệ nhất của các đảng phái đảng cộng sản. tồi tệ hơn nữa là khi người dân đi tưởng niệm thì họ vùi dập và đánh đập.”
Ngày này 43 năm trước, những người bạn trẻ hôm nay vẫn còn là những hạt bụi trong vũ trụ. 43 năm sau, họ xé rào ngăn cản để tìm về lịch sử và tri ân những người mà đối với họ, là những người đã gây dựng và bảo vệ đất nước.

Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng

Trần Thảo (Danlambao) - Trong cuốn Hoa Xuyên Tuyết, ông Bùi Tín ghi lại một chi tiết về cái chết của Hồ Chí Minh như sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Phạm Văn Đồng bước vào nơi quàn thi hài HCM. Vũ Kỳ, thư ký riêng của HCM đưa cho PVĐ bao thư lớn trong đó là bốn phần di chúc của HCM. Phạm Văn Đồng đã đưa tay cản lại và nói: "Đây là vấn đề hệ trọng, cần đưa ra trước BCT." 

Theo ông Bùi Tín, sở dĩ có bốn phần di chúc là vì từ năm 1965, HCM đã bắt đầu viết di chúc, và mỗi năm đều viết thêm, bổ túc cho những phần trước.

Ngày 3 tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ đưa bốn phần di chúc của HCM ra trước BCT. Lê Duẩn đã đón lấy, và gọi Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập của Báo Nhân Dân qua phòng bên, bí mật bàn thảo, và cuối cùng đưa ra công chúng một phần di chúc của họ Hồ, sau khi đã tự ý sửa đổi. Theo như những gì mà người dân được biết sau này khi những phần còn lại của di chúc, được coi là tuyệt mật, được Vũ Kỳ lấy lại được từ tay của Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng công an lúc đó sắp qua đời, thì HCM mong muốn thi hài của mình được hoả táng.

Cuối cùng mọi việc đã xảy ra như mọi người dân đã biết. Hồ Chí Minh không được hỏa táng, mà cộng đảng VN mướn chuyên viên Liên Sô về ướp xác và trưng bày trong lăng HCM, mấy mươi năm qua tốn biết bao tiền của nhân lực để bảo toàn cái xác của một tên đại ma đầu đem chủ nghĩa ngoại lai tàn độc về áp đặt trên toàn cõi đất nước.

Vấn đề ở đây là tại sao cộng đảng VN, lúc đó được cầm chịch bởi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, lại không làm theo ý muốn của họ Hồ là mong thi hài của mình được hỏa táng, mà lại đem ướp và trưng bày trong lăng?

Có phải vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quá kính yêu Hồ Chí Minh, muốn bảo tồn thi thể của "Lãnh tụ tối cao"?

Cuối thập niên 1960, có thể nói đó là thời đại của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ở ngoài miền bắc Việt Nam, mọi quyền hành của đảng cộng nằm trong tay hai người họ Lê này. Hồ Chí Minh đã bị cô lập dần. Hai tên họ Lê cứ dùng chiêu "Chúng ta có thể giải quyết việc này, đừng làm phiền lãnh tụ tối cao". Trong Hoa Xuyên Tuyết, ông Bùi Tín có kể lại đôi lần chính ông mục sở thị Lê Duẩn ngông nghênh chê bai Hồ Chí Minh, và cho rằng chính ông ta mới là người tài giỏi.

Những chi tiết đó chỉ mới là mặt nổi, bên trong cái bình phong "Toàn đảng đoàn kết một lòng" là những đấu đá tranh giành ghê gớm. Ngay như Đặng Xuân Kỳ, con trai của Trường Chinh, cũng từng kể lại, Trường Chinh đi tới văn phòng làm việc mỗi ngày đều đem theo cơm nước riêng, nếu quên đem theo thì ông ta nhịn cho tới khi về nhà. Còn Lê Đức Thọ, mỗi đêm trước khi ngủ đều lấy tay mằn từng góc cái mền, xem trong đó có cài đặt gì không.

Thế nên cộng đảng không hỏa táng HCM mà đem ướp xác và trưng bày trong lăng chỉ có một mục đích: Tiếp tục lợi dụng cái xác của họ Hồ để làm chỗ dựa tinh thần cho đảng sống còn.

Điều này giải thích cho sự việc qua hơn bảy mươi năm, kể từ 1945, cộng đảng không tiếc bất cứ giá nào để nhồi nhét vào đầu nhân dân hình tượng thần thánh của HCM. Tượng HCM tràn ngập cơ quan, trường học, chùa chiền v.v... Ngay như Sơn La, một tỉnh nghèo tới mức dân không có tiền mướn xe chở xác thân nhân từ bịnh viện về nhà, đành dùng xe hai bánh, cột xác thân nhân nằm ngang như chở một con vật, thế mà bí thư Sơn La một hai đòi cho được xây tượng của HCM,dù là phải bỏ ra trên ngàn tỉ ngân sách, nếu không sẽ là một tổn thất của tỉnh nhà?

Học sinh cấp một, cấp hai nơi vùng sâu vùng xa, với học trình xuất sắc, chả được phần thưởng gì từ Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, ngoài những khung hình Hồ Chí Minh, đem về nhà mà thờ kính?

Thế nhưng dù chế độ có huậy tới đâu, người dân bị ép buộc thế nào, cái tượng mạ kền của HCM bề ngoài vẫn rực rỡ, nhưng trong lòng nhân dân từ lâu nó đã lỡ loét một cách thê thảm. Dĩ nhiên vẫn còn những thằng, những con dư luận viên nhắm mắt nhắm mũi ngưỡng mộ tên đại việt gian, đại dâm tặc, nhưng số đông bây giờ đã ngán "Boác" tới cổ, thần tượng đã gãy đôi cánh vàng, nằm chỏng chơ thô bỉ. Tôi đọc câu chuyện của một việt kiều về thăm quê hương, lúc nhạc sĩ Văn Cao còn sinh tiền. Việt kiều này muốn ghé thăm nhạc sĩ Văn Cao vì lòng ái mộ, nhưng khi ngồi trên xe xích lô đạp, người đạp xích lô hỏi anh việt kiều: "Bác muốn đi đâu ạ?" Anh việt kiều dĩ nhiên muốn đi tới địa chỉ của Văn Cao mà người bạn đã cho, nhưng anh ta ngại nếu đi trực tiếp như thế nhỡ công an theo dõi và làm phiền thì mệt, nên anh việt kiều biểu diễn "lập trường", bảo người đạp xích lô: "Anh cho tôi thăm lăng Bác tí!" Người đạp xích lô trả lời ngay: "Thăm làm gì cái mả của thằng chó đó !". Hết ý kiến!

Hồ Chí Minh là một con người tàn độc, thâm hiểm xảo trá, miệng thì tràn đầy nhân nghĩa, nhưng lý tưởng cuộc đời của ông ta cũng chỉ mong ngồi trên ngai vàng, cai trị nhân dân như một ông vua phong kiến, mới năm mươi mấy tuổi mà ông muốn mọi người gọi ông bằng BÁC, dù người đó có tuổi đáng vai cha, chú của mình. Hồ Chí Minh không thỏa mãn với những lời tâng bốc, nâng bi của cán bộ đảng viên và nhân dân miền bắc dành cho ông, nên ông phải tự lấy tên khác như Trần Dân Tiên hay Thanh Lan để viết thơ văn ca ngợi chính mình. Một con người tràn đầy tham vọng cá nhân như thế, mà di chúc để lại bảo rằng hãy hỏa táng cho tôi, nghi lễ đơn giản, đừng làm khổ dân v.v... thì quả là khó mà tin được. Nhưng mặc kệ lũ chúng nó, hơi đâu mà bận tâm cho mệt!

Chỉ cần nhìn cái hậu quả ngày nay của đất nước Việt Nam, tan nát dưới ách độc tài của cộng sản Việt Nam đã là chứng minh rõ ràng nhất cho dân tộc thấy bộ mặt thực của chúng. Hồ Chí Minh, dù thâm độc tới đâu, cũng không bao giờ tưởng được cuối đời mình, lại bị đàn em cô lập, tước quyền, đến cái xác khô cũng bị chúng lợi dụng triệt để.

Mới đây tôi được đọc một bài viết của anh Đỗ Mai Lộc trên trang Ba Sam, viết về Cố Thủ Tướng Phạm văn Đồng. 

Anh Đỗ Mai Lộc, người đồng hương Mộ Đức, Quảng Ngãi với Phạm Văn Đồng, và còn có liên hệ bà con, anh gọi PVĐ bằng Ông. 

Trong bài viết, anh ĐML cho biết anh là người được giáo dục từ nhỏ tới lớn dưới mái trường XHCN. Anh và bao tuổi thơ Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung đã được nhét vào đầu về những gì tốt đẹp,lý tưởng của chế độ XHCN. Trong môi trường như thế, anh dĩ nhiên là cực kỳ tự hào về Phạm Văn Đồng, "một người con ưu tú của Quảng Ngãi, một học trò kiệt xuất của Chủ Tịch Hồ Chí Minh."

Nhưng rồi tình hình thực tế của đất nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng đã mở mắt cho anh. Anh ĐML và bao nhiêu người dân Mộ Đức, bao nhiêu người dân Quảng Ngãi, khi biết rằng vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, trong vai trò Thủ Tướng chính phủ, đã ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, họ đã cảm thấy nhục nhã như thế nào! Nỗi nhục nhã đó nhân đôi khi một người con khác của Quảng Ngãi, ở huyện Đức Phổ, là Trần Đức Lương, vào ngày 30 tháng 12 năm 1999, trong vai trò Chủ Tịch Nước, đã ký hiệp ước biên giới trên đất liền, nhượng cho Trung Quốc hằng ngàn cây số vuông. Rồi đến ngày 25 tháng 12 năm 2000, cũng Trần Đức Lương ký hiệp định phân định vịnh bắc bộ, tiếp tục nhường hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.

Tất cả là vết nhơ ngàn đời cho dân tộc nói chung, và cho những con dân Quảng Ngãi nói riêng!

Chưa hết. Theo anh Đỗ Mai Lộc, dù Phạm Văn Đồng đã chết, nhưng ông ta vẫn tiếp tục là khối ung thư trong lòng dân Quảng Ngãi, tiếp tục làm khổ người dân nghèo xứ Quảng khi giới cầm quyền ở tỉnh miền trung này bỏ ra hằng trăm tỉ đồng (?) để xây dựng một quần thể to lớn của khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Con số anh ĐML đưa ra được bị chú là của năm 2008. Tôi không biết độ chính xác của nó, nhưng chả quan trọng gì, chuyện đó bây giờ trên xứ Việt Nam xã nghĩa là chuyện nhỏ. Mới đây Quảng Ngãi yêu cầu trung ương gửi gạo cứu đói cho dân vì nạn lũ vừa qua, nhưng giới cầm quyền lại tỉnh bơ bỏ ra hơn ba tỉ đồng để trang hoàng công viên Ba Tơ đón tết. Chuyện ruồi bu trên đất nước VN là chuyện thường tình ở huyện, nói mãi thành nhàm!

Anh Đỗ Mai Lộc thân mến,

Những gì anh trình bày trong bài viết, tôi hoàn toàn đồng cảm, nhưng tôi xin đóng góp với anh một cái nhìn khác một chút về nhân vật Phạm Văn Đồng. Dĩ nhiên, cái nhìn này đến từ những suy nghĩ chủ quan của tôi, chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.

Phạm Văn Đồng từng than rằng: "Tôi là người làm Thủ Tướng lâu nhất, và cũng là người làm khổ dân nhất."

Đúng là Phạm Văn Đồng là người làm Thủ Tướng lâu năm nhất, khoảng 30 năm. Nhưng nếu ông bảo rằng mình là người làm khổ dân nhất, thì đối với tôi, điều đó không đúng, và giống như Phạm Văn Đồng tự trét vàng lên mặt mình. Tại sao tôi nói thế? Trước hết tôi muốn minh định rõ ràng, Phạm Văn Đồng là một trong những tội phạm đầu sỏ của cộng đảng VN, đã góp phần đưa đất nước này, dân tộc này vào vòng tai họa. Dù cuối đời ông ta có những biểu hiện ăn năn sám hối, nhưng cái ác nhân ông gieo cho dân tộc này vẫn còn nguyên đó.

Đối với tôi, ông Phạm Văn Đồng, nếu ra làm việc thời phong kiến, ông chỉ xứng với chữ LẠI, chứ không đạt tới chữ QUAN. Bởi vì con người Phạm Văn Đồng, trong suốt 30 năm làm Thủ Tướng, ông chỉ là người sợ đầu, sợ đuôi, ông len lét như rắn mùng năm, ông từng than: "Tôi là thủ tướng nhiều tuổi nhất, nhưng cũng là thủ tướng bất lực nhất. Tôi không có quyền, tôi nói mà chẳng ai nghe cả, đến thay đổi một thứ trưởng, tôi đề nghị thôi mà cũng không được, chưa nói đến chọn bộ trưởng." Như trong phần tôi trích lại phía trên về cái chết của Hồ Chí Minh, khi Vũ Kỳ đưa cho ông bao thơ chứa bốn phần di chúc của HCM, Phạm Văn Đồng đã xua tay, không dám nhận, mà đề nghị đưa ra trước BCT. Chỉ với chi tiết này, ta cũng thấy con người PVĐ không có xương sống, mặc dù ông có kiến thức, nhưng kiến thức đó chả giúp gì được cho ông khi cái cơ chế đó do đảng lãnh đạo tuyệt đối và thường xuyên. Ông PVĐ không dám hó hé gì, chỉ thừa hành những gì ông được yêu cầu. Chính vì bản chất nhủn như con chi chi này mà PVĐ mới có thể làm Thủ Tướng ba mươi năm, vì lũ Lê Duẩn, Lê đức Thọ cần người vô hại như thế để làm bình phong cho chúng.

Vì thế, nếu nói Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng làm khổ dân nhất vì đã sử dụng quyền lực bao trùm của mình, đưa ra những quốc sách phản dân tộc, hại dân hại nước thì cực kỳ chính xác, nhưng nếu nói Phạm Văn Đồng là người như vậy thì lại trật chìa, không đúng. Phạm Văn Đồng chỉ là một ông thiên lôi, lũ Duẩn Thọ sai đâu thì ông làm đó. Phạm Văn Đồng là người có kiến thức, nhưng đôi khi cũng phô diễn cái lố bịch ba rọi của mình. Ông hay khuyến khích việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng chính bản thân ông, khi nói chuyện lại thường xen vào tiếng tây. Giọng cười khà khà của ông, đối với tôi, nghe không có vẻ tự nhiên, nó cho tôi cảm giác về một cố ý biểu hiện của một người rất tầm thường, nhưng lại cố tạo cho người khác có cảm giác mình là một người đại phương.

Ông Phạm Văn Đồng mất đi, cũng giống như Hồ Chí Minh, bè lũ cộng sản Quảng Ngãi lại xây dựng một quần thể to lớn của Khu Tưởng Niệm Phạm Văn Đồng. Mục đích của giới cầm quyền QN cũng giống y hệt như bè lũ CS Hà Nội khi xây lăng Hồ Chí Minh. Chúng muốn lợi dụng một tên tuổi, mà chúng từng nhồi nhét vào đầu người dân Quảng Ngãi như là một người con ưu tú của QN, một học trò xuất sắc của HCM, tất cả không ngoài mục đích tạo một hình tượng thần thánh để kết nối sức mạnh của đảng. Chúng có thực sự kính trọng một Thủ Tướng ba phải, suốt 30 năm làm Thủ Tướng, không hề có chính kiến, chỉ biết gật đầu? Hỏi tức là trả lời rồi vậy.

Nếu tưởng niệm, xin gọi đúng tên các anh là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Tối hôm qua có một bạn trao đổi riêng qua tin nhắn với tôi, bày tỏ dự định sẽ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 43 năm về trước. Bạn ấy còn nói rằng, vì chưa vượt được qua sự sợ hãi nên sẽ không tham gia các cuộc tưởng niệm do các hội/nhóm dân sự độc lập kêu gọi, mà làm theo cách riêng của mình.

Bạn ấy nói về ý định sẽ viết khẩu hiệu rồi treo tại một địa điểm nào đó thích hợp để người đi đường có thể đọc được, như một cách mang sự thật đến với người dân. Hoặc thả hoa đăng, thắp nến rồi chụp hình đưa lên mạng.

Sau đó, người bạn này có chuyển cho tôi xem hình chụp khẩu hiệu mà bạn ấy tự tay viết: “Tưởng niệm các tử sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974”. Tôi hỏi, sao không nêu đích danh những người hy sinh ngày ấy là các chiến sĩ VNCH, mà phải ghi chung chung là “tử sĩ”?



Người bạn giải thích rằng, chỉ cần ghi như thế người dân cũng tự hiểu là đang nói đến ai. Hơn nữa, bạn này không muốn bị rắc rối với bốn chữ “Việt Nam Cộng Hòa” nếu không may bị nhà cầm quyền phát hiện.

Ý muốn tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ biển đảo của quê hương 43 năm trước là một nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng của bạn. Tôi đã nêu ý kiến của mình khi trao đổi riêng với bạn. Câu chuyện này, xin được chia sẻ với bạn bè như một cách bày tỏ ý kiến cá nhân xung quanh đề tài này. Ý kiến của tôi, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với suy nghĩ của người này hay người kia. Nhưng dứt khoát nó không mang tính gợi ý hay chỉ trích liên quan đến việc nhỏ là nội dung khẩu hiệu hoặc chuyện lớn hơn là việc tưởng niệm. Nó cũng chỉ gói gọn trong nội dung ngắn mà tôi và người bạn hôm qua đã trao đổi.

Về ngữ nghĩa, danh từ “tử sĩ” sử dụng trong trường hợp này không sai. “Tử sĩ” có nghĩa là “người chết trận”, hoặc “quân nhân chết khi đang tại ngũ, đang làm nhiệm vụ”. Với định nghĩa như thế và chỉ tính riêng giai đoạn lịch sử Việt Nam vài chục năm trở lại đây, chúng ta không những chỉ có các “tử sĩ VNCH”, mà còn có các “tử sĩ Cộng sản”.

Mong muốn góp phần chuyển tải sự thật đến cho người khác là hành động đáng trân trọng, hơn nữa còn là một trong những yếu tố quyết định vận mệnh đất nước sau này. Tuy nhiên, nếu cho rằng chỉ cần ghi “các tử sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974” thì “người dân cũng tự hiểu mình đang nói đến ai” là một suy nghĩ thiếu chín chắn. Chưa biết chừng, những người không biết sự kiện lịch sử trên thậm chí sẽ lầm tưởng khẩu hiệu nhắc tới lính Bắc Việt. Khi ấy, ý nghĩa tốt đẹp của hành động tưởng niệm không những không đạt được mà còn tạo tác dụng ngược, hoặc hệ lụy không mong muốn. Dám lắm chứ, vì đối với nhiều người dân, ngoài ngoài lính “bộ đội cụ Hồ”, họ không biết (do bị lừa) đến lực lượng quân đội nào khác.

Nó hoàn toàn mâu thuẫn với mong muốn “mang sự thật đến cho mọi người”. Bởi nếu người dân đã biết rồi, thì việc “mang sự thật đến” không còn cần thiết nữa. Đương nhiên, với những người đã biết thì ai cũng hiểu khẩu hiệu trên nhắc đến 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh năm 1974 trên đảo Hoàng Sa khi chiến đấu với quân Trung cộng xâm lược. Song -như vừa nói, điều cần thiết là nói cho người chưa biết được biết sự thật.

Bốn chữ “Việt Nam Cộng Hòa” cho đến bây giờ vẫn bị coi là “nhạy cảm”, thậm chí “cấm kỵ” đối với không chỉ người dân, mà ngay cả với một số người cổ xướng cho nhân quyền, tự do. Điều này xin không bàn tới. Nhưng nếu tổ chức tưởng niệm hoặc tri ân các anh, tại sao không dám gọi đích danh tên những người được tưởng niệm? Không dám gọi đích danh tên những người được tưởng niệm, lòng biết ơn và sự tôn kính mà ta dành cho những người đã hy sinh vì tổ quốc sẽ không còn được trọn vẹn. 

Vì thế, nếu tưởng niệm, xin gọi đúng tên các anh là “74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.”. Để người dân biết rằng, cách đây bốn mươi ba năm, chính những người lính hải quân VNCH, đã chiến đấu để bảo vệ biển đảo quê hương. Cho dù Trung cộng đã cưỡng chiếm được Hoàng Sa, cho dù những người cộng sản muốn chối bỏ sự thật lịch sử thì sự hy sinh cao cả của các anh sẽ là bất tử. “Anh hùng tử khí hùng bất tử”, không có câu nào đẹp hơn để diễn tả về sự hy sinh của người chiến sĩ hải quân VNCH trên quần đảo Hoàng Sa năm 1974.


Tưởng niệm Hoàng Sa, cùng đứng lên diệt thù

Quang Dương (Danlambao) - Ngày Mười chín tháng Giêng là ngày tưởng niệm các anh hùng tử sĩ Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự xâm lăng trắng trợn của bá quyền TC. Bốn mươi ba năm đã trôi qua nhưng hình ảnh hiên ngang chống trả quân thù của Các Anh vẫn ngời sáng trong tâm trí người dân Việt.

Các Anh nằm xuống nhưng anh linh đã hòa quyện vào hồn thiêng sông núi, hun đúc thêm khí chất anh hùng cao thượng, vì dân hy sinh vì nước quên mình cho các thế hệ sau noi theo. Sự hy sinh của Các Anh vì thế không uổng phí mà ngược lại, có một giá trị tinh thần thật cao quý, thật lớn lao và thật đáng ngưỡng phục.

Trong bối cảnh đất nước đang suy vong, dân tộc đang rên xiết vì quốc nạn cộng sản, bọn bạo quyền thậm chí còn âm mưu bán nước cho Tàu cộng - kẻ thù truyền kiếp của dân Việt - công lao và sự hy sinh của Các Anh đã không được đám cầm quyền nhắc đến mà chúng còn ngăn cấm người dân làm lễ tưởng niệm truy điệu nữa. Những việc làm trái với lương tâm, ngược với truyền thống đạo lý đó, và ngay cả cái đảng cộng sản VN phi nhân, quỳ lạy kẻ thù phương bắc làm chủ, tự nguyện làm tay sai, đàn áp bóc lột ngay chính đồng bào của mình cũng sẽ bị đào thải loại bỏ trong một thời gian sắp tới đây thôi.

Chính người dân nghèo tay trắng ở trong nước với sự hỗ trợ tiếp ứng của đồng bào tị nạn hải ngoại sẽ vùng lên lật đổ bọn bạo quyền và cái đảng ăn cướp thối nát tàn hại của chúng. Và cũng chính đại đa số người dân áo vải sẽ bảo nhau đoàn kết dưới sự lãnh đạo của một chính thể thật sự dân chủ, tam quyền phân lập, lấy đạo lý dân tộc làm nền tảng để chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh đang ngày đêm rình rập thôn tính nước Việt, đồng thời sẽ đòi lại chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng đất dọc biên giới vốn đã bị chúng cưỡng chiếm trước đây.

Nhân ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, kính xin anh linh của các Chiến sĩ Hải quân VNCH vị quốc vong thân trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng 1974, cũng như anh linh của các Chiến Sĩ Quốc Gia đã hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước chống quân xâm lược cộng sản, linh thiêng phù trợ cho toàn dân nước Việt cùng đoàn kết đấu tranh, đứng lên đòi lại tự do, dân chủ, nhân quyền và quyền tự quyết từ tay bọn bạo quyền bán nước và đám tham quan ô lại. Kính xin hồn thiêng sông núi dẫn dắt con dân nước Việt qua cơn quốc nạn, thoát khỏi tai ách cộng sản và nguy cơ Bắc thuộc đang cận kề.

Bài thơ sau đây xin được coi như một nén hương lòng kính tưởng niệm anh linh của liệt vị Anh Hùng Tử Sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa cũng như liệt vị Anh Hùng Tử Sĩ VNCH:

Mười chín tháng Giêng biển u buồn ảm đạm
Nhớ Hoàng Sa nhớ những liệt vị anh hùng
Bảy mươi bốn Chiến sĩ Hải quân khảng khái lưu danh
Trận quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ngời tỏ

Bốn mươi ba năm gương trung trinh còn đó
Hồn vẫn thiêng và phách vẫn uy linh
Trăng kính cẩn soi và cát đá vẫn nghiêng mình
Cùng sóng nước tôn vinh Người tuẫn quốc

Các Anh đã sống như bao tiền nhân thuở trước
Rực sáng tinh anh rạng rỡ giống nòi
Từng tấc sơn hà đâu thể nhẹ coi
Quân xâm lược phải bay hồn bạt vía

Giáng cho địch những đòn kinh thiên động địa
Dẫu tương quan lực lượng kém, hề chi
Chính nghĩa sáng ngời há sợ gian phi
Câu bảo quốc đã khắc ghi trong tâm khảm

Biển đảo cau mình, nhổ neo chiến hạm
Cưỡi sóng đại dương giáp mặt gian đồ
Phải trái phân trần, giặc vẫn lì ngơ
Thì phải đánh, súng thần công phải bắn!

Ôi lẫm liệt thay những kình ngư xung trận!
Quyết hạ cường thù nào tiếc máu xương
Ôi cao cả thay và uy dũng can trường!
Gương bất khuất gương anh hùng bất tử

Thời gian dẫu có phai mờ dâu bể
Hành động hơn người đẹp mãi với ngàn sau
Trang sử Việt Nam thêm tươi nét thắm màu
Nét truyền thống chống giặc Tàu xâm lược

Tưởng niệm Các Anh trào dâng niềm kính phục
Nhớ Việt Nam mình yêu dấu Cộng Hoà xưa
Nhớ Người Lính xả thân gìn giữ cõi bờ
Cho đất nước yên bình cho dân vui sống

Cho các em thơ vùng trời cao đất rộng
Vang tiếng cười cùng tiếng hát tự do
Cho lúa tràn bờ, cho gạo đầy kho
Cho ấm áp tình quân dân cá nước

Các Anh là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau tiếp bước
Sống hiên ngang luôn biết ngửng cao đầu
Không cúi nhục hèn không sợ giặc Tàu
Nêu chính nghĩa và giữ tròn khí tiết

Tưởng niệm Các Anh giờ ngậm ngùi thương tiếc
Những Người Lính Quốc Gia quá đỗi anh hùng
Vì nước quên mình dẫu phải hy sinh
Gương trung liệt sáng muôn đời bất diệt

Xin Các Anh phù hộ cho toàn dân nước Việt
Biết cùng nhau đoàn kết đứng vùng lên
Quyét sạch bạo quyền thối nát ươn hèn
Đuổi xâm lược khỏi giang sơn biển đảo

19/1/2017

Ai để mất Hoàng Sa?

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hôm nay là Ngày 19 Tháng Giêng, những ai còn là người Việt - không phân biệt Bắc Nam - chưa bị Tàu hóa và đã nhận chân ra sự thật lịch sử hẳn đều ngậm ngùi thương tiếc tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đà anh dũng hy sinh trong trận chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa đúng 43 năm về trước. Nhưng ai mới chính là những kẻ đã để mất hải đảo tổ quốc vào tay giặc phương Bắc xâm lăng?

“Ai mới chính là kẻ đã để mất hải đảo tổ quốc vào tay giặc phương Bắc?” Thực ra thì câu hỏi này hơi bị ngố, vì "còn ai trồng khoai đất này": Chính Mi và Đồng Phạm, nói trắng ra “vị chi là” hai tên Việt gian Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. 

Đó là khẳng định của Bá tước Đờ Ba-le, một người nước ngoài, nhưng vì thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, à lộn - sức mấy (yêu nước là yêu cnxh), bỏ đi tám- yêu vợ là yêu nước vợ Việt Nam. Tuy biết lên tiếng như thế là ngố, là thừa, vì đã có lời Vũ Trọng Phụng chép rằng, “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, ai mà chẳng biết Hoàng Sa và Trương Sa mất là do “Chính Mi” Hồ Nghệ hay Hồ Hẹ thì cũng rứa, và Đồng Phạm xứ Quảng, nhưng vì thương bầy trẻ đầu Gà (Gô-loa) đít Tiên (Giao Chỉ), Bá tước họ Đờ buộc lòng lên tiếng.

Bầy trẻ chỉ nghe: vì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã thua trong trận chiến ngày 19/1/1974, nên Hoàng Sa mới bị mất vào tay Tàu Cộng, tức mất Hoàng Sa là do “quân Ngụy”, nhưng chúng không biết được sự thật lịch sử rằng, chẳng những một mình Hoàng Sa mà cả Trường Sa không cần đánh đấm gì, cũng đã lọt vào tay giặc Bắc phương trước đó từ lâu. Bằng chứng là đây:

Trước Ngày 19/1/1974 rất lâu, Hồ Chí Minh đã khẳng định “Ta đánh Miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”; và Đồng Phạm tức Phạm Văn Đồng đã thừa lệnh “Bác”, xác nhận ‘Hoàng Sa và Trường Sa là của Chai na” bằng Công Hàm ngày 14/9/1958 .


Những kẻ đã “già không nên nết” rồi, chẳng chấp nhất làm gì. Nhưng đàn trẻ hãy biết lấy: Hoàng Sa mất đã mất vào tay giặc do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng trước ngày 19/11/1974, ngày cách đây đúng 43 năm, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh chiến đấu đánh đuổi giặc xâm lược phương Bắc mà ngà nay “Đảng ta” gọi là “nước anh em, môi hở răng lạnh”.

Lạnh cái mả cha Cộng Sản nhà nó!