Friday, August 5, 2016

Bà Rịa-Vũng Tàu vừa bắt một tàu cá Trung Quốc vận chuyển vũ khí vào Việt Nam

Source:  http://anlacminh.blogspot.com/2016/08/bo-oi-bien-phong-ba-ria-vung-tau-vua.html

Tin nóng: Nhận được thông báo của ngư dân, Bộ đội Biên Phòng Bà Rịa_Vũng Tàu lập tức truy đuổi một tàu mang số hiệu Trung Quốc xuất hiện gần Mỏ Bạch Hổ,khi bắn chỉ thiên 3 phát thì chúng mới chịu dừng tàu. Kiểm tra tàu thì choáng váng phát hiện ra... Nếu chậm một chút nữa thì không biết hậu quả nghiêm trọng như thế nào...

Ngày 4/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng BĐBP) Bà Rịa- Vũng Tàu, cho biết lực lượng vừa phát hiện bắt giữ tàu cá Trung Quốc có biểu hiện nghi vấn xâm phạm vùng biển VN
Theo đó, sau khi nhận tin báo của ngư dân, Bộ Chỉ huy BĐBP Bà Rịa- Vũng Tàu lập tức chỉ đạo Hải đội 2 thành lập Biên đội gồm 2 tàu cao tốc ST112 và 16 cán bộ, chiến sĩ do thiếu tá Nguyễn Văn Vũ - thuyền trưởng chỉ huy tuần tra bảo vệ vùng biển và giám sát nghề cá xuất kích làm nhiệm vụ.

Đến 14 giờ 45 phút cùng ngày, biên đội phát hiện tại khu vực cách Mỏ Bạch Hổ  20 hải lý, cách đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung khoảng 10 hải lý có 1 tàu Trung Quốc xâm nhập.
Khi lực lượng tổ chức vây bắt, số tàu này tăng tốc bỏ chạy. Sau quá trình truy đuổi quyết liệt, lực lượng biên phòng đã chặn bắt được tàu vi phạm; tiến hành kiểm tra, thì phát hiện 20 bộ quân phục, cùng 5 thùng AK bang gập, 2 súng ngắn. Ngay lập tức khống chế và đưa về Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng BĐBP điều tra.
Trước đây tàu Trung Quốc cũng đã từng xâm nhập, nhưng đây là lần nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia.

Formosa sẽ là cuộc chiến đẫm máu giữa dân và đảng


Vì Dân (Danlambao) - Ông Hoàng Trinh Danh, một ngư dân Vũng Áng (Hà Tĩnh) cảnh báo sẽ xảy ra cuộc chiến đẫm máu giữa nhân dân và đảng cộng sản nếu Formosa không cút khỏi Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn với blogger Vì Dân, ông cho rằng khoản tiền bồi thường 500 triệu của tập đoàn thép này chỉ đủ chi trả cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung lo cơm, cháo qua ngày. 

Theo ông, nhà cầm quyền cần phải mau chóng truy tố và đưa Formosa ra toà án. Dẫn lại những cuộc nổi dậy chống xâm lược của người dân Việt Nam trong quá khứ, ông Hoàng Trinh Danh cảnh báo “sẽ xảy ra một cuộc chiến đẫm máu giữa đảng và dân” nếu nhà cầm quyền vẫn còn tiếp tục bao che cho Formosa.

“Lúc nào biểu tình hay nói đến Formosa thì đảng đều ngăn cấm cả. Cái này dứt khoát phải gây ra bạo lực”.

"Lẽ ra chính quyền phải ủng hộ dân, nghe tiếng nói của dân. Nhưng đằng này dân Việt Nam bị chế độ cộng sản đì quá mạnh, ai mà lên tiếng là bị tù tội, rồi đủ thứ chuyện. Vì thế dân phải khiếp chứ. Đặc biệt dân Việt NAm là dân nghèo nữa, ai cũng phải lo cho miếng cơm manh áo của mình”. 

“Nhưng một khi khí thế đã lên rồi, máu đã sục sôi rồi thì mọi chuyện sẽ như một bài học của tôi cách đây 40, 50 năm:

Dân nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu đỏ lại vùng đứng lên", ông nói.


Sau cùng, ngư dân này yêu cầu Formosa không những phải đền bù thiệt hại cho nhân dân miền Trung, mà phải rút khỏi Việt Nam. Nếu không, khúc ruột miền Trung sẽ bị tiêu tan, thế hệ con cháu Việt Nam cũng sẽ chẳng còn gì nữa.

Chùa Tràng Châu: Vụ án oan trong xã hội Công An Trị

 


Hoàng Đức Doanh (Danlambao) - Bục công an đặt giữa trái tim người” là câu thơ khái khoát nhất của chế độ Công An Trị trong xã hội Cộng sản Cầm Quyền.

Còn đây là câu văn trong hồ sơ vụ án đã được cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án tp Phủ Lý mang ra xét xử: “có 1 vết bầm tím 5-7cm, không rách da, không chảy máu”. Đến bút lục sau thì ghi “vết thương đã liền sẹo màu hồng dài 2cm, rồi đến khâu cuối cùng là kết luận Giám định pháp y nạn nhân mất 7% sức khỏe."

Đấy là biểu hiện cụ thể nhất biến không thành có trong xã hội Công An Trị.

Câu thơ ra đời đã hơn 40 năm, còn các hiện tượng biến không thành có thì nay đang phát dịch. Đoạn dẫn chứng nêu trên lấy trong hồ sơ vụ án Cố Ý Gây Thương Tích xảy ra ngày 26/4/2015 xét xử ngày 14/6/2016, bị cáo là một vị sư nữ được học hành bài bản trong Học Viện Phật Giáo Việt Nam, là đại biểu hội đồng nhân dân xã “Nay là phường” khóa 2011-2016.

Mời bạn đọc xem đoạn video để chứng kiến tận mắt các chiêu trò biến không thành có của công an TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.


Trịnh Xuân Thanh và “cô hồn, các đảng”

Thăng Long (Danlambao) - Hôm nay bước vào tháng bảy âm lịch, mở đầu tháng “cô hồn”. Theo phong tục dân gian, người Việt quan niệm, con người gồm 2 phần là hồn và xác, khi chết đi xác thân về với cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đày xuống địa ngục làm ma quỷ chờ cơ hội là trở về quấy nhiễu dương gian. Ngoài ý nghĩa trên, trong cuộc sống hàng ngày khi có những kẻ là người trần thế nhưng tham ô rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân chúng ta thường nghe người đời rủa sả họ là "cái lũ cô hồn các đảng" để ám chỉ những kẻ này như những linh hồn ma quỷ vất vưởng lang thang chưa siêu thoát còn lẫn khuất ở cõi trần gian đội lốt người phá phách cướp bóc miếng ăn đời sống của dân lành.

Từ điển tích ấy chúng ta thử nghiệm suy về trường hợp này: Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn có phải là “cô hồn, các đảng sống” hay không? Bởi tất cả bọn này đều là “đảng viên CSVN” vì vậy gọi cả bọn là: “cô hồn các đảng”… không sai chút nào.

Trịnh Xuân Thanh và băng nhóm ma quỷ “cô hồn các đảng” viên CSVN 
trong Công ty Cổ Phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME).

Ngày 2- 2- 2016 TAND cấp cao tại Hà Nội đã kết thúc phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (viết tắt là Công ty PVC-ME).

Từ năm 2012, các cơ quan chức năng và bản thân Tập đoàn dầu khí VN đã phát hiện Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC) buông lỏng quản lý ở một số đơn vị thành viên gây thua lỗ và tham nhũng. Trách nhiệm của Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm đó đã được chỉ ra rất rõ, thế nhưng ông này vẫn thoát tội để leo lên những vị trí cao hơn.

Trịnh Xuân Thanh và 3.300 tỷ “bốc hơi”.

Một trong những đơn vị điển hình cho tình trạng này là Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME). Năm 2009, sau khi đã yên vị ở chức vụ Chủ tịch HĐQT PVC, ông Trịnh Xuân Thanh và các thành viên HĐQT lúc đó đã chủ trương thành lập PVC-ME với số vốn điều lệ 500 tỉ đồng, trong đó PVC giữ vị trí cổ đông sáng lập với tỷ lệ góp vốn 40% và giao ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. Ngành nghề chính của công ty này là xây dựng hạ tầng, làm nền móng, gia công cơ khí. Trong giai đoạn 2009 - 2012, PVC-ME đã ký được hàng chục hợp đồng kinh tế trị giá lên tới 2.700 tỉ đồng, trong đó có những dự án lớn như nhiên liệu sinh học ethanol ở Phú Thọ, xơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng, Tổng kho dầu khí Đà Nẵng... Điều đáng chú ý, hầu hết các hợp đồng quy mô hàng trăm tỉ đồng này đều liên quan đến ngành dầu khí, thay vì đấu thầu công khai thì PVC độc quyền thao túng nhận về rồi chỉ định cho PVC-ME thi công.

Do năng lực yếu kém nên PVC-ME chỉ nhận công trình sau đó đi thuê nhà thầu phụ thi công, còn mình đứng giữa ăn phần trăm nên đã xảy ra hàng loạt tham nhũng bê bối. Trong đó có những dự án phải tạm dừng thi công vì chậm tiến độ, thất thoát, thậm chí là thua lỗ rất lớn, nhiều báo cáo của cơ quan chức năng cho biết đến giữa năm 2012, PVC-ME bị thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Lái xe củng quản lý chi tiền tiếp khách gần 1,2 tỉ đồng?.

Trong giai đoạn 2009 - 2012, lương bình quân của người lao động ở PVC- ME chỉ từ 4 - 8 triệu đồng và nhiều lần xảy ra tình trạng chậm, nợ lương, trong khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp này vung tiền không tiếc tay. Sự bất công này đã dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và đơn thư tố cáo được gửi đến nhiều cơ quan chức năng cũng như Tập đoàn dầu khí VN. Kết quả kiểm tra xác minh của nhiều cơ quan chức năng cho biết, trong giai đoạn này PVC-ME đã lập “quỹ đen” với khoản tiền lên tới hơn 80 tỉ đồng để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đưa cho giám đốc Trịnh Văn Thảo đi “đối ngoại”??. (1) 

Cụ thể, trong năm 2011, tổng chi cho bộ máy PVC-ME 47,8 tỉ đồng thì có tới 10 tỉ đồng là chi để “tiếp khách”. Ngay cả nhân viên lái xe là ông Hoàng Vĩnh Thắng, lái xe cho Giám đốc Trịnh Văn Thảo, đã chi tiền “tiếp khách” cho sếp lên tới 1,12 tỉ đồng. Trước đó, năm 2010, khoản tiền ông Thắng chi tiếp khách cho sếp cũng gần 730 triệu đồng??.

Theo nhiều tài liệu mà Báo Thanh Niên có được, kế toán trưởng, nhân viên PVC-ME đã rút từ “quỹ đen” này nhiều lần, mỗi lần từ vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng để ông Trịnh Văn Thảo đi đối ngoại hoặc tiếp khách, đồng thời đưa hàng trăm triệu đồng khác cho các lãnh đạo của PVC-ME tiếp khách hoặc đi nước ngoài. Đơn cử, ngày 7.7.2011, ông Nguyễn Tuấn Sơn, trợ lý giám đốc, ứng từ quỹ đen hơn 205 triệu đồng để ông Thảo tiếp khách. 5 ngày sau đó (ngày 11.7.2011), ông Sơn ứng tiếp 206 triệu đồng để ông Thảo sử dụng. Đến ngày 26.7.2011, Sơn rút tiếp 206 triệu đồng cho “sếp” đi công tác. Nhiều lần khác, các “sếp” PVC-ME đi nước ngoài, kế toán công ty này rút hàng trăm triệu đồng để “bắn” vào tài khoản cho “sếp” chi tiêu. Chưa hết, nhiều khoản chi khác với mỗi khoản hàng chục triệu đồng được ghi là “phong bì” cho lãnh đạo của PVC hoặc làm việc với một số ngành chức năng.

“Chi mừng sinh nhật bố Trịnh Xuân Thanh” hơn nửa tỉ đồng

Trong các khoản chi từ “quỹ đen” PVC-ME có không ít những khoản chi vô lý đến mức khó tin. Cụ thể, ngày 7.7.2011, bộ phận văn phòng đã rút 350 triệu đồng để mua... bộ đồ đánh golf cho “sếp”. Chỉ trong ngày 15.8.2011, Nguyễn Tuấn Sơn đã 4 lần rút tiền từ quỹ với tổng cộng hơn 750 triệu đồng. Khoản tiền này sau đó được giải trình là đã sử dụng gần 550 triệu đồng để chi cho việc “mừng sinh nhật bố sếp Trịnh Xuân Thanh ở tổng công ty”!?.

Chia nhau ăn no đủ- Biết những sai phạm tại PVC-ME sẽ bị phát hiện, toàn bộ ban lãnh đạo tìm cách “chuồn” - ông Vũ Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, đã bất ngờ vội vã rời chức vụ để chuyển lên làm Chủ tịch Công đoàn của PVC.

Trung tuần tháng 7.2012, (ngày 31.7.2012), Giám đốc Trịnh Văn Thảo bất ngờ xuất cảnh “trốn” đi Mỹ và không trở về. Chuyến đi này sau đó được báo cáo là ông Thảo đã đi mà không xin phép Tập đoàn dầu khí VN và PVC.

Đầu năm 2013 - Đến phiên CT/HĐQT Trịnh Xuân Thanh chạy chọt “Chém Vè” về làm Phó chánh VP/Bộ Công Thương. 

Ngày 12.9.2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan, trong đó có 13 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ của PVC-ME về các tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng lạ lùng không hiểu sao Trịnh Xuân Thanh lại “vô can” còn được về Bộ lên chức??

Trong khi câu chuyện về trách nhiệm thua lỗ thất thoát 3.300 tỷ tại PVC-ME còn đang dở dang thì Trịnh Xuân Thanh bất ngờ được cơ cấu về làm PCT/UBND Tỉnh Hậu Giang…

Cựu giám đốc PVC-ME Trịnh Văn Thảo “cánh tay mặt của Trịnh Xuân Thanh” 
(người rút tiền trong quỹ đen nhiều nhất) trước khi trốn ra nước ngoài bị Bộ CA truy nã quốc tế.

Chiếc Lexus hạng sang trị giá 5 tỷ này Trịnh Xuân Thanh 
biện minh với báo chí rằng mượn của một người bạn 
và người bạn “tốt” này đồng ý theo xe từ Hà Nội vào Hậu Giang 
làm tài xế lương 3 triệu/tháng để đưa đón mình!? (2)

Hỡi “cô hồn các đảng” Trịnh Xuân Thanh ơi - Cả nước có hơn 20.000 em bé bị khuyết tật tim bẩm sinh đang lây lất thoi thóp chờ lòng tốt thiện nguyện từ bốn phương để có kinh phí giải phẩu cứu mạng sống – Trung bình 30 triệu đồng/ca 


Tham nhũng đục khoét “ăn cắp” mồ hôi nước mắt nhân dân: 550 triệu để mừng “sinh nhật bố mình” - Cũng có nghĩa tướt mất cơ hội sống còn của 18 em bé chờ tiền tài trợ mổ tim (30-tr/em) - Trịnh Xuân Thanh ơi…! Gọi là “cô hồn các đảng sống” được chưa??.



_______________________________________

Chú thích:


Đảng cộng sản Việt Nam quản lý đất nước này cho ai?

Lê Dủ Chân (Damlambao) - Kính thưa đồng bào 4 tỉnh miền Trung nói riêng và đồng bào cả nước nói chung:

Vào ngày 3 tháng 8 năm 2016 trong dịp tiếp xúc với người dân Hải Phòng, Nguyễn Xuân Phúc ủy viên BCT/TW đảng cộng sản, Thủ Tướng của cái gọi là nhà nước CHXHCN/VN tuyên bố rằng: Sẽ đóng cửa nhà máy Formosa Hà Tĩnh nếu công ty này tái phạm!

Qua tuyên bố này của Nguyễn Xuân Phúc chúng ta thấy gì:

1- Lời tuyên bố này tuy phát ra từ cửa miệng của Nguyễn Xuân Phúc nhưng đó là quyết định của BCT/TW đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng làm đảng trưởng, Phúc chỉ là cái loa có nhiệm vụ thông báo quyết định của đảng đến với người dân.

2- Đối với đảng cộng sản Việt Nam, thảm họa môi trường do Formosa gây ra cho 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên là quá nhỏ, còn nhỏ hơn sai phạm của hai thanh niên nghèo quận Thủ Đức/Sài Gòn mua bánh mì không trả tiền bị viện KSND quận Thủ Đức truy tố với tội cướp tài sản (45.000 đồng) theo Khoản 2, điều 136 bộ luật Hình Sự, với mức hình phạt từ 3-10 năm tù. 

3- Biển đảo, đất đai, rừng núi, sông lạch, tài nguyên của tổ quốc, sinh mạng, đời sống của người dân dưới mắt của đảng cộng sản chỉ là cái vốn trời cho. Họ sẵn sàng mang ra làm vật hy sinh để đổi lấy sự tồn tại của mình

4- Đối với nhà máy sắt thép Formosa Hà Tĩnh, dân nói không cần đảng nói cần, dân nói cút đi đảng nói ở lại, dân nói cần cá cần biển đảng nói cần sắt thép cần tiền như vậy đảng cộng sản và nhà nước của nó đang quản lý đất nước cho dân hay cho một thế lực nào? Không cần phải nói, 90 triệu người dân Việt Nam cũng biết rỏ rằng đảng cộng sản và nhà nước của nó chống lại ý dân bởi vì họ là tay sai của kẻ chủ mưu, đứng sau lưng Formosa đầu độc dân tộc Việt, là Trung cộng.

5- Chống lại ý dân, quyết định để Formosa tiếp tục vận hành tại Hà Tỉnh là một thách đố trắng trợn của đảng cộng sản Việt Nam đối với người dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng và hơn 90 triệu người Việt Nam trong và ngoài nước nói chung. Đảng cộng sản Việt Nam với sự chống lưng của đảng cộng sản Tàu đã thực sự xem dân Việt Nam là nô lệ, là kẻ ăn người ở trong nhà muốn đối xử thế nào cũng được. 

Kính thưa đồng bào

Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng, chúng ta thà chết chứ nhất quyết không làm nô lệ, tôi tớ cho ai cả. Thời điểm này là lúc chúng ta phải hành động để đảng cộng sản Việt Nam và những kẻ chống lưng cho nó biết rằng chúng ta cần làm một con người biết yêu tổ quốc và dân tộc của mình, cần cá, cần biển chứ dứt khoát không cần Formosa, 500 triệu đollars và đảng cộng sản.

03/08/2016

Ngửa tay nhận tiền để hoạ cho dân

Phạm Trần (Danlambao) - Thảm trạng môi trường miền Trung của Formosa đang làm hàng triệu dân đói mà các viên chức đảng và nhà nước lại tìm cách đổ lỗi cho nhau khiến cả nước hoang mang.

Trước tiên, hãy nghe Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trưởng Trần Hồng Hà tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 02/08/2016: "Theo Luật Đất đai năm 2003 cũng như Luật Đất đai năm 2013, việc cho thuê đất đối với các nhà đầu tư mà theo các tiêu chí như khu vực khó khăn để đầu tư…, Hà Tĩnh được coi là khu vực thuộc tiêu chí được xem xét ưu tiên. Như vậy, theo cả Luật Đất đai 2003 và 2013 thì thẩm quyền cho thuê đất đối với UBND tỉnh, thành phố là được 70 năm. Như Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu, đối với việc cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt cho doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 thì thẩm quyền của UBND tỉnh cho phép thuê được 50 năm, còn trên 50 năm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, báo cáo Chính phủ để xem xét trên các góc độ: Nguồn vốn đầu tư, điều kiện khó khăn… Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp các bạn nêu, việc này thanh tra Chính phủ cũng đã thanh tra, kiểm tra rồi. Đối với Hà Tĩnh, tôi cho rằng, việc cấp giấy phép đầu tư với thời hạn 70 năm cùng với cho thuê đất 70 năm ở đây là sai thẩm quyền vì UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã cho doanh nghiệp thuê với thời hạn đáng nhẽ phải do Chính phủ quyết định.” (Cổng thông tin của Chính phủ, 02/08/2016)

Như vậy rõ ràng Hà Tĩnh đã tự ý qua mặt Chính phủ khi cấp giấy phép cho nhà đầu tư nước ngoài là Formnosa Đài Loan.

Trước đó, ngày 22/7, Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, qua cuộc thanh tra năm 2014 đã kết luận chỉ rõ: "Hà Tĩnh đã cấp phép cho Formosa thuê đất trong 70 năm là không đúng thẩm quyền (tỉnh chỉ được cấp phép thuê đất trong 50 năm). Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, kiến nghị Thủ tướng thống nhất cấp phép 70 năm cho Formosa, sau đó Thủ tướng chấp thuận.

"Nếu xem xét theo Luật đầu tư năm 2014, những trường hợp như của Formosa được phép cấp đến 70 năm. Nhưng thời điểm năm 2012 Hà Tĩnh cấp phép như vậy là trái thẩm quyền."

Khi nói đến trách nhiệm của việc làm tắc trách này của Hà Tĩnh ông Khánh khẳng định: "Không cần chỉ ra người cụ thể nhưng đương nhiên các lãnh đạo ở thời điểm đó phải có trách nhiệm, và đến nay việc kiểm điểm trách nhiệm của các lãnh đạo Hà Tĩnh chưa được nghiêm túc."

Thanh tra đã kết luận Hà Tĩnh làm bậy từ năm 2014 mà hai năm sau (2016) khi xẩy ra vụ cá chết mà các viên chức có trách nhiệm vẫn chưa chịu kiểm điểm trách nhiệm thì Bộ Chính trị và Chính phủ sợ ai?

Võ Kim Cự là ai?

Báo chí trong nước viết rõ: "Thời điểm 2008-2010, ông Võ Kim Cự, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp cấp phép đầu tư cho dự án Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý.

Từ tháng 8/2010 đến nay, ông Cự kinh qua nhiều vị trí, là Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa 13, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội từ 1/2015 và hiện nay là Bí thư Đảng đoàn Liên minh Hợp Tác Xã Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020."(VNEXPRESS, 22/07/2016)

Vẫn theo VNExpress, chính ông Cự cũng đã thừa nhận tại buổi công bố kết luận thanh tra khi ấy rằng: “Việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp.”

Nhưng tại cuộc họp báo ngày 25/07/2016, sau ít ngày lẩn tránh phóng viên, ông Võ Kim Cự lại đảo ngược mọi chuyện.

Ông nói với báo chí tại hành lang Quốc hội: "Việc ký giấy chứng nhận đầu tư là đúng luật, đúng theo Nghị định 108 và quyết định 72 của Thủ tướng, đặc biệt là luật Đầu tư, Đất đai. Thời hạn 70 năm là đúng điều 34 của luật Đầu tư và điều 67 của luật Đất đai. Đối với những dự án lớn, quy mô lớn, nhưng thu hồi chậm nằm trong khu vực vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất…, có quyết định, điều khoản quy định rõ ràng.

Việc này Hà Tĩnh không thể tự đặt ra được, đồng thời, khi đảm bảo đúng quy trình, nhà đầu tư có yêu cầu thì tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Thủ tướng đồng ý, sau đó, giao cho các bộ, ngành hướng dẫn, quy trình, thẩm định… Hiện văn bản còn nguyên vẹn cả.

Chính phủ đồng ý ở công văn 869 cấp phép, Thủ tướng có văn bản số 926 đồng ý cấp phép 70 năm. Việc cấp phép như vậy là đúng và phù hợp."

Khi được yêu cầu nói rõ hơn về trách nhiệm của lãnh đạo trong thực thi?

Ông Cự đáp: "Ký quyết định là đúng quy định của luật pháp còn để vi phạm đấy thì thủ phạm và nguyên nhân là Formosa thì rất rõ và chúng ta đang xử lý nghiêm túc."

Một phóng viên bảo: "Nhưng Formosa có tiền sử là đi đến nước nào gây ô nhiễm nước đấy?"

Ông Cự trả lời: "Văn bản hồ sơ chúng tôi vẫn giữ nguyên đây, chưa có bộ nào bảo là không đồng ý Formosa hay bảo Formosa có vấn đề gì cả."

Ông Cự cũng bác ý kiến cho rằng Hà Tĩnh đã cấp phép qúa nhanh, chỉ trong hai tháng, đặc biệt cho Formosa. Ông nói: "Không thể có gì đặc biệt, đã làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi, đúng quy định của luật pháp, không bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào, đúng theo nghị định 108, đúng theo luật Đầu tư, đúng các quy định của Chính phủ…không rút ngắn thời gian, không bỏ qua, vẫn đủ trình tự và ý kiến tất cả các bộ ngành liên quan, không thiếu bộ nào." (Theo VietNamNet)

Như vậy thì ai nói đúng? Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trưởng Trần Hồng Hà và Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh bảo ông Cự làm sai còn ông Võ Kim Cự thì đưa ra bằng chứng nói ông “đã làm đúng luật, đúng trình tự, đúng bước đi, đúng quy định của luật pháp” ?

Như vậy là “cốt đổ cho đồng, đồng đổ cho cốt” để mặc cho dân khốn đốn.

Quốc hội - chính phủ - giáo phận Vinh

Vậy tại sao Quốc hội lại bác ý kiến của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa và một số Đại biểu khác yêu cầu Quốc hội thành thành lập Ủy ban điều tra riêng về vụ Formosa?

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích trong cuộc họp báo ngày 27/07/2016: "Riêng với sự cố ô nhiễm môi trường do tập đoàn Formosa gây ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá Chính phủ các cơ quan hữu quan đã tập trung triển khai và tiến hành nhiều giải pháp quyết liệt, phát hiện nguyên nhân, khắc phục hậu quả và đã đạt được kết quả bước đầu.

Hiện các cơ quan chức năng đang làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm của cá nhân, tập thể có liên quan.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban thường vụ Quốc hôi đã chỉ đạo Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường chủ động nắm tình hình, làm việc với các bộ ngành địa phương có liên quan để báo cáo kết quả."

Ông Phúc còn cho biết: "Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng giao Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường trực tiếp giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và và khu kinh tế ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trong đó có hoạt động của tập đoàn Formosa báo cáo kết quả cho Quốc hội để tiếp tục theo dõi giám sát."

Tổng Thư ký Quốc hội kết luận: "Với những hoạt động đã có này của Quốc hội, Formosa đã không được bổ sung vào chương trình giám sát chuyên đề của Quốc hội 2017."

Nhưng kinh nghiệm quá khứ đã chứng minh Quốc hội chẳng giám sát được ai. Bằng chứng chưa bao giờ Quốc hội phát giác được các ổ tham nhũng trong Đảng và Chính phủ. Quốc hội cũng đã bất lực không thanh lọc được hàng ngũ cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền và mua bằng, bán cấp.

Từ lâu, Quốc hội cũng đã biết cả nước phải sống chung với ô nhiễm môi trường và thực phẩn độc hại đem vào từ Trung Quốc mà có làm được gì đâu? 

Vụ Formosa quá lớn và cực kỳ nguy hại cho người dân và đất nước nên Quốc hội mới nhìn thấy. Vậy còn hàng trăm nhà máy và dự án kinh tế có bàn tay Trung Quốc đã và đang tiếp tục xả thải chất độc phá hoại Việt Nam thì chưa thấy Quốc hội “giám sát” là tại sao?

Nhưng đâu phải Formosa chỉ thải chất độc ra biển mà còn chôn giấu khoảng 400 tấn thải khô có chất độc tại ít nhất 10 địa điểm trong địa hạt Hà Tĩnh mà cũng chưa thấy Quốc hội nhẩy vào “giám sát” thì Quốc hội là của ai?

Trước những khốn khó tột cùng của người dân tại các vùng bị nạn ở miền Trung, lần đầu tiên Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng loạt đưa ra những tuyên bố trấn an dân để lấy lại niềm tin là chính.

Trong chuyến thăm và làm việc với cử tri tại huyện Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 03/08/2016, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ hứa: "Chính phủ sẽ rà soát lại từ cấp Trung ương tới địa phương đối với những cá nhân có liên quan tới cấp phép, xây dựng và vận hành dự án này. “Cho dù có mục đích vì sự phát triển của địa phương mà thiếu hiểu biết hoặc kém trách nhiệm hoặc cố ý làm trái thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Chính phủ sẽ công bố cho đồng bào, cử tri cả nước biết."

Trong khi ấy, tại cuộc họp báo của Chính phủ hôm 2/8 (2016), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng hứa: "Đối với dự án Formosa, hiện đang giao cho Bộ Tư Pháp kiểm tra toàn diện tính pháp lý; giao Bộ KH&ĐT (Khoa học-Đào tạo), TN&MT (Tài nguyên & Môi trường) rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư, quá trình cấp phép, cấp xả thải của các cơ quan và tỉnh Hà Tĩnh. Tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ là không có vùng cấm trong xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm. Tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, công khai trước nhân dân.

Cuối cùng, gặp cử tri Hải Phòng ngày 03/08 (2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lập lại lới hứa: "Chính phủ theo dõi sát sao hoạt động của Formosa Hà Tĩnh và sẽ đóng cửa nếu họ tái phạm."

Nhưng hứa và hy vọng là một chuyện, còn có làm được hay không là chuyện khác. Chắc chắn nhân dân không còn lựa chọn nào ngoài ngồi “chờ cho sung rụng” với ước mơ không phải ăn thêm quả thối môi trường của Formosa. Chỉ tiếc rằng, khi ngửa tay ra nhận khoản tiền đền bù 500 triệu của Formosa, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã hí hửng như kẻ thắng cuộc mà chưa biết hết thiệt hại của dân và của đất nước đến mức độ nào bây giờ và trong tương lai.

Cho đến nay, người dân chỉ được nghe những dự đoán Nhà nước sẽ công bố kết quả thử nghiệm nước biển và sự an toàn cho dân được sống không bị nhiễm độc. Chưa có viên chức thẩm quyền nào cho biết khi nào thì dân mới được an tâm và có công ăn việc làm ổn định như trước ngày cá chết 06/04/2016. 

Vì dân không thể di dời như dân du mục thời xưa nên khi nào hàng ngàn người dân đã ăn cá nhiễm độc ở miền Trung chưa được khám nghiệm để biết sức khỏe vẫn an toàn thì mối lo tuyệt nòi không phải là chuyện khó xẩy ra.

Vì vậy mà hôm 27/07/2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, nơi có địa bàn thiệt hại nhiều nhất trong vụ Formosa đã yêu cầu Nhà nước cấp bách cứu dân khỏi kiệt quệ thêm về kinh tế và tài chính.

Ngoài ra kiến nghị này cũng yêu cầu Nhà nước: "Buộc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại căn cứ trên cơ sở thực tế đã xảy ra và thiệt hại kéo dài trong tương lai. Thiệt hại này bao gồm chi phí khôi phục môi trường biển và những tổn thất mà người dân đã và sẽ gánh chịu.

Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với Công ty Formosa và những cá nhân tổ chức liên quan căn cứ trên những quy định của pháp luật."

Cuối cùng Giáo phận Vinh của Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã dứt khoát: "Yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa để đảm bảo môi trường sống ổn định lâu dài cho người dân."

Khi đưa ra đề nghị khẩn trương này, Giáo phận Vinh có thể đã nhìn thấy hiểm họa Formosa không chỉ ngắn hạn mà là cơn ác mộng sẽ còn dài lắm vì không ai dám bảo đảm sẽ không có một thảm họa cá chết thứ hai ở Hà Tĩnh. -/-

(08/016)


Nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang rối ren nhân sự

Mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) ngành ngân hàng năm 2016 đã không diễn ra suông sẻ, một phần do có sự can thiệp quá sâu của ngân hàng trung ương CSVN (SBV).

Giao dịch tại Eximbank (ảnh: SBV)
Tâm điểm “rối ren” về nhân sự cao cấp hiện nay là Eximbank. Sau hai lần tổ chức ĐHCĐ bất thành vào ngày 29-4 và 24-5, lần đại hội bất thường theo kế hoạch vào ngày 2-8 vừa qua cũng không thể diễn ra, do vào giờ chót SBV có văn bản yêu cầu Eximbank kiểm tra, rà soát một số thông tin liên quan đến quyền đề cử và ứng cử của các nhóm cổ đông và báo cáo trước khi cơ quan này phê duyệt nhân sự bầu bổ sung hội đồng quản trị (HĐQT).
Cuộc chiến nhân sự giữa các nhóm cổ đông ở Eximbank, gồm có đại diện cho phía SBV và nhóm cổ đông tư nhân. ĐHCĐ lần thứ nhất bất thành do nội dung đưa ra bàn thảo không thể hiện nguyện vọng của các nhóm cổ đông tư nhân, nên nhóm cổ đông này không tham dự, do đó không đủ số cổ đông để tiến hành đại hội theo quy định là 65%.
Lần thứ hai, một ĐHCĐ hết sức hỗn loạn đã diễn ra vì sự tranh cãi quyết liệt hơn 3 tiếng đồng hồ giữa các nhóm cổ đông về việc HĐQT 9 hay 11 người, nên ĐHCĐ bắt đầu trễ, và cuối cùng không kịp thời gian kiểm phiếu.
Tài liệu chuẩn bị cho ĐHCĐ ngày 2-8 có nội dung về việc đề nghị cổ đông bầu và thông qua danh sách trúng cử bổ sung thêm 3 thành viên HĐQT. Theo thông tin có được, trong 3 thành viên này, có người từ SBV sẽ được đề cử thế vào vị trí ông Cao Xuân Ninh.
Đã hết mùa ĐHCĐ năm 2016 nhưng ngoài Eximbank, còn có Sacombank vẫn chưa tiến hành ĐHCĐ, trong đó có nguyên nhân liên quan đến vấn đề nhân sự. Sau khi được gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015, HĐQT Sacombank đã xin phép các cơ quan quản lý được tổ chức ĐHCĐ dự kiến trong tháng 6-2016 thay tháng 4-2016. Lý do là ngân hàng này đã nhận sáp nhập SouthernBank và đang chờ hướng dẫn và phê duyệt đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập của SBV. Tuy nhiên, đến nay đã là tháng 8, ngày họp ĐHCĐ của Sacombank vẫn chưa được ấn định.
Đáng chú ý về nhân sự, ông Trầm Bê đã chính thức rời ghế phó chủ tịch HĐQT vào tháng 11-2015, và không tham gia quản trị Sacombank sau tái cơ cấu. Theo báo cáo quản trị năm 2015 của Sacombank, gia đình ông Trầm Bê sở hữu 179.3 triệu cổ phần Sacombank, tương đương 9.49% vốn điều lệ ngân hàng. Toàn bộ số cổ phần của ông Trầm Bê và người có liên quan tại Sacombank được ủy quyền không hủy ngang vô thời hạn cho SBV. Như vậy, việc ai sẽ ngồi “ghế nóng” của Sacombank hiện vẫn là ẩn số và thị trường đang chờ đợi kết quả trong đợt ĐHCĐ sắp tới.
Hiện Chủ tịch HĐQT của Sacombank kiêm thành viên độc lập là ông Kiều Hữu Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế SBV. Với cổ phần chi phối tại Sacombank, SBV rất có thể sẽ điều động nhân sự tham gia điều hành ngân hàng này.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, các ngân hàng sẽ còn thay đổi đáng kể về nhân sự cấp cao khi ngành ngân hàng đang ở giai đoạn cuối của quá trình tái cấu trúc, vì làn sóng mua bán - sáp nhập trong ngành này được nhận định vẫn chưa lặng sóng.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Vay Trung cộng 7.000 tỷ làm cao tốc: Lại 'nối giáo cho giặc'?

Chưa dứt nợ cũ lại đến nợ mới. Xã hội Việt Nam lại sôi trào lên bởi mưu tính vay Trung cộng 300 triệu USD (khoảng 7,000 tỷ đồng) để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.


Ảnh: CafeF

Như để trấn an dư luận xã hội, một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Đào Quang Thu khấp khởi: “Dự án Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn, và Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm, ngỏ ý cho Việt Nam vay vốn”.
Nhưng một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã lôi toạch thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung cộng, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung cộng.
Ông Lê Đăng Doanh giải thích: “Trung Quốc hiện nay đang thừa quá nhiều thép và xi măng. Năng suất hằng năm của Trung Quốc đối với mặt hàng thép là 1.200 triệu tấn, Trung Quốc chỉ dùng 600 triệu tấn, số dư còn lại đang tìm cách đẩy sang liên minh châu Âu, sang Mỹ cũng như các nước khác... và đang bị các nước chống đối kịch liệt. Cho nên, bây giờ Trung Quốc dùng miếng “mồi” 300 triệu USD này. Nếu Việt Nam nhận lời vay vốn thì Việt Nam phải nhập toàn bộ thép, xi măng, thiết kế thi công, công nhân lẫn giá, sát của Trung Quốc”.
Ông Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra rằng đòn bẩy của Trung cộng còn ở chỗ ban đầu họ đưa ra thiết kế rất thấp tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giá cứ bị “đẩy lên”, dần dần giá chào rẻ ban đầu sẽ trở nên “rất đắt”. “Dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh – Hà Đông là bài học nhãn tiền”, ông Doanh nhấn mạnh.
Quả thật, bài học quá đắt giá từ “thành tích” nhà thầu Trung cộng tham gia dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội, tuyến Hà Đông - Cát Linh, khiến đội vốn lên 100%, kéo dài thời gian từ năm này qua năm khác… vẫn chưa hề được khai não.
Một trong những mánh khóe rất phổ cập của nhà thầu Trung cộng là bỏ thầu với giá khá thấp, nhưng sau đó tống công nghệ lạc hậu vào dự án, đồng thời đòi tăng chi phí bổ sung trong quá trình thực hiện dự án… để bù đắp “thiệt hại”.
Trong nhiều năm qua, trước tình trạng nhà thầu Trung cộng trúng thầu tới 90% dự án nhiệt điện tại Việt Nam, một số chuyên gia trong nước đã phải lên tiếng cảnh báo rằng doanh nghiệp Trung cộng chịu “chi thoáng” nhất thế giới. Tất cả những gì không thể thượng lên bề nổi thì đều chui dưới gầm bàn. Tiếng gặm xương rau ráu của loài chó cũng vì thế chẳng mấy ai nghe được.
Cách đây không lâu, vụ việc Công ty Xinxing ở Hà Bắc, Trung cộng, thắng thầu cung cấp đường ống gang dẻo cho dự án nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn 2 đã khiến khối dân cư lên đến 8 triệu dân Hà Nội muốn phát hoảng. 17 lần đường ống nước Sông Đà 1 bục vỡ trước đó (đến nay  đã là 18 lần) vẫn còn dư âm gần như nguyên vẹn. Nhưng kinh hãi hơn cả là không một quan chức nào “rơi đầu”. Tất cả vẫn ung dung khoe khoang thành tích “vì sự nghiệp công ích xã hội”.
Ngay sau khi kết quả thắng thầu của Công ty Xinxing được công bố, nhiều người dân thủ đô lập tức “lên ruột”. Nhưng một số đại biểu quốc hội và báo nhà nước chỉ dám tế nhị nhắc nhở “đừng ham rẻ mà quên đi vấn đề chất lượng”. 
Nhưng ở một chiều kích ngược lại, những người dân mạnh miệng nhất lại đay nghiến “Biết ngay mà! Chắc lại đi đêm ăn chịu với nhau thì mới có chuyện cho Trung Quốc thắng thầu”.
Lê Dung / SBTN