Thursday, January 7, 2021

Tố cáo Đại sứ quán CSVN tại CHLB Đức trấn lột kiều bào?

 

­­Luật Sư Nguyễn Văn Đài|

đã nhận được thư và tin nhắn tố cáo ĐSQ VN tại CHLB Đức lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tiền của Kiều bào và Vietnam Airlines thông qua việc duyệt danh sách bán vé máy bay cho Kiều bào về VN.

Việc hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines thực hiện các chuyến bay thương mại để chuyên chở những người Việt Nam từ CHLB Đức nói riêng và từ các quốc gia khác về Việt Nam trong mùa dịch Covid 19 là điều đáng khen.

Tuy nhiên theo rất nhiều Kiều bào tố cáo thì các chuyến bay của Vietnam Airlines đã bị các quan chức của các ĐSQ ở CHLB Đức và Philippines lợi dụng để hưởng lợi, hay nói một cách chính xác là chiếm đoạt tài sản của kiều bào cũng như của quốc gia.

Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Manila, Philippines thông qua trung gian đã bán chỗ của Vietnam Airlines cao hơn giá vé hàng chục triệu đồng để chiếm đoạt.

Cuối năm 2020, Kiều bào tố các quan chức ĐSQ VN tại Berlin, CHLB Đức đã chiếm đoạt tiền của kiều bào và Vietnamairlines bằng thủ đoạn như sau:

Cụ thể là trong chuyến bay từ Frankfurt, CHLB Đức ngày 17 tháng 12 và về tới sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh vào ngày 18 tháng 12 năm 2020.

Thứ nhất là do nhu cầu về làm việc, thăm gia đình, tránh dịch Covid 19 tại Việt Nam của người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại CHLB Đức là rất lớn.

Các chuyến bay của Vietnam Airlines bị hạn chế trong mùa dịch. Bởi vậy thẩm quyền duyệt danh sách của mỗi chuyến bay thuộc ĐSQ Việt Nam tại Berlin, CHLB Đức.

Hiện nay, giá vé máy bay 1 chiều từ CHLB Đức về Việt Nam khoảng 800Euro.

Những người Việt muốn có được chuyến bay về Việt Nam sớm đều phải trả thêm tiền từ 1.000 Euro tới trên 2.000 Euro. Có rất nhiều hành khách bay trên chuyến Frankfurt về Việt Nam hôm 17/12 đã phải trả tới 3.400 Euro cho vé 1 chiều.

Nhiều Kiều bào cho rằng Đại sứ quán VN tại Berlin chiếm đoạt tiền của Kiều bào bằng cách thông qua các đại lý bán vé cho Vietnam Airlines. Những hành khách sẽ trả toàn bộ số tiền vé và tiền để được duyệt danh sách về nước là trên 3 ngàn Euro cho đại lý của Vietnam Airlines.

Nhân viên của các đại lý Vietnam Airlines nói rằng phải đưa tiền cho ĐSQ thì mới được xét duyệt về VN trong chuyến bay sớm nhất. Nếu không thì phải chờ không biết tới khi nào vì nhu cầu cao, nhưng ít chuyến bay. Nhân viên đại lý cho Vietnam Airlines sẽ đưa tiền hối lộ và danh sách kèm theo cho Đại sứ VN tại Berlin để xét duyệt sớm cho những người chịu trả tiền.

Kiều bào nhận xét việc quan chức Đại sứ quán VN tại Berlin ăn hối lộ hay nói chính xác là chiếm đoạt tiền của Kiều bào và của Vietnam Airlines với phương cách và thủ đoạn như vậy là rất kín đáo. Không bao giờ để lại bằng chứng. Sai phạm đâu thì đại lý bán vé cho Vietnam Airlines phải chịu.

Bằng chứng mà chúng ta có được là ngày đăng ký về VN, hóa đơn vé máy bay, biên nhận tiền của đại lý Vietnam Airlines thu chênh lệch của hành khách. Chúng ta so sánh ngày đăng ký về VN của hành khách chịu trả phí ngoài với những người đã đăng ký trước đó mà chưa được về.

Chúng ta thử tính xem mỗi chuyến bay bằng Airbus A350 từ CHLB Đức về VN với số hành khách tối thiểu là 300, và tiền mà Đại sứ VN tại Berlin nhận được là 2000Euro cho mỗi hành khách.

Vậy tổng số tiền mà Kiều bào cho rằng ĐSQ VN tại CHLB Đức chiếm đoạt để chia nhau tối thiểu là 600 ngàn Euro cho mỗi chuyến bay, gấp gần 3 lần so với tiền vé là 240 ngàn Euro mà Vietnam Airlines có thể thu được.

Như vậy, dư luận cho rằng các quan chức ĐSQ VN đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng số tiền khổng lồ.

Trong khi Vietnam Airlines đang gồng mình chịu thua lỗ, tiền thuế từ mồ hôi, nước mắt và máu của Nhân dân đã phải chi ra  12 nghìn tỷ đồng để cứu Vietnam Airlines.

Theo tin từ Vietnam Airlines cho biết:

Vietnam Airlines lỗ ròng 10.676 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020. Mức thua lỗ này thổi bay thành quả tổng lợi nhuận 10.380 tỷ đồng của hãng bay trong 5 năm 2015-2019.

Đến cuối tháng 9, Vietnam Airlines lỗ lũy kế 8.874 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo đó từ 18.608 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2019 giảm còn 6.611 tỷ đồng sau 9 tháng.

Dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines trong 9 tháng qua âm 6.270 tỷ đồng. Để đảm bảo lượng tiền mặt, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi các khoản cho vay và tăng cường vay nợ.

Đến cuối tháng 9, tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính của Vietnam Airlines là hơn 35.000 tỷ đồng, cao hơn 3.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, phần tăng thêm chủ yếu là vay ngắn hạn.

Trước việc lỗ lớn và khó khăn về thanh khoản, Vietnam Airlines đã đề xuất Chính phủ gói hỗ trợ 12.000 tỷ đồng, gồm khoản vay 4.000 tỷ đồng và 8.000 tỷ đồng để tăng vốn. Đại diện Vietnam Airlines cho biết các cơ quan liên quan đang làm việc để có thể giải ngân gói hỗ trợ sớm nhất nhưng vẫn đảm bảo đúng khuôn khổ pháp lý.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết các khoản đến hạn thanh toán có thể lên tới 6.000 tỷ đồng vào cuối năm nay. Nếu không sớm tiếp cận được gói hỗ trợ từ Chính phủ, hãng không thể tiếp tục vay nợ để hoạt động.

Lẽ ra nếu đem đấu giá vé công khai thì Vietnam Airlines sẽ thu về được khoản tiền lớn bù lỗ thay vì rơi vào túi các quan chức độc tài CSVN.

Quan chức độc tài CSVN thật ác độc, chúng lợi dụng chức vụ quyền hạn làm giàu phi pháp trong khi Nhân dân nai lưng đóng thuế bù lỗ./.

Điểm báo

 

Đỗ Ngà|

Vào tháng tư năm 2020 khi đó tình hình dịch bệnh đặt ra cho chính quyền CS bài toán cho xuất khẩu hay chặn xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực? Lúc đó xã hội xảy ra 2 luồng ý kiến trái chiều: Bên thì ủng hộ xuất khẩu, bên thì ủng hộ tạm ngưng xuất khẩu.

Ngày 28/03/2020 trên báo Thanh Niên có bài viết “Nông dân hưởng lợi bao nhiêu từ giá xuất khẩu gạo”. Bài báo cho biết, dù cho mở cửa xuất khẩu thì gạo trong nước vẫn không thiếu. Trên rất nhiều tờ báo cũng có bài viết ủng hộ xu thế này. Ngoài xã hội có một số Kols nổi tiếng cũng hăng say viết bài ủng hộ xu hướng này và tạo nên một hiện tượng xã hội thay đổi quan điểm nhằm tạo dư luận có lợi cho họ và từ đó áp lực chính phủ mở cửa cho xuất khẩu.

Ngày 5/4/2020 trên báo Vnexpress có cho biết, Trung Cộng tăng mua gạo Việt gấp 7 lần so với bình thường, tất nhiên cầu tăng thì giá cũng tăng. Đứng trước cơ hội béo bở này thì những doanh nghiệp xuất khẩu bằng mọi giá phải chớp thời cơ bất chấp an ninh lương thực cho quốc gia. Thực tế thông tin này đã được giới xuất khẩu gạo nắm bắt từ trước đó, và chính họ đã vận động, kể cả chi mạnh để đổi chiều dư luận họ cũng làm, và họ thành công.

Ngày 7/4/2020, trên báo Vnexpress có bài viết “Campuchia cấm xuất khẩu gạo, cá”. Bài báo cho biết, ông Hun Sen đã quyết định đóng cửa không cho xuất khẩu gạo và cá, trong đó gạo Campuchia có giá trị kinh tế rất cao nhưng ông đóng để đảm bảo an ninh lương thực. Như vậy, Tàu thì mua gạo nhiều để đảm bảo an ninh lương thực, còn Cam thì ngưng xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực. Còn Việt Nam thì sao? Việt Nam thì xảy ra tranh cãi nhưng xu thế ủng hộ ngưng xuất khẩu ngày một yếu dần.

Ngày 10/4/2020 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Kiến nghị dừng xuất khẩu gạo cấp thấp để thực hiện dự trữ quốc gia”. Bài báo này ủng hộ việc dừng xuất gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên những lời nói như thế này trở nên yếu ớt trước sức mạnh tổng lực được tạo ra những trên những tờ báo lớn của nhà nước và những Kols nổi tiếng. Mạng xã hội, ai viết bài ủng hộ việt ngưng xuất khẩu gạo đều chịu lép vế trước xu hướng ngược lại.

Ngày 11/4/2020 trên báo Sài Gòn Gải Phóng và các báo khác cho biết ông Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho xuất khẩu gạo nhưng “xuất khẩu có kiểm soát”. Thực chất câu nói “xuất khẩu có kiểm soát” về bản chất là cho xuất khẩu, còn từ “có kiểm soát” đính kèm phía sau chỉ là để xoa dịu những người chỉ trích quyết định cho xuất khẩu thôi. Nói chung CS vẫn quen dùng cách chơi chữ để mị dân. Thực chất ngay sau đó, chính quyền CS đã cho giải phóng 400.000 tấn gạo, một con số rất lớn.

Ngày 12/4/2020 tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có đăng bài cho biết, nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho cục dự trữ nhà nước đã “xù” hợp đồng cấp gạo. Tại sao họ “xù” thì không khó để trả lời. Họ muốn xuất khẩu kiếm lời nhiều hơn sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc ban lệnh cho “xuất khẩu có kiểm soát”. “Có kiểm soát” đâu không thấy, chỉ thấy việc mất kiểm soát diễn ra ngay sau lệnh này.

Ngày 15/4/2020 trên báo VietnamBiz cho biết, nhà nước chỉ mua được 7.700 tấn gạo cho dự trữ so với nhu cầu là 190.000 tấn. Như vậy phong trào ủng hộ xuất khẩu gạo dựa trên những bài viết của các nhân vật tiếng tăm đã cho thấy, đó là ý chí của ai.

Vắng đi một thời gian, thì ngày 5/1/2021 tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo Ấn Độ?”. Bài báo này lấy tin từ Reuters chứ không phải từ số liệu của chính quyền CS. Tại sao Reuters biết? Họ có thông tin từ Ấn Độ. Thông tin này bị chính quyền CS ém. Có lẽ họ không tiện để công khai thông tin này vì trước đó họ đã cho “xuất khẩu có kiểm soát” gạo. Kiểm soát thế nào mà giờ phải lén nhập gạo từ đối thủ?

Đấy! Đấy là những gì mà một chính phủ đã xử lí trước một tình huống của đất nước. Họ hoàn toàn không có năng lực quản trị. Vậy CS có năng lực gì? Có lẽ họ chỉ “giỏi” trong vấn đề chụp mũ bỏ tù người yêu nước và ăn cướp toàn dân./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://thanhnien.vn/…/nong-dan-huong-loi-bao-nhieu-tu…

https://vnexpress.net/campuchia-cam-xuat-khau-gao-ca…

https://vnexpress.net/trung-quoc-tang-mua-gao-viet-gap-7…

https://www.thesaigontimes.vn/…/kien-nghi-dung-xuat…

https://www.sggp.org.vn/thu-tuong-dong-y-cho-xuat-khau…

https://www.sggp.org.vn/thu-tuong-dong-y-cho-xuat-khau…

https://www.thesaigontimes.vn/…/trung-thau-gao-nhung…

https://www.thesaigontimes.vn/…/trung-thau-gao-nhung…

https://vietnambiz.vn/chi-mua-duoc-7700-tan-gao-du-tru…

https://www.thesaigontimes.vn/…/vi-sao-viet-nam-nhap…

Đảng trục lợi trên sự đói nghèo của tầng lớp bần cùng

 

Đỗ Ngà|

Hiện nay dân số của Việt Nam là 97,765 triệu dân, trong đó tổng số gia đình là 26,9 triệu, tính ra trung bình mỗi gia đình có 3,6 thành viên. Theo báo Long An thì hiện nay hộ nghèo trên cả nước chiếm khoảng 2,75%, tương đương 740 ngàn hộ nghèo. Cũng theo báo Long An thì trong 5 năm, từ năm 2016-2020 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã cho vay hơn 219.500 tỷ đồng, tương đương 9,5 tỷ đô la. Như vậy tính ra trung bình mỗi hộ nghèo vay được 300 triệu/hộ.

Nếu một hộ nghèo mà 4 nhân khẩu vay được 300 triệu thì liệu có còn hộ nào tái nghèo được không? 300 triệu đồng là con số rất lớn so với hộ nghèo nhưng cuối cùng tiền ấy về tay ai để rồi hộ nghèo khắp nơi phải tụ về thành phố làm mọi thứ nghề để kiếm sống? Theo tôi được biết, ở nông thôn, một gia đình hộ nghèo chỉ cần vay được 100 triệu thôi thì tôi tin chắc không có nhiều người phải đổ về thành phố bán hàng rong để mưu sinh đâu. Được biết hồi tháng 8/2020 một phát thanh viên của VTV đã miệt thị người bán hàng rong là “kí sinh trùng” nhưng thực chất ai mới là kí sinh trùng?

Ngày 23/12/2020 báo Tuổi Trẻ cho biết, tại Đắk Lắk, đất rừng giao cho hộ nghèo bị lọt vào tay quan chức. Ngày 15/5/2020 báo Vnexpress cho biết, ở Thanh Hóa, cán bộ địa phương đưa tên vợ con vào danh sách hộ nghèo để hưởng ưu đãi của chính sách dành riêng cho người nghèo. Ngày 13/12/2020 báo Quảng Bình có cho biết, hàng loạt bà con hộ nghèo ở xã Trọng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình đồng loạt viết đơn “xin ra khỏi danh sách hộ nghèo”. Điều phi lí là, trong khi quan chức giàu có lại cố đưa gia đình mình vào diện “hộ nghèo” để hưởng ưu đãi thì người nghèo thực sự lại xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để từ chối ưu đãi. Từ đây, không khó để nhận ra rằng, các quan chức chính quyền đã ép dân viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo để gia đình họ trám vào đó hưởng lợi. Đó là thực tế đang diễn ra tại hầu hết các vùng quê nghèo ở xứ khốn khổ này.

Như vậy qua đây hiện rõ lên bức tranh toàn cảnh của người nghèo Việt Nam rằng, người nghèo chỉ là cái cớ để bọn quan lại trục lợi trên chính sách. Chính sách cho vay 300 triệu/gia đình thì có bao nhiêu hộ gia đình nghèo trên đất nước này nhận được? Tôi tin là rất rất rất ít người nghèo hưởng được. Vậy số tiền tương đương 9,5 tỷ đô kia rơi vào tay ai? Không khó để xác định nó rơi vào túi quan chức từ trung ương đến địa phương. Và rất nhiều trong 9,5 tỷ đô đó có thể đang là tiền cho con cái quan chức du học, cho quan chức xây biệt phủ.

Hôm nay trên mạng xuất hiện lá thư của ông bí thư tỉnh Nghệ An – Thái Thanh Quý kêu gọi xã hội góp tiền cho Mặt Trận Tổ Quốc “phát cho người nghèo” dịp tết nguyên đán. Cái tổ chức mặt trận này thì dân không lạ gì nó, là một tổ chức ăn hại và chuyên lợi dụng nghèo khổ hoạn nạn của người dân để trục lợi. Lại một lần nữa tỉnh ủy và mặt trận phối hợp nhau kiếm tiền bằng cách đem dân nghèo ra trục lợi. Không ai giám sát được số tiền đóng vào và chẳng ai biết nó chi biết nó chi ra bao nhiêu. Hãy nhìn vào số tiền tương đương đến 9,5 tỷ đô của Ngân hàng Chính Sách rót về nó lớn như thế nhưng tại sao đa phần dân vẫn còn nghèo? Và từ đó chúng ta cũng đủ hiểu lời kêu gọi này là nhằm mục đích gì rồi?! Chỉ có thể là bỏ túi riêng chứ không gì khác. Một chính quyền khốn nạn và nó khốn nạn trong từng hành động./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://danso.org/viet-nam/

https://baolongan.vn/ty-le-ho-ngheo-ca-nuoc-uoc-giam-con…

https://tuoitre.vn/dan-so-viet-nam-hon-96-trieu-nguoi-la…

https://tuoitre.vn/dan-so-viet-nam-hon-96-trieu-nguoi-la…

https://vtc.vn/btv-cua-vtv-goi-nhung-nguoi-ban-hang-rong…

https://tuoitre.vn/dat-danh-cho-dan-ngheo-lai-cap-cho…

https://vnexpress.net/vo-con-can-bo-trong-danh-sach-ho…

https://www.baoquangbinh.vn/…/xin-thoat-ho-ngheo-2183646/

Không có cầu, dân Quảng Nam kết bè bằng thùng nhựa vượt sông

 QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Hàng chục gia đình ở làng Tắc Rối, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, phải dùng tám thùng nhựa kết lại với nhau để làm bè đi lại hằng ngày và vận chuyển hàng hóa qua sông Tranh rất mạo hiểm.

Do không có cầu từ làng bắc qua sông Tranh rộng khoảng 70 mét để ra bên ngoài, nhiều năm qua hơn 40 gia đình với khoảng 250 người ở làng Tắc Rối, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, chỉ còn cách mùa nắng thì dùng thuyền, bè qua sông, mùa mưa nước lũ thì đành bám trụ ở làng, khiến việc đi lại của người dân bị hạn chế, thụ động.

Chiếc bè thứ năm mà người dân làng Tắc Rối tự làm để vượt sông Tranh. (Hình: Thanh Thắng/VOV)

Theo báo VNExpress, do bờ sông bị sạt lở ngày càng nặng, hồi Tháng Năm, 2019, chính quyền huyện Nam Trà My đã sắp xếp lại khu dân cư. Làng Tắc Rối mới được hình thành trên bãi đất tương đối bằng phẳng, phía sau là những ngọn núi cao, phía trước là dòng sông Tranh. Quốc lộ 40B nằm bên kia sông, song cũng không có cầu nối vào làng.

Bà Hồ Thị Vân (35 tuổi ở làng Tắc Rối), cho hay đã có một số trường hợp chết đuối do cố gắng lội qua sông, trong đó có một giáo viên tiểu học… Nhiều người đau ốm không thể qua sông đến bệnh viện kịp thời.

Thế là những ngày cuối năm 2020, sau khi vận động chuẩn bị đủ vật liệu gồm thùng nhựa, ván gỗ và dây thừng, đinh sắt…, người dân làng Tắc Rối đã cùng nhau làm một chiếc bè rộng 4 mét vuông, có sức chứa khoảng 500 kg để hằng ngày qua lại con sông Tranh nước chảy cuồn cuộn. Họ kéo dây cáp qua sông, nối chiếc bè vào sợi dây cáp bằng ròng rọc. Khi cần di chuyển bè, người trong bờ dùng dây kéo.

“Từ ngày về làng mới, người dân dùng ghe thuyền để qua sông nhưng chỉ chở được ít người. Giờ đi bè chở được nhiều người và hàng hóa hơn, song chúng tôi vẫn lo bởi bè thường chao nghiêng mỗi khi nước chảy xiết,” ông Hồ Văn Thịnh (37 tuổi, ở làng Tắc Rối) cho biết.

Theo ông Thịnh, bè chỉ giúp người dân đi lại lúc thời tiết bình thường, còn nếu trời mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về mạnh thì dan làng Tắc Rối như bị cô lập.

“Nước sông dâng lên sẽ khiến học sinh bán trú ở xã xã Trà Tập cuối tuần không thể về nhà, hoặc nếu đã về nhà trước đó thì không thể trở lại trường học. Trường hợp ốm đau gặp nước lớn cũng không thể đưa đi cấp cứu,” ông Thịnh lo lắng nói thêm.

Khi qua sông, người dân đi bè phải dùng tay để kéo rất nguy hiểm. (Hình: Đắc Thành/VNExpress)

Trả lời báo VNExpress về việc tại sao chính quyền không xây cầu cho dân làng, ông Trần Văn Mẫn, phó chủ tịch huyện Nam Trà My, cho biết huyện đã nhiều lần đề nghị với cấp có thẩm quyền xây cầu qua sông Tranh nhưng “chưa có kết quả.”

“Vừa qua, chúng tôi có khảo sát xây dựng cây cầu treo khoảng 2.5 tỷ đồng ($108,170), nhưng chưa có nguồn kinh phí để bố trí xây dựng. Đây là vấn đề rất lớn của huyện. Từ nay đến năm 2025, nếu không vận động được nguồn vốn thì huyện sẽ bỏ ngân sách ra làm để bảo đảm có cây cầu cho khu vực này,” ông Mẫn hứa hẹn.

Ông Lê Văn Bốn, giáo viên điểm trường Tắc Rối, thuộc trường phổ thông Dân Tộc Bán Trú Tiểu Học Trà Tập, huyện Nam Trà My, cho biết ông đã đi dạy ở miền núi hàng chục năm nay, nhưng Tắc Rối là điểm trường phải đi qua lại con sông Tranh bằng thuyền và bè đáng sợ nhất.

Nói thêm với báo VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam, ông Hồ Văn Thịnh bày tỏ: “Đây là đợt thứ năm người làng vận động cùng nhau làm bè để cho bà con vượt sông bởi vừa rồi có hai người bị lật thuyền, nhưng may mắn có người vớt được. Những người không biết bơi đi bè ai cũng lo sợ, hoang mang, nhưng vì công việc, đói nghèo nên buộc phải đi thôi. Ước mơ lớn nhất là người dân nơi đây là có một cây cầu giúp mọi người qua lại sông Tranh dễ dàng hơn.” (Tr.N) [qd]

Bình Thuận khởi tố, bắt giam nhiều cán bộ vì ‘sai phạm đất đai’

 BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Năm cán bộ thuộc Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai và Chi Cục Thuế Phan Thiết bị khởi tố do liên quan đến sai phạm về đất đai.

Ngày 7 Tháng Giêng, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ba bị can là các cán bộ tại thành phố Phan Thiết, gồm các ông: Nguyễn Hữu Hoành, cựu phó giám đốc Chi Nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Phan Thiết; Trần Văn Đông và Nguyễn Ngọc Quang, cán bộ Chi Cục Thuế thành phố Phan Thiết.

Ông Nguyễn Hữu Hoành, cựu phó giám đốc Chi Nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Phan Thiết bị công an bắt giữ. (Hình: Phương Nam/Pháp Luật TP.HCM)

Theo báo Tuổi Trẻ, trong vụ án này Công An tỉnh Bình Thuận còn khởi tố hai bị can thuộc Chi Nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Phan Thiết là ông Nguyễn Ngọc Hải, cựu giám đốc, và bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, nhân viên, nhưng được cho tại ngoại để điều tra.

Năm bị can trên bị khởi tố cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” liên quan đến các sai phạm đất đai tại thành phố Phan Thiết từ năm 2016 đến năm 2018, đã được Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bình Thuận đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi Tháng Tám, 2020.

Tại phiên xét xử sơ thẩm trên, bị cáo Trần Hoàng Khôi, cựu phó chủ tịch Phan Thiết, bị phạt 4 năm tù giam; bị cáo Đỗ Ngọc Điệp, cựu chủ tịch Phan Thiết bị xử 24 tháng tù cho hưởng án treo; bốn bị cáo khác nguyên là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Phan Thiết bị xử phạt từ 30 tháng đến 42 tháng tù giam.

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn điều tra của công an cho biết Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết đã “tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh phê duyệt.”

Chưa hết, “Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết đã cố ý xác định khu vực, vị trí thửa đất, mục đích sử dụng đất trước khi chuyển mục đích không đúng thực tế, không đúng quy định (xác định vị trí thửa đất trước khi chuyển mục đích, thay đổi, điều chỉnh thông tin bất thường, luôn xác định thấp hơn quy định) gây thất thoát cho ngân sách nhà nước…”

Với những sai phạm trên đã khiến nhiều người lợi dụng kẽ hở xin chuyển mục đích sử dụng đất để phân nền, chia lô bán đất thương phẩm trái pháp luật tràn lan. Các cá nhân chuyển nhượng đất ở nộp tiền sử dụng đất thấp hơn so với quy định, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Cụ thể, qua kiểm tra ngẫu nhiên 65/160 hồ sơ phải nộp các khoản phi, thuế khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở tại các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm và Thiện Nghiệp, thì toàn bộ 65 hồ sơ đều bị Chi Nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai Phan Thiết ghi thiếu thông tin vị trí đất.

Các lãnh đạo thành phố Phan Thiết tại tòa án hồi Tháng Tám, 2020. (Hình: Đức Trong/Tuổi Trẻ)

Tiếp theo, Chi Cục Thuế Phan Thiết không chuyển trả lại để bổ sung thông tin theo quy định, mà vẫn tính tiền sử dụng đất và ra thông báo nộp tiền sử dụng đất với các mức thấp hơn quy định. Có nhiều hồ sơ đóng tiền rất ít, thậm chí là 0 đồng.

Chỉ trong giai đoạn từ năm 2016 đến Tháng Chín, 2018, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Phan Thiết đã có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng 139 thửa đất, với tổng diện tích 176,815 mét vuông từ đất trồng cây sang đất ở “không đúng các quy định của pháp luật.”

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bị can Nguyễn Hữu Hoành gây thiệt hại tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ phải nộp cho nhà nước là hơn 6.3 tỷ đồng ($273.299). Bị can Trần Văn Đông, đội trưởng Đội Trước Bạ, Thu Khác thuộc Chi Cục Thuế Phan Thiết, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 3.3 tỷ đồng ($143,157), và bị can Nguyễn Ngọc Quang, đội phó gây thiệt hại với số tiền hơn 3.18 tỷ đồng ($137,951).

Về phía người dân, hiện nhiều người mua đất “dính” các sai phạm của cán bộ thành phố Phan Thiết trong vụ án đang chờ từng ngày xem “số phận” đất của mình mua hợp pháp trước đó sẽ được giải quyết ra sao?

Nhiều người dân mua đất hợp pháp tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, hiện giờ không thể chuyển nhượng. (Hình: Mai Thức/Tuổi Trẻ)

Khi được hỏi về “số phận” của những thửa đất mình đang ở, hầu hết người dân tại các khu dân cư tự phát cho biết “có biết thông tin đang tạm dừng chuyển nhượng.”

Anh T., một người đã lỡ mua một thửa đất khoảng 100 mét vuông trong một khu dân cư tự phát ở xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, cho biết đất của anh trước đây mua hợp pháp, có ra Văn Phòng Công Chứng và ghi danh tại Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai mới được nhận giấy chủ quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, hiện anh đang mong chờ từng ngày cơ quan hữu trách thông báo chính thức về “số phận” đất của mình, bởi vì anh T. muốn chuyển quyền sử dụng đất này cho người thân nhưng bất thành. (Tr.N) [qd]

Nguyễn Xuân Phúc ‘nổ’ Long Thành là phi trường ‘được mong chờ nhất thế giới’

 ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Sáng 5 Tháng Giêng, dự và phát biểu tại lễ khởi công dự án thành phần 1 của phi trường Long Thành, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nổ rằng phi trường này “nằm trong top 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới.”

“Đây là dự án với tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay [tại Việt Nam],” báo Zing dẫn lời ông Phúc.

Phi trường Long Thành dự trù đưa vào khai thác trong năm 2025. (Hình: Zing)

Báo Zing đăng lời ông Phúc kèm theo nhận định của “một tổ chức của Úc” không được nêu tên, đã nhận định “sân bay này sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 3 đến 5%” khi đưa vào khai thác từ năm 2025.

Theo báo VNExpress, chỉ giai đoạn đầu tiên xây dựng phi trường nêu trên đã ngốn $4.6 tỷ từ tiền thuế dân. Dự án xây phi trường Long Thành được ghi nhận có tổng mức đầu tư lên đến $16 tỷ dù chỉ có hai phi đạo.

Còn theo báo Zing, phi trường Long Thành trong giai đoạn đầu chỉ có một phi đạo dài 4,000 mét, rộng 75 mét và hệ thống đường lăn, sân đỗ bảo đảm cho các loại phi cơ hoạt động, đáp ứng công suất 25 triệu lượt hành khách và 1.2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Các thông số nêu trên khiến giới quan sát nghi ngờ về chuyện “Long Thành là một trong 16 phi trường được mong chờ nhất thế giới” theo như phát ngôn của người đứng đầu chính phủ CSVN.

Ông Nguyễn Ngọc Chu, nhà quan sát, lên tiếng trên trang cá nhân: “Vị thế và tầm cỡ phát triển của Sài Gòn thì không thể chỉ có một phi trường duy nhất là Tân Sơn Nhất. Cho nên, không ai phản đối xây dựng phi trường thứ hai ở khu vực Sài Gòn. Chỉ là thời điểm, vị trí, diện tích đất, tổng vốn đầu tư, ai xây, xây như thế nào là những vấn đề phải được xem xét kỹ lưỡng.”

Theo ông Chu, việc góp ý chưa xây dựng phi trường Long Thành vào thời điểm hiện tại mà phải mở rộng Tân Sơn Nhất dù “có nhiều luận cứ xác đáng nhưng cuối cùng đã không được tiếp nhận.”

“Trên thực tế thì đất ở khu vực phi trường Long Thành đã được chia bán từ hàng chục năm về trước. Đây là một trong ba nguyên nhân chính bắt buộc phi trường Long Thành phải được xây dựng,” theo Facebook Nguyen Ngoc Chu.

Trước tình thế phi trường Long Thành đã khởi công, vị tiến sĩ toán học nêu một số điều ước: “Xây đúng giá; dẫu có đắt gấp hai, ba lần nhưng thiết bị và vật liệu hiện đại của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, công năng hợp lý, thiết kế khoa học và đẹp, chất lượng công trình đảm bảo; có một bộ máy quản lý giỏi.”

Cũng theo ông Chu, nếu tư nhân là chủ sở hữu Tân Sơn Nhất thì phi trường Long Thành “vĩnh viễn lỗ, không bao giờ có thể hoàn vốn.”

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc (trái) tại lễ khởi công phi trường Long Thành. (Hình: Zing)

Trước đó, hồi Tháng Tư, 2020, “Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Của COVID-19 Đến Nền Kinh Tế và Khuyến Nghị Chính Sách Ứng Phó” do trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân gửi đến chính phủ CSVN, nhấn mạnh yêu cầu tạm hoãn các khoản đầu tư công chưa cấp bách, ví dụ như phi trường Long Thành, chuyển các nguồn vốn này sang hỗ trợ doanh nghiệp.

Thời điểm đó, báo Dân Trí dẫn lập luận của các chuyên gia, học giả tại Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: “Việc đầu tư phi trường là cần thiết, tuy nhiên trong thời gian này nên chuyển các nguồn vốn này sang hỗ trợ các doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế hồi phục sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư.”

Tuy vậy, với việc khởi công phi trường Long Thành, chính phủ CSVN đã phớt lờ tất cả những ý kiến phản biện về dự án hơn chục tỷ đô la này. (N.H.K) [qd]