Friday, March 7, 2014

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mệt mỏi vì nhiều nơi xin làm casino

Ôi! mệt quá, mệt quá!!! mình không biết để tiền ..cò ở đâu cho tụi nó không biết để mà ..để ý tới mình đây.
-----------------------------------------------------------
0 thảo luận08/03/14 09:39
Dù những dự án này chưa được cấp phép mà mới trong quá trình xem xét, song vị tư lệnh ngành Kế hoạch & Đầu tư bày tỏ: “Rất nhiều tỉnh xin làm. Tôi mệt mỏi vô cùng".
Không chỉ cảng biển, sân bay mà giờ đây nhiều tỉnh thành cùng xin đầu tư vào casino, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Phát biểu tại một hội thảo mới đây tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh chia sẻ đang gặp nhiều áp lực vì phong trào đầu tư casino tràn lan khi trước đây chỉ có một tỉnh xin làm, nay đã thành 10 tỉnh.

Dù những dự án này chưa được cấp phép mà mới trong quá trình xem xét, song vị tư lệnh ngành Kế hoạch & Đầu tư bày tỏ: “Rất nhiều tỉnh xin làm. Tôi mệt mỏi vô cùng".
Nhiều địa phương đang xin làm casino. Ảnh: Singaporecasino.

Hoạt động kinh doanh casino được thí điểm tại Việt Nam từ 1992. Đến giữa năm 2013, theo số liệu của Bộ Tài chính, cả nước có khoảng 7 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh, trong đó 5 dự án quy mô nhỏ đã hoạt động tại Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh và 2 dự án quy mô lớn tại tỉnh Quảng Nam và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuy nhiên, dự án Nam Hội An (Quảng Nam) vốn đầu tư 4 tỷ USD đang bị đình trệ sau khi Genting rút lui vào năm 2012, hiện công ty quản lý quỹ VinaCapital đang cố tái khởi động dự án nhưng vẫn chưa công bố chính thức đối tác mới. Dự án Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn cam kết 4,2 tỷ USD đã hoàn thành giai đoạn I nhưng trước đó cũng vướng vào nhiều lùm xùm khi đơn vị quản lý rút khỏi dự án khiến chủ đầu tư quyết định phải trực tiếp quản lý khu nghỉ dưỡng, đi cùng với đó là việc thay tên gọi.

Ngoài các dự án trên, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đang có kế hoạch kêu gọi nhà đầu tư xây casino tại khu kinh tế Vân Đồn. Thông tin mới nhất cho thấy Tập đoàn ISC (Australia) và Tập đoàn Tuần Châu ngỏ ý tham gia và đang xây dựng quy hoạch cho khu nghỉ dưỡng phức hợp vốn 7 tỷ USD (bao gồm casino) tại đây. Không chỉ vậy, tỷ phú sòng bài Sheldon Adelson - CEO Las Vegas Sands đã tới Việt Nam ba lần trong hai năm qua để cân nhắc xây casino tại Hà Nội và TP HCM.

Theo dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino, để được cấp phép kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư phải có mức vốn đăng ký tối thiểu 4 tỷ USD. Do vậy, chỉ cần thu hút một dự án casino, địa phương sẽ đạt được thành tích lớn trong việc thu hút vốn, một chuyên gia nhận định.

Nguồn thu từ dịch vụ casino lớn cũng khiến đây trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều ông lớn. Một bài báo mới đây của Reuters dẫn lời lãnh đạo trong ngành công nghiệp này nhận định, Việt Nam có thể thu về 3 tỷ USD từ ngành kinh doanh trò chơi có thưởng, gấp 10 lần Campuchia và tương đương Philippines hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: "Suy nghĩ thu hút các dự án casino để lấy thành tích kêu gọi vốn ngoại, tăng GDP là rất dở, vì còn phải cân nhắc thu hút vốn để làm gì và ai sẽ được lợi. Nhiều địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa vì lợi ích chung và không tính những hệ quả kèm theo.

Dẫn chứng từ việc Việt Nam đã cho phép triển khai xây sân golf tràn lan trước đây và sau đó phải loại khỏi quy hoạch hàng chục công trình, vị này cho rằng sẽ phải xem xét rõ trách nhiệm của các cơ quan cấp phép nếu để nhiều địa phương làm casino tràn lan.

Bên cạnh đó, bà cũng khuyến nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng khi mở cửa với lĩnh vực kinh doanh sòng bài, bởi Việt Nam hiện nay mới chỉ là nền kinh tế đang phát triển, kỷ cương xã hội còn chưa nghiêm ngặt, trong khi đó việc cá cược, đánh bạc có thể phát sinh nhiều tiêu cực.

Bộ Tài chính đang tiếp tục chỉnh lý dự thảo Nghị định về kinh doanh casino trình Thủ tướng xem xét, trước khi đưa ra bàn luận ở kỳ họp Thường vụ Quốc hội sắp tới. Theo đó, casino là hoạt động kinh doanh có điều kiện và sẽ bị quản lý nghiêm ngặt.

Ngoài việc đáp ứng về mức vốn cam kết lớn và có kinh nghiệm, chủ đầu tư chỉ được xem xét cấp giấy phép kinh doanh sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng. Ngoài ra, trước khi trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan cấp giấy phép phải lấy ý kiến thẩm định của ít nhất 5 Bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Văn hoá, Bộ Xây dựng.

Trận đánh kinh tế quanh Ukraine!

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Tuần qua, khi biến động tại Ukraine lan rộng thành khủng hoảng quốc tế, nhiều người bị lỡ trớn.
Biến động bùng nổ ngày 21 tháng 11 năm ngoái vì một hồ sơ cứ tưởng là kinh tế là khi Tổng Thống Viktor Yanukovich từ chối ký Hiệp Ước Hợp Tác đã thương thuyết với Âu Châu, và biến động kết thúc ngày 22 Tháng Hai, khi ông ta bị Quốc Hội Ukraine truất phế và bỏ chạy. Lúc đó, dư luận vội nói đến “cuộc cách mạng” tại Ukraine. Khi Quốc Hội lập ra chính quyền lâm thời để ổn định tình hình thì chuyện Ukraine trở thành khủng hoảng quốc tế từ ngày 26 do quyết định tập trận của Liên Bang Nga. Ngay sau đó, Nga kiểm soát bán đảo Crimea, với lời hăm sẽ bảo vệ kiều dân Nga ở bất kỳ nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ Ukraine.
Thế giới đang chứng kiến một vụ xâm lăng trắng trợn, với nguy cơ là sau Crimea, Tổng Thống Vladimir Putin có thể cho “dân quân” - quân giả làm dân - can thiệp vào miền Ðông Ukraine. Chính quyền tại Kiev sẽ sụp đổ, Ukraine vỡ nợ, gây hậu quả bất lợi cho kinh tế toàn cầu.

Khi vụ khủng hoảng Ukraine lan rộng hàng ngày, đa số bình luận gia Mỹ đều tự trấn an là sự thể chưa đến nỗi nào, như trên tờ Washington Post, Time, Foreign Affairs hay Politico, rồi được tiết lộ là hệ thống tình báo của Hoa Kỳ bị bất ngờ, như trên tờ New York Times. Nhật báo này còn có bài bình luận tàn nhẫn, rằng đây là lúc chính quyền Ukraine phải chứng tỏ tính chất khả tín!

Vào mấy ngày cuối tuần, họ còn đưa ra lý do giải thích vì sao chúng ta đừng nên hốt hoảng. Thế rồi, treo ánh sáng mặt trời, ngày Thứ Hai Mùng Ba Tháng Ba, các thị trường Á, Âu rồi Mỹ đều sụt giá, dầu thô và vàng tăng giá vùn vụt, trong khi giới hữu trách của Hoa Kỳ và Âu Châu tấp nập họp hành.

Tuần trước, trên cột báo này, người viết ỡm ờ gợi ý là Tổng Thống Barack Obama nên lập tức lấy máy bay qua Bruxelles hội họp với lãnh đạo Liên Âu, minh ước NATO và bật tín hiệu cứng rắn với Putin trước khi mọi sự vỡ lở thành chuyện nghiêm trọng hơn.

Bây giờ, mọi sự đã vỡ lở, các nước phải tính sao?
***

Trước hết, hãy nhìn vào sổ sách Ukraine.

Tổng thống, thủ tướng và thống đốc ngân hàng Trung ương xứ này vừa tạm thời nhậm chức thì đã thấy công quỹ cạn kiệt, mỗi ngày lại biết thêm một sự thật bi thảm về kinh tế - ngoài mối nguy về an ninh, quân sự và chính trị. Bất cứ ai ngồi vào vị trí này cũng phải rùng mình, và nếu đọc tin tức Tây phương (Âu và Mỹ) thì... lộn ruột.

Khi Yanukovich lên làm tổng thống năm 2010, dự trữ ngoại tệ của Ukraine có 34,6 tỷ đô la, cuối Tháng Hai thì còn 15 tỷ: nội Tháng Hai mất hai tỷ tám để vực giá đồng hryvnia (xin đọc là hriunya). Trong bốn năm chấp chánh của Yanukovich, khoảng 70 tỷ đô la đã không cánh mà bay nhờ tài hóa phép của các tài phiệt tay chân của ông ta: Cả nước sản xuất được 175 tỷ đô la một năm mà nay đã bốc hơi hết 70 tỷ! Công khố có 37 tỷ cho vay ra đã biến mất, không biết chạy về đâu, v.v....

Kẻ có thể biết được, dù chỉ một phần, là Yanukovich, thì đang được Putin bảo vệ tại Moscow.

Có bán đấu giá lầu đài nguy nga của ông ta tại Kiev, Ukraine cũng chẳng thể tìm ra 35 tỷ cho việc chi dụng năm nay. Mà Putin càng gióng trống ngoài ngõ thì giới có tiền đầu tư càng bỏ chạy, tiền càng mất giá, chính quyền Kiev sẽ vỡ nợ - không đủ tiền thanh toán các khoản nợ đáo hạn - và tuyên bố phá sản....

Trong khi chờ đợi Liên Âu, Hoa Kỳ và quỹ tiền tệ quốc tế IMF cấp cứu rồi chấn chỉnh chi thu và cải cách kinh tế cho Ukraine, thì giới bình luận kinh tế và các ngân hàng đầu tư càng nói đến kịch bản vỡ nợ rồi phá sản của Ukraine. Họ càng gia tăng hiệu ứng hăm dọa của Putin. Chúng ta đang chứng kiến chuyện đau lòng đó....

Nhưng vì kinh tế cũng là chính trị, xin hãy nhìn xa hơn một chút.

***

Như tên gọi, Ukraine là vùng “biên địa” giữa Âu Châu và Liên bang Nga.

Thuần về kinh tế, hàng năm, xứ này buôn bán với mỗi khối Ðông và Tây khoảng hơn hai chục tỷ đô la và là nơi đầu tư của các ngân hàng Âu Châu và Nga. 

Tại Ukraine, số tín dụng của các ngân hàng Âu Châu lên tới 23 tỷ, của bốn ngân hàng lớn nhất của Nga thì từ 20 đến 30 tỷ, Putin thì ước lượng là 28 tỷ. Nếu Ukraine vỡ nợ và kinh tế suy thoái, các chủ nợ và chủ đầu tư của Nga và Âu Châu đều bị thiệt vì mất nợ và mất thị trường.

Có thể là các ngân hàng Mỹ không bị dính chấu nên dư luận Mỹ được trấn an là đừng hốt hoảng về Ukraine. Chứ ở gần hố nợ, các ngân hàng Âu Nga đều phải âu lo.

Khi ấy ta mới chú ý đến một tin quá nhỏ: Hôm Thứ Hai, Nga tăng lãi suất ngân hàng thêm 150 điểm, từ 5,5% lên 7%, vì đồng Rúp mất giá quá nặng. Mà kinh tế Nga đang bị suy trầm, 63 trong 83 tỉnh của Nga bị mắc nợ và có thể vỡ nợ vì ngân sách trung ương không thể cáng đáng nổi.

Lùi một bước, ta biết Tổng sản lượng của Hoa Kỳ và Liên Âu ở khoảng 17 ngàn tỷ, của Nga là hai ngàn tỷ đô la, bằng nước Ý quặt quẹo trong khối Euro. Nói đến những tổn thất hay tai vạ trong canh bạc tại Ukraine, thật ra chính Putin mới dễ cạn láng.

Khi ấy, xin quay trở lại Hoa Kỳ.

***

Chính quyền Obama chủ trương tận dụng “quyền lực mềm”. Có thể hiểu mềm là dụng lễ hơn dụng binh, với điều kiện là hàm ý không loại bỏ giải pháp cứng rắn. Ăn thua là ở ý chí, sự khả tín hay đáng sợ của từng lời nói, từng quyết định. Cho đến nay, nhược điểm của Obama - và là sự cám dỗ cho Putin - chính là lời nói không đáng sợ, từ chuyện Syria đến Iran và nay là Ukraine.

Nhưng chẳng vì vậy mà Hoa Kỳ lại thúc thủ. Cùng Liên Âu, Hoa Kỳ vẫn còn nhiều biện pháp khiến Putin phải “trả giá” cho hành động ngang ngược tại Ukraine.

Vẫn dùng Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ có thể tranh thủ dư luận thế giới để lấy chính nghĩa về các nước dân chủ. Dù có vô hiệu vì lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc - tháng 12 vừa qua, Bắc Kinh còn ký hiệp định chiến lược với Ukraine của Yanukovich - diễn đàn này vẫn có giá trị ngoại giao và tuyên truyền.

Thiết thực hơn, Hoa Kỳ và các nước trong khối G-7 hủy bỏ thượng đỉnh của khối G-8 vào tháng 6 này tại Sochi và trục xuất Nga ra khỏi cơ chế G-8. Ðiều ấy đang xảy ra. Song song, việc tăng cường hợp tác quân sự với Ba Lan, Hung, Cộng Hòa Tiệp và Slovakia cũng là tín hiệu có lợi.

Nói về kinh tế, với hệ thống thông tin và luật lệ tinh vi, Hoa Kỳ có thể quyết định kiểm tra rồi cùng Liên Âu phong toả hoạt động của các tài phiệt trong hệ thống quyền lực và kinh doanh của Putin. Họ có cả trăm tỷ, đang làm giàu ở nhiều nơi bên ngoài nước Nga và sẽ gây áp lực ngược với điện Kremlin nếu việc làm ăn bị trở ngại.

Thứ ba, Putin có cái vốn dằn lưng là năng lượng, nhưng chỉ tung hoành được khi dầu cao giá. Phân nửa Ngân sách của Nga lệ thuộc vào nguồn tài nguyên này và chỉ vừa đủ cho nhu cầu chi dụng nếu dầu thô ở mức 110 đô la một thùng. Căn bản ước tính của họ là 117 đồng. Nếu Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu cho phép doanh nghiệp Mỹ xuất cảng dầu thì giá sẽ sụt mạnh và Putin càng mau cạn láng. Còn nhiều cách khác nữa, nhưng cột báo này có hạn và đã quá dài...

Những khó khăn kinh tế ấy sẽ khiến dân Nga suy nghĩ lại về khả năng của Putin, sau khi đã thấy sự quả cảm của người dân Ukraine.

***

Môn kinh tế có “thuyết đấu trí” - game theory - với quy luật Nash/Harsany theo đó trong mọi cuộc mặc cả luôn luôn có một phe bị thiệt với tỷ lệ 35/65 thay vì đôi bên đều nhượng bộ để đạt kết quả 50/50. Lý do của sự thua thiệt là vì sợ rủi ro. Trong khi phe kia áp dụng quy luật “cùi không sợ lở”.... (Xin đọc lại bài “Cuộc Cờ Mỹ-Hoa - Dám Liều Thì Ðược, Nhu Nhược Thì Thua - Nhưng Liều Quá Hóa Dại....” trên cột báo này cách nay đúng hai năm). Trong trận đánh kinh tế quanh vụ Ukraine, nếu các nước dân chủ biết cân nhắc và suy diễn yếu tố rủi ro cho rộng rãi và rõ ràng thì cùi cũng biết sợ. Miễn là ta phải có đởm lược!

Khi ấy ta mới thấm lời than của một Dân biểu Mỹ: “Putin chơi cờ vua, Obama bắn bi....”

Ðeo cả chục lượng vàng trên người để 'ngừa bệnh'!

THANH HÓA (NV) - Trong những ngày qua, dư luận thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa bàn tán khi thấy xuất hiện trước cổng đền Sòng một phụ nữ khoảng 40 tuổi đeo trên người vài chục món nữ trang “la liệt”.
Báo mạng Việt Nam Net cho biết, người đàn bà hiếm thấy này là tiểu thương bán hàng trước cổng đền Sòng, tọa lạc tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Khi được hỏi tên, bà cho biết là Nguyễn Thị Tình, nhưng không tiết lộ quê quán, địa chỉ. Người ta chỉ biết rằng, bà Tình đã ngồi bán trước cổng đền Sòng đã hơn 20 năm qua.


Người đeo cả trăm lượng vàng trên người để khỏi bệnh. (Hình: Việt Nam Net)

Một số nhân chứng nói rằng bà Tình rất ngại tiếp xúc với người chung quanh, kể cả khách hàng. Hầu như không ai biết về đời sống riêng tư của bà, mặc dù cách đeo nữ trang vòng vàng khắp tay, cổ, ngón tay, lỗ tai... của bà khiến người người kinh ngạc.

Ảnh chụp cho thấy, bà Tình đeo trên hai cổ tay vài chục chiếc vòng. Nhẫn kín đặc mười ngón tay. Còn lỗ tai cũng đeo gần chục chiếc khoen. Có người ước tính số vàng mà bà đeo trên người lên tới cả chục lượng.

Việt Nam Net dẫn lời bàn tán xôn xao của cư dân trong vùng nói rằng, bà Tình đeo vàng để... khoe của, phô trương sự giàu có. Có người nói đó là cách chưng diện gây sự hiếu kỳ, khiến khách hàng đến với quán bà mỗi lúc một đông. Tuy nhiên, có người nói rằng, bà đeo vàng là để ngăn ngừa bệnh tật.

Một nhân chứng kể lại câu chuyện nói rằng, trước đây bà bỗng lâm bệnh nặng sau khi đánh mất một chiếc vòng đeo cổ. Bà mua chiếc vòng khác để đeo, bỗng tiêu tan bệnh tật. Tin rằng vàng “tiếp thêm sức mạnh,” bà Tình bán được hàng bao nhiêu tiền đều mua hết vàng bấy nhiêu để mà đeo. Có điều lạ là hình như chưa có mấy kẻ gian chịu khó theo đuổi dấu vết của bà. 

Cậu lớp 6 chết chìm ngày đầu học bơi!

SÀI GÒN (NV) - Háo hức hưởng ứng lời kêu gọi của thầy giáo, “học bơi để khỏi bị chết đuối,” cậu bé lớp 6 lại bị chết chìm trong ngày đầu học bơi. Nạn nhân là em Quách Gia Phú, 13 tuổi, học sinh trường trung học Trần Quang Khải, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Sài Gòn.
Tin của báo Thanh Niên cho biết, Phú cùng với nhiều bạn học khác ghi tên theo học lớp bơi tại hồ bơi trường trung học Tây Thạnh, thuộc quận Tân Phú, Sài Gòn.



Hồ bơi, nơi xảy ra vụ chết đuối. (Hình: báo Thanh Niên)
Sáng ngày 6 tháng 3, 2014, em được mẹ là bà Nguyễn Thị Thanh Hà, 37 tuổi, chở đến trường Tây Thạnh học bơi theo lịch trình. Trong khi bà Hà ngồi trước cổng trường chờ con hết giờ học, chừng một tiếng đồng hồ sau thì nghe tin có em bị chết đuối trong hồ. Khi biết chắc nạn nhân là con trai của mình, bà Hà chạy đến bệnh viện và đau đớn khi nhận được tin Phú đã tắt thở.

Ông Phạm Ngọc Trân, hiệu trưởng trường trung học Trần Quang Khải nói rằng, bơi là môn tự chọn trong chương trình dạy thể dục của nhà trường. Ông Trân còn cho biết thêm, nhà trường ký hợp đồng với Công Ty Phát Triển Thể Thao Cộng Ðồng dạy bơi cho các em. Theo hợp đồng này, trường Trần Quang Khải cử giảng viên điểm danh và quản lý các em trên bờ. Còn công ty cử người dạy bơi chịu trách nhiệm quản lý các em dưới nước.

Theo cuộc điều tra ban đầu, em Phú thuộc nhóm các học sinh biết bơi nên được đưa ra đường bơi riêng để tập luyện. Cho đến nay, cơ quan điều tra chưa kết luận nguyên nhân gây ra cái chết oan uổng cho em Phú. Còn theo người nhà của em Phú, đây là cái chết hết sức oan uổng vì Phú muốn học bơi để khỏi bị chết đuối nhưng không may bị tử nạn ngay trong ngày đầu tiên học bơi.


Tang lễ em Quách Gia Phú. (Hình: báo Lao Ðộng)

Trước đây cũng đã xảy ra vụ một học sinh tiểu học chết đuối vì chưa hề biết bơi mà ghi tên tham dự cuộc thi. Nạn nhân là bé Ðỗ Hoàng Phương Anh, 6 tuổi, học sinh lớp 1 trường tiểu học Trương Văn Hải, quận Thủ Ðức, Sài Gòn.

Tại cuộc thi bơi lội được tổ chức ngày 9 tháng 11, 2012, đội đấu thủ cuộc thi bơi lội của trường này có mặt bé Phương Anh, mặc dù em không hề biết bơi. Vì không ai để ý, nên không phát giác được sự việc: bé nhảy xuống hồ rồi chìm lỉm. Biên bản giải trình của giáo viên thể dục nhìn nhận rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Phương Anh là sự nhầm lẫn và thiếu kiểm soát của thầy giáo. 

Hàng chục kỹ sư..công nhân bị nhà máy quịt lương!

THỪA THIÊN-HUẾ (NV) - Chuyện khó tin nhưng có thật, hàng chục kỹ sư, công nhân hãng xi măng Ðồng Lâm không được trả lương sau hàng năm trời làm việc cật lực, giờ không biết kêu ai. Công ty xi măng này tọa lạc tại huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Báo Tiền Phong cho biết, trước đó công ty Ðầu Tư Xây Dựng Thương Mại và Công Nghệ Hà Nội, viết tắt là HNCIT cùng với Ban Quản Lý Dự AÔn Công Ty Xi Măng Ðồng Lâm mở cuộc tuyển dụng hàng chục người thợ vào làm việc.


Công nhân lo rầu vì bị nhà máy quịt lương hàng năm trời. (Hình: báo Tiền Phong)

Ðây là dự án xây dựng công trình khai thác mỏ đá nguyên liệu có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng, tương đương khoảng 150 triệu đô la của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm rồi, người đại diện công ty HNCIT là ông Vũ Ðình Tiến, đội trưởng Ðội Xây Dựng Cơ Bản đứng ra tuyển mộ người lao động, thu hút được hàng chục người.

Trong số các công nhân được tuyển, có người từ các tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, cùng nhiều cư dân địa phương thuộc huyện Phong Ðiền, thành phố Huế. Ông Vũ Ðình Tiến cho biết, đơn vị ông nhận gói thầu khai thác mỏ để sản xuất xi măng với giá 200 tỉ đồng, tương đương 10 triệu đô la.

Hầu hết các công nhân xây dựng dưới quyền ông đều được hứa nhận được mức lương tối thiểu khoảng 6 triệu đồng một tháng, tương đương 300 đô la.



Dự án ngàn tỉ đồng đẩy người lao động vào con đường cùng. (Hình: báo Tiền Phong)

Thế nhưng, từ lúc bắt đầu làm việc cho đến nay gần 1 năm trời, hầu như công nhân nhà máy xi măng Ðồng Lâm không nhận được một đồng lương nào. Nhiều người hỏi thì ông Tiến trì hoãn, cho rằng chưa nhận được gói tiền từ phía công ty HNCIT.

Cho đến mới đây, người ta vỡ lẽ ra, ông đội trưởng đã biến mất, không ai liên lạc được kể cả bằng điện thoại. Nghe đâu khoản tiền mà ông Tiến nợ người lao động và một số đơn vị khác lên đến hàng tỉ đồng.

Một số người từ trước tết đã cầm bán xe cộ, nhiều vật dụng cá nhân ... để về tìm đường về quê. Những người còn lại thì coi như dở khóc, dở người, lây lất sống tạm để chờ lương không biết đến bao giờ. 

Cô dâu ôm vàng..tiền mừng bỏ trốn!

THANH HÓA .- Mười tháng qua đi, dư luận địa phương vẫn còn chưa quên chuyện cô dâu hai cô dâu ở tỉnh Nghệ An ôm tiền, vàng mừng đám cưới bỏ trốn mất tăm.


Hình minh họa cô dân bỏ trốn theo một phim điện ảnh. (Hình: vatgia.com)


Một cô ở huyện Yên Thành và một cô ở huyện Thanh Chương cùng xảy ra hồi Tháng 5-2013 để hận lại cho một thanh niên còn người thanh niên kia rơi vào vòng “trầm cảm” không muốn gặp ai.

Theo tờ Thanh Niên, cho đến chiều ngày 6/3/2014, ông Long, xóm trưởng xóm 7, xã Viên Thành huyện Yên Thành (nơi bố mẹ cô dâu tên Lê đang cư trú) cho hay từ đó đến nay, sau khi mang theo nhiều vàng, tiền mừng cưới, cô Lê đã bỏ đi khỏi địa phương và hiện gia đình cô cũng không biết cô đi đâu, ở đâu.
Theo câu chuyện được kể lại trên tờ Thanh Niên thì ngày 2/5/2013, ông M.V.N ở xã Minh Lộc huyện Hậu Lộc tổ chức  đám cưới cho con trai là M.T.G với cô gái tên Lê ở huyện Yên Thành.
“Sau đêm tân hôn, anh G. và chị Lê xin phép bố mẹ trở lại quê vợ để làm lễ “lại mặt”. Chị M. (chị gái anh G.) cho hay Lê xếp hết quần áo, tư trang vào va li, gom toàn bộ vàng, tiền mừng cưới ước khoảng 4 lượng vàng và gần 100 triệu đồng tiền mặt mang đi.” Tờ Thanh Niên kể. “Ở lại nhà vợ được khoảng 3 ngày, anh G. tá hỏa vì bỗng dưng cô vợ mới cưới biến mất. Anh gọi điện thoại nhưng Lê tắt máy, mọi cố gắng tìm kiếm tin tức của vợ đều vô vọng.”

Sau khi vợ mới cưới mất tích, anh G đã quay trở lại Cộng hòa Czech sinh sống và làm việc. Đầu năm 2013, tờ Thanh Niên nói “anh G. từ Czech về Việt Nam thăm gia đình 2 tháng. Qua bạn bè giới thiệu và làm quen trên Facebook, anh G. có quen biết với cô gái tên Lê ở H.Yên Thành. Về thăm bố mẹ ít hôm, anh G. bắt xe vào Nghệ An để gặp “người trên mạng”. Anh đem lòng yêu quý Lê cũng bởi vẻ ngoài xinh đẹp, ăn nói nhỏ nhẹ. Và rồi đám cưới được tổ chức linh đình không lâu sau đó.”

Theo lời ông Nguyễn Văn Mấn, cán bộ xã Minh Lộc, cho biết: “Anh G. và chị Lê có ra xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, nhưng giấy tờ liên quan đến chị Lê chưa đầy đủ nên chúng tôi không cấp giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, gia đình anh G. vẫn tổ chức đám cưới”.

Khác với câu chuyện của anh G còn sống với cô vợ mới cưới được 3 ngày, cô dâu tên Đào Thị Thanh Hòa đã bỏ trốn ngay từ tối tân hôn được tổ chức ngày 28/5/2013 cùng với tất cả đồ mừng gồm cả tiền và vàng.
Theo tin một số báo, cậu thanh niên tên Phan Duy Tiến được người em họ giới thiệu cho cô Hòa là bạn cùng làm trong một xưởng may. Tuy bà mẹ của Tiến có điều tra và “nghe được những điều tiếng chẳng mấy hay ho” nhưng lại nửa tin nửa ngờ trong khi con trai bà thì “hết lòng theo đuổi”.

Sau mấy tháng quen biết nhau, qua lại thăm gặp gồm cả việc gia đình Tiến đã tổ chức một bữa tiệc để hai gia đình “làm quen”. Cuối cùng thì đám cưới được tổ chức mà theo tin tức “Tiến tự tay lo lắng cắt đặt mọi việc. Thậm chí, cả việc bên nhà vợ, anh cũng xăng xái nhận quán xuyến nhiệt tình không kém”.

Đám cưới hoành tráng của Tiến diễn ra trước sự ngưỡng mộ của biết bao bà con. Vì số lượng khách mời quá đông đảo, nên buổi tiệc còn phải chia thành nhiều thời điểm khác nhau mới đủ phục vụ. Trong hôn lễ, hình ảnh cô dâu xinh đẹp sánh vai bên chú rể điển trai khiến những người tham dự cũng vui lây, ai nấy thầm chúc mừng cho đôi trai tài, gái sắc.

Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi trời nhập nhoạng tối. Lúc này, khách khứa đều đã ra về hết. Thấy con dâu có vẻ mệt mỏi, bà Minh vội kéo Hòa lại dặn dò vào phòng nghỉ ngơi. Chỉ chờ có thế, nàng dâu mới “một dạ, hai vâng” răm rắp nghe theo. Bản thân bà Minh, vì quá mệt mỏi cũng cố gắng chợp mắt lấy lại sức.
Thế nhưng đang mơ màng, bà giật mình tỉnh dậy khi thấy chị Hương (chị ruột Tiến) chạy vào hớt hải báo tin em dâu đột nhiên mất tích. Vì sợ cô dâu đi đâu đó lạc đường, cả nhà bà Minh vội huy động xe máy tìm kiếm nhưng vô vọng. Tệ hơn nữa, khi trở về nhà kiểm tra lại đồ đạc, bà Minh bàng hoàng phát hiện tất cả số tiền mừng cưới của gia đình mình đã bị cô con dâu hốt đi cùng với 3 chỉ vàng đeo trên người.


Sau khi vợ bỏ đi không một lý do ngay đêm tân hôn, Tiến sống trong trầm cảm. Suốt một tuần đầu, Tiến nằm liệt giường, không ăn, không uống. Hoảng sợ, gia đình bà Minh đành phải đưa đi trạm xã cấp cứu. Cũng từ khi gánh chịu cú sốc trên, chàng trai quê bị vợ phản bội như người mất hồn, cả ngày im lặng, không nói nửa lời nhất là đối với người lạ. 

Trăm năm trồng người: Hà Nội: Đăng ảnh bạn gái lên web sex để môi giới bán dâm.

Bác gian hùng, tôi cũng gian hùng

Tôi bác cùng chung nghiệp...hiếp dâm
Bác bán vợ bác cho người khác
Tôi bán người yêu để lấy tiền

Bác đưa một nước đến nô lệ
Tôi dắt bạn gái đến mọi người
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi và bác ..đều có tiền
------------------------------------------------------------



(Dân trí) - Hết tiền tiêu xài, Tuấn nhờ người chụp ảnh bạn gái mình rồi đăng lên trang web sex, môi giới bán dâm với giá 400 nghìn đồng.

Ngày 8/3, Công an quận Đống Đa cho biết vừa bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Văn Tuấn (SN 1992, trú tại Hữu Lũng, Lạng Sơn) để điều tra về hành vi môi giới mại dâm. Tuấn được xác định là kẻ môi giới để chính bạn gái mình bán dâm.
Đối tượng Tuấn
Đối tượng Tuấn
Theo tài liệu điều tra, do có quan hệ tình cảm, từ ngày 9/2, Tuấn cùng Nguyễn Thị N.H. (SN 1997, quê Hà Nam) vào một nhà nghỉ trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) thuê phòng ăn ở với nhau. Đến cuối tháng 2, Tuấn và H. hết tiền tiêu. Tuấn bảo H. đi bán dâm.
Tuấn nói với H. sẽ nhờ người chụp ảnh đăng lên mạng internet để tìm khách cho H. H. đồng ý, Tuấn nhờ một cô gái tên Ngọc (chưa xác định tung tích) đến nhà nghỉ nơi Tuấn và H. ở để chụp ảnh H. khỏa thân, sau đó nhờ cô này đăng lên trang web sex “vuichoi…” kèm theo số điện thoại của Tuấn và rao giá bán dâm là 400 nghìn đồng/lượt.
Khi khách mua dâm liên hệ, Tuấn trả lời và hẹn khách đến nhà nghỉ trên lấy phòng rồi thông báo số phòng để H. xuống bán dâm. Mỗi lần bán dâm, H. thu của khách 400 nghìn đồng rồi đưa cho Tuấn.
Đến ngày 2/3, một người bạn của H. tên Hà Ngọc M. (quê Thái Nguyên) liên hệ nhờ cho đi bán dâm cùng. H. và Tuấn đồng ý và để M. đến nhà nghỉ nơi Tuấn và H. thuê trọ ở cùng. Khi có khách mua dâm, Tuấn điều M. đi bán dâm và thu 400 nghìn đồng, trong đó Tuấn cắt lại 200 nghìn đồng.
Tài liệu điều tra cho thấy, trong ngày 3/3, từ 21h đến 24h, Tuấn điều M. bán dâm cho 3 khách. Sau khi bán dâm, M. đưa hết tiền cho Tuấn. Tuy nhiên, sáng hôm sau (4/3), M. đòi Tuấn trả tiền nhưng Tuấn không trả.
Tại cơ quan công an, Tuấn cho biết bản thân có hoàn cảnh rất đặc biệt, mẹ mất sớm, bố đi lấy vợ hai. H. và M. cũng có hoàn cảnh đặc biệt như Tuấn, bố mẹ đều ly hôn nên các cô gái này lên Hà Nội sống lang thang rồi vào làm ở các quán karaoke trước khi trở thành gái bán dâm.
Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Tiến Nguyên

‘Tình hình nhân quyền Việt Nam 2014 sẽ êm ả hơn’


Nhà báo Phạm Chí Dũng một ngòi bút độc lập thường xuyên có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong nước
Nhà báo Phạm Chí Dũng một ngòi bút độc lập thường xuyên có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong nước

Trà Mi-VOA
Tuần trước chúng ta đã cùng các thính giả trẻ từ trong nước điểm lại tình hình Việt Nam trong năm 2013 đầy sự kiện đáng ghi nhớ.  

Hôm nay, Tạp chí Thanh Niên mời quý vị và các bạn cùng ‘gieo quẻ đầu năm’ để xem dự báo tình hình kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam trong năm mới Giáp Ngọ này ra sao qua cuộc trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát, một ngòi bút độc lập và thường xuyên có rất nhiều bài phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong nước
Tóm tắt nội dung Dự báo tình hình Việt Nam 2014 của nhà báo Phạm Chí Dũng 

Những động thái nội bộ

Ngược lại năm 2013, Việt Nam năm 2014 sẽ mang đặc trưng biểu hiện đối nội nổi bật hơn so với hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối nội như vậy có thể khá đặc sắc và có tính tranh đấu. Nếu vào năm 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rộng khắp với Trung Quốc, Nga, Pháp và Mỹ, thì năm 2014 có thể được xem là năm khởi động cho “chiến dịch hai năm” sắp xếp các vị trí của đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.

Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị nhân sự không còn nhiều, có thể đến giữa năm 2015 phải cơ bản hoàn thành 
phương án bố trí các chức vụ chủ chốt trong Bộ Chính trị. Do vậy có thể xem đây là cuộc chạy đua mang tính nước rút. Một trong những tín hiệu rõ rệt cho cuộc vận động này là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hàm ý “đổi mới thể chế”.

Những nhân sự cao cấp trong Bộ Chính trị trong đại hội 12 sẽ phụ thuộc cơ bản vào ba tiêu chí: mức độ ảnh hưởng mà họ tạo ra trong nội bộ đảng, ảnh hưởng của họ đối với khối trí thức và dân chúng, và cuối cùng là dấn ấn của họ trong quan hệ đối ngoại. Trong đó, ảnh hưởng trong nội bộ đảng là yếu tố quyết định, kế đến là ảnh hưởng trong dân chúng.

Một đặc thù khác ngày càng lộ diện rõ hơn và đáng được quan tâm là sẽ gia tăng khuynh hướng tản quyền và tự trị tại một số chính quyền địa phương, đồng thời “tự chuyển hóa” hơn nữa bằng quá trình tiết giảm vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của đảng. Khuynh hướng này sẽ càng rõ nét theo quy luật ly tâm chính trị vào những năm tới, khi bối cảnh và tình thế chính trường trở nên phức tạp hơn hẳn hiện thời.

Năm 2014 cũng sẽ xác nhận những tác động theo chiều sâu của vấn đề Campuchia đối với chính trường và xã hội Việt Nam. Sau sự kiện năm 1979, có thể xem đây là lần thứ hai mối nguy cơ Campuchia phát lộ, do khả năng đất nước này có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị và xã hội bởi cuộc tranh giành được đẩy lên thế tương đối cân bằng và khó dung hòa giữa đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen với đảng đối lập của ông Sam Rainsy. Tình hình này có thể dẫn tới khả năng đảng cầm quyền không còn trụ vững và có thể bị thay đổi hoặc bị thay thế vai trò trong 3-4 năm tới, thậm chí sớm hơn, dẫn đến khả năng sức ép chính trị và cả quân sự sẽ gia tăng lên khu vực biên giới Tây Nam của Việt Nam, đồng thời gây nên hiệu ứng phân hóa hơn nữa đối với nền chính trị Việt Nam.

Những đối sách về nhân quyền

Liên quan đến việc tạo dựng hình ảnh đối với dân chúng, những câu chuyện bề nổi mà giới lãnh đạo nhắm tới vẫn chủ yếu là những nội dung then chốt thuộc điều 69 của Hiến pháp năm 1992 hay điều 25 của Hiến pháp năm 2013 về các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu tình và có thể cả quyền được trưng cầu dân ý.

Vì thế trong năm 2014, có khả năng Quốc hội sẽ được tác động ở mức độ nhất định để ban hành Luật tiếp cận thông tin, Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình. Cả ba đạo luật này đều mặc nhiên xuất phát từ nhu cầu và cũng là xu thế đương nhiên của xã hội công dân, đồng thời là một trong những điều kiện của khối phương Tây trong mối quan hệ thương mại đa phương với Việt Nam.

Một chi tiết đáng chú ý là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập “người dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm”.

Cũng nhằm thỏa mãn nhiều hơn yêu cầu của người dân và đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, giới chính khách trong nước nhiều khả năng sẽ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong năm 2014. Cơ quan này có thể tồn tại dưới hình thức Hội đồng nhân quyền quốc gia hoặc như một ủy ban nhân quyền quốc gia trực thuộc chính phủ, thay thế cho ban chỉ đạo nhân quyền quốc gia trước đây.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều dấu hiệu hứa hẹn cho việc cơ quan nhân quyền quốc gia này sẽ nhận thức và hành động cân bằng giữa nhiệm vụ “phòng, chống các thế lực lợi dụng nhân quyền” với việc quan tâm thực chất đến quyền con người của dân chúng.

Một thỏa hiệp khác của Nhà nước Việt Nam với phương Tây là sẽ dần thừa nhận vai trò và dần chấp nhận sự tồn tại và vận động của xã hội dân sự ở Việt Nam, và thái độ này sẽ thể hiện rõ nét hơn trong năm 2014. Tình hình này dẫn đến việc năm 2014 sẽ xuất hiện nhiều tổ chức dân sự hơn năm 2013.

Nếu chỉ xét đến các tổ chức dân sự theo đường hướng xã hội - chính trị, số tổ chức hình thành trong năm 2014 có thể gấp đôi năm 2013. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là một số trong đó hoạt động thiếu tính thực chất.

Trong bối cảnh xã hội dân sự bắt đầu được thừa nhận, hoạt động truyền thông xã hội (còn gọi là “lề trái”) sẽ được “hợp thức hóa” và sẽ gia tăng về số lượng, trong khi cơ chế cản trở bằng bức tường lửa trên mạng Internet sẽ giảm bớt.

Năm 2014 cũng có thể chứng kiến một số biểu hiện giao lưu, kết nối kín đáo giữa báo chí “lề phải” với truyền thông “lề trái” về quan điểm và mối tương tác trong một số vụ việc nhạy cảm của xã hội, kinh tế. Theo đó, hiện tượng nhà báo, phóng viên “lề phải” trực tiếp hoặc gián tiếp gia nhập hoạt động truyền thông “lề trái” sẽ gia tăng về số lượng cung cấp thêm cho “lề trái” một lực lượng nhỏ cây viết chuyên nghiệp. Hiện tượng này sẽ diễn ra bất chấp sự ngăn cản và cấm đoán của hệ thống tuyên giáo.  

Trong xu thế hé dần cửa đối ngoại, chủ đề hòa hợp hòa giải dân tộc sẽ một lần nữa được nêu lại, sau hai lần chỉ mang tính hình thức sau Hiệp định song phương Việt - Mỹ (2001) - thể hiện bằng nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, và sau thời điểm năm 2006 khi Việt Nam được chấp nhận tham gia vào WTO.

Năm 2014 có thể là giai đoạn khởi đầu cho việc Nhà nước Việt Nam xem xét lại chế độ xuất cảnh đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến theo đường lối ôn hòa, cũng như cơ chế nhập cảnh cho một số nhân vật người Việt hải ngoại không đến mức bị coi là “chống phá nhà nước”.

Cùng với khả năng tăng tiến lộ trình tham gia vào TPP, chính quyền có thể tiến hành trả tự do có điều kiện cho một ít nhân vật bất đồng chính kiến, trong đó có Lê Quốc Quân, Phạm Viết Đào.

Tình hình trên cũng có thể dẫn đến chủ trương chính quyền tạm thời không thi hành biện pháp bắt bớ giới bất đồng chính kiến, nhưng thay vào đó sẽ tiếp tục tăng cường hành động gây khó khăn cản trở, sách nhiễu đối với giới này.

Đặc biệt tại một số địa phương, những nhóm dân chủ hoạt động công khai ngoài đường phố sẽ có thể hứng chịu hình ảnh “đấm đá nhân quyền” hoặc những hành vi dưới tầm mức văn hóa của nhân viên công lực.

Xu thế chính trị đối ngoại lẫn đối nội cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện đảng chính trị độc lập và còn có thể xuất hiện đảng chính trị đối lập trong dân chúng, tuy chỉ với quy mô nhỏ.

Đồng thời, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ lan tỏa rộng hơn và công khai hơn, đặc biệt vào quý cuối của năm 2014 khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức hội đoàn độc lập với nhà nước, hiện tượng thoái - bỏ đảng sẽ chính thức trở thành một trào lưu mang tính xu thế vào cuối năm 2014, làm đề dẫn cho một xu thế mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó.

Ứng với bối cảnh như thế, Dự luật nhân quyền Việt Nam (HR 1897) và Dự luật chế tài nhân quyền Việt  Nam nhiều khả năng vẫn chưa được thông qua tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ, sau khi HR 1897 đã được thông qua tại Hạ nghị viện vào tháng 8/2013 với số phiếu thuận gần như tuyệt đối.

Động thái ngả về phương tây

Xu hướng và xu thế thoái - bỏ đảng đương nhiên sẽ tạo thêm một tác động không nhỏ đối với nhận thức, hành vi ứng xử cách biệt và phân hóa trong nội bộ đảng. Với những dấu hiệu manh nha từ năm 2013, xu hướng nhóm chính khách mang quan điểm gần gũi hơn với phương Tây sẽ nổi lên rõ hơn vào năm 2014, dần trở nên cân bằng và có thể còn có phần lấn ảnh hưởng của nhóm chính khách “thân Trung Quốc” ở Hà Nội và tại một số tỉnh thành.

Biểu hiện sớm nhất và rõ nhất của sự đối chọi giữa hai xu hướng này là mối giao kết về hợp tác hải quân Việt - Mỹ sẽ gia tăng, trong khi Trung Quốc sẽ lại xúc tiến gây hấn tại biển Đông vào một số thời điểm, trùng với thời gian mà mối quan hệ Việt Nam - phương Tây trở nên “nồng ấm” hơn.

Xu hướng ly khai dần khỏi tâm điểm Bắc Kinh cũng liên quan mật thiết đến chính sách nhập khẩu nguyên, phụ liệu của Việt Nam từ Trung Quốc. Để có thể tham gia đầy đủ vào TPP và được miễn thuế xuất khẩu hàng hóa, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu là hàng hóa đó phải có xuất xứ từ các nước nội khối TPP, trong khi Trung quốc vẫn chưa phải là thành viên TPP. Do đó, Chính phủ Việt Nam có thể phải tìm nhiều cách để giảm bớt cơ cấu nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc và chuyển đổi vùng nhập khẩu sang các quốc gia khác.

Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức vì trước đó có đến 80-90% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào Trung Quốc, và bởi sức ép về chính trị và kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam là liên tục và sẵn sàng căng thẳng.

Tuy nhiên, với “quyết tâm” tìm phao cứu sinh từ ngoại viện phương Tây, Việt Nam sẽ được chấp thuận tham gia vào TPP trong năm 2014, thậm chí khả năng này có thể xảy ra ngay trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, tính hiệu quả của TPP là không thể tức thời, khi thời hiệu áp dụng sớm nhất của hiệp định này là giữa năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Để được chính thức chấp thuận tham gia vào TPP, Nhà nước Việt Nam sẽ chấp nhận một số điều kiện của phương Tây về cho phép hình thành nghiệp đoàn lao động, lập hội và cải cách doanh nghiệp nhà nước (liên quan đến cơ chế giảm dần và tiến đến xóa độc quyền của một số doanh nghiệp như điện lực, xăng dầu…).

Cuối 2014: Khởi đầu khủng hoảng kinh tế

Một sự thật không thể chối bỏ là cho dù được chấp thuận bởi TPP, nền kinh tế Việt Nam vẫn quá khó trong năm 2014. Rất nhiều khả năng nền kinh tế này sẽ vận động ngang trong năm 2014 chứ không thể tăng tốc được, và cũng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sẽ “thoát đáy”.

Gần như toàn bộ mấu chốt của nan giải kinh tế Việt Nam nằm ở nợ xấu, trong đó ít nhất 70% thuộc về nợ xấu bất động sản. Với những dấu hiệu rõ ràng của nửa cuối năm 2013, gói kích thích 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản coi như đã hoàn thành vai trò lịch sử đậm nghĩa thất bại của nó.

Những chính sách hỗ trợ khác như chính sách cho người nước ngoài mua nhà và cho phân lô bán nền cũng sẽ chỉ có tác dụng rất nhỏ. Hệ số tiêu thụ của phân khúc căn hộ cao cấp rất thấp. Hệ số tiêu thụ của căn hộ trung cấp nhỉnh hơn nhưng cũng không hề khả quan. Tồn kho bất động sản, đặc biệt là bất động sản cao cấp sẽ giữ gần như nguyên trạng, trong khi số căn hộ cao cấp và trung cấp cung ứng cho thị trường sẽ càng tăng, tạo nên hiện tượng bội cung ngày càng lớn. Trong khi đó, các thị trường đầu cơ như vàng, chứng khoán đều rất thiếu triển vọng.

Nhìn chung, Ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan sẽ không thể xử lý được nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng. Vào giữa năm 2014, công cuộc xử lý này nhiều khả năng sẽ bế tắc hoàn toàn.

Với những dấu hiệu khá rõ ràng về nợ xấu, thực trạng khan hiếm tiền mặt, tình trạng bi đát của hệ thống ngân hàng thương mại vào cuối năm 2013, nhiều khả năng hệ thống ngân hàng bắt đầu bước chân và giai đoạn đổ vỡ vào nửa cuối năm 2014. Khi đó nền kinh tế cũng bắt đầu thời kỳ đầu tiên lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, khi trước đó đã có 7 năm suy thoái.

Trong bối cảnh đó, lưu thông tiền tệ càng suy thoái, một số kênh kinh doanh trở nên bất động. Tâm lý người dân găm giữ tiền và vàng mà không đưa vào lưu thông trở nên rất phổ biến.

Vào năm 2014, Nhà nước sẽ phải tìm mọi cách huy động vàng trong dân để cứu nguy nền kinh tế, nhưng sứ mệnh này sẽ thất bại do niềm tin tiêu dùng và cả niềm tin chính thể của người dân xuống đến mức thấp chưa từng có. Ngân hàng nhà nước có khả năng sẽ phải bán ngoại tệ dự trữ để thu tiền mặt phục vụ cho ngân sách chi tiêu, nhưng hệ quả không tránh khỏi của sứ mệnh này lại càng làm tăng lạm phát. Theo đó, chỉ số lạm phát năm 2014 có thể “ngoài dự kiến”.

Để giải quyết vấn nạn thiếu tiền mặt, nhiều ngân hàng thương mại sẽ đẩy cao lãi suất tiền gửi như tình trạng tương tự vào nửa cuối năm 2011. Chính sách cho vay giá rẻ cũng vì thế sẽ hầu như phá sản. Một phần lớn doanh nghiệp thiếu vốn sẽ càng khó khăn và tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ càng tăng. Trong đó, “cái chết” của doanh nghiệp bất động sản là một hệ quả đặc trưng nhất.

Không thể giải quyết cơ bản hàng tồn kho và cũng không thể thanh toán được nợ vay, năm 2014 sẽ chứng kiến khoảng 30% doanh nghiệp bất động sản phải phá sản. Những năm sau đó sẽ có khoảng 30-40% doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phá sản, khiến cho toàn bộ hoạt động kinh doanh nhà đất ở Việt Nam tê liệt và chính thức rơi vào “thập kỷ mất mát”.

Bất ổn và phản kháng: Giai đoạn đầu của khủng hoảng xã hội

Kinh tế tiếp tục suy thoái và bắt đầu bước chân vào khủng hoảng là mảnh đất phì nhiêu cho các mầm mống bất ổn xã hội. Nếu trong năm 2013, bất ổn đã sinh ra từ nhiều phản ứng và phản kháng của dân chúng đối với chính quyền, thì đến năm 2014, số lượng và quy mô phản kháng chắc chắn sẽ tăng cao hơn.

Bản hiến pháp năm 2013 được thông qua với nhiều nội dung không được cải cách cũng là nguồn gốc dẫn đến tâm thế trục lợi không thay đổi và bất chấp dân sinh của các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu. đặc biệt là những nhóm lợi ích về chính sách và đất đai.

Hơn ai hết, các nhóm lợi ích là người điều khiển thị trường và hiểu rằng nền kinh tế đang đi đến hồi kết bi kịch. Do vậy, những năm tới sẽ là giai đoạn trục lợi và vơ vét cuối cùng trước khi nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn. Đó là lý do khiến mức độ và tính chất vơ vét sẽ tăng tốc, tàn nhẫn và hung bạo hơn, dẫn đến thái độ và hành vi khản kháng của dân chúng càng phẫn uất và quyết liệt không kém.

Phản kháng dân chúng sẽ tập trung vào lĩnh vực đất đai, môi trường, điều kiện lao động, giá cả. Số cuộc và số người dân tuần hành, biểu tình sẽ gia tăng so với năm 2013.

Hiện tượng chống nhân viên công lực và hiện tượng “tự xử” của người dân cũng sẽ gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và ngay tại Hà Nội. Hầu hết hiện tượng như vậy đều diễn biến theo chiều hướng tự phát và thiếu kiểm soát. Trong một số trường hợp gặp phải tác động tiêu cực từ phía cơ quan công quyền, phản ứng tự phát của người dân có thể biến thành bạo động cục bộ và quy mô nhỏ.

Vào cuối năm 2014, trong khung cảnh có thể khởi đầu khủng hoảng kinh tế, quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ lương hưu cũng có thể bắt đầu lâm vào tình trạng nguy hiểm. Cùng với làn sóng thoái - bỏ đảng phát sinh vào thời điểm này, có thể phát sinh những phản ứng mạnh mẽ đầu tiên của tầng lớp hưu trí, làm tiền đề cho xu thế bỏ đảng trong giới hưu trí và cả một bộ phận thuộc giới đảng viên đương chức trong những năm sau.

Trước sự bất ổn của tình hình xã hội và chính trị, xu hướng di cư và chuyển tài sản ra nước ngoài sẽ gia tăng, không chỉ tập trung vào tầng lớp nhóm lợi ích và một bộ phận quan chức đặc quyền đặc lợi mà với cả tầng lớp trung lưu.

Trước áp lực và các mâu thuẫn xã hội tăng vọt, bị ràng buộc bởi quyền lợi và mối quan hệ với các nhóm lợi ích, chương trình chống tham nhũng của Đảng và Chính phủ sẽ chỉ còn tính tượng trưng và càng làm cho niềm tin chế độ của người dân bị “suy thoái” hơn bao giờ hết.

Kết

Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến chủ lưu ở Việt Nam:

(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016-2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị. Đây là diễn biến quan yếu nhất.

(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.

(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị mới.

(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014 - 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 – 2017 và có thể tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị.  

(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở mức độ khiêm tốn.

Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa bán: Người mua gỗ sưa nói gì?

Có 1 trong 2 cách lựa chọn, vậy thì chọn cách nào tốt nhất đây?
1. Báo công an thì...mất hết.
2. Bán lấy 1.2 tỷ...tiền hồ..thì phẻ re.
Ôi!!! khó chọn quá, khó chọn quá!
------------------------------------------------------

Sau nhiều ngày liên hệ, ngày 7.3, chúng tôi đã liên lạc được với người mua 4 thanh gỗ sưa được dỡ từ đình cổ Cựu Quán. Sự việc thu hút dư luận quan tâm mấy ngày qua. 
 >> Cán bộ dỡ mái đình bán gỗ sưa 1,2 tỷ đồng… gửi tiết kiệm!

Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa bán: Người mua gỗ sưa nói gì?
Theo đó, người mua gỗ sưa là sư cô Thích Nữ Diệu Bản (là sư trụ trì của 4 chùa trên địa bàn Hà Nội). Tiếp xúc với chúng tôi, sư cô Thích Nữ Diệu Bản cho biết: "Ban đầu không có ý định mua sưa nhưng các cụ trong thôn nhờ cậy, mua giúp để an lòng dân, dân khỏi nghi ngờ bán cho người này người nọ, vì thầy mua là khách quan nhất".
 
4 thanh gỗ sưa trị giá 1,2 tỉ đồng giờ không biết ở đâu?
4 thanh gỗ sưa trị giá 1,2 tỉ đồng giờ không biết ở đâu?
Về lý do mua sưa để làm gì, sư cô Thích Nữ Diệu Bản cho biết: "Đầu tiên mua về định làm câu đối hoặc ghép nối làm tấm hoành phi treo ở nhà cho đẹp thôi, chứ không có ý định buôn bán gì. Nhưng không biết ai báo mà ngay sau khi mua xong chưa kịp mang gỗ về đã xuất hiện 3 người họ đòi mua mỗi người một thanh, tôi cương quyết không bán, họ bảo mất công theo đuổi từ năm ngoái rồi giờ phải mua được".
"Tôi và một số người thấy mấy ông đầu trọc này cương quyết mua bằng được, họ không cho gọi điện, chúng tôi không báo được công an. Sợ ảnh hưởng đến tính mạng, tôi đành chấp nhận, và họ chồng đủ tiền 1,2 tỷ đồng. Rồi họ đưa gỗ lên xe taxi đưa đi lúc rạng sáng, họ đưa đi đâu chúng tôi không biết" - sư cô Thích Nữ Diệu Bản phân trần.
Hiện sự việc đang được công an huyện Hoài Đức điều tra làm rõ. Còn người dân địa phương có mong muốn khôi phục đình cổ được như cũ, chứ không lấy tiền, không lấy gỗ khác.
Theo Bảo Yên – Phúc Thọ
Lao Động

Trẻ con thì biết cái gì!

                                Người dân Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm lược.
Khi mà người ta bị mắng oan thì luôn có một tâm trạng hậm hực, rồi dẫn đến sự kháng cự âm thầm. Vì không thể thuận phục với cách hành xử sai trái và ngang ngược đó được. Nhất là hành vi mắng mỏ lại có hàm ý coi thường, miệt thị. Xã hội ngày nay chỉ chấp nhận sự đối đãi bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở luật pháp chung. Có như vậy thì mới mang lại không khí thuận hoà và ổn định được. Nền hoà bình sẽ nở hoa kết trái ngay trên chính mảnh đất mà người ta coi trọng sự tự do bình đẳng.
Có mụ đàn bà nọ nhân chồng đi vắng, liền rủ tay hàng xóm sang nhà hú hí với nhau. Đang lúc giở trò mèo chuột thì đứa con 4 tuổi chạy vào, thấy như vậy nó trố mắt ngây thơ hỏi:
- Mẹ và bác đang chơi trò gì đấy?
Mất hứng, mụ đàn bà phát một cái đau điếng vào mông con rồi quát:
- Đi ra ngoài chơi. Hỏi làm gì chuyện người lớn. Trẻ con thì biết cái gì!
Đứa bé bị mẹ đánh đau, lại bị quát mắng om sòm, tủi thân quá nó vừa lau nước mắt vừa khóc thút thít đi ra.
Quả là đứa trẻ chẳng có lỗi gì trong chuyện này cả. Cửa khép hờ, nó đi vào nhà và thấy thế thì tò mò hỏi vậy thôi, trẻ con mà. Nó không biết khi nào thì nên vào nhà, khi nào thì không được vào, vì chẳng có quy định nào như vậy cả.Thậm chí cũng không biết đó là hành động ngoại tình, mà cứ tưởng mẹ và lão hàng xóm đang chơi trò mèo vờn chuột như mình hằng ngày. Bởi vậy mà việc nổi nóng rồiđánh mắng đứa trẻ là một hành động sai trái và thậm vô lý.
Xã hội này được tồn tại dựa trên những thoả ước bình đẳng. Điều đó được cụ thể hoá bằng pháp luật. Nhà nước và người dân thoả thuận với nhau về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, trong đó tất cả đều có nghĩa vụ phải tuân theo. Khi mà một bên nào đó thực hiện quyền của mình được pháp luật quy định và bảo vệ,thì không thể coi đó là hành động vi phạm pháp luật được. Và không có bất kỳ một tập thể hay cá nhân nào có quyền chỉ trích hay đàn áp những hành vi hợp hiến đó của công dân.
Thời gian gần đây, có rất nhiều những người dân tập trung phản đối hànhđộng xâm chiếm biển đảo và bắn giết ngư dân Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họthường tụ tập ở tượng đài Lý Thái Tổ hoặc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.Đáp lại hành động yêu nước chính đáng đó của nhân dân, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã cho bắt bớ và đánh đập họ. Nhiều người dân trong số đó đã phải chịu những án tù giam nặng nề. Một mặt nhà nước ra tay đàn áp người biểu tình yêu nước, mặt khác thì cho đám tuyên huấn và dân vận rêu rao rằng:
- Việc giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc đã có nhà nước lo. Phải giữtình hữu nghị giữa hai Đảng. Đó là công việc quan trọng. Người dân thì biết cái gì!
Ơ hay, trên đời này còn có việc gì quan trọng hơn đối với một nhà nước bằng việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và tính mạng của người dân?
Nền tảng của một xã hội dân chủ là sự bình đẳng. Người dân có quyền bàn thảo các vấn đề liên quan đến lợi ích cá nhân và đất nước. Có bàn bạc dân chủthì mới ra được vấn đề, để rồi từ đó tìm thấy phương án khả dĩ nhất cho tình huống. Tại sao nhà nước lại nói người dân thì không biết cái gì? Họ đã từng tuyên truyền“Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tất cảquyền lực thuộc về nhân dân” kia mà? Còn kiểu hành xử gia trưởng như vậy thì chỉ để nhằm đạt được ý đồ riêng của Đảng, mà coi thường và cướp đi các quyền cơbản của công dân.
Khi nhà nước Việt Nam nói như vậy, rõ ràng là họ đã coi người dân cũng như trẻ con, chẳng biết cái gì cả. Nhà nước đi đêm với giặc, cũng giống như bà mẹ kia ngoại tình rồi đánh con, còn chửi mắng là con không biết gì.
Minh Văn
Nguồn: HNSG2005