Monday, March 2, 2015

Mắc lừa bọn du côn


Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội

Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945. Trong lúc tình hình Hà Nội và Bắc Bộ xáo trộn, chính phủ Trần Trọng Kim cử bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn ra Bắc, thay mặt chính phủ giải quyết tại chỗ những vấn đề khẩn cấp. Sau khi gặp các yếu nhân Hà Nội, Hoàng Xuân Hãn gởi điện về Huế, đề nghị lập một cơ cấu chính trị mới gọi là Ủy ban Giám đốc Chính trị miền Bắc (Comité directeur de la politique du Nord).

Ngày 16-8-1945, chính phủ Trần Trọng Kim đề cử thành phần Ủy ban nầy như sau: Nguyễn Xuân Chữ (chủ tịch) và bốn ủy viên là Phan Kế Toại, Trần Văn Lai, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tường Long. Tuy nhiên, ngoài bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bốn ủy viên kia đều vắng mặt. (Nguyễn Xuân Chữ, Hồi ký, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1996, tr. 280.)

Lý do là vì VM đã tung cán bộ đe dọa từng người. Phan Kế Toại không xuất hiện (có thể đã theo VM, con là Phan Kế Bảo, một cán bộ VM), Trần Văn Lai bận việc ở tòa đô trưởng, Đặng Thai Mai hoàn toàn không ra mặt, Nguyễn Tường Long bị bệnh chưa làm việc được.

Ngày 17-8-1945, Tổng Hội Công Chức do chính quyền Trần Trọng Kim thành lập, tổ chức cuộc mít-tinh tại Nhà hát lớn, Hà Nội, nhằm ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Trong khi các diễn giả của Tổng Hội Công Chức đang nói chuyện ở Nhà hát lớn, thì một người nào đó (chắc chắn là cán bộ VM) ở trên lầu Nhà hát lớn quăng xuống một lá cờ đỏ sao vàng của VM. Thế là cán bộ VM chụp lấy thời cơ, biến cuộc mít-tinh của Tổng Hội Công Chức thành cuộc biểu tình tuần hành, quay qua ủng hộ mặt trận VM. (Theo lời kể của một số người ngày nay lớn tuổi, đã từng tham dự cuộc mít-tinh ngày 17-8-1945 tại Hà Nội.)

Ngày 19-8-1945, VM tiếp tục tổ chức biểu tình, chiếm Bắc bộ phủ (phủ toàn quyền Pháp cũ), cướp chính quyền Hà Nội. Việt Minh làm chủ được Hà Nội từ ngày 20-8-1945, nhưng những cuộc bạo động vẫn tiếp diễn. Bạo động bắt nguồn từ cả hai phía: Bạo động của VM tiêu diệt những phần tử đối kháng; bạo động của những đảng phái đối lập chống lại VM. Tại Hà Giang, Vĩnh Yên và Hà Đông, VM gặp sự kháng cự mạnh mẽ của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Sài Gòn: 1970, tr. 258.)

Ngày 21-8-1945, VM vận động các đoàn thể họp mít-tinh tại Hà Nội, lập ra một kiến nghị gồm ba điểm: 1) Yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và giao quyền cho một chính phủ lâm thời do Mặt trận VM thành lập. 2) Yêu cầu Mặt trận VM thảo luận với các đảng phái khác để thành lập chính phủ lâm thời. 3) Yêu cầu tất cả các đảng phái, các tầng lớp dân chúng ủng hộ chính phủ lâm thời để củng cố nền độc lập quốc gia. Bản kiến nghị nầy được chuyển bằng điện tín về Huế. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 137.) 

Về phía Nhật, tại bộ tham mưu quân đoàn 38 của Nhật đóng ở Hà Nội, người Nhật chủ trương rằng quân đội Nhật bại trận, nhưng sẽ không nhượng chỗ cho quân Đồng minh thắng trận, mà chỉ nhượng cho những ai có khả năng tiếp tục nhiệm vụ lịch sử của Nhật Bản, là giải phóng châu Á ra khỏi tay thực dân da trắng. (Philippe Devillers, sđd. tr. 136.) Vì vậy, khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Nhật tại Đông Dương hạ võ khí, rút lui vào các căn cứ quân sự, chờ ngày bị giải giới, để cho người Việt tự do hoạt động trước khi quân Đồng minh có mặt. 

Trong khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ Quốc phòng, không có lực lượng võ trang để giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ chế độ. Lúc đó, các cơ quan hành chánh theo truyền thống cũ từ thời Pháp thuộc, chỉ có một số lính lệ hoặc bảo an binh giữ trật tự các cơ quan, không được trang bị đầy đủ, chỉ có tính cách hình thức hoặc lễ nghi. 

Thời gian nầy là cơ hội thuận tiện cho lực lượng VM tung hoành, không bị ai chận đứng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao chỉ với một lực lượng nhỏ khoảng dưới 5,000 đảng viên, (Philippe Devillers, sđd. tr. 182) mà VM cướp được chính quyền. 

Vua Bảo Đại tránh nội chiến

Sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945, Phạm Quỳnh cùng Trần Văn Chương, (nội các phó tổng trưởng), và Nguyễn Duy Quang, nội các đại thần, đã họp riêng với vua Bảo Đại chiều ngày 15-8-1945. Nội dung cuộc họp không được tiết lộ, nhưng cuộc họp đã bị Phạm Khắc Hòe, lúc đó thế Phạm Quỳnh làm tổng lý ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại, biết và bí mật báo cáo với mặt trận VM cộng sản. (Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1994, tt. 55-57.)

Về phía người Nhật, được tin VM nổi lên ở ngoài Bắc, viên đại sứ Nhật ở Huế là Massayuki Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại, đề nghị vua Bảo Đại dùng lực lượng của Nhật tiêu diệt VM, vì tuy thất trận trên thế giới, quân đội Nhật ở Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn, đủ sức can thiệp va đàn áp VM chỉ là một lực lượng nhỏ bé, thiếu trang bị so với quân đội Nhật. 

Lo sợ nội chiến xảy ra trước sự lợi dụng của ngoại bang, vua Bảo Đại từ chối đề nghị của Yokoyama. (Theo lời kể của ông Phan Văn Vỹ, nhị đẳng thị vệ thời vua Bảo Đại, người trực gác buổi tối khi Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại. Ông cho biết chính ông đã đánh thức và báo tin cho nhà vua, để nhà vua ra tiếp khách.)

Một thông tin khác cho biết thêm rằng viên đại sứ Nhật ở Huế xác định với vua Bảo Đại rằng chỉ cần 2 giờ đồng hồ là quân đội Nhật sẽ dẹp tan cuộc nổi loạn ở Huế. (Daniel Grandclément, Bao Dai ou les derniers jours de l'empire d'Annam, Paris: Éditions Jean-Claude Lattès, 1997, tr. 157.)

Không phải chỉ nói với vua Bảo Đại, người Nhật còn đề nghị với thủ tướng Trần Trọng Kim. Sau đây là lời thuật của Trần Trọng Kim: “Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự”. Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”. Tôi từ chối không nhận.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 93.)

Ngày 18-8-1945, Trần Trọng Kim dự tính tập họp các lực lượng quốc gia, lập ra “Ủy ban cứu quốc”, đưa ra bản tuyên ngôn kêu gọi các đảng phái chính trị cùng nhau cổ võ nền thống nhất và độc lập dân tộc. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 177.) Công việc chưa tiến hành thì tình hình tiếp tục thay đổi nhanh chóng.

Vận động ngoại giao Quốc tế

Về đối ngoại, vua Bảo Đại hoàn toàn không biết Pháp đã chuẩn bị tái chiếm Đông Dương ngay từ Hội nghị Brazzaville ở Congo, được xem là thủ phủ của Pháp tại Phi Châu, từ 30-1 đến 8-2-1944. Thiếu thông tin liên lạc, nhà vua cũng không biết được quyết định trong tối hậu thư Potsdam gởi cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. (Anh, Hoa Kỳ họp hội nghị Potsdam, ngoại ô Berlin soạn tối hậu thư, Trung Hoa gởi điện văn đồng ý.) Theo tối hậu thư nầy, sau khi Nhật đầu hàng, ở Đông Dương, Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) sẽ giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 và Anh sẽ giải giới quân Nhật ở nam vĩ tuyến 16. 

Vua Bảo Đại gởi công hàm ngày 18-8-1945 kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc trên thế giới là Hoa Kỳ, Trung Hoa (lúc đó do Quốc Dân Đảng lãnh đạo), Anh Quốc, nhất là kêu gọi Pháp trao trả độc lập lại cho Việt Nam, đừng tái lập nền cai trị Pháp dưới bất cứ một hình thức nào. 

Các bản công hàm nầy bằng tiếng Pháp được các đài phát thanh Nhật ở Sài Gòn, Hà Nội và Tokyo công bố rộng rãi. De Gaulle im lặng vì De Gaulle muốn tái chiếm Đông Dương. Chủ trương thực dân của De Gaulle thể hiện rõ trong tuyên bố Brazzaville (Phi Châu) ngày 8-2-1944, cũng như trong tuyên bố ngày 24-3-1945, quyết định tái lập Liên bang Đông Dương.

Các nước Đồng minh cũng hoàn toàn im lặng. (Bảo Đại, sđd, tt. 177-179; và David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, 1995, tr. 361.) Lý do sự im lặng của các nước Tây phương bắt nguồn từ sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương sau khi tổng thống Hoa Kỳ là Franklin Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945 (trong nhiệm kỳ). Phó tổng thống Harry Truman lên thay, và thay luôn chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương. 

Truman chủ trương tôn trọng chủ quyền Pháp ở Đông Dương, để Pháp ủng hộ Hoa Kỳ tại châu Âu. Lúc đó Hoa Kỳ muốn đoàn kết các nước Tây Âu chống lại sự bành trướng của Liên Xô. (Robert S. McNamara, In Restrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31; và Spencer C. Tucker chủ biên, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume three, Santa Barbara, California: 1998, tr. 888.)

Tại Việt Nam, tiếp tay với vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương gởi qua Âu Châu một thông điệp, nhờ bạn bè của bà giúp đỡ, lên tiếng kêu gọi các nước trong khối Tự do can thiệp, để kiến tạo hòa bình cho Việt Nam, nhưng vô vọng vì chẳng ai đáp ứng lời kêu gọi của bà. 

Trong lúc vua Bảo Đại nao núng vì Pháp không chịu tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, và các nước Đồng minh không đáp ứng nguyện vọng độc lập của người Việt do nhà vua đưa ra, thì ngày 21-8-1945, mặt trận VM gởi điện vào Huế yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. 

Giã từ ngai vàng

Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội, chấp nhận rút lui, và xin từ chức ngày 20-8-1945. Vua Bảo Đại yêu cầu chính phủ Trần Trọng kim ở lại xử lý thường vụ và ủy cho Trần Trọng Kim lập chính phủ khác.

Khi được điện tín ngày 21-8-1945 từ Hà Nội của mặt trận VM, thủ tướng Trần Trọng Kim đề nghị với vua Bảo Đại: “Xin Ngài đừng nghe người ta bàn ra bàn vào. Việc đã nguy cấp lắm rồi, Ngài nên xem lịch sử của vua Louis XVI bên Pháp và vua Nicholas II bên Nga mà thoái vị ngay là phải hơn cả. Vì dân ta đã bị bọn Việt Minh tuyên truyền và đang hăng hái về việc cách mệnh như nước đang lên mạnh, mình ngăn lại thì vỡ lở hết cả. Mình thế lực không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 92-93.)

Louis XVI là vua nước Pháp, trị vì 1774-1792. Tuy cách mạng Pháp xảy ra năm 1789, nhưng đến năm 1792 Louis XVI mới chính thức bị lật đổ và bị lên máy chém năm 1793. Nicholas II, hoàng đế cuối cùng của nước Nga, trị vì 1894-1917, bị truất phế sau cách mạng cộng sản năm 1917. Ông ta và toàn gia đình bị cộng sản Nga bắn chết năm 1918.

Ngoài lời khuyên trên đây, vua Bảo Đại nhận thấy chính phủ Trần Trọng Kim bắt đầu tan rã. “Sáng ngày hôm sau 23, chung quanh tôi hoàn toàn trống rỗng. Chẳng thấy Trần Trọng Kim, cũng chẳng thấy bất cứ một Bộ trưởng nào vào điện. Chỉ còn vài người lính phụ trách mở và đóng cửa điện, đi lại sân chầu vắng lạnh. Trong dịp quốc lễ gần đây, chưa tới hai tháng, sân chầu đã đầy ních các quan và kẻ thân hoàng cung. Bữa nay, chỉ còn riêng hoàng tùng đệ Vĩnh Cẩn, còn trung thành đứng cạnh tôi mà thôi.” (Bảo Đại, sđd. tr. 184.) Nói một cách khác, nhà vua cảm thấy cô đơn, cô thế và hoàn toàn bị bỏ rơi. 

Chẳng những cận thần tránh mặt, nhà vua cũng không được các cường quốc đáp ứng lời kêu gọi của mình. “...Trong khi lời kêu gọi của tôi gởi cho tổng thống Truman, cho thống chế Tưởng Giới Thạch, cho quốc vương Anh, cho tướng De Gaulle lại im lìm không có hồi âm...” (Bảo Đại, sđd. tr. 184.) 

Trong lúc cô thế, vua Bảo Đại lại không biết lai lịch Hồ Chí Minh, và VM. Cũng như nhiều người Việt lúc đó, nhà vua tưởng rằng Hồ Chí Minh và VM là những người yêu nước, được quần chúng ủng hộ, và được cả các nước Đồng minh giúp đỡ (theo lời tuyên truyền của VM), nên nhà vua sẵn sàng giao quyền cho Hồ Chí Minh và VM. Ngoài ra, một điểm quan trọng là vua Bảo Đại là người bản tính hiền lành, không tham quyền cố vị, không thiết tha quyền lực, không có cá tính mạnh, đến độ nhà vua bị xem là yếu đuối. 

Suốt trong thời gian cầm quyền, Bảo Đại hoàn toàn không ra lệnh giết hay khủng bố, tù đày một người nào. Có thể nói không một người nào tiếp xúc với Bảo Đại, kể cả những địch thủ của ông ta, mà trách cứ về tính tình Bảo Đại.

Vì tất cả các lý do trên, cuối cùng vua Bảo Đại quyết định thoái vị theo lời yêu cầu của bức điện từ Hà Nội ngày 21-8-1945. Ngày 25-8-1945, vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị và thông báo cho đại diện VM ở Huế biết. Chiếu thoái vị được niêm yết ở Phu Văn Lâu, ở phía ngoài hoàng thành Huế, nơi công bố các chiếu dụ, mệnh lệnh của nhà vua, kết quả thi Hội và thi Đình.

Sau đó lễ thoái vị diễn ra ngày 30-8-1945 tại Ngọ môn, Huế. Nhà vua trao bảo kiếm và quốc ấn, tượng trưng uy quyền của triều đình nhà Nguyễn, cho phái đoàn đại diện VM từ Hà Nội vào là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận.

Kết luận

Triều đại vua Bảo Đại kéo dài trong 20 năm (1926-1945), nhưng từ 1926 đến 1932 là thời kỳ ông còn du học. Vua Bảo Đại chỉ thực sự cầm quyền từ 1932 cho đến 1945. Lúc vua Bảo Đại thoái vị, còn gần hai tháng nữa ông đầy 32 tuổi. Từ nay cựu hoàng dùng tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. 

Như thế là chấm dứt triều đại Bảo Đại (trị vì 1926-1945), chấm dứt nhà Nguyễn (1802-1945), và chấm dứt luôn nền quân chủ ở Việt Nam. Lúc đó, đảng CSĐD và mặt trận VM tuy chỉ có khoảng dưới 5,000 đảng viên, nhưng là đoàn thể chính trị có tổ chức, nhất là tổ chức hạ tầng cơ sở khắp nước, nên nhanh tay cướp được chính quyền ở Hà Nội cũng như ở các địa phương. Các đảng phái khác ở trong nước cũng như ở Trung Hoa, thiếu chuẩn bị, đành thất thế. 

Với tấm lòng yêu nước, đoàn kết và hiếu hòa, vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị, tuyên bố trao quyền cho VM, tạo ra một thời cơ lịch sử rất thuận lợi cho Hồ Chí Minh và mặt trận VM, giúp cho ông ta và chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa thế kế tục chính thống hợp pháp, chẳng những trước quốc dân Việt Nam, mà cả trên chính trường quốc tế. 

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh và VM để lộ bản chất CS, đi ngược lại với ý nguyện của dân tộc, nên sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của VM, gặp lại Trần Trọng Kim ở Hồng Kông tháng 8-1947, lời đầu tiên cựu hoàng Bảo Đại nói với Trần Trọng Kim là: “Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 146.) (Trích: Bảo Đại (1913-1997), Toronto: Nxb. Non Nước, 2014.)

(Toronto, Canada)


Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago bị nghi ngờ cố ý phá hư xe tải

Theo vietdaikynguyen- Frank Fang, Epoch Times 3 Tháng Ba , 2015

The truck driven in Chicago to promote Shen Yun Performing Arts. Twice the accelerator cable on this truck was tampered with, nearly causing an accident, which those driving the truck believe was the work of the Chinese Consulate. (Courtesy Yang Qing)
Chiếc xe tải đang có mặt tại Chicago để quảng bá cho Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận. Dây thắng trên xe tải này đã bị phá hai lần, chút xíu nữa thì tai nạn đã xảy ra. Những người lái xe tin rằng đây là hành động của Lãnh sự quán Trung Quốc (Courtesy Yang Qing)

Ngày 22 tháng 1, ông Zhang Ruiji đang lái xe gần phố người Hoa (Chinatown) tại Chicago, nơi hiển thị các bảng quảng cáo lớn của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận (Shen Yun Performing Arts), và chiếc xe tải đột nhiên không dừng lại. Vào thời điểm đó, ông không nghi ngờ gì nhiều, mặc dù tai nạn sắp xảy ra khiến ông rất sợ hãi.

Ông Zhang đã phát hiện rằng một tình huống nguy hiểm như thế trên một con phố yên tĩnh ở phía nam Chicago không thể nào là ngẫu nhiên. Bây giờ ông nghi ngờ sự cố này đến từ một nỗ lực mang tính quốc tế bởi nhà cầm quyền Trung Quốc nhằm cố gắng ngăn chặn sự thành công của chương trình Thần Vận (Shen Yun) mà ông đang quảng bá.

Chiếc xe tải lao nhanh không thể kiểm soát được, băng qua một tòa nhà mà vẫn không dừng lại, và chỉ sau khi ông Zhang dựa theo bản năng của mình, nhanh chóng ngắt đi bộ phận đánh lửa thì nó mới dừng lại ngay trước một đường ray xe lửa.

“Nếu có những chiếc xe hơi hoặc người khác băng qua ngay lúc xe của tôi không thể dừng lại, thì chắc chắn sẽ có thảm họa”, ông Zhang nói. “Nếu tôi không thể dừng xe, tôi sẽ bị tông chết và chiếc xe tải sẽ tan nát, vì trước mặt tôi là một đường ray xe lửa đang bị đào xới lên”.

Ông Zhang nghĩ rằng xe tải của ông có một số phần nhựa bị lão hóa hoặc phần kim loại bị gỉ sét.

Tại nơi sửa xe, ông Zhang rất ngạc nhiên khi hiểu được nguyên nhân của vụ việc: sợi dây thắng đã bị hư hại. Ông đã thay bằng một sợi dây mới, nhưng khi kiểm tra lại vào ngày 19 tháng 2, thì nó bị hư hại theo kiểu giống hệt như sợi dây thắng gây ra vụ việc mà đã được thay trước đó.

Hành động gian trá

Giờ đây, ông Zhang nghi ngờ là đã có hành động gian trá.

Chỉ sau này ông Zhang mới hiểu được những gì đã xảy ra. Nắp cao su chứa sợi dây thắng đã bị cắt, và một chất lỏng ăn mòn không rõ tên đã được đổ vào bên trong cái ống kim loại chứa sợi dây thắng.

Xe tải này có động cơ diesel 8 xi lanh với công suất rất lớn.

“Hôm đó khi tôi nhả chân ga, chiếc xe tải vẫn tiếp tục tăng tốc”, ông Zhang nói: “Sau đó, tôi đã cố gắng đạp thắng bằng hết sức bình sinh, nhưng cái phanh vẫn không thể chế ngự được động cơ máy. Chiếc xe tải tiếp tục di chuyển về phía trước”.

Vào ngày 19 tháng 2, một sợi dây thắng mới toanh đã được phát hiện trong một cuộc kiểm tra rằng nó đã bị hư hại trong cùng một cách như sợi dây thắng ban đầu đã gây ra vụ việc, chút xíu nữa thì tai nạn đã xảy ra. Các tài xế xe tải đã lên án những hành động của lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago, vì họ đã can thiệp một cách trái phép để gây thiệt hại cho xe tải (Courtesy Yang Qing).

“Một chất lỏng ăn mòn đã được đổ vào ống kim loại, làm cho nó bị gỉ, gỉ sét ở bên trong ống, và sợi dây thắng đã bị kẹt”.

Ông Yang Qing — Giám sát của ông Zhang nói rằng, chỉ có những tài xế xe tải kinh nghiệm như ông Zhang mới có thể ngăn chặn được tại nạn thảm khốc này, và cũng rất may mắn vì sự việc xảy ra trong khi ông Zhang đang trên đường về nhà, chứ không phải ở trung tâm thành phố Chicago.

Ông Yang nói: “Nếu điều đó xảy ra ở trung tâm thành phố Chicago thì nhiều tai nạn sẽ xảy ra, có nhiều nạn nhân sẽ tử vong và bị thương nặng”.

“Người nào đã làm chuyện này đúng là một chuyên gia. Vì họ đã không sử dụng axit đậm đặc hoặc một chất hóa học có mùi rất mạnh, tương tự như axit sulfuric H2So4 hoặc axit hydrochloric HCl”, ông Yang nói: “Đó là một loại hóa chất ăn mòn không mùi, không ai trong số chúng tôi nghi ngờ gì về hành động gian trá này, mặc dù chúng tôi lái chiếc xe tải mỗi ngày.”

Ông Zhang chia sẻ: “Bởi vì cái tấm cao su đã được đậy lên chỗ bị ăn mòn, nên ảnh hưởng của nó sẽ không được biết đến sau một thời gian dài”.

“Cùng một vị trí nhưng đã bị cắt hai lần mà không tiếp xúc với bất kỳ phần nào khác của chiếc xe, thế thì không còn nghi ngờ gì nữa, vấn đề này phải do con người làm ra”, ông Yang nói: “Rất có thể hành động phá hoại này đã được thực hiện khoảng thời gian sau nửa đêm, vì chiếc xe được đậu tại một nơi công cộng bên ngoài một tòa nhà”.

Sự can nhiễu

Ông Zhang và ông Yang tin rằng sự việc phá hoại này là hành động của lãnh sự quán Trung Quốc. Khi được hỏi lý do tại sao lãnh sự quán nhắm mục tiêu vào một chiếc xe tải, ông Zhang trả lời: “ĐCSTQ lo ngại sự hồi sinh của nền văn hóa Trung Quốc. Họ rất lo sợ”.

“Các lãnh sự quán Trung Quốc lo ngại bị phơi bày trước công chúng, và nghĩ rằng chúng tôi không thể nhận ra được nguyên nhân”, ông Yang nói: “Sự phát hiện của chúng tôi chính là một đòn nặng nề gửi đến lãnh sự quán Trung Quốc”.

Ông Sen Yang — người đứng đầu Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Mỹ, là đơn vị mang Thần Vận đến với khán giả Chicago, cho biết: “Nếu họ đốt cháy hoặc phá hủy chiếc xe tải, thì chúng tôi đỡ lo ngại hơn. Đằng này, hành động lén lút của họ giống như một quả bom nổ chậm. Chiếc xe tải vẫn chạy được nhưng không ai biết khi nào nó sẽ gây ra tại nạn. Đây đúng là một hành động khủng bố”.

Trong các màn trình diễn về múa cổ điển và múa dân tộc Trung Hoa của Thần Vận, thường có một hoặc hai tiết mục múa miêu tả cuộc đàn áp ở Trung Quốc, liên quan đến đức tin của học viên Pháp Luân Công, là một ví dụ về nền văn hóa truyền thống mà Thần Vận đang nỗ lực phục hồi.

Trong một báo cáo vào năm 2010 của Tổ chức Thế giới khi điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ghi nhận rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã tiến hành hàng chục trường hợp can thiệp vào những buổi lưu diễn của Thần Vận tại khắp Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Châu Đại Dương và Châu Á.

“Những lãnh sự  quán, đại sứ quán và mật vụ của chế độ độc tài này đã sử dụng những phương thức khác nhau để cố gắng ngăn chặn mọi người thưởng thức những chương trình của Thần Vận”, báo cáo cho biết: “Những phương thức này bao gồm việc quấy rối các nhà tài trợ cho đêm diễn, gọi điện ồ ạt để làm tê liệt đường dây nóng bán vé, đe dọa các các đoàn thể xã hội người Hoa ở nước ngoài, [và] viết thư bôi nhọ gửi đến các khách mời VIP của chương trình”.

Được biết, các phương thức mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã sử dụng cũng bao gồm luôn việc can thiệp một cách trái phép để gây thiệt hại cho các phương tiện vận chuyển. Ví dụ, trong chuyến lưu diễn tại Ottawa, Canada vào tháng 01 năm 2010, những lốp xe của một chiếc xe buýt trong đoàn Thần Vận đã bị cắt bằng những lưỡi cắt sắc và mỏng. Cảnh sát tin rằng, nếu vụ việc chưa được phát hiện, thì những vết cắt này có thể gây ra vụ nổ lốp xe khi lái xe trên đường cao tốc, dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Họ đã tiến hành một cuộc điều tra hình sự để tìm người vì thù ghét mà gây nên tội ác này.

Buổi biễu diễn tại St. Louis, Missouri

Như nội dung mà Epoch Times chúng tôi đã đưa tin, rằng vào ngày 21 tháng 2, Thần Vận đã biễu diễn thành công tại nhà hát Peabody Opera House ở St. Louis, Missouri, nhưng chỉ sau khi vượt qua được những nỗ lực của lãnh sự quán Trung Quốc khi họ muốn ngăn chặn việc ký hợp đồng giữa nhà hát này với Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận.

Tại đêm trình diễn, ông Keith Oakes — một cựu chiến binh Hải quân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã trả lời khi ông được hỏi về những nỗ lực của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn Thần Vận xuất hiện ở St. Louis: “Tôi vẫn sẽ đi xem ngay cả khi có một quân đội xuất hiện tại đó, bởi vì (buổi biễu diễn) thì quá tuyệt vời. Và tôi thực sự yêu thích nó. Sẽ không có gì ngăn cản được tôi đến thưởng thức (Thần Vận)”.

Ông Oakes nói thêm: “Bạn chỉ có thể làm giảm một điều gì đó rất đẹp, bạn chỉ có thể làm giảm cái đẹp, nhưng cuối cùng những điều tốt đẹp vẫn luôn đánh bại những thứ xấu xa”.

Larry Dawes — một quan chức chính phủ từ thành phố Granite tại Illinois, đã trở lại xem sau khi đã thưởng thức Thần Vận từ năm ngoái, và nói rằng ông sẽ tiếp tục đến xem vào năm tới.

“Chính quyền cộng sản không thích chân lý, bởi vì như bạn biết đấy, chân lý sẽ giúp bạn hưởng được sự tự do”, ông Dawes nói: “Bạn biết được chân lý, nó sẽ giúp bạn hưởng được sự tự do. Và (chính quyền cộng sản) không muốn mọi người biết. Nhưng sau 9 năm (Thần Vận) được thành lập, nó sẽ tiếp tục duy trì, và chân lý sẽ ngày càng được nhận ra”.

Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận đã lên kế hoạch cho 4 buổi biểu diễn từ 06 tháng 3 đến 08 tháng 3 tại Nhà hát Palace Cadillac ở Chicago, Ill.

Campuchia trục xuất thêm 36 người thiểu số về Việt Nam

PHNOM PENH 2-3 (NV) - Vừa có thêm 36 người thiểu số cư trú tại Tây Nguyên, trốn khỏi Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn chính trị, bị Campuchia bắt giữ và giao lại cho nhà cầm quyền CSVN.


Một nhóm người thiểu số trốn khỏi Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn chính trị. (Hình: ADHOC)

Theo tường thuật của báo chí thì 36 người thiểu số này đã bị nhà cầm quyền Campuchia bẫy.

Từ năm 2001 đến nay, Campuchia vẫn là nơi mà nhiều người thiểu số cư trú tại Tây Nguyên, theo Thiên Chúa Giáo, chạy sang lánh nạn khi bị chế độ Hà Nội đàn áp vì không chịu từ bỏ tôn giáo của họ và tranh đấu đòi quyền sống.

Năm ngoái, chính quyền Nam Vang bắt đầu lùng bắt những người thiểu số cư trú tại Tây Nguyên, trốn khỏi Việt Nam sang Campuchia tìm đường tị nạn để giao họ lại cho nhà cầm quyền CSVN, theo yêu cầu của phía Việt Nam.

Cũng vì vậy, khi đến Campuchia, những người thiểu số tìm đường tị nạn phải lẩn trốn trong các khu rừng ở tỉnh Ratanakkiri, nơi nằm sát biên giới Việt Nam – Campuchia.

Theo báo chí Campuchia và một số tổ chức bảo vệ nhân quyền, từ tháng 10 năm ngoái đến nay, chỉ có khoảng 20 người thiểu số tìm đường tị nạn đến được Phnom Penh để tiếp xúc với những viên chức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) xin hưởng quy chế tị nạn chính trị.

Trừ những người đã bị chính quyền Campuchia bắt và giao lại cho nhà cầm quyền CSVN, người ta ước đoán vẫn còn khoảng hơn 30 người thiểu số tìm đường tị nạn đang ẩn náu trong các khu rừng tai tỉnh Ratanakkiri.

Hồi giữa tháng trước, những người J’rai là công dân Campuchia sống ở tỉnh Ratanakkiri đã lên tiếng kêu cứu cho những người J’rai tìm đường tị nạn, đang ẩn náu trong các khu rừng ở Ratanakkiri. Họ cho biết, do cảnh sát và binh lính Campuchia kiểm soát gắt gao, họ không thể tiếp tế thực phẩm, thuốc men cho những người J’rai là đồng bào của họ đang tìm đường tị nạn. Cũng vì vậy, người J’rai tìm đường tị nạn vừa đói khát, vừa bị bệnh tật đe dọa.

Nay thì dường như tất cả những người thiểu số tìm đường tị nạn, từng ẩn náu trong các khu rừng tại tỉnh Ratanakkiri đã bị bắt hết. Có 36 người thiểu số tìm đường tị nạn đã được một số người Campuchia giúp lên một chiếc xe vận tải để về Phnom Penh, gặp đại diện UNHCR và cảnh sát đã chặn chiếc xe này lại khi nó vừa ra khỏi phạm vi tỉnh Ratanakkiri.

Báo chí Campuchia cho biết, ông Ren Muth, Phó cảnh sát quận Konmom, tỉnh Ratanakkiri, tiết lộ, số phận của 36 người thiểu số tìm đường tị nạn đã được “định đoạt từ trước” vì chính quyền Campuchia có “tai mắt” trong dân chúng địa phương. Chính người lái chiếc xe vận tải vận chuyển nhóm 36 người về Phnom Penh đã báo cho chính quyền Campuchia và Việt Nam. Ông Ren Muth còn xác nhận cảnh sát Campuchia và Công an Việt Nam đã ẩn núp trong rừng nhiều ngày để theo dõi sự di chuyển của 36 người.

Cũng cần nhắc lại là từ cuối năm ngoái đến nay, không chỉ các tổ chức bảo vệ nhân quyền mà Liên Hiệp Quốc cũng liên tục thúc giục Campuchia hợp tác giải quyết vấn đề người thiểu số cư trú ở Tây Nguyên trốn khỏi Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn chính trị.

Bà Wan-Hea Lee, đại diện cho UNHCR tại Campuchia từng cho rằng, sự trì trệ trong việc giải quyết vấn đề người thiểu số tìm đường tị nạn vừa kể cho thấy, công tác quản trị của  chính quyền Campuchia “có vấn đề” và nhất thiết cần phải “cải tổ dựa trên luật lệ”.

Cuối tháng trước, ông William Todd, Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia, cũng lên tiếng cho biết, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến làn sóng người thiểu số ở Tây Nguyên từ Việt Nam vượt biên vào Campuchia tìm đường tị nạn. Ông Todd kêu gọi chính quyền Campuchia cho phép họ tiếp cận UNHCR, không cản trở họ thực hiện các thủ tục xin tị nạn. Ông Todd nhấn mạnh, đây là cơ hội để Campuchia chứng tỏ thiện chí thực thi các cam kết về nhân quyền. (G.Đ)

03-02- 2015 2:37:26 PM

Bắc Hàn phóng hỏa tiễn, dọa trả đũa Mỹ ‘không thương tiếc’

SEOUL, Nam Hàn (AFP) - Bắc Hàn bắn hai hỏa tiễn ra biển hôm Thứ Hai và đe dọa rằng sẽ có trả đũa “không thương tiếc” trong lúc Mỹ và Nam Hàn khởi sự cuộc tập trận chung thường niên, vốn bị Bình Nhưỡng coi là có chủ ý đối đầu.


Một người dân Nam Hàn xem chương trình tin tức cho biết Bắc Hàn phóng hỏa tiễn đạn đạo, 2 Tháng Ba. (Hình: AP Photo/Lee Jin-man)

Các cuộc tập trận thường niên này luôn tạo gia tăng trong sự căng thẳng quân sự và các lời lẽ đe dọa chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Các phân tích gia quân sự cho hay vụ bắn hai hỏa tiễn của Bắc Hàn là sự mở đầu cho một chiến dịch phô trương quân sự được chuẩn bị kỹ càng.

“Chúng ta có thể thấy Bắc Hàn mở ra một cuộc đụng độ ở lằn ranh hải phận, nếu họ muốn gia tăng mức độ căng thẳng,” theo lời Jeung Young-Tae, một phân tích gia tại Viện Thống Nhất Quốc Gia Hàn Quốc ở Seoul.

Việc bắn hỏa tiễn đi kèm với lời cảnh cáo từ phía quân đội Bắc Hàn rằng các cuộc tập trận năm nay sẽ đưa bán đảo Triều Tiên “đến gần hơn với chiến tranh.”

Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay hai hỏa tiễn loại Scud đã được bắn đi từ thành phố hải cảng Nampo và rơi xuống vùng biển phía Đông, cách đó khoảng 500 km.

Các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm không cho Bắc Hàn thử hỏa tiễn đạn đạo và phát ngôn viên quân sự Nam Hàn, Kim Min-Seok, cho hay Bình Nhưỡng có vẻ muốn tạo ra một cuộc “khủng hoảng an ninh.”

“Chúng tôi sẽ đáp ứng mạnh mẽ với bất cứ sự khiêu khích nào,” ông Kim cho báo chí hay.

Chính phủ Nhật nói rằng đã đưa ra lời phản đối mạnh mẽ tới Bắc Hàn vì sự nguy hiểm của các hỏa tiễn này với hoạt động hàng không và hàng hải trong khu vực.

Cuộc tập trận lớn nhất trong hai cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Nam Hàn khởi sự hôm Thứ Hai, mang tên “Foal Eagle,” kéo dài tám tuần với sự tham dự của các đơn vị hải, lục, không quân, với chừng 200,000 lính Nam Hàn và 3,700 lính Mỹ. Cuộc tập trận kia mang tên “Key Resolve,” kéo dài một tuần, và phần lớn trên máy điện toán để đối phó với các tình huống giả định. (V.Giang)
03-02- 2015 3:45:50 PM

Anh hùng bàn phím

 photo slide-keyboard.jpg

Mới đây, trong ngày 24 tháng 2 năm 2015, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn, “Trong cuộc trao đổi với báo giới nhân dịp đầu Xuân Ất Mùi, đề cập tới hiện trạng xuất hiện nhiều blog cá nhân đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt về đảng và nhà nước, bôi nhọ các cá nhân các cấp, gây chia rẽ giữa đảng và nhân dân.”

Ông Tuấn nói rằng, “một giải pháp đối phó, ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên môi trường mạng là cần có những phóng viên giỏi có khả năng đấu tranh trực diện trên mạng.” [1]

Ông Trương Minh Tuấn cho rằng, những thông tin xấu độc hại đó “nếu không kịp thời ngăn chặn, giải quyết thì sẽ tác động rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân, gây tâm lý hoài nghi trong xã hội.”

Trước đó không lâu, ông Trương Minh Tuấn nhận định rằng, “Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...” [2]

Rõ ràng, không gian điện tử vô tận đã trở thành vấn đề nhức nhối và nghiêm trọng đối với bộ máy kiểm duyệt của chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Đặc biệt, nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng của giới trẻ là sự ám ảnh của nhà cầm quyền trước việc dân chúng tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều, tạo ra nguy cơ mà họ gọi là “diễn biến hòa bình.”

Các cuộc vận động dân chúng xuống đường tranh đấu qua Facebook, Google, Twiter trong cuộc cách mạng mùa Xuân Ả Rập năm 2011, hoặc sinh viên Hồng Kông sử dụng mạng FireChat để kết nối trong các cuộc biểu tình năm 2014 là trải nghiệm lo sợ của các chế độ độc tài.

Thông tin là nền tảng của trí thức. Trước một sự kiện, nếu được cung cấp thông tin từ nhiều phía, con người có thể tổng hợp, sáng suốt đưa ra nhận định chính xác về nguyên do và bản chất của sự kiện xảy ra.

Thông tin một chiều ngăn chặn sự hiểu biết, là một kiểu xúc tác có điều kiện khiến con người trở nên dễ dãi, phản ứng giống như những con chó của Pavlov trong thí nghiệm khoa học. Do đó, ngăn chặn tự do tiếp cận thông tin nằm trong chính sách ngu dân hóa để dễ bề cai trị của nhà cầm quyền CSVN.

Để thực hiện chính sách ấy, ngay khi cướp được chính quyền, ĐCSVN đã không ngừng tăng cường và phát triển mạng lưới kiểm soát thông tin và in ấn, xuất bản. Đây là một cấu trúc liên đới khổng lồ của các Bộ Công An, Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Bộ Văn Hóa và các ban ngành hữu quan. Người đứng đầu là trưởng Ban Tuyên Giáo của Trung Ương ĐCSVN, cơ quan tham mưu trực tiếp của ĐCSVN và thường xuyên là Bộ Chính Trị về chính trị, tư tưởng và chính sách trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo.

Ngoài bộ máy hành chính khổng lồ và các phương tiện kỹ thuật và tài chính to lớn, họ còn huy động 80 ngàn tuyên truyền viên miệng nhằm mục đích phản biện, khiêu khích, làm nhiễu loạn thông tin. [3]

Nếu quan sát, chúng ta dễ dàng nhận ra những tuyên truyền viên miệng xuất hiện trên mạng đa phần dùng nickname giả. Kiến thức xã hội của họ rất yếu kém, trong khi đi bảo vệ cái sai, nên lý luận ngây ngô. Trong trường hợp bí bách quá thì họ thường “lặn” luôn hoặc sử dụng ngôn ngữ dung tục, mất văn hóa, đánh lạc hướng chủ đề hoặc cố ý khiêu khích người đối thoại. Họ hành xử của họ không khác những tên “côn đồ” ở ngoài đời.

Xem ra đội ngũ 80 ngàn dư luận viên không mang lại hiểu quả mong muốn, trong tháng 3 năm 2013, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố đầu tư 200 triệu đô la cho Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xây dựng mạng xã hội cho giới trẻ.

Chẳng biết dự án của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ đi đến đâu, chỉ thấy số người Việt sử dụng Facebook không ngừng tăng, các trang mạng xã hội khác không có cơ hội sánh kịp. Theo thống kê của Ylinkee đến tháng 5, 2014 tại Việt Nam có đến 24 triệu người dùng Facebook, trong đó mam giới chiến 55% và nữ giới 45%, độ tuổi sử dụng nhất là 18-30.

 Cũng rất có thể dự án của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là cái cớ để rút tiền ngân sách và có cơ hội đục khoét, nhất là khi con trai của ông ta, Nguyễn Minh Triết, là thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn từ cuối năm 2012.

Nỗ lực đánh phá, ngăn chặn các trang mạng lề dân, triệt hạ các trang mạng ngoài luồng, xây dựng đội ngũ “dư luận viên” làm “chuyên gia bút chiến,” ra các quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm soát hoạt động Internet ở Việt Nam, quản lý 17 ngàn phóng viên chuyên nghiệp, nhà cầm quyền CSVN đã mở cuộc tổng phản công trên mặt trận không tiếng súng này.

Các nỗ lực kiểm duyệt Internet của nhà cầm quyền đã khiến tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới liên tục đưa Việt Nam vào danh sách “kẻ thù của Internet.” Các tổ chức nhân quyền và chính phủ phương Tây phương luôn chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động mạng. Dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez trong năm 2011 đã đưa ra dự luật “Kêu Gọi Tự Do Internet ở Việt Nam” vào kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và những luật liên quan dùng để giới hạn Internet.

Những kẻ ủng hộ nhà cầm quyền hoặc dư luận viên thường gán cho những người chỉ trích, phê phán chế độ Cộng Sản trên mạng là những “anh hùng bàn phím.”

Tôi không lấy cách nói mỉa mai đó làm giận mà thấy rằng, được gọi “anh hùng bàn phím” là một điều không có gì phải tự ái, thậm chí đáng tự hào.

Xem thông tin là mặt trận, nhà cầm quyền Cộng Sản vận dụng mọi khả năng để hành động. Không cầm súng trực tiếp chiến đấu với họ, nhưng sử dụng ngòi bút, bàn phím làm vũ khí chống lại họ, mà được cho là “anh hùng” thì quả là hãnh diện.

Trường Chinh, một lãnh đạo tiền bối của ĐCSVN đã từng ý thức được sức mạnh của ngòi bút. Ông ta chẳng viết, “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ - Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền,” đó sao!

Trong các nước dân chủ vì có báo chí tự do nên nhà nước không phải đẻ ra một cơ quan kiểm soát và đối phó với thông tin. Quyền tự do ngôn luận dường như bất khả xâm phạm. Nếu báo chí phạm tội vu khống, thóa mạ, người bị tổn hại có thể đưa ra tòa án giải quyết.

Là không khí của xã hội minh bạch, báo chí tự do lành mạnh hóa xã hội, là công cụ đắc lực giúp nhà nước đưa ra công luận các tệ nạn, đặc biệt là tội lạm dụng quyền hành của các quan chức hay tham nhũng. Báo chí tự do thực sự là quyền lực thứ tư, nó có thể làm một tổng thống mất chức. Tổng Thống Nixon trong vụ “Watergate” tại Hoa Kỳ năm 1972 là ví dụ điển hình.

Hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã công bố trên mặt báo về cuộc đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate (Washingtn DC). Quốc hội Mỹ đã phải lập ủy ban điều tra. Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon đã tuyên bố từ chức.

Vì bản chất dối trá nên ĐCSVN muốn tiếng nói của họ đối với xã hội phải được định hướng theo cái cách mà họ muốn. Hàng trăm tờ báo, hàng ngàn đài phát thanh, truyền hình đều được xem là công cụ bảo vệ chế độ.

Trường hợp nếu chẳng may có những thông tin khác ý, bất lợi thì chúng đều nhanh chóng bị loại bỏ và tác giả có thể bị quy kết chống lại chế độ. Gần đây, báo “Người Cao Tuổi” đụng đến vấn đề tham nhũng ở thượng tầng đã ngay lập tức bị rút giấy phép và truy tố. Tấm hình về bộ bàn ghế chạm trổ đầu rồng trong tư gia của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã bị gỡ xuống không một lời thanh minh hay xin lỗi sau khi có phản ứng dữ dội của dư luận. Mạng lưới kiểm duyệt vẫn thường xuyên tạo ra những trò bất tín, trơ trẽn trong tập quán truyền thông.

Tóm lại, mặt trận thông tin là cuộc chiến một mất một còn giữa cái Thiện và cái Ác, phát triển với quy mô ngày một lớn và quyết liệt. Làm một chiến sĩ thông tin tự do, một “anh hùng bàn phím” đồng nghĩa với việc góp phần khai dân trí, thổi luồng gió dân chủ vào xã hội bức bí của Việt Nam.


Chú thích:

[1]: http://infonet.vn/can-co-nhung-phong-vien-gioi-de-dau-tranh-truc-dien-tren-mang-post158786.info
[2]: http://dantri.com.vn/xa-hoi/canh-giac-tay-chay-thong-tin-boi-nho-nguy-tao-1021133.htm
[3]: http://laodong.com.vn/xa-hoi/ca-nuoc-co-gan-80000-tuyen-truyen-vien-mieng-99679.bld

Theo Người Việt-03- 02-2015 2:28:23 PM
Lê Diễn Đức

'Xử lý nghiêm khắc' là cảnh cáo và thuyên chuyển

ĐẮK LẮK 2-3 (NV) - Công an tỉnh Đắk Lắk chỉ cảnh cáo và thuyên chuyển 11 sĩ quan Công an huyện Cư Kuin liên quan đến chuyện nhận hối lộ, buôn lậu, dọa bắn các công chức đang thi hành công vụ.

Ông thiếu tá Công an Võ Ngọc Quang tại cuộc họp mà ông ta đã lăng mạ và rút súng dọa bắn các thành viên Đoàn Kiểm tra hành chính liên ngành. (Hình: Internet)

Năm ngoái, báo chí Việt Nam công bố nhiều bằng chứng liên quan đến việc các Điều tra viên của Công an huyện Cư Kuin bắt nhiều người, hăm dọa họ để được hối lộ. Một số trường hợp nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ liên quan đến cả những Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát huyện Cư Kuin.

Thay vì phải điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự, Viện Kiểm sát tỉnh Đắk Lắk, điều động Kiểm sát viên có liên quan đi nơi khác. Công an tỉnh Đắk Lắk cũng vừa làm như vậy với 11 sĩ quan công an huyện Cư Kuin.

Theo thông báo của Công an tỉnh Đắk Lắk, tuy 11 sĩ quan công an của Công an huyện Cư Kuin đã “nhận hối lộ, có sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ” song ông Nguyễn Bường - Đại tá, Trưởng Công an huyện Cư Kuin chỉ bị cảnh cáo rồi được rút về làm Trưởng phòng An ninh xã hội của Công an tỉnh Đắk Lắk.

Ông Cao Tiến Phu – Thượng tá, Phó Công an huyện Cư Kuin, cũng chỉ bị cảnh cáo và được điều động về Công an tỉnh Đắk Lắk để chờ sắp xếp công tác mới.

Ông Ngô Xuân Thìn - Trung tá, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và môi trường của Công an huyện Cư Kuin cũng chỉ bị cảnh cáo và được điều động về Công an tỉnh Đắk Lắk để chờ sắp xếp công tác mới.

Ông Võ Ngọc Quang - Thiếu tá, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy của Công an huyện Cư Kuin thì bị cách chức và được điều động về Công an tỉnh Đắk Lắk để làm việc tại Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra của Công an tỉnh Đắk Lắk. Các điều tra viên khác như ông Nguyễn Hồng Quán – Đại úy, ông Hoàng Đình Nam - Thượng úy cũng chỉ bị cảnh cáo.

Ông Huỳnh Thanh Hải - Thượng tá, Phó Công an huyện, ông Nguyễn Văn Tiến - Thiếu tá, Đội trưởng Đội cảnh sát Thi hành án và hỗ trợ tư pháp, ông Phạm Duy Khuê - Đại uý,  Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy, ông Nguyễn Như Trung – Thượng úy, Điều tra viên và ông Trần Đình Tuấn – Thiếu úy, Điều tra viên chỉ phải “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” rồi… thôi!

Một điểm đáng chú ý khác là báo chí Việt Nam chỉ thông báo “kết quá xử lý” của Công an tỉnh Đắk Lắk mà không hề nêu thắc mắc dù họ đã cùng dân chúng tố cáo vài scandal liên quan tới 11 sĩ quan này.

Chẳng hạn như scandal ông Võ Ngọc Quang - Thiếu tá, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và ma túy của Công an huyện Cư Kuin, rút súng dọa bắn các công chức đang thi hành công vụ.

Ngoài chuyện bị tố cáo nhận hối lộ, ông Quang còn bị tố cáo buôn lậu gỗ và đang cất giấu hàng chục khối danh mộc cả tại tư gia lẫn tại nhà nhạc gia nên hồi tháng 11 năm ngoái, chính quyền huyện Cư Kuin quyết định sẽ kiểm tra cả hai căn nhà.

Thay vì để người đến khám xét như thông lê, nhà cầm quyền huyện Cư Kuin lại mời ông Quang đến họp, đề nghị hợp tác, với lý do, “giữ uy tín cho đương sự”. Tuy nhiên tại cuộc họp, ông Quang từ chối hợp tác. Viên thiếu tá này yêu cầu các thành viên trong đoàn kiểm tra hành chính không được cùng vào tư gia của mình.

Ông Quang bảo rằng, ông ta chỉ cho phép từng thành viên vào nhà theo trật tự do ông sắp đặt. Ông Quang tuyên bố đã trữ sẵn 200 lít xăng, nếu không chấp nhận yêu cầu của ông, ông sẽ đổ xăng, đốt nhà. Khi đại diện nhà cầm quyền huyện Cư Kuin từ chối thực hiện yêu cầu kỳ quặc đó, ông Quang rút súng, chĩa vào các thành viên đoàn công tác liên ngành, dọa bắn từng người khiến các thành viên trong đoàn bỏ chạy tán loạn.

Cũng cần nói thêm là nhiều năm nay, tại huyện Cư Kuin, ông Quang được nhiều người  biết đến như một ông trùm, chuyên tổ chức khai thác – vận chuyển – chế biến gỗ lậu thành đồ gia dụng rồi chuyển đi bán. Bên cạnh đó, ông Quang la người chỉ huy điều tra các vụ án liên quan đến khai thác – vận chuyển gỗ lậu.

Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, lực lượng liên ngành công an - kiểm lâm của tỉnh Đắk Lắk đã từng kiểm tra bốn điểm cất giấu – chế biến gỗ của ông Quang, phát giác một lượng lớn danh mộc bị cấm khai thác tại những điểm đó nhưng viên thiếu tá này vẫn bình an vô sự. Sau scandal vừa kể, Công an huyện Cư Kuin loan báo, ông Quang không hề rút súng hăm dọa ai. Tại cuộc họp vừa kể, ông ta chỉ vô ý làm… rớt súng khiến mọi người hiểu lầm!

Cũng trong tháng 11 năm ngoái, báo chí Việt Nam loan báo bà Nguyễn Thị Hằng và con trai là  Nguyễn Đình Tú bị Công an huyện Cư Kuin mời “làm việc”. Mẹ con bà Hằng và năm người khác đã từng ký tên vào một số đơn, tố cáo ông Quang vừa tổ chức khai thác – buôn lậu gỗ, vừa mở xưởng chế biến gỗ trái phép.

Tại buổi làm việc vừa kể, mẹ con bà Hằng phải “làm việc” với chính ông Quang - viên thiếu tá bị họ tố cáo trực tiếp tra vấn họ về việc ai đã soạn đơn cho họ ký.

Giống như hai thượng cấp, các đồng nghiệp và các thuộc cấp cùng làm việc tại Công an huyện Cư Kuin, ông Quang đã bị Công an tỉnh Đắk Lắk đã “xem xét và xử lý nghiêm khắc, không bao che”. Ông ta “bị” cách chức” và thuyên chuyển về làm việc tại…   Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra của Công an tỉnh Đắk Lắk! (G.Đ)

02-02-2015 2:30:27 PM 

Định mệnh

Lê Nguyệt Anh
2015-03-02



Tháng 3/1975 trên một chiếc tàu Hải Quân Mỹ tại Huế. Image by © Bettmann /CORBIS

Mỗi người ai cũng có niềm vui và nỗi buồn. Vui thì chóng qua nhưng buồn thì ngược lại đôi khi khó quên, ví dụ năm 1977 gia đình tôi đi vượt biên và bị bắt ở Mũi Né; hoặc tôi đi vượt biên, trốn ở Hòn Hèo Ninh Hòa vào năm 1984, ở trên núi một tuần lễ, mỗi ngày chỉ ăn một nắm cơm và ly nước lã để chờ đợi, nhưng lại vui vì mục đích mình đã chọn. Cuối cùng rồi cũng phải đi tù, và còn nhiều chuyến đi vượt biên, nhưng đó là nỗi buồn vì mình chấp nhận việc làm của mình; hoặc năm 1978 họ bắt gia đình chúng tôi phải đi xây dựng vùng kinh tế ở Long Tân, trong lúc ba tôi đang ở tù, mẹ tôi với bẩy người con, đứa nhỏ vừa lên 10, và năm người con gái đầu tuổi đang phải đến trường, phải ở trong môi trường xa lạ, không bà con, không điện không nước, với túp lều tranh, rắn và bò cạp là bạn. Ký ức về tháng tư tôi không thể nào quên đó là những ngày đi chạy giặc.

Vào đầu tháng 3-1975, Thành phố Cam Ranh bé nhỏ của tôi vốn đã nóng, nhưng lại nóng thêm bởi dòng người luôn đổ vào như những thác nước - vùng Cao Nguyên hôm nay, lại thêm người miền Trung. Không biết tại sao họ chọn Cam Ranh làm nơi tạm trú. Riêng gia đình tôi đã đón hơn 20 người bà con và bạn bè ở những nơi không được an toàn.

Sau đó trường Công Lý của tôi mặc niệm anh Nguyễn văn Hoa lớp 12 chết bởi Việt Cộng bắn trong lúc đang ôn bài chuẩn bị thi học kỳ 2, hình như nhà anh ở Đồng Lát cách trường tôi khoảng 10 cây số. Hiệu trưởng là linh mục Nguyễn Công Phú đã làm lễ mặc niệm cho anh. Kể từ đó chúng tôi theo dõi tin tức hàng ngày về chiến sự đang xảy ra trên đất nước qua phương tiện truyền thông như BBC. Hôm nay có tin đồn mất Quảng Trị, rồi qua đến Đèo Cả, hôm sau lại có tin đồn phải mất Đà Lạt. Sau cùng trường Công Lý của tôi phải đóng cửa để làm nơi cư trú cho những ai đã đến Cam Ranh.

Có lẽ không ai quên những giây phút cuối cùng ở miền Nam nếu mình là chứng nhân? Với tuổi 17 tôi đã cảm nhận được thế nào là nước mất nhà tan. Ba tôi dùng miệng lưỡi Tô Tần để thuyết phục mẹ tôi đi chạy giặc nhưng không thành công, vì thế ông đành dẫn tôi và hai đưa em  ra đi cùng với gia đình chú tôi. Trên đường từ khu Cư xá Cam Ranh đi bộ xuống bến Cảng ở Đá Bạc, đi ngang qua ngôi trường của tôi, một phút ngỡ ngàng - một rừng người đang tá túc tạm thời thay cho đám học sinh của chúng tôi. Trên đường đi một dòng người giống như chúng tôi vội vã trốn khỏi nơi này vì  giặc đã đến gần kề. Phố xá  trở nên chật chội hơn những vật dụng không cần thiết như xe hondavà áo quần quân nhân.

Khi đến bến cảng Đá Bạc, ba tôi vội vã thuê ghe nhỏ để ra chiếc tàu Mỹ thả neo ngoài khơi, đang mặc cả về giá cả lại xuất hiện một chiếc xe Lambretta chở thầy chùa mặ áo vàng cầm loa kêu gọi «bà con đừng ra tàu Mỹ vì cách mạng đã đến rồi ». Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quên chuyện giá cả, gia đình tôi được đưa ra tàu Mỹ, họ đã vội vàng thả thang dây cho chúng tôi. Khi chúng tôi lên tàu được vài chục phút, thì nghe có tiếng pháo kích bắn ra phía tàu. Cuối cùng chiếc tàu chở chúng tôi quyết định rời bến. Chưa chạy được bao lâu, thình lình tôi nghe tiếng ba tôi nói có người đang bơi theo tàu.  Mọi người nhìn theo hướng ba tôi đang chỉ, tôi thấy một người đàn ông có mang một balo sau lưng. Ba tôi vội nói : « Ai có cái chai, cây viết và tờ giấy hay không » ? Vì tôi rất cần, sau đó có người đưa cho ông, tôi thấy ông viết trên tờ giấy : « Bình tĩnh và nằm ngửa sẽ có người đến cứu »  ông vội nhét tờ giấy vào cái chai liệng xuống ngay chỗ người đang bơi, và ông ta đã nhặt được cái chai vội vã mở ra xem, và đã làm theo những gì ba tôi chỉ dẫn. Sau đó ba tôi nhờ người đi báo với chỉ huy trên tàu. Thế là chiếc tàu ngừng lại, ông ta được lên tàu.

Khi đêm đến, tôi nghe nhiều tiếng la khóc và có tiếng bùm bùm như có vật gì rơi xuống biển, tôi hỏi những người chung quanh họ trả lời: « Kẻ xấu hãm hiếp phụ nữ, yêu cầu đưa vàng bạc, nếu chống cự thì coi như toi mạng ». Nghe như vậy tôi hết hồn và tự nhiên tháo nóc những gì trong dạ dày tôi đang lưu trữ làm mọi người ở gần tôi cũng bị ảnh hưởng cái mùi ….Sáng đến tôi lại thấy có một nhóm người mặc đồ quân nhân, hình như có súng thì phải, họ cầm cái mũ đi ngang qua chỗ những người lên sau cùng như gia đình tôi để xin tiền kiểu lịch sự, vì đã nghe những người kể hôm qua, ba tôi đã đưa một ít vàng cho họ để bảo tồn mạng sống. Tôi đã thấy họ lôi một người phụ nữ, và tiếng la thét vẫn còn ám ảnh tôi đến tận hôm nay.

Trên  hạm đội, chúng tôi được ăn bánh kẹo và thức ăn hộp, trời nóng quá họ đã xịt vòi nước cho chúng tôi được tắm tập thể với áo quần nguyên vẹn. Cuối cùng họ cho chúng tôi vào đảo Phú Quốc và giải thích nói lý do cho chúng tôi biết tại sao phải ở tạm tại hòn đảo này vài ngày. Mọi người lần lượt xuống tàu, tại bến cảng có người đón tiếp rất chặt chẽ và chu đáo, họ yêu cầu ai là quân nhân thì đi lối này, nếu có vũ khí hãy giao nạp tại đây, và ai là nhân đân thì đi lối này.

Vừa ra khỏi lối đi, chưa kịp hít không khí của biển cả thì nghe một tiếng đùng. Tôi lại nghĩ Việt Cộng lại pháo kích, nhưng khi hỏi một vài người ra sau, họ trả lời những tên ác ôn đã hãm hiếp phụ nữ và trấn lột tiền bạc trên tàu bị bắn, để đề phòng sau này trên đất liền. Thế là đám mây đen đã bay khỏi bầu trời Phú Quốc .

Đầu tiên chúng tôi được khám bệnh bởi một tổ chức Hồng Thâp Tự Anh, sau đó chúng tôi được ở trong nhà tù Phú Quốc – ngày xưa chỉ có những tù nhân chính trị. Có nhiều bài thơ rất hay còn ghi lại trên tường. Sau này tôi đã nếm mùi tù của chế độ cộng sản, tôi chợt nhớ đến nhà tù Phú Quốc, cảm thấy rằng  họ còn sướng và tự do  hơn chúng tôi.

Phú Quốc rất đẹp, cảnh rất thơ mộng vì nét hoang dã chưa bị tước đoạt bởi bàn tay con người, nước rất trong xanh, được bao bọc bởi núi đồi. Ước mong một ngày nào đó tôi sẽ thăm lại nơi này. Không biết cái nhà tù còn không nhỉ ? Vì tôi cũng có viết vài dòng để lại lưu niệm.

Tổng thổng Nguyễn Văn Thiệu từ chức giao quyền lại cho phó tổng thổng Nguyễn Văn Hương, ngày 19-4-1975 và đồng thời Hồng Thập Tự Anh cũng từ giã chúng tôi vào cái ngày này. Vài hôm sau lại có hạm đội khác đưa chúng tôi về Vũng Tàu. Ban đầu họ có ý định đưa chúng tôi về đảo Guam nhưng về sau lại đổi ý.

Khi về Vũng Tàu họ cho chúng tôi ở trong trại dã chiến bãi Sau. Lúc này người ta vẫn chưa di tản nhiều nhưng không khí đã có phần ảm đạm. Ba tôi quyết định đưa chị em tôi ra đi bằng đường biển. Vì thế ông đã rời trại và đưa chị em tôi ra ở nhà người quen ở thành phố ngay bãi biển. Nhưng chuẩn bị ra đi thì  lại gặp người hàng xóm ở Cam Ranh vừa đến Vũng Tàu vài giờ, họ cho biết Cam Ranh đã thành bình địa, chị tôi thì bị thương đang thất thiểu trên phố không ánh đèn vào ban đêm. Chỉ nghe chừng đó thôi, ba tôi quyết định ở lại và chấp nhận những hậu quả.

Có sống hơn một tháng trời, và chứng kiến những cảnh người ta bồng bế nhau chạy trốn, mới thấy người dân sợ cộng sản đến như thế nào. Trong lúc người ta vội vã xuống Vũng Tàu để thoát thân bằng đường biển, gia đình tôi quay ngược về Sài Gòn để nhìn Sài Gòn đang hấp hối.

Nhìn cảnh một rừng người chạy ngược xuôi, nghe tiếng gào thét của những đứa trẻ bị lạc - ba ơi mẹ ơi, giữa thành phố đang hỗn loạn, tôi không thể giúp gì cho những đứa trẻ, vì tôi cũng đang bị lạc. Đây là lần đầu tiên tôi biết Hòn Ngọc Viễn Đông. Dù Sài Gòn đang hấp hối nhưng vẫn cuốn hút tôi. Với những tòa nhà cao, với những hàng cây cổ thụ thật hiên ngang trên đường Trần Hưng Đạo. Và tôi cố đi tìm trường đại học Y Khoa trong ước mơ của tôi. Tìm chưa ra,và có cảm xúc thấy Sài Gòn đang hối hả sắp phải từ giã cõi đời, giống như máu đang dồn vào cái tim thật căng đầy để rồi bị đột tử, mọi con đường trở nên nhỏ bé hơn chật chội hơn, bởi những vật dụng của quân đội bị ném ra đường không một chút thương tiếc. Họ vội vã bỏ của chạy lấy người, ngõ hầu để thoát ra khỏi thành phố vào phút cuối cùng  vào ngày 29-4 và 30-4- 1975. Cũng may tôi còn tỉnh táo không bị cuốn theo dòng người.

Việc gì đến rối phải đến. Thằng em trai, trong năm chị em gái quyết định đi xem Việt Cộng như thế nào ? Mà nó bị khổn khổ gần 1 tháng trời, hết lên tàu lại xuống tàu, tước đi mọi thú vui mà hằng ngày nó có. Sau khi khi xem Việt Cộng về, mặt nó buồn thiu và thốt lên một câu : « Việt Cộng không có đuôi » Ai cũng cười gượng, tôi chỉ giải thích - con người không có đuôi, chỉ có người xấu được gắn thêm cái đuôi để cho dễ phân biệt, vì thế Việt Cộng có đuôi, người ta thường gọi là như thế.

Chúng tôi phải ở lại nhà người quen vài ngày để tìm phương tiện về Cam Ranh, xem gia đình  tôi sống chết như thế nào. Trên đường về lại quê nhà, phải nói là quá khủng kiếp, nhất là  đoạn đường Long Khánh, cầu bị gãy, mọi người phải đi bộ qua cánh rừng cao su vài cây số để chờ xe, tiếp tục hành trình còn lại của mình. Không thể tưởng tượng, một mùi tử khí bốc lên làm tôi nôn ra hết mật xanh rồi đến mật vàng, bởi những xác chết chưa được chôn cất, có những nắm mồ được chôn vội vã của ai đó. Tôi nghĩ, người chết nhiều lần, không phải hai lần như Trịnh Công Sơn nói. Lúc này tôi khám phá, ba tôi bị lạc, và tôi phải cố gắng bình tĩnh ,để làm thuyền trưởng với các em tôi. Dĩ nhiên tôi rất hốt hoảng và sợ hãi, nhưng lúc nào tôi cũng luôn trấn an các em, và hai tay mỗi đứa một bên, nếu bị lạc một đứa thì làm sao đây…

Về đến Phan Rang vào ban đêm nhưng không thấy một bóng đèn. Tôi phải cố gắng thức tỉnh và mở hai mắt ra hết cỡ để nhận đâu là thành phố Cam Ranh mà yêu cầu họ dừng lại cho chị em tôi xuống. Vì đây là chuyến xe đầu tiên từ Sài Gòn ra miền Bắc. Khi đến Ba Ngòi,tôi yêu cầu cho chúng tôi xuống. Thế là chúng tôi mò mẫm đi trong bóng đêm, khi về đến khu cư xá chúng tôi bắt đầu tỉnh táovì biết đây là nhà mình.

Muốn về nhà,chúng tôi phải đi qua nhà xác ở bịnh viện Cam Ranh. Thế là ba chị em chúng cắm đầu cắm cổ để chạy cho nhanh qua nhà xác.C uối cùng đã dừng lại ngôi nhà thân yêu, may mắn nhà tôi còn nguyên vẹn, chưa phải là đóng gạch như những ngôi nhà khác. Chúng tôi vừa gọi mẹ ơi, mẹ hỡi, thì mẹ tôi vẫn còn sống và mở cửa cho chúng tôi, nhưng bà phán một câu làm tôi thắc mắc đến bây giờ, nhưng chưa có dịp để hỏi : « Tại sao cha con mày không đi Mỹ, về đây làm gì, rồi bà nói tiếp, nhưng nhỏ hơn, Việt Cộng đang ở trong mái hiên »

Kể từ đó chúng tôi nói chuyện thầm thì, và đang lo lắng ba tôi hiện giờ đang ở đâu ?.Khoảng 5 ,6 giờ sáng tôi nghe tiếng gọi cửa, biết là ba mình an toàn. Từ trên gác tôi nhảy xuống với tốc độ nhanh nhất có thể, để thông báo cho ba tôi biết tình hình hiện tại. Vừa mở cửa tôi thì thầm nói có Việt Cộng ở trong hiên, nghe như vậy ông vội rút chân lại. Nhưng rút chân lại thì đi đâu bây giờ ?

Bốn mươi năm trôi qua. Muốn quên không dễ phải không các bạn ?  Ngày đi chạy giặc đã buồn ngày về còn buồn hơn. Nếu mình có một vật quý giá, có mất dĩ nhiên tiếc nuối, nhưng một quốc gia đã mất thì phải làm gì đây ?

Chuyện tình 40 năm Việt - Mỹ

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-03-01
Ảnh minh họa (Washington và lụa Hà Đông)
Ảnh minh họa (Washington và lụa Hà Đông)- RFA

Duyên nợ giữa Việt Nam và Mỹ gắn liền với cuộc chiến tranh, kết thúc vào năm 1975. Nó để lại vết thương vẫn còn hiển hiện ở một số vùng đất ở Việt Nam và trong lòng nhiều người Mỹ. Mối duyên nợ này cũng được thể hiện trong các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam và người Mỹ. Trong tạp chí phụ nữ tuần này, Hải Ninh giới thiệu ba phụ nữ Việt Nam về cuộc tình Việt - Mỹ của họ. Cơ duyên của họ đến với người chồng Mỹ có thể khác nhau song cái tình vợ chồng của cặp đôi nào cũng có nét tương đồng.

Tính đến năm 2012, có tổng cộng gần 1,3 triệu người Việt Nam định cư khắp nước Mỹ. Trong vòng bốn thập kỷ qua, người Việt Nam từ một nhóm di dân ít ỏi đã phát triển trở thành một trong những nhóm người nước ngoài lớn nhất ở Mỹ. Quá trình di cư sang Mỹ của người Việt diễn ra trong ba đợt di dân lớn. Đợt thứ nhất diễn ra vào thời điểm Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975, khi người Mỹ di tản khoảng 125.000 người khỏi Việt Nam. Làn sóng đầu tiên này bao gồm những người làm những công việc có liên quan tới chính quyền Mỹ, những người sẽ trở thành mục tiêu trừng phạt của quân đội Việt Cộng khi lực lượng này chiếm đóng Sài Gòn.

Trong số những người này có một goá phụ của chính trị gia Nguyễn Văn Bông, người bị ám sát sát năm 1971, chỉ một ngày sau khi ông được thông báo sẽ nắm giữ chức vụ thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Bà Nguyễn Văn Bông từng làm giám đốc Hội văn hoá Việt - Mỹ ở Sài Gòn.

40 năm một cuộc tình

Ngày 26/4/1975, goá phụ trẻ tuổi của chính trị gia Nguyễn Văn Bông, lúc đó mới 35 tuổi, bồng bế ba đứa con chạy sang nước Mỹ nhờ một người bạn Mỹ làm trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Thành phố đầu tiên mà ba mẹ con đặt chân đến là St Louis, bang Missouri ở miền trung tây nước Mỹ. Đến tháng 11, nhờ bạn bè giúp đỡ, ba mẹ con của bà chuyển tới Washington D.C. sinh sống. Cũng tại đây, bà gặp lại người chồng hiện là Lacy Wright, lúc đó đang làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

Jackie Bông: Hồi đầu mới đi qua bên Mỹ, gặp lại ai cũng mừng để nói chuyện về Việt Nam, về cuộc sống. Tôi cũng có nhiều người bạn Việt, Mỹ ngồi nói chuyện với nhau. Sau đó, ông mời tôi đi ăn cơm. Đến lượt tôi, tôi không có tiền mời ông đi ăn ở tiệm nên tôi mời ông ăn ở nhà. Thấy người Mỹ ăn steak thì tôi mua steak cho ông ăn. Sau đó, tôi hỏi ông ăn thấy sao, ông bảo cứng như cao su. Vì (tôi) mới qua có biết nấu gì đâu.

Tấm lòng người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng nghĩ con cái. Bà Nguyễn Văn Bông cũng vậy. Bà cho biết có cảm tình nhiều hơn với Lacy Wright là bởi tình cảm của ông dành cho con của bà.

Jackie Bông: Ông này không có tiền, không có địa vị trong xã hội. Ngày quen với tôi, ông này đi xe máy, không có chiếc xe ô tô để đi. Trong những giàu hơn, làm lớn hơn tôi chọn ông vì ông thương con tôi, thương thật, không phải ông chỉ muốn mình không thôi. Hẹn hò với nhau thì thực sự mình thấy hẹn hò mình với ông với mấy đứa nhỏ nhiều hơn. Nhưng mà vì như thế mình thích ông nhiều hơn vì mình thấy ông thương cả con mình, nó gắn bó, nó đậm đà hơn là chỉ biết thương mình hơn là con mình.

Khi ông Lacy Wright cầu hôn, bà Bông cho biết bà ngần ngại vì bà có quá nhiều gánh nặng.

Jackie Bông: Tôi nói tôi có rất nhiều vấn đề. Tiền thì không có, về tình cảm thì mới mất chồng, mới mất quốc gia mới phải chạy trốn, không còn gì nữa, rất buồn, rất khổ trong thâm tâm. Nên rằng tôi thấy ông nên có một người vợ trẻ, tôi thì lớn tuổi và có 3 con và đem lại cho ông rất nhiều phiền toái. Tôi nói ông hãy suy nghĩ cho kĩ đi, tôi không nói có hay không, mặc dù tôi rất thương ông, nhưng mà tôi thấy ông không được hạnh phúc khi ông đem về bốn  người mà phải khổ đau thế này. Ông suy nghĩ ông thì ông chịu, ông thương tôi rồi thì ông chịu. Sau đó tôi hỏi con tôi, tôi bảo có chịu ông làm cha không. Các cháu vỗ tay bằng lòng lắm, vì chúng đã quen thuộc với ông. Ông đã dậy (tiếng Anh) cho chúng nó, dẫn chúng đi chơi, đi coi hát, đi bowling, đi những chỗ con nít nó thích thành ra nó thích lắm.

Sau khi hai người kết hôn vào năm 1976, bà góa phụ Nguyễn Văn Bông đổi tên thành Jackie Bông-Wright. Bà Jackie, năm nay đã 74 tuổi, theo ông đi khắp thế giới từ Brazil tới Italy, Thái Lan. Bà vừa trở về Mỹ sau hai năm ở Lào. Bà cho biết hôn nhân giữa hai người khác văn hoá và tôn giáo thì cần phải có những sự tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau. Ông bà không có con chung và cả ba người con của Jackie cùng người chồng cũ đều trưởng thành và trở thành  những người thành công trong xã hội Mỹ. Hai người con trai sinh đôi của bà nắm chức vụ cao trong các tập đoàn lớn ở New York.

Chuyện tình New York

Holly Sackett, 46 tuổi, đến Mỹ vào đầu thập niên 80, khi chị mới 12 tuổi. Chị Holly gặp người chồng của mình khi cả hai cùng học ngành kỹ sư điện tử ở đại học tại thành phố Rochester, bang New York. Khi đó, Holly mới 21 tuổi, hơn chồng hai tuổi. Chồng chị, anh David, lúc đó là người giúp đỡ

Holly Sackett: Ông rất chăm chú dạy cho chị, giờ nào cũng được, ngồi cả ngày cũng được nữa. Ông ấy thuộc kiểu người ít nói nhưng cái gì ông cũng làm cho mình hết. Khi đó, một cô bạn người Mỹ thủ thỉ cho chị rằng cái thằng Mỹ này nó thích mày đó.

Quen nhau được vài tháng anh chàng David với dám thổ lộ tình cảm với Holly.

Holly Sackett: Bốn tháng sau, ông ấy đòi hôn chị, chị chỉ cho hôn trên trán. Tại vì mình là người Việt Nam nên ông sợ, chứ người Mỹ ông ôm hôn từ lâu rồi khỏi cần hỏi. Sáng hôm sau chị không nói chuyện với ông, ổng bấm bụng hỏi là chị bỏ hay là chị vẫn thích ông?

Holly có tất cả 13 anh chị em, khi chị đưa David về nhà ra mắt cùng anh chị, một nửa thì đồng ý, một nửa thì ngăn cản vì lo ngại văn hoá khác biệt và rằng “người Mỹ dễ bỏ nhau”. Holly nhớ lại những ngày trốn nhà đi hẹn hò với anh chàng người Mỹ.

Holly Sackett: Ngày xưa không có cha mẹ, chị đi học về sớm phải nấu nướng dọn dẹp rồi nấu mỗi ngày. Thường thường thứ 6 chị dọn nhà của rồi hẹn nhau đi chơi. Chị mở đèn mờ mờ trong phòng, mở nhạc lên khóa của lại mở cửa sổ ra đi đằng sau. Ông rước đi ăn bánh rồi về, leo phòng rác về, lên cửa sổ để về. Ông này hay mắc cỡ, ra đường hôn chị lỗ liễu không có đâu. Ví dụ như tiệc tùng, dẫn vợ đi mà chị có làm đổ nước dưới chân thì ông cúi xuống ông lau hay đi ra ngoài đường chị giẫm vào nước ông cũng cúi xuống giữa đường lau chân cho chị, lúc chị mang bầu cũng vậy, chị đi bác sĩ ông cũng đi theo, ông cúi xuống cột dây giầy cho chị.

Sau bốn năm hẹn hò, anh David cầu hôn chị Holly bằng chiếc nhẫn mà mẹ anh tặng. Chị cho biết gia đình chị cũng mến anh chàng con rể nhân hậu, hiền lành. Holly cho biết chồng chị rất ủng hộ việc chị đi làm từ thiện ở Việt Nam. Nhờ sự ủng hộ của anh, chị Holly đã giúp bà con Việt Nam xây dựng được hai cây cầu, mấy chục căn nhà và giếng nước cùng trường học ở miền nam Việt Nam.

Holly và David có hai con và vẫn sống ở Rochester, New York.

Theo anh em thì về

Chị Moon Lane, 52 tuổi, đến Mỹ mới được gần bốn năm sau gần hai thập kỷ chung sống với người chồng Mỹ ở Việt Nam và Campuchia. Hai người gặp nhau khi chị đã ngoài 30, một nách hai con và vừa ly dị chồng. Lúc đó là năm 1995, khi Mỹ vừa mới nối lại quan hệ song phương với Việt Nam sau nhiều năm cấm vận.

Chị cho biết được một người chị họ giới thiệu anh Richard đang làm cho một cơ quan phi chính phủ ở Việt Nam. Lần đầu gặp mặt, chị cho biết chị hoảng hốt sợ hãi khi anh Richard cao tới gần 2 mét.

Moon Lane: Lúc đầu cô không có chịu, lúc đầu nhìn ông cô sợ lắm, nhìn ông cao to. Xong chị Kim Ly chị nói người nước ngoài coi người ta vậy nhưng người ta đàng hoàng lắm, người ta dịu dàng lắm chứ không phải là hung dữ, hùng hổ đâu, người ta năng ta như nâng hoa. Vài tháng sau thì mới hết sợ, người nước ngoài ngộ lắm, chịu thì tiến tới, không chịu thì mình thôi, mình rút lui, chú biết mình sợ là chú cũng từ từ.

Hai người lúc đó cũng không thể giao tiếp được nhiều vì chị không biết tiếng Anh. Mỗi lần đi hẹn hò là chị phải có người phiên dịch. Và trong nhiều năm trời, chị phải nhờ tới từ điển, sau đó là kim từ điển để nói chuyện với anh.

Moon Lane: Yêu thì chưa yêu liền đâu nhưng có cảm tình thì có. Có yêu thì cả năm sau mới yêu, ngôn ngữ bất đồng, mình không đi sâu cái tâm tư của người ta thì sao yêu được, giống như tình yêu sét đánh thì không có,  ở Việt Nam chung 1 tiếng nói chung 1 văn hóa, thì có thể nói là tình yêu sét đánh chứ người nước ngoài không hiểu nhau thì không có tình yêu sét đánh được, mà lúc đó cô với chú lớn tuổi rồi thì không gọi là tình yêu sét đánh được. Thực sự theo duy tâm như có duyên có nợ thì mới đến được mới nhau, chứ thực sự hai người cách nhau nửa vòng trái đến, làm như đến ngày giờ đó cô có cái duyên để cô gặp ông vậy, cô gặp ông là ông thương cô liền vì khi đó cô còn trẻ lắm, 32 tuổi.

Chị Moon Lane có hai con trai với người chồng cũ. Cũng giống như bà Jackie Bông, chị cho biết chính vì việc anh Richard yêu thương con chị đã khiến chị càng có cảm tình với anh hơn. Anh thương con chị tới mức cậu con trai nhỏ của chị không hề hay biết Richard không phải là cha đẻ. Chị Moon cho biết, để thành công trong hôn nhân giữa hai người khác văn hoá, cái quan trọng là phải tôn trọng lẫn nhau.

Moon Lane: Nếu thực sự mà 2 người thương nhau mà sống với nhau thì điều thứ nhất là phải tôn tọng nhau thứ nhì là phải biết cảm thông, tôn trọng quyền tự do của 2 người và giúp đõ lẫn nhau. Khi cô ốm chú chăm sóc cho cô, chú bệnh cô cũng chăm sóc như vây.

Giờ đây, chị Moon đang ở Fairfax, Virginia, và đang học các chương trình cơ bản. Chị cho biết sau khi học xong, chị muốn đi làm nghề giữ trẻ và anh Richard cũng rất ủng hộ.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/us-vn-40-years-luv-stror-03012015050731.html/03012015-us-vn-40-years-luv-stror.mp3

Trang Trần và câu chuyện đạo đức

03/02/2015 - 20:25 — ledienduc
Lê Diễn Đức

Trang Trần viết tự kiểm điểm - Ảnh" OnTheNet

Câu chuyện về người mẫu thời trang, diễn viên điện ảnh Trang Trần cứ ám ảnh làm tôi day dứt mãi.

Thực ra sự việc không có gì lớn lao, nhưng dư luận bùng nổ xuất phát từ nhiều nghịch lý.

Tối ngày 27 tháng 2 năm 2015, Trang Trần đi xe taxi về khách sạn ở Hà Nội. Taxi đi ngược vào đường một chiều bị công an phường Hàng Buồm kiểm tra và đòi xử phạt vi phạm giao thông.

Việc xử phạt lái xe taxi chưa biết cuối cùng được giải quyết như thế nào, xem video chỉ thấy bung xung lời ra tiếng vào. Khi ấy Trang Trần trò chuyện với ai đó qua điện thoại có nói dân bị công ăn ăn hiếp, làm tiền. Ngay tức thì công an can thiệp, rồi xô xát xảy ra, nghe một tiếng "bốp" lớn nhưng sự việc diễn ra quá nhanh và hỗn loạn nên không biết rõ ai đánh ai? Công an, dân phòng hùng hổ xông vào còng tay Trang Trần khiến cô lớn tiếng chửi tục.

Cuối cùng, bị áp giải về đồn trong khi tay vẫn bị còng và mặt bị thâm tím, Trang Trần tiếp tục chửi bới công an.

Nghịch lý ở đây là Trang Trần là người có học, thuộc giới Showbiz và điện ảnh, là một cô gái xinh đẹp và cách sống tử tế ngoài xã hội. Cô là người tự lập, mưu sinh với cái quán bún đậu bình dân, không thuộc loại gái bám chân đại gia để hưởng thụ. Theo nhận xét của bè bạn và những người quen biết cô thì cô có tính cương trực, thẳng thắn, tham gia nhiều công việc thiện nguyện, có trái tim thân ái với những số phận cơ nhỡ, là mẹ nuôi của ba đứa trẻ mồ côi...

Tất cả những điều trên đủ phác hoạ nên chân dung một cô gái đáng được cảm mến.

Thế nhưng vì sao mà cô có thể sử dụng những ngôn ngữ dung tục nhắm vào công an? Đành rằng cô hành động trong lúc bị say, nhưng say là trạng thái con người chân thật nhất, thuờng nói ra tiếng nói ấp ủ, trong lòng.

Tôi không tin những tiếng chửi của của cô chỉ là "lời của rượu" mà thực sự là chúng được bộc phát sự uất ức dồn nén từ một cơ thể bị ức chế, có dịp là tuôn trào.

Một nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 12 tháng 12 năm 2014 tại Hà Nội cho thấy, ở Việt Nam tham nhũng cao nhất thuộc về cảnh sát giao thông.

Những người công an đứng đường này vừa tắc trách, vừa hung hăng và làm tiền người đi đường một cách trắng trợn. Nhà báo Hoàng Khương vì lật mặt công an ăn hối lộ lãnh án tù giam 4 năm là một điển hình của sự "bất công và đáng hổ thẹn" của ngành tư pháp Việt Nam, theo nhận định của Tố chức Phóng Viên Không Biên giới.

Những vụ xử lý vi phạm giao thông trở nên tùy tiện, hết sức bất công và không ít vụ việc đã gây ra những cái chết oan khuất chỉ vì người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm. Chỉ riêng trong năm 2014, đã có tới 18 trường hợp bị chết tại đồn công an vì các lí do như tự tử, đau ốm hoặc không ít trường hợp công an thừa nhận có sử dụng bạo lực.

Tình cảm mà dân chúng dành cho cảnh sát giao thông, nếu đo đếm được, có lẽ bằng số không. Thường xuyên các videoclip được đưa lên mạng cho thấy trong đó dân chúng đôi co, cãi cọ, xem cảnh sát giao thông không ra thể thống gì. Không ai ở Việt Nam mà không chứng kiến hoặc cảm thấy "nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn!".

Hình ảnh của những người những người đại diện cho pháp luật xử lý vi phạm an toàn trật tự giao thông, trật tự trở nên méo mó đáng sợ, giống như một thứ virus độc mà bị người dân sợ hãi, xa lánh.

Tác giả Nguyễn Văn Thọ, trên một blog cá nhân viết:

"Nhưng một việc thật đáng suy nghĩ nữa, có lẽ không chấm dứt là hiện tượng như cô đang gióng lên một hồi chuông lớn bởi mặt trái của chân dung xã hội đáng báo động tới mức có thể kiếm củi một đời người để chụm một giờ.

Xã hội tham nhũng tới mức chính Bộ Chính trị, các lãnh đạo cấp cao nhất đều quan ngại. Đạo dức xã hội cũng suy thoái nghiêm trọng làm hỏng các mối quan hệ con người, mà sự nguy hiểm biểu hiện ở tất cả các ngành, những ngành quan trọng nhất như giáo dục, văn hóa thông tin, y tế, giao thông, tiền tệ: "Mối quan hệ giữa người với người Việt xấu tới mức trầm trọng, tới độ bất chấp những nguyên tắc tối thiểu của đạo lý".

Quan hệ giữa giáo viên và học trò đẩy đến mức trò leo lên bục tát cả thầy, ở bệnh viện thì bệnh nhân và người nhà lùa y bác sĩ đánh chửi, từ thuở tôi sinh tới nay lần đầu tiên thấy trong các lễ hội người ta dùng cả gậy gộc, cả dao thủ theo lễ để duy trì cái gọi là lễ tục, trong một cái Tết mà hơn 6 ngàn kẻ lao vào ẩu đả để tới mức phải vào viện... Một ông già gần 100 tuổi bị rất nhiều thành viên mang lên mạng để sỉ nhục chỉ vì một nụ hôn..."

Sau bốn ngày bị giam giữ, tối hôm mồng 2 tháng 3, cô Trang Trần đã được tại ngoại sau khi cô viết bản tự kiểm điểm và gia đình viết đơn bảo lãnh cho cơ quan điều tra.

Trang Trần sẽ đối diện với một hình phạt hành chính nào đó và câu chuyện ồn ào của cô rồi sẽ lắng xuống.

Cách xử lý của công an trong trường hợp này được xem là đúng mức, có lý có tình. Không ai đi truy tố hình sự một người chửi bậy lúc say rượu, nhất là khi người vi phạm đã nhìn nhận lỗi của mình. Nói chung, cộng đồng mạng cũng đồng lòng với cách xử lý của công an.

Thế nhưng câu chuyện của Trang Trần vẫn luôn là một sự cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp đạo đức và lệch chuẩn thông thường trong văn hoá ứng xử của xã hội nói chung và của ngành công an Việt Nam nói riêng.

© Lê Diễn Đức - RFA

ledienduc's blog

Đảng & Đảng Tính

03/01/2015 - 08:48 — tuongnangtien
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

“Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên.”
          Hồ Chí Minh

“Đất nước đã mắc phải một giống vi trùng có tên gọi tính đảng nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.”
          Trần Đĩnh

Từ Vọng Các, Mặc Lâm bay tuốt luốt qua Nam Vang rủ nhậu:

Ê, kiếm chỗ nào ngồi uống sương sương vài ly cho nó có chút hương vị đầu Xuân nha.
Tưởng gì chớ uống thì bất kể Xuân, Hạ, Thu, Đông ... gì tui cũng chịu liền.
Mặc Lâm đi cùng với Sơn Trung, thông tín viên mới nhất (và chắc cũng nhỏ tuổi nhất) của RFA đang cư trú tại Phnom Penh.

Tôi rất hài lòng với người bạn trẻ vừa quen: nhanh nhẹn, thông minh, và (xem chừng) đôn hậu. Ghé quán Ngon Restaurant, chúng tôi gọi “liều” một chai Johnnie Walker Black Label. Thấy cái gíá 40 MK mà gần muốn “đứt ruột” luôn nhưng rồi đành tặc lưỡi: “Thôi chả gì thì cũng mừng tân niên, mỗi năm chỉ có mật lần, và cũng là dịp mừng một tân đồng nghiệp.”

Đêm giao thừa vừa rồi, nằm chèo queo mình ên ở nhà trọ buồn gần chết tôi bèn lò dò ra phố, đang đi lơ ngơ thì chợt thấy một chai Ballatine’s bám bụi đứng co ro trong góc một quầy hàng. Ngó “thương” quá mà giá cả cũng nhẹ nhàng thôi (nên) nên tôi “ẵm” liền, sợ chậm. Vừa về tới nhà là lật đật vặn nắp tu liền: rượu giả! Đ...mẹ, cái con bà nó. Khi khổng khi không (cái) mất tiêu 15 U.S.A dollar, lảng xẹc!

Bữa nay thì rượu thiệt (và vì “vật vã” đã lâu) nên tôi tợp liền liền. Vừa cạn ly đầy, lại đầy ly cạn. Rượu ngon, bạn hiền nhưng chỉ có mình ên tui là vô cùng hào hứng còn Mặc Lâm – không hiểu sao – bỗng ưu tư quá cỡ về chuyện nhân quần và cứ nói hoài cái cuộc phỏng vấn mới rồi (“Chuyện Tử Tế Ngày Nay”) với đạo diễn Trần Văn Thủy, cùng rất nhiều buồn bực về tình trạng “đạo đức xuống cấp, văn hoá xuy đồi của” của cả nước Việt Nam.

Tôi sốt ruột (“biết rồi khổ quá”) ngắt ngang:

- Tôi có nghe hai ông “mạn đàm” trên RFA rồi. Hay lắm. Người hỏi đã hay mà kẻ đáp còn hay hơn nữa nhưng chuyện này toàn thể đồng bào, cũng như toàn thể nhân loại, cũng đều đang rất quan tâm nên xin cứ an lòng mà ... uống vài ly đi đã. Để lâu rượu bốc hơi, nhạt mùi, tội chết.

Nói đến vậy mà đương sự (ngó bộ) vẫn còn băn khoăn lắm nên tôi lại phải thêm:

Bữa trước, G.S. Nguyễn Văn Tuấn còn bàn về “thứ hạng tử tế” của Việt Nam nữa kìa.
Có cái vụ đó nữa sao?
      -Sao không, coi nè.
Vừa nói, tôi vừa mở smartphone – mới sắm hồi hôm, cho kịp với trình độ văn minh nhân loại – kiếm tuan's blog chìa liền:
Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen...

Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo. So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó?

Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục...

Nói nào ngay, bị xỉ vả cỡ đó, cũng chưa “nhục” gì cho lắm. Nhà văn Trần Đĩnh còn trích lời của một thằng cha tham tán thương mại Ba Lan (nào đó) nghe nhục nhã hơn nhiều:

“Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.”

Bị thiên hạ liệt vào hạng “đầu trâu mặt ngựa” nên họ muốn xua đuổi ra tuốt “một hòn đảo hẻo lánh” (cứ như bệnh nhân cùi hủi hồi xa xưa vậy) thì cũng không oan uổng gì cho lắm nhưng ăn ở cư xử ra sao mà tai tiếng dữ vậy cà? Muốn biết, xin nghe qua vài câu chuyện (nhỏ) liên quan đến cuộc sống của giới quan chức lãnh đạo nước CHXHCNVN – vẫn theo lời Trần Đĩnh:

“Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
“Khi Long đã mệt, tôi đến thế nào anh cũng bắt tôi đưa anh đi dạo một vòng phố. Từng bước nhích rất chậm, kiểu như đi dè cho được ngâm mình lâu trên đường.
      Một bữa đến đầu Dã Tượng ra Lý Thường Kiệt, anh nhìn vào toà biệt thự bên trái mà có lần anh bảo ông Đồng có   người quen, thân thiết ở đây, rồi nói khẽ với tôi: Tôi đến ông Đồng, ông ấy thường kéo tôi ra vườn nói chuyện.   Nghe nói mũ của trung uý Dương con ông ấy cũng bị gài rệp nghe trộm ở ngôi sao đằng trước mũ.

Tôi sững nhìn Long. Long biết thì ông Đồng tất biết! Sao biết mà cam nhẫn chịu cho đồng chí của mình dò la, nghe trộm mình? Ôi, các lãnh tụ của phong trào giải phóng đất nước và loài người mà không phá nổi vòng kiểm soát của đồng chí. Bữa ấy tôi hiểu cả tại sao Võ Nguyên Giáp chịu đắng cay tủi hổ như thế mà im! Các vị tại sao tự nguyện phục tùng tội ác?” (S.đ.d. trang 194).

Coi: ông ông Tổng Bí Thư chỉ ăn uống ở nhà vì sợ các đồng chí của mình đầu độc, còn ông Thủ Tướng thì chỉ dám nói năng ở ngoài vườn vì sợ bị “dò la, nghe trộm.” Vậy mà hai vị vẫn thừa “liêm sỉ” và  “kiên nhẫn” để “lãnh đạo” toàn dân cho gần đến hơi thở cuối cùng.

Thiệt là đã đời luôn!

Giữa “các anh ở trên” với nhau mà còn xử sự tàn tệ và đốn mạt tới cỡ đó thì đám dân lành, tất nhiên, đều bị hành cho tới bến:

“Thí dụ sáu bao diêm (bị móc vơi mất gần nửa vì gian giảo là thuộc tính trời sinh của thứ kinh tế tạo ra bằng những kẻ đói ăn, thiếu mặc nên quay sang tháu trộm lại của Nhà nước).

Thí dụ mạt cưa và củi mua về đốt lò nấu cơm thì ướt dề dề vì nhà mậu rẩy nước vào cho nặng cân.

Thí dụ nước mắm pha nước lã, đậu phụ trộn thạch cao. Nhà nước độc quyền mọi sản vật, nhất là lương thực...

Con người cũng sẽ giống như bao diêm trăm que chỉ cháy một que, sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả.” (S.đ.d. 225 – 226).

Buộc phải “sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả” qua vài ba thế hệ thì trách sao mà người dân không bớt dần tấm lòng tử tế:

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá." (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Quả là “tệ” thật nhưng nhưng nói theo Trần Đỉnh (“bao diêm trăm que chỉ cháy một que”) thì e có hơi quá đáng. Coi:

VnExpress: “Sau một tháng mở đợt quyên góp, hàng nghìn độc giả trong và ngoài nước đã hướng về người dân đôi bờ Pôkô, ủng hộ hơn 2,4 tỷ đồng. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công sau 2 tuần tới.”
Dân Trí: “Từ sự ủng hộ của bạn đọc, tính đến nay báo Dân trí đã xây dựng được 8 cây cầu để giúp các em học sinh vượt sông tìm chữ. Những cây cầu được đặt tên Dân trí thực sự đã ‘nối đôi bờ vui’ trên khắp mọi miền đất nước.”
Có hàng chục ngàn cây cầu từ thiện như trên đã được dựng xây chỉ nhờ vào lòng tử tế của người dân Việt. Tương tự, có hàng triệu mảnh đời rách nát ở đất nước đang được chia sẻ, đùm bọc bởi tình đồng bào ruột thịt, kể cả những khúc ruột xa ngàn dặm.

Đó là chưa kể đến “những chuyện nhỏ” hàng ngày “nhưng lay động lòng người” theo như cách nói của nhà báo Quỳnh Trân:


Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi. Ảnh và chú thích: vietnamnet.vn

Trà đá miễn phí. Chủ nhân của những bình nước này đều là người dân lao động.Ảnh và chú thích :vietnamnet.vn

Ảnh :vietnamnet.vn

“Gần gụi và cảm động nhất,” theo ghi nhận của blogger Đinh Tấn Lực “là những hoạt động âm thầm trợ giúp bà con có nhu cầu thiết thực: Bữa Cơm Có Thịt, Trường Lớp Tình Thương, Quà Trung Thu Cho Trẻ Em Miền Núi, Học Bổng Bước Đầu Vào Đại Học, Tủ Sách Nông Thôn, Bầu Bí Tương Thân, Cứu Lấy Dân Oan, Bữa Cơm Dân Oan… “

Những kẻ bị “chết lòng tử tế” ở đất nước này phần lớn (chắc chắn) đều không phải ... nhân dân. Bởi vậy, khi xếp “thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125)” thì tưởng cũng cần phải nói thêm cho rõ là những con số này chỉ “thể hiện” sự tiểu tâm, ti tiện, bạc ác, và đểu cáng của đám côn đồ đang “lãnh đạo” ở xứ sở này chứ không liên quan dính dáng gì nhiều đến những lương dân đất Việt.

Người Việt chỉ chịu một phần trách nhiệm (e cũng không nhỏ lắm) khi cam chịu để cho “bọn đầu trâu mặt ngựa” hoành hành trên quê hương và đất nước của mình mà không có được một sự phản kháng nào đáng kể, hay đáng nể.

Phản đối dự án xây dựng nhà máy nước thải ở Từ Sơn (Bắc Ninh): 12 người nhận án tù.

03/01/2015 - 09:11 — nguyentuongthuy

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Năm 2008, chính quyền thị xã Từ Sơn thu hồi đất của 65 hộ gia đình ở khu phố Trịnh Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải. Những người dân nơi đây đã phản đối dự án này. Khiếu nại của họ đặt ra các yêu cầu di chuyển dự án ra xa khu dân cư hơn để đảm bảo vệ sinh môi trường, yêu cầu thu hồi đất đảm bảo theo đúng pháp luật qui định.
Cuộc đấu tranh này đã được phản ánh trên mạng xã hội trong những năm vừa qua. Kết cục, đất vẫn bị thu hồi, nhà máy không dịch chuyển và 12 người bị án tù, trong đó 6 người bị án tù giam mỗi người 26 tháng, 6 người bị án tù treo mỗi người 28 tháng. Có gia đình cả 2 vợ chồng bị án tù giam như vợ chồng ông Đỗ Văn Hào và bà Ngô Thị Toan.
Vào một ngày giáp tết Ất Mùi, tôi đã gặp 4 người trong số họ là bà Ngô Thị Đức, Đỗ Thị Thiêm, ông Đỗ Văn Hào, Đỗ Văn Quý. Trong đó bà Ngô Thị Đức bị án treo, còn 3 người kia bị án tù giam. Qua câu chuyện họ kể, càng thấy thêm được số phận người dân thấp cổ bé họng như con sâu cái kiến. Cái lối bắt người để ép người nhận tiền đề bù, hù dọa, bắt người, xử án của công an và các cơ quan tư pháp hết sức tùy tiện. Từ đó, có thể thấy các "biện pháp nghiệp vụ" họ đã sử dụng để thu hồi đất triển khai dự án như thế nào.
Bà Ngô Thị Đức, có chồng là liệt sĩ. Bà là đảng viên nhưng đã bị khai trừ vì vụ đi khiếu kiện. Bà từng chặt đứt ngón tay trỏ. Bà nói tôi vào đảng để chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nay chưa đến hơi thở cuối cùng thì đã mất đảng nên tôi chặt. Họ hù dọa người dân hết sức vô lối. Họ bảo tôi mang bằng Tổ quốc ghi công đi khiếu kiện là sai. Họ bảo chúng tôi đến Văn Giang học tập cách chống đối chính quyền. Họ hỏi chúng tôi quan hệ với bà Lê Hiền Đức thế nào và yêu cầu không được quan hệ vì những người này là phản động.
Bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt a xít vào người. Bà nói chuyện với chúng tôi rất khó nhọc vì vết bỏng ở cổ rất nặng. Bà kể hôm đó là 4/7/2013. Con tôi bị liệt, họ bảo tôi làm thủ tục cho cháu đến trường. Hôm đó họ gọi điện cho tôi ra ngoài để ký giấy tờ cho cháu. Tôi ra để đón họ vào. Ra 2 lần không thấy ai, đến lần thứ 3 thì bị 2 thằng tạt a xít rồi bỏ chạy. Tôi phải đi bệnh viện điều trị, kết quả thương tật là 53%.
Bà Ngô Thị Đức 
Bà Đức cho biết thêm, bà Thiêm chuyên đi làm mướn (lau nhà, lau cửa, ai thuê gì thì làm nấy) để sinh nhai. Bà Đức khẳng định, bà Thiêm bị tạt a xít là vì vụ xây nhà máy xử lý nước thải, nếu không thì không có ai vẩy a xít vào bà ấy. 
Bà Thiêm bị bắt khi đã ra viện về điều trị tại nhà. Bà kể, tôi đang ở nhà thì 3,4 trăm công an ập đến nhét giẻ vào mồm khiêng đi khoảng 400 mét rồi ấn lên ô tô. Chồng tôi bị động kinh không biết gì. Bắt tôi rồi, ở nhà, họ ép chồng tôi lấy tiền nhưng không có đồng nào, chỉ cho 1 cái thẻ hàng tháng ra ngân hàng rút lãi. Họ bắt tôi để ép mọi người phải lấy tiền đề bù. Họ bảo nếu mọi người lấy hết tiền đề bù thì chúng tôi khắc thả chị ra chứ không có tội gì. Khi mọi người lấy hết tiền rồi, tôi vẫn không được thả về. Thế rồi tự nhiên đến 4/9/2014, tôi bị tòa án Từ Sơn mang ra xử 26 tháng tù giam.
Ông Đỗ Văn Hào và vợ ông - bà Ngô Thị Toan đều bị án tù giam 26 tháng. Gia đình ông là gia đình liệt sĩ, ông là người duy nhất thờ cúng liệt sĩ. Ông xin cho 1 người ở nhà nhưng họ không nghe. Ông bị bắt khi đang đưa đơn ở phòng tiếp dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông). Ông nói họ khiêng tôi như khiêng chó, khiêng lợn rồi đưa lên Bãi Bùng. Họ bảo tôi viết giấy ủy quyền cho con, lấy tiền đi rồi cho về, tôi nghe họ dỗ cũng viết, thế nhưng cả hai vợ chồng tôi vẫn bị kết án tù giam.
Ông Đỗ Văn Quý cũng bị kết án 26 tháng tù giam. Ông cho biết, tôi không hiểu tôi có tội gì mà họ bắt tôi đi tù. Tôi đi làm chứ không ở nhà. Ông kể, Oanh ở Bộ công an và Hà Đen công an Từ Sơn gọi điện cho tôi bảo ra trình báo để nhận tội. Tôi hỏi tội gì, Oanh nói có người tố cáo Quý phạm tội. Tôi bảo thế họ tố tôi giết người thì các ông cũng tin à? Tôi về thì họ đưa giấy triệu tập lên công an Từ Sơn để trình báo. Tôi lên thì họ bắt ký vào biên bản gây rối trật tự công cộng có tổ chức, tôi không ký. Họ bắt lên Bãi Bùng. Họ đánh, họ ép cung nhưng tôi bảo bảo các anh bắn tôi cũng được, tôi không có tội gì cả. Một công an nói, tội của anh là đi Văn Giang học tập để chống đối (!?)
Nghe những người nông dân Trịnh Nguyễn kể về nỗi oan ức của họ, không khỏi căm phẫn. Họ nói họ chỉ đấu tranh ôn hòa, ra ngồi giữ đất, đi khiếu nại. Thế mà đất vẫn mất, người thì vào tù, người bị thương tích, tàn tật. Kết tội họ gây rối trật tự công cộng nhưng không có một ai bị bắt quả tang khi đang gây rối. Khi bị kết án, họ thắc mắc, các anh đánh người già, trẻ con, lăn quay ra thì không có tội, còn chúng tôi không có tội lại bị kết án tù. Sở dĩ họ còn tại ngoại để tìm đến chúng tôi kể khổ là vì họ đã rút đơn kháng án, nếu không họ đã bị bắt giam luôn. Những người bị án tù giam đã có giấy báo ngày mai 1/3/2015 đi làm thủ tục thi hành án và 6/3/2015 thì "lên đường" - chị Thiêm cho biết. Xin bạn đọc quan tâm theo dõi đầy đủ cuộc nói chuyện giữa chúng tôi với những nông dân Trịnh Nguyễn qua các clip dưới đây (Trương Văn Dũng thực hiện)






1/3/2015
NTT