Monday, May 25, 2015

Giáo dục đẩy trẻ tới chỗ 'cùi không sợ lở'

Báo chí Việt Nam đưa tin vụ một học sinh lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học.
Báo chí Việt Nam đưa tin vụ một học sinh lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học.
Cao Huy Huân
Theo VOA-25.05.2015
Cả tuần nay báo chí đưa tin rầm rộ việc một học sinh lớp 9 bị bạn đánh chết sau khi tan học. Chuyện bạo lực học đường tới thời điểm này dường như đã trở thành một vấn nạn đầy bế tắc, sau hàng loạt vụ đánh bạn diễn ra rải rác trong suốt những năm vừa qua. Nhiều người cho rằng “ở đâu cũng có côn đồ”, nhưng tôi lại cho rằng tính “côn đồ” không chỉ đơn thuần xuất phát từ bản thân các em – nhất là khi các em được giáo dục trong cùng một môi trường học tập.

Lãnh đạo kém: thiếu môi trường giáo dục

Chuyện lớp trưởng đánh bạn, hay “cho người đánh bạn” và gần nhất là vụ huy động lực lượng đánh bạn học gây tử vong khiến tôi nhớ đến bài học về Mẹ của Thầy Mạnh Tử. Bà cố cho con tránh xa nghĩa địa, tránh chợ mua bán bộn bề để cho con đến ở gần trường học, cốt là để con cái có được một môi trường “gần đèn” chứ không phải “vấy mực”. Vậy nên, cái cốt yếu nhìn từ góc độ của những người làm giáo dục chính là tạo ra một môi trường phát triển tự nhiên, lành mạnh cho các em học sinh thoải mái tiếp cận và phát triển không chỉ trong vài ba ngày, vài ba năm, mà là đến hết cuộc đời. Còn nếu bạo lực học đường vẫn còn nhan nhản ngoài kia, thì điều đó có nghĩa là các vị quản lý chưa phải là những người mẹ của Thầy Mạnh Tử - không phải là những nhà giáo dục thực thụ.

Ấy vậy mà bấy lâu nay không ít người vẫn sống mơ hồ, sai lầm và tự sướng trên một mớ hỗn độn mà họ thường gọi là “giáo dục”. Bản thân tôi nghĩ, nội hàm của nền giáo dục là sự phát triển tự nhiên và hài hòa được tạo dựng bởi lãnh đạo ngành có tâm, thầy cô có đức độ và có tài năng phối hợp với sự hỗ trợ của những bậc làm cha, làm mẹ. Nhưng rồi cái mà hàng triệu trẻ em nhận được trong thời gian qua không gì khác là những khẩu hiệu hô hào cải cách, giảm tải chương trình giáo dục mà không đi kèm với những hành động hiệu quả. Kỳ thi đại học đến gần, và rồi các em cũng chưa biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu khi các môn thi cứ quẩn quanh trong đầu đến mức che luôn cả “mớ” chữ mà các em phải thức trắng đêm để ráng học thuộc nằm lòng, cầu mong cho qua khỏi “con trăng” thi cử. Các em phải tiếp xúc với một hệ thống giáo dục vẫn còn “roi, vọt” hơn là sự đồng cảm, chia sẻ và cứu rỗi.

Kết quả xếp hạng mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho ra kết quả bất ngờ đến hỗ thẹn “Việt Nam xếp hạng 12 thế giới về giáo dục, hơn cả Mỹ, Anh, Úc và nhiều nước châu Âu”. Dường như các vị quan chức ngành giáo dục vẫn lâng lâng hạnh phúc hay tự sướng khi không đưa ra bất kỳ bình luận nào – như thể “chấp nhận” kết quả mà cả thế giới phải tranh cãi. Thế mới nói hỗ thẹn, vì giáo dục một nước chỉ biết tự sướng trước kết quả thi toán và khoa học của những “chú gà chọi” vốn là điểm nổi bật chứ không phải hiện tượng điển hình của giáo dục nhà ta. Còn nói về hiệu quả giáo dục, hãy nhìn hàng vạn cử nhân thất nghiệp tuyệt đối mỗi năm, hàng tá người tốt nghiệp đại học phải sống lây lất bằng nghề tay trái, hàng triệu bằng sáng chế của thế giới mà Việt Nam chẳng góp mặt được mấy cái tên, hay như sự xung đột giữa các em giỏi và các em chưa giỏi ngày càng trở nên căng thẳng khiến phụ huynh lẫn trẻ em ai cũng sợ hãi.

Giáo viên ứng xử thiếu công bằng

Trong khi đó lực lượng giáo viên, tuy có nhiều người giỏi, nhưng người bất tài cũng không thiếu, mà người bất lương cũng không phải là hiếm thấy. Con em chúng ta rời ghế nhà trường sau những buổi học đầy ẩn ý trên giảng đường, phải hối hả lùa vội vàng vài hột cơm để kịp ca học trưa, chiều, tối, thậm chí là khuya. Trước khi tôn vinh theo kiểu “quơ đũa cả nắm” chất lượng giáo viên, thì xin các ngài lãnh đạo giáo dục thử một lần giả dân thường mà đi thị sát, hỏi từng em học sinh và các bậc phụ huynh về áp lực và không ít bất công đang tồn tại trong ngành. “Con tôi đạt điểm cao mà tôi chẳng mừng, vì đề bài có trong học thêm tại nhà giáo viên”, “nhà tôi nghèo, con không được đi học thêm nên phải chịu thua bạn thua bè”, “cả nhà tôi phải chạy đua với thời gian để cùng con tôi ăn, ngủ và học thêm”, “cặp tụi cháu đi học bữa nào cũng nặng trịch, vác mà không lớn  nổi”, “học nhiều quá, mà cháu cũng chẳng biết học mấy thứ đó để làm gì”… là những câu trả lời thật-thẳng-đúng đến đau lòng, đến xót xa cho nền giáo dục vẫn cứ “cải cách” như ăn cơm bữa.

Đó là tôi chưa kể đến tính bất bình đẳng trong cách ứng xử của thầy cô với học trò. Ở Tây, người ta không quan tâm em nào giỏi, em nào chưa giỏi… Cốt yếu người ta phải đảm bảo em nào cũng được đối xử như nhau, bình đẳng và nhân văn để các em cùng được hưởng nền giáo dục cơ bản thật hiệu quả. Ngoài chuyện không thi cử khi học tiểu học, cấp II, các trường cũng không công bố điểm của các em một cách bừa bãi, không công khai khuyết điểm trước lớp, càng không có chuyện giáo viên xỉ vả các em học yếu, học kém và có những đặc cách, ưu ái với các em có chút ít tài năng ở độ tuổi mới vào đời. Chẳng nền giáo dục nào có nhiều hiện tượng thiếu bình đẳng, thiếu nhân văn như thực trạng lớp trưởng được giáo viên ủy quyền quản lớp, mách lẻo, phán tội, thậm chí là cầm roi đánh bạn như tại Việt Nam. Một đứa cháu của tôi hí hửng kể “cháu là lớp trưởng, đứa nào cũng phải nghe, nếu không cháu sẽ báo cô giáo nó không học bài, nói chuyện riêng trong lớp… Đứa nào chơi bắn culi, chọi dép hay chơi hình giấy là cháu tịch thu hết. Còn đứa nào liều chơi điện tử, bi lắc…thì sẽ ốm đòn nếu cháu mách lại cô. Nhiều đứa sợ cháu nên phải để cháu sai vặt, như mua bánh, kẹo hay mua nước uống những khi cháu lệnh”. Hay các em học sinh giỏi ở một môn nào đó thường cũng được “thầy ưu ái chấm điểm cao, không bắt phải trực nhật, miễn tiền quỹ lớp, và nhiều biệt đãi khác…” trong khi cả lớp ai cũng phải tuân theo những quy định chung trường lớp.

Độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở vẫn còn quá nhạy cảm và yếu ớt để gánh những trận đòn của bạn bè cùng lớp, nhận sự xỉ vả và ngược đãi, thiếu quan tâm, thiếu chia sẻ từ phía thầy cô. Chẳng may chúng gặp phải, những phản ứng mang tính đường đột như tấn công bạn, thậm chí là giết chết bạn học cũng là một điều không khó dự báo và giải thích trong một môi trường giáo dục nặng tính quân chủ chuyên chế như vậy. Các em cần được đối xử bình đẳng, công bằng, “công tư và thưởng phạt phân minh” để các em còn biết trên đầu mỗi người còn có luật lệ, và bất kỳ ai phá vỡ nó đều sẽ bị trừng trị đích đáng mà không cần cân nhắc.

Bỏ lơ phụ huynh

Như đã đề cập, ngoài vai trò lãnh đạo của ngành chức năng cùng sự tân tâm của giáo viên thì sự kết nối giữa trường lớp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Nhưng dường như trong thời gian qua, nhà trường đã “thiếu song phẳng” với phụ huynh. Các vị tăng học phí, tăng không kể xiết chi phí tất cả các khâu và đảm bảo chỉ để phục vụ học trò. Nhưng sự kết nối, tư vấn đối với những người làm cha, làm mẹ, làm gia đình… thì đã bị nhà trường bỏ lơ. Có chăng là những buổi họp phụ huynh sáo rỗng đến mỏi mắt ù tai nhưng kết luận vẫn là đóng học phí, học phí, và học phí. Có chăng là được thêm phiếu liên lạc theo kiểu “bé khỏe bé ngoan”, vốn chẳng nói lên được điều gì.

Nhiều trường học tại Việt Nam phân rõ “lúc ở nhà” và “khi ở trường”, giao toàn bộ quyền kiểm soát con em tại nhà cho phụ huynh mà không có bất kỳ định hướng nào để đưa giáo dục gia đình vào khung giáo dục toàn diện cho trẻ. Đó là lý do nhiều gia đình muốn giáo dục con cái cũng bất lực vì họ tiếp cận hạn chế vấn đề tiến triển tâm lý, tình cảm, suy nghĩ và nguyện vọng của trẻ - điều mà nhà trường hoàn toàn có thể hỗ trợ và phối hợp với phụ huynh. Việc để trẻ bị bạn đánh trong thời gian dài, hay phục kích đánh chết bạn…cho thấy một sự giám sát rất hạn chế của ban tổ chức.

Báo chí vẫn thường viết bài bênh vực các em nạn nhân bị bạn hành hung. Nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến suy nghĩ và tình cảm chứ đừng nói đến ước mơ của những cô cậu “tội phạm nhí”. Chẳng ai biết các em trở nên manh động và đáng sợ là hệ lụy của một sự ngược đãi về tâm lý, thiếu công bằng về ứng xử từ phía nhà trường, thầy cô, bè bạn. Hay nói nôm na là các em bị nhà trường và gia đình bỏ rơi như những “của thừa thải” xã hội ngay từ khi các em gặp khó khăn về bài toán, câu thơ so với bạn bè. Chính các em cũng đáng thương, bởi nếu được đón nhận ngay từ những ngày đầu bằng đôi bàn tay bình đẳng, một môi trường lành mạnh thì có lẽ các em đã không bị “cùi” để rồi giờ này chẳng màn đến những vết “lở loét” nào nữa.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

TQ: Chiến tranh với Hoa Kỳ ở Biển Đông là 'không thể tránh khỏi'

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu).
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu).
Theo VOA-25.05.2015
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trừ phi Washington chấm dứt việc đòi hỏi Bắc Kinh ngưng xây đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc sở hữu, hôm 25 tháng 5 đăng bài xã luận, nêu lên quyết tâm của Trung Quốc trong việc hoàn tất các công trình xây cất mà họ mô tả là “lằn ranh cuối cùng quan trọng nhất” của quốc gia.

Bài xã luận được đăng tải giữa lúc căng thẳng đang lên cao về những dự án cải tạo đất tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Tuần trước, Trung Quốc nói họ “vô cùng bất bình” sau khi một máy bay trinh sát của Mỹ bay trên các khu vực gần các bãi cạn, và cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau là gây mất ổn định trong khu vực.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói Trung Quốc phải “chuẩn bị kỹ lưỡng” để đề phòng khả năng xảy ra xung đột với Hoa Kỳ.

Những lời bình luận đó không phải là những tuyên bố chính thức về chính sách của Trung Quốc, nhưng đôi khi được coi là phản ánh tư duy của chính quyền ở Bắc Kinh.

Hoa Kỳ vẫn thường kêu gọi tất cả các bên tranh giành chủ quyền Biển Đông ngưng các hoạt động lắp đất xây dựng ở Trường Sa, nhưng tố cáo Trung Quốc là nước tiến hành các công trình xây cất quy mô lớn, vượt xa các hoạt động tương tự của các nước nhỏ khác.

Washington khẳng định sẽ tiếp tục các phi vụ và chuyến tàu tuần tra trên Biển Đông, giữa lúc một số chuyên gia về an ninh bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể áp đặt những hạn chế trên biển và trên không ở quần đảo Trường Sa, một khi Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây cất 7 đảo nhân tạo trong Biển Đông.

Trong một bài viết có tựa đề “Đã tới lúc Hoa Kỳ nên cứng rắn với Trung Quốc”, báo The National Interests của Mỹ viết rằng các nhà làm chính sách ở Hoa Kỳ đang cân nhắc làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ.

Mỹ cho 2 máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực phòng không Trung Quốc mới thiết lập tại quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, tháng 11 năm 2013.
Mỹ cho 2 máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực phòng không Trung Quốc mới thiết lập tại quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, tháng 11 năm 2013.

Tờ báo nói Washington dường như bị tê liệt tạm thời trong khi đang cân nhắc những sự rủi ro nếu Washington thách thức Bắc Kinh bằng cách đưa tàu vào vùng biển tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải, hoặc mặc nhiên chấp nhận tham vọng bành trướng của Trung Quốc, mà không làm gì, ngoại trừ những lời “nói suông”.

Tờ báo khuyến cáo rằng nếu chọn giải pháp này, thì uy tín của Hoa Kỳ sẽ bị phương hại nghiêm trọng, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Tác giả bài viết nói rằng vì lý do đó, có khả năng cao là trong những ngày sắp tới, Mỹ sẽ làm việc này, nhưng sẽ không làm lớn chuyện, mà với sự tự chế tối đa.

Tờ báo nhắc lại rằng, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm 2013, Washington lập tức phản ứng bằng cách phái hai chiếc máy bay ném bom B-52 bay ngang qua không phận mà Trung Quốc tuyên bố là khu nhận dạng phòng không của họ, tuy rằng các máy bay thương mại của Mỹ được lệnh tạm lánh khu không phận này.

Trong khi đó, Tokyo chỉ thị cho các phi cơ quân sự cũng như thương mại của Nhật Bản hãy làm ngơ tuyên bố về khu nhận dạng phòng không của Trung Quốc.

Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk của Hoa Kỳ.
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk của Hoa Kỳ.

Bài viết trên tờ The National Interests cho rằng Washington lẽ ra nên có phản ứng tương tự như hồi tháng Giêng năm 2008, khi Bắc Kinh phản đối hàng không mẫu hạm Kitty Hawk đi ngang qua Eo biển Đài Loan, Đô Đốc Timothy Keating đã trả lời rằng: “Chúng tôi không cần Bắc Kinh cho phép đi ngang qua eo biển Đài Loan. Chúng tôi thực thi quyền tự do đi lại eo biển này bất cứ khi nào chúng tôi cần, xin nói lại, bất cứ khi nào chúng tôi muốn.”

Cựu Phó Giám Đốc CIA Michael Morell nói với CNN rằng có nguy cơ rõ rệt Mỹ và Trung Quốc sẽ đối đầu nhau trong một cuộc chiến tranh. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng lên tiếng kêu gọi tất cả các bên liên hệ giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, dựa trên luật pháp quốc tế.

Việt Nam một trong những nước ủng hộ mạnh nhất vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, đang có dấu hiệu hoà dịu. Bài báo nói tuần trước, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói Việt Nam kêu gọi tất cả các bên hãy tôn trọng quyền của các nước ven biển theo luật quốc tế và đừng gây thêm phức tạp nguyên trạng ở Biển Đông. Phát biểu đó, theo tờ báo, phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội là Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ.

Nguồn: Gmanetwork.com, Reuters, The National Interests.

Các cựu chiến binh Mỹ lái xe mô tô tới Đài tưởng niệm chiến tranh VN

Cuộc diễu hành Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
Cuộc diễu hành Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
Theo VOA-25.05.2015

Đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ, Lễ Chiến sĩ Trận vong là một cơ hội để nhìn lại một cuộc chiến đầy chia rẽ trong lịch sử của Hoa Kỳ, cũng như để nhớ tới những người  đã hy sinh. Thông tín viên VOA Katherine Gypson tường thuật.

Mỗi năm, cứ tới ngày cuối tuần dịp lễ Chiến sỹ Trận vong, những âm thanh của Cuộc chiến Việt Nam lại vang vọng ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

Kể từ năm 1987, hàng trăm nghìn người đi xe ô tô phân khối lớn tham gia vào cuộc diễu hành gọi là Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.

Đó là nơi mà cựu chiến binh Mỹ Sharon Rinke nói là đã ghi lại những cảm xúc mãnh liệt về cuộc xung đột đó.

“Có một số người sẽ lần đầu tiên tới Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam. Họ là những người có bạn bè được khắc tên trên bức tường đó, hay từng chiến đấu với những người được khắc tên trên tường”.

Trong 50 năm kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam, các cựu chiến binh của  cuộc chiến đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thái độ của công chúng.

Hơn 58.000 người Mỹ đã bỏ mạng trong Chiến tranh Việt Nam. Những ai trở về đối mặt với sự oán giận và cả hận thù.
Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam.
Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam.
Ông Clay Scott, một cựu chiến binh tham gia cuộc diễu hành Rolling Thunder năm nay, nhớ lại những ngày đó.

“Người ta chửi tôi, hét vào mặt tôi rằng ‘Kẻ giết người ở Việt Nam! Kẻ giết trẻ em”, mọi điều đại loại như vậy. Vì thế, tôi nhanh chóng cởi bỏ quân phục, rồi đi thật nhanh để lên xe máy và lái về nhà”.

Đó là một cuộc đón tiếp lạnh nhạt mà ông Jerry Martin vẫn còn nhớ.

“Tôi có thể nói là một phần rất lớn công chúng Mỹ cảm thấy những điều chúng tôi đã làm là sai trái”.

Ông Martin được trao tặng Huy chương Bạc và Chiến thương Bội tinh vì hành động dũng cảm trong một cuộc phục kích.

“Chúng tôi bị nhắm bắn không thể ngóc đầu lên được. Chúng tôi không thể di chuyển. Và tôi thấy ba người lính Việt cộng tiến tới truy tìm chúng tôi, và tôi đã hành động để họ không thể tiến gần”.

Nhưng điều đó cũng không thể thay đổi sự tức giận mà ông đối mặt khi trở về nhà.

“Người ta đã lái xe qua ba làn đường để tới tạt nước vào người tôi”.

Ông nói rằng thái độ đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã thay đổi kể từ đó.

“Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi đã trở thành những người hùng theo cách chúng tôi chưa từng được nhìn nhận”.

Thời gian trôi qua cùng với một thế hệ các cựu chiến binh mới đã giúp mang lại sự thay đổi đó.

Bà Sharon Rinke, một người tham gia cuộc diễu hành Rolling Thunder, nói:

“Hoa Kỳ đã trải qua một số cuộc chiến khác mà dường như các binh sĩ đã được chấp nhận hơn và ủng hộ hơn là những gì chúng tôi trải qua với Chiến tranh Việt Nam.

Dân Oan Chùa Liên Trì

Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Gần đây, chùa Liên Trì lại phải đối mặt với những “âm mưu” cưỡng chế, bứng tận gốc, trốc tận rễ tâm linh của của những tín đồ một tôn giáo lớn, được sinh ra và cùng sống trong thăng trầm của đất nước. Nói không ngoa, nó là một phần hồn của dân tộc.

Vì là vô thần, chính quyền không cần biết và cũng không muốn có bất cứ ai tin tưởng những gì khác ngoài lời “Bác dạy và đảng nói”. Điều này, nói chung ảnh hưởng rất nhiều vận mệnh của đất nước. Nói riêng, ảnh hưởng một số lớn những người bất đồng chính kiến; xuống tận cùng là những phật tử hiền lương,Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, những gia đình bệnh nhi ung bướu, những người nghèo, và trực tiếp nhất là “Dân Oan Chùa Liên Trì”.

Họ là những người bị chính quyền vô cớ cướp nhà cửa đất đai, để phải tha phương cầu thực khiếu kiện nhiều năm tháng, hiện đang tá túc tại Chùa, sáng bới cơm nước mang theo ăn trưa khiếu kiện, chiều lại về Chùa ngủ qua đêm, và thời gian trôi qua ước lượng đã 8 năm ở Chùa Liên Trì.

Dân Oan Huỳnh Kim Lương, tuổi 73, với 22 năm khiếu kiện. Địa chỉ: 10 A, Nguyễn Huệ B, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Oan tình là chính quyền hành xử theo xã hội đen, vô cớ, không cần biết, không có bất cứ giấy tờ cưỡng chế, ngang nhiên đến đập phá nhà cửa, biến bà thành người “không có cái chuồng gà để ở”. Vẫn không yên thân, trước đây cán bộ địa phương của bà, thường lên Sài Gòn áp tải bà về, trên đường đi họ cùm chân, làm chân tay bà bị chảy máu. Bà đi khiếu kiện nhiều năm, cuối cùng không còn tiền sinh sống, phải đành tá túc ăn cơm Chùa. Bà nguyện, nếu có kiếp sau thì không thèm làm người Việt Nam khi còn chế độ cộng sản, bà thà là làm mây bay khắp bốn phương trời. Đối với ngày “giải phóng 30 tháng 4, năm 1975”, bà cho đó là ngày Quốc Hận của toàn dân miền Nam.

Dân Oan Nguyễn Thị Xê, 68 tuổi , với 18 năm đi khiếu kiện mất đất đai. Địa chỉ: tổ 12, ấp Vĩnh Lộc, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Chính quyền cũng không có văn bản, đền bù, tái định cư, nhưng họ có quyền, nên vô tư phân lô bán nền trên đất của bà mà không có thèm giải quyết đền bù, khiến cả gia đình lâm vào cảnh “dân oan” nghèo khổ, chồng đau yếu không tiền thang thuốc. Bà chỉ ao ước có một cuộc sống ổn định.

Dân Oan Phan Thị Bảy, 73 tuổi.Với 38 năm đi khiếu kiện Địa chỉ: tổ 12, ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Trường hợp hơi khác, là bà có hiến đất để xây trường học, còn phân nửa, thay vì trả lại, chính quyền chiếm luôn, và khi đi khiếu kiện thì bị hăm dọa giết chết.

Dân Oan Nguyễn Ngọc Thu,72 tuổi, khiếu kiện 14 năm. Địa chỉ: số nhà 404, khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Tho, huyện Cao Lảnh, tỉnh Đồng Tháp. Bà là một một dân oan điển hình, là một thí dụ mà mọi người dân lấy đó có thể tưởng tượng hoàn cảnh của mình sẽ có nếu bị trở thành dân oan; nếu đem áp dụng trường hợp của bà vào bất cứ trường hợp nào của dân oan cũng đúng; và hễ nói đến những người ỷ quyền ỷ tiền ở nông thôn, thì suy nghĩ thế nào về họ trong những câu chuyện dân gian thời phong kiến cũng đều đúng. Vì sự việc là những chuyện đương nhiên phải bị của người dân sống dưới chế độ cộng sản thì trường hợp của bà, đã bị và đã biết, không nhất thiết phải trình bày. Bà Bảy, bị và biết, là vì bà có những “mãnh đất vàng” ở trong tầm ngắm. Xin hãy xem video clip để nghe lời bà Bảy kể.

Kết luận:

Nếu chùa Liên Trì bị cưỡng chế giải tỏa thì những bà Dân Oan các tỉnh già yếu này và còn nữa sẽ đi về đâu? Những người trẻ bây giờ đang phục vụ cho chế độ, nghĩ gì về tương lai mai sau của mình khi mà chế độ không có một giải quyết gì cho những dân oan hiện tại? Liệu mình mai mốt rồi cũng là dân oan thì sao? 

Kính xin quý vị theo dõi video của 4 bà Dân Oan tuổi ngoài 70. Xin cảm ơn.


“Tiếng hát từ thành phố: Không phải súc vật”

“Tiếng hát từ Thành phố mang tên Người” chứ không phải súc vật?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 25/5 Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc vừa tổ chức một chương trình nghệ thuật mang cái tên rất lạ là: “Tiếng hát từ Thành phố mang tên người” tại Hội trường Han Kyungchik Memorial Hall - Seoul Hàn Quốc.

Nói lạ là vì trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiếm có một thành phố nào mang tên súc vật, lục lọi tìm hiểu mãi mới biết chương trình ca múa nhạc này là để kỷ niệm 125 năm ngày sinh Hồ Chí Minh. Nhưng sao đại sứ quán và “nhà nước đảng ta” không cho nó mang tên chính thức là “Tiếng hát từ Thành phố Hồ Chí Minh” nhỉ? Như thế có lẽ nó hợp lý và hay hơn không, lại đặt cho cái tên như đánh đố là:“Tiếng hát từ Thành phố mang tên người” đôi khi làm cho người Hàn Quốc nghĩ khác đi là cho nó phân biệt với “Tiếng hát từ thành phố mang tên súc vật”!.

Nhưng rồi nghiệm suy sâu sắc mới vỡ lẽ ra rằng nếu mang cái tên cúng cơm “Tiếng hát từ Thành phố Hồ Chí Minh” thì nó nhạy cảm quá, bởi vì cái câu nói âm vang lồng lộng từ Hà Nội của “Hồ Chí Minh” lúc sinh thời mà chắc nhiều giới chức và nhân dân Hàn Quốc nghe thấy, chưa quên: 

“...Tôi sẵn sàng mua chiến thắng dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới...” (HCM).

Nhưng hiện nay ở Hàn Quốc sau 60 năm vẫn còn 40.000 ngàn quân Mỹ ăn ngũ và tập trận ì xèo cùng quân đội Hàn Quốc…

Bộ binh và Không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ Kunsan, Hàn Quốc ngày nay. 

Mà chủ nghĩa xã hội thì nó “hoàn toàn sụp đổ” chỉ còn sót lại 4 nước đang nuốt vào không được, mà ói ra cũng không xong. 

Riêng “bác Hồ Chí Minh” và đảng ta thì rất hào phóng dùng tới 4 triệu xác đồng bào mình để thống nhất nước nhà xây dựng xã hội chủ nghĩa mà thành quả ngày hôm nay đong đo kiểm đếm được là hiện có tới 130.000 con em thanh niên nam nữ con cháu của “Bác Ta” đang làm vợ hờ, osin, bán cơ bắp tại Hàn Quốc. Mà một Hàn Quốc “đếch cần thống nhất” bằng máu xương hiện đang bị “quân xâm lược Mỹ đô hộ” nhưng nhìn cái bảng thành tích phát triển kinh tế thì không chắc một thế kỷ nữa CHXH/CN/VN có bò tới rờ được cái gót chân nước Hàn không (trong phát triển không ai đứng lại chờ).

GDP - Hàn Quốc - 1.736 tỷ USD - GDP người dân: 22.600 USD/năm.
GDP - Việt Nam - 176 tỷ USD - GDP người dân : 1.960 USD/năm.

Chắc vì cái “nhạy cảm” này mà thay cái tên “Hồ Chí Minh” bằng cái tên “Tiếng hát từ Thành phố mang tên người” chớ không phải súc vật, cho các quan “đảng ta” bay qua tham dự mặt mày nó tươi tỉnh hơn với đối tác Hàn Quốc một đất nước bị chia đôi như Việt Nam nhưng dứt khoát không lấy máu xương thống nhất mà ngày nay thì hàng trăm ngàn nam nữ công dân nước CHXHCN/CSVN phải xếp hàng xin qua “ở đợ”. Được biết các quan sau đây có mặt… Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Hữu Chí - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, Nguyễn Hữu Tín, Hứa Ngọc Thuận - Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy - Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng đoàn lãnh đạo TPHCM.

25/05/2015


Trung Cộng cấp họ tên tiếng Tàu cho hàng loạt quan chức quốc phòng CSVN


Bạn đọc Danlambao - Hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao bộ quốc phòng CSVN sử dụng bảng họ tên chữ Tàu tham gia sự kiện ‘Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung’ lần thứ 2, kéo dài từ hôm 15 đến 18/5/2015.

Dẫn đầu phái đoàn CSVN, bô trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định đây là cuộc 'giao lưu lịch sử' khi nắm tay, ôm ấp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn.

Cuộc ‘giao lưu’ giữa bộ quốc phòng hai chế độ CS diễn ra trong bối cảnh Trung Cộng ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam.



Nhìn vào video phóng sự do kênh truyền hình quân đội ghi lại, người ta khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa tướng lính Việt Cộng và Tàu Cộng.

Trong các cuộc hội đàm tại biên giới hai nước, hàng loạt quan chức bộ quốc phòng CSVN, từ bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho đến thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đều xuất hiện với một bảng họ tên bằng chữ Tàu xa lạ. 

Họ học theo tấm gương của thiếu tá Hồ Quang, hay đây chính là bước chuẩn bị cho âm mưu sát nhập trong tương lai?


Hà Tĩnh: Nhà máy thép nghìn tỷ thành nơi chăn bò

 - Những hình ảnh mới nhất do PV. VietNamNet ghi lại khi tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức thông báo chấm dứt hoạt động Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi (Vũng Áng, Hà Tĩnh).
Dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi chính thức khởi công vào năm 2008. Tổng mức đầu tư của dự án lên tới hơn 1700 tỷ đồng, do Cty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (trong đó 2 cổ đông lớn nhất Cty Vạn Lợi 64%, Cty Hợp Thành 34%).
Ông Võ Tá Nam, PGĐ Ngân hàng phát triển chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, dự án này được triển khai theo hình thức các ngân hàng hùn vốn cho dự án với mức độ, ngân hàng chịu cho vay 85% (trên tổng mức đầu tư DA) và chủ đầu tư chỉ là 15%.
Theo cam kết của chủ đầu tư, tháng 8/2010, DA sẽ cho ra thương phẩm đầu tiên, kết thúc giai đoạn 1 đầu tư.
Tuy nhiên, cũng từ năm 2010, DA đã bị ngưng trệ và dừng hẳn cho đến nay. Hệ thống nhà máy, lò luyện, máy móc thiết bị… đã để hoang. Do vị trí nằm sát biển nên hệ thống máy móc đã xuống cấp nhanh chóng, gần như đã bị gỉ sét và hư hại.
Theo thông báo ngày 19/5 vừa qua của BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh, sẽ chấm dứt hoạt động của DA này sau 5 năm ngưng trệ. Yêu cầu các ngân hàng bảo vệ tài sản, sau ngày 25/5, BQL sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư, đất.
Điều đáng quan ngại nhất là Hà Tĩnh sẽ xử lý thế nào khi dự án bị thu hồi, bởi khối tài sản hiện tại đã hư hại nghiêm trọng và các ngân hàng với mức cho vay hơn 750 tỷ cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi DA đổ vỡ.
Nhà máy thép hoang tàn, thành nơi chăn thả bò:
XEM CLIP:
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Dự án thép Vạn Lợi tọa lạc tại vị trí vàng, sát ngã tư QL1A với đường xuống cảng Vũng Áng.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Hệ thống hạ tầng trong nhà máy cơ bản đã xong phần thô từ 2010 và cũng ngưng trệ từ đó.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Những hạng mục đồ sộ của nhà máy thép hoang tàn sau 5 năm để hoang.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Trong 5 năm qua, chính quyền Hà Tĩnh đã tiến hành hàng chục cuộc họp, đưa ra nhiều phương án để cứu vãn dự án nhưng không thể được.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Máy móc thiết bị đắp chiếu. Một trong những lý do được đưa ra khi nói về DA ngưng trệ là việc chủ đầu tư thiếu vốn trầm trọng.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Các ngân hàng phát triển, Vietcombank, BIDV… đã cho DA vay hơn 750 tỷ đồng khá dễ dải. Hình thức thế chấp chỉ là… tài sản hình thành sau vốn vay.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
 Năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh và các ngân hàng tiếp tục nỗ lực vực DA bằng cách có thể cho vay tiếp 300 tỷ đồng, tuy nhiên chủ đầu tư đã không đáp ứng được phần vốn đối ứng 90 tỷ đồng.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Ông Nguyễn Hữu Lực, GĐ Vietcombank Hà Tĩnh nói rằng, nhìn đống tài sản hình thành từ hàng trăm tỷ đồng cho vay tàn lụi hàng ngày, ông rất nóng ruột. Ông ví von, giờ các ngân hàng “chia nhau” trên đống sắt vụn, khi DA bị thu hồi.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Bãi cỏ xanh tốt quá đầu gối là nơi lý tưởng chăn nuôi gia súc.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Phía trong nhà máy thép, tổ bảo vệ có chăn nuôi 3 con bò và 2 đàn gia cầm (ngan và vịt) hàng chục con.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Hơn 750 tỷ đồng thành ra thế này, các ngân hàng đang ngồi trên đống lửa.
Vạn Lợi; Hà Tĩnh; khai tử; nhà máy thép
Theo dự kiến, sau ngày 25/5, BQL KKT Vũng Áng sẽ ra QĐ thu hồi DA. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, kiểu dọa “sẽ thu hồi nếu…” đầy rẫy trong các văn bản tỉnh Hà Tĩnh…
25/05/2015 03:00 
Duy Tuấn – Hoàng Sang

Chợ Đầm, Nha Trang sẽ bị phá

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-05-25
Cổng vào chợ Đầm, Nhà Trang
Cổng vào chợ Đầm, Nhà Trang- RFA
Chợ Đầm, Nha Trang sẽ bị đập phá, đó là điều chắc chắn trong thời gian tới bởi nhà cầm quyền thành phố này đã quyết tâm xây dựng một khu chợ mới nằm bên trong và đã có những văn bản cụ thể về quyết định này. Lý do nhà cầm quyền đưa ra để đập bỏ chợ Đầm là nó đã xuống cấp và cần một khu chợ mới khang trang, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, với bà con tiểu thương chợ Đầm, đây là một hung tin, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bà con tiểu thương cũng như mỹ quan thành phố. Đối với hầu hết người dân Nha Trang, đập bỏ chợ Đầm là một việc hoàn toàn vô lý.
Chị Huệ, một tiểu thương bán các loại khô hải sản như mực khô, cá khô, sâm biển khô tại chợ Đầm đã hơn hai chục năm nay, chia sẻ: “Nó xây chợ xong rồi nó dời vô hết rồi đóng lại từ đầu. Ngày xưa thì bên mình sang lại của người ta rồi đóng thuê thôi. Giờ nhà nước bán lại cho Sông Đà, nó thuê lại 50 năm, họ bỏ tiền ra họ xây rồi họ bán lại. Lô ở tầng dưới toàn tiền tỷ không à, tầng trên thì vài trăm triệu. Có người họ mới sang lô trong chợ mấy trăm triệu năm ngoái, họ thế chấp nhà cửa để sang kiếm sống nhưng mới một năm à, giờ mà vô chợ mới thì.. nghe nói tiền không nên người ta…”
Theo chị Huệ, việc đập bỏ đi chợ Đầm hiện tại là quá phí, bởi khu chợ này vẫn còn sử dụng rất tốt, chưa thấy bất kì dấu hiệu xuống cấp nào, hơn nữa, về mặt thẩm mỹ, đây là khu chợ đẹp, tạo được không gian mua bán hài hòa, mang đậm nét của một khu chợ du lịch. Ngay cả kiến trúc chợ và địa thế tọa lạc của nó, có thể nói rất khó để tìm đâu ra một không gian đẹp và sầm uất như hiện tại.
Nó xây chợ xong rồi nó dời vô hết rồi đóng lại từ đầu. Ngày xưa thì bên mình sang lại của người ta rồi đóng thuê thôi. Giờ nhà nước bán lại cho Sông Đà, nó thuê lại 50 năm, họ bỏ tiền ra họ xây rồi họ bán lại. Lô ở tầng dưới toàn tiền tỷ không à, tầng trên thì vài trăm triệu
Chị Huệ
Và chuyện đáng bàn hơn cả là giới tiểu thương buôn bán lâu năm ở đây đã quen với khu chợ này. Mà với người mua bán hay với bất kì người nào yêu công việc, coi trọng công việc đều rất coi trọng cảm giác công việc. Để thay đổi cảm giác chợ mà buôn bán ổn định, có lẽ phải tốn rất nhiều thời gian, đó là chưa muốn nói đến chi phí thu dọn hàng hóa, dời chợ. Mọi việc đang ổn định, tự dưng phải phát sinh rất nhiều khoản chi phí để rồi sau đó tìm cách ổn định trở lại là một chuyện hết sức mệt mỏi với bà con tiểu thương nơi đây.
Chợ mới được xây dựng phía sau gian hàng khô sặc
Chợ mới được xây dựng phía sau gian hàng khô sặc
Riêng về vấn đề chợ Đầm xuống cấp, đó là nói trên lý thuyết chứ chưa có bất kỳ văn bản giám định kiến trúc nào khẳng định chợ Đầm bị xuống cấp. Trong khi đó, với chỗ buôn bán hiện tại trong chợ, bà con tiểu thương chỉ trả một mức thuế vừa phải theo định kỳ hằng tháng bởi trước đó, bà con đã đóng khoản tiền mua chỗ với giá tương đương với ba lượng vàng để được ngồi bán trong chợ.
Hiện tại, khi xây dựng khu chợ mới, số tiền đóng mua chỗ ở chợ cũ hoàn toàn bị mất đi, bà con tiểu thương lại một lần nữa đóng tiền mua chỗ mới. Mức giá cũng không thấp chút nào, các sạp ở chợ mới dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, những lô mặt tiền có giá trên một tỉ đồng. Và để duy trì việc mua bán, không còn cách nào khác là phải đóng khoản tiền này. Nhà cầm quyền bắt buộc bà con tiểu thương phải đóng khoản tiền này với lý do đây là chi phí xây dựng chợ.
Điều này gây bức xúc và bất bình đối với hầu hết bà con tiểu thương. Bởi vì khi đóng khoản tiền môn bài trong chợ Đầm hiện tại, người ta đã nói miệng là giá trị sử dụng sạp bán hàng lâu dài, đến bao giờ chợ cháy hoặc chợ xuống cấp trầm trọng, buộc phải giải tán thì mới ngưng.
Nhưng hiện tại, chợ Đầm vẫn còn ổn định, vững chắc, nhà nước lại cho xây khu chợ mới rồi sau đó bán lô. Nếu tính từ khoản tiền bán lô, khu chợ mới sẽ tạo ra khoản lãi khá lớn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, khu chợ cũ lại bị đập phá đi. Sự đập phá này chẳng khác nào xóa sạch dấu vết tài chính mà bà con tiểu thương đã đóng vào để được ngồi buôn bán ở đây.
Hơn nữa, chợ, nhà trường, bệnh viện là những công trình phúc lợi xã hội, nó phải do nhà nước xây dựng để phục vụ đời sống nhân dân chứ không phải xây dựng lện để lấy tiền từ túi nhân dân bỏ vào túi của một nhóm người nào đó cho đầy căng ra, phần khổ thì nhân dân tự gánh chịu. Chính vì suy nghĩ như vậy và quá bất bình trước việc làm có tính mờ ám, gây bất lợi cho nhân dân của ban quản lý chợ cũng như chính quyền địa phương mà bà con tiểu thương quyết đấu tranh đến cùng để giữ lại chợ Đầm hiện tại.
Một kiểu hốt hụi non
Chị Thủy, tiểu thương chợ Đầm, chuyên buôn bán các loại trái cây, búc xúc chia sẻ với chúng tôi: “Tiểu thương phản đối nhưng không qua nổi đâu vì dự đâp mà. Nó xây các sạp ở mặt tiền đều là cả tỷ, một tỷ mấy. Hai vợ chồng em đến buôn bán ở chợ này cũng mười mấy năm. Nhưng nghề khó khăn không có mua nổi, mấy người như em bỏ cuộc rồi. Đấu tranh mấy lần rồi nhưng giờ hết đấu tranh được rồi. Nói chung giờ không biết đến lúc đó thì làm sao mà sống nhưng giờ mình khó khăn quá, không mua được vựa để bán lớn hơn.”
Theo chị Thủy, cách làm của ban quản lý chợ cũng như nhà nước về vấn đề thay đổi chợ chẳng khác nào chơi trò hốt hụi non, sau đó làm bể hụi để chẳng ai còn nợ ai. Đây là thái độ không được nghiêm túc và cũng thiếu vắng sự tử tế, nếu không muốn nói là quá tráo trở và không sòng phẵng.
Nó xây các sạp ở mặt tiền đều là cả tỷ, một tỷ mấy. Hai vợ chồng em đến buôn bán ở chợ này cũng mười mấy năm. Nhưng nghề khó khăn không có mua nổi, mấy người như em bỏ cuộc rồi. Đấu tranh mấy lần rồi nhưng giờ hết đấu tranh được rồi
Chị Thủy
Bởi lẽ, nếu tử tế, sòng phẵng, người ta đã không đập bỏ khu chợ Đầm tròn hiện tại để khỏi tốn một khoản tiền xây dựng vô lý. Bởi tiền xây dựng chợ chắc chắn là tiền trích ra từ ngân sách nhà nước mà sâu xa một chút, đó là tiền thuế, tiền mồ hôi của nhân dân. Và nếu tử tế, người ta sẽ không bán chỗ ở chợ mới xây dựng mà phải thuyên chuyển chỗ mua bán cho bà con tiểu thương nhằm đảm bảo không làm tổn hại đến bà con và không làm bà con mất trắng khoản tiền đã đóng ở chợ cũ.
Nhưng ở đây, không có sự sòng phẵng, việc xây dựng chợ mới đã lộ rõ ý đồ dùng tiền ngân sách nhà nước giao cho nhà đầu tư xây dựng chợ để rồi sau đó bán lô, số tiền bán lô này sẽ đội lên nhiều lần so với số tiền đầu tư nhưng nó sẽ không bao giờ được công khai thông báo sẽ dùng làm gì, sẽ đi về đâu, Nếu có ai hỏi, người ta sẽ trả lời là nộp vào ngân sách nhưng không bao giờ có con số cụ thể.
Hiện tại, với cách làm việc như đang thấy, hệ quả chắc chắn phải xãy ra là số tiền cọc của bà con tiểu thương ở chợ cũ hoàn toàn bị mất đi. Và để tiếp tục duy trì việc mua bán, bà con lại phải tốn một khoản tiền khá lớn để mua chỗ mới. Điều làm bà con thắc mắc là hằng tháng, bà con vẫn đóng thuế môn bài để duy trì hoạt động chợ, sung vào công quĩ nhằm tái xây dựng những công trình phúc lợi xã hội. Vậy số tiền đặt cược trước đây đã đi về đâu và số tiền mua chỗ mới sẽ dùng làm gì?
Đó là những câu hỏi cần được trả lời rõ ràng, minh bạch trong lúc này của bà con tiểu thương chợ Đầm!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Di sản ông Hồ Chí Minh

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-25  
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến dịch Biên giới (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến dịch Biên giới (1950).- Ảnh tư liệu

Theo giấy tờ chính thức của chính quyền Việt nam thì ngày 19/5 vừa qua là sinh nhật của ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng cộng sản Việt nam và đưa đảng này lên cầm quyền cho đến nay. Thời gian của Tạp chí điểm blog hôm nay dành cho việc điểm lại con người và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

Ông Hồ Chí Minh được nói là sinh vào ngày 19/5/1890.

Đối với người Việt nam ông là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong mấy chục năm lịch sử vừa qua, và ngay cả ở thời điểm hiện nay.

Một bên thì suy tôn ông lên bậc thánh thần, rước cả tượng ông vào đền chùa để thờ. Bên kia thì xem ông là người có tội với dân tộc Việt nam vì đã đem chủ nghĩa cộng sản áp đặt lên đất nước này, và đôi khi người ta mô tả ông bằng những từ ngữ nặng nề nhất.

Đối với thế giới ông là một người Việt nam được biết đến nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Trước và sau ngày sinh lần thứ 125 trên giấy tờ của ông trong năm nay, một năm quan trọng vì là năm chẳn, nhiều blogger viết về ông.

Tác giả Lê Kỳ Sơn viết một bài rất công phu được nhiều trang blog cho đăng lại, mang tựa đề Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay. Trong bài này tác giả dùng những đại từ nhân xưng ở những ngôi thứ trọng thị nhất dành cho ông Hồ Chí Minh. Kết thúc bài tác giả viết rằng sau này, khi hận thù không còn nữa chắc chắn ông Hồ Chí Minh sẽ được đánh giá là một nhà yêu nước, và là một người anh hùng.

Nếu chỉ với một nội dung và cách tu từ như vậy thì đáng ra bài viết này của Lê Kỳ Sơn ắt hẳn sẽ được báo chí chính thống đăng tải. Không rõ tác giả có gửi cho mấy trăm tờ báo do đảng cộng sản Việt nam kiểm soát hay không, nhưng chỉ thấy bài viết này xuất hiện trên các trang blog độc lập.

Trong bài viết, Lê Kỳ Sơn dành ra phần cuối để nói về những khiếm khuyết của ông Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà chính trị, một nhà cai trị. Theo tác giả thì ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm trong việc không tạo được một tập quán pháp luật cho người dân Việt nam trong thời gian ông cầm quyền. Theo ghi nhận của tác giả, thì từ lúc lên cầm quyền ở nửa nước ở miền Bắc cho đến lúc mất, trong thời gian 15 năm, ông Hồ Chí Minh chỉ thông qua được 16 bộ luật.

"Cái cơ chế chính quyền ở Việt Nam, một mặt, loại trừ khả năng sáng tạo, mặt khác, lại tạo cơ hội cho cái Ác, cái Tham và cái Ngu tha hồ nảy nở. Trong cái cơ chế ấy, không ai có thể làm điều đúng hay điều tốt được, nhưng mọi đứa ác, mọi đứa tham và mọi đứa ngu đều có thể dễ dàng tác oai tác quái"-Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

Khiếm khuyết thứ hai mà Lê Kỳ Sơn nói về Hồ Chí Minh là những kiến thức hạn hẹp của ông về kinh tế. Tác giả nói rằng ngay cả Tư bản luận là quyển sách nói về kinh tế của chủ nghĩa cộng sản, ông Hồ Chí Minh cũng không có điều kiện tìm hiểu sâu, và ông chưa bao giờ nhắc đến kinh tế thị trường trong những trước tác của ông.

Và điều cuối cùng là một viễn kiến về vai trò của khoa học kỹ thuật. Lê Kỳ Sơn viết rằng dù ông Hồ Chí Minh đã chứng kiến trong thời đại của ông sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhưng ông ít nói về vai trò của nó.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc đăng lại một bài viết của ông về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh trên trang cá nhân của mình.

Ông nhận xét:

Với tư cách nhà cách mạng, ông Minh có thể vấp phải một số sai lầm, nhưng nói chung, các chính sách ông đưa ra nếu không đúng đắn thì ít nhất cũng có hiệu quả. Nhờ đó, ông trở thành nhà cách mạng thành công nhất ở Việt Nam trong thế kỷ 20: Ông đánh đuổi được thực dân Pháp và ông giành được chính quyền vào tay đảng của ông.

Không đồng ý với ông, thậm chí, căm thù ông, người ta cũng không thể phủ nhận những thành công vang dội ấy. Ông đã thành công ở chỗ tất cả các nhà cách mạng khác, trước ông, từ các nhà Cần Vương đến các nhà Duy Tân, từ Phan Bội Châu đến Phan Châu Trinh và tất cả các nhà cách mạng quốc gia khác, đều thất bại.

Ngoài ra Giáo sư Quốc cũng nói về quan điểm của ông thế nào là một nhà lãnh đạo tốt. Theo ông thì người Việt nam hay đánh giá một vị lãnh đạo bằng cách chăm chú vào những chi tiết cá nhân của người đó. Và cái đáng quan tâm là cái cơ chế chính trị của một vị lãnh đạo lớn để lại cho xã hội chứ không phải đời tư của họ. Giáo sư Quốc nói về cái mà ông Hồ Chí Minh để lại cho đời:

Về phương diện ý thức hệ, ông Minh chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là một lựa chọn có tính lịch sử; và vì có tính lịch sử, nó vừa là trách nhiệm của ông vừa không thuộc trách nhiệm của ông.

Nhưng việc lựa chọn cơ chế tổ chức guồng máy nhà nước thì hoàn toàn nằm trong tay ông. Chính ông là người quyết định nó, xây dựng nó và điều hành nó một thời gian dài. Có thể nói cái cơ chế ấy hoàn toàn là sản phẩm của ông. Là đứa con của ông.


Hồ chí Minh và Mao Trạch Đông (ảnh tư liệu)

Một tác giả khác là nhà báo Lê Diễn Đức cũng viết về ông Hồ Chí Minh.

Trong bài viết Hồ Chí Minh và di sản của ông, tác giả Lê Diễn Đức trích lại phần tố cáo thực dân Pháp trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945:

"Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

- "Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu".

- "Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân".

- "Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều".

- "Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu".

- "Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng".

- "Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn".

"Tôi nghĩ Cụ Hồ Chí Minh là giỏi, nhưng cái giỏi ấy có đem lại hạnh phúc cho nhân dân không thì tôi nghi ngờ, khi mà ngay sau khi đảng của ông lên cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam thì đã có hai triệu người bỏ vào Nam, và khi đảng ấy cầm quyền trên tòan bộ lãnh thổ quốc gia thì có thêm hàng triệu người nữa bỏ nước ra đi"-ông Phạm Nguyên Trường

Ông Lê Diễn Đức viết rằng những lời tuyên án thực dân Pháp cách đây 70 năm chính là hình ảnh của xã hội Việt nam ngày nay.

Xã hội ấy đang nằm dưới quyền cai trị của những hậu duệ tinh thần của ông Hồ Chí Minh.

Xã hội ấy nằm trong một cơ chế do ông Hồ Chí Minh tạo ra, hay nó chính là đứa con của ông như Giáo sư Nguyễn Hưng quốc đề cập. Giáo sư Quốc mô tả cơ chế đó như sau:

Cái cơ chế chính quyền ở Việt Nam, một mặt, loại trừ khả năng sáng tạo, mặt khác, lại tạo cơ hội cho cái Ác, cái Tham và cái Ngu tha hồ nảy nở. Trong cái cơ chế ấy, không ai có thể làm điều đúng hay điều tốt được, nhưng mọi đứa ác, mọi đứa tham và mọi đứa ngu đều có thể dễ dàng tác oai tác quái.

Trong một lần rao đổi với chúng tôi ông Phạm Nguyên Trường, một dịch giả sống tại Việt nam nói về ông Hồ Chí Minh:

Tôi nghĩ Cụ Hồ Chí Minh là giỏi, nhưng cái giỏi ấy có đem lại hạnh phúc cho nhân dân không thì tôi nghi ngờ, khi mà ngay sau khi đảng của ông lên cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam thì đã có hai triệu người bỏ vào Nam, và khi đảng ấy cầm quyền trên tòan bộ lãnh thổ quốc gia thì có thêm hàng triệu người nữa bỏ nước ra đi.

Việt nam thế kỷ 21

Nước Việt nam của thế kỷ 21 vẫn được những nhà lãnh đạo của nó cho rằng cần phải theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê Nin. Chủ nghĩa này chính là nền tảng của cái cơ chế chính trị xã hội đang điều khiển nước Việt nam, mà nói như Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc, là đứa con của ông Hồ Chí Minh.

Blogger Kami đặt câu hỏi Còn kiên định Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Mác Lê Nin để làm gì? Kami trả lời trong phần kết của bài viết rằng sở dĩ những người cầm quyền ở Việt nam còn áp đặt một chủ nghĩa phản động như vậy lên đất nước Việt nam chẳng qua vì tham quyền cố vị.

Theo Kami thì sự kiên định đó của những người cộng sản tạo cho họ được sự độc quyền chính trị, và sự độc quyền chính trị này là vô cùng độc hại, dẫn tới trình trạng vô trách nhiệm và tham nhũng vô phương kiểm soát.

Một người khác cũng viết về sự độc quyền chính trị là ông Lê Công Giàu, một đảng viên cộng sản và từng giữ những chức vụ quan trọng trước đây. Ông Giàu viết một bài gửi đến đảng của ông đăng trên trang blog Bauxite Việt Nam. Trong đó ông nói rằng sự độc quyền luôn cản trở sự phát triển của xã hội.

Blogger Cánh Cò cũng viết về sự độc quyền chính trị đó:

Quyền lực cao và tuyệt đối làm cho một con người dù thông minh tới đâu cũng có khi quẩn trí. Quyền lực làm cho một nhà nước, chính phủ dễ dàng trở nên độc tài nhất là khi không có một công cụ dân chủ nào kiểm soát và kềm giữ sự quá trớn từ một chính sách đưa ra, đặc biệt với chính sách nhằm đối phó với người chống lại sự độc tài của chính phủ hay nhà nước đó.

"Quyền lực cao và tuyệt đối làm cho một con người dù thông minh tới đâu cũng có khi quẩn trí. Quyền lực làm cho một nhà nước, chính phủ dễ dàng trở nên độc tài nhất là khi không có một công cụ dân chủ nào kiểm soát và kềm giữ sự quá trớn từ một chính sách đưa ra"-Blogger Cánh Cò

Cũng trong tháng Năm này người ta thấy xuất hiện một bài báo trên báo chí chính thống ca ngợi một sinh viên ở Hà nội rằng thay vì nghe nhạc thì anh này nghe những bài giảng về chủ nghĩa Mác Lê Nin. Bài báo kết thúc bằng câu chuyện anh sinh viên nọ được kết nạp vào đảng cộng sản Việt nam.

Nhà báo kỳ cựu Lê Thọ Bình nhận xét về cơ chế đảng trong bậc thang xã hội, chính trị tại Việt nam trong một bài viết ngắn trên Facebook:

Trong các trường đại học không ít sinh viên đã nhìn thấy hoạt động đoàn là nơi dễ “thăng quan phát tài” hơn phấn đấu học giỏi. Ở các cơ quan nhà nước không ít người muốn lên trưởng phòng, bạn phải có cái thẻ đảng viên.

Một điều thú vị là trong hơn 20 năm qua những người cộng sản Việt nam lại muốn kết hợp sự độc quyền chính trị của họ với Kinh tế thị trường, mà Kinh tế thị trường lại đòi hỏi sự cạnh tranh chứ không phải sự độc quyền.

Và trong cuộc hôn nhân nhiều sóng gió đó người ta cũng thấy những nhà lãnh đạo cũng muốn họ có một hình ảnh khác. Người ta bàn tán nhiều đến việc ông Phó Thủ Tướng trẻ tuổi Vũ Đức Đam xuất hiện trên truyền hình Mỹ, có thể nói tiếng Anh thông thạo, và bình dân không quan cách. Blogger Viết từ Sài Gòn lại nhận xét là câu chuyện của ông Đam là một câu chuyện bình thưởng, nhưng nay nó xuất hiện ở Việt nam, lại được báo chí chính thống của Việt nam hết lời ca ngợi thì vô hình chung nó lại làm nổi bật lên hình ảnh mà tác giả gọi là ù ù cạc cạc của các vị lãnh đạo, hình ảnh tệ hại của nền giáo dục Việt nam đương đại.

Và cuối cùng trong tháng Năm này nhạc sĩ blogger Tuấn Khanh lại nhớ về một người bạn văn nghệ của mình là nhạc sĩ Lê Hựu Hà ra đi vào tháng năm, năm 2003. Trong bài viết ấy Tuấn Khanh nhắc lại chuyện nhạc sĩ tài hoa Lê Hựu Hà bạn vong niên của ông và những văn nghệ sĩ khác tại miền Nam sau năm 1975 được khuyến cáo phải sáng tác theo cái gọi là… “Nền Văn Hóa Mới.” Tuấn Khanh viết rằng đó là một nền văn hóa mà không ít người vẫn tự hỏi là nó sinh ra từ đâu và để làm gì?

Trong nền văn hóa ấy, nhạc sĩ Lê Hựu Hà chứng kiến việc người ta trưng thu những đĩa nhạc quí giá của âm nhạc thế giới như RollingStones, Beatles mà ông sở hữu. Và người nghệ sĩ chỉ còn cách bất lực nhìn người ta làm việc đó trong sự tuyệt vọng của men rượu, sự tuyệt vọng của kẻ chỉ uống rượu một lần duy nhất trong đời.

Nền Văn hóa mới ấy có phải cũng là di sản của ông Hồ Chí Minh?

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/ho-chi-minh-legacy-05252015062300.html/05252015-ho-chi-minh-legacy.mp3