Saturday, April 26, 2014

Tài sản thu hồi kiểu gì khi “ông lớn” rời ghế nóng?

Khi các "ông lớn" rời "ghế nóng" vì làm thất thoát tài sản Nhà nước, việc thu hồi tài sản thất thoát liệu có khó như "hái sao trên trời"?

Mấy ngày gần đây, dư luận cả nước xôn xao trước thông tin cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Trọng Phúc, nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn Bảo Việt, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Thời gian qua, liên tiếp các “ông lớn” của tổng công ty Nhà nước bị khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khiến dư luận dấy lên sự hoài nghi. Phải chăng các “ông lớn” bị cơ quan điều tra “sờ gáy” do năng lực quản lý yếu kém hay họ đang cố tình thiếu trách nhiệm để thực hiện mục đích nào đó?

Ông Trần Trọng Phúc, nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn Bảo Việt.

Sếp lớn vừa “rời ghế nóng” đã bị công an “sờ gáy”

Theo thông tin mà báo Đời sống và Pháp luật có được, ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét đối với ông Trần Trọng Phúc (53 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt), Trần Minh Thái (39 tuổi, nguyên kế toán chuyên quản Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt), Tạ Văn Cần (52 tuổi, nguyên kế toán trưởng Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt).
Được biết, các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn. Việc khám xét đối với các bị can được thực hiện vào chiều 21/4. Các cá nhân trên bị khởi tố để điều tra hành vi liên quan đến những sai phạm tại công ty Bảo Việt Bến Tre từ năm 2009. Như báo Đời sống và Pháp luật đã từng đưa tin, giai đoạn từ 2009, theo quy định của pháp luật, việc thực hiện bảo hiểm xe cơ giới không được chi hoa hồng bảo hiểm cho các đại lý. Tuy nhiên, trong mấy năm, từ 2009-2011, công ty Bảo Việt Bến Tre vẫn duyệt chi hoa hồng cho đại lý với số tiền lên đến khoảng 4,5 tỉ đồng. Việc duyệt chi này diễn ra trong một thời gian dài nhưng các bị can trên không kiểm tra, đôn đốc nắm tình hình để xử lý. Khi công ty này trình lên, các bị can vẫn xem xét, duyệt quyết toán cho việc chi hoa hồng, dẫn đến thất thoát tiền của Nhà nước.
Theo thông tin mà báo Đời sống và Pháp luật có được, ông Trần Trọng Phúc đảm nhiệm chức Tổng Giám đốc tập đoàn Bảo Việt từ tháng 6/2013, thay thế bà Nguyễn Thị Phúc Lâm với nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2017. Tuy nhiên, ngày 31/3, dư luận cả nước ngạc nhiên khi Tập đoàn này bất ngờ “thay tướng”. Khi đó, thay thế cho ông Trần Trọng Phúc là ông Dương Đức Chuyển - thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc khối đầu tư của tập đoàn. Trao đổi với báo giới khi đó, ông Trần Trọng Phúc cho biết, ông thôi chức Tổng Giám đốc là vì “lý do cá nhân”. Nhưng, mới “rời ghế nóng” chỉ hơn 20 ngày, vị nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt phải nhận lệnh khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, khiến dư luận hoài nghi, liệu việc phê duyệt cho ông Phúc “rời ghế nóng” có phải là “kế hoạch” giúp ông ta trốn tội không?

Nhiều quan chức của các tổng công ty Nhà nước “dính chàm” sau khi “rời ghế nóng”. Ảnh minh họa.

Từ nhiệm tám ngày đã bị khởi tố

Đó là trường hợp của ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, ngày 19/9/2012, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã quyết định từ nhiệm ông Giá thì đến ngày 27/9/2012, vị nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị này bị cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an công bố quyết định khởi tố. Theo đó, ông Giá bị truy cứu về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165, Bộ luật Hình sự.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, hành vi của ông Trần Xuân Giá được xác định là: Ký nghị quyết Hội đồng quản trị cho phép Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB mang đi gửi để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, hành vi của các bị can gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho ngân hàng ACB 718 tỉ đồng. Do các bị can có nhân thân tốt, có thái độ thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng, xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra đã thống nhất với viện Kiểm sát nhân dân Tối cao áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.
Đối với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định, vị này hiện đang là một công dân bình thường. Mọi người đều phải chấp hành pháp luật. Ai có công lao đóng góp cho đất nước sẽ được ghi nhận nhưng nếu có sai phạm thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác. Bởi, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Được biết, sau hơn một năm giữ vai trò cố vấn hội đồng quản trị, tháng 3/2008, sau đại hội cổ đông, ông Giá được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhiệm kỳ 2008-2012. Thông thường, chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị thường dành cho người nắm giữ số lượng lớn cổ phần. Nhưng, với ông Giá thì khác. Ông chẳng có cổ phiếu nào, bởi ông tham gia với tư cách thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Mấy ngày qua, khi dư luận và báo chí đang rầm rộ bàn luận và đưa tin về sự kiện “bầu Kiên” chuẩn bị được đưa ra xét xử thì bất ngờ nhận được đơn của ông Giá, xin hoãn xét xử vì lý do sức khỏe suy giảm. Theo đơn của bị cáo Trần Xuân Giá, bác sĩ đã yêu cầu bị cáo phải điều trị nội trú. Ông Giá thấy không đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm theo triệu tập của TAND TP. Hà Nội.
10:00 27/04/2014 (GMT+7)
Theo Đời sống Pháp luật

“Điều chỉnh một tí…” cũng đủ “chết” dân rồi ông ơi!

(Kienthuc.net.vn) - “Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. Có lẽ đây là phát ngôn gây sốc nhất trong tuần, làm buồn lòng nhân dân.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được Bộ GTVT giao Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án là 8.770 tỷ đồng, tương đương 552,86 triệu USD (tính theo tỉ giá Quý I/2008).
Mới đây, dự án này bị đội giá 339 triệu USD (tăng 62%), khiến dư luận bất bình. Nhiều chuyên gia lĩnh vực đường sắt cho rằng, đây là mức tăng quá cao và thiết kế chưa sát với thực tế.
Trước phản ứng của dư luận và của các chuyên gia, ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nói rằng: “Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên” (!?).
Chao ôi, “một tí” mà ông Cục trưởng nói ở đây là 339 triệu USD, tức là khoảng 7 ngàn tỷ đồng. Cũng đúng thôi, các ông làm dự án lớn, quen xài tiền đô, không phải dăm ba tờ lẻ mà là hàng trăm triệu. Nhưng tiền đó không phải móc từ túi mình ra nên các ông không xót. Cho nên, ba trăm chứ ba tỷ USD các ông cũng cho là chuyện nhỏ, nhằm nhò gì mà thiên hạ cứ làm toáng cả lên?
                                    Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. 

Nhưng, thưa ông Cục trưởng kính mến! Khi ông cho 7 ngàn tỷ đồng chẳng nhằm nhò gì thì cũng có nghĩa là ông coi rẻ đồng tiền lắm rồi. Mà đồng tiền của nhà nước dù bằng nguồn vốn nào thì cuối cùng cũng chỉ quy về một mối: nhân dân. Không phải cá nhân ông, cũng không phải một ai khác làm ra hàng ngàn tỷ ấy mà là nhân dân, hàng triệu triệu con người đóng góp từ những đồng thuế nhỏ nhoi của mình thành ngân sách quốc gia. Không phải cá nhân ông, cũng không phải một ai khác gánh được món nợ do các dự án từ nguồn vốn ODA để lại ngoài nhân dân.
Ông có biết dịch sởi bùng phát thời gian qua đã gây tử vong cho đến nay là hơn 120 trẻ. Máy thở Bộ Y tế cấp cho các bệnh viện không đủ, cộng đồng mạng bức xúc kêu gọi chung tay quyên tiền mua máy.
Ông có biết, dù đời sống còn rất khó khăn nhưng người dân vẫn sẵn sàng góp tiền của, công sức làm hàng ngàn cây số đường nông thôn, làm hàng trăm cây cầu qua kênh qua suối.
Sao các ông không học dân để tiết kiệm chi tiêu giữa cái thời buổi kinh tế đất nước còn khó khăn này?
Bỗng dưng tôi lại liên tưởng đến chuyện đăng cai ASIAD 18. Vì “khiêm tốn thật thà” đưa ra dự toán 150 triệu USD mà Bộ VH-TT-DL bị dư luận phản bác và Thủ tướng tuýt còi. Thực ra chẳng phải vì 150 triệu đô như dự tính, mà người ta lo ngại nếu dự án được thông qua và triển khai thực hiện thì con số chi phí chắc chắn không chỉ ở mức đó, nó sẽ đội lên cực nhanh như nấm sau cơn mưa, khi ấy dẫu có muốn dừng cũng không được nữa rồi bởi lỡ đã “đâm lao thì phải theo lao”.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải chăng đang rơi vào tình cảnh đó? Nhưng người dân có quyền đặt câu hỏi: cái chuyện đâm lao phải theo lao này có khách quan không? Có phải vì chất lượng công trình như người ta vẫn biện minh? Hay là…
“Điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. Có lẽ đây là phát ngôn gây sốc nhất trong tuần, làm buồn lòng nhân dân. “Một tí…” thế cũng đủ “chết” dân rồi, thưa ông Cục trưởng!
 11:01 26/04/2014 (GMT+7)
Nguyễn Duy Xuân

PICS:Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn

(VTC News) – Sau trận mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực ở Hà Nội bị ngập nặng khiến giao thông ùn tắc, nhiều hoạt động bị ảnh hưởng.


Từ đêm 26, sáng 27/4, Hà Nội xuất hiện nhiều trận mưa lớn khiến tình trạng ngập lụt lại tái diễn.

Các tuyến phố trên trục đường Giải Phóng dẫn vào ngã tư giao Đại Cồ Việt, Kim Liên mới đã bị ngập nặng tại nhiều điểm.

Theo ghi nhận của phóng viên VTC News, các điểm ngập nặng trên tuyến này bao gồm khu dân cư đối diện ga Giáp Bát, phố Định Công, bến xe Giáp Bát và một số khu vực lân cận.


Tại những con phố nhỏ, ngõ ngách trong khu dân cư như Phan Đình Giót, các ngõ ở đường Trường Chinh, Định Công… cũng chìm trong nước. Các tuyến phố vành đai như Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến cũng ngập nhẹ.

Mực nước tại các sông chảy qua nội thành như sông Tô Lịch, sông Lừ dâng lên cao. 

Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Ngập nặng sau mưa lớn sáng 24/7 trên đường Giải Phóng 
Tại các điểm ngập, cán bộ, công nhân của Xí nghiệp thoát nước Hà Nội có mặt và mở nắp, đẩy nhanh quá trình thoát lụt.

Lúc 9h20 sáng 24/7, trả lời PV VTC News, một cán bộ thoát nước Hà Nội nói: "Tình trạng ngập xuất hiện vào khoảng 8h sáng và cần ít nhất 40 phút nữa mới xử lý được hoàn toàn, nếu không có mưa lớn tiếp tục".

Dưới đây là những hình ảnh về ngập lụt xảy ra ở Hà Nội, sáng 27/4:
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Cán bộ Xí nghiệp thoát nước Hà Nội mở cống thoát nước 
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Các ngõ nhỏ trên đường Giải Phóng cũng ngập nặng nước mưa 
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Đường Giải Phóng ngập nặng sau mưa 
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Phố Định Công ngập nặng khiến nhiều xe máy, ô tô quay đầu, không thể đi tiếp 
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Xe buýt lao nhanh qua các khúc ngập 

Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Cảnh ngập lụt tại phố Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân)
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Cảnh ngập lụt tại một con ngõ ở đường Trường Chinh.
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Tình trạng ngập lụt tái diễn
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Nước tràn trước cổng bệnh viện E.
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Lực lượng thoát nước Hà Nội làm nhiệm vụ.

Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
 Phố Phạm Hùng ngập úng tại một số đoạn trũng...
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Các điểm khác trên phố Phạm Hùng thông thoáng.
Phố phường Hà Nội ngập chìm trong mưa lớn
Mực nước ở các con sông


-------

Hà Nội mùa này phố cũng như sông

https://www.youtube.com/watch?v=SCQc-2TAJPo

Tàu Trung Quốc trở lại quần đảo tranh chấp sau khi Obama rời Nhật

(TNO) Hai tàu tuần duyên Trung Quốc đi đến gần vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 26.4, hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời khỏi Nhật.



Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc đến gần một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào trưa 26.4, theo AFP.
Trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 24.4, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp nước này bị Trung Quốc tấn công liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Ông Obama nhấn mạnh Mỹ sẽ ủng hộ và bảo vệ Nhật Bản, và cho rằng quần đảo tranh chấp Nhật Bản - Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư nằm trong Hiệp ước hợp tác an ninh Mỹ - Nhật.
Đáp lại phát ngôn của Tổng thống Obama, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là của Trung Quốc.
“Dù cho ai đó có nói gì hay làm gì đi nữa thì sự thật quần đảo Điếu Ngư vẫn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không ai có thể làm lung lay quyết tâm của chính phủ và người dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”, ông Tần cho biết thêm.
Trước đó, tàu Trung Quốc đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 12.4, cũng theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản.
Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Từ đó, tàu và máy bay cả hai bên thường xuyên “đụng độ”, chơi trò “mèo đuổi chuột” tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Reuters, quần đảo này là một ngư trường dồi dào với tiềm năng to lớn về dầu mỏ cũng như khí đốt.
Phúc Duy

Ông Obama cảnh báo Triều Tiên về 'sức mạnh Mỹ'

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố Washington không dùng sức mạnh quân sự để “áp đặt” nước khác, nhưng sẽ dùng nó để bảo vệ Hàn Quốc từ bất kỳ cuộc tấn công nào của CHDCND Triều Tiên, theo Reuters.

 
Ông Obama phát biểu trước binh sĩ Mỹ ở Seoul ngày 26.4 - Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm một đơn vị Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, ông Obama còn cảnh báo chương trình vũ khí hạt nhân sẽ không đem lại lợi ích gì cho Triều Tiên mà chỉ khiến nước này càng bị cô lập.
Cùng ngày, các nhà phân tích từ Viện Khoa học và an ninh quốc tế (Mỹ) cho hay kết quả phân tích những hình ảnh mới nhất từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã tăng cường các hoạt động tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri đến mức có thể tiến hành thử hạt nhân trong vài ngày tới, theo AFP. Trước đó, hãng thông tấn KCNA đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh binh sĩ hãy sẵn sàng cho “cuộc xung đột sắp xảy ra với Mỹ”. Ngoài ra, KCNA còn đưa tin nhà chức trách Triều Tiên đã bắt công dân Mỹ Miller Matthew Todd (24 tuổi) vào ngày 10.4, vì có “hành vi thiếu suy nghĩ” khi du lịch đến nước này.
Những thông tin trên được đưa ra trong lúc Tổng thống Obama đang thăm Hàn Quốc trong 2 ngày. Chiều qua, ông Obama đã đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày. Đây là chuyến công du Malaysia đầu tiên của một nguyên thủ Mỹ kể từ chuyến thăm năm 1966 của Tổng thống Lyndon Johnson. AFP dẫn lời giới quan sát nhận định ông Obama sẽ nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ an ninh với Malaysia. Dự kiến, ông Obama sẽ hội đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Razak vào hôm nay 27.4, trước khi có cuộc gặp gỡ với hơn 100 lãnh đạo thanh niên ở Đông Nam Á.
 27/04/2014 00:31
Văn Khoa

Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức vì vụ chìm phà

(TNO) Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won đã đệ đơn xin từ chức vào ngày 27.4 sau vụ chìm phà khiến hàng trăm người chết và mất tích tại vùng biển phía nam nước này.

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won - Ảnh: Reuters

“Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn vụ tai nạn này và đã không thể xử lý vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra”, AFP dẫn lời ông Chung phát biểu.

“Tôi cho rằng tôi, với tư cách là thủ tướng, rõ ràng là phải chịu trách nhiệm và phải từ chức”, thủ tướng Hàn Quốc nói.

Chiếc phà chở khách Sewol chở theo 476 người, phần lớn là học sinh trung học, đã lật úp khi đang trên đường đến đảo nghỉ mát Jeju, miền nam Hàn Quốc, hồi hôm 16.4.

Số người chết được công bố chính thức vào ngày 27.4 là 187 người và vẫn còn 115 người kẹt lại bên trong xác phà.

Được biết, gần như toàn bộ các thành viên chính phủ Hàn Quốc đang bị dư luận trong nước chỉ trích dữ dội vì cách triển khai công tác cứu hộ.

“Vụ tai nạn này đã khiến cho toàn bộ người dân Hàn Quốc bị sốc và đau đớn. Nhiều ngày đã trôi qua kể từ sau vụ tai nạn, nhưng những tiếng thét của thân nhân hành khách trên phà vẫn khiến tôi mất ngủ vào buổi tối”, ông Chung cho biết trong một cuộc họp báo được truyền hình trên toàn quốc.

“Đồng bào Hàn Quốc thân mến, đây không phải là lúc đổ lỗi cho nhau, nhưng là thời điểm để cố gắng hoàn thành công tác cứu hộ và xử lý đúng đắn những hậu quả phát sinh. Tôi khẩn cầu nhân dân cùng nhau vượt qua tình huống khó khăn này”, Thủ tướng Chung nói.

“Tôi thành thật hy vọng người dân Hàn Quốc và gia đình nạn nhân phà Sewol sẽ tha thứ và thấu hiểu cho tôi vì đã không làm tròn nghĩa vụ của mình cho đến khi mọi việc kết thúc. Một lần nữa tôi cầu xin người dân hãy giúp đỡ công tác cứu hộ”, ông Chung khẩn thiết.

Trong khi hi vọng còn người sống sót đã tắt, thân nhân của các nạn nhân xấu số trên phà Sewol vẫn rất phẫn nộ và giận dữ trước tốc độ của hoạt động cứu hộ, theo AFP.

Toàn bộ 15 thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà hiện đang bị giam giữ và đang đối mặt với các cáo buộc như bỏ mặc hành khách.

Cuộc điều tra hiện đang tập trung tìm hiểu lý do vì sao thuyền trưởng lại trì hoãn một lúc lâu trước khi đưa ra thông báo sơ tán hành khách khi phà bắt đầu gặp sự cố, cũng như về giả thiết phà chở theo hàng hóa vượt trọng lượng cho phép.

“Tôi đã muốn xin từ chức sớm hơn, nhưng đã phải ưu tiên cho việc xử lý vụ tai nạn và tôi nghĩ đó là một trách nhiệm mà mình phải làm trước khi từ chức”, ông Chung giải thích.

“Giờ thì tôi quyết định từ chức để không phải là gánh nặng cho chính quyền”, ông này nói thêm.
27/04/2014 09:15
Hoàng Uy

Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất hàng giả

HÀ NỘI (NV) - Đó là cảnh báo của nhiều chuyên gia và doanh nhân tại buổi hội thảo có tên “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Hàng hóa trong một siêu thị. Nếu không hành động ngay và dứt khoát, Việt Nam sẽ bị các doanh nghiệp Trung Quốc biến thành trung tâm sản xuất hàng giả trên thế giới. (Hình: TBKTSG)

Những chuyên gia và doanh nhân này nhận định, đang có một làn sóng chuyển các cơ sở sản xuất hàng giả từ Trung Quốc sang Việt Nam vừa vì giá nhân công tại Việt Nam rẻ hơn, vừa vì khi xuất cảng sang các quốc gia khác, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam không bị chiếu cố kỹ như hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

Điều này tạo ra một nguy cơ mới, đó là nếu không có các biện pháp hữu hiệu và quyết liệt, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất hàng giả của thế giới, thế chỗ cho Trung Quốc.

Tại hội thảo, ông Đỗ Thanh Lam, Cục phó Cục Quản lý thị trường của Bộ Công Thương Việt Nam, than rằng, việc sản xuất, mua bán hàng giả tại Việt Nam càng ngày càng tinh vi. Ngoài chuyện được sản xuất tại Việt Nam, hàng giả còn được nhập cảng dưới dạng nguyên chiếc hoặc dưới dạng linh kiện, nên rất khó phát giác.

Viên Cục phó Cục Quản lý thị trường tiết lộ, có những công ty Trung Quốc xuất cảng tới 90% hàng giả sang Việt Nam mà sự tinh vi đạt tới mức, chỉ có những công ty là nạn nhân trực tiếp của chuyện bị làm giả, phải dùng những thủ thuật riêng mới phân biệt được.

Cục Quản lý thị trường của Bộ Công Thương Việt Nam công bố một thống kê để phác họa mức độ nghiêm trọng của vấn nạn hàng giả đến từ Trung Quốc. Theo đó, năm 2010, cơ quan này chỉ phát giác, xử lý khoảng 10,500 vụ hàng giả, giá trị hàng giả khoảng 3.8 tỉ đồng, thu về số số tiền phạt là 44.4 tỉ đồng thì ba năm sau (2013), số vụ hàng giả bị phát giác, xử lý lên tới 14,000, giá trị hàng giả khoảng 32.1 tỉ đồng, thu về số số tiền phạt là 62 tỉ đồng.

Một viên chức tên là Nguyễn Thanh Hồng, đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam, góp rằng, bởi tiếp giáp với một siêu cường quốc về hàng giả nên sẽ rất khó tránh hàng giả thẩm lậu vào Việt Nam.

Ông Phan Minh Nhựt, Giám đốc Bảo vệ nhãn hiệu của Công ty Nike, nhấn mạnh, trước khuynh hướng các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng giả của Trung Quốc đang đầu tư để chuyển việc sản xuất hàng giả của họ sang Việt Nam, nếu không hành động ngay và dứt khoát, Việt Nam sẽ thế chỗ Trung Quốc, trở thảnh trung tâm sản xuất hàng giả của thế giới, hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam sẽ bị các quốc gia săm soi, khám xét rất kỹ, y như họ đang làm với hàng hóa xuất cảng từ Trung Quốc.

Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam, cho biết, theo một thống kê gần đây của Hải quan Hoa Kỳ, 70 % hàng giả bị Hải quan Hoa Kỳ thu giữ có xuất xứ từ Trung Quốc và số hàng giả có xuất xứ từ Việt Nam đã tăng lên, hiện chiếm 1% .

Trung tuần tháng trước, sau khi nhà cầm quyền tỉnh Nam Định cho phép một tập đoàn của Trung Quốc xây dựng một nhà máy trị giá 1,400 tỉ đồng, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã từng công khai bày tỏ sự lo ngại trước những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài việc tăng số lượng các dư án đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc còn rót tiền mua lại cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn về tài chính. Lúc đó, các chuyên gia kinh tế chỉ cảnh báo về viễn cảnh, các công ty Trung Quốc sẽ nhan nhản ở Việt Nam và sẽ đến lúc họ có thể thao túng thị trường, tác động đến chính sách.

Nay đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tạo ra một nỗi lo mới. Nỗi lo Việt Nam được Trung Quốc biến thành trung tâm sản xuất hàng giả, thế chỗ của mình. (G.Đ.)

Việt Nam không còn đất cho người thiểu số

HÀ NỘI (NV) - Nguyên nhân chính khiến những người thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam bần cùng là vì không có đất để ở và canh tác. Tuy nhiên chính sách hiện hành không dành đất cho họ.


 Người dân thiểu số một tỉnh miền núi phía bắc phải cố sức cày một rẻo đất nhỏ trên sườn núi để trồng cấy. (Hình: Đất Việt)

Đó là điểm mà các ông: Giàng Seo Phử, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc của Quốc hội CSVN và  Danh Út, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của nhà cầm quyền trung ương, nhấn mạnh, khi thảo luận về việc thực hiện chính sách và các qui định pháp luật để giảm đói nghèo cho người thiểu số, trong giai đoạn từ 2005 đến 2012.

Ủy ban Dân tộc của Quốc hội CSVN từng thực hiện một thống kê, theo đó, trong giai đoạn từ 2005 đến 2012, Việt Nam có khoảng 652 ngàn gia đình thuộc các sắc tộc thiểu số cần được hỗ trợ đất ở, đất canh tác nhưng đến nay, chính quyền các địa phương chỉ “hỗ trợ” đất cho 232 ngàn gia đình (khoảng 41.5% so với nhu cầu).

Sau 7 năm thực hiện chính sách và các qui định pháp luật để giảm đói nghèo cho người thiểu số, vẫn có 58.5% gia đình thuộc các sắc dân tộc thiểu số chưa được “hỗ trợ đất”. Khoảng 33 ngàn gia đình vẫn không có đất ở và 327 ngàn gia đình vẫn không có đất canh tác.

Kết quả bi đát này là vì “không còn đất” để “hỗ trợ” họ. Lý do không còn đất để “hỗ trợ” người thiểu số được giải thích là vì các nông trường, lâm trường của nhà nước vẫn nắm giữ rất nhiều đất đai (khoảng 6 triệu héc ta) dù phần lớn diện tích bị bỏ hoang.

Còn người thiểu số thiếu đất ở, không có đất canh tác là vì đất ở, đất canh tác bị thu hồi để làm các công trình thủy điện, xây dựng khu công nghiệp, sân golf. Đó là chưa kể những gia đình thuộc các sắc tộc thiểu số đã được “hỗ trợ” đất cũng không hài lòng vì chỉ nhận được quyết định chứ chưa được nhận đất, đất được “hỗ trợ” để canh tác cách nhà vài chục cây số…

Ông Danh Út, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, cả quyết, đó là nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, tái nghèo, phát sinh nghèo dai dẳng trong cộng đồng các sắc thiểu số. Mất nhà, mất đất, nghèo đói là lý do chính khiến dân chúng thuộc các sắc tộc thiểu số bất bình. Đó cũng là lý do khiến khu vực cao nguyên ở cả ngoài Bắc lẫn trong Nam bất ổn và làm chế độ Hà Nội lo âu.

Hồi tháng 7 năm ngoái, tại hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2012, tổ chức tại Lâm Đồng, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã chính thức đề nghị nhà cầm quyền CSVN “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014”.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên là một cơ quan hỗn hợp, bao gồm một số sĩ quan cao cấp của công an, quân đội và viên chức cao cấp là lãnh đạo các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn cũng như đối phó với những bất ổn về an ninh, chính trị ở khu vực này.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập năm 2002, sau khi người thiểu số ở Tây Nguyên nổi dậy lần đầu tiên để đòi tự do tôn giáo, đòi quyền sống, chống cưỡng đoạt đất đai vào năm 2001. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do Bộ trưởng Công an làm Trưởng ban.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, riêng việc cho phép thực hiện hàng loạt dự án thủy điện ở Tây Nguyên đã tạo thêm nhiều vấn nạn xã hội và môi trường. Vấn nạn lớn nhất là người thiểu số mất nhà, mất đất canh tác, không còn sinh kế.

Riêng tại Tây Nguyên, các sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên hồi năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người thiểu số vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.

Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc chính quyền Việt Nam đang giam giữ từ vài trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù. (G.Đ.)

04-25- 2014 6:06:03 PM

Tâm tư hôm nay mới trải

Huỳnh Thục Vy-Gửi cho BBC từ Buôn Hồ
BBC-05:13 GMT - thứ bảy, 26 tháng 4, 2014


Phong trào dân sự ở Việt Nam đã có những bước phát triển

Trước nay, tôi vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho xã hội dân sự hơn là đảng phái chính trị. Mặc dù, trong một thể chế dân chủ, cả hai thứ này đều không thể thiếu, và có thể xem chúng là hai trong số những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ: xã hội dân sự và đa đảng.
Sự thiên lệch trong mối quan tâm này xuất phát từ nhận thức cá nhân tôi về hai thiết chế xã hội này.

Khuynh hướng tập hợp lại thành các phe nhóm và đảng phái chính trị luôn dễ dàng và hiệu quả hơn nhu cầu sinh hoạt thiện nguyện, vô vị lợi và độc lập của các hội đoàn dân sự. Nguyên do dễ thấy, đó là, cũng giống như mảng hoạt động kinh tế, mảng sinh hoạt chính trị được hình thành và phát triển dựa trên nguyên tắc chính của nó là Quyền lợi. Với kinh tế, là vì tiền bạc và tài sản; còn chính trị là vì quyền lực chính trị, hay nói rõ hơn là triển vọng quản lý và kiểm soát xã hội.

Còn các hội đoàn dân sự là sự kết hợp của những người cùng sở thích, ý chí, giá trị, nghề nghiệp, nguyện vọng… Họ tập hợp lại để chia sẻ những điểm chung, làm việc nhân đạo, bảo vệ lợi ích và giá trị của thành viên chứ không nhằm tranh giành lợi ích kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

Chính trị và dân sự

Khuynh hướng chính của con người tư lợi, đó là một giả định hữu lý và đã được chứng minh bằng kinh nghiệm. Một lý thuyết gia lỗi lạc của thời đại chúng ta - Max Webber - từng nói: “Quyền lợi, chứ không phải ý tưởng, trực tiếp chế ngự hành động của con người”.

Sự kết hợp vì quyền lợi luôn thuận lợi hơn sự tập hợp dựa trên giá trị. Đức tính công cộng trừu tượng không thắng nổi những lợi ích thiết thực.

Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình. Bởi vậy, trong một xã hội dân chủ, trái ngược với các sinh hoạt đảng phái mạnh mẽ, sôi động và hào nhoáng, mảng sinh hoạt xã hội dân sự thực thụ luôn là những bận rộn tầm thường và thiên về nhân đạo.

Trong nhiều bài viết của mình, tôi từng lo sợ rằng: Vì sự an toàn dưới chế độ độc tài, hiện nay các nhóm thuộc đảng phái, phe nhóm chính trị thường hoạt động dưới lớp vỏ xã hội dân sự, điều này dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm: xã hội dân sự phát triển một cách giả tạo, bị khuynh loát và không có đủ sức đặt nền tảng cho một chế độ dân chủ hậu cộng sản.

"Các hội đoàn dân sự chỉ có được sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng để thành viên đủ sống và làm việc chứ không kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù như khi làm kinh tế hoặc chính trị, nếu không muốn nói là đôi khi thành viên phải bỏ tiền túi ra để giữ vững sự độc lập cho hội đoàn mình."

Thực trạng này rất đáng lo vì nó tiếp tục cản trở nỗ lực đấu tranh đòi Dân chủ và đe dọa làm thất vọng ước muốn Dân chủ, Đa nguyên, Tự do và Nhân quyền của người dân Việt Nam.

Vì thế, đối với xã hội dân sự, tâm tình của tôi gần giống với tình cảm quan tâm và yêu thương của một người dành cho một người bạn nghèo khổ của anh ta. Chỉ đơn giản bởi tâm lý của tôi là thích chú tâm đến những thứ bị mọi người bỏ rơi lại đằng sau, những thứ tầm thường, không bắt mắt và kém hào nhoáng.

Đến bây giờ, vượt qua những lời chụp mũ không căn cứ, tôi vẫn là một người hoạt động độc lập. Tôi có, tất nhiên, nhiều thân hữu thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng tôi không thuộc bất cứ đảng phái hay phe nhóm chính trị nào.
Không phải vì tôi sợ chính quyền mạnh tay đàn áp mà tôi vì tôi muốn dành thời gian trẻ trung và năng động nhất của cuộc đời mình cho “người bạn nghèo khổ” ở đất nước này.

Có thể hoạt động độc lập được không?

 Liệu có tách rời đấu tranh dân sự và chính trị được không?

Làm một người hoạt động độc lập, điều đó dĩ nhiên khiến tôi gặp nhiều khó khăn hơn nhiều người khác. Quý vị có thể hình dung bối cảnh có những người ngồi trên thuyền lớn để vượt bão, còn những người hoạt động độc lập như chúng tôi chỉ ngồi trên những chiếc ghe nhỏ và mục nát. Thỉnh thoảng chúng tôi nhận được một vài sự giúp đỡ, khuyến khích và tư vấn từ các cá nhân riêng lẽ; nhưng nói chung là chúng tôi chỉ có một mình.

“Một mình” không phải là không có bạn bè mà là không có một thế lực chính trị nào đứng đằng sau chúng tôi ngoài những tấm lòng của từng cá nhân có tri thức, uy tín và tâm huyết với đất nước.

Hoạt động độc lập đã khó, làm việc trong một tổ chức độc lập còn khó khăn gấp bội.
Cuối năm 2013, tôi trở thành thành viên của một tổ chức bảo vệ Nhân quyền của phụ nữ mang tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại.

An ninh cộng sản đe dọa nhiều thành viên của chúng tôi, đòi họ rút tên khỏi Hội. Sự sách nhiễu đó gây nhiều tổn thất cho Hội nhưng nó không khiến chúng tôi được truyền thông chú ý và bênh vực. Dư luận viên thì chụp mũ chúng tôi là tổ chức ngoại vi của đảng này, đảng khác. Nhiều người ủng hộ chúng tôi quay sang nghi ngờ. Nhiều người đấu tranh khác, vì thiếu thông tin, thì nghĩ chúng tôi là “quốc doanh” vì “chưa thấy chúng tôi bị đàn áp gì cả”.

Quả tình, đối với những con người từng chịu nhiều mất mát và thậm chí là đau khổ bởi chế độ này như cô Dương Thị Tân, chị Lê Thị Công Nhân, cô Trần Thị Hài, chị Trần Thị Nga …, thì việc nghi ngờ Hội chúng tôi “quốc doanh” đồng nghĩa với sự xúc phạm nghiêm trọng. Chỉ vì người ta không nhìn thấy những đàn áp ngấm ngầm nhưng không kém mạnh mẽ mà chúng tôi phải chịu và một phần vì cái xu hướng tâm lý: những người bị đàn áp mạnh và được truyền thông ủng hộ hơn thì có thẩm quyền đạo đức hơn. Và chúng tôi còn gặp vô số những khó khăn về mặt kỹ thuật khác.

"Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ."

Là một tổ chức bảo vệ Nhân quyền, chúng tôi bị chính quyền cộng sản thù ghét vì họ nghĩ chúng tôi đang cố tập trung lực lượng làm xói mòn quyền lực độc tôn của họ. Là một tổ chức độc lập, chúng tôi bị các đảng phái, phe nhóm chính trị đả kích vì chúng tôi không nằm trong phạm vi chi phối và kiểm soát của họ. Vậy là chúng tôi phải xoay xở rất vất vả trong một mớ những trở ngại về tài chính, kỹ thuật tổ chức và trục trặc nội bộ.

Nhưng bất chấp những khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng sự làm việc tận tụy và công tâm sẽ mang lại uy tín; chứ không phải ngược lại, uy tín và tiếng tăm sẵn có không nhất thiết song hành với sự công tâm và tử tế. Mặc dù hành động con người chủ yếu bị điều khiển bởi quyền lợi, nhưng là những con người có lý trí và khát vọng tốt đẹp, chúng ta phải cố gắng để cân bằng giữa hai thái cực: quyền lợi và sự công tâm.

Đó là lời chia sẻ mạo muội của tôi tới tất cả những người bạn đồng chí hướng đấu tranh cho Dân chủ và các cơ quan truyền thông Tự do đang gánh vác trên vai mình trách nhiệm to lớn: lên tiếng bảo vệ Tự do và Nhân quyền.
Mỗi một ngày trôi qua, tôi thấy mình lớn lên. Tôi đã trải nghiệm những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu ngấm ngầm trong tất cả các thiết chế do con người lập nên. Có những vận động ngầm, những toan tính thuần về quyền lợi, những kết nối khuất tất giữa các thế lực chính trị đang diễn ra, đang chảy dưới lòng sông, dù mặt sông phẳng lặng và đẹp đẽ.

Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng rằng những nhà hoạt động và trí thức Việt Nam độc lập có đủ tri thức và lương tri để quan sát những diễn biến này. Vì vai trò của giới trí thức thực sự trong mọi quốc gia là giám sát các hoạt động quyền lực chính trị để bảo vệ nền dân chủ. Việc mặc định sự nghi ngờ ngay từ đâu đối với quyền lực chính trị không những là trí khôn ngoan mà còn là phẩm chất của con người trong các xã hội dân chủ.

Bài phản ánh quan điểm riêng và văn phong của người viết, một blogger sống tại Việt Nam.

Chính quyền dùng 'đầu gấu' ở Dương Nội

BBC-15:46 GMT - thứ bảy, 26 tháng 4, 2014

Người dân Dương Nội khiếu nại
Người dân Dương Nội đòi 'thả người' trong vụ cưỡng chế 26/4 tại Thanh tra Bộ Công An.
Chính quyền Hà Nội sử dụng 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới 'một nghìn người' từ phía chính quyền tại một phường trên địa bàn thủ đô, hôm 25/4/2014, theo lời nhân chứng.
Các nhóm 'đầu gấu' tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã 'bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát' trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng và dân oan ở 'Dương Nội'.
Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói:
"Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi,
"Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nó vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay... xin bớt lại (đất) để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha,"Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi."
Trước câu hỏi làm sao biết được ai là 'đầu gấu' và 'xã hội đen' trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói:
"Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi... bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế."
"Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi"-Ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng
 Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là 'xã hội đen' mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất:
"Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế."

'Xã hội đen và Công an'

Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết:
"Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người,
"Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi."
Nhân chứng khẳng định những người tiến hành 'bắt trói' và 'vứt người lên xe' là các đối tượng 'xã hội đen' và các xe thùng là 'xe của cảnh sát.'
Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ.
Vụ cưỡng chế đất ở Dương Nội hôm 26/4
           Cảnh bên cưỡng chế phong tỏa đường xá ở Dương Nội hôm 26/4 theo truyền thông mạng.

Nhân chứng Quang nói tiếp: "Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người."
Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai lâu nay ở Dương Nội.
Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.
Nhân chứng này nói: "Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế."
Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy ra, mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.
Còn bà Tâm nói với BBC:
"Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,
"Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra Chính phủ và chính Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai."
"Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi"-Bà Nguyễn Thị Tâm, nhân chứng

'Dân vẫn sở hữu đất'

Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là quận và phường đã có thể 'tranh thủ' tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.

Vụ cưỡng chế đất ở Dương Nội
   Chính quyền đưa xe san ủi đất vào khu ruộng được rào, sau vụ cưỡng chế hôm 26/4.

Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn 'sở hữu' các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án.
Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền:
"Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v... giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi...
"Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta."
Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.
Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị 'trả người' bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.
"Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta"-Bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động xã hội
Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là 'một vấn đề nóng' ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu 'xứng tầm' về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể 'động chạm' tới chính quyền ở 'cấp cao' và trở thành một vấn đề 'nhạy cảm, tế nhị' đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.


Nợ xấu- tồn kho- niềm tin thị trường vẫn là trở ngại

Nam Nguyên, phóng viên RFA-2014-04-26
Bất động sản bị đóng băng nhiều công trường xây dựng nửa chừng bị hết vốnBất động sản bị đóng băng nhiều công trường xây dựng nửa chừng bị hết vốn-Dantri.com
Nền kinh tế Việt Nam được cho là đang bị ách tắc vì chưa giải quyết được những vấn đề tồn tại, như nợ xấu và tồn kho cao trong bối cảnh chưa hồi phục được niềm tin thị trường. Nam Nguyên trình bày thông tin này.
Không lạc quan cho tình hình kinh tế VN
Được yêu cầu đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội tỏ ra kém lạc quan.
“Năm 2014 đã qua một quí, bắt đầu tháng đầu tiên của quí 2. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn nhận bằng những con số của cơ quan chức năng đưa ra, theo quan điểm của tôi thì sức khỏe của nền kinh tế đang còn nhiều vấn đề. Có nghĩa là nền kinh tế ở dạng mới bắt đầu hồi phục nhưng sự hồi phục này rất là yếu ớt. Tại vì những thách thức rất lớn ở phía trước ví dụ vấn đề tồn kho, vấn đề nợ xấu, vấn đề niềm tin đối với thị trường vẫn còn chưa thực sự được khắc phục, hay là sức đề kháng của nền kinh tế đối với sự biến động không bình thường, sức chịu đựng, hay là cốt lõi nhất là vấn đề năng suất hiệu quả hay vấn đề tái cơ cấu thì cũng chuyển biến rất chậm. Cho nên trước thực trạng này thì phía trước còn đặt ra nhiều vấn đề mà nếu không có sự quyết tâm thực sự, cải cách thể chế thực sự thì khó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.”
Cuối năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lên tiếng báo động trước các đại biểu: “Dư nợ ngân hàng khoảng 2 triệu tỷ thì nằm ở bất động sản 1 triệu tỷ. Bao nhiêu tiền của chôn vào đó. Đây là kho hàng tồn lớn nhất, không thấy thì không giải phóng được nợ ngân hàng.”
Sức khỏe của nền kinh tế đang còn nhiều vấn đề. Có nghĩa là nền kinh tế ở dạng mới bắt đầu hồi phục nhưng sự hồi phục này rất là yếu ớt. Tại vì những thách thức rất lớn ở phía trước ví dụ vấn đề tồn kho, vấn đề nợ xấu, vấn đề niềm tin đối với thị trường vẫn còn chưa thực sự được khắc phục
Tiến sĩ Ngô Trí Long
Hơn một năm sau cảnh báo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ngày 18/2/2014 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody trong công bố Báo cáo triển vọng 2014, đánh giá tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt nam không thể dưới 15%. Con số của Moody quá chênh lệch với tỷ lệ 3,63% mà Ngân hàng Nhà nước công bố về tỷ lệ nợ xấu tính tới ngày 31/12/2013.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có cây đũa thần nào mà có thể giải quyết nợ xấu với tốc độ thần kỳ như thế. Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ để gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có cái hướng cụ thể. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn. Thực tế số liệu này thì cũng có nhiều nguồn tin khác nhau, ngay bản thân Ngân hàng, cơ quan chính phát ngôn thông tin về nợ xấu thì mỗi thời điểm khác nhau cũng hoàn toàn toàn khác nhau. Cho nên độ tin cậy hiện nay như thế nào thì cần phải có một cái gì đó để kiểm nghiệm xem con số đưa ra có chuẩn xác hay không. Khi con số đưa ra có thể xác định thì mới có thể có biện pháp chủ yếu giải quyết đúng được. Còn trong bối cảnh hiện nay thực chất vấn đề nợ xấu ở Việt Nam, theo quan điểm của tôi, hướng xử lý nợ xấu vẫn còn mờ mịt lắm và khả năng giải quyết nó cũng còn khó khăn và thách thức ở phía trước rất là nhiều.”
Thép là một trong những mặt hàng có lượng tồn kho lớn. Ảnh: Báo Hải Quan.
Thép là một trong những mặt hàng có lượng tồn kho lớn. Ảnh: Báo Hải Quan.

Giải quyết nợ xấu bằng “thủ thuật bút toán”?
Tuy không có những lời giải thích chính thức, nhưng dư luận cho rằng Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng rất nhiều vào hoạt động xử lý nợ xấu của Cty quản lý tài sản VAMC. Theo đó, trong hai tháng cuối năm 2013 VAMC đã mua gần 40.000 tỷ nợ xấu và trả bằng trái phiếu đặc biệt trị giá 31.000 tỷ đồng. Giới chức của VAMC cho biết thêm là trong quí 1/2104 đã đặt mục tiêu mua thêm 10.000 tỷ đồng nợ xấu nữa của các ngân hàng thương mại.
Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán. Tức là chuyển nợ xấu từ sổ kế toán của ngân hàng thương mại có nợ xấu sang sổ kế toán ghi nợ của VAMC và sau một thời gian sẽ hoàn lại
TS Lê Đăng Doanh
Về nguyên tắc, VAMC mua nợ xấu trả bằng trái phiếu đặc biệt và các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC sẽ dùng trái phiếu đặc biệt này để được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn. Tuy vậy vấn đề này chưa thực tế diễn ra.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ở Hà Nội, nhận định rằng vấn đề nợ xấu của Việt Nam rất phức tạp. Như tổng nợ xấu không có con số chính xác, những con số từ các nguồn khác nhau chênh lệch quá lớn. Dù đánh giá việc thành lập VAMC là một nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng TS Lê Đăng Doanh đặt ra một số câu hỏi:
“VAMC có thể mua nợ xấu ào ạt như một phó Tổng giám Đốc VAMC nói là có thể mua tất cả nợ xấu trong một thời gian ngắn. Thế nhưng vấn đề là các món nợ xấu mà VAMC mua là nợ xấu có bảo đảm, VAMC sẽ bán tài sản bảo đảm ấy như thế nào để thu hồi lại vốn. Nếu như không giải quyết được nợ xấu thì sau 5 năm VAMC sẽ xử lý nợ xấu ấy như thế nào? Hay lại bàn giao lại cho Ngân hàng Nhà nước? Như vậy tức là thay vì giải quyết thực chất về nợ xấu thì đấy chỉ là một thủ thuật bút toán. Tức là chuyển nợ xấu từ sổ kế toán của ngân hàng thương mại có nợ xấu sang sổ kế toán ghi nợ của VAMC và sau một thời gian sẽ hoàn lại, tất cả những câu hỏi đó hiện nay đang còn ở trước mặt và  chúng ta đang chờ xem VAMC sẽ giải quyết thế nào.”
Liên quan đến tồn kho bất động sản, gói 30.000 tỷ của chính phủ được cải biên về tên gọi là giải quyết nhà ở xã hội cho người nghèo, đối tượng gia đình chính sách, đã không thể phát huy tác dụng. Giải ngân cho tới nay chưa tới 10% vì thị trường không tồn kho loại nhà ít tiền, hơn nữa thủ tục cho vay khó khăn, thời hạn trả nợ quá ngắn. Cùng lúc có những tin về gói 100.000 tỷ, 50.000 tỷ để giải quyết tồn kho bất động sản. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng, đó chỉ là những chương trình tín dụng thông thường do một số ngân hàng đưa ra. Có chuyên gia còn gọi đó là những gói kích cầu “ảo” phục vụ cho những mục đích nào đó trên thị trường bất động sản.
Vào lúc kinh tế xuống đáy, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam kêu gọi cải cách thể chế để tạo động lực phát triển mới. Thế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đã khước từ một cơ hội cải cách thể chế quan trọng bậc nhất trong dịp sửa đổi Hiến pháp hồi năm ngoái. Bản Hiến pháp 2013 vẫn duy trì kinh tế Nhà nước là chủ đạo và đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Vũng Áng: Chính quyền quyết đẩy dân thành những Chị Dậu thế kỷ XXI

Người Xứ Bố Sơn, gửi RFA từ Việt Nam-2014-04-25

Hàng quán đều bị chủ quán tự đập vụn vì sợ công an bắt lên đồnHàng quán đều bị chủ quán tự đập vụn vì sợ công an bắt lên đồn-RFA
Chúng tôi quay lại Cảng Vũng Áng trong một buổi chiều nắng gắt. Cảnh tượng nhộn nhịp trù phú ngày xưa đã được thay thế bằng cảnh hoang tàn, tiêu điều dọc hai bên Đường 12 từ ngã ba Kỳ Lợi(Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đến tận cổng cảng Vũng Áng.
Về trách nhiệm pháp lý thì chính quyền xã Kỳ Lợi nói riêng, huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh nói chung buộc phải trình diện đủ các chứng cứ giấy tờ với nhân dân để người dân biết vùng nào đã đền bù, vùng nào chưa đền bù. Sau đó buộc có trách nhiệm đền bù với các hộ dân chịu thiệt hại cách vô cớ trên chính mảnh đất của họ.
Chính quyền trước làm ngơ thu thuế, sau “vơ đũa cả nắm”.
Theo một người hiểu vấn đề nói rõ thì chính quyền đã vơ đũa cả nắm khi yêu cầu cưỡng chế trắng, không hỗ trợ, không đền bù với tất cả các hộ kinh doanh ở hai bên đường.
Chúng ta có thể chia làm hai loại đất để hiểu:
Loại thứ nhất: Đất thuộc dự án, đất đã đền bù.
Loại thứ hai: Đất chưa đền bù.
Chính quyền vẫn nhắm mắt thu thuế của hàng loạt quán xá này trong hàng chục năm(Biên lai thu thuế môn bài năm 2008, 2014 của một hộ dân)
Chính quyền vẫn nhắm mắt thu thuế của hàng loạt quán xá này trong hàng chục năm(Biên lai thu thuế môn bài năm 2008, 2014 của một hộ dân)
Loại thứ nhất: loại không oan.
Người dân địa phương này cho biết: “Xã, huyện, tỉnh đã sai khi gộp chung tất cả các hộ lại để cưỡng chế thẳng thừng như vậy. Vì có nhiều hộ đã được đền bù từ trước nhưng vẫn quay lại dựng hàng quán trước sự ưng thuận của chính quyền địa phương, những hộ này chính quyền tiến hành cưỡng chế thì có thể chấp nhận được khi trưng các giấy tờ chứng minh là mình đã tiến hành đền bù khi làm đường xuống cảng Vũng Áng và quy hoạch dự án xây dựng ở cảng.”
Khi tích tụ sự ưng thuận của chính quyền bằng việc thu thuế môn bài đầy đủ trong hàng chục năm như thế thì người dân sẽ bức xúc khi đột nhiên bị buộc đập phá trắng, không hỗ trợ, đền bù.
Đây là nguyên nhân những người dân thuộc diện này kéo cờ, kéo trống, kéo cả làng ra chống cưỡng chế.
Loại thứ hai: Loại bị oan.
Những hộ dân có đất loại này cay đắng, đau đớn tự đập nát đi cơ nghiệp bạc tỉ của mình vì nỗi sợ hãi sau khi công an đã bắt đi hàng loạt người dân trong làng mình vì chống cưỡng chế.
Cái vô lý ở việc cưỡng chế loại đất thứ hai nay là việc chưa được đền bù một đồng, một cắc nào khi người dân đã buôn bán, kinh doanh ở đây hàng chục năm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với một mức độ nợ nần ở mức đáng quan ngại.
Theo lý giải của một người dân thuộc diện này: “Hàng quán của tôi xây dựng trên đất tự nhiên của gia đình đã hàng chục năm nay. Đất này trước đây trồng sắn, trồng lạc, nhưng sau người dân đã theo nhau mở hàng quán để kinh doanh bán nước, bán cơm phục vụ công nhân trong và ngoài các công trường quanh cảng Vũng Áng. Tôi khẳng định đất của tôi chưa được đền bù một đồng nào cả. Đùng đùng tự nhiên nhập chúng tôi với loại đã được đền bù và yêu cầu chúng tôi nạp hồ sơ đất, tự tháo dỡ các công trình mà chúng tôi đã vay tiền tỉ để xây dựng lên. Giờ dân chúng tôi còn biết cậy nhờ vào ai khi báo chí vào mà chẳng giải quyết được gì, chính quyền cấp trên thì nghe cấp dưới báo khống lên ?”.
Nhiều công văn lạ và nhùng nhằng của chính quyền các cấp Hà Tĩnh.
Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập tới trong bài Cảng Vũng Áng: Sự thật đánh chủ tịch huyện nhập viện. Chưa dừng lại ở đó, công văn mang tính mấu chốt sai phạm của vấn đề là việc chính quyền xã Kỳ Lợi phát ra hàng loạt thông báo cùng một số (số: 32/TB-UBND) ngày 06/03/2014 do ông Bùi Đức Trình - Phó chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh ký về việc yêu cầu nạp các giấy tờ liên quan tới đất đai, tài sản để phục vụ GPMB khu hậu cảng Vũng Áng(Số điện thoại ông Trình ghi trong công văn là 0963.555.269).
Biểu tình tại ngã ba Kỳ Lợi
Biểu tình tại ngã ba Kỳ Lợi
Việc chính quyền tự ý dựa vào những công văn chung chung mang tính chất chỉ đạo của cấp trên như vậy để yêu cầu công dân nạp giấy tờ đất đai, tài sản như vậy có khác nào ăn cướp rồi tìm cách chặn đường kiện tụng của nhân dân bị cưỡng chế trắng cách oan uổng ở thôn biển Hải Phong ?
Sai nối sai.
Theo khoản 03, điều 05, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày ngày 12 tháng 11 năm 2013 ghi rõ:
“Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.”
Nhưng ở huyện Kỳ Anh, ông Chủ tịch Nguyễn Văn Bổng một tay che trời, đạp đổ tinh thần thượng tôn pháp luật để tiến hành đổ quân cưỡng chế trước thời hạn theo luật pháp quy định.
Ngày 24 tháng 03 năm 2014, ông Nguyễn Văn Bổng ký Quyết định số 2216/QĐ-CC V/v cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thế nhưng tới ngày 29 tháng 03 năm 2013, ông đã cùng phó chủ tịch huyện, “Trưởng công an huyện, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đơn vị liên quan huy động lực lượng cùng với công cụ phương tiện cần thiết, phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cưỡng chế…”; “Mời đại diện: Viện kiểm sát nhân dân huyện, Ban pháp chế HDND huyện, Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức thành viên…” xuống địa điểm thực hiện cưỡng chế để dẫn tới sự việc đụng độ ngày 29/03/2014 tại Kỳ Lợi làm ông Bổng phải nhập viện và hàng loạt sự kiện bắt bớ sau biến cố này.
Liệu rằng, chính quyền có suy nghĩ lại sai lầm này và có những hành động hoàn bồi thoả đáng đối với những thửa đất, hàng quán mà chính quyền chưa bồi thường vì đã đạp đổ của dân đi tất cả chén cơm của hàng trăm sinh mạng thôn biển Hải Phong – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh ?
FB Người Xứ Bố Sơn,
Việt Nam 25-04-2014
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hàng 100 người dân Dương Nội đến bộ công an đòi 5 người bị bắt

RFA-26-04-2014
Đàn áp bắt bớ dân oan Dương Nội ngáy 22 tháng 4, 2014
Hơn 100 người dân thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội sau đợt cưỡng chế mới nhất vào ngày hôm qua, hôm nay tiếp tục khiếu kiện tại các cơ quan chức năng trung ương cũng như tuần hành nêu rõ những yêu cầu của họ không được chính quyền giải quyết.
Một người dân Dương Nội khi vừa đi khiếu kiện và tuần hành về cho Đài Á Châu Tự do biết là do hôm qua có 5 người bị công an đánh và bắt nên nay đến bộ công an và Mặt trận Tổ quốc để đòi người.
Tiếp tục sau đó đoàn người sẽ đi vòng thành phố cầm theo biểu ngữ tố cáo chế độ đàn áp người dân oan và bắt người trái phép.
Đoàn khiếu kiện của người dân Dương Nội như vừa nêu không phải là đoàn duy nhất hiện có mặt tại Hà Nội. Nhiều người dân bị thu hồi đất đai trái pháp luật, cũng như bị hành xử oan ức… từ nhiều tỉnh thành trong cả nước tiếp tục về Hà Nội cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu các cơ quan chức năng trung ương giải quyết. Một số người phải chờ chực suốt nhiều năm qua mà trường hợp của họ vẫn không được giải quyết thỏa đáng.

Lẽ ra… không nên có Bộ trưởng như thế!

(PetroTimes) - Lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh

Bệnh sởi bùng phát ở Hà Nội, và đã thành dịch, với số trẻ yểu mệnh cao chưa từng thấy: Số tử vong liên quan đến sởi là 54, trong đó có 14 ca tử vong trực tiếp do sởi (với 4 trẻ dưới 9 tháng tuổi).
Ấy vậy mà Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn lấp liếm cho lý do không công bố dịch là vì sợ “gây xáo trộn sinh hoạt, hoang mang…”.
Nhưng có lẽ lý do thuyết phục hơn cả là bà trót công bố kế hoạch thanh toán bệnh sởi vào năm 2012, nay nếu công bố có dịch, thế hóa ra lại “tự nhận mình là… không hoàn thành kế hoạch ư”.
Vì sự che giấu này mà Hà Nội đối phó với dịch bệnh một cách bị động và lúng túng.
Lẽ ra… không nên có Bộ trưởng như thế!
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi thị sát bệnh nhân sởi.
Phải rất đáng biểu dương các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Bạch Mai đã phải gồng mình lên làm việc hết sức mình hơn một tháng nay. Có người cả tuần không về nhà; có người mấy ngày liền chỉ húp vội bát mì tôm… Và họ khóc uất ức, khóc vì bất lực khi thấy các cháu bé nối nhau ra đi.
Rồi ở nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có bệnh sởi. Nhưng, như ở TP Hồ Chí Minh, do các bệnh viện, có tầm nhìn xa – ngay khi chỉ mới có dăm bệnh nhân đến, là bệnh viện Nhi đồng TP đã nghĩ ngay đến “dịch”, và có những ứng phó rất bài bản, cho nên không để xảy ra hậu quả xấu.
Bây giờ, hàng chục trẻ nhỏ đã mất, người ta mới đặt ra những câu hỏi “lẽ ra”.
Lẽ ra phải tổ chức phân tuyến ngay từ đầu để giảm tải?
Lẽ ra phải báo cáo lên… Lẽ ra thế nọ, lẽ ra thế kia…?
Quá đau lòng trước mất mát, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải kêu lên, khi đi thăm bệnh viện Đống Đa: “Nhưng chúng ta cứ lúng túng trong việc có công bố dịch không, công bố thì thế nào, không công bố thì thế nào? Điều kiện công bố dịch, công bố thế nào do cơ quan chuyên môn đánh giá nhưng dù có công bố hay không và dù có nói với ngôn ngữ gì thì tình hình dịch cũng là nghiêm trọng, ứng phó với dịch phải tương xứng… Trước đây chúng ta công bố, gọi một số bệnh là dịch nhưng số chết có nhiều như thế này đâu? Philippines cũng có dịch nhưng số chết thì ít hơn ta”.
Xâu chuỗi lại tất cả sự việc, thực ra, chỉ cần giải quyết một vấn đề và cũng có thể nó bằng câu “lẽ ra”.
Vâng, lẽ ra, chúng ta không nên bỏ phiếu bầu chọn cho một bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ biết chắp tay sau lưng, đến dòm dòm cháu bé bị bệnh.
Như Thổ
* Ý kiến phản hồi:
Lam Anh: "Bộ trưởng đi thăm các cháu bé mà chắp tay dòm dòm như đi xem triển lãm thế kia???"
Vân: "Thì ra Bộ trưởng Tiến sợ mất thành tích"
Nguyễn Sự: "Văn hóa từ chức vốn phổ biến ở nhiều nước. Một Bộ trưởng Y tế hoàn toàn có thể từ chức sau khi có nhiều bệnh nhân qua đời. Trong quan niệm của họ, đó là trách nhiệm trực tiếp của mình".
Đỗ Văn Sơn: “Nếu được đừng bao giờ bắt tôi phải nhìn thấy bà Bộ trưởng này”
Cung Danh: “Bà Bộ trưởng này mà từ chức, tôi chết liền…!”
Xich Lo: "Bộ trưởng Tiến có thể là nhà khoa học giỏi, nhưng chắc chắn không phải là một Tư lệnh giỏi, người mà nhân dân cần cho vị trí Bộ trưởng".
Vạn Ý: "Bức xúc quá, chúng ta phải làm gì bây giờ. Hết lần này đến lần khác, nhìn các em bé mà xót xa quá!"
Dân Thường: “Đừng vì cá nhân, đừng sĩ diện, đừng ham lợi danh nữa. Xin bà Bộ trưởng hãy Từ Chức",
21:01 | 26/04/2014