Tuesday, April 7, 2015

NÓNG: TÌNH HÌNH ĐÌNH CÔNG TẠI CÔNG TY SHIN SUNG VINA (LONG AN) 8/4/2015

FB:  https://www.facebook.com/nguyen.t.nhan.923

(Đ/c: xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hoà, Long An)
Hôm nay 8/4, hơn 3000 công nhân công ty tiếp tục đình công, bỏ việc ra về. Toàn bộ công nhân đã ra về lúc 9h30 sau khi không đồng ý với bà Tổng Giám đốc công ty về lương, thưởng, chấm công, chế độ khác...Ngoài ra, nhiều công nhân còn phát hiện công ty đóng bảo hiểm chậm trễ, hiện chưa đóng bảo hiểm đầy đủ cho công nhân.
Việc đình công kéo dài đã một tuần, từ ngày 31/3 đến 3/4 là đình công phản đối luật BHXH mới, 4/4 đến nay (8/4) là đình công phản đối công ty chèn ép công nhân trong việc tính lương, thưởng, chấm công, chế độ khác... và đóng BHXH không đầy đủ cho công nhân.
Khi tôi đến gặp gỡ công nhân để phỏng vấn tình hình, bảo vệ và "kẻ lạ" với gương mặt sắc lạnh, ngang tàng mặc thường phục ra ngăn cản tôi, sau đó họ bám theo tôi để ngăn các công nhân khác trả lời tôi.
Tôi sẽ tiếp tục phản ánh tình hình chi tiết lên dư luận.
Ảnh chụp lúc 9h30 tại công ty Shin Sung Vina (Long An) ngày 8/4

Mỹ sẽ cung cấp thêm 6 tàu tuần tra cho Việt Nam

Trong thời gian tới Mỹ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam, đồng thời hỗ trợ “trọn gói” để Việt Nam có thể vận hành hiệu quả các tàu này, Thiếu tá Lý.V.Thắng (Lục quân Hoa Kỳ) chiều 6.3 cho biết.

Mô hình một tàu tuần tra của Mỹ. Ảnh minh họa.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, với chủ đề kỷ niệm của tháng 3 là tháng “quốc phòng và an ninh”, Thiếu tá Lý.V.Thắng, Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ, đã thông báo về các sự kiện sẽ được hai nước cùng thực hiện trong tháng này, nhằm nêu bật các mối quan hệ an ninh song phương đang ngày càng phát triển giữa hai bên.
Một trong những thông báo đáng chú ý là việc Hoa Kỳ sẽ cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam trong thời gian tới. Thiếu tá Thắng mô tả cách thức Hoa Kỳ thực hiện hỗ trợ an ninh và nêu rõ: "Chúng tôi không chỉ trao 6 tàu cho lực lượng tuần duyên của Việt Nam mà sẽ tiếp cận “trọn gói”.
Theo ông Thắng, hiện có một số sĩ quan Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ về cách thức sử dụng các tàu này, để một thời gian nữa trở về Việt Nam có thể vận hành chúng một cách hiệu quả.
Thiếu tá Thắng cho biết thêm: “Chúng tôi cũng trao cho Việt Nam các thiết bị phụ tùng thay thế. Trong trường hợp cần sửa chữa, bảo dưỡng, chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng các cơ sở như vậy. Sự hỗ trợ của chúng tôi là hỗ trợ dài hạn. Đó là lý do tại sao có chuyên gia Hoa Kỳ tại đây để đảm bảo cam kết của chúng tôi trong việc hỗ trợ dài hạn cho Việt Nam”.
Thiếu tá Thắng bày tỏ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thúc đẩy và thắt chặt mối quan hệ an ninh quốc phòng trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Trong đó 5 lĩnh vực ưu tiên đã được hai bên nhất trí, bao gồm: An ninh biển, đối thoại cấp cao, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, và các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các hoạt động này nhằm tăng cường lòng tin và phục vụ lợi ích của hai bên, đồng thời góp phần hàn gắn những vết thương trong quá khứ.
Thiếu tá Lý.V.Thắng, Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ, tại buổi gặp mặt báo chí chiều 6.3.
Thiếu tá Lý.V.Thắng cũng cho hay, cuối tháng này lực lượng vũ trang hai nước sẽ cùng tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ chương trình “Thiên thần Thái Bình Dương” năm nay. Cùng với đó, vào tháng 8, hải quân Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Thiếu tá Thắng còn thông báo một số hoạt động quan trọng trong thời gian tới về hợp tác an ninh, quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong đó, vào cuối tháng 3 sẽ có chuyến thăm của Phó Tư lệnh Thái Bình Dương, sau đó là chuyến thăm của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam.
Một sự kiện quan trọng khác là việc rà soát giữa kỳ, đối thoại về quốc phòng song phương giữa Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhằm rà soát hoạt động của hai bên 6 tháng vừa qua và xác định hoạt động trong 6 tháng sắp tới.
Tuần tới sẽ diễn ra lễ khai mạc hoạt động trao đổi huyên môn có liên quan về vận hành xuồng nhỏ của hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, Không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cùng với Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam sẽ tham gia đào tạo về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp có máy bay rơi.
Trên lĩnh vực an ninh biển, phía Hoa Kỳ sẽ làm việc chặt chẽ với cảnh sát biển Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
Theo ông Thắng, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, ủng hộ các quyết định của Việt Nam, hỗ trợ xây dựng năng lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Được biết, tuần tới sẽ có một nhóm chuyên gia Hoa Kỳ đến Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam để trao đổi về hoạt động đào tạo, giúp đỡ Việt Nam đạt được các mục đích và thực hiện các sứ mệnh của mình trong gìn giữ hòa bình.
Trong lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, Hoa Kỳ sẽ phối hợp tăng cường năng lực ứng phó với thảm họa cho Việt Nam. Đặc biệt, theo Thiếu tá Thắng, trong năm nay Hoa Kỳ sẽ dành 5 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

41 công an huyện tụ tập đánh bạc cho… vui!

GIA TUỆ - Thứ Tư, ngày 8/4/2015 - 02:13

(PL)- Nhiều cán bộ, chiến sĩ công an huyện đánh bạc bị đề nghị kiểm điểm do đánh bài trong trụ sở được đề bạt tăng chức.
Nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết lãnh đạo Công an huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) vừa đề xuất công an tỉnh xem xét bổ nhiệm một số cán bộ vào chức vụ trưởng, phó đội nghiệp vụ của công an huyện này. Nhưng nhiều người trong số này lại nằm trong danh sách các cán bộ đánh bài tại trụ sở (do đảng ủy công an huyện lập), cần phải nhắc nhở và xử lý.
Hàng chục công an đánh bạc
Thông tin chúng tôi có được thì từ đầu tháng 5-2014, Đảng ủy Công an huyện Phụng Hiệp đề nghị các chi bộ trực thuộc kiểm điểm một số đảng viên, cán bộ, chiến sĩ tham gia đánh bài tại công an huyện. Ngoài ra, Đảng ủy công an huyện cũng nghiêm cấm đảng viên, cán bộ, chiến sĩ đánh bài dưới mọi hình thức.
Kèm theo công văn này còn có danh sách chi tiết về họ tên, chức vụ của 41 đảng viên, cán bộ, chiến sĩ dính líu đến việc đánh bài ngay tại trụ sở công an huyện. 41 đảng viên, cán bộ, chiến sĩ này thuộc chín đội nghiệp vụ của công an huyện, gồm các đội CSĐT tội phạm về TTXH (có chức năng dẹp, bắt và khởi tố người dân đánh bạc - NV), cảnh sát giao thông - trật tự cơ động (CSGT-TTCĐ), CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (chuyên phòng ngừa, xử lý tội phạm là những người có chức vụ - NV), an ninh, kỹ thuật hình sự, CSQL hành chính về TTXH (có chức năng giải quyết mọi vấn đề về hộ khẩu, tạm trú, kiểm tra hành chính các nhà nghỉ, khách sạn - NV)… được liệt kê cụ thể. Nằm trong “bảng phong thần” có cả lãnh đạo của một số đội được Đảng ủy công an huyện nêu rõ là “tham gia đánh bạc”.
Trụ sở Công an huyện Phụng Hiệp - nơi xảy ra việc 41 công an tụ tập đánh bạc. Ảnh: GIA TUỆ
“Nói vậy mà chưa hẳn vậy”
Ngày 7-4, trả lời PV, Đại tá Nguyễn Hoàng Phi - Trưởng Công an huyện Phụng Hiệp cho biết sự việc đã xảy ra gần một năm, từng có đơn thư gửi báo đài và công an huyện. “Vụ này công an huyện đã giải quyết ổn thỏa. Phó bí thư có văn bản kêu gọi nhắc nhở anh em thôi vì chỉ có 6-7 người gom lại đánh bài ăn nước (ai thua trả tiền nước - PV)” - Đại tá Phi nói.
Cũng theo Đại tá Phi, hầu hếu anh em chỉ đứng coi và đã được chấn chỉnh, nhắc nhở ngay khi sự việc được phát hiện. Không phải “hết trơn trong danh sách” đều đánh bài.
Vậy cán bộ, chiến sĩ có được quyền đánh bài trong trụ sở? Đại tá Phi cho rằng thời điểm đó là họ trực tết và đánh bài ăn nước. Nhưng như vậy cũng là trật rồi. PV tiếp tục hỏi thế thì tại sao nhiều cán bộ, chiến sĩ này vẫn được bình bầu là chiến sĩ thi đua cơ sở, có người vừa “lọt” cửa quy hoạch được đề xuất lên chức. Đại tá Phi cho hay ông không thể nhớ hết và đề nghị PV liên hệ công an tỉnh bởi công an huyện đã báo cáo toàn bộ sự việc.
Chiều cùng ngày (7-4), PV liên hệ trưởng phòng tham mưu kiêm người phát ngôn công an tỉnh nhưng vị này nói đang bận họp và sẽ gặp vào cuối tuần.

GIA TUỆ

Việt - Trung ký kết nhiều thỏa thuận

Theo BBC-4 giờ trước
Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam khi còn là phó chủ tịch nước
Hôm 7/4 tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác.
Trong đó có Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giữa Bộ Tài chính hai nước.
Hai bên cũng ký Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020.
Tường thuật của trang web chính phủ Việt Nam nói hai nhà lãnh đạo đã “đi sâu trao đổi thẳng thắn và đạt được nhận thức chung quan trọng, sâu rộng” về quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau và phát huy các cơ chế hiện có để “kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề phát sinh, duy trì cục diện hòa bình, hữu nghị”.
Về kinh tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời nói Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Ông cũng đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.
Đối với vấn đề trên biển, hai phía nói sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015.

Kỷ niệm quan hệ ngoại giao?

Chuyến thăm này của ông Trọng được cho là ‘tiếp tục củng cố, duy trì cục diện hữu nghị, ổn định, tạo thêm đà phát triển lành mạnh cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước’, theo bài xã luận đăng trên báo Nhân dân.
Tháp tùng trong phái đoàn của ông Trọng là các ủy viên Bộ Chính trị: Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Đại Quang.
Trong số đó, các ông, bà Huynh, Ngân và Quang là những người vẫn còn đủ tuổi để tiếp tục trụ lại trong Bộ Chính trị. Họ được xem sẽ là thành phần chủ chốt trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau kỳ Đại hội 12 sắp tới.
Ngoài các ủy viên Bộ Chính trị, phái đoàn của ông Trọng còn có sự tham gia của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân, Chánh văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Vào cuối chuyến thăm, ông Trọng sẽ đến tỉnh Vân Nam, tỉnh giáp giới với Việt Nam.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Trọng trên cương vị Tổng bí thư và là chuyến thăm đầu tiên sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam gần một năm trước đây khiến quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt nghiêm trọng.

Hai phe trong Đảng?

Chuyến thăm trước của ông Trọng là hồi năm 2011 – không lâu sau khi ông Trọng lên nắm chức tổng bí thư của Đảng tại Đại hội lần thứ 11 diễn ra hồi đầu năm. Khi đó, ông Tập Cận Bình vẫn chưa là lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Trong bản tin về chuyến thăm này, hãng tin AP của Mỹ bình luận rằng lâu nay vẫn có dư luận cho rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẽ giữa một phe muốn có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh và do đó cần xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ và một phe tin rằng có thể âm thầm đạt được sự nhượng bộ từ phía người đồng minh về ý thức hệ’.
“Ông Trọng được mong đợi sẽ đến thăm Mỹ trong khi Việt Nam đang muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với các nước khác trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong yêu sách lãnh thổ,” hãng AP bình luận và cho biết hiện ngày giờ chuyến đi Mỹ của ông Trọng vẫn chưa được thông báo.
“Việc họ gặp nhau dù kết quả có thế nào đi chăng nữa vẫn là một dấu hiệu tốt và đáng hoan nghênh,” AP dẫn lời ông Trần Công Trục, cựu chủ tịch Ủy ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói.

‘Đừng hòng chen vào giữa’

Trước khi đi Bắc Kinh, ông Trọng đã tiếp lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi
Trong bài xã luận hôm 7/4 trước thềm chuyến thăm của ông Trọng với ngụ ý nhằm vào Washington, Tân Hoa Xã viết: “Bắc Kinh và Hà Nội đủ chín chắn để xử lý mối quan hệ của họ bên ngoài khuôn khổ song phương. Họ sẽ không theo đuổi các lợi ích khác mà gây tổn hại đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và họ cũng không cho phép ai che vào giữa mối quan hệ này.”
“Việc diễn giải chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng là một động thái kiềm chế Trung Quốc nghe như thuyết âm mưu và đối đầu của thời Chiến tranh Lạnh vốn đã bị ném vào thùng rác lịch sử từ lâu.”
“Một số kẻ bên ngoài, vì những lý do ích kỷ, đang lợi dụng mọi cái cớ có thể để gieo rắc bất đồng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong khi một số ít người trong hệ thống chính trị Việt Nam bị các thế lực bên ngoài lừa dối và trở thành những kẻ đồng lõa,” bài xã luận viết nhưng không nói cụ thể là ai.
Bài xã luận viết tiếp: “Con đường khả dĩ nhất phía trước của Bắc Kinh và Hà Nội là xây dựng lòng tin lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và hãy để cho thực tế và những con số giúp cho những ai bị đánh lừa tìm lại lý trí của mình vào biến những kẻ ác độc thành trò cười.
Thật ngây thơ khi nghĩ rằng những người bạn thân thiết như Trung Quốc và Việt Nam sẽ không bao giờ tranh cãi. Ngay cả anh em ruột thịt còn cãi nhau nữa là. Nhưng sẽ càng ngây thơ hơn nữa khi cho rằng mối quan hệ sâu rễ bền gốc giữa hai nước sẽ sụp đổ vì bất đồng trên Biển Đông. Hai nước đã trải qua những lúc còn khó khăn hơn thế.”

Rợn người: Đèn khò nướng trăm con gà trên nền nhà bẩn

Theo Vietnamnet- 06/04/2015 21:55 
 Bức ảnh chụp lại cảnh hàng trăm chiếc đùi gà được xếp đầy dưới nền gạch ẩm ướt, nhầy nhụa vẫn còn đầy nước rồi dùng ngọn lửa gas để “nướng” thành những chiếc đùi gà vàng ươm đang gây xôn xao cộng đồng mạng, khiến không ít người xem cảm thấy rợn người, choáng váng bởi cách chế biến “có một không hai”.

dân-cư-mạng, đùi-gà, chế-biến, bức-ảnh, nền-gạch, ướt-nhẹp, nhớp-nhúa, đùi-gà-nướng, kinh-hãi, gà-quay, bẩn, vàng-ươm, Dân cư mạng, đùi gà, chế biến, bức ảnh, nền gạch, ướt nhẹp, nhớp nhúa, đùi gà nướng, vàng ươm, gà quay, kinh hãi, bẩn
Kinh hãi cách chế biến đùi gà nướng dưới nền gạch ướt nhẹp

Bức ảnh này được chia sẻ trên mạng xã hội với nội dung: “Em bị choáng khi nhìn thấy cảnh nướng gà này đấy. Gà làm xong chả biết sạch hay bẩn, tươi hay đã ôi thiu mà ném xuống nền gạch, nước nhớp nhúa thế kia. Lâu nay cứ tưởng gà nướng hoặc quay là nướng trên bếp than, ai ngờ bây giờ hiện đại người ta nướng bằng cách này đây ạ”.

Thành viên nay thắc mắc: “Cứ bảo sao cơm gà lại rẻ thế. Phút mốt là vàng ươm hết. Khuất mắt là ngon tất!”.

Sau khi được chia sẻ, bức ảnh ngay lập tức bức ảnh đã thu hút rất nhiều lượt like, chia sẻ trên rất nhiều các diễn đàn mạng xã hội khác. Nhiều người xem bức ảnh không khỏi rùng mình, cảm thấy choáng với cách chế biến này, họ không tưởng tượng được rằng món đùi gà nướng thơm vàng vẫn thường ăn lại được chế biến như trong nội dung bức ảnh chụp lại.

Nhiều người đã thốt lên rằng: “Kinh hãi, sao lại có thể dùng cách này để chế biến gà cơ chứ, sẽ xem xét về việc mua thịt gà quay, nướng sẵn ngoài chợ”. Trong khi đó rất nhiều người xem hình ảnh này cho biết sẽ cạch mặt với tất cả các loại thịt nướng, quay, thui ngoài chợ chứ không riêng gì với mọi gà nướng “có một không hai” này.

Ngoài những bình luận thể hiện thái độ tẩy chay những loại gà này thì một số đông khác cũng cho rằng đây là chuyện thường, không phải hiếm ở các cơ sở chế biến đồ ăn sẵn hiện nay.

“Chuyện thường chẳng có gì lạ. Các cơ sở chế biến vẫn thường thế, khuất mắt thì đồ bẩn cũng thành ngon hết”. Bạn Van Anh lại hài hước: “Việt Nam cứ đồ ăn rơi xuống đất lại nhặt lên thổi phù rồi ăn. Mọi người cứ ăn đi, hàng ngoài chợ hầu hết đều được chế biến kiểu này”, một thành viên chia sẻ

Trong khi đó, một số thành viên mạng xã hội khác lại chia sẻ rằng không thể vì tiền mà có thể làm bẩn thế này được. Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc để xử lý, buộc các cơ sở này phải đóng cửa ngay để người dân không phải ăn đồ bẩn, đồ độc hại.

Bảo Hân

Lấp, lấn hay nắn sông Đồng Nai?

Còn nhiều lợi ích hơn nữa của Dự án cải tạo và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai - The Pegasus Riverside của Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát mang lại, nhưng đang trên đà chết yểu bởi sự phản ứng của nhiều tầng lớp trong xã hội kèm hỗ trợ của báo chí, với những lý do viển vông, những lập luận lấp lửng mà không có cơ sở khoa học xác đáng nào.

'Tác động tích cực'

Nhìn tổng thể, dự án The Pegasus River đựợc xây dựng trên phần diện tích xói lở với mục đích nắn lại dòng chảy sông Đồng Nai thẳng hơn, trả lại phần đất bị xói lở lũy kế của nhiều năm trước đây do tác động của hướng dòng chảy đâm thẳng vào phần đất dự án và bồi đắp phía nên bờ đối diện.
Tiết diện thoát nước dòng sông tại vị trí dự án sau khi xây dựng vẫn còn lớn hơn nhiều so với tiết diện khống chế hai đầu bởi hai cây cầu vĩnh cửu (tồn tại trên 100 năm) là cầu Hóa An và cầu Đồng Nai. Chiều rộng dòng sông tại vị trí sau khi đã san lấp thực hiện dự án lớn hơn 650m so với chiều rộng bình quân hạ lưu cầu Hóa An là 500m.
Nếu cho rằng san lấp phần lưng đường cong dòng sông để làm dự án sẽ thu nhỏ tiết diện dòng chảy hiện tại và gây giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt thì thực tế là ngược lại.
Nên hiểu diễn biến lòng sông là quá trình vận động tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng giữa ba yếu tố: vận tốc hướng dòng nước, bùn cát và lòng sông. Khi thay đổi hướng chuyển động và vận tốc của dòng nước thì cũng thay đổi sự vận chuyển của bùn cát, hệ quả sẽ tạo thành lòng sông mới có tiết diện ngang mới.
Dự án trên được xây dựng sẽ tái tạo con sông có dòng chảy từ cong sang thẳng, làm dịch chuyển hướng dòng chảy vào giữa dòng sông, vận tốc dòng nước lớn hơn, tác dụng xóa bỏ bãi bồi bờ đối lập, hình thành tiết diện ngang cân đối hơn, lớn hơn nhờ thay đổi đáy lòng song. Khi đó năng lực thông hành lưu lượng nước trong lũ sẽ lớn hơn nhiều so với dòng chảy cong, tăng điều kiện thoát lũ phần thượng lưu nhanh hơn hiện tại mà không gây xói lở bờ.
Đặc thù riêng của dòng sông Đồng Nai là dòng sông rất ít bùn cát bởi đã bị bồi lấp trong hồ chứa Trị An, nên việc tái lập bồi lấp dọc lòng sông tại vị trí dự án sẽ không xảy ra sau khi đã xóa bỏ bãi bồi. Lũ hạ lưu sông Đồng Nai chủ yếu bởi tác động nước dềnh triều cường vào thời điểm cuối năm, làm giảm khả năng thoát nước, gây nên ngập lụt các chân ruộng thấp dọc bờ sông, còn ảnh hưởng gây ra lũ lụt của tiết diện dòng chảy hiện tại hầu như không đáng kể.

'Không nên cảm tính'

Nếu cho rằng giữ nguyên bề rộng phần dự án để giảm áp lượng nước mưa lũ cho phía hạ lưu dự án thì hoàn toàn là nhận định theo cảm tính.
Theo số liệu quan trắc sông Đồng Nai tại cầu Đồng Nai, lưu lượng nước lũ lớn nhất cho chu kỳ 10 năm (Tần suất P=10) dao động từ 4000 – 6800m3/s tùy theo mực nước dềnh của thủy triều, cho chu kỳ 100 năm (Tần suất P=1) là 12800m3/s. Với lưu lượng nước lũ trên thì thể tích chiếm chỗ nắn dòng bờ sông của dự án cũng chỉ có tác dụng giảm áp tồn tại tính theo giây và có thể bỏ qua.
Nếu cho rằng dự án thực nghiệm sẽ gây ảnh hưởng môi trường, tài nguyên nước thì ngược lại. Hàng năm Việt Nam đang phải huy động nhiều nguồn vốn vay ứng phó biến đổi khí hậu để thực hiện nhiều dự án trong đó có nắn dòng chảy, kè dọc bờ sông, phòng chống sạt lở bờ sông...
Không vì quá máy móc mà kết luận việc làm tương tự của dự án The Pegasus Riverside đang thực hiện (không từ nguồn vốn vay của chính phủ) lại đem đến những ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng tài nguyên nước, vi phạm hành lang bờ sông, thậm chí cho rằng ảnh hưởng kéo dài đến đời con cháu.
Trên dòng sông Đồng Nai đã tồn tại hàng loạt công trình thủy điện đã và đang xây dựng, việc ngăn dòng, xả lũ gây lụt khi triều cường, hủy hoại tài nguyên rừng, thay đổi môi trường sinh thái, dòng chảy, ảnh hưởng tài nguyên nước gấp rất nhiều lần so với dự án trên. Nên chăng chúng ta chỉ xét lại mỗi dự án này với mặt trái nho nhỏ để rồi nâng quan điểm, tự kết luận tác hại lớn, dựa vào những thủ tục hành chính thiếu sót để đánh đổ và bỏ qua mọi lợi ích khác.
Những tiêu đề: "Can thiệp thô bạo", "Vi phạm nghiêm trọng", "Nhắm mắt làm bừa", "Không thay đổi tự nhiên"… chưa phải là cách đánh giá đúng đắn, thực tế, khoa học, cân nhắc lợi hại vì nhân sinh và kinh tế, phát triển xã hội và lợi ích cho tương lai.
Với sự biến đổi khí hậu, mực nước biển đang ngày càng tăng. Tương tự giải pháp chống nhiễm mặn trên diện rộng đồng bằng sông Cửu Long, việc ngăn dòng làm đập tràn hay giảm tiết diện dòng chảy sông Đồng Nai để tăng cao độ mực nước cần thiết là điều khó tránh khỏi. Lúc đó có còn nên cân nhắc “Can thiệp thô bạo” hay không? Và phải làm gì để vì tương lai con cháu và đất nước?
Uống thuốc kháng sinh có hại cho cơ thể, nhưng không vì vậy mà chỉ biết lợi dụng sự có hại để cấm sử dụng kháng sinh, quên đi rằng chỉ còn con đường duy nhất là phải uống thuốc mới trị được căn bệnh đang lở loét và thành người khỏe mạnh.
Nước Việt Nam đã từng lỡ nhịp, lỡ đường mà hệ quả là nền kinh tế yếu kém và thu nhập đầu người thấp nhất khu vực. Đừng nên giữ lại dòng sông cong bên lở bên bồi giữa thành phố với những lý do mơ hồ, với những trách nhiệm hão huyền để cố tình ép buộc cho chết yểu những dự án mang nhiều lợi ích thiết thực.
Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của người viết, một độc giả BBC từ TP Hồ Chí Minh.

Sức mạnh của đám đông

Kami
Theo RFA-2015-04-07  

Công nhân hãng giày Pou Yuen vốn 100% của Đài Loan đình công phản đối luật BHXH hôm 26/3/2015.Photo courtesy of thanhnien.com.vn

Cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2014, cuộc đình công tập thể của khoảng 90 ngàn công nhân của Công ty giày Pou Yuen vốn 100% của Đài Loan, trong khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Sài gòn đã gây rúng động dư luận. Đây là một vụ đình công với số lượng người tham gia lớn chưa từng có ở Việt nam trong những năm gần đây. Đáng chú ý, khi vụ việc này có nguy cơ lan rộng sang các khu công nghiệp ở các tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang... thì Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc và đã có các giải quyết thỏa đáng để đáp ứng yêu sách của công nhân và nhằm nhanh chóng xoa dịu tình hình.

Nên nhớ, 90 ngàn công nhân Công ty Pou Yuen đình công với quy mô đông đảo nhằm phản đối chính sách của nhà nước về bảo hiểm xã hội, chứ hoàn toàn không phải đấu tranh với giới chủ doanh nghiệp, như từ trước đến nay. Theo đó, công nhân không đồng ý với các quy định mới của Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 sẽ có hiệu lực vào 01/01/2016, đã quy định không cho người tham gia bảo hiểm được hưởng tiền một lần sau khi nghỉ việc, mà phải đợi đến tuổi về hưu, nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Số tiền một lần sau khi nghỉ việc đây là 26% số tiền lương họ bắt buộc phải đóng cho quỹ bảo hiểm trong thời gian đã làm việc.

Trên thế giới hiện nay, các nhà nước hiện đại đều buộc công dân phải đóng bảo hiểm xã hội vì hai lí do. Trước hết, nhà nước cho rằng người lao động khi còn trẻ khỏe, làm ra bao nhiêu ăn tiêu hết, lúc ốm đau hoặc khi về già sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đóng BHXH là cách nhà nước buộc công dân phải tiết kiệm để lo cho tuổi già hoặc khi sa cơ lỡ vận. Khác nữa, BHXH cùng các chính sách thuế là những công cụ để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, san sẻ một phần tài sản của nhóm người có thu nhập cao sang nhóm người có thu nhập thấp.

Do vậy, Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 của Việt nam là phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích cho người lao động. Bởi vì, khi công nhân nghỉ việc và được thanh toán một lần ngay ở doanh nghiệp, thì sau này đến tuổi nghỉ hưu sẽ không có lương hưu, thì sẽ bị thiệt hại nhiều hơn không chỉ riêng với cá nhân họ mà còn tạo ra một gánh nặng cho xã hội. Tuy vậy, do nhiều lý do từ sự thiếu tin tưởng vào các chính sách của nhà nước của người công nhân, cộng với công tác tuyên truyền, phổ biến của các cấp chính quyền chưa được làm tốt dẫn tới tình trạng một chính sách BHXH được coi là tốt lại không được người lao động đồng tình, ủng hộ thậm chí còn bị phản đối.

Tại sao lại có tình trạng như vậy?

Một đặc thù không thể bỏ qua đó là tính thiếu chuyên nghiệp của người công nhân, hầu hết các công nhân ở các khu chế xuất ở Việt nam hiện nay đều là lực lượng công nhân trẻ xuất thân từ nông thôn bỏ quê ra thành thị để kiếm sống, việc làm này mang tính chất tạm bợ. Đa số các công nhân này không xác định sẽ gắn bó cả đời với công việc làm công nhân, mà họ chỉ xác định làm một thời gian nhằm tích cóp kiếm chút vốn rồi lại trở về quê sinh sống tiếp. Đó chính là lý do vì sao đa phần trong số họ có tâm lý muốn được lĩnh một cục BHXH khi nghỉ việc để làm vốn trước lúc về quê, chứ họ không thể ở lại làm việc để chờ đến lúc đủ tuổi được lĩnh lương hưu. Đây là lý do quan trọng nhất, mà trong quá trình xây dựng luật các nhà làm luật chưa sát với thực tế xã hội Việt nam để nhìn nhận thấy hết. Điều này cho thấy nguyện vọng và mong muốn của người lao động không được quan tâm và coi trọng đúng mức.

Sự thiếu niềm tin của người lao động, người công nhân không tin rằng tiền của họ ở Quỹ BHXH được quản lý hiệu quả, họ cũng không tin rằng sau một vài chục năm nữa họ sẽ có cơ hội nhận được số tiền hưu xứng đáng. Từ các kinh nghiệm tồi tệ trong quá khứ, với nỗi sợ một ngày nào đó Quỹ BHXH sẽ bị vỡ đã khiến người lao động không thể an tâm về tương lai của mình. Vì trên thực tế, các thông tin trên báo chí về việc quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu hiệu quả trong việc quản lý quỹ bảo hiểm thiếu minh bạch, những hoạt động đầu tư gây thất thoát đến cả nghìn tỷ đã… khiến cho người lao động càng bất an.


Công nhân công ty giày Pou Yuen đình công hôm 26/3/2015

Khi vụ việc đình công có nguy cơ lan rộng sang các khu công nghiệp ở các tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang... thì Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc và thông qua biện pháp Chính phủ kiến nghị với Quốc hội sửa đổi lại Điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội vừa mới ban hành cuối năm 2014, theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Hành động nhanh chóng của Chính phủ đã làm hài lòng đa số công nhân và cuộc đình công đã chấm dứt. Qua đó cho thấy nhà cầm quyền hết sức lo ngại với các cuộc đấu tranh tự phát có đông người tham gia và họ sẵn sàng làm mọi điều có thể để thỏa mãn những đòi hòi của đám đông giận dữ kia để tránh sự lây lan của cuộc đấu tranh sang các khu vực khác.

Sở dĩ cuộc đình công này giành được thắng lợi trước hết là do tinh thần đấu tranh bất bạo động được duy trì nghiêm ngặt ở mức độ cao. Những người biểu tình hết sức tránh các hành động xô xát bạo lực với nhân viên công vụ, thậm chí khi người của công nhân bị bắt họ cũng chỉ phản ứng trong chừng mực và khéo léo giải vây cho đồng đội. Song vấn đề đoàn kết và thống nhất ý chí nghìn người như một là nguyên nhân mang tính then chốt dẫn đến thắng lợi của họ. Điều đó cho thấy, giai cấp công nhân nói riêng và lực lượng người lao động ở Việt nam đã thức tỉnh. Họ đã biết đoàn kết để sử dụng việc đình công như một thứ vũ khí hiệu quả nhằm tạo áp lực lên chính quyền, đồng thời buộc chính quyền phải sửa đổi các quyết định sai trái không phù hợp với lòng dân. Như việc Chính phủ phải vội vã đề nghị Quốc hội xem xét lại Luật BHXH năm 2014 là một ví dụ.

Tuy vậy, cuộc đấu tranh của 90 ngàn công nhân Công ty Pou Yuen sẽ giành được thắng lợi đầy đủ và hoàn chỉnh hơn nếu như cuộc đấu tranh này được lãnh đạo bởi một tổ chức Công đoàn độc lập của chính họ. Vì có như thế, thì tiếng nói của các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động thể hiện các nguyện vọng cũng như các đòi hỏi chính đáng của đông đảo công nhân mới được ghi nhận và được thỏa mãn. Tiếc rằng hiện nay, tổ chức Công đoàn hiện có không những đã không chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động, mà thậm chí họ đứng về phía giới chủ như chính quyền đang làm. Do đó người công nhân vẫn hoàn toàn đơn độc trong đấu tranh.

Thắng lợi của cuộc đình công của 90 ngàn công nhân Công ty Pou Yuen là minh chứng cho sự trưởng thành của phong trào công nhân Việt nam, đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh cho chế độ hiện tại. Qua đó cho thấy rằng, quyền lợi của những người công nhân chỉ có thể do chính bản thân họ tự định đoạt mà không thể có bất kỳ ai mang lại cho họ được. Chỉ bằng cách các công nhân liên kết lại với nhau, cùng đứng chung trong một đám đông để đấu tranh vì lợi ích chung của chính họ mới có khả năng buộc nhà cầm quyền phải buộc chấp nhận các yêu sách chính đáng của mình. Cần nhớ, không thể có thắng lợi. nếu không biết đoàn kết

Lâu nay, điều mà nhiều người vẫn cho rằng người Việt nam đa phần không quan tâm đến chính trị. Tuy vậy, thắng lợi của phản biện xã hội trong các vụ việc mới xảy ra gần đây, như vụ chặt bỏ cây xanh hàng loạt ở Hà Nội, vụ lấp sông Đồng Nai và vụ đình công có 90 ngàn người tham gia ở Công ty Pou Yuen mà kết cục là nhà cầm quyền đã buộc phải dừng hoặc thỏa mãn các đòi hỏi. Điều đó đã cho người ta thấy một sự thay đổi cả về nhận thức lẫn hành động của người dân Việt Nam. Đó là họ hoàn toàn không vô cảm như người ta luôn nghĩ, mà một khi quyền lợi của mỗi cá nhân bị động chạm đến thì họ sẵn sàng chung tay, sát cánh tập hợp lại trong một đám đông để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngày 06 tháng 04 năm 2015

© Kami


*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hồi ức Việt Nam

Hà Trinh
Theo RFA-2015-04-07
NYC152100.jpg
Sông Sài Gòn tháng 4/1975- Hiroji Kubota/Magnum Photos

Những hồi ức về Việt Nam, với tôi, là những hồi ức buồn.

Hơn hai mươi năm rời xa quê hương, mỗi khi giấc mơ Việt Nam trở về trong tôi, nó chỉ nhuốm toàn nỗi buồn, niềm lo sợ, đến mức nó có thể đánh thức tôi vào lúc nửa đêm. Rồi, tôi chỉ biết nằm thao thức, miên man suy nghĩ về những điều đã xa vẫn ám ảnh tôi như mới hôm nào.

Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt khi tôi vừa chín tuổi. Sài Gòn khi ấy, tháng Tư 1975, náo loạn bởi tiếng bom rơi, tiếng đạn nổ chát chúa, trong sự hoảng loạn của một thành phố hoa lệ. Tôi không quên nổi hình ảnh mẹ tôi, một người đàn bà trẻ mới ngoài ba mươi, đang ôm đứa em gái đỏ hỏn vài tháng tuổi của tôi, ngồi khóc nức nở. Tôi không quên được hình ảnh bà nội tôi, già yếu tóc bạc trắng xóa, nắm lấy tay bố tôi, vừa van xin, vừa mắng mỏ bắt ông phải di tản khỏi Sài Gòn, bởi ông là sĩ quan của quân đội miền Nam. Tôi không quên nổi hình ảnh bố tôi, mắt tràn mi năn nỉ bà nội tôi cho ông ở lại vì ông không bỏ được gia đình và cha mẹ già ở quê nhà, khi lệnh di tản cuối cùng chỉ cho một mình ông được phép ra đi. Ông ngoại tôi, như chiếc bóng, ngồi lặng lẽ, bất động trong một góc tối trên ghế sofa. Đôi mắt ông nhìn xa xăm vào một góc nào đó khi bên tai văng vẳng tiếng nói từ trên chiếc radio kêu gọi buông súng đầu hàng.

Trong đêm hai mươi chín tháng Tư lịch sử đó, cả nhà tôi núp trốn trong một cái hầm cá nhân tại nhà. Cái đêm dài lịch sử ấy, tôi vẫn không quên được tiếng bom rơi, đạn nổ, tiếng khóc nức nở của mẹ, tiếng cầu nguyện của bà, tiếng còi báo động xé màn đêm, tiếng gầm rú của những chiếc máy bay phản lực trên bầu trời, rồi tiếng quạt gió xình xịch của những chiếc trực thăng vần vũ trên bầu trời, tiếng bánh xích của những chiếc xe tăng nghiến trên đường nhựa, nghe rào rạo...Tôi không thể nào nhận biết những tiếng đó từ phe ta hay phe Cộng. Tôi chỉ ngồi im lặng nghe lời đoán: quân ta, quân địch của hai ông anh của mình. Và rồi, có lúc tôi lại nghe tiếng thét hãi hùng của những người, có lẽ bị thương đâu đó...

Trong cơn hoảng loạn, tôi bừng hiểu: chiến tranh đã chạm đến Sài Gòn của tôi.

Mới chín tuổi đầu, tôi đã phải tiễn bố tôi lên đường vào trại cải tạo. Bố ôm từng đứa con nhỏ, an ủi, vỗ về, bảo "mấy con chóng ngoan, bố học tập chừng một tháng sẽ trở về phụ giúp mẹ, bà và bác nuôi dạy tụi con". Bố vỗ vai người anh lớn của tôi, bảo ráng phụ giúp ông  bà, mẹ và bác dạy dỗ các em, làm gương tốt cho các em noi theo. Anh tôi, nước mắt ngần ngật, đong trên khóe mắt, gật đầu. Tôi biết rằng, ở lứa tuổi mười ba ấy, anh tôi chẳng hiểu nổi làm gương tốt là như thế nào để dạy cái đám em đang tuổi lớn, ăn như tằm ăn rỗi.

Mẹ tôi ngồi khóc lặng lẽ, ôm đứa em mới hai tháng tuổi, nhìn bất động vào khuôn mặt măng sữa kia. Bố tiến đến gần, chỉ biết ôm lấy vai mẹ, rồi đưa tay đỡ đứa bé, xiết chặt vào lòng. Đứa em tôi vẫn thiêm thiếp ngủ sau khi no sữa mẹ.  Trao em lại cho mẹ, bố quay đi, lầm lũi ra ngoài đầu xóm. Cả nhà tôi, lủi thủi đi theo bố trông như một đám tang buồn.

Một người lính bộ đội Bắc Việt cầm súng, nhìn bố tôi thúc giục, leo lên chiếc xe cam nhông bít bùng. Trên đó đã có những con người ngồi co ro, cúi mặt. Bố chỉ xách chiếc ba lô quân đội, trong đó chỉ gói ghém vài bộ đồ, những vật dụng cần thiết cho "một tháng học tập". Bố lặng lẽ lên xe, không quay đầu lại. Chiếc xe lăn bánh khi tấm bạt phủ xuống. Cuộc đày ải bắt đầu!  Bố đi suốt mười năm biền biệt...

Làm sao tôi quên được!

Miền nam sau tháng Tư 1975 oằn mình thay đổi. Sài Gòn cũng rướm máu đổi thịt thay da. Tôi còn quá nhỏ để có thể làm một cuộc so sánh, dẫu chỉ mang tính ước lệ của cái thủ đô từng được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn đông" với thành phố Hồ Chí Minh, nơi tôi đang sinh sống. Chỉ biết một điều tôi không còn được nghe những bản nhạc mình yêu thích, không được đọc các truyện tranh dành cho trẻ con, không được mặc áo đầm đi học, không được mẹ cho tiền ăn sáng trước khi đến trường...Và còn nhiều "cái mất", cũng như "cái không" xuất hiện sau khi miền Nam đổi chủ.

Những ngày sau đó, nếp sống náo nhiệt, năng động, ồn ào của một thành phố mệnh danh là thủ đô của miền nam, bất chợt đổi thay, bất chợt khép kín. Mọi người  ra đường lầm lũi, len lén nhìn nhau. Nỗi bất an, nỗi lo sợ đọng trong mắt từng người Sài Gòn. Những nét hào nhoáng của một thủ đô hoa lệ chợt biến đi để thay vào một thành phố ảm đạm, bất an. Những chiếc xe đạp ùa ra đường thay cho những chiếc xe hơi, xe gắn máy. Áo bà ba trở thành loại y phục thường ngày của người Sài Gòn, thay cho chiếc áo dài thướt tha, cổ điển, hay những chiếc quần tây ống loe, chiếc áo đầm hiện đại. Người Sài Gòn khép kín, ngơ ngác, vêu vao. Đường phố Sài Gòn vắng vẻ, đìu hiu, cam chịu.

Hồi ức của tôi về Việt Nam sau ngày thống nhất là những mất mát, những đau thương. Tôi đã chứng kiến những chiến dịch chống tư sản mại bản được phát động trong thành phố. Từng đoàn học sinh, sinh viên được khuyến khích tố cáo những đám người mà chính quyền kết tội là bọn tư bản lũng đoạn kinh tế nước nhà. Để chứng minh lòng yêu nước, lớp thanh thiếu niên mới phải tố cáo họ với chính quyền, cho dẫu những người đó là ông bà, cha mẹ, anh em hay là bạn bè, người thân.

Tôi đã thấy những người bạn tôi, vì rơi trong diện Tư Sản Mại Bản, mà bị đuổi khỏi căn nhà nơi họ sinh sống, bị phân biệt đối xử không chỉ ngoài xã hội mà cả trong học đường. Những cái chết tức tưởi vì bị cướp đất, cướp nhà. Những căn nhà bị đập nát, những đoàn người bị xua đuổi khỏi thành phố về các vùng nông thôn hẻo lánh. Để rồi vài tháng sau, họ, những những con người đó lại âm thầm trở về thành phố, gia nhập vào đám người ăn mày như những thây ma vất vưởng, sống lê la dưới gầm cầu, dưới mái hiên nhà, chỉ mơ một ngày trở lại căn nhà chôn nhau cắt rún mà nay đã thay tên đổi chủ.

Trong lớp học, tôi và các bạn tôi nói về những chuyến vượt biển nhiều hơn là những phương trình toán học. Chúng tôi  xì xào với nhau về những chuyến ra đi của bạn bè nhiều hơn là thảo luận Chủ Nghĩa Marxist, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi vui với nhau khi nghe chuyến vượt biên của một đứa bạn thành công, hoặc cầu nguyện cùng nhau khi nghe một đứa bạn mất tích trong chuyến hải hành của nó.  Lâu lâu, trong lớp tôi lại vắng bóng một đứa học trò mà không rõ ly’ do. Nhưng chỉ sau một tuần, chúng tôi có thể kết luận chắc như đinh đóng cột rằng: "Nó dã đi vượt biên rồi". Rồi một tháng sau, cô giáo hay thầy giáo chúng tôi lại "buồn rầu", "long trọng" báo tin cho đám học trò biết rằng: "Em X sẽ không đến lớp nữa."  Đám học trò lại hùa nhau đồn thổi tin tức vượt biển thành công hay mất tích của đứa bạn. "Hôm nay còn đây, mai đã ra đi" trở thành một hiện tượng bình thường trong quãng đời học sinh của thế hệ chúng tôi.

Tin đồn thổi về những nạn nhân của Khờ me Đỏ bay đến tai chúng tôi ngày một nhiều, dẫu rằng chính quyền ra sức che giấu. Không một tờ báo chính thức nào của nhà nước thông báo tin người dân Việt Nam đang bị bọn Khơ-me đỏ giết hại tàn bạo bên kia bên giới. Xác chết thả trôi trên hồ Tông-Lê-Sáp, trôi theo dòng Cửu Long về đến Việt Nam.  Cho đến khi chiến tranh thật sự nổ ra ở dọc Tây Ninh, người dân mới giật mình hoảng sợ. Mùi tử khí của cuộc chiến hai mươi năm tương tàn chưa tan hết, lại đến cuộc chiến tranh giữa "những người đồng chí anh em quốc tế".

Tôi không thể nào quên về một người bạn kể chuyện lúc anh làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Anh đã rưng rưng nước mắt khi kể về sự tàn ác của quân đội Khơ Me đỏ tàn sát dân Khơ Me cũng như dân Việt mà anh chứng kiến.  Chúng tôi cùng sùi sụt theo lời kể của anh. Để rồi vài tháng sau, chúng tôi lại nhận tin anh hi sinh trên chiến trường Cam Bốt. Chúng tôi đã reo vui khi nghe Campuchia giải phóng, rồi lại  nhức nhối khi nghe tin bạn mình đã bỏ mình trên đất bạn.

Những ai vào tuổi tôi, có lẽ sẽ chẳng quên về Sài Gòn với những ngày sôi động vào chiến dịch đổi tiền. Đồng tiền ngày hôm qua có thể mua được một chiếc xe Honda, ngày hôm sau không mua nổi một bó rau lang, rau muống. Thứ chiến dịch ăn cướp đó đã đẩy biết bao người lao đầu qua thành cửa sổ, chết tức tưởi vì của cải mình gom góp hàng chục năm, trong một đêm đã tan tành mây khói. Nhưng chính nhờ nó, qua bàn tay ảo thuật của những kẻ đẻ ra nền kinh tế đổi tiền đó, lại trôi vào trong túi của những người nắm giữ chức danh, quyền thế. Chỉ trong một đêm, hắn đang là một anh bộ đội chân mang dép râu, đầu đội mũ cối, hút thuốc rê nâu, bỗng chốc hóa thành một thứ quan viên giàu sụ. Trong cái tranh tối, tranh sáng của một thể chế kinh tế "vật đổi sao dời" đến chóng mặt kia, đạo đức xã hội chuẩn mực mà người Sài Gòn được thừa hưởng từ cha ông ngàn năm xây dựng, phút chốc biến thành thứ đạo đức lừa thầy, phản bạn, chém chúa, lộn chồng của một xã hội hỗn loạn, nhiễu nhương, khi ăn cướp trở thành một chính sách.

Vẻ đẹp Sài Gòn chỉ còn trong cổ tích.

Hồi ức Việt Nam của tôi là một mảng tranh buồn màu xám.  Bởi khi tôi ra đi còn biết bao điều dang dở, méo mó ở sau lưng. Ngày ra đi, phía trước tôi là đường tương lai mờ mịt, sau lưng tôi là quá khứ tối tăm của một thế hệ bị quăng bên lề xã hội. Chúng tôi đã sống như thứ hình nhân câm nín, một thứ công dân hạng hai.Luôn luôn được nhắc nhở rằng hơi thở mà chúng tôi đang có được là nhờ ơn cách mạng khoan hồng. Thế hệ chúng tôi chỉ là lớp vỏ đệm của những biến cố lịch sử ở Việt Nam sau cuộc chiến "một mất một còn" giữa những người chung dòng máu Lạc.

Dẫu thế nào, tôi vẫn mơ có một ngày quê hương sẽ rũ bỏ hết những vết thương quá khứ. Những vết thương cần khép miệng để lành hẳn theo thời gian. Ta cần phải làm hòa với quá khứ để đi tiếp ở hiện tại và ở tương lai. Không chỉ thế hệ tôi, thế hệ trước tôi, thế hệ sau tôi, sẽ tiếp nối không còn ranh giới. Cái ranh giới: địch và ta sẽ không còn tồn tại.  Cho dẫu lịch sử Việt đã ghi dấu đất nước bao lần chia cắt, nhưng người Việt Nam vẫn luôn hướng về nhau với tấm lòng sắt son: máu chảy, ruột mềm.

Gần bốn mươi năm kết thúc cuộc chiến tranh tương tàn lịch sử. Dấu vết chiến tranh đã không lại gì trên những vùng đất giao tranh xưa. Sự sống hồi sinh sau bao năm tháng người dân Việt phải vật lộn với cuộc mưu sinh. Có mấy ai nghĩ nhiều về những người đã nằm xuống. Có thể nào, chúng ta hi vọng một ngày, sẽ thấy một nơi chốn được dựng lên trên nền đất Việt, để con cháu Việt đời sau, được đến nơi, được tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam cho dẫu họ ở bên này hay bên kia chiến tuyến.  Người ta không ai biết chắc có bao nhiêu người đã mất trong cuộc chiến này. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả những con người đó chỉ hy sinh cho điều duy nhất: lòng yêu quê hương và sự trường tồn của dân tộc.

California, ngày 9/2/2015

Những người cảnh sát VNCH hy sinh vì lý tưởng tự do

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-04-05
Lễ tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ cảnh sát quốc gia Quảng Ngãi đã anh dũng tuẩn tiết và bị cộng sản hành quyết trong quốc nạn năm 1975
Lễ tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ cảnh sát quốc gia Quảng Ngãi đã anh dũng tuẩn tiết và bị cộng sản hành quyết trong quốc nạn năm 1975- Files photos

Hôm 28 tháng Ba vừa qua, một số cựu nhân viên và sĩ quan cảnh sát Việt Nam gặp nhau tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, để truy điệu 169 đồng đội chết trong cuộc triệt thoái theo lệnh ngày 24 tháng Ba năm 1975, 37 ngày trước khi mất Sài Gòn.

Những nhân viên cảnh sát quốc gia Quảng Ngãi

Dịp này, trong loạt bài ký ức 40 năm, tưởng nên nhìn lại công việc sưu tầm đồng đội chết hay mất tích mà các cựu nhân viên cảnh sát Quảng Ngãi thực hiện, cũng như tìm hiểu sự tổn thất của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam trong giai đoạn tháng Ba và tháng Tư 1975:

Đây là lần đầu tiên sau 40 năm những cựu sĩ quan và nhân viên cảnh sát Quảng Ngãi công bố tên tuổi 169 đồng đội chết trong giai đoạn tháng Ba, tháng Tư 1975 khi cuộc triệt thoái từng phần xảy ra ở miền Trung.

Có mặt tại lễ truy điệu này, ông Nguyễn Văn Kông, trưởng nam của cố sĩ quan cảnh sát Nguyển Văn Phụ, bị bắt và bị giết chết tại xã Hành Đức, quận Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết:

Chữ Hành Đức là từ bây giờ nhưng mà thời Việt Nam Cộng Hòa gọi là xã Nghĩa Hưng. Ba tôi bị bắt và bị hành quyết tại Quảng Ngãi, lúc đó tôi là sinh viên đại học Phú Thọ, gia đình có 7 em nhỏ và một mẹ ở Quảng Ngãi. Bốn mươi năm việc đó lắng đọng dần nhưng lễ truy điệu này làm tôi nhớ lại ba tôi và những đồng đội của ba tôi, những gì đến trong đời tôi từ tuổi thơ nó xuất hiện lại. Buổi lễ này thật ý nghĩa đối với tôi là một hậu duệ của quí vị Cảnh Sát Quốc Gia Quảng Ngãi. Tôi tự hào với việc làm của cha tôi cũng như những đồng đội của ông.

Trước năm 1975, tổng số nhân viên cảnh sát Quảng Ngãi là 3.125 người. Đây là số liệu được ông Hồ Anh Triết, cựu chỉ huy trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Quảng Ngãi, nơi được lệnh rút khỏi miền Trung ngày 24 tháng Ba năm 1975, cung cấp:

"Buổi lễ này thật ý nghĩa đối với tôi là một hậu duệ của quí vị Cảnh Sát Quốc Gia Quảng Ngãi. Tôi tự hào với việc làm của cha tôi cũng như những đồng đội của ông
"-ông Nguyễn Văn Kông

Cách đây 40 năm những sĩ quan của tôi còn trẻ lắm, họ thiếu úy mới ra trường mới 24 , 25 tuổi. Bây giờ gặp lại tóc họ hoa râm hết. Tôi nghĩ nếu tôi không làm kịp thì tôi không cách gì có được nén hương đốt cho những người bạn của tôi đã nằm xuống. Do đó tôi phát động phong trào một nén nhang cho người nằm xuống.

Tôi chỉ nói trong lực lượng cảnh sát của Quảng Ngãi thôi, chúng tôi đã tìm được 169 tử sĩ cảnh sát đã chết dưới nhiều dạng.

Trong số 169 tử sĩ cảnh sát trong giai đoạn tháng Ba tháng Tư 75 như Hồ Anh Triết trình bày, 16 chết vì tự sát, 103 bị bắt và bị giết, 32 được coi như chết hay mất tích trên đường rút quân Quảng Ngãi Chu Lai, 18 chết trong tù cộng sản sau 30 tháng Tư 75:


Di ảnh Trung Tá Cảnh Sát Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Long Tuẩn Tiết ngày 30 4 1975

Tôi cũng không tin rằng cái này đã chấm dứt bởi có những cái chết ở những vùng xa xôi mà chúng tôi chưa có điều kiện tìm được Riêng con số 169 là đã trên 5% rồi.

Bản thân ông Hồ Anh Triết, trên đường rút quân từ Quảng Ngãi đến Chu Lai, ngày 26 tháng Ba thì bị bắt, bị tù 13 năm:

Tôi ở tù từ ngày 26 tháng Ba 75, ra tù ngày 22 tháng Hai 88. Tôi bị biệt giam tại Quảng Ngãi 14 tháng, sau đó chuyển vào trại Kim Sơn cho đến tháng Chín 76 họ chuyển lên trại Gia Trung ở Pleiku. Tháng Mười Hai 76 họ chuyển tôi ra Bắc, trại Z30A ở Tam Kỳ, Nghệ Tĩnh.

Tháng Tám 1985 ông Hồ Anh Triết được đưa về B14 trại biệt giam ở Thanh Liệt, Thanh Trì, cho đến ngày được thả. Số phận của những vị chỉ huy, sĩ quan hoặc nhân viên Cảnh Sát Quốc Gia sau năm 1975 là tù tội và những trại giam như các sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Người cựu sĩ quan cảnh sát chịu trách nhiệm tìm kiếm, sưu tầm tung tích đồng đội ở Quảng Ngãi là ông Thái Văn Hòa, cựu tù cộng sản 9 năm:

Cấp bậc sau cùng của tôi trước 75 là thiếu tá cảnh sát, chức vụ của tôi là Trưởng F Đặc Biệt Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Quảng Ngãi..

Cho đến thứ Bảy vừa rồi tức ngày tổ chức lễ tưởng niệm thì con số được xác nhận là 169. Đối với người cảnh sát quốc gia, khi ghi nhận một nguồn tin liên quan đến người A, người B, người C nào đó thì chúng tôi phải có trách nhiệm phối kiểm nguồn tin đó có xác thực hay không. Chúng tôi giải thích như vậy để phối kiểm là 169 người đã được xác nhận đúng sự thật.

Thiếu tá Đặng Sỹ Vinh BTL CSQG ngày 30/4/1975 đã tự sát cùng vợ và 7 con.

"Trong nỗ lực truy tầm, đánh phá, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản thì Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Quảng Ngãi đã được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia xếp loại A, trao cho Quảng Ngãi giái nhất về đánh phá hạ tầng cơ sở cộng sản. Vì vậy khi chiếm được Quảng Ngãi thì đây là cơ hội trả thù"-ông Thái Văn Hòa

Trong nỗ lực truy tầm, đánh phá, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản thì Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Quảng Ngãi đã được Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia xếp loại A, trao cho Quảng Ngãi giái nhất về đánh phá hạ tầng cơ sở cộng sản. Vì vậy khi chiếm được Quảng Ngãi thì đây là cơ hội trả thù.

Những Anh Hùng Tuẩn Tiết 

Trong 16 cảnh sát tự kết liễu đời mình để khỏi bị bắt và bị đi tù, ông Thái Văn Hòa nêu ba trường hợp đặc biệt:

Cấp bậc của số anh em này không lớn nhưng trong quá trình làm việc họ là những người trực tiếp tìm kiếm, truy lùng, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản. Thứ nhất là trung sĩ Huỳnh Trần Bá, thứ hai là trung sĩ Nguyễn Văn Quế, thứ ba là anh Quách Thành Bá. Đây là những trường hợp đặc biệt, nếu bị bắt thì cộng sản cũng giết họ, cho nên họ đã chọn cái chết.

Về phần 103 cảnh sát Quảng Ngãi được coi như mất tích hoặc chết trên đường triệt thoái thì sao:

Cho đến giờ này, sau 40 năm, phần lớn gia đình vẫn không tìm được người thân của mình. Khi bắt được, riêng tại Nghĩa Hành, họ gom trên một trăm người thuộc thành phần nghĩa quân, địa phương quân, cảnh sát, viên chức xã ấp, nhốt vô trong một cái lô cốt rồi cho mìn nổ. Cho nên trong số cảnh sát nằm trong trường hợp đó đến giờ này gia đình cũng không biết người thân mình nằm ở đâu.

Sáng 30 tháng Tư 1975, khi bộ đội miền Bắc khỏi sự tiến về Sai Gòn, trong số những vị tướng tá Việt Nam Cộng Hòa tuẩn tiết có hai sĩ quan cao cấp ngành Cảnh Sát Quốc Gia

Công việc tìm kiếm tung tích đồng đội cảnh sát, đã chết hay bị giết, xem ra dễ hơn công việc đi tìm vợ con của họ. Ông Trịnh Văn Đường, hạ sĩ quan cảnh sát, giải thích như vậy:

Bởi vì sau 1975 thân nhân của Cảnh Sát Quốc Gia bị ngược đãi. Họ không cho ở địa phương, một là đi kinh tế mới, hai là phải chia gia đình ra đi trốn nên tìm kiếm thân nhân rất khó khăn. Chúng tôi tìm hơn một năm mà chỉ được 83 người. Tết Ất Mùi vừa qua thì gởi về một chút quà để gia đình nhân ngày Tết đốt giùm cho chúng tôi một nén hương với những người đã nằm xuống sau 40 năm.

Sáng 30 tháng Tư 1975, khi bộ đội miền Bắc khỏi sự tiến về Sai Gòn, trong số những vị tướng tá Việt Nam Cộng Hòa tuẩn tiết có hai sĩ quan cao cấp ngành Cảnh Sát Quốc Gia.

Vị thứ nhất, trung tá Nguyễn Văn Long, chánh sở tư pháp Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia khu một, tự sát dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến ngay trung tâm thành phố Sài Gòn.

Vị thứ hai, thiếu tá Đặng Sĩ Vĩnh, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, đã cùng vợ và 7 con trong đó trung úy Đặng Trần Vinh là trưởng nam, uống thuốc độc tự vẫn.

Sau 30 tháng Tư, tất cả sĩ quan cảnh sát quốc gia đều bị tù từ 3 cho đến 17 năm tùy theo cấp bậc. Ngay cả những hạ sĩ quan có làm việc trong lực lượng cảnh sát đặc biệt cũng bị đi cải tạo từ 5 đến 7 năm.

Con số sĩ quan cảnh sát cấp úy và cấp tá bị tập trung cải tạo từ 30 tháng Tư cho đến hết năm 1992, có nghĩa từ 15 năm đến 17 năm tù, là 34 người, tương đương với thời gian tù tội của các sĩ quan quân đội miền Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/quang-n-polic-dea-for-freedo-04052015070742.html/04052015-quang-n-polic-dea-for-freedo.mp3

Chuyện cũ bốn mươi năm

Hoàng Ngọc Diêu
Theo RFA-2015-04-06
NYC149401.jpg
Người dân di tản tháng 4/1975- Photo courtesy of Hiroji Kubota

“ê, Diêu le, mày có sợ không?” Thằng Hậu vừa tè vô gốc cây ổi cạnh giếng, vừa hỏi tôi. Hôm đó là ngày đầu tháng Tư năm 1975.

Tôi bước tới cạnh nó, nói: “sợ sao không mày. Tao nghe người lớn nói mấy ổng vô đây rồi là mấy ổng cắt cổ hết.”

Thằng Hậu thầm thì: “tao nghe nói xóm mình việt cộng nằm vùng nhiều lắm. Không biết mấy ổng có làm gì nhà tao không? Ba tao nói không chạy đâu hết, cứ ở yên tại nhà.”

Tôi nói: “ờ, ba tao cũng nói là không đi đâu hết. Có chết thì chết chung tại nhà. Còn từ đường, mồ mả ông bà. Chạy đi đâu? Mày thấy hông, nhà tao mấy bữa nay chật ních, bà con dòng họ chạy từ Bình Định vô đầy nghẹt. Gia đình ông anh họ ở Cam Ranh cũng chạy ra. Tao thấy ai cũng sợ hết.”

Hậu nói: “sao hông sợ mày. Tao nghe nói mấy ông việt cộng ác lắm. Mà mình là con nít, chắc không sao. Chỉ sợ cho mấy người lớn.”

Tôi im lặng. Hậu nói tiếp: “có gì tối nay tao chạy qua ngồi với mày được không? nhà mày đông người đỡ sợ.”

Tôi đáp: “Mày chạy qua đi. Gõ cửa sau, tao mở cho.”

Một buổi chiều năm 1976, Hậu chạy qua nhà tôi, nó khóc nấc: “chị Hai chết rồi Diêu ơi. Chị Hai đi thanh niên xung phong bị cây đè trên Đồng Găng, mấy ổng mang xác chỉ về trả rồi bỏ đi.”

Tôi điếng người, chạy vội qua nhà bác Hai. Chị Hai nằm giữa ngôi nhà tôn bên hông nhà bác Hai, ngôi nhà tôi đã từng sinh ra và lớn lên. Mặt chị trắng bệch. Một vệch máu vẫn còn đọng ở khoé miệng chị. Tự nhiên tôi sợ, không dám tiến gần xác chị Hai. Không phải sợ chị Hai, tôi sợ cái gì đó rất mơ hồ. Chị Hai, một bà chị suốt ngày tất tưởi lo cho bầy em, chị la mắng cả ngày, thỉnh thoảng cầm chổi rượt tụi nhỏ vì cái tội lười biếng và phá phách. Chiều chiều lại thấy chị đi từ đầu xóm đến cuối xóm xách chiếc xô gom nước cơm về nuôi heo. Sáng sớm tinh mơ đã thấy chị thức dậy, lấy chổi quét soèn soẹt. Tôi đứng đó, nước mắt tràn mặt rồi cắm đầu chạy về nhà.

Khuya hôm đó, tôi nghe tiếng bác Hai gái khóc thảm thiết: “Hiếu ơi, sao con bỏ má mà đi vậy Hiếu”. Nghe nói bác Hai gái buôn chuyến về khuya mới hay tin, bác vứt bỏ hết đồ đạc, lao vô ôm xác chị Hai mà khóc. Hình như từ dạo đó, bác Hai gái không còn tỉnh táo, lúc nào bác cũng lẩm bẩm “lôi thôi mẹ phạt mẹ cho đừ”.

“Ủa Diêu, ba mày bị sao vậy?” Thằng Hậu hỏi.

Tôi nói: “ờ, ba tao đi kinh tế mới Phú Nhơn làm rẫy chặt cây bị cây đè đó mày”.

Nó cảm thán: “Mô Phật, lại cây đè. Giải phóng xong sao thiên hạ bị đè tùm lum.”

Trưa hôm đó, bà chị tôi rú lên thảng thốt: "Ô ba về, mà không phải, ông ăn xin. Ủa, mà không phải ông ăn xin. Ba ơi, ba làm sao vậy ba?"

Một ông già ốm nhom, lưng khòm xuống, râu tua tủa, đầu đội chiếc nón lá tơi tả, tay chống một khúc cây làm gậy. Ông nói: "ba đây!" rồi thất thểu lê vô nhà. May hồi đó ông cụ Cao Đài châm cứu giỏi như thần trên đường Lữ Gia vẫn còn sống. Cụ chăm sóc ba ít lâu và ông dần dần phục hồi.

Thằng Hậu nói: “hồi nãy đi vớt bèo, tao thấy thím Tám gánh cái gì đó ở đường Tỉnh lộ Bốn, mưa tầm tã. Tao kêu mà bả không nghe.”

Tôi đáp: “Ờ, má tao đi bán bánh bèo rong đó mày. Tụi tao năn nỉ bả nghỉ mà bả không chịu. Không bán thì lấy tiền đâu mua gạo?”

Thuở ấy, má phải tảo tần đi mua heo tận La Hai về Nha Trang bán lại để kiếm sống, heo bị bệnh, ỉa chảy, má tiếc giữ lại nuôi và con heo biến thành con vật cưng trong nhà. Dù thiếu thốn, cả bầy vẫn năn nỉ má đừng bán nó nhưng không bán thì lấy tiền đâu mua gạo. Má lặng lẽ kêu người đến lấy con heo mang đi làm mấy đứa trong nhà khóc như ri. Buôn heo lỗ vốn, má chuyển qua đủ nghề, mua bán đủ thứ, kể cả nghề gánh bánh bèo đi bán dạo.

Trời mưa như trút nước, mấy chị em ở nhà ngồi cầu nguyện sao cho má bán hết gánh. Tội má, má thân hình gầy gò, trước giờ chỉ làm công chức rồi nghỉ ở nhà nuôi con, có bao giờ phải dãi nắng, dầm mưa như vậy đâu. Một năm sau "giải phóng", má ốm tong teo và đen nhẻm.

“Ê Diêu, tụi nó có dụ mày vô đoàn không dzậy?” Thằng Hậu hỏi.

Tôi đáp: “Vô đoàn gì mậy? Tao có nghe gì đâu?”

Nó cười khì khì: “thì vô đoàn là đeo cái huy hiệu gì đó có hình nắm đấm đó? Tao chả biết đoàn là con khỉ gì. Chỉ thấy mấy đứa đoàn viên lúc nào mặt mũi cũng nghiêm trọng như sắp sửa đập lộn không bằng, nhìn thấy bắt ghét.”

Tôi trả lời: “ghét thì đừng vô chi cho mệt mày.”

Nó nói: “tụi nó nói là vô đoàn thì lên cấp 3 được nâng đỡ. Tao chả biết nâng đỡ làm sao. Tao chỉ muốn vô đại học để đổi đời. Chị Hai thì chết rồi, Anh Năm thì ở biền biệt trên kinh tế mới, chị Cườm thì đi dạy 3 cọc 3 đồng, anh Tám thì lang bạt kỳ hồ, ông Hiền cũng vậy. Bà Hạnh thì xin làm một chân với đám quản lý thị trường, còn bà Dung thì làm thuê làm mướn. Má tao thì bây giờ nửa điên, nửa tỉnh. Nhìn thấy ớn quá mày. Giải phóng vô, nhà tao tan tác.”

Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi nó: “ráng lên mày, cùng tắc biến. Má tao nói đến tận cùng thì sẽ có thay đổi.”

Năm đó hai thằng bạn tách ra hai trường khác nhau. Hai năm sau đó, Hậu “trúng tuyển nghĩa vụ quân sự”, giấy gọi nhập ngũ về trước, giấy báo đậu đại học Đà Lạt về sau. Hậu lên tỉnh đội trình bày thì được biết thay vì đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, Hậu chỉ cần đi 2 năm rồi về học đại học. Ngày nhập ngũ, tôi đưa nó ra tận xe. Nó nói: “ráng viết thư cho nhau đều nghen mày. Tao biết chắc tao bị dính bên cam rồi.”

Hậu chậm rãi cuộn một điếu thuốc rê có vài cọng bồ đà rồi đưa cho tôi. Tôi nheo mắt hỏi nó: “ủa? mày cũng hút thuốc lá nữa hả mậy?”

Nó cười, đáp: “mẹ nó, qua bên cam mà không hút thuốc thì mới là đại tài đó mày. Nhiều đêm đến phiên gác, vừa lạnh, vừa buồn, vừa sợ, chỉ còn có một cách là trùm mền hút thuốc thôi.”

Hậu được về thăm nhà một tuần. Nó xuống kiếm tôi và hai thằng đi uống cà phê. Nó kể rất nhiều về chuyện bên Campuchia. Chuyện đồng ngũ của nó bị đứt tay, gẫy chân, bị chết. May mắn, nó là đứa được xem là có chữ, trắng trẻo đẹp trai cho nên được giữ lại ở trung tâm gì đó chỉ lo chuyện văn phòng, sổ sách, không phải đi hành quân. Tuy vậy, nó đen nhẻm và rắn chắc. Cách nói chuyện và thái độ của nó cũng rất khác ngày xưa.

“mày biết hông,” nó nói: “tao ngồi ở văn phòng, chuyên lo chuyện giấy tờ sổ sách và lo chuyện viết giấy tổ quốc ghi công. Riết rồi thấy nản kinh khủng”.

Tôi hỏi: “viết giấy tổ quốc ghi công là sao mày?”

Nó cười khì: “thì đó là giấy báo tử đó mày. Mấy năm này đánh đấm không còn nhiều. Toàn là chết vì dậm mìn hay do đám dân cam lén cắt cổ, lén đập đầu thôi. Nhưng đều là liệt sĩ hết. Thôi, tao ráng mấy tháng nữa là hết nợ”.

Hai đứa chia tay. Tôi nói với nó: “ráng lên mày. Ít bữa về mình kiếm đường dông.”

Nó cười: “biết đâu được. Nhớ đợi tao với.”

Ngày rời Việt Nam năm đó, tôi nghe tin Hậu chết. Tôi đứng lặng người khi nghe hung tin. Nghe nói người ta lượm được xác của nó trôi dạt vô bờ sông Mê Kông cách nơi nó đóng quân mấy cây số. Đầu nó bị vỡ nát do một cú đập khủng khiếp. Đồng đội nó cho biết, mớ đồ nó đang giặt lở dở vẫn còn nằm ở bờ sông.

Tôi không rõ những tập vở nó ghi chép và chuẩn bị cho đại học trôi dạt về đâu.

Hơn mười năm sau, về lại thăm nhà, tôi ghé thăm bác Hai. Bước vô nhà bác là chiếc bàn thờ chị Hai và thằng Hậu sát cạnh bàn thờ Phật. Tôi đốt nén nhang, đứng trước bàn thờ chào chị Hai và thằng Hậu mà cổ họng đắng nghét.

Khấn với chị Hai xong, tôi khấn thằng Hậu: “Hậu ơi, mày sống khôn, thác thiêng, hãy phù hộ độ trì cho gia đình được bình yên, an ổn. Trên đó nếu có gặp các vị thánh thần, cầu họ giúp cho nước Việt Nam đỡ điêu linh.”

Tôi tin chắc Hậu nghe lời khấn của tôi. Chỉ có điều, kiếp nạn nước Việt còn nặng quá.

Bây giờ không biết thằng Hậu bạn tôi còn ở đó không hay lại ba lô tìm về kiếp khác, nơi không có những bi kịch mà đất nước của nó oằn lưng gánh vác trong suốt 40 năm qua.

Hoàng Ngọc Diêu