Monday, July 6, 2015

"Quân đội có cái gì đâu mà tham nhũng!!!"

Bạn đọc Danlambao - "Quân đội có cái gì đâu mà tham nhũng. Như sư đoàn 372, 375 (Quân khu 5) ở đây thì ngoài lương ra, còn phải sản xuất ăn, lấy đâu ra mà tham nhũng. Mà đã tham nhũng tràn lan thì quân đội không thể có sức chiến đấu, tôi xin nói thẳng như thế. Cho nên đừng lúc nào cũng nghi ngờ là xã hội như thế thì quân đội cũng tham nhũng ghê gớm thế. Người ta sẵn sàng hi sinh, cứu hộ cứu nạn giúp dân... bà con phải tin chứ" - Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn.

Trong buổi tiếp xúc cử tri hôm 29 tháng 6 vừa qua, ông Huỳnh Ngọc Sơn đã trả lời như vậy khi được hỏi "Quân đội có tham nhũng không?"

Trong khi ông nói "Quân đội có cái gì đâu mà tham nhũng" thì cũng chính ông đã trích lời của ông Phùng Quang Thanh - bộ trưởng quốc phòng về tệ trạng này: 

“Quân đội là một bộ phận của xã hội, xã hội có thế nào thì quân đội có một phần trong đó. Xã hội có vấn đề này khác thì trong quân đội cũng có. Vấn đề là nhiều ít hay không thôi, có quá mức không thôi. Quân đội cũng là một bộ phận của xã hội thì phải thế thôi. Cũng là con người. Chỉ có điều quân đội được rèn luyện được giáo dục xuất phát từ truyền thống yêu nước, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà phục vụ thì điều kiện tham nhũng không như ở các nơi khác”.

Tức là ông Quang thừa nhận quân đội có tham nhũng như mọi thành phần trong xã hội khác.

Và có lẽ nếu "lỡ mà" trong quân đội có cái để mà tham nhũng, ông Sơn cũng đã thêm một câu cho an toàn rằng: 

"Có gì sai sót thì bà con phải chỉ chứ có gì đâu mà mình quá nặng nề rồi nghi ngờ làm cho trong lòng mình không thanh thản".

Riêng dân đen chúng ta muốn biết chắc và rõ quân đội có tham nhũng không thì cứ việc nhìn bản mặt của cha con 2 tên này: Phùng Quang Hải và Phùng Quang Thanh...



Tham khảo:


Nguyễn Tấn Dũng đi Nhật xin tàu tuần duyên và thêm viện trợ ODA

CTV Danlambao - Trong buổi họp vào ngày 05.07.2015 tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin Nhật Bản viện trợ thêm nhiều tàu tuần duyên để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo đang bị Tàu cộng xâm chiếm. Đồng thời ông Dũng cũng đã đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn ODA cho nhiều dự án phát triển.

Về đề nghị viện trợ tàu tuần duyên, Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe cho biết là ông sẽ thảo luận thêm để cứu xét đề nghị này. 

Cả hai thủ tướng hai nước đều bày tỏ những mối quan tâm và lo ngại về các hoạt động trái phép của Trung cộng tại biển Đông, bao gồm các công trình lấp đất, lấn biển, xây đảo nhân tạo, các cơ sở dân sự và quân sự để phục vụ cho mục tiêu thay đổi nguyên trạng theo chiều hướng mở rộng chủ quyền của Bắc Kinh.

Cách đây không lâu, vào tháng 2, 2015 Nhật Bản đã hỗ trợ cho Việt Nam một tàu tuần tra mang tên Syokaku.

Về nguồn vốn ODA, trong 20 năm qua, Nhật Bản đã hỗ trợ 24 tỷ USD nguồn vốn cho Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong chuyến đi này ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam.

Đây là chuyến công du tham gia Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xảy ra trước chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả Mỹ và Nhật Bản đều là 2 quốc gia đang có những nỗ lực chống đối sự bành trướng của Bắc Kinh tại biển Đông mạnh mẽ nhất.


Lừa dễ thế sao ông Tổng Bí Lú?

Le Nguyen (Danlambao) - Đội vũ trang tuyên truyền, ban tuyên huấn, ban tuyên giáo trung ương đảng... là tên gọi các bộ phận, công cụ không thể tách rời của từng thời kỳ được đảng cộng sản chế biến, làm ra nhằm phục vụ công tác tuyên truyền chính trị và ca ngợi lãnh tụ cộng sản. Việc văn nô, bồi bút sử dụng loa đài thêu dệt, ca tụng tài năng, đức độ không có thật của các lãnh đạo đảng cộng sản là chuyện bình thường mang tính đặc thù của văn hóa cộng sản, không có gì bàn cãi hay đáng ngạc nhiên. Có ngạc nhiên chăng là việc đương kim tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng lên tiếng hư cấu, nhét vào mồm, ca ngợi tài năng, phẩm chất không có thật và che giấu tội phản quốc của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là điều bất thường trong nội bộ đảng chưa có tiền lệ, kể từ sau lãnh tụ Hồ Chí Minh làm tay sai cho quốc tế cộng sản.

Năm nay lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói theo ngôn ngữ đảng ta là đã có bước “đột phá ngoạn mục” khi đăng đàn cường điệu, ca ngợi hết lời cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, có một số đoạn trong diễn văn đọc được như sau:

“...Đồng chí (NVL) khẳng định Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo.Chúng ta phải đấu tranh chống những luận điệu và thủ đoạn đả kích, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghiã Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ phía những thế lực thù địch, những kẻ cơ hội...” (*)

“...Đảng ta chủ trương tiến hành đổi mới toàn diện, nhưng đổi mới phải có nguyên tắc, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; phát huy dân chủ, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương; không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng.... Đồng chí kịch liệt phê phán quan điểm đòi đa nguyên, đa đảng. Đồng chí nói trong điều kiện nước ta, không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập.” (*)

Hai đoạn văn trong bài diễn văn là điểm nhấn nổi bật của Nguyễn Phú Trọng ca tụng “tài năng phản động xuất chúng” của Nguyễn Văn Linh, ngoài điểm hai nhấn đó ra thì những chữ còn lại trong bài diễn văn chỉ là những cụm chữ đã qua sử dụng, là các đoạn văn mẫu điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa, dành viết riêng cho mọi tên cộng sản mê cuồng đã đi gặp cụ tổ Mác-Lê của chúng, có nội dung, con chữ quen thuộc như sau:

“...Đồng chí Nguyễn Văn Linnh là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của đảng, nhà nước và nhân dân ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế... kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của vị lãnh đạo đã có nhiều công lao to lớn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước...” (*)

Hai điểm nhấn kể lể công lao của Nguyễn Văn Linh và những câu sáo mòn ca ngợi lãnh tụ của ông Nguyễn Phú trọng cũng đã được số đông lãnh đạo cao cấp các ban ngành, cơ quan trực thuộc đảng, nhà nước hợp họa làm thành bản đồng ca ngu ngơ khá hoành tráng và chính cung cách xướng ca hợp họa giới hạn trí tuệ của những con người tự nguyện làm những con robot không não này, cũng chỉ nhằm che lấp tội lỗi tày trời “thà mất nước hơn mất đảng” của Nguyễn Văn Linh gây ra cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

Tội lỗi Nguyễn Văn Linh tựu trung nằm trong hai điểm nhấn mà Nguyễn Phú Trọng ca ngợi là kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và chống đa nguyên đa đảng. Chính hai ý tưởng phản động cốt lõi, nổi bật này dẫn dắt Nguyễn Văn Linh đến với quyết tâm ngu “thà mất nước hơn mất đảng” qua hội nghị Thành Đô để “bắt đầu cho một thời kỳ bắc thuộc mới” mà đồng chí của ông ta là ông Nguyễn Cơ Thạch đã uất ức thốt lên và Trần Quang Cơ kịch liệt phê phán trong “Hồi Ức Và Suy nghĩ” của ông Cơ. 

Từ đó đến nay, từ khi Nguyễn Văn Linh dẫn bầy khuyển mã sang dự hội nghị Thành Đô chủ động ký kết mật ước đến nay, vẫn còn là bí mật quốc gia nhưng tình hình nước ta mất dần lãnh thổ, lãnh hải vào tay Tàu và lệ thuộc toàn diện vào bá quyền Đại Hán đã từng bước biến thành hiện thực như lời Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ cảnh báo từ ¼ thế kỷ trước, là sự thật không thể phủ nhận.

Hai điểm nhấn nổi bật một là kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, hai là chống đa nguyên đa đảng của Nguyễn Văn Linh mà Nguyễn Phú Trọng hết lời ca ngợi chính là nguyên nhân kiềm hãm đất nước, dân tộc Việt Nam chìm sâu dưới đáy của vũng lầy đói nghèo, lạc mậu, chậm tiến và từng bước đi vào vòng lệ thuộc ngoại bang. Bên cạnh đó, loài người tiến bộ ai cũng thấy, các nước xóa sổ chủ nghĩa Mác-Lênin thực hiện đa nguyên đa đảng ở Trung, Đông Âu từ ¼ thế kỷ qua đều có tương lai sáng sủa hơn con đường Nguyễn Văn Linh chui đầu vào rọ Thành Đô, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và không chấp nhận đa nguyên, đa đảng! 

Tính đến nay hơn ¼ thế kỷ kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng như chủ trương đường lối đút đầu vào rọ của kẻ thù truyền kiếp phương bắc “thà mất nước hơn mất đảng” theo tư duy phản quốc, bán nước cầu vinh của Nguyễn Văn Linh nói riêng, các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nói chung đã làm cho đất nước Việt Nam tan nát, vỡ vụn ra từng mảnh nhỏ ở mọi mặt đời sống, không có cơ hàn gắn hay phục hồi và không cần thông minh ai cũng có thể thấy, qua một số điểm cơ bản sau:

Một là không chấp nhận đa nguyên, đa đảng là nguyên nhân chính làm cho quan chức đảng viên suy thoái đạo đức lối sống, xã hội băng hoại suy đồi, ngày càng trầm trọng, càng xấu hơn - với đội ngũ cán bộ vô trách nhiệm, vô văn hóa, vô luân, vô đạo ra tay trộm cắp, cướp bóc tài sản của dân của nước và tự liên kết, biến thành băng đảng tội phạm có tổ chức, vô cảm trước tiếng kêu đứt ruột, thấu trời của đồng bào, đồng loại, phá tan hoang mảnh giang san gấm vóc của tổ tiên nòi Việt ngàn đời truyền lại.

Hai là kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn Văn Linh đã biến Việt Nam thành một “cường quốc” xuất khẩu lao động, bán sức lao động thượng vàng hạ cám từ xuất cảng oshin đến nô lệ tình dục... từ buôn người đến xuất cảng băng đảng tội phạm xì ke, ma túy, cần sa... từ cơ trưởng phi hành đoàn rửa tiền, quan chức sứ quán buôn lậu ngà voi, sừng tê giác đến du sinh trộm cắp mỹ phẫm, đồ lót trong các siêu thị có tổ chức của hàng không Việt Nam chuyển về nước tiêu thụ... là nỗi ô nhục cho hai tiếng việt Nam.

Ba là không chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã biến người dân lao động Việt Nam thành dân tộc nô lệ trên chính quê hương mình có sự tiếp tay tích cực của công đoàn quốc doanh, với đa tầng áp bức, bóc lột của tư bản xanh đến tư bản đỏ, của cán bộ lãnh đạo cao cấp đến tên tổ trưởng dân phố. Tên nào cũng thể hiện là ông trời con, luật là tao tao là luật theo lối bầy đàn hoang dã, rừng rú thuở loài người còn ăn lông ở lỗ.

Bốn là kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin đã biến Việt Nam Cộng Hòa là nỗi ước mơ vươn tới của các nước Đông Nam Á trở thành một nước Việt Nam yếu kém, lẹt đẹt đi theo sau đít Miên, Lào về mặt kinh tế- xã hội, dân quyền-nhân quyền nhưng lại nổi tiếng vi phạm trắng trợn các cam kết quốc tế và hối lộ, tham nhũng thì vô phương ngăn chận, đẩy lùi.

Năm là không chấp nhận đa nguyên, đa đảng nên những khoản viện trợ khoa học kỹ thuật, vay vốn hoàn lại lẫn không hoàn lại của quốc tế cho xây dựng, phát triển đất nước kém hiệu quả, đa phần lọt vào túi tham nhóm lợi ích, vào túi băng đảng mafia cộng sản Việt Nam, không thế lực nào có thể ngăn cản.

Sáu là kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin mù quáng với súng đạn trong tay nên băng đảng mafia cộng sản thi nhau đút đầu vào thòng lọng cho Nga-Tàu siết cổ chết, kéo theo cả đất nước, dân tộc Việt Nam phải chịu liên lụy... trong vòng xoay của đế quốc Nga-Tàu, trước sự bất lực đầy phẫn nộ của người dân.

Bảy là đáng kinh sợ hơn nữa, cho việc kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng là các công ty quốc doanh dù độc quyền kinh doanh điện, kinh doanh nước thậm chí đào than, nhôm, sắt, thép... hút dầu trong lòng đất lên bán với nhiều điều kiện thuận lợi, ưu đãi vốn nhẹ lãi, giảm thuế vẫn bị lỗ triền miên? Mọi người đều biết nhưng không thể làm gì được đảng cộng sản độc quyền, độc ác có một không hai trong lịch sử Việt Nam ..

Vài vụ việc nêu trên, đủ kết luận cho thấy hành động kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng là cực kỳ sai lầm, cực kỳ phản động, chống lại ý chí nguyện vọng của toàn dân Việt Nam và Nguyễn Phú Trọng cùng đồng bọn đã sử dụng hai điểm nhấn ca ngợi Nguyễn Văn Linh nhưng lại cố tình che đậy, giấu nhẹm hành động, phát ngôn bán nước lộ liễu của Nguyễn Văn Linh qua câu nói cả bộ chính trị đảng cộng sản đều biết: “...Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa...” 

Đến hôm nay, ngay thời điểm này, hậu quả của kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng và tư tưởng bán nước qua phát ngôn “...Trung Quốc bành trướng thế nào cũng là một nước xã hội chủ nghĩa” của Nguyễn Văn linh là đúng đắn hay sai lầm đã rõ, không cần phải bàn cãi với những cái đầu không não lẫn nói lấy được của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Sự việc bán nước cầu vinh đã rành rành ra đó nhưng bầy đàn Nguyễn Phú Trọng vẫn lải nhải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng và ca ngợi Nguyễn Văn Linh “...lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, chủ động khôn khéo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn...” (*) 

Tất cả những điều nói lấy được của Nguyễn Phú trọng và đồng bọn nói về Nguyễn Văn Linh cũng đều không ngoài mục đích là che chắn tội lỗi tày trời của Nguyễn Văn Linh để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ với tư duy phản động “...thà mất nước hơn mất đảng... dù thế nào cũng là một nước xã hội chủ nghĩa” của những tên lãnh đạo cộng sản mù quáng, mê cuồng vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc từ đời đầu, đời giữa đến đời nay. 

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng và Trung cộng dù thế nào cũng là một nước xã hội chủ nghĩa, là tư tưởng phản động đi ngược lại chiều thuận của lịch sử, chống lại tư tưởng tiến bộ của nhân loại và những kẻ nào cổ vũ cho tư tưởng phản động của Nguyễn Văn Linh là kẻ thù của dân tộc Việt Nam cần phải bị loại trừ khỏi tư tưởng, con người Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh... và bè lũ tay sai đảng cộng sản Việt Nam, là những kẻ cổ vũ cho tư tưởng sai trái phản động “...kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng...” là những tên đầu sỏ chống nhân loại, chống dân tộc Việt Nam là mục tiêu cần nhắm tới trên con đường đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam.

Nguyễn Văn Linh, tên đầu sỏ của bộ ba tên Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Phạm Văn Đồng đã đưa dân tộc Việt Nam vào vòng bắc thuộc mới qua hội nghị Thành Đô với câu nói bán nước thách thức lương tâm nòi Việt “...Dù bành trướng thế nào cũng là một nước xã hội chủ nghĩa...” Tội của Nguyễn Văn Linh và của những tên theo hùa ngang ngữa với tội Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà trong lịch sử dân tộc Việt Nam và những tên cộng sản đời đầu Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức thọ... lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cùng với những tên đồng phạm đời giữa, đời nay làm ô danh những trang sử Việt không thể nào tẩy xóa, cần phải bị vạch mặt chỉ tên tội ác của chúng làm ra để chúng không thể sử dụng những tư tưởng sai trái về công lao đổi mới, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, chống đa nguyên, đa đảng cùng nhiều điều gây ngô nhận để tiếp tục đánh lừa dân tộc Việt Nam.

07.07.2015


_____________________________________

Tham khảo:

Bác Trọng mới xuống phi trường thì đã... sao kỳ vậy ta!!!


Thế là sau bao năm đánh cho nó cút đánh cho nó nhào, hôm nay đồng chí tổng bí thư thân thương của đảng ta đã có dịp đặt chân xuống mảnh đất cựu thù đang giãy chết. Nhìn tấm hình mấy đứa Mỹ cút nó trải thảm đỏ đón tiếp anh cả Lú của chúng ta, Tư Nghèo tui thiệt tình bùi ngùi bức rức xúc động.

Tấm hình lịch sử này đã được Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan ngôn luận của "nước Hồ Chí Minh" đóng dấu để làm bằng chứng em yêu anh Cả lú vô vàn. Nó cũng được các bác già bên Thanh Niên ẩm về và cho lên trang nhà của các bác:

Những niềm vui sao quá hiếm hoi và ngắn ngủi! Tư Nghèo lạng quạng thêm trên mạng thì thấy thêm 1 tấm ảnh khác:

Tấm ảnh này cũng là anh Cả nhà đảng mình. Cũng là sân bay quân sự Andrews của tụi Mỹ cút. Cũng có con dấu làm bằng chứng yêu em của TTXVN. Nhưng mà... éo có thảm đỏ. (xin lỗi bà con, tư nghèo tui bức xúc vì tụi đế quốc nó rút thảm đỏ của anh Cả đảng tui!!!)

Tấm hình rút thảm này lại được mấy anh già Tuổi Trẻ đăng tại đây:
Sao kỳ vậy ta!!!
Tư Nghèo

Nguyễn Phú Trọng: Mình có ra sao, Mỹ mới cho vào Nhà Trắng!!!

C.T. (Danlambao) - Từ sau khi có tin mình đi Mỹ, nhân dân cả nước thống nhất đồng tình, ai ai cũng lo cho mình sẽ không được Tổng thống Obama cho vào Nhà Trắng. Nhưng nay thì chủ nhà đã trả lời OK. Thấy không! Mình có ra sao, người ta mới cho vào nhà như vậy.

Thực ra mà nói, nhân dân cả nước lo cho mình, còn bọn phản động chống phá tổ quốc, chống lại nhân dân, trong đó nổi cộm nhất là khúc ruột ngàn dặm ở Mỹ mà mình không thể tách rời US Đô của chúng quả quyết chắc chắn tình hình là như vậy (không cho mình vào Nhà Trắng) cũng đúng, cũng lô-gích thôi. Lý do giản đơn và dễ hiểu thôi:

Một là, Mình chỉ là Đảng Trưởng của một đảng, trong khi người ta là Tổng Thống của toàn dân.

Hai là, Đảng do mình cầm đầu là đảng CS, mà đối với Mỹ, CS đồng nghĩa với tội ác; bằng chứng là cách Nhà Trắng không xa, có Tượng đài Nạn nhân CS do TT Giọt-Bút-Sờ khánh thành cách đây không lâu.

Nhưng...

Về lý do thứ nhất: Đó chỉ là lý giải theo luật pháp quốc tế, mà nói đến quốc tế là chung chung, không mang tính đặc thù XHCN, nhất là XHCNVN; lấy thí dụ “Quốc tế Nhân quyền”, mặc dầu mình cũng đặt bút ký, hứa tôn trọng Bản Tuyên Ngôn chung, nhưng nhân quyền VN khác nhân quyền thế giới. Mình là TBT của một đảng, nhưng thực tế mình là lãnh đạo tối cao của cả nước, trên Thủ tướng Chính phủ, trên cả Chủ tịch Nước; mà Hiến Pháp nước CHXHCNVN có Điều Bốn lù lù câu “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo đất nước”; mà cũng rành rành ngồi trên đầu HP mình còn có Cương lĩnh Đảng. Như vậy thực tế mà nói, quyền hành mình còn cao hơn Tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ có thể bị Quốc Hội lôi ra đàn hạch - mình gọi một cách dễ hiểu là kiểm điểm, chỉnh huấn, thậm chí đấu tố, như trường hợp TT Biêu-Cờ-Linh-Tơn. TT Mỹ chỉ có quyền một vợ một chồng, đâu có được thoải mái như mình, chẳng hạn ngày TBT Lê Duẩn về chầu cụ Mác cụ Lê, đám tang đồng chí TBT có tới ba, bốn bà đệ nhất phu nhân bu vào quan tài khóc hu hu.

Về lý do thứ hai: Đồng ý CS là tội ác. Nhưng Mỹ luôn biết phân biệt tội ác với quyền lợi, nhất là quyền lợi quốc gia nói chung, quyền lợi giới đại tài phiệt nói riêng. Nhưng ác mặc ác, ác đẻ ra trứng xực được là cứ xực, bọn Tư Bản gọi là chủ nghĩa thực dụng. Có khi Mỹ nó biết để mình vào nhà, bị mình phân hóa nội bộ, như trước đây đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phân hoá nội bộ Obama.

Và xét về mặt công bằng, nhất là luật pháp Mỹ đã công nhận mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, chẳng lẽ mọi người không được bình đẳng trước Nhà Trắng? Một anh dân thường VN, lại mắc tội trốn thuế, đang ở tù giữa chừng bị tống xuất ra khỏi nước do chính sách khoan hồng nhân đạo cộng với đường lối đúng đắn của Đảng, mà còn được Obama mời vào Nhà Trắng, huống chi mình là người ra lệnh bắt nó, lại đòi hỏi, trao đổi cò cưa cả mấy tháng nay mà chẳng lẽ lại không được như phạm nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải sao!?

Nói túm lại, từ sau khi có tin mình đi Mỹ, nhân dân cả nước thống nhất đồng tình ai ai cũng lo cho mình sẽ không được Tổng thống Obama cho vào Nhà Trắng. Nhưng nay thì chủ nhà đã trả lời OK.

Thấy không! Mình có ra sao, người ta mới cho vào nhà như vậy. Chứ bộ!

C.T (Cu Tèo hay Của Trọng, đọc sao cũng được)

07.07.2015

TBT Nguyễn Phú Trọng tạo dấu ấn nào tại Hoa Kỳ?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-06
Chuyên cơ chở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quân sự Andrew, bang Maryland Chiều ngày 6/7 theo giờ Hà Nội
Máy bay chở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quân sự Andrew, bang Maryland Chiều ngày 6/7 theo giờ Hà Nội-Courtesy VOV
Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10/7/2015 của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có ý nghĩa gì khác biệt với 4 cuộc viếng thăm nước Mỹ trong 20 năm qua của các Thủ tướng và Chủ tịch Nước Việt Nam.
Tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nhà Trắng?
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón ở Nhà Trắng ở Thủ đô Washington vào ngày 7/7/2105, thì rõ ràng ông là người đầu tiên trong vai trò nhà lãnh đạo thể chế độc đảng toàn trị Việt Nam thực hiện việc này. Đây có thể là điểm khác biệt cốt lõi, theo nhận định của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân trên truyền thông nhà nước, chuyến đi của Tổng Bí thư cho thấy Washington đã có sự tôn trọng đối với thể chế chính trị của Việt Nam. Hoặc như một số ý kiến khác cho rằng Hoa kỳ không còn đặt nặng vấn đề ý thức hệ.
Cách đây 20 năm vào ngày 11/7/1995 hai nước cựu thù Việt Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Từ xuất phát điểm trao đổi thương mại hai chiều trị giá chỉ 451 triệu USD năm 1995 đã tăng lên mức 35 tỷ USD năm 2014.
Trong 20 năm quan hệ Việt Mỹ, đã có hai vị Tổng thống Hoa kỳ chính thức viếng thăm Việt Nam, đó là Tổng thống Bill Clinton cuối năm 2000 và Tổng thống George W Bush năm 2006. Ngược lại các nhà lãnh đạo Việt Nam được chính thức đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc bao gồm Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.
Được đón tiếp tại Nhà Trắng cách đây hai năm, tháng 7/2013 ông Trương Tấn Sang để lại dấu ấn quan trọng khi Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Theo quan niệm Việt Nam, vị thế của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản lớn hơn các Chủ tịch nước hay Thủ tướng, nhưng liệu ông Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại được dấu ấn đặc biệt quan trọng hơn hẳn các ông Khải, Dũng, Triết, Sang khi chính thức viếng thăm Hoa Kỳ hay không? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một nhà phản biện độc lập từ Hà Nội nhận định:
Đây có thể là điểm khác biệt cốt lõi, theo nhận định của Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân trên truyền thông nhà nước, chuyến đi của Tổng Bí thư cho thấy Washington đã có sự tôn trọng đối với thể chế chính trị của Việt Nam. Hoặc như một số ý kiến khác cho rằng Hoa kỳ không còn đặt nặng vấn đề ý thức hệ
“ Những chuyến đi trước của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đầy lên được một quan hệ hợp tác toàn diện. Đáng lẽ chuyến này đi phải đẩy lên một bước tiến mới là hợp tác chiến lược toàn diện, nhưng tôi không tin là ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được. Hơn nữa, trong tình hình này thì phải thiết lập được liên minh toàn diện trong đó có liên minh toàn diện về quân sự và có việc đàm phán mở cửa cho Hoa Kỳ vào Cam Ranh. Nhưng tôi không tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm được những việc cần phải làm đó. Tôi hy vọng từ đây sẽ đặt ra thông lệ để mà sau Đại hội Đảng XII Hoa Kỳ sẽ lại mời ông Tổng Bí thư mới sang Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ may ra mới có được một cái gì tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với lòng mong đợi của nhân dân Việt Nam về mối liên minh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.”
Hy vọng gì ở cuộc gặp gỡ
Đáp câu hỏi của chúng tôi là kỳ vọng gì vào chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, một cơ quan tham mưu của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Hà Nội đưa ra nhận định:
“Những nội dung cụ thể thế nào thì tùy thuộc chương trinh nghị sự và bao giờ cũng vậy về mặt ngoại giao thì không phải tất cả mọi người đều được biết. Riêng cá nhân tôi có hy vọng sau chuyến đi này quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ phát triển thêm một bước mới, đặc biệt là chuyến đi thăm của người đứng đầu đảng Cộng sản chứ không phải là một người đứng đầu Nhà nước như Chủ tịch nước hay Thủ tướng. Việc Tổng thống Barack Obama cũng như chính phủ Hoa Kỳ nhìn nhận vai trò của đảng Cộng sản qua việc đón tiếp trọng thị ông Tổng Bí thư cũng là một chuyển biến mới trong mối quan hệ hai nước. Ở đây nhìn vào sự đặc thù chính trị của hai nước chứ không phải đem những cái suy đoán tiên quyết của mình để chiếu vào các quan hệ ngoại giao, tôi nghĩ rằng ở góc độ Hoa Kỳ như vậy thì nó có tác động tích cực đến mối quan hệ của hai nước trong tương lai.”
Nghị trình gặp gỡ Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng được báo chí cho là có thể có đột phá về đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên để hoàn tất đàm phán thì Việt Nam phải vượt qua nhiều điều kiện liên quan tới nhân quyền
Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo tự do người đã trở về Việt Nam hồi đầu năm nay, dù có thể ở lại Hoa Kỳ sau khóa học về Chính sách công ở Đại học Nam California, từ Hà Nội blogger Đoan Trang nêu ý kiến:
“ Quan tâm nhất là chuyện agenda chương trình nghị sự của ông Trọng ở Mỹ. Tóm lại là họ sẽ làm gì họ sẽ nói gì với nhau…Obama có đề nghị gì, có gây sức ép gì với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay có lời khuyên gì hay không… Mục đích của chuyến đi là do ai khởi xướng, Mỹ mời hay Việt Nam đề nghị và mục đích của lời mời hay đề nghị ấy là gì. Cách đón của Mỹ với ông Trọng là nguyên thủ hay người bình thường không đúng cấp nguyên thủ…nếu vậy tại sao họ lại có cách tiếp đón đó…”
Trong tất cả các chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của các nhà lãnh đạo Việt Nam vừa qua như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, phía Việt Nam đều cam kết thúc đẩy và đảm bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người, mặc dù tình hình trên thực tế lại thể hiện trái ngược với những sự vi phạm về tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Chính quyền Việt Nam có thói quen phóng thích một số tù chính trị, tù nhân lương tâm để đổi lấy các Hiệp định kinh tế thương mại với phương Tây.
Nghị trình gặp gỡ Barack Obama – Nguyễn Phú Trọng được báo chí cho là có thể có đột phá về đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên để hoàn tất đàm phán thì Việt Nam phải vượt qua nhiều điều kiện liên quan tới nhân quyền, chẳng hạn như vấn đề công đoàn độc lập, người lao động có quyền thành lập nghiệp đoàn và tham gia quá trình thương lượng với giới chủ.
Như lời TS Nguyễn Thành Giang nhà phản biện độc lập ở Hà Nội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không tạo được những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của mình. Nhưng điều chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng là vị Tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam được vinh dự đàm luận với Tổng thống Hoa Kỳ tại Tòa Bạch ốc.

LHQ quan ngại về vi phạm nhân quyền trong các dự án do TQ hỗ trợ

Các đại biểu tham dự lễ ký kết khai trương Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở (AIIB) tại Bắc Kinh hôm 29/6/2015.
Các đại biểu tham dự lễ ký kết khai trương Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở (AIIB) tại Bắc Kinh hôm 29/6/2015.
Saibal Dasgupta
Theo VOA-07.07.2015

Một giới chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đang bày tỏ quan ngại về việc liệu các dự án phát triển được Trung Quốc hỗ trợ ở nước ngoài có đủ đảm bảo về nhân quyền hay không.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ UNHCR đang điều tra liên hệ giữa việc tài trợ dự án và những bảo vệ nhân quyền vào lúc Trung Quốc đã thành công trong việc thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở và Ngân hàng Phát triển mới của khối BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Các cuộc điều tra của UNHCR cho thấy các công ty và các cở sở tài trợ của Trung Quốc không mấy quan tâm đến những vụ vi phạm nhân quyền xoay quanh các dự án được sự cổ súy và tài trợ của họ ở khắp các quốc gia khác nhau, kể cả một vài dự án ở châu Phi.

Điều này gây quan ngại cho LHQ bởi vì các cơ sở và công ty Trung Quốc đang tài trợ thêm cho các dự án toàn cầu nhiều hơn là Ngân hàng Thế giới, theo nhận định của ông Bohoslavsky.

Là một chuyên gia độc lập về tài chính và nhân quyền của LHQ, ông Bohoslavsky nói tại một cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh rằng các công ty và cơ sở của Trung Quốc cũng “khó lại gần hay không đáp lại những quan ngại nêu ra”.

Các dự án được Trung Quốc tài trợ thường vấp phải sự phản đối của dân chúng địa phương tại nhiều nước, kể cả Sri Lanka, Myanmar và Kenya. UNHCR khuyến cáo Trung Quốc chớ nên làm lơ trước những sự phản đối như thế và mở một cuộc đối thoại với người biểu tình. Ông cảnh báo: “Việc thiếu một cuộc đối thoại cởi mở và cảm thông với những người phản đối các dự án phát triển nhiều khi có thể là mầm mống gây rắc rối lớn hơn, làm gia tăng căng thẳng xã hội và nảy sinh xung đột thêm”. Ngoài ra, họ đã góp phần ở nhiều nước gây ra những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng, kể cả những vụ tống xuất, giam giữ tùy tiện và vi phạm quyền sống, theo nhận định của cơ quan LHQ này.

Nói về 2 ngân hàng phát triển đa phương có trụ sở ở Trung Quốc là AIIB và BRICS, ông Juan nói họ phải thận trọng chớ mắc phải những lỗi lầm như các ngân hàng phát triển khác. UNHCR mới đây đã chỉ trích các tiêu chuẩn về nhân quyền trong các dự án được Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Các dự án được sự tài trợ của nhiều cơ sở quốc gia và quốc tế như các ngân hàng xuất nhập khẩu thường bị chỉ trích là làm lơ trước việc sử dụng lao động nô lệ và trả lương quá thấp trong các dự án do các cơ sở này tài trợ. Một số dự án ở Dubai mới đây đã bị lên án là sử dụng lao động ràng buộc.

Có các dấu hiệu cho thấy ngân hàng AIIB vừa thành lập chưa đưa ra những đảm bảo để bảo vệ nhân quyền, mặc dầu 57 quốc gia trong đó có Đức, Pháp, và Anh quốc đã tham gia trong tư cách thành viên sáng lập.

Ông Gunnar Theissen, giới chức về nhân quyền tại UNHCR nói với đài VOA: “Chúng tôi chưa thấy tài liệu nào về những biện pháp bảo vệ được AIIB soạn thảo”.

Cơ quan này của LHQ cũng lo ngại về thể thức hai ngân hàng đa phương mới có trụ sở ở Trung Quốc sẽ đối xử với các nước vay tiền khi họ không trả được các khoản nợ. Cơ quan này nói: “Họ phải thảo ra một giải pháp về việc trả nợ mà không kèm theo các điều kiện bất thường”.

“Các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và những hướng dẫn đặc biệt sẽ cần đến khi Trung Quốc cung cấp việc tài trợ cho các dự án ở các nước có rủi ro cao, đang trải qua những vụ xung đột có vũ trang trong nước, các cơ chế quản trị yếu kém, hay thiếu sự thực thi hữu hiệu luật quốc tế và quốc gia của giới hữu trách sở tại”. Ông Bohoslavsky nói và thêm rằng cần phải cải thiện.

Philippines sẵn sàng trình bày lập luận đầu tiên trong vụ kiện TQ

Người biểu tình, khiêng một chiếc thuyền với những khẩu hiệu phản đối các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính thành phố Makati, phía đông Manila, ngày 3/7/2015.
Người biểu tình, khiêng một chiếc thuyền với những khẩu hiệu phản đối các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông đến trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính thành phố Makati, phía đông Manila, ngày 3/7/2015.
Theo VOA-07.07.2015

MANILA—Toán pháp lý tháp tùng các giới chức cấp cao từ hành pháp, tư pháp đến lập pháp của Philippines trong tuần này sẽ tìm cách thuyết phục hội đồng trọng tài tại La Haye để quyết định về vụ kiện của nước này chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Thông tín viên đài VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật từ Manila.

Nhiều ngày trước khi đi Hà Lan, các giới chức Philippines cho biết họ “tự tin về lập trường của mình” và tin rằng hội đồng trọng tài sẽ thấy là họ có thẩm quyền hợp pháp đối với vụ kiện. Cuối tuần qua, người phát ngôn của Phó Tổng thống, bà Abigail Valte, người được tham gia với toán đi đến La Haye, cho biết nước này tin là họ “có lập trường kiên định”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết Manila chỉ cần trình bày những sự kiện thuộc phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

“Đối với chúng tôi, vụ kiện không phải là về vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà chi để xác minh về các quyền lợi hàng hải, điều hoàn toàn nằm trong phạm vi thẩm quyền của tòa án.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói Manila chỉ cần trình bày những sự kiện thuộc phạm vi của Công ước LHQ về Luật Biển.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói Manila chỉ cần trình bày những sự kiện thuộc phạm vi của Công ước LHQ về Luật Biển.

Philippines lập luận rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông là “quá đáng, quá lớn và không có cơ sở theo luật quốc tế”. Manila đã mâu thuẫn với Bắc Kinh về các bãi đá mà Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát trong vùng biển mà Manila nói là thuộc vùng đặc khu kinh tế của mình. Trung Quốc nói họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông dựa trên các dữ liệu lịch sử.

Đây là vùng biển giàu sinh vật biển, có tiềm năng trữ lượng carbon lớn và là tuyến lưu thông biển rộng lớn với lưu lượng tàu vận chuyển trị giá hàng ngàn tỷ đô la. Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền ở đây.

Trung Quốc đã biến 7 bãi đá, phần lớn nằm trong danh sách vụ kiện của Philippines, thành các đảo nhân tạo.

Toán Philippines trên sẽ không phải đối diện với bất kỳ đại diện nào của Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực tuần này bởi vì Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và trọng tài về vấn đề này. Tuần trước, Bắc Kinh gọi vụ kiện của Manila trước tòa án La Haye là một “hành động khiêu khích chính trị”.

Mặc dù không tham gia vào vụ kiện trọng tài, Trung Quốc cũng đã công bố một văn bản về lập trường vào cuối năm ngoái, tuyên bố rằng việc xác định yêu sách chủ quyền lãnh thổ là vượt ra khỏi thẩm quyền của hội đồng trọng tài.

Hình ảnh cho thấy các hoạt động xây cất của Trung Quốc trên Bãi đá Subi.
Hình ảnh cho thấy các hoạt động xây cất của Trung Quốc trên Bãi đá Subi.

Philippines lúc đầu đã yêu cầu hội đồng phán quyết, trong một vụ kiện, cả hai vấn đề về thẩm quyền và liệu rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển là hợp pháp hay không. Nhưng thay vì thế, các thẩm phán lại tách riêng hai vấn đề, dựa quyết định của tòa vào văn bản lập trường của Trung Quốc.

Trong một thông cáo báo chí hồi tháng Tư, tòa án đã nói sẽ coi các thông tư của Trung Quốc, gồm cả văn bản về lập trường, như là lời khai trong vụ án.

Giáo sư Carl Thayer, nhà phân tích an ninh khu vực Đông Nam Á của trường Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng tòa án có phần chắc sẽ gặp thách thức về mặt pháp lý.

“Nhưng nếu họ can đảm và đưa ra những quyết định khó khăn thì lại là một vấn đề khác, và cho dù họ sẽ đi tới cùng hoặc là chúng ta sẽ có được một số quyết định pháp lý rất hạn hẹp nghiêng về phía Trung Quốc một ít và về phía Philippines và các nước khác”.

Ông Thayer nói vụ kiện mang ý nghĩa là một trắc nghiệm pháp lý đối với lập trường của Trung Quốc. Nhưng ông cũng lưu ý rằng ngay cả khi tòa án ra phán quyết trong vụ kiện và nó mang tính cách ràng buộc về pháp lý, thì cũng không có việc cưỡng ép thực thi phán quyết đó.

Ông Jose nói nếu xác định rằng tòa có quyền tài phán, thì tòa án sẽ xếp lịch cho một cuộc điều trần về những lý lẽ trong vụ kiện của Philippines.

Không còn là kỷ nguyên lều chõng



Trần Vinh Dự
Theo VOA-07.07.2015

Mấy hôm nay trời rất nóng. Đọc các tin về vụ thi tốt nghiệp (kết hợp thi đại học) trên báo chí mà thực sự thương các em. Nào là bị ăn cướp ngay trước khi thi (1), nào là bị ngất vì quá nóng (2), nào là bị đuổi khỏi phòng thi vì mang điện thoại trong người (3). Đau xót hơn, còn nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông và qua đời (riêng tại tỉnh Nam Định đã có 4 trường hợp bị tai nạn, trong đó 3 trường hợp dẫn đến tử vong (4)). Đó là chưa kể câu chuyện hàng chục ngàn “tình nguyện viên” bị đẩy ra đường đứng làm “tường rào” để điều tiết giao thông giữa trời nóng 40 độ (trong khi đó là việc của công an giao thông) (5).

Điều này làm tôi cảm thấy thực sự có cái gì đấy không ổn. Tôi không phải quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Bộ), nên không hiểu được logic của Bộ. Nhưng giờ đã là giữa thập kỷ thứ 2 của thiên niên kỷ mới. Chúng ta đã vượt qua kỷ nguyên “lều chõng” nhiều thế kỷ rồi. Tại sao Bộ vẫn không cải tiến nổi chuyện thi cử, vẫn bắt hàng triệu học sinh PTTH hàng năm khăn gói, lều chõng đi thi? Không lẽ nếu không làm vậy thì không thể hiện được sự tôn nghiêm của hệ thống giáo dục (vốn đầy rẫy vấn đề) của Việt Nam?

Điều này làm tôi tò mò tìm hiểu thử xem một cường quốc giáo dục như Mỹ thì họ làm gì. Câu trả lời khá thú vị:

Thứ nhất là trước đây họ không hề có kỳ thi tốt nghiệp trung học. Gần đây một số tiểu bang đưa ra kỳ thi này để kiểm soát chất lượng tốt hơn, gọi là high school exit examination. Tuy nhiên chỉ có khoảng hơn hai chục tiểu bang là có kỳ thi này. Và kỳ thi này cũng chỉ áp dụng cho học sinh trường công lập.
Thứ hai là một tiểu bang có kỳ thi exit exam như California (tên gọi tắt của kỳ thi này ở Cali là CAHSEE – Califonia highschool exit examination), học sinh được thi CAHSEE rất nhiều lần. Ngay từ năm lớp 10, học sinh đã có quyền thi 1 lần. Nếu không đậu, năm lớp 11 được thi 2 lần. Nếu vẫn không đậu, lên lớp 12 sẽ được thi thêm 5 lần nữa (6).
Thứ ba là thời điểm thi không đồng nhất trên toàn tiểu bang. Các quận (district) tự quyết định ngày thi tại quận của mình. Các em học sinh cũng được thi ngay tại trường của mình chứ không cần phải đi đâu cả.
Học sinh trường tư không cần phải thi kỳ thi này. Các trường tư tự kiểm soát chất lượng đầu ra, nếu đầu ra không tốt thì đằng nào cũng không có học sinh theo học.
Họ cũng không có một kỳ thi đại học kiểu lều chõng. Có một số kỳ thi chuẩn hóa (standardized tests), thí dụ SAT, để giúp các em tăng sức mạnh của bộ hồ sơ khi nộp xin học đại học/cao đẳng. Những em nào chọn thi SAT có thể thi vào bất cứ thời điểm nào.
Trên thực tế thì các em cũng không cần phải thi SAT mới vào học đại học được. Rất nhiều trường đại học (thí dụ hệ thống đại học cộng đồng) không cần các em nộp điểm SAT.
Tóm lại là câu chuyện rất đơn giản như vậy. Nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn khác. Bộ cho cải cách liên tục (năm nay cũng là một cải cách), nhưng rốt cuộc vẫn chưa đâu vào đâu. Bộ có thể lý giải không bỏ thi tốt nghiệp và thi đại học được vì như thế thì loạn mất (vì Bộ không quản lý nổi chất lượng của các trường do Bộ quản lý). Bộ có thể lý giải khả năng triển khai về logistics kém nên không thể thi làm quá nhiều đợt trong năm. Bộ cũng có thể lý giải đạo đức của học sinh và giám thị kém nên phải tổ chức đồng loạt một thời điểm trên toàn quốc không thì lộ đề mất (vì Bộ không làm nổi ngân hàng đề đủ lớn, đủ fair, để không còn sợ lộ đề, cũng không sợ đề dễ đề khó khi chọn đề ngẫu nhiên từ ngân hàng đề). Bộ cũng có thể lý giải là phải lập các địa điểm thi tập trung chứ không có chuyện học trường nào thi ở trường đó vì giáo viên sẽ châm chước cho học sinh của mình (vẫn là do khả năng quản lý yếu kém)…

Có hàng tỷ lý do để Bộ vẫn làm như Bộ vẫn làm, và Bộ đổi mới theo cách mà Bộ vẫn đổi mới. Thế nhưng thực tế là học sinh PTTH của chúng ta vẫn đang phải tiếp tục là nạn nhân của sự yếu kém của Bộ. Trẻ em của chúng ta là nạn nhân trên quá nhiều mặt:

Phải khăn gói lều chõng đi thi: quá tốn kém, mệt mỏi, cho học sinh và gia đình.
Mỗi năm thi có một lần, trượt là (khả năng rất cao sẽ) nghỉ cả năm thất nghiệp (vì hết lớp 12 mới được thi): quá bất công về mặt cơ hội, quá tốn kém về chi phí thời gian do không có cơ hội thi lại sớm.
Quá bất lợi và căng thẳng về tâm lý vì mỗi năm mới có một lần được thi, lại phải đi thi ở nơi xa, lạ lẫm, nhịp sống bình thường bị đảo lộn.
Quá nóng vì chọn thi vào mùa hè, mùa mà cả nước chỗ nào cũng nóng, và các địa điểm thi thì đều không có điều hòa nhiệt độ (mùa hè được chọn là mùa nghỉ chủ yếu vì lý do thời tiết, nhưng cũng là mùa thi cử thử thách nhất cho học sinh PTTH chuẩn bị ra trường?).
Quá nặng nề về hình thức. Các giám thị thường cũng căng thẳng, ít khi thân thiện (riêng câu chuyện trời nóng, mồ hôi nhễ nhại, thân thiện được cũng là việc khó), quy trình rất ngặt nghèo, rồi đến chuyện công an đứng gác đầy hành lang, thêm vụ thanh tra kiểm tra bất thường của lãnh đạo ngành giáo dục đến các địa điểmt thi…).
Và còn nhiều thứ bất công khác nữa. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì con trẻ mới hết là nạn nhân của sự bất lực / kém cỏi của người lớn (mà cụ thể là của những người đứng đầu ngành giáo dục)? Đã nhiều thế kỷ qua đi từ kỷ nguyên lều chõng, nhưng con em chúng ta ngày hôm nay vẫn phải lều chõng đi thi. Có bao nhiêu người nghĩ rằng đó là một sự lạc hậu đáng kinh ngạc?

(1) http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/247954/2-nu-sinh-bi-cuop-trang-tron-truoc-gio-thi-quoc-gia.html

(2) http://www.tienphong.vn/giao-duc/ngat-xiu-do-nang-nong-thi-sinh-lo-mon-thi-thu-2-878546.tpo

(3) http://kenh13.info/nhung-tieng-chuong-dien-thoai-oan-nghiet-tu-phong-thi.html

(4) http://vov.vn/xa-hoi/3-thi-sinh-bi-tu-nan-truoc-ky-thi-tot-nghiep-thpt-quoc-gia-410961.vov

(5) http://www.tienphong.vn/giao-duc/hue-tinh-nguyen-vien-lap-hang-rao-giao-thong-ho-tro-thi-sinh-878129.tpo

(6) http://www.cde.ca.gov/ta/tg/hs/

(7) https://www.ets.org/s/cahsee/pdf/LEATSCM.pdf

*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Biển Đông: Cần giữ nguyên trạng hay phải thay đổi?

Liên quan đến các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, một số giới chức Việt Nam, trong đó, gần đây nhất là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc Hội, thành thực nhìn nhận là họ không thể chiếm lại được những gì đã mất vào tay Trung Quốc. Một số người còn nói thêm: Nếu đời nay chúng ta không lấy lại được thì con cháu của chúng ta sẽ làm việc đó.
Trên các diễn đàn xã hội, rất nhiều người phê phán một cách gay gắt luận điệu ấy. Họ cho nói vậy là hèn, là nhục, thậm chí, là bán nước. Họ nêu đích danh những người phát ngôn để chửi. Tôi thông cảm với những sự phẫn nộ ấy. Nhưng tôi cho những lời kết án cũng như chửi rủa ấy là đổ oan. Lý do là không phải chỉ có những người ấy mới có cách suy nghĩ như vậy. Thật ra, đó là cách suy nghĩ chung, hơn nữa, là chính sách chung của cả giới cầm quyền Việt Nam hiện nay.
Dĩ nhiên, giới cầm quyền hiếm khi nói thẳng ra như vậy. Nói như vậy chẳng khác gì một lời tuyên bố đầu hàng. Nhưng chỉ cần chú ý một chút, chúng ta sẽ nhận ra ngay điều đó. Chính sách của Việt Nam đối với Biển Đông là gì? Rất khó biết được bởi chưa có ai trình bày một cách công khai, hệ thống và cụ thể cả. Nhưng trong những lời phát biểu đây đó, chúng ta bắt gặp một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề trên Biển Đông: “giữ nguyên trạng” và “không làm phức tạp hoá” vấn đề để có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Trong mấy cách diễn tả trên, quan trọng nhất là nhóm từ “giữ nguyên trạng” (status quo). Trong bài “The South China Sea: Defining the ‘Status Quo’”, Andrew Chubb cho đó là từ được nhiều quốc gia lặp đi lặp lại nhưng đó cũng là một từ rất mơ hồ với những cách nhìn và cách nghĩ có khi khác hẳn nhau. Giới chức cao cấp của Mỹ cũng như các quốc gia quan tâm đến tình hình Biển Đông, trong đó, có cả Úc, thường kêu gọi các quốc gia liên hệ ở Biển Đông đừng “làm thay đổi nguyên trạng qua các hình thức bạo lực hoặc cưỡng ép”. Giới lãnh đạo Nhật và Philippines cũng vậy: Họ cũng phản đối các nỗ lực đơn phương làm thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Điều đáng ngạc nhiên là chính Việt Nam cũng tham gia vào giàn đồng ca ấy bằng những lời kêu gọi các nước tự kiềm chế, đừng làm phức tạp hoá vấn đề bằng cách thay đổi “nguyên trạng” trên các bãi đá và các rạn san hô ở Biển Đông.
Tại sao các nước khác kêu gọi “giữ nguyên trạng” thì được mà Việt Nam thì không?
Trả lời câu hỏi này không khó. Với Nhật, “giữ nguyên trạng” là hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn thuộc về họ; với Philippines, là bãi cạn Scarborough và một số hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa vẫn thuộc về họ; với Malaysia, là bảy bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa vẫn thuộc về họ; với Đài Loan, đảo Ba Bình và bãi Bàn Than vẫn thuộc về họ. Ngay với Trung Quốc, quốc gia duy nhất đòi thay đổi cái gọi là “nguyên trạng” ấy bằng cách không ngừng tìm cách cải tạo các bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo cũng như âm thầm mưu toan lấn chiếm thêm các hòn đảo khác, cũng muốn “giữ nguyên trạng” ở một địa điểm: quần đảo Hoàng Sa.
Còn Việt Nam? Yêu sách “giữ nguyên trạng” của Việt Nam thực chất là thừa nhận hai điều: thứ nhất, Hoàng Sa là của Trung Quốc; và thứ hai, các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc chiếm cứ từ Việt Nam vào năm 1988 cũng thuộc về Trung Quốc.
Nói cách khác, lập trường của chính phủ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là: Một, từ bỏ ý định đòi lại Hoàng Sa cũng như các hòn đảo, bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Hai, họ chỉ muốn ngăn chận xu hướng bành trướng thêm của Trung Quốc qua các việc: (1) cải tạo các bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo; (2) trên cơ sở các hòn đảo nhân tạo ấy, đòi mở mở rộng chủ quyền trên lãnh hải mà cụ thể nhất là hợp thức hoá con đường lưỡi bò (hay con đường chín đoạn); và cuối cùng (3), hợp thức hoá vùng nhận dạng hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò ấy.
Lập trường ấy, thật ra, không phải hoàn toàn sai. Trong hoàn cảnh và với tương quan lực lượng hiện nay, cần thực tế để nhận ra một điều: Việc chiếm lại Hoàng Sa và các hòn đảo, bãi đá và rạn san hô ở Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam là một điều bất khả. Việt Nam không thể làm được điều đó. Mà cũng không có quốc gia nào, kể cả Mỹ, có thể giúp Việt Nam làm được điều đó. Trong bài “Serenity in the South China Sea”, Gareth Evans, cựu Ngoại trưởng của Úc, nhấn mạnh: Mỹ cần phải chấp nhận một thực tế là, với những sức mạnh về kinh tế và quân sự hiện nay, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc trong khu vực và cái thời mà Mỹ làm bá chủ duy nhất ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đã qua rồi. Ông cũng nhấn mạnh thêm: Mỹ không có cách gì có thể ngăn chận được việc Trung Quốc cải tạo các hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa và sau đó, quân sự hoá các hòn đảo ấy. Điều Mỹ có thể làm là ngăn chận việc nhân danh các hòn đảo nhân tạo ấy, Trung Quốc tuyên bố mở rộng chủ quyền trên lãnh hải chung quanh chúng, từ đó, hợp thức hoá con đường lưỡi bò chiếm đến 80% toàn bộ diện tích của Biển Đông.
Điều Mỹ không thể làm được, Việt Nam lại càng không có sức để làm. Tuy nhiên, việc từ bỏ ý định đòi lại Hoàng Sa và các hòn đảo, bãi đá và rạn san hô trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam vẫn là một tính toán sai lầm. Sai về phương diện pháp lý: Nó mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các thực thể ấy. Nhưng quan trọng nhất là sai về phương diện chính trị: Nó giảm sức ép đối với Trung Quốc để Trung Quốc rảnh tay nhắm đến việc thực hiện các ý đồ mới của họ trên Biển Đông.
Bởi vậy, theo tôi, dù trên thực tế, chúng ta không thể lấy lại Hoàng Sa và một số hòn đảo tại Trường Sa, chúng ta vẫn cứ phải lớn tiếng đòi hỏi điều đó để cả thế giới biết rõ dã tâm xâm lược và bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông để từ đó, chúng ta mới có thể tập hợp được thế liên minh và sự hợp tác của các quốc gia khác trên thế giới trong trận chiến đối đầu với những âm mưu xâm lấn mới của Trung Quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

TBT Nguyễn Phú Trọng đến Nhà Trắng: Những câu hỏi đặt ra?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-07-06
Chuyên cơ chở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quân sự Andrew, bang Maryland Chiều ngày 6/7 theo giờ Hà Nội
Máy bay chở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quân sự Andrew, bang Maryland Chiều ngày 6/7 theo giờ Hà Nội- Courtesy VOV

Vào lúc 8 giờ sáng hôm qua thứ Hai 6/7/2015, giờ Washington DC, TBT Nguyễn Phú Trọng đã cùng với phái đoàn Việt Nam đáp xuống phi trường quân sự Andrews để bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ, và trưa nay ông sẽ có cộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà trắng.

Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do tổng hợp câu trả lời nội dung: Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?

Ích nước, Lợi dân, Rũ bỏ giáo điều

Ước mong của người Việt trong và ngoài nước thật đơn giản về chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ qua lời mời của Tổng thống Obama, tất cả chừng như tập trung vào điều mà ông Tổng bí thư có thể thực hiện được trong chuyến đi này nếu ông đại diện cho chế độ Cộng sản làm việc với tổng thống một cường quốc lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ với tâm nguyện ích nước lợi dân, rũ bỏ mọi thành kiến giáo điều và nhất là mạnh dạn thực hiện chính sách ngoại giao cởi mở, thông minh nhằm tìm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc chống trả sức ép của cường quyền Trung Quốc.

"Mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước theo đúng với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là liên minh liên kết với Hoa Kỳ để cùng bảo vệ hòa bình ở Biển Đông. Nếu như TBT đưa một thông điệp rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này quan trọng nhất. -TS Hoàng Ngọc Giao, Hà Nội"

Từ Hà Nội, PGS TS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới chính phủ cho biết nguyện vọng lớn nhất mà ông mong TBT sẽ đặt ra với Nhà Trắng:

“Tôi rất mong muốn chuyến đi này của TBT đáp ứng được nguyện vọng khẳng định mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trên các lãnh vực và tạo được sự tin cậy trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đấy là điều quan trọng nhất. Cái mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước theo đúng với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là liên minh liên kết với Hoa Kỳ để cùng bảo vệ hòa bình ở Biển Đông cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Nếu như TBT đưa một thông điệp rõ ràng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này quan trọng nhất.”

Trong khi đó từ tiểu bang Virginia Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền là BS Nguyễn Đan Quế cho biết những gì mà ông cho rằng Tổng thống Obama có thể đặt ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng qua kinh nghiệm giao tiếp với các chính trị gia Hoa Kỳ cũng như lần trực tiếp gặp gỡ Hội đồng An Ninh Quốc gia trong Nhà Trắng vừa qua:

“Điều mà chúng tôi muốn đề nghị Tổng thống mà chúng tôi cũng chắc ông sẽ nói. Có hai điều rất quan trọng trước khi ông ấy nói đến việc cộng tác với Việt Nam trên lĩnh vực như kinh tế, tài chánh, chính trị, quân sự…cũng như cho Việt Nam gia nhập TPP trước tiên ông sẽ nói hai điều theo tôi nghĩ. Thứ nhất nhà cầm quyền cộng  sản Việt Nam phải dành nhiều thời giờ hơn nữa để lo đời sống, phúc lợi cho dân chúng Việt Nam và đồng thời cũng phải tôn trọng các giá trị nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Phải đối xử công bằng với tất cả mọi công dân và điều thứ hai tôi thấy ông cần phải nói là làm như vậy không có nghĩa làm yếu tư thế của Việt Nam mà sẽ làm cho Việt Nam giàu mạnh hơn, có uy tín hơn. Tôi nghĩ cái điều này là điều chúng tôi mong muốn ông tổng thống nói với ông Nguyễn Phú Trọng.”

"Phải tôn trọng các giá trị nhân quyền, phải đối xử công bằng với tất cả mọi công dân. Đó là điều chúng tôi mong muốn Tổng thống Obama nói với ông Nguyễn Phú Trọng. -BS Nguyễn Quốc Quân, Hoa Kỳ"

Từ Hà Nội TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng Tổng thống Obama đã có động thái hòa giải với Việt Nam qua việc mời một TBT đảng Cộng sản thì ông cũng nên nhân nhượng thêm một chút vì lợi ích chung của hai nước, nhất là Việt Nam:

“Việc ông Obama mời ông TBT và lại chịu khó tiếp một ông TBT đảng Cộng sản thì tôi cho rằng ông ấy đã có một sự nhân nhượng và chiếu cố. Thế thì tôi mong rằng ông ấy dẽ làm sao chiều thêm một bước nào đó để anh Nguyễn Phú Trọng anh ấy có đụng với thực tế có thể làm cho anh ấy chuyển hóa một phần tư tưởng nào đó để trở nên mạnh mẽ quyết tâm hơn giũ bỏ tư tưởng Mác Lênin, những liên quan chặt chẽ với Trung Quốc để ngã một phần sang Hoa Kỳ.”

Dân chủ, Nhân quyền, thượng tôn Luật pháp

Từ Washington DC, TS Nguyễn Đình Thắng chia sẻ những điều mà ông muốn Tổng thống Obama đặt ra với TBT Nguyễn Phú Trọng:

“Điều mà Tổng thống Obama cần nêu lên với Ông Nguyễn Phú Trọng là Việt Nam chỉ có thể là một quốc gia, chế độ liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ về các đối tác mậu dịch, an ninh quốc phòng, thương mại, đối ngoại khi Việt Nam trở thành một quốc gia tôn trọng quyền con người. Thứ hai luật pháp Việt Nam phải minh bạch và thứ ba là Việt Nam phải bắt đầu một tiến trình để dân chủ hóa và hội nhập bền chặt vào khối ASEAN hiện nay.”

Trên mục lấy ý kiến thính giả, độc giả của Đài Á Châu Tự Do về hai câu hỏi: “Bạn muốn Tổng thống Barack Obama nói gì với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? Và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nói gì với Tổng thống Obama?” Độc giả Bùi Thị Ngọc Hương gửi từ Huyện Châu thành Tiền Giang cho biết:

“Bỏ điều 4 hiến pháp - Bầu cử tự do. Công đoàn lao động độc lập.Tự do hành đạo.Thả tất cả tù nhân chính trị. Chấm dứt tình trạng công an giả dạng côn đồ.”

Chị Ngọc Hương cũng gửi từ Tiền giang cho biết:

“Nguyễn phú Trọng cần nói với TT Obama "Đảng Cộng sản Việt nam chọn chủ nghĩa Cộng sản để làm tay sai cho Liên xô và Trung cộng là một sai lầm lớn, Việt nam đang bị Tàu cộng đô hộ. Cần nhân dân, chính phủ và Tổng thống Obama của Hoa kỳ yễm trợ nhân dân Việt nam chống lại Tàu cộng để lấy lại chủ quyền đất đai và biển đảo đã bị mất.”

Một người tên KIM gửi từ Sài Gòn:

“Yêu cầu VN thay đổi hiến pháp phù hợp với những cam kết quốc tế mà VN đã tham gia : Nhân quyền , tự do lập hội , tự do báo chí , tự do biểu tình.”

Hỏi gì? Nói gì?

Đặc biệt một độc giả tên Tám Nông dân gửi từ Cần Thơ cho biết những câu hỏi khá hóc búa của ông:

“Tôi muốn Tổng thống Mỹ hỏi ông Trọng: Ngài có yêu tổ quốc, yêu dân tộc ngài không mà ngài dẫn dắt họ đi trên con đường mà đến cuối thế kỹ này còn không biết tới đâu. Ngài có nhìn thấy các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á có nước nào nghèo đói không? còn các nước đồng minh của Trung Quốc có giàu có được không? Ngài có thấy Chủ nghĩa Cộng sản ở tại cái nôi của nó người ta còn vứt bỏ từ năm 90 rồi không? Ngài có thấy các nước Châu á như Nhật, Hàn, Đài Loan, Philippine... Chơi với Mỹ có bị mất 1cm2 đất nào không? Chơi với Trung Quốc thì sao ngài biết rõ rồi. Ngài có muốn dân tộc ngài ấm no, hạnh phúc không? Ngài có muốn Tổ quốc ngài được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ như các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á không? Nếu Ngài muốn những điều trên thì Obama này luôn mở rộng vòng tay chào đón và cưu mang ông.

Ông Trọng hỏi Ông Obama: Trước nay tôi vay tiền Trung Quốc quá nhiều để đánh nước của ngài theo chỉ đạo của Trung Quốc và Liên Xô, đó là bước đi lỡ dại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam tôi. Nếu ngài không thù dai để bụng thì ngài có thể cho tôi vay số tiền trả phứt cho TQ cho rồi? Nước tôi đang bị TQ ăn hiếp mà không ai thèm tiếp vì cái nhãn ý thức hệ sai lầm của chúng tôi; Tôi van ngài giúp tôi giữ nước thì ngài có hết lòng giúp tôi không? Tôi có đọc quyển "Chiến thắng không cần chiến tranh" của cố TT Nixon, tôi cũng biết chế độ cộng sản chỉ còn cái xác không hồn mà thôi. Nếu ngài không chấp nhất thì tôi xin chơi với Mỹ để dân nước tôi được ăn ngon mặc đẹp như Đài Loan, Hàn Quốc. Ngài có chấp nhận không? Chúc cho quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ đời đời bền vững.”

Còn anh Nguyễn Chiến Thắng đặt câu hỏi như sau:

“Tôi muốn tổng thống Mỹ nên hỏi ông Tổng bí thư ĐCSVN rằng ông có phải là một người VN yêu nước không? Và nếu như ông là người yêu nước VN vậy tại sao lại để VN bị TQ lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải mà không dám phản kháng?

Còn với ông Tổng bí thư ĐCSVN thì tôi muốn ông hỏi tổng thống Mỹ rằng, nếu như giữa VN và TQ xảy ra chiến tranh thì quân đội Hoa kỳ sẽ bênh vực nước nào? Liệu có tái diễn tình hình hồi năm 1974 khi Hoa kỳ để mặc cho TQ chiếm Hoàng sa từ tay đồng minh của mình là chính thể VNCH hay không?”

Vừa rồi là các câu hỏi mà người Việt trong và ngoài nước mong muốn hai vị lãnh đạo quốc gia nói với nhau nhằm tiến tới kết quả tốt lành cho Việt Nam. Đài Á châu Tự do thành thật cảm ơn quý vị đã vui lòng tham gia cuộc thăm dò này.

‘Post’ này chẳng tày ‘Post’ nọ!

Theo Người Việt-05-07-2015 4:01:19 PM
Huy Phương

Cục Trưởng Cục Báo Chí Hoàng Hữu Lượng vừa mở miệng lòi ra cái khả năng hiểu biết thấp kém, khi nói rằng, “Thế giới có rất nhiều tờ báo bưu điện có tiếng như Washington Post, Bangkok Post. Bộ giữ lại cái tên báo Bưu Điện Việt Nam cũng với hy vọng sẽ tạo được uy tín và danh tiếng như vậy!”

Bộ đây là Bộ Thông Tin và Truyền Thông, và cái gọi là “The Vietnam Post News” (Báo Bưu điện Việt Nam) là báo của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam (Vietnam Post) có nhiệm vụ “thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của bộ; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vì sự nghiệp phát triển của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ: tổ chức quản lý, xuất bản báo điện tử Infonet theo đúng tôn chỉ, mục đích và nội dung thông tin theo quy định của pháp luật.”

Rõ ràng hơn, nhân dịp kỷ niệm “90 năm ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” Thứ Trưởng Trương Minh Tuấn đã chúc Báo Bưu Điện Việt Nam, luôn giữ đúng tôn chỉ mục đích, đặc biệt, tờ Bưu Điện Việt Nam phải chuyên về bưu điện.”

Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, tờ “The Vietnam Post News” là một tờ báo của ngành bưu điện mà vì chữ Post, Hoàng Hữu Lượng đã đem so sánh với Washington Post hay Bangkok Post. Theo kiến thức này thì New York Post hay Denver Post cũng là “cơ quan ngôn luận” của Sở Bưu Điện hai tiểu bang này.

Thực sự thì “Vietnam Post” của Hoàng Hữu Lượng chỉ là một loại báo đảng, báo bộ, báo ngành, báo tỉnh, báo huyện đang “trăm hoa đua nở” ở Việt Nam.

Nhưng trước hết Hoàng Hữu Lượng là ai? Sau một thời gian đi lính, năm 1982, y được bộ đội gửi theo học đại học Tổng Hợp Hà Nội, sau đó làm việc tại Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam thuộc Bộ Quốc Phòng, và được làm ký giả cho Tạp Chí Lịch sử Quân sự, đã có dịp phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trong quân đội Cộng Sản. Nói chung, Hoàng Hữu Lượng có nhiều “hồng” nhưng chẳng có chút “chuyên” nào, kiến thức và chữ nghĩa của ông chỉ mục đích ca tụng đảng hết lòng. Nếu như Hoàng Hữu Lượng là một quan chức có văn bằng Tiến Sĩ Báo Chí, thì đã có người viết bài cho ông nói, đằng này có sao nói vậy, nên ngoài kiến thức “vẹt” rổn rảng như các thủ trưởng khác, khi cao hứng nói ra chuyện ngoài đề là lòi cái “ngu” ra ngay.

Lãnh đạo ngành báo chí, nhưng y vẫn bị ám ảnh bởi hai chữ “cho phép:

“- Nước ta hiện có 849 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh-truyền hình với gần 200 kênh truyền hình, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1,525 trang thông tin điện tử tổng hợp, 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin.”

849 tờ báo đó là báo nào, nếu không là báo đảng, báo đoàn, báo mặt trận, báo bộ, báo huyện, báo xã mà mỗi tờ báo đều có một tên đảng ủy ngồi chồm hổm trong đó. Tạp Chí Cộng Sản là Cơ Quan Lý Luận và Chính Trị của Trung Ương Đảng CSVN. Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên Đoàn Lao Động TP.HCM. Bộ Công An thì có báo Công An từ Công An Nhân Dân (báo Bộ) cho đến báo Công An Thành Phố (Sài Gòn), Công An Đồng Nai, Công An Đà Nẵng. Bộ Tư Pháp thì có báo Pháp Luật Việt Nam, báo Pháp Luật TP.HCM. Báo Tiền Phong là cơ quan của đoàn TNCS HCM. Báo Thanh Niên là Diễn Đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam. Báo Thiếu Niên Tiền Phong là Cơ Quan Trung Ương Đoàn Thiếu Niên Cộng Sản HCM. Báo Phụ Nữ là Cơ Quan Liên Hiệp của Hội Phụ Nữ Việt Nam. Báo Phụ Nữ Thủ Đô Hà nội là Cơ Quan Liên Hiệp của Hội Phụ Nữ Hà Nội (cứ như vậy báo Phụ Nữ có mặt khắp nước...) Báo Cà Mau là cơ quan của đảng Bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Cà Mau, Báo Hải Dương là cơ quan của đảng Bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Hải Dương... Báo Người Cao Tuổi là cơ quan của Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam (nằm trong mặt trận tổ quốc Việt Nam.) Báo Giác Ngộ là cơ quan của Giáo Hội PGVN (Quốc Doanh). Công giáo và dân tộc là tờ báo của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo thành phố Sài Gòn. Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo này là một cơ quan được mặt trận tổ quốc Việt Nam thiết lập để vận động người công giáo thi hành những mệnh lệnh của đảng CSVN.

Trong 849 tờ báo này không hề có một tờ báo nào của tư nhân, nên chúng không mang còng của đảng thì cũng đội vòng kim cô của mặt trận, mà mặt trận là con của Đảng Cộng Sản.

Cũng đừng coi thường ông Cục Báo Chí Hoàng Hữu Lượng, ông khoe ông chỉ huy gần 35,000 cử nhân, tiến sĩ:

“Đến nay lực lượng báo chí đã có 35,000 người, trong đó có gần 18,000 là nhà báo chuyên nghiệp; tỉ lệ người làm báo có trình độ đại học và trên đại học là 95,9%.”

Hy vọng 35.000 người có trình độ đại học và trên đại học là 95,9% này không đến nỗi dốt như ông.

Nhiệm vụ của báo chí dưới chế độ Cộng Sản là gì? Cục trưởng Báo Chí xác định, “là một bộ phận của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và theo sự phân công của hệ thống chính trị đó, báo chí có quyền lợi và trách nhiệm thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng Cộng Sản và Hệ Thống Nhà Nước, đoàn thể dưới sự lãnh đạo của nó...” Thế là, nếu “thú cách hóa” thì nhà báo ấy là con vẹt, “vật cách hóa” nhà báo ấy là cái loa tuyên truyền treo đầu xóm. Con vẹt không có suy nghĩ chỉ biết lặp lại, và cái loa chỉ có khả năng truyền đi nguyên xi những cái gì nó nhận được!

Con vẹt, cái loa làm sao mà tự do suy nghĩ và có tự do phát biểu được.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ở trong nước phân biệt hiện nay có hai lối làm báo, “Làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn.” Nói xạo, ca tụng đảng, tâng bốc công ty, xí nghiệp, tạo thành tích láo thì có tiền bỏ túi, mà còn được lãnh huân chương lao động, hay trở thành “nhà báo nhân dân.”

Còn “nói thật ăn đòn” thì vô số kể:

Năm 1992, Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ, vì đã đụng tới Hồ Chí Minh, đăng tin của Hồ đã từng có vợ là người Trung Quốc.

Trần Quang Thành hiện đang định cư tại Tiệp Khắc là một nhà báo bị tạt acid khiến dung mạo bị dị dạng, thân thể bị hủy hoại 81%, chỉ vì dám viết bài phơi bày tham nhũng tại Việt Nam.

Năm 2008 Cộng Sản trừng phạt hai ký giả, giải nhiệm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo Đại Đoàn kết vì báo có bài chỉ trích chính phủ và Đảng Cộng Sản cầm quyền.

Mới đây nhất, 2015, Kim Quốc Hoa, Tổng Biên Tập báo Người Cao Tuổi, bị cách chức và truy tố vì có những bài viết chống tham nhũng đụng tới đảng.

Làm báo đảng đã khổ vậy, còn làm báo “ngoài luồng” như các blogger thì bị kết tội phản quốc, gián điệp, chịu cảnh tù đày, đánh đập, bể đầu, hộc máu miệng, nhan nhản hằng ngày trên cái bãi rác có cắm bảng cấm “độc lập-tự do-hạnh phúc.”

Chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Hugo Black (1886-1971) đã nói, “Chỉ có một nền báo chí tự do không bị áp chế thì mới vạch trần hữu hiệu những thủ đoạn lừa bịp của chính phủ. Trong nhiều trách nhiệm của báo chí, quan trọng nhất là phòng chống bất cứ một bộ phận nào thuộc chính phủ lừa dối nhân dân...”

Nếu Hoàng Hữu Lượng biết chuyện hai nhà báo Mỹ Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã làm cho Tổng Thống Richard M. Nixon phải rời Bạch Ốc trước nhiệm kỳ, thì đã chẳng nói năng kiểu “ếch ngồi đáy giếng” kiểu này! Và hơn nữa, con ếch này lại muốn to bằng con bò cơ!