Monday, May 30, 2016

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

GNsP (31.05.2016) – Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.

13346678_1023541231098634_6970532423777642458_n

Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.
Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này.
Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình.
Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại.
Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật.
“Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người.
“Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại.
Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi.
Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999.
Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước.
Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng.
Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả.
Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân.
Tuấn Khanh

Giáo dân giáo xứ Xuân Kiều, Giáo phận Vinh mất tích

GNsP (31.05.2016) – Một thiếu nữ, 16 tuổi, là giáo dân giáo xứ Xuân Kiều, Giáo phận Vinh đi làm ăn xa bị mất tích gần 3 tháng nay.

Cô Maria Lê Thị Thuyên, 16 tuổi, là giáo dân giáo xứ Xuân Kiều, Giáo phận Vinh đi làm ăn xa bị mất tích gần 3 tháng, từ ngày 20.03.2016 cho đến nay.
Cô Maria Lê Thị Thuyên, 16 tuổi, là giáo dân giáo xứ Xuân Kiều, Giáo phận Vinh đi làm ăn xa bị mất tích gần 3 tháng, từ ngày 20.03.2016 cho đến nay.
Nạn nhân tên là Maria Lê Thị Thuyên, sinh ngày 27 tháng 04 năm 2000. Cô bị mất tích từ ngày 20.03.2016 cho đến nay.
Gia đình cô ngụ tại thôn xóm 21 xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; là giáo dân của giáo họ Kỳ Lễ, giáo xứ Xuân Kiều, giáo hạt Nhân Hòa, giáo phận Vinh. Cô là con của ông Antôn Lê Văn Giáo (c) và bà Maria Lê Thị Thuyên.
Sau khi cô Thuyên bị mất tích mấy ngày, gia đình bà Thuyên đã trình bày với cha Quản xứ giáo xứ Xuân Kiều là cha Antôn Lê Công Lượng như sau:
“Trong khi còn giúp việc cho ông Nguyễn Văn Linh và bà Hồ Thị Vân (Đc.: Khu chung cư Bình Khánh, đường D2, phường Bình Khánh, quận 2, Tp. HCM.), em có xin ông bà chủ lên thăm chị gái Maria Lê Thị Hải đang sống và làm việc tại quận 9 vào chiều ngày 19 tháng 03 năm 2016. Đến chiều ngày 20 tháng 03 năm 2016, em được chị gái chở ra trạm xe Bus gần đó để về lại nhà ông bà chủ và mất tích từ đó cho đến nay.”
Gia đình bà Thuyên mong muốn: “Ai biết em Maria Lê Thị Thuyên hiện đang ở đâu, làm ơn báo cho người nhà biết qua điện thoại số 0968119997. Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.”
Pv.GNsP

TPHCM: Người dân hì hục tát nước, thu dọn đồ đạc suốt đêm

Dân trí Đến 21h tối 30/5, hàng trăm hộ dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TPHCM) vẫn đang hì hục tát nước ra khỏi nhà và thu dọn đồ đạc do trận mưa lớn vào chiều cùng ngày gây cảnh ngập nặng. Riêng phía ngoài đường, nước vẫn ngập đến quá đầu gối khiến người dân lưu thông qua đây phải chuyển hướng vào các con hẻm...


Theo ghi nhận của PV Dân trí, trận mưa lớn bắt đầu đổ xuống địa bàn TPHCM khoảng 13h chiều 30/5 và diễn ra trên diện rộng.
Sau khi mưa kết thúc, đường Nguyễn Văn Quá, quận 12 là điểm bị ngập nặng nhất.
Đến 21h tối cùng ngày, tức là khoảng 8 tiếng sau trận mưa, tại nhiều căn nhà, nước vẫn ngập đến đầu gối, đồ đạc bên trong bị ngâm nước hư hỏng.
Một số khu nhà trọ dọc đường Nguyễn Văn Quá bị nước bủa vây, người thuê trọ phải di tản đi nơi khác.
Do nhà bị ngập nước không thể nấu ăn nên nhiều người phải mua cơm hộp để ăn tạm.
Ông Lâm Minh Trung (63 tuổi, nhà đường Nguyễn Văn Quá) bức xúc: “Tôi đã sống ở đây 34 năm nhưng chưa bao giờ thấy cảnh ngập sâu như vậy, nhiều năm nay đường Nguyễn Văn Quá cũng bị ngập nhưng chỉ một hai tiếng sau là nước rút hết, không như trận mưa lần này đến 8 tiếng rồi nhưng nước vẫn không rút”.
Theo phản ảnh của người dân địa phương, đây là lần đầu tiên tuyến đường Nguyễn Văn Quá bị ngập sâu và kéo dài đến vậy.
Trận mưa lớn khiến đường Nguyễn Văn Quá bị ngập nặng
Trận mưa lớn khiến đường Nguyễn Văn Quá bị ngập nặng
2-1464622039052
Nước tràn vào nhà dân gây hư hỏng đồ đạc
Nước tràn vào nhà dân gây hư hỏng đồ đạc
Trận mưa lớn khiến người dân trở tay không kịp, nhiều đồ đạc bị ngâm nước gây hư hỏng
Trận mưa lớn khiến người dân trở tay không kịp, nhiều đồ đạc bị ngâm nước gây hư hỏng
5-1464622062801
Một số đồ dùng có giá trị được người dân kê lên cao
Một số đồ dùng có giá trị được người dân kê lên cao
Tuy nhiên nhiều tài sản vẫn bị ngập nước
Tuy nhiên nhiều tài sản vẫn bị ngập nước
Chiếc cửa cuốn của ngôi nhà số 524 Nguyễn Văn Quá bị sóng đánh sập
Chiếc cửa cuốn của ngôi nhà số 524 Nguyễn Văn Quá bị sóng đánh sập
Đến 21h tối 30/5, khu nhà trọ vẫn bị nước bủa vây khiến người thuê trọ phải đi lánh nạn
Đến 21h tối 30/5, khu nhà trọ vẫn bị nước bủa vây khiến người thuê trọ phải đi lánh nạn
Các con hẻm xung quanh vẫn bị ngập sâu
Các con hẻm xung quanh vẫn bị ngập sâu
Phía ngoài đường Nguyễn Văn Quá lúc 20h tối
Phía ngoài đường Nguyễn Văn Quá lúc 20h tối
Theo chủ nhà thì bộ ghế này sẽ phải bỏ đi vì đã bị ngấm nước thối
Theo chủ nhà thì bộ ghế này sẽ phải bỏ đi vì đã bị ngấm nước thối
Nhiều hàng hóa, đồ đạc bị ngâm nước suốt nhiều giờ
Nhiều hàng hóa, đồ đạc bị ngâm nước suốt nhiều giờ
15-1464622098816
Nhiều người dân vẫn hì hục tát nước cả đêm
Nhiều người dân vẫn hì hục tát nước cả đêm
Người dân phải ăn cơm hộp vì không thể nấu ăn
Người dân phải ăn cơm hộp vì không thể nấu ăn
Một lượng lớn hàng hóa của cửa hàng này bị ngập nước gây thiệt hại nặng
Một lượng lớn hàng hóa của cửa hàng này bị ngập nước gây thiệt hại nặng
Thanh niên đứng giữa đường để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông qua đâyThanh niên đứng giữa đường để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông qua đây
Thanh niên đứng giữa đường để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông qua đây

Đường Nguyễn Văn Quá vẫn ngập đến nửa xe gắn máy lúc 21h tối
Đường Nguyễn Văn Quá vẫn ngập đến nửa xe gắn máy lúc 21h tối

Xe gắn máy của người dân phải đậu ngoài hẻm vì trong nhà đang bị ngập sâu
Xe gắn máy của người dân phải đậu ngoài hẻm vì trong nhà đang bị ngập sâu
31/05/2016 - 00:56 Đình Thảo

Người đàn ông cô đơn và thành phố bị bao vây...

Mai Tú Ân-30-05-2016
Trung tâm thành phố Sài Gòn buổi sáng chủ nhật đẹp trời. Những đoàn người hồ hởi qua lại ngắm nghía các quầy hàng. Khách du lịch du lịch nước ngoài dừng chân quay phim chụp hình. Cả dân Tây lẫn dân Ta đều ồn ào, vô tư chen nhau qua lại.

Tôi đứng lặng một mình ở cái nơi mà mấy tuần trước dày đặc chân người biểu tình những giờ thì trống vắng ngẩn ngơ. Tôi có muốn nói thì cũng chẳng ai nghe. Rằng mới một hai tuần lễ trước , ở nơi đây đã có những cuộc xuống đường chưa từng có vì môi trường. Có rất nhiều các nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, công chức và đặc biệt là các em sinh viên, học sinh...đã cùng nhau chen vai xuống đường và làm nên một cuộc biểu tình không thể nào quên.

Tôi còn nhớ những khuôn mặt trẻ trung lấm tấm mồ hôi, những nụ cười rụt rè thân thiện của các em với nhau. Tôi nhớ đến nhiều em, cả trai cả gái đã liên tục mời tôi những chai nước suối lạnh. Tôi còn nhớ các em đã nhiều lần bí mật cho tôi hay rằng, rằng họ nghe được CA nói là sẽ bắt tôi.

Tôi gặp rất nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, những người đã may mắn thoát khỏi sự phong tỏa, cầm giữ của các lực lượng CA, AN ở nhà để đến tham gia bằng được cuộc tuần hành ôn hòa. Rất nhiều người đã phải di tản từ đêm trước để đến nhà bạn bè, hay khách sạn để giờ này họ được góp mặt ở đây. Tôi không dám nhắc đến tên họ, những cái tên đó đã làm rạng danh cho buổi tuần hành, cũng như tỏ rõ khí phách của những sĩ phu khi nước nhà gặp phải thảm họa môi trường chưa từng có này
.
Có một người quen mà tôi không thể không nói đến với lòng ngưỡng mộ chân thành. Đó là luật sư Lê Công Định cũng đã có mặt trong đoàn biểu tình. Có lẽ anh đã phải vượt qua nhiều khó khăn lắm để đến được đây và cùng với mọi người chia sẻ nỗi thiệt thòi do nạn cá chết với đồng bào miền Trung ruột thịt. Với tấm khẩu hiệu in vội luôn đươc giơ cao lên, Định đã ung dung đi từ đầu tới cuối trong cuộc xuống đường, và anh em đã thể hiện cái khí phách của một con người đấu tranh dân chủ đã phải trải qua tù tội bất công. Chắc chắn Định sẽ phải vượt qua sự cấm đoán mà chính quyền dành cho người đã bị bắt, và vượt qua bao trò bẩn thỉu nhằm vào anh của chính quyền, cũng như những chuyện riêng tư đựng đứng và vu vạ cho anh. Với việc anh xuất hiện và tham gia nhiệt tình cùng mọi người hôm nay đã chứng tỏ anh đã giữ gìn phẩm cách của mình và không thèm để ý đến những tiếng kèn lạc điệu đó. Và khi người viết bài này nói với bà con :"Đây là Ls Lê Công Định. Chúng ta hãy vỗ tay chào mừng LS đã đến tham gia cùng chúng ta" thì mọi người ùa lại phấn khởi vỗ tay rần rần khiến chàng luật sư đẹp trai chỉ còn biết đỏ mặt cười trừ.

Rồi còn nhiều nghệ sĩ tên tuổi nữa tham gia khiến cho cuộc biểu tình như một cuộc caraval vui vẻ, những nụ cười tươi như hoa của các cô gái chụp hình tự sướng. Các chàng trai tự động đi lên đầu mở đường, và đi vòng ngoài để cho người lớn, phụ nữ và trẻ em đi trong cùng. Mọi người nhắc nhau đừng đi xuống lòng đường, đừng đi lên cỏ. Có vài thanh niên đem theo những khẩu hiệu chính trị rất dễ gây ngộ nhận nhưng họ đã bỏ ngay khẩu hiệu đó khi có vài người lớn tuổi nhắc nhở. Tôi còn thấy các bạn trẻ nhắc một bạn gái hãy bỏ khẩu trang che mặt đi. "Nếu bạn che mặt thì những người CA kia tưởng rằng chúng ta sợ đấy". Những người phụ nữ khác vui vẻ nói chuyện, mua bánh trái rồi vội vàng vừa ăn vừa đi theo cho kịp đoàn...

Nhưng rồi đột nhiên những người thực thi pháp luật bỗng đổi thái độ với những người biểu tình khi. Lực lượng CA mặc sắc phục đã áp sát chứ không đứng xa xa nữa. Những chiếc xe bán tải đọc loa ra rả chạy sát bên đoàn người, và thậm chí còn như muốn đâm thẳng vào họ. Các lưc lượng chìm nổi bỗng đông lên và áp sát những khuôn mặt dữ dằn chứ không còn như lúc sáng nữa. Đoàn người đi sát lại gần nhau như để che chở cho nhau. Cũng có một số người người biểu tình hiểu chuyện và họ lủi dần ra ngoài vòng vây, nhưng tôi không thấy người phụ nữ làm như thế cả. Đột nhiên ca khúc Dậy Mà Đi do một giọng nam rất hay vang lên đầy phấn, kéo theo những lồng ngực như bốc cháy cúa mọi người. Tiếng hát vang lên như ngọn lũ cuốn lũ đi, như cơn gió cuồng kéo theo các bão cuồng.

Dậy mà đi ! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi.

Bao nhiều năm qua dân ta sống không nhà.


Bao nhiều năm qua dân ta chết xa nhà.

Dậy mà đi. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi...

Đàn áp đã bất ngờ đến ngay sau đó. Có người bị bắt, bị quăng lên xe. Các em trẻ bị bắt và phải chịu những cái đánh liên tục, thẳng tay. Máu đã đổ và không ai muốn hòa bình cả.

Người viết bài đã không chứng kiến được những điều đó vì bi bắt đầu tiên. Chính vì thế mà hôm nay tôi trở về đây, để cố gắng một cách vô vọng là muốn truy tịm thấy lại những cái ngày chủ nhật đẹp trời. Mong ước được thấy những anh, những chị và những em của những ngày xuống đường sôi nổi đó. Và ước ao được tay trong tay với họ một lần nữa...

Tôi bỗng thấy cô đơn quá khi nhìn những dòng người nhỏ bé tíu tít qua lại vô tư. Tội thấy cả nỗi cô đơn như đang bao trùm rồi len lén luồn vào thân thể khiến tôi như chết lặng. Hỡi những con người muôn năm cũ của cái ngày 1/5 đang ở đâu. Các bạn có vui hay buồn vì cái ngày đáng nhớ đó không. Cuộc đời một con người khi nặng như đá tảng, khi nhẹ như lông hồng, lúc thăng lúc giáng, lúc Sắc Sắc lúc Không Không. Nhưng nếu ta biết làm cho nó có ý nghĩa thì hãy ngẩng đầu lên để làm những công việc cho cộng đồng như ta đã làm thì hẳn sẽ hạnh phúc lắm. Bởi hạnh phúc đó là phẩm giá, là lương tri của một Con Người Chân Chính quân 

Nhưng không ai trả lời tôi ngoài ánh đèn rực rỡ chớp tắt đầy mê muội. Không có những con người mà tôi đã sát cánh để không quên đó thì giờ đây tôi như lạc lối, giữa triệu người tôi vẫn thấy cô đơn bao trùm.

Tôi đã trở thành Một người đàn ông cô đơn nữa sau Người Đàn Ông Cô Đơn Huỳnh Ngọc Chênh trong một bức hình nổi tiếng của Bùi Zdũ chụp. Chúng tôi cô đơn dù đứng hay ngồi giữa triệu người, và chỉ còn biết để mặc cho nỗi cô đơn gậm nhắm tâm hồn mình. Nỗi cô đơn của những kẻ sinh lầm thế kỷ, lầm tổ quốc và lầm cả yêu thương.

Tôi vẫn đứng đúng ở những nơi mà đoàn biểu tình của người dân Sài Gòn đã đứng, và nhìn lên. Thành phố vẫn lộng lẫy ánh đèn chớp tắt nhưng tôi biết rằng nó sắp chết. Nó sẽ chết đi khi các giá trị nhân bản của nó bị những kẻ cai quản gặm nhấm hết. Nó đã bị trói chặt hết phương cứu chữa và giờ thì chỉ biết đọc những câu kinh cuối cùng. Như nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết : "Thành phố đang bị bao vậy". Phải, thành phố đang bị bao vây không phải bởi những tên hải tặc che một mắt, cũng không phải bởi những tên cướp Vi King hung tợn. Vòng vây của nó là sự liên hoàn giữa đồ ăn chứa chất độc và sự mất vệ sinh cho người nghèo. Cá độc, muối độc và vừa nghỉ ngơi nơi  sau chuyến để làm biếng Mà nó bị bao vây, để xẻo thịt bởi những người lãnh đạo nó nhưng xấu xa ác độc với nó.

Tôi quay đi nhưng vẫn có bước theo dấu chân của đoàn người biểu tình tuần trước. Trĩu nặng nỗi cô đơn, thất vọng và lòng tiếc nuối mãi không thôi, tôi bước thật nhanh để che giấu những giọt nước mắt đã đổ xuống để khóc cho cái thành phố bị bao vây này...

Chi 55.000 tỷ trả nợ - viện trợ, bội chi ngân sách lên 66.400 tỷ

Theo Vneconomy-31-05-2016
Mức bội chi ngân sách tăng nhanh chóng khi 5 tháng đầu năm, con số này đã ở mức 66.400 tỷ đồng...

Chi 55.000 tỷ trả nợ - viện trợ, bội chi ngân sách lên 66.400 tỷ
Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2016, tổng thu ngân sách đạt 346,2 nghìn tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 284,2 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô 13,9 nghìn tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 47,8 nghìn tỷ đồng. 

Trong khi đó, tổng chi ngân sách lên tới 412,6 nghìn tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 64,3 nghìn tỷ đồng, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 293,4 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ và viện trợ 55 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã đưa ra dự toán thu ngân sách năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, bội chi 254 nghìn tỷ đồng (4,95% GDP).

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã bị bội chi ngân sách 66.400 tỷ đồng. 

Đây là mức bội chi tương đối lớn trong bối cảnh các thuế quan được cắt giảm, thu ngân sách ngày càng khó khăn. Bội chi ngân sách tất yếu sẽ góp phần dẫn đến nợ công tăng cao lên. 

Tại hội thảo "Nhận diện nợ công ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra" diễn ra đầu tuần này, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ lo lắng khi nợ công của Việt Nam tăng quá nhanh, đến năm 2015 đã tăng gấp đôi so với năm 2010. Riêng nợ Chính phủ đã vượt ngưỡng cho phép 50,3% GDP. Thu ngân sách không đủ bù chi thường xuyên..

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp - Chủ nhiệm Khoa tài chính Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - cho rằng, với tổng nợ vay 2,7 triệu tỷ đồng và với mức lãi suất vay (1,7%/năm với ODA và trong nước là 7,1%/năm), trong 10 năm tới nợ công của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Chi phí trả nợ công cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Chính phủ. 

Khi nào thì bị khởi tố vì có “dấu hiệu phản kháng” đảng cộng sản Việt Nam?

Trần Thành-31-05-2016
(VNTB) - Giới thẩm phán tiếp tục lo lắng rằng trong tương lai nếu “phản kháng đảng” tiếp tục đồng nghĩa “chống chính quyền nhân dân” thì quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị dễ bị chụp mũ, và người “phản kháng đảng” tiếp tục đi tù là chuyện không gì bàn cãi.

Cô Nancy Nguyễn - một công dân Hoa Kỳ - vừa bị công an VN bắt giữ trái pháp luật ngay trước chuyến thăm VN của Tổng thống Mỹ Obama

Trả lời phỏng vấn Đài RFA, cô Nancy Nguyễn, nói: “Những việc mình làm dù không hề có hành vi phạm pháp; nhưng mà theo họ không cần làm gì để lật đổ chính quyền mà chỉ có dấu hiệu có sự phản kháng là phạm pháp rồi theo qui định của pháp luật. Tức là không cần cấu thành hành vi, chỉ cần cấu thành hình thức. Xét về mặt pháp luật Việt Nam, họ có quyền khởi tố tôi rồi. Nếu tôi không phải là người nước ngoài thì với thái độ không hợp tác tôi sẽ phải bị truy tố”. (http://www.ijavn.org/2016/05/nancy-nguyen-tra-loi-rfa-ve-viec-bi.html)
Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có điều luật nào cấm hay hạn chế “quyền phản kháng” của người dân đối với các hành xử của tổ chức đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan hành pháp và chấp pháp đều căn cứ vào điều luật 88 Bộ Luật hình sự, quy định tội về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, để bỏ tù những người “phản kháng” đảng cộng sản Việt Nam.
Căn cứ theo Hiến pháp thì “Nhà nước” không đồng nghĩa với “đảng cộng sản”. Như vậy, ở góc độ chính trị - xã hội, tội phạm phải được xem là những hành vi gây nguy hiểm cho những điều kiện sinh tồn của xã hội. Thực hiện quyền tự do ngôn luận – điều 88, Bộ luật hình sự gọi “tự do ngôn luận” trong trường hợp này là “tuyên truyền” - là một trong những điều kiện sinh tồn của xã hội, và do đó không thể xem hành vi này là tội phạm được. Từ góc độ này, điều 88 Bộ luật hình sự hoàn toàn mâu thuẫn với định nghĩa về tội phạm.
Thế nhưng những nhà hành pháp lại nói rằng, tội phạm là một phạm trù mang tính giai cấp, việc xác định tội phạm là tùy thuộc vào quan điểm của giai cấp nắm chính quyền nhà nước. Do vậy, những ai “chống đảng” cũng đồng nghĩa “chống nhà nước”.
Trở lại với cụm từ “dấu hiệu phản kháng”. Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 1-7-2016, điều luật 88 được thay bằng điều 117 và những nội dung thì vẫn không có sự khác biệt. Chính điều này đang tạo áp lực tâm lý cho các thẩm phán thụ lý các vụ án liên quan điều 88 Bộ luật hình sự thời gian qua, và điều 117 Bộ luật hình sự từ đầu tháng 7 tới đây.
Ghi nhận từ các buổi sinh hoạt học thuật, lâu nay ở các vụ án “chống đảng”, thường được cơ quan tố tụng chuyển sang cách hiểu về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, vì cho đến nay chưa có bất kỳ luật định cụ thể nào về hành vi thế nào là “tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam”? Nếu cứ bám vào cụm từ “tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam” thì không thể tiến hành các điều tra, xử lý.
Do vậy đã từng có đề nghị là sửa đổi, bổ sung điều 88 Bộ luật hình sự theo hướng: “Điều 117. Tội tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Tuy nhiên đề xuất này đã bị bác bỏ.
Cũng nói thêm, “phản kháng đảng cộng sản”, cũng không chịu sự điều chỉnh của điều 89 Bộ luật hình sự hiện hành, và được thay bằng điều 118 từ ngày 1-7-2016. Cả điều 89 và điều 118 “Tội phá rối an ninh” đều giới hạn phạm vi của tội là “chống chính quyền nhân dân”, không có quy định nào đưa đến cách hiểu “chính quyền nhân dân” chính là “đảng cộng sản”.

Như đã nói, giới thẩm phán tiếp tục lo lắng rằng trong tương lai nếu “phản kháng đảng” tiếp tục đồng nghĩa “chống chính quyền nhân dân” thì quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị dễ bị chụp mũ, và người “phản kháng đảng” tiếp tục đi tù là chuyện không gì bàn cãi.

Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.
Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài  nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”.
Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau.
Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”. 
Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng.
Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”.
Những câu hỏi về Cam Ranh
Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý:
Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí
Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?
“Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”.
Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần?
Vừa chơi vừa sợ
Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao.
Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice.
Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu.
Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai.
Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa.
Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”.
Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam.
Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Còn lụt nhiều vì quy hoạch bị băm nát

Tú Anh - Trường Phong (thực hiện) -06:34 30-05-2016
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong sau trận lụt ở Hà Nội ngày 25/5, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cảnh báo: Hà Nội sẽ còn ngập lụt nhiều vì quy hoạch bị băm nát.
  1. Quy hoạch chưa nghĩ đến việc phải trả giá

    Trận lụt ở Hà Nội ngày 25/5 diễn ra nặng nhất ở khu phía Tây, Tây Nam. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì, có phải do quy hoạch manh mún, không đồng bộ?
    Các khu chung cư càng xây về phía Tây, Tây Nam thì càng ngập nhiều, đặc biệt là phía Hà Đông. Tất cả các khu đô thị mới sau này ở khu vực trên đều xây dựng trên cơ sở các hồ ao, ruộng lúa. Trước đây, nhân dân trồng lúa rất kinh nghiệm, chỗ nào trũng thì mới trồng lúa, còn cao ráo thì trồng hoa màu, cây cối. Ở cạnh đó, thường có ao hồ nhưng chúng ta lấp đi để xây dựng khu đô thị mới. Chúng ta không hề có cốt nền chuẩn của từng khu vực. Hiện nay, quy hoạch của chúng ta thiếu cốt nền. Chúng ta chỉ có cốt nền trên giấy thôi, khi thực hiện quy hoạch không ai làm.

    Thứ hai, nguyên tắc khu đô thị đều phải có khu xử lý nước thải trước khi đấu nối với hệ thống chung thành phố. Ví dụ nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng các chủ đầu tư đều ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của họ nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu. Cho nên, việc Hà Nội bị lụt vừa rồi tôi cho là tất yếu. Chỉ có chúng ta ngỡ ngàng thôi. Bởi vì chúng ta kỳ vọng vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội giai đoạn II. Cái đó không phải là cơ bản, mà cái cơ bản là phải có cốt nền đô thị. Và cốt nền đô thị đó phải phân bổ hệ thống thoát nước, xây khu đô thị thì phải làm thoát nước.

    Hiện nay, trong quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng mà chẳng có khu đô thị nào có hồ cả, thậm chí Linh Đàm là khu đô thị kiểu mẫu nhưng hồ cũng lấp đi một phần. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém.

    Ông có thể nhận định cụ thể hơn về quy hoạch của Hà Nội hiện nay?

    Quy hoạch của chúng ta là quy hoạch trên giấy, quy hoạch cứ vẽ ra mô hình 3D để cho đẹp thôi. Đẹp lòng chính quyền và đẹp lòng ai đó chứ quy hoạch đó không khả thi. Điều này rất nguy hiểm trong quy hoạch đô thị. Khi chưa mở rộng, Hà Nội không hề bị ngập. Sau này Hà Nội nhập Hà Tây về thì ngập càng lớn, vì do quản lý xây dựng và quy hoạch kém. Phải nhận thức rõ như vậy. Cho nên, dù có 10 nghìn tỷ hay 20 nghìn tỷ đồng chăng nữa thì cũng không giải quyết được. Thoát được chỗ này thì sẽ ngập sang chỗ khác. Nguyên tắc của thiên nhiên là lấy cái gì từ thiên nhiên thì phải trả lại thiên nhiên cái đó. Ví dụ, ở khu vực này có một cái đầm 10 ha, do yêu cầu phát triển đô thị phải lấp cái đầm đó để xây một khu đô thị mới 10 ha, thì phải đào một cái đầm ở một vị trí khác tương ứng để đó là nơi vừa giữ sinh thái, vừa trữ nước, vừa thoát nước.

    Khi quy hoạch, chúng ta chỉ nghĩ được khoảng 10 năm thôi, chứ không nghĩ đến trả giá sau này. Trận mưa vừa rồi là cảnh báo, chúng ta đang nhận hệ quả của biến đổi khí hậu nhưng chúng ta chưa quen ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta không được phép đổ lỗi cho thiên tai, bởi vì thiên nhiên sinh ra chúng ta, chúng ta phải thích ứng, sống chung. Đó là một nguyên tắc trong quy hoạch, trong kiến trúc cũng thế. Sắp tới còn nhiều trận ngập nữa.
  2. Còn lụt nhiều vì quy hoạch bị băm nát - ảnh 1
    Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng. 
    Giám sát quy hoạch còn nhiều lỗ hổng

    Ông đã nói về việc các chủ đầu tư ăn bớt, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, không làm theo đúng theo quy hoạch. Vậy vai trò của cơ quan quản lý ở đâu?

    Ở đây chủ đầu tư là doanh nghiệp. Với doanh nghiệp lợi nhuận là ưu tiên cao nhất. Khi làm quy hoạch chi tiết thì họ vẽ rất đẹp. Tôi nói thế này, hiện chúng ta đang bị lừa bởi một loại kiến trúc 3D, vẽ rất đẹp, chiếu lên mô hình rất đẹp. Quảng cáo rất đẹp nhưng thực chất không phải như thế. Đó là điều cực kỳ sai lầm trong kiến trúc quy hoạch của Việt Nam. Cho nên giám sát quy hoạch tốt đã là quý rồi, nhưng giám sát việc thực hiện quy hoạch chúng ta lại buông lỏng. Giám sát quy hoạch là chính quyền, các cơ quan chức năng của thành phố chứ không phải ai cả. Còn chủ đầu tư phải khẳng định là họ không sai. Chủ đầu tư hoạt động vì lợi nhuận, nếu bật đèn xanh cho họ thì họ làm, kiếm tiền. Đưa ra các điều luật thì họ nghe, bởi doanh nghiệp sợ pháp luật. Bởi vì pháp luật rất nghiêm. Nhưng người giám sát để thực thi theo pháp luật thì không ai giám sát. Đây là lỗ hổng trong quy hoạch. Cái đó là chỗ xin - cho và là chỗ để lách luật.

    Có ý kiến lo ngại quy hoạch một số khu đô thị của Hà Nội bây giờ bị băm nát, ông nghĩ sao?

    Vấn đề đó rất rõ. Nếu theo dõi, cách đây khoảng 5 năm, khi phê duyệt quy hoạch chung Hà Nội, Thủ tướng ra văn bản, không được xây nhà cao tầng trong 4 quận nội thành, nội đô. Thế thì ai nghĩ ra câu này? Chính các chuyên gia của Hà Nội tham mưu chuyện này để ra văn bản đó. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta lại ra văn bản được xây dựng chung cư cao tầng trong nội đô. Bằng chứng là đã công bố quy chế xây dựng nhà cao tầng. Ở đây có vấn đề, chúng ta làm không thống nhất. Như thế là không đúng. Không có nước nào ra quy định như thế cả. Ai muốn xây chung cư cao tầng ở đâu là phải theo quy hoạch.

    Cảm ơn ông.

Hai chiến hạm Nhật Bản đến Cam Ranh

Tú Anh 
Theo RFI-30-05-2016 12:26
media
Hai chiến hạm Nhật ghé thăm cảng Cam Ranh hôm 12/04/2016. VIETNAM NEWS AGENCY / AFP 
Lần thứ hai trong vòng một tháng, Việt Nam đón tiếp hai chiến hạm tối tân nhất của Nhật Bản tại quân cảng chiến lược Cam Ranh. Một dấu hiệu cho thấy Hà Nội và Tokyo muốn hợp tác chặt chẽ hơn trong quan hệ quốc phòng để đối phó với tham vọng biển đảo của Bắc Kinh.
Nhật báo Ashahi trong bản tin ngày 30/05/2016 cho biết hai chiến hạm rà mìn hiện đại nhất của Nhật là Uraga và Takashima đã cặp bến Cam Ranh vào ngày hôm qua. Đây là lần thứ hai trong vòng một tháng, chiến hạm của Nhật đến Cam Ranh.
Uraga và Takashima sau khi tham gia một cuộc tập trận chung với hải quân Mỹ tại Bahrain, vùng Vịnh, trên đường hồi hương, ghé Việt Nam để được tiếp liệu.
Nhật báo thân tả của Nhật Bản nhấn mạnh yếu tố quân cảng Cam Ranh nằm gần hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc tranh giành với các láng giềng là Việt Nam và Philippines. Hai quốc gia Đông Nam Á này đều đang tăng cường hợp tác an ninh với Nhật.
Tháng Tư vừa qua, lần đầu tiên từ sau Thế Chiến Thứ Hai, Cam Ranh đón hai khu trục hạm của Nhật là Ariake và Setogiri, sau khi hai tàu chiến này tham gia tập trận với hải quân Mỹ và Philippines trở về.
Trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam tàu tuần duyên. Tin này được loan báo nhân cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bên lề thượng đỉnh G7 mở rộng hồi cuối tuần qua tại Ise Shima.
Bản tin của đài NHK cho biết thêm trong cuộc hội đàm này, thủ tướng hai nước cùng chia sẻ quan ngại về tình hình biển Đông, họat động quân sự của Trung Quốc càng ngày càng tăng. Hai bên thống nhất quan điểm tăng cường hợp tác quốc phòng.