Monday, April 27, 2015

Mợ Tôi - Chuyện kể sau 40 năm

Tôn-Thất Long
2015-04-27
tuong-dai-me-viet-nam-600.jpg
 Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng tại tỉnh Quảng Nam. Photo: danangplus.net
Cậu tôi mất sớm, hai đứa con gái con của cậu tôi được gởi lại cho ba má tôi nhận làm con và nuôi từ khi còn thơ dại cho đến lớn, các chị tôi được cho ăn học thành tài rồi sau đó gởi đi du học ở Mỹ, các chị tôi học ra trường và sống luôn ở Mỹ từ khi ra đi cho đến tận bây giờ. Mợ tôi là một người đàn bà giản dị và chân chất, mợ hiền đến nỗi mà má tôi nói cái gì mợ cũng nghe, nhiều khi nhìn lại tụi tôi cứ tưởng má tôi là chị của mợ tôi chứ không phải là chị dâu em chồng.
Sau khi gởi con lại cho má tôi thì mợ tôi buồn nên về quê cũ tập tành đi buôn bán xa tít tận ngoài Quảng và rồi gá nghĩa lại với một người đàn ông khác ngoài đó và lập nghiệp ở đó luôn. Sau khi mợ tôi có mang với người đàn ông đó thì ông ta bắt đầu đi làm ăn xa, cứ vài ba tháng thì ông ấy lại xuất hiện và lấy tiền của mợ tôi đem đi nói là cần vốn làm ăn rồi lại biến mất, không bao giờ thấy ông ấy đem tiền về mà chỉ có lấy tiền đem đi thôi và mợ tôi cũng chẳng bao giờ hỏi ông ấy làm gì và nghề ngỗng hay buôn bán gì.
Cũng vài năm sau đó thì ông ta hoàn toàn biến mất luôn. Cho đến 1975 đến thì có người tìm đến nhà mợ tôi báo là người đàn ông đó đi hoạt động dân vận và làm giao liên cho Cách Mạng, ông ta bị bắn chết khi đang trên đường đi tiếp tế cho bộ đội trong rừng. Thế là mợ tôi có được người ta tặng cho một cái bằng khen gia đình liệt sĩ và con trai của mợ tôi với người đàn ông ấy trở thành con liệt sĩ.
Được chục  năm sau 1975 thì các chị tôi bên Mỹ tìm cách liên lạc và bảo lãnh cho mợ tôi và người con trai đi Mỹ theo diện bảo lãnh mẹ con, mợ tôi viết thư hỏi má tôi là có nên đi Mỹ không vì sợ là gia đình liệt sĩ họ không có cho mợ và con trai đi Mỹ, má tôi nói thì chị cứ giấu đi và đi đi, ở lại cũng khổ quá mà. Nhưng má tôi cũng hỏi lại cho chắc ăn là mợ tôi có muốn đi Mỹ hay không thì mợ tôi nói:
- Tui muốn đi khỏi cái xứ này lâu rồi cô ơi, mang tiếng là gia đình liệt sĩ mà tui không được hưởng cái gì hết.
- Vào các ngày lễ là họ tới nhà tui sớm nhất kêu gọi đóng tiền quyên góp để làm gương cho các gia đình có công với Cách Mạng.
- Còn bổng lộc hay tiền giúp đỡ gia đình liệt sĩ thì họ nói là gởi vào cái quỹ gì đó mà giờ này tui cũng không biết cái quỹ đó là gì nữa.
Mợ còn nói thêm là muốn đứa con trai sau này nó được học hành đàng hoàng chứ suốt ngày nó đi làm sinh hoạt đoàn thể và làm nghĩa vụ gì gì đó chẳng chịu học hành gì cả. Sau vụ nói chuyện đó với má tôi xong thì khoảng hơn năm sau mợ tôi và người con trai có giấy tờ để sang Mỹ đoàn tụ với các chị tôi và gia đình tôi. Từ khi sang Mỹ thì cứ cách vài tháng là mợ tôi lại tiết kiệm và gom đủ tiền để gởi về quê cho bà con làng xóm bên nhà, mợ tôi nói biết vậy tui kêu tụi nó bảo lãnh đi từ Mỹ cho sớm cho rồi, ở cái xứ Mỹ này tui già cả rồi lại không đi làm gì hết mà còn có đủ tiền giúp bà con bên nhà, còn ở cái xứ ta gì mà có đồng khó nào chui vào túi là nó khui đồng đó ra cho bằng hết.
Đã nghèo đói mà nó suốt ngày cứ ra rả kêu gọi đóng góp này và đóng góp nọ. Ngồi nghe mợ tôi kể tội tụi Cách Mạng làm hành làm tỏi với gia đình mợ làm tụi tôi cười và hỏi vậy tại sao hồi xưa mợ lại lấy ổng. Mợ tôi nói "Tao làm sao biết ổng hoạt động Cách Mạng, tao là đàn bà đơn côi đi buôn, ông theo giúp đỡ vì ổng biết tao có tiền có bạc nên ổng đi theo dụ dỗ để lấy tiền đó đi cho Cách Mạng ăn, tao lại không biết mà đi thương ổng chứ nếu tao biết thì tao đã chiêu hồi ổng rồi chứ đâu để ông chết bờ chết bụi giờ không biết tìm xác ở đâu mà làm mộ bia nữa."  Nghe kể xong mà tụi tôi cười muốn té xuống ghế luôn. Nhưng nghĩ lại thì tôi cũng biết là lúc xưa có biết bao nhiêu người đàn bà non dại như mợ tôi được mấy ông Cách Mạng chăm non và chăm sóc tận tình để có tiền nuôi quân Cách Mạng. Tụi tôi còn chọc mợ tôi nói là thời xa xưa thì người ta dùng Mỹ Nhân Kế, thời nay Cách Mạng thì dùng Nam Nhân Kế và mợ tôi đã bị mắc lừa vì kế này.
Mợ tôi giờ đã thành người thiên cổ lâu rồi, nhưng nếu mợ tôi mà còn sống rồi biết họ dựng cái tượng bà mẹ anh hùng ở nơi quê hương của mợ tôi thì chắc thế nào mợ tôi cũng chắc chắc cái lưỡi và lại nói cái câu nói quen thuộc thuở nào "Toàn là một lũ đi dụ dỗ đàn bà con gái rồi sau này bày đặt tưởng nhớ và thương tiếc."  Mợ tôi chân chất như bao người đàn bà Việt Nam, bà không nói thôi chứ nói ra câu nào là đúng câu đó, tui phục mợ tôi ở cái điểm này.
Tôn-Thất Long, 03/23/2015

Từ miền Tây đến khám Chí Hòa

Hào Độ
Theo RFA-2015-04-27

000_ARP4137966.jpg
Bộ đội Bắc Việt với số vũ khí chiếm được từ quân lực VNCH hôm 13/4/1975 tại Biên Hòa. AFP photo

Vào những ngày cuối tháng năm 1975, tỉnh nhỏ quê tôi ở miền Tây, được thông báo tập trung tất cả sĩ quan quân đội và viên chức Việt Nam Cộng Hòa đi "học tập cải tạo". Thời gian học tập là một tháng, mỗi người phải mang theo sáu ngàn đồng tiền ăn.

Chúng tôi được đưa vào tập trung trong khu vực trại gia binh của một đơn vị thuộc sư đoàn 9 bộ binh để lại. Chúng tôi bị đặt dưới quyền điều khiển của những người mặc đồng phục màu xanh của " bộ đội " mà chúng tôi được hướng dẫn phải gọi là " cán bộ ".  Thời gian một tháng chậm chạp trôi qua.

Một buổi sáng "cán bộ" tập họp chúng tôi và thông báo " Vì thời gian học tập quá ít, các anh chưa cải tạo đủ, nên ở trên ra lệnh các anh phải tiếp tục học tập thêm 3 tháng. Từ nay các anh không cần lo việc ăn uống, đảng và nhà nước lo phần ẩm thực hằng ngày cho các anh".

Sau ba tháng, lời thông báo của họ có thêm một lập luận trẻ con mà chúng tôi khi nghe ai cũng phải cắn răng nuốt hận: " Vì tình hình bên ngoài chưa ổn định, lòng thù hận của dân chúng đối với các anh còn sôi sục, để bảo vệ an toàn cho các anh, ở trên quyết định giữ các anh ở lại trong trại cải tạo 3 năm. Các anh phải tiếp tục học tập và lao động tốt, thật thà khai báo mọi tội lỗi với nhân dân, đảng và cách mạng sẽ xem xét, khi tình hình ổn định sẽ tha cho các anh về sum họp gia đình ". Từ đó chúng tôi không còn trông ngóng nữa, ai cũng yên tâm với số phận bị giam cầm trong nhiều năm sắp tới. Chỉ còn một niềm tin là cầu xin có một phép lạ mà thôi !

Một năm sau, chúng tôi được vận chuyển bằng đường sông trên những chiếc "ghe bầu" đi từ thị xã vào giửa vùng Đồng Tháp Mười mênh mông. Tại đây họ dựng lên một trại tù mới có tên là " trại cải tạo Động Cát ". Giữa Đồng Tháp Mười mênh mông có một gò cát thiên nhiên nổi lên. Họ bắt chúng tôi đào cát đấp nền nhà, cưa tràm làm cột nhà, chẻ tre làm nẹp dừng vách, chầm lá lợp nhà, rồi đóng cọc sắt ấp chiến lược, căng dây chì gai làm rào chung quanh để giam mình trong trại tù ấy !

Bấy giờ là mùa khô, họ bắt chúng tôi đi đào những con kinh nhỏ, nối từ một con kinh lớn dẩn nước đi sâu vào giữa đồng, được gọi là những con " kinh xã phèn ".

Khi mùa mưa đến, dù không ai trong chúng tôi biết gì về nông nghiệp, nhưng chúng tôi phải làm tất cả mọi công việc của một nhà nông. Từ việc làm cỏ ruộng, cày bừa, cho đến việc ngâm lúa giống, xạ lúa, bón phân, cắt lúa, rồi gặt, đập, và phơi lúa, đều do lực lượng tù cải tạo chúng tôi  đảm trách.

Chúng tôi làm ra rất nhiều lúa, nhưng họ đưa đi đâu không biết, chúng tôi thì vẫn hằng ngày ăn bo bo hay bột mì thay cơm !

Một buổi sáng đẹp trời họ tập họp chúng tôi và cho biết là sẽ di chuyển đi học tập cải tạo ở một nơi khác ! Ghe chạy vòng vèo trong các con rạch mà tôi chưa từng biết, hồi lâu thì đến một khu trại tù đang có lố nhố hằng trăm tù nhân bên trong nhìn ra.  Họ chuyển chúng tôi qua trại tù do công an cai quản, có tên là " trại cải tạo Láng Biển ".

Trại tù nầy giam giữ tất cả các thành phần tội phạm xã hội, nay họ giam chung chúng tôi vào đây.

Cũng một buổi sáng nắng đẹp yên bình, họ tập họp chúng tôi và thông báo: " Vì các anh cải tạo chưa tốt, nên sẽ có một số các anh phải tiếp tục đi học tập ở một nơi khác. Ai được gọi tên thì bước sang tập họp riêng bên phải, ai không được gọi tên thì vẫn đứng yên tại chỗ không được chộn rộn".

Sau đó họ ra lệnh các anh em vừa được gọi tên nhanh chóng vào trại mang hết tất cả đồ đạc cá nhân trở ra tập họp lại. Khi chúng tôi tập họp xong thì họ ra lệnh cho số người không được gọi tên khi nãy nhanh chóng quay trở vào trại và ở yên tại chỗ nằm của mình. Hai nhóm chúng tôi bị cắt đứt liên hệ, không thể nào gặp gỡ, nhắn gửi hay từ giã nhau.

Bây giờ họ tuyên bố: "các anh là những người phải đi học tập thêm, thời gian còn tùy theo sự tiến bộ của từng người. Các anh chỉ được mang theo quần áo, chăn màn, và thức ăn mà thôi, còn các vật dụng khác để lại tại chỗ".

Họ ra lệnh chúng tôi từng người một đi thẳng ra cổng trại dưới sự hướng dẫn của 2 công an có võ trang. Phía trước cổng trại là một con kinh, dưới kinh đã có một đoàn ghe có mui đậu sẳn từ bao giờ. Công an ra lệnh từng người bước xuống ghe, mỗi ghe có 1 công an đứng canh trước mủi, và 1 công an đứng sau lái, cả hai mang súng AK 47 trong tư thế tác chiến. Sau khi tất cả đã ngồi yên, 2 công an bước xuống, một người mang theo một đống còng số 8, một người dõng dạc ra lệnh: "Khi đi đường tất cả phải im lặng, ngồi yên, không được đi tới đi lui, và tất cả đều phải còng tay lại ".

Nói xong hai công an bước vào trong ghe và lấy từng cái còng móc vào 2 cổ tay của 2 người ngồi cạnh nhau. Như vậy là chúng tôi bị dính chùm nhau bởi cườm tay trái của người nầy với cườm tay phải của người kia. Các cửa sổ hay mành sáo của hai bên hông ghe đều đã được kéo xuống. Sau hai tiếng lách cách nạp đạn khô khan vang lên từ 2 cây súng AK để thị uy, ghe được nổ máy. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi làm tôi phải rùng mình. Họ còng chúng tôi như thế nầy, nếu xảy ra trường hợp ghe bị chìm thì làm sao mà lội đây ? Nếu có tai nạn chắc ăn là sẽ chết chìm !

Tôi nghe có tiếng xì xào : " Sao chạy lòng vòng đi đâu mà lâu quá vậy ? "; " Có thể họ đưa mình ra sông lớn xuống tàu đi ra Bắc "; " Hay là họ đưa mình ra đổ xuống biển ?".

Tiếng máy nổ chậm dần, ghe từ từ cặp vào bờ một con rạch nhỏ. Công an dõng dạc từ trên bờ: "Tất cả các anh đi lên từng cặp theo sự hướng dẫn của cán bộ ".

Từng cặp chúng tôi vẫn còn đang bị dính chùm, chậm chạp khó khăn bước lên bờ rạch, một cánh tay còn tự do thì đeo cái giỏ đệm hay cái túi vải tài sản của mình. Dọc theo con đường đá đã có một hàng xe đò đậu sẳn. Bên kia đường sừng sửng 1 ngôi chợ nhỏ trống vắng có hàng chữ "chợ Rạch Ruộng ".

Rất đông công an bồng súng đứng dài theo hai bên đường từ đầu dãy xe cho đến cuối để ngăn cản các người dân hiếu kỳ đang tụ tập đứng nhìn. Công an cầm dùi cui, chỉ cho chúng tôi từng cặp từng cặp bước lên chiếc xe thứ nhất, khi xe đầy thì cặp tù kế tiếp bước lên chiếc xe thứ hai. Dân chúng hai bên đường tập họp đứng nhìn chúng tôi càng lúc càng đông hơn. Có vài cụ già, nhưng phần đông là các bà các chị, và các em nhỏ. Trong nhiều ánh mắt soi mói ấy tôi bắt gặp những tình cảm khác nhau của người dân địa phương, hầu hết là thương hại ...

Tôi và anh bạn đồng hành phải loay hoay tìm tư thế ngồi sao cho tay phải của tôi thuận chiều đưa ra phía sau một chút để nối liền với cánh tay trái của anh mà không bị vặn vẹo đau đớn bởi cái còng số 8. Chúng tôi phải chịu đựng như thế suốt đoạn đường của chuyến đi. Cửa trước và cửa sau xe cũng có 2 công an trấn giữ. Các tấm sáo cửa sổ xe đò cũng được sập xuống kín mít. Một nhóm chúng tôi may mắn ngồi gần một khung cửa đã bể nát, không có kính che mà tấm sáo cũng đã mất hết hơn phân nửa.

Mọi người chúng tôi đều giật mình vì từ bên ngoài có một vật được tung lên lọt ngay vào cái cửa sổ trống. Một gói thuốc lá màu trắng chữ đen rơi vào sàn xe, công an chạy tới chộp lấy gói thuốc lá. Tôi nhìn ra ngoài, một em bé trai trạc chừng 12 tuổi, tay ôm cái hộp cây nhỏ chứa đầy các bao thuốc lá, đang cố chạy đi để khỏi bị bắt !

Lại một bất ngờ thứ hai. Tôi ngồi ngay hàng ghế phía sau nên nhìn thấy rất rõ. Một vật màu đen to hơn cái gói thuốc là ban nảy, được tung vào xe. Lần nầy vật ấy rơi xuống và nằm ngay trên đùi của anh bạn ngồi hàng ghế phía trước. Dĩ nhiên anh em chúng tôi ngồi yên, không ai có một cử động nào cả.

Công an cũng ùa ngay đến tịch thu xâu bánh ú. Bên kia đường, một người phụ nữ trung niên, đầu đội một cái thúng chất đầy bánh ú, đang cố sức rảo bước thật nhanh về phía dãy nhà phía trước. Trên xe chỉ có anh lơ xe là người duy nhất được đi lui đi tới để thu xếp các túi vải và các giỏ đệm của chúng tôi. Có tiếng hỏi nho nhỏ sau lưng : " Anh ơi, biết đi đâu không vậy anh? " Anh lơ xe làm thinh không trả lời, bỏ đi.

Chúng tôi cụt hứng, nghĩ rằng anh cũng được nhồi sọ là không được hé môi với bọn tù cải tạo. Nhưng anh lơ xe quay trở lại, anh khom người và làm động tác dọn dẹp. Nhưng lần nầy anh cứ nắm 1 cái giỏ đệm đẩy qua đẩy lại, một âm thanh sột soạt vang lên át đi tiếng nói rù rì của anh lơ xe: "Hồi sáng tui đi lãnh dầu thì họ nói là đổ dầu đầy để đi Long Khánh ". Tin nầy được lan nhanh ra khắp xe. Mọi người chúng tôi yên chí là chuyến nầy phải ra rừng cạo mũ cao su rồi đây!

Đoàn xe có 1 xe jeep dẫn đầu, 1 công an lái xe, 4 công an khác có võ trang đầy đủ, một người mang súng colt ngồi trước, 3 công an ngồi hàng ghế sau đều mang súng AK. Đúng như lời anh lơ xe đã nói, ra tới ngã ba An Hữu, đoàn xe quẹo trái trên liên tỉnh 8 hướng về Saigon. Hai bên đường cây cối đứng im, lác đác các chòi lá lụp xụp, xơ xác, lơ thơ vài người dân địa phương rảo bước bên vệ đường. Tất cả yên ắng, bình thản, không ai biết rằng đoàn xe đang chạy trên đường có mang theo hằng trăm quân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa đang bị cầm tù, và sau hơn 3 năm lao động khổ sai giữa Đồng Tháp Mười, giờ đây đang bị họ giải đi hành quyết, hay là đưa đi giam cầm ở một nơi nào không ai biết.

Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi đoàn xe đến Phú Lâm mà chiếc xe jeep dẫn đầu vẫn chạy thẳng vào Saigon ?  Nhờ khung cửa trống một nhóm anh em chúng tôi ngồi quanh đó được nhìn ngắm quang cảnh Saigon với dòng người và xe đạp chen chúc tại các ngã tư ngã năm, vì giờ nầy là giờ nghỉ trưa.

Đoàn xe chạy loanh quanh một lát thì vào đường Lê đường Văn Duyệt, rồi họ lại quẹo vào một con đường nhỏ hẹp không thấy bảng tên. Xe ngừng lại một lát, công an lại răn đe và ra lệnh ngồi im. Khoảng gần nửa giờ sau, chiếc xe jeep trở lại, họ khoát tay cho đoàn xe tiếp tục đi sâu vào trong. Đoàn xe chui qua một cái cổng sắt, từ từ quẹo phải rồi dừng hẳn tại một bãi đất trống. Bên cạnh cánh cổng sắt to tướng, nặng nề, kiên cố, tôi đọc được hàng chữ đắp nổi bằng xi măng, sơn đỏ, ở phía trên cao: " Trại giam Chí Hòa ".

Từng cặp chúng tôi xuống xe, được mở còng và tập họp trên nền cái sân đất đá lổm chổm dưới chân. Qua bức tường cao, dầy, và kiên cố bao bọc xung quanh, tôi tưởng tượng ra những phòng giam chật hẹp, hôi hám, bẩn thỉu, ngột ngạt , và tối tăm bên trong, đang chực chờ giam hãm 180 anh em chúng tôi từ miền Tây ngơ ngác lên đây.

Bất giác tôi thở dài ngao ngán ! Vậy là tôi đã được nếm mùi tù trong một nhà tù lớn nhất, lâu đời nhất, và nổi tiếng nhất, mà trước đây tôi chỉ nghe tên với nhiều huyền thoại: " khám Chí Hòa "...

Tháng tư đen thứ 40. San Francisco, California, Hoa Kỳ.


Hào Độ

Hỗn loạn tại công viên nước Hồ Tây: lỗi tại ai?

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-04-27
Cảnh tượng hỗn loạn tại Công viên nước Hồ Tây ngày 19 tháng 4, 2015
Cảnh tượng hỗn loạn tại Công viên nước Hồ Tây ngày 19 tháng 4, 2015-Blog violet.vn

Hàng chục nghìn người đổ xô vào Công viên Nước Hồ Tây khi nơi này mở cửa đón khách miễn phí trong hai tiếng đồng hồ. Khi không vào được cổng chính, người ta trèo rào xông vào. Bên trong công viên nước, cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có diễn ra. Nhiều cô gái còn kể lại việc bị sàm sỡ giữa đám thanh niên trần trùng trục. Hải Ninh tìm hiểu nguyên nhân tại sao sự việc như thế này lại diễn ra.

Đây là âm thanh trong một đoạn video ghi lại cảnh tượng người ta trèo hàng rào nhọn hoắt của Công viên nước Hồ Tây hôm 19/4. Nếu chú ý   lắng nghe, người ta có thể thấy tiếng dân chúng giục nhau “cứ trèo vào đi”.

Đây là một cảnh tượng hỗn loạn có thể nói chưa từng có tại công viên nước ở Hà Nội. Nhà văn Trang Hạ, một chuyên gia về các vấn đề xã hội ở Việt Nam, nhận định những chương trình khuyến mại dựa trên lòng tham của con người dễ xảy ra hiện tượng hỗn loạn như thế này. Chị Trang Hạ nói:

Lòng tham của con người là khi họ thấy miễn phí, thấy được lợi, thấy không có một rào cản gì ngăn giữa họ với lợi ích thì họ sẵn sàng lao tới với một vận tốc rất nhanh. Ví dụ như đứng ở giữa ngã tư ở quận Ba Đình để phát áo mưa miễn phí [của đại sứ quán] Hà Lan, hoặc cửa hàng sushi ở [phố] Đoàn Trần Nghiệp mở cửa cho người ăn miễn phí hoặc siêu thị Trần Anh năm ngoái phát vé khuyến mại giảm giá vào đầu giờ sáng hoặc năm nay là công viên nước mở cửa vào miễn phí. Tất cả các chương trình đó đều tạo nên một mớ hốn độn vì nó thiết kế dựa trên lòng tham của con người, nó là một cái bản năng rồi.


Lỗi ở nhà tổ chức

Tuy nhiên, không giống như nhiều chuyên gia bình luận xã hội học khác, nhà văn Trang Hạ không đổ lỗi cho giáo dục hoặc ý thức của người dân kém. Theo chị, lỗi ở đây là thuộc về phía nhà tổ chức, khi mà họ không xây dựng được một chương trình hoàn chỉnh, cũng như không lường trước được những diễn biến như vừa rồi. Chị Trang Hạ nói:

Mỗi năm có hàng vạn chương trình khuyến mại lớn, thậm chí có những chương trình có cả vạn người tham dự như đại nhạc hội miễn phí, nhưng mà người ta vẫn kiểm soát được người vào cửa, thậm chí chưa diễn ra mà người ta đã biết bao nhiêu người sẽ tham gia, công tác an ninh, hỗ trợ, cứu trợ rất hoàn hảo và chưa từng để xảy ra sự kiện tương tự như thế này.

"Có một điều rất kinh khủng đã xảy ra là sự miệt thị cư dân thành phố và điều này làm tổn thương tới sự văn minh của cộng đồng. Cá nhân mình tôi cho rằng cần nhiều hơn một lời xin lỗi, cần một chiến dịch CSR để lấy lại thương hiệu, lấy lại niềm tin của con người với thành phố"-Nhà văn Trang Hạ

Nhà văn Trang Hạ cho rằng, nhà tổ chức Công viên Nước Hồ Tây đã coi thường những nguyên tắc tổ chức sự kiện cơ bản và coi thường khách hàng. Trang Hạ cho biết:

Có một điều rất kinh khủng đã xảy ra là sự miệt thị cư dân thành phố và điều này làm tổn thương tới sự văn minh của cộng đồng. Cá nhân mình tôi cho rằng cần nhiều hơn một lời xin lỗi, cần một chiến dịch CSR [chiến dịch về trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng] để lấy lại thương hiệu, lấy lại niềm tin của con người với thành phố, với không gian sống của thành phố, lấy lại niềm tin của những cô gái đã bị xâm phạm.







Một số thiếu nữ mặc bikini còn bị đám trai trẻ sàm sỡ tập thể.
Một số thiếu nữ mặc bikini còn bị đám trai trẻ sàm sỡ tập thể.

Một trong những hình ảnh được lan truyền nhiều nhất trên mạng xã hội trong những ngày vừa qua là hình ảnh một cô gái bị rách bikini và bị vây quanh bởi một loạt các cậu thanh niên cởi trần. Những người này thả sức trêu đùa cô gái mà không một ai giúp đỡ cô. Sau đó, trên mạng xã hội Facebook cũng có nhiều cô gái cho biết bị các cậu thanh  niên sàm sỡ ngay tại công viên nước.

Nhà xã hội học Nguyễn Xuân Mai thì cho rằng chuyện người ta đổ xô vào công viên nước là hoàn toàn bình thường bởi tâm lý con người thích đồ miễn phí. Ông cho biết chuyện này cũng xảy ra ở nước ngoài chứ không chỉ một mình Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận trình độ văn hoá của người tham gia cũng là một phần yếu tố. Ông Xuân Mai nói:

Ở các thành phố lớn thì người nhập cư có thể chiếm hơn một nửa. Đứng về mặt văn hoá thì họ có thể kém hơn. Thực ra, để tiếp thu một lối sống mới, những nét văn hoá mới thì nó là cả một quá trình chuyển biến lâu dài, và có thể kéo dài nhiều thế hệ chứ không phải là trong một vài chục năm có thể có bước chuyển biến cơ bản.

"Họ cũng có quy hoạch những điểm vui chơi, công viên ở các phường, xã thành phố hoặc các khu đô thị mới, nhưng thường các nhà đầu tư rất ít đầu tư cho các công trình xã hội. Họ ưu tiên cho việc xây nhà ở để bán trước, còn các công trình xã hội họ ít đầu tư"-Ông Xuân Mai

Hà Nội ít chỗ chơi

Bản thân nhà xã hội học Nguyễn Xuân Mai cũng đã có cháu, tuy nhiên, con cháu của ông không có nhiều chỗ chơi bời. Ông cho biết, đi loanh quanh ở Hà Nội chỉ có những chỗ như Bờ Hồ Hoàn Kiếm, một số đài phun nước, một số công viên nhỏ. Trong khi đó, các khu chung cư khi xây dựng mới đều không chú ý đến việc xây dựng chỗ chơi cho thanh niên và trẻ em. Ông Xuân Mai cho biết:

Họ cũng có quy hoạch những điểm vui chơi, công viên ở các phường, xã thành phố hoặc các khu đô thị mới, nhưng thường các nhà đầu tư rất ít đầu tư cho các công trình xã hội. Họ ưu tiên cho việc xây nhà ở để bán trước, còn các công trình xã hội họ ít đầu tư hoặc đầu tư rất chậm so với nhu cầu. Đấy cũng là một cái khiếm khuyết trong quản lý đô thị.

Nhà văn Trang Hạ cũng đồng tình về việc người dân Hà Nội đói khát chỗ vui chơi. Chị nói:

Các ngôi nhà cao tầng càng xây càng cao, những đô thị ngày càng mở rộng với giá cao nhưng không gian sống, chất lượng sống hoạt động vui chơi, giải trí hoặc những hoạt động ít nhất là đáp ứng nhu cầu tinh thần thì gần như không có một chuẩn nào đó được tôn trọng trong lòng thành phố này cả.

Cả nhà xã hội học Nguyễn Xuân Mai và nhà văn Trang Hạ đều cho rằng rất may trong sự kiện ở công viên nước vừa qua, không có ai bị thương hoặc không có cô gái nào bị lạm dụng tập thể.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/disa-in-tthe-wes-lak-04272015120355.html/04272015-disa-in-tthe-wes-lak.mp3

Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau 30/4

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris
2015-04-27  
4892908803_c9f120b1b7.jpg

Từ trái sang phải: HT Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại TAND TPHCM tháng 8 năm 1995.Photo courtesy of lehienduc.blogspot.com

Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra đời tại Saigon ngày 4 tháng giêng 1964, sau cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng tôn giáo và tự do tín ngưỡng năm 63. Vì trước đó, Dụ số 10 của Pháp bó buộc phải hoạt động theo quy chế Hiệp hội.

Kể từ tháng 9 năm 75, cuộc đàn áp Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu theo Chỉ thị số 20 của Đảng do ông Lê Duẩn ký năm 1960, khiến  Phật giáo miền Bắc bị tiêu vong. Nay đem thực hiện tại Miền Nam.

Cuối tháng 9 năm 75, Hoà thượng Thích Huyền Quang nhân danh Viện Hoá Đạo đã có văn thư phản đối Chủ tịch Cách Mạng Lâm thời về việc đập phá các tượng Phật lộ thiên.

Nhiều hiện tượng khác, như bắt treo hình Hồ Chí Minh trên bàn thờ tổ tiên, áp lực chư Tăng hoàn tục, hoặc đưa sang chiến trường Kampuchia, cấm treo cờ Phật giáo trong các chùa viện, cưỡng chiếm các cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện Phật giáo, như Cô nhi viện Quách Thị Trang, Viện Đại học Vạn Hạnh, v.v…, hàng chục nghìn Tăng Ni, Phật tử bị đưa vào trại Cải tạo.

Trong lịch sử Việt Nam, chưa có thời đại nào mà số lượng Tăng Ni, Phật tử bị cầm tù đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.

Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.

Tình trạng đàn áp có chủ trương và chính sách này, không ai lên tiếng rõ hơn Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu Thân 68, ngài bị cộng sản bắt đưa lên rừng rồi đưa ra Hà Nội áp lực tuyên truyền cho chế độ, nhằm đánh lừa dư luận quốc tế là Phật giáo ủng hộ Bắc Việt. Thế nhưng, trở về lại miền Nam, ngài từ nhiệm tất cả các chức vụ mà Hà Nội gán cho, lại còn tố cáo đàn áp Phật giáo và thảm sát cố Hoà thượng Thích Thiện Minh. Sau đây là tiếng Ngài qua một băng thu âm, được đăng tải trên tạp chí Quê Mẹ tại Paris :

“Từ khi giải phóng đến nay, Phật giáo đồ chúng tôi bị bao nhiêu khổ đau tan tác. Đi bất cứ đâu, đạo khác thì chúng tôi không biết, chớ về gặp các nhà chùa Phật giáo, cán bộ, bộ đội phát biểu “Hòa bình Độc lập rồi, tu mà làm gì nữa? Tuân thủ thờ Cách mạng hơn là thờ Phật“.

“Bắt đầu từ đó, sự vận động, khủng bố không cho họ được làm lễ. Phá hoại tượng Phật lộ thiên ở Gia Lai, Kontum, Ban Mê Thuột, Biện Hồ, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Bộ đội cột giây lên kéo xuống, đập vỡ tan hết.

“Sau đây còn bắt các vị tu sĩ lấy lý do mấy ông Sư đó phản động theo CIA, theo Mỹ, theo Nguỵ. Rồi lần lượt bắt cho đến các vị lãnh đạo trong Viện Hoá Đạo nữa, Thượng toạ Huyền Quang, Thượng toạ Quảng Độ, rồi đến bắt Thượng toạ Thiện Minh nữa, để Thiện Minh chết nữa.

“Thiện Minh không có tội chi hết, thì tại sao chính phủ làm cái việc lạ lùng hết sức. Đi bắt tội người không có tội chi hết là Thiện Minh mà lại dung tha cho người có tội là cơ quan. Tôi thì không biết rõ luật quốc tế lắm. Nhưng tôi đoán chắc rằng, luật quốc tế không cho phép để cho người bị bắt chết trong trại giam. Mà đây Thiện Minh đã chết trong trại giam. Cơ quan nói Thiện Minh chết vì xuất huyết não. Tôi có thể kết luận, Thiện Minh chết không phải vì xuất huyết não, mà vì bàn tay tội ác chính trong cơ quan tạo ra. Là bởi được tin Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo về liền, thấy các ông bỏ trong hòm mà liệm rồi, chỉ chừa cái mặt. Viện Hoá Đạo xin đem về chôn cất, các ông không cho.

“Tại sao vậy ? Đây thấy rõ ràng quá. Rõ ràng như hai với hai là bốn. Là trong người của Thiện Minh đầy cả thương tích. Muốn che đậy thương tích đó, muốn che đậy lấp liếm cái việc làm của mình, bằng cách bỏ trong hòm liệm đi. Bởi vì sợ người ta thấy những cái vết thương mà các ông đã đánh đập.

“Là một công dân, tôi không thể để cho cơ quan làm những việc bất chính như vậy. Tôi xin nhắc lại ba điều yêu cầu:

“Một là yêu cầu chánh phủ trả tự do cho tất cả các tu sĩ bị bắt giam cầm đã lâu mà không can án;

“Thứ hai là đưa cái chết của Thượng toạ Thiện Minh ra ánh sáng, nghĩa là phải đưa người giết Thiện Minh ra ánh sáng. Không nói lôi thôi gì hết. Có người giết;

“Thứ ba phải chấm dứt tình trạng khủng bố các tín đồ ở các địa phương“.

Ngày 16-4-1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo cho rằng, “trong giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phái Ấn Quang có nhiều người vốn có mưu đồ xấu chống cách mạng, chống Cọng sản” (…) “Số này đã thao túng Giáo hội âm mưu kích động Phật tử chống lại các chính sách của Nhà nước”. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

Hăm doạ biến thành sự thật, bảy vị lãnh đạo Viện Hoá Đạo bị bắt giam. Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giam 20 tháng, nhờ áp lực quốc tế mới được thả nhưng bị quản chế. Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết tại Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Saigon, như Hoà thượng Đôn Hậu tố giác.

Suốt 5 năm đàn áp, khủng bố, nhưng không thành công tiêu diệt GHPGVNTN. Năm 1981, nhà cầm quyền Cộng sản chuyển qua chiêu bài mới, gọi là “Thống nhất Phật giáo“, thành lập “Hội Phật giáo Việt Nam” tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11để làm công cụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Ép buộc Tăng Ni, Phật tử thuộc GHPGVNTN phải gia nhập.

Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân Vận chỉ thị cho ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo vận, thực hiện cuộc Thống nhất Phật giáo này. Ông giải thích cho ông Hiếu vì sao phải dẹp bỏ GHPGVNTN như sau :

“Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.

Năm 1994, hối hận việc làm sai lạc của mình, ông cho phát hành tập sách “Thống nhất Phật giáo” nói lên tất cả sự thật và tiết lộ :


Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ban hành Thông điệp Hãy bảo vệ Thăng Long nhân 1000 Năm Thăng Long

“Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Kể từ đó, GHPGVNTN bị đưa ra ngoài vòng pháp luật, dù Nhà nước không có văn kiện nào chính thức giải thể. Một cuộc đàn áp mới sắp khai trương.

Vài tháng sau Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời tại Hà Nội, ngày 24-2-1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, cưỡng chiếm chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

Năm 1991, Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ, Huế. Nhà nước muốn lợi dụng tang lễ này tuyên truyền chính trị cho Đảng. Nhưng Di chúc Ngài ngăn cấm không tổ chức rầm rộ, không đọc điếu văn, ca tụng, v.v… Nên 50 Tăng Ni tuyệt thực phản đối tại chùa Linh Mụ. Có vị đòi tự thiêu. Ngài để lại khuôn dấu Giáo hội và trao quyền cho hai Hoà thượng Huyền Quang và Quảng Độ tiếp tục lãnh đạo GHPGVNTN để phục hồi quyền pháp lý cho Giáo hội. Mặc dù bị công an phong toả, cấm đoán, tại lễ tang, Hoà thượng Huyền Quang dõng dạc tuyên bố trước Linh đài quyết tâm thực hiện Di chúc giao phó :

“Pháp lý là cái gì ? Giấy tờ chỉ được viết ra cho một tổ chức tân lập, còn Giáo hội ta đã có mặt trên dải đất này 2000 năm rồi. Đinh, Lê, Lý. Trần đã chấp nhận Phật giáo.

“Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt Nam này. Địa vị của Giáo hội là 80% dân chúng và thành thị, nông thôn, hải đảo. Đó là cơ sở vững chắc, rộng rãi muôn năm của Giáo hội.

“Như vậy Pháp lý có thể cho ra và có thể thu lại. Vậy cho nên đừng đặt vấn đề pháp lý của thời đại, mà phải đặt lịch sử truyền đạo và sự chấp nhận của dân chúng Phật tử“.

Trước sự bùng dậy của khối Phật giáo đồ sau tang lễ, tài liệu Tuyệt Mật của Bộ Nội vụ viết ngày 18-8-1992 chỉ thị 5 biện pháp đấu tranh chống khối Phật giáo Thống Nhất, đặc biệt là phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ ; “cắt đứt chân tay” với số cực đoan chống đối ; và thâm nhập đặc tình trong Tăng tín đồ Phật giáo.

Vì thực hiện và phổ biến Di chúc Ngài Đôn Hậu, chư Tăng chùa Linh Mụ bị đàn áp dữ dội, đưa tới cuộc biểu tình bốn mươi nghìn Phật tử Huế xuống đường ngày 24-5-1993 đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản. Tại Hội nghị “Diễn biến Hoà bình” ở Hải phòng ngày 26.6 cùng năm, Tướng Đặng Vũ Hiệp đánh giá cuộc biểu tình của Phật tử Huế có “nguy cơ mất nước“.

Sự kiện hi hữu xẩy ra là ngày 2-4-2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Hoà thượng Thích Huyền Quang, nhân dịp ngài ra Hà Nội giải phẫu khối u ở mặt. Một thủ tướng tiếp một tù nhân ! Thủ tướng xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai. Nhiều nhà quan sát tưởng rằng vấn đề Phật giáo được lắng yên.

Thế nhưng, sau Đại hội Phật giáo kỳ VIII do Hoà thượng Huyền Quang triệu tập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, ngày 1-10-2003, để bổ sung nhân sự vào hai Viện Tăng Thống và Viện Hoá Đạo, thì chuyến xe chở 10 vị giáo phẩm về lại Saigon bị chận bắt tại Lương Sơn hôm 8-10, trong số có hai ngài Huyền Quang và Quảng Độ. Tất cả đều bị bắt đi “làm việc” và ra khẩu lệnh quản chế.

Từ đó đến nay Giáo hội luôn bị đàn áp, sách nhiễu thường trực. Mọi hoạt động của 20 Ban Đại diện Giáo hội tại các tỉnh thành đều bị ngăn cấm. Chùa Giác Minh của Hoà thượng Thanh Quang ở Đà Nẵng bị phong toả thường trực, các Đại lễ Phật Đản, Vu Lan hay Tết bị ngăn cấm tổ chức.

Thế nhưng Giáo hội không ngừng lên tiếng cho những vấn nạn xã hội hay đất nước. Từ nơi quản chế Quảng Ngãi, ngày 20-11-1993, Hoà thượng Thích Huyền Quang ra Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn, yêu sách bỏ điều 4 trên Hiến Pháp và bầu cử lại Quốc hội dưới sự giám sát của LHQ với sự tham gia của tất cả các đảng phái quốc gia.

Đầu năm 1994, Hoà thượng Thích Quảng Độ bị bắt khi dẫn phái đoàn Viện Hoá Đạo đi cứu trợ nạn bão lụt khủng khiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Bị kết án 5 năm tù, giam tại nhà tù Ba Sao. Được ân xá năm 1998, nhưng vẫn còn quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngài tuyên bố : “Tôi đi từ nhà tù nhỏ vào nhà tù lớn”.

Năm 2001 ngài công bố “Lời kêu gọi cho Dân chủ” với giải pháp 8 điểm thực hiện, mà ngài xem như giải pháp duy nhất cứu nguy dân tộc.

Ngày 17-5-2007, Hoà thượng Quảng Độ đến uỷ lạo và tiếp tế thực phẩm thuốc men cho Dân oan khiếu kiện trước tiền đình Quốc hội II ở Saigon. Việc làm bị báo chí truyền thông nhà nước tố cáo, hăm doạ trong vòng 3 tháng. Ngài cũng nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc Trung quốc xâm lấn lãnh thổ và biển đảo, nạn bô xít Tây nguyên nơi Trung quốc nắm yết hầu quân sự, chiếm đóng Hoàng Sa Trường Sa, cho đến gần đây, năm 2014, biến cố giàn khoan Hải dương 981.

Nhiều vị Đại sứ các nước như Hoa Kỳ, Na Uy, Đức, Anh, Pháp… vẫn thường  xuyên đến vấn an, trao đổi với Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Liên tiếp nhiều năm, ngài được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình. Năm 2003, ngài và ngài Huyền Quang được trao Giải Nhân quyền của Tiệp dưới sự chủ trì của cựu Tổng thống Vaclav Havel, năm 2006 ngài được Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto của Vương quốc Na Uy.

Nhờ sự lưu tâm quốc tế này mà ngài và hàng giáo phẩm Giáo hội không bị khủng bố, bắt giam tuỳ tiện như những năm sau 30 tháng Tư 75.

Ngài xác nhận lập trường Giáo hội suốt 40 năm qua không hề thay đổi như sau:

“Chừng nào mà chế độ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn, thì Giáo hội không được sinh hoạt bình thường đâu.

“Họ dùng đủ cách để mà xoá sổ, xoá sạch cái danh nghĩa của Giao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trên đất nước Việt Nam. Mà chưa hết đâu, còn nhiều. Vì thế cho nên cứ sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để đón nhận, để đương đầu.

“Cho nên trước khi tiễn đưa Đức Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì chúng tôi đã nói rồi : Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đi của Ngài.

“Còn rất nhiều khó khăn, còn rất nhiều chông gai, nhưng sẵn sàng vượt qua. Còn hơi thở thì vẫn cứ tiếp tục. Đó là cái chí nguyện của Giáo hội”.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/scale-of-a-crackdown-yl-04272015154522.html/04272015-kyuc-yl.mp3

Hệ quả tất yếu của xã hội

Theo Người Việt-04-27- 2015 2:37:00 PM
Lê Diễn Đức

Dưới thời cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam xã hội Việt Nam các giá trị đạo đức ngày càng bị suy thoái và hủy hoại không thể nào cứu vãn.

Những sự việc xảy ra thường xuyên lôi cuốn cả một đám đông lớn tham gia, đặc biệt đa số là giới trẻ, chứng tỏ con người trong xã hội đã bị loạn về tâm lý, hành động theo bản năng, vô thức.

Những chuyện tranh cướp bia, hôi của, cướp hoa, giành vé tắm cũng có cùng mẫu số với những cuộc giẫm đạp lên nhau giành giật một quả cầu phết, lộc thánh.

Trước những con người quán áo tả tơi, máu me đầy mình, ông Phan Đăng Long, phó trưởng ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội, cho rằng trò chơi trong lễ hội là “cướp” có văn hóa!

Cướp có văn hóa,  Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, ODA, lễ hội, tuyển dụng, công chức, đền Trần, hội Gióng, Minh Thề
Cướp lộc gây hỗn chiến ở lễ hội đền Gióng

“Cướp có văn hóa” hay gọi đúng bản chất của nó là “văn hóa cướp” dường như đang ngự trị trong xã hội Việt Nam.

Không nói đến tệ nạn cướp giật đang hoành hành trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thanh phố khác, bất kể đêm hay ngày, mà ngay trong cả những sinh hoạt bình thường.

Ngày 12 tháng 9 năm 2013, đại sứ quán Hà Lan phát tặng miễn phí 3,000 chiếc áo mưa cho dân Việt Nam trong chương trình “Đừng để bị ướt mưa” tại Hà Nội. Không khí cuộc vui nhanh chóng trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, chen lấn, xô đẩy, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình!

Ngày 24 tháng 10 năm 2013 hàng nghìn người, được cho là sinh viên, chen lấn, xô đẩy để được vào ăn miễn phí tại một nhà hàng sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội). Một sinh viên Học viện tài chính cho biết, “Hôm đó đông lắm, phải nói là chen bẹp ruột mới vào được, giới trẻ xô đẩy đi xem Kpop như nào thì hôm đó cũng y như vậy, cảm giác cứ như người chồng lên người.”

Ngày 4 tháng 12 năm 2013, chiếc xe tải chở 1,500 thùng bia đi từ Sài Gòn ra Phan Thiết, đến vòng xoay Tam Hiệp (Biên Hòa) bất ngờ hàng ngàn két bia đổ xuống đường. Ngay lập tức những người xung quanh khu vực lao vào “cướp” bia trước sự bất lực của tài xế.

Ngày 9 tháng 11 năm 2014 “Dũng Lò Vôi” mở cửa miễn phí khu du lịch Đại Nam, Bình Dương, hàng trăm ngàn lượt người đã tới đây gây nên cảnh tượng quá tải, kẹt xe chưa từng có tại khu du lịch này trong nhiều năm qua. Rất nhiều em nhỏ, những người lao động nghèo từ xa tới đã phải chịu cảnh “chôn chân” giữa trời nắng hàng giờ đồng hồ.



Ngày 19 tháng 4 năm 2015, công viên nước Hồ Tây, Hà Nội, mở cửa miễn phí từ 8 giờ đến 10 giờ nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Hơn mười ngàn người ở khắp nơi đổ về, trèo qua rào giành giật chỗ, rách bươm cả nội y, thậm chí có người ôm cả con nhỏ leo qua rào bất chấp hàng cọc nhọn có thể gây nguy hiểm.

Văn hào Victor Hugo có nói rằng, “Văn hóa là tất cả các loại sinh hoạt tinh thần và tình cảm con người hướng về chân, thiện, mỹ,” nhưng dường như người Việt trong nước đang có xu hướng tiến về cái xấu, về sự đổ đốn và cái ác.

Họ chẳng phải đói khát đến mức mất trí, hay nghèo đến nỗi không mua được một chiếc vé, nhưng do “miễn phí,” vì một cái lợi nhỏ trước mắt, bản tính tham lam trỗi dậy và bất bất chấp tất cả.

Nguyên do của nó chắc chắn xuất phát từ lối sống ích kỷ, vì tiền, một cách sống đang hủy diệt nhân cách và văn hóa của con người. Đất nước chẳng còn chút kỷ cương gì, luật pháp bị coi thường, ý thức ứng xử văn minh của xã hội bị chà đạp, mọi thứ đều phải giải quyết bằng văn hóa phong bì từ chữa bệnh, xin học, chạy việc làm, đến mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới ở mọi cấp... Trong năm 2014 Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế đã xếp Việt Nam là một trong những quốc gia tham nhũng nhiều nhất thế giới, xếp sau 118 quốc gia và chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100.

Vào năm 2011, người Nhật hứng chịu thảm họa động đất với mức độ tàn phá như một cuộc chiến tranh thực sự. Trong bối cảnh bần cùng, bi thảm, họ vẫn nhẫn nại đứng xếp hàng đài có trật tự để nhận hàng cứu trợ. Tính kiên cường, lòng dũng cảm và ý thức xã hội rất cao mới có thể tạo cho người Nhật một tinh thần nhân văn ấy. Chính vì thế, từ thất bại và đổ nát của Thế Chiến Thứ II, Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc kinh tế sau hơn hai thập niên.

Văn hóa ứng xử công cộng là nền tảng của một xã hội văn minh. Bất kỳ ở quốc gia nào, nếu con người sinh hoạt nơi công cộng tử tế, ai cũng có ý thức bảo vệ môi sinh, có trách nhiệm với người xung quanh, quốc gia ấy sẽ phát triển.

Xã hội Việt Nam hôm nay đã đánh mất hết mọi giá trị chân, thiện, mỹ, sống ngụp lặn trong sự dối trá và đạo đức giả.

Trong một bài viết “Đám đông man rợ hay sự vô liêm sỉ thiếu văn hoa lên ngôi,” tác gả Đỗ Minh đã đặt câu hỏi, “Chúng ta đang sống trong một xã hội như thế nào đây?”

“Người ta sẵn sàng vứt đi nhân cách và sự giáo dục của bố mẹ, gia đình vì một món lợi cá nhân? Xã hội mà người ta coi tiền là thước đo cho sự thành công? Tiền bạc dùng để mua danh, chức tước, lobby quan hệ rồi đẻ ra tiền bạc nhiều hơn? Vật chất tiền bạc được dùng để đánh giá con người thay vì sự đẹp đẽ của trí thức. Vì để “thoát nghèo” họ sẵn sàng đánh đổi hoặc vứt bỏ ngoài cửa sự bình tâm, đẹp đẽ của tâm hồn, thay vào đó là những chiến lược kế hoạch đạt doanh số, đạt mục tiêu trong chuỗi đa cấp kể cả không từ thủ đoạn lôi kéo, lừa gạt nào?” [1]

Tờ The Guardian trong bài của Nick Davies, “Vietnam 40 years on: How communist victory gave way to capitalist corruption” ngày 22 tháng 4 năm 2015, có đoạn:

“Thực tế hiện tại là Việt Nam đang phải hứng chịu những điều tồi tệ nhất từ hai hệ thống: Nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa và ý thức hệ tư bản hoang dã; hai hệ thống này kết hợp với nhau đang đánh cắp tiền bạc và quyền lợi của người dân Việt Nam trong khi một nhóm nhỏ đang tìm cách vơ vét cho đầy túi và nấp sau những khẩu hiệu cách mạng rỗng tuếch. Đó mới là điều dối trá kinh khủng nhất. Thắng lợi trong chiến tranh nhưng lại thua trong hòa bình, những hứa hẹn về một nhà nước xã hội chủ nghĩa của các lãnh đạo giống như những lời tuyên truyền rỗng tuếch.” [2]

Trong một cuộc sống mà sự dối trá, lừa gạt và ai ai cũng chạy đua theo sức hút đồng tiền như thế, bỗng dưng có cái gì đó miễn phí/cho không, người ta sẽ xem như một cơ hội bất thường, phát rồ lên và phải tranh cướp nhau để tận dụng. Tâm lý bầy đàn hoang dại càng có đất màu mỡ phát triển.

Hiệu ứng của hành động này không có khả năng dừng lại và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn vì nó là hệ quả tất yếu. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” là quy luật của xã hội. Các chuẩn mực đạo đức và ứng xử lành mạnh đã bị triệt tiêu ở tầng lớp quan chức sẽ trở thành tấm gương để tầng lớp bị trị nhìn vào và có hành động thích ứng. Một hành động có vẻ như vô thức nhưng đã được bộ não lập trình.

Một dân tộc bằng nỗ lực, sử dụng tài năng trí tuệ con người tốt, quản lý kinh doanh hợp lý có thể vượt qua ngưỡng nghèo đói và phát triển trong vài thập niên. Nhưng một dân tộc đánh mất đi văn hóa là một dân tộc bất hạnh, bởi vì muốn phục hồi nó phải mất nhiều thế hệ.



Chú thích:
[1]: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4649
[2]: http://www.theguardian.com/news/2015/apr/22/vietnam-40-years-on-how-communist-victory-gave-way-to-capitalist-corruption

Một ngày, 2 vụ treo cổ, 4 người chết

BÌNH DƯƠNG (NV) - Chỉ vì mâu thuẫn chuyện gia đình, anh trai đã giết chết em gái rồi treo cổ tự vẫn. Tương tự, do trục trặc tình cảm với vợ, người chồng đã thắt cổ quyên sinh cùng con trai 2 tuổi. 


Dãy nhà trọ nơi anh Bảo treo cổ tự tử. (Hình: Tiền Phong)

Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 27 tháng 4, công an tỉnh Bình Dương điều tra nguyên nhân vụ hai anh em ruột chết trong phòng trọ tại ấp Bình Phú, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương.

Nạn nhân là Ngô Văn Bảo (19 tuổi) và em gái là Lê Thị Tố Mỹ (18 tuổi), quê An Giang, là anh em ruột nhưng cha mẹ sống ly thân, một người sống với cha, một người sống với mẹ. Người em gái mới chuyển đến ở trọ cùng anh.

Trước đó, khoảng 9 giờ cùng ngày, một số công nhân ở cùng dãy trọ tìm thấy hai anh em ruột chết bất thường trong phòng, cửa khóa trái. Mọi người phá cửa xông vào thì thấy người anh chết trong tư thế treo cổ, còn người em gái nằm đắp mền chết trên giường.

Ông V.V.H, chủ nhà trọ cho biết, một ngày trước khi xảy ra án mạng, có nghe một số công nhân ở dãy trọ phản ánh việc hai anh em Bảo to tiếng, cự cãi nhau gay gắt, Bảo còn ném bể điện thoại của mình. Đến sáng hôm sau thì xảy ra sự việc.

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, tại hiện trường có một bức thư tuyệt mệnh để lại. Nhưng nội dung chưa được cơ quan điều tra tiết lộ.

Cùng ngày 27 tháng 4, lãnh đạo xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam xác nhận địa phương vừa xảy ra vụ hai cha con chết trong tư thế treo cổ. Nạn nhân là ông Võ Văn Tâm (31 tuổi), trú thôn Thanh Khê, xã Tiên Châu, cùng con trai là cháu Võ Thành Luân (2 tuổi).

Tờ Tiền Phong dẫn tin từ gia đình nạn nhân cho biết, khoảng 21giờ ngày 25 tháng 4, ông Tâm bồng con trai ra ngoài, gia đình cứ nghĩ ông bồng con đến nhà ngoại chơi nên không để ý. Do hai vợ chồng ông Tâm có mâu thuẫn nên sống ly thân gần một năm nay không ở chung nhà, nên đến khoảng 15 giờ ngày 26 tháng 4, và Nguyễn Thị D. (20 tuổi), vợ ông Tâm sang nhà chồng tìm con trai thì mọi người mới đổ xô đi tìm.

Khoảng 19giờ cùng ngày, người dân phát hiện thi thể hai cha con ông Tâm treo cổ bằng dây thừng trên cây dầu tại đồi Gò Tranh, thôn Thanh Khê trong tư thế ôm chặt nhau. Cùng lúc, người nhà cũng phát hiện một lá thư tuyệt mệnh ông Tâm để lại trên đầu giường. (Tr.N)
04-27- 2015 3:57:35 PM

Dân Tây Ninh chặn đường xe tải gây ô nhiễm

TÂY NINH (NV) - Nối tiếp người dân Ninh Thuận, Khánh Hòa biểu tình chống ô nhiễm, người dân huyện Gò Dầu đã chặn đường đoàn xe tải nhằm gây chú ý dư luận và chính quyền địa phương.


Xe tải xếp hàng dài vì bị dân chặn không cho chạy. (Hình: Tây Ninh)


Theo báo Tây Ninh, chiều 26 tháng 4, 2015, tức giận với việc xe tải chở đất gây bụi ô nhiễm, người dân ấp Phước Bình B, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu đã mang bàn, ghế chắn giữa đường, không cho xe ra vào mỏ phún sỏi làm đường gây ô nhiễm môi trường sống, khiến cho cả đoàn xe tải hàng chục chiếc

không thể di chuyển kéo dài cả một đoạn đường quê.

Người dân cho biết, cả chục năm qua, dân sống hai bên tuyến đường này phải hứng chịu sự ô nhiễm từ khói, bụi do các xe tải chở đầy đất từ hầm khai thác phía cuối đường và luôn chạy “bạt mạng” vào những giờ trẻ em đi học, bóp kèn hơi inh ỏi bất kể giờ giấc, gây nguy hiểm cho người dân.

Riêng con đường quê do hàng chục xe tải “cày” mỗi ngày nên giờ đây mặt đường đã hư hỏng gồ ghề, khiến người đi xe máy như đang đi “thú nhún” rất mệt người. Chưa kể khi trời mưa người dân chịu cảnh nước dơ văng tung tóe, còn mùa khô bụi bay mịt mù.

Bà Nguyễn Thị Liềng (57 tuổi), một người dân sinh sống tại đây cho biết, bà con rất bất bình việc xe tải chạy ầm ầm văng nước bẩn khi các cháu học sinh đi học. “Có đứa tránh xe tải gấp quá nên chạy sạt vô lề đường, suýt té, rất nguy hiểm,” bà Liềng nói.

Tin cho biết, những chiếc xe tải này là của công ty Minh Tân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Mùng, quản lý công ty cho rằng, công ty của ông chỉ có 4 xe chiếc, số xe còn lại là của người khác, ông không biết.

Sau khi người dân chặn đường, phó chủ tịch và công an xã Phước Thạnh đã có buổi làm việc giảng hòa giữa người dân và đơn vị khai thác, vận chuyển phún sỏi.

Mặc dù người dân ở đây trước đó đã nhiều lần chặn xe tải vận chuyển, yêu cầu chở đất sỏi không gây ô nhiễm, song trả lời báo chí ông Nguyễn Thiện Thanh, chủ tịch xã Phước Thạnh lại có ý bênh vực: “Mỏ phún sỏi đã được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh cho phép doanh nghiệp khai thác để làm đường giao thông nông thôn của các xã. Khi vận chuyển, đất đá có rơi vãi là chuyện thường tình.” (Tr.N)

04-17- 2015 3:41:41 PM

Chính sách kinh tế Việt Nam méo mó vì tham nhũng

HÀ NỘI (NV) - Thể chế bất cập vì bị tham nhũng làm cho méo mó khiến kinh tế Việt Nam không thể phát triển. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Diễn Đàn Kinh Tế mùa Xuân.


Lắp ráp xe hơi tại Việt Nam. Nếu tham nhũng giảm 1% thì thu nhập trung bình của cá nhân sẽ tăng 2.3%. (Hình: VnExpress)

Tuy chế độ Hà Nội nhiều lần cam kết sẽ đẩy mạnh việc chống tham nhũng nhưng tham nhũng chỉ tăng chứ không giảm. Thực trạng đó thể hiện qua kết quả khảo sát, xếp hạng hàng năm của các tổ chức quốc tế. Chẳng hạn theo kết quả khảo sát của tổ chức Minh bạch quốc tế năm ngoái, Việt Nam vẫn chỉ nằm ở hạng 119/175. Kết quả một cuộc khảo sát khác do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, xác định, Việt Nam đứng hạng 121/144 về “hối lộ” trong xuất nhập cảng, 117/144 về “hối lộ” đối với các quyết định tư pháp...

Cũng vì vậy, ông Lê Đăng Doanh, cảnh báo, trong khi thứ hạng về môi trường đầu tư kinh doanh của một số quốc gia ở Đông Nam Á như Mã Lai, Thái Lan,... được cải thiện đáng kể thì thứ hạng của Việt Nam vẫn dưới trung bình và không được cải thiện. Tham nhũng vẫn làm chính sách kinh tế méo mó và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trở thành tồi tệ.

Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, tham nhũng, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ “vẫn là lực cản lớn đối với hội nhập và phát triển.” Việt Nam vốn đã là thành viên của ASEAN cách nay 20 năm nhưng vẫn nằm trong nhóm bốn quốc gia kém phát triển.

Ông Atsusuke Kawada, phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nhân Nhật tại Việt Nam, nói thêm, với các doanh nghiệp Nhật đầu tư tại Việt Nam, “Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch” của Việt Nam vẫn bị coi là rủi ro lớn nhất cho giới đầu tư Nhật. Hơn một nửa nhà đầu tư Nhật xác định, “thủ tục hành chính,” “thủ tục thuế” phải được cải thiện sớm.

Ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Việt Nam, nhận định, tuy đã chấp nhận phát triển kinh tế thị trường nhưng các giao dịch chưa thật sự công bằng, minh bạch, chưa thuận lợi, chi phí cao, rủi ro cao mà nguyên nhân chính là vì doanh nghiệp nhà nước lấn át doanh nghiệp tư nhân.

Nói cách khác các khoản chi dưới gầm bàn vẫn còn là điểm gây tắc nghẽn cả trong thu hút đầu tư lẫn phát triển kinh tế.

Trước Diễn Đàn Kinh Tế mùa Xuân, khi công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) từng loan báo, gánh nặng về những chi phí buộc phải đưa dưới gầm bàn để bôi trơn, đang cản trở ý định mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh giới.

Ông Lê Đăng Doanh dẫn lại kết quả một cuộc khảo sát thực hiện trong ba năm từ 2009 đến 2011, theo đó, doanh giới muốn có một đồng lợi nhuận thì phải hối lộ từ 70 xu đến một đồng. Ông nêu chuyện Nhật hai lần tạm ngưng giải ngân các khoản vay ODA, hay cả Ngân hàng Thế Giới lẫn Nam Hàn cùng phải điều tra về những vụ hối lộ để được chọn làm nhà thầu khi tham gia tranh thầu các dự án phát triển hạ tầng ở Việt Nam để cảnh báo, tham nhũng đã làm lệch động lực của doanh giới. Thay vì phải thay đổi công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm, doanh giới chỉ chú trọng đến hối lộ để tạo ra lợi nhuận và ngày càng nhiều doanh nhân xem điều đó như đương nhiên.

Ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, nay là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp nhỏ và vừa, bổ túc thêm một số thống kê lấy từ một cuộc khảo sát khác xác định, 73% doanh nghiệp cho biết phải hối lộ, 43% dân chúng phải lót tay mới xong việc, 33% nhân viên phải cống nạp mới được thăng tiến để chứng minh, tham nhũng không chỉ khiến chi phí tăng, khả năng cạnh tranh giảm mà niềm tin vốn đã thấp lại càng thấp.

Ông Đậu Anh Tuấn, một thành viên của VCCI, nói thêm, kết quả khảo sát PCI đối với doanh giới ngoại quốc, cho thấy, giới đầu tư ngoại quốc đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn cả Lào và Campuchia.

Tham nhũng còn gây ra những tai họa trực tiếp cho giới làm công ăn lương. Sau khi thực hiện một số cuộc khảo sát, VCCI kết luận, nếu doanh giới có thể giảm 1% các khoản chi dưới gầm bàn, đầu tư của tư nhân cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng 6.4%, việc làm sẽ tăng 1.8% và thu nhập trung bình của mỗi cá nhân sẽ tăng 2.3%. (G.Đ)

04-27-2015 3:30:33 PM

Công an ăn hối lộ để 'giải cứu' xe gắn máy

SÀI GÒN (NV) - Tuần tra và bắt giữ người đi xe gắn máy phạm luật, cán bộ công an phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức không lập biên bản mà giữ giấy tờ, sau đó hẹn gặp đương sự đề nghị chung tiền từ 2 đến 4 triệu đồng sẽ giải quyết. 


Bị cáo Lê Thanh Nghị đang nghe tòa tuyên án. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Tờ Pháp Luật Sài Gòn đưa tin, ngày 27 tháng 4, 2015, tòa án Sài Gòn đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Nghị (52 tuổi), cán bộ công an phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, 2 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Theo cáo trạng, ông Lê Thanh Nghị được Ban Chỉ Huy Công An phường Hiệp Bình Phước phân công cùng với ông Võ Minh Tiến và ông Bùi Minh Thành, lính của Trung Đoàn Cảnh Sát Cơ Động công an Sài Gòn đi tuần tra phòng chống tội phạm và chống đua xe trái phép ở quận Thủ Đức, đêm 3 tháng 1.

Đến khoảng 2 giờ sáng 4 tháng 1, tại cầu vượt Bình Phước ông Nghị ra lệnh yêu cầu anh Nguyễn Đức Toàn dừng xe máy để kiểm tra, đồng thời đã giữ các giấy tờ xe của anh Toàn nhưng không lập biên bản, mà yêu cầu anh Toàn cung cấp số điện thoại di động.

Ngay hôm đó, ông Nghị gọi điện thoại cho anh Toàn đề nghị đến quán cà phê gần cầu vượt Hiệp Bình

Phước để giải quyết. Tại đây, ông Nghị nói với anh Toàn là mức phạt tiền sẽ từ 4 đến 6 triệu đồng. Anh Toàn nói không đủ tiền thì y giảm xuống còn 3 triệu đồng và hẹn anh Toàn khi nào có tiền thì gọi điện thoại.

Sau khi gặp ông Nghị, anh Toàn tìm đến một tòa soạn báo để cung cấp thông tin. Anh Toàn được phóng viên hướng dẫn và hẹn gặp ông Nghị vào ngày 19 tháng 1 tại trụ sở công an phường để giải quyết. Tuy nhiên sau đó ông Nghị lại hẹn ra quán cà phê, tại đây anh Toàn đã đưa cho ông Nghị 2 triệu đồng và xin lại được 100,000 đồng. Sau đó, ông Nghị dẫn anh Toàn về nhà để lấy lại các giấy tờ của xe máy.

Tương tự, trước đó vào tháng 1, 2014 trong khi đi tuần tra ông Nghị cũng dừng xe và giữ giấy tờ của xe 3 bánh của anh Đoàn Văn Trắng và đề nghị mức phạt là 5 triệu đồng. Sau nhiều lần liên lạc, anh Trắng đã đưa cho ông Nghị 4 triệu đồng và được trả lại giấy tờ xe.

Khi đã có đủ bằng chứng, các nạn nhân đã cùng với tòa soạn tố cáo ông Nghị với cơ quan chức năng quận Thủ Đức. (Tr.N)

04-27-2015 3:34:43 PM

Cán bộ địa chính xã bị tố vòi tiền, làm phiếu thu ma

THANH HÓA (NV) - Mỗi khi có nhu cầu làm giấy sở hữu nhà đất, người dân phải chi một số tiền để “bôi trơn” cho cán bộ địa chính xã Ngọc Trạo để không bị làm khó. Bực tức, người dân đã tố cáo. 


Bà Nguyễn Thị Nhung, cán bộ địa chính xã Ngọc Trạo. (Hình: Dân Trí)


Dân Trí dẫn tin theo đơn tố cáo của người dân xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, thời gian qua, bà Nguyễn Thị Nhung, cán bộ địa chính xã này thường xuyên gây khó dễ cho nhiều trường hợp có nhu cầu làm “sổ đỏ” (giấy sở hữu nhà đất).

Bà Lê Thị Mai, thôn Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, bất bình cho biết, gia đình bà có 3 thửa đất, một thửa đã được cấp sổ đỏ, hai thửa còn lại chưa được cấp. Bà đã nhiều lần đến xã xin được làm thủ tục cấp chủ quyền, nhưng đều bị bà Nhung thường xuyên gây khó khăn, đưa ra nhiều lý do để đòi ăn hối lộ.

Qua ba lần làm hồ sơ, bà Mai đã phải chi số tiền 6.2 triệu đồng cho bà Nhung. Đến tháng 8 năm 2013, bà Mai nhận được đơn, song bà Nhung lại tiếp tục “vòi” thêm 2.1 triệu đồng với lý do nộp thuế trước bạ nhà đất.

Vì nghi ngờ nên bà Mai không đồng ý đưa số tiền trên và phản ánh đến ông Quách Văn Thủy, Trưởng công an xã. Sau đó, bà Nhung đã mang số tiền 6.2 triệu đồng trả lại cho bà Mai tại nhà ông Thủy, có sự xác nhận của lãnh đạo xã Ngọc Trạo.

Theo giải thích của bà Nhung, thì không phải bà “vòi tiền,” mà bà Mai có mang đến nhà bà một túi quà trong đó có một phong bì 6 triệu đồng, còn 200,000 đồng là bà Mai hỗ trợ tiền xăng đi lại và đo đạc tại nhà. Không chỉ “vòi tiền” khi làm hồ sơ cấp sổ đỏ, bà Nhung còn làm cả phiếu thu ma để chiếm đoạt tiền của người dân.

Cụ thể, trường hợp gia đình ông Quách Kim Gác, xã Ngọc Trạo đã đóng cho bà Nhung 2.08 triệu đồng để nộp thuế trước bạ nhà đất. Khi ông Gác yêu cầu phiếu thu tiền thì bà Nhung không có. Trước sự bất thường nêu trên, ông Gác đã làm đơn tố cáo tới lãnh đạo xã. Đến lúc này thì bà Nhung mới đưa biên lai thu thuế có mã số hẳn hoi.

Tuy nhiên tin cho biết, sự việc vỡ lở  khi tại một cuộc họp mới đây, người dân phát hiện khu vực miền núi như họ không phải đóng thuế trước bạ nhà đất. Gia đình ông Gác bèn mang phiếu thu xuống Chi Cục Thuế hỏi thì phát hiện mã số thuế này là của một người khác. Lộ tẩy, bà Nhung đã buộc phải mang trả lại tiền cho ông Gác và xin lại giấy nộp tiền để phi tang.

Bà Nhung thừa nhận giấy nộp tiền trên là do bà làm giả nhằm chiếm đoạt số tiền của nhà ông Gác. Để có được giấy nộp tiền ma, bà Nhung đã xin được mẫu giấy của người khác, sau đó photocopy nhờ thay đổi họ tên, số tiền... để đưa cho ông Gác.

Trao đổi với báo chí, ông Tôn Viết Phú, chủ tịch xã Ngọc Trạo cho biết, xã đã nhận được đơn tố cáo của người dân và đã yêu cầu bà Nhung viết bản tường trình và đang được cơ quan công an kinh tế điều tra thêm. (Tr.N)
04-27-2015 3:52:29 PM

Thất thoát tiền tỷ trong xây dựng đập tràn Thủy điện Buôn Tua Srah?

Thất thoát tiền tỷ trong xây dựng đập tràn Thủy điện Buôn Tua Srah?
(PLO) - Tháng 11/2004, Dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah chính thức được khởi công trên sông SrêPôk thuộc địa phận 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư. Dự án lớn này đang có  nguy cơ thất thoát hàng chục tỷ đồng, do đâu?
Ứng sai nguyên tắc
Báo PLVN nhận được đơn phản ánh dấu hiệu sai phạm trong quá trình thi công hạng mục đập tràn dự án Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah. Những dấu hiệu sai phạm bị tố cáo này có liên quan đến Cty Cổ phần Constrexim – Meco (địa chỉ tại nhà HH2, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội).  
Ngày 7/11 và 28/12/2004, TCty Constrexim Holdings ký với Tổng thầu VINACONEX Hợp đồng số 2007/EVN-ATDD5-P2 và Hợp đồng nguyên tắc số 304A/HĐNT/VC-CONS/DATĐ về việc xây lắp công trình Thủy điện Buôn Tua Srah. Ngày 04/03/2005, Constrexim Holdings ký tiếp Hợp đồng nguyên tắc số 34B/HĐNT với Cty Xây lắp cơ giới Constrexim Meco thi công hạng mục: Đập tràn Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah với giá trị tạm tính hơn 91 tỷ đồng. 
Căn cứ vào nội dung hợp đồng thì tất cả các khoản tiền tạm ứng, thanh toán phải chuyển khoản 100% từ chủ đầu tư về TCty Constrexim Holdings, sau đó 
Constrexim Holdings mới chuyển khoản về Constrexim Meco để thực hiện thi công các hạng mục. Tuy nhiên, theo tài liệu mà phóng viên có được, hạng mục thi công xây dựng đập tràn công trình thủy điện nói trên có một số dấu hiệu sai phạm, trong đó có khoản tiền hơn 16 tỷ đồng được ứng trực tiếp từ Ban điều hành tổ hợp, được cho là sai nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước.
Ông Ngô Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc Cty Constrexim Meco cho hay: “Cty Constrexim Meco có ứng trực tiếp số tiền 16 tỷ đồng, nhưng vấn đề ứng đúng nguyên tắc hay sai nguyên tắc thì đang phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra (C46), Bộ Công an nên phía công ty chưa cung cấp được gì cho phóng viên”.
Bao giờ được làm rõ?
Báo PLVN cũng đã liên hệ làm việc với TCty Constrexim Holdings nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Khi nào có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng sẽ thông tin tới quý cơ quan”. 
Liên quan đến vấn đề này, Kênh VOV Giao thông Quốc gia - Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời ông Phạm Kim Cương - Tổng Giám đốc Cty Constrexim Meco: “Thời điểm đầu tiên ông Vũ Văn Chiều làm chủ nhiệm công trình theo hợp đồng giao khoán. Ông Nguyễn Văn Tân làm chủ nhiệm công trình từ tháng 6/2007 đến nay. Sau rất nhiều buổi làm việc với cơ quan công an, anh Chiều đã tự nguyện nộp số tiền 1,2 tỷ lên Cty Constrexim Holdings để vận hành”. Cũng theo ông Cương, chủ nhiệm công trình Nguyễn Văn Tân đã có buổi giải trình với Cục Cảnh sát Kinh tế về những chứng từ và số tiền mà ông Tân ứng trực tiếp từ Ban điều hành tổ hợp.
Đã gần 2 năm trôi qua kể từ ngày Cục Cảnh sát Kinh tế vào cuộc điều tra, thế nhưng vụ việc vẫn chưa có kết luận chính thức. Hàng loạt vấn đề về thanh, quyết toán giữa Constrexim Holdings và Constrexim Meco; giữa 
Contresxim Meco với chủ nhiệm công trình; giữa Contresxim Meco và Ban điều hành tổ hợp vẫn đang là một dấu hỏi. Dư luận đặt nghi vấn phải chăng có khó khăn gì trong việc này khiến cơ quan điều tra chậm đưa ra kết luận vụ việc?
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có kết luận đưa sự việc ra ánh sáng, có hay không sai phạm tại Dự án xây dựng đập tràn Thủy điện Buôn Tua Srah? Một dự án lớn có nguy cơ thất thoát hàng chục tỷ đồng do năng lực quản lý yếu kém hay “cố tình” làm sai của các bên liên quan?
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc này.
 2015-04-27T08:00:00



Diệu Thu

Malaysia tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vụ tranh chấp Biển Đông

Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur, ngày 27/4/2015.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur, ngày 27/4/2015
Theo VOA-27.04.2015

Các nhà lãnh đạo ASEAN, họp tại Malaysia, kêu gọi một giải pháp hoà bình cho vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, sự quan tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN phản ánh những mối căng thẳng mỗi ngày một tăng trong lúc Trung Quốc tiến hành những hoạt động xây dựng qui mô lớn trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Chủ tịch ASEAN, hôm nay kêu gọi các nhà lãnh đạo của hiệp hội này tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ông Najib hô hào cho việc hoàn tất cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2002 về một bản sơ thảo của Bộ Qui Tắc Ứng Xử để qui định những hoạt động của các nước trong vùng biển này.

"Chúng ta cần phải xử lý một cách hòa bình những sự bất đồng về những nơi gần hơn với chúng ta, kể cả những yêu sách chồng chéo nhau về chủ quyền biển đảo, mà không làm cho căng thẳng gia tăng."

Những diễn tiến hồi gần đây đã làm gia tăng những mối quan tâm về Biển Đông, và vì tầm quan trọng của các tuyến hàng hải trên vùng biển này đối với thương mại quốc tế, cho nên hầu như bất kỳ một sự việc nào ở đây cũng đương nhiên thu hút sự chú ý của cả thế giới. ASEAN phải ứng phó  với những diễn tiến này bằng một phương thức chủ động, tích cực và xây dựng.

Những mối căng thẳng ở Biển Đông đã gia tăng cường độ hồi gần đây sau khi những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy những hoạt động xây dựng qui mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Nhiều người tin Bắc Kinh đang nới rộng các đảo này để xây căn cứ quân sự và sân bay.

Quần đảo trong vùng biển có nhiều dầu lửa và khí đốt này nằm cách Trung Quốc hơn 3.000 kilo mét, nhưng chỉ cách Philippines hơn 860 kilo mét và cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 800 kilo mét. Ngoài Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo này.

Năm 2012, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được tiến bộ trong cuộc thương thuyết về một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) để bảo đảm cho các quyền lợi chính trị, kinh tế và lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực.

Thủ tướng Najib cho biết trong tuần này ông sẽ hối thúc cho việc đạt thêm tiến bộ trong cuộc đàm phán về COC.

"Trong tư cách là nước giữ chức Chủ tịch, Malaysia hy vọng chúng ta sẽ đạt tiến bộ trong các nỗ lực hướng tới mục tiêu nhanh chóng hoàn tất  một Bộ Qui Tắc Ứng Xử."

Hôm qua, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario kêu gọi các nước ASEAN có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc và gây áp lực để Bắc Kinh “chấm dứt ngay những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn”.

Ông Del Rosario cho rằng Trung Quốc “sắp sửa củng cố quyền kiểm soát trên thực tế đối với Biển Đông” với những ảnh hưởng mà ông gọi là hết sức to lớn và vượt khỏi phạm vi khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam cũng bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và việc Trung Quốc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của mình hồi năm ngoái đã làm bùng ra những vụ phản kháng bạo động chống Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích nêu lên sự chia rẽ sâu sắc bên trong ASEAN, một khu vực lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc về mặt kinh tế, và cho rằng khối này khó lòng có được một nỗ lực thống nhất để chống lại Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn và là đối tác thương mại quan trọng của Lào, Campuchia và Myanmar, những nước không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Mặt khác, Thái Lan trong thời gian gần đây đã tăng cường các mối quan hệ quân sự với Trung Quốc, nhất là kể từ khi quân đội Thái Lan lên nắm quyền hồi năm ngoái, giữa lúc có sự chỉ trích từ các nước Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Năm 2012, những sự chia rẽ sâu sắc bên trong ASEAN đối với vai trò của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm bùng ra những cuộc tranh luận gay gắt tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN, dẫn tới chỗ hiệp hội này lần đầu tiên trong vòng hơn 40 năm không đưa ra được một thông cáo chung.

Tử vong trong trận động đất ở Nepal lên tới hơn 3.200 người

Thành viên của nhóm Ứng phó Quốc gia Ấn Độ tìm kiếm người sống sót trong một tòa nhà ở Kathmandu, Nepal, ngày 26/5/2015.
Thành viên của nhóm Ứng phó Quốc gia Ấn Độ tìm kiếm người sống sót trong một tòa nhà ở Kathmandu, Nepal, ngày 26/5/2015.
Richard Green
Theo VOA-27.04.2015
Các cư dân thủ đô Nepal đêm qua đã phải ngủ lại trên đường phố vì lo sợ xảy ra thêm các cơn dư chấn sau trận động đất làm rung chuyển phần lớn quốc gia này hôm thứ Bảy, khiến hơn 3,200 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Ông Milan Rasieli, một cư dân ở Kathmandu, cho biết:

“Tôi đã ở đây ba ngày qua, nhưng chính quyền vẫn chưa làm gì cả. Tối qua mưa rơi và tất cả chúng tôi đều bị ướt nhẹp, kể cả trẻ em. Chúng tôi đã yêu cầu chính quyền giúp đỡ, nhưng họ cứ nói là sẽ tới trong nửa giờ đồng hồ nữa, nhưng mà chẳng ai tới cả”.

Các hệ thống thông tin liên lạc từ các vùng nông thôn đã bị trận động đất cắt đứt.

Con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng khi liên lạc được thiết lập tới các vùng này.

Ông Matt Darvas, điều phối viên của nhóm đối phó với thảm họa động đất của tổ chức World Vision nói:

Cư dân thủ đô Nepal ngủ lại trên đường phố trong các lều bạt vì lo sợ xảy ra thêm các cơn dư chấn sau động đất.
Cư dân thủ đô Nepal ngủ lại trên đường phố trong các lều bạt vì lo sợ xảy ra thêm các cơn dư chấn sau động đất.

“Thật là hết sức khó khăn. Kể cả lúc yên bình nhất, những ngôi làng này cũng rất khó tiếp cận. Có những đường đất mà chỉ xe kéo 4 bánh mới có thể đi qua. Họ quen với nhiều trận lở đất mỗi năm, và mỗi một trận có thể làm cho một con đường bị chặn ngay lập tức, khiến cho một ngôi làng hoàn toàn bị cô lập. Những ngôi làng đó nằm cheo leo trên các sườn núi và vách đá.”

Thông tín viên đài VOA Steve Herman tường thuật rằng các quan chức cứu hộ ở Kathmandu nói rằng họ “quá tải” với các yêu cầu hỗ trợ và cứu hộ trên khắp cả nước.

Trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra hôm thứ Bảy, cách Kathmandu 80 km về phía tây bắc, phá hủy phần lớn trung tâm lịch sử của thủ đô.

Cơn dư chấn mạnh 6,7 độ richter xảy ra hôm Chủ Nhật nằm trong số ít nhất 18 cơn chấn động với cường độ nhỏ hơn làm rung chuyển Kathmandu kể từ thứ Bảy.

Trận động đất làm rung chuyển vùng đồi trước trưa thứ Bảy, giờ địa phương, san bằng các di tích lịch sử, cổ kính, xây bằng gạch và gỗ tại thủ đô.

Tin cho hay, ít nhất 180 người đã thiệt mạng khi ngọn tháp mang tính biểu tượng của thành phố là Dharahara, một di sản thế giới của UNESCO, đổ sập.

Về phía đông thủ đô Kathmandu, các trận lở tuyết đã làm rung chuyển núi Everest, điểm cao nhất trên thế giới, làm ít nhất 18 người leo núi thiệt mạng và chôn vùi toàn bộ các địa điểm cắm trại dưới chân núi.

Nhiều người thiệt mạng ở Ấn Độ. Bangladesh, Bhutan và một số nơi dọc theo vùng biên giới hẻo lánh giữa Nepal và Trung Quốc cũng thông báo thêm về thương vong.

Hoa Kỳ đã ngay lập tức cam kết khoản cứu trợ thảm họa 1 triệu đôla và triển khai nhóm cứu hộ động đất tinh nhuệ có trụ sở ở Virginia.

Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết ba tấn hàng cứu trợ và 40 thành viên của nhóm ứng phó thảm họa quốc gia của nước này đã bay tới Nepal. Nước này cũng đang tiến hành sơ tán công dân bằng đường hàng không.

Trung Quốc, Đức, Canada và Israel nằm trong số các quốc gia triển khai các nhân viên ứng phó thảm họa tới các khu vực bị ảnh hưởng.

Trận động đất xảy ra hôm thứ Bảy mạnh nhất ở Nepal trong vòng 81 năm. Năm 1931, một cơn địa chấn mạnh hơn đã làm hơn 10.000 người thiệt mạng.

Chiêm ngưỡng bánh xèo lớn nhất Việt Nam

HÒA HỘI-22:30 ngày 27 tháng 04 năm 2015
TPO - Chiều tối 27/4, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ 4 năm 2015 có hàng trăm người đến chiêm ngưỡng chiếc bánh xèo lớn nhất Việt Nam.
Hàng trăm người đến xem chế biến bánh xèo
Hàng trăm người đến xem chế biến bánh xèo
Chiếc bánh xèo có đường kính 1,9 m, nặng 10 kg, bao gồm 6 kg bột, 8 kg nhân và 0,5 lít dầu ăn được đổ trong chảo nhôm nặng 35 kg, đường kính 2 m với thời gian chế biến hơn 30 phút.
Chất liệu chế biến nhân bánh xèo gồm thịt heo, tôm, vịt bằm, nấm linh chi, rau mầm, củ hủ dừa…
Trước đó, vào tháng 2/2015, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã chính thức xác nhận kỷ lục chiếc bánh xèo có đường kính 1,9 m này là lớn nhất Việt Nam.
Một số hình ảnh làm bánh xèo:
Đầu bếp chế biến bánh
Đậy nắp chờ bánh chín
Cắt bánh
Chuẩn bị rau ghém
Thành phẩm được cắt nhỏ.

Du lịch Tây Nguyên: Khóc bên những dòng sông

Nguyễn Thảo- Tuyết Mai-13:00 ngày 27 tháng 04 năm 2015
TP - Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vùng đất của những ngọn thác hùng vĩ như một bức tranh sơn thủy... Nhưng biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên đang làm cho các cảnh quan ở các điểm du lịch trở nên hoang tàn, xơ xác. Các công ty du lịch chỉ hoạt động cầm chừng bên những đoạn sông suối khô cạn.
Voi đi bộ trên sôngVoi đi bộ trên sông
Sông khô, cây chết
Chúng tôi lên đường trong cái nắng bỏng rát của mùa khô Tây Nguyên đến Khu du lịch Buôn Đôn, một vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng có một không hai ở Đông Nam Á, nơi được mệnh danh thiên đường của du lịch. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, những dòng sông thơ mộng uốn lượn cùng với những cánh rừng bạt ngàn.
Nhưng dòng Sêrêpốk hùng vĩ nước chảy cuồn cuộn nay đã biến mất, đập vào mắt chúng tôi là một dòng sông cạn, không dấu ấn, lởm chởm những tảng đá trơ trọi nằm phơi mình giữa cái nắng gay gắt. Cái cảm giác thú vị của những du khách được cưỡi voi vượt sông Sêrêpốk để đến với vườn quốc gia Yok Đôn, được lắc lư nghiêng ngả trên chiếc cầu treo dài trên 100 m trên dòng sông dữ với tiếng nước cuồn cuộn chảy qua nghe như tiếng sấm rền, nay còn đâu. Những rặng si già vượt qua dòng sông nay trơ gốc lộ rõ bộ rễ như hàng trăm cánh tay lực điền đang bấu víu lấy đất đá. Ốc đảo Ây Nô với bãi tắm tiên giờ chỉ còn là những dòng chảy nhỏ xíu.
“Đã 2 năm từ khi dòng sông bị ngăn dòng, du khách đã không còn hứng thú khi đến đây. Công ty lâm vào cảnh khốn đốn, chỉ hoạt động cầm chừng. Công ty cũng dần chuyển sang làm du lịch văn hóa tín ngưỡng”.

Chị Nguyễn Lê Thanh Thảo
Từ khi Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A đi vào hoạt động, cắt ngang dòng chảy sông Sêrêpốk làm khô cạn gần 20km đoạn sông chảy qua các xã Ea Wer, Ea Huar và Krông Ana, huyện Buôn Đôn làm ảnh hưởng đến khu du lịch sinh thái, nguồn lợi thủy sản tại điểm du lịch Buôn Đôn. Một du khách cho biết, trước đây, khi khách đến đây sẽ được tận hưởng cảm giác phiêu lưu mạo hiểm khi được cưỡi voi vượt qua con sông hùng vĩ này. 

Khi bơi qua sông, nước ngập đến tận cổ voi nhưng giờ đây voi không còn phải lội nước nữa mà phải đi trên những nền đá lổm chổm. Theo anh Nguyễn Quang Dũng (42 tuổi, làm nghề chụp hình tại Khu du lịch Buôn Đôn), trước đây, không khí mát mẻ dễ chịu, khung cảnh đẹp, tôi tư vấn cho khách chụp hình thì họ còn có hứng thú. Bây giờ, trời thì nắng, cây cối chết khô ai còn muốn chụp nữa.
Ông Nguyễn Đức, Trưởng Trung tâm du lịch Buôn Đôn chia sẻ: Làm du lịch cầu treo mà không có nước thì coi như bỏ. Đã gần 2 năm nay, các sông suối chảy qua khu du lịch gần như khô cạn. Lượng khách du lịch đến đây tham quan giảm rõ rệt so với các năm trước bởi thời tiết ở đây quá nắng, nhiều cảnh quan tự nhiên đã bị phá hủy.
Dân khốn đốn trăm bề
Đầu năm 2014, trung tâm đã có tờ trình gửi đến các cơ quan chức năng về việc khảo sát thực tế nguồn nước chảy qua khu du lịch. Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sêrêpốk. Thế nhưng, thủy điện vẫn không đảm bảo được nguồn nước xả.
Đến Khu du lịch Bản Đôn (xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn), ngắm dòng thác bảy nhánh cùng với những nét hoang sơ huyền thoại của làng đảo này. Dòng thác này đã thu hút du khách bằng dòng chảy quanh năm hiền hòa, yên ả. Đến đây, du khách sẽ được dạo mát trên cầu tre, luồn lách qua các gốc si, rễ si già đan xen chằng chịt, và nghe tiếng thác nước chảy róc rách, trong veo, mát mẻ dưới chân mình.
Lòng sông trở thành nền đá
Trước mắt chúng tôi bây giờ là khung cảnh hoang tàn, lâu lâu những cơn gió mùa khô làm cho cảnh quan nơi đây trở nên xơ xác, dòng thác đẹp như tranh bây giờ chỉ còn là những tảng đá, đất khô khốc, những làn khí nóng hắt thẳng vào mặt. Lượng nước chảy vào rất ít, chỉ có một nhánh sông có nước nhưng cũng chẳng đáng là bao, 6 nhánh còn lại đã hoàn toàn khô cạn. 
Những rặng si trăm tuổi nằm dưới thác đã bắt đầu chết khô. Vào thời điểm này, những năm trước, trên cầu treo tấp nập người qua lại để ngắm dòng sông, ngắm thác nước giờ vắng hoe, không một bóng người. Hằng ngày, nhân viên khu du lịch phải dòng ống tưới cho các rặng si già sắp chết khát.
“Đã 2 năm từ khi dòng sông bị ngăn dòng, du khách đã không còn hứng thú khi đến đây. Công ty lâm vào cảnh khốn đốn, chỉ hoạt động cầm chừng. Công ty cũng dần chuyển sang làm du lịch văn hóa tín ngưỡng nhưng cũng chẳng khấm khá hơn, thậm chí phải xoay đủ kiểu để đảm bảo công việc cho nhân viên”, chị Nguyễn Lê Thanh Thảo - Quản lý Khu du lịch sinh thái Bản Đôn tâm sự.
Việc xả nước ở các công trình thủy điện trên địa bàn trong mùa khô hạn hiện vẫn chưa đảm bảo dòng chảy ổn định để chống hạn ở vùng hạ du, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc sống dọc dòng sông. Cuộc sống mưu sinh của những người dân huyện Buôn Đôn gắn liền với con sông Sêrêpốk. 
Con sông này cung cấp nước ăn, nước tưới và mang tới cho họ những đặc sản sông nước. Khi sông Sêrêpốk khô cạn khiến dân khốn khổ trăm bề. Hàng trăm hộ dân dọc bờ sông đang sống trong cảnh “nhịn nước”. Người dân đành lòng bỏ đi nhiều diện tích lúa vì không có nước tưới, còn hàng chục giếng khoan cũng hết nước vì sông cạn làm mực nước ngầm giảm mạnh.
Ông Y- Thương Kdoh (62 tuổi, trú tại Buôn Trí A, xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn) cho biết, mấy năm nay, người dân phải sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. “Riêng năm nay, gia đình tôi đã khoan giếng 2 lần, tốn gần 20 triệu đồng nhưng vẫn không có nước để dùng. Nếu có thì cũng chỉ có thể sinh hoạt chứ không thể nấu vì nước bị nhiễm vôi nặng” - ông Y - Thương Kdoh nói.
Nỗi niềm chung
Đến hồ Lắk, có lẽ khung cảnh nơi đây sẽ khiến du khách cảm thấy buồn hơn bao giờ hết. Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, nối với sông Krông Ana, rộng khoảng 500ha, nằm ở độ cao hơn 500m so với mặt nước biển. Nơi đây đang là điểm du lịch sinh thái độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi và rừng bao quanh hồ Lắk tạo nên một vẻ đẹp hoang dại khó lẫn.
Thế nhưng, mới đây thăm lại, chúng tôi không khỏi giật mình thảng thốt khi cảnh hồ thơ mộng nay không còn, mặt hồ có diện tích lớn là vậy nhưng nay hồ đã trơ cạn, chỉ còn ít nước trong lòng hồ.
Cùng chung cảnh ngộ là các thác nước như: Đray Nur, Đray Sáp, Đ’ray Nao, thác Thủy Tiên,... được xem là những hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn Tây Nguyên. Những dòng thác chảy dài hàng chục kilômét giờ chỉ là những đoạn nhỏ cắt khúc.