Monday, July 23, 2018

Nguyễn Thiện Nhân bán đất Sài Gòn kiếm tiền nuôi đảng?

26.000 hécta đất = 1,5 triệu tỷ đồng chi ngân sách năm 2018!
Chính quyền TP.HCM – được thừa hưởng dĩ vãng sáng rực của “Hòn Ngọc Viễn Đông” và cái tên Sài Gòn – Gia Định trù phú mà trên thực tế đã trở thành thủ đô của miền Nam Việt Nam, đang phải chịu áp lực nặng nề từ Bộ Chính Trị đảng cầm quyền để giữ vững danh hiệu “Con bò sữa” cùng cái giá siết thuế doanh nghiệp và dân chúng ít nhất 1.000 tỷ đồng mỗi ngày.
Nguyễn Thiện Nhân, nhân vật ủy viên bộ chính trị kế nhiệm cho bí thư TP.HCM đời trước là Đinh La Thăng (hiện thời đang rên rỉ trong nhà lao về “Hãy đối xử với bị cáo như một con người”), cũng đang phải cố chứng tỏ tinh thần cống hiến thu vét được đồng nào hay đồng nấy cho đảng, không phụ lòng mong mỏi lẫn quyết định của Tổng Bí Thư Trọng chọn Nhân về Sài Gòn mà không phải các quan chức ngang cấp khác như Tòng Thị Phóng, Võ Văn Thưởng hay Trương Hòa Bình, đã vừa có ý khoe khoang thành tích khi thông báo việc TP.HCM dự kiến chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất nhà xưởng, dịch vụ để đem đấu giá với giá trị sơ bộ đến 1,5 triệu tỷ đồng.
Rất nhanh sau thông báo rất đặc biệt trên, dự kiến đó đã không còn là dự kiến khi thủ tướng “Cờ Lờ Mờ Vờ” đã thông qua chủ trương “hô biến” 26.000 hécta đất nông nghiệp thành đất dịch vụ.
1,5 triệu tỷ đồng dự kiến thu được từ việc đấu giá 26.000 hécta đất dịch vụ lại bằng đúng con số chi ngân sách năm 2018 mà vào đầu năm nay Quốc Hội “nghị gật” đã mau mắn và đầy tự tin phóng ra, bất chấp kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ đạt 96,8% so với dự toán – không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Không chỉ có thế. Thất bại 96,8% thu ngân sách năm 2017 còn là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình” – tức tìm cách bán sạch những doanh nghiệp nhà nước ăn nên làm ra, nhằm có tiển trang trải cho một ngân sách đang lao vào thảm cảnh kiệt quệ với tỉ lệ chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức “ngủ ngày” luôn vượt trên 70% tổng chi ngân sách hàng năm.
Chăm bẵm nguồn thu từ đất
Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Nền chính trị độc đảng – nguồn gốc của tham nhũng – đang xô đẩy xã hội Việt Nam lao nhanh vào một thời kỳ thẳng tay bóp siết mà không thể khác.
Xã hội cùng dân chúng cũng bởi thế đang lâm vào cảnh thảm thương đọa đày – chẳng khác gì bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cách đây 72 năm đã mô tả về thực dân Pháp: “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.”
Chỉ có điều, sức dân đã kiệt. Phản ánh từ nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo đều cho biết: “Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi.”
Bởi khác hẳn với nhiều năm trước, năm 2017 chứng kiến không chỉ phần thu từ dân bị giảm mà thu từ khối doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước cũng giảm mạnh, cho thấy quả thực “sức dân và doanh nghiệp đã cạn.”
Một số chuyên gia đã ước tính tỷ lệ thu từ khối doanh nghiệp nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt khoảng 80 -85% so với dự toán – tức thấp hơn rất nhiều so với kết quả của những năm trước.
Đến Tháng Năm năm 2018, trong một cuộc báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, chính bộ trưởng “Bộ Bóp Cổ” (một cách gọi của dân gian đương đại dành cho vô số sắc thuế “kiến tạo” của Bộ Tài Chính đè đầu dân) đã phải thừa nhận một sự thật trần trụi và tàn nhẫn trong cơ cấu thu ngân sách của chính thể độc đảng ở Việt Nam vào năm 2017: dù tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2017 vượt 49,16 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc Hội, vượt 76,48 nghìn tỷ so với dự toán, nhưng số tăng thu đạt được chủ yếu không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà là nhờ tăng thu từ tiền sử dụng đất (61,58 nghìn tỷ đồng so với dự toán), và một phần khác từ thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước (15,19 nghìn tỷ đồng), tăng thu từ dầu thô (11,28 nghìn tỷ đồng so với dự toán).
Vào năm 2017, ngoài việc “kiến tạo” sắc thuế VAT tăng từ 10% lên 12%, “Bộ bóp cổ” còn tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân.
Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó.
Cầm hơi chế độ
“Cái khó ló cái khôn” – có lẽ giới quan chức bị xem là “tư bản đỏ” là những kẻ thuộc lòng nhanh nhất và nhuần nhuyễn nhất câu tục ngữ vỡ lòng ấy.
Vậy là phải tính cả đến kế hoạch bán đất, sau khi đã “ăn đủ” từ cơ chế bán các doanh nghiệp “bò sữa” như vụ bán Sabeco được $5 tỷ.
Không quá khó hiểu, đó là nguồn cơn vì sao thị trường bất động sản ở Sài Gòn, chứ không phải Hà Nội, đã được “đánh lên,” tăng dữ dội gấp vài ba lần vào năm 2017 và có thể cả nửa cuối năm 2018, bất chấp mọi cảnh báo về trạng thái bong bóng đang nở ra rất gần mà có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.
Sài Gòn – “con bò sữa” ấy – đang trở thành điểm nóng thu ngân sách của Bộ Chính Trị đảng.
Vào năm 2016, ngân sách màu mỡ của thành phố này thậm chí còn bị ngân sách trung ương “bóp cổ”: mức để lại sau thu của nó từ 23% chỉ còn 18%.
Còn bây giờ, vai trò của người kế nhiệm của Đinh La Thăng là làm đúng những gì mà Thăng đã làm, trừ việc ủng hộ hay thỏa hiệp với “phe cánh chính trị Nguyễn Tấn Dũng.”
Trong hơn một năm kể từ ngày bất ngờ được điều về Sài Gòn để tận hưởng giấc mơ “về nhà” của mình, Nguyễn Thiện Nhân về thực chất đã duy trì và thậm chí còn làm hơn những gì mà Đinh La Thăng đã lập thành tích cho đảng: hoặc nhắm mắt lờ đi, hoặc trực tiếp chỉ đạo công an TP.HCM thẳng tay và ngày càng dã man đàn áp nhân quyền, đánh đập và tra tấn đến mức phi nhân tính đối với người dân biểu tình phản đối “Luật Bán Nước” – một cách điềm chỉ về dự luật Đặc khu; cùng lúc thu vét đến đáy túi của các doanh nghiệp và dân chúng để có tiền chuyển ra Hà Nội nuôi đảng.
Khó có thể hình dung khác hơn, việc “hô biến” 26.000 hécta đất nông nghiệp thành đất dịch vụ ở Sài Gòn là một lý do rất quan trọng để bí thư TP.HCM cống hiến cho ngân sách đảng và cũng cho chế độ cầm hơi được thêm một năm./.

Thực tại thối nát và con đường giải quyết

Trong tự nhiên, khi nói đến thối và nát là nói đến trạng thái phân đang hủy của một thực thể. Nó mô tả sự tiêu tan sắp cận kề. Đang phân hủy sẽ có mùi thối, nát sẽ là trạng thái phân hủy xong. Khi người ta dùng từ thối nát để mô tả một triều đại thì triều đại đó đang ở trạng thái hết đường cứu chữa mà chỉ có thay thế.
Trong lịch sử, khi đất nước đến thời những ông vua vô năng, ăn chơi sa đọa, bỏ bê triều chính cho bọn nịnh thần lộng hành, bức hại trung thần, để cho đám quan địa phương bức hại dân lành, thì đó là dấu hiệu của một triều đại thối nát. Và tất nhiên, những ông vua cuối cùng của một triều đại luôn có cái kết bi thảm.
Tương tự trạng thái đang phân hủy của xác chết, mùi thối bốc ra nồng nặc làm ai cũng phải bỏ chạy, thì với chế độ này cũng thế. Mùi thối của chế độ đã xộc vào mũi tất cả mọi người, kể cả người CS. Chính vì thế mà lần lượt những ai có tiền thì hầu hết đều chuẩn bi tháo chạy. Những cuộc trốn chạy đó dưới dạng đầu tư du học cho con cái, người ta nói đó là tị nạn giáo dục. Khi cho con tị nạn giáo dục thì các bậc phụ huynh còn đầu tư thêm suất định cư theo diện EB5 để đứa con khi tốt nghiệp nó ở lại luôn. Mà ai tính định cư lâu dài cho con cái và gia đình, thì đó được xem như là những cuộc tị nạn chính thức chứ không phải chỉ tị nạn giáo dục. Xã hội thì tội ác tràn lan, đạo đức xã hội thì xuống thấp tận đáy, xã hội luôn bất an với đủ thứ đầu độc, cướp bóc, tai nạn vv… nên họ phải tị bạn để cách li.
Với người không có điều kiện cho con du học hay đầu tư EB5 để định cư Mỹ, Úc, Canada, Âu và New Zealand thì họ tìm đường xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Đài, Nhật rồi tìm cách trốn ở lại. Như vậy, mọi thành phần xã hội đều mang tư tưởng ra đi để tránh mùi thối của chế độ và cái nát của xã hội. Mỗi năm hàng chục vạn người ra đi khỏi đất nước này với nhiều tên gọi khác nhau như du học, định cư, xuất khẩu lao động vv… nhưng kì thực đó là những cuộc tị nạn.
Với xác con vật chết nằm chình ình trong sân nhà thì bạn làm gì? Bỏ nhà mình để chạy sang nhà khác, hay bạn chịu khó dọn sạch nó? Rõ ràng là tìm giải pháp dọn đống thối nát đó đi là giải pháp tốt nhất. Tương tự vậy, giải pháp dọn cái đống vừa thối vừa nát mang tên ĐCS là giải pháp tốt nhất cho dân tộc tồn tại và đất nước phát triển. Thay vì mạnh ai nấy tháo chạy né tránh để Việt Nam thuộc về đống thối ĐCS, thì dân Việt cần phải đoàn kết lại cho một Việt Nam đổi thay. Nếu bỏ phế đất nước cho đống thối đó làm chủ, thì chắc chắn thằng hàng xóm đến chiếm dụng.
Đứng trước tình cảnh chế độ thối, xã hội nát như thế này thì người Việt Nam đang có 3 cách ứng xử. Cách ứng xử thứ nhất là tị nạn, hướng này hạn chế vì điều kiện tị nạn không phải ai cũng có. Cách thứ nhì, im lặng, số này rất đông và đất nước có thể mất bởi chính sự thờ ơ của số này. Cách thứ 3, là đấu tranh để dẹp bỏ đống xác thối CS. Số người theo cách thứ 3 là vô cùng ít. Chính vì thế tương lai đất nước này là rất ảm đạm.
Khai dân trí là con đường hướng số đông người đang thờ ơ và sợ sệt chuyển sang những người theo cách ứng xử thứ 3 để thay đổi. Phải lâu nữa mới có hi vọng. Thời khác thì thế sẽ khác, và hi vọng một ngày mai tươi sáng cho Việt Nam./.

Chủ tịch Nhà nước đã hết thời

Theo VOA-Trân Văn/23/07/2018 
Chủ tịch Trần Đại Quang gặp cử tri ở thành phố HCM, tháng 6/2018.
Chủ tịch Trần Đại Quang gặp cử tri ở thành phố HCM, tháng 6/2018.
Quyết định xử phạt báo điện tử VietNamNet 50 triệu đồng vì “thông tin sai sự thật” về chuyện ông Trần Đại Quang đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của họ – là bằng chứng cho thấy, dường như Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hết thời.
***
Ngày 16 tháng 7, dư luận từng rúng động trước quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phạt tờ Tuổi Trẻ 220 triệu đồng, đồng thời buộc tờ báo này phải đình bản Tuổi Trẻ Online trong ba tháng vì “thông tin sai sự thật” và “gây mất đoàn kết dân tộc”.
Cáo buộc “thông tin sai sự thật” liên quan tới bài tường thuật buổi gặp gỡ giữa ông Trần Đại Quang với cử tri TP.HCM hôm 19 tháng 6: Theo bài tường thuật này, ông Quang đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của cử tri! Một tháng sau Bộ Thông tin – Truyền thông mới xác định ông Quang không hề nói như vậy và đó là lý do tờ Tuổi Trẻ bị phạt như vừa kể!
Quyết định phạt tờ Tuổi Trẻ khiến nhiều người, nhiều giới vừa nghi ngờ, vừa bất bình. Rất ít người tin tờ Tuổi Trẻ tường thuật sai, đặc biệt là dám “ăn không, nói có” nếu ông Quang - Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – không biểu thị sự đồng tình và không hứa. Nhiều người bất bình vì thông qua sự kiện tờ Tuổi Trẻ bị phạt, ai cũng thấy ông Quang – Đại biểu Quốc hội, không đứng về phía nhân dân, trong khi Luật Biểu tình đã được xác định là một món nợ mà hệ thống công quyền Việt Nam lần lữa không chịu trả, chẳng riêng dân chúng mà còn có hàng chục Đại biểu Quốc hội liên tục hối thúc hệ thống công quyền sớm trả nợ.
Chính khách nào cũng tìm đủ mọi cách để tạo dựng, phát triển sự tin cậy và thiện cảm của công chúng, trong khi xét về mặt chính trị, quyết định phạt tờ Tuổi Trẻ lại gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thanh danh lẫn uy tín của ông Quang. Bộ Thông tin – Truyền thông Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biến một Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam thành một thứ bung xung cho dân chúng nhắm vào để trút đủ loại chỉ trích, miệt thị.
Dư luận vừa tạm lắng, Bộ Thông tin – Truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bồi thêm cho Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thêm một đòn nữa: Phạt báo điện tử VietNamNet 50 triệu đồng vì sai phạm y hệt sai phạm của tờ Tuổi Trẻ. Một tờ báo thuộc hệ thống truyền thông chính thức dám “ăn không, nói có”, xuyên tạc phát biểu của một Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã là hi hữu, đáng ngờ nhưng khi có tới hai tờ báo cùng mắc lỗi như vậy thì đó không phải là xuyên tạc nữa. Quyết định phạt báo điện tử VietNamNet chẳng khác gì xác nhận, đúng là khi gặp gỡ cử tri TP.HCM, ông Quang đã đồng tình với cử tri rằng cần có Luật Biểu tình và hứa sẽ báo cáo với Quốc hội mong muốn ấy của họ.
Có một chi tiết đáng chú ý mà không cơ quan truyền thông chính thức nào ở Việt Nam bỏ qua khi tường thuật về sự kiện báo điện tử VietNamNet bị phạt vì “thông tin sai sự thật” về phát biểu của ông Quang: Hành vi “thông tin sai sự thật” về phát biểu của ông Quang xảy ra ngày 19 tháng 6 nhưng đến cuối ngày 19 tháng 7 – sau khi Bộ Thông tin Truyền thông của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố quyết định xử phạt – báo điện tử VietNamNet mới “đính chính” và “xin lỗi” Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
Hệ quả đương nhiên của cả hai quyết định xử phạt hai cơ quan truyền thông ắt hẳn sẽ là: Trong mắt công chúng thì ông Quang hèn, nói xong rồi nín, không dám xác nhận là đã nói mặc kệ báo chí cách mạng bị cách… mạng! Đối với các cơ quan truyền thông chính thức, ắt hẳn từ nay, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phát biểu nào hay ho, đáng chú ý, họ cũng sẽ lờ đi, gạt ra, không thèm đếm xỉa đến cho… lành! Theo logic ấy, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dường như đã hết thời…
***
Nếu đem quá khứ so với hiện tại, có thể sẽ dễ tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc, phải chăng Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hết thời - hơn…
Năm 2014, giữa lúc dân chúng Việt Nam đang hết sức hoài nghi về việc tại sao nhiều tình tiết liên quan đến việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, bị kết án tử hình vì “tham ô”, 28 năm tù vì “cố ý làm trái qui định về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng” – 366 tỉ đồng), cũng như tại sao ông Dũng kịp đào thoát ra ngoại quốc trước khi công an thực thi lệnh bắt vẫn không được tòa án cấp phúc thẩm làm rõ, BBC Việt ngữ đăng bài “Dương Chí Dũng và những triệu đô la”.
“Dương Chí Dũng và những triệu đô la” hệ thống một số lời khai của ông Dũng tại các phiên xử vốn là công khai, cho thấy ông có quan hệ mật thiết với một số ông tướng của ngành công an và ông Dũng không chỉ giao tiền cho các ông tướng này để họ hỗ trợ mình mà còn giúp người khác chuyển tiền cho các ông tướng. “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” chỉ khác hàng ngàn bài viết liên quan đến ông Dũng trên hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam ở chỗ nêu đích danh các ông tướng, trong đó có ông Trần Đại Quang – lúc ấy là Đại tướng, Bộ trưởng Công an, kèm thắc mắc: Bao giờ thì kết quả điều tra những lời khai của ông Dũng được công bố?
Chỉ chừng đó thôi đã đủ để Bộ Công an Việt Nam thực hiện hành động chưa từng có: Công bố quyết định khởi tố nhà báo Nguyễn Hùng, phóng viên BBC vì có hành vi… “vu khống”. Qua hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam, Trung tướng Hoàng Kông Tư, lúc ấy là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an, phân trần với công chúng Việt Nam: Ông Tiệp mà ông Dũng khai là người chuyển tiền cho ông không phải là Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, Trợ lý Bộ trưởng Trần Đại Quang…
Vụ án “vu khống” do một công dân… Anh, thực hiện trên lãnh thổ… Anh mà công an Việt Nam hăm hở khởi tố, tất nhiên là chẳng đi đến đâu song quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can khiến cả báo giới lẫn công chúng Việt Nam… kinh! Tướng Trần Đại Quang rõ ràng là thuộc loại không thể giỡn mặt. Những lời xì xầm lắng xuống. Hai năm sau, tướng Trần Đại Quang cởi bỏ cảnh phục, chuyển sang làm Chủ tịch Nhà nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối chiếu cách hành xử trước hành vi “xuyên tạc” của hai tờ Tuổi Trẻ, VietNamNet mới đây với hành vi “vu khống” của BBC trước kia với ông Quang, ắt sẽ thấy ngay, chỉ trong vòng bốn năm, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã rất khác với Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Khác biệt đó khiến người ta liên tưởng đến văn bản số 13-TB/TW.
Sau khi vượt qua những đàm tiếu vì có đầy đủ chứng cứ cho thấy đã gian lận về tuổi (nhờ Chủ tịch tỉnh Ninh Bình xác nhận sinh năm 1956 chứ không phải sinh năm 1950 như đã được ghi nhân trên rất nhiều loại giấy tờ cá nhân khác) để không phải về hưu, ông Quang bước vào Bộ Chính trị Đảng CSVN và được phân công làm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bốn tháng sau khi ông Quang đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ban Bí thư Đảng CSVN thông báo, bởi “việc sửa lại tuổi của một số cán bộ, đảng viên, nhất là vào thời điểm chuẩn bị đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc trước khi xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và khi cán bộ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu... đã gây ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị ở các cấp trong công tác cán bộ; đồng thời tạo ra dư luận không tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân” nên từ tháng 8 năm 2016 trở đi, việc xác định tuổi của đảng viên CSVN sẽ căn cứ vào “tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng” để “xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử bố, trí, sử dụng”.
Cũng kể từ đó, ông Quang và cách hành xử của hệ thống công quyền với Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam càng ngày càng khác, khác tới mức người ta ái ngại cho ông, bất kể ai cũng biết nhân – quả là quy luật.

Hai chuyến ‘công du’ đáng ngờ đến Thủ Thiêm

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/23/07/2018 
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bỗng nhiên tỏ ra quan tâm đến dân oan Thủ Thiêm một cách đặc biệt và… đáng ngờ.
Vẫn ma mị
Trong vòng chưa đầy một tháng, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm dân oan Thủ Thiêm hai lần, mà lần gần đây nhất là vào ngày 16/7/2018. Chuyến ‘công du’ này lại xảy ra trong cảnh nạn bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ thêm một lần nữa bị thất hứa trầm kha, khi trước đó cơ quan này và chính quyền TP.HCM đã hứa hẹn sẽ công bố kết luận thanh tra vào ngày 15/7/2018 - tức vẫn bị trễ hẹn đến một tháng so với thời điểm hứa hẹn trước đó là ngày 15/6/2018, và trì muộn đến hàng chục năm trời từ lúc người dân Thủ Thiêm rên siết trong thảm cảnh bị cướp đất. Thế nhưng bất chấp nước mắt và máu đổ, cho đến nay vẫn biệt tăm bóng dáng bản kết luận thanh tra được dân quá trông đợi ấy.
Còn vào lúc này, lại vụt hiện hai hình ảnh quá bất xứng giữa hai lần Nguyễn Thiện Nhân - quan chức mà trong thực tế chưa hề có bất cứ hành động nào giúp đỡ dân oan Thủ Thiêm ngoài những lời hứa có cánh - đi ‘thực tế’ ở Thủ Thiêm.
Nếu trong lần ‘thực địa’ vào ngày 20/6/2018, ông Nhân ‘tay bắt mặt mừng’ với dân oan và được các tờ báo nhà nước bám theo mô tả như một vị ‘cứu tinh’ đối với những người dân đã khô mòn nước mắt bồi thường và niềm tin chế độ cầm quyền, thì đến lần thứ hai đi Thủ Thiêm vào ngày 16/7/2018, quan chức bí thư thành ủy này đã được đến vài chục nhân viên công an ‘nối vòng tay lớn’ bảo vệ, và Nguyễn Thiện Nhân cứ thế dạo bước trong cái vòng đó để né tránh làn sóng dân oan xô tới đòi hỏi ông Nhân phải cụ thể hóa những hứa hẹn của ông ta chứ không thể ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’.
Vào ngày 20/6/2018, phát ngôn có ý nghĩa nhất của quan chức Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trong cuộc gặp với dân oan Thủ Thiêm là “những hộ ngoài ranh quy hoạch sẽ không phải di dời nữa”.
Khi đó, dân oan bất chợt lại nhen nhóm hy vọng sẽ được lấy lại phần nào công lý mà tưởng đã chìm hẳn vào đống bùn đen. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, người dân lại ngớ ra: làm thế nào để xác định ‘ngoài ranh quy hoạch’, trong khi cho đến lúc đó toàn bộ chính quyền TP.HCM vẫn cố tình lấp liếm vụ ‘tấm bản đồ gốc biến mất’?
Vậy nếu chính quyền dựa vào bản đồ mới, tức quy hoạch ‘điều chỉnh’ mà một phó chủ tịch chính quyền vào thời đó là Nguyễn Văn Đua đã ký vượt quyền, để giải tỏa dân và do đó vẫn không chịu ‘sửa sai’ thì sao?
Tại sao các cơ quan chức năng của TP.HCM lại không tìm ra, hoặc cố tình không chịu tìm ra tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm - đã bị một bàn tay đen đúa nào đó cho biến mất suốt nhiều năm qua - không những không tìm thấy ở TP.HCM mà còn không hề được tìm ra ở các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…?
Vào tháng Năm năm 2018, báo chí đã phải một lần nữa nhắc lại câu hỏi trên. Tuy nhiên, lời hứa hẹn ‘đang tìm’ của chính quyền TP.HCM luôn có giá trị cứ sau mỗi thập kỷ.
Trong trường hợp bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang, những kẻ ‘ăn đất’ trong chính quyền TP.HCM và các bộ ngành liên đới sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ.
Phải chăng trong trường hợp tấm bản đồ xấu số trên bị phi tang, mà khả năng này là rất gần với những dấu hiệu trong thực tế, đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức ở nhiều cơ quan - hoàn toàn xứng đáng trở thành một vụ đại án với ít nhất một tội danh ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’?
Dân lại ‘ăn quả lừa’
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 140 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD!
Nếu chính quyền TP.HCM thực hiện đúng như hứa hẹn của Nguyễn Thiện Nhân, sẽ có hy vọng cho hàng ngàn hộ dân Thủ Thiêm được lấy lại một phần công bằng, vẫn được định cư trên mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, và cũng có hy vọng làm rõ về những cái chết oan khuất tự treo cổ của người dân Thủ Thiêm khi bị chính quyền và công an cưỡng chế đẩy đuổi, dồn vào đường cùng.
Nhưng làm thế nào để có thể tin vào lời hứa và giá trị lời hứa của một quan chức cộng sản khi trong suốt hai chục năm qua, quá nhiều lời hứa đã bị ma mị, còn hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm đã rất nhiều lần bị ‘ăn quả lừa’?
Cho đến giờ này, không chỉ Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa thấy tăm hơi, mà cả kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ cũng chẳng thấy đâu. Bi kịch ‘dân ăn quả lừa’ và ‘Thủ Thiêm chìm xuồng’ rất có thể lại một lần nữa tái hiện như rất nhiều lần cái bi kịch đó đã hành hạ người dân Thủ Thiêm trong suốt hai chục năm qua.
Tất cả đều bao che lẫn nhau?
Trước kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, nước mắt dân oan và áp lực quá lớn của dư luận xã hội cùng cái lò lây lất khói của Tổng bí thư Trọng đã buộc đảng bộ và chính quyền TP.HCM không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền TP.HCM cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm. Bản báo cáo này đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền TP.HCM, mà chỉ thòng một câu ‘UBND TP đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.
Cùng thời điểm Ủy ban nhân dân TP.HCM phát ra báo cáo trên, như thể ‘hiệp đồng tác chiến’, vào trung tuần tháng Năm năm 2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc họp chính phủ về vụ Thủ Thiêm. Tuy nhiên trong kết luận chỉ đạo của mình, Thủ tướng Phúc dường như đã cố tình bỏ qua việc làm rõ tính pháp lý của Quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 1996 và quyết định ký vượt quyền của Phó chủ tịch chính quyền TP.HCM Nguyễn Văn Đua vào năm 2005 khi ‘thay thế’ Quyết định 367 trên. Ông Phúc cũng tỏ thái độ rất lập lờ khi chấp nhận 99% diện tích giải tỏa của chính quyền TP.HCM, tức chấp nhận cả phần ít nhất 140 đất giải tỏa lố mà đã đẩy đuổi cưỡng chế hàng chục ngàn người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ.
Ông Phúc cũng hoàn toàn không đề cập một từ nào về sự biến mất vô cùng khó hiểu của tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt vào năm 1996. Ông Phúc lại chỉ dùng từ ‘sai sót’ đối với trách nhiệm của giới quan chức TP.HCM, trong khi vụ Thủ Thiêm có quá nhiều dấu hiệu của hành vi ‘cố ý làm trái’ và tham nhũng…
Sau đó, trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, cả bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lẫn ông Phúc đã tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ Thủ Thiêm.
Thậm chí kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018 đã kết thúc với một kết luận bất ngờ và rất đáng nghi ngờ: ban lãnh đạo thường vụ quốc hội cho rằng ‘do nội dung không nằm trong chương trình nên đề nghị của một số đại biểu Quốc hội về việc giám sát tối cao năm 2019 về tình hình và kết quả thanh tra, điều tra, xử lý, xét xử các vụ vi phạm nghiêm trọng như: AVG, Thủ Thiêm, tập đoàn Mường Thanh, các dự án thua lỗ, đội vốn nhiều…. chưa được Quốc hội bổ sung vào chương trình giám sát năm 2019’.
Kết luận trên là hoàn toàn phản dội với một trong những kiến nghị khẩn thiết của dân oan thủ Thiêm và cử tri Sài Gòn thông qua đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM: Quốc hội Việt Nam và Hội đồng nhân dân TP.HCM phải giám sát thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Cử tri đề nghị việc thực hiện Dự án phải đúng quy định pháp luật, phải công khai, minh bạch. Nếu chính quyền thấy sai thì cần đối thoại với dân, cùng giải quyết và sửa sai, xác định rõ trách nhiệm cũng như xử lý nghiêm các trường hợp làm sai.
Sau vô số tiếng khóc xé ruột của người dân Thủ Thiêm, dư luận đang rất nghi ngờ về việc liệu đã có một ý đồ toa rập giữa chính quyền TP.HCM, mà cụ thể là của nhóm lợi ích ‘ăn đất’ Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo đương nhiệm của thành phố này, với các cơ quan chính phủ và với đích thân Thủ tướng Phúc, để dẫn đến những kết luận của ông Phúc như muốn cho vụ việc này chìm xuồng?

Nhân quyền Việt Nam: Không thể trông đợi từ chiêu bài ‘mặc cả’

Cát Linh, RFA-2018-07-23  
Image may contain: 8 people, including Kennedy Le, people standing
Luật sư Nguyễn Văn Đài trong phiên toà ngày 5/4/2018, Hà Nội-AFP
Từ đầu năm 2018 đến nay, Việt Nam có hai sự kiện được giới quan sát chính trị trong nước nhận định là nổi bật và gây bất ngờ lớn. Thứ nhất là chính quyền Hà Nội trục xuất gia đình luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thị Thu Hà. Thứ hai là phiên toà xử công dân Mỹ gốc Việt, William Nguyễn.
Hai sự việc này có phải là tín hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn từ nhiều phía và nhân quyền Việt Nam đang có hy vọng được cải thiện?

‘Mặc cả’, đàm phán

Nhận xét  chung về bản chất của hai sự việc, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho rằng cả 2 vụ việc đều là chiến thuật hay 1 cách thức mà phía những người Cộng sản vẫn sử dụng thường xuyên. Đó là cách mà ông và các nhà hoạt động khác gọi là "mặc cả".
“Cái thủ thuật đó là dùng các nhà hoạt động, các tù nhân chính trị để mặc cả về những lợi ích cho họ. Họ coi đó là 1 nửa trong những đánh giá về tiến bộ hay cải thiện về tình hình nhân quyền trong cả nước. Đối với tôi và nhiều người khác nữa nếu biết về chuyện của những người Cộng sản thì đó là những chuyện rất bình thường, không có gì khác lạ cả.”
Cái thủ thuật đó là dùng các nhà hoạt động, các tù nhân chính trị để mặc cả về những lợi ích cho họ. Họ coi đó là 1 nửa trong những đánh giá về tiến bộ hay cải thiện về tình hình nhân quyền trong cả nước. Đối với tôi và nhiều người khác nữa nếu biết về chuyện của những người Cộng sản thì đó là những chuyện rất bình thường, không có gì khác lạ cả. - Nguyễn Chí Tuyến
Đề cập đến hành động trục xuất, Linh mục Phan Văn Lợi nhắc đến những trường hợp nhà cầm quyền Việt Nam từng thực hiện trong quá khứ với các nhân sĩ tri thức, các nhà hoạt động khác như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Ông cũng gọi đó là sự “mặc cả” để “nhổ cái gai trước mắt”
“Tức là những nhà tranh đấu đó không thể cho sống trong nước để gây rối cho nhà cầm quyền. Đồng thời đó cũng là 1 trò mặc cả của nhà cầm quyền, họ coi các tù nhân lương tâm như những con bài để trao đổi với quốc tế. Đó là vụ của luật sư Nguyễn Văn Đài. Còn với vụ Will Nguyễn, đó là một hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà nước Việt Nam. Nhưng bắt rồi thì họ phải xử thôi.”
Hình thức quen thuộc này cũng là một nhận định được đưa ra từ Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Phạm Chí Dũng, là người theo dõi sát sao và lên tiếng rất mạnh mẽ cho nhân quyền của Việt Nam.
“Với Việt Nam, cách thoả hiệp, trả treo, mặc cả của họ từ trước đến giờ chỉ có 1 bài, đó là đổi nhân quyền lấy thương mại, đổi nhân quyền lấy an toàn cá nhân, hay trước mắt là họ đổi luôn tù nhân lương tâm cho thương mại hay an toàn cá nhân cho họ.
Muốn tù nhân lương tâm thì quá dễ vì trong kho của họ đầy ăm ắp.”
Anh William Nguyễn trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018.
Anh William Nguyễn trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018. AFP
Nói về sự trao đổi, “mặc cả” để đổi tù nhân lương tâm lấy thương mại, theo cách phân tích của nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, các hiệp định kinh tế thương mại Việt Nam đã và chuẩn bị ký kết chứng minh rất rõ điều này. Theo ông, Việt Nam đang trong 1 nền kinh tế rất khó khăn với tình trạng luôn luôn bội chi ngân sách. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam không được thừa nhận bởi những định chế về tài chính, hoặc các nguồn vay ODA.
Tuy không có sự khẳng định nào từ cơ quan ngôn luận của cả hai phía là Đức và Việt Nam, nhưng những nhà quan sát tình hình trong nước đều có cùng nhận định rằng việc trục xuất gia đình luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thị Thu Hà chính là một cuộc trao đổi cho Hiệp định Tự do thương mại với Liên minh Châu Âu EVFTA.

Không hy vọng cải thiện nhân quyền

Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề về có hay không một tia sáng cho nhân quyền Việt Nam thông qua 2 sự việc trên, thì chỉ riêng Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng có 1 góc nhìn tích cực hơn các ý kiến khác. Ông đánh giá rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đang bước sang 1 trang mới.
“Điều đó cho thấy sức mệt mỏi của Việt Nam đã rơi vào vùng giới hạn dưới rồi, không còn sức để có thể kéo dài hơn, căng hơn nữa. Nó phải chấp nhận thoả hiệp, thương lượng. Tôi cho là khi chấp nhận thả Nguyễn Văn Đài, mà đối với tôi, Nguyễn Văn Đài là nhân vật hiệu quả nhất trong giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, thì có nghĩa là cái cơ của chính quyền Việt Nam đã yếu lắm rồi. Điều đó cho thấy 1 bước ngoặt lớn đối với nhân quyền Việt Nam sẽ được cải thiện như thế nào.”
Ngược lại, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho rằng 2 sự việc trên lại là “một thoả thuận ngầm giữa đôi bên”
“Tôi nghĩ thế thôi chứ nói về cải thiện tình hình nhân quyền thì không có đâu.”
Linh mục Phan Văn Lợi cũng không có hy vọng đó là tín hiệu về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam:
“Điều này không nói lên thiện chí chi của nhà cầm quyền Cộng sản cả. Họ không bao giờ có thiện chí về nhân quyền cả.”
Điều này không nói lên thiện chí chi của nhà cầm quyền Cộng sản cả. Họ không bao giờ có thiện chí về nhân quyền cả. - Linh mục Phan Văn Lợi
Với vụ của luật sư Nguyễn Văn Đài, báo chí trong nước hoàn toàn không đưa tin tức về những lần lên tiếng của các  tổ chức nhân quyền thế giới, đặc biệt của Liên minh Châu Âu EU.
Với trường hợp của Will Nguyễn, dư luận từng hy vọng ông Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ kết thúc chuyến thăm Việt Nam, trở về Mỹ cùng với công dân Will Nguyễn. Tuy nhiên, ngay cả khi ông đã về Mỹ, chính ông và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không đưa ra phát ngôn nào để cho người Việt Nam một hy vọng về tự do cho Will. Chỉ đến khi có sự can thiệp của hàng chục dân biểu Hoa Kỳ vận động cho chiến dịch trả tự do cho William Nguyễn, thì lúc đó sự can thiệp của Hoa Kỳ mới thật sự thể hiện rõ.
Nhất là câu trả lời của ông dân biểu Alan Lowenthal trước khi phiên toà diễn ra: “Quốc hội Mỹ đang nghiêm túc xem xét những hậu quả có thể xảy ra nếu VN bỏ tù Will.”
Chính quyền Việt Nam đã không để xảy ra hậu quả nào đáng tiếc.
Kết hợp những chi tiết này cùng với sự việc CH Sec từ chối cấp visa cho lao động Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định “Việt Nam đang rất cô độc và đang đối diện trước sức ép phải cải thiện từ các quốc gia khác.”
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.
“Việt Nam đang hoàn toàn đơn độc trong mọi khía cạnh từ kinh tế đến ngoại giao.”
Tuy nhiên, ông không cho rằng vì sự đơn độc ấy mà Việt Nam đang có sự tiến bộ, cải thiện về nhân quyền. Ông nhìn thấy một quá trình rất dài nhà cầm quyền đã nắm giữ quyền lực 1 cách tuyệt đối và họ chỉ nhượng bộ khi họ chịu 1 sức ép đủ mạnh.
Điều đó cho thấy sức mệt mỏi của Việt Nam đã rơi vào vùng giới hạn dưới rồi, không còn sức để có thể kéo dài hơn, căng hơn nữa. Nó phải chấp nhận thoả hiệp, thương lượng. Tôi cho là khi chấp nhận thả Nguyễn Văn Đài, mà đối với tôi, Nguyễn Văn Đài là nhân vật hiệu quả nhất trong giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, thì có nghĩa là cái cơ của chính quyền Việt Nam đã yếu lắm rồi. Điều đó cho thấy 1 bước ngoặt lớn đối với nhân quyền Việt Nam sẽ được cải thiện như thế nào. - Phạm Chí Dũng
Và điều đó, ông khẳng định, nó phải đến từ chính người dân Việt Nam.
“Khi người dân đủ hiểu biết, đủ can đảm, đủ sự trưởng thành về chính trị và ý thức về pháp luật thì người ta sẵn sàng thách thức quyền lực độc tôn đó. Khi số lượng ngày càng đông, nhận thức ngày càng sâu về các quyền của họ thì họ đòi hỏi những cái đó, tạo thành các áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam.
Cộng thêm những áp lực về mặt ngoại giao, dần dần buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trao lại quyền cho người dân, từ nhân quyền cho đến quyền về chính trị và dân sự khác.”
Một cách nói khác, nhưng cũng cùng ý kiến trên, Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng người Việt Nam có quyền hy vọng về tự do nhân quyền qua các sự việc xảy ra từ đầu năm 2018 đến nay.  Nhưng theo ông, phải có 1 áp lực thứ hai từ các người dân trong nước. Đó chính là các tổ chức xã hội dân sự lớn, như các tôn giáo và tổ chức XHDS nhỏ như các tổ chức XHDS độc lập.

Đồng Nai khởi tố 20 người biểu tình

RFA-2018-07-23   
Hàng ngàn người dân xuống đường phản đối Luật Đặc khu và An Ninh mạng.
Hàng ngàn người dân xuống đường phản đối Luật Đặc khu và An Ninh mạng.-AFP
Cũng liên quan đến việc xét xử các đối tượng được cho là kích động người dân tham gia cuộc biểu tình lớn trên cả nước diễn ra hôm ngày 10 tháng 6.
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định khởi tố 20 người về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng đưa ra, vào ngày 10 tháng 6 hàng trăm người dân đã xuống đường mang theo khẩu hiệu với nội dung phản đối hai dự luật Đặc Khu và An Ninh mạng.
Cơ quan chức năng tỉnh này đã bắt tạm giam 52 người và theo truyền thông trong nước thì sau quá trình điều tra và sàng lọc cơ quan điều tra chuyển hồ sơ qua Viện kiếm sát nhân dân thành phố Biên Hòa đề nghị truy tố 20 người bị cho là ‘gây rối trật tự nơi công cộng’.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến Việt Nam

RFA-2018-07-23  
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm ngày 14 tháng 7 năm 2018.(Ảnh minh họa)
Thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm ngày 14 tháng 7 năm 2018.(Ảnh minh họa)-AFP
Kể từ khi đắc cử, nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã có những thay đổi và hành động quyết liệt trong thương mại nhằm thực hiện khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” và giảm thâm hụt mậu dịch của Mỹ với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là một đối tượng chính. Việt Nam – một quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ cả với Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng chịu những tác động rõ rệt từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và hệ lụy tại Việt Nam

Kể từ 0h01 ngày 6/7, Mỹ áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao và lên 16 tỷ USD hàng hóa tiếp theo dự kiến có hiệu lực sau 2 tuần.
Trong buổi họp báo ngày 10/7/2018, Đại diện Thương mại Mỹ - ông Robert Lighthizer cho biết Mỹ có kế hoạch tiếp tục áp thuế suất 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump còn đe dọa, sẽ xem xét áp thuế bổ sung với 500 tỷ USD hàng hóa nữa nếu Bắc Kinh trả đũa, đưa tổng giá trị hàng hóa chịu thuế lên tới 550 tỷ USD - cao hơn cả mức Trung Quốc xuất sang Mỹ vào năm 2017 (506 tỷ USD).
Hệ quả bước đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thể hiện rõ nét trên các thị trường chứng khoán lớn của Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Australia, … và đặc biệt là các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc liên tục mất điểm nhiều ngày liền, kể từ khi manh nha cuộc chiến.
 Việt Nam có một cái đường dây “nối rốn” với Trung Hoa, cho nên thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày qua chao đảo là tất yếu. - GS. Nguyễn Mại
Giáo sư Nguyễn Mại – Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho rằng, chiến tranh thương mại là câu chuyện toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, không chỉ có Mỹ - Trung, mà còn Mỹ - EU, Mỹ - Canada, Mỹ - Mexico, … nhưng nổi bật cả về mặt giá trị và mức độ căng thẳng nhất là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
“Cho nên câu chuyện gắn với Việt Nam là câu chuyện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bởi hai nước này đều là thị trường thương mại lớn nhất (đối với Việt Nam). Với Mỹ là trước đây từng là 20%, và 20% với Trung Quốc. Đến năm 2017 chỉ còn 11% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của mình với thế giới. Còn với Trung Quốc hiện nay vẫn là nhập siêu giảm đi, xuất khẩu mình năm ngoái tăng lên 25-26%, còn nhập khẩu tăng độ 18-20%.”
Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là điều nhất định phải xảy ra, bởi Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế của Mỹ trên toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là về kinh tế và chiến lược an ninh. Theo ông Mai, Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này.
“Tất nhiên, Việt Nam có một cái đường dây “nối rốn” với Trung Hoa, cho nên thị trường chứng khoán Việt Nam mấy ngày qua chao đảo là tất yếu. Anh gắn bó với nó quá chặt, nên không thể nào nói không hệ lụy. Đó là điều tất yếu.”
Hệ lụy mà Việt Nam có thể gặp phải không chỉ là thị trường chứng khoán bị tác động, mà còn có thể bị Mỹ áp thuế nhập khẩu lên nhiều mặt hàng mà họ điều tra ra được là có nguồn gốc Trung Quốc, được tuồn vào Việt Nam làm trung gian để xuất sang Mỹ.
Tuy nhiên trong lĩnh vực đầ tư theo Giáo sư Nguyễn Mại, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam không ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, mà chỉ liên quan đến ba điều kiện xúc tiến thương mại – đầu tư mà Hoa Kỳ quan tâm mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Đó là phòng chống tham nhũng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt và thời gian ưu đãi.
“Chừng nào anh giải quyết được ba yếu tố này về cơ bản, thì chừng đó có một làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam nhiều hơn. Kể cả khi Mỹ có tham gia TPP hay CPTPP, thì đòi hỏi những cái này rất cao.”

“Trong họa có phúc” nếu biết tận dụng

Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ có tác động tiêu cực, mà còn mang đến cơ hội. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, trong khi Trung Quốc phải chịu thuế suất cao khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, dẫn đến mất tính cạnh tranh, mất thị phần thì Việt Nam có thể tận dụng thời cơ gia tăng hàng xuất khẩu.
“Thế thì Việt Nam liệu có đủ sức để tham gia vào cái cuộc này, giành bớt lại cái thị trường mà Trung Quốc để mất ở Mỹ, liệu có thể làm được hay không? - thì đó là tài năng của các tập đoàn, đơn vị kinh tế và điều hành của chính quyền Việt Nam. Liệu Việt Nam có chớp được thời cơ này và làm cái việc này được không.”
 Nếu anh muốn chơi với Tàu, coi nó như một thị trường, thì anh phải thay đổi, phải nâng mình lên và anh phải tạo những điều kiện khác để ít thua thiệt. - GS Nguyễn Khắc Mai
Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Mại nhấn mạnh đến việc Việt Nam có quyền lựa chọn cấp phép cho những dự án đầu tư có lợi nhất từ bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả từ Trung Quốc, chứ không thể nhận ào ạt và có hại như hiện nay. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam cũng có cơ hội kiếm lời từ chính hàng hóa Trung Quốc.
“Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa khó xuất khẩu sang Mỹ sang các thị trường khác. Do đó khả năng hàng hóa giá rẻ là có khả năng. Bởi vì không tiêu thụ ở Mỹ với giá cao thì bán giá thấp hơn. Và nếu chúng ta biết buôn bán, chúng ta cầm cửa ngõ của ASEAN, mà chọn Nam Ninh là thế - cửa ngõ ASEAN, chúng ta biết chớp lấy thời cơ này buôn bán với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh đến vị trí địa – chính trị chiến lược quan trọng của Việt Nam khi nằm cạnh Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới. Việt Nam không thể “cắt cầu” với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền, mà phải biết tận dụng lợi thế để phát triển.
“Nhưng mà không được tận dụng theo cái kiểu như hiện nay là thua thiệt đủ thứ. Và như thế buộc anh phải thay đổi. Nếu anh muốn chơi với Tàu, coi nó như một thị trường, thì anh phải thay đổi, phải nâng mình lên và anh phải tạo những điều kiện khác để ít thua thiệt. Chứ hiện nay chơi với nền kinh tế Tàu là anh “thua đơn thiệt kép” đủ chuyện. Đấy là sự thật, anh phải tỉnh ngộ.”
Giáo sư Nguyễn Mại đề xuất bốn giải pháp để Việt Nam chủ động ứng phó với các diễn biến tình hình hiện nay, tập trung vào việc theo dõi, nghiên cứu, phân tích mọi động thái và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu đối với ASEAN và Việt Nam. Để từ đó, các ngành cần phải xây dựng chương trình hành động, ứng phó kịp thời. Quan trọng nhất, theo ông Mại là cần thay đổi cách thức điều hành chính phủ một cách phân tán như hiện nay.

Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ

RFA-2018-07-23   
Anh William Nguyễn (giữa) bị công an hộ tống tới phòng xử án tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 7 năm 2018.
Anh William Nguyễn (giữa) bị công an hộ tống tới phòng xử án tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20 tháng 7 năm 2018.AFP
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch vào ngày 23 tháng 7 ra thông cáo cho biết trong bản khuyến nghị gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và thực thi cam kết tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản.
Việt Nam sẽ đáo hạn phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm 2019.
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên 227 nội dung khuyến nghị của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, tháng Sáu năm 2017, Việt Nam lại thông qua một bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung nới rộng hơn nữa trách nhiệm hình sự của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có các điều khoản mới hình sự hóa các hành vi chuẩn bị phạm tội mà không xác định cụ thể.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng “Việt Nam dường như đang thi đua để giành danh hiệu một trong những chính quyền hà khắc nhất châu Á”.
Ông Robertson lập luận rằng thay vì hủy bỏ hay cải tổ nhiều quy định pháp luật vi phạm nhân quyền cho phù hợp với các khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam đã làm điều ngược lại và làm lơ quy trình đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Cũng vào năm 2014, Việt Nam chấp thuận các khuyến nghị về bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do Internet, nhưng Tháng Sáu năm nay, Việt Nam đã thông qua một bộ luật an ninh mạng có nội dung cản trở nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt trên mạng internet.
Các quyền tự do nhóm họp và lập hội cũng bị cản trở nghiêm trọng. Các nhà hoạt động độc lập vì quyền lợi của công nhân như Hoàng Đức Bình và Trương Minh Đức đã bị xử các mức án tù nặng nề. Những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công tư gia của nhà vận động cho quyền lợi người lao động và cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh mà công an không hề can thiệp. Công an thường xuyên sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình đông người.
Tháng 6/2018, anh William Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ, bị bắt khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 20/7/2018, tòa án ra lệnh trục xuất anh khỏi Việt Nam ngay lập tức  trong một phiên tòa chỉ diễn ra vẻn vẹn vài giờ đồng hồ.
Trong tờ trình gửi tới UPR, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đưa ra các khuyến nghị cụ thể với Việt Nam về việc trả tự do cho tù nhân chính trị và tiến hành cải tổ pháp luật nhằm đảm bảo các quyền tự do biểu đạt, thông tin, lập hội, nhóm họp và tôn giáo, và chấm dứt tình trạng bạo hành của công an.

Thêm 10 người biểu tình ở Bình Thuận bị án tù

RFA-2018-07-23   
Những người bị cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" trong cuộc biểu tình tại Bình Thuận.
Những người bị cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" trong cuộc biểu tình tại Bình Thuận.AFP
Tòa án Nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào ngày 23 tháng 7 vừa tuyên án phạt đối với 10 người bị cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ khi tham gia cuộc biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và An Ninh mạng diễn ra hôm 10 và 11 tháng 6 tại Phan Rí Cửa. Tổng mức hình phạt lên tới 27 năm tù.
Tin cho biết Hội đồng xét xử huyện Tuy Phong tuyên phạt các anh Phạm Sang và Đỗ Văn Ngọc 3 năm 6 tháng tù, Ngô Văn Đạt và Nguyễn Chương 3 năm tù, Ngô Đức Duyên, Phạm Thanh Nam, Nguyễn Ngọc Sang và Lê Văn Liêm 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Văn Mẹo và Nguyễn Minh Kha 2 năm tù giam.
Phan Rí Cửa, Bình Thuận là một trong nhiều tỉnh thành ở Việt Nam diễn ra cuộc tổng biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và An Ninh Mạng vào Chủ nhật 10-6 vừa qua.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ cơ quan chức năng rằng vào sáng ngày 10/6 người dân tại Tuy Phong, Bình Thuận đã tràn ra đường ngăn chận xe cộ để phản đối dự luật đặc khu mà Quốc hội Khóa 14 đưa ra vào đầu kỳ họp thứ năm đang diễn ra ở Hà Nội.
Đến tối 10/6, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy. Công an đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông nhưng không thành. Đến rạng sáng ngày 11/6 công an phải tăng cường lực lượng để giải tán đám đông.
Vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, có 7 người trong số tham gia biểu tình tại Bình Thuận vào hai ngày 10 và 11 tháng 6 bị tòa tuyên án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam.

Mạng xã hội bàn luận vụ Trương Minh Tuấn bị ‘ngưng chức’

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (Hình: Báo Tiền Phong)
Truyền thông tại Việt Nam vừa có thông báo chính thức về việc ông Trương Minh Tuấn bị “tạm đình chỉ” chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông Tin & Truyền Thông (TT&TT). Song song đó, Ban Bí thư của đảng CSVN chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel (từ Tháng Sáu 2018), giữ chức Bí thư Ban Cán sự của Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016 – 2021, thay ông Trương Minh Tuấn vừa bị kỷ luật thôi chức vụ này.
Lý do được công bố là: “Sai phạm trong thương vụ MobiFone mua AVG, trong vụ này, Bộ Chính trị đã đề nghị thi hành kỷ luật ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.’

‘Thương vụ này bị kết luận tạo “nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại MobiFone khoảng 8,000 tỷ đồng ($349 triệu).”
Ông Trương Minh Tuấn từng phát biểu “những thông tin xấu độc trên mạng xã hội có tác động tiêu cực đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, dấy lên sự nghi ngờ, hoang mang, dao động dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.”
Mới hai tuần trước ông còn huênh hoang: “Tính đến hết tháng 6-2018, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 6,700/7,800 video clip khỏi YouTube, trong đó có gần 300 video clip liên quan đến Formosa và các tỉnh miền Trung với nội dung phản động, kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước.”
Được coi như ‘tay trùm’ chuyên sát phạt và bóp miệng cánh báo chí, những cựu ký giả và giới blogger không ngại dành cho ông Tuấn những lời nặng nề trên mạng xã hội. Tuy vậy, với một thể chế hiện hành tại Việt Nam, không ai lạc quan trước kẻ sẽ lên thay thế chức vụ bộ trưởng Bộ TT&TT của ông Tuấn là một thiếu tướng quân đội Nguyễn Mạnh Hùng.
Ông Trương Minh Tuấn ngồi ghế cao trong bàn tiệc hải sản Vũng Áng (Hình 24h.com)
Blogger Trịnh Hữu Long“Thay thế Trương Minh Tuấn bằng Nguyễn Mạnh Hùng Viettel (quân đội) tức là thay một trùm kiểm duyệt đầu có đậu bằng một trùm kiểm duyệt đầu có sỏi. Nhưng có sỏi mấy mà bước vào cái chế độ kiểm duyệt ngu ngốc ấy thì cũng vẫn là quan kiểm duyệt. Ngôn từ bóng bẩy đến mấy, có học đến mấy cũng không thể bào chữa nổi cho một hệ thống ngớ ngẩn, rồi hệ thống đó cũng biến những phát ngôn và hành động của họ trở thành ngớ ngẩn, không sớm thì muộn…
Khi Luật An ninh mạng được thông qua, quyền lực kiểm duyệt mạng cơ bản đã về tay công an. Quân đội và Bộ 4T không có vai trò gì nhiều. Tuy nhiên, ngoài thông tin trên mạng thì Bộ 4T còn quản lý toàn bộ hệ thống báo chí. Nay quân đội nắm được Bộ 4T thì tức là quân đội sẽ mở rộng được quyền lực kiểm duyệt của mình sang không chỉ thông tin trên mạng mà còn là hệ thống báo chí?”
Cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh
“Rất nhiều người tin rằng phạt báo Tuổi Trẻ đình bản 3 tháng là chủ trương và quyết định của Trương Minh Tuấn nhằm trả thù báo nầy phanh phui và tấn công y về vụ AVG.
Những người đó không hiểu rằng thời điểm ra quyết định phạt báo TT, Trương Minh Tuấn đang bị kỷ luật về mặt đảng là bị cách hết các chức vụ bên đảng và đang bị vô hiệu hóa để chuẩn bị bay ghế bộ trưởng thì còn gì nữa mà lợi dùng quyền lực để trả thù cá nhân.
Nhưng cho dù Tuấn có còn đầy đủ quyền lực thì cũng không có quyền tự ý trừng phạt báo TT theo ý của y.
Để đình bản được tờ báo có tầm vóc chính trị và có sức lan tỏa lớn trong xã hội như tờ TT phải là quyết định từ BCT hay ít ra cũng từ ban tuyên giáo. Bộ 4T chỉ là kẻ thừa hành ra quyết định để hợp lệ pháp lý.
Nói rõ ra như vậy để chúng ta thấy rằng bóp nghẹt hay trừng trị báo chí là chủ trương của đảng chứ không phải của cá nhân Trương Minh Tuấn. Với thất thoát khủng khiếp qua vụ tham ô tày đình AVG, Tuấn phải nhận án tử hình mới xứng tội. Tuy nhiên lợi dụng vào đó để trút luôn tội bóp nghẹt báo chí lên y là nhằm đánh lạc hướng dư luận một cách tinh vi”.
Cựu ký giả Trương Huy San (Ô Sin)
“Các khoa PR nên làm nghiên cứu, xem trong nhiệm kỳ này, có bao nhiêu vụ khủng hoảng truyền thông do chính các bộ trưởng tự gây ra”.
Nhà báo Hoài Hương
“Ông Trương Minh Tuấn trước khi bị thôi chức bí thư Ban cán sự Đảng 2 ngày và trước khi bị tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng 13 ngày vẫn còn kịp ký công văn bổ nhiệm ông Tô Đình Tuân làm tổng biên tập báo Người Lao Động”.
Blogger Trương Duy Nhất
“Dù chưa chính thức nhận ghế Bộ trưởng, báo chí hôm nay đã ca tụng tướng Nguyễn Mạnh Hùng là “hiện tượng của lịch sử”. Kinh! Đã cố trẹo mồm, vẫn không thể nín nổi (câu chửi thề)”.
Nhà văn Phạm Lưu Vũ
“Tôi đã có ý không thèm nói gì về thằng bô trưởng Tuấn vừa ngã ngựa, mặc dù tội lỗi mà nó đã gây ra đối với dân tộc này thì cả ổ nhà nó sẽ phải trả trong vô lượng kiếp. Nhưng sở dĩ phải nói ra điều này là có ý muốn cảnh báo kẻ vừa” trám” vào cái chỗ “tạo nghiệp” ác ấy. Kẻ ấy tên Hùng, cầm đầu Viettel cướp đất của dân Đồng Tâm. Nếu biết hồi hướng công đức cho mình, cho con cháu… thì hãy ngay lập tức sửa lại cái lỗi tày trời này, đừng nghe bọn nâng bi ca ngợi là 1 “hiện tượng…” nhé. Ấy mới là người biết làm… tướng”.
Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ“Bọn lưu manh dù lên hay xuống 
Thằng nào đen cũng đỏ kinh hoàng 
Chúng hôi hám hơn loài linh cẩu 
Bộ trưởng nào cũng bẩn y như..”
Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh
“Thôi rồi còn chi đâu anh ơi
Có còn lại chăng dư âm thôi
Trong cơn thương đau men đắng môi.
Ăn rồi, từ lâu sao nay cay
Anh lừa thằng dân đang đau đây
Sao lừa đảo dân ra ri bay?
Phương trời mình đi xa thêm xa
Nghe vạn mùa Thu sau lưng ta
Anh ơi, anh ơi! Formosa!”
(UV)