Saturday, November 8, 2014

Cựu chức Hồng Kông từ chối thu xếp cho sinh viên gặp lãnh đạo TQ

HỒNG THỦY 09/11/14 09:48
(GDVN) - Bắc Kinh "hiểu các quan điểm khác nhau ở Hồng Kông nhưng quyết định của ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 31/8 là không thể thay đổi".


Ông Đổng Kiến Hoa, cựu Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông.

South China Morning Post ngày 9/11 đưa tin, cựu Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông ông Đổng Kiến Hoa đã từ chối yêu cầu của Liên đoàn học sinh sinh viên Hồng Kông về việc thu xếp một cuộc gặp cho lãnh đạo tổ chức này với các quan chức cấp cao Bắc Kinh. Ông Hoa nhấn mạnh, Trung Nam Hải sẽ không thay đổi lập trường về cải cách chính trị ở Hồng Kông.

Phản ứng của ông Đổng Kiến Hoa được đưa ra một ngày sau khi một thành viên của liên đoàn đã bị từ chối nhập cảnh sang đại lục với lý do anh đã có hoạt động "xâm phạm an ninh quốc gia". Chuyến đi của người thanh niên này với tư cách cá nhân và đích muốn đến là Thâm Quyến.

Đổng Kiến Hoa với tư cách 1 Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc cũng đã đọc bức thư ngỏ gửi đến ông của lãnh đạo Liên đoàn học sinh sinh viên Hồng Kông hôm Thứ Sáu yêu cầu ông thu xếp một cuộc gặp, người phát ngôn của Đổng Kiến Hoa cho biết.

Người phát ngôn cho biết, ông Hoa nghĩ rằng những lãnh đạo sinh viên này chỉ lặp đi lặp lại quan điểm của họ trong bức thư chứ không giúp gì cho việc phá vỡ bế tắc. Đổng Kiến Hoa chắc chắn rằng chính quyền trung ương ở Bắc Kinh "hiểu các quan điểm khác nhau ở Hồng Kông nhưng quyết định của ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 31/8 là không thể thay đổi".

Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông đương nhiệm cho biết, các quan chức Bắc Kinh đã nhiều lần tiếp các nhà lập pháp dân chủ ở Hồng Kông và yêu cầu của Liên đoàn học sinh sinh viên về việc thay đổi quy chế bầu cử năm 2017 cũng đã được họ đề đạt.

Quyết định của Trung Nam Hải hồi tháng 8 đã đặt ra khuôn khổ cho thành phố bầu ra lãnh đạo của mình với 1 ứng cử viên duy nhất sau khi đã được Bắc Kinh gật đầu đồng ý. Ông Đổng Kiến Hoa kêu gọi sinh viên Hồng Kông chấm dứt các cuộc biểu tình và quay lại trường học.

Liên đoàn học sinh sinh viên Hồng Kông cho biết, học sinh bị ngăn nhập cảnh vào đại lục hôm Thứ Sáu dưới 18 tuổi và không phải là một lãnh đạo chủ yếu của liên đoàn. Trang web của tổ chức này cũng đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mạng và nhóm đang tự hỏi liệu chính quyền đại lục có một danh sách đen các thành viên của liên đoàn hay không.

Trong một bài xã luận ngày hôm qua, The Washington Post cho biết mặc dù không chắc các sinh viên biểu tình ở Hồng Kông có được sang Trung Quốc hay không, nhưng khi đi Bắc Kinh dự hội nghị APEC, Tổng thống Barack Obama có thể làm rõ quan điểm Washington ủng hộ bầu cử tự do ở Hồng Kông.

Trung- Nhật thỏa thuận lập cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ

KIM NGÂN-05:02 09/11/2014
BizLIVE - Sau những cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý tạo lập một "cơ chế giải quyết khủng hoảng" để khắc phục mâu thuẫn xung quanh các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Trung- Nhật thỏa thuận lập cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ
Ảnh minh họa.
Sau những cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý tạo lập một "cơ chế giải quyết khủng hoảng" để khắc phục mâu thuẫn xung quanh các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Tiếng nói nước Nga đưa tin.

Sau cuộc gặp của Ủy viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì với Cố vấn về an ninh quốc gia của Thủ tướng Nhật Bản là ông Sotaro Yati, các bên đưa ra tuyên bố trong đó thể hiện lập trường của mình về tình trạng bảo lưu căng thẳng giữa hai nước.

Những điểm then chốt trong quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là cuộc xâm lược của quân Nhật chống Trung Quốc hồi thế kỷ 20 và những tranh chấp chủ quyền các đảo ở biển Hoa Đông (mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư).

Trong tuyên bố của Trung Quốc theo kết quả đàm phán cho biết rằng hai bên "đã thừa nhận có những khác biệt về lập trường liên quan đến tình huống căng thẳng”.

Còn tuyên bố của phía Nhật Bản nói rằng các bên "xác nhận có quan điểm khác nhau về những tình huống căng thẳng đã nảy sinh”. Cả hai bên đều tuyên bố đang tạo lập "cơ chế giải quyết khủng hoảng" để giữ tình hình trong tầm kiểm soát.

Putin - Tập Cận Bình : Cặp bài trùng cùng ý hướng bành trướng

RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 08-11-2014 15:57

media
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trpng lần gặp tại Bắc Kinh 5/2014 - REUTERS /Carlos Barria

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014 tới đây, một lần nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lại có một cuộc hội kiến song phương. Đây là cuộc gặp thứ 10 giữa hai người, một kỷ lục hiếm hoi, cho thấy là giữa Matxcơva và Bắc Kinh, hiện đang có một sự tương đồng chiến lược rất lớn, trong đó đáng ngại nhất là ý hướng bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng giềng.

Theo một bài phân tích của hãng tin Pháp AFP vào hôm nay (08/11/2014), điểm chung giữa hai người đang lãnh đạo Trung Quốc và Liên Bang Nga rất nhiều, từ xu hướng cai trị độc đoán, coi nhẹ nhân quyền, cho đến tâm lý chống phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Đáng ngại hơn cả hai nhân vật này không che giấu ý hướng bành trướng thế lực của nước mình, bất kể chủ quyền của các nước khác.

Theo các nhà quan sát, đà xích lại gần nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã tăng tốc hẳn lên, sau khi hố ngăn cách Nga với các nước phương Tây ngày càng sâu rộng.

Khi đơn phương sáp nhập vùng Crimée của Ukraina vào lãnh thổ của mình, rồi sau đó công khai hỗ trợ phiến quân ly khai tại miền đông của nước láng giềng, chế độ Putin đã khiến cho Hoa Kỳ và các nước Liên Hiệp Châu Âu phẫn nộ, và ban hành các biện pháp trừng phạt.

Trái ngược hẳn với phương Tây, Bắc Kinh thì hoàn toàn không phản ứng, thậm chí còn lẳng lặng giúp Matxcơva giảm nhẹ tác động của cấm vận đến từ Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ.

Thái độ của Trung Quốc rất dễ hiểu : Trong vùng Châu Á, Bắc Kinh cũng gây mâu thuẫn với các nước láng giềng, công khai biểu hiện tham vọng bành trướng trên biển : Đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang do Nhật Bản quản lý. Trên đất liền, Trung Quốc cũng không ngần ngại tranh chấp với Ấn Độ chủ quyền trên một số vùng lãnh thổ dọc theo biên giới hai nước.

Hành động của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông và biển Hoa Đông đã bị Hoa Kỳ chỉ trích, và Washington đã lên tiếng gián tiếp hậu thuẫn cho các láng giềng của Trung Quốc khi kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải, không được dùng các biện pháp hù dọa, bức hiếp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Ý hướng bành trướng của Trung Quốc và Nga đã đặc biệt rõ nét từ ngày cả hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin lên cầm quyền.

Chuyên gia Vladimir Evsseïev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội-Chính trị (độc lập) và khoa học thuộc Trung tâm An ninh Quốc tế ghi nhận : « Giữa Putin và Tập Cận Bình có một sự tương đồng quan điểm rất lớn, dựa trên một số cơ sở : ông Tập Cận Bình xuất thân từ giới thân cận với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, một con người quen thuộc với các định chế dùng sức mạnh (Nội vụ, Quốc phòng và Tình báo…) hơn là người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Tổng thống Nga Putin hiểu đồng nhiệm Trung Quốc hơn vì quan điểm của họ giống hệt nhau. Tập Cận Bình là người sẵn sàng đi đến đối đầu nếu cần thiết, và điều này rất được Putin tán đồng ».

APEC : Mỹ chống dự án tự do mậu dịch của Trung Quốc

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại diễn đàn APEC - REUTERS /Greg Baker
    Các nước thành viên Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm nay 08/11/2014 tỏ ra hết sức dè dặt trước đề nghị thành lập tổ chức tự do mậu dịch khu vực do Trung Quốc đưa ra, trước sự chống đối của Hoa Kỳ vốn đang xúc tiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
    Sự cạnh tranh Trung-Mỹ trong vấn đề thành lập các khu tự do mậu dịch có thể thấy rõ trong chương trình nghị sự của hội nghị thường niên APEC lần này. Đỉnh cao là hai ngày họp Thượng đỉnh kể từ thứ Hai tới, với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 
    Vào mùa xuân, Bắc Kinh đã đề nghị thành lập một « nhóm công tác » để tiến hành « nghiên cứu khả thi » về một Khu vực tự do mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn. Trong khi đó Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương do Washington đề xướng từ nhiều năm qua, mà Trung Quốc bị loại ra ngoài, thì việc thương lượng vẫn đang dậm chân tại chỗ. 
    Các Ngoại trưởng của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc APEC họp tại Bắc Kinh hôm nay đã được kêu gọi nên cân nhắc sao cho « đưa dự án FTAAP từ tầm nhìn trở thành hiện thực ». Tuy nhiên hội nghị chỉ đồng ý tiến hành « nghiên cứu chiến lược » từ nay đến cuối năm 2016, tránh dùng từ « nghiên cứu khả thi » do Trung Quốc đề nghị. Và dự án FTAAP chỉ được nhắc đến trong phần phụ lục của thông cáo chung cuộc sẽ được đưa ra vào thứ Ba tới. 
    Tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời một viên chức Mỹ cho biết Hoa Kỳ phản đối là vì « Khi dùng từ nghiên cứu khả thi, thường là trong các cuộc thương lượng hướng đến một thỏa thuận về tự do mậu dịch ». Tờ báo trên cũng trích lời một viên chức Trung Quốc giấu tên, nói rằng đây là một thỏa hiệp của Bắc Kinh. Người này nói : « Mỹ muốn ngăn cản FTAAP, và xúc tiến TPP trong thời gian hội nghị APEC. Điều này thực sự phiền phức cho chúng tôi ». 
    Ngoại trưởng các nước APEC hôm nay cũng chỉ dự kiến « từng bước hình thành FTAAP ngay khi nào có thể, dựa trên cơ sở các sáng kiến đã có trong khu vực », mà không đưa ra chi tiết nào cụ thể. Trong khi báo chí Trung Quốc mới đây đã khoe khoang dự án FTAAP như giải pháp nhằm lập lại trật tự trước « mớ bòng bong » các hiệp định tự do mậu địch đang được đàm phán trong khu vực – một cú « đá giò lái » thẳng thừng đối với TPP do Hoa Kỳ đề nghị. 
    TPP tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC nhưng loại trừ Trung Quốc – nền kinh tế thứ nhì thế giới. Nỗ lực này nằm trong chủ trương tái cân bằng chiến lược, hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, bị Bắc Kinh cho là nhằm ngăn trở sức mạnh đang lên của mình trong khu vực. 
    Thỏa thuận hợp tác chống tham nhũng  
    Bên cạnh vấn đề tự do mậu dịch, 21 nước APEC hôm nay đã đồng ý thành lập một mạng lưới đấu tranh chống tham nhũng. Được đặt tên là ACT-NET, mạng lưới này nhằm điều phối việc hợp tác, đặc biệt đối với các hiệp định dẫn độ và trao đổi thông tin về các hành vi phi pháp. Thỏa thuận khẳng định mục tiêu « không để những kẻ tham nhũng có nơi trú ẩn, kể cả việc dùng đến biện pháp dẫn độ, thiết lập hỗ trợ tư pháp ».

    Tiết lộ bí ẩn đáng sợ về chính quyền Triều Tiên

    (NLĐO)- Cựu bảo vệ cho cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã tiết lộ những sự thật chưa từng công bố của chính quyền bí ẩn nhất thế giới này.

    Lee Young-Guk được chọn làm người bảo vệ cho ông Kim Jong-il vào năm 1979 khi lãnh tụ Kim Nhật Thành vẫn đang nắm quyền.

    Theo lời của cựu vệ sĩ đã trốn chạy sang Hàn Quốc này, để có mặt trong hàng ngũ bảo vệ tinh túy cho lãnh đạo Triều Tiên, một người phải trải qua những thử thách khó tin như đâm đầu vào chồng gạch, tay không chọc vỡ bóng đèn, chịu đựng những cú đập như búa tạ từ đá granite…

    “Gia đình họ Kim đòi hỏi sự trung thành tuyệt tối và bất cứ điều gì khiến họ nghi ngờ đều phải chịu hậu quả khủng khiếp” – Lee nói với CNN.

    Người vệ sĩ này còn tiết lộ rằng ông bị tẩy não trong khi đang làm việc cho chính quyền của ông Kim Jong-il trong những năm 1980. Theo lời ông Lee, điều duy nhất trong đầu người sát cánh cùng Kim Jong-il là nguy cơ đối diện cái chết. Ông mô tả cố lãnh đạo Kim Jong-il là người “có hai mặt”. Khi vui, ông ta có thể ban phát vàng bạc và khi tức giận, ông ta có thể ra bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Nguy hiểm nhất, tính “hai mặt” của Kim Jong-il có thể khiến ông ta quyết định chặt đầu người đối diện ngay cả lúc đang vui.

    Tuy nhiên, Lee cũng cảnh báo người Triều Tiên có nhiều lý do để sợ nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-Un hơn cả người cha.

    Lee believes that Kim Jong-Un, pictured, is even more ruthless than the dictators late father Kim Jong-Il

    Lee believes that Kim Jong-Un, pictured, is even more ruthless than the dictators late father Kim Jong-Il
    Vệ sĩ họ Lee tiết lộ Kim Jong-un còn nguy hiểm hơn cả người cha. Ảnh: Tân Hoa xã

    “Kim Jong Un đã hành quyết người chú dượng quyền lực (Jang Song-thaek) – người mà ngay cả ông
    Kim Jong-Il cũng không thể giết. Khi quyền lực trao lại cho thế hệ thứ ba, nó đã trở nên tàn bạo hơn. Kim Jong-un đã tạo ra lòng trung thành, song nó là lòng trung thành bắt nguồn từ sự sợ hãi” – ông Lee chia sẻ.
    Thứ Bảy, 21:09  08/11/2014
    Linh San (Theo CNN, Telegraph)

    Obama thất thế, Trung Quốc hả hê nhưng có nguy cơ tưởng bở

    RFI-Trọng Nghĩa
    media
    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 5 /11/20214-REUTERS/ Larry Downing

    Bắt đầu từ cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đi một vòng Châu Á, đến Miến Điện dự các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, ghé Trung Quốc tham gia Thượng đỉnh APEC, đến Úc họp với các đồng cấp trong Nhóm G20. Thế nhưng thất bại của đảng Dân chủ của ông Obama trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ hôm thứ Ba vừa qua được cho là sẽ khiến uy thế của ông bị sút giảm trên trường quốc tế, đặc biệt trong các cuộc thương thảo với Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng tại Châu Á.

    Theo ghi nhận của Thông tin viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, thái độ của Trung Quốc đối với ông Obama như đã thay đổi hẳn sau khi thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ được chính thức xác nhận. Trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần tới, Barack Obama sẽ ghé Bắc Kinh tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, và viếng thăm Trung Quốc. Nếu trước đây Bắc Kinh vẫn úy kỵ Washington, thì lần này giới lãnh đạo Trung Quốc như đã bắt đầu xem nhẹ một Tổng thống Mỹ đang trong thế yếu.

    Báo Đảng Trung Quốc không ngần ngại chê bai Obama

    Theo Heike Schmidt, điều này có thể thấy qua phản ứng của báo chí Trung Quốc vào hôm qua về kết quả bầu cử tại Mỹ, với những lời lẽ đầy ngạo mạn, chê bai đối với vị thượng khách mà họ sắp đón tiếp :

    « Vài ngày trước chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Obama, lời lẽ gay gắt trên tờ Nhân dân nhật báo quả là đáng ngạc nhiên : « Obama luôn luôn nói ‘Vâng, chúng ta có thể - Yes we can’ tạo nên một kỳ vọng lớn lao trong dân Mỹ. Thế nhưng ông ta đã làm một công việc vô vị và gần như không mang lại được gì cho những người ủng hộ ông. Xã hội Mỹ đã mệt mỏi trước sự tầm thường của ông ta ».

    Bình luận của tờ báo vốn là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được quảng bá rộng rãi trên toàn bộ báo chí chính thức.

    Bài xã luận đã đánh giá rất thấp chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ : « Ông ta đã rút được quân Mỹ ra khỏi Irak và Afghanistan, nhưng không để lại một tình trạng hòa bình. Tại Châu Âu, chiến tranh lạnh đã trở lại với cuộc khủng hoảng Ukraina, và chiến lược tái cân bằng lực lượng của Washington qua Châu Á chỉ làm gia tăng sự mất lòng tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».

    Tờ báo Trung Quốc đã kết luận với một giọng điệu không phải là không ngạo mạn : « Với sự vươn lên của Trung Quốc, chúng ta đã hiểu rõ hơn về Hoa Kỳ - một đất nước quá lười biếng để cải cách. Xã hội Mỹ đã chọn Obama, nhưng trong thời đại hiện nay, không hề có Tổng thống Mỹ vĩ đại nào. »

    Điều mà Trung Quốc căm ghét nhất là chính sách xoay trục qua Châu Á Thái Bình Dương mà Tổng thống Obama đã tiến hành từ khi ông nhậm chức.

    Đừng tưởng bở vì chiến lược xoay trục có thể có thêm động lực

    Theo một số nhà phân tích, với việc ông Obama bi suy yếu trong nước, Trung Quốc có nguy cơ quyết đoán thêm đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á như Nhật Bản hay Philippines, hay đối với các nước như Việt Nam, đang hy vọng là sự can dự của Hoa Kỳ có thể cản bớt tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh không nên lầm tưởng là họ có thể lấn lướt được Mỹ và bẻ gãy được chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.

    Trước hết, trên bình diện quốc phòng, đảng Cộng hòa cho đến nay luôn luôn ủng hộ việc nước Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự. Do đó, khả năng ngân sách quốc phòng bị kềm hãm dưới thời ông Obama có thể được giải tỏa bớt. Thành tố quân sự của chiến lược tái cân bằng lực lượng qua Châu Á do đó vẫn vững chắc.

    Một chi tiết đáng chú ý : Bắc Kinh không mấy thích việc Mỹ sẵn sàng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tại Mỹ, một trong những người ủng hộ việc này là Thượng nghị sĩ John McCain có khả năng lên nắm Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đầy quyền lực trong lãnh vực này.

    Cho đến nay, chiến lược xoay trục còn yếu trên vế kinh tế là hiệp định thương mại TPP. Với đảng Cộng hòa nắm Quốc hội lưỡng viện Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng hiệp định này có thể nhận được một cú hích tích cực.

    TQ: 'Nam Hải 9 hoàn tất khoan thăm dò'

    BBC-9 giờ trước

    Nam Hải 9 là một trong hai giàn khoan nước sâu được Trung Quốc đưa vào hoạt động
    Giàn khoan nước sâu thứ nhì của Trung Quốc, Nam Hải 9, vừa hoàn tất khoan thăm dò trên Biển Đông, truyền thông nước này đưa tin.
    Báo điện tử China Daily dẫn thông cáo từ Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 5/11 cho biết giếng vừa thăm dò là Lăng Thủy 25-1-1, có độ sâu 3.930m, nằm trong bể Quỳnh Đông Nam (Qiongdongnan).
    CNOOC cho biết cần thực hiện thêm nhiều công đoạn để xác minh nguồn tài nguyên dưới lòng giếng này.
    Bể Quỳnh Đông Nam nằm ở phía nam đảo Hải Nam và ở phía bắc vùng biển Hoàng Sa.
    Theo trang web Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, thì Việt Nam không có yêu sách chủ quyền trong khu vực này.
    Đại diện của CNOOC được China Daily dẫn lời nói trong thời gian tới, Nam Hải 9 sẽ tiếp tục được sử dụng cho các hoạt động khoan thăm dò trong nước và có thể được triển khai trong các dự án trên các vùng biển khác nếu cần thiết.
    Giàn khoan này đã từng được sử dụng ở Na Uy và Tây Phi, theo CNOOC.

    Ngoài vùng tranh chấp?

    Với độ sâu hoạt động tối đa hơn 1.500m, đây là giàn khoan nước sâu thứ hai của Trung Quốc được đưa vào sử dụng, sau Hải Dương 981.
    Nam Hải 9 đóng ở phía nam đảo Hải Nam trước khi di chuyển về hướng gần cửa Vịnh Bắc Bộ hôì 19/6 năm nay.
    Phía Việt Nam dường như đã không có phản ứng gay gắt nào trước việc di chuyển giàn khoan này vì vị trí của nó được cho là nằm cách khá xa vùng biển tranh chấp.
    Các tàu chấp pháp giữa hai nước đã va chạm suốt nhiều tuần lễ sau khi Trung Quốc đưa một giàn khoan khác, giàn khoan Hải Dương 981, vào vùng biển cách đảo Lý Sơn hơn 100 hải lý hồi tháng Năm.
    Báo trong nước hồi tháng Sáu dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nói sau khi rời khỏi phía nam đảo Hải Nam, Nam Hải 9 đã di chuyển đến tọa độ "nằm bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và là nơi hai bên đang bàn vòng 5 để phân định."
    Ông Đạm cũng cho hay tọa độ này cách đảo Lý Sơn 140 hải lý và cách đây 5-6 năm, Trung Quốc cũng đã đặt một số giàn khoan và đã tiến hành khoan dầu khí trong khu vực này.
    "Việc Trung Quốc kéo thêm giàn khoan tới đây cũng bình thường" ông Đạm nói thêm.

    Sẽ có quy chế phối hợp 3 Bộ về an ninh mạng

    Theo VietNamnet-07/11/2014 10:40

    Theo dự kiến, Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phối hợp giữa ba cơ quan là Bộ TT&TT, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng ngay trong tháng 11. 
    an ninh mạng, Cục ATTT

    Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) thì quy chế này sẽ bao hàm nhiều nội dung và cơ chế phối hợp giữa ba Bộ sẽ được đề cập khá chi tiết. Quy chế cũng sẽ xây dựng những nguyên tắc tổng quan về phân chia trách nhiệm các bên, chẳng hạn như nếu thông tin liên quan đến quốc phòng thì sẽ do Bộ Quốc phòng phụ trách, còn ở mức ảnh hưởng an ninh quốc gia (theo luật an ninh quốc gia) sẽ do Bộ công an tiếp nhận. Các vụ việc vi phạm hành chính đơn thuần sẽ do Thanh tra Bộ TT&TT xử lý.

    Đối với những trường hợp vi phạm hình sự hoặc tội phạm kinh tế, cấu thành yếu tố hình sự thì đơn vị tiếp nhận sẽ là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều khi rất khó xác định được thời điểm bắt đầu xảy ra và kết thúc của một vụ việc liên quan đến an ninh mạng. Do đó, một quy chế phối hợp 3 Bộ là cần thiết để huy động sự tham gia, chia sẻ, phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Tùy theo diễn biến, mức độ của vụ việc mà các Bộ sẽ tham gia theo chức năng của mình, ông Dũng cho biết.

    Cũng theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin thì xu hướng thực tiễn tại Việt Nam đang rất cần một cơ quan chuyên trách về ATTT, và chuyện thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về ATTT ở các nước là rất phổ biến. Chẳng hạn như hôm qua, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua Luật cơ bản về an ninh mạng, theo đó sẽ thành lập Ban chiến lược an ninh mạng trực thuộc Chính phủ.

    Ban này sẽ hợp tác với các cơ quan liên quan như Hội đồng an ninh quốc gia (NSC), Ban chiến lược tổng hợp công nghệ thông tin... để nghiên cứu, chuẩn bị và chỉ đạo thực hiện các biện pháp đối phó với các cuộc tấn công, đảm bảo an ninh mạng. Đây cũng là cơ quan chỉ đạo tối cao, giúp Chính phủ thống nhất quản lý trong lĩnh vực an ninh mạng.

    T.C

    Rau nào sâu nấy

    Ngô Việt (Danlambao) - Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi hòa vào sống trong môi trường văn minh và lịch sự của bên thua cuộc là miền Nam, thì cái giống “THẰNG” thưa dần rồi gần như tuyệt chủng. Những lời nói, cũng như những bài viết, người ta đọc thấy nó lịch sự hơn. Gần bốn mươi năm, tưởng “THẰNG” đã tuyệt chủng, nhưng không nó vẫn còn đấy, nó xuất hiện ít hơn, nhưng vẫn mang đặc thù “vô văn hóa”. Người Cộng Sản Việt Nam đã khoanh vùng cho “THẰNG” vào “sách đỏ” và nuôi nấng cẩn thận để khi cần thì cho xổ chuồng!...

    *

    Ông Tường là người Bắc di cư (Bắc Kỳ 54), trước 75 làm công chức trong ở Sài Gòn. Sau 75, ông Tường đón người chú ruột ở Hà Nội vào thăm. Chú ông Tường, ngoài những lúc đi dạo phố Sài Gòn còn phần lớn ông nằm nhà đọc rất chăm chú những tờ nhật báo của Sài Gòn phát hành trước 1975 mà ông Tường chưa đốt. Cho tới một bữa hình như là đã dọc xong đống báo cũ, người chú mới gợi chuyện với ông Tường. Trước hết người chú hỏi là cháu có công nhận là các ông lãnh đạo Cộng Sản có tài hay không? 

    Tất nhiên ông Tường dạ vâng liền. Người chú lại hỏi tiếp là lý do nào cháu công nhận họ có tài? Ông Tường đáp là vì các vị ấy có tài nên miền Bắc mới thắng miền Nam. Người chú gật gù bảo điều cháu nói đó đúng nhưng mà chú thấy điều này mới chứng thực là các vị ấy có tài. Ông Tường còn đang thắc mắc thì người chú giải thích: 

    Mấy hôm nay chú đọc kỹ đống báo của cháu, chú không thấy vị lãnh đạo nào của miền Bắc bị các người viết báo trong này gọi bằng THẰNG cả. Những người viết báo trong đây đều coi các vị lãnh đạo miền Bắc là thù dịch, nhưng không ai trong các tay viết báo ở trong này gọi họ bằng THẰNG, vì tôn trọng họ là những người có tài, rất tài đúng không? 

    Bây giờ ông Tường đã hiểu chuyện. Thì ra lâu nay chú ông đọc báo của Sài Gòn chẳng qua là đi tìm có không một chữ THẰNG trong đó. 

    Một chập, ông Tường mới nhỏ nhẹ thưa với người chú rằng trong miền Nam này người ta rất kỵ không gọi ai bằng thằng đâu, nhất là trên sách báo. Nếu ai viết như vậy bị độc giả tẩy chay ngay thôi. Ở nhà trường, học sinh mà gọi ai bằng thằng là bị thầy giáo phạt. Ở nhà cha mẹ sẽ đánh đòn nếu con cái kêu ai bằng thằng, nhất là với những người lớn tuổi. Chú ông Tường như hiểu ra ngẩn ngơ... rồi im lặng, cụt hứng! 

    Ông Tường kể chuyên này, khi chúng tôi ngồi nghỉ trên sân trại giam vào cuối buổi lao động chiều, năm 1980. Sở dỉ chuyện được kể vì trong lúc chúng tôi ngồi nghỉ ở sân trại thì hai cái loa móc trên nóc nhà giam oang oang đang phát bài chửi Đặng Tiểu Bình rất bén của đài tiếng nói Việt Nam - Nào là Đặng Lùn đi Mỹ, Đặng Lùn mặc quần jean, Đặng Lùn đội nón cao bồi, nhưng vì nhỏ con thấp bé nên trông chẳng giống con gì... Sau này nghe nói lúc đó đài phát thanh quốc tế Trung quốc cũng chửi Việt Nam không kém gì! 

    Chưởi nhau bằng ngôn ngữ hàng tôm cá chợ búa có lẽ là món đặc sản của người Cộng Sản chứ không riêng gì Cộng Sản Việt Nam. Trong thời kỳ còn chiến tranh Việt Nam, nhà nước CSVN chủ trương tuyên truyền bôi xấu chính quyền VNCH bằng đủ mọi ngôn từ rất vô văn hóa - ngụy, ngụy quyền Sài gòn, bọn bán nước, bọn tay sai. Đối với những người lãnh đạo VNCH họ đều gọi bằng THẰNG trong văn viết cũng như trong lời nói phát ra từ miệng của người lớn đến đứa trẻ con - thằng Diệm, thằng Thiệu, thằng Hương, thằng Kỳ, bọn ngụy quân ngụy quyền. Bất cứ ai không kể tuổi tác, cứ làm việc cho chính phủ miền Nam là họ gọi xách mé bằng “THẰNG”. Gọi người khác bằng “THẰNG” là để tỏ thái độ khinh khi đối tượng, là vì đối tượng bất tài, chỉ làm tay sai cho đế quốc Mỹ? Một ông già như chú ông Tường, mấy mươi năm sống với Cộng Sản ở miền Bắc đã nghĩ như vậy, chắc nịch như đinh đóng cột. Lối nhồi sọ của Cộng Sản đã làm bại não con người! Dễ sợ vô cùng! 

    Nhưng ngược lại với Liên Sô và Trung Cộng thì CSVN lại có thái độ tôn kính thái quá - coi Liên Xô là quan thầy, tôn Trung Quốc làm đàn anh. Trong một bài hát tôi nghe có câu: “Nguyện học tập đàn anh Liên Sô.” Ngay cả ông Hồ cũng đã từng tuyên bố: “Bác có thể sai nhưng Bác Mao bác Lê Nin không bao giờ sai.” và ông Lê Duẩn cũng đã từng công khai làm tay sai, làm lính đánh thuê cho Liên sô và Trung Cộng: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô đánh cho Trung Quốc.” Nguy hiểm ở chỗ nhưng tuyên bố này người dân sống trong xã hội Cộng Sản kiểm soát lại thấy là đúng, là bình thường! 

    Phải nói ngay là, sau 30 tháng 4 năm 1975, khi hòa vào sống trong môi trường văn minh và lịch sự của bên thua cuộc là miền Nam, thì cái giống “THẰNG” thưa dần rồi gần như tuyệt chủng. Những lời nói, cũng như những bài viết, người ta đọc thấy nó lịch sự hơn. 

    Gần bốn mươi năm, tưởng “THẰNG” đã tuyệt chủng, nhưng không nó vẫn còn đấy, nó xuất hiện ít hơn, nhưng vẫn mang đặc thù “vô văn hóa”. Người Cộng Sản Việt Nam đã khoanh vùng cho “THẰNG” vào “sách đỏ” và nuôi nấng cẩn thận để khi cần thì cho xổ chuồng! 

    Mới đây, trên Facebook của Lê Công Định có đăng một bài tường thuật buổi trình diện định kỳ (Định còn bị quản chế) của anh ta với công an phường nơi cư trú. Định cho biết, anh ta bị tới 8 công an, trong số đó 6 người là sĩ quan truy vấn về những bài viết trên Facebook gần đây của anh. Xin trích một vài đoạn như sau: 

    Đến bài viết về cố Tổng thống Ngô Đình Diệm đăng ngày 1/11 vừa qua, một sĩ quan công an nói rằng, “thằng Diệm đã lê máy chém khắp miền Nam để tàn sát đồng bào mà anh ca ngợi nó, lịch sử phải khách quan chứ!” Tôi đáp, “khi tôi viết nền giáo dục ở VN dạy học sinh gọi ông Diệm là thằng, thì có nhiều dư luận viên phản bác, nay anh gọi thế là đủ chứng minh lời tôi rồi. Việc vu cáo ông Diệm lê máy chém chỉ là luận điệu tuyên truyền của nhà nước này.” 

    Một sĩ quan khác nói lại, “vậy cái máy chém đặt ở Nhà trưng bày tội ác chiến tranh là gì?” Tôi đáp, “đó chỉ là công cụ tuyên truyền của các anh, ai làm chẳng được! ” Anh ấy lập lại, “khi viết về lịch sử anh phải khách quan. ” Tôi gật đầu, “đúng vậy, lịch sử phải khách quan, chứ không phải lịch sử bị tuyên truyền! ” Một anh khác hỏi, “tại sao anh viết bài đó, nhằm mục đích gì?” Tôi trả lời, “tôi ngưỡng mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm nên kể lại một câu chuyện có thật của tôi trong quá khứ, anh nghĩ tôi có mục đích gì?” Cuộc đối đáp về bài viết nêu trên của tôi dừng lại tại đó...” (Hết trích). 

    Đọc bài của Lê Công Định, chúng tôi có hai ý kiến để kết luận bài viết này: 

    Một là: Những dư luận viên (dlv) nào không tin lời anh ta viết nền giáo dục ở VN dạy học sinh gọi ông Diệm là thằng, thì đọc đoạn trích trên các dlv cứ tới phường nơi Định cư trú mà tìm hiểu. Nếu các dlv tuổi trẻ sinh sau này, có thể hỏi thêm những người lớn (cỡ trên 60 tuổi) thì sẽ rõ thôi. 

    Hai là: Giống “THẰNG” tưởng tuyệt chủng, nhưng không nó vẫn còn. Nó là một trong nhiều loại sâu do rau Cộng Sản sinh ra. Còn loại rau Cộng Sản là còn loại sâu “THẰNG” sinh sôi nẩy nở! Bởi vì: Rau nào thì sinh sâu nấy. 


    "Đừng nghe cộng sản nói. Hãy xem cộng sản làm"

    Phương Bích - Mặc dù những băng rôn "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" chăng đầy phố phường, cũng như khắp đất nước, nhưng không hiểu sao những người cộng sản có vẻ rất không thích 2 từ "Cộng sản". Họ chau mày, nhíu trán khi nghe người ta nói chế độ cộng sản, nhà cầm quyền cộng sản. Chẳng hay chính họ cũng dự cảm được, sự thiếu thiện cảm của thiên hạ khi nói lên 2 cái từ đó? 

    Trước năm 1975, khi những người cộng sản hay đi theo cộng sản, bị nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa bắt và kết án tù, thì nhà cầm quyền miền Bắc gọi họ là tù chính trị, bất kể đó là quân nhân hay dân sự.

    Hãy thử so sánh qua một ví dụ cụ thể, giữa một người cầm súng ám sát một sĩ quan, hay viên chức miền Nam trước đây, được coi là tù chính trị, thì với một người cầm bút, phê phán xã hội miền Bắc thời nay bị coi là tù hình sự, ta sẽ thấy sự phi lý của nhà cầm quyền Việt Nam khi họ tuyên bố rằng, hiện nay Việt Nam không có tù chính trị!

    Tôi không đề cập đến những tranh cãi quanh các ý kiến cho rằng, nhà cầm quyền miền Nam bán nước cho Mỹ, hay nhà cầm quyền miền Bắc bán nước cho Trung Quốc (thực tế Mỹ chả lấy một xăng ti mét đất nào của Việt Nam, mà chỉ có Trung Quốc lấy hết ải Nam Quan, đến Hoàng Sa, thác Bản Giốc, Gạc Ma.... thì rõ ai bán hay không). Tôi chỉ muốn hiểu, trong một xã hội, thế nào thì được coi là tù chính trị?

    Cho dù nhà cầm quyền Việt Nam cố ý đánh đồng tù hình sự với tù chính trị, thì rõ ràng đối với dư luận trong và ngoài nước, hay cả quản giáo và phạm nhân trong tù vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa hai đối tượng đó. Thậm chí qua động thái của chính nhà cầm quyền VN, người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là tù hình sự “chính trị”, hay tù hình sự “xịn”. Việc thả những tù hình sự như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) trước thời hạn, và đưa thẳng sang Mỹ, ai cũng ngầm hiểu đó là một cuộc đánh đổi có điều kiện v.v... Dư luận vẫn giễu, tù hình sự ở Việt Nam thật có “giá”.

    Ngoài hai người đã sang Mỹ, dư luận vẫn lan truyền thông tin, rằng từ lâu, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức cũng đã được đề nghị sang Mỹ, nhưng họ đã kiên quyết từ chối?

    Không chỉ thế, ngay trong các nhà tù, cung cách đối xử với tù hình sự “chính trị” ở trong tù, hoàn toàn khác với tù hình sự “xịn”. Đa số tù hình sự “chính trị” không bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập. Thậm chí có người còn không chấp nhận mặc áo tù, để phản đối bản án mà họ cho là vi phạm pháp luật. Tôi chỉ dám nói đa số họ không bị đánh đập, vì tù chính trị Vi Đức Hồi kể lại khi còn ở trong tù, ông đã chứng kiến việc tù chính trị Paul Lê Văn Sơn khi làm việc với cán bộ trại giam Ba Sao – Nam Hà, bị đánh đến mức phải cho người dìu về phòng giam, dẫn đến việc các tù nhân trong trại đã nhất loạt bỏ cơm để phản đối. Tù chính trị Anton Đậu Văn Dương kể, khi mới vào trại, bị tù hình sự đánh lai rai từ 10 giờ đêm đến hơn 2 giờ sáng, không cho ngủ. Tôi hỏi Dương có phản ứng gì không, Dương nói cháu cứ để yên cho họ đánh, chỉ âm thầm cầu nguyện. Sau này cháu có hỏi vì sao họ đánh cháu, thì họ im lặng! Tù chính trị Đặng Xuân Diệu cũng bị tù hình sự cùng buồng đánh đập, làm nhục (qua lời kể của bạn tù đã mãn hạn).

    Mới đây, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, và bị giam chung với một tội phạm giết người trong thời gian tạm giam. Tôi thực sự phẫn nộ và ghê tởm. Trong chiến tranh, những người cộng sản thường lên án nhà tù “Mỹ Ngụy”, đã mượn tay tù hình sự để đàn áp tù chính trị. Giờ đây, chính họ lại dùng cái cách mà họ từng cho là tội ác, để khủng bố, làm nhục và đe dọa tới tính mạng của tù chính trị. Nó hoàn toàn không mang tính thuyết phục, hay răn đe, mà mang đậm dấu ấn của sự trả thù. Đó hoàn toàn không phải là cách hành xử của một thế giới văn minh.

    Hình ảnh công an Thủ đô vì hòa bình, phải đi phát tờ rơi cho khách du lịch quốc tế, cảnh báo về nạn trộm cắp, lừa đảo, và hình ảnh dân oan mặc đơn kêu oan bằng áo diễu hành trên các phố phường của Thủ đô, đã tố cáo những lời đẹp đẽ, trơn tru của nhà cầm quyền về một xã hội tốt đẹp, văn minh chỉ là sự dối trá trơ trẻn.

    "Đừng nghe cộng sản nói. Hãy xem cộng sản làm".

    Tôi không quan tâm đến ai là người nói nói câu đó. Nhưng sống bao nhiêu năm giữa lòng chế độ cộng sản, tôi thấy điều đó cơ bản là đúng.

    Ảnh lấy từ nguồn: https://www.facebook.com/BasamVN?fref=ts



    Sau cuộc đình công 10 ngày, Vina Duke trừ 12 ngày lương

    Lao Động Việt - Công nhân Vina Duke cho Lao Động Việt hay là lương của họ bị cắt khoảng 40% sau khi toàn bộ gần 4 ngàn công nhân đình công từ 14 đến 24/10. Vina Duke vừa nuốt lời hứa “Không trừ lương những ngày đình công” vừa trừng phạt bằng cách cắt tiền “sản lượng”. Quá uất ức, công nhân nhờ LĐV tìm công ty tây phương đặt hàng với Vina Duke để yêu cầu họ đòi Vina Duke ngưng xử ức công nhân.

    Hứa không trừ lương nhưng vẫn trừ

    Trong lúc đang đình công, Vina Duke ra thông báo hứa rằng nếu quay lại làm việc ngày 23/10 thì sẽ không trừ lương những ngày đình công. Ngày 23 vẫn đang thương lượng, ngày 24/10 đi làm lại, công nhân thấy Vina Duke im lìm, tưởng đâu sẽ trả lương. Vina Duke có thông lệ cho coi giấy lãnh lương vài ngày trước ngày lãnh lương. Mấy ngày nay giấy lãnh lương có tính lương những ngày đình công, nhưng 2 hôm nay, khi tiền đến, công nhân mới biết là Vina Duke đã thất hứa.

    Nhà nước muốn mọi chủ nhân ưu ái “thưởng” công nhân

    Vừa thất hứa, Vina Duke vừa trừng phạt toàn bộ công nhân bằng cách trừ tiền thưởng.

    Tiền thưởng là gì?

    Ở VN, vì nhà nước cho phép và khuyến khích, nên mọi công ty nhà nước và công ty tư nhân đều chia tiền lương ra “lương căn bản” cộng với nhiều cái mà họ gọi là “tiền thưởng” – tiền chuyên cần, tiền sản lượng, tiền ăn trưa, tiền Tết.., thường thì bằng 30-40% tổng cộng. Gọi là “tiền thưởng”, do đó không muốn thưởng thì thôi.

    Với vật giá hiện nay, mức lương đủ sống khoảng 7 triệu một tháng. Công nhân Vina Duke thường làm mỗi tuần 6 ngày, 60 tiếng một tuần, lương căn bản cộng các món “tiền thưởng” này nọ thì được 5 triệu (230 USD). Tháng này 3 triệu.

    Bất mãn càng ngày càng chồng chất

    Do nhiều uất ức chồng chất nên bộc phát đình công dù công đoàn nhà nước hết sức ngăn ngừa, và kéo dài đến 10 ngày dù công đoàn nhà nước đòi công nhân quay lại làm việc ngay.

    Lâu nay, công nhân bất mãn gì? Một công nhân nói với phóng viên Lao Động Việt“Lâu nay, ai ra ăn trưa trước thì còn nuốt được, ai ra sau thì nhìn chén cơm là muốn khóc”. (Vina Duke trừ lương để cho ăn trưa, nhưng gọi đây là “tiền thưởng”). Một ngày trước cuộc đình công, thức ăn lại còn có sâu. Và gần đây, Vina Duke lại còn ngó đồng hồ tính sổ khi công nhân đi tiêu tiểu, nếu 1 tháng quá 150 phút thì khiển trách và trừ lương. Và khi tính lương theo số lượng hàng công nhân làm ra, thì lại còn giảm giá.

    Đừng xử ức tụi tui quá nhen

    “Có mấy người da trắng thường xuyên đến công ty dòm dòm, chắc họ là từ công ty Mỹ đặt hàng. Lao Động Việt giúp tụi tui tìm công ty đó nói họ kêu Vina Duke đừng xử ức tụi tui quá nhen”. Đó là lời của một số công nhân nói với phóng viên LĐV.

    Hiện nay, người trong nước của Lao Động Việt tiếp tục nói chuyện với công nhân, còn người ở hải ngoại của LĐV đã tìm ra được công ty nói trên. Deuter có trụ sở ở Gersthofen, Đức, nhưng có hoạt động tại Mỹ.

    LĐV xin nhắn với các bạn công nhân ở Vina Duke:

    Tuần tới LĐV sẽ viết các bất mãn của các bạn thành một bản tường trình. Rồi LĐV sẽ gởi đến Deuter yêu cầu can thiệp. Mỗi khi có tiến triển gì đáng kể, chúng tôi sẽ báo tin trên laodongViet.org và facebook.com/laodongViet. Xin các bạn kiên nhẫn, có lẽ phải nhiều tháng mới biết kết quả ra sao.

    Và đến ngày chốt công 25/11 này, xin các bạn cho hay Vina Duke có còn phạt những ai tiêu tiểu hơn 150 phút trong tháng hay không? Một trong những điều LĐV sẽ yêu cầu Deuter là buộc Vina Duke dẹp bỏ lệnh trời đánh này. 

    Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, WWW.laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

    Hàng trăm người tập trung trước trụ sở công ty 'đòi' xây nhà

    TRÙNG KHÁNH - Thứ Bảy, ngày 8/11/2014 - 17:32
    (PLO)- Sáng 8-11, hàng trăm người dân là khách hàng mua đất tại dự án Tổ hợp dịch vụ và nhà ở Khang Gia Hân của công ty Cổ phần Đầu tư Khang Gia Hân ( tại phường 11, TP.Vũng Tàu) đã tập trung tại trụ sở của công ty này để yêu cầu được gặp, làm việc với lãnh đạo công ty là ông Vương Quốc Hải- Tổng Giám đốc. 

    Người dân tập trung tại công ty Khang Gia Hân sáng 8-11.
    Lý do, nhiều khách hàng đã được công ty bàn giao nền đất tại dự án cả năm nay, muốn xây dựng nhà để ở. Tuy nhiên, kể từ tháng 2-2014 khi bà Ngô Thị Minh Phượng (55 tuổi), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang, công ty địa ốc Khang Linh bị C48- Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì việc xây dựng dự án khu nhà ở Khang Gia Hân cũng bị tạm ngưng. Công ty Khang Gia Hân có sàn giao dịch BĐS Khang Gia Hân, là một thành viên của công ty Khang Linh do các thành viên trong gia đình bà Ngô Thị Minh Phượng lập và lãnh đạo.
    Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, các khách hàng tập trung tại công ty Khang Gia Hân cho hay họ ký hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình nhà ở trên đất đối với dự án Khang Gia Hân từ cuối năm 2012. Đến nay, qua hai đợt, tất cả đều đóng tiền góp vốn từ 90-97%, có hóa đơn của công ty. Theo đúng tiến độ của dự án, nhiều khách hàng đã được công ty bàn giao hồ sơ xây dựng nhà ở từ khoảng tháng 10-2013. Nhưng từ đó tới nay khách hàng có nhu cầu xây dựng nhà thì đều bị UBND phường 11 yêu cầu ngưng, không cho phép xây dựng. 
    Nhân viên Phòng Kinh doanh công ty Khang Gia Hân nói chuyện với khách hàng tới công ty sáng 8-11.
    Ông Bùi Văn Huyên (ngụ đường Bình Giã, phường 8), cho hay ông ký hợp đồng góp vốn tổng số tiền 841 triệu đồng với công ty Khang Gia Hân để nhận lô đất có diện tích gần 100m2. Tới nay ông đã đóng được 757 triệu. Công ty đã có biên bản giao nền cho ông nhưng đến nay dự án bị ngưng khiến ông không thể đóng nốt số tiền còn lại và xây nhà. Tương tự, bà Đậu Thị Hà (ngụ phường 11) đã ký hợp đồng góp vốn mua hai lô trong dự án. Bà cũng đã có biên bản giao nền của công ty nhưng tới nay không thể xây dựng. Có trường hợp như anh Nguyễn Văn Triệu (ngụ phường 7) sau khi có biên bản bàn giao nền, vì cần thiết về chỗ ở, tháng 8-2014 anh mua sắt thép, ép cọc để xây nhưng UBND phường 11 yêu cầu anh ngưng thi công với lý do không được phép xây dựng.
    Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khi dự án đang xây dựng, chưa bàn giao nền thì bị ngưng không xây dựng nữa. Từ đó khiến nhiều khách hàng dù đã đóng tiền, biết vị trí lô đất của mình nhưng chưa có biên bản bàn giao nền. “Hiện nay tôi có nhu cầu về nhà ở, đã đóng 900 triệu đồng (còn thiếu 10%), công ty đã hứa nhiều lần sẽ bàn giao nền nhưng tới nay không thực hiện được. Tôi không khiếu nại vì việc chậm trễ này là lý do khách quan. Nhưng khi chúng tôi tới đây yêu cầu gặp lãnh đạo công ty để cùng tìm cách giải quyết thì lãnh đạo đều đi vắng, không có ai tiếp cả”, Một khách hàng nữ nói.
    Thực tế, dự án này đúng tiến độ, chưa phát hiện trường hợp bán trùng, đường điện cũng đã được kéo. Nhưng khi C48 điều tra vụ án liên quan đến dự án Metropolitan cũng của gia đình bà Phượng thì dự án này buộc phải ngừng lại. Chúng tôi khẳng định không muốn khiếu nại công ty, chỉ muốn lên đây cùng làm việc với lãnh đạo công ty tìm cách “gỡ vướng” cho dự án Khang Gia Hân để chúng tôi sớm có thể xây nhà. Chúng tôi không rõ dự án này có liên quan tới hành vi vi phạm của bà Phượng hay không để phải ngưng. Chúng tôi đã gửi đơn lên TP.Vũng Tàu, Sở Xây dựng nhưng không có ai trả lời”- anh Lại Quang Phóng (ngụ phường Thắng Nhất) cho hay.
    Dự án Khang Gia Hân đến nay bị ngưng, chưa có khách hàng nào có thể xây nhà dù đã nhận bàn giao nền từ công ty.
    Tại trụ sở của công ty Khang Gia Hân sáng nay chỉ có một số nhân viên làm việc. Theo bà Đoàn Phương Thảo- nhân viên Phòng Kinh doanh trao đổi lại với các khách hàng, Tổng Giám đốc của công ty là ông Vương Quốc Hải không có mặt tại Vũng Tàu. Ông Hải cũng thường xuyên phải có mặt để làm việc theo triệu tập của C48 liên quan đến vụ án ở dự án Metropolitan. “Các khách hàng làm đơn kiến nghị tập thể, chúng tôi sẽ chuyển đến lãnh đạo và sẽ có phương án, hướng giải quyết cụ thể thông báo lại cho từng khách hàng. Còn hiện tại chúng tôi không thể giải quyết được”, bà Thảo nói.
    Đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, các khách hàng đã rời khỏi trụ sở của Khang Gia Hân để lên thực địa dự án. Tại đây, họ cho hay sẽ cùng làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng và cả Bộ Công an để được thông báo cụ thể: “Dự án Khang Gia Hân có liên quan trong vụ án của bà Ngô Thị Minh Phượng hay không? Người dân có thể được xây dựng nhà trong dự án với điều kiện pháp lý hiện nay hay không?”.
    TRÙNG KHÁNH

    Thi thể người đàn ông với nhiều vết chém bên bờ ruộng

    Ông Hanh được xác định đã chết trong tư thế nằm úp mặt xuống ruộng với nhiều vết chém trên người. Công an đã bắt được nghi can và đang điều tra vụ việc.
    Khoảng 7h30 sáng 7/11, bà Nguyễn Thị Nhung (51 tuổi, trú thôn Nhuệ Hố, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh) đưa đồ ăn sáng ra cho chồng là ông Đặng Văn Hanh (55 tuổi) tại căn chòi ở thôn Nhuệ Hố. Dọc bờ ruộng, bà Nhung vẫn nhìn thấy lờ và bẫy chồng mình đặt để bắt cáy và rươi.
    anh1-3008-1415445181.jpg
    Hiện trường vụ việc, nằm cạnh căn chòi nơi ông Hanh vẫn sống để rấm cáy, đơm rươi. Ảnh: Minh Cương
    Cất tiếng gọi nhưng không thấy ông Hanh trả lời, bà Nhung tiến lại gần căn chòi thì phát hiện người chồng nằm úp dưới ruộng với nhiều vết chém trên người. "Tôi hoảng quá nên la lớn, gọi bà con hàng xóm sang xem thì thấy ông ấy đã tắt thở", bà Nhung kể.
    Theo người dân sống gần nơi ông Hanh gặp nạn, họ có nhìn thấy Đăng Văn Đạt (26 tuổi) về nhà với nhiều vết máu trên người và tự nhận mình vừa giết người, Anh này bị bắt giữ ngay sau đó và đã thừa nhận hành vi phạm tội.
    Cũng theo người dân, giữa ông Hanh và Đạt lâu nay không có xích mích gì. Trước khi được cho là gây ra cái chết của ông Hanh, Đạt từng dùng dao gây thương tích với một số người trong làng.
    Cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc.
      Thứ Bảy, ngày 8/11/2014 - 19:15
    Theo Minh Cương (VNE)