Sunday, May 3, 2015

Nguyễn Phú Trọng bị báo Đức xếp cùng với Kim Jong-un trong danh sách 5 tên kẻ thù nguy hiểm nhất của Internet

Von links: Nguyen Phu Trong, Gurbanguly Berdimuhamedow, Kim Jong-un, Isayas Afewerki und Bashar al-Assad (Foto: AFP, dpa Picture-Alliance, AP/dpa, AFP/KCNA via KNS)

CTV Danlambao - Nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế, khi blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp tại toà Bạch Ốc thì tờ báo Đức BILD đã xếp Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vào bảng phong thần 5 kẻ thù nguy hiểm nhất của internet - Welttag für freie Presse - Das sind die schlimmsten - Feinde der Freiheit.

Nguyễn Phú Trọng cũng là người... theo đuôi blogger Điếu Cày được gặp gỡ Obama, nhưng chưa biết sẽ gặp như thế nào. Chỉ biết rằng Điếu Cày đã ngồi bên cạnh Obama trong tư thế của một nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận và Nguyễn Phú Trọng sẽ mang tư thế ngang hàng với Kim Jong-un về việc bịt mồm người dân để đến Washington.

5 tên lãnh đạo và là kẻ thù nguy hiểm nhất của internet mà BILD lập danh sách là:Nguyễn Phú Trọng của nước CHXHCN Việt Nam, Kim Jong-un của Bắc Hàn,Gurbanguly Berdimuhamedow của Turkmenistan, Isayas Afewerki của Eritrea và Bashar al-Assad của Syria.

Trong phần trình bày về Nguyễn Phú Trọng BILB đã mô tả tình trạng tại Việt Nam như sau: Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù tự do ngôn luận được xác nhận bởi Hiến pháp, nhưng bất kỳ sự chỉ trích chính phủ nào và các vấn đề về dân chủ, cải cách đều là điều cấm kỵ. Hiện nay hơn 30 blogger và hai nhà báo đã bị cầm tù và bị quy tội "lật đổ nhà nước".

Nguyen Phu Trong (Vietnam): In der sozialistischen Republik Vietnam gibt es laut Verfassung zwar Meinungsfreiheit, doch wird jede Kritik an der Regierung verfolgt, Themen wie Demokratie und Reformen sind tabu. Derzeit sind mehr als 30 Blogger und zwei Journalisten inhaftiert, ihnen werden Vorwürfe wie „Umsturz des Staates“ gemacht. 
Nguồn:

Welttag für freie Presse | Das sind die schlimmsten
Feinde der Freiheit 
BILD zeigt die Staatschefs, die das Recht auf freie Meinungsäußerung mit Füßen treten



Anh Nguyễn Viết Dũng ơi, cộng sản là thế đấy!

Tân Ngọc Già (Danlambao) - ... Trong khi nhà nước Cộng sản thường xuyên hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc mà thực chất là nhằm che đậy bản chất cố cựu, hiện tại chỉ biết đàn áp với người dân mà còn thù địch khiếp sợ ngay cả trong quá khứ. Sau 40 năm trôi qua hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa như khắc tinh luôn đeo đuổi ám ảnh chủ nghĩa độc tài phát xít, nên cách hành xử bổn cũ lập lại của nhà cầm quyền đã từng áp dụng đối với bà Bùi Thị Minh Hằng nay đem áp dụng anh Nguyễn Viết Dũng là không có gì xa lạ...

*

Ngày 12/4/2015 công an Hà Nội bắt khẩn cấp anh Nguyễn Viết Dũng vì đã có hành vi gây rối trật tự công cộng (?) xảy ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm- Hà Nội.

Ngày 27/4/2015 công an Cộng sản đã khám xét nhà riêng công dân Nguyễn Viết Dũng tại Thanh Hóa nơi cách xa Hà nội hơn hai trăm km, công an đã thu giữ tài sản của anh là một ổ cứng máy vi tính, một bộ quân phục người lính Việt Nam Cộng Hòa, họ đã từ chối cho gia đình thăm gặp anh, chỉ vài chi tiết nhỏ nêu trên của cơ quan tiến hành tố tụng đã và đang gây ra cho anh Viết Dũng đủ để nói lên điều gì?

Phải chăng chàng thanh niên trẻ tuổi yêu quý ngưỡng mộ quân lực Việt Nam Cộng Hòa với bộ quân phục người lính và những lời tuyên bố thành lập đảng Cộng hòa dưới biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ đã làm cho lực lượng an ninh công an Cộng sản lo sợ tìm cách ly gián, giam cầm anh Dũng đi kèm với tội danh gây rối trật tự công cộng. Điều 245 Bộ Luật Hình sự là một trong những tội danh thuộc chương XIX quy định về xâm phạm an toàn trật tự công cộng mà bắt buộc người bị khởi tố trước đó đã từng bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng và theo nghị quyết số 02 ngày 17/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự quy định gây cản trở giao thông nghiêm trọng là gây cản trở liên tục từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở ở tuyến giao thông quan trọng trên diện rộng, ảnh hưởng hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội…Thế nhưng đối chiếu việc hướng dẫn và áp dụng điều luật với cá nhân anh Nguyễn Viết Dũng đã có hành vi cản trở giao thông cụ thể như thế nào, gây đình trệ hoạt động công cộng ra sao? Dù là các bạn dư luận viên, đảng viên Cộng sản chắc các bạn cũng thừa hiểu rõ hơn ai hết?! Vì sao chính quyền đương thời phải bắt khẩn cấp, phải khám xét nơi cư trú xa xôi với một phương pháp hèn hạ và một điều luật dối trá xa lạ như thế!

Trong khi chính quyền Cộng sản thường xuyên hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc mà thực chất là nhằm che đậy bản chất cố cựu, hiện tại chỉ biết đàn áp với người dân mà còn thù địch khiếp sợ ngay cả trong quá khứ. Sau 40 năm trôi qua hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa như khắc tinh luôn đeo đuổi ám ảnh chủ nghĩa độc tài phát xít, nên cách hành xử bổn cũ lập lại của nhà cầm quyền đã từng áp dụng đối với bà Bùi Thị Minh Hằng nay đem áp dụng anh Nguyễn Viết Dũng là không có gì xa lạ. Nếu có khác là giữa thanh thiên bạch nhật lực lượng an ninh không thể dùng hai bao cao su để làm nền tảng công lý cho Tòa án và hội đồng xét xử nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa tuyên xử anh- người chiến sĩ bảo vệ công ước quốc tế.

Rõ ràng việc giam giữ anh Nguyễn Viết Dũng còn là hành vi chà đạp tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, xâm phạm các quyền tự do tư tưởng, tự do quan điểm. Lần nữa thêm một trường hợp tù nhân lương tâm ngồi tù vì liên quan đến các công ước quốc tế, trong khi nhà cầm quyền dối trá không dám can đảm áp dụng chính danh một điều luật trong sạch như Điều 88, Điều 258 mà nhà cầm quyền đã từng áp dụng trước đây. Bởi nó còn đồng nghĩa là thô bạo vi phạm công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Càng ngẫm nghĩ càng thương anh Viết Dũng biệt danh Phi Hổ và càng thương hơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã một thời chiến đấu vì nền tự do nhân bản và dù rằng vào những ngày 30/4 này Cộng sản đang nhạt nhòa lên ngôi, đang kêu gào che đậy sự hèn nhát giãy chết cho thấy đâu phải lịch sử nhân loại lúc nào cái thiện cũng thắng cái ác, văn minh thắng bạo tàn và chắc chắn tàn bạo ác độc chỉ là tạm thời... Hỡi ơi! những người Cộng sản.

Nhưng với riêng anh, người dân và xã hội luôn tôn vinh, còn Cộng sản là thế đấy! Anh Nguyễn Viết Dũng ơi, cầu xin anh luôn chân cứng đá mềm.

04.05.2015


Hoa Kỳ từ chối 'thiện ý' của Trung Quốc

WASHINGTON 3-5 (NV) .- Hoa Kỳ thẳng thừng từ chối “lời mời” Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sử dụng các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, khi có nhu cầu tìm kiếm - cứu nạn.


Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa bồi đắp bãi này thành đảo nhân tạo, xây phi đạo và vừa ngỏ lời “mời” cộng đồng quốc tế sử dụng. (Hình: CSIS)

“Lời mời” bị từ chối được ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc nêu ra trong một thông cáo được phát hành ngày 1 tháng 5-2015. Theo đó, việc Trung Quốc bồi đắp hàng loạt bãi đá tại biển Đông thành đảo nhân tạo và biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự là nhằm “cải thiện chất lượng các dịch vụ công cộng tại biển Đông như dự báo khí tượng, nghiên cứu hải dương, tìm kiếm – cứu nạn”, góp phần “thực thi các nghĩa vụ quốc tế về an ninh tại hải phận quốc tế”.

Cũng vào dịp này, ông Lợi khẳng định việc Trung Quốc xây dựng chuỗi căn cứ quân sự ở biển Đông, “không đe dọa quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không”.

Ngay sau đó, ông Jeff Rathke, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tuyên bố, Hoa Kỳ không quan tâm đến “lời mời” của Trung Quốc. Thậm chí, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khẳng định, ngay cả khi các cơ sở được xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo chỉ được sử dụng cho các mục đích dân sự và nhân đạo thì việc đơn phương bồi đắp các bãi đá đang còn tranh chấp về chủ quyền vẫn nguy hại cho hòa bình và ổn định trong vùng.

Ông Rathke nói thêm, nếu thật sự muốn làm giảm căng thẳng, Trung Quốc nên ngưng việc bồi đắp, mở rộng các bãi đá. Theo ông Rathke, nếu Trung Quốc muốn hợp tác cứu nạn, Trung Quốc nên làm việc với những cơ chế đa phương hiện có như cơ chế của ASEAN.

Trước đây, nhiều chuyên gia từng nhận định, các nỗ lực thay đổi nguyên trạng biển Đông của Trung Quốc nhằm đặt cộng đồng quốc tế trước một chuyện đã rồi. Nay, lời mời cộng đồng quốc tế sử dụng “các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa” khi có nhu cầu tìm kiếm - cứu nạn là minh họa rõ nhất và mới nhất cho nhận định đó.

Khi cần thực hiện các hoạt động nhân đạo, cộng đồng quốc tế phải xin phép và được Trung Quốc chấp thuận, tiếp nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc ở vùng biển mà Trung Quốc từng sử dụng sức mạnh để cưỡng đoạt chứ không có chủ quyền hợp pháp.    

Cả Việt Nam, Philippines, lẫn Mã Lai, Brunei, Đài Loan – những quốc gia vốn đang có tranh chấp chủ quyền tại biển Đông đều chưa có phản ứng nào về lời mời của Trung Quốc.

Sự kiện mới nhất liên quan đến chuỗi căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên biển Đông nhằm “cải thiện chất lượng các dịch vụ công cộng tại biển Đông như dự báo khí tượng, nghiên cứu hải dương, tìm kiếm – cứu nạn”, góp phần “thực thi các nghĩa vụ quốc tế về an ninh tại hải phận quốc tế” xảy ra hôm 19 tháng 4.

Một chiến hạm của Trung Quốc thả neo gần bãi đá Subi ở quần đảo Trường Sa đã chiếu đèn pha cực mạnh và bắn pháo sáng để ngăn chặn một chiếc phi cơ loại Fokker của Không quân Philippines. Bộ Ngoại Giao Philippines tố cáo, hành động của chiến hạm Trung Quốc là một kiểu khiêu khích. Tuy nhiên phi cơ của Không quân Philippines không đáp trả hành động khiêu khích đó.

Bãi đá Subi nằm trong cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1988. Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ hai trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa. Thị Tứ vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines từng bí mật đổ quân chiếm giữ vào cuối cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975.

Vụ khiêu khích vừa kể đã khiến Philippines phải hủy kế hoạch vận chuyển một nhà báo Philippines đang chờ được đưa từ đảo Thị Tứ về đất liền cấp cứu. Cuối cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Philippines phải tham gia hỗ trợ bằng cách đưa nhà báo Philippines cần được cấp cứu vào đất liền bằng phi cơ dân sự.

“Lời mời” của Trung Quốc có thể không thực tâm nhưng qua “lời mời” này, dường như Trung Quốc muốn xác định, chỉ Trung Quốc mới có quyền và đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng quốc tế tại biển Đông. (G.Đ.)

05-03- 2015 11:30:13 AM

Không nhân quyền, không TPP!

Theo Người Việt-05-03- 2015 4:32:59 PM
Phạm Chí Dũng

Vẫn chỉ “mong muốn sớm kết thúc.”

Rất nhanh, thời gian đã trôi đến gần giữa năm 2015. Song thân phận TPP cho Việt Nam vẫn hầu như chưa có gì gọi là cải số.

Ngày 22 Tháng Tư, nghĩa là sát thời điểm kỷ niệm “40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” một cuộc tiếp xúc về đề tài đáng thất vọng trên đã diễn ra tại Hà Nội giữa ông Michael Froman, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đây, ông Dũng cũng đã gặp ông Froman vài lần tại New York và Hà Nội với đề nghị “linh hoạt” để Việt Nam nhận được quy chế thị trường đầy đủ.

Vào lần này, âm giọng của ông Dũng vẫn không có gì thay đổi so với những lần gặp trước: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại đề nghị của chính phủ Việt Nam trong cuộc gặp giữa thủ tướng và Tổng Thống Barack Obama mới đây là mong muốn trong quá trình đàm phán TPP, Hoa Kỳ chia sẻ với một thực tế là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi nhằm vừa bảo đảm có một hiệp định cân bằng lợi ích, vừa có các linh hoạt cần thiết, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.”

Rõ là chính giới ít học của Việt Nam vẫn còn xa mới hiểu được người Mỹ. Kết thúc cuộc gặp trên là chi tiết đáng thất vọng nhất: “Ông Michael Froman bày tỏ hy vọng và tin tưởng hai bên sẽ sớm kết thúc đàm phán TPP.”

Khác với lần gặp gần nhất của giới đại diện thương mại Mỹ tại Việt Nam với lời hứa hẹn “sẽ thông qua trong nửa đầu năm 2015,” lần này đã không có bất kỳ manh mối về thời điểm nào được hé lộ.

Nguyên do rất cơ bản của tình trạng quá trễ muộn trên là theo một nguồn tin đáng tin cậy từ Hoa Kỳ, cho tới nay Việt Nam chưa đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào để trở thành “nền kinh tế thị trường đầy đủ.”

Rào cản kép

Về nguyên tắc, để được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ, Việt Nam phải tuân thủ năm tiêu chí do EU và Mỹ đòi hỏi: Phải hết sức minh bạch; Tuân thủ nhà nước pháp quyền, quy định pháp luật đã đề ra; Tiền tệ ổn định; Đối xử công bằng với doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam phải bảo đảm không có tình trạng chi tiền một cách không chính thức hay mập mờ.

Song hậu quả gần như không thể trốn tránh là tất cả những gì cần phải minh bạch lại bị giới quan chức đàm phán Việt Nam diễn giải một cách mơ hồ, mập mờ hoặc giấu biệt. Bằng chứng hiển nhiên nhất là từ trưởng đoàn đàm phán Trần Quốc Khánh cho đến cố vấn cao cấp của đoàn Việt Nam - nguyên Bộ Trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển - đều chưa bao giờ công bố với báo chí về một thành tích nào của chính phủ Việt Nam cho bất kỳ tiêu chí nào để đạt “quy chế thị trường đầy đủ,” cho dù cũng chưa bao giờ họ đánh mất vẻ lạc quan cố ý trên gương mặt trả lời phỏng vấn.

Trong khi viễn cảnh TPP dành cho Việt Nam vẫn mịt mù sương khói, quyền đàm phán nhanh TPP (TPA) dành cho tổng thống Mỹ lại đang bị AFL-CIO, công đoàn lớn nhất ở Mỹ, phản ứng khá quyết liệt, cho dù Thượng Viện nước này vừa đưa ra khả năng sẽ cho phép ông Obama có được TPA.

TPA được hiểu là định chế thúc ép các thượng nghị sĩ bỏ phiếu hoặc là thông qua hoặc là bác bỏ hiệp định, chứ không thể đề nghị các sửa đổi. Một ngày trước cuộc gặp giữa ông Froman và ông Dũng ở Hà Nội, chủ tịch AFL-CIO đã kêu gọi Quốc Hội Mỹ không trao quyền mở rộng cho Tổng Thống Barack Obama để thương lượng các hiệp định tự do mậu dịch, đặc biệt hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Ông Richard Trumka, chủ tịch AFL-CIO, đã đưa ra lời kêu gọi như trên khi ra điều trần trước Thượng Viện Mỹ: “Từ quá lâu rồi, các quyết định thương mại vẫn được đưa ra trong vòng bí mật. Sự bí mật chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi chính trị và kinh tế của thành phần lãnh đạo, chứ không phải là cho quyền lợi của thành phần trung lưu tại Mỹ.”

Có khá nhiều và thậm chí còn đầy đủ lý do để giới chức đảng lẫn chính phủ Việt Nam đủ cảm thấy mệt mỏi trên con đường đeo đuổi hiệp định TPP từ năm 2006 đến nay. Sự thật có thể mô tả là nếu không vì nền kinh tế đang chìm trong thế khốn quẫn mà có thể gây ra vô số phản ứng xã hội đe dọa “sự tồn vong của đảng,” hầu như chắc chắn chẳng có lãnh đạo cao cấp nào của Việt Nam mong ngóng đến một hiệp định thương mại mà khác hẳn với quy chế WTO, sẽ khó mà đoán định được lợi ích dành cho cá nhân và các tập đoàn gia đình của họ là ra sao.

Trong khi đó, ngay trước mắt lại đang tiến gần một bất lợi khác cho Việt Nam: vào đầu Tháng Năm sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt tại Hà Nội. Tuy nhiên, cho tới nay, chính quyền Việt Nam vẫn hầu như chưa đáp ứng điều kiện cơ bản nào do Mỹ đòi hỏi, cho dù Hà Nội thừa biết nhân quyền là trở ngại lớn nhất khiến Việt Nam chưa thể vào được TPP.

“Không nhân quyền, không TPP”

Chỉ một tù nhân lương tâm - tín đồ Hòa Hảo thuần túy Mai Thị Dung - được phóng thích vào giữa Tháng Tư là quá ít ỏi nếu so sánh với danh sách dài thườn thượt tù nhân chính trị mà Hà Nội đang giam cầm, thậm chí chỉ đáp ứng một phần nhỏ danh sách đòi trả tự do mà phía Hoa Kỳ mạn phép đưa ra.

Bước vào thời điểm gần giữa năm 2015, những thành viên có thẩm quyền trong chính giới Hoa Kỳ có lẽ hoàn toàn hiểu rằng bối cảnh này là khác xa với thời gian cùng kỳ vào những năm 2012-2013 trở về trước. Từ giữa năm 2014, phong trào kiên định “không nhân quyền, không TPP” đã dội lên trong cả hai viện thuộc Quốc Hội Mỹ, lôi kéo đến ít nhất 2/3 số thượng nghị sĩ Mỹ tham gia hưởng ứng. Chỉ ít lâu sau sự xuất hiện của phong trào này, thái độ của chính phủ Obama đối với Việt Nam đã thay đổi đáng kể: Từ nhân nhượng và mềm dẻo đã chuyển sang cứng rắn và yêu sách hơn khá nhiều.

Những tin tức mới nhất từ Mỹ, chứ không phải Việt Nam, càng khiến cho vở diễn TPP đậm màu bi kịch: Với việc hình thành nghiệp đoàn lao động độc lập là điều kiện tiên quyết mà Hoa Kỳ đòi hỏi chính quyền Việt Nam, và nếu phía Việt Nam không muốn thỏa mãn điều kiện này cùng cơ chế cởi nới hơn về quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí, thậm chí ngay cả khi tổng thống Mỹ được quốc hội nước này trao cho quyền đàm phán nhanh, Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn có thể “gác” lại trường hợp Việt Nam khi xem xét nội dung đàm phán Mỹ-Việt đã thỏa thuận về TPP.

Tức người Mỹ vẫn có thể thỏa thuận TPP với các quốc gia khác mà không có Việt Nam. Hoặc TPP vẫn có thể được thông qua chính thức với một ghế dự bị dành cho quốc gia cứng đầu về thành tích cải thiện nhân quyền.

Chuyến công du được tung hô

Tuy nhiên, vật trao đổi song phương ngay trước mắt không chỉ là TPP. Một chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng, ông Nguyễn Phú Trọng, trước khi ông mãn nhiệm sẽ có giá trị lớn về mặt tinh thần cá nhân và phe đảng trị.

Chuyến đi dự kiến này đã được giới chức ngoại giao Việt Nam ra sức vận động từ đầu năm 2014 và gần đây còn được chính Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang “chuẩn bị” một cách chu đáo trong chuyến tiền trạm của ông Quang đến Washington, DC, vào giữa Tháng Ba.

Thế nhưng vẫn nên để trống một giả thiết: Nếu chuyến công du Hoa Kỳ của ông trọng không diễn ra như đề xuất từ phía Việt Nam thì sao?

Không khí từ Washington, DC, vào thời gian này dường như đang phản chiếu sắc thái không được tươi tắn lắm của người Mỹ nếu tiếp đón ông Trọng. Thậm chí còn có những thông tin cho biết có thể sẽ không xảy ra cuộc thù tiếp nào của Tổng Thống Barak Obama dành cho người không phải là nguyên thủ Việt Nam.

Sự kiện ấn tượng nhưng cũng có thể việt vị không kém là vào Tháng Ba, giới tuyên giáo đảng đã sôi nổi tung hô cùng rộng rãi loan báo cho giới truyền thông nhà nước về chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, thậm chí còn kiêu ngạo đến mức “Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chọn đi Trung Quốc hay đi Mỹ trước?”

Kết quả là ông Trọng đã đi Bắc Kinh “chào” Tập Cận Bình trước. Còn chuyện đi Mỹ vẫn được mặc định bởi giới tuyên giáo và ngoại giao sốt sắng như sự đã rồi. Tình hình như thế dẫn đến một hệ quả rất khó tránh: Nếu chuyến đi này không diễn ra, hoặc diễn ra không đúng ý đồ của giới lãnh đạo Việt Nam, “uy tín trên trường quốc tế” của Việt Nam sẽ mang tai tiếng đến thế nào. Và cả vai trò của tổng bí thư lẫn người kế vị do ông giới thiệu nữa.

Cũng bởi phương trình ngang dọc ẩn số như thế, cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào đầu Tháng Năm đang trở nên một sự kiện đặc biệt, có khả năng đóng vai trò cái chốt đóng - mở đối với việc ông Trọng có đi Mỹ hay không, và nếu đi sẽ được tiếp đón ra sao.

RSF: Việt Nam vẫn nằm gần cuối bảng về tự do báo chí

PARIS, Pháp (NV) .- Tương tự như những năm trước, Việt Nam vẫn là một nước được xếp hạng gần chót bảng đánh giá về tự do thông tin báo chí của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, mới được công bố.


Tờ Thanh Niên loan tin ký giả của họ và tờ Tuổi Trẻ bị tống giam vì loan tin quá chi tiết về vụ án tham nhũng tại tổng công ty PMU 18 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Nhân ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 3/5/2015, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) trụ sở tại Paris, phổ biến bảng xếp hạng đánh giá về tự do báo chí tại 180 nước trên thế giới. Trong đó, họ xếp Việt Nam hạng thứ 175 tức gần chót bảng cùng với các nước độc tài cộng sản, quân phiệt và tôn giáo cuồng tín trên thế giới.

Cùng nằm một chỗ chót bảng, người ta thấy như sau: 169 Cuba, 170 Djibouti, 171 Lào, 172 Somalia, 173 Iran, 174 Sudan, 175 Vietnam, 176 Trung Quốc, 177 Syria, 178 Turkmenistan, 179 Bắc Hàn, 180 Eritrea.

Trong bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam bị RSF xếp hạng 174 tức năm nay còn tồi tệ hơn năm trước một ít trong nhận định tự do thông tin báo chí tại nước CHXHCNVN “càng ngày càng tụt lùi hơn trước”.

Những nước được tổ chức nói trên xếp hàng đầu về tự do báo chí hầu hết là các nước ở Bắc Âu như :1 Finland, 2 Norway, 3 Denmark, 4 Netherlands, 5 Sweden.

Hàng chục nhà báo tự do và ngay cả một số ký giả làm cho hệ thống báo chí tuyên truyền của nhà cầm quyền cũng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù trong những năm qua. Các người viết blogs, facebook và các hình thức thông tin trên internet nằm ngoài tầm kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước...” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”.

Tất cả các bản phúc trình hàng năm về nhân quyền và tự do thông tin báo chí của các chính phủ Hoa Kỳ, Liên Âu và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên án chế độ Hà Nội luôn luôn nói một đàng làm một nẻo.

Tại Việt Nam, hiến pháp mới CSVN thông qua hồi cuối năm 2013, điều 25 viết rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.

Nhưng toàn bộ hệ thống báo đài mà ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN mới khoe vào Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm nay là “hiện có 838 cơ quan báo chí, gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử” đều là các báo đài có một cơ quan “chủ quản” là nhà cầm quyền từ trung ương xuống tới địa phương, hoặc các bộ ngành và cơ quan ngoại vi của đảng CSVN.

Tư nhân hoàn toàn không được phép ra báo, mở đài phát thanh , truyền hình hay làm báo điện tử.

Ông Nguyễn Bắc Son còn không ngần ngại khoe rằng “Nếu chúng ta nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc thì sẽ thấy ngay mức độ tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam đang dễ thở hơn rất nhiều”, dù cái sự so sánh của ông chỉ là so sánh sự bóp nghẹt quyền tự do thông tin của người dân tại hai nước độc tài đảng trị bên cạnh nhau và cùng xếp hạng bên cạnh nhau gần chót bảng của RSF.

Giữa Tháng Hai vừa qua, ba bloggers là Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ đã bị nhà cầm quyền CSVN kết án từ 12 tháng đến 18 tháng tù chỉ vì họ đến săn tin săn hình về cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc của công nhân tại tỉnh Đồng Nai hồi giữa năm ngoái.

Hiện có hai bloggers nổi tiếng là Nguyễn Hữu Vinh, bút danh Ba Sàm và Nguyễn Đình Ngọc, bút danh Nguyễn Ngọc Già, đang nằm trong nhà tạm giam, không biết bao giờ có bản án từ khi bị bắt.  Blogger Nguyễn Ngọc Già bị bắt ngày 27/12/2014. trong khi ông Nguyễn Hữu Vinh đã bị bắt từ ngày 5/5/2014.

Hai bloggers nổi tiếng khác cũng bị bắt trong năm 2014 là các ông Nguyễn Quang Lập (tác giả trang mạng Quê Choa) và Hồng Lê Thọ (tác giả trang mạng Người Lót Gạch). Cả hai ông được cho tại ngoại từ hồi Tháng Hai vừa qua và cũng không biết bao giờ có án. (TN)

40 năm và câu chuyện đổi đời

Theo Người Việt-05-03- 2015 2:49:50 PM
Tạp ghi Huy Phương

“Trời còn khi nắng khi mưa
Ngày còn khi sớm khi trưa, nữa người!”
(Ca Dao)

Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh.

Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hàng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là, “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”


(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nổi được việc làm $5/giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.

Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng..., nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến đất hứa thành công vượt bực.

Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào “shop” may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm. Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao “pizza” suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền “tip” của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình trước lúc ông được đến Mỹ. Một vị giáo sư thanh tra trung học, phụ tá của một phụ tá tổng trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (Certified Nursing Assistant-CNA) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.

Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời. Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng. Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng tiến sĩ giáo dục khi ông đã 63 tuổi. Xuất thân là nghề “nhà binh,” Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng cao học văn chương tại Dallas năm 73 tuổi. Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu, bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp tiến sĩ năm 81 tuổi.

Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị nói:’

“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang.” (Cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ).

Ông HO Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự:

“Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”

Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 Tháng Tư, 1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nghèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là chủ tịch tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi...

Thế gian vẫn thường quan niệm “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa,” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con vua phải đi bán chợ trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 1975) con thầy chùa thời buổi “mạt pháp,” trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.

Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhảy bàn độc!” Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế tể tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi hoàng đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.

Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương: “Công đức tu hành sư có lọng, su hào đủng đỉnh mán ngồi xe!”

Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.

Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh) có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.

Nhưng phần lớn, biến cố 30 Tháng Tư, 1975 rõ ràng là, “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”

Dân gian có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”

Không cứ ở đời con vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.

Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.

Vậy thì anh cũng đừng buồn, ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay, chuyện là anh có còn là người tử tế cho người ta thương yêu kính nể anh không?

Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?




Viết và phát biểu nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 40 năm ‘Ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước’ cả Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Thủ tướng Việt Nam ca ngợi ‘sự lãnh đạo đúng đắn’, ‘tài tình’, ‘sáng suốt’ của Đảng Cộng sản trong ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’.
‘Dưới sự lãnh đạo’ đó của họ, ‘quân và dân cả nước’ đã ‘đánh cho Mỹ cút’, ‘đánh cho Ngụy nhào’, giành ‘Đại thắng mùa Xuân năm 1975’, ‘mở ra một kỷ nguyên mới’ cho Việt Nam.
‘Kỷ nguyên mới’ theo ông Nguyễn Phú Trọng – trong một bài viết được báo chí chính thống đồng loạt đăng hôm 23/4 – là ‘kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội’.
Còn diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4 còn thêm ‘kỷ nguyên mới’ ấy là kỷ nguyên … cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’.
Chắc có không ít người đặt câu hỏi khi đọc, nghe bài viết và diễn văn của hai lãnh đạo cao cấp này của Việt Nam.
Một trong những câu hỏi đó là có phải mọi đường lối của Đảng Cộng sản – trước kia là Đảng Lao Động – trong ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ là ‘đúng đắn’, ‘tài tình’, ‘sáng suốt’ hay ‘sáng tạo’ và ‘kỷ nguyên mới’ mà Việt Nam bước vào sau năm 1975 có thực sự tốt đẹp như họ mô tả?

‘Đúng đắn’ thời 'chống Mỹ’?



Sinh thời, khi nói về biến cố 30/4, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói đó là ‘một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn’.
Hàng triệu người buồn vì nhiều lý do khác nhau.
Buồn vì cuộc chiến này đã cướp đi mạng sống của mấy triệu người Việt, trong đó đa số là dân thường.
Buồn vì ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ ấy cũng là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn – người Việt hai miền Nam Bắc, hay thậm chí anh em trong một gia đình, tàn sát, giết hại lẫn nhau.
Buồn vì đất nước rơi vào một cuộc chiến thảm khốc như thế phần lớn vì do xung đột ý thức hệ giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Dù không chấp nhận chuyện Mỹ can thiệp quân sự vào nước mình dù với bất cứ lý do gì, chắc không ít người tự hỏi tại sao Việt Nam lại phải trải qua cuộc chiến đó chỉ vì sự đối đầu về ý thức hệ giữa các cường quốc Cộng sản và không Cộng sản?
Cũng là thuộc địa (ngoại trừ Thái Lan), tất cả các quốc gia phi cộng sản ở Đông Nam Á đều giành được độc lập, thống nhất đất nước mà không một nước nào phải hứng chịu một cuộc chiến dài, đẫm máu như Việt Nam.


Ông Nguyễn Tấn Dũng sử dụng những từ ngữ 'rất cứng rắn, nặng nề và đầy thù hận' khi nói về cuộc chiến Việt Nam trong diễn văn hôm 30/4/2015, theo tác giả.
Những nghiên cứu mới về ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ do những người Cộng sản lãnh đạo cũng làm nhiều người đặt nghi vấn về sự ‘đúng đắn, tài tình, sáng tạo’ của họ trong cuộc chiến này.
Chẳng hạn, cuốn ‘Hanoi's War’, tạm dịch là ‘Cuộc chiến của Hà Nội’ – xuất bản năm 2012 của Tiến sỹ Nguyễn Liên Hằng, một người Mỹ gốc Việt và hiện là phó giáo sư, khoa Lịch sử tại Đại học Kentucky – tiết lộ rằng chính ông Lê Duẩn và các thành phần cứng rắn, bảo thủ trong Đảng Cộng sản đã phát động chiến tranh vũ trang để ‘giải phóng miền Nam’ và đây cũng là một lý do dẫn đến việc Mỹ quyết định đưa quân vào Miền Nam.
Tác giả còn chỉ ra rằng để theo đuổi và đạt được mục đích của mình, Lê Duẩn và phe cánh của ông đã thiết lập một ‘nhà nước công an trị’ và tìm mọi cách, thủ đoạn để cô lập, loại bỏ những ai chống đối đường lối của họ.
Theo bà, vì chủ trương ‘thống nhất miền Nam bằng bạo lực’ dù cuối cùng họ thắng, người dân Việt Nam – trong đó có rất nhiều lính miền Bắc – phải trả một cái giá quá đắt cho chiến thắng ấy.
Vì vậy, bà cho rằng có thể Việt Nam đã không phải đối diện một cuộc chiến như thế – hay ít ra chiến tranh có thể kết thúc sớm hơn, ít đổ máu hơn, ít mất mát hơn – nếu những người có đường lối ôn hòa nắm quyền ở Hà Nội.
Gần đây, một số người khác cũng cho rằng, nếu thay vì chủ trương bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước, giới lãnh đạo Việt Nam biết dùng các biện pháp hòa bình, như đàm phán, Việt Nam có thể thống nhất mà không phải trải qua một cuộc chiến đầy đau thương như vậy.

‘Kỷ nguyên mới’ tốt đẹp?

Còn ‘kỷ nguyên mới’ mà Việt Nam bước vào sau ‘Đại thắng Mùa Xuân năm 1975’ có thực sự tốt đẹp?


Nhiều dẫn chứng, số liệu cho thấy trong 40 năm qua, đặc biệt là trong thập niên đầu sau ‘giải phóng miền Nam’ khi ‘cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa’, dân không giàu, nước chẳng mạnh và xã hội cũng không ‘dân chủ, công bằng, văn minh’ như lãnh đạo Việt Nam nói.
Chẳng hạn, sau năm 1975, thay vì được đối xử ‘văn minh’, hàng chục ngàn sỹ quan, binh lính, quan chức, nhân viên của chế độ cũ bị đưa vào các trại tù, trại cải tạo.
Những năm sau khi Việt Nam bước vào ‘kỷ nguyên mới’ cũng là lúc thế giới chứng kiến làn sóng người Việt tị nạn. Ước tính từ năm 1975 đến những năm đầu thập niên 1990, có đến gần hai triệu người Việt bỏ nước ra đi.
Họ liều chết vượt biển tìm tự do, no ấm ở một nước xa xôi nào đó vì họ không có được những điều đó ngay chính trên đất nước của mình. Nếu được sống trong một quốc gia mà ở đó ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’, ai lại muốn bỏ Tổ quốc ra đi như vậy?
Ai cũng biết – thậm chí những người Cộng sản cũng hiểu rõ, dù có thể họ không dám công khai thừa nhận – mô hình kinh tế ‘xã hội chủ nghĩa’ mà họ tiến hành sau 1975 đã hoàn toàn thất bại. Chính những thất bại, sai lầm đó đã buộc họ phải cải cách kinh tế từ năm 1986.
Phần vì hà khắc về chính trị, sai lầm về kinh tế và phần vì sự can thiệp quân sự của Việt Nam vào Campuchia năm 1978, hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam trong thập niên đầu sau ‘Đại thắng mùa Xuân năm 1975’ cũng chẳng tốt đẹp, vẻ vang gì.
Mỹ và các nước phương Tây khác cấm vận Việt Nam. Nhiều quốc gia, trong đó có các nước ASEAN, cũng tìm cách cô lập Hà Nội.
Ngay cả Trung Quốc, một đồng minh thân cận của Hà Nội trong ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ’ cũng tiến hành một cuộc chiến biên giới tuy ngắn nhưng rất khốc liệt với Việt Nam vào năm 1979 – một cuộc chiến mà hiện giờ chính quyền Việt Nam đang cố quên. Chín năm sau, cũng chính người ‘đồng chí’ này đã đánh chiếm một số đảo, bãi đá trong đó có Gạc Ma, ở quần đảo Trường sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam sau 40 năm dường như vẫn còn nhiều khác biệt trong con mắt và nhận thức của nhiều người VN trong nước hay hải ngoại.

Có thể nói, 10 hay 15 năm sau khi ‘giải phóng miền Nam’, chính quyền Việt Nam mắc nhiều sai lầm, gặp nhiều thất bại trên nhiều phương diện, cả về đối nội và đối ngoại.
Với việc tiến hành đổi mới từ cuối những năm 1980, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt về mặt kinh tế.
Tuy vậy, dù ‘đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử’ – như ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong diễn văn của mình – Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia ‘đang phát triển có thu nhập trung bình’.
Cách đây hơn một tháng chính ông Dũng cũng phải thừa nhận rằng, hiện tại Việt Nam đứng chót trong nhóm ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore), ‘thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar’ – ba nước được coi là kém phát triển nhất trong khối.
Một trong những lĩnh vực mà Việt Nam xếp sau ba quốc gia đó là tự do báo chí. Chẳng hạn, năm 2015, tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam thứ 175 trên 180 các quốc gia, lãnh thổ - đứng sau Lào (171), Myanmar (144) và Campuchia (139).
Nhắc lại một vài tụt hậu của Việt Nam so với các nước khu vực – những sự thua kém mà ông chính Dũng nói là ‘làm sao mà đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được’ – để thấy rằng sau 40 năm ‘đi lên chủ nghĩa xã hội’, Việt Nam vẫn chưa thực sự tự do, giàu có gì.
Trong bốn thập niên đầu của ‘kỷ nguyên mới’ Việt Nam mới chỉ ‘thoát khỏi tình trạng kém phát triển’. Trong khi ấy cũng với khoảng thời gian tương tự, từ một nước nghèo, kém phát triển, lại thiếu tài nguyên, Singapore đã trở thành một quốc gia giàu có, phát triển.

Chưa có chuyện hòa giải



Trước dịp kỷ niệm Ngày 30/4 năm nay, đâu đó có người hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ tỏ chút thiện chí, giúp hàn gắn quá khứ, hòa giải dân tộc. Nhưng diễn văn của ông Dũng và đặc biệt bài viết của ông Trọng cho thấy đó vẫn là chuyện xa vời.
Cả hai ông vẫn coi Việt Nam Cộng hòa là ‘ngụy’. Ông Trọng còn mô tả ‘chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm … lê máy chém đi khắp miền Nam, thẳng tay đàn áp các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân’.
Đến giờ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn có những suy nghĩ, lời lẽ như ông Trọng diễn tả, thì không có gì ngạc nhiên về chuyện những người thuộc chế độ cũ bị tù giam, phải đi cải tạo sau năm 1975.
Lý do chính mà giới lãnh đạo Việt Nam vẫn coi Việt Nam Cộng hòa là ‘ngụy’, là ‘tay sai’ và ‘lê máy chém đi khắp miền Nam’ như vậy là nhằm đề công lao, ‘chính nghĩa’ của mình trong ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’.
Và cũng vì muốn tô đậm hào quang quá khứ nhằm tăng tính chính danh cho mình, họ đã không ngần ngại kể ‘biết bao tội ác dã man’ của Đế quốc Mỹ, trong khi đó hết lòng biết ơn ‘sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô, Trung Quốc’.
Có điều, Liên Xô thì nay đã tan rã; ‘đồng chí tốt’ Trung Quốc thì đã và đang tìm mọi cách lấn chiếm biển đảo của Việt Nam và vì những động thái bành trướng ấy của Bắc Kinh, chính quyền Việt Nam đang tìm cách gần gũi với Mỹ.
Tác giả cho rằng tư duy của các lãnh đạo Việt Nam tỏ ra không hề mới, nếu như không nói là 'bảo thủ' khi thể hiện ra trong dịp đánh dấu 40 năm ngày 30/4.

Trớ trêu hơn, các phái đoàn của ‘các nước xã hội chủ nghĩa’ và ‘nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới’ tới tham dự ngày kỷ niệm 40 năm ‘Ngày Đại thắng’ – một thắng lợi ‘làm nức lòng bè bạn gần xa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới’ năm nào – chỉ có vài ba nước ‘cộng sản’ nghèo đói, lạc hậu còn lại như Cuba, Campuchia và Lào.
Trong diễn văn của mình, ông Dũng nói ‘với truyền thống hòa hiếu’ Việt Nam ‘nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai’. Nhưng với những ngôn từ rất cứng rắn, nặng nề - nếu không muốn nói là đầy thù hận - ông và đặc biệt ông Trọng dùng khi nói về ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’, giới lãnh đạo Việt Nam không chỉ không ‘khép lại quá khứ’ mà còn làm những vết thương quá khứ thêm rỉ máu.
Đọc những bài viết, nghe những diễn văn như thế này, ít hay nhiều có thể hiểu được tại sao cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt lại được nhiều người quý mến, kính trọng và trân trọng nhắc đến nhiều trong những ngày qua.
Chừng nào Việt Nam vẫn chưa có những lãnh đạo biết cảm thông, hiểu được nỗi đau của người khác, có được những cảm nhận và dám công khai bày tỏ những điều đó như ông Kiệt, chừng đó quá khứ đau thương của đất nước vẫn chưa được hoàn toàn khép lại.
Và có thể nói Việt Nam chỉ thực sự hòa hợp, hòa giải và giàu mạnh, tự do, chỉ khi nào có những lãnh đạo – thay vì cứ nhắc mãi ‘hào quang quá khứ’, sáng tối ‘giáo điều’ hay giữ lòng thù hận – biết lắng nghe, cởi mở, bao dung và thức thời như ông.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh.

Lốc xoáy, gần trăm nhà tốc mái, nhiều người thoát chết

(NLĐO)- Tại các huyện miền núi Nghệ An đã xảy ra 2 trận lốc xoáy khiến gần trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều người thoát chết trong gang tấc.

Lốc xoáy, gần trăm nhà tốc mái, nhiều người thoát chết
 Trận lốc xoáy chiều ngày 2-5 khiến nhiều nhà dân xã Bình Chuẩn bị tốc mái

Trưa nay 3-5, ông Nguyễn Thế Mạnh, Chủ tịch UBND xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra một trận lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị hư hại.

Trước đó, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 2-5, một trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút đã xảy ra trên địa bàn xã Bình Chuẩn. Hậu quả, có 40 nhà dân bị tốc mái, trong đó có nhà của gia đình anh Lô Văn Hùng bị sập hoàn toàn. Thời điểm căn nhà đổ sập, trong nhà của anh Hùng có 1 bà cụ già và 4 cháu nhỏ nhưng may mắn mọi người chỉ bị thương nhẹ.

Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, lãnh đạo xã Bình Chuẩn đã huy động các lực lượng tại chỗ như công an, dân quân… giúp người dân khắc phục hậu quả.

Trước đó, vào hồi 15 giờ ngày 30-4, tại bản Lưu Sơn và bản Pủng xã Lưu Kiền (huyện Tương Dương, Nghệ An) cũng đã xảy ra trận lốc xoáy khiến 52 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng nặng, trong đó có 2 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

03/05/2015 16:17

2014 : Năm đen tối của Tự do báo chí trên thế giới

RFI-Thanh Hà, Tú Anh
Ngày 03-05-2015 12:27

Ngàn lẻ một cách để bịt miệng báo chí.REUTERS/Tyrone Siu

Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Syria, Eritrea là những nước mà quyền tự do báo chí bị xếp vào « vùng đen » của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới Reporters Sans Frontières RSF. Bản tổng kết công bố nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05, khẳng định năm 2014 là năm mà quyền tự do thông tin « thoái giảm một cách thô bạo ».

Bốn tháng sau ngày Tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo của Pháp bị khủng bố nhân danh Hồi giáo tấn công, bản tổng kết tình hình tự do báo chí trên thế giới năm 2014 nhấn mạnh chiều hướng « đi xuống » của quyền tự do thông tin và được thông tin. Nếu khu vực Bắc Âu, với Phần Lan đứng nhất trong năm năm liên tiếp , tiếp theo là Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan dẫn đầu bản xếp hạng thì những quốc gia như Việt Nam (hạng 175), Trung Quốc (hạng 176) cùng với Bắc Triều Tiên và Eritrea (180) đóng chốt ở cuối bảng.

Trung Quốc và Việt Nam mỗi nước bị sụt một hạng so với năm trước. Lý do làm cho Việt Nam bị xếp gần cuối bảng , kém hơn cả Cam Bốt, hạng 139, là vì « chế độ độc đảng kiểm soát thông tin » theo như nhận định của Phóng Viên Không Biên Giới.

Hoa Kỳ cũng mất ba hạng từ 46 xuống 49 do « cuộc chiến chống WikiLeaks » của chính quyền Obama. Tuy nhiên, điều này không làm Tổng thống Mỹ ngần ngại đón tiếp ba nhà báo nạn nhân của chế độ đàn áp tự do báo chí, «yếu tố cốt lõi của nền dân chủ » : Nga, Eritrea và Việt Nam (Điếu Cày Nguyễn Văn Hải) ngày 02/05/2015 tại Nhà Trắng . Pháp lên một hạng từ 39 lên 38 nhưng RSF lấy làm tiếc là còn nhiều trường hợp « nguồn tin mật » của phóng viên không được bảo vệ tốt.

Nếu tổng kết theo từng khu vực địa lý thì so với một năm trước, Tây Âu và vùng Balkan được cải tiến, tiếp theo là Châu Mỹ và ngay Châu Phi cũng tiến bộ hơn vùng Châu Á Thái Bình dương, Đông Âu, Trung Á. Cuối cùng, hai khu vực Trung Đông và Bắc Phi là nơi mà quyền tự do thông tin bị suy thoái nghiêm trọng nhất do xung đột vũ trang.

« 1001 cách bịt miệng báo chí »

Ở một số quốc gia, tính mạng các nhà báo, sự tồn tại của các phương tiện truyền thông bị trực tiếp đe dọa. Tại Trung Quốc một trong những trường hợp được biết đến nhiều hơn cả, là nhà báo Cao Du, 71 tuổi, vừa lãnh án 7 năm tù vì tội « tiết lộ bí mật quốc gia ». Nhà báo Cao Du từng bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vì đã viết bài ủng hộ phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989. Gần đây, bà đã phơi bày những nét tiêu cực trong guồng máy chính trị của đất nước.

Trong trường hợp của Việt Nam, theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới, chính quyền đàn áp báo chí bằng cách sách nhiễu gia đình các nhà báo, bắt giữ các bloggers. Bên cạnh việc tấn công thẳng vào cá nhân các phóng viên, một số quốc gia có thể nhân danh một tôn giáo, hay một đức tin để kiểm duyệt báo chí. Tại Thái Lan chẳng hạn, những chỉ trích liên quan nhà vua hay gia đình hoàng tộc đều coi là một điều cấm kỵ, có thể khép vào tội khi quân.

Còn tại Nga, theo lời thông tín viên đài RFI Muriel Pomponne, không một tờ báo nào dám đăng những bức biếm họa của tuần báo trào phúng Pháp, Charlie Hebdo vì sợ đụng chạm đến đức tin của một phần công luận. Vi phạm điều đó, có thể bị phạt đến 3 năm tù giam. Mỉa mai thay là mới chỉ tuần trước, chính Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng « một nền báo chí độc lập sẽ góp phần củng cố cho sự vững chắc của Nhà nước ». Cắt quảng cáo, nguồn tài trợ chính của các phương tiện truyền thông độc lập là hình thức để nước Nga của ông Putin kiểm duyệt báo chí.

Gần đây, nhiều quốc gia cũng có thể bịt miệng báo chí bằng cách gia tăng kiểm duyệt mạng Internet. Không chỉ ở Trung Quốc hay Việt Nam, mà tại Pakistan, các nguồn cung cấp dịch vụ internet phải cung cấp cho chính phủ các dữ liệu tin học theo mô hình đã được áp dụng tại Anh, Mỹ. Tại Pháp, chiếc nôi của nhân quyền, dự luật về thông tin, đang gây nhiều tranh cãi.

Nhìn sang Châu Mỹ La Tinh, 2014 là một năm đen tối đối với báo chí Venezuela. Các hành vi sách nhiễu nhắm vào giới phóng viên gia tăng. Nhiều tờ báo phải giảm số trang vì lý do kinh tế, hay chỉ còn ấn bản trên internet, đơn giản là vì không có tiền để mua giấy phục vụ cho độc giả.

Trung Quốc giải cứu phụ nữ Việt bán làm vợ nông dân

Cảnh sát Trung Quốc được trích lời nói rằng quan hệ kinh tế gần gũi giữa hai nước đã dẫn tới tình trạng gia tăng các vụ buôn lậu ma túy và buôn người.
Cảnh sát Trung Quốc được trích lời nói rằng quan hệ kinh tế gần gũi giữa hai nước đã dẫn tới tình trạng gia tăng các vụ buôn lậu ma túy và buôn người.
Theo VOA-03.05.2015
Cảnh sát Trung Quốc đã cứu một phụ nữ người Việt bị bán làm vợ một nông dân nước này, và sau đó đã giao cô cho phía Việt Nam.

Giới hữu trách cho biết nạn nhân 26 tuổi làm công nhân lao động bất hợp pháp ở tỉnh Hải Nam năm 2005, trước khi bị một đường dây buôn người lừa bán làm vợ cho một nông dân ở tỉnh An Huy năm 2006.

Sau đó, cô đã trốn khỏi người đàn ông này rồi tới làm công nhân ở thành phố Thượng Hải và Từ Châu.

Hồi tháng Ba, nạn nhân đã gọi điện cho gia đình ở Việt Nam và người thân của cô báo cho cảnh sát Việt Nam.

Phía Việt Nam sau đó đã báo cho giới hữu trách Trung Quốc và họ đã cứu cô gái hồi tháng Tư.

Cảnh sát Trung Quốc được trích lời nói rằng quan hệ kinh tế gần gũi giữa hai nước đã dẫn tới tình trạng gia tăng các vụ buôn lậu ma túy và buôn người.

Hồi đầu tháng Tư, Trung Quốc đã y án nhiều năm tù giam đối với một băng đảng bắt cóc và buôn bán 11 phụ nữ Việt Nam từ năm 2012 tới 2013.

Hồi tháng Ba, cảnh sát Trung Quốc cũng đã bàn giao một phụ nữ Việt bị bán ở tỉnh Hồ Bắc.

Hồi tháng Một, tòa án ở Khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc, đã y án tử hình đối với một người đàn ông tự nhận là công dân Việt Nam vì tội buôn lậu trẻ em.

Tòa án cho rằng người đàn ông có họ Hoàng đã hoạch định các vụ bán hơn 20 trẻ sơ sinh để lấy tiền kể từ năm 2010.

Các trẻ em hoặc là bị đưa lậu từ Việt Nam vào bán ở Trung Quốc, chủ yếu là tại tỉnh Quảng Đông, hoặc các phụ nữ có thai được đưa tới quốc gia đông dân nhất thế giới để sinh và bán con.

Theo Tân Hoa Xã, Global Times, Washington Post

Nhân ngày 30/4 : Cuộc chiến 'cả nước là diễn viên'

Cựu chiến binh Việt Nam tại lễ diễu hành kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh ở TP HCM, ngày 30/4/2015.
Cựu chiến binh Việt Nam tại lễ diễu hành kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh ở TP HCM, ngày 30/4/2015.
Bùi Tín
Theo VOA-04.05.2015
Bài viết trước – “Cuộc chiến biệt vô tăm tích” - đã đề cập đến một nét đặc thù của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bài này lại nói đến một nét đặc thù nữa, chỉ người trong cuộc mới có thể nhận rõ, Đây là một nét không thể bỏ qua khi nghiên cứu, tổng kết về cuộc chiến tranh này.

Trước hết là những màn kịch của đảng. Rất điêu luyện, cao tay, tinh vi. Xin kể vài thí dụ.

Năm 1940, phát xít Nhật bắt đầu tiến công xuống phía Nam Châu Á, đe dọa Việt Nam. Đảng CS Đông Dương liền tổ chức ra Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh là tổ chức quần chúng của đảng CS, bao gồm các tổ chức Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Công nhân Cứu quốc…để che dấu kỹ bản chất CS của mình, thực hiện sứ mạng của Đệ Tam Quốc tế CS là nhuốm đỏ ba nước Đông dương thuộc Pháp.

Đây là màn kịch đầu tiên dấu kỹ tung tích CS, đề cao lòng yêu nước dành Độc lập để mở rộng thanh thế của đảng CS dưới chiêu bài chống Pháp đuổi Nhật. Lãnh đạo CS hiểu rất rõ là nếu trưng ra chiêu bài CS thì sẽ thất bại to vì nhân dân VN vẫn còn dị ứng với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, một phong trào tả khuynh nguy hiểm đề cao khẩu hiệu «chống trí-phụ-địa-hào, đào tận gốc, trốc tận rễ». Chính do màn kịch này mà phong trào Việt Minh lên cao, lên nhanh để Đảng CS cướp được chính quyền tháng 8/1945, lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân.

Khi thảo ra bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã hoàn toàn có ý thức dấu kỹ tung tích CS và lập trường CS của mình, chỉ trưng ra tinh thần của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, chỉ dẫn ra các tuyên ngôn cách mạng tư sản của Hoa Kỳ và Pháp, dấu kỹ Tuyên ngôn CS mà ông ta luôn coi là kim chỉ Nam cho mọi hành động của mình.

Đây là màn kịch cao thủ thứ 2, khi ông ta đóng kịch với nhà báo Pháp: «Tôi không phải CS, đảng tôi là Việt Nam». Trong 3 bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Truman để mong tranh thủ sự ủng hộ của nước Mỹ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đóng kịch như không dính dáng gì đến cộng sản. Thế nhưng phía Mỹ đã hiểu rõ Hồ Chí Minh là nhân viên kỳ cựu và trung thành của CS Quốc tế, không thể tin là người quốc gia, đó là nhân vật nguy hiểm cho cộng đồng quốc tế, cần xếp ở bên kia của trận tuyến «chiến lược be bờ chặn đứng chủ nghĩa CS» (Containment- of-Communist Strategy).

Ngày 11/11/1945 khi bị lộ tẩy đich danh là CS rồi , ông Hồ và lãnh đạo đảng CS lại dựng lên màn kịch «tự giải thể đảng CS Đông Dương», sự thật là chỉ rút vào bí mật và còn phát triển đảng CS mạnh hơn trước.

Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, Đảng Lao động VN cũng là các màn kịch làm bình phong che dấu bản chất CS. Học thuyết Mác - Lê đề cao Đảng CS, giai cấp vô sản thế giới, tinh thần quốc tế vô sản, trong khi hạ thấp, coi nhẹ và phủ định các khái niệm quốc gia, đồng bào, tổ quốc, xã hội, gia đình, tôn giáo. Cho đến khi toàn thắng rồi họ mới hạ màn kịch, lại công khai tự nhận là Đảng Cộng sản. Mặt trận Tổ quốc bị phơi bày cái mặt nạ bằng mo không còn chút giá trị trước nhân dân, do một ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN chăn dắt một cách thô thiển vụng về sau khi kịch đã hạ màn.

Cho đến nay, vào ngày 30/4 lãnh đạo Dảng CS vẫn còn đóng kịch. Họ vẫn viết trên báo chí đây là «Ngày toàn thắng chống đế quốc Mỹ xâm lược», «Ngày kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ cứu nước», «Ngày đánh bại ngụy quân ngụy quyền tay sai Mỹ». Họ không nhầm lẫn đâu. Họ biết rõ Hoa Kỳ không xâm lược. Chính họ là kẻ rắp tâm thôn tính, xâm lược bằng vũ lực, chà đạp «quyền tự quyết của nhân dân miền Nam» do các Hiệp định Geneve và Paris đều long trọng khẳng định, mà chính họ đã ký tên cam kết. Họ phải bịa ra kẻ xâm lược để tự nhận là người chống xâm lược, phủi trách nhiệm, tự nhận là chính nghĩa, trong khi quân đội Mỹ chỉ hành động để bảo vệ thế giới dân chủ, trong đó có VNCH, theo chiến lược «be bờ chặn đứng thảm họa quốc tế cộng sản». Chính CS Việt Nam mới là một kiểu ngụy quân ngụy quyền do CS Moscow và CS Bắc Kinh nuôi dưỡng thành một tiền đồn của Quốc tế CS, một quân tốt thí. Lẽ ra lúc này họ phải bỏ đi cái trò đóng kịch nhầm vai, lộn vai như thế, nói lên đúng sự thật, khi chính họ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ 20 năm chẵn và đang cần sự đầu tư và hỗ trợ của Hoa Kỳ và phương Tây.

Do CS chuyên nghề lừa dối và bịp bợm như thế nên cả xã hội VN một thời gian dài cũng nhiễm phải thói đóng kịch một cách trầm trọng và rộng khắp. Đây là một hiện tượng chưa được phát hiện, nêu lên thành hệ thống để nhận rõ thêm bộ mặt xấu xa của chủ nghĩa CS hiện thực. Nhà thơ Chế Lan Viên, người được coi là nhà thơ xuất sắc bậc nhất ở miền Bắc, khi chết đã để lại Di cảo nói rõ rằng ông ta đã lừa dối, đóng kịch ra sao. Trong bài «Trừ Đi» Chế Lan Viên viết: «Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ, Có phải tôi viết đâu, Một nửa cái cần viết vào thơ, Tôi đã giết đi rồi!». Trong bài «Ai? Tôi!» Chế Lan Viên viết: «Mậu Thân, 2000 xuống đồng bằng, Chỉ một đêm còn sống sót có 30, Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó? - Tôi !- người viết những câu thơ cổ võ Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi lúc xung phong… ». Đó là sự kiện ở Bình Định, Tết Mậu Thân đảng tung 2000 quân lính và cán bộ từ căn cứ xuống đồng bằng kêu gọi dân tổng khởi nghĩa và tổng nổi dậy, nhưng thất bại thê thảm, chết gần hết.

Chế Lan Viên viết Di cảo để lại, khi sống ông không dám nói ra. Ông có dũng khí nhận tội ác về mình, thật ra tội ác thuộc về lãnh đạo đảng CS đã coi sinh mạng thanh niên quân lính cán bộ như cỏ rác, ném vào cuộc chiến một cách mù quáng. Cả một lớp văn nghệ sỹ cũng như nhà báo của đảng đều đóng kịch như thế để có kế sinh nhai, về hùa với tội ác mà cứ ngỡ mình là chính nghĩa. Chính tôi cũng đã phải đóng kịch trơ trẽn như thế.

Người dân thường hồi ấy cũng đóng kịch. Tôi xin dẫn chứng sống về 2 bà chị tôi. Bà chị ruột tôi ở Hải Phòng có con trai cả là Hưng, sau khi học xong trung học, cháu 17 tuổi được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Ở lớp cháu trước khi hết học kỳ cuối cả lớp hơn 30 nam sinh là đoàn viên Thanh niên CS Hồ Chí Minh đều làm đơn tình nguyện 100% đi nghĩa vụ quân sự. Trong đơn gọi là «tình nguyện» còn nêu rõ sẵn sàng đi đâu khi Tổ quốc cần, ngụ ý là sẵn sàng vào Nam chiến đấu. Thư tình nguyện còn được ghi thêm ý kiến cùng chữ ký của bố hoặc mẹ rất đồng tình với ý tự nguyện của con mình. Bà chị con ông bác ruột tôi cũng có con trai là Hiệp học rất giỏi, chuyên là lớp trưởng. Cháu cũng đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự. Cháu cũng được quận đội Hoàn Kiếm tuyển mộ, lớp cháu hầu hết đều tình nguyện nhập ngũ, chỉ trừ các bạn quá nhẹ cân, có cố tật. Hai bà chị tôi đều lo âu, buồn khổ, nhưng tuyệt nhiên không dám lộ ra ngoài. Với láng giềng, với chính quyền khu phố cứ phải tươi cười đóng kịch trong khi nước mắt tràn ra khi đêm xuống. Các chị dò hỏi tôi có cách nào xin cho các cháu được miễn đi quân dịch để vào học tiếp Đại học, và nhất là làm sao nếu vẫn phải đi lính thì không phải đi Nam, vì câu chuyện «sinh Bắc tử Nam» là một cơn ác mộng khủng khiếp dai dẳng cho các bà mẹ đó. Có thể nói các bạn trẻ 10 đi chỉ chừng 2, 3 phần trở về lành lặn. Vậy mà các bà chị tôi vẫn thản nhiên đóng kịch dự lễ tuyển quân, rồi sau vài tháng lại dự lễ tiễn đưa đoàn quân có con mình lên đường vào Nam, với những vòng hoa vàng đỏ choàng quanh cổ. Đó là thời kỳ chiến sự miền Nam sôi động 1965-1970. Các bà chị tôi đau khổ biệt tin con mình hằng 3,4 năm trời, có khi được tin láng máng là cháu Hưng vào khu 5, Quảng Nam hay Quảng Ngãi, cháu Hiệp vào Tây Nguyên, Kontum hay Pleiku, để rồi cuối cùng 2 bà đều thót tim nhận giấy báo tử, chậm đến hơn một năm. Cháu Hưng hy sinh ở huyện Đức Phổ còn cháu Hiệp hy sinh ở chiến trường Tây Nguyên, cả hai đều mất xác, không biết chôn ở đâu. Sau này các bà đều đi vào Nam, lặn lội nhiều nơi, dùng cả những người có ngoại cảm đi tìm mộ, nhưng đành chịu. Các tấm bảng tuyên dương Liệt sỹ, tuyên dương Mẹ Liệt sỹ, Gia đình vẻ vang, được vỗ tay chào đón trong các cuộc họp khu phố không hề an ủi được các bà chị tôi. Nỗi xót xa đau buồn khôn nguôi kéo dài hàng chục năm, vẫn không thể biết 2 cháu hy sinh như thế nào, ở đâu, lúc nào, cũng không có một di vật dù nhỏ làm kỹ niệm. Hàng triệu gia đình, hàng triệu bà mẹ đau khổ dằn vặt khôn nguôi.

Có thể nói hàng triệu gia đình có con vào Nam chiến đấu đều bị cưỡng bách một cách tinh vi như thế, đều buộc phải cùng đảng và theo đảng đóng kịch như thế. Các thanh niên đều 100% bị «cưỡng bách tự nguyện» như thế để bị cho vào lò sát sinh, vào bộ máy nghiến thịt khổng lồ mang tên «cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm» phục vụ cho tham vọng quyền lực vô biên của Đảng CS tuân theo lệnh của Quốc tế CS do ông Hồ Chí Minh dắt dẫn suốt 85 năm từ khi thành lập Đảng CS năm 1930.

Cuộc đóng kịch dai dẳng về mọi mặt, cuộc lừa bịp chết người, hủy diệt oan uổng vô vàn sinh mạng trai tráng của dân tộc giữa tuổi thanh xuân cần kết thúc lúc này đã là quá muộn. Tất cả các «từ ngữ» liên quan đến màn kịch hủy diệt con người này cần xem xét và vĩnh viễn từ bỏ để thay vào những «từ ngữ» chính xác. Ai xâm lược, ai là ngụy quân ngụy quyền? Ai cứu nước hay gây tai họa cho nước? Ai chính nghĩa ai phi nghĩa? Toàn thắng cái gì? Giải phóng cái gì? Công lao nỗi gì? Vẻ vang, vĩ đại gì?

Sao tiếng nói riêng của Đảng CS lại vẫn cứ mang cái lốt giả là báo «Nhân Dân», sao Tòa án Nhân dân lại kết tội những người dân yêu nước chống bành trướng, sao Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm lại có quyền cấm nhân dân thủ đô biểu tình bảo vệ cây xanh, sao Công an nhân dân lại ngang nhiên buôn sinh mạng người dân để kiếm cơ man nào là vàng khi bán bãi, bán tàu, thuyền, bán chỗ trên các tàu thuyền ọp ẹp trong thảm kịch «thuyền nhân» 40 năm về trước. Tất cả đã đến lúc phải sáng tỏ rõ ràng, minh bạch.

Cái tội cực lớn của Đảng CS là đã lấy dối trá làm lẽ sống của mình, rồi làm gương dối trá cho toàn xã hội - nhà nhà dối trá, người người dối trá, nhà trường dạy đối trá, học trò học dối trá - phá hoại nếp lương thiện, cương trực, chất phác của xã hội, phá hoại nền đạo đức và văn hóa thuần khiết của dân tộc, đến bao giờ mới hồi phục được.

Đảng CS phải hạ ngay các màn kịch đã kéo dài và nhân dân cũng không còn ai muốn cùng đảng đóng kịch trơ trẽn hay bi thảm ở mọi nơi mọi lúc như xưa nữa.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.