Thursday, April 14, 2016

Vợ MS. Nguyễn Công Chính bị hành hung

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-04-14 
620
Bà Trần Thị Hồng sau khi bị đánh Ảnh do gia đình chụp
Sáng hôm nay 14 tháng 4 bà Trần Thị Hồng vợ của MS Nguyễn Công Chính hiện đang bị giam giữ vì tội danh chống phá nhà nước đã bị công an phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, Gia Lai đánh đập mang thương tích trầm trọng vì không chịu trình báo việc bà gặp phái đoàn nhân quyền Hoa kỳ vào ngày 30 tháng 3 vừa qua.
Phái đoàn này gồm ông David V. Muehlke, Tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại VN; Ông David Saperstain, Đại sứ Lưu Động về Tự do Tôn giáo Quốc tế; ông Garrett Harkins, Tuỳ viên chính trị của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn và bà Victoria L. Thoman. Mặc Lâm phỏng vấn bà Hồng để có thêm chi tiết, trước tiên bà Trần Thị Hồng cho biết:
Sáng hôm nay có ông tổ trưởng và mấy người an ninh họ đến nhà kêu tôi lên phường làm việc nhưng tôi nói bây giờ tôi phải chở con đi học nếu mời tôi làm việc thì cho tôi thời gian tôi sắp xếp lại tôi sẽ lên thì họ không chịu. Tôi thấy an ninh họ vào nhà đứng sau lưng tôi là tôi biết rồi vì chuyện này xảy ra nhiều lần đối với tôi rồi. Họ nói bây giờ chị phải lên làm việc, tôi nói “không”, tôi nói rồi khi mời tôi phải cho tôi thời gian, tôi đã nói nhiều lần rồi.
Sau đó họ vào nhà hai người nắm hai chân hai người nắm tay họ lôi tôi tống lên chiếc xe con rồi chở tôi lên Ủy ban Phường Hoa Lư rồi buộc tôi xuống xe. Tôi không chịu họ lại khiêng tôi lên lầu ba, sau khi vô họ đóng cửa lại, một người phụ nữ tát vào mặt tôi, tôi mới la lên tại sao lại đánh tôi như vậy? Hai người phụ nữ tiếp tục lôi tới lôi lui, nắm tóc tôi cứ như vậy. Mặc dù tôi la hét kêu cứu cũng chẳng có ai nghe trong đó có rất nhiều an ninh nam nữ nên tôi không thể nào chống cự được.
Mặc dù tôi la hét kêu cứu cũng chẳng có ai nghe trong đó có rất nhiều an ninh nam nữ nên tôi không thể nào chống cự được.
- Bà Trần Thị Hồng
Họ nói bây giờ có chịu làm việc không? Tôi trả lời là không làm việc vì bắt người và đánh người vô cớ như thế này mà làm việc cái gì? Họ mới nói “mày phải giải trình việc mày gặp phái đoàn Đặc trách Tự do Tôn giáo” họ nói với tôi như vậy. Tôi không trả lời, cứ như vậy họ dẫm lên chân, thụi vô mặt vô người tôi như vậy đó, tôi la hét quá chừng luôn.
Mặc Lâm: Xin bà cho biết lúc nào thì họ thả bà về nhà?
Bà Trần Thị Hồng: Đến gần 12 giờ thì tôi chịu không nổi nữa, tôi không thở nổi thì họ mới khiêng tôi ra xe chạy về gần tới nhà rồi họ ném tôi xuống. Tôi đi không nổi thì mấy người dân chung quanh thấy vậy họ mới dìu vô.
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì vào ngày 30 tháng 3 sau khi gặp phái đoàn này bà đã bị chính quyền gây khó khăn và tấn công bà rồi, sao bây giờ lại tiếp tục làm như vậy nữa bà biết không ạ?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ đúng như vậy. Cái ngày 30 thì tôi có gặp phái đoàn tự do tôn giáo tại khách sạn. Tôi với đứa con trai đi thì họ đã chặn đường lôi kéo đánh đập rồi, bây giờ những vết thương trong người vẫn còn vậy mà bây giờ họ vẫn tiếp tục như vậy nữa.
Mặc Lâm: Hôm nay sau khi bị bắt và đánh đập như vậy có ai từ Tổng lãnh sự hay Đại sứ quán Mỹ gọi hỏi thăm hay lấy thông tin về vụ này hay không?
Tôi với đứa con trai đi thì họ đã chặn đường lôi kéo đánh đập rồi, bây giờ những vết thương trong người vẫn còn vậy mà bây giờ họ vẫn tiếp tục như vậy nữa.
- Bà Trần Thị Hồng
Bà Trần Thị Hồng: Dạ có. Hồi nãy thì có cô Nhi bên phía Tổng lãnh sự cổ có điện cho tôi và tôi cũng đã thông báo vấn đề này rồi. Tôi nói rất rõ với phái đoàn hôm họ đến nhà tôi, tôi trình bày việc ngày 30 tôi bị chận đánh không phải là lần duy nhất đâu mà đã nhiều năm tôi đã chịu sự hành hạ của chính quyền tỉnh Gia Lai rồi. Đến bây giờ cũng vậy gia đình tôi luôn là cái gai trước mắt của chính quyền Gia Lai. Chúng tôi đâu có làm gì đụng chạm tới họ đâu? Chúng tôi chỉ muốn được quyền tự do sinh hoạt đạo của mình thôi. Tôi đã nói rất rõ trong lần gặp vào ngày 30 đó rồi.
Mặc Lâm: Sau khi bị như vậy bà có tới bệnh viện khám vết thương để điều trị và đồng thơi làm bằng chứng cho các hành vi mà chính quyền phường Hoa Lư gây ra cho bà hay không?
Bà Trần Thị Hồng: Dạ không phải là tôi không có thời gian đâu nhưng vì tôi đi không nổi và vì bên ngoài họ canh giữ họ trấn áp không cho tôi ra khỏi nhà nên tôi không đi được. Còn những vết thương thì tôi chụp hình lại vì đi thì không nổi nữa và họ đứng họ đạp như vậy bây giờ hai đầu gối tôi nó rất đau cho nên đi thì đi cũng không nổi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà.

Nguyễn Viết Dũng: Họ đã bóp méo sự thật.

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-04-14 
anhbasam
Anh Nguyễn Viết Dũng được trả tự do vào sáng ngày 13.04.2016. Ảnh chụp bên ngoài trại giam số 2, Hà Nội. Ảnh: FB Trung Nghĩa
Tù nhân chính trị Nguyễn Viết Dũng mãn án và ra khỏi tù vào ngày 13 tháng Tư và về nhà cha mẹ ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Anh bị bắt khi vừa tham gia cuộc tuần hành chống chặt cây xanh tại Hà Nội với nhiều người khác vào ngày 12 tháng 4 năm ngoái. Và trong khi đi tuần hành anh mặc chiếc áo có quốc huy Việt Nam Cộng Hòa cũng như dòng chữ tiếng Anh trên mặt lưng với nghĩa ‘Chính quyền phải sợ dân, chứ người dân không cần sợ chính quyền’.
Khi “án tại hồ sơ”
Sau khi về đến nhà vào tối ngày 13 tháng tư, anh Nguyễn Viết Dũng dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn. Trước hết anh thông tin cho biết một số điều liên quan hai phiên xử sơ và phúc thẩm đối với anh diễn ra tại Hà Nội:
Một điều rất là buồn cười ở chỗ là mình cứ nói mà thư ký phiên tòa lại không ghi những gì mình nói. Ở phiên sơ thẩm, khi mà tôi đứng ra đấu tranh là tôi có phản ánh về chế độ ăn uống của anh em như “cơm lẫn đất, rau lẫn cỏ”, bị cắt xén...thì làm anh em chúng tôi đủ sức khỏe. Rõ ràng mình có nói nhưng câu đấy trước phiên tòa mà họ không hề “nửa điểm” để ý đến lời nói của mình. Tôi nhớ hôm xét xử sơ thẩm thì chủ tọa phiên tòa là Trần Thị Thúy Hồng nói với thư ký phiên tòa rằng hãy ghi vào biên bản tòa án là bị cáo Nguyễn Viết Dũng không hề nói gì, không hề lên tiếng. Thế là hoàn toàn sai. Họ đã bóp méo sự thật.
Chuyện đó cũng đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm. Rõ ràng mình đứng ra tự bào chữa cho mình như thế là hoàn toàn đúng đắn. Mình bào chữa theo phương pháp vô tội như thế. Và mình vô tội thật. Thế mà họ lại ghi là chuyển biến về tư tưởng thì không hiểu là như thế nào.
Thật ra trước đó tôi cũng đã được gặp đại diện bên kiểm sát, cũng như đại diện của tòa án. Lúc đấy tôi còn nhớ là tôi vẫn còn bị giam giữ tại trại tạm giam số 1, công an TP Hà Nội (nói cách khác là trại từ Hỏa Lò). Sau ngày xử sơ thẩm thì họ có đến gặp tôi và họ cũng gần như là đã “lật bài ngửa”. Họ còn nói rằng anh hãy yên tâm là bên ban nội chính trung ương sẽ đảm bảo cho các phiên xét xử phúc thẩm sắp tới của anh sẽ diễn ra một cách công bằng hơn và vô tư hơn dành cho anh.
Tôi nghĩ rằng một khi “án tại hồ sơ” như thế thì phiên tòa diễn ra như thế nào thì thật ra chỉ là hình thức vì “án tại hồ sơ” mất rồi chứ không phải án tại phiên tòa.
Chỉ tại chiếc áo?
Gia Minh: Cũng có những ý kiến khác nhau của những người biết vấn đề thì họ nói rằng là tại sao Nguyễn Viết Dũng lại mặc những cái áo có logo của một chính thể mà bây giờ không còn ở Việt Nam nữa?
Nguyễn Viết Dũng: Nói về chiếc áo mà hôm mặc đi tuần hành thì thật ra mà nói bản thân là một người sinh trưởng ở miền Trung và sinh năm 1986, như vậy cách năm 1975 đã 11 năm, tức là tôi sinh sau chiến tranh. Thật ra nhiều người đặt câu hỏi tại sao lại yêu thích, hay yêu mến, hay có những tình cảm đặc biệt dành cho bên Việt Nam Cộng Hòa như thế, Dũng đã trả lời rằng "Vì bản thân tôi đã tự tìm hiểu về lịch sử và tôi biết rằng dưới chế độ VNCH ít nhất là đệ nhất CH từ năm 55 đến năm 63 hay đệ nhị CH từ 1/1/1963 đến 30/4/1975 đã xây dựng được một thể chế tự do, một thể chế dân chủ mà bây giờ chúng ta còn đang đấu tranh cho điều đó. Chúng ta còn đang đấu tranh và đang mơ ước bao giờ cho đến ngày xưa!"
Tiếc thay là những người trẻ ở miền Bắc, miền Trung hay thậm chí còn rất nhiều bạn trẻ ở miền Nam cũng đang bị che mờ đi những chuyện đó. Chế độ VNCH, một chế độ tự do-dân chủ như thế, một chế độ tôn trọng con người như thế mà họ lại gán cho những từ như bán nước, ngụy quân-ngụy quyền thì mình, vốn là người hiểu lịch sử, mình không chịu nổi chuyện đó. Do đó mình muốn ở một thế hệ sinh sau, mặc dù hứng chịu nhiều búa rìu dư luận nhưng mình vẫn quyết tâm cùng với nhóm của mình, rất, rất nhiều người trẻ ngộ ra chân lý và họ cũng muốn chọn đứng dưới màu cờ để thứ nhất là minh oan cho chế độ tốt đẹp ngày xưa, thứ hai là sự nối tiếp truyền thống tự do và dân chủ của dân tộc mình nữa khi mà lá cờ vàng ba sọc đỏ đó đã được dùng ít ra từ năm 1890 dưới thời vua Thành Thái. Ông là vị vua kháng Pháp, yêu nước.
Gia Minh: Nguyễn Viết Dũng cũng mới ra khỏi nhà tù và cũng còn rất là mệt nhưng đã dành cho quý thính giả của đài cuộc nói chuyện này. Vậy xin phép hỏi một câu nữa đó là dù trong nước có những người chưa hiểu việc làm của Nguyễn Viết Dũng và các bạn cùng nhóm nhưng Nguyễn Viết Dũng có thể chia sẻ là sẽ tiếp tục có những dự định gì trong tương lai?
Tôi nghĩ rằng một khi “án tại hồ sơ” như thế thì phiên tòa diễn ra như thế nào thì thật ra chỉ là hình thức vì “án tại hồ sơ” mất rồi chứ không phải án tại phiên tòa.
- Nguyễn Viết Dũng
Nguyễn Viết Dũng: Tương lai gần nhất thì có lẽ mình muốn viết một cuốn sách và có tựa là Hồi ký trại tù cộng sản 2015 chẳng hạn, để cho những người đang đấu tranh và thậm chí kể cả những người dân Việt Nam trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về tình hình tù cộng sản năm 2015, 2016 đã như thế nào thì họ có thể hiểu được. Và tôi cũng muốn qua cuốn sách để tôi truyền lửa đấu tranh đến những bạn bè, những người trong và ngoài nước. Cụ thể như chuyện chiếc áo thôi, thông điệp qua chiếc áo là người dân không nên sợ chính phủ của mình mà chính chính phủ phải sợ người dân của họ.
Gia Minh: Một lần nữa, xin thay mặt quý thính giả của đài Á Châu Tự Do cảm ơn Nguyễn Viết Dũng.
Nguyễn Viết Dũng: Có một điều Dũng muốn chia sẻ thêm với mọi người nữa đó là hình xăm ở trên tay có chữ “Sát Cộng”. Mới về đến nhà, chưa kịp nghe gì lắm nhưng cũng có em gái ở Hà Nội bảo “một số người bảo anh đi cổ súy cho một chế độ bạo động” nhưng Dũng không hề cổ súy hay cổ vũ cho một phong trào bạo động, cho bạo lực vì nếu dùng bạo lực để xây nên một chính quyền mới, thể chế mới thì chế độ mới đó cũng chả có tốt đẹp gì so với chế độ hiện tại cả.
Bản thân Dũng sợ nhiều người hiểu lầm theo cách đó. Thật ra, trong chữ “Sát Cộng”, Dũng để trắng toàn bộ vì Dũng muốn xăm vào trong chữ “có chữ” nữa. Thực tế là Dũng muốn xăm chữ Human Rights, chữ A nữa. Có nghĩa là Dũng đã xăm dòng chữ nhân quyền, ngụ ý rằng mình sẽ tiêu diệt chế độ CS nhưng không phải là bằng bạo lực mà mình muốn sử dụng nhân quyền, bằng sức mạnh tự do, bằng tam quyền phân lập, bằng tự do báo chí. Tiếc thay, trong tù thì cũng không thực hiện được. Đến giờ thì mình chỉ xăm được chữ Human Rights. Đấy là điều mình muốn chia sẻ thêm.
Gia Minh: Một lần nữa xin cảm ơn Nguyễn Viết Dũng.

TP HCM: Công an phường ‘quật’ người bán hàng rong bất tỉnh giữa phố

 - Hình ảnh clip được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy 1 cán bộ công an phường đã “quật” người bán hàng rong bất tỉnh giữa phố. Sự thật vụ việc này như thế nào?

Trưa 14/4 trên mạng xã hội facebook lan truyền 1 đoạn clip dài 1 phút 22 giây ghi lại cảnh 1 người mặc sắc phục công an có hành vi hành hung 1 thanh niên trẻ trên phố.
Vụ việc xảy ra giữa chốn đông người, đã có nhiều người dân búc xúc, phản ứng.
công an, bán hàng rong
Hình ảnh đoạn clip mô tả cán bộ công an “quật” người bán hàng rong trên phố.
Theo tìm hiểu của P.V VietNamNet, đoạn clip mô tả nói trên là xảy ra lúc 9h sáng 14/4 tại khu vực chợ Bình Tiên, đường Phạm Phú Thứ, P.4, Q.6, TP.HCM.
Người thanh niên bán hàng rong được cho là bị cán bộ công an quật ngã trên phố là Nguyễn Thiện Minh Phong (SN 1989, ngụ Q.6).
Anh Phong hiện đang điều trị tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện 115, Q.10. Còn cán bộ công an trong clip mô tả là thượng sĩ Lương Việt Hà - cán bộ công an P.4, Q.6.
công an, bán hàng rong
Nạn nhân Phong đang điều trị tại bệnh viện 115 TP HCM
Một cán bộ công an P.4, Q.6 cho biết: Đoạn clip lan truyền trên mạng facebook đúng là xảy ra trên địa bàn trong sáng 14/4 và do thượng sĩ Hà trong lúc nóng nảy đã có hành vi như đoạn clip mô tả.
Lãnh đạo này cũng nói là viện phí của anh Phong điều trị tại bệnh viện do phía công an P.4 lo.
Chiều 14/4 thượng sĩ Hà đã có mặt tại bệnh viện 115 để trông coi tình hình sức khỏe của anh Phong. Thượng sĩ Hà đã xin lỗi anh Phong; còn chuyện anh sai đến đâu cơ quan sẽ xử lý đến đó.
Phía lãnh đạo công an Q.6 hiện chưa có ý kiến chính thức về vụ việc trên.
14/04/2016  20:41 
Anh Sinh

Báo cáo ‘hồng’, các bộ đều tốt, dân vẫn phải ăn bẩn?

“Hai Bộ làm tốt thế sao người dân vẫn phải ăn bẩn?”, câu hỏi mới đây của Bí thư Đinh La Thăng có lẽ cũng là băn khoăn chung của hầu hết người dân. 

Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000, các chuyên gia cho rằng thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, chiếm khoảng 35%[1].  Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 và trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Đây là những con số đáng sợ, lạnh lùng và đầy ám ảnh!
Quy định “cởi trói”
Trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, việc đầu tiên cần làm là xây dựng một hệ thống chuẩn mực pháp lý minh bạch, chặt chẽ. Tiếp theo, quan trọng không kém là xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả, với đội ngũ công chức, cán bộ năng lực, trách nhiệm.  
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định liên quan đến vấn đề này, từ Luật đến Nghị định[2]. Trong đó, đáng lưu ý là chế tài xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm với mức phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.  
Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực kể từ 01/07/2016) đã bổ sung quy định mọi tổ chức, cá nhân chỉ cần có hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm thối, tẩm hóa chất độc hại sẽ bị xử lý hình sự, mà không cần có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. 
Việc chứng minh “tồn tại hậu quả nghiêm trọng” trong quy định hiện hành gây khó cho cơ quan chức năng trong việc xử lý doanh nghiệp, người kinh doanh vi phạm. Quy định mới sẽ cởi trói cho cơ quan chức năng để mạnh tay hơn, có thể xử lý theo chế tài hình sự thay vì chỉ xử phạt vi phạm hành chính như hiện nay. 
Thực phẩm bẩn, thức ăn, chợ, ung thư,
 Thực phẩm bẩn đang là nỗi lo lắng của toàn xã hội. Ảnh minh họa
Vẫn còn “tô hồng”, “đá bóng”
Tuy nhiên, việc đảm bảo thi hành pháp luật vẫn còn nhiều yếu kém, cụ thể trong công tác quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm của các bộ ngành chức năng.
Hiện tại lực lượng quản lý và kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến 3 Bộ: Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Công thương, Bộ Y tế. Tại các Bộ đều có cơ quan phụ trách quản lý và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các đơn vị sản xuất thực phẩm do Bộ mình quản lý. Ngoài ra, việc kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm không rõ nguồn gốc còn có sự tham gia của lực lượng công an, hải quan...
Những quy định, thông tư liên tịch tưởng chừng đã làm rõ trách nhiệm quản lý của các bộ chủ quản. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực thi rất kém hiệu quả khi để xảy ra tình trạng bỏ sót, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan quản lý, và chồng lấn trong tổ chức thanh tra, kiểm tra.
Khi một sự cố về an toàn thực phẩm bị phanh phui, chưa có một cơ quan chủ quản nào chủ động chịu trách nhiệm và lên tiếng để xử lý vấn đề ngay lập tức, vì còn phải tốn thời gian để xem xét đơn vị kinh doanh thực phẩm đó vi phạm an toàn đối với loại thực phẩm nào, trách nhiệm thuộc về ai? Cần phải thành lập đoàn thanh tra liên ngành để xử lý hay không?
Bên cạnh đó, không ít báo cáo của các cấp quản lý vẫn tô hồng thành quả, không dám đối mặt với thực trạng yếu kém của ngành mình quản lý, chưa phản ánh đúng cuộc sống đầy rẫy mối nguy của người dân. 
Gần đây, trong phiên họp Chính phủ, trước báo cáo của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT, và sự chối đẩy trách nhiệm giữa các bộ, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã đặt thẳng vấn đề: “Hai Bộ làm tốt thế sao người dân vẫn phải ăn bẩn?”.
Ai chịu trách nhiệm chính trước dân 
Việt Nam đang thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính toàn diện trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Khi một vụ việc xảy ra, dù thuộc khâu nào, phạm vi bộ nào, nhất thiết phải có cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm trước Chính phủ và người tiêu dùng. Đồng thời cơ quan đó có quyền và trách nhiệm điều phối hoạt động của các bộ chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đây chính là kinh nghiệm của các quốc gia và khu vực trên thế giới[3] khi thực hiện việc tổ chức quản lý an toàn thực phẩm thông qua một cơ quan chịu trách nhiệm nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc quản lý, và ứng phó kịp thời sự cố.
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm cần phải được thực hiện từ mọi khâu của chuỗi sản xuất “Từ trang trại đến bàn ăn”, từ các điều kiện chăn nuôi, trồng trọt, thu hái đánh bắt, chế biến bảo quản, đến lưu thông phân phối, kinh doanh, tổ chức ăn uống…
Hiện nay, một cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm ở Việt Nam phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ, vừa là cơ quan cấp giấy phép xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho đơn vị đạt tiêu chuẩn, vừa làm công việc thanh tra, kiểm tra ngay sau khi đã cấp phép; vừa đảm bảo chức năng cơ quan chỉ đạo về phát triển sản xuất. Cần phải tách bạch chức năng cơ quan chỉ đạo về phát triển sản xuất với cơ quan kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm.
Bạch Thị Nhã Nam, Giảng viên Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
--------
[1] Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, số ca mắc ung thư tăng nhanh trong những năm gần đây do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá 30%, di truyền chỉ 5-10%, còn lại là các nguyên nhân khác.  (Thực phẩm bẩn là thủ phạm số một gây bệnh ung thư, VnExpress, 26/3/2016).
[2] Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, Bộ Luật Hình sự 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật an toàn thực phẩm 2010; Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
[3] DG-Sanco (Directorate General for Health and Food Safety), với tên gọi là “Ủy ban sức khoẻ và an toàn thực phẩm” của Ủy ban châu Âu, là cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm của 28 nước thành viên EU. Mục tiêu của Ủy ban là nhằm giảm thiểu và quản lý các nguy cơ đối với sức khỏe của công dân thông qua việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và sự chăm sóc đối với gia súc trang trại, bảo vệ mùa màng và rừng.
14/04/2016  01:00

Trữ ma túy mà chỉ nhận án treo!

Theo NLDO-13/04/2016 22:56

Một điều tra viên đã phải thốt lên: “Tôi đã điều tra hàng trăm vụ án về tội ma túy nhưng chưa thấy tòa nào cho hưởng án treo”

TAND TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vừa đưa vụ án “Tàng trữ trái phép các chất ma túy” ra xét xử và thẩm phán Trần Thanh Phương, Phó Chánh án, đã tuyên phạt bị cáo Bùi Hữu Giang (SN 1988; ngụ phường 2, TP Mỹ Tho) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm.
Theo cáo trạng, vào 16 giờ 30 phút ngày 16-10-2015, tại khách sạn 38 ở xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP bắt quả tang Giang đang tàng trữ trái phép các chất ma túy. Tang vật thu giữ là một bịch ni-lông hàn kín chứa tinh thể màu trắng trong túi quần Giang mà gã khai là ma túy. Một bịch ni-lông chứa ma túy khác nằm dưới càng thắng mô tô của Giang điều khiển nhưng gã khai “không biết của ai”. Công an còn thu giữ 6,39 triệu đồng tiền mặt, 2 điện thoại di động, 1 kéo inox, 14 bịch ni-lông khác.
Tại cơ quan điều tra, Giang khai trước đó đã điện thoại cho bạn tên Vinh (không rõ địa chỉ) nhưng đối tượng này không nghe máy. Sau đó, Vinh gọi lại thì Giang nói cần mua ma túy. Vinh hẹn Giang đến một ngã tư đường và giao một bịch ma túy với giá 4,7 triệu đồng. Giang mang ma túy vào khách sạn 38 để sử dụng cùng bạn nhưng vừa đến nơi đã bị trinh sát bắt.
TAND TP Mỹ Tho, nơi xét xử bị cáo Bùi Hữu Giang tàng trữ ma túy nhưng cho hưởng án treo
TAND TP Mỹ Tho, nơi xét xử bị cáo Bùi Hữu Giang tàng trữ ma túy nhưng cho hưởng án treo
Sau đó, Phân viện Khoa học Hình sự giám định và kết luận “2 bịch có chữ của Bùi Hữu Giang là ma túy có tổng trọng lượng hơn 16 g”. Kết thúc điều tra, cơ quan công an chuyển hồ sơ sang VKSND đồng cấp đề nghị truy tố Giang về tội “Tàng trữ trái phép các chất ma túy” và đề nghị tòa xử từ 2 đến 3 năm tù giam.
Mới đây, ngày 8-4, TAND TP Mỹ Tho đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Đại diện VKSND TP Mỹ Tho đề nghị tòa tuyên phạt Giang từ 2 đến 3 năm tù giam. Sau khi nghị án, thẩm phán tuyên phạt Giang 2 năm tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách 4 năm khiến những người dự khán hết sức bất ngờ.
Đáng nói, cáo trạng còn nêu rõ chỉ trong năm 2009, Giang có tới 3 tiền án nhưng chỉ một lần bị tòa tuyên án giam, còn 2 lần phạm tội khác đều được hưởng án treo. Cụ thể, năm 2009, Giang bị TAND TP Mỹ Tho xử phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Cùng năm, Giang lại bị TAND TP Mỹ Tho tuyên phạt 6 tháng tù giam về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Sau đó, Giang tiếp tục bị TAND huyện Chợ Gạo , tỉnh Tiền Giang tuyên phạt 18 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” nhưng cho hưởng án treo.
Sau khi Giang được TAND TP Mỹ Tho cho hưởng án treo, một điều tra viên chuyên điều tra án về ma túy cho biết: “Hơn 20 năm nay, tôi đã điều tra hàng trăm vụ án về tội ma túy nhưng chưa thấy tòa nào tuyên phạt án treo. Bởi lẽ, án ma túy là án nghiêm trọng, chưa có trường hợp nào cho bảo lãnh tại ngoại chứ đừng nói gì đến việc xử án treo. Giang lại là bị cáo có 3 tiền án trong một năm mà chưa làm rõ vì sao có tới 2 lần được hưởng án treo”.
Liên quan đến bản án ma túy mới đây, luật sư Võ Tuấn Vĩnh Thụy, Đoàn Luật sư tỉnh Tiền Giang, nhận xét: “Tòa cho hưởng án treo cũng là chuyện lạ. Cho dù thời gian xóa án tích của Giang đã hết nhưng trước đây, bị cáo có đến 2 lần được hưởng án treo mà giờ phạm tội về ma túy lại xử án treo nữa là hơi nghi ngờ…”.
Về 2 lần hưởng án treo của Giang vào năm 2009, luật sư Thụy cho rằng nếu thời gian thử thách chưa hết mà đã phạm tội thì xử lần sau phải cộng án trước thành án giam. “Theo tôi, vụ này cho hưởng án treo là không đúng tinh thần điều 60 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, phải có hồ sơ mới xác định chính xác” - luật sư nói.
Bài và ảnh: MINH SƠN

Những người ly khai : nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của tác giả Từ Thức, giới thiệu cuốn sách “Les nouveaux dissidents” của Michel Elchaninoff, bàn về vai trò của những người bất đồng chính kiến trong các thể chế độc tài. Bài viết giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc đấu tranh bất bạo động do những người ly khai tiến hành, thường là theo một cách thức đơn độc, và hiểu rõ hơn những hy sinh và những đóng góp của họ cho xã hội. Tôi xin phép được giới thiệu bài viết trên blog này vì ý nghĩa đặc biệt của nó, trong bối cảnh những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam không những bị chính quyền kết tội hình sự và bỏ tù, mà còn bị đa số người dân nhìn nhận như những tội phạm, dưới ảnh hưởng tuyên truyền của bộ máy nhà nước. Mong mọi người dân Việt Nam đều hiểu rằng, dù phải chịu án tù, những người ly khai như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc (tôi nhắc tên ba người này vì họ vừa mới bị kết án cách đây không lâu)... chính là lương tâm của xã hội chúng ta. (Nguyễn Thị Từ Huy)

   Những người ly khai : nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội
Những người ly khai ( dissidents ) đang tranh đấu cho nhân quyền là lương tâm của xã hội, mà bất cứ một quốc gia nào, nhất là những nước sống dưới ách độc tài, phải ghi ơn. Đó là kết luận của Michel Eltchaninoff, một triết gia Pháp, sau khi bỏ ra nhiều năm đi gặp  và nghiên cứu về các dissidents tại nhiều quốc gia.
Tác giả cuốn ‘ Les Nouveaux Dissidents’  ( Những người ly khai mới ) (1) vừa xuất bản ở Pháp, viết: những người ly khai là mối kiêu hãnh của xã hội. ‘ Trong khi mọi người lo lắng cho sự nghiệp, an toàn, quyền lợi và tự do cá nhân, họ chấp nhận trả giá cho sự phẫn nộ của họ . Bị chà đạp bởi nhà cầm quyền, trước sự thờ ơ của người đồng hương, họ đứng dậy sau mỗi thử thách và trung thành với lý tưởng của mình, đôi khi tới kiệt lực.’ Eltchaninoff nghiên cứu về những người mà ông gọi là dissidents mới, bởi vì những người ly khai của thời đại Internet có nhiều điểm khác với những thế hệ trước, cả về nhân sinh quan lẫn phương pháp tranh đấu.
                                      Dissidents cũ, dissidents mới
      Trước hết, từ ngữ dissidents, tạm dịch là những người ly khai, từ những năm 90 được dùng để nói tới những người phản kháng chế độ ở Nga cũng như ở những nước Cộng Sản khác. Từ 1989, sau khi bức tường Berlin bị đạp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Xô Viết Nga hai năm sau, chữ dissidents được dùng để nói tới những người ly khai ở khắp nơi, từ Nam Mỹ tới Trung hoa, VN, Miến điện, Iran..Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi là những khuôn mặt nổi tiếng nhất. Chữ dissidents, từ nguyên thủy, có tính cách tôn giáo, để chỉ những người thuộc một cộng đồng, một tôn giáo nhưng muốn đứng ra ngoài. Người dissidents có thể chống đối, phản kháng, hay chỉ bày tỏ một thái độ bất hợp tác, không đồng tình, đồng lõa.
      Những năm 70-80, những người ly khai Nga, đứng đầu là Soljenitsyne, Sakharov, bị đàn áp, không ai biết tới ở trong nước, nhưng tiếng tăm lừng lẫy ở nước ngoài, đã khiến cả một thế hệ trí thức Âu Châu tỉnh mộng về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Dần dần tiếng kêu của họ vọng về quốc nội và đã góp phần vào sự sụp đổ của chế độ CS Nga. Nhưng sau đó, họ biến mất trên chính trường. Nhiều người kiệt lực sau nhiều năm bị chà đạp dã man. Một số sống ở ngoài nước. Và những tàn dư của chế độ CS, trở thành mafia đỏ, có tiền, có tổ chức, trở lại thao túng chính quyền và gạt những người dissidents ra ngoài để dễ làm ăn với nhau. Họ bị đẩy vào hố quên của lịch sử, giống như những dissidents Trung Hoa sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhưng chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ đã thành hình, tự do là một chuyện đương nhiên. Trả lời câu hỏi ‘theo ông cái tệ hại nhất của chế độ CS là gì ?, Adam Michnik, một trí thức phản kháng Ba Lan, nói : lànhững gì đến sau đó ( ce qui arrive après ). Những hỗn loạn đến sau đó. Chế độ CS đã tàn phá mọi cơ cấu xã hội, mọi giá trị tinh thần, việc xây dựng lại một xã hội lành mạnh, một chế độ dân chủ là chuyện vạn nan, nếu không chuẩn bị chu đáo. Dân chủ là một quá trình lâu dài. Chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ thành hình như một phép lạ. Không phải là sự chấm dứt của lịch sử ( la fin de l’histoire ), mượn chữ của Fukyuama. Độc tài biến dạng, chế độ vô sản trở thành một chế độ tư bản man rợ. Xã hội lại cần những dissidents, những người xâm mình dám ăn dám nói, những Từ Hải giữa đường thấy sự bất baình mà tha. Từ đó, xuất hiện những người ly khai mới, les nouveaux dissidents.
Chiến thuật  ‘gậy ông đập lưng ông ’
      Những người ly khai là những người xuất thân từ trong lòng chế độ.  Eltchaninoff : ‘Andreï Sakharov , chẳng hạn, là một nhà bác học được kính nể ở Nga, hoàn toàn hoà đồng với chế độ trước khi tách ra, tố cáo những vi phạm nhân quyền. Người ly khai không phải là người chống đối từ bên ngoài nhẩy vào. Cái làm cho họ trở thành đáng sợ, chính ở chỗ họ là người của chế độ mà họ đả kích. Họ là sản phẩm điển hình, đôi khi gương mẫu, của chế độ. Điều đó khiến sự phản kháng của họ hữu hiệu hơn, được nghe hơn.’ ( plus efficace et plus audible )
                 Eltchaninoff viết, ngoài sự kiện xuất thân từ trong lòng của chế độ, người ly khai có  ba đặc đìểm : bất bạo động, hành động với tư cách cá nhân và hoạt động công khai.
1.Bất bạo động : ‘ Những người ly khai là những người triệt để bất bạo động. Họ từ chối dùng võ khí chống chính quyền , đôi khi vì nguyên tắc , nhiều khi vì chiến thuật : gây tử thương người của chính quyền đưa tới đàn áp tàn bạo. Những người kháng chiến đặt chất nổ , giết kẻ thù. Người ly khai không làm chuyện đó .’
2. Hành động cá nhân . Theo tác giả, người ly khai không coi mình là một thành phần của một tổ chức, một đảng viên thi hành chỉ thị của cấp trên. Nếu hoạt động  trong một nhóm, người ly khai không từ bỏ cá tính, không từ bỏ những suy tư cá nhân. Anh ta hành động vì trái tim , vì một sự bất bình, không phải vì tham vọng. Vì vậy, rất ít người ly khai đi vào con đường chính trị . ‘Điều đó cắt nghiã tại sao rất ít người- trừ trường hợp Vaclav Havel-trở thành lãnh tụ ( leaders) sau chiến tranh lạnh ’ . Điều đó cũng giải thích tại sao sau khi chế độ sụp đổ, quyền hành vẫn ở trong tay những người của chế độ cũ.
3. Hoạt động công khai. Người ly khai không vào rừng, vào bưng như người kháng chiến. Hành động công khai khiến việc đàn áp trở thành dễ dàng, nhưng cũng khiến hành động của họ chính đáng. Không việc gì phải dấu diếm khi người ta hành đông cho quyền lợi chung và tin mình nắm chính nghĩa .
      ‘Tóm lại, người ly khai coi sức mạnh của mình ở thái độ bất bạo động, tôn trọng cá tính và nguyên tắc minh bạch, công khai.’
      Như vậy, anh ta hoạt động theo phương pháp nào ? Eltchaninoff trả lời : phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông. Dùng võ khí của chính quyền để đánh chính quyền.
     ‘Nếu nhà nước tuyên bố tôn trọng luật pháp, người ly khai cương quyết khẳng định quyền công dân của anh ta và của người đồng hương. Nếu nhà nước nói tôn trọng người lao động, người ly khai tố cáo những vi phạm quyền công nhân. Người ly khai là một cao thủ judo : anh ta dùng sức mạnh của  như đối phương để quật ngã đối phương mà không cần vũ lực. Vì vậy, anh ta như David, luôn luôn tìm ra những phương cách mới để đưa người khổng lồ Goliath vào tròng. Anh ta làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh,  tổ chức những happenings, những cuộc gặp gỡ, những nơi tụ họp độc đáo, đưa những sáng kiến ly kỳ ’. Anh ta tranh đấu bằng bộ óc , bằng sáng tạo, khiến nhà cầm quyền không biết đâu mà mò.  ( Viết ‘anh ta’ là một cách nói, cho tiện. Sự thực, trong số những dìssidents có rất nhiều phụ nữ. Chỉ cần nhìn hàng ngũ phụ nữ đông đảo, ở Việt Nam hay ngay cả những nước Ả Rập, nơi phụ nữ bị chèn ép. Và họ, phụ nữ, không phải là những người ít can đảm nhất, ít hữu hiệu nhất )
   Sau khi bức tường Berlin đổ, sau khi Mao chết, sau những mùa Xuân Ả Rập, người ta chua chát thấy dân chủ không tự nhiên vác xác tới. Bạo hành tiếp tục, dưới hình thức khác. Những người ly khai lại rục rịch xuống đường.
   Eltchaninoff đi nhiều nơi, tới tận chỗ để gặp gỡ những người ly khai mới. Ông ta đi một vòng Nga, Ukraine, Trung hoa, Tibet, Iran, Palestine, Mễ, gặp những người chống đối, nhất là những người không được báo chí Tây phương nói tới. Ông ta nhận xét : giữa người ly khai mới và những người thuộc thế hệ trước có những điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm rất khác nhau.
Những nguyên tắc căn bản của thế hệ đàn anh vẫn được áp dụng , nhưng cải tiến để thích ứng với thời đại mới. Bất bạo động không còn là một triết lý ôn hoà, nhưng là một phương pháp hữu hiệu nhất trước bạo lực. Cá nhân vẫn là một yếu tố quan trọng. Người ly khai không muốn làm quân cờ cho một tổ chức. Và, trong thế hệ của iPhone, của Internet, mọi người quay phim, chụp hình loạn cào cào, muốn hoạt động kín, muốn giữ bí mật là một chuyện ngớ ngẩn. Trái lại, cách giữ an ninh hữu hiệu nhất là truyền bá tin tức, hình ảnh thật nhanh, thật rộng.
    Elchaninoff nhận thấy ít nhất 5 điểm khác biệt giữa những người ly khai mới và những người thuộc thế hệ Sakharov, Havel, hay Mandela :
1. Những người ly khai mới không bị ràng buôc bởi các chủ nghĩa, các ý thức hệ, lý thuyết của các trí thức lớn. Họ muốn tự do suy nghĩ, không phải là tín đồ của một chủ nghĩa, đôi khi không có một khuynh hướng chính trị nào. Đó không phải là những người quá khích, khư khư bám giữ một sự thực duy nhất
2. Những phản kháng dựa trên khả năng của một cá nhân, không nhất thiết phải là một đối tượng chung của đa số. Tranh đấu cho môi trường, cho nữ quyền, cho công nhân, cho nông dân, cho đồng tính luyến ái, chống kiểm duyệt Internet, bênh vực dân oan bị cướp nhà, cướp đất… Mỗi người, tùy theo khả năng và sự hiểu biết của mình, tìm cách cải thiện một góc cạnh nào đó của xã hội. Họ thực tế, không viển vông như đàn anh. Nhận xét này của tác giả rất đáng quan tâm. Sự hình thành của dân chủ ở các nước Âu Châu khởi đầu bằng những đòi hỏi nhiều nhóm, nhiều giai cấp xã hội. Nông dân đòi quyền lợi cho nông dân, thương gia, kỹ nghệ gia, công nhân, mỗi giới tranh đấu cho mình. Nhà cầm quyền nhượng bộ nơi này một chút, nơi kia một chút ; dần dần những dòng suối nhỏ hội lại thành sông, thành biển.
3. Người phản kháng mới không hy sinh đời sống thường nhật, không coi nhẹ gia đình. Một nhà tranh đấu người Tibet nói về gia đình ông ta nhiều hơn là nói về chính trị . Anh ta không phải là một cái máy đấu tranh, vô cảm.
4. Người ly khai mới không có khuynh hướng hy sinh đời mình cho đối tượng đấu tranh ; không phải anh ta  thiếu can đảm, nhưng coi chuyện tranh đấu hữu hiệu quan trọng hơn là việc hy sinh vô ích. Anh ta ghét cái tật đao to búa lớn của đàn anh .
5. Những người ly khai mới phóng khoáng hơn. Họ áp dụng bất cứ phương tiện nào, bất cứ hình thức tranh đấu nào, miễn là hữu hiệu, thí dụ dùng một bài hát nói về tự do của Mỹ để đánh thức dân Iran , một bài vọng cổ để báo động nhà cầm quyền đang bán nước, bán biển. Người ly khai mới ý thức được cái lợi hại của kỹ thuật truyền thông  và tận dụng các phương tiện truyền thông mới.
         Michel Eltchaninoff kết luận : những người ly khai là ‘ những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn. Họ phơi trần những tệ trạng không thể chấp nhận trong xã hội họ đang sống : áp lực, kiểm duyệt, thao túng quyền hành, gian lận bầu cử, sát hại người vô tội, chiếm nhà chiếm đất…Nhưng họ tranh đấu dưới những hình thức đôi khi độc đáo, luôn luôn bất bạo động. Họ không tìm cách bịt mắt giả mù, cũng không đánh võ miệng trước những bất công, những lạm dụng quyền thế . Họ hành động để đặt nhà cầm quyền trước trách nhiệm của mình. Nếu nhà cầm quyền trả lời bằng cách đàn áp, họ chịu đòn nhưng tiếp tục hành động . Nếu nhà cầm quyền lùi, họ thắng. Trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cũng cần những người ly khai mới. ‘
TỪ THỨC ( Paris tháng Tư, 2016)
( 1 ) Les Nouveaux Dissidents . Michel Eltchaninoff. Editions Stock. Paris ( Mars 2016)

Điểm tin: Thói bầy đàn và tư duy nô lệ của người dân Việt


Đọc những dòng tin vài hôm nay trên báo chí nhà nước, mới thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà chế độ độc tài có thể tồn tại một cách vô lý và lâu dài.
Ai đó đã nói rằng: “Người dân nào, chính phủ đó” hẳn không phải là không có lý. Nhìn vào hiện trạng Việt Nam hôm nay, điều đó càng được chứng minh rõ ràng hơn.

Báo chí đưa tin hàng đoàn người bỏ việc công, bỏ ăn trưa xếp hàng rồng rắn để mua tờ bạc 100 đồng, tờ bạc này không có giá trị tiêu dùng mà chỉ có giá trị kỷ niệm nhân dịp 65 năm thành lập Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Nhiều người đã tập trung đợi chờ, xếp hàng chỉ để mua tờ bạc kỷ niệm, tâm lý bầy đàn đã được kích động qua một số báo chí Việt Nam, kích động sự tò mò và thói a dua, nhiều người cố tình xếp hàng mua cho được đồng tiền này mà chẳng biết sẽ làm gì với nó. Những hiện tượng này không hiếm, người dân Việt Nam đã từng chứng kiến cảnh hàng đoàn thanh, thiếu niên Việt Nam chen lấn, dẫm đạp, khóc lóc thậm chí hôn cả ghế ngồi của ngôi sao nước ngoài sang Việt Nam.
Trong khi đó, hàng loạt các vấn đề trực tiếp đến đời sống, quốc kế, dân sinh, lãnh thổ và niềm tự hào quốc gia… hầu như không được quan tâm.
Báo chí hôm nay đưa tin Trung Quốc đã thực hiện một hành động mới làm leo thang căng thẳng trong khu vực, khi triển khai máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Những thông tin về biển đảo Việt Nam bị xâm lược, bị chiếm đóng hầu như không còn nhận được sự quan tâm của người dân Việt Nam. Thậm chí báo chí Việt Nam gần đây đưa những thông tin về lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của đất nước mình mà như chuyện của ai đó. Nhiều bài viết, khi đọc không thể nén tiếng thở dài xót xa. Họ mặc nhiên coi như chuyện Trung Quốc chiếm lãnh hải, biển đảo là chuyện đương nhiên và chuyện đã rồi.
Khi nhà nước luôn kêu bội chi ngân sách, không vay kịp tiền để trả nợ, mỗi người dân phải gánh 29 triệu đồng tiền nợ nước ngoài… thì cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới được đề nghị chi 3.600 tỷ đồng để chi phí. Nhiều người thắc mắc rằng cả “Bộ tứ” triều đình cộng sản đã được bầu, tuyên thệ, nhậm chức…rầm rộ tốn kém mới đây, lại phải bầu cử lại sau 3 tháng làm gì cho thêm tốn kém? Nếu một trong số đó không trúng cử Đại biểu Quốc hội thì sao?
Đấy là những câu hỏi đặt ra “cho vui” mà thôi, thời đại độc tài, chuyện không trúng mới là chuyện lạ.
Cũng trên báo chí nhà nước, hôm nay có bài viết về các cử tri phường Nam Đồng đã gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban bầu cử Quốc hội về việc nghi ngờ gian lận kết quả tín nhiệm của cử tri. Lá đơn cho biết: toàn bộ 36 người ký tên đã tham gia họp lấy tín nhiệm một cử tri trên tổng số 59 người họp. Trong khi đó, số phiếu tín nhiệm chỉ được 26/59 phiếu ủng hộ. Cử tri đã phản ứng nhưng ban tổ chức cuộc họp đã không có động thái gì buộc họ phải gửi đơn kiến nghị.
Về vấn đề ứng cử và tự ứng cử,trên mạng xã hội mấy ngày qua xuất hiện dồn dập nhiều thông tin về việc nhà nước tổ chức những cuộc đấu tố những người tự ứng cử một cách rất bất chấp luật pháp, điều này đã buộc hàng loạt người tẩy chay việc “lấy ý kiến cử tri” bằng các buổi họp đấu tố.
Đây là một màn kịch được diễn lại, có phần thô thiển hơn.
Trên mạng xã hội facebook, nhiều ý kiến về các vấn đề xã hội được đề cập và phản biện nêu ra những sự bất công, thụt lùi của xã hội Việt Nam, một xã hội luôn được nhà nước kêu “xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”.
Ý kiến về việc một Cảnh sát khu vực nhổ nước bọt vào mặt dân phải xin lỗi mà chưa thấy biện pháp pháp luật nào, nhiều facebooker đã phản ứng bằng cách so sánh việc một cô gái bức xúc tát cảnh sát giao thông bị phạt chín tháng tù. Bình luận của Facebooker Pham Ngyuen Truong viết: “Nhổ nước bọt vào dân: Xin lỗi. Tát cảnh sát: 9 tháng tù. Đấy là làm đúng theo hiến pháp của Trại Súc Vật: Tất cả các con vật sinh ra đều mình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác.”
Cũng nên nhớ, sau khi xảy ra vụ việc, Trưởng CA Phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã chối phăng: Không có chuyện CSKV nhổ nước bọt vào mặt người dân và clip có thể bị cắt xén.
Mới đây, một Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định nhiều điều cấm sinh viên, học sinh. Những quy định này hạn chế rất nhiều quyền tự do của sinh viên bày tỏ ý kiến, tham gia nhóm hội…
Về điều này Facebooker Ls Lê Công Định viết: “Sinh viên bây giờ không được thành lập và tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị, không được đăng tải, chia sẻ và bình luận các thông tin chống phá đảng cộng sản và nhà nước, v.v…. Những hành động như vậy sẽ bị trừng phạt nặng, kể cả đuổi học và truy tố hình sự.
Nếu trước năm 1975 tại miền Nam, giới sinh viên cũng bị cấm đoán nghiêm ngặt theo cách đó, thì hẳn đã không có phong trào sinh viên học sinh yêu nước để cộng sản lợi dụng cho mục tiêu cướp chính quyền của mình. Ký ức lịch sử về sự lợi dụng vĩ đại ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Từ đó có thể thấy rằng thể chế chính trị ở miền Nam trước đây tuy mang tiếng quân phiệt, song chắc chắn dân chủ hơn chế độ cộng sản ngày nay. Sinh viên miền Nam vẫn được tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị, vì đó là quyền công dân đương nhiên; chỉ những cuộc biểu tình gây bạo loạn (do cộng sản giật dây) mới bị ngăn cản.
Nhiều thế hệ sinh viên tại các đô thị miền Nam trước 1975 thực sự đã tốn bao công sức tranh đấu cho một nền hoà bình, để rồi cuối cùng đạt được một nền hoà bình mà các thế hệ sinh viên đàn em và con cháu của mình bị tước hết các quyền chính trị như thế này sao?
Hỏi, tức là trả lời, và cũng để thấy rằng: đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!”
Hẳn nhiên, những vấn đề như vậy không được nhiều người Việt Nam quan tâm cho bằng việc mua đồng tiền 100 đồng, hoặc đón sao ca nhạc Hàn Quốc.
Khi người dân không còn quan tâm những vấn đề xã hội, những vấn đề về ngoại xâm, lãnh thổ, nòi giống, khi nạn vô cảm tràn lan xã hội và người dân mang tư duy nô lệ, họ sẽ giống bầy cừu được dẫn dắt không biết sẽ đi về đâu.
Ngày 13/4/2016
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh 
  •  

Đông Yên: Chúng tôi không hiểu vì sao bị đuổi đi

04/13/2016 - 23:23  

Đông Yên, một địa danh mà chúng tôi đã nhiều lần nói đến. Lẽ ra, không phải nói nhiều đến nơi này nữa, nếu như có một nhà nước pháp quyền, nếu như có một chế độ dân chủ, nếu như những người luôn tự coi mình là đầy tớ của người dân biết lắng nghe ông chủ của mình, nếu  như có một nhà nước "sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Và nếu như, cộng đồng không đến mức vô cảm với nỗi đau của tha nhân.
Thế nhưng, chữ "nếu" vẫn chỉ là "nếu" dù hệ thống truyền thông và quan chức luôn ra rả nhắc đi nhắc lại như cuốc mùa hè. Cho nên những đau khổ của người dân vẫn cứ tiếp tục diễn ra và họ trở thành những nạn nhân của một chế độ "dân chủ đến thế là cùng" - Nguyễn Phú Trọng.

Không chỉ có những người lớn là nạn nhân, mà một thế hệ con em nơi đây cũng đang chịu kiếp nạn không biết từ đâu giáng xuống.
Vì thế, vẫn còn phải nói, vẫn phải nhắc đến địa danh này như một tiếng kêu, dù chỉ là tiếng kêu trong hoang địa.
Đông Yên, một thời trù phú
Chúng tôi trở lại Đông Yên vào một ngày tháng tư, chặng đường dài đưa chúng tôi đi qua khu Kinh tế Vũng Áng, một khu đất độc lập, kéo thẳng từ Quốc lộ 1A ra tận biển. Tường rào chắc chắn bao quanh kéo thẳng một đường từ đường xuống Vũng Áng ra biển, biến khu đó thành một khu vực cấm xâm nhập.
Cuối đường đi sắp đến cảng Vũng Áng, rẽ trái là đường vào Đông Yên, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Giáo xứ Đông Yên có một lịch sử lâu đời, người dân ở đây đông đúc và hiền lành, nhưng mãnh liệt về niềm tin yêu và vâng phục.
Trời ưu đãi cho Đông Yên một vị trí đắc địa, sát biển và sát ruộng đồng. Bước chân ra khỏi sân nhà là ruộng lúa, bước chân ra sau nhà mấy chục mét là nơi đánh bắt hải sản.
Cảng nước ở đây sâu đến hơn 25 mét được che chắn bởi hai hòn đảo phía ngoài, là nơi tập trung nhiều hải sản và hải sản nơi đây có tiếng là ngon và dễ khai thác.
Những chiều về, sau khi đánh bắt trên biển cách bờ chỉ một vài trăm mét, hàng đoàn thuyền đổ lên bờ đầy sản vật từ biển như cá, mực, tôm, ốc...
Người dân khai thác hải sản ở biển mỗi ngày chỉ vài ba tiếng, sản vật bán tại chỗ và cứ vậy siêng năng lễ lạt, cầu nguyện hàng ngày.
Ở đây, thiên nhiên còn ban phú cho người dân nhiều nguồn sống khác từ biển ngoài hải sản và nông nghiệp. Dưới đáy biển sâu, cứ mỗi đợt biển động, hàng loạt sỏi trắng lại được biển đưa lên bờ, và đó là một nguồn lợi lớn. Người dân chỉ việc xúc, sàng đóng bao và bán. Đây là một nguồn thu khá lớn của người dân ở đây.
Tinh thần giáo dân đoàn kết yêu thương nhau vốn có truyền thống và được sự kính nể của người dân khu vực này cũng như sự khiếp sợ của nhà cầm quyền. Nơi đây, năm 1968 đã nổ ra vụ việc "động trời" là cả giáo xứ dám đứng lên đoàn kết chống lại sự phi lý của nhà cầm quyền nơi đây với vị cha xứ của mình. Những câu chuyện thời đó, như một dấu son oanh liệt và đoàn kết của người dân Đông Yên.
Nhưng hôm nay, trở lại Đông Yên, sự trù phú, không khí bình an, ấm áp đã lùi xa. Đón chúng tôi là những cặp mắt trốn sau cánh cửa ngơ ngác nhìn ra của các cụ già, là ánh mắt trẻ thơ như vô hồn đứng trên đống gạch đá tan hoang, là những tiếng cười của bầy trẻ không ai trông đùa nghịch trên cát bãi biển.
Tất cả các em như đám vật nuôi vô chủ đi lang thang trong cảnh hoang tàn.
Dân bị đuổi đi bằng được vì một nhóm lợi ích nhỏ nào đó?
Đi giữa sự đổ bể, ngổn ngang như vừa qua trận bom B52 thời chiến, ít ai nghĩ rằng đây là một nơi mà cách đây chưa lâu, khi chúng tôi đến là một khu dân cư đông đúc và ổn định, đầm ấm.
Cách đây mấy năm, bà con giáo dân Đông Yên và vùng lân cận bổng nhiên được kêu đi "tái định cư". Khu đất được chỉ cho họ là vùng Đèo Con, một vùng đất nổi tiếng khắc khổ của Kỳ Anh mà bao đời nay, cha ông họ, dân tình cả nước đã không chọn làm nơi sinh sống.
Bởi sống ở đó, ngoài khí hậu khắc nghiệt, thì đời sống không biết lấy gì để đảm bảo.
Thế rồi ban nọ, ngành kia, công an, dân phòng, đủ loại lực lượng xông đến và đuổi người dân ra khỏi nhà. Nhà xứ bị đập tan, nhà dân bị cuốc phẳng.
Đã mấy lần qua Đông Yên, đến nơi ngổn ngang đập phá, nơi có những người đang ở tù, hàng trăm trẻ em đang bị đem làm con tin, tìm hiểu nhiều nơi vẫn không hiểu được người ta lấy đất Đông Yên để làm gì?
Cho đến nay, ngay những người dân nơi đây, khi họ bị đập nhà cửa, buộc di dời lên nơi "chó ăn đá, gà ăn sỏi" để tái định cư từ lâu, họ vẫn không hiểu vì sao họ phải rời nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Hỏi những người dân nơi đây câu hỏi rằng họ phải tái định cư nơi khác, chấp nhận không nghề nghiệp, không đời sống bình an, bỏ nơi này cho ai và để làm gì? Hầu hết họ không có câu trả lời. Bởi theo họ, thì đó cũng là câu hỏi họ chưa bao giờ được trả lời dù đã đi khắp các cấp từ xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương.
Đa số những người dân chúng tôi gặp, họ đều khẳng định: Đây là một nhóm lợi ích nào đó trốn mặt, cố tình trấn áp người dân cho mục đích của mình, chẳng phục vụ nhà nước nào hết. Nhưng, họ lại dùng quyền lực nhà nước, cơ quan mà những người dân đóng thuế nuôi họ để trấn áp buộc họ phải ra đi khỏi nơi họ đã bao đời gây dựng.
Một người dân cho chúng tôi biết: "Chúng tôi đã hơn chục lần đi từ địa phương đến trung ương, chỉ để hỏi lấy đất của chúng tôi để làm gì? Nhưng câu trả lời làm họ giật nảy mình: Nhà nước không có một chủ trương, dự án nào ở khu đất này cả. Các ông cứ ở đó xem họ làm gì được các ông".

Quái lạ. Một dự án, nếu đàng hoàng, chân chính thì quy định của nhà nước cũng khá rõ ràng. Nhiều bước được quy định rõ khi lập dự án và nhất là khi lấy đất của dân. Trong nhiều bước thực hiện lấy đất của dân, giai đoạn. Trong đó, giai đoạn trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất: có bước thứ 3 quy định:
Trước khi thu hồi đất của người dân, cần tiến hành thông báo thu hồi đất có các nội dung chính sau đây:
- Lý do thu hồi đất;
- Diện tích khu đất thu hồi;
- Vị trí khu đất thu hồi;
- Kế hoạch di chuyển.
- Nội dung trên được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, Đài Truyền thanh - truyền hình huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi. Ngoài việc thông báo này, chủ đầu tư tổ chức thực hiện bồi thường cùng với UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành các nội dung trong thông báo.
- Phương án tổng thể phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất, giao đất hoặc thuê đất.
...
Thế nhưng, ở đây, người dân bị đập nhà cửa, bỏ đi từ lâu mà đến nay vẫn không thể hiểu được để làm gì thì quả là chuyện lạ ở thế kỷ 21. Đến nay, họ cũng chỉ được trả lời: Đây là dự án di dời 4 thôn Đông Yên mà thôi.
Thiết nghĩ, một nhóm xã hội đen khi muốn vào nhà đuổi chủ nhà đi cũng cần có một lý do nào đó khả dĩ có thể thuyết phục.
Vậy, với một chính quyền "của dân, do dân, vì dân" mà đẩy người dân vào hoàn cảnh này là do đâu? Điều gì đã dẫn đời sống người dân đến nông nỗi này?
Hà Nội, ngày 14/4/2016
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng... vào tháng 7: Quá rảnh!

Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu đã xác nhận với báo giới về một câu chuyện lạ lùng thời “hậu Nguyễn Tấn Dũng”: Sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng... vào tháng 7/2016, tức vào kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV.


Ngay trước đó, kỳ họp thứ 11, tức kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII đã bầu ra các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng tương ứng với các ông bà Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc. Trong lịch sử vận hành cơ quan “tối cao quyền dân” này, có thể cho rằng đây là một kỳ họp và bầu bán mang tai tiếng nhất. Hoàn toàn chưa có đại biểu quốc hội mới mà đã có lãnh đạo mới của không chỉ Quốc hội mà còn cả Chính phủ. Không những thế, kỳ họp quốc hội này còn “kiện toàn” cả các chức danh cụ thể trong Ủy ban thường vụ quốc hội lẫn một dàn nhân sự rất chi tiết về thành viên chính phủ và các bộ trưởng.
Từ “vi hiến” đã được nhiều cơ quan báo chí và cả báo quốc tế đề cập đến kỳ họp bầu bán thứ 11. Cũng cho tới khi kết thúc kỳ họp này, đã không có bất kỳ thông tin nào về những lá đơn “xin từ nhiệm” của các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng, cho dù trước đó Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời phỏng vấn báo chí còn khẳng định rằng “nếu cần có đơn xin từ nhiệm thì chỉ vài tiếng đồng hồ là có”.
Với cách thức “kiện toàn nhân sự” quá tròn trịa và “không cho chúng nói thoát” của kỳ họp 11 quốc hội, đã có nhiều phỏng đoán rằng kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV sẽ chỉ làm nhiệm vụ “thông qua” các kết quả đã bầu bán tại kỳ họp trước, tức các vị trí chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ là bất biến.
Tuy nhiên theo cách trả lời của Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu, có vẻ đã xảy ra một biến động nằm ngoài dự tính của những người “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp”: Quốc hội sẽ phải tiến hành bầu lại, cho dù động tác này chỉ thuần túy mang tính thủ tục.
Được biết sau khi đảng và quốc hội bị tố là “vi hiến”, khá nhiều cán bộ lão thành và cả quan chức, đại biểu đương nhiệm đã bày tỏ ý kiến phản ứng. Có thể đó là một lý do quan trọng để Bộ chính trị đảng quyết định “sẽ bầu lại”, sau khi đã hoàn thành chiến dịch thành công nhất về “kiện toàn X”.
Cho tới nay, hầu hết dư luận đều đồng thuận cao về nguyên nhân chính khiến đảng và quốc hội phải tổ chức “thay ngựa giữa dòng” là để loại ông Nguyễn Tấn Dũng. Lý do đơn giản là cho dù nắm thế thuợng phong, đảng cũng không thể bảo đảm về một quốc hội mới với nhiều gương mặt đại biểu mới của khóa XIV sẽ còn “ngoan” như đa số đại biểu quốc hội cũ mà đảng “lãnh đạo toàn diện’. Thêm vào đó, một câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại cần được nêu ra: nếu không thay ngay ông Nguyễn Tấn Dũng thì đảng lấy ai để tiếp Obama vào tháng Năm tới?
Ở một khía cạnh khác, cuộc bầu lại vào tháng 7/2016 không phải là tuyệt đối an toàn cho những nhân sự cao cấp đã được bầu trước đó. Theo luật định, nhiều vị trí yêu cầu người được bầu giữ chức vụ phải là đại biểu quốc hội. Một khả năng, dù nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra là với nhiều người vừa được bầu, nếu trong đợt bầu cử Quốc hội XIV sắp tới mà không trúng cử đại biểu quốc hội thì nghiễm nhiên họ không được tiếp tục đảm nhiệm vị trí đã được đảng mặc định! 
04/13/2016 - 19:23
Lê Dung / SBTN