Saturday, October 31, 2015

Một trò trắng trợn của cơ quan thuộc quận Bắc Từ Liêm

HẢI NINH 30/10/15 16:31
(GDVN) - Thông báo là phát hồ sơ công khai, nhưng "đầu gấu" đe dọa: "Lãnh đạo chỉ đạo chỉ bán cho một doanh nghiệp sân sau, không đến lượt mày...".
Ngày 21/4/2015, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 1708/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Theo đó, UBND Thành phố phê duyệt giá khởi điểm làm căn cứ đấu giá là 39,1 triệu đồng/m2.
Đại diện doanh nghiệp đến ngồi la liệt tại Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, 05 ngày nhưng không được phát hồ sơ. Ảnh Hải Ninh.
Đến ngày 18/9/2015, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 4716/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất trên. Theo đó, UBND quận Bắc Từ Liêm sẽ đưa ra đấu giá 21 lô đất tại phường Xuân Đỉnh, tổng diện tích 1.730m2.
Tại mục 3.1 Phương án nêu trên ghi rõ: “Hồ sơ mời đấu giá được phát miễn phí cho người đăng ký tham gia đấu giá không hạn chế tại trụ sở Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, địa chỉ tầng 5, tòa nhà CT-6C Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Thời gian cung cấp hồ sơ không được ít hơn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn Thông báo mời đấu giá”.
Tại Thông báo số 24/TB-BĐG ngày 08/10/2015 của chi nhánh Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm do ông Trịnh Minh Huệ, Giám đốc ghi rõ: Thời gian phát hành hồ sơ từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2015. Hồ sơ mời thầu tham gia đấu giá được cung cấp công khai và không hạn chế…
Doanh nhân ngồi la liệt 05 ngày trời tại quận Bắc Từ Liêm. Ảnh Hải Ninh
Tuy nhiên, thực tế diễn ra tại Chi nhánh Phát triển Quỹ đất quận Bắc Từ Liêm lại không phải như quyết định và thông báo mà cơ quan chức năng đưa ra.
Trong vai đại diện doanh nghiệp có nhu cầu muốn nhận được hồ sơ đấu giá 21 lô đất nói trên, đúng sáng ngày 21/10, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có mặt tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Bắc Từ Liêm để tìm hiểu sự việc.
Phóng viên thực sự bất ngờ khi tại giữa cơ quan công quyền, nơi có rất nhiều cán bộ và doanh nghiệp lại xuất hiện nhiều thành phần “bất hảo”, xăm trổ đầy mình.
Thấy chúng tôi có ý định vào đăng ký nhận hồ sơ, một tên trợn tròn mắt, đầu đội mũ cối, tay xăm kín lao đến gầm gừ: “Lấy hồ sơ làm gì, trên đã chỉ đạo chỉ cho 01 doanh nghiệp được mua thôi. Đấu cũng vô ích mà thôi, lượn nhanh! …”.
05 ngày chờ đợi nhưng đại điện Công ty Vinacomin không nhận được hồ sơ mời thầu. Ảnh Hải Ninh
Hàng chục doanh nghiệp cũng giống như chúng tôi, lũ lượt xếp hàng, ngồi hàng dài chen nhau hết các dãy cầu thang bộ. Một nữ doanh nhân bức xúc: “Thông báo là phát hồ sơ miễn phí nhưng đợi dài cổ vẫn không đến lượt. Những người được gọi vào toàn doanh nghiệp “quân xanh, quân đỏ” được cài cắm vào, chứ doanh nghiệp có nhu cầu thực sự thì không được gọi. Rõ ràng là có việc vây thầu tại đây…”.
Tiếp tục các ngày 22, 23, 26 và 27/10, phóng viên tiếp tục có mặt tại Trung tâm Phát triển quỹ đất và chứng kiến cảnh hàng chục doanh nhân vẫn phải xếp hàng, ngồi la liệt ở các cầu thang bộ như dân “tị nạn” nhưng vẫn không được gọi vào phát hồ sơ.
Khoảng 10 -15 phút lại có doanh nghiệp được gọi vào nhưng khi ra thì lắc đầu đều không nhận được hồ sơ. Phóng viên lân la hỏi thì mới biết, đây là các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ở các lĩnh vực không phải bất động sản…
Thấy khó hiểu, chúng tôi  hỏi một người vừa trong phòng ra: “Vì sao công ty chị không có chức năng bất động sản như thông báo chị vẫn đến đây và vẫn được gọi vào?”, người phụ nữ này tỏ ra bối rối, không trả lời, rồi tìm cách lẫn tránh chỗ khác.
Các doanh nhân ngồi la liệt ở các cầu thang bộ 05 ngày ròng. Ảnh Hải Ninh
Có nhu cầu đấu giá thực sự, Công ty CP Đầu tư Thương mại và dịch vụ Vinacomin (Công ty Viacomin) cử cán bộ trong 05 ngày ròng rã đến Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Bắc Từ Liêm để được phát hồ sơ mời thầu nhưng tất cả nhận được là "sự chờ đợi và cái lắc đầu".
Quá bức xúc trước kiểu lừa đảo ma mãnh của cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, đại diện Công ty Vinacomin đã có đơn tố cáo gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trong đơn, phía Công ty Vinacomin cho biết đúng 10 giờ sáng ngày 21/10/2015, cán bộ của Công ty mang hồ sơ đến Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm để đăng ký nhận hồ sơ mời thầu (số thứ tự là 49) nhưng chờ hết ngày vẫn không được gọi.
Đến sáng ngày 22/10/2015, cán bộ Công ty tiếp tục đến đợi và đăng ký số thứ tự 22 nhưng chờ hết ngày vẫn không được gọi, lại hỏi cán bộ Trung tâm thì được trả lời... cứ đợi.
Tiếp tục đến sáng ngày 23/10, đại diện Công ty Viancomin tiếp tục đến đăng ký nhưng chờ cả ngày vẫn không được Trung tâm gọi, hỏi cán bộ thì được trả lời là... cứ đợi.
Hai ngày cuối cùng là 26 và 27, cán bộ Công ty Vinacomin tiếp tục đến đợi tại Trung tâm nhưng hết 02 ngày vẫn không được gọi. Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu nhưng 05 ngày ròng rã đợi chờ vẫn không được Trung tâm Phát triển Quỹ đất gọi vào để phát hồ sơ.
Đại diện Công ty Vinacomin bức xúc cho biết: Có rất nhiều thành phần “xã hội đen” đến và thường xuyên dọa nạt yêu cầu không mua hồ sơ. Công ty chúng tôi thấy rõ ràng có sự móc ngoặc giữa cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và một số thành phần xã hội đen. Mỗi ngày Trung tâm chỉ phát được 6-7 bộ hồ sơ thì làm sao doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Khi chúng tôi trực tiếp vào hỏi, thì cán bộ Trung tâm cho biết là đang đi phô tô và đóng dấu hồ sơ… đây là việc làm bao biện, thiếu minh bạch và có dấu hiệu tiêu cực của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bắc Từ Liêm”.
Quy định của pháp luật về đấu giá đất là công khai, liên tục, khách quan, trung thực… Đồng thời, chủ trương của Thành phố Hà Nội là muốn được nhiều doanh nghiệp cùng tham gia đấu giá một cách bình đẳng, với mục đích thu được nguồn ngân sách lớn nhất cho Nhà nước.
Tuy nhiên, với cách làm kiểu “lừa đảo ma mãnh” của Trung tâm Phát triển quỹ đất là một trò hề đối các doanh nghiệp chân chính. Không thể để vì lợi ích một số cán bộ, một vài doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục doanh nghiệp chân chính và ngân sách Nhà nước.
Thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội cần vào cuộc kiểm tra, chỉ đạo, hủy ngay thủ tục phát hồ sơ mời thầu của Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Bắc Từ Liêm.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Trẻ em lại chết oan sau khi chích ngừa '5 trong 1'

VIỆT NAM (NV) - Liên tiếp xảy ra các vụ chết người sau khi chích vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem cho các trẻ nhỏ, khiến người dân lo sợ, trong khi Ngành Y Tế cho biết phải “chờ ý kiến của chính phủ để thay loại thuốc mới.”


Chích ngừa vắc-xin Quinvaxem cho trẻ. (Hình: Người Lao Động)

Trả lời truyền thông, ngày 30 tháng 10, ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y Tế, xác nhận: “Từ đầu năm 2015 đến nay đã có 16 trường hợp phản ứng nặng (tím tái, khó thở); có 8 ca chết sau khi chích Quinvaxem “5 trong 1,” phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.”

Ông Phu cho biết, dù trước đó, các phương án thay thế cũng đã được đặt ra nhưng khó khăn nhất vẫn là nguồn vắc-xin và kinh phí. Hơn nữa, nhà sản xuất vắc-xin có thành phần vô bào trên thế giới cũng chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu thay thế của Việt Nam.

“Bộ Y tế cũng đang trong quá trình đề xuất lên chính phủ cho thay thế vắc-xin Quinvaxem bằng vắc-xin thế hệ mới. Tuy nhiên, việc này cần lộ trình, thời gian, kinh phí và phải căn cứ trên ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước,” ông Phu nói.

Tờ Người Lao Động dẫn thống kê trong năm 2014 về các tai biến sau tiêm Quinvaxem đã ghi nhận, gần 10 trẻ em ở Việt Nam chết sau khi chích. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng đã tìm ra 9 ca phản ứng liên quan đến vắc-xin này.

Thế nhưng, Bộ Y Tế Việt Nam vẫn tiếp tục dùng vắc-xin Quinvaxem chích ngừa cho trẻ, khiến có thêm nhiều ca tử vong. Cụ thể, ngày 25 tháng 10, gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đưa bé Nguyễn Ngọc Tường Vy (4.5 tháng tuổi) đến trạm y tế xã để chích ngừa vắc-xin Quinvaxem. Trước khi chích, kiểm tra sức khỏe sàng lọc thấy sức khỏe cháu bình thường. Thế nhưng đến sáng 26 tháng 10, cháu Vy bị nôn và đến chiều cùng ngày xuất hiện những vết tím ở mông, được nhân viên y tế kiểm tra, sau đó chuyển đến bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ và chết vào sáng hôm sau với chẩn đoán “sốc nhiễm trùng nặng.”

Trước đó, ngày 20 tháng 10, bé trai 3 tháng tuổi, ngụ xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cũng bị chết sau khi chích ngừa Quinvaxem vài phút. Theo kết luận của hội đồng chuyên môn, bé chết do “sốc phản vệ.” Theo đại diện Bộ Y Tế, đây là một trong số trường hợp trẻ chết có liên quan đến vắc-xin.

Để biện minh cho chất lượng vắc-xin Quinvaxem mà Ngành Y Tế Việt Nam đang sử dụng chích cho trẻ nhỏ, ông Phu biện minh: “Nhiều người nhận xét rằng, sau khi chích dịch vụ vắc-xin “5 trong 1” của Pháp, Mỹ thì không có phản ứng. Thực tế, mỗi năm, Việt Nam chỉ có khoảng 100,000-200,000 liều được sử dụng. Con số này thấp hơn nhiều so với 5.5 triệu liều vắc-xin Quinvaxem mà Bộ Y Tế đã dùng cho trẻ em trên cả nước,” ông Phu nói.

Theo ông Phu, để đưa ra kết luận nguyên nhân phản ứng sau khi tiêm Quinvaxem, cần dựa trên các bằng chứng khoa học, kết quả điều tra phản ứng sau tiêm và đánh giá của hội đồng tư vấn về tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế. (Tr.N)
10-31-2015 4:04:16 PM 

CSVN sửa luật hình sự để giải cứu cán bộ

HÀ NỘI (NV) - Tại kỳ họp của Quốc Hội CSVN đang diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu Quốc Hội nêu thắc mắc phải chăng việc sửa luật hình sự là để giải cứu cán bộ?
Ông Nguyễn Bá Thuyền, người cho rằng, sửa luật hình sự nhằm giải cứu cán bộ. (Hình: VTC)


Tại phiên thảo luận về dự luật “sửa luật hình sự hiện hành,” ông Thuyền tỏ ra bất bình khi dự luật vừa kể loại bỏ tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Theo ông Thuyền, đó là một cách dung tha cho những cán bộ cố tình vi phạm luật pháp.
Ông Thuyền nói thêm rằng ông nghi ngờ những người soạn dự luật sửa luật hình sự hiện hành tiếp tay cho tham nhũng.

Luật hình sự cũ quy định, bị xem là tham nhũng nếu “lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận, hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức để làm hoặc không làm một việc nào đó,” đối với quy định này, bộ phận soạn dự luật sửa luật hình sự thêm từ “đòi.” Ông Thuyền bảo rằng, thêm như vậy chẳng khác gì tiếp tay bởi khó mà chứng minh có “đòi” hay không. Thực tế cho thấy, bị làm khó là dân tự động phải đưa, không cần “đòi.” Thêm từ “đòi” thì không chống tham nhũng được nữa.

Để dẫn chứng, ông Thuyền nêu lại một trường hợp đã từng xảy ra trên đài truyền hình quốc gia, đó là khi bị chất vấn, một viên bộ trưởng của Việt Nam chống chế rằng, không có thuộc cấp nào của ông ta đòi hối lộ, chỉ có nhân dân tự đưa!

Đây là lần cuối Quốc Hội Việt Nam góp ý cho dự luật hình sự trước khi bỏ phiếu thông qua. “Nỗ lực sửa luật hình sự” của Việt Nam dường như một trò hề.

Những ý tưởng được cho là mới trong dự luật sửa luật hình sự hiện hành chủ yếu chỉ xoay quanh nhóm tội phạm về kinh tế, theo đó sẽ tăng hình phạt tiền, hạn chế phạt tù đối với các loại tội trong nhóm tội phạm này. Chẳng hạn trước đây, những người phạm tội “buôn lậu,” bị kết án từ sáu tháng đến ba năm tù có thể nộp khoản tiền phạt từ 10 triệu đến 100 triệu để khỏi vào tù thì nay, nhóm soạn thảo dự luật sửa Bộ Luật Hình Sự hiện hành nâng mức tiền phạt lên ba lần (từ 30 triệu đến 300 triệu). Đồng thời cho phép người bị phạt từ ba năm tù đến bảy năm tù có thể nộp phạt từ 300 triệu đến 1,5 tỷ để khỏi vào tù. Nếu bị phạt từ bảy năm tù đến 15 năm tù, có thể nộp phạt từ 1,5 tỷ đến 5 tỷ để mua tự do.

Những người bị kết tội “trốn thuế” cũng có thể nộp khoản tiền phạt tương ứng từ ba đến năm lần số thuế mà họ gian lận và khỏi phải vào tù.

Tương tự, các tội khác trong nhóm tội phạm kinh tế như “vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới,” “sản xuất, buôn bán hàng cấm,” “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm,” “sản xuất, buôn bán hàng giả,” “kinh doanh trái phép,” “đầu cơ,” “lừa dối khách hàng,” “cho vay nặng lãi,”... đều có thể nộp tiền phạt để khỏi vào tù.

Ngoài việc gạt bỏ tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” dự luật này còn gạt bỏ một số tội khác như “báo cáo sai trong quản lý kinh tế.” Một viên chức Bộ Tư Pháp từng giải thích, việc gạt bỏ các tội vừa kể ra khỏi luật hình sự nhằm “bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng trong chính sách hình sự” vì “không nên tạo ra một tội danh giống như cái túi để xử lý những vi phạm mà không đủ căn cứ để truy cứu về một tội danh cụ thể.”


Điểm đáng chú ý là dự luật sửa luật hình sự hiện hành của Việt Nam không đề cập gì đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong khi càng ngày càng nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế lên án và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ nhiều tội trong nhóm tội này như: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79), “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 87), “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88), “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” (điều 258). Lý do là vì chúng mơ hồ và thường được chính quyền Việt Nam tận dụng nhằm kết án, giam cầm những người chỉ bày tỏ chính kiến của họ một cách ôn hòa. (G.Đ)
10-31- 2015 2:07:59 PM 

Sếp công an đòi nợ thuê 'bị' chuyển từ huyện về tỉnh

BÌNH PHƯỚC (NV) - Dường như việc điều chuyển ông Nguyễn Văn Hùng, phó công an huyện Bù Gia Mập về làm phó một phòng của công an Bình Phước đã hoàn tất cam kết “xử lý nghiêm khắc” một vụ đòi nợ thuê. 


Bà Trần Thị Búp. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hồi giữa tháng 2 năm nay, ông Hùng phê chuẩn “lệnh bắt khẩn cấp” bà Trần Thị Búp, ngụ tại xã Bình Tân, huyện Bù Gia Mập vì “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”

Bà Búp bị giam cho đến giữa tháng 3 thì được trả tự do vì phản ứng của báo giới, hệ thống tư pháp tại Bình Phước phải kiểm tra và xác nhận, các viên chức tư pháp tại huyện Bù Gia Mập đã “hình sự hóa giao dịch dân sự.”
“Hình sự hóa giao dịch dân sự” là cách gọi vấn nạn hệ thống tư pháp Việt Nam (bao gồm Tòa án, Viện Kiểm Sát, công an) đòi nợ thuê. Thay vì để những cá nhân có liên quan đến nợ nần kiện nhau ra tòa dân sự xin phân xử thì hệ thống tu pháp Việt Nam lại bắt một trong số các bên có liên quan để buộc trả nợ hay xóa nợ, thậm chí giúp thu hồi tài sản để trừ nợ.

Vấn nạn này kéo dài vài thập niên và nghiêm trọng đến mức, Quốc Hội Việt Nam phải yêu cầu hệ thống tư pháp ban hành các hướng dẫn nhằm ngăn chặn các viên chức tư pháp lợi dụng tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” để đòi nợ thuê.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luật pháp bất minh nên các viên chức tư pháp vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống công quyền để đòi nợ thuê mà trường hợp bà Búp là một ví dụ rất rõ ràng.

Đầu năm 2015, bà Búp mua hai container hạt điều của bà Lâm Cẩm Bé và bà Lê Thị Thủy, cùng ngụ tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Sau đó, bà Búp chỉ trả tiền cho một container, tiền mua container còn lại, bà Búp yêu cầu cấn trừ khoản tiền mà bà Bé còn thiếu. Đáng lưu ý là bà Búp “ngoan cố,” không đếm xỉa gì đến lời hăm dọa của bà Bé là “sẽ nhờ công an giải quyết...”

Ngay sau đó bà Búp bị cáo buộc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo tố cáo của bà Thủy (để loại bỏ sự hợp lý của chuyên cấn trừ nợ nần giữa bà Búp và bà Bé), rồi bị bắt khẩn cấp. Trong suốt một tháng giam giữ bà Búp, cả công an lẫn Viện Kiểm Sát từ huyện đến tỉnh không thèm quan tâm đến những bằng chứng do gia đình bà Búp xuất trình, kể cả băng ghi âm ghi lại các cuộc trao đổi giữa bà Búp và bà Bé...

Mãi tới khi thân nhân bà Búp đi kêu oan, báo giới lên tiếng kèm những chứng cứ rõ ràng cho thấy bà Búp bị bắt oan, công an và Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Phước mới yêu cầu công an và Viện Kiểm Sát huyện Bù Gia Mập báo cáo.
Đến lúc này, phòng cảnh sát điều tra của công an tỉnh Bình Phước mới quyết định đình chỉ điều tra, trả tự do cho bà Búp vì “kết quả điều tra cho thấy bà Trần Thị Búp không phạm tội.”

Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Phước thì ra một văn bản thừa nhận bà Búp đã bị bắt oan, yêu cầu Viện Kiểm Sát huyện Bù Gia Mập xin lỗi bởi đã vội vàng phê chuẩn đề nghị khởi tố, bắt khẩn, tạm giam bà Búp của công an và xem xét việc bồi thường cho bà Búp.

Cả công an lẫn Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Phước cùng cho biết đã yêu cầu thuộc cấp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đồng thời cam kết sẽ “xử lý nghiêm khắc” những cá nhân có liên quan đến chuyện bắt oan bà Búp.

Cho đến nay chỉ mới có ông Nguyễn Văn Hùng bị kỷ luật. Hình thức kỷ luật đúng là “hết sức nghiêm khắc” theo “truyền thống xử lý kỷ luật” của chính quyền CSVN. Từ phó công an của huyện Bù Gia Mập, ông Hùng “bị điều động” về làm... phó một phòng của công an tỉnh Bình Phước!(G.Đ)
 10-31-2015 2:20:00 PM 

Tự hào

Theo Người Việt-10-31-2015 2:54:52 PM
Bùi Bảo Trúc
Bút Tre, thiên tài thi ca của nước ta hồi tháng 4 năm 1961, một hôm không biết làm gì cho vui, ra sân đứng nhìn lên trời tự nhiên thấy vui quá liền chạy vào nhà lấy giấy bút viết ngay hai câu thơ lục bát mà có thể không người nào có chút máu thi ca trong huyết quản mà không biết:

Chúng ta sung sướng tự hào
Có Ga-ga-rỉn bay vào vu tru


Thế là thành tích của phi hành gia Liên Xô Yuri Gargarin đi ngay vào thi ca của nước Việt.

Nước ta thì sau đó, như vừa tìm được mấy chữ mới, đem ra dùng lia lịa bất kể những điều mà nước ta có thật sự xứng đáng để tự hào hay không thì cũng vẫn cứ la hoảng lên là rất tự hào.

Tự hào là tình cảm kiêu hãnh, sung sướng, hưng phấn về chính mình, về khả năng, về những điều thành đạt mà mình làm được vượt trội lên trên, hơn hẳn những người khác. Yuri Gargarin là một phi công Liên Xô, thành tích của chàng là ngồi trong một phi thuyền gắn trên đầu của một hỏa tiễn Vostok 1 phóng lên thượng tầng khí quyển rồi đáp xuống trái đất an toàn.

Kể ra thành tích ấy có đáng nể thật. Gargarin được tặng không biết bao nhiêu là huân chương cao quý. Tin tức loan ra khắp nơi về chuyến bay vào vũ trụ của chàng. Mỹ thua to quả này. Nước ta thì lúc đó không ưa Mỹ, thấy Mỹ thua Liên Xô thì sướng chết đi được. Liên Xô là đàn anh, mà đàn anh thì cũng như người nhà. Người nhà đạt được thành tích lớn như thế thì mình vui là phải. Thế là bất kể cậu Yuri Gargarin có coi Việt Nam là người nhà của cậu hay không, và có bao giờ cậu thoáng qua trong đầu ở cái nước Việt Nam xa xôi ấy có những người chỉ lăm lăm đợi đi một đường lưỡi, liếm cho đôi gầy của chàng được thêm bóng hay không, thì kết cuộc chàng vẫn được nhà nhà thơ Bút Tre viết hai câu lục bát ca ngợi chàng, coi chuyến đi của chàng là một thành tích làm cho cả cái đám dân bần cùng nước Việt chết lên chết xuống đang không biết tìm đâu được một chút tự hào nào cho bớt đói.

Và bất kể luật bằng trắc của thơ lục bát, ông Bút Tre cứ tự tiện chỗ nào cần vần bằng thì quăng vần bằng vào, chỗ nào cần vần trắc thì ông phang vần trắc vào, các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ông cứ dùng một cách rất tùy nghi. Và Gargarin được viết thành Ga-ga-rỉn... vũ trụ thành vu tru là thế.

Niềm tự hào của dân tộc cứ thế phăng phăng mà đi, thừa thắng xông lên lia lịa. Trước ngày 2 tháng 9 vừa qua, báo chí trong nước ta cứ nhắng lên mà tự hào về đủ mọi chuyện, tô hồng chuốt lục cho chính mình làm nhân dân ai cũng tưởng thật.

Không còn Gagarỉn để tự hào nữa thì phải moi móc ra những chuyện khác để mà tự hào với nhau vậy. Thế là tự hào loạn lên. Tự hào về người Việt, về tiếng Việt, về bác Hồ, về thành tích chống Mỹ cứu nước, về quân đội nhân dân anh hùng, về đại tướng Phùng Quang Thanh, mặt mũi giống lợn ỉ nhất, ăn nói ngu nhất, về Ba Ếch không học luật ngày nào vẫn có bằng cử nhân luật hệt như áo dài Thiết Lập không có eo cắt vẫn có eo, tà búp, bâu tươi, về thành tích tham nhũng không thua gì Zimbabwe, về chuyện con cái bọn to đầu được đua vào những chức vụ cao, không như bọn con cái của Thiệu, Kỳ, Nhu, Diệm chẳng đứa nào được bố nhét vào những nơi đầy mưa móc, tiền bạc ê hề vân vân...

Đang sung sướng đến độ chết được thì có người dí ngay vào tay một bài báo trong nước một bản tin cho biết chỉ trong có 6 tháng đầu của năm 2015 đã có 1,515 phụ nữ Việt Nam bị nhà cầm quyền Singapore từ chối không cho nhập cảnh mặc dù tất cả đều có giấy tờ hợp lệ. Nhiều người bị thẩm vấn gay gắt trước khi không cho nhập cảnh. Nhà cầm quyền Singapore không cho biết những lý do không cho vào đảo quốc của họ. Nhưng nếu thông minh một chút thì người ta biết ngay lý do đó và lý do mà Singapore từ khước không cho những phụ nữ này vào Chiêu Nam Đảo tức là Singapore là sợ các phụ nữ này đem thân thể của họ bán cho những người đàn ông Singapore. Chao ôi là tự hào!

Người bạn độc ác của tôi còn đưa cho tôi xem hình chụp những bức ảnh chụp mấy tấm biểu ngữ viết bằng tiếng Việt cảnh báo các công dân Việt Nam không nên trộm cắp bằng tiếng Việt tại các cơ sở thương mại ở Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc...

Bạn tôi chua chát nói rằng tiếng Việt được dùng trong những trường hợp như thế thì có đáng tự hào, kiêu hãnh không...

Tôi nhớ cụ Phạm Quỳnh và tình yêu cụ dành cho tiếng Việt rồi nối kết sự tồn tại của tiếng Việt vào với sự tồn vong cua nước Việt và bài thơ của Nguyễn Đức Quỳnh trong nhóm Đàm Trường Viễn Kiến mà đau xót cho tiếng Việt, “tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi” mà muốn... khóc chứ chẳng tự hào cái quái gì cả.

May quá, cái ngày 2 tháng 9 đã qua rồi. Mong đừng có một ngày như thế nữa!

Hàn Lâm Viện Thụy Điển 'bạt tai' các chế độ độc tài

Việt Nguyên -10-31- 2015 1:48:27 PM
“Thấp cổ bé miệng,” tiếng than của người dân khắp nơi trên thế giới từ ngàn năm. Trong thời quân chủ chuyên chế, các vua hiền đức hay lắng nghe tiếng nói của dân, thăm dân cho biết sự tình, như Vua Việt Nam Trần Nhân Tông. Qua thời dân chủ người dân thấp cổ bé miệng có tiếng nói qua quyền đi bầu chọn người đại diện. Trong xã hội Cộng Sản tiếng nói của người dân bị đàn áp, tiếng nói trong xã hội Cộng Sản là tiếng nói độc quyền của lãnh tụ, của đảng và nhà cầm quyền, người dân thấp cổ bé miệng đôi khi được hỏi như ở Việt Nam trong mấy năm gần đây trước đại hội đảng Cộng Sản Tháng Giêng năm 2016, nhưng trưng cầu ý kiến chỉ là đòn phép của đảng Cộng Sản nhằm đàn áp tiếng nói đối lập.



Nữ văn sĩ Svetlana Alexievich. (Hình: Getty Images)
Tiếng nói của người dân được nhà văn Svetlana Alexievich ghi nhận trong những tác phẩm của bà. Nhà văn nữ lần thứ 14 trong lịch sử văn chương Nobel thế giới đã lắng nghe, đi tìm hiểu, hỏi và ghi nhận những tâm tình của người dân trong xã hội Cộng Sản Xô Viết và viết lại không phải như ký giả mà là nhà văn với tất cả tấm lòng của bà và tâm hồn người được phỏng vấn. Có những đối thoại hay độc thoại trong những cuốn sách của bà đầy triết lý trong cuộc đời những người dân bị áp bức. Những ghi nhận trung thực ấy đã được ủy ban văn chương Nobel Thụy Điển công nhận.
Tổng Thư Ký Hàn Lâm Viện Thụy Điển Sara Darius ca ngợi bà Svetlana Alexievich đã tạo ra một nền văn học mới, văn học lịch sử của xúc động và lịch sử của tâm hồn. Nữ văn sĩ Alexievich là người đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương dựa trên phỏng vấn nhân vật và các nhân vật có thật nhưng được giữ kín tên tuổi.
Một đoạn trong “Những tiếng nói từ Chernobyl” đã cho thấy tài tả chân của bà văn sĩ từ tiếng nói cô độc nhân bản của một bà vợ, tiếng nói về sự sống, cái chết và tình yêu trong một khung cảnh ở Chernobyl sau vụ nổ lò nguyên tử gây tai nạn tử thương trong đó nạn nhân nghĩ là bị trúng độc vì hơi ngạt, bác sĩ nói láo, không nói về tia phóng xạ: “Chồng tôi đẹp trai quá (vài ngày trước khi chết). Nhưng khi chết thì được mặc đồng phục với mũ, nhưng người ta không mang giày cho anh được vì chân phù. Thân thể anh đã rã, xương lung lay và rơi lòng thòng. Mấy miếng phổi và gan ói lên miệng làm nghẹt những cơ quan nội tạng. Thân thể phù lớn nên người ta chôn anh chân không.” (lời tường thuật của bà Lyndmil Quatenko, vợ một lính cứu hỏa).
Lên tiếng thay cho những người dân thấp cổ bé miệng, nữ văn sĩ Svetlana Alexievich năm nay 67 tuổi, cũng là một người đàn bà chỉ cao khoảng 1m 50. Những tác phẩm của bà nhắm đến những khủng hoảng lịch sử của Đế Quốc Xô Viết từ thương dân, binh sĩ, phụ nữ trong Thế Chiến Thứ Hai, chiến tranh của Xô Viết ở A Phú Hãn, thảm cảnh nguyên tử Chernobyl cho đến sự sụp đổ của Xô Viết. Bà đã nhận được nhiều giải thưởng văn chương quốc tế giá trị trước giải Nobel như giải National book Critics, giải Hòa Bình 2013 của Đức, giải tiểu luận Medicis của Pháp.
Sanh ra đời ba năm sau khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc ở Ukraine, nhưng lớn lên ở Belarus, một quốc gia thuộc Xô Viết, có chế độ độc tài từ chính trị đến kinh tế dưới quyền cai trị của Tổng Thống Alexander Lukashenko từ 1994 (ông này vừa tái đắc cử năm nay).
Sống dưới chế độ Cộng Sản, bà đã nổi tiếng với những cuốn sách đã bị cấm cho đến khi “Đổi mới” của Tổng Bí Thư Gorbachev. Cuốn sách bìa cứng “Chiến tranh không bộ mặt phụ nữ,” trên thị trường Amazon giá 2,264 Mỹ Kim, cuốn sách này ấn bản năm 1984 ở Moscow với nhân vật chính là một phụ nữ sống sót sau chiến tranh.
Bà cũng như người kể trong các chuyện “đa số là phụ nữ vì phụ nữ trong làng tụ họp nói chuyện, kể chuyện chiến tranh, còn đàn ông hầu hết chết vì đi trận, số còn lại thì tối ngày say rượu.” Đàn bà kể chuyện vì “đàn bà sống với tình cảm.” Cuốn sách “Chiến tranh không bộ mặt phụ nữ” là độc thoại của một phụ nữ sống sót sau chiến tranh, đã phá huyền thoại từ tuyên truyền của chính quyến Xô Viết luôn luôn “vinh quang chiến thắng,” những lời tuyên truyền viết bởi các bồi bút của đảng ca ngợi quân đội bách chiến bách thắng.
Khi Tổng Bí Thư Gorbachev lên cầm quyền, ông đã dùng tựa cuốn sách trong diễn văn “Đổi mới” của ông, một rạng đông của sự cởi mở cho giới trí thức và nền văn học Nga. Cuốn sách bán trên 2 triệu cuốn đoạt giải Lenin Komsomol.
Cuốn tiếp theo là “Nhân chứng cuối cùng” xuất bản năm 1985. Cuốn sách đặt ra nhiều câu hỏi dẫn đến chiến tranh A Phú Hãn. Cuốn “Những thanh niên trong quan tài kẽm (Boys of zinc) là tiếng nói kể lại của những người lính, mẹ và quả phụ của binh lính Xô Viết tử trận ở A Phú Hãn được đưa về trong những hòm kẽm đóng kín trong năm 1989, năm Xô Viết rút quân về. Lính Nga sợ hãi, mất tinh thần, hoang mang, nghèo đói, những người lính trẻ có bộ mặt con người, không phải là những người lính được đảng Cộng Sản đánh bóng bằng huyền thoại. Chính quyền Xô Viết kiện bà về tội mạ lị nhưng bà thắng kiện trong năm 1991 khi Xô Viết sụp đổ. Huyền thoại con người Xô Viết, những con người “đỏ” “hồng chuyên” được tạo ra từ “Chiến tranh yêu nước vĩ đại” với Đức đã biến mất, con người “đỏ thắm Cộng Sản” tiêu với sự sụp đổ của chế độ Xô Viết.
Cuốn sách thứ tư là “những tiếng nói từ Chernobyl” xuất bản năm 1997, được xem là cuốn sách thảm thiết nhất của những nạn nhân vì tia phóng xạ. Cuốn sách thứ năm của bà là “thời đại xưa” với đa số giọng đàn bà, ít giọng đàn ông, nói về thời kỳ Xô Viết đánh mất ý thức hệ, sau trận chiến chủng tộc Xô Viết, về quần đảo ngục tù Gulag và những mặt trái của Xô Viết. Xã hội Xô Viết (giống như xã hội Cộng Sản Việt Nam sau chiến tranh) với thế hệ đàn ông Xô Viết chỉ biết nói về họ, nghĩ về họ, về cuộc đời sau chiến tranh và trong chiến tranh, họ không có một đời sống riêng, họ chỉ có đời phục vụ cho đảng.
Thời kỳ “Đổi mới” của Gorbachev là thời kỳ hạnh phúc cho dân Nga, dân chúng Nga được dịp thay đổi, được nghĩ về quá khứ và tương lai, họ trở thành những con người mới không còn là những người máy “xã hội chủ nghĩa”
Vụ nổ cháy lò nguyên tử Chernobyl xảy ra ngày 26 tháng 4 năm 1986 vào lúc 1 giờ 23 phút 58 giây sáng. Chernobyl ở vùng nam Belarus. Trong các nước thuộc liên bang Xô Viết Belarus bị thiệt hại nặng nhất, 485 làng bị tiêu hủy, dân bị di tản, thảm họa cho quốc gia có 10 triệu dân và là thảm họa lớn nhất của thế kỷ thứ hai mươi. Ngày đầu tiên sau vụ nổ chỉ có một công nhân thiệt mạng nhưng sau đó hơn 10,000 người bị nhiễm phóng xạ. Hiện nay một phần năm dân số Belarus sống trong vùng ô nhiễm phóng xạ (2 triệu 100 ngàn dân trong đó có 700,000 trẻ em).
Vụ nổ này đã gây ra tiếng vang trên khắp thế giới và cho thấy cách hành xử của chính quyền Cộng Sản Belarus cũng như chính quyền Xô Viết. Bản chất các chế độ Cộng Sản giống nhau, 19 năm sau, ngày 12 tháng 8 năm 2015, vụ nổ ở Thiên Tân Trung Hoa với khí độc hóa học Cyanate cho thấy bản chất Cộng Sản không thay đổi trước gánh nạn của dân, một văn hóa chung: Độc tài, lười biếng, dửng dưng với nỗi khổ của dân chúng, bất lực và nói láo.
Chính quyền Xô Viết vào tháng 4 năm 1986 chỉ nói cho dân chúng về hơi độc mà không hề nói đến thảm họa nguyên tử. Dân chúng trong vùng đã so sánh vụ nổ nguyên tử với chiến tranh năm 1941, Nga đánh với Đức trong trận Welrmacht, đưa quân và dân đi đánh giặc mà không chuẩn bị đối đầu với sự nguy hiểm trước mắt. Chính quyền nói láo, bác sĩ nói láo trước những triệu chứng rành rành về phóng xạ nguyên tử: Da nhiễm độc, lở lói, đầy mụt nhọt, đi tiêu chảy máu một ngày 25 đến 30 lần. Trẻ em chết vì xơ gan, bệnh tim và đường tiêu hóa.
Belarus như bãi chiến trường, dân di tản, làng xóm bỏ không, làng bị đốt cháy, “mỗi người có một định mệnh, tất cả chúng tôi trở thành thú vật, không có công lý.” Một sĩ quan có nhiệm vụ di tản dân đã nhìn làng mạc trơ trụi, trong khi đó biểu ngữ vẫn còn: “Mục đích của đảng là đem lại hạnh phúc cho nhân dân,” “tư tưởng Lê Nin bất diệt.” Hình và tượng các lãnh tụ như Lê Nin vẫn đứng trong khung cảnh tang thương. Người lính đã cảnh tỉnh nhờ cảnh tàn phá vùng Chernobyl: “Phải mất đến ba năm, tôi trả lại thẻ đảng, trả lại cuốn sách Hồng, nhờ Chernobyl cháy nổ mà tôi đã được giải phóng!”
Dân vùng Chernobyl đối diện với cái chết, họ trở thành triết gia qua những cuộc độc thoại được nữ sĩ Alexievich ghi lại: “Chết, tôi không sợ chết nhưng tôi không biết tôi sẽ chết như thế nào. Bạn tôi đã chết, người phình lên lớn như thùng chứa nước, da đen như than. Tôi đã chiến đấu ở A Phủ Hãn, cái chết đến dễ dàng, họ chỉ cần bắn vào đầu tôi.”
Cái chết vì phóng xạ như những người dân vùng Chernobyl là cái chết đáng sợ nhất: “Những đốm đen nổi lên trên người anh ta, cái cằm rớt mất ở nơi nào, cổ biết mất, lưỡi rớt ra ngoài, gân cổ nổi lên, máu chảy ra từ cổ.”
Cái chết và thảm họa Chernobyl đã xảy ra và dân Chernobyl nhìn cuộc đời như một cuộc tận thế với cặp mắt triết lý: “Chernobyl đã xảy ra để chúng tôi trở thành triết gia.” Những người đã chứng kiến cảnh tàn phá trở về và tự suy nghĩ: “điều gì tốt hơn: nhớ hay quên?”
Chính quyền Cộng Sản di tản dân một cách vô nhân đạo: “Giống như năm 1937, năm Đại Khủng Bố của Stalin, lính đến bắt dân đi, dựng họ dậy trong khi ngủ trên giường, bắt đi mà không biết đi đâu.” Ngôn ngữ trong cảnh di tản cũng là một ngôn ngữ thời Stalin, đổ thừa cho “tay chân bọn mật vụ Tây phương,” “kẻ thù của xã hội chủ nghĩa” với những chiêu bài” chúng tôi tạo thiên đàng trần gian trên trái đất cho các anh. Hãy ở lại và tiếp tục làm việc.” Hô hào ở lại làm việc trong chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa: “Chủ tịch nông trường cần hai chiếc xe hơi để chở gia đình, quần áo và đồ đạc trong nhà trong khi dân chúng không có một chiếc xe để chở con đi!”
Giống như trong thời kỳ chiến tranh và thời kỳ xét lại, một bí thư đảng đã phản tỉnh. Vladimir Ivanov, bí thư thứ nhất ủy ban vùng, đã hối hận: “Tôi là sản phẩm của thời đại. Tôi tin vào Cộng Sản và bây giờ thấy rõ tất cả bọn Cộng Sản là tội phạm.” Vụ nổ Chernobyl là do lỗi của đảng Cộng Sản: “Họ đã xây lò nguyên tử rẻ tiền, họ nghèo nên muốn tiết kiệm nên không cần biết đến sinh mạng của dân. Dân đối với họ cũng giống như cát và phân bón của lịch sử.” “Đảng Cộng Sản đã giấu giếm, nói láo, nhưng thế giới đã xây trên nền tảng vật lý chứ không phải trên ý thức hệ Marx.”
Với giải văn chương Nobel, bà Svetlana Alexievich đã đi vào nền văn học Nga, một nền văn học vĩ đại với các nhà văn hào Leo Tolstoy, Dostoyevsky. Chính quyền Nga và các chính quyền Cộng Sản đã phản đối ủy ban văn chương Hàn Lâm Viện Thụy Điển với lý do Viện Hàn Lâm này luôn luôn đứng bên cạnh các nhà văn chống chính quyền Xô Viết: Năm 1933 với Ivan Bunin, năm 1958 với nhà văn và thi sĩ Boris Pasternak với đại tác phẩm đầy tính thơ Doctor Zhivago, năm 1970 với Alexander Solzhenitsyn với “quần đảo ngục tù” xuất bản tại các xứ Tây phương năm 1973, sau đó Solzhenitsyn bị trục xuất và trở về nước sau Cộng Sản và năm 1987 giải về tay thi sĩ Joseph Brodsky. Với bà Alexievich, giải văn chương Nobel đánh dấu từng giai đoạn của nước Nga từ thời Stalin đến “đổi mới.” Nhưng riêng với bà Alexievich, giải Nobel văn chương cho thấy rõ tính cách chính trị. Bà là người chống chế độ độc tài Cộng Sản, đi khỏi Belarus, sống lưu vong ở các nước Tây Âu: Ý, Đức, Pháp, Thụy Điển, nhìn thấy thế giới đầy màu sắc, đầy khía cạnh, nhưng rồi cảm thấy cô đơn, trở về lại Belarus. Là văn sĩ bà cảm thấy ngòi bút cũng là một phương tiện tranh đấu cho nhân quyền, bà đồng sáng lập nhóm nhân quyền Helsinski XXI.

Trao giải Nobel văn chương cho bà Svetlana Alexievich, Ủy Ban Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã “bạt tai” các chế độ độc tài trên thế giới!
Theo Người Việt

Trung Cộng yếu, chống chế quẩn quanh

Theo Người Việt-10-30- 2015 1:39:21 PM
Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Ba, mọi người hồi hộp chờ coi Cộng Sản Trung Quốc sẽ làm gì sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào trong vòng đai 12 hải lý bên các đảo nhân tạo mới đắp, bất chấp các lời đe dọa của Bắc Kinh. Người dân Trung Hoa, sau khi đã nghe ông Ngoại Trưởng Vương Nghị dọa Mỹ “...đừng làm những việc mù quáng gây thêm rắc rối,” chắc cũng chờ coi đảng sẽ “trừng phạt” nước Mỹ ra sao. Rốt cuộc, đảng ta chẳng làm gì cả. Nhưng vì không làm gì cho nên họ cần nói, tiếp tục nói, để giải thích cho dân Tàu nghe xuôi tai rồi quên đi. Vì khó lấp liếm tình trạng bất động sau khi nặng lời dọa nạt, cho nên đảng chỉ nói quanh nói quẩn. Một bài trên Hoàn Cầu Thời Báo lộ rõ thế yếu của Trung Cộng trong khi tìm cách trấn an dân chúng.
Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报) là phụ bản nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bài báo xuất hiện ngày Thứ Năm, 29 Tháng Mười 2015, hai ngày sau biến cố chiến hạm Lassen, cố ý đánh lừa độc giả ngay trong cách đặt tựa! Họ viết: “Mỹ quốc phái đô đốc tới Bắc Kinh thảo luận về Nam Hải.” Ðọc câu này, người dân sẽ tưởng rằng vì Trung Cộng ồn ào phản đối cho nên một vị tướng hải quân cao cấp Mỹ phải sang Bắc Kinh “cầu hòa.”
Bài báo không loan báo tin của nhà nước mà lại dựa theo tin của đài truyền hình Nhật Bản NHK, một cách khiến độc giả cảm thấy dư luận nước ngoài cũng chú ý. Ðài NHK cho biết Ðô Ðốc Harry Harris, chỉ huy Hạm Ðội số 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương, sẽ gặp các tướng lãnh Trung Quốc vào đầu Tháng Mười Một để thảo luận các vấn đề trao đổi quân sự song phương. Nhưng đài này cũng nói rằng cuộc gặp gỡ này đã được dự trù từ lâu, trước khi chiến hạm Lassen đi vào quanh các đảo nhân tạo tại đảo Chử Bích (Zhubi Reef) và bãi Vành Khăn (người Nhật gọi là Minh Trị, Meiji Reef).
Sau đó, Hoàn Cầu Thời Báo không nói đến một hành động cụ thể nào của Bắc Kinh để chống lại chuyến đi thách thức của chiến hạm Lassen. Ngược lại, họ chỉ trích dẫn ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề quốc phòng. Tựu trung, hầu hết chỉ lập lại các ý kiến cũ, vừa giải thích các sự kiện theo lối “báo lề phải.” Những ý kiến đó có tác dụng lừa dối dư luận dân chúng trong nước Tàu, để dân có cảm tưởng chính quyền vẫn cứng rắn, mặc dù chẳng làm cái gì cụ thể.
Chuyên gia đầu tiên được nêu tên là Tra Hiểu Cương (Zha Xiaogang, 晓刚), thuộc Sở Nghiên Cứu Các Vấn Ðề Quốc Tế, ở Thượng Hải (上海国际问题研究所). Ông Cương phân tích thâm ý của Mỹ; thấy rằng chuyến đi của tàu Lassen đã được trù bị cho diễn ra trước một tuần, để nhân dịp Ðô Ðốc Harris tới Bắc Kinh sẽ nhắc lại quan điểm của chính phủ Mỹ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.
Nhưng ngay sau đó, Hoàn Cầu Thời Báo giải thích thêm, dẫn ý kiến một chuyên gia khác là Trương Quân Xã (Zhang Junshe, 张军), thuộc Sở Nghiên Cứu Hải Quân Trung Quốc (中国海研究所). Ông này nhận xét rằng việc một tướng lãnh cao cấp Mỹ qua Tàu có ý nghĩa đặc biệt; nó giúp chính phủ Mỹ hiểu rõ các hành động bảo vệ các quyền lợi hợp pháp trong vùng Nam Hải của Trung Quốc. Ðọc những lời giải thích này, độc giả trong nước Tàu sẽ hiểu rằng sau vụ Lassen Ðô Ðốc Harris qua Bắc Kinh để nghe Trung Cộng “dạy dỗ” về “quyền lợi hợp pháp” của nước Tàu ở Trường Sa!
Sau đó, Hoàn Cầu Thời Báo lại dẫn lời một chuyên gia khác, bà Lý Giải (Li Jie, 李解) một nữ thượng tá nổi tiếng thuộc Sở Nghiên Cứu Hải Quân, thường hay được báo chí phỏng vấn. Bà nói rằng đây là cơ hội cho hai nước cùng chứng tỏ quyết tâm tiến tới một cuộc hợp tác “hai bên cùng thắng - win win,” nhằm thiết lập “quan hệ mới” giữa hai cường quốc, giải quyết các mâu thuẫn. Ðây là một cách nói nhấn mạnh Trung Cộng ngang hàng với Mỹ, không ai thua ai cả.
Ðể dân Tàu thấm thía hơn tại sao Trung Cộng không bất động, Hoàn Cầu Thời Báo ghi lời Lục Khảng (Lu Kang, 陆慷), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nhắc lại rằng trong chuyến đi vừa qua, Tập Cận Bình và Obama đã đồng ý hợp tác với nhau. Lục Khảng còn nói Trung Quốc lúc nào cũng giải quyết các bất đồng với các nước khác bằng phương pháp đối thoại; dù ông ta vẫn tố cáo Mỹ đã khiêu khích Trung Quốc về mặt chính trị (dân Trung Hoa hiểu rằng: Mỹ không hề khiêu khích về quân sự).
Ðể giải thích thái độ của Thủ Tướng Shinzo Abe hoàn toàn ủng hộ nước Mỹ trong biến cố Lassen, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Kim Sán Vinh (Jin Canrong, ), phó khoa trưởng trường Nghiên Cứu Quốc Tế của Ðại Học Nhân Dân. Ông Vinh nói rằng chính phủ Nhật chỉ mong Trung Quốc gặp khó khăn ở phía Nam để không còn quan tâm đến những mâu thuẫn Trung-Nhật. Ngược lại, ông hoan hỉ nói tới thái độ hờ hững của hai đồng minh khác của Mỹ: Chính phủ Nam Hàn chỉ ra thông cáo kêu gọi hai nước tự kiềm chế; Chính phủ Australia thì chỉ lập lại quy tắc quyền tự do hải hành, nhưng nói thêm nước Úc sẽ không tập diễn hải quân với Mỹ. Chuyên gia Tra Hiểu Cương giải thích tại sao: Hai nước Nam Hàn và Úc đều có quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc cho nên không muốn dính líu với Mỹ trong vụ này! Hiện Trung Quốc là thị trường xuất cảng lớn nhất của Nam Hàn và mua rất nhiều quặng mỏ của Úc.
Qua bài đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo (hai ngày sau khi vụ Lassen diễn ra), chúng ta thấy Trung Cộng chỉ lảng tránh, tìm cách giải thích cho dân Trung Hoa nghe xuôi tai khi họ thắc mắc vì sao nhà nước không dám phản ứng mạnh bằng hành động. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Cộng Sản Trung Quốc chịu thua khi bị Mỹ thách thức.

Hai năm trước, khi Trung Cộng công bố “Vùng nhận diện không phận” (ADIZ) bao gồm cả đảo Ðiếu Ngư trong biển Nhật Bản, người Nhật gọi là Senkaku. Trung Cộng yêu cầu các máy bay qua vùng này phải tự xưng danh và thông báo lộ trình, nếu không sẽ có biện pháp quân sự! Ngay sau đó chính quyền Obama đã công khai báo trước rồi cho B-52 bay qua vùng này mà không hề thông báo, xưng danh để Trung Cộng “nhận diện!” Mấy ngày đầu, Japan Airlines và All Nippon Airways đều chịu phép, thông báo lộ trình trước khi bay qua vùng ADIZ này, nhưng sau đó, suốt hai năm qua, các hãng máy bay Nhật cũng ngưng cái trò này. Từ đó tới nay, Bắc Kinh đành phải bỏ qua không nói, không làm gì để xác định vùng ADIZ đó nữa. Biển Nhật Bản gần lục địa Trung Quốc hơn Biển Ðông nước ta.
Bài đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo chỉ chứng tỏ thói quen nói lấp liếm của Cộng Sản Trung Quốc khi cần vuốt ve cho dân chúng thỏa mãn tự ái quốc gia. Ðó là sở trường của cộng sản. Nhưng trong vụ này, người ngoài cũng nhìn thấy mâu thuẫn ngấm ngầm giữa phe quân nhân hiếu chiến và các chính trị gia trong đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Gần đây đã xuất hiện nhiều cuốn sách kêu gọi Trung Quốc vùng lên chạy đua với Mỹ quốc về quân sự. Những tác giả, thường cấp bậc trung tá, đại tá trong quân đội, nêu ý kiến rằng Trung Quốc không nên chỉ chú ý đến việc phát triển kinh tế cho tới khi giầu hơn nước Mỹ mà còn phải cạnh tranh bằng vũ lực. Lưu Minh Phúc (Liu Mingfu, 刘明福), một đại tá thuộc trường Ðại Học Quốc Phòng (国防大学) đã xuất bản cuốn “Trung Quốc Mộng,” từ năm 2011, trước khi Tập Cận Bình chính thức dùng khẩu hiệu này. Cuốn sách có phụ đề “Hậu Mỹ quốc thời đại đích Ðại quốc tư duy dữ Chiến lược định vị,” Tư duy đại quốc cùng định vị chiến lược trong thời đại Hậu Mỹ quốc!” Người viết lời tựa cho sách của Lưu Minh Phúc là Thượng Tướng Lưu Á Châu (Liu Yazhou, 刘亚洲) lại chủ trương rất khiêm tốn, ông đề cao mô hình quản trị quốc gia của nước Mỹ, coi như một bài học mà Trung Quốc phải noi theo.
Trước cuốn sách của Lưu Minh Phúc, người Trung Hoa đã được đọc những cuốn “Trung Quốc dám nói Không!” (Trung Quốc khả dĩ thuyết Bất, 中国可以năm 1996) và “Trung Quốc không hài lòng” (Trung Quốc bất cao hứng, 中国不高兴, năm 2009) do Tống Cường (强) và nhiều tác giả biên soạn. Tất cả khơi dậy tự ái dân tộc của độc giả; trong khi người Trung Hoa mới chỉ có khái niệm như một dân tộc từ giữa thế kỷ 19, khi nhà Thanh bị các nước Châu Âu bắt nạt. Các cuốn sách trên đều bán rất chạy vì gãi đúng chỗ ngứa của dân Trung Hoa lục địa, những người chỉ quen nghe tuyên truyền dối trá một chiều từ 70 năm nay! Các tác giả được nổi danh, kiếm được nhiều tiền khi được mời lên đài tivi.
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc cho phép phong trào này dấy lên để khơi động tự ái tập thể của dân chúng, nhờ thế giữ hơn một tỷ dân trong vòng kiểm soát của đảng dễ dàng hơn. Nhưng suốt 15 năm qua phong trào này vẫn không thay đổi chính sách của đảng, là chú tâm phát triển kinh tế để bảo vệ uy tín đảng. Muốn vậy, cần duy trì tình trạng hòa bình, để hưởng những lợi lộc khi trao đổi kinh tế với Mỹ và các nước tư bản khác. Ðó là lý do các lãnh tụ Trung Cộng vừa nói lớn tiếng để vuốt ve tự ái dân tộc, vừa lo kiểm soát các tướng lãnh để khỏi gây thêm rắc rối, trở ngạ cho việc giao thương. Có lúc các lãnh tụ nói quá trớn, nhưng khi bị phản ứng thì lại đấu dịu ngay. Nhưng nhu cầu của họ là giải thích sao cho dân không bất mãn. Hoàn Cầu Thời Báo mới làm đúng công việc đó.
Trước hiện tượng Bắc Kinh không dám phản ứng mạnh trước chiến hạm Lassen, dù bị khiêu khích, thì Lưu Minh Phúc cũng không dám phê phán các lãnh tụ. Ông ta tìm cách nhìn biến cố này một cách lạc quan; tuyên bố rằng vụ Lassen là một cơ hội may mắn! Vì tình trạng khẩn cấp thúc đẩy Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân! Ông Ðại Tá Trung Quốc Mộng này nói vuốt đuôi giỏi cực kỳ!

Trung Quốc bị tứ bề thọ 'địch'

BẮC KINH (NV) - Một thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc vừa tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không tham dự tiến trình phân xử và không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. 

Tổng Thống Benigno Akino của Philippines chỉ vào đường ranh giới trên bản đồ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. (Hình: Ted Aljibe/AFP/Getty Images)


Hôm 29 Tháng Mười, tòa này chính thức tuyên bố họ có đầy đủ thẩm quyền để phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Tuyên bố vừa kể đẩy Trung Quốc lún sâu vào thế bất lợi trong quan hệ quốc tế.

Vì muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc hung hăng đối đầu với nhiều bên, đẩy Hoa Kỳ đến chỗ phải nhập cuộc để kiềm chế và nay, Trung Quốc phải đối diện với cơ quan tài phán quốc tế.

Năm 2013, sau khi nhận đơn kiện của Philippines, tòa đã vài lần yêu cầu cả Philippines lẫn Trung Quốc bổ túc bằng chứng, lý lẽ.

Dẫu khăng khăng khẳng định có đầy đủ bằng chứng không thể tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông, thậm chí tuyên bố Biển Đông là tài sản do tổ tiên để lại, nhưng Trung Quốc dứt khoát không đáp ứng yêu cầu của tòa.
Thậm chí Trung Quốc còn cho rằng, tòa vô năng, không có thẩm quyền phân xử.

Việc tòa khẳng định cơ quan này có thẩm quyền phân xử vụ kiện, với Philippines là nguyên đơn và Trung Quốc là bị đơn, khiến Bắc Kinh vất vả hơn trong việc chống đỡ để bảo vệ tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Ông Lưu Chấn Dân, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, chống chế, vụ kiện mà Tòa Trọng Tài Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc nhận thụ lý là một vụ phân xử thiếu thiện chí bởi vì không có sự thuận tình từ phía Trung Quốc. Philippines kiện Trung Quốc không phải vì muốn giải quyết các bất đồng mà chỉ nhằm phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Bởi vì thiếu các bằng chứng và lý lẽ biện bạch cho yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương với các quốc gia bị yêu sách này xâm hại chủ quyền. Nhiều chuyên gia về luật biển tin rằng, tòa sẽ bác yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Đó có thể cũng là lý do chính khiến ông Lưu Chấn Dân phải nói trước rằng, phán quyết của tòa sẽ không làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc, cũng như không ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngay sau khi tòa tuyên bố, cơ quan này có đầy đủ thẩm quyền để phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đề nghị Philippines quay lại “con đường đúng đắn” là đàm phán trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết bất đồng về chủ quyền.

Nếu tòa có phán quyết chính thức và phán quyết này phủ nhận yêu sách của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không thể thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng, tất cả những hành động của họ Biển Đông đều nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, rằng Trung Quốc luôn có thiện chí duy trì hòa bình và giữ gìn sự ổn định trong khu vực.
Cần nói thêm là mới đây, khi đến thăm Trung Quốc, bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, nhận định, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một xung đột nghiêm trọng và nhấn mạnh là bà ngạc nhiên vì tại sao Trung Quốc luôn bảo rằng họ có thiện chí nhưng lại không chọn các tòa án quốc tế làm giải pháp giải quyết bất đồng. (G.Đ.)

10-30-2015 6:02:52 PM 

Phi cơ Nga rớt ở Ai Cập, 224 người thiệt mạng

* ISIS loan nhận 'đã bắn hạ'
CAIRO, Ai Cập (AFP) – Một phi cơ thuê bao của Nga chở theo 224 người, gồm hành khách và phi hành đoàn, đã đâm vào một một vùng núi ở Bán Đảo Sinai của Ai Cập hôm Thứ Bảy, làm thiệt mạng tất cả những người trên phi cơ này, theo giới hữu trách Ai Cập.

Thành phần ISIS tại Ai Cập lên tiếng cho hay họ đã bắn rơi chiếc phi cơ này, nhưng không nói rõ bằng cách nào.
Chính phủ Nga bác bỏ điều này và cho hay họ nghi ngờ là ISIS chỉ nhận bừa cho mục đích tuyên truyền.

Một mảnh vỡ của chiếc phi cơ rơi xuống đất. (Hình: AP/Photo)

“Nguồn tin này không thể được coi là chính xác,” theo lời bộ trưởng giao thông Nga, ông Maksim Sokolov trong lời phát biểu được các cơ quan truyền thông Nga loan tải.

“Chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các đồng nghiệp tại Ai Cập cũng như giới chức hàng không quốc gia này. Hiện nay, họ chưa có tin tức gì để có thể xác nhận thông báo trên,” ông nói thêm.

Chiếc phi cơ chở theo 214 hành khách gốc Nga, ba người gốc Ukraine và bảy người trong phi hành đoàn, đã cất cánh từ khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh ở Hồng Hải trong vùng Nam bán đảo Sinai để lên đường về Saint Petersburg. Phi cơ này mất liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu khoảng 23 phút sau đó.

Các giới chức an ninh và y tế Ai Cập cho hay không có ai sống sót, và thi thể của hành khách cùng các mảnh vụn từ phi cơ vương vãi trong khu vực rộng khoảng 5 cây số vuông.

Tòa đại sứ Nga ở Cairo cho hay: “Tất cả các hành khách trên chuyến bay Kogalymavia 9268 từ Sharm el-Sheikh về Saint Petersburg đã thiệt mạng. Chúng tôi xin ngỏ lời chia buồn cùng gia đình và bạn bè các  nạn nhân.”
Xác phi cơ được tìm thấy ở nơi cách thành phố El-Arish ở phía Bắc Sinai chừng 100 km về phía Nam.

Tổ chức ISIS, hiện đang mở ra một cuộc chiến đẫm máu ở vùng Sinai, nói rằng các tay súng của họ “đã thành công trong việc bắn rơi một phi cơ Nga.”


Nguồn tin này nói rằng hành động này là để trả thù cho các cuộc không tập nhắm vào thành phần phiến quân ở Syria.

Có ba chuyên gia quân sự cho hay thành phần ISIS ở Sinai không có hỏa tiễn địa không có khả năng bắn rơi phi cơ ở cao độ như vậy.

Điện Kremlin cho hay Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho giới hữu trách gửi một toán cấp cứu tới Ai Cập.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay đã gửi lời chia buồn tới Moscow. (V.Giang)

10-31-2015 11:54:37 AM

Một thông điệp cho Tập Cận Bình: Hoa Kỳ khẳng định Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông

Bác Sĩ Mã Xái (Danlambao) - Sau những năm tháng đắn đo hơn thiệt trong nội bộ, chính quyền Obama đã quyết định cho khu trục hạm USS Lassen tiến vào trong vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Subi, trong quần đảo Trường Sa ngày 27/10/2015. Subi là một trong số bảy thực thể do Bắc Kinh xâm chiếm, trên đó Trung Cộng đã gấp rút cải tạo bồi đấp, xây cất cơ sở dân sự, quân sự. Động thái này của Hoa Kỳ đã đáp ứng lòng mong đợi của mọi người nên được truyền thông khắp nơi quen gọi là “Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” hay "Hoạt đông tự do trên biển" (freedom of navigation operation).

“Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” không phải là một biến cố bất ngờ mà đã được Hoa Thịnh Đốn cảnh báo nhiều lần nhất là từ sau biến cố giàn khoang HD-981. Nhưng Tập Cận Bình vẫn không nhân nhượng trước thái độ hòa nhã nhưng quyết liệt của TT Obama trong buổi họp báo chung tại Rose Garden (Nhà Trắng) ngày 25/09/2015 nhân dịp Chủ Tịch nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung hoa viếng thăm Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề Biển Hoa Đông (East China Sea) và Biển Đông (South China Sea). TT Obama đã nhiều lần nhắc lại quyền tự do lưu thông trên biển, trên không của mọi quốc gia, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền vận chuyển cũng như hoạt động bất cứ nơi đâu trên biển trên không mà luật pháp quốc tế cho phép. TT Obama cũng đã nói thẳng với Tập rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về việc bồi đấp đảo nhân tạo, các công trình xây cất cũng như việc quân sự hóa trên các nơi còn trong vòng tranh chấp chủ quyền… Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền hay đứng về phía nào trong sự tranh chấp, nhưng mong muốn mọi người tôn trọng luật pháp và giải quyết ôn hòa giữa những quốc gia. Tập Cận Bình đáp lại rằng các đảo trên Biển Đông là của Trung hoa từ thời xa xưa, rằng Trung Cộng có quyền xử dụng, xây cất bồi đấp hay bất cứ việc gì trên sân nhà của họ, rằng họ có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền hạn hợp pháp của mình trên các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Họ Tập còn nói Bắc Kinh sẽ không theo đuổi chương trình quân sự hóa trên các đảo nhân tạo, trái với những gì thế giới đã thấy qua hình ảnh vệ tinh cung cấp. Nhưng phải nói rằng Hoa Kỳ đã không ngăn cản được tiến trình xây đấp “trường thành cát” tại vùng quần đảo Trường Sa, dù Bắc Kinh nhiều lần nói họ đã ngưng! Cũng nên nhắc lại là Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đã nhiều lần cảnh báo rằng sẽ có cuộc tuần tra vào Biển Đông, nhưng Trung Cộng vẫn tiếp tục thách thức lại còn dọa sẽ có đáp trả khi bị khiêu khích. Thể hiện cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo là hoạt cảnh tuần tra của khu trục USS Lassen. “Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” là Thông điệp mạnh mẽ TT Obama gởi cho Tập Cận Bình khẳng định quyền Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông mà Trung Cộng gọi là Biển Nam Trung Hoa. Ngoài ra, nó còn hé mở mục tiêu của cuộc tuần tra trong vấn đề Biển Đông mà mọi người cần biết. 

Sự thật là Hoa Kỳ đã mở những cuộc tuần tra tự do hàng hải thường xuyên từ năm 1979. Tuy vậy theo ông David Shear Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng thì từ năm 2012 Hoa Kỳ chưa thực hiện chuyến tuần tra nào trong vòng 12 hải lý quanh các thực thể, điều này cho thấy Hoa Kỳ không nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý (territorial sea) cho các bãi ngầm dưới mặt biển (reefs) trên đó Trung Cộng bồi đắp thành đảo nhân tạo, nhưng điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ thách thức yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền đảo nhân tạo Subi. Theo công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS) thì đảo nhân tạo của một nước như trường hợp Subi Reefs không có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, do đó Trung Cộng không có quyền viện dẫn quy chế đảo của các thực thể mà họ vừa bồi đấp để cản trở quyền tự do lưu thông của tàu thuyền nước khác; vả chăng các đảo mà Trung Cộng nhận bừa là đảo của mình vẫn còn trong vòng tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Phi, Malaysia, Brunei và Đài Loan nữa. Hiện Trung Cộng tuyên bố đã hoàn tất bảy đảo nhân tạo, trong đó có bốn "bãi cạn lúc chìm lúc nổi" (low-tide elevations) gồm có Gaven, Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), Xu-bi (Subi) và ba "đảo đá" (rocks) gồm có Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Garma (Jofnson). Như vậy chiến dịch “Tự do Hàng hải” của Hoa Kỳ là hoạt động hợp pháp, và hoạt động này minh giải các luật pháp hàng hải quốc tế, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cần tuân thủ, thay vì Bắc Kinh giải thích theo luật pháp riêng của minh, dù Bắc Kinh đã là thành viên của UNCLOS, mà vẫn tuyên bố“Trung quốc không tha thứ mọi vi phạm về lãnh hải (territorial sea), không phận của Trung quốc của bất nước nào lấy cớ là duy trì tự do lưu thông trên biển trên không” (phát ngôn Bộ Ngoại giao TC ngày 9/tháng 10/2015).

Dư luận thế giới rất thuận lợi dù cũng còn lo ngại cuộc tuần tra được cho là thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng là một sự thách thức đối với Trung Cộng luôn đơn phương tuyên bố chủ quyền (phi pháp, phi lý) trên 90% diện tích Biển Đông và các đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về Trung Cộng từ thời cổ đại, và đã từng tuyên bố Biển Đông là quyền lợi cốt lõi ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan.

Nhưng trên thực tế thì ngoài Hoa Kỳ còn ai có thể chế ngự nổi một Trung Cộng trồi lên, đầu tư tối đa sức mạnh kinh tế vào quốc phòng, chủ trương bành trướng vị thế địa chánh trị vào Châu Á- Thái Bình Dương, đương đầu với chiến lược Tái Cân Bằng/ Chuyển trục của Mỹ.

Theo tin từ Nhà Trắng, quyết định tuần tra "Tự Do Hàng Hải" sẽ còn tiếp tục quanh các đảo nhân tạo của các nước còn đang tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông, nhưng không biết chừng nào. Nhưng hành động của Hoa Kỳ làm an lòng đa số các quốc gia ASEAN, kể cả Nhật và Úc đều hoan nghênh; đa số rất quan tâm vì Trung Cộng quân sự hóa các đảo nhân tạo và luôn có hành vi hung hãn, các thái độ chèn ép các lân bang, và nỗi lo âu vì Trung Cộng có lúc đã tuyên bố có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm ở Biển Hoa Đông, và có khả năng kiểm soát con đường huyết mạch chuyển tải trên 5 ngàn tỷ USD hàng hóa mỗi năm!

Trong khi đó thì Bộ ngoại giao CSVN đợi cho đến hai hôm sau (29/10/2015) chỉ lập lại quan điểm chung chung về chủ quyền và kêu gọi hòa bình vì sợ hoan hô Mỹ thì làm mất lòng Trung Cộng. Trong thảo luận tổ của Quốc Hội (22/10/2015) Phùng Quang Thanh khuyên “quan hệ tốt với cả hai nước”, tránh né đừng để nhân dân thấy Đảng phò Trung Cộng và không dám theo Hoa Kỳ vì chủ trương của Đảng thà mất biển đảo cho Trung Cộng (như họ đã làm) để nắm giữ quyền lực hơn là bảo vệ tổ quốc thì sẽ mất quyền.

Đồng bào trong nước thì khác, lạc quan hơn khi thấy Mỹ dám hành động dù có phần hơi trễ, còn phải sắp xếp công việc thương thảo với Bắc Kinh cho đến khi Trung Cộng hoàn tất chương trình xây cất và quân sự hóa trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa!

Người dân tị nạn ở hải ngoại và nhất là những nhà tranh đấu dân chủ không quên cảnh Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ngoảnh mặt với đồng minh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, mà Hà Nội cũng đã bán Hoàng Sa cho Trung Công rồi.

Tình thế của hai cường quốc Mỹ Trung dù đang cạnh tranh nhưng phải hợp tác làm ăn lớn theo cách cả hai cùng có lợi, cái lợi ở Biển Đông “quyền lợi cốt lõi” và "quyền lợi quốc gia", cho nên đoán chắc là chưa có khả năng cho một “luận kiếm Hoa Sơn” giữa hai cường quốc. Tại hội Thượng đỉnh Tập-Obama 25/09/2015, Tập cam kết với Hoa Kỳ là tôn trọng quyền tự do hàng hải và ngưng đeo đuổi quân sự hóa: khu trục hạm Lassen đã trót lọt qua sông, ra vào vùng lãnh hải và có thể xuôi ngược trên Biển Đông, còn Hoàng Sa Trường Sa, đảo nổi, bãi chìm thì sao, mọi người đã thấy. Hai cường quốc Mỹ Trung ít ra cũng còn phải ngoéo tay xây dựng mô hình mới cho quan hệ các nước lớn với nhau là không xung đột không đối đầu, với lòng tương kính và cả hai cùng có lợi hợp tác với nhau.

Hoa Kỳ khai thông Biển Đông là để bảo đảm Tự Do Hàng Hải, có lợi cho Hoa Kỳ và thế giới. Chúng ta hoan nghênh hành động này vì mức độ quan tâm của siêu cường Hoa Kỳ về Biển Đông ảnh hưởng không chối cãi đến vận mạng dân tộc Việt. Còn vấn đề chủ quyền biển đảo là công việc của Việt Nam. Rủi thay đất nước lại nằm trong tay Đảng CSVN. Chừng nào CSVN còn thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ mất trọn vào tay Trung Cộng. Cộg Sản Việt Nam không thể tạo nổi được nội lực mạnh toàn dân để chống xâm lăng. Giải thể chế độ cộng sản, dân chủ hóa Việt Nam mới giải quyết mọi vấn nạn của đất nước.

31/10/2015