Wednesday, November 22, 2017

Không có tương lai

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Nhìn hình ta thấy ngay Việt Nam, dưới thể chế Đảng - Nhà nước hiện nay, không có tương lai.

Họ đứng đấy già nua, mặt trơ trán bóng, nhìn về hướng bên phải Lê-nin đứng, tay nắm ve áo. Hồi thập niên 1980, một nhà báo người Mỹ đến Hà Nội và nghe người dân ở đấy nói đùa rằng lãnh tụ vô sản toàn thế giới nắm chặt ve áo vì sợ bị móc túi. Hôm nay những người sợ bị cướp nhất cả tài sản phi nghĩa và đặc biệt quyền lực chính trị bất lương chính là giới lãnh đạo cộng sản cũ và hiện nay. Cho nên trong khi cả thế giới không ai vinh danh "cách mạng" tháng mười-thực chất một cuộc đảo chính cướp chính quyền hợp pháp- thì họ lại ca tụng, nghiêng mình và cả nghiêng đầu trước tượng Lê Nin người mà nhân dân Nga vào chính năm 1917 gọi là Vua Vi Trùng.

"Cách mạng" Cướp tháng Mười không phải diễn ra vào năm 1917 và không phải ở Mạc Tư Khoa như ta tưởng. Thế kỷ cộng sản khởi đầu bằng vụ cướp xe chở tiền ở thành phố Tiflis vào tháng Sáu năm 1907. Chủ mưu vụ cướp chính là Lê Nin, Stalin cùng những đồng phạm Bolshevik khác. Bọn cướp cộng sản giết 40 người và lấy đi hơn 300 ngàn Rúp.

Mười năm sau, giữa cuộc đệ nhất thế chiến, Lê Nin được chính quyền Đức đưa về Nga trên chuyến tàu kín mít nhằm thực hiện những gì Lê Nin hứa khi nhận tiền của Đức. Ông thực hiện đúng lời hứa bằng cách đã góp phần đắc lực tiêu diệt tinh thần chiến đấu của quân đội Nga Hoàng và ông tách Nga ra khỏi các đồng minh qua việc ký hiệp ước hòa bình riêng với Đức. Nhờ thế Đức chuyển nhiều sư đoàn từ mặt trận Nga sang Pháp và chiến tranh càng kéo dài.

Trở lại vào mùa xuân năm 1917 khi tàu Đức chở Lê Nin về Nga. Thời đấy báo chí và dân Nga nói rất nhiều về chuyện này. Nhưng lời bàn hay nhất, ngắn nhất, và chính xác nhất mà dự báo trước cả đại dương đau khổ triền miên trong suốt thế kỷ hai mươi cho cả thế giới, đặc biệt cho Nga thuộc về một tờ báo ở Petrograd vào năm 1917: " Trước đây người Đức đã cố gắng nhập vi trùng vào Nga trong những ống nghiệm bịt kín. Bây giờ họ nhập Lê Nin vào Nga trong toa tàu kín mít."

Từ đấy Vua Vi Trùng Lê Nin gieo biết bao nhiêu núi xương và biển xác rải rác trên khắp thế giới.

Gần 30 năm sau Liên Xô, đặc biệt Trung Cộng, đã nhập Hồ Chí Minh vào hang Pác Bó kín mít âm u. Rồi từ đấy Vua Vi Trùng Hồ gây ra chiến tranh với hàng bao triệu người chết, đã và đang làm đảo lộn tận gốc rễ nền văn minh văn hóa, tinh thần, đạo đức truyền thống của người Việt. Sự tàn phá của Hồ Vi Trùng ấy đến nay vẫn còn hoành hoành ghê gớm.

Thử hỏi Việt Nam làm sao có tương lai khi tượng Vua Vi Trùng quốc tế Lê Nin vẫn đứng đấy và xác Vua Vi Trùng quốc nội Hồ Chí Minh vẫn nằm ở trong lăng. Kẻ đứng người nằm này đang ra sức bóp chết tương lai Việt Nam. Còn hiện tại vi trùng kép của họ đã sản sinh ra bốn triệu vi trùng đảng viên khác thay nhau ăn không từ thứ gì và sẵn sàng cướp không từ thứ gì nhân danh chủ nghĩa vi trùng Lê Hồ.

23/11/2017

Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng

Phạm Trần (Danlambao) - Lần đầu tiên tại Quốc hội, Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bị cảnh cáo sẽ tự diệt nếu không thắng được trận đánh cuối cùng chống tham nhũng.

Phát súng báo động thứ nhất đến tự Đại biểu Dương Trung Quốc của đơn vị Tỉnh Đồng Nai, tại cuộc thảo luận về công tác chống tham nhũng ngày 7/11/2017 và tại cuộc thảo luận sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng ngày 21/11/2017.

Ông Quốc, một trong số rất ít Đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên nói: "Nếu muốn tham nhũng thì phải có quyền lực, mà gần như tuyệt đối quyền lực thuộc về Đảng. Không phải đảng viên thì đến chức phó phòng cũng không có. Như thế có nghĩa là trong thực tế ở Việt Nam, tham nhũng đối với người dân về căn bản là miễn dịch." (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 07/11/2017)

Như vậy, chỉ là đảng viên có chức và có quyền mới có thể tham nhũng. Ai không có quyền và nhất là dân thì không thể tham nhũng được. Nhưng đảng CSVN chỉ có trên 4 triệu đảng viên trên tổng số hơn 90 triệu dân số nên tất nhiên chỉ có một số lãnh đạo và kẻ có quyền mới có thể móc tiền dân và thụt két từ các dự án kinh tế và ngân sách nhà nước.

Số đảng viên tử tế còn lại cộng với người dân là một đa số khổng lồ mà bấy lâu nay, kể từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng ra đời năm 2005, lại là nạn nhân của thiểu số cầm quyền nhũng loạn thì nếu không có bênh che và chia chác anh 2 tôi 1, hay tôi 1 anh 3 thì tham nhũng làm sao mà sống mãi vinh quang như bây giờ?

Vì vậy, Đại biểu Quốc mới cảnh giác: "Với giặc ngoại xâm không có trận nào là trận cuối cùng, nhưng với sự tồn vong của chế độ, của đảng cầm quyền thì đây là "trận đánh cuối cùng".

Nhà sử học Đại biểu Dương Trung Quốc nói như muốn trưng ra một bài học đã có từ cổ tới kim: "Đảng gương mẫu sẽ giữ được vai trò của mình đối với lịch sử. Đương nhiên lịch sử hết sức nghiêm khắc, chúng ta không làm được việc đó thì chúng ta sẽ tự thải loại khỏi lịch sử".

Đến ngày 21/11/2017, tại cuộc thảo luận việc sửa Luật phòng, chống tham nhũng cho thêm các tiêu chuẩn ràng buộc trách nhiệm và minh bạch, ông Quốc lại chĩa mũi dùi vào quyền lực của đảng viên trong tệ nạn tham nhũng.

Ông nói: "Phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào những người sử dụng quyền lực để mưu lợi cho mình. Trước mắt, sửa luật phải tập trung vào những người có khả năng liên quan đến luật, có khả năng phương hại đến công quỹ quốc gia." (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 21/11/2017)

Tất nhiên chỉ có những đảng viên có chức, có quyên mới là thủ phạm của quốc nạn tham nhũng đã đến giai đoạn hết thuốc chữa. Nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và các cơ quan báo, đài nhà nước, thi hành lệnh bẻ queo của Ban Tuyên giáo để tuyên truyền, lại tự rêu rao quyết tâm chống tham nhũng của đảng hoàn toàn trái ngược với những than phiền của các Đại biểu dân ở Quốc hội.

Phát súng thứ hai

Vì vậy mà Đại biểu Quốc hội Tỉnh Hà Giang, Thiếu tướng Tự lệnh Phó Quân khu 2, Sùng Thìn Cò, Dân tộc Hmong, mới đòi đảng ra lệnh kẻ tham nhũng phải kê khai tài sản đến ba đời cho dân biết thì may ra mới tìm ra nguồn gốc tài sản của kẻ tham nhũng.

Theo Thời báo Kinh tế ngày 7/11/20917 thì khi nói về tham nhũng, đại biểu Sùng Thìn Cò (Hà Giang) cho rằng: "Khai báo tài sản ít nhất phải khai báo ba đời, công khai treo ở những nơi công chúng có thể nhìn thấy, dân mới giám sát được."

Vị Đại biểu 58 tuổi người dân tộc Hmong (sinh ngày 13/06/1959) nói: "Người ta có biết ông có cái gì đâu, con cái ông có cái gì, làm sao họ biết nếu anh không công khai. Nên chúng ta phải công khai nhất là các đợt chuẩn bị bầu cử, chuẩn bị đại hội, tài sản cứ giấu diếm sợ người ta biết. Như thế chúng ta không minh bạch"

Sau đó, để chứng minh kẻ lãnh đạo phải làm gương thì dân mới tin, ông Sùng Thìn Cò ví von: "Tôi nói một câu chuyện vui với các đồng chí nhưng các đồng chí cũng đừng trách tôi, đừng thù hằn tôi. Tôi đọc một câu chuyện ở Trung Quốc, khi vua đưa trung thần ra pháp trường để chém đầu, trung thần mới nói, trước khi vua chém đầu tôi, tôi hỏi vua tài sản lớn nhất của vua là gì? Vua không trả lời được. Trung thần nói tài sản lớn nhất của vua là lòng dân, vua cứ chém tôi, tôi đi rồi vua cũng đi theo."

Sau câu nói, không thấy có tiếng động trong phòng họp nên Thời báo Kinh tế Việt Nam viết tiếp: "Vị đại biểu này cũng so sánh tham nhũng như giặc nội xâm."

Ông nói: "Tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân. Nếu chúng ta không trị được giặc nội xâm này thì mất vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề tất yếu khách quan, chúng ta không trách ai cả, chúng ta chỉ trách chúng ta."

Khai xong giấu đi

Bên cạnh những lời cảnh giác về vai trò cầm quyền của đảng trước thất bại chống tham nhũng làm lòng dân chán đảng đền tận mang tai, nhiều Đại biểu Quốc hội khác còn mỉa mai công tác kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo từ Trung ương về cơ sở như trò diễn kịch bôi bác và hình thức. Bởi vì, cho đến nay, việc kê khai tài sản, mỗi năm có cả một triệu người kê khai mà không phát hiện được nguồn gốc của tài sản trị giá hàng tỷ bạc của cán bộ bậc trung thì kê khai làm gì cho tốn công, tốn của?

Một trong những lý do khai cũng như không vì dân không bao giờ được phép tò mò hay sờ mó đến bản khai báo. Bản khai của người phải kê khai làm xong chỉ phải nộp cho Thủ trưởng hay trưởng cơ quan cất đi rồi họ làm báo cáo cấp trên là "hoàn tất nhiệm vụ".

Vì bôi bác và hình thức như thế nên tại phiên họp của Quốc hội ngày 6/11/2017, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) đã nêu ra những kết qủa trái chiều: "Những chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cử tri cả nước. Thế nhưng, các vụ khởi tố điều tra vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng gần 21% về số vụ và trên 28% số bị can. Những biệt thự, biệt phủ vẫn sừng sững và nhiều "củi tươi", "củi khô" vẫn an toàn sau những ồn ào, gây bức xúc xã hội..."

Nhưng người gây ra ồn ào lại chính là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng khi ông tự khen công tác chống tham nhũng do ông lãnh đạo đã tạo được sự đồng tình trong nhân dân và toàn đảng giống như “cái lò đã nóng lên”, do đó, sẽ đốt cháy những thanh củi dù khô hay tươi mà ông ám chỉ là những kẻ tham nhũng.

Ông Trọng đã lạc quan tếu như thế tại buổi họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 12, ngày 31/07/2017 tại Hà Nội.

Theo ông Trọng thì: "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội." 

Ông nói: "Tôi cảm thấy kinh nghiệm đầu tiên là 6 tháng đầu năm nay tiếp tục đà của năm 2016 sau Đại hội. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong. Đây là kinh nghiệm rất quý. Tạo ra được xu thế, được phong trào mới là cơ bản."

Được đà, ông Trọng phỡn trí nói hăng: "Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công" (theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, Voice of Vietnam, ngày 31/07/2017)

Nhưng sau lời nói của người cầm đầu đảng là những bằng chứng cụ thể được phơi bày trên mặt báo và tại diễn đàn Quốc hội cho thấy “củi tham nhũng” nào cũng vẫn trơ ra như chưa bào giờ đụng tới.

Bằng chứng như phát biểu của đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên họp ngày 6/11/2017. Bà nói: "Có tuyên bản án nghiêm khắc đến đâu mà không thu hồi được tài sản tham nhũng thì chống tham nhũng chưa triệt để, không đạt nghị quyết đề ra".

Theo bà Phương Hoa thì: "Số tài sản tham nhũng không hề nhỏ, tổng kết 10 năm thi hành luật cho thấy thiệt hại hơn 59.700 tỷ đồng và 400ha đất nhưng thu hồi rất thấp, chỉ 7,82% tiền và tài sản, 54,7% về đất. Những năm gần đây thu hồi có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu."

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng cho rằng: "Đa số đối tượng phạm tội tham nhũng có chức vụ, trình độ nên việc phạm tội có sự chuẩn bị và thủ đoạn tinh vi, che giấu tài sản kỹ lưỡng, chuyển đổi, tẩu tán hoặc hợp thức hóa tài sản, có trường hợp tiêu xài hoang phí nên khi bị phát hiện không có khả năng khắc phục hậu quả." (theo VOV, ngày 06/11/2017)

Thu về được bao nhiêu?

Vì khôn khéo và có quyền nên kẻ tham nhũng trong đảng móc nối giỏi, giấu diếm tài sản tham ô sâu kín, khó tìm nên nhiều sự thật bị đảng che đây đã bị lật ngửa tại diên đàn Quốc hội

Theo tin của báo chí Việt Nam ngày 07/11/2017 thì tái liệu chính thức cho thấy: "Vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin, theo quyết định thi hành án thì Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm phải bồi thường thiệt hại cho Vinashin hơn 989,2 tỷ đồng và lãi chậm trả, nhưng đến tháng 7/2017 chưa thi hành được khoản nào."

Theo lời đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Tỉnh Lâm Đồng) thì các cơ quan điều tra và thi hành án của nhà nước cũng rất thờ ơ và bất lực. Ông nói: "Thu hồi tài sản đang là vấn đề trọng tâm và là một trong những mục tiêu chính trong đấu tranh chống tham nhũng, nhưng hầu như chính sách này chưa được phản ánh trong báo cáo. Cả báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đều gần như không có nội dung này, chỉ có một vài dòng nhạt nhòa và không đưa ra giải pháp nào cụ thể, trực tiếp."

Ông Hiển dẫn chứng: "Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ cho thấy, các vụ án tham nhũng gây thiệt hại 1.521 tỷ đồng và 77.057 m2 đất, nhưng mới thu hồi được 329 tỷ, 314.000 USD và 3700 m2 đất (thu hồi tiền đạt 22%, đất đạt 4,8%).

Tổng cục thi hành án thụ lý 415 vụ việc thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, tương ứng với số tiền phải thu là 6.051 tỷ, trong đó mới mới giải quyết xong 1.124 tỷ, đạt 19%.

Tổng số tiền phải thi hành án của những người đang chấp hành hình phạt tù là 32.000 tỷ, mới thi hành được 2.795 tỷ, đạt 8,75%." (Theo tin của Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 07/11/2017)

Như vậy thì có phòng hay chống được tham nhũng đâu mà ông Trọng lại kêu gọi phải kiên trì. Hay là ông biết chiến thuật lãnh đạo thành công nhất của những kẻ bất tài là cứ ỳ ra đấy để xem con tạo xoay vần đến đâu ?

Nhưng nay tình hình có vẻ như không còn cái chân lý thơ ngây như ông Trọng vẫn hy vọng mà đã được cảnh giác bởi hai Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Sùng Thìn Cò. -/-

(11/017)

Tại sao chuyện gì cũng lôi Hồ Chí Minh ra mà chửi?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nếu không có Hồ Chí Minh thì chắc chắn đất nước đã không có những tên phản tặc như thế này, nếu đất nước không có những loài sâu đỉa, sài lang hổ báo thì dân tình đâu có mà thê thảm như hôm nay. Chúng tiếp tay rước voi dày mả tổ, chúng nối giáo cho giặc Tàu cướp Biển Đảo, đất liền dọc 6 tỉnh biên thùy, các điểm cao chiến lược, các điểm trọng yếu Tây Nguyên, các phố Tàu cùng khắp 3 miền của đất nước.

*

Trước khi đi tìm nguyên nhân Tại sao chuyện gì cũng lôi Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Cộng sản ra mà chửi thì mời bạn đọc qua những câu nhận định để đời của các nhân vật nổi tiếng: 

1- Gorbachev - Tổng bí thư đảng CS Liên Xô: Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. 

2- Đức Dalai LamaCộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.


3- Winston Churchill cựu thủ tướng AnhChủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ

4- Nữ Thủ Tướng Đức Angela MerkelCộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.


5- Victor HugoChủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại.


6- Nhà văn Nga Alexandre SoljenitsymKhi thấy thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó nói láo với người khác.


7- Cố Tổng thống Mỹ Ronald ReaganChấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần rút quân về nhà là xong, vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hoà Bình đó là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau.

Những nhận định trên về Chủ nghĩa Cộng sản, không từ những kẻ vô danh mà là từ những bậc am hiểu về cộng sản, dày dạn kinh nghiệm qua sinh hoạt, hoạt động thực tế theo bề dày thời gian nên đã thấy cũng như đã hiểu rõ cộng sản là như thế nào nên đã phán những câu như đinh đóng cột và ngần ấy lời nhận định của những nhân vật từng trải, kinh nghiệm về lãnh đạo cũng đã đủ để cho chúng ta thấy được sự thật và không thể kéo dài mãi nếp suy nghĩ mơ hồ viển vông về chủ nghĩa cộng sản và xã hội của nó.

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Tư tưởng Lênin như luồng ánh sáng mặt trời chói rọi vào đôi mắt thiển cận cùng trí tệ của anh Quốc (Hồ Chí Minh) khiến anh khóc ròng la lớn “Nó đây rồi). Tiếng khóc ấy sau đó đến Việt Nam vào một mùa Thu tháng Tám và từ đấy tiếng khóc thật sự cùng vô vàn giọt nước mắt đã rơi đều trên miền Bắc và sau 75 là tràn ngập cả miền Nam hòa cùng cả nước.

Việt Nam nếu không có Hồ Chí Minh thì cũng không có Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước này, một thứ chủ thuyết hoang đường đã phá nát quê hương và dân tộc.

Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính của mọi nguyên nhân. Hồ đã dựng nên một đảng CƯỚP trá hình dưới danh nghĩa “Giải phóng Quốc tế Cộng sản, một thứ chủ nghĩa Tam Vô. Những đồ đệ của ông ta như Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, ĐM (Đỗ Mười), Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng… đều là những đứa mất nết, đều là cá tra một lứa, đều có đầu tôm và phản trắc.

Nếu không có Hồ Chí Minh thì chắc chắn đất nước đã không có những tên phản tặc như thế này, nếu đất nước không có những loài sâu đỉa, sài lang hổ báo thì dân tình đâu có mà thê thảm như hôm nay. Chúng tiếp tay rước voi dày mả tổ, chúng nối giáo cho giặc Tàu cướp Biển Đảo, đất liền dọc 6 tỉnh biên thùy, các điểm cao chiến lược, các điểm trọng yếu Tây Nguyên, các phố Tàu cùng khắp 3 miền của đất nước.

Sống mà để cho thiên hạ chửi mắng là sống NHỤC, chết mà để cho lịch sử mãi nguyền rủa cũng là chết NHỤC. Bọn đồ đệ cùng con cháu của Hồ có nhận biết điều này không?

Ngạn ngữ Á Âu đều có nói: “Cha nào con nấy” (Like father, like son). Không có cha thì làm sao có con? Lũ con khốn nạn thì phải lôi đầu thằng cha ra mà mắng chớ mắng ai bây giờ, bộ oan ức lắm sao?.


Cướp ngày là quan

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Dân gian có câu: "Con ơi nhớ lấy câu này/Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!".

Thời đại HCM rực rỡ nhất là thời đại khốn nạn nhất trong lịch sử VN, đâu đâu cũng bị cướp, giặc ngoài vào cướp đã vậy còn bị các quan cướp trắng trợn giữa ban ngày bằng đủ mọi kiểu. Cướp trong nhà bằng cách cưỡng chế đập phá nhà để chiếm đất, cướp ngoài đường bằng cách rình rập chỗ kín bất thình lình bắn tốc độ hay chặn xe kiếm bánh mì dọc đường, mở các trạm thu phí (BOT) để chiếm đoạt các tài xế chạy xe dọc đường, vỉa hè thì các quan đi cướp ba người buôn thúng bán bưng quăng lên xe, trong chợ thì các quan quản lý thị trường nhăm nhe sơ hở cướp những mặt hàng kêu là trốn thuế hoặc không rõ nguồn gốc thí dụ rượu ngoại, thuốc lá ngoại không dán nhãn tem của đảng cướp.

Sợ nhất là cướp cơ quan, những ông bà này ngồi mát ăn bát vàng, chẳng phải đi đâu cả, cứ chờ ai mang giấy tờ tới là hoạch họe hết giấy tờ này đến giấy tờ khác, bao giờ thấy tờ giấy có hình già Hồ mới đầy đủ giấy tờ.

Còn cái cơ quan "vì nước quên thân, vì dân phục vụ" lại còn ghê hơn nhiều, từ có tội mà biết cách nhét hình già Hồ vào túi nặng một chút thì sẽ vô tội, người vô tội mà không có hình già Hồ thì sẽ trở thành tội phạm bị bắt vào cái đồn rồi tự ý treo cổ dễ như chơi. Có thể nói là đổi trắng thay đen ngay trước mắt.

Cơ quan tố tụng như viện kiểm sát và toà án thì chạy án, kêu người ta lo tiền chạy án nhưng bản án thì vẫn không thay đổi là bao nhiêu, hình thức cũng là cướp tiền mà thôi.

Y bác sỹ thì lo cướp tiền của bệnh nhân khi tăng tiền viện phí lên cao, tăng giá thuốc lên ngất ngưởng, đã vậy lại còn điều trị bằng thuốc giả do chính bộ y tế nhập vào như thời gian vừa qua bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã cấp giấy phép cho người nhà nhập thuốc giả phân phối cho các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc, báo đài đã lên tiếng ì xèo, nhưng cái gốc cổ thụ trồng bằng hình già Hồ quá nặng nên mọi chuyện vẫn y như cũ không có gì thay đổi vì bà bắt chước 3X "đảng phân công tôi thì tôi đâu có quyền từ chối nên tôi cứ phải làm công tác mà đảng đã phân công và giao trách nhiệm cho tôi", thế là huề tiền.

Các ngân hàng thi nhau cướp tiền gởi của dân bỏ trốn kể cả HTX tín dụng. Các giám đốc thi nhau ôm tiền bỏ chạy để lại ngơ ngác cho người dân đứng trước cửa các ngân hàng, HTX tín dụng mà không biết lý do gì tiền mình chưa rút mà nó biến đi đâu mất, có khi tụ tập đông người trước cửa ngân hàng để đòi tiền còn bị doạ là gây rối trật tự công cộng nữa là đang khác.

Người chết cũng bị cướp, đang nằm yên mồ yên mả một ngày đẹp Trời nào đó thấy khu đất nghĩa địa này có thể đẻ ra vàng, có ngoại quốc ngắm nghía thì hỡi ơi mồ mả bị xe ủi, xe múc xúc tung lên khỏi mặt đất, mặc kệ thân nhân muốn đem đi đâu tùy ý.

Đã có thời gian các công ty đa cấp thổi phồng tiền lãi khi mua gói hàng và gởi tiền vào lợi nhuận sẽ gấp 10 bà con thi nhau mua những gói hàng đó với giá trên Trời để mong kiếm lãi xuất cao cuối cùng bĩ cướp trắng tay, kêu Trời không thấu.

Trong dân thì cướp tiền hụi hè lẫn nhau, gầy huê hụi cho đã rồi ôm tiền bỏ trốn, nhiều người không còn nước mắt để mà khóc.

Ra đường mắt trước mắt sau lạng quạng bị cướp điện thoại, bị cướp giật giỏ, đeo dây chuyền lạng quạng cướp giật đứt cổ, đeo nhẫn hột xoàn bám vào thành xe cái ngón tay xinh xinh đeo nhẫn rơi vào tay kẻ khác dễ như trở bàn tay chơi trong chớp nhoáng.

Chưa bao giờ VN lại bị đe dọa bởi 3 loại cướp như bây giờ. 

Ngay cả hàng cứu trợ cho lũ lụt cũng bị cướp trắng trợn khi chở hàng ra tới nơi, cướp vào từng nhà kêu đóng tiền cứu trợ, biết chắc không tới tay người dân bão lụt nhưng vì không muốn gây sự với địa phương vì còn phải xin giấy tờ các loại nên đành cắn răng đóng cho xong chuyện, khỏi bị phiền phức khi có chuyện phải xin giấy tờ. 

- 01- Cướp ngoại xâm.
- 02- Cướp nội xâm.
- 03- Cướp tự phát. (trong dân)

Xã hội đâu đâu cũng thấy toàn là cướp, người dân chẳng biết phải làm gì ngoài im lặng như sống chung với lũ và tự đề phòng gia đình mình khi giông tố đổ ập xuống bất cứ lúc nào, vì VN bây giờ chuyện của ai người ấy lo, không ai quan tâm tới ai được.

Một xã hội bất an như thế mà cái đám DLV vẫn khen lấy khen để đất nước VN là đất nước đáng sống nhất, yên bình nhất không đâu được như VN.

Trước năm 1975 chế độ VNCH chỉ có vài ba băng nhóm, như Sơn Vương, đại ca Thay, Điền Khắc Kim, Bạch Hải Đường, nhưng những băng nhóm này thực ra chỉ là những băng du đãng sống trong thành phố, lâu lâu mới cướp một vụ nổi tiếng, có khi còn lấy của người giàu mang cho người nghèo. Bây giờ thì cướp ngoại bang vào, cướp nội địa có giấy tờ hợp pháp, cướp tự phát trong dân.

Đất nước này bây giờ không còn là đất nước bình yên nữa mà là một đất nước lộn xộn hổ lốn, vô thiên vô pháp, xài luật rừng nhưng khi dân đem luật rừng ra để nói chuyện thì chúng lại ghép tội phản động vì cái câu "luật là tao, tao là luật".

Buồn thay cho một đất nước bị đám con cháu cuồng Mac, cuồng Hồ du nhập chủ thuyết ngoại lai vào, độc tài đảng trị, cha truyền con nối, thay phiên nhau cướp giết và hút máu mủ người dân mình cho tới giọt máu cuối cùng cũng chưa chịu buông tha. Vì chúng là một bày quỷ, sống bằng xương máu của chính đồng loại mình. 

Ngày 22/11/2017

Vọng ngoại & trọng ngoại

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác - LêHồ Chí Minh

Khi còn sống trong vùng tạm chiếm, người dân miền Nam có thói quen hay gọi “thiên hạ” bằng thằng: thằng Pháp, thằng Anh, thằng Mỹ, thằng Nga, thằng Nhật, thằng Trung Cộng... Nghe kỳ thấy rõ.

Cho đến khi được hoàn toàn giải phóng thì họ mới học được cách ăn nói đàng hoàng, và lịch sự hơn, chút xíu: Nước Đàn Anh Trung Quốc, Thành Trì Của Phe Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô... Cũng có thể nói cho gọn nhưng vẫn giữ được nguyên tinh thần tôn kính: ông Liên Xô, hoặc ông Trung Quốc. Hay thân mật hơn chút xíu cũng không sao: anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc. 

Từ đây, anh hay chị thường dân dấm dớ nào mà lỡ miệng vẫn quen thói ăn nói bạt mạng (thằng Nga, thằng Tầu) thì đi tù ráng chịu. Cùng lúc, dân miền Nam cũng được biết thêm thông tin về một số người cầm lái vỹ đại (những vị lãnh tụ kính yêu của toàn thể nhân dân vô sản trên toàn thế giới) qua hình ảnh tràn ngập khắp nước, với danh xưng hết sức thân thương - cứ y như thể là bà con ruột thịt trong nhà vậy: bác Hồ, bác Mao, bác Kim, bác Lê-nin, bác Xít-ta-lin, bác Phi-đen Cát-xtơ-rô...

Sự thương mến qúi Bác - thường khi - vẫn vượt quá xa mức độ bình thường:

Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!
Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương Ông thương mười

Ngay cả thú vật có liên quan xa gần đến “qúi Ông” cũng thế, cũng được “đối xử” cách riêng – theo như tường thuật của cựu tù nhân lương tâm Vũ Thư Hiên, về chuyện nuôi dưỡng một con bò của bác Phi Đen gửi tặng bác Hồ: 

“Con bò Hà Lan tới Nhân Hậu trong cảnh trống giong cờ mở. Cái xe tải duy nhất của trại, vừa dùng để chở tù khi chuyển trại, vừa dùng để chở sản vật tù làm ra đi bán, được cọ rửa sạch như li như lau từ một tuần trước, chở nó từ Trung ương về. Món quà Cục cho quý đến nỗi chỉ có công chở nó về thôi mà mặt anh lái xe cũng vác lên, như thể vừa lập chiến công huy hoàng.

Cả trại được nghỉ lao động một ngày để đón món quà quý của Bác Hồ. Khi con bò Hà Lan, được mấy người tù khỏe mạnh tiền hô hậu ủng, quát tháo om xòm, từ thùng xe bước từng bước bướng bỉnh và rụt rè rồi lao phốc một cái xuống sân trong tiếng vỗ tay đôm đốp và tiếng reo hò ầm ĩ của cả các cán bộ lẫn tù nhân... trung uý Thuỳ thậm chí còn rút mu soa chấm lên mắt...

Đúng là một con bò quý. Quý từ cái vóc dáng quý đi. To lớn, bằng hoặc xấp xỉ bằng con voi cái, với bộ lông đen trắng loang lổ, hai bên hông phẳng lì, nó đứng lù lù một đống giữa đám đông những người ngất ngây chiêm ngưỡng... Được ba người chăm nom, con bò ngày một mỡ màng, béo mượt...”

Tuy bác Hồ và bác Phi Đen đều đã từ trần nhưng tinh thần vô sản quốc tế vẫn còn sống (lai rai) giữa các nước XHCN anh em (hiếm hoi) còn sót lại, và truyền thống “trọng ngoại” (“hướng ngoại” hay “vọng ngoại,” nói sao cũng được, tùy tạng mỡ của mỗi người) vẫn được lưu truyền cho mãi đến hôm nay – theo bản tin của báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 8 tháng 11 năm 2017:

“Nhiều người chỉ trích anh thanh niên quỳ xuống vái doanh nhân giàu có bậc nhất châu Á, và kết luận người trẻ thời nay thích hôn ghế thần tượng, liếm giày tỉ phú.

Trong cuộc Đối thoại với Jack Ma ngày 6-11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), một thanh niên vì quá hâm mộ đã đứng lên nói ‘I love you Jack Ma’, sau đó quỳ xuống lạy nhân vật này.

Hành động nói trên đã nhận được vô số ‘gạch đá’, và bị đánh giá là nhục nhã ngang với việc fan hôn ghế ca sĩ - diễn viên Bi (Rain) từng ngồi khi ngôi sao Hàn Quốc này đến Hà Nội năm 2012.” 

Giữa “vô số gạch đá” – may thay – cũng có xen lẫn những lời chia sẻ, và thương cảm, rất chân thành. Trên trang VNTB có bài viết với tựa đề cảm động (“Hãy Thương Cảm Các Em: Một Thế Hệ Mất Thần Tượng Nội”) của tác giả Mẫn Nhi:

“Xin đừng trách thanh niên, bởi nó không hẳn về mặt giáo dục, mà còn cả sự thiếu vắng ‘thần tượng Việt’ đúng nghĩa trong thời đại hiện nay...

Nếu thử đối sánh với thanh niên đầu thế kỷ XX, thì giới trẻ Việt hiện nay thiệt thòi toàn diện. Ít nhất, giới trẻ thế kỷ XX, chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có thần tượng đúng nghĩa là Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi, Quách Diệm; trong văn hóa – giáo dục – chính trị thì có học giả Nguyễn Văn Vĩnh,…

Ít nhất những con người đó đã tạo nên giá trị thật và đủ làm gương cho lớp trẻ; còn hiện tại – giới trẻ chỉ thấy toàn sự giả dối, ăn xổi ở thì,…

Do đó, hãy thương cảm các em: một thế hệ mất mát thần tượng nội!”

Nguồn ảnh: chuthapdophutho.org

Ơ hay, thế bác Hồ kính yêu đâu? Ít nhất thì cũng đã có vài trăm hình tượng của Bác được dựng lên trên mọi nẻo đường đất nước, và sẽ có hằng trăm cái khác sắp được “thi công” đến nơi mà. Đó là chưa kể hằng triệu trang sách, chục ngàn câu thơ, ngợi ca tài trí và công đức của Người:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ 
Bác về... Im lặng. Con chim hót 
thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

Năm 1941, bác Hồ vừa mới bước chân về đến biên giới thôi mà chim chóc, lau sậy đều vui đến “ngẩn ngơ” luôn. Ngày ấy đến nay, hình tượng Bác vẫn được Ban Tuyên Giáo & Bộ Thông Tin Tuyên Truyền bồi đắp, tân trang đều đều (khiến ngân qũi quốc gia muốn cạn kiệt luôn ) vậy sao thế hệ trẻ hôm nay tự nhiên lại bị “mất mát thần tượng nội” – vậy cà? 

Nguyên do của sự “mất mát” vô cùng đáng tiếc này, phần nào, có thể là do bản tính quá khiêm tốn của Bác nên hình ảnh của Người đã không thể sống mãi trong lòng quần chúng, như mong đợi.

Bác đã về đây, Tổ quốc ơi! 
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người 
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ 
Mà đến bây giờ mới tới nơi!

Đi xa thế, lâu thế mà Bác lại về... tay trắng. Tiền bạc vốn không, đã đành. Nhân cách, đầu óc cũng thế: Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác –Lê.” Nói vậy, nghe đã “nhún nhường” lắm rồi nhưng lắm lúc Người còn hạ mình hơn nữa: Bác tự nhận mình chỉ nêu ra được tác phong, còn tư tưởng lý luận thì để cho Mao Chủ tịch.”

Khiêm cung đến vậy quả là hiếm thấy!

“Từ 1951, tuần nào báo Nhân Dân cũng có vài mẩu của CB (tức Cụ Hồ) phổ biến kinh nghiệm mọi mặt của Trung Quốc… dần dà đảng viên cộng sản Việt Nam lại tìm ra chỗ để tự hào: được làm em của hai nước vĩ đại, Liên Xô anh cả, Trung Quốc anh hai... sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch biên giới, ngày 14-10- 1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc: ‘Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: ‘Cảm ơn các đồng chí’, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em’.

Chả ai thấy chữ ‘đền đáp kỳ vọng’ nghe nó quá bề dưới…Không phải ngẫu nhiên mà đến Đại hội 2 (1951), điều lệ đảng đã ghi ‘Tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam’ của đảng.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù I. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Mà Đảng thì lãnh đạo toàn diện, và tuyệt đối gần cả trăm năm qua. Tuy thế, mãi cho đến nay mới chỉ có một thanh niên Việt Nam duy nhất qùi lậy bác Jack Ma thôi. Vậy là phúc đức lắm rồi. (Còn bầy đặt phàn nàn, hay ném gạch, ném đá, làm chi nữa – hả Trời). 

Dù sắp nhỏ có liếm ghế chăng nữa, nói nào ngay, cũng vẫn là cách hành sử rất đúng... qui trình. Tụi nó chỉ tiếp tục cái truyền thống trọng ngoại (hướng ngoại hay vọng ngoại) do các bậc lão thành cách mạng khởi xướng thôi mà, chớ đâu có gì sai quấy lắm đâu.


Thái Nguyên - rì rầm trong cổ tích

Nguyệt Quỳnh (Danlambao) - Thanksgiving 2017, Nguyệt Quỳnh xin dành bài viết này thay lời tạ ơn đến sinh viên Phan Kim Khánh và ông bà Phan văn Dung.

Bản án sáu năm tù giam và 4 năm quản chế mà Tòa án tỉnh Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh dẫn tôi đến một bài viết của anh “Nghĩ về chiến tranh”. Tim tôi chợt chùng xuống khi bắt gặp đôi mắt của bé trai và gương mặt của người mẹ trong tấm ảnh Khánh đăng cùng bài viết. Tấm ảnh là một minh họa sinh động về chiến tranh và người Mẹ. Riêng với tôi, nó minh họa nỗi đau của những người mẹ ngày hôm nay. Mẹ của Khánh, của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Mai Trung Tuấn,…


Khánh sinh ra sau chiến tranh nhưng ý thức về những mất mát, những hy sinh của người lính cho mảnh đất anh đang sống không ngừng thôi thúc trong những suy tư của anh. Và nỗi ám ảnh đó dắt tay anh vào một cuộc chiến mới. Cuộc chiến chống lại cái xấu, cái dối trá, cái thối nát và tha hóa đang làm trì trệ đất nước anh.

Ở năm thứ hai của đại học, Khánh bắt đầu tìm hiểu về những vấn đề khiến Việt Nam không thể phát triển. Anh lập trang web nguoiviettreonline để cập nhật đến các bạn trẻ những bài viết về tình hình VN, sự thiếu minh bạch, thiếu tự do trong các lĩnh vực. Đầu năm 2015, anh thành lập trang baothamnhung với mục tiêu thông tin về tình hình tham nhũng trong giới chức chính quyền.

Nếu không bị bắt, tháng bảy vừa qua Phan Kim Khánh đã tốt nghiệp Khoa Quốc Tế của trường Đại học Thái Nguyên. Nhà Khánh nghèo, nhưng anh học rất giỏi và là một sinh viên có thành tích hoạt động xuất sắc. Anh đã đem về căn nhà lụp xụp thuộc hộ nghèo ấy thật nhiều bằng khen. Luật sư Hà Huy Sơn bảo có lẽ tài sản lớn nhất của bố mẹ anh chính là người con trai Phan Kim Khánh. Nhưng Khánh không chỉ là tài sản riêng của gia đình anh. Ở thời điểm đất nước cần anh, anh góp mặt. Và đối với chúng ta anh là một trong những nhân tố cho sự đổi thay.

Giữa lúc sự bắt bớ nhắm vào các nhà hoạt động ôn hòa đang leo thang; giữa bức tranh u ám của xã hội VN qua hành động nhũng nhiễu tôn giáo, hành hung các nhà hoạt động, phá hoại tài sản, đánh đập người dân của các Hội Cờ Đỏ, tôi ngồi đọc những suy tư và ước mơ của Phan Kim Khánh.

Rõ ràng cái ác đang diễn ra nhưng người tốt vẫn âm thầm góp mặt và những điều tốt đẹp vẫn cứ tiếp tục đâm chồi. Tôi muốn cám ơn Khánh bằng một lời chân tình nhất, cám ơn anh đã cho tôi nhìn thấy hoài bão của một lớp người trẻ thầm lặng. Cám ơn cái màu xanh, ngát đầy niềm tin hy vọng bên dưới cái bề mặt tối tăm, khắc nghiệt, ảm đạm của đất nước tôi.

Người ta bảo công lý là lương tâm con người. Giữa phiên tòa vắng bóng công lý dành cho Phan Kim Khánh, chàng sinh viên 24 tuổi đã nói với tòa án về công lý của chính mình. Anh không phủ nhận tội trạng mà lại nhận đó là hành vi, là quá trình nhận thức của anh. Những chia sẻ của Khánh không biết có làm bâng khuâng những người đại diện cho một thể chế đang bóp chết tương lai tốt đẹp của người sinh viên trẻ ấy không? Nhưng tôi biết nó làm dâng tràn tình thương trong muôn người vừa biết đến anh. Nó đủ mạnh để làm mờ đi những cái ác dẫn đến từ sự ngu muội, cái hình ảnh hung hăng của các hội nhóm cờ đỏ vừa được thành lập ở Nghệ An.

Và Khánh làm tôi nhớ đến cái khát vọng của cả một thế hệ Thái Nguyên ngày trước. Giữa lúc đất nước đắm chìm trong những ngày Pháp thuộc đen tối, những người lính khố xanh từ những trại tù nơi giam cầm các nghĩa sĩ đã trỗi dậy. Tự tuyên xưng mình là “Quang phục quân Thái Nguyên”, họ phá cửa trại giam và cùng với Lương Ngọc Quyến giành lại bảy ngày độc lập cho Thái Nguyên. Cái khoảnh khắc được đứng giữa đất trời, được là một người lính của một quốc gia độc lập với đầy đủ quốc kỳ, quốc hiệu không chỉ sống với họ ở giây phút đó, nó tác động đến hàng bao thế hệ Việt Nam sau này. Và họ đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng, những cái tên Đội Cấn, Đội Giá, Đội Trường,… đã đi vào lịch sử.

Người yêu dân ca khi nghĩ về Thái Nguyên là nghĩ đến những nương chè xanh ngút mắt và những câu hát lượn của các thôn nữ người Tày. Người yêu lịch sử sẽ nhớ đến hình ảnh hào hùng của những người lính khố xanh vào thế kỷ thứ 19. Nhưng cái đẹp của Thái Nguyên không chỉ dừng ở đó. Tôi muốn nhắc đến phiên tòa cách đây 100 năm và hai người mẹ. Hai người phụ nữ sống cách nhau đúng một thế kỷ. Tôi mường tượng đến nỗi xúc động và sự mạnh mẽ của hai người mẹ trao đến cho các con trai của họ.

Trong phiên tòa xử Lương Ngọc Quyến, thân mẫu của ông, bà Lê Thị Lễ thay vì phủ dụ con, bà đã dõng dạc nói trước phiên tòa của thực dân Pháp: "Từ thuở còn trong bào thai, chúng tôi đã dạy con về tình thương yêu nòi giống. Bởi vậy, các con tôi theo đuổi mục đích cứu nước là hợp đạo lý gia đình và đạo lý đất nước chúng tôi, sao lại gọi là phản loạn". Rồi bà quay sang nói với con trai: "Mẹ chỉ mong con xứng đáng là con dân nước Việt đến hơi thở cuối cùng".

Sau phiên tòa xử Phan Kim Khánh, bà Dung, thân mẫu của Khánh đã nói với luật sư “Nếu như tôi được gặp Khánh tôi sẽ nói: “Bố mẹ ủng hộ việc con làm. Tôi tin tưởng, con tôi yêu nước, yêu chính trị chứ không phải này kia”. Người mẹ ấy yêu con vô cùng. Khánh có quyền hãnh diện về bậc sinh thành của mình. Những bậc cha mẹ khác, yêu con luôn tìm cách bao bọc, bảo vệ con khỏi những bất trắc và do đó vô tình họ quay lưng lại với hạnh phúc đích thực của con. Mẹ của Khánh thì khác, bà biết đất nước này dù còn nhiều khó khăn, nhưng nó đâu có thuộc về thiểu số nhóm lợi ích, nó còn thuộc về thế hệ của những Phan Kim Khánh. Bà hiểu và thương cái khát vọng tươi đẹp của con trai mình:

“…Với tôi làm chính trị đơn giản là sao cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của bà con nông dân quê tôi được mền lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là cho người với người sống yêu thương nhau!”

***

Tôi nhớ trong một bài dân ca về Thái Nguyên, nhạc sĩ Cao Khắc Thúy có nhắc về tiếng “rì rầm trong cổ tích” của quê hương miền núi này. Phải chăng chúng ta cũng đang nghe tiếng rì rầm ấy; tiếng rì rầm cổ tích trở lại sau hàng trăm năm khi Lương Ngọc Quyến và những người lính khố xanh viết nên câu chuyện về Thái Nguyên.

Xin đất trời đem hơi ấm của những ngày lễ tạ ơn về đến căn nhà nhỏ bên chân đồi của ông bà Phan Văn Dung. Ở đó, đồi núi, gió rừng và những nương chè cũng đang lắng nghe. Ở đó, Thái Nguyên đang kể tiếp câu chuyện của mình, câu chuyện của người mẹ và chàng trai Phan Kim Khánh.

22/11/2017

ĐBQH: ‘Lò chống tham nhũng’ của Việt Nam chưa cháy

VOA Tiếng Việt-22/11/2017  
Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam là cuộc chiến trong nội bộ Đảng, theo nguyên cán bộ an ninh Đinh Đình Phú người tiên phong chống tham nhũng đất đai ở Hải Phòng.
Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam là cuộc chiến trong nội bộ Đảng, theo nguyên cán bộ an ninh Đinh Đình Phú người tiên phong chống tham nhũng đất đai ở Hải Phòng.
Một đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng vấn đề chống tham nhũng chưa bao giờ “nóng” như giai đoạn hiện nay.
Trong buổi thảo luận về dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi hôm 21/11 tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Chiến của Hà Nội được truyền thông trong nước trích lời nói “10 năm qua thi hành luật, giống như xây ‘lò’ nhưng ‘củi to, củi ướt’ chưa cháy được.”
"Vấn đề ai là người nhóm lò cho lửa hồng lên để củi cháy? Người nhóm lò là quan trọng. Đối tượng tham nhũng là ai? Đối tượng tham nhũng không phải là dân lành.
Đinh Đình Phú, nguyên đại tá an ninh và tác giả hồi ký chống tham nhũng "Cuộc chiến thầm lặng"
Phát biểu trong buổi thảo luận đóng góp ý kiến, đại biểu này nói “vậy sửa luật lần này phải gia cố để đảm bảo ‘củi to, củi nhỏ, củi ướt, củi khô’ đều phải cháy,” theo trích dẫn của VietNamNet.
Việc ví von chiến dịch xử lý tham nhũng với chiếc lò đốt củi được bắt đầu từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng hồi cuối tháng 7 vừa qua. Câu nói nổi tiếng của ông “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” đã được lan truyền trên truyền thông và mạng xã hội như một lời tuyên bố cho một chiến dịch chống tham nhũng do ông phát động.
Nhận định về hiệu quả của ‘lò xử lý tham nhũng’ này, cựu đại tá an ninh Đinh Đình Phú – một người mạnh mẽ lên tiếng chống tham nhũng ở Hải Phòng – nói điều quan trọng là phải xác định “ai là người nhóm lò.”
"Vấn đề ai là người nhóm lò cho lửa hồng lên để củi cháy?", theo ông Phú. "Người nhóm lò là quan trọng. Đối tượng tham nhũng là ai? Đối tượng tham nhũng không phải là dân lành. (Người) đề ra chính sách và pháp luật cũng không phải dân lành. Ai xử được những người có chức có quyền tham nhũng? Phải là Đảng."
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng với phát ngôn nổi tiếng "lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy."
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch chống tham nhũng với phát ngôn nổi tiếng "lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy."
Nhưng ông Phú, người từng đứng ra đại diện nhân dân tố cáo các quan chức thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng, tự ý chia chác đất đai vô nguyên tắc, cho rằng đối tượng “tham nhũng là những người có chức có quyền chứ không phải dân lành.” Ông nhận định cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến trong nội bộ Đảng.
Đặt ra câu hỏi trong buổi hội thảo của Quốc hội hôm 21/11 rằng “phải xác định ai có thể lấy được tiền bạc của Nhà nước?” đại biểu Nguyễn Chiến tự trả lời “Đó là người có chức vụ, quyền hạn, được trực tiếp giao trách nhiệm quản lý tài sản, đó là những chủ thể đặc biệt.”
Để cuộc chiến chống tham nhũng có hiệu quả, theo ông Phú – tác giả hồi ký “Cuộc chiến thầm lặng” – cần phải “kết hợp 3 mũi giác công.” Đó là sự kết hợp của nhân dân, báo chí và đảng viên, theo người từng làm trong ngành an ninh quân đội Việt Nam.
Ông Phú đề xuất luật sửa đổi phải có những điều khoản xử lý những người bao che cho các hành vi tham nhũng đồng thời bảo vệ những người đứng ra chống tham nhũng cũng như khen thưởng cho những người này. "Phải bổ sung vào luật nếu không thì không ổn. Sẽ không ai giám làm, không ai giám chống (tham nhũng) cả."
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, các vụ tham nhũng năm nay gây thiệt hại trên 1.350 tỷ đồng. Số tiền này chưa bằng 1 nửa so với số tiền hơn 3.300 tỷ đồng mà cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc đã làm thất thoát. Vụ ‘bắt cóc’ ông Thanh của mật vụ Việt Nam, theo cáo buộc của chính phủ Đức, được cho là nằm trong chiến dịch chống tham nhũng của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trước đó ông Trọng từng nói sẽ bằng mọi giá mang ông Thanh về Việt Nam để xử lý.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ 27 biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa trong tham nhũng và theo ông Phú, “cả xã hội biết đối tượng tham nhũng là ai” cho nên chỉ cần pháp luật có nghiêm không thì sẽ giải quyết được vấn nạn này.