Wednesday, December 16, 2015

Lương không đủ sống, cả UBND xã chỉ làm việc nửa ngày

Tình trạng cán bộ công chức tại UBND xã chỉ làm việc nửa ngày đang diễn ra phổ biến tại một số xã vùng cao tỉnh Bình Thuận. 
Trong khi cả nước đang tiến hành cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến liên hệ giải quyết công việc, ở tỉnh Bình Thuận lại xuất hiện tình trạng một số xã vùng xa vùng cao chỉ làm việc vào buổi sáng, còn buổi chiều đóng cửa, không có ai túc trực giải quyết sự vụ tại cơ quan.

Tình trạng này đang gây bức xúc trong nhân dân cần phải được kịp thời chấn chỉnh.
Tất cả các phòng làm việc ở xã Mỹ Thạnh đều khóa chặt
Tất cả các phòng làm việc ở xã Mỹ Thạnh đều khóa chặt 
Mỹ Thạnh là xã vùng cao, xa nhất huyện Hàm Thuận Nam. Đầu giờ chiều thứ Ba ngày 8/12, chúng tôi có mặt tại trụ sở “Đảng ủy, HĐND, UBND xã này. Mặc dù mới 14h chiều nhưng trụ sở xã đã ngưng làm việc. Tất cả các phòng làm việc đều khóa chặt cửa. Cán bộ, công chức đều vắng mặt, từ nhân viên văn phòng đến lãnh đạo xã. Ngay cả công an xã cũng không có ai túc trực.

Trụ sở làm việc của xã Mỹ Thạnh không có một bóng cán bộ, nhân viên nên chúng tôi đành tìm đến nhà ông Huỳnh Văn Long, Bí thư Đảng ủy xã. Ông Long cho biết, ông đang bận việc nhà nên xin nghỉ, không đến cơ quan.

Còn ông Huỳnh Văn Ní, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh cũng đang bận việc riêng. Trao đổi qua điện thoại, ông Chủ tịch UBND xã cho biết, ở vùng cao này, xã thường chỉ làm việc buổi sáng. Buổi chiều nghỉ việc, trừ khi có công việc theo kế hoạch định trước.

Ông Huỳnh Văn Ní nói: “Chúng tôi chỉ làm việc buổi sáng. Buổi chiều nghỉ, nếu có việc đăng ký mới làm. Nếu có việc cần thiết liên lạc qua điện thoại”.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc. 14h chiều thứ 6 (20/11) vừa qua, chúng tôi ghé trụ sở UBND xã nhưng không có một ai, chỉ duy nhất có chú chó mực nằm trước cửa canh chừng người lạ ra vào. Bên cạnh là tấm bảng nội quy màu xanh chữ trắng, ghi rõ: “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Giờ làm việc: Buổi sáng từ 7h – 11h30; buổi chiều từ 13h30 – 17h”.

Donald Trump nói Việt Nam “ăn mất bữa trưa” của người Mỹ

Theo DatViet-16-12-2015
Donald Trump nói Việt Nam “ăn mất bữa trưa” của người Mỹ
Trong cuộc phỏng vấn nhanh với phóng viên Chris Cuomo của CNN ngay sau cuộc tranh luận lần thứ năm của những ứng cử viên Đảng Cộng hòa, Donald Trump – người đang dẫn đầu cuộc đua về tỉ lệ ủng hộ – tiếp tục nhắc lại thông điệp của ông ta cho rằng nước Mỹ không còn giành chiến thắng nữa về mọi mặt.
Ông Trump than phiền: “Trung Quốc đang ăn mất bữa trưa của chúng ta, Nhật Bản đang ăn mất bữa trưa của chúng ta,” ý nói Mỹ đang thất thế về thương mại trước những nước này.
“Việt Nam đang ăn mất bữa trưa của chúng ta,“ ông ta nói thêm và nhấn mạnh.
Trước đây, Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico là những nước mà ông Trump thường hay nêu tên trong những phát biểu về vấn đề này.
Không rõ liệu ông Trump có ý nói tới thỏa thuận thương mại TPP của Mỹ mà Việt Nam là nước thành viên hay không.
Giới phân tích nhận định rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này.

Ngã tư quốc tế

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi thiếu điều muốn tự vận (luôn) vì xấu hổ về đồng bào, đồng loại, và thời đại của mình. Cái tốt sao mà nhỏ nhoi, lẻ loi, yếu đuối, cô đơn vậy. Công lý sao mà chậm chạp, nhợt nhạt vậy - hả Trời?...

*

Thỉnh thoảng, tôi vẫn gặp phải một câu hỏi khó:

- Thế những tác giả ngoại quốc ông thường đọc là những ai?

Tôi lí nhí:

- Gần như chả có ai ngoài Kim Dung và Remarque. Lâu lâu tôi cũng có đọc Ernest Hemingway, Mario Puzo, Boris Pasternak, hay Solzhenitsyn thôi...

- Úy Trời! Sao cũ mèm hết trơn vậy, cha nội?

- Bị hồi đó, ở miền Nam, hầu hết sách của những tác giả này đều được dịch ra tiếng Việt. 

- Bộ không đọc được tiếng Anh, tiếng Pháp gì sao?

- Dạ, ráng thì cũng được nhưng... ngại lắm!

Nói nào ngay thì khi còn trẻ tôi cũng có ráng, với đôi chút làm dáng, khi vào cà phê Tùng với La 25ème Heure hay Of Mice and Men trên tay. Cái thời sung sức, và hơi nặng phần trang sức, này đã qua lâu lắm rồi. 

Cũng từ lâu lắm rồi, tôi đã thôi mặc áo quần từ tiệm giặt ủi, thôi soi gương, thôi chải đầu, và gần như chỉ đọc những tác giả đang sống ở Việt Nam: Nguyễn Quang Lập, Đinh Tấn Lực, Huy Đức, Tuấn Khanh, Huỳnh Ngọc Chênh, Cánh Cò, Nguyễn Ngọc Già, Trương Duy Nhất, Võ Thị Hảo, Đoan Trang, Huỳnh Thục Vy...

Đọc họ rất “khoẻ,” trừ Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn này làm tôi hay bị... mệt. Đang đọc phải bỏ ngang. 

Bà hay đặt những vấn đề gây quá nhiều xúc cảm quá khiến tôi, đôi khi, cảm thấy bị chới với. Riêng bài này (“Có Còn Người Không?”) tôi đọc cho tới dòng chữ cuối vì nó quá ngắn, chưa kịp bỏ xuống thì đã tới câu kết mất rồi:

Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó. 

Nhưng tôi tưởng tượng thôi, trong lúc ngồi uống một ly cà phê mặn chát. Dường như cả quán hôm đó cũng có cùng cảm giác, sau khi giở tờ báo sáng, và nhìn thấy hình ảnh của thằng bé ăn xin. Nó nhỏ đến mức chỉ biết khóc. Ở truồng và khóc. Ướt và khóc. Bị đánh đau và khóc. Chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như con vịt con ngơ ngác mà người ta dùng để câu nhắp cá lóc. Em bé - con mồi sống không nói gì hết, mà tôi tưởng như nó hỏi, người ơi, người ở đâu? 

Tôi đã nhận được câu hỏi đó bao nhiêu lần trong đời? Không đếm được. Có đứa thậm chí còn không khóc. Nó ngủ mềm oặt, xanh rớt trên tay người đàn ông ngồi ở một góc đường. Một kiểu ngủ mụ mị vì tác dụng của thuốc. Buổi tối tôi đi qua chỗ đó và em lại hỏi bằng vẻ câm lặng im lìm. Như cái chết. Có còn người không?

Đám đông không lên tiếng. Không Lục Vân Tiên nào, đại diện công quyền nào đưa cả hai con người rách rưới về, gạn hỏi coi có thật là cha con như gã đàn ông phân trần, hay chỉ là kẻ chăn dắt với con mồi. Em bé ngủ vì thuốc ngủ hay vì sốt cao? Em cần một mái ấm hay một bệnh viện cho qua cơn đau? Bàn tay mỏng đó không quá khó để người đời nắm lấy. Nhưng dòng người lũ lượt không ai dừng lại. 

Chính xác là cũng có người bước tới cho vào cái ca nhựa bạc màu chút tiền lẻ, nghĩ sau đó mình sẽ nhẹ lòng. Tôi cũng vậy, tự lừa mình. Và cái góc đường trước Trung tâm văn hóa thông tin ám ảnh tôi dai dẳng dù em bé chỉ ở lại hai đêm rồi biến mất. Cuộc ra đi gây bất an hơn cả khi xuất hiện, bởi linh cảm em lại vạ vật ở một góc đường khác, bị nhấn chìm trong giấc ngủ khác. Ngủ là một cách hỏi, người đâu mất rồi? 

Ảnh: Dân Trí
Cũng như những em bé ăn xin mà bất cứ ai cũng có thể gặp một đôi lần trên đất nước này, chúng gọi con người bằng nhiều cách, bằng ánh mắt thất thần, bằng vẻ ngoài trần trụi và lem luốc, bằng tiếng khóc, tiếng hát, bằng bàn tay bẩn thỉu xòe ngửa, bằng những vết thương bầm tím trên da thịt… Ai đó nghe thấy tiếng gọi đó nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng có kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết… 

Và những đứa trẻ đường phố vẫn tồn tại, như một phép thử.

Thử coi người ta bất lực, rụt rè, ngại khó bao nhiêu? Bao nhiêu người đã từng đi qua, chứng kiến những thân phận nhỏ bé khốn khổ. Dù ngoái lại, dù áy náy, dù thấy thương và bất an... nhưng chậc, mình lại phải đi rồi... Họ không làm gì mà kêu mấy ông nhà nước làm gì đi chớ... 

Tôi không thể đoán được “cái góc đường trước Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin” của Nguyễn Ngọc Tư nằm trong cái thành phố nào, ở đất nước mình. Tôi đã đành đoạn quay lưng, bỏ cái quê hương khốn khổ của mình đi biền biệt từ lâu lắm rồi. Người xưa, cảnh cũ đều đã trở thành nhạt nhoà và phai mờ hết ráo.

Tôi hiện đang ở một đất nước khác. Chỗ tôi tạm cư có tên là Silicon Valley (hay còn gọi là Thung Lũng Hoa Vàng) nơi có vài chục sắc dân cùng ở bên nhau, cùng chia sẻ một cuộc sống an bình và phú túc. Những đứa bé ăn xin “trần trụi, lem luốc “với “những vết thương bầm tím trên da thịt” - tất nhiên - không thể hiện hữu ở một chốn văn minh như thế. 

Tuy thế, từ cái Ngã Tư Quốc Tế này (hàng ngày) tôi vẫn nhìn thấy “ánh mắt thất thần... chấp chới giữa dòng người ngược xuôi đông đúc như con vịt con ngơ ngác mà người ta dùng để câu nhắp cá lóc” của vô số trẻ thơ - qua những phương tiện truyền thông.

Trẻ con Bắc Hàn. Nguồn ảnh: VOA

Từ đây, tôi cũng nhìn thấy hàng trăm người đã mang thân mình làm đuốc, với hy vọng gây được sự chú ý của nhân loại về thảm kịch bị mất quyền tự chủ và nguy cơ bị đồng hoá của dân tộc họ. 


Và cũng từ cái Ngã Tư Quốc Tế này - thỉnh thoảng - tôi vẫn được xem một cái thư kêu cứu, gửi từ những trại tù của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Nơi còn có tên gọi khác là Trung Quốc Đại Lục, hay Trung Cộng. 

Thư sau được đăng tải trên New York Times, vào ngày 11 tháng 6 năm 2013, rồi được phổ biến rộng rãi khắp nơi, kể cả những trang tiếng Việt: 


Bức thư được viết với những dòng chữ tiếng Anh nguệch ngoạc trên một tờ giấy mỏng và người viết nói rằng ông bị giam giữ tại một trại cải tạo lao động ở thị trấn phía Đông Bắc Trung Hoa. Ông cho biết ở đó các tù nhân phải làm việc vất vả bảy ngày một tuần, 15 giờ trong ngày họ bị ám ảnh về sự giám sát ác nghiệt của bọn cai tù tàn bạo.

“Quý vị: Nếu quý vị thỉnh thoảng mua sản phẩm này, xin vui lòng chuyển thư này đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới.

Đó là một đọan trong bức thư được nằm giữa hai ngôi mộ đá giả, nó rơi ra khi bà Julie Keith mở chiếc hộp trong phòng khách nhà bà vào tháng 10 năm ngoái. "Hàng ngàn người tù ở đây, những người đang bị nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Cộng hành hạ, sẽ tri ân và nhớ đến quý vị mãi mãi.” (Đằng Sau Tiếng Khóc Kêu Cứu Từ Trại Cải Tạo Lao Động Trung Quốc" - "Behind Cry for Help From China Labor Camp". Như Ngọc chuyển ngữ).

Thư kế tiếp theo xuất hiện trên tờ Belfast Telegraph vào ngày 26 tháng 6 năm 2014. Qua ngày hôm sau trang web của Time đã có bản tin (“Another SOS Note From China Has Been Found In a Piece of Store-Bought Merchandise”) với đầy đủ những chi tiết cần thiết: 


“SOS! SOS! SOS!... We are prisoners in the Xiang Nan Prison of the Hubei Province in China. Our job inside the prison is to produce fashion clothes for export. We work 15 hours per day and the food we eat wouldn’t even be given to dogs or pigs. We work as hard as oxen in the field.” 

(SOS! SOS! SOS!... Chúng tôi là tù nhân tại nhà tù Xiang Nan ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Công việc trong tù của chúng tôi là sản xuất quần áo thời trang đem xuất khẩu. Chúng tôi làm việc 15 tiếng một ngày, thực phẩm chúng tôi ăn thì đến chó và lợn cũng không thèm ăn. Chúng tôi phải làm việc nặng nhọc như trâu bò ở ngoài đồng. Dương Long chuyển ngữ).

Những tiếng kêu cứu thảm thiết như trên, tuy được nhanh chóng phổ biến khắp mọi nơi nhưng rồi đều rơi ngay vào quên lãng, tựa như những viên sỏi nhỏ... rơi tõm xuống một cái ao bèo! Thái độ của cư dân nơi những cái Ngã Tư Quốc Tế, buồn thay, cũng (hờ hững) y như cái đám đông ở góc đường trước Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin - gần nhà Nguyễn Ngọc Tư - thôi.

Không Lục Vân Tiên nào, đại diện công quyền nào bận tâm cả. Nhân loại (chắc) cũng có ai đó nghe thấy tiếng gọi đó nhưng họ bận rộn, sợ hãi, bất lực, cũng có kẻ không nghe, không cảm nhận gì hết...  ráo!

Đã thế, ở nhiều nơi, những kẻ nhởn nhơ ăn mòn tấm thân của hàng triệu nạn nhân (khốn khổ) còn được long trọng đón tiếp nữa cơ:

RFA: Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

RFI: Luân Đôn Trải Thảm Đỏ Đón Chủ Tịch Trung Quốc.

BBC: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Anh trong chuyến thăm bốn ngày mà Thủ tướng Anh David Cameron gọi là 'kỷ nguyên vàng' trong quan hệ hai nước.


Tôi thiếu điều muốn tự vận (luôn) vì xấu hổ về đồng bào, đồng loại, và thời đại của mình. Cái tốt sao mà nhỏ nhoi, lẻ loi, yếu đuối, cô đơn vậy. Công lý sao mà chậm chạp, nhợt nhạt vậy - hả Trời? 

Nguồn: UK Times

Tân phó giám đốc CA Hà Nội lên chức nhờ hối lộ tình dục?

Bạn đọc Danlambao - Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, trưởng CA quận Tây Hồ vừa được đưa lên giữ chức phó giám đốc CA thành phố Hà Nội. 

Quyết định này được đưa ra giữa lúc vị tân phó giám đốc CA thành phố Hà Nội bị cáo buộc đã hối lộ tình dục cho một ủy viên bộ chính trị để chạy chức.

Buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm vừa được diễn ra hôm 16/12/2015, trong đó có sự tham dự của thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - giám đốc CA kiêm chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Theo báo An Ninh Thủ Đô, quyết định thăng chức đối với ông Tuấn “được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an và Thường trực Thành ủy Hà Nội, CATP Hà Nội”, do đích thân bộ trưởng CA Trần Đại Quang ký chấp thuận.

Với kết quả này, số lượng nhân sự hiện đang giữ ghế phó giám đốc CA Hà Nội đã nâng lên thành 7 người.

Bàn tay Tô Huy Rứa

Phát biểu khi được bổ nhiệm, báo An Ninh Thủ Đô mổ tả ông Tuấn đã tỏ ra ‘xúc động’ và ‘bày tỏ cảm ơn sâu sắc’, nhất là đối với cá nhân thiếu tướng Nguyễn Đức Chung.

“Đại tá Nguyễn Anh Tuấn xin hứa ở cương vị công tác mới sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ công tác, phát huy truyền thống 70 năm của lực lượng CAND Việt Nam, Công an Thủ đô Anh hùng” 

“Giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, sống khiêm tốn, giản dị và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó”, báo An Ninh Thủ Đô dẫn lời ông Tuấn cho biết.

Dù vậy, những lời hứa của vị tân giám đốc CA TP Hà Nội đã hoàn toàn trái ngược với nội dung một lá đơn tố cáo được Danlambao công bố hồi cuối tháng 10/2015. 

Theo nội dung tố cáo, ông Nguyễn Anh Tuấn đã chạy chức, chạy quyền bằng cách hối lộ tình dục cho uỷ viên bộ chính trị Tô Huy Rứa.

Địa điểm xảy ra các vụ hối lộ là một nhà hàng ven sông Hồng – nơi Tô Huy Rứa và các quan chức CA Hà Nội thường xuyên lui tới để ăn chơi, trụy lạc. Toàn bộ chi phí được ông Nguyễn Anh Tuấn - biệt danh Tuấn “Rởm” giữ vai trò “phục vụ, trả tiền”.

Đổi lại, trưởng ban tổ chức trung ương đảng Tô Huy Rứa đã dùng quyền lực để đưa Tuấn lên làm phó giám đốc CA Hà Nội.

Tác giả lá đơn tự nhận là ông Nguyễn Văn Nam, một cán bộ 30 năm công tác tại CA quận Tây Hồ.

Cho đến thời điểm hiện tại, một số nội dung tố cáo vẫn chưa thể kiểm chứng, nhưng lá đơn của vị cán bộ CA này cũng đã cung cấp một số thông tin nhằm phản ánh đúng những gì xảy ra trên thực tế.

* Đọc thêm: Xuất hiện đơn tố cáo Tô Huy Rứa nhận hối lộ tình dục để chạy chức 

Dân oan 3 miền biểu tình sang ngày thứ 10 đòi quyền tư hữu đất đai

Trần Quang Thành (Danlambao) - Sáng ngày 15/12/2015, trước trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội dân oan 3 miền Bắc-Trung-Nam tiếp tục biểu tình sang ngày thứ 10 để tranh đấu đòi quyền tư hữu đất đai.

Trước đó bà con đã tổ chức tuần hành bên hồ Hoàn Kiếm, khu tượng đài Lý Thái Tổ để kỷ niệm lần thứ 67 Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948 - 10/12/2015) với tấm biểu ngữ lớn nổi bật “Đả đảo công an tra tấn, đánh đập, bức cung người dân vô tội” và biểu tình lên án phiên tòa bất công xử người thanh niên yêu nước Nguyễn Viết Dũng.

Hôm nay bà con tiếp tục giương cao biểu ngữ lớn “Đảng cộng sản còn chế độ công an trị người dân còn mất quyền làm người”; “Đánh người vô tội, cướp đất của dân là tội ác” và các tấm biển lớn tố cao các quan chức cộng sản tham nhũng, cướp đoạt ruộng vườn, tài sản của dân.

Theo qui định, trụ sở "tiếp dân" phải mở cửa liên tục 5 ngày làm việc trong tuần để tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân. Nhưng 2 tuần vừa qua, cán bộ, nhân viên phòng tiếp dân của đảng và Nhà nước cộng sản tại số 1 Ngô Thì Nhậm chỉ làm việc có 2 ngày trong tuần.

Anh Tuấn, một dân oan Hà Nội đã lên tiếng phản đối phong cách làm việc tắc trách, tùy tiện này của cán bộ, nhân viên phòng tiếp dân.

Sau đây là một số hình ảnh cuộc biểu tình sáng 15/12/2015 do chị Trương Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang ghi lại:

Phiên tòa phúc thẩm dân oan Nguyễn Văn Thông

CTV Danlambao - Sáng 16/12/2015, tòa án nhân dân huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa phúc thẩm xét xử dân oan Nguyễn Văn Thông theo điều 258 BLHS.

Anh Nguyễn Văn Thông (sinh năm 1965), trú tại ấp Phước Hội B, xã Phước Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh, là một trong nhiều người khiếu kiện dự án khu Liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông (Khu liên hợp Phước Đông - Bời Lời).

Sau nhiều lần khiếu nại, khiếu kiện nhưng không được giải quyết thỏa đáng, anh Thông cùng bà con Tây Ninh khăn gói lên đường ra Hà Nội để tiếp tục đòi công bằng.

Trong một lần đi gởi đơn thư tố cáo ở Mặt trận Tổ quốc, trên đường về anh Thông cùng bà con Tây Ninh đã bị công an Hà Nội bắt lên xe đưa về trụ sở tại Quang Trung. Anh Thông đã bị công an đánh sụn đốt sống L1 tại đây.

Dịp gần Tết Nguyên Đán, thực hiện chủ trương dọn sạch các điểm dân khiếu kiện trước các văn phòng tiếp dân trực thuộc trung ương, vào ngày 3/02/2015, khi đang đi trên đường, anh Nguyễn Văn Thông đã bị công an tỉnh Tây Ninh bắt cóc.

Đến ngày 6/2/2015, cơ quan cảnh sát điều tra ra thông báo số 18/TB "về việc bắt bị can tạm giam vì đã có hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo soạn thảo các đơn khiếu nại, tố cáo sai sự thật để đi khiếu nại, tố cáo và kích động, lôi kéo người dân tham gia vào việc khiếu nại phạm vào điều 258 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam."

Cũng cần nói thêm dự án khu công nghiệp Phước Đông – Bời Lời. Bởi về bản chất đây là một dự án gây tranh cãi bởi trong quá trình thực hiện thu hồi, tái định cư đã bỏ qua quyền lợi của người dân.

Theo báo Giáo Dục Việt Nam, khi thu hồi dự án, có khoảng gần 600 hộ dân với khoảng 3.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư từng “hứa” với lãnh đạo tỉnh và người dân là sẽ thu hút khoảng 100.000 lao động đến làm việc và giải quyết thêm khoảng 10.000 người ngoài hàng rào hoạt động các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người lao động.

Dự báo khi Khu Liên hợp lấp đầy, toàn khu vực sẽ có khoảng 140.000 người ở và làm việc. Tuy nhiên, đến nay Khu Liên hợp Phước Đông - Bời Lời mới giải quyết được 2 nghìn lao động (chiếm 2%). Câu hỏi lớn đặt ra là, 98% số lao động bị thu hồi sạch “tư liệu sản xuất” thì họ đang làm gì để kiếm kế sinh nhai?

Tháng 6/2014, dự án này vẫn đang lập lờ trong việc giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người dân trong khu vực, bất chấp sự khiếu nại, khiếu kiện của người dân từ các cấp.(*)

Từ ngày 25 đến ngày 29/9/2015, toà án nhân dân huyện Gò Dầu đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử dân oan Nguyễn Văn Thông, tuy nhiên gia đình không nhận được bất kỳ thông báo nào. Kết quả dân oan Nguyễn Văn Thông bị kết án 3 năm, 6 tháng tù giam với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Trong phiên phúc thẩm sáng nay, hai luật sư sẽ bảo vệ cho dân oan Nguyễn Văn Thông là luật sư Nguyễn Khả Thành và luật sư Võ An Đôn (thuộc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên).

Buổi sáng toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh mở cửa cho một số bà con vào dự phiên toà, sau đó đóng cửa không cho thêm người vào lý do hội trường hết chỗ ngồi.

Càng lúc càng có nhiều người dân đến tham dự phiên toà 
nhưng không được vào. Hình CTV Dân Làm Báo

Người đến tham dự bên ngoài mà ko được vào. Hình CTV Dân Làm Báo

Bên sân ngoài phiên toà có nhiều người dân quan tâm 
đến tham dự nhưng không được vào. Hình CTV Dân Làm Báo

Tìm hiểu qua thông tin từ một số người dân quan tâm phiên phúc thẩm đến tòa hôm nay cho biết:

Ông Thông bị xử vì "tội khiếu kiện" chứ tội gì? Xử như thế này là chủ yếu bắt ép ổng thôi. Nó muốn bắt ai thì nó bắt chứ.

Một người khác cho biết: "Ông Thông bị bắt cóc trên đường ngoài Hà Nội chứ đâu!"

Những người khác bổ sung: "Khiêng như khiêng heo lúc đang uống nước chứ bắt cóc cũng đỡ".

Vài người trong số những người kiên trì theo đuổi việc khiếu nại khiếu kiện ra tận Hà Nội cùng đợt với anh Thông cho biết: nhà nước có giải quyết khi chúng tôi ra trung ương nhưng không thoả đáng.

Lực lượng an ninh quay phim chụp ảnh tại tòa. Hình CTV Dân Làm Báo

Viện Kiểm sát đề nghị huỷ án sơ thẩm trả lại hồ sơ vì vi phạm luật tố tụng hình sự: Bản nghị án của phiên sơ thẩm có trước 5 ngày so với thời gian diễn ra phiên tòa.

Luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành đề nghị huỷ án sơ thẩm, tuyên bố anh Nguyễn Văn Thông vô tội vì những cáo buộc trong cáo trạng là vô căn cứ.

Trong phần trình bày của mình trước tòa, anh Nguyễn Văn Thông bày tỏ quan điểm rất mạch lạc, khách quan, trích dẫn các thông tư nghị định chứng minh sai phạm của dự án Phước Đông - Bời Lời mà anh tố cáo là có căn cứ. Chủ toạ phiên toà và hội đồng xét xử liên tục ngắt lời anh Thông.

Bộ phận điều chỉnh âm thanh còn can thiệp để những gì anh Thông nói bị mất tiếng. Để phản đối hành vi này, anh Thông đã im lặng và yêu cầu toà không được lấp liếm sự thật.

Anh Thông cũng đưa ra đề nghị được tại ngoại trong khi chờ phiên sơ thẩm lần 2 vì sau lần bị đánh sụn đốt sống lưng ở Hà Nội thì sức khoẻ anh không được đảm bảo do không được điều trị.

Đề nghị này của anh Thông không được đáp ứng trong phiên toà phúc thẩm hôm nay.

10:30' Kết thúc phiên tòa, tòa tuyên huỷ án sơ thẩm, trả lại hồ sơ điều tra lại từ đầu.

Các luật sư bào chữa cho Dân oan Nguyễn Văn Thông. Hình CTV Dân Làm Báo

Hình CTV Dân Làm Báo

Kết thúc phiên tòa chị Trần Thị Kim Đơn (vợ anh Nguyễn Văn Thông) cám ơn các luật sư và những người quan tâm đã đến và ủng hộ tinh thần gia đình.

16/12/2015

Bắt Ls Nguyễn Văn Đài là hành động tuyệt vọng của đảng CS

Trần Trung Đạo - Chưa bao giờ trong suốt 85 năm, đảng CSVN ở vào thế bị động và bị cô lập, trên thế giới cũng như trong các tầng lớp nhân dân hơn bây giờ. Ngay cả những thành phần từng làm phên dậu cho đảng, những người một thời thề nguyền hiến thân cho đảng, cũng đang tìm cách xa lánh đảng.

Trong chiến tranh chống thực dân, đảng CSVN có nhiều lý do để vận động quần chúng, trong chiến tranh Việt Nam đảng có nhiều phương tiện để bưng tai bịt mắt người dân, nhưng trong cuộc tranh chiến tranh chống độc tài, nghèo nàn, lạc hậu hiện nay thì không. Tại sao? Vì chính đảng CS đồng nghĩa với độc tài, nghèo nàn, lạc hậu.

Thật vậy, ngày nay người dân Việt Nam đang dần dần nhận ra rằng, kẻ thù của nghèo nàn lạc hậu, vật cản của phát triển kinh tế, con kỳ đà của hội nhập vào trào lưu dân chủ văn minh nhân loại không gì khác hơn là đảng Cộng sản. 

Thành phần nhân dân còn ít nhưng đang mỗi ngày một đông hơn. Những phong trào dân chủ từ tự phát đang tiến dần đến tổ chức và diễn ra trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Hôm nay, tranh đấu cho dân chủ đất nước là khẩu hiệu của thời đại, là niềm vui chứ không còn là nỗi sợ nữa. Đảng CS, trái lại, mỗi ngày thêm co cụm và run rẩy khi nghĩ tới ngày mai. Bắt Nguyễn Văn Đài là hành động tự thú cho nỗi lo của đảng.

Cuộc đấu tranh bằng nội lực của chính mình như Nguyễn Văn Đài và các bạn đang đi cần nhiều thời gian, công sức, hy sinh tù tội, nhưng đó là con đường đích thực cho tương lai của đất nước mình. Như lịch sử Việt Nam đã chứng minh, ngọn đèn tự chủ thắp lên từ những trái tim Việt Nam bao giờ cũng sáng lâu dài và bền bỉ hơn những ngọn đèn vay mượn của người.

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không chờ đợi một minh quân hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn huy hoàng lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. 

Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử.

Một lần nữa, lý do đảng bắt Nguyễn Văn Đài vì anh vi phạm các “quy định của Điều 88 Bộ luật hình sự”. 

"Bộ Luật hình sự" là cái quái gì? 

"Bộ Luật hình sự" không phải là một bộ luật do một cơ quan lập pháp độc lập nào làm ra mà chỉ là một văn bản của chế độ CS tự dựng lên để có lý do trả thù những ai đi ngược lại quyền lợi của lãnh đạo đảng CS. Về nội dung, cái gọi là “bộ luật” này cũng chỉ là bản sao của Luật Hình Sự Liên Xô được ban hành năm 1927. Tháng Sáu năm 1934, Stalin thêm điều 58, tương tự điều 88 của CSVN, để chuẩn bị cho cuộc thanh trừng đẫm máu sắp bắt đầu. Những tên độc tài khát máu như Stalin, Felix Dzerzhinsky đã bị nhân loại rẻ khinh, nguyền rủa và chương đen tối của độc tài CS đã được lật qua trên phần lớn thế giới nhưng tại Việt Nam trò hề “Luật Hình Sự” vẫn còn là một cái búa bất nhân, tàn bạo. 

Để kéo dài quyền cai trị, lãnh đạo CSVN hiên đang theo đuổi chính sách tự diễn biến hòa bình qua việc tham gia TPP nhưng cũng thẳng tay trấn áp mọi sự nổi dậy từ nhân dân. Nhưng như lịch sử phong trào CS thế giới chứng minh, chính sách đó chỉ dẫn tới ngày cáo chung của đảng sớm hơn mà thôi. 

Mikhail Gorbachev đã từng thử chính sách vừa tự diễn biến qua Glasnost và Perestroika nhưng cũng vừa gia tăng trấn áp khi chính y ra lịnh đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình đòi độc lập, dân chủ của nhân dân Lithuania làm 14 người chết và hàng ngàn thương vong vào ngày 13 tháng 1, 1991 tại thủ đô Vilnius và nhiều thành phố Lithuania khác. Cuối cùng Gorbachev đã đầu hàng trước sức mạnh của nhân dân Lithuania yêu chuộng độc lập, tự do, dân chủ.

Nước đã sôi, lửa đã cháy, sóng đã dâng, tiếng nói đã cất lên và quá trễ cho một con đường thoát an toàn của đảng.