Saturday, May 9, 2015

An Giang: Bệnh viện tiền tỉ bị làm sai thiết kế


(NLĐO)-Khi công trình sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng thì các cơ quan chức năng mới phát hiện có sự sai lệch về độ cao thi công xây dựng.
 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang sắp đưa vào sử dụng thì bị phát hiện làm sai thiết kế ban đầu.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang sắp đưa vào sử dụng thì bị phát hiện làm sai thiết kế ban đầu.
Ngày 9-5, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Sở Xây dựng tỉnh An Giang đã ra thông báo về việc xử lý vi phạm trong thi công xây dựng mớiBệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Theo đó, xử phạt đơn vị tư vấn khảo sát là Công ty TNHH Kiểm định và Tư vấn đầu tư xây dựng Miền Tây có trụ sở tại phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, An Giang với số tiền 50 triệu đồng; cấm đơn vị này tham gia thực hiện lĩnh vực tư vấn khảo sát đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trong 1 năm. Trong khi đó, người chủ trì khảo sát là kỹ sư Trịnh Bảo Tồn cũng bị tước quyền sử dụngchứng chỉ hành nghề khảo sát 12 tháng.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang xây dựng mới có tổng mức đầu tư 1.300 tỉ đồng và được khởi công từ tháng 6-2012. Đến đầu năm nay mới phát hiện công trình sai thiết kế do sai lệch về mốc cao độ thi công xây dựng. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho rằng đây là công trình trọng điểm, sai phạm mốc cao độ làm ảnh hưởng đến mỹ quan, chất lượng, tiến độ công trình cần xử lý nghiêm nên đã đưa ra hình thức xử phạt trên. Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Xây dựng An Giang nhận định: “Với cao trình thấp như vậy thì hậu quả là khu vực ngoại vi bệnh viện có khả năng ngập vào mùa lũ và triều cường cao, hệ thống thoát nước bị ảnh hưởng, một số hạng mục phải điều chỉnh thiết kế, xây dựng lại”.
 09/05/2015 16:04
Tin-ảnh: T.Nốt

Biển Ðông càng lúc càng nóng

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam gửi công hàm cho các phái đoàn thường trực tại Liên Hiệp Quốc, phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng biển Ðông, cùng lúc với việc Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ tại đó.

Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 8 tháng 5, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, loan báo, Việt Nam đã gởi công hàm cho phái đoàn thường trực của các quốc gia tại Liên Hiệp Quốc, phản đối Trung Quốc bồi đắp các bãi đá tại biển Ðông thành đảo nhân tạo và biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.


Trung Quốc cướp bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa bồi đắp bãi này thành đảo nhân tạo. (Hình: CSIS)

Ông Bình nhấn mạnh những hành vi đó của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở biển Ðông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.

Ông Bình đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động vừa kể.

Cách nay ít ngày, lần đầu tiên, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam và Philippines “xây dựng trái phép” tại biển Ðông. Trong khi Philippines thách Trung Quốc chứng minh cáo buộc đó có cơ sở thì Việt Nam không đề cập đến cáo buộc này.

Ðáp lại những dự báo và lo ngại của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, chuyên gia an ninh - quốc phòng về việc Trung Quốc sẽ sử dụng chuỗi căn cứ quân sự vừa thiết lập tại biển Ðông để khống chế cả mặt biển lẫn bầu trời, hôm 7 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chính thức tuyên bố, Trung Quốc “có quyền lập ADIZ tại biển Ðông.”

ADIZ là cách gọi tắt cụm từ Air Defense Identification Zone - vùng nhận dạng phòng không. ADIZ do mỗi quốc gia tự xác lập dựa trên các qui định của công đồng quốc tế. ADIZ không phải là không phận mà là vùng trời liên quan đến an ninh - quốc phòng của một quốc gia. Do vậy, tất cả các phi cơ dân sự qua lại ADIZ phải thông báo trước, phải theo hành lang bay được qui định, phải giữ liên lạc và thực hiện tất cả các mệnh lệnh của quốc gia kiểm soát ADIZ. Các phi cơ dân sự có thể bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp khác nhau nếu không tuân thủ những yêu cầu vừa kể.

Hồi tháng 11 năm 2013, Trung Quốc từng công bố ADIZ trên biển Hoa Ðông. Bởi phạm vi của ADIZ trên biển Hoa Ðông trùm lên cả những khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật và Nam Hàn nên hành động này đã bị cả Nhật, Nam Hàn lẫn cộng đồng quốc tế phản đối bởi gây bất ổn trong khu vực và làm xáo trộn hoạt động hàng không quốc tế.

Giới quan sát thời sự quốc tế tin rằng, tuyên bố vừa kể của Trung Quốc sẽ khiến mức độ căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác gia tăng.

Cách nay vài ngày, ông Richard Heydarian, một chuyên gia an ninh-quốc phòng, từng nhận định, trước đây, Trung Quốc chỉ có thể điều động các chiến hạm để xâm nhập biển Ðông. Nay, chuỗi đảo nhân tạo tại biển Ðông sẽ giúp Không quân Trung Quốc khống chế phía trên biển Ðông. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Ðông và gia tăng các cuộc tuần tra cả trên biển lẫn trên không. Các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Ðông sẽ bị đẩy khỏi khu vực này vì đường tiếp liệu cho các hòn đảo mà họ kiểm soát bị cắt.

Những chuyên gia khác thì tin rằng, chuỗi đảo nhân tạo tại biển Ðông và ADIZ mà Trung Quốc xác lập một cách hàm hồ sẽ gây tác hại rất lớn cho giao thương quốc tế vì tự do hàng hải, tự do hàng không bị xáo trộn.

Cũng vì những lo ngại vừa kể, mới đây, một số chính khách và chuyên gia Hoa Kỳ vừa đòi chính phủ Hoa Kỳ sớm có biện pháp trừng phạt Trung Quốc bởi Trung Quốc bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, càng ngày càng có nhiều hành động càn rỡ ở biển Ðông. Những chính khách và chuyên gia này cùng cho rằng, biện pháp trừng phạt đầu tiên, có thể áp dụng ngay là loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC 2016, sẽ diễn ra ở Hawaii. (G.Ð)

Đảng CSVN 'nhất trí' sân bay Long Thành là 'cần thiết'

HÀ NỘI (NV) .- Dự án xây dựng phi trường quốc tế tại Long Thành dù bị giới chuyên viên chỉ trích là ảo tưởng nhưng Trung ương Đảng CSVN vừa họp đã “khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương”.

 
Mô hình dự án sân bay Long Thành mà chế độ Hà Nội nhất quyết làm, bất chấp những khuyến cáo của giới chuyên viên. (Hình: Internet)

Cuộc họp Trung Ương Đảng CSVN lần thứ 11 kéo dài 4 ngày đã chấm dứt hôm 7 Tháng Năm. Đọc diễn văn bế mạc cuộc họp, ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng xác định như trên vì coi đó là “dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.

Theo tin tức, khi Bộ Chính Trị CSVN đã “quyết”, Trung ương đảng đã gật đầu rồi đẩy sang cho Quốc hội biểu quyết thông qua, thì cái gì cũng qua hết. Họa chăng chỉ có một vài lời phản đối lẻ tẻ cho có tính dân chủ cho cái quốc hội được giới truyền thông quốc tế gọi là “con dấu cao su” (rubber stamp) của chế độ.

Dự án xây dựng phi trường tại Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai từng bị giới chuyên viên trong nước đả kích mạnh mẽ, nêu ra những phi lý của dự án qua các con số thống kê được nhà cầm quyền trung ương thổi phồng lên hầu gây ấn tượng đẹp đẽ.

Chủ trương xây dựng phi trường Long Thành sẽ được đưa ra biểu quyết vào kỳ họp Quốc Hội CSVN dự trù khai diễn ngày 20/5/2015 và kéo dài có hơn một tháng vài ngày.

Theo thông lệ, những dự án bị coi là “chủ trương lớn” của chế độ đều được Quốc Hội thông qua dù những dự án đó nhiều rủi ro. Dự án lọc dầu Dung Quất, dự án thủy điện Sơn La, dự án lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận, dự án bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông) đều bị đả kích kịch liệt.

Dự án xây dựng phi trường Long Thành được soạn thảo cách nay khoảng 10 năm với lý do phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020. Theo dự án thì phi trường Long Thành sẽ có bốn phi đạo, công suất 100 triệu hành khách mỗi năm, gấp bốn hoặc năm lần công suất của phi trường Tân Sơn Nhất, có thể thay thế hoàn toàn phi trường Tân Sơn Nhất và trở thành phi trường trung chuyến cho các chuyến bay quốc tế qua khu vực Ðông Nam Á và giúp tăng nguồn thu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mong muốn vừa kể khó khả thi, bởi lâu nay, những phi trường ở Thái Lan và Singapore đã được các hãng hàng không quốc tế chọn làm điểm trung chuyển. Chưa kể những phi trường hiện có tại Việt Nam như Phú Quốc, Cần Thơ, Cam Ranh vốn đã là phi trường quốc tế, các hãng hàng không có thể sắp xếp để phi cơ của họ bay thẳng tới đó và không cần phi trường Long Thành như một điểm trung chuyển.

Ngoài ra, theo một báo cáo của tỉnh Ðồng Nai, nếu thu hồi 5,000 hecta đất cho dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người. Bên cạnh đó, vì chi phí quá lớn (tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án ngốn hơn 18 tỉ Mỹ kim), việc xây dựng phi trường Long Thành sẽ khiến nợ nần của Việt Nam thêm nặng nề.

Song bất chấp ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không và kinh tế, hồi đầu tháng 10 năm ngoái, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chấp thuận dự án xây phi trường Long Thành.

Tuy nhiên khi thay mặt chính phủ Việt Nam trình bày dự án xây dựng phi trường Long Thành với Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội, ông Ðinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải, không thuyết phục được ủy ban này về nguồn tiền và tính hiệu quả của dự án khi sẽ phải lấy một khoản tiền lớn từ ngân sách và vay một khoản không nhỏ từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong bối cảnh nợ nần của Việt Nam đang tăng nhanh và ngân sách mất cân đối nghiêm trọng vì thất thu.

Ðến trung tuần tháng 10-2014, ông Phạm Quý Tiêu, thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải, chủ động thông tin cho báo giới rằng, dự án phi trường Long Thành là một hình thức “đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không” thành ra “nhà nước phải đầu tư.” Cũng vì vậy, phải vay vốn. Về nguồn vay, ông Tiêu “tiết lộ,” Nhật đã “cam kết” cho Việt Nam vay 2 tỷ Mỹ kim để xây dựng phi trường Long Thành. Ông Tiêu bảo là “cam kết” đó được Nhật đưa ra từ cuối năm ngoái khi thủ tướng Việt Nam gặp thủ tướng Nhật. “Nhật quan tâm và sẽ dành 2 tỷ Mỹ kim chi dự án phi trường Long Thành.”

Ngay sau đó, ông Hayashi Hiroyuki, bí thư thứ nhất phụ trách về việc cho vay vốn của Ðại Sứ Quán Nhật tại Việt Nam, khẳng định, Nhật chưa có quyết định nào về khoản đầu tư vào phi trường Long Thành nên “chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam.”

Cuối Tháng Hai 2015, ông Ðinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam, báo cáo với Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam rằng, sau khi tính toán lại, dự án xây dựng phi trường Long Thành chỉ cần… 15.8 tỉ Mỹ kim. Nói cách khác, do bị vướng vì chi phí quá lớn, chi phí đầu tư cho phi trường Long Thành đã bớt đi… 2.9 tỉ Mỹ kim!

Ông Thăng giải thích, sở dĩ vốn đầu tư cho việc xây dựng phi trường Long Thành bớt đi được 2.9 tỉ Mỹ kim vì việc mức độ chính xác của các tính toán trước đó… “chưa cao.” Quy mô của dự án cũng đã được tính lại và nay, dự án xây dựng phi trường Long Thành chỉ cần 2,750 hecta đất chứ không cần thu hồi đến 5,000 hecta đất như trước.

Gần đây, tin tức cho hay phi trường Tân Sơn Nhất vừa chưa khai thác hết khả năng công suất, vừa không thể mở rộng vì “lợi ích nhóm” của nhóm tướng lãnh quân đội. Hiện Bộ quốc phòng đang “quản lý” sân golf ngay bên cạnh phi trường Tân Sơn Nhất và là một phần của Tân Sơn Nhất, đã không chịu cho lấy miếng mồi béo này để mở rộng phi trường.

Tin cho hay lợi tức từ cho thuê sân golf và các cơ sở phụ thuộc bị “để ngoài sổ sách” cho “những nhóm lợi ích”.

Khi được đài RFA phỏng vấn hôm 5 tháng 5, 2015, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định về chủ trương nhất quyết xây dựng phi trường Long Thành vì “nó chỉ thể hiện nỗ lực của những nhóm lợi ích để thúc đẩy việc thông qua cái dự án này. Và khi thông qua dự án này thì coi như dự án đã chính thức được khởi động, thì lúc đó mới có thể có %.” (TN)

05-09-2015 6:47:14 PM

Hơn một chục ngân hàng của Việt Nam sẽ biến mất

05-08- 2015 5:42:42 PM 
HÀ NỘI (NV) - Tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ còn tiếp tục sôi động trong thời gian tới, với khoảng 10 ngân hàng nữa sẽ bị xóa tên khỏi thị trường.

Ngày 7 tháng 5, Dân Trí loan tin, theo nhận định của công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục sôi động trong thời gian tới, nhằm đạt mục tiêu của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) là sẽ rút gọn số lượng ngân hàng thương mại (NHTM) xuống cỏn khoảng 20 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.



Ngân hàng Ðại Dương (OceanBank) sẽ biến mất khỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam. (Hình: Dân Trí)

Theo đó, nhiều cặp đôi ngân hàng cũng sẽ tiếp tục được sáp nhập. Cụ thể như Ngân hàng Nam Á (NamABank) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank); Ngân hàng An Bình (ABBank) và ngân hàng Ðông Á (DongABank); Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ngân hàng Phương Nam (SouthernBank)...

Trong tháng 4, 2015 vừa rồi, vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã được tiến hành rất mạnh mẽ. Ðiển hình là kế hoạch cho việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam (VietinBank) với Ngân hàng Thương mại Xăng dầu Petrolimex (PGBank) và Ngân hàng Thương mại Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với Ngân hàng Thương mại Phát triển Nhà Ðồng bằng sông Cửu Long (MHB).

Ngoài ra, NHNN cũng đã thông báo mua lại Ngân hàng Ðại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng do OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ bảo đảm mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN. VietinBank được NHNN chỉ định tham gia quản trị, điều hành OceanBank. Trước đó, NHNN cũng đã mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng và giao Vietcombank tham gia quản trị, điều hành.

Tin cho hay, một thông tin đáng chú ý khác là chính phủ CSVN cũng đã chỉ đạo NHNN và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu tối đa 30% hiện tại của các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM của Việt Nam. (Tr.N)

Tiếu lâm thời bác Hù

Hừng Đông (Danlambao) - Mèng ơi, hổng dám theo con đường bác-đi đâu, bi-đát thấy mồ, Hừng Đông tui vát cuốc theo... định hướng của anh hai Chổi DLB, hy vọng mua vui cũng được một vài trống canh cho thôn mình sau một tuần cày cấy bở hơi tai nha.

Đầu tiên Hừng Đông tui xin thành thật khai báo là tui vốn ba đời mần guộng, quanh năm chỉ biết lọ mọ cày bừa trên đám ruộng mà cố TT Thiệu cấp phát cho dân trong chương trình Người Cày Có Ruộng cái năm mà ba Ếch còn vát cái kim lụt của chàng gặp chị em biệt động thành nào, chàng cũng lụi dzô đó mà. Do đó trình độ anh-tờ-nét của Hừng Đông tui gom lại chưa đầy một cái lá mít, ba cái chiện meo-miết, chát-chít coi như bó tay chấm-com luôn. Nhờ trong nhà có thằng Cu Xíu. Tên khai sanh nó là Nguyễn Tiến Dũng. Cha chả, chiện này Hừng Đông tui cứ tiếc hùi hụi, sai có một chữ tên lót mà đổi cả vận mạng con người. Người ta thì ngồi cheo leo chóp bu, còn thằng con phá gia chi tử của tui thì cứ 3 năm nó mới học xong một lớp, 12 tuổi mới leo lên được lên lớp 3 trường làng. Nói cho ngay cũng tội thằng nhỏ, con nhà nghèo hằng ngày thằng Cu Xíu phải dậy sớm để đu dây qua sông tới trường, oải quá, nên nó bỏ học ngồi đồng tại quán nét có phục vụ bánh mì, mì gói 24/24... Thôi, coi như thua me gỡ bài cào, thằng Dũng con tui nó học thì ngu thầy chạy nhưng ba cái chiện meo, phây,... gì gì đó nó rành thấy ớn luôn, nó dzià nhà giảng cho thằng tía của nó cái câu: Trăm năm trong cõi người ta/Cái gì không biết thì tra Gu Gờ. Cả cái quép-dai của thủ tướng hôm nay làm gì, tiếp đón các đồng chí nước bạn ra sao, nó dzìa nhà kể rổn rảng báo đăng có ông Thái Lan nào họp xong với Thủ lợn, với chủ tịt nước mình mà... sặc rồi nôn tùm lum (hình 1)

Hình 1

Chưa hết, cái hôm đại lễ nhà nước... khoan hồng cho dân miễn đi làm cả tuần để đi coi giễu binh, băng rốn treo đỏ đường như vải xô con vợ tui tháng nào cũng lén lút phơi sau vườn chuối. Cái thằng làm quảng cáo bằng bảng lét (hình 2) hay thằng viết chữ trên băng rôn (hình 3), nói xin lỗi, chắc hồi xưa học chung trong bưng với chàng thủ tướng Ba Ếch nên trình độ lịch sử, trình độ tiếng Việt viết sai hết ráo. Hừng Đông tui mới xóa nạn mù chữ đứng đánh vần một chập thấy... bớt buồn vì không phải chỉ có mình trong thời đại này là thằng duy nhứt ngu mà thôi.

Hình 2

Hình 3

Đứng ngoài đường Hừng Đông tui chửi mấy thằng kẻ chữ tầm bậy tầm bạ, chớ dzề tới nhà rồi nghĩ lại coi dzậy mà không phải dzậy, cái thằng viết thiệt là thâm thúy. Nó biết rút kinh nguyệt, xin lỗi, tại nhiều màu đỏ quá, rút kinh nghiệm xương máu. Hồi 30 tháng tư mấy ổng ở rừng rú dzìa, qua ngày sau, mồng 1 tháng năm, bà con miền Nam đang phả phê với gạo trắng đầy nhà, quay qua ăn độn bo bo đến sinh bịnh ho lao nằm la liệt 3-trong-1 (3 người nằm trong 1 giường), quá tải cả bịnh viện Lao Hồng Bàng nên nó viết ngày 1 tháng 5 là ngày lao độn là đúng boong luôn. Nhân cái chiện viết sai ba-xí ba-tú, thằng Cu Xíu có chưng bằng chứng cho tía nó coi là cả bác Hù còn viết sai tiếng Việt tùm lum. Mà ngộ hén, sao tiếng Tàu thì bác Hù gành dữ hen! (Hình 4).

Hình 4

Cha chả, cái thời gì mà mắc dịch, thuế má cả trăm thứ bà rằn, vật giá cứ cần lao cao lần, giờ mà cho ăn mày 1000 đồng là nó quýnh chạy rớt dép. Trước thì Hừng Đông tui hổng biết mấy thằng sở thuế thu tiền để chi dzô việc gì, hổm rồi nhờ thằng Cu Xíu chưng hình mấy cái biểu ngữ mới chưng hửng (hình 5)

Hình 5

Thiệt, Hừng Đông tui nhà quê nhà mùa, dốt đặc cán mai, đui mù hổng biết chiện chính chị chính em, nhờ có đảng tiên nâu, í quên, tiên phong làm cho mở bừng hai con mắt đui của mình như hội viên hội người mù được phép lạ từ khi có đảng (hình 6).

Hình 6

Hết đâu nè, đảng mình đánh đấm hay lắm à nghen. Hổng thèm chơi ba cái đồ súng ống hiện đại, hại điện thấy mồ, dùng sức không hà. Búa nè (hình 6), gậy gộc nè, sức người chịu sao thấu. Mấy người dzô đồn côn an bị thiệt mạng toàn do bị... té bị... bầm chớ côn an hổng tốn một viên đạn nào hết trơn á.

Hình 7

Hình 8

Mấy ổng ở trển còn học cao phát ớn, hút chưa tàn điếu thuốc rê là có cái bằng đại học dắt túi... hù thiên hạ rồi, con cháu bác Hù mà. Ra đường đụng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ nhiều còn hơn đụng mấy thằng chích choác cô hồn các đảng (?) đi lểu nhểu đầy làng đầy xóm.

Hình 9

Ngừng nghen. Nói nữa, hôm nay ăn hổng dzô. Xin phép anh hai Chổi lấn sân anh hai, khi khác nói tiếp chiện bác Hù, chiện Ba Ếch còn ly kỳ hơn, anh hai hén.

08/05/2015


Thánh "Lú" và hội nghị TƯ 11 của đảng CSVN

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - ...Qua hội nghị TƯ 11, những ai mong có chuyển biến của chính trị VN trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Phú Trọng thì sẽ thất vọng. Tập Cận Bình đã bồi dưỡng, bổ túc cấp tốc cho Trọng về chủ nghĩa Mác-Lênin, về tinh thần cảnh giác cách mạng trước các thế lực đế quốc thù địch. Viên Tổng bí thư thánh Lú này sẽ đi theo vết xe của Lê Khả Phiêu năm 2000 khi tiếp Clinton: dành hết thời gian tiếp xúc với Obama để giảng cho vị Tổng thống Hoa Kỳ về bóc lột tư bản, về dân chủ xhcn gấp ngàn lần dân chủ tư bản...

*

Hội nghị 11 Trung ương đảng CSVN họp từ 4 đến 7 tháng 5 năm 2015 là một hội nghị quan trọng của CSVN vì nội dung nhân sự của nó.

Các tin tức truyền đến thông tin đại chúng chỉ là diễn văn khai mạc, phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong những ngày hội nghị làm việc, chỉ những đoạn ngắn vô giá trị thông tin như: “hôm nay các đại biểu thảo luận ở các nhóm...” được truyền tải.

Ngay cả BBC một hãng truyền thông toàn cầu, đưa tin nhanh nhẹn, cũng không có tin chi tiết về hội nghị này.

Tuy nhiên, với nội dung:

"Hội nghị lần này Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về các vấn đề:
1. Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;
2. Số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội XII;
3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương;
4. Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; và góp ý về Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay."

mà Nguyễn Phú Trọng loan báo trong phát biểu khai mạc ngày 4/5/2015, thì tính quan trọng của hội nghị TƯ 11 đã hiển nhiên nổi bật.

Cũng vì 2 bài phát biểu khai mạc và kết thúc hội nghị do Nguyễn Phú Trọng đọc, nên ông ta đã bộc lộ hết con người của mình.

Trước hết là bộc lộ khả năng trí tuệ.

1. Thánh Lú

Văn học việt Nam có nói đến 2 trường hợp kiệt xuất của văn đàn. "Văn như Siêu Quất vô tiền hán" hay Thần Siêu, Thánh Quát, để mô tả tài năng văn thơ của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát.

Còn khả năng lĩnh hội Chủ nghĩa Mác Lênin của Trọng thì lú lẫn từ lâu rồi, nên ông ta đã được người dân cả nước gọi là Trọng lú. Tuy nhiên, đến hôm nay, qua 2 bài phát biển khai mạc và kết thúc hội nghị 11, thì tôi phải nâng ông ta thành Thánh Lú.

Chủ nghĩa Mác-Lênin dựa trên công hữu các phương tiện sản xuất, nhằm ngăn chặn tư hữu, mầm mống quay lại của Chủ nghĩa tư bản. Nay Trọng cứ nhai đi nhai lại là phải tuyệt đối trung thành với CN Mác-Lênin thì ông ta chắc không hiểu gì về CN Mác-Lênin, vì từ sau "Đổi Mới", các đảng viên cộng sản đã tích lũy tiền bạc để trở thành tư sản đỏ. Vậy thì trung thành với Mác Lê là trung thành cái gì?

Không những lú lẫn về lý luận, kiến thức, Trọng còn lú lẫn hô hào đòi hỏi mỗi trung ương ủy viên phải "có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng thực sự tin yêu?"

Thử hỏi khi dự án Boxit Tây Nguyên do Tàu cộng ép Nông Đức Mạnh trong 3 Tuyên Bố Chung Việt Nam - Trung cộng, thì Trọng lúc đó làm Chủ tịch Quốc Hội đã làm những gì?

Ông ta tìm mọi cách để dự án này không đem ra thảo luận ở Quốc Hội, tránh những phản biện có thể xuất hiện tại Quốc Hội. 

Cùng với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng đã tích cực thúc đẩy để dự án Bôxit dược triển khai như Bắc Kinh mong muốn.

Ông Trọng và Dũng đã nhận những phong bì nặng trịch của Tàu cộng.

Đây không phải là nhận hối lộ ư.

Sao mà lú lẫn quá vậy.

Thế khi Tàu cộng bắn thuyền của ngư dân, đâm đắm thuyền ngư dân VN quanh Hoàng Sa, Trường Sa... thì Trọng làm gì?.

Trọng tuyên bố Biển Đông là yên tĩnh. Trong nhiệm kỳ chủ tịch Quốc Hội, Trọng đã không cho phép Quốc Hội họp về Biển Đông.

Người khác chạy chức chạy quyền thì tốn tiền nhà. Nguyễn Phú Trọng chạy chức Tổng bí thư thì dâng biển Đông cho Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng không tốn tiền riêng của mình. Nguyễn Phú Trọng dùng Hoàng Sa, Trường Sa để kiếm ghế đứng đầu đảng cho mình. Kiểu chạy chức này của Trọng gọi là bán nước.

Kẻ bán nước đáng bị lên án như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc... thì nay đứng ở diễn đàn quan trọng lên án chạy chức chạy quyền, tham nhũng. Kể ra, biến kẻ bán nước thành người có tầm nhìn chiến lược, người đứng trên tầm cao đại cuộc, tầm cao quan hệ... thì chỉ có lú lẫn vô sỉ như Trọng mới làm được.

Mà mới hôm qua thôi, Trọng đường đường là Tổng bí thư mà chỉ đạt phiếu tín nhiệm thấp trong Bộ chính trị. Hôm nay, sau khi được Tập Cận Bình đón 21 phát đại bác, ông ta ù tai, lú lẫn sự kiện phiếu tín nhiệm thấp, nhơn nhơn cho rằng mình là người có uy tín để nói về đạo đức...

Vì vậy, Trọng đáng được phong là Thánh lú.

2. Hội nghị 11 và đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSVN

Hiện nay đấu tranh của 2 phái trong đảng CSVN là tranh giành sự phân chia các ghế Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và số lượng người của phe mình lọt vào Trung ương đảng khóa tới. Cũng không thể quên rằng nếu ai nắm phần sư tử của miếng mồi Dự án Sân bay Long Thành, thì người đó sẽ mua được nhiều phiếu của các ủy viên TƯ trong hội nghị năm 2016.

Nguyễn Tấn Dũng chắc nhắm tới ngôi vị Tổng bí thư. Phùng Quang Thanh có hậu thuẫn của Trọng và Bắc Kinh cũng đang ngắm tới chức vụ này.

Đoạn video quay phát biểu kết thúc hội nghị 11 có quay Dũng và Thanh ngồi cạnh nhau. Phải chăng 2 người này đã có thỏa thuận về chia chác, hay đây chỉ là dàn cảnh để đánh lừa dư luận.Tôi nghiêng về suy đoán đây là một nụ cười bắt buộc hơn là về một thỏa thuận giữa Dũng và Thanh.

Từ bây giờ đến hội nghị 12 vào đầu năm 2016, thời gian còn đủ dài để Dũng và Thanh thi triển tài năng. Đây là khúc xương quyền lực, không dành hữu nghị cho ai cả: nếu ai thất thế, sẽ bị mất tất cả. Tuy nhiên cũng không loại trừ đã có một thỏa thuận sơ bộ do Bắc Kinh đạo diễn. Hoa Nam tình báo sở đã nắm quá kỹ về các lãnh đạo VN.

Tóm lại, qua hội nghị TƯ 11, những ai mong có chuyển biến của chính trị VN trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Phú Trọng thì sẽ thất vọng. Tập Cận Bình đã bồi dưỡng, bổ túc cấp tốc cho Trọng về chủ nghĩa Mác-Lênin, về tinh thần cảnh giác cách mạng trước các thế lực đế quốc thù địch.

Viên Tổng bí thư thánh Lú này sẽ đi theo vết xe của Lê Khả Phiêu năm 2000 khi tiếp Clinton: dành hết thời gian tiếp xúc với Obama để giảng cho vị Tổng thống Hoa Kỳ về bóc lột tư bản, về dân chủ xhcn gấp ngàn lần dân chủ tư bản...

10.05.2015

TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng


Hoàng Trần (Danlambao) - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra hàng loạt "tiêu chuẩn" như: không tham nhũng, xu nịnh, mị dân... trong việc lựa chọn ủy viên ủy viên bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa tới.

Tuyên bố trên được đưa ra trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 11 hôm 7/5/2015, đây được xem là nỗ lực cuối cùng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc loại bỏ quyền lực đang lên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau 4 ngày họp kín, công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng 12 vào năm 2016 hiện đang được giữ bí mật, đặc biệt là đối với các chức danh chủ chốt.

"Tiêu chuẩn" nhân sự 

Phát biểu về phương hướng lựa chọn ủy viên ban chấp hành trung ương khóa tới, TBT Nguyễn Phú Trọng đặt ra tiêu chuẩn ứng viên phải có "tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’’.

Những lời hoa mỹ như trên một lần nữa cho thấy sự lú lẫn ngày càng nặng của ông Trọng. Trên thực tế, đã là người yêu nước thì không thể ‘’kiên định’’ với chủ nghĩa xã hội, và càng không thể "tuyệt đối trung thành’’ với Mác-Lênin, vốn là một chủ thuyết có bản chất vô tổ quốc.

Về "tiêu chuẩn đạo đức’’, ông Trọng yêu cầu ứng viên là những người "Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực...; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi’’.

Trong mắt người dân Việt Nam, đảng cộng sản là một đảng cướp, còn đảng viên là những kẻ tham nhũng. Là người đứng đầu một tổ chức như vậy, ông Trọng thừa hiểu việc tìm ra một ủy viên trung ương đảng không tham nhũng còn khó hơn mò kim đáy bể. 

Do đó, việc đặt ra "tiêu chuẩn đạo đức’’ chỉ là động thái nhằm ngăn chặn đà thâu tóm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ban chấp hành trung ương, một cơ quan quyền lực tối quan trọng của đảng cộng sản.

Số lượng 198 ủy viên ban chấp hành trung ương đảng hiện nay sẽ tăng vọt lên con số 290 người vào khóa tới. Đây là kết quả màn thắng thế trước đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế TBT đảng CSVN tương lai.


Ám chỉ Nguyễn Tấn Dũng

Một nửa số ủy viên bộ chính trị hiện nay sẽ phải về hưu vào khóa tới do quá tuổi, trong đó có TBT Nguyễn Phú Trọng. Do đó, một loạt "tiêu chuẩn’’ dành cho ứng viên bộ chính trị cũng đã được đặt ra, trong đó có yêu cầu phải là những người"còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ’’

Theo các tư liệu chính thức của đảng cộng sản, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là thương binh 2/4, tức có mức độ thương tật từ 61% trở nên. Theo quy định hiện hành của CSVN, đây là thương tật được xếp vào diện mất sức lao động.

Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của Nguyễn Tấn Dũng bằng tuyên bố:

"Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: 

- có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; 

- để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; 

- không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; 

- kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; 

- bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay".

Đổ lỗi "thế lực thù địch" phá hoại nội bộ

Video phiên bế mạc hội nghị trung ương 11 còn cho thấy có sự xuất hiện của con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị - phó bí thư Kiên Giang. 

Ông Nghị hiện đang là ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương đảng, nhưng có nhiều tiềm năng được trở thành ủy viên chính thức vào khóa tới, thậm chí có lời đồn đoán ông này sẽ lọt vào bộ chính trị nhờ sự nâng đỡ của người bố đầy quyền lực.

Dù vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.

Đây hoàn toàn là một cuộc chiến tranh chấp quyền lực trong nội bộ cộng sản, nhưng trong phát biểu phiên bế mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn không quên đổ lỗi cho sự phá hoại của các ‘’thế lực thù địch’’.

“Kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại, gây rối nội bộ ta”, ông Trọng cảnh báo.

Cũng tại hội nghị lần này, vấn đề xây dựng sân bay Long Thành cũng bất ngờ được mang ra mật bàn. Kết luận tại phiên bế mạc được cho là có sự thỏa hiệp giữa hai bên, nhưng của nhóm lợi ích tham nhũng do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu vẫn được hưởng lợi hơn cả.

Thay mặt trung ương đảng cộng sản, dự án hoang phí lên đến 18 tỷ đô-la này đã được TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định là một chủ trương "đúng đắn, cần thiết’’ của đảng cộng sản, đồng thời gọi đây là một “dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia”.

Tương quan lực lượng tại hội nghị 11 dường như đã thay đổi, dấu hiệu về một cuộc chiến quyền lực khốc liệt sẽ diễn ra từ đây cho đến cuối năm. 

Lá bài cuối được hai phe tung ra sẽ là những nhân sự được Trung Cộng hậu thuẫn trong chuyến đi Bắc Kinh vừa qua. Những thỏa ước ký kết từ Mật nghị Thành Đô 1990 đang đến gần hơn bao giờ hết.

CSVN, các anh có phải là con người?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Xin miễn thưa trình, tôi đưa lên những câu hỏi rất nghiêm túc mà đối tượng là đảng CSVN. Những câu hỏi không chứa đựng ý niệm bôi bác trên tinh thần thảo luận nghiêm trọng. Tôi đoan chắc rằng, ít nhất là đã hơn một lần trong góc suy tư nào đó, các anh đã tự hỏi lại mình: Ta và chúng ta (đảng CSVN) có phải là con người?

Hẳn nhiên các anh đã thấy rất nhiều hình ảnh bất mãn cũng như đã nghe vô vàn nhiều ý kiến, dư luận trong xã hội phê phán thậm tệ cho những gì mà các anh cũng như lớp người đi trước các anh đã làm. Tôi không muốn nhắc lại dài dòng mà chỉ muốn liệt kê những biến cố rất quan trọng:

- Thật sự, các anh nghĩ gì về chủ nghĩa Mác-Lê? Khi mà thế giới đã ghi nhận: Sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ XX là việc ra đời của chủ nghĩa Cộng Sản và sự sụp đổ của nó.

- Các anh nhận định như thế nào về nhân vật Hồ Chí Minh qua các tư liệu từ những phe không công nhận ông Hồ cũng như từ các dữ liệu mà chính phe XHCN, cụ thể là Trung Cộng đã và sẽ trưng bày những hình ảnh và bằng chứng lịch sử về ông ta.


- Các anh nghĩ gì về cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc 1954 - 1956?.
Bài viết Địa chủ ác ghê do Hồ Chí Minh viết dưới bút hiệu C.B.

- Giải phóng miền Nam cho ai? Và các anh cảm thấy thế nào về câu kết luận của cố Tổng bí thơ Lê Duẩn: "Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc"?


- Các anh biết gì và nghĩ thế nào về "Mật Nghị Thành Đô 1990" với những nhận vật như cố TBT Nguyễn Văn Linh, và cựu TBT Đỗ Mười?.

Mật Nghị Thành Đô ngày 3 và 4 tháng  9 - 1990 tại Tứ Xuyên - Trung Quốc
Phía Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.

- Qua các đời chủ tịch nước từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh cho đến hiện tại là Nguyễn Phú Trọng, các anh đánh giá thế nào về lòng yêu nước và trình độ mỗi cá nhân?

- Sau 40 năm điều hành đất nước, Việt Nam thật sự tụt hậu với các quốc gia láng giềng chỉ trong khu vực Đông Nam Á là do đâu?. (Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.)

- Với thực trạng Biển Đông, Hoàng Trường Sa, Cá cơ sở kinh tế, quân sự trá hình trong nội địa... các anh có lo sợ và có thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự an nguy của Tổ Quốc?

Lính Tàu cộng chiếm đóng Gạc Ma

- 2020 sẽ đến cùng những gì sẽ xảy ra sau đó, các anh phải làm gì?


Trên là một số vấn đề cực kỳ quan trọng, cần sự giải đáp nghiêm chỉnh trong thời đại của nền tin học hiện đại mà tất cả sự thật đã và sẽ phơi bày trước công chúng, nó không còn như thuở vàng son của mụ mị, trí trá và bưng bít nữa.

Trên hành tinh mà chúng ta đang sống, chỉ có loài thú mới không biết tổ chức xã hội và chúng cũng không hề có ý niệm về nhận thức và trách nhiệm.

Một điều mặc nhiên, đảng cộng sản và các anh là những con người, tuy mang hình dáng con người nhưng tư duy và hành động có phải là của con người của trào lưu văn minh tiến bộ?.

Chắc chắn rằng các anh không phải là con vật như nhiều dư luận đã gán cho nhưng có phải chăng các anh là những con người thuộc thời tiền sử, thời đồ đá và nay là thời đồ đểu, đã tạo dựng nên một xã hội đểu cáng thê thảm về mọi mặt như ngày hôm nay?.

Mong có được những câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng.

09.05.2015

Trận Điện Biên của “đảng ta” hay đảng Tàu?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trong Nhật Ký “Rồng Rắn”- Cố Trung Tướng Trần Độ Cựu ỦV/TƯ/Đảng PCT/QH có viết: “Nhiều người nói rằng Đảng CSVN đã ăn cái sái (sái thuốc phiện) của thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến sái 3 sái 4 là hết, còn sái thắng lợi thì “đảng ta” ăn đến sái thứ 100 rồi mà vẫn chưa chán...” cứ thòm thèm hoài.

Quả thật là vậy, lời vị tướng công thần của CSVN nhận xét không sai chút nào. Vừa hết cái “sái” 30 tháng 4 đại thắng mùa xuân là tiếp theo liền tới cái sái “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, lừng lẫy năm Châu”!?.

Mới nhất (8/5) trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ người ta đọc thấy:

Ngày 22-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công, hoàn thành cho kỳ được Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trải qua ba đợt chiến đấu gay go và gian khổ, liên tục trong 55 ngày đêm, ngày 7-5-1954, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống trên 16.000 tên địch. Toàn thể bộ chỉ huy Tập đoàn cử điểm do tướng Đờ Cátxtơri cầm đầu đã bị bắt sống. 

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. 

Còn Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thì ca ngợi dài dòng văn tự hơn để rồi tóm lại khẳng định: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ từ việc hoạch định đường lối chung đến việc chỉ đạo từng trận đánh.!?.

Trong cả 2 cái “sái” Điện Biên đốt lên để đảng ta cùng hít này rất ngạc nhiên không có bay mùi chút “thuốc phiện” nào của đ/c Tàu Cộng (dù là một chữ) mà theo đánh giá của các nhà quân sự quốc tế nếu không có sự tham chiến trực tiếp bằng con người và vũ khí của Trung Cộng thì dù có 100 Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp CS Bắc Việt cũng bó tay ở Điện Biên Phủ vì lực bất tòng tâm. 

Dưới đây chúng ta tham khảo vài số liệu điển hình rất thật mà nó làm cho cái “sái” thắng lợi của CSVN (đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi) nhưng thật ra bay mùi khét lẹt… nhưng người CSVN vẫn nghiện như nghiện thuốc phiện…

Hồ Chí Minh và nhóm cố vấn CS/Tàu (bên trái) trước trận ĐBP

Trong tư liệu giáo khoa lịch sử trường Đại Học tỉnh Thái Nguyên có tiêu đề “Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam” đã viện dẫn:

Để chuẩn bị cho trận ĐBP ngay từ Năm 1953 Trung Cộng đã cử đoàn cố vấn hơn cả trăm người sang Bắc Việt mà lãnh đạo là:

- Vi Quốc Thanh (韦国清): trưởng đoàn cố vấn quân sự.
- La Quý Ba (罗贵波): trưởng cố vấn chính trị.
- Trong đoàn cố vấn chính trị, có nhiều ban chuyên môn:
- Kiều Hiểu Quang (乔晓光), cố vấn đoàn phó đoàn cố vấn chính trị do La Quý Ba (罗贵波) cầm đầu.
- Có nhiều phụ tá như Hoàng Quần (黄群) 
- Tạ Ất (谢乙) , Vương Ngôn Đường (王言堂): tình báo.
- Kim Chiếu Điện (金照殿): công an.
- Trương Đức Cần (张德勤): tổ chức.
- Triệu Tử Thiện (赵子善): tài chánh.
- Vương Tử Cần (王子勤): hậu cần. 

Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định ra sức tổng chi viện cho cuộc Chiến tranh chống Pháp (trận ĐBP) của CS Việt Nam, lần lượt cử Đại tướng Trần Canh thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Cố vấn Quân sự do Thượng tướng Vi Quốc Thanh đứng đầu và Đoàn Cố vấn Chính trị do đồng chí La Quý Ba lãnh đạo, sang hỗ trợ Việt Nam. Nhằm đối phó với ưu thế trên không và trọng pháo mãnh liệt của quân Pháp, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mệnh lệnh cho Quân giải phóng nhân dân TQ điều động tập kết 24 khẩu pháo 105 tốt nhất, hàng chục cao xạ pháo và hàng trăm loại pháo tầm trung khác, cấp tốc vận chuyển đưa vào Việt Nam. Đứng trước tình hình quân Pháp bố phòng nghiêm mật, công sự kiên cố, hỏa lực mãnh liệt, cố vấn Trung Quốc đã chỉ đạo cách đánh gần, đào giao thông hào sát địch, còn cử những chuyên gia đào hào của Quân chí nguyện từ mặt trận Triều Tiên về nước sang Điện Biên Phủ chỉ đạo thực thi tác chiến hầm hào (Tư liệu giáo khoa Đại Học Thái Nguyên) (1)

Chưa kể trước đó 1 năm (1952) CS Trung Quốc đã viện trợ cho Hồ Chí Minh: 14.000 súng trường và súng lục, 1700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, và 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc men, quần áo và 2800 tấn thực phẩm (số liệu lấy từ quyển “Các dữ kiện lịch sử về vai trò quân sự của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh hổ trợ Việt Nam chống Pháp” xuất bản ở Trung Quốc 1990)

Gần đây nhất, đáng chú ý là Tập Sách “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” của Qiang Zhai (Tường Trạch) giáo sư lịch sử Đại Học Auburn University Montgomery xuất bản 2000 và “Mao’s China and the Cold War” của Jian Chen (2001). Cả hai tập sách do NXB đại học North Carolina ấn hành trong khuôn khổ sêri về lịch sử chiến tranh Việt nam. Sách của Qiang Zhai được nhiều tờ báo đánh giá là nghiên cứu sâu sắc nhất về quan hệ Trung-Việt thời chiến tranh. 

Bên cạnh đó là các thông tin do Trung Quốc công bố vài năm qua (gồm tài liệu nội bộ mới giải mật, hồi ký, nhật ký và các quyển sử của các tác giả Trung Quốc), Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001. Tập sách có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Trung Quốc và Viện Trợ Quân Sự cho CS/Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính. Bản dịch này không ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lý do được ghi là tài liệu lưu hành nội bộ và được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử. 

Tập tài liệu này dày 280 trang, Tác giả đầu tiên là La Quý Ba, người được Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Việt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau này là Đại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam. 

Tác giả thứ hai là Trương Quảng Hoa. Ông này xuất thân làm công tác ở văn phòng cố vấn quân sự của Đoàn Cố Vấn, lo về thống kê nên nắm vững tình hình giao nhận vật tư để báo cáo cho lãnh đạo của Đoàn.

Nói tới chiến tranh Pháp và CS/Việt Nam (1946 – 1954) là sử gia không ai là không biết tầm quan trọng của viện trợ quân sự từ Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam, nó tuyệt đối đóng vai trò quyết định. 

Các cố vấn Trung Quốc trong tập “Ghi Chép Thực” kể trên đã gần như nói ngược lại những gì mà chế độ CSVN vẫn thường tự đắc phô trương với người dân trong nước và quốc tế. Không những thế họ (Các cố vấn Trung Quốc) còn viết nhiều hơn nữa, không riêng về quân sự như cung cấp dư dả súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai trò của chinh trị trong quân đội, thành lập và võ trang những đại đơn vị mới như các Đại Đoàn 316, 320, 325, 351 và một trung đoàn công binh Trung Cộng bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đã có từ trước, mà còn giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị quân Pháp bao vây trên nhiều mặt, sang chủ động làm chủ chiến trường. Các cố vấn Tàu còn cho biết họ đã soạn thảo các chiến lược và trực tiếp tham gia chiến trận cùng với quân đội của Tướng Giáp từ đó đã giúp cho Cộng Sản Việt Nam chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. (Rất nhiều chi tiết xi xem ở đây (2).

Cuối cùng là một câu hỏi: Tại sao Trung Quốc nhiệt tình viện trợ to lớn cho CSVN như vậy?

Câu trả lời: - Khổng chỉ viện trợ vì “đồng chí” ý thức hệ chủ nghĩa CS không thôi, mà nhu cầu bức thiết của Trung Cộng là nhờ xương máu người Việt đánh đuổi (Tư Bản) quân Pháp tại Điện Biên Phủ và quân Mỹ sau này, nhằm bảo đảm biên giới phía Nam của chính Trung Quốc.

Tất cả là như vậy! Mặt trái của cái huy chương “Chỉ duy nhất Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta và đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh thắng trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm Châu chấn động địa cầu,” là như thế đó.

08/05/2015



__________________________________________

Chú thích: