Thursday, January 25, 2018

Khi tài tử Đoàn Ngọc Hải diễn vở tuồng “bức tâm thư” với con-mẹ anh hùng

Dân Đen (Danlambao) - Phó động chủ “Hồ Chí Minh Số 1” chơi nổi khi gửi đơn xin cởi... đồ bỏ động về vườn chăn vịt. Tuy nhiên chóp bu cộng sản thành Hồ chưa duyệt đơn của Đoàn Ngọc Hải. Những tưởng việc làm ấy là do phó Hải đã được sáng mắt và thông não sau quá trình “đi theo đảng”. Té ra đồng chí phó Động Số 1 đang diễn tuồng nhằm tiếp tục tìm kiếm sự nổi tiếng theo kiểu tạo scandal mà giới “xô đít” (showbit) thường hay dùng để PR cho mình. Trong vở diễn, Hải là nhân vật chính nhưng cần có thêm vai diễn phụ. Mục đích để quần chúng biết đến tính hài hước của Hải ngoài cái thói cường hào ác bá. Thế nên một nữ tài tử sồn sồn đã được lọt vào tầm ngắm để cùng phó động chủ hợp cấu vở tuồng mẹ Việt Nam nghẹn ngào gửi tâm thư.

Cần được ghi chú thêm là trong lần trình diễn thứ nhất, nữ diễn viên 6 bó này đóng vai Nguyễn Thị Trang. Đến những lần diễn sau thì biến thành Nguyễn Thị Cang. Và cái vai "Mẹ Việt Nam anh hùng" được đổi thành "Con của Mẹ Việt Nam anh hùng".

Vào buổi trưa trời Hồ Chí Minh thì “nắng” người Hồ Chí Minh thì “cực”, nữ diễn viên Nguyễn Thị Trang/Cang một mình một ngựa leo lên xe ôm từ quận 5 đến quận 1 để “gửi tâm thư” cho diễn viên chính Đoàn Ngọc Hải. Sau khi được bảo vệ hướng dẫn, nữ diễn viên Trang/Cang vào văn phòng gặp phó động chủ số 1 để… phải hơn một phút trấn tĩnh, bà mẹ / bà con anh hùng này mới kể lại lý do đến gặp ngài phó động.

“Tôi là một công dân ở quận 5, không liên quan gì đến quận 1 nhưng thời gian qua tôi nắm bắt được thông tin qua truyền thông báo chí thấy ông Hải là người làm việc rất tốt, có tâm. Rất ít người mà thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm như ông Hải”. Trang (Cang) tiếp tục nghẹn ngào: “tôi mong muốn ông ấy không từ chức mà tiếp tục làm việc để thành phố văn minh, hiện đại hơn”.

Sau khi nghe những lời mùi mẫn từ nữ diễn viên Cang/Trang, Hải nhà ta đã rưng rưng: “con không dám hứa gì với cô và con ghi nhận. Cảm ơn tình cảm của cô”. Thế là cả hai cùng nhau hú hí cô cô, con con để kết thúc vở diễn bằng hành động của Cang/Trang gửi lại “bức tâm thư” cho phó động và ra về. Trước khi chia tay, phó động đã không quên gửi 200 nghìn Hồ tệ cho nữ diễn viên mang tên Nguyễn Thị Cang Trang.

Ngay sau vở diễn ướt át trên, Hải phó động không ngần ngại chia sẻ nội dung bức tâm thư cho cánh lều báo nhà sản biết. Trong đó có đoạn viết:

Tôi là người mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên hơn bao giờ hết tôi cũng hiểu được sự hy sinh, tính chính trực của ông Đoàn Ngọc Hải. Với tư cách là một công dân, tôi tha thiết mong ông Hải tiếp tục công việc của mình…”


Các bồi bút lề đảng nhảy tưng tưng lên như dân mừng chuyện đá banh U23, đồng loạt trình chiếu cuốn phim lệ ướt vỉa hè liền.

Sau khi lật đật chiếu phim, coi lại thấy không ổn: mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Trang mới chỉ 60 tuổi. Như vậy nếu tính đến ngày xảy ra biến cố 30/4/1975 thì “mẹ” Trang mới chỉ 17 tuổi thôi mà lại có đến 3 người con hy sinh vì nước???

Thế là tài tử, kiêm đạo diễn, kiêm nhà viết kịch bản để nghị đổi tung tích của Nguyễn Thị Trang thành Nguyễn Thị Cang, với lời diễn mới:

Mẹ tôi là Người Mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên hơn bao giờ hết tôi cũng hiểu được tính hy sinh, chính trực của ông Đoàn Ngọc Hải. Với tư cách là một công dân, tôi tha thiết mong ông Hải tiếp tục công việc để đảm bảo mỹ quan trật tự đô thị…”.


Thì ra là Đoàn Ngọc Hải chịu chơi tới độ mời con-mẹ Việt Nam anh hùng diễn xuất chung trong vở diễn nghẹn ngào mang tên “bức tâm thư”. Hình ảnh “con-mẹ-anh-hùng” Trang-Cang đeo mắt kính đen, tai gắn bờ lu tút, tay cầm ai phôn six, miệng thì mếu máo thấy mà thương.


Để tìm hiểu điểu không thể hiểu nổi này, dân đen đã phải ngụp lặn trên mạng in tẹc net xem thiên hạ giải thích ra sao về hiện tượng thuộc diện “đỉnh cao trí tuệ” của nữ diễn viên nhà sản. Sau khi điều tra, dân đen xin trích một vài kết luận của một số bloger, facebooker để bà con phần nào hiểu được hiện tượng “siêu nhiên” trong thế giới loài vượn mang dòng máu cộng sản.

Năm 1975, mẹ Trang 17 tuổi, như vậy 11 tuổi Trang dậy thì thành công nên đã có bầu, năm 12 tuổi, Trang sinh 3 cùng lúc. Đến năm 1975, 3 đứa con của Trang tròn 5 tuổi, gia nhập “phỏng hai hòn quân” ôm AK tiến về Sài Gòn thì bị phục kích nên cả 3 thành liệt sĩ khi còn mang bỉm.

Bà Trang năm 17 tuổi có thai 3, bả ra suối đẻ nên 3 đứa con bị ngộp nước. Vì là gia đình có truyền thống kách mệnh nên được ghi nhận là mẹ Việt Nam anh hùng khi có 3 đứa con hy sinh “vì nước”.

Sự thật là Trang có ba thằng con xì ke, một thằng tên Việt, một thằng tên Nam, còn một thằng tên Anh Hùng. Cả 3 đều bị sốc thuốc khi chơi “cỏ Mỹ” quá liều. Vì vậy bà Trang được gọi là mẹ Việt Nam Anh Hùng.

………….

Xin chúc mừng “Phó chủ Động số 1 Hồ Chí Minh” đã thành công với vở diễn “bức tâm thư” do diễn viên kiêm đạo diễn Đoàn Ngọc Hải thực hiện cùng “con-mẹ Việt Nam anh hùng” Nguyễn Thị Trang-Cang.

26.01.2018

Góp ý với thiếu tướng CS Lê Mã Lương

Điệp Mỹ Linh (Danlambao) - Bất ngờ đọc được bài do Lưu Thủy – thuộc cơ quan truyền thông VTC News – phỏng vấn thiếu tướng Cộng Sản Việt Nam Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa xảy ra ngày 19-01-1974 giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng, tôi muốn góp ý với thiếu tướng Lê Mã Lương.

Là một ngòi bút không chuyên nghiệp và không thích bàn luận về chính trị – nhất là vấn đề chính trị liên quan đến đảng và “nhà nước” Cộng Sản Việt Nam (C.S.V.N.). Nhưng, sau khi đọc bài Lưu Thủy phỏng vấn thiếu tướng Lương, nhận xét đầu tiên của tôi là: Thiếu tướng Lương không có luận điệu tuyên truyền thái quá cho đảng và “nhà nước” C.S.V.N.. Thiếu tướng Lương cũng mạnh dạn nêu ra và xác định rằng Trung Cộng là một đất nước lúc nào cũng nuôi ý đồ xâm lăng Việt Nam và khống chế biển Đông. Một điều nữa cũng đáng cho tôi lưu ý đến bài phỏng vấn này là: Nếu phải đề cập đến miền Nam Việt Nam/chính thể Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) thiếu tướng Lương chỉ “đổ tội” cho chính thể V.N.C.H. một cách tương đối; như câu sau đây: “…Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.”

Nhưng khi Lưu Thủy hỏi: “Sau này, đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền V.N.C.H. khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo đại tá Trung, khi đó V.N.C.H. vẫn có thể điều Không Quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu để giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?” thì câu trả lời của tướng Lương làm tôi vô cùng thất vọng! Thiếu tướng Lương đáp: “Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền V.N.C.H. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử. Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc…”

Trước nhất, xin nói qua về Nguyễn Thành Trung trong câu hỏi của Lưu Thủy.

Với kinh nghiệm của thời kỳ theo Kháng Chiến chống Tây, Ba tôi thường giải thích cho chị em tôi hiểu rằng: Một trong các lý do khiến Ba tôi bỏ Kháng Chiến để trở về miền Nam là vì Ba tôi nhận thấy, ngoài sự xảo trá/lừa lọc/gian manh không thể lường được, Việt Minh, về sau trở thành C.S.V.N., còn là một tập thể tàn ác hơn cả Tây và Nhật; vì Việt Minh – sau mỗi trận chiến – đều giết tất cả thương binh của họ để khỏi phải mang theo người bị thương!

Vì hiểu bản chất của người C.S.V.N. tàn ác như vậy, cho nên, suốt gần nửa thế kỷ qua, tôi cứ tự hỏi: Tại sao người C.S.V.N. đã giết những người cùng hàng ngũ với họ khi những người này bị thương mà họ lại “dùng” người “đại” phản bội Nguyễn Thành Trung – người đã lừa thầy/phản bạn/phản lại một thể chế mà Nguyễn Thành Trung đã lớn lên/được đi học/được thu nhận vào một trong các quân binh chủng oai hùng/can cường/liều lĩnh của Quân Lực V.N.C.H. và được sang Hoa Kỳ tu nghiệp?

Là một cựu sĩ quan Không Quân V.N.C.H., người “đại” phản bội Nguyễn Thành Trung lại không biết được rằng: Phi cơ của V.N.C.H., vào thời 1974, chỉ có thể đủ nhiên liệu để bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa – chưa tính thời gian phi cơ phải lượn vài vòng quanh Hoàng Sa! Dù có đem theo bình xăng phụ thì phi cơ V.N.C.H. cũng không đủ nhiên liệu để bay trở về Đà Nẵng!

Sau khi điều nghiên, biết rằng nếu gửi phi cơ ra Hoàng Sa thì các phi công ưu tú này sẽ “…Ði không ai tìm xác rơi…” (1) thế là kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ! Điều này cho thấy chính phủ/Quân Lực V.N.C.H. luôn luôn tôn trọng mạng sống của quân nhân/đồng bào, trong khi nhà cầm quyền C.S.V.N. thì đưa trẻ em – như trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn tham gia bộ đội từ khi ông Tuấn chỉ 13 tuổi – ra chiến trận! Khi “đụng trận” thì cấp chỉ huy của bộ đội cụ Hồ ra lệnh cho bộ đội cụ Hồ phải thi hành chiến thuật “biển người”!

Tôi đề nghị thiếu tướng Lương và người “đại” phản bội Nguyễn Thành Trung nên tìm đọc tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa do các sĩ quan Hải Quân V.N.C.H. biên khảo để thấu triệt chi tiết tại sao Không Quân V.N.C.H. không đưa phi cơ ra Hoàng Sa, năm 1974.

Qua câu trả lời tiếp theo của tướng Lương: “…Không chỉ chính quyền V.N.C.H. mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là ‘ông bạn lớn’ đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế…” Tôi nhận thấy tướng Lương chỉ “lương thiện có một nửa”; “một nửa” còn lại là tướng Lương không dám nhìn vào sự thật của thời điểm trận hải chiến Hoàng Sa bùng nổ giữa Hải Quân V.N.C.H. và Hải Quân Trung Cộng.

Sự thật của thời điểm hải chiến Hoàng Sa là: Nhà cầm quyền C.S.V.N. biết Trung Cộng sẽ thực hiện giải pháp quân sự để cưỡng chiếm Hoàng Sa – của V.N.C.H. – nhưng nhà cầm quyền C.S.V.N. im lặng một cách đồng lõa.

Lý do tôi xác quyết C.S.V.N. đồng lõa với Trung Cộng là vì dòng chữ này trong câu trả lời của tướng Lương “… quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là ‘ông bạn lớn’…” Hoàng Sa nằm dưới vỹ tuyến 17, trong lãnh hải của V.N.C.H. mà người/đảng/nhà cầm quyền C.S.V.N. lại “quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè” là nghĩa lý gì? Có phải nhà cầm quyền C.S.V.N “vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam” (chữ của tướng Lê Mã Lương) cho nên nhà cầm quyền C.S.V.N. đã “nhờ” Trung Cộng “thọc” vào “bên hông” của miền Nam Việt Nam để bộ đội cụ Hồ lợi dụng thời cơ Quân Lực V.N.C.H. bị chi phối – và không còn được Hoa Kỳ yểm trợ vũ khí nữa – đã “tung” quân vào miền Nam Việt Nam, với chiến thuật “biển người”, gây nên nhiều trận chiến khốc liệt hay không?

Câu hỏi của tôi được tướng Lương xác nhận bằng câu này: “Nên có thể nói, việc để mất quần đảo Hoàng Sa là do Việt Nam khi đó chủ quan và dễ tin Trung Quốc”. Vâng! Tướng Lương nói đúng! Chỉ có cụ Hồ/bộ đội cụ Hồ/đảng C.S.V.N. – lúc nào cũng đề cao tình hữu nghị ‘môi hở răng lạnh’ giữa đảng C.S.V.N. và Trung Cộng – thì mới “chủ quan và dễ tin Trung Quốc” (chữ của tướng Lương); riêng người miền Nam chúng tôi thì không lúc nào quên được mối thù truyền kiếp đối với nhà cầm quyền Trung Cộng!

Thật ra nhà cầm quyền C.S.V.N. đề cao tình hữu nghị giữa họ với Trung Cộng thì cũng chẳng có gì đáng trách; vì suốt cuộc chiến 20 năm trên Quê Mẹ tan thương, bộ đội cụ Hồ đã được Trung Cộng và Nga trang bị bằng đủ loại vũ khí tối tân để vượt Trường Sơn, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam! Sử sách/tài liệu/hình ảnh còn đó.

Thế mà tướng Lương lại phủ nhận một cách công khai qua bài phỏng vấn này, bằng hai câu sau đây: “…vì khi đó quân đội Trung Quốc trang bị lạc hậu, không có gì là hiện đại và thiện chiến cả…Nên sự ủng hộ của Liên Xô khi đó là không có.” Tôi không hiểu tướng Lương cố tình quên sự viện trợ vũ khí của hai nước đàn anh của đảng C.S.V.N. – cũng như đảng C.S.V.N. đã quên đi sự tiếp tay rất đắc lực của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong cuộc chiến giữa Quốc Gia và Cộng Sản – hay là tướng Lương muốn gián tiếp tự hào, cho rằng bộ đội cụ Hồ đánh Mỹ Ngụy bằng cây rừng vót nhọn?

Nguyên là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mà tướng Lương phát ngôn hai câu như vậy thì tôi xin nhắc để tướng Lương nhớ. Theo tác giả Hoàng Phương, Báo VNExpress, phát hành vào ngày thứ hai, 20/4/2015 | 13:58 GMT+7 thì: Hai chiếc xe tăng ủi sập cổng dinh Độc Lập vào trưa 30-04-1975 là chiếc xe tăng mang số hiệu 390. Đây là xe chiến đấu chủ lực hạng trung do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở dây chuyền sản xuất xe T54A của Liên Xô, viện trợ cho Việt Nam năm 1969. Song hành cùng xe tăng 390 tiến vào dinh Độc Lập là chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843, do Liên Xô (cũ) chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Tướng Lương biện luận như thế nào về chi tiết của hai chiếc thiết giáp này do báo báo VNExpress đăng tải?

Trong những câu trả lời của tướng Lương qua cuộc phỏng vấn do Lưu Thủy thực hiện, tôi rất chú ý câu này: “Hiện nay, chúng ta vẫn đang kiên trì thực hiện chính sách đấu tranh, chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao để gây sức ép nhằm đòi lại những đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Tất nhiên, đây là một cuộc đấu tranh sẽ còn phức tạp, lâu dài và gian nan, song Việt Nam vẫn phải làm.”

Tôi đồng ý với lời phát biểu trên đây của tướng Lương. Nhưng dường như tướng Lương cố tình không nhìn/không thấy sự thật hiển hiện từng ngày từng giờ trên Quê Hương Việt Nam hay là tướng Lương không đủ can đảm nhìn vào/nói ra sự thật?

Sự thật đó là gì? Câu trả lời: Năm 1973 và 1974 – vì sự “gửi gắm” (chữ của tướng Lương) và cũng vì quân Bắc Việt lợi dụng thời cơ, xua quân mở nhiều mặt trận ác liệt tại miền Nam để chi phối tiềm năng quân sự của Quân Lực V.N.C.H. cho nên V.N.C.H. phải mất đảo Hoàng Sa! 

Thời điểm đó, nếu quân Bắc Việt không lợi dụng thời cơ để tạo nên các trận chiến khốc liệt tại miền Nam Việt Nam thì Hạm Đội của Hải Quân V.N.C.H. không phải phân tán mỏng lực lượng để chuyển đạn ra vùng này/chuyển quân đến vùng kia/chuyển quân dụng đến vùng nọ/tuần tiễu dọc bờ biển/tuần tiễu xa bờ, v.v… thì Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H. sẽ huy động các chiến hạm có khả năng tác chiến cao để gửi ra Hoàng Sa chứ Hạm Đội Hải Quân V.N.C.H. sẽ không bao giờ đưa chiến hạm đang đại kỳ/tiểu kỳ (đang được sửa chữa/tu bổ) – như Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 – ra Hoàng Sa!

Chi tiết này cho thấy chính nhà cầm quyền C.S.V.N./bộ đội cụ Hồ là kẻ gián tiếp tiếp tay với Trung Cộng trong việc Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa của miền Nam Việt Nam.

Như thế còn chưa đủ! Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền C.S.V.N. lại cho Trung Cộng thuê tất cả vị trí chiến lược thiết yếu trên lãnh thổ Việt Nam thì làm thế nào khi hết giao kèo thuê đất, nhà cầm quyền C.S.V.N. có thể “đuổi” được những công ty/số người Tàu và con cháu Tàu lai này ra khỏi nước Việt Nam?

Có thể nhà cầm quyền C.S.V.N. cũng như tướng Lương nghĩ rằng: Người Trung Quốc chỉ thuê dài hạn rồi họ sẽ trả lại khi hết hạn kỳ chứ nhà cầm quyền C.S.V.N. có bán đất đâu mà sợ mất!

Người Việt nào cũng biết, năm 1954, hiệp định Genève được ký kết chia nước Việt Nam làm hai phần: Miền Bắc thuộc về Việt Minh; miền Nam thuộc về Quốc Gia. Chữ ký của hai bên chưa được khô mực thì bộ đội cụ Hồ đã thực hiện những điều sau đây:

1.- Khởi động cuộc chiến tranh du kích tại miền Nam. Tài liệu vẫn còn và chính ông Lê Duẩn cũng đã xác nhận.

2.- Vừa ký xong Hiệp Định ngưng bắn năm 1968 để quân dân hai miền Nam Bắc ăn Tết thì bộ đội cụ Hồ lại mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân để sát hại không biết bao nhiêu đồng bào vô tội tại Huế. Hình ảnh và tài liệu vẫn còn.

3.- Năm 1973, Nam và Bắc Việt Nam cũng ký Hiệp Định ngưng chiến; nhưng bộ đội cụ Hồ vẫn tấn công các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại bờ sông Thạch Hãn.

Giữa người Việt cùng huyết thống và trước sự giám sát của các cơ quan quốc tế mà nhà cầm quyền C.S.V.N./bộ đội cụ Hồ còn tráo trở như vậy để cuối cùng cưỡng chiếm miền Nam. Bây giờ, đối với Trung Cộng – một nước mạnh/đông dân, từ ngàn xưa, lúc nào cũng muốn chiếm cứ Việt Nam – thì thử hỏi Trung Cộng có thèm tuân thủ theo những giao kèo thuê đất chỉ ký riêng giữa người Tàu Cộng Sản và người C.S.V.N. hay không? 

Dĩ nhiên là sẽ không bao giờ Trung Cộng thèm tuân thủ theo điều kiện trong giấy giao kèo thuê đất mà họ đã ký với C.S.V.N. – cũng như nhà cầm quyền C.S.V.N. và bộ đội cụ Hồ đã không tôn trọng các Hiệp Định đã ký với chính thể V.N.C.H. trước kia!

Mất đảo Hoàng Sa và Gạc Ma, tướng Lương đau lòng, phải thốt lên: “Việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và sau này là cưỡng chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 là việc làm phi phạm, xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là hành vi phải lên án mạnh mẽ và không thể biện minh dù bằng bất cứ lý do nào.” Thế thì tướng Lương nghĩ như thế nào về “cuộc xâm lăng không tiếng súng” của Trung Cộng vào Việt Nam, từ mấy thập niên qua?

Nhìn tấm ảnh của thiếu tướng Lương kèm với bài phỏng vấn, tôi thấy tướng Lương còn trẻ. Tôi kỳ vọng rằng tướng Lương sẽ tận dụng những ưu điểm và lòng phẩn uất của ông đối với Trung Cộng để “làm một chút gì” cho Quê Hương Việt Nam! Nhưng khi đọc đến câu tướng Lương dẫn lời phát biểu của “… đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng có lần phát biểu là chúng ta vẫn kiên trì, bởi nếu đời chúng ta không đòi được thì đời con cháu chúng ta sau này sẽ đòi lại được.”(2) thì tôi lắc đầu, chán nản!

Để vơi bớt nỗi ngán ngẩm về một câu phát biểu vô trách nhiệm của phó thủ tướng Cộng Sản Vũ Đức Kham, tôi tìm đọc tiểu sử của tướng Lê Mã Lương.

Khi đọc đến đoạn gia đình của tướng Lương có ba người con; một cô con gái đang sống cùng chồng con tại Đức và một cô con gái đang du học tại Anh thì… tôi chán nản, tắt computer! Lúc này tôi mới nhớ lời Ba tôi dạy tôi: “Đừng bao giờ tin/hy vọng vào bất cứ người Cộng Sản nào cả!”



Chú thích:

(1) Không Quân Việt Nam Hành Khúc của Văn Cao. 
(2) Những dòng chữ nghiêng được trích từ bài phỏng vấn.

"Con (của) Mẹ anh hùng" khóc "anh hùng vỉa hè Hồ Chí Minh"

CTV Danlambao - Sau khi thất bại trong sự nghiệp dọn dẹp vỉa hè bằng phương thức đập và phá, Đoàn Ngọc Hải viết đơn xin từ chức. Ngày "anh hùng vỉa hè" quận Nhất từ chức cũng là ngày "anh hùng tư lệnh" Đinh La Thăng vác chiếu hầu tòa. Hành động ra đi của Đoàn Ngọc Hải đã gây ra 1 chút thương tiếc - ít nhất là với một bà tự xưng là con (của) mẹ anh hùng, mang tên Nguyễn Thị Trang/Cang.

Lý do phải rườm rà giữa con mẹ và con của mẹ là vì ban đầu bà này được Đoàn Ngọc Hải và báo lề đảng đặt tên là Trang, sau đổi thành Cang. Ban đầu tự xưng là "Mẹ Việt Nam anh hùng" sau đó được cạo sửa và cho lọt xuống thành "con của Mẹ Việt Nam anh hùng".
"Thấy ông Hải, bà (Trang) Cang liền chạy lại cầm tay, nước mắt nghẹn ngào không nói nên lời".

Nhiều báo lề đảng cùng copy nhau đăng lại giây phút lâm ly bi đát và ướt át này.

Không những leo lên xe ôm lặn lội đến tận UBND Q1 để gặp ông Phó quận khơi khơi, con "mẹ anh hùng" còng viết tâm thư với những lời lẽ sau: 

“(Mẹ) tôi là Người Mẹ Việt Nam anh hùng, có 3 người con đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên hơn bao giờ hết tôi cũng hiểu được tính hy sinh, chính trực của ông Đoàn Ngọc Hải.

Với tư cách là một công dân, tôi tha thiết mong ông Hải tiếp tục công việc để đảm bảo mỹ quan trật tự đô thị…”.

Sau khi bà Trang/Cang "tha thiết" Đoàn Ngọc Hải cũng "tha thiết" trao cho bà Trang/Cang 200 nghìn đồng hỗ trợ đi xe ôm đến tận nơi để có chuyện cho báo lề đảng làm rùm lên: người dân "tha thiết" mong Phó chủ tịch tiếp tục công việc giải phóng Hồ Chí Minh dơ dáy, lộn xộn, xấu xí.

Đoàn Ngọc Hải hiện vẫn đang là Phó trùm quận Nhất và vẫn đang "chờ" cho đồng đảng "xét lại" đơn từ chức cho đúng quy trình.

Coi bộ cái vở tuồng con (của) "mẹ anh hùng" khóc "anh hùng" đập phá vỉa hè này là cái... bộ phận không nhỏ nằm trong cái quy trình xét lại này!

26.01.2018

Những “con người mới XHCN”

Kông Kông (Danlambao) - Sự việc bắt đầu từ một đoạn video clip ngắn xuất hiện vào tháng Bảy, năm 2017. Chiếc canoe chạy với tốc độ cao nhất, nơi chân vịt phía sau sóng nước cuồn cuộn, thỉnh thoảng nhìn thấy đầu con cá mập đầu rìu (hammerhead shark) chợt ẩn chợt hiện vẫy vùng tuyệt vọng vì bị mắc câu, còn ba thanh niên trên canoe cười rất mãn nguyện, đang khoe thành tích một lần đi câu biển mùa hè!

Tưởng đơn giản chỉ có vậy. Nhưng thật bất ngờ, đoạn video clip đó được loan truyền rất nhanh không chỉ riêng tại quận hạt Manatee, một quận nằm ven biển vùng vịnh Mexico, đoạn giữa Tiểu bang Florida về phía Tây. Dư luận phẫn nộ. Hàng ngàn người ký tên yêu cầu phải điều tra hành vi độc ác với thú vật. Thống Đốc Tiểu Bang Rick Scott xem đã thốt lên, đó là một video bệnh hoạn, rất kinh khủng, mất cả nhân tính, “such inhumane acts”. Sau 5 tháng điều tra Hội bảo vệ thú vật hoang dã Tiểu bang đã phổ biến chi tiết. 3 thanh niên tuổi 28, 23 và 21 bị bắt, được tại ngoại với tiền thế chân hơn 4000 đô mỗi người, chờ ngày ra tòa. [1]

Mỹ là một trong số nước tiêu thụ thịt nhiều nhất nhưng cũng có luật lệ khắt khe về hành vi tàn ác với thú vật. Họ cho phép giết một con vật để ăn thịt với điều kiện làm con vật chết một cách êm ái và nhanh nhất có thể, để giảm mức độ phải chịu đau đớn. Sau đó đầu con vật được tiêu hủy, vì thế tại các quầy thịt trong các siêu thị không bao giờ thấy đầu, ngoại trừ cá nguyên con. Trước kia đầu cá loại lớn cũng ít thấy nhưng về sau vì nhu cầu của khách hàng, đặc biệt gốc Á, thì đầu cá thu, cá hồng, cá bass... mới bày bán. Cụ thể như (lúc đó người gốc Á ở địa phương còn ít) siêu thị Publix sau khi cắt đầu những con cá lớn thay vì quăng vào thùng rác, họ bỏ vào thùng xốp giữ lạnh, lúc trời chưa sáng đem ra bên ngoài tiệm, để phía sau, ai cần thì lấy. Đây cũng là nghĩa cử đẹp. Số người biết chuyện nầy đông dần và thường đứng đợi sẵn. Lấy được sau đó đem bán lại cho nhau với giá khá cao, vì nấu canh chua rất ngon!

Ở một đất nước văn minh, các hội bảo vệ thú vật thì địa phương nào cũng có. Một con pelican (chằng bè) bị vướng cước câu họ cũng tìm cách bắt để giải thoát. Một con chim bị gãy cánh, một con rùa biển bị thương họ cũng đem về điều trị cho đến khi lành hẳn mới trả về thiên nhiên. Đánh một con chó hay vứt một con mèo bên vệ đường hoặc một con thú bị bắn trong khu rừng cấm đều được điều tra kỹ. Điển hình là đoạn video vừa kể với 3 thanh niên đang chờ ngày lãnh án.

Nhiều nước văn minh theo dõi rất kỹ chuyện chống buôn bán động vật hoang dã. Việt Nam cũng cam kết nhưng thực tế không có mấy kết quả. Vì mức độ văn minh còn rất thấp và cán bộ phụ trách thì thiếu hiểu biết.

Chưa thể trách dân, vì nghèo đói họ phải phạm luật (ví dụ họ biết luật) nhưng với viên chức ngoại giao, trước khi được bổ nhiệm đương nhiên phải là đảng viên gương mẫu, lập trường kiên định, được đào tạo bài bản về luật pháp tại nơi mình sẽ đến. Vì, họ là hình ảnh con người Việt Nam. Là thể diện quốc gia. Ấy thế nhưng nhiều viên chức ngoại giao vẫn liên tục vi phạm luật lệ mà chắc chắn không phải vì thiếu thốn. Ví dụ, năm 1996, Đại sứ Lê Văn Bàng tại Liên hiệp quốc bị cảnh sát Mỹ bắt về tội bắt trộm sò ở biển New York. Đã thế, khi bị hỏi lại giả vờ không biết Anh ngữ! Hay vụ Bí thư thứ nhất Đại sứ quán tại Nam Phi bị tố cáo mua sừng tê giác được ông Đại sứ bênh vực, phủ nhận, cho đến khi đoạn video (do nhóm người bảo vệ thú vật bí mật ghi hình) cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác ngay trước sứ quán. Đến lúc đó đương sự mới bị triệu hồi. Đó chỉ là vài vụ điển hình, còn nhiều vụ khác nữa, kể cả ăn cắp vặt ở siêu thị. [2]

Mới nhất là vụ vây cá mập phơi trên nóc nhà trong khuôn viên Đại sứ quán ở Chile do lối xóm không chịu nỗi mùi hôi thối, phát hiện. Chuyện nầy đã được Bộ ngoại giao xác nhận, nói, đó là “mua vây cá mập tại chợ để sử dụng trong gia đình”! [3] Trong lúc giới chức Chile cho biết họ không có trung tâm chế biến nào để lấy vây cá. Nước Chile cấm buôn bán và tiêu thụ vây cá mập từ năm 2011. Như vậy trong những ngày tới khi sự thật bị phơi bày thì hình ảnh Việt Nam sẽ ra sao?

Giữa lúc “sự cố hôi thối” tại Đại sứ quán ở Chile đang làm ô uế bầu không khí chung, thì cùng một lúc, fan bóng đá Việt Nam ồ ạt ôm cờ đỏ tràn ra đường. Họ điên cuồng chào mừng đội tuyển Việt Nam thắng U23 Qatar để vào chung kết giải U23 Châu Á với Uzbekistan. Có cả thanh niên trần truồng cầm cờ khá lớn chạy lông nhông. Trước đó, U23 Việt Nam thắng U23 Iraq, để được vào bán kết, dòng người cũng đã đổ ra đông như vậy. Đêm đó có cả thiếu nữ cởi phăng nịt ngực ngay giữa đám đông, rồi xếp cờ đỏ quấn ngang che lại. Xong, đứng lên yêng xe nhún nhẩy. Cô khác thì ở truồng dùng cờ đỏ quấn mông ngồi sau xe máy, đến đó đứng xuống, tạo hớ hênh mặc lại xì líp để được chụp ảnh, quay video... Những thiếu nữ đó trông khá trẻ đẹp, đang học đại học? (vài comments nói thế)

Từ những sự kiện nhục nhã về ngoại giao như vụ Đại sứ quán kết hợp với đặc vụ Việt Nam sang bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đến mùi hôi thối trên mái nhà Đại sứ quán ở Chile, rồi đến việc gái trai trần truồng giữa phố, điên cuồng mừng một sự kiện thể thao hoàn toàn không liên hệ gì với nhau. Nhưng, nghĩ kỹ, thì có cùng nguyên nhân. Đó là giáo dục. Từ lãnh đạo các cấp đến nhân viên các sứ quán, rồi fan cuồng bóng đá đều được đào tạo dưới mái trường XHCN hơn 40 năm qua!

Họ đang thể hiện bản chất “con người mới XHCN” rõ nét hơn bao giờ hết. Đó là tâm lý thỏa mãn dục vọng thấp hèn mà không hề có chút liêm sỉ. Họ hành động theo bản năng. Họ không cần biết đến thảm họa độc tài, thảm họa tham nhũng, thảm họa Formosa, thảm họa boxit Tây nguyên hay BOT hút máu dân ...

Vì họ vô can với tình hình thời sự đất nước nên đảng mới lộng hành. “Không bàn chính trị”, “không làm chính trị” là phó mặc việc đảng cấu kết với giặc cướp nước phương Bắc để được bảo kê. Còn đảng viên thì chỉ biết “còn đảng còn mình”.

Đó là sự thật.

Đất nước và dân tộc đang đứng trên bờ vực thẳm cũng là sự thật!

(24/01/2018)


______________________________________

Chú thích:

Góp ý về việc xử dụng hóa chất ở Việt Nam

Trung tâm đầu độc dân tộc Việt Nam
Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Kể từ khi có chính sách đổi mới từ năm 1986, lượng hóa chất xử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Các loại hóa chất dùng cho nông nghiệp gồm:

1- phân bón chứa nitrogen, potassium, phosphor, calcium dưới dạng sulfate, phosphate, hay carbonate; 

2- và các loại thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, trừ nấm móc, v.v… có tên chung là "hóa chất bảo vệ thực vật". Các hóa chất sau nầy thường xuất hiện dưới dạng hợp chất hữu cơ chứa chlor, phosphate, hay carbamate.

Hầu hết các hóa chất trên rất độc hại, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lên con người hơn 30 năm qua. Những vụ nhiễm độc được đăng tải trên báo chí ở Việt Nam hầu như xảy ra hàng ngày đã nói lên tình trạng trầm trọng của vấn đề.

Theo báo cáo ngày 24/2/2003 của Viện Nghiên cứu Chulabhorn (Thai Lan) và Sở KH CN MT Hà Nội dưới tựa đề "Những vấn đề độc hại môi trường do xử dụng hoá chất ở Việt Nam" (Environmental Toxicological Problems Resulting from Chemical Uses in Viet Nam) cho thấy mỗi năm Việt Nam xử dụng đến 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau. Tuy nhiên chỉ có 70-75% các loại hóa chất nầy được xác định với tên chính xác, còn lại là những hóa chất không rõ xuất xứ. Đối với các hóa chất bảo vệ thực vật, có trên 200 chủng loại dưới 700 nhản hiệu khác nhau, và có vô số hóa chất "không tên" vẫn được lưu hành rộng rãi trong thị trường, phần đông đến từ TC. Những hóa chất trên có mặt tại chợ Kim Biên, Saigon từ hơn 30 năm nay mà CSVN vẫn cho duy trì( ?). Các báo cáo trên đã được thực hiện do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tài trợ cho Thái Lan và Việt Nam từ năm 1998 đến nay.

1. Việt Nam và các hiệp ước về việc xử dụng hóa chất độc hại

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được xử dụng ở Việt Nam lên tới
220.000 tấn trong năm 1998, ước tính trên 0,5 triệu tấn trong năm 2016, trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ dại, trừ bịnh tật cho súc vật. Nhóm hữu cơ phosphate chiếm khoảng 56%, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor, một loại thuốc độc hại cho môi trường và con người. Thậm chí ở một số tỉnh như Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Thái, Tuyên Quang, Yên Bái, hai loại hóa chất trên còn được phun cho cây trà và thuốc lá.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Lương nông Quốc tế (FAO) thì trên thị trường có hơn 30% hóa chất bảo vệ thực vật không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu và chứa nhiều tạp chất độc hại cũng như có rất nhiều hóa chất đã bị cấm xử dụng trên thế giới. Việt Nam là một thành viên đã phê chuẩn danh sách hoá chất độc hại trong đó có DDT, Furan, và PCB thuộc nhóm "hóa chất dơ bẩn" (các chất gây ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy) đã được ký kết qua Công ước Stockholm (Thụy điển) vào tháng 7/ 2002. Việt Nam cũng đã được UNDP hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trị giá US$500.000 để giúp thực hiện Công ước Stockholm nầy nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của các loại hóa chất độc hại đối với môi trường và sức khỏe của con người ngay sau khi Việt Nam ký kết Công ước. Việt Nam cũng là thành viên trong Hiệp ước Rottedam (Rottedam Convention-Hòa lan) về sản xuất và trao đổi các hoá chất độc hại trên quốc tế. Bộ Y tế Việt Nam cũng có niêm yết các loại hóa chất bị cấm xử dụng trong nông nghiệp và gia đình.

Tuy nhiên, mặc dù có những điều cấm kỵ trên, nông dân vẫn tiếp tục xử dụng bừa bãi tất cả mọi hóa chất mà họ có trong tay. Thậm chí những loại hóa chất nhập cảng lậu bị tịch thu cũng được "cán bộ quản lý" tiêu lòn và tung ra thị trường nông nghiệp.

Theo ước tính, hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn thuốc bảo vệ thực vật đủ loại và là một nguồn lợi rất lớn cho những quốc gia sản xuất. Chỉ tính riêng cho ba hảng hoá chất lớn ở Hoa kỳ là Monsanto, Dow, và DuPont, năm 2000 họ thu về tổng cộng là 8,667 tỷ Mỹ kim chỉ tính riêng cho hóa chất bảo vệ thực vật mà thôi. Vào năm 2016, 50 công ty hóa chất nông nghiệp lớn của Hoa kỳ đã thu hoạch 260 tỷ Mỹ kim. TC là quốc gia thứ nhì trên thế giới sản xuất 424.000 tấn cho năm 2000. Mặc dù DDT đã bị cấm sản xuất và tiêu dùng trên thế giới nhưng Trung Cộng, Mể Tây Cơ, Ấn Độ, và Ý là những quốc gia còn lại vẫn tiếp tục sản xuất bất chấp lịnh cấm của LHQ từ năm 1973.

2. Hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật được xử dụng riêng rẽ hoặc dưới dạng hỗn hợp (cocktail) để tăng cường độ độc chất của thuốc trước sức đề kháng của sâu rầy... DDT được coi nhu là tác nhân chính trong nhiều hỗn hợp trên. Thí dụ: hỗn hợp DDT, Thiodan (hay Endosulfan) và Folidol (Methyl Parathion) thường hay được pha chế để trừ sâu cuốn lá và các côn trùng khác. Ngoài việc dùng hóa chất cho nông nghiệp, nông dân còn xử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong việc săn bắt tôm cá nữa, cũng như việc dùng cây thuốc cá có hóa chất rhotenone dùng để thay thế thuốc kháng sinh chloramphenicol đã bị cấm dùng trong kỹ nghệ nuôi tôm. 

Sau đây là danh sách một số hóa chất độc hại được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam: DDT, Folodol, Mevinphos, Dichlovos, Carbofuran, Methamidophos, Endosulfan (hay Thiodan), Diazinon, Glycosate (hay 2,4-D), Diazonin, Chlopyrifos, Zinc Phosphide, Paraquat, Aluminum Phosphide.

Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường sống ờ Việt Nam cho đến ngày nay không còn là một sự kiện cần phải bàn cãi. Đây là một nguy cơ thực sự mà Việt Nam cần phải đối mặt và giải quyết tức thời. Trước việc các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc tiếp tục bị trả hàng loạt vì có dung lượng hoá chất cao hơn quy định, và sản phẩm tiêu dùng trong nội địa bị nhiễm độc thường xuyên, viễn ảnh một nền kinh tế què quặc trong tương lai chắc chắn sẽ phải xảy ra mà thôi.

Thiết nghĩ, Việt Nam cần phải có cái nhìn chính xác hơn về việc xử dụng hóa chất trong nông nghiệp.

3. Hậu quả của việc áp dụng hóa chất không thích hợp

Việc áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách (đúng liều lượng thích hợp), không đúng đối tượng (sâu rầy.. .), và không đúng thời gian là ba yếu tố làm cho:

- Môi trường thoái hóa nhanh;

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất thấp; 

- Và sức khoẻ của nông dân bị ảnh hưởng vì không có biện pháp phòng bị an tòan khi tiếp cận với hoá chất.

Một thí dụ trong việc trồng lúa: Nông dân thường có thói quen phun xịt đồng ruộng trong tháng đầu tiên sau khi gieo mạ. Điều nầy chẳng những không cần thiết mà ngược lại việc làm nầy tiêu diệt các loại côn trùng "bạn" có khả năng diệt trừ sâu rầy. Thêm nữa, việc phun xịt sớm chỉ tiêu diệt được sâu rầy trưởng thành nhưng không diệt được các trứng của chúng. Theo ước tính Việt Nam đã xử dụng 42% trên tổng số thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt sâu cuốn lá, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng cây lúa dù mất đi 50% lá vẫn giữ nguyên năng suất lúc ban đầu. Viện Đại học Cần thơ và IRRI (Philippines) đã chứng minh từ năm 1995 rằng việc xịt thuốc trừ sâu cuốn lá là điều không cần thiết nữa. Thêm nữa, nếu kể chi phí y tế của nông dân vào việc sản xuất thì việc xử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một việc làm không hiệu quả kinh tế.

Chính vì các lý do trên, những quốc gia sản xuất nông nghiệp trên thế giới đều có khuynh hướng giảm thiểu tối đa việc dùng hóa chất.

4. Quản lý toàn diện sâu rầy – Trường hợp Nam Dương

Nam Dương là một quốc gia nông nghiệp lấy việc trồng lúa làm nền tảng cho phát triển quốc gia để hy vọng tiến đến việc tự túc lương thực. Từ năm 1986, Tổng thống Suharto đã lấy quyết định nghiêm cấm xử dụng 28 loại hoá chất bảo vệ thực vật đặc biệt cho kỹ nghệ trồng lúa. Thành quả trước tiên là, từ 1986 đến 1989, Nam Dương đã khỏi phải tiêu tốn hàng năm 100 triệu Mỹ kim qua Quỹ bảo trợ nông nghiệp cho nông dân trong việc dùng các hoá chất trên.

Thêm nữa, chính quyền Nam Dương nâng chính sách "Quản lý toàn diện sâu rầy" (Integrated Pest Management) làm quốc sách, như thiết lập các trường huấn luyện nông dân với mục đích nâng cao kiến thức cho nông dân trong việc xử dụng hóa chất. Kết quả là hiện tại Nam dương có hơn một triệu nông dân "chuyên nghiệp" tốt nghiệp ở các trường đào tạo nầy, và hầu như làng nào cũng có một hay nhiều nông dân chuyên nghiệp. Từ đó, trình độ hiểu biết về canh nông của nông dân được tăng thêm qua sự hướng dẫn của "nông dân chuyên nghiệp" trên. Mục tiêu của các trường huấn luyện là:

1- khuyến cáo nông dân xử dụng càng ít hóa chất càng tốt ;

2- nếu cần xử dụng thì phải xử dụng có hiệu quả. 

Nhờ vậy mà năng xuất trồng trọt tăng cao và việc cải thiện đời sống kinh tế của nông dân cũng tăng theo sau đó.

Sau mười năm áp dụng, Nam dương thu thập được những kết quả sau đây:

- Việc xử dụng thuốc bảo vệ thực vật hầu như chấm dứt trong việc trồng lúa;

- Năng suất lúa gạo tăng 10%;

- Chi phí y tế do bị nhiễm độc giảm từ khi áp dũng chính sách Quản lý toàn diện sâu rầy.

Do đó bài học của Nam dương trên đây cũng đáng cho Việt Nam suy gẫm.

Nam Dương đã mở ý cho chúng ta khái niệm về Quản lý toàn vẹn sâu rầy trong nông nghiệp. Hay rốt ráo hơn nữa là cần phải giảm thiểu việc xử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Có thể nói, Việt Nam là quốc gia đã xử dụng một sản lượng hóa chất quá liều lượng so với diện tích đất trồng trọt. Chỉ trong khoảng thời gian giữa năm 1992 và 1994, hàng năm Việt Nam đã nhập trên 200.000 tấn DDT từ Nga Sô cho mục tiêu diệt trừ bịnh sốt rét và trừ sâu rầy căn cứ theo báo cáo của WHO.

Qua các nhận định trên, dù muốn dù không Việt Nam cũng phải chuyển đổi quan niệm về phát triển
và sản xuất cho phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu và cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Các biện pháp sơ khởi được đề nghĩ sau đây nhằm mục tiêu tận dụng thiên nhiên, áp dụng chu kỳ của sinh-thực-động vật để phát triển nông nghiệp và giảm thiểu tối đa việc xử dụng các hóa chất độc hại. Liên Hiệp quốc vẫn thường xuyên cổ võ việc trồng trọt dựa theo yếu tố thiên nhiên để không làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp (agro-ecosystem), và khuyến khích áp dụng cơ chế kiểm soát sâu bọ tự nhiên (natural pest control mechanism).

5. Kỹ nghệ lúa gạo

Trong việc trồng lúa, nông dân cũng cần nên thẩm thấu các khái niệm mới (đúng đắn) để dứt khoát thay đổi cung cách và quan niệm cổ điển do việc không được huấn luyện đúng cách, và có những tin tức sai lạc nhứt là việc xử dụng hóa chất trừ sâu rầy:

- Diện tích đất trồng trọt và môi trường: Trước kia, khi chưa có vấn nạn gia tăng dân số, mô hình điển hình cho một gia đình nông dân là một miếng ruộng, một miếng vườn nhỏ có cây bao bọc chung quanh nhà. Đây là mô hình lý tưởng cho quan niệm môi sinh mới. Nơi đây có chu kỳ sinh - diệt tự nhiên của ếch nhái, muỗi mòng, chim chót, nhện, rắn, chuột, và một số côn trùng khác. Các chủng loại kể trên tiêu diệt lẫn nhau tạo ra một sự cân bằng sinh thái mà không cần thiết phải bón phân hay dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đây cũng là một mô hình lý tưởng cho việc phát triển bền vững.

- Kiểm soát sâu rầy bằng sinh vật: Theo nguyên tắc tự nhiên, bất kỳ một loài sinh vật nào cũng có một loài khác cấm kỵ. Do đó nông dân cần phải có đủ trình độ (được huấn luyện) để nhận diện các loại côn trùng, thấu hiểu cung cách ăn uống hay săn mồi của chúng để từ đó dùng các loại thích ứng để bảo vệ mùa màng. Thí dụ như các loại côn trùng cánh cứng (lady beetles), nhện đồng (wold spiders)... có thể tiêu diệt được sâu rầy ăn lá lúa.

- Kiểm soát cỏ dại: Cần nên giải quyết vấn đề nầy trước khi bắt đầu một chu kỳ trồng trọt mới. Các biện pháp cơ học như lật đất, nhổ cỏ, hay thiêu đốt là phương pháp đúng đắn để bảo vệ và làm tăng năng suất cây trồng hơn là dùng thuốc diệt cỏ dại.

- Chọn giống lúa có khả năng đề kháng sâu rầy cao, kiểm soát hạt giống: Hạt giống cần được bảo quản kỹ lưỡng, thoáng khí và khô. Năng suất có thể tăng thêm 10% với hạt giống tốt.

- Thời gian xử dụng thuốc trừ sâu rầy: Dù muốn dù không cũng cần phải dùng một số thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên phải cần xử dụng đúng nơi, đúng lúc. Kenneth Fisher thuộc viện IRRI khuyến cáo là nên bắt đầu xịt thuốc trừ sâu rầy 40 ngày sau khi gieo mạ. Nếu làm sớm hơn, các loại côn trùng "hữu ích" chưa đủ sức đề kháng sẽ bị tiêu diệt cùng một lúc với sâu rầy, và sẽ không còn đủ số lượng để tiêu diẹt sâu bọ còn sống sót sau cơn phun xịt. Nên nhớ trứng sâu bọ sẽ không bị hủy diệt nếu phun xịt sớm.

- "Con cá ôm cây lúa": Một chính sách đề ra cách từ năm 2004 của Việt Nam đã thất bại là chính sách "con tôm cây lúa", chính sách "con cá ôm cây lúa" đề ra đây sẽ giúp cho nông dân vừa tăng năng suất lúa lại có thêm nguồn protein động vật phụ trội. (Vào những năm 1980-81, trong khi còn kẹt lại ở Việt Nam, người viết đã từng sống ở một miền quê. Trong khoảng thời gian nầy, sau mỗi cơn mưa, chúng tôi đi "đặt thời" và đã thu nhặt được rất nhiều tôm (tép) cá. Mãi đến sau nầy, qua người thân còn ở lại nơi đây, vì lượng thuốc trừ sâu rầy bị xử dụng bừa bãi cho nên không còn thấy bóng dáng cá tôm trong thửa ruộng khi xưa nữa). Đây là một mô hình tự nhiên đã ăn sâu vào đời sống các dân tộc vùng Đông Nam Á hơn 2000 năm qua.

- Chu kỳ tự nhiên như: Cá ăn trùng, ốc, sâu bọ, và các loại rong thuộc loại cỏ dại mềm (soft weeds) (dân Đức Hòa-Hậu nghĩa gọi là "hẹ ruộng"). Một số côn trùng trong ruộng cũng là mồi ngon cho cá như bọ lá (leaf hooper). Và để trả lại cho thiên nhiên, cá thải hồi phân và cung cấp nguồn nitrogen, phosphor quan trọng cho đất. Do đó, việc xử dụng phân bón cũng được giảm thiểu. Thêm nữa, nếu ruộng được dẫn thủy nhập điền đúng cách và đúng chu kỳ, mô hình nầy có thể làm tăng năng suất lên đến 25-30% không kể nguồn đạm chất (do cá cung cấp) có thêm sau mùa gặt.

6. Kỹ nghệ rau xanh

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong kỹ nghệ rau đậu rất cao so với việc trồng lúa. Theo Cơ quan Lương nông quốc tế (FAO), một mẫu lúa chỉ cần 1-2 lít thuốc, trong lúc đó một mẫu đất trồng hoa màu cần đến 72 lít. FAO khuyến cáo là nên kiểm soát sâu rầy bằng sinh vật hơn là dùng liều lượng thuốc mạnh hơn khi sức đề kháng của sâu rấy lên cao.

Tại Việt Nam, sở dĩ mức nhiễm độc hóa chất ở thực phẩm cao là vì:

- Liều lượng xử dụng quá nhiều và không đúng cách;

- Khoảng thời gian thu hoạch và chuyển tải ra thị trường quá ngắn;

- Thực phẩm thu hoạch không được tẩy rữa kỹ lưỡng trước khi đem ra thị trường tiêu thụ.

7. Thay lời kết

Khoa học đã chứng minh một cách rõ ràng là các loại thuốc bảo vệ thực vật dù dưới dạng hữu cơ chứa chlor hay phosphate đều là những hóa chất độc hại làm ô nhiễm môi trường. Đó là nguyên nhân của rất nhiều "bịnh lạ" xảy ra ở Việt Nam như: dị hình dị dạng, cơ thể bị liệt, hệ thống thần kinh không hoạt động bình thường, thiếu một bộ phận trong cơ thể, ung thư, hệ thống nội tiết bị đảo lộn v.v... Do đó, hạn chế việc xử dụng hóa chất trên cho nông nghiệp cần phải được đẩy mạnh tối đa. 

Với 9 triệu tấn hóa chất độc hại tiêu thụ hàng năm không kể một số lượng lớn ước tính hàng triệu tấn được nhập cảng lậu từ Trung hoa và Thái lan, Việt Nam hiện tại lại phải đối mặt với hai vấn nạn lớn: môi trường thoái hóa nhanh, và sức khỏe nông dân bị đe dọa trầm trọng. Thêm nữa, việc phát triển xã hội không cân đối, nhất là trong lãnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi càng làm cho hệ sinh thái bị hủy diệt mau hơn. Và điều sau nầy đã vô tình đi ngược lại nguyên tắc phát triển bền vững do LHQ đề ra qua Nghị trình-21.

Cân bằng phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, cùng với chính sách quản lý toàn vẹn sâu rầy của Nam Dương là bài học lớn Việt Nam cần phải áp dụng vào điều kiện xã hội hiện tại trước vấn nạn gia tăng dân số và việc giải quyết vấn đề gia tăng lương thực cho quốc gia. Do đó, giảm thiểu tối đa việc dùng hoá chất bảo vệ thực vật là bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe của nông dân bằng cách giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm độc, và nhất là không lệ thuộc vào nguồn hóa chất phải nhập cảng hàng năm.

Tăng gia diện tích trồng trọt và chăm bón phân quá tải để có đủ lượng thực phẩm cần cho chỉ tiêu "xuất khẩu" chỉ làm cho môi trường thoái hóa thêm mà đời sống nông dân vẫn không được cải thiện đúng mức.

Xin hỏi, lợi nhuận hay ngoại tệ nặng có được do việc xuất cảng hàng 5,7 triệu tấn gạo hàng năm có cân bằng được số lượng ngoại tệ phải chi ra để đổi lấy số phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật hay không? 

Hay đó chỉ là giải đáp của bài toán giải quyết hàng triệu lao động nông dân có việc làm để đổi lấy một đời sống "con trâu với cái cày" và những di hại không thể lường được cho sức khỏe trong tương lai?

25/01/2018

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS