Saturday, April 12, 2014

Video:GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT VÀO CUỐI THÁNG 4-75

Xem phu de tieng Viet, xin bam CC.

PICS:Hình ảnh thảm thương 'Con đường gốm sứ' ở Thủ đô

Chủ Nhật, 13/04/2014 11:36
(BDV.VN) - Là công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long "Con đường gốm sứ" ven sông Hồng (Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng.
Bức tranh gốm dài gần 4 km đẹp lộng lẫy nay kém hấp dẫn bởi nhiều chỗ bong tróc nham nhở.
Dọc theo bức tranh gốm sứ rất nhiều vết nứt chạy dài hàng chục mét, những mảng lớn bong tróc khiến bức tranh loang lổ, nham nhở. Có những mảng đã được sửa chữa, vá víu một cách cẩu thả.
Ngay trong buổi lễ khánh thành, con đường gốm sứ đã được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới trao bằng công nhận là công trình lập kỷ lục mới, là bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới.
Cũng trong buổi lễ khánh thành, người khai sinh Con đường gốm sứ, họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy cho báo chí biết, sau khi đo đạc, thẩm định, đại diện của tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đánh giá rất cao về công trình, đặc biệt là kỹ thuật gắn gốm của các nghệ sĩ Việt Nam.
Hiện nay công trình nghệ thuật rất có giá trị về văn hóa, lịch sử này đang xuống cấp khá nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó sự thiếu ý thức bảo vệ, gìn giữ của tất cả mọi người là một lý do không kém quan trọng.
Cận cảnh mảng sứ trên một bức tranh bị bong tróc.
Cận cảnh mảng sứ trên một bức tranh bị bong tróc.

Cận cảnh mảng sứ trên một bức tranh bị bong tróc.
Cận cảnh mảng sứ trên một bức tranh bị bong tróc.

Vết nứt trên bức tranh chim bồ câu ghép từ sứ.
Vết nứt trên bức tranh chim bồ câu ghép từ sứ.








Những mảng bong tróc xuất hiện rất nhiều trên suốt chiều dài Con đường gốm sứ.
Những mảng bong tróc xuất hiện rất nhiều trên suốt chiều dài Con đường gốm sứ.

Một bức tranh ghép gốm đầu phố Cầu Đất tróc gần hết.
Một bức tranh ghép gốm đầu phố Cầu Đất tróc gần hết.

Không thể gọi là bức tranh với một mảng lớn đã được sửa chữa nham nhở.
Không thể gọi là bức tranh với một mảng lớn đã được sửa chữa nham nhở.

Miếng gốm vỡ vẫn được đắp lại trên mảng vỡ đã được sửa chữa.
Miếng gốm vỡ vẫn được đắp lại trên mảng vỡ đã được sửa chữa.

Một phần bức tranh bị bong sứ được thay thế bằng mảng xi măng xám xịt.
Một phần bức tranh bị bong sứ được thay thế bằng mảng xi măng xám xịt.

Vá víu tạm bợ.
Vá víu tạm bợ.

Vết bong tróc đã khá lâu.
Vết bong tróc đã khá lâu.

Cả tảng tranh sứ dài hàng chục mét chực rời ra khỏi bức tranh đoạn đầu cầu Chương Dương.
Cả tảng tranh sứ dài hàng chục mét chực rời ra khỏi bức tranh đoạn đầu cầu Chương Dương.


Chiếc bạt che mưa, nắng của một quầy hàng gần chợ đầu mối Long Biên treo che mặt tranh đã khá lâu.
Chiếc bạt che mưa, nắng của một quầy hàng gần chợ đầu mối Long Biên treo che mặt tranh đã khá lâu.

Hòn đá giữ bạt che mưa nắng của một quầy hàng trong chợ Long Biên được treo cố định trên mặt bức tranh ghép sứ.
Hòn đá giữ bạt che mưa nắng của một quầy hàng trong chợ Long Biên được treo cố định trên mặt bức tranh ghép sứ.

Bức tranh lập kỷ lục Guinness còn là đường đi tắt của nhiều người dân sống quanh vùng.
Bức tranh lập kỷ lục Guinness còn là đường đi tắt của nhiều người dân sống quanh vùng.

Theo Vietnamnet

Bộ trưởng Nhật lại thăm đền Yasukuni, Trung Quốc nổi giận

Chủ Nhật, 13/04/2014 06:28
(BDV.VN) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc một bộ trưởng của Nhật Bản hôm 12/4 đến thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni.
Theo VnExpress, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, người có chuyến thăm ngôi đền chiến tranh vào sáng 12/4 là Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Nhật Bản Yoshitaka Shindo. Bắc Kinh cho rằng hành động này một lần nữa cho thấy nội các Nhật Bản có "thái độ sai lầm" khi đối mặt với lịch sử.
"Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề của lịch sử, nghiêm túc đối mặt với lời kêu gọi khác từ các quốc gia láng giềng ở châu Á và cộng đồng quốc tế, đồng thời chấm dứt mọi hành động khiêu khích đi ngược lại thời đại", Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định chuyến thăm của ông Shindo đến ngôi đền Yasukuni là hành động xuất phát từ trái tim và lương tâm. Điều này và chính sách của Nhật Bản là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt.

Ông Yoshitaka Shindo (đi đầu, áo đen) cùng vợ và con trong chuyến thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni hồi đầu năm nay.

Bộ trưởng Yoshitaka Shindo là nhân vật trong chính phủ Nhật Bản thường xuyên có các chuyến thăm ngôi đền Yasukuni. Ông từng đến ngôi đền hồi đầu năm nay để cầu nguyện nhân dịp đầu năm mới. Ông cũng có ba chuyến thăm đền vào năm ngoái, trong đó có ngày 15/8, ngày tưởng niệm những người thiệt mạng trong Thế chiến II.

Đền Yasukuni là nơi thờ 2,5 triệu vong hồn thiệt mạng trong những cuộc chiến tranh của Nhật. Những người này bao gồm những binh sĩ và cả các tướng lĩnh bị kết án gây ra các tội ác chiến tranh.

Trung Quốc và Hàn Quốc coi ngôi đền là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật trước đây. Hai nước từng nhiều lần phản đối các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nhật Bản đến ngôi đền này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng có chuyến thăm đền Yasukuni ngày 26/12 năm ngoái. Sự kiện này sau đó đã làm dấy lên sự phản đối từ Hàn Quốc và Trung Quốc.


Mỹ tuyên bố sẽ giành lại quần đảo Senkaku nếu bị xâm lược

Tờ ''Stars and Stripes'' dẫn lời chỉ huy lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật Bản, Trung tướng John Wissler ngày 11/4 cho biết nếu Trung Quốc xâm lược quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thì lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương có thể giành lại chúng.Tuy nhiên, sự phản đối của Trung Quốc trước những động thái này dường như không khiến Nhật Bản lo lắng.

Quần đảo tranh chấp trên hiện do phía Nhật Bản quản lý trong nhiều thập niên qua nhưng phía Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.

Trước đó, ngày 8/4 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là có áp dụng cho cả quần đảo trên.

Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã có từ những năm 1970 nhưng nóng lên trong thời gian gần đây sau khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa hai trong số các đảo thuộc chuỗi đảo này.

Mai Thùy

150 triệu đô ASIAD-Bán thận thoát nghèo, vượt suối bằng túi nilông

Thứ Bảy, 12/04/2014 10:44
(BDV.VN) - Nếu nói với những người dân nghèo, những bệnh nhân trong bệnh viện về ASIAD, tôi tin họ sẽ nghĩ đó là tên một loại mì gói cứu trợ!
Bán máu, bán thận, bán thân vì nghèo
Những ngày qua, nhiều người thật sự bàng hoàng, đau xót trước thông tin người dân miền Tây rủ nhau đi...bán thận.
Chỉ vì hơn một trăm triệu đồng để vượt qua khó khăn trước mắt, những người nông dân nghèo ở xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã âm thầm bán đi những quả thận của mình. Nghiêm trọng hơn, sau khi lên TP.HCM để phẫu thuật cắt thận, những người nông dân này trở về nhà với lời dặn dò của “cò thận" là...nhớ rủ thêm nhiều người trở lại để “hiến” thận.

Vết mổ của một nông dân sau khi đã bán thận với giá hơn 100 triệu đồng (ảnh Phạm Tâm)
Vết mổ của một nông dân sau khi đã bán thận với giá hơn 100 triệu đồng (ảnh Phạm Tâm)

Anh Hồ Văn Tranh (43 tuổi, ngụ ấp 6, xã Thạnh Phú) là một trường hợp như thế. Anh tâm sự: “Gia đình tôi nghèo, không có ruộng đất canh tác. Sau vài vụ làm ăn thua lỗ, tôi lâm vào cảnh nợ nần. Làm hoài mà không đủ để trả nợ, trong khi số lãi ngày mỗi nhiều. Một lần lên TP.HCM để làm thợ hồ, tôi được người ta giới thiệu hiến thận cho một người đang bị bệnh. Người ta hứa nếu tôi cho thận sẽ cho tôi tiền trả nợ. Nghĩ đến số nợ mấy năm qua không có đường thoát, tôi tặc lưỡi đồng ý”. Anh Tranh cho biết thêm, trước đó người em rể của anh ngụ cùng huyện cũng bán thận với giá hơn 100 triệu. “Em rể tôi bảo cứ cho đi rồi người ta trả tiền cho mình. Cho một quả thận không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cả. Thấy sau khi cho thận nó vẫn khỏe mạnh, tôi lại càng tin tưởng”, anh Tranh trình bày.

Anh Tranh, người bán quả thận của mình với giá 120 triệu đồng
Anh Tranh, người bán quả thận của mình với giá 120 triệu đồng

Rồi anh Danh Lang, cũng vì điều kiện nhà đông người, không đất canh tác, nợ nần chồng chất, anh cũng đã đồng ý bán đi một quả thận với giá 100 triệu đồng. Anh hi vọng với số tiền này, gia đình sẽ có vốn liếng làm ăn. 
Rồi gia đình ông Lê Văn Thành cũng ở xã Thạnh Phú, có 2 con trai đều đã bán thận nhưng gia đình và chính quyền địa phương không biết mà đến khi những người đi bán thận chung về kể thì gia đình mới giật mình.
Vì cái nghèo đeo bám, lại thiếu hiểu biết nên họ đành bán đi một phần cơ thể mình để tiếp tục tồn tại. Trung bình bán một quả thận được 120 triệu đồng. Đối với người nghèo thì đó là số tiền rất lớn.
Bán đi một phần sự sống để duy trì sự sống, một thực tế đau lòng và rất đáng để suy nghĩ. Bởi người nông dân nghèo họ đâu biết rằng, khi mất đi một phần cơ thể đó, sức khỏe sẽ ngày càng giảm sút, họ sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều bệnh tật, mà họ là những trụ cột trong gia đình, không có sức khỏe thì trở thành gánh nặng cho gia đình, rồi thì đã nghèo sẽ còn nghèo hơn.
Cũng chỉ vì cái nghèo, mà anh chàng H'Mông phải đi làm xa, có thể đã bị lừa gạt sang tận Trung Quốc, rồi lưu lạc đến tận Pakistan. Trụ cột của một gia đình 1 vợ 5 đứa con, anh lại lưu lạc, ở nhà, vợ anh phải bán bò, bán trâu để tìm chồng, để tiếp tục sống, để chờ đợi một tia hi vọng.
Còn nhớ, ở Trà Vinh, từng có tình trạng người dân rủ nhau đi bán máu để có tiền sống, để nuôi gia đình, đến nỗi hình thành một tên gọi là “làng bán máu”. Về cơ bản, máu lấy đi sẽ tái tạo máu mới, nhưng vì bán máu quá nhiều, lại không được ăn uống đầy đủ nên sức khỏe kiệt quệ, có nhiều người còn trẻ đã đau yếu, thậm chí chết non. Chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền người dân tập trung lao động để sinh sống, bỏ đi tập quán bán máu, nhưng nhiều năm vẫn không dẹp được tệ nạn này.
Có máu bán máu, có thận bán thận, rồi cả bán thân. Nhiều gia đình vì nghèo quá đã nhắm mắt gả bán con mình sang Đài Loan, Hàn Quốc; những cô gái vì báo hiếu cũng sẵn lòng xuất giá lấy một ông chồng già, què quặt. Không chỉ bất đồng ngôn ngữ mà họ còn không biết tương lai sẽ về đâu, để rồi, nhiều cô dâu Việt bị bạo hành đã phải bỏ trốn, tự tử ở xứ người. Xót thay là phong trào lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hiện vẫn không hề bị “dập tắt”, bởi đó có thể là cách duy nhất, cuối cùng để thay đổi cuộc đời cho chính họ và cũng là cách để giúp đỡ gia đình.
Nếu cố nhận đăng cai thì nên có môn 'Vượt suối bằng túi nilông'
Dân vùng cao chui túi nilông qua suối, miền Tây bán thận thoát nghèo, miền Trung mất nhà vì bão lũ,....Nếu như nói với họ về ASIAD, tôi tin họ sẽ nghĩ đó là tên một loại mì gói cứu trợ!
Ở đất nước này vẫn còn rất nhiều nơi mà mỗi tháng, người dân chưa kiếm được 500 ngàn đồng. Bệnh viện thì quá tải, bệnh nhân nằm la liệt ngoài hành lang, có khi 3-4 bệnh nhân nằm chung 1 giường. Trẻ em vùng sâu vùng xa đi học bằng cách đu dây vượt suối, chui túi nilông, cơ sở giáo dục thì thiếu thốn đủ đường,....Tính trên dân số 90,535 triệu người, mỗi người Việt hiện tại lại đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD (gần 20 triệu đồng), cũng có nghĩa là mỗi đứa trẻ con được sinh ra là tự nhiên rơi vào đầu 20 triệu đồng nợ công, 18 năm sau mới đủ tuổi đi làm kiếm tiền để trả nợ. 20 triệu đồng trong 18 năm thì lãi là bao nhiêu, tỉ giá biến đổi của đồng tiền biến đổi là bao nhiêu?.

Vượt suối bằng túi nilông. Ảnh: Tuổi trẻ
Vượt suối bằng túi nilông. Ảnh: Tuổi trẻ

80% kinh phí ASIAD sẽ được xã hội hóa, nhưng tin chắc đó sẽ là những chỉ tiêu vô hình đè xuống các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế eo sèo. Dù khiên cưỡng chấp nhận thì kinh phí họ đầu tư sẽ đến từ việc cắt giảm nhân sự. Hẳn sẽ có những người chị người mẹ quê tôi mất việc. Rồi biết đâu vì túng quẫn, họ lại bán máu, bán thận và bán thân?
Tôi thừa nhận ASIAD có thể là cơ hội về việc quảng bá Việt Nam ra với thế giới, nhưng thể thao mang lại cho ta đôi khi chỉ là những nụ cười thoáng chốc nhưng nó cũng có thể cướp mất cả cuộc đời một con người. Thể thao cũng như muôn mặt khác của đời sống tinh thần, chỉ có ý nghĩa khi được xây dựng trên sự đầy đủ, thậm chí là phải sung túc về vật chất. Mọi nước đứng ra đăng cai đều tính toán rất kĩ, cái họ thu lại có khi còn nhiều hơn cái bỏ ra. Nhưng đó là với những cường quốc về kinh tế.
Sân vận động chính phục vụ cho Asiad 2014 chưa sử dụng nhưng đến nay đã là tranh cãi không nhỏ của Hàn Quốc về việc gánh nợ dù Asiad còn hai năm nữa mới diễn ra. Ảnh: GETTY IMAGES
Sân vận động chính phục vụ cho Asiad 2014 chưa sử dụng nhưng đến nay đã là tranh cãi không nhỏ của Hàn Quốc về việc gánh nợ dù Asiad còn hai năm nữa mới diễn ra. Ảnh: GETTY IMAGES

Cách đây đúng 10 năm, khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa hè 2004, Hy Lạp đã kỳ vọng rất nhiều vào sự kiện này để tạo cú hích kinh tế thông qua các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Tình hình còn bi đát hơn khi nền kinh tế Hy Lạp phải “oằn mình” trả nợ, dẫn đến nợ công liên tục tăng, buộc chính phủ nước này phải cầu viện cứu trợ từ bên ngoài.
Hàn Quốc cũng từng từ chối đăng cai vì những khó khăn trong nước. Chẳng rõ uy tín trong mắt bạn bè quốc tế với Hàn Quốc có bị suy giảm không, chỉ biết rằng kinh tế, đời sống người dân họ ngày càng phát triển và đi lên. Singapore, quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng đã từng trả quyền đăng cai ASIAD.
Còn Việt Nam thì sao? Khi ban tổ chức xướng tên Việt Nam được quyền đăng cai thì đa phần các nước lo ngại, còn riêng nước ta thì "nhảy cẫng" lên vì sung sướng. Tôi nhớ nụ cười vui mừng khôn xiết của ngài Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh lúc Việt Nam được chọn là chủ nhà của ASIAD. Đó là một nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện. Tôi thấy trong nó là một hạnh phúc rạng ngời của một dân tộc nở hoa cùng châu lục. Lúc đó có thể tôi cũng rất vui mừng. Và tôi tin, hầu hết người Việt cũng khấp khởi vui mừng; nhưng tôi cũng tin nếu ta vẫn đăng cai ASIAD, bạn bè thế giới sẽ nghĩ về một dân tộc hoang phí trong nghèo đói. Đó không khác gì là một tội ác!.

Khê Đồng
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

VIDEO: Dân mạng 'dậy sóng' vì CSGT cũng 'vô văn hóa giao thông'

Thứ Sáu, 11/04/2014 09:34
(BDV.VN) - Cộng đồng mạng đang dậy sóng về một bức ảnh chụp hai CSGT đang cố trèo qua dải phân cách tại khu vực trạm thu phí Thủ Thiêm.
Người đăng tải bức ảnh này chia sẻ dòng bức xúc khi đăng tải bức ảnh: "Luật mà như thế này hả?!".

Bức ảnh đang gây bão trên mạng
                                    Bức ảnh đang gây bão trên mạng

Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã có hàng trăm lượt chia sẻ.
Người đăng tải bức ảnh này sau đó đã khẳng định đã tận mắt chứng kiến cảnh này trong một buổi đi lấy hàng.
Nickname D.T.H.M chia sẻ: "Bản thân hai chú CA còn đi như vậy thì người dân sẽ như thế nào nữa? Ôi văn hóa giao thông của Việt Nam cảm thấy mà buồn cười...Mất hết hình ảnh người CSGT, trông chả giống mô tê gì cả!".
Nhiều người dân thắc mắc, đã là những cán bộ được giao trọng trách theo dõi, giám sát, xử phạt người dân vi phạm luật giao thông nhưng những CSGT này lại ngang nhiên vi phạm luật trước mắt mọi người. Vậy ai sẽ xử lý những cán bộ CSGT vi phạm giao thông?.

Những bình luận của cư dân mạng
                              Những bình luận của cư dân mạng

Thời gian qua, hình ảnh các chiến sĩ CSGT "vô tư" vi phạm luật giao thông như không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang,...khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Hai mô tô CSGT chạy dàn hàng ngang trên đường, lại còn chạy vào làn đường dành riêng cho xe 4 bánh.
Hai mô tô CSGT chạy dàn hàng ngang trên đường, lại còn chạy vào làn đường dành riêng cho xe 4 bánh.

Tại Hà Nội, mới đây, nguời dân khu vực đường Kim Đồng và Giải Phóng đoạn gần bến xe Giáp Bát (Hà Nội) cũng vô cùng bức xúc khi hàng ngày họ chứng kiến chiếc xe thùng của CSGT mang BKS: 31A- 8344, trên xe luôn có khoảng từ 2 đến 3 cán bộ CSGT, ngang nhiên vi phạm luật giao thông, rẽ trái không tuân theo biển chỉ dẫn.
 Xem thêm clip: Công an chạy lấn tuyến, phóng xe máy vào đường cấm...


PV (tổng hợp)

Bị cướp, thiếu nữ 'khuyến mãi' dạy tên cướp dùng...bao cao su

Thứ Tư, 09/04/2014 17:14
(BDV.VN) - Thấy không thể chống cự, H. đành yêu cầu Thành dùng bao cao su. Nhưng vì là 'lần đầu', nạn nhân phải hướng dẫn, hung thủ mới biết cách sử dụng.
Thương số phận tên cướp Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1996, xã Tân Phong, Kiến Thụy, Hải Phòng) nạn nhân vừa xin cơ quan công an miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Trước đó, cơ quan điều tra công an quận Lê Chân (Hải Phòng) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Thành về hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.
Nạn nhân là Dương Thị Thu H. (sinh năm 1988, trú tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng).
Trong một vụ cướp, thấy nạn nhân mặc dù hơn mình tới 8 tuổi nhưng xinh đẹp, tên tội phạm tuổi teen đã không kiềm chế được dục vọng và ép nạn nhân phải quan hệ với mình...
Theo đó, vào khoảng hơn 20 giờ tối 15/8/2013, khi H. đang ở nhà trang điểm thì bất ngờ phát hiện có người lẻn vào nhà, tay cầm dao xông đến bịt miệng chị rồi đè ngửa ra ghế dọa dẫm. Hoảng sợ, H. không dám kêu cứu. Sau đó, tên cướp lôi H. vào trong nhà vệ sinh, rồi lại lôi lên giường ngủ, ép H. phải quan hệ tình dục.
Thấy không thể chống cự, H. nhẹ nhàng đàm phán, hứa sẽ cho Thành số tiền 500.000 đồng để hắn đi chỗ khác “vui vẻ”. Tuy nhiên đang trong lúc hừng hực thèm khát dục vọng, Thành nhất định không chịu buông tha.
Biết không thể làm thay đổi được kẻ cuồng dâm, H. buộc lòng chấp thuận nhưng với điều kiện Thành phải dùng bao cao su để phòng tránh lây bệnh và mang thai ngoài ý muốn. Thế nhưng, do là lần đầu tiên được làm “chuyện ấy”, Thành không biết phải bắt đầu như thế nào, nạn nhân lại phải hướng dẫn cách sử dụng.
Sau khi thỏa mãn thú tính đê hèn, Thành bắt nạn nhân đưa 3 triệu đồng, đồng thời cướp máy tính xách tay, điện thoại rồi tẩu thoát vào trong bóng tối.
Thành và tang vật vụ án
Thành và tang vật vụ án
Chiều 16/8, sau khi nhận được đơn trình báo của H., Công an phường Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân) đã huy động lực lượng và triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, truy bắt Nguyễn Văn Thành.
Tại cơ quan điều tra, Thành thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Được biết, hoàn cảnh của gia đình Thành rất khó khăn, mẹ bỏ nhà đi, một mình bố phải nuôi hai chị em khôn lớn. Do cảnh gà trống nuôi con, lại làm công nhân môi trường, lương ba cọc ba đồng nên bố Thành rất cục tính, thường xuyên đánh đập Thành rất tàn nhẫn, thậm chí con gái lớn cũng bị đánh. Mỗi lần như vậy, Thành đều bỏ nhà ra đi, ít thì vài ngày, nhiều thì vài tháng không về nhà. Thất nghiệp, không có tiền ăn tiêu, Thành cùng đám bạn đi trộm cắp và bị công an bắt, xử lý hành chính nhiều lần.
Thành thú nhận, mình chỉ đi cướp giật, nhưng trong lúc vật lộn, cơ thể nhiều lần tiếp xúc với nạn nhân đã khiến hắn không kìm hãm được dục vọng. Đến khi thấy H. “khuất phục”, không có biểu hiện chống đối, Thành liền đẩy vào phòng ngủ đòi được quan hệ.
Theo các điều tra viên, trong diễn biến điều tra vụ án cũng phát sinh tình tiết hết sức...bất ngờ. Nạn nhân Dương Thị Thu H. bị cưỡng hiếp và cướp tài sản nhưng phải đến chiều hôm sau mới trình báo cơ quan công an. Cô cho biết, giá như Nguyễn Văn Thành chỉ làm “chuyện ấy” xong rồi thôi thì có thể sẽ bỏ qua. Nhưng khi đã thỏa mãn dục vọng rồi Thành còn đòi thêm tiền và lấy luôn chiếc máy tính và điện thoại di động khiến cô thêm phẫn uất mới đi tố cáo.
Tuy nhiên, đến khi tìm ra thủ phạm đã cưỡng hiếp và cướp tài sản của mình thì H. từ chối không đi giám định pháp y theo yêu cầu của cơ quan công an. Theo đó, nạn nhân chỉ “tố” Nguyễn Văn Thành về hành vi cướp và tuyên bố… “khuyến mãi” cho "tội hiếp".
H. tình thiệt cho biết: “Khi sự việc xảy ra, tôi đã rất căm giận tên thủ phạm, nhưng bố của Thành đã tìm gặp, kể về hoàn cảnh gia đình khó khăn của gia đình. Từ nhỏ Thành đã không nhận được sự dạy bảo từ bố mẹ, ham chơi nhác làm. Khi gây án Thành mới 17 tuổi, vì vậy bố Thành mong muốn được tôi làm đơn xin giảm án. Nhìn người bố tội nghiệp vì con chạy vạy vất vả, hơn nữa muốn làm phúc nên tôi rút đơn về tội hiếp dâm”.
Bình Nguyên

VIDEO:Trụ điện cháy nổ như pháo trên phố Hà Nội

 Chủ Nhật, 13/04/2014 08:38
(BDV.VN) - Có 1 tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói, khiến mọi người trong khu phố hoảng sợ chạy ra khỏi nhà.
Tuy nhiên cũng có vài người thản nhiên qua lại, bất chấp nguy hiểm.
Khoảng 13 giờ 40 chiều 12/ 4 trên phố Đặng Văn Ngữ, Hà Nội xảy ra một vụ cháy “liên hoàn” các cột điện trước cổng nhà tập thể D2 Trung Tự.
Theo người dân cho biết: có 1 tiếng nổ lớn kèm theo ánh sáng chói, khiến mọi người trong khu phố hoảng sợ chạy ra khỏi nhà.


Vụ nổ đã gây ra đám cháy, lửa nhanh chóng bén sang các cột điện bên cạnh đó gây ra loạt vụ nổ liên tiếp. Công an phường Trung Tự, phường Nam Đồng phối hợp với 2 xe cảnh sát PCCC tới hiện trường kịp thời, nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Đảm bảo an toàn cho người dân và duy trì trật tự giao thông.
Vụ cháy gây gây mất điện cho khu vực từ nhà D5 đến D1 Trung Tự. Rất may là không gây thiệt hại về người. Nguyên nhân, theo nhận định ban đầu của nhiều người, có thể do đường dây điện quá tải. Khu vực Đặng Văn Ngữ là nơi tập trung nhiều cửa hàng games, internet nên nhu cầu sử dụng diện khá lớn. 
Trên địa bản TP. Hà Nội đã xảy ra một số vụ cháy cột điện trong thời gian qua như vụ trên phố Khâm Thiên, phố Nguyễn Khang...
Xem thêm clip:
Duy Quân

Bao giờ người Việt mới chịu xếp hàng?

Chủ Nhật, 13/04/2014 09:00
(BDV.VN) - Không xếp hàng, chen lấn, xô đẩy chửi rủa nhau có phải căn bệnh chung của người Việt?
Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay. Sự chen lấn diễn ra trên khắp nẻo đường, con phố, và dường như nó đã trở thành thói quen: chen lấn ở các bến xe, bến tàu, chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái. Đặc biệt, khi có một chương trình khuyến mãi, phát quà miễn phí… người dân lại càng hào hứng chen lấn hơn.
Nhớ lại hình ảnh hàng nghìn người chen lấn xô đẩy nhau để được thưởng thức sushi miễn phí tại Hà Nội khiến dư luận bàng hoàng. Cảnh tượng hãi hùng ấy khiến giao thông tắc nghẽn. Vì miếng ăn, nhiều người bất chấp chửi rủa, dọa nạt nhau để có một phần ăn miễn phí.
Nếu như ở các nước phát triển như Nhật Bản, Singapore…văn hóa xếp hàng trở thành một nét văn hóa, thì đối với người Việt Nam chuyện xếp hàng quả thật khó khăn. Trong những ngày đầu năm vừa qua, dư luận hoảng hồn với những hình ảnh khách hành hương chen lấn, dẫm đạp lên nhau để tranh cướp lộc xuân. Điều này, đã được báo chí phản ánh, phê phán rất nhiều, nhưng gần đây lễ hội đền Hùng vẫn diễn ra với sự lộn xộn, chen lấn của người dân.
“Thật kinh hãi trước hình ảnh chen lấn tại lễ hội, văn hoá xếp hàng thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Người Việt chưa ý thức được sự nguy hiểm khi hòa vào hàng nghìn người chen lấn, chỉ cần đứng không vững là xảy ra tai nạn ngay”, độc giả Gia Bảo bình luận.
Việc nhớ về nguồn cội, tỏ lòng thành kính với đấng tối cao là điều rất đáng kích lệ. Nhưng hàng vạn người chen lấn, tìm kiếm một suất vào dâng hương đã khiến chốn linh thiêng trở nên nhốn nháo. Thậm chí, sự việc chen lấn này diễn ra trước sự chứng kiến của trẻ con, và những hành động quá lố của người lớn, vô tình đã “rèn dũa” cho trẻ cách “xếp hàng chen ngang”.
Chưa hết, dư luận còn ngán ngẩm trước những màn phá bỏ luật lệ, hàng trăm người liên tục đẩy nhau vượt qua tường rào, trèo lên khu vực dâng hương, mong được bề trên chứng giám. Không chỉ có thanh thiếu niên, các em nhỏ cũng tham gia rất nhiệt tình. Hình ảnh người dân bất chấp nguy hiểm hùng hục vượt tường, khiến lực lượng an ninh bất lực.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên nhân sâu sa của thực trạng này là do ý thức của người dân còn quá kém. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ý thức, một phần lý do là không có ai tạo cho họ môi trường để được tìm hiểu về bản chất của lễ hội. Người dân chỉ biết rằng đến ngày lễ để cầu xin cho bản thân và mong bề trên chứng giám.
Việt Nam là một trong nhiều quốc gia đưa việc xếp hàng vào giảng dạy cho trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ. Ở các trường học hầu hết các học sinh đều phải xếp hàng vào lớp. Nhưng thật đáng buồn, khi bước ra khỏi cánh cửa nhà trường thì văn hoá đó cũng chẳng còn chốn dung thân.
Lý giải về vấn đề này, bạn Hồng Hạnh, Hà Nội, chia sẻ: “Việc xếp hàng không phải quá khó, nhưng chỉ cần một người không xếp hàng, là hàng loạt người ghen tỵ, cho rằng mình bị thua thiệt nên chẳng ai chịu nhường ai”.
Thanh Ngọc, Tp.HCM, bức xúc: “Tôi đã từng chứng kiến cảnh những đứa bé chen lấn để mua KFC, khi về đến bàn của mình chúng khoe với bố mẹ là đông lắm con phải chen lấn để có, đáng lý phải khuyên dạy không nên và phải xếp hàng chờ thì ngược lại đứa trẻ lại được khen là con giỏi quá, từ đó hình thành trong suy nghĩ của đứa bé là việc chen lấn giành giật là tốt. Tôi nghĩ đã đến lúc phải xem lại cách giáo dục của nước ta, phải giáo dục tận gốc rễ”.
Vậy bao giờ người Việt mới chịu xếp hàng? Câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ...
Đinh Quy

PICS:Bi hài xếp hàng chờ miếng ngon ở Hà Nội

13/04/2014 03:00 GMT+7

    - Giữa thời buổi kinh doanh khó khăn, ế ẩm, vạn người bán may chăng mới có trăm người mua, thì ở Hà Nội, vẫn có những hàng quán rất đắt khách. Người mua phải xếp hàng hoặc tự phục vụ, thậm chí đánh chửi nhau mới mong được... miếng ngon.
    Xếp hàng, tự bê, trả tiền trước để ăn phở giá cao
    Ở Thủ đô, có nhiều hàng phở giá cao, chỗ ngồi chật hẹp nhưng đông đúc. Có khi thực khách phải xếp hàng vất vả, trả tiền trước, tự bê đi tìm bàn rồi mới được ăn.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Một hàng phở trên phố Bát Đàn (Hà Nội) nhiều năm qua luôn trong cảnh khách phải xếp hàng mỗi buổi sáng. Có những thực khách lặn lội vài cây số từ các quận khác tìm đến, quyết tâm ăn bằng được dù có người phải chờ đợi đến 20 phút.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Khách đến đây sau khi xếp hàng mỏi chân sẽ trả tiền trước, chờ và tự bưng bê. Trung bình một bát phở ở đây giá 45.000 đồng.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Nhiều người chấp nhận gian khổ để được ăn bát phở ở đây. Có những khi chưa có chỗ trống, khách đành phải bê bát phở nóng đợi khi nào có người khác đứng lên liền chạy tới giành chỗ ngay lập tức.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Tại một hàng phở bò tái lăn trên phố Lò Đúc, khách đến ăn sáng nhiều khi khách phải trả tiền trước rồi mới bê bát phở tìm chỗ ngồi.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Hàng phở trên phố Hai Bà Trưng từng chỉ bán vỉa hè nhưng giá cao vọt so với các quán phở thông thường. Mới đây, chỗ ngồi của khách đã được chuyển vào trong nhà nhưng rất chật chội. Dù đắt nhưng quán vẫn rất đông.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Một quán phở trên phố Hàng Giầy cũng có giá cao 50.000 đồng/bát. Quán có diện tích chưa đầy 10m2. Vào những giờ cao điểm, đông khách, chủ quán còn để ghế ra vỉa hè ngồi
    Đội mưa xếp hàng mua bánh trôi bánh chay
    Sáng 2/4 vừa qua, nhiều người dân Thủ đô mặc áo mưa đến một nhà hàng trên phố Ngô Thì Nhậm xếp hàng chờ mua bánh trôi chay về thắp hương cúng Tết Hàn thực 3/3 âm lịch.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Cảnh xếp hàng từ 6h sáng tại một nhà hàng chuyên bánh trôi, bánh chay.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Chị em nặn bánh làm việc tất bật phục vụ người mua nhưng vẫn không kịp.

    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Sau 20 phút chờ đợi, người phụ nữ này cười tươi khi mua được hai túi về thắp hương trước giờ đi làm.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Một vị khách cho biết, bánh ở đây ăn ngon nên không muốn mua nơi khác.
    Mướt mồ hôi xếp hàng mua bánh chưng, chả giò
    Chủ cửa hàng bánh chưng trên phố Hàng Bông cho biết: Cứ đến ngày Tết là cửa hàng bán không kịp, bởi người dân đến mua rất đông. Cửa hàng không nhận bánh đặt, ai đến mua cũng đều phải xếp hàng, đến trước mua trước. Riêng chả giò chỉ bán mỗi người một chiếc vì số lượng có hạn, còn bánh chưng thì muốn mua bao nhiêu cũng được.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Để mua được chiếc bánh chưng ngon, cân chả giò ưng ý cùng Tết, nhiều người đã phải mướt mồ hôi xếp hài, chờ đợi như thời bao cấp.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Suốt ruột chờ đợi đến mướt mồ hôi
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Người - xe chật kín một con phố
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Hài lòng với bánh chưng, chả giò như ý
    Im lặng xếp hàng mới được mua xôi cúng ông Táo
    Ở phố cổ Hà Nội, có một hàng xôi "xếp hàng" rất nổi tiếng với tấm biển "khách tới mua xôi, yêu cầu nói nhỏ để mọi người xung quanh còn ngủ". Ngày lễ tiến Táo quân về trời, cảnh đông đúc diễn ra từ tờ mờ sáng với sự im lặng khá đặc trưng...
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Hơn 6h sáng, trong cái giá lạnh hanh hao của Hà Nội, rất đông người "súm" quanh hàng xôi ngon nức tiếng này
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Chiếc biển nhắc nhở mọi người một cách lịch sự để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người xung quanh
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Nằm ngay cạnh trên phố Hàng Hòm, những người dân trong khu vực phố cổ chắc chẳng còn xa lạ gì quán xôi chị Hiền, nổi tiếng với những món xôi đơn giản, ngon mà giá phải chăng
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Chị không ngơi tay từ sáng sớm
    Đánh chửi nhau vì xếp hàng mua bánh trung thu
    Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.
    Theo một hộ dân sinh sống gần cửa hàng bánh trung thu Bảo Phương, mấy ngày gần Tết Trung thu 2013, con phố này không lúc nào được yên ổn, nếu không vì người dân mua bánh đông đúc dẫn đến tình trạng lộn xộn, nhốn nháo thì cũng là cảnh mọi người đánh cãi chửi nhau vì xếp hàng mua bánh.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Người dân xếp hàng dài chờ mua bánh trung thu
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Giao thông đi lại khu vực gần cửa hàng bánh hỗn loạn, thường xuyên ùn tắc.
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Người dân "méo mặt" mới mua được bánh
    xếp-hàng, đặc-sản, phở, Hà-thành, Hà Nội, bánh-trôi-bánh-chay, giò-chả, bánh-chưng
    Nhưng cũng nhiều người chờ đợi cả buổi mà vẫn không mua được
     Hạnh Nguyên(tổng hợp)