Tuesday, July 21, 2015

Trung quốc có sụp đổ hay không?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-07-21


Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.
Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.  FRA files
Sự tuột dốc của thị trường chứng khoáng Trung quốc đã được dừng lại bởi nhiều biện pháp can thiệp của chính phủ Bắc Kinh. Sự ổn định, phát triển, hay suy sụp của nền kinh tế Trung quốc là đầu đề của những bàn luận kinh tế chính trị trong thời gian gần đây. Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến của một số nhà quan sát người Việt trong và ngoài nước về vấn đề này.
Chưa hay không sụp đổ?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà nội đánh giá về kinh tế Trung quốc:
Việc nền kinh tế Trung quốc gặp khó khăn thì cái đó chúng ta đã biết rồi.  Còn Trung quốc thì tôi nghĩ là họ sẽ tìm cách họ chèo chống. Tôi không nghĩ là nền kinh tế Trung quốc sẽ sụp đổ như một số dự đoán. Họ có thể sẽ gặp khó khăn, và trong lịch sử Trung quốc thì có những thời kỳ họ gặp khó khăn hết sức gay gắt nhưng họ vẫn vượt qua được.”
Nhà báo Ngô Nhân Dụng hiện sống tại Mỹ thì cho rằng nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung quốc thì chưa phải là lúc này, lúc mà mọi người chứng kiến sự chao đảo của thị trường chứng khoáng Trung quốc. Ông nói:
Bên Trung quốc, thị trường chứng khoáng có hoạt động nhưng mà chỉ có 10% hay nhiều nhất là 15% người Trung Hoa có dính dáng đến chuyện mua cổ phần. Thành ra những người đó mất tiền chỉ là một phần nhỏ của xã hội Trung hoa.”
Việc nền kinh tế Trung quốc bị giảm tốc độ tăng trưởng đã được nhiều người nói đến trong hai năm qua. Theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, thì có thể là Trung quốc đang đi đến giai đoạn phát triển chậm lại, như những quốc gia phát triển trước Trung quốc ở Đông Á là Nhật bản và Hàn quốc. Tuy nhiên ông Lâm cho biết thêm là điều khác biệt lớn giữa Trung quốc với hai quốc gia kia là sự cấu kết giữa giới làm ăn với nhà cầm quyền ở Nhật và Hàn quốc không nhiều như bên Trung quốc.
Tôi không nghĩ là nền kinh tế Trung quốc sẽ sụp đổ như một số dự đoán. Họ có thể sẽ gặp khó khăn, và trong lịch sử Trung quốc thì có những thời kỳ họ gặp khó khăn hết sức gay gắt nhưng họ vẫn vượt qua được
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Ông Vũ Hồng Lâm nói về mô hình chính trị kinh tế của Trung quốc:
Đó là một chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo. Nhưng có một nền kinh tế tư bản, cho nên cuối cùng là đảng cộng sản làm kinh tế, đảng cộng sản làm tư bản, và nó kiểm soát tất cả các nguồn lực kinh tế, lấy ví dụ như các nhà băng. Đều là ngân hàng quốc doanh cả, và họ có rất nhiều tiền. Người dân Trung quốc tiết kiệm để trong nhà băng, nhà băng có tiền rồi thì vung ra, cho các giới, cho mọi người đi vay. Thì cũng giống như Việt nam là anh nào chạy được thì được vay. Vay vào có vốn rồi thì vung ra đầu tư, bất cần có hiệu quả hay không. Vấn đề ở Trung quốc là sự đầu tư quá mức nhưng không để ý nhiều đến vấn đề hiệu quả.”
Vấn đề tiền của nhà nước, hay đúng hơn là tiền thuế của toàn dân chỉ được các ngân hàng nhà nước sử dụng cho vay làm kinh tế cũng được nhà báo Ngô Nhân Dụng đề cập đến. Theo ông thì những người lãnh đạo Trung quốc cũng có một kế hoạch lớn để cải tổ nền kinh tế của mình theo hướng thị trường hoàn toàn, loại bỏ đi sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên qua cuộc khủng hoảng chứng khoáng trong các tuần lễ cuối tháng sáu cho thấy là dự án đó có khả năng thất bại. Ông Ngô Nhân Dụng nói:
Khi mà người ta nhìn vào các phản ứng của chính quyền Trung quốc ngăn không cho thị trường sụp thì người ta thấy có hai mối nguy. Mối nguy thứ nhất là tất cả các biện pháp đó đều trái với qui tắc sinh hoạt của thị trường. Tức là chính quyền đã làm những việc mà ở các nước có thị trường chứng khoáng và kinh tế thị trường không ai làm cả. Cái đó đưa đến hậu quả thứ hai là với những biện pháp như vậy chính quyền Trung quốc đang thụt lùi, đang lùi bước trong việc thực hiện cái kế hoạch gọi là cải tổ của họ.”
Chính quyền đã làm những việc mà ở các nước có thị trường chứng khoáng và kinh tế thị trường không ai làm cả. Cái đó đưa đến hậu quả thứ hai là với những biện pháp như vậy chính quyền Trung quốc đang thụt lùi, đang lùi bước trong việc thực hiện cái kế hoạch gọi là cải tổ của họ
Ông Ngô Nhân Dụng
Ông có kể ra những biện pháp phi thị trường mà chính quyền Trung quốc đã sử dụng khi chứng khoáng bị tuột giá, như là bơm tiền của nhà nước, hay là cấm không giao dịch cổ phiếu. Như vậy người ta không thấy cổ phiếu bị tuột giá nữa nhưng thực chất là không còn tồn tại thị trường vì không có mua bán.
Một nhà quan sát nước ngoài là ông Ian Bremmer của tổ chức tư vấn Á Âu cũng nói là dường như dự án cải cách nền kinh tế Trung quốc được các nhà lãnh đạo nước này dày công xây dựng trong ba năm qua đã đổ vỡ.
Từ đó nhiều người cũng dự đoán là để giữ vững ổn định chính trị thì có thể là Trung quốc sẽ vẫn tiếp tục là quốc gia sản xuất hàng giá rẻ và nhắm vào xuất khẩu với sự chi phối lớn của nhà nước như trong mấy chục năm qua.
Nhưng theo Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm thì sự phát triển của Trung quốc trong mấy chục năm qua có tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Theo tính toán của tôi thì độ năm năm nữa thôi thì Trung quốc sẽ chấm dứt thời kỳ tăng trưởng cao chuyển qua tăng trưởng trung bình và thấp. Tức là độ khoảng 4% một năm thôi, thay vì 8% như hiện nay. Trung quốc đang ở trong thời kỳ giảm tốc, và khi giảm tốc như vậy thì không tạo ra nhiều cơ hội cho kinh doanh như trước đây nữa. Tất cả những vấn đề ứ đọng từ bao nhiêu năm nay sẽ bung ra, và không loại trừ khả năng là trong vòng năm năm, 10 năm tới Trung quốc sẽ rơi vào một cuộc đại khủng hoảng kinh tế rất to lớn.”
Việt nam sẽ ra sao nếu Trung quốc suy sụp?
Điều mà nhiều nhà quan sát đồng ý với nhau khi trả lời câu hỏi này là Việt nam sẽ hứng chịu sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa mà Trung quốc bán tống bán tháo. Một số người thì nhìn thấy là trong đống hàng hóa giá rẻ đó có thể có những nguyên liệu mà Việt nam cần cho việc sản xuất, vì thế có thể chuyển những ảnh hưởng tiêu cực thành điều có lợi. Tuy nhiên trong viễn cảnh gia nhập tổ chức hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt nam có thể sẽ phải bị bắt buộc sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các quốc gia thành viên trong một số lãnh vực, trong khi Trung quốc không phải là thành viên của TPP.
Trả lời câu hỏi này ông Ngô Nhân Dụng nói nếu điều đó xảy ra thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng, còn Việt nam chỉ là một phần nhỏ trong sự ảnh hưởng ấy. Nhưng ông cũng e ngại là khi bị khủng hoảng thì người Trung quốc sẽ dùng nhiều biện pháp bất chính để xâm nhập Việt nam.

Nó chưa chết, thế mà vui

Ông Bút (Danlambao) - Ông hốt liền của Trọng Lú, chết mới 5 tháng, mồ chưa kịp xanh cỏ, nay tới ông tâm tư, cũng phe Lú ngủm. Thế nhưng đảng bảo chưa, chính cách sống của PQT, và sự giấu giếm của đảng CS đã dâng hiến sự vui mừng này. Sự thật với lương tâm, chết nếu không buồn, chẳng có gì vui, phải nói rằng cảm ơn đảng đã làm mọi người vui.

*

Chuyện đời xưa kể rằng: Có phú ông nọ chẳng may té sông chết, trong làng có anh nhà nghèo ra sức lặn, mò tìm được xác. Nhưng anh ta hét giá 10 quan tiền, mới cho chuộc xác. Con trai trưởng của phú ông lên quan kiện anh nhà nghèo bất nhân, chuộc một xác chết mà đòi những mười quan tiền. Quan phán: Nhà người cứ an tâm, đừng thèm chuộc, dù 1 xu, ta hỏi ngươi: Nó bán cái xác thúi ấy, ai thèm mua? Người con trưởng nghe quan nói chí lý ra về và chờ đợi.

Anh nhà nghèo đợi lâu quá, không thấy bên tang gia tới thương lượng, anh ta cũng lên quan kiện: Thưa quan con nghèo khó, lặn mò tìm xác mấy ngày trời, khổ sở biết dường nào, chưa kể sông sâu, nước xoáy, thập phần nguy hiểm, thế mà chỉ vì 10 quan tiền, nhà phú ông không chịu chuộc xác về chôn. Trăm sự nhờ quan trên, quan phán: Mầy đừng lo, tụi hắn mua đâu được xác cha của chúng nó, trước sau gì không tới chuộc. Anh nhà nghèo nghe quan phán chắc như đinh đóng cột, cũng "hồ hởi, phấn khởi" ra về.

Chuyện đời nay chết và sống của cán bộ CS thượng tầng, cũng đem lại cho nhân dân niềm vui lớn. Lẽ ra đạo lý Á Đông và người Việt, trước cái chết cho dù hận thù, người ta vẫn cố nén sự hả hê, mừng vui ra mặt. Nhưng sao hai ngày nay người ta tràn lên mạng bày tỏ niềm hân hoan, phấn khởi trước cái chết của đại tướng, đứng đầu Bộ Quốc Phòng? 

Lý do ai cũng hiểu, vì lúc "sinh thời" đại tướng lòn cúi giặc Tàu, một lũ giặc truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, đại tướng không e dè, phát biểu quá trắng trợn những lời xu phụ, giá như Phùng Quang Thanh, ở cấp nhỏ đồng bào bớt hờn tủi, đảng CSVN bớt nhục (nếu đảng biết nhục).

Lý do khác: CSVN thường giấu giếm mọi việc, đặc biệt trước cái chết của cán bộ cao cấp. CSVN thường tự hào "đỉnh cao trí tuệ" bộ Chinh Trị và trung ương đảng trình độ đều "tiến sĩ." Không hiểu tại sao họ dùng giấy gói lửa?

Trước đây Nguyễn Bá Thanh, đảng CS cũng đưa tin bịnh tình chữa trị rất khả quan, đ/c sắp về nước. Cho tới khi bệnh viện Mỹ trả về lo hậu sự, đảng cũng rán gân cổ phịa "tau có chi mô," để rồi sau đó đi tàu suốt.

Ông hốt liền của Trọng Lú, chết mới 5 tháng, mồ chưa kịp xanh cỏ, nay tới ôngtâm tư, cũng phe Lú ngủm. Thế nhưng đảng bảo chưa, chính cách sống của PQT, và sự giấu giếm của đảng CS đã dâng hiến sự vui mừng này. Sự thật với lương tâm, chết nếu không buồn, chẳng có gì vui, phải nói rằng cảm ơn đảng đã làm mọi người vui.

Hai ông Thanh chết ngay đơ củ từ, đảng chối leo lẻo. Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932, cả vũ trụ này, mỗi người có hai cái miệng, cãi cũng thua đảng CSVN là cái chắc. Giá như Hồ Tập Chương, đừng chết năm 1969, đợi tới năm nay 2015 chết luôn thể với hai ông Thanh, cả nước vui tợn, đại vui.

Sở dĩ người viết bài này kể chuyện cười, ông quan huyện xử huề vốn, vì tựa bài:


Thông Tấn Xã VN, đài VN đều cho rằng DPA cải chính, xin lỗi và sửa bản tin. Thêm một bằng chứng CS láo trắng trợn. Sự thực họ chỉ đăng tin của đảng CSVN, theo hình thức tương tự như "bài cậy đăng có trả tiền." 

Với đảng CSVN - văn phòng DPA chấp nhận đăng những gì đảng muốn. Đối với trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp họ vẫn giữ đúng giá trị như đã đăng trước đó.

DPA còn khẳng định với Thụy Mi "Rồi cũng phải đưa về thôi. Không lâu lắm đâu cô ạ" đưa về cái gì? Đưa cái xác mập PQT và sự thật không thể chối cãi.

DPA làm theo yêu cầu của Cộng đảng, nhưng vẫn đứng vững trên giá trị đạo đức truyền thông, khá hơn anh quan tòa ba phải trên kia nhiều bậc!

Không chừng đảng CSVN noi gương vụ thằng chệt hề Wang Lei, giải phẫu để giống tên cốt đột đao phủ thủ Kim Jong Ủn, đảng sai tìm ai đó có gương mặt ú na, ú nần giống PQT, đưa qua Trung Quốc đi mấy đường giao kéo, tạo ra PQT giả, hèn chi báo Lao Động đưa tin:

Vào lúc 9h 25 phút sáng nay 20.7, vẫn thấy bà Nguyễn Thị Lộc - vợ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tươi cười, vui vẻ đi lại trong khuôn viên của tư gia và phía ngoài cổng của gia đình trên phố Vĩnh Phúc.

Thanh tâm tư chết, đảng cho anh khác tới thế, không "tươi cười, vui vẻ" mới là chuyện lạ!

Báo đài nào phản động?

Đài báo lừa bịp, đăng sai tin tức, che mắt nhân dân, ấy là phản động! Ấy là bất kính.

21/07/2015

Nghĩ về chuyến đi Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - ...trong TƯ đảng, thân Tàu thì có và có nhiều, còn thân Mỹ thì chỉ là những lời nói vờ vịt, bóng bẩy để ve vãn, làm điệu vậy thôi. Rồi đây có thể cũng có người khoác tạm cái áo thân Mỹ để đánh lừa dư luận - vì họ thấy trên 70% dân chúng VN mong muốn có quan hệ tốt với Mỹ - nhưng thật lòng thì họ chẳng thân ai hết, ngoài cái "ghế" của họ. Cho nên cái lối chia hai phe rạch ròi thân Tàu, thân Mỹ trong ban lãnh đạo CSVN như vậy là không hợp với tình hình VN, dễ làm cho những người dân chủ có đối sách không sát thực tế. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, những người dân chủ chúng ta cũng phải biết tận dụng mọi cơ hội, mọi kẽ hở của chế độ để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, tập hợp lực lượng, chờ thời cơ để giành thắng lợi quyết định...

*

Do những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc (TQ) trên Thái Bình Dương nên nhiều năm gần đây, Hoa Kỳ (HK) đã chuyển trục sang châu Á-Thái Bình Dương cả về mặt quân sự, kinh tế, cả về mặt chính trị, ngoại giao. Và chính quyền Obama đã cố gắng mở rộng và củng cố quan hệ đối tác với các nước sẵn có quan hệ tốt với HK và cả với các nước tuy có quan hệ chặt chẽ với TQ nhưng lại bị TQ hiếp đáp trên Biển Đông, như VN, HK cũng hết sức lôi kéo nhằm tạo thế liên hoàn các nước để chống lại sự xâm lăng của TQ nhằm khống chế Thái Bình Dương. Chính vì thế tổng thống Barack Obama đã mời TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, một người rất bảo thủ, giáo điều, thường bênh Tàu chống Mỹ, sang Hoa Kỳ bàn việc. Tình thế của VN đang lúc rất khó khăn cả về mặt kinh tế, cả về mặt chính trị lại bị Trung Cộng lấn lướt trên Biển Đông, còn ở biên giới Tây Nam thì TQ lại lôi kéo, xúi giục "nước anh em" cũ của CSVN là Cam Bốt có thái độ không thân thiện với VN. Lời mời của Obama rất hợp thời và hợp ý ban lãnh đạo ĐCSVN, khi họ cảm thấy chỗ dựa TQ đang nguy ngập và đang muốn tìm chỗ dựa mới để cứu chế độ và đảng của họ, nên đã hân hoan nhận lời mời. Bản thân ông Trọng, tất nhiên, cũng rất lấy làm hãnh diện là TBT CSVN đầu tiên vinh dự được bước vào Nhà Trắng. Tổng thống HK đón tiếp trọng thị TBT Trọng ở Phòng Bầu dục, bất chấp sự phản đối của một số dân biểu quốc hội vì hồ sơ tồi tệ về nhân quyền của VN. Tuyên truyền của Hà Nội lại được dịp khoác lác là qua cuộc tiếp đón "lịch sử" đó tại Nhà Trắng, HK đã "công nhận chế độ chính trị của chúng ta". Thực ra, điều này chẳng có gì quan trọng lắm, trước năm 1989, HK cũng đã từng công nhận chế độ chính trị của các nước CS cũ ở Đông Âu và Liên Xô (LX), đã từng chấp nhận vai trò lãnh đạo của các ĐCS trong các chế độ đó. Thậm chí năm 1983, tổng thống Reagan cũng đã từng tiếp thủ lĩnh Taliban ở Afghanistan tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng cơ mà. 

Kết quả cuộc gặp là tổng thống HK và tổng bí thư ĐCSVN đã ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung trong đó cũng chỉ là những ghi nhận và hứa hẹn rất chung chưa có gì cụ thể. Chẳng hạn, HK ghi nhận "sự quan tâm của VN muốn đạt được quy chế thị trường", hai nước "hứa hẹn tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ bảo vệ quyền con người", hai nước sẽ còn tiếp tục đàm phán về TPP nhất là những vấn đề về quyền lợi công nhân, v.v... Khi đọc nội dung "Tầm nhìn chung" ở đoạn nói về quyền con người và các quyền tự do cơ bản... thấy rõ rằng giữa tổng thống HK và người đứng đầu CSVN chưa đạt được sự đồng thuận nên chỉ đưa vào những câu chung chung như vậy để dành cho cuộc "mặc cả" còn tiếp tục sau này giữa hai bên. Trong "Tầm nhìn chung" chỉ có một điểm cụ thể nói về Trường đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Tuy nhiên, đoạn nói về Biển Đông là đáng chú ý và có ý nghĩa thiết thực hơn cả: "Hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định" và "Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực." Người viết nghĩ rằng những câu này dường như chủ yếu là do gợi ý từ phía Hoa Kỳ, vì trước đây khi TQ cấm ngư dân VN đánh cá trong biển của VN, tịch thu ngư cụ và các mẻ cá đánh được của ngư dân VN, tấn công, đánh chìm tàu thuyền của ngư dân VN và đánh đập thậm tệ ngư dân ta, thì ông Trọng vẫn tuyên bố tỉnh bơ: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này"! Còn cách đây vài tháng, khi ông và phái đoàn "hùng hậu" của ông sang Bắc Kinh thì ông có hề nói một câu gì về Biển Đông tương tự như thế đâu? Thậm chí 19 ngày trước, cụ thể là ngày 18.6.2015, ông còn cho bộ trưởng ngoại giao của ông là Phạm Bình Minh ký bản Cam kết với bộ trưởng ngoại giao TQ "sẽ không có hành động làm phức tạp"... trên Biển Đông, trong lúc TQ đã và đang làm biết bao điều phức tạp trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những câu trả lời của TBT ĐCS trong buổi nói chuyện của ông tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington DC, qua đó thể hiện rõ nhất bản chất xảo quyệt và dối trá, "nói dzậy nhưng không phải dzậy" của ông ta. Trả lời một học giả Mỹ, ông nói "VN sẽ duy trì tinh thần dân chủ hóa trong xã hội và chính trị". Tinh thần dân chủ hóa ở đâu, hở ông Trọng? Ở các đồn công an hay ở các trại tù?! Trả lời câu hỏi khác của một nhà khoa học Mỹ: "Tình hình nhân quyền và tự do ngôn luận ở VN trong tương lai tới đây sẽ như thế nào, thưa TBT?", TBT lại được dịp phét lác: "Tôi biết nhân quyền là vấn đề Mỹ rất quan tâm, đây cũng là vấn đề VN rất coi trọng. (!) Bảo đảm và cải thiện quyền công dân là ưu tiên cơ bản và chiến lược của chúng tôi. (!) Chúng tôi đã nỗ lực hết sức, nếu các bạn đến VN sẽ thấy quyền của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, được quan tâm. (!) Người dân VN chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. (!) Hiến pháp VN có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần dần được luật hóa...". Ông ta lờ đi không thanh minh thanh ca gì về danh sách 150 tù nhân chính trị đang rục xác trong nhà tù CS mà Humain Rights Watch đã đưa ra và các tổ chức nhân quyền quốc tế đang đòi VN phải trả tự do, mà chỉ đưa ra lời dối láo trắng trợn: "Các vụ việc người bị bắt ở VN không phải do vấn đề dân tộc hay tôn giáo mà là vì họ vi phạm pháp luật." Chúng tôi nhắc lại những điều đó để nói rằng chớ nên hy vọng sẽ có "những đột biến có tính lịch sử" về nhân quyền và tự do dân chủ sau chuyến đi này của ông Trọng. Mọi việc vẫn sẽ tiếp tục như trước đây: HK đòi thả một số tù nhân lương tâm, các nhà cầm quyền VN thả dăm ba người tượng trưng để đạt được những yêu cầu cụ thể về kinh tế hay an ninh, quốc phòng, rồi lại tiếp tục đàn áp bắt thêm một loạt người nữa để chờ cuộc "mặc cả" tiếp theo. Các tù nhân lương tâm lại vẫn là những món hàng trao đổi! Cũng rất có thể rồi đây, VN cũng sẽ được công nhận là nền kinh tế thị trường dù kinh tế quốc doanh vẫn còn là chủ đạo! Hay VN cũng sẽ được tham gia TPP dù công đoàn/nghiệp đoàn tự do chưa có... hay có nhưng không có thực chất. Hay VN sẽ được xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương dù hồ sơ nhân quyền không tiến bộ mấy. Những điều đó thì chưa ai biết được, nhưng chắc chắn là cái thủ đoạn dối trá, lươn lẹo "muôn thuở" của CSVN sẽ được sử dụng hết cỡ! Người Mỹ rất thực dụng, họ nghĩ đến quyền lợi nước họ là chính, họ thực tâm bênh vực nhân quyền, quyền công nhân, quyền phụ nữ, quyền các dân tộc thiểu số... trong chừng mực nào có lợi cho đất nước họ... Cho nên các chiến sĩ dân chủ VN phải ra sức tận dụng sự ủng hộ của họ, nhưng đừng quá tin tưởng và ỷ lại vào họ! Những lời giả dối của ông Trọng tại CSIS báo hiệu cho chúng ta biết, sau chuyến đi này về mặt nhân quyền, tự do dân chủ sẽ chẳng có gì thay đổi lớn đâu, đừng hy vọng quá mà thất vọng. Vẫn luôn luôn phải tăng cường đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ. 

Khôi hài nhất là ông TBT dù cố giữ vẻ đạo mạo của một thức giả, nhưng có lần cũng bật ra cái "lú" cố hữu của mình, khi ông ta nói với giọng đạo đức giả trước cử tọa của CSIS: “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Hoa Kỳ và cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.” Ngố đến thế thật là hết chỗ nói! Ông ta tưởng rằng cộng đồng người Việt chạy nạn CS rất cần đến sự quan tâm vờ vĩnh của TBT CS, và ông quên rằng trước kia chính thủ tướng CS Phạm Văn Đồng của ông đã từng phỉ báng những người chạy nạn CS là "bọn ma cô, đĩ điếm". Và chính "bọn" (xin lỗi!) này nhờ thoát khỏi cái "thiên đường xã hội chủ nghĩa" của ĐCSVN và nhờ họ hội nhập rất tốt vào nền dân chủ của HK mà ngày nay đã thành đạt tuyệt vời về mọi lĩnh vực trên đất nước Mỹ, nên hằng năm họ đã gửi về cho dân nước VN xã hội chủ nghĩa một số tiền "viện trợ" rất lớn từ 8 đến 10 tỉ USD! Sự thành đạt của họ trên đất nước HK hoàn toàn không liên quan gì đến sự quan tâm vuốt đuôi của ông Trọng cả! 

Tuy nhiên, cái "ngố" hết chỗ nói trên đây vẫn còn thua xa cái "ngố" này: báo chí loan tin, ngày 10.7.2015, tại thành phố New York, để biểu dương tinh thần quốc tế vô sản (đồng thời cũng biểu dương tình trạng xơ cứng tư duy thảm hại của ông), TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với ban lãnh đạo ĐCS Hoa Kỳ, một cái đảng bé tí tẹo trong một nước có 320 triệu dân, chẳng làm nên trò trống gì trên chính trường HK, chưa bao giờ được người dân Mỹ để ý đến. Thế mà, trước truyền thông quốc tế, ông Trọng đã bốc đồng tuyên bố: "Tin tưởng ĐCS HK sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng để làm tròn nhiệm vụ to lớn với tư cách là đảng tiên phong, điểm tựa chính trị của lực lượng công nhân và quần chúng lao động HK". Ông hồ hởi "chúc mừng thành công của đại hội lần thứ 30 của ĐCS HK", một đại hội mà chỉ duy nhất ông Trọng nhắc tới, chứ ngay cả người dân Mỹ cũng chẳng ai biết và truyền thông báo chí HK chẳng buồn nói đến. 

Thẳng thắn mà nói thì chuyến đi Mỹ của TBT Trọng lần này chưa có kết quả gì rõ rệt để có thể gọi là "chuyến đi lịch sử" đã tạo ra "một bước ngoặt lịch sử". Tuy nhiên, hy vọng rồi đây do tình thế bức bách, ban lãnh đạo CSVN có thể tiến thêm bước nữa gần với HK hơn. Có thể người Mỹ nghĩ rằng TBT Trọng là người lãnh đạo cao nhất, có quyền hành nhất trong ĐCS, nhưng thực ra ông Trọng là người cầm đầu ĐCS loại yếu trong số các TBT: từ hội nghị 6 TƯ đảng (10.2012) đến hội nghị 10 (1.2015), ông đã thất bại liên tiếp trước đối thủ chính của ông là "đồng chí X". Vả lại, trong ĐCSVN, ông Trọng cũng chỉ là một người trong cái tập thể mười mấy người lãnh đạo, gọi là Bộ chính trị (BCT). Trước khi đi HK, cái tập thể đó đã định rõ cho ông nói cái gì, ứng xử như thế nào trong mỗi tình huống. Ông chỉ là một vai diễn trên sân khấu mà thôi. Còn sau chuyến viếng thăm, cái tập thể đó sẽ họp lại quyết định sẽ đối phó như thế nào với cái TPP, với quy chế kinh tế thị trường, v.v... Chắc dân ta còn nhớ, trước đây, hồi năm 2005, thủ tướng Phan Văn Khải, rồi 2007, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, rồi 2008, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi 2013, chủ tịch nước Trương Tấn Sang - những người lãnh đạo rất cao, rất có quyền lực trong hệ thống chính trị VN - cũng đã được tổng thống HK đón tiếp trọng thị tại Nhà Trắng ở Phòng Bầu dục, tất cả họ cũng đều hứa hẹn với tổng thống những điều tốt đẹp cho nhân quyền, cho tự do, dân chủ. Chủ tịch Sang cùng tổng thống Obama còn xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước HK và VN. Thế mà sau khi các vị đó trở về nước thì tình hình đàn áp các cuộc đấu tranh hòa bình của người dân để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của VN bị TQ xâm chiếm vẫn không bớt ác liệt, đàn áp các cuộc đấu tranh của dân oan đấu tranh chống cưỡng chế đất đai vẫn rất dã man, số người bị bắt đưa ra tòa án xử phi pháp vẫn rất đông... Thậm chí khi VN được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, đã ký Công ước chống tra tấn mà số người dân bị tra tấn đến chết ở các đồn công an vẫn tăng lên chứ không giảm, còn nói gì đến chuyện chấm dứt tra tấn! Có chút thay đổi chăng là vài người tù được thả ra sớm hơn một chút, thậm chí vừa thả họ ra, liền bắt họ phải ra nước ngoài sống lưu vong... Dân gian ta thường nói Cà cuống chết đến đít còn cay, nghĩa là một con người, một nhóm người nặng tính xảo quyệt, gian dối, bảo thủ, giáo điều... thì dù trong hoàn cảnh nào đi nữa họ vẫn giữ cái bản chất "cay" vốn có của họ. Cho nên đừng trông chờ BCT TƯ ĐCSVN sẽ dân chủ hóa, sẽ ban phát tự do, dân chủ cho ta, mà tự mình phải đấu tranh giành lấy những thứ quý báu vô ngần đó. 

Cũng cần nhắc lại là VN xác lập quan hệ đối tác toàn diện với HK mới được hai năm thôi, trong lúc đó VN đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TQ lâu hơn. Hơn nữa với TQ, VN còn bị buộc chặt bằng sợi dây thòng lọng Thành Đô, bằng vòng kim cô 16 chữ vàng và 4 tốt, bằng vô số hiệp định và cam kết của những người đứng đầu đảng và nhà nước VN với TQ, bằng sự lũng đoạn của TQ đối với nền kinh tế VN, bằng các công trình xây dựng quan trọng khắp nước VN do TQ trúng thầu, bằng 300 ngàn hec-ta rừng đầu nguồn ở vùng biên giới VN trong tay TQ, bằng nhiều vị trí tập trung dân TQ (hay quân nằm vùng?) ở các nơi xung yếu trên đất nước VN, v.v... Cố nhiên, báo chí «lề đảng» thì cố thổi phồng chuyến đi HK của ông Trọng, cho đó "là chuyến đi lịch sử", "là cột mốc đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ và đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa hai nước lên tầm đối tác chiến lược" - sự thật thì chưa có thỏa thuận gì đặc biệt đáng gọi là cột mốc, hơn nữa, sau chuyến đi của ông Trọng quan hệ giữa VN và HK vẫn là «quan hệ đối tác toàn diện» như sau chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ đâu có phải là "đối tác chiến lược"? Có vài nhà báo «lề dân» cũng quá lạc quan cho rằng với chuyến đi của ông Trọng, VN đã xáp lại với HK và như thế sẽ chấp nhận từ bỏ chế độ độc tài đảng trị trong một tương lai gần; hay cho rằng sau chuyến đi của ông Trọng, VN sẽ rời khỏi TQ và liên kết với HK để chống lại TQ; thậm chí có người còn tiên đoán rồi đây quân Mỹ sẽ đến Cam Ranh, v.v... Những nhận định quá lạc quan này chỉ dựa trên lòng mong muốn của người phát biểu, chứ không phải trên thực tế khách quan. Tập đoàn cầm quyền CSVN đang lâm vào tình thế cực kỳ khó khăn cả về kinh tế lẫn chính trị, lại bị sức ép mạnh vì hành vi hung hăng xâm lấn của TQ, nên về sách lược họ phải tìm thêm chỗ dựa ở HK để cứu chế độ độc tài toàn trị của họ và đảng của họ, tức là cứu quyền lợi của họ và cứu bản thân họ, chứ đâu có phải để từ bỏ chế độ độc tài toàn trị. Cho nên nghĩ rằng họ sẽ chấp nhận từ bỏ chế độ độc tài đảng trị trong một tương lai gần là rất mơ hồ sẽ gây ra ảo tưởng cho những người đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền. Cho rằng sau chuyến đi của ông Trọng, VN sẽ rời khỏi TQ và liên kết với HK để chống lại TQ là chưa đánh giá hết mọi tình hình phức tạp trong mối quan hệ lâu đời giữa VN với Nga và TQ, chưa thấy hết những ràng buộc của CSVN với CSTQ mà chính những người cầm đầu ĐCSVN tự buộc vào, từ thời Hồ Chí Minh trước đây và đặc biệt từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến Nguyễn Phú Trọng ngày nay, là chưa thấy hết cái tình thế khó khăn, lúng túng của tập đoàn cầm quyền CSVN trong lúc này, dù họ có muốn rời khỏi TQ, nhưng chưa thể rời ngay được. Theo chúng tôi nghĩ, CSVN xích lại gần HK nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu tùy thuộc ở mức độ nguy khốn của CSVN và của CSTQ, vì chẳng ai lạ gì cái thói sống dựa và ăn bám cố hữu của lãnh đạo CSVN để tự cứu mình. Cho nên chúng ta cần có thái độ thực tế, không bi quan mà chẳng nên quá lạc quan để đánh giá đúng tình hình mà đẩy mạnh cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nước ta theo đúng hướng để giành được thắng lợi. 

Tờ Hoàn cầu Thời báo, một phó bản của tờ Nhân Dân nhật báo của ĐCSTQ đã đưa ra lời nhắc nhở và đe dọa VN: "Trong khi VN xem TQ như một mối đe dọa an ninh quốc gia của mình, thì VN cũng được hưởng lực kéo kinh tế từ TQ và cũng được sự hỗ trợ từ thể chế CS TQ."... "Các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa VN và HK một phần nhắm vào TQ, và như vậy sẽ kéo theo những đòn đánh trả của TQ. Điều này sẽ tạo ra áp lực lên ba phía, nhưng trong trường hợp đó, VN có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất." Chúng ta không sợ những lời đe dọa của ĐCSTQ, nhưng chúng ta đừng để cái lạc quan tếu về chuyến đi Mỹ của ông Trọng làm rối đầu óc chúng ta. Dân ta bình tĩnh chờ những đòn «phản pháo» của TQ và sẽ có cơ hội được kiểm chứng thái độ của các quan chức cao cấp nhất của ĐCSVN đối với Bắc triều. Chỉ vài ngày sau chuyến đi Mỹ của TBT Trọng, thì một trong 7 người có quyền lực nhất ở TQ là ủy viên thường vụ BCT, phó thủ tướng Trung Cộng Trương Cao Lệ, đến VN từ ngày 16 đến 18.7. Gặp chủ tịch Trương Tấn Sang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người ta lại ca bài "mối quan hệ truyền thống do Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh từng nuôi dưỡng là tài sản quý báu của hai đảng và nhân dân hai nước, vì quyền lợi cơ bản của hai nước cần phải thắt chặt mối quan hệ truyền thống này"... "hai đảng tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài", nghĩa là không có gì thay đổi trong quan hệ Trung-Việt sau chuyến TBT ĐCSVN đi Mỹ về! Còn ông Trọng, sau khi gặp họ Trương, ông cũng gặp một số cử tri để khoe khoang về cuộc đối thoại "vượt mức yêu cầu" với tổng thống Mỹ, đồng thời ông nhấn mạnh: «Có ý kiến nói, chuyện quan hệ với Mỹ để chống TQ ở Biển Đông thì cũng chỉ là một cách suy diễn...". Ý ông muốn nói: thực ra ông đi Mỹ nhưng không hề có ý muốn chống TQ, đó chỉ là sự suy diễn và hiểu lầm mà thôi. Ông còn nói thêm: "Rất hay là vừa đi Mỹ về, thì phó thủ tướng TQ cũng sang đây"! Ngầm ý: để TBT ĐCSVN có dịp thanh minh với ĐCSTQ về chuyến đi vừa rồi! Đấy, cái mà một số người gọi chuyến đi HK của ông Trọng là "chuyến đi lịch sử" đã tạo ra "một bước ngoặt lịch sử" là như thế đó! 

Những người am hiểu thời cuộc đều biết từ rất lâu trước chuyến TBT ĐCSVN đi Mỹ, Trung Cộng đã tung ra độc chiêu mà trước đây họ đã dùng dưới thời Pol Pốt, nay đem dùng lại dưới thời thủ tướng Hun Sen là cố lôi kéo Cam Bốt (CB) về phía TQ, chia rẽ CB với VN, giúp đỡ về kinh tế, cung cấp vũ khí cho CB, xúi giục CB chống lại VN. Vấn đề biên giới giữa hai nước CB và VN nay lại xới lên. Vụ xô xát hôm 28.6.2015 ở vùng biên giới tỉnh Svay Rieng (CB) và tỉnh Long An (VN), cũng như việc một phái đoàn các tướng tá CB do phó thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng CB Tea Banh dẫn đầu đến TQ, làm cho phía VN phải đề phòng. Rồi hàng loạt xe tăng, thiết giáp, khí tài VN được cấp tốc chuyển từ miền Bắc vào Nam từ hôm 13.7.2015... Tất cả những tin tức đó báo hiệu có thể sẽ xảy ra chuyện chẳng lành cho nhân dân cả hai nước CB và VN. Điều chắc chắn là những người dân chủ và các chiến sĩ nhân quyền VN kiên quyết phản đối một cuộc chiến tranh (nếu có) giữa CB và VN vì nó sẽ đẩy nhân dân hai nước rơi vào cạm bẫy chiến tranh của Trung Cộng và gây ra muôn vàn đau thương cho người dân CB và VN. Hơn nữa, chiến tranh là cơ hội tốt nhất cho tập đoàn thống trị CSVN bóp nghẹt tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân dân. Chúng ta chủ trương đối thoại, đàm phán, tương nhượng để giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp giữa CB và VN.

Một điều đáng chú ý là trước ngày TBT Nguyễn Phú Trọng đi Hoa Kỳ thì từ cuối tháng 6.2015, bỗng bặt tin bộ trưởng bộ quốc phòng VN, đại tướng Phùng Quang Thanh, một nhân vật đặc biệt thân Tàu trong BCT TƯ đảng. Tiếp đó đã có những trò che giấu khá lộ liễu, kín kín, hở hở về sự vắng bặt tin của tướng Thanh, sau đó Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương đưa ra những thông tin mập mờ, mâu thuẫn nhau về bệnh tình của tướng Thanh. Rồi bỗng dưng sáng 3.7.2015, Cổng thông tin của Bộ quốc phòng đưa tin, tại Hà Nội, thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ quốc phòng (thủ trưởng chứ không phải là bộ trưởng và cũng không ghi rõ tên ai là thủ trưởng), Bộ tư lệnh (BTL) thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh và Chính ủy BTL thủ đô Hà Nội. Sự thay đổi đột ngột những người đứng đầu BTL thủ đô Hà Nội trùng hợp với tin tức mập mờ về sự biến mất của tướng Thanh, làm một vài người nghĩ đến một cuộc đảo chính cung đình. Giả định này chắc là không đúng, vì khi một "đồng chí" nào đó - như "đồng chí X" chẳng hạn - đã nắm ưu thế trong ban lãnh đạo đảng thì cứ làm theo đúng điều lệ đảng, họp hội nghị TƯ hay đại hội đảng đàng hoàng để đa số quyết định sự thay đổi là nhẹ nhàng, êm đẹp nhất, việc gì phải làm đảo chính cho mang tiếng? Nhưng những chuyện nói trên cho thấy cuộc đấu đá nội bộ trên thượng tầng lãnh đạo CSVN đã lên đến cao điểm, báo hiệu có một cuộc “đổi kíp”, "đổi ca" sắp tới. "Kíp" mới này sẽ nắm lấy toàn bộ quyền lực và tiếp tục thống trị đất nước ta với một chính sách về cơ bản vẫn như cũ. Còn về mặt đối ngoại, họ sẽ khoác áo thân Mỹ và thỉnh thoảng nói vài câu có vẻ chống Tàu để HK cho VN vào TPP, công nhận nền kinh tế thị trường và bỏ cấm vận vũ khí sát thương… dù hồ sơ nhân quyền của VN vẫn lem nhem như trước. Còn HK rất thực dụng, họ quan tâm chủ yếu quyền lợi của nước họ, các chế độ độc tài dù khét tiếng xưa nay họ cũng cứ chơi như thường, miễn là có lợi cho họ. Cho nên nhân dân ta cần thấy rõ việc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền là công việc của mình, dân mình phải lo, nhất thiết không thể trông cậy vào ban lãnh đạo CSVN này được, mà hy vọng vào HK thì cũng chỉ phần nào thôi, vì HK có giúp cho ta thì cũng chỉ trong chừng mực nào đó, và như thế cũng đã tốt cho ta lắm rồi. Còn việc CSVN chống TQ thì chúng ta cũng đừng nên nghĩ là “kíp” mới lên sẽ làm mạnh đâu, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TQ còn chặt lắm, họ không thể dễ dàng dứt ra, đặc biệt với TQ thì còn biết bao thứ ràng buộc, nào là mật ước Thành Đô, nào là 16 chữ vàng và 4 tốt, nào là vô số hiệp định và cam kết từ xưa đến nay, nào là kinh tế VN và các công trình xây dựng đều phụ thuộc vào TQ, v.v. và v.v... Trong thời gian này, CSVN ve vãn HK thì cũng chỉ hời hợt thôi vì các ông “bạn vàng” đối tác chiến lược toàn diện của VN là TQ và Nga cũng không dễ dàng "buông áo em ra" để em VN chạy theo Mỹ mà họ coi là kẻ thù của họ... Cho nên chúng ta cần phải khách quan đánh giá đúng tình hình, không nên lạc quan quá và phải luôn luôn cảnh giác cả với «kíp» mới lên, họ đều là những kẻ bảo vệ chế độ độc tài toàn trị vì đó là quyền lợi thiết thân của họ và gia đình họ. Một số nhà phân tích nghĩ rằng trong ban lãnh đạo ĐCSVN có phe cấp tiến và phe bảo thủ. Theo chúng tôi, điều đó không đúng với thực tế. Đúng là trong TƯ đảng có rất nhiều mâu thuẫn, nhiều hục hặc, nhiều đấu đá về mặt quyền lợi cá nhân, chứ không phải về ý thức hệ, về lý thuyết, về chiến lược, về chính sách, tất cả họ đều nhất trí với nhau ở một điểm cơ bản là duy trì đến cùng chế độ độc tài toàn trị, có khác biệt chăng thì chỉ trên những tiểu tiết, như cách đối phó đối với các nước lớn thế nào để có lợi cho chế độ của họ. Thử hỏi hàng chục năm nay, có ai trong ban lãnh đạo CSVN dám nói một điều gì về cải cách chế độ chính trị đâu mà bảo là có phe cấp tiến trong đảng? So với tình hình Liên Xô hồi nửa cuối thập niên 80 thế kỷ trước thì rõ ràng là trong ĐCSLX cũng như trong TƯ đảng hồi đó đã có phe cấp tiến rõ rệt, họ có cả một «Cương lĩnh dân chủ» nổi tiếng do một cựu ủy viên BCT TƯ, vài ủy viên TƯ và nhiều cán bộ cao cấp của đảng soạn thảo và công bố, còn ở VN thì đã có gì đâu mà gọi là phe cấp tiến? Cũng có nhiều người cho rằng trong ban lãnh đạo CSVN có phe thân Tàu và phe thân Mỹ và liệt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào phe thân Mỹ. Thử hỏi với giọng lưỡi chống Mỹ cực kỳ thô lỗ của ông thủ tướng đã thốt lên trong dịp 30 tháng 4 năm nay mà có thể gọi ông ta là thân Mỹ được ư? Thử hỏi một ông thủ tướng trong suốt nhiệm kỳ của ông đã có biết bao quyết định có lợi cho TQ bất lợi cho VN, như bô-xít ở Tây Nguyên, như cho TQ trúng thầu các công trình xây dựng quan trọng khắp nước ta, như để các tỉnh giáp biên giới cho Trung Cộng thuê dài hạn 300 ngàn hec-ta rừng đầu nguồn trong 50 năm, v.v... là người không thân Tàu mà thân Mỹ được chăng? Thực ra, trong TƯ đảng, thân Tàu thì có và có nhiều, còn thân Mỹ thì chỉ là những lời nói vờ vịt, bóng bẩy để ve vãn, làm điệu vậy thôi. Rồi đây có thể cũng có người khoác tạm cái áo thân Mỹ để đánh lừa dư luận - vì họ thấy trên 70% dân chúng VN mong muốn có quan hệ tốt với Mỹ - nhưng thật lòng thì họ chẳng thân ai hết, ngoài cái "ghế" của họ. Cho nên cái lối chia hai phe rạch ròi thân Tàu, thân Mỹ trong ban lãnh đạo CSVN như vậy là không hợp với tình hình VN, dễ làm cho những người dân chủ có đối sách không sát thực tế. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, những người dân chủ chúng ta cũng phải biết tận dụng mọi cơ hội, mọi kẽ hở của chế độ để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, tập hợp lực lượng, chờ thời cơ để giành thắng lợi quyết định.

20.7.2015




Về việc Tập Cận Bình sắp sang Việt Nam

Cả Đẩn (Danlambao) - Lý do nào khiến Tàu cộng thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy đối với CSVN. Từ đang coi thường nay đã trở nên trân trọng? Phải chăng mối quan hệ "Thân thiên, sâu đậm" Việt-Mỹ thiết lập mới đây khiến TC quan ngại, buộc phải có những chuyến đi sang thăm VN của các quan chức cấp cao, đặc biệt là việc hạ cố sang thăm nước chư hầu CSVN của Đại vương Tập Cận Bình...



*

Theo nguồn tin từ Truyền hình Khối 8406 trên YouTube VN do phát thanh viên Hoàng Lam Hương loan tin vào ngày 18/07/2015: "...Hà Nội và Bắc Kinh đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới. Trong buổi gặp chiều ngày 16/07/2015 của PTT Trương Cao Lệ và TT Nguyễn Tấn Dũng - PTT Trương Cao Lệ bày tỏ. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình rất coi trọng lời mời của các nhà lãnh đạo VN. Và đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này ".

Nhìn lại mối bang giao "hữu hảo" Việt-Tàu, kể từ khi giàn khoan HD981 của Tàu cộng xâm chiếm và thăm dò trên thềm lục địa của VN ngày 01/05/2014 đến nay, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng xin được yết kiến Đại vương Tập Cận Bình nhưng đã bị Đại vương khinh rẻ từ chối. Sự việc này như một cái tát vào mặt, khiến TBT đảng và nhà nước CSVN hết sức nhục nhã, nhưng vẫn phải cúi đầu chịu nhục, ngậm bồ hòn làm ngọt. Tất cả cũng chỉ vì bạc nhược hèn hạ, luôn cúi đầu vâng phục thiên triều Tàu cộng từ thời HCM đến nay. CSVN đã lệ thuộc hoàn toàn vào TC trên mọi lãnh vực nên TC rất coi thường đảng và nhà nước CSVN.

Nhưng trong thời điểm gần đây TC đã xoay dở 180 độ. Sau chuyến đi của tổng Trọng đến xứ Cờ Hoa, và trở về nước chưa đầy một tuần, Bắc Kinh đã vội vã gởi PTT Trương Cao Lệ, một nhân vật quyền lực gấp rút sang thăm VN, với "lời mời" của PTT Nguyễn Xuân Phúc. Chuyến đi này được cho là để củng cố niềm tin vào mối quan hệ truyền thống của hai nước CS anh em môi hở răng lạnh, đã có từ thời Hồ-Mao đến nay. Nó cũng để thúc đẩy thực hiện chủ trương 16 vàng 4 tốt mà hai nước đã cam kết với nhau, đồng thời dọn đường cho chuyến viếng thăm của Đại vương Tập Cận Bình, hạ cố đến thăm nước CSVN chư hầu.

Sự kiện này khiến ta phải suy diễn về mục đích của Bắc Kinh.

- Lý do nào khiến TC thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy đối với CSVN. Từ đang coi thường nay đã trở nên trân trọng?

- Phải chăng mối quan hệ "Thân thiên, sâu đậm" Việt-Mỹ thiết lập mới đây khiến TC quan ngại, buộc phải có những chuyến đi sang thăm VN của các quan chức cấp cao, đặc biệt là việc hạ cố sang thăm nước chư hầu CSVN của Đại vương Tập Cận Bình. Có gì đó hệ trọng trong vấn đề này?...

- TC hứa hẹn với CSVN về những điều tốt đẹp trong tương lai, như giúp CSVN thoát ra khỏi tình trạng kinh tế bi đát như hiện nay, nếu CSVN có những thay đổi trong mối quan hệ Việt- Mỹ?...

- Vực dậy cho phe thân TC đang trong tình trạng suy yếu trầm trọng, có nguy cơ bị tiêu diệt bởi phe thân Mỹ thực hiện?...

- Có những thỏa thuận mới về Biển Đông, TC sẽ hứa hẹn chấm dứt xâm chiếm, các đảo nhỏ, các bãi chìm, rạn san hô trên quần đảo Trường Sa của VN trong tương lai?... 

Có rất nhiều lý do, mục đích của chuyến sang thăm VN, nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán. Vấn đề sẽ chỉ được giải mã sau khi kết thúc chuyến thăm VN của Tập Cận Bình...

Thôn Dân Làm Báo chúng ta hãy chờ xem...

21/07/2015

Xin lỗi nhân dân... nếu còn sống thì mình cũng nên chết mẹ nó cho rồi!

Phành Quang Thung (Danlambao) - Mình phải làm sao người ta mới... mừng như vậy chứ!!! Tụi DPA mới phóng bản tin mình quên phì phò hôm Chủ Nhật là ngay thứ Hai mọi sự đã trở thành một cuộc... trưng cầu dân ý rôm rả về cảm tình của nhân dân dành cho cái bản mặt lợn của mình. Nhìn vào số lượng bia bán kỷ lục vì người ta mua về cụng nhau côm cốp mừng Phành đứt Thung mà mình... bùn bùn như bún thiêu. Mình phải làm sao người ta mới... mừng như vậy chứ!!!

Nhớ mới ngày nào mình chắc cú tưởng rằng cái ghế tổng bí hay chủ tịt sẽ lọt vào mông mình, thay thế cái ghế bộ trưởng cuốc phòng ngày càng như teo lại theo chiều rộng của cái bàn toạ ngày càng phì nhiêu của mình. Cánh quân đội - cái đám cầm quân thì biếng cầm tiền thì siêng - mình đã tâm tư hết sức để tìm cách nâng một lủ bầy đàn lên hàng tướng cướp. Phía thiên triều thì mình đã thiết tha lo lắng tìm mọi cách chèn chắn xu hướng chống Tàu để làm vừa lòng mát dạ Tập hoàng đế. Thế là bên trong tưởng ổn, bên ngoài tưởng yên, đường hoạn lợn thênh thang gió lộng một mình ta...

Vậy mà đùng một cái thằng X nó phục kích cho mình tỏm xuống giếng. Chuyến bay Hà Nội-Paris hoá ra mình chỉ có vé one-way, một đi không trở lại. Mình bị cho ra rìa. Mình mất tích từ đây. Sau lần bịn rịn chia tay ông già Jean Yves Le Drian, tự nhiên mình "được" ban cho một cục u trong phổi, "được" cho nằm chỏng cẳng trong bệnh viện Georges Pompidou, "được" mê man trời Tây mà điều hành đám tàn binh ở bên trời Nam xa thăm thẳm, "được" hàng ngày nói chuyện với chân dài Bắc Kinh thì ít mà với lão Khải, lão Thước thì nhiều!!!

Đừng hỏi mình còn ngổng hay đã ngỏm! Tâm tư lắm! Như thằng Thanh Đà Nẽng. Nó sống hay là chết trong chuyến chuyên cơ hồi hương không không thấy? Nào ai biết nào ai hay! Nó chết hay là sống khi các đồng chí đẻng ta xếp hàng vào thăm tên bệnh nhân thấy không... không? Có trời mới biết ngoài trừ đẻng ta. Cho nên mình rồi cũng như nó. Từ "tau có chi mô" sang đến "có chi" và sau cùng là "có" thiệt.

Đừng hỏi mình đã ngỏm hay còn ngổng! Tâm tư lắm! Vì có sống cũng như đã chết. Sự nghiệp mình đã cạn đáy không còn một giọt như những lon bia nhân dân uống mừng khi nghe tin mình không còn được thở. Sống mà không làm cha thiên hạ như mình đã từng thì chẳng khác gì chết mà biết thở!

Nên thôi... 
vĩnh biệt... 
mình đi... 
chết mẹ cho rồi...

Chủ Nhật, ngày 19, tháng 7, 2015 - Ngày chết lần thứ nhất.


Viên đạn trong bụng Phùng Quang Thanh cảnh cáo bọn thái thú phản bội

Giáo Già (Danlambao) - ...Cái gì đã khiến sức khỏe Phùng Quang Thanh đang “không có vấn đề gì” bỗng “chuyển sang từ trần”. Phùng Quang Thanh chết và chết ở đâu? 

Tại sao đảng, nhà nước và Bộ Quốc Phòng lại không chính thức thông tin Bộ trưởng Quốc phòng chết; mà lại cho một kẻ ẩn danh "xì" tin cho DPA? 

Câu trả lời là: Họ mượn uy tín của hãng thông tấn DPA để gián tiếp nói cho ai tin sao cũng được(!); để cái chết do “viên đạn oan nghiệt” ai đó đã bắn vào bụng Phùng Quang Thanh chỉ là một thứ “tin đồn”? Nhưng lại là thứ tin đồn có chủ đích xuất phát từ Trung quốc...

*

Một viên chức quân đội CSVN ẩn danh cho Thông Tấn Xã Đức (DPA) biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã qua đời, vào ngày Chủ nhật, 19-7-2015, tại bệnh viện Georges Pompidou, Pháp quốc, nơi ông đang được điều trị: "He died Sunday at Georges Pompidou Hospital, the military source told DPA. The source declined to be named as he is not authorized to tell media." 

Ngay sau đó, tin được đài BBC loan báo cho biết bản tin của báo Quân đội Nhân dân sáng 20/7, được một số báo khác của CSVN đăng lại, nói rằng: "Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống của Lữ đoàn Thông tin 26, Quân chủng Phòng không-Không quân (20-7-1965/20-7-2015) Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống của Trung tâm Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng 2, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân (20-7-1995/20-7-2015), Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng[chết rồi còn chúc mùng]. Mặt khác, Báo Pháp luật TP HCM cũng dẫn Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, bác bỏ tin của DPA. Ông Tuấn nói với BBC Việt ngữ ngày 20-7-2015 rằng ông Thanh "chữa bệnh tốt rồi" và cho hay hôm qua, tức Chủ nhật 19/7, ông có liên lạc với ông Phùng Quang Thanh... “sức khỏe ông Thanh không có gì” [chết rồi còn liên lạc].

Diễn biến đầy mâu thuẫn của sự kiện khiến Giáo Già nghĩ ngay đến các mốc thời gian liên quan đến sức khoẻ của Tướng Thanh. Xin được ghi lại vắn tắt như sau:

- Ngày 27/6/2015 Tin được Nguyễn Thùy Trang xác nhận là tất cả các nguồn tinBộ trưởng Bộ Quốc phòng CS Việt Nam Phùng Quang Thanh bị ám sát tại Paris là có thật. Ông bị bắn vào bụng, chỉ trúng một viên, ở khu vực gần Quận 13, được nhanh chóng đưa vào nằm ở bệnh viện Quân Đội Pháp Val-de-Grâce Hospital gần đó để chữa trị...

- Ngày 29/6 trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ vắng mặt Phùng Quang Thanh.

- Sáng 1/7/2015, tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức cũng không có sự hiện diện của ông Thanh.

- 12 giờ tối ngày 1/7/2015, báo Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh “đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần”.

- Ngày 2/7/2015, báo Tiền Phong dẫn nguồn từ tin khả tín của mình nói ôngPhùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và “hiện sức khỏe tiến triển tốt”.

- Ngày 3/7/2015, báo Tri Thức Trẻ dẫn nguồn từ Giáo sư Phạm Gia Khải, Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho biết ông Phùng Quang Thanh đã tiến triển tốt sau ca mổ và gọi điện về nhà cho ông Khải.

- Ngày 6/7/2015, báo Đời Sống & Pháp Luật bị Bộ Thông Tin và Truyền Thôngphạt 30 triệu đồng vì đăng tiểu sử của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh [vì theo lệ thường chết rồi mới đăng tiểu sử].

- Ngày 14/7/2015 báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin ông Phùng Quang Thanh gửi tham luận tới hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng cường phối hợp giữa Lực lượng CAND và QĐND trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và quốc phòng”...

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian
và Phùng Quang Thanh tại trụ sở BQP Pháp
ở thủ đô Paris hôm 19/6/2015.
Photo courtesy of Đất Việt
Nhìn qua những ngày tháng và hành động lúng túng “chửa cháy” của các cấp cán bộ CSVN, người ta không thể không thấy sự bối rối của Đảng và Nhà nước trước một thực tế chúng không dám nhìn nhận là Phùng Quang Thanh đang là khách mời của Chánh phủ Pháp; và lần cuối cùng Thanh xuất hiện trước công chúng là ngày 19-6-2015. Lúc đó báo chí nhà nước đưa tin ông sang Âu Châu và được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp kiến. 

Bản tin của trang mạng chính thứcVietnam Plus cũng có bài tường thuật chi tiết kèm hình hai vị bộ trưởng gặp nhau ở Bộ Quốc phòng Pháp, thủ đô Paris, bức hình cho thấy ông Thanh khỏe mạnh bình thường; và báo chí nhà nước không đề cập gì tới việc Đại tướng Phùng Quang Thanh trở về Việt Nam sau chuyến đi Châu Âu. Nó không phủ nhận được chuyện Nguyễn Thùy Trang nói là Thanh bị ám sát

Vậy ai ám sát. Ai muốn giết Phùng Quang Thanh khi Thanh đang là “con gà đá” một mực trung thành với Trung quốc và có tên trong phái đoàn của Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ gặp Tổng thống Obama.

Phùng Quang Thanh và
Thủ tướng Ấn - Narendra Modi
 
Tuy chưa có những bằng chứng cụ thể, nhưng nhìn vào sự kiện Thanh không có dấu hiện “ho hen” gì, trước khi đi Pháp Thanh đã lên đường sang Ấn Độ, vào ngày 25.05.2015, để bắt tay với Thủ tướng Ấn Narendra Modi, người bị coi là “kẻ Trung quốc không ưa”. Đã vậy, Thanh lại còn ung dung đi Pháp ký các thỏa hiệp quân sự và bàn việc mua vũ khí của Pháp, cho dầu không được cả 2 bên tiết lộ các chi tiết; và cũng không có “thông cáo chung” theo thông lệ. 

Vậy thì cái gì đã khiến sức khỏe Phùng Quang Thanh đang “không có vấn đề gì” bỗng “chuyển sang từ trần”. Phùng Quang Thanh chết và chết ở đâu? 

Tại sao đảng, nhà nước và Bộ Quốc Phòng lại không chính thức thông tin Bộ trưởng Quốc phòng chết; mà lại cho một kẻ ẩn danh "xì" tin cho DPA? Câu trả lời là: Họ mượn uy tín của hãng thông tấn DPA để gián tiếp nói cho ai tin sao cũng được(!); để cái chết do “viên đạn oan nghiệt” ai đó đã bắn vào bụng Phùng Quang Thanh chỉ là một thứ “tin đồn”? Nhưng lại là thứ tin đồn có chủ đích xuất phát từ Trung quốc.

Điểm cần ghi nhận là cái chết của tướng Thanh diễn ra đúng vào thời điểm cuộc chạy đua quyền lực trước đại hội đảng lần thứ 12 đang diễn ra hết sức khốc liệt. Nó cũng diễn ra ngay sau khi Thanh đi Pháp, sau khi đi Ấn Độ, để tìm cách “thoát Trung”. Nó cũng đúng lúc Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ gặp Obama, mà dư luận cũng đồn đoán rằng Trọng cũng đang tìm đường “thoát Trung”. Nên viên đạn nằm trong bụng Thanh đúng là viên đạn cảnh cáo kẻ “phản Trung”. Nó cũng là viên đạn cảnh cáo Trọng đừng có manh nha “thoát Trung” khi gặp Obama.

Phải chăng đó là sự tái diễn của vở tuồng Nguyễn Bá Thanh, kẻ đang làm bí thư Đà Nẵng, theo lời gọi của ông Nguyễn Phú Trọng ra trung ương để nhận nhiệm vụ mới là trưởng ban Nội Chính Trung Ương. Vừa nhận chức vụ mới, với quyền uy “bài trừ tham nhũng” tuyệt cao, ông đã vội vàng tuyên bố “hốt hết” bọn tham nhũng. Ông đã nắm trong tay rất nhiều “hồ sơ lớn” của những tay tham nhũng gộc, trong đó có những “con gà lớn của Trung quốc”, điển hình như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà dư luận được biết khối tài sản khổng lồ bị phanh phui, nên Nguyễn Bá Thanh phải bị Trung quốc loại trừ, trước hết là không được vào Bộ Chánh trị và sau đó là bị “nhiễm phóng xạ”... chờ chết [xem hình], cho dù Đảng và Nhà nước có tận lực “chửa cháy” bằng cách gắn lên miệng ông câu nói láo trên giường bịnh chờ chết là "tao có chi mô".

Nhớ lại chuyện cũ; chuyện Tướng lãnh quốc phòng bị thanh toán là chuyện rất thường xảy ra nhiều vụ ‘đột tử’ hay 'tai nạn' đáng ngờ; đặc biệt là trước thời điểm diễn ra các kỳ đại hội đảng. Điển hình như: 

1. Thượng tướng Chu Văn Tấn, mất năm 1984. Do có liên quan đến vụ uỷ viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Cộng, tướng Chu Văn Tấn bị đảng CS cách chức hết chức vụ, bị giam lỏng và quản thúc xa gia đình cho đến ngày qua đời.

2. Đại tướng Hoàng Văn Thái, ‘đột tử’ rạng sáng ngày 2/7/1986 khi sắp sửa được đưa lên giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. Tướng Hoàng Văn Thái là thông gia và đồng thời cũng là người thân cận với đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước khi chết, tướng Hoàng Văn Thái còn trăn trối với vợ: ‘Người ta giết tôi’.

3. Đại tướng Lê Trọng Tấn, ‘đột tử’ ngày 5/12/1986 khi đang giữ chức thứ trưởng bộ quốc phòng. Tướng Lê Trọng Tấn cũng được coi là một người thân cận với tướng Giáp, ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế bộ trưởng bộ quốc phòng sau cái chết trước đó vài tháng của tướng Hoàng Văn Thái.

4. Thượng tướng Đinh Đức Thiện, chết vì ‘tai nạn giao thông’ vào ngày 21/12/1986, tuy nhiên có tin nói ông này chết vì ‘lạc đạn’. Tướng Đinh Đức Thiện là em ruột của Lê Đức Thọ và cũng là anh ruột của Mai Chí Thọ, họ đều là những kẻ thủ chính trị của phe tướng Giáp.

5. Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, mất ngày 13/11/2010. Cái chết của tướng Nguyễn Khắc Nghiên gây nhiều đồn đoán trong dư luận lúc bấy giờ về khả năng bị ám sát, nhất là vào thời điểm chỉ còn 2 tháng là diễn ra đại hội đảng lần thứ 11. Khi ấy, tướng Nghiên cũng được cho là ứng cử viên nặng ký thay cho vị trí bộ trưởng quốc phòng của đại tướng Phùng Quang Thanh.

Nguyễn Xuân Phúc và
Trương Lệ Cao
Có lẽ nhận thấy viên đạn kết liễu cuộc đời Phùng Quang Thanh chưa đủ trọng lượng khiến bọn thái thú “thoát Trung” e sợ nên ngay sau khi Nguyễn Phú Trọng du Mỹ về nước chưa kịp tỉnh táo, Tập Cận Bình đã hối hả dàn dựng cho một trong 7 nhân vật quyền lực nhất trong bộ chính trị Trung Cộng là uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ lên đường sang Hà Nội, ngày 16-7-2015, để gặp ngay 2 uỷ viên bộ chính trị CSVN là phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; với dự kiến hôm sau, 17/7/2015, gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Chuyến đi của Trương Cao Lệ quá vội vã, nó chỉ được thông báo vài ngày sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm Mỹ. Mặt khác, lịch trình của họ Trương cũng diễn ra khá gấp gáp, trong thời gian vỏn vẹn 2 ngày tại Hà Nội; nên mặc dù được giải thích là sang thăm theo ‘lời mời của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’, nhưng thực tế nó là chuyến đi tuỳ tiện, hoàn toàn trái với các thông lệ ngoại giao, đặt giới chóp bu Hà Nội lâm vào tình thế bị buộc phải tiếp đãi và phải lên tiếng mời Tập Cận Bình sang Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Như vậy, mục đích thật sự của vị khách không được mời Trương Cao Lệ khi đến Hà Nội là gì? Phải chăng là để nhắc lại viên đạn trong bụng Phùng Quang Thanh như vẫn còn đó; với lời hứa tiếp tục chống lưng cho phe thân Tàu, vốn đang suy yếu theo sự hớt hãi thất sắc của Nguyễn Chí Vinh (không còn dám lên tiếng hát Tàu theo lệ cũ), sau sự “vắng mặt” của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh?

22.07.2015


______________________________________

Bài liên quan đã đăng:

DPA, Phùng Quang Thanh và Võ Văn Tuấn
Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời
Báo lề đảng đã cấp cứu cho tướng Phùng Quang Thanh thế nào?
Ông Phùng Quang Thanh còn sống hay đã chết?
Thông tấn Đức dpa đăng bài về việc nhà nước VN phủ nhận tin Phùng Quang Thanh chết
Vùng hạ cánh an toàn của đồng rận đồng chí Phùng Quang Thanh
Phùng Quang Thanh chết - nhưng chắc gì chết vì ung thư phổi ở bệnh viện Georges Pompidou!?
Ngày tháng lộn xộn trong vụ Phùng Quang Thanh
Trương Cao Lệ và nhiệm vụ giải cứu ‘con tin' Phùng Quang Thanh?
Đến khi nào thì tên Quân Đội Nhân Dân... Tàu này được hô biến theo chân Phùng đại tướng?
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh 'gửi tham luận' tăng cường phối hợp giữa quân đội, công an
Phùng Quang Thanh và con đường lưu vong
Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng
Bộ tư lệnh thủ đô thay tướng
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "tái xuất" bằng lẵng hoa
Thực hư chuyện tướng Phùng Quang Thanh đang nằm điều trị ở bệnh viện Georges Pompidou - Paris?
Tìm Thanh như thể tìm chim...
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nắm quân uỷ trung ương?
Báo ĐS&PL bị phạt vì "trù ẻo" Phùng Quang Thanh
Ai đang lo lắng nhất cho số mạng của Phùng Quang Thanh?
Ban bảo vệ sức khỏe trung ương: Tướng Thanh "đang trị bệnh tại Pháp"
Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng