Tuesday, May 15, 2018

Lãnh lương cả trăm triệu đồng/người, VAMC đã làm gì để ‘xử lý nợ xấu’?

Nguyễn Văn Bình - cựu thống đốc ngân hàng nhà nước từng ‘bảo kê’ cho VAMC, nay là ủy viên bộ chính trị phụ trách Ban Kinh tế trung ương. Ảnh: Vfpress
Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today news – Sau 5 năm thành lập và bị xem là chưa hề bỏ ra một khoản đáng kể ‘tiền tươi thóc thật’ nào để mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) – thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam – vừa khiến giới doanh thương kinh ngạc và bức bối khi báo chí nhà nước đưa tin báo cáo cuối năm của VAMC đã ‘khoe’ công ty này mang gần 18.000 tỷ đồng gửi ngân hàng và dàn sếp lớn tại đây nhận lương gần 100 triệu đồng mỗi tháng.
Rất nhiều người đã xem khoản ‘lương lậu’ trên của lãnh đạo VAMC là hết sức bất công và ‘ăn trên đầu trên cổ người khác’.
Thế còn ‘thành tích xử lý nợ xấu’ của VAMC thì ra sao?
Từ nhiều năm qua, chủ nghĩa thành tích là yếu tố bất diệt dưới thời cặp đôi Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng) – Nguyễn Văn Bình (thống đốc ngân hàng nhà nước – nay là ủy viên bộ chính trị phụ trách Ban Kinh tế trung ương).

Theo một chỉ đạo được lặp đi lặp lại của Thủ tướng Dũng vào năm 2015, Ngân hàng nhà nước phải làm mọi cách để ‘ép’ nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ, tức tạo nên một con số rất đẹp để Nguyễn Tấn Dũng lấy đó làm hoa hồng cho con đường chạy đua vào ghế tổng bí thư tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Vậy là VAMC được chọn là chủ công để ‘xử lý nợ xấu’. Trong suốt năm 2015, công ty này đã ồ ạt mua hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nhưng chỉ mua… trên giấy.
Nếu vài năm trước đó, lãnh đạo của VAMC luôn báo cáo rằng VAMC mua nợ xấu bằng “tiền tươi thóc thật,” thì đến năm 2016 mọi chuyện đã hoàn toàn bế tắc khi cũng những quan chức thích cường điệu và ma mị này phải gián tiếp thú nhận rằng từ khi được sinh ra đến nay, VAMC chưa bao giờ mua nợ xấu bằng tiền mặt, và sau đó là “năm 2016 VAMC sẽ chỉ mua nợ xấu rất ít.”
Trong một cuộc tranh luận trên diễn đàn xử lý nợ xấu, Tiến Sĩ Lê Hồng Giang, công ty Quản Lý Quỹ TGM tại Australia, nói toạc ra: “VAMC thực chất chỉ là một dạng ‘thủ thuật kế toán’ để đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.”
Giữa tháng Chín năm 2016, trong một cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội, đã dè dặt lách khỏi tâm thế im ắng quá lâu trước đây để lần đầu tiên thể hiện cách nhìn đong đưa của bà về nợ xấu: “Báo cáo nợ xấu của các tổ chức dưới 3% là chưa chính xác, vì nó vẫn treo ở VAMC.”
Đó là phút nói thật hiếm hoi, quá hiếm hoi trong trường đời những quan chức “vì nước quên thân, vì dân phục vụ.”
Nhưng lại quá muộn để nói thật. Nếu những quan chức như bà Nguyễn Thị Kim Ngân phải tỏ ra bức bối, tiếng chuông báo tử đã vang rền.
Trong thực tế, nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 600.000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng dù chỉ xử lý trên giấy, VAMC cũng chỉ mua được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, cho thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Cho đến nay, toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn không có hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”
Tại phiên chất vấn trên Quốc hội hồi giữa tháng 11/2017, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2017 theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là 2,34%, giảm so với mức 2,46% cuối năm sau. Tuy nhiên, ông Hưng cũng phải thừa nhận rằng đây chỉ là tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng, chưa gộp các nợ xấu đã bán sang VAMC và được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản.
Ngay cả việc chấp nhận con số chỉ có 600.000 tỷ đồng nợ xấu hiện thời theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước, người ta cũng nhìn thấy ngay một nan đề hoàn toàn bế tắc: trong đó có 207,876 tỷ đồng nợ xấu đã bán cho VAMC (công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng) nhưng chưa được xử lý. Nói trắng ra, sau 5 năm kể từ lúc thành lập VAMC, nợ xấu đã chạy đủ một đường vòng “đúng quy trình”: từ ngân hàng đến VAMC, rồi lại từ VAMC trở về ngân hàng. Giữa những khoảng trống vận động ấy, vẫn chưa có gì được lấp bù. Nghĩa là nợ xấu vẫn nguyên vẹn cùng lãi mẹ đẻ lãi con.
Tròn một năm sau khi Chính phủ và Quốc hội ‘quyết tâm xử lý nợ xấu’, và gần một năm sau khi Quốc hội phải ra hẳn một bản nghị quyết về xử lý nợ xấu, hoạt động này vẫn hầu như bế tắc. Nhiều tin tức cho biết thực tế một số ngân hàng thương mại tổ chức bán nợ xấu nhưng đã bị thất bại vì không có ai mua, hoặc phải bán với giá quá thấp.
Tương lai hầu như không cần bàn cãi là nếu không sớm xử lý được khối nợ xấu ngân hàng, e rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một số ngân hàng loại nhỏ phải “đội nón ra đi,” và không loại trừ làn sóng này sẽ gây ra hiệu ứng domino đến một số ngân hàng hạng trung và cả ngân hàng loại lớn của nhà nước.
Nhưng bất chấp cái tương lai quá u ám đó, giới lãnh đạo VAMC vẫn ung dung mang đến 18.000 tỷ đồng – rất có thể được ngân sách cấp với mục đích mua lại nợ xấu – đi gửi ở ngân hàng, trong khi chỉ mua lại nợ xấu trên giấy, cùng lúc ung dung hưởng thụ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho mỗi ‘đầu bò’.

Quá xa vời để Việt Nam đòi thành công phần chủ quyền bị Trung Cộng cướp mất…!

Việt Nam – Cali Today News – Cùng với những vấn đề “nóng bỏng” của xã hội thì tình hình Biển Đông mấy ngày qua cũng là một trong những vấn đề được dư luận Việt Nam quan tâm nhiều nhất. Đặc biệt là những chia sẻ đa chiều của giới trí thức Việt Nam, họ lo lắng trước mộng bánh trướng Trung Cộng ngày càng mạnh mẽ, hung hăng khiến công cuộc bảo vệ và thực hiện mục tiêu đòi lại phần lãnh thổ, lãnh hải bị ngoại bang cưỡng chiếm ngày càng khó khăn nếu không muốn nói là quá xa vời…
Thật vậy, theo thông tin từ những cơ quan báo đài quốc tế thì vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2018, nhà cầm quyền Trung Cộng đã triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không ra ba bãi đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đây là một động thái mà nhiều ý kiến của giới nhận định quân sự Việt Nam và quốc tế cho rằng nhà cầm quyền Trung Cộng đã đẩy thêm một bước quân sự hóa Biển Đông sau khi họ thực hiện cải tạo những thực thể mà họ cưỡng chiếm phi pháp tại vùng biển này. Động thái này biểu thị hết sức rõ ràng về mối đe dọa an nguy đến chủ quyền lãnh hải đối với các nước có đường biên giới biển ở Biển Đông chứ không riêng gì một mình Việt Nam.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp Trung Cộng ra thông báo về việc thực thi phi pháp của cái gọi là “Tuyên bố tạm ngừng đánh bắt cá ở Biển Đông” năm 2018, thời gian từ ngày 1/5 đến ngày 16/8/2018, tức là khoảng hơn ba tháng. Đây là tuyên bố mà phía Trung Cộng áp dụng từ khoảng năm 1999-2000 đến nay.
Trả lời báo đài trong nước vào ngày 8/5/2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bày tỏ hết sức quan ngại mọi hoạt động quân sự hóa Biển Đông, bao gồm cả việc Trung Cộng bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực…
Trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản đối “Tuyên bố tạm ngừng đánh bắt cá ở Biển Đông” năm 2018 do phía Bộ Nông nghiệp Trung Cộng đưa ra và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đã gửi văn bản đến các tỉnh, thành phố ven biển nói tuyên bố trên của phía Trung Cộng đưa ra là không có giá trị, đề nghị các tỉnh, thành phố động viên ngư dân bám biển, sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển Việt Nam.
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên Trung Cộng đưa khí tài quân sự ra biển Đông cũng như việc họ đẩy mạnh xây dựng, trang bị và củng cố những công sự trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm phi pháp từ sự quản lý của những nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Đối với động thái Trung Cộng triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không ra ba bãi đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2018 mà báo đài quốc tế đưa tin, một số trí thức Việt Nam nói động thái này Trung Cộng không chỉ nhằm mục đích bảo vệ những gì họ chiếm đóng, đẩy mạnh hơn nữa vấn đề quân sự hóa Biển Đông mà nó còn diễn ra ngay tại thời điểm “nhạy cảm” khi phía Trung Cộng cùng lúc thực hiện “Tuyên bố tạm ngừng đánh bắt cá ở Biển Đông” năm 2018, đây là khoảng thời gian biểu hiện rõ nhất về việc các tàu cá của ngư dân Việt Nam và của các nước trong khu vực luôn bị phía tàu Trung Cộng dưới sự bảo vệ tàu vũ trang của Trung Cộng hung hăng đâm vỡ, tịch thu tài sản, bắt bớ và đánh dập ngư dân các nước, gây thiệt hại kinh tế nói chung và ngành ngư nghiệp nói riêng của các nước.
Trung Cộng đang công khai thách thức những tuyên bố của các nước trong việc gìn giữ hòa bình Biển Đông, thách thức Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông giữa Trung Cộng và ASEAN. Trung Cộng muốn thể hiện cho quốc tế và Hoa Kỳ-Phương Tây biết vị thế của họ tại Biển Đông, họ muốn dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để ép buộc các nước trong khu vực chấp nhận những yêu sách vô lý mà họ đưa ra.
Việt Nam trong mắt quốc tế không chỉ là một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà còn là một đất nước có vị trí địa lý chiến lược quốc phòng vô cùng quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á, Châu Á và cả thế giới. Rất nhiều cường quốc trên thế giới nhòm ngó và muốn chiếm lấy Việt Nam mà rõ nhất ở đây là Trung Cộng. Trung Cộng đang có những hành động cho thấy họ đang từng bước muốn thôn tính Việt Nam cả về mặt quân sự lẫn kinh tế. Trung Cộng đã cưỡng chiếm quần đảo Hòang Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào những năm 1974, 1988 bằng vũ lực.
Trước hành động ngày càng hung hăng, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình quốc tế của nhà cầm quyền Trung Cộng, Việt Nam liên tiếp phản đối bằng con đường ngoại giao. Tuy nhiên, trong những ngày qua và đặc biệt là giới trí thức quan tâm tình hình Việt Nam qua chiến sự Biển Đông đã boăn khoăn đặt câu hỏi không lẽ Việt Nam chỉ phản đối bằng con đường ngoại giao như vậy thì Trung Cộng sẽ chấp nhận chung sống hòa bình và trả lại phần chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải đã chiếm cứ của Việt Nam?
Rất nhiều ý kiến nói Việt Nam nên mở lời kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế mà cụ thể ở đây là Cơ quan quyền lực cao nhất thế giới Liên Hiệp Quốc can thiệp với nhà cầm quyền Trung Cộng, gìn giữ nền hòa bình Biển Đông, tức là góp phần gìn giữ hòa bình chung cho cả thế giới. Ý kiến này nhanh chóng bị một số nhà trí thức Việt Nam bác bỏ bởi nó khó thành hiện thực, Trung Cộng là một trong năm nước có quyền phủ quyết cao nhất tại cơ quan Liên Hiệp Quốc đó là chưa kể đến mối liên minh của họ với Nga, cũng là một trong năm nước có quyền phủ quyết cao nhất ở cơ quan Liên Hiệp Quốc. Liên minh Nga-Trung Cộng đối chọi lại liên minh Hoa Kỳ- Anh- Pháp trong nhiều năm qua ở cơ quan Liên Hiệp Quốc đã cho dư luận thế giới thấy một cục diện hỗn độn, khó giải quyết vấn đề trực thuộc chủ quyền quốc gia. Vì vậy, giờ Việt Nam có đưa vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, vấn đề đòi chủ quyền Hoàng- Trường Sa ra nhờ cơ quan Liên Hiệp Quốc thì cũng sẽ bị Trung Cộng dùng quyền phủ quyết, bác bỏ ngay. Trên phương diện quốc tế, đây rõ là một sự thua thiệt của Việt Nam.
Tại sao Việt Nam không liên minh với Hoa Kỳ-Phương Tây để tăng cường sức mạnh đối trọng lại Trung Cộng, một thế lực quân sự và kinh tế đang lên rất đáng gờm? Đã có một số nhà trí thức Việt Nam cho rằng không nên đặt sự tin tưởng vào Hoa Kỳ, nói đến Hoa Kỳ là nói đến đường lối “ nước Hoa Kỳ không có đồng minh và kẻ thủ vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu”. Bằng chứng là Hoa Kỳ từng bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, một chính thể của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và gần đây nhất có thể là Philippines, đồng minh quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hoa Kỳ có thực lòng giúp đỡ và bảo vệ đồng minh Philippines trong cuộc tranh chấp giữa Philippines với Trung Cộng xung quanh bãi cạn Scarboroungh/Hoàng Nham hay không? Kết quả cuối cùng là từ tháng 6/2012 cho đến hiện tại Trung Cộng đang duy trì sự kiểm soát tại bãi cạn Scarborough. Đó là chưa nói trong bối thế giới hiện tại, Hoa Kỳ đang can thiệp quân sự vào nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới, còn Trung Cộng đang vươn lên và hầu như tập trung sức mạnh quân sự tại Châu Á cho nên Hoa Kỳ cũng không muốn đụng độ với Trung Cộng.
Kinh tế, quân sự và tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam rõ ràng đang thua kém Trung Cộng, như vậy Việt Nam phải làm gì để bảo vệ và thực hiện mục tiêu đòi lại phần lãnh thổ, lãnh hải đã bị cướp mất từ tay Trung Cộng? Câu trả lời của nhiều trí thức Việt Nam xét về tình hình hiện tại là quá khó và quá xa vời để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu này.
Trên đây là những gì người viết ghi chép lại một vài chia sẻ của một số nhà trí thức Việt Nam trong một cuộc nói chuyện./.
THIÊN HÀ

Nợ xấu đã giảm xuống dưới 2,46%’: Bế tắc vẫn hoàn bế tắc !

Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today News – Tròn một năm sau khi Chính phủ và Quốc hội ‘quyết tâm xử lý nợ xấu’, và gần một năm sau khi Quốc hội phải ra hẳn một bản nghị quyết về xử lý nợ xấu, một cuộc hội thảo về nợ xấu đã được các ban ngành tổ chức với thông tin hết sức đáng lạc quan: Nợ xấu đã giảm xuống dưới 2,46%.
Nhưng có thực như vậy không?
Những gì mà chính một số tờ báo nhà nước mô tả thì thực tế lại vẫn nguyên vòng luẩn quẩn.
Theo báo Người Lao Động, từ cuối năm 2017, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) đã 3 lần rao bán đấu giá dự án cao ốc văn phòng V-Ikon (quận Bình Thạnh, TP HCM) thu hồi từ Công ty TNHH Việt Thuận Thành.
Lúc đó, mức giá đầu tiên mà Agribank AMC rao bán là 373,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến cuộc bán đấu giá lần thứ 3, mức giá của dự án này đã giảm còn 299,05 tỉ đồng nhưng vẫn không có doanh nghiệp (DN) nào tham gia.
Tháng 10-2017, Ngân hàng (NH) TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thông báo bán đấu giá khu dân cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM) để xử lý khoản nợ xấu gần 1.100 tỉ đồng của Công ty CP Đầu tư Y tế Việt Nam và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584. Giá khởi điểm được đưa ra là 810,3 tỉ đồng (đã bao gồm thuế GTGT). Tuy nhiên, đến nay, việc bán đấu giá thu hồi nợ tại dự án này vẫn đi vào ngõ cụt.
Một trong những dự án đầu tiên bị “xiết nợ” sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực là tòa nhà Saigon One Tower (34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM) cũng lâm vào cảnh khó khăn khi bán đấu giá. Với diện tích 6.672 m2, Saigon One Tower gồm 1 tòa tháp đôi cao 41 tầng và 5 tầng hầm, trong đó 6 tầng khối đế có chức năng thương mại, 34 tầng chức năng văn phòng, còn lại là khu căn hộ cao cấp gồm 133 căn.
Mới đây nhất, sau khi thẩm định giá, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá công trình và quyền khai thác công trình thuộc dự án nói trên với mức giá khởi điểm 6.110 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định sẽ rất khó để VAMC có thể bán được dự án với mức giá nói trên do giá trị tài sản quá lớn.
Trong khi đó, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã phải qua 3 lần đấu giá mới bán thành công gần 923 ha đất tại KCN Đức Hòa 3 (tỉnh Long An).
Điều đáng nói, để bán được khu đất trên, Sacombank đã phải hạ giá khởi điểm từ hơn 10.000 tỉ đồng trong phiên đấu giá đầu tiên xuống còn hơn 9.000 tỉ đồng trong phiên thứ 3 thì mới có đối tác đặt mua. Điều này có nghĩa để xử lý được khoản nợ xấu này, NH đã “bốc hơi” khoảng 1.000 tỉ đồng…
Vậy Quốc Hội sẽ phải làm gì nữa để “xử lý nợ xấu?” Liệu bản nghị quyết của cơ quan này – tiếp theo căn bệnh nghị quyết khó cứu chữa của đảng – có làm biến mất khối nợ xấu khổng lồ?
Trong thực tế, rất khó tin vào năng lực xử lý nợ xấu của Quốc Hội. Bởi có một sự thật khôi hài nhưng đáng tủi hổ là ngay cả với bản nghị quyết xử lý nợ xấu, Quốc Hội – cơ quan mang trên mình chức năng soạn thảo các văn bản pháp luật – còn không tự sáng tác được mà phải để các cơ quan của chính phủ dự thảo theo cách “cơm dâng tận miệng…”
Cần nhắc lại, vào cuối năm 2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Ngân Hàng Nhà Nước bắt đầu phát ra tín hiệu “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng,” với một số ngân hàng thương mại mang trên mình gánh nợ xấu khổng lồ sẽ là trọng tâm phải “xử lý” trong năm 2017.
Đến tháng Ba, 2017, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải ban hành một thông tư “cấm đảo nợ” đối với các ngân hàng thương mại và con nợ của họ. Động tác này cho thấy đã đến lúc Ngân Hàng Nhà Nước và đương nhiên cả chính phủ của thủ tướng mới là ông Nguyễn Xuân Phúc phải tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong nợ xấu để lại từ thời thủ tướng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng, cùng lúc phản ánh tâm thế của Thủ Tướng Phúc rất không muốn ông ta phải trở thành kẻ “đổ vỏ” cho những người “ăn ốc” trước đây.
Nhưng muốn thoát cảnh “đổ vỏ” lại không hề đơn giản. Có lẽ quá bí, Thủ Tướng Phúc và Ngân Hàng Nhà Nước đang muốn “kéo” Quốc Hội của Nữ Chủ Tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cùng liên đới trách nhiệm, trên danh nghĩa “cả hệ thống chính trị vào cuộc xử lý nợ xấu.”
Tương lai hầu như không cần bàn cãi là nếu không sớm xử lý được khối nợ xấu ngân hàng, e rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một số ngân hàng loại nhỏ phải “đội nón ra đi,” và không loại trừ làn sóng này sẽ gây ra hiệu ứng domino đến một số ngân hàng hạng trung và cả ngân hàng loại lớn của nhà nước.
Cái chết của nợ xấu và kéo theo một phần lớn nền kinh tế quốc dân đã lồ lộ ngay trước mắt.

Thủ đoạn của du khách Trung Quốc tại Việt Nam

Nhóm người Trung Quốc mặc áo hình đường lưỡi bò sang Việt Nam tại cảng quốc tế phi trường Cam Ranh (Ảnh Facebook Vũ Chả- báo Người Lao Động)
Cali Today news – Một nhóm du khách Trung Quốc mặc chiếc áo in hình bản đồ Trung Quốc có đường “lưỡi bò” phi pháp nhập cảnh vào Việt Nam thông qua cửa khẩu quốc tế Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Lợi dụng con đường du lịch và sự vô tình hoặc cố ý tiếp tay của những cá nhân, tổ chức làm du lịch tại Việt Nam cho nên du khách Trung Quốc nhiều lần quảng bá những hình ảnh phi pháp của họ tại Việt Nam khiến người dân Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ, giận dữ…
Mạng xã hội Facebook ở Việt Nam khoảng ngày 13-14/5/2018 đã lan truyền hình ảnh một nhóm du khách được cho là người Trung Quốc mặc áo màu trắng in hình bản đồ Trung Quốc có đường “lưỡi bò” ở sau lưng, nhập cảnh vào cửa khẩu quốc tế phi trường Cam Ranh.
Đường “lưỡi bò” hay còn gọi là đường “chữ U” hoặc là đường “chín khúc” là chỉ dấu nhằm biểu đạt đường biên giới lãnh hải quốc gia mà nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bao trọn cả hai quần đảo Hoàng- Trường Sa của Việt Nam. Đường “lưỡi bò” cũng là cớ để nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc gây xung đột ở Biển Đông với các quốc gia có chung đường biên giới lãnh hải chứ không riêng gì mỗi mình Việt Nam.
Không để dư luận chờ đợi lâu, trả lời báo Dân Trí vào ngày 14/5, ông Nguyễn Xuân Diễm, Phó trưởng Công an cửa khẩu quốc tế phi trường Cam Ranh xác nhận đúng là có nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ Trung Quốc có kèm theo đường “lưỡi bò” phi pháp. Vụ việc được phát hiện vào tối ngày 13/5, sau đó Công an cửa khẩu quốc tế Cam Ranh đã thông báo cho Công an tỉnh Khánh Hòa để xác minh công ty lữ hành đưa nhóm du khách Trung Quốc này đến Việt Nam. Ông Diễm còn cho báo Dân Trí biết thêm là nhóm du khách Trung Quốc này khoảng 10 người, khi ra khu vực bên ngoài đã cởi áo khoác mới để lộ chiếc áo màu trắng mặc bên trong có in bản đồ Trung Quốc kèm theo đường “lưỡi bò” phi pháp.
Còn công ty lữ hành đưa nhóm du khách Trung Quốc đến Việt Nam trước sự phản ứng của người dân và sự vào cuộc làm rõ vụ việc của phía Công an Khánh Hòa nên cho báo đài Việt Nam biết là công ty đã tiến hành thu hồi toàn bộ số áo có in hình “lưỡi bò” phi pháp của nhóm du khách Trung Quốc để tiến hành tiêu hủy.
Trung Quốc là quốc gia có số du khách đến Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất so với các quốc gia khác trên thế giới. Điều này giúp cho Việt Nam thu nhập một lượng ngoại tệ không hề nhỏ trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, du khách Trung Quốc cũng đã đem lại nhiều tật chứng khiến trật tự an ninh, xã hội ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam diễn biến phức tạp.
Sự việc du khách Trung Quốc mặc áo có in bản đồ Trung Quốc kèm theo đường “lưỡi bò” phi pháp nhập cảnh ở cảng quốc tế Cam Ranh vào mấy ngày qua, cho thấy đây không phải là lần đầu du khách Trung Quốc có hành động này ở Việt Nam. Cụ thể: Vào đầu tháng 1/2013, cặp vợ chồng du khách Trung Quốc ông Li Lin Xiang và bà Gao Ya Fan đã công khai đi trên tuyến đường QL1A ở Đà Nẵng bằng chiếc xe 3 bánh tự chế và có dán tấm bản đồ lớn in hình đường “lưỡi bò”.
Cũng tại Đà Nẵng, gần đây nhất là vào giữa tháng 7/2016, có hai du khách nữ là người Trung Quốc đã bị một chủ nhà nghỉ từ chối cho thuê phòng vì tấm hộ chiếu của hai du khách này có in hình đường “lưỡi bò”. Chủ nhà nghỉ ở Đà Nẵng cho biết, hai du khách này họ vào Việt Nam nhưng hộ chiếu của họ không có con dấu đóng của nhân viên Hải quan.
Lợi dụng con đường du lịch, du khách Trung Quốc không ngừng xuyên tạc tình hình biển đaỏ, lịch sử Việt Nam. Đáng nói ở đây là không biết vô tình hoặc cố ý mà có những cá nhân, tổ chức làm du lịch tại Việt Nam đã có những hành vi tiếp tay cho du khách Trung Quốc để quảng bá những hình ảnh phi pháp tại Việt Nam khiến người dân Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ, giận dữ. Đơn cử như: Vào nữa cuối tháng 7/2016, du khách Việt Nam phản ánh vụ việc xảy ra tại Khu du lịch Villa Louise ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhân viên lễ tân ở đây đã phát cho du khách và hướng dẫn viên du lịch những tấm bản đồ tự in ấn và thiết kế thay chữ “Biển Đông” (East Sea) thành chữ “Biển Trung Quốc” (China Sea).
Vụ việc cũng tư tượng như ở Huế lại xảy ra ở một công ty tại Đà Nẵng, vào những ngày cuối tháng 7/2016, Công an Đà Nẵng bất ngờ kiểm tra trụ sở Công ty Jeep tour ở đường An Thượng 5, quận Ngũ Hành Sơn. Tại đây, lực lượng Công an Đà Nẵng đã thu giữ nhiều tấm poster quảng cáo về các danh lam, thắng cảnh du lịch tại Đà Nẵng in bằng hai thứ tiếng Anh và Việt sai quy định. Thậm chí, trên các poster này còn ghi Biển Đông là China Beach, tức là biển Trung Quốc.
Vào ngày 12/7/2016, từ một vụ kiện của Philippines, Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 đã bác bỏ tính pháp lý của đường “lưỡi bò” do Trung Quốc dùng để chỉ định đường biên giới lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, cho đến nay nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đã không chấp nhận phán quyết này của Tòa án Trọng tài thường trực.
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lâu nay vẫn phản ứng, bác bỏ tính pháp lý của đường “lưỡi bò” nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc đang cho thấy rõ ràng hơn sự bá quyền, bành trướng của họ trên Biển Đông.
Ở Việt Nam có một tổ chức dân sự có tên là No-U, tức là tổ chức của những người lên tiếng phản đối, xóa bỏ và không chấp nhận đường “lưỡi bò”. Thành viên của tổ chức dân sự này thường xuyên xuống đường tuần hành khi có lời kêu gọi phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, gây tội ác với ngư dân Việt Nam. Mặc dù Hiến pháp Việt Nam cho phép người dân Việt Nam được quyền lập hội nhưng chưa ra đời luật lập Hội cho nên cũng như nhiều tổ chức dân sự độc lập khác, tổ chức No-U cũng chưa được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Vì vậy có nhiều thành viên của tổ chức No-U bị Công an, An ninh Việt Nam theo dõi, bắt bớ hoặc gửi giấy triệu tập làm việc với cáo buộc gây rối trật tự công cộng hoặc là vì những hoạt động liên quan./.
QUÊ HƯƠNG

Đảng ‘cải cách tiền lương’ nhưng không chịu giảm biên chế!

Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today News – Hội nghị trung ương 7 của đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc với cách hô khẩu hiệu thuần túy về ‘cải cách tiền lương’ nhưng đã chẳng quyết được vấn đề gì một cách thực chất về ‘giảm biên chế’.
Chủ trương ‘cải cách tiền lương’ – có lẽ được chỉ đạo và nêu ra bởi chính Nguyễn Phú Trọng – đã được dàn báo đảng ca ngợi là ‘sáng suốt’ và cổ vũ ‘cơ hội đã chín muồi’.
Ngay lập tức ở các chợ đầu mới tại Hà Nội và Sài Gòn, tâm lý đám đông trở nên nháo nhác và ‘chín muồi’ khi giá cả lại tăng vọt để ‘đón tăng lương’.
Chưa biết sắp tới đội ngũ công chức viên chức lên đến gần 3 triệu người sẽ được ‘cải cách tiền lương’ như thế nào và lấy nguồn tiền ở đâu để tăng lương – nếu không phải là in tiền và in tiền ồ ạt, chỉ biết rằng ngay trước mắt rất nhiều người lao động thủ công và làm công ăn lương phải chịu cơn bão giá, khiến đời sống và sinh hoạt ngày càng khó khăn.
Trong khi đó, lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy trong nhiều năm qua, nhiệm vụ ‘tinh gọn bộ máy’ và ‘giảm biên chế’ không những đã không được hoàn thành mà còn trở nên bê bối cùng một bộ máy phình to hơn bao giờ hết.
Những năm trước, đảng vẫn hô hào về chuyện giảm biên chế, cũng đặt ra chỉ tiêu giảm 10% số công chức viên chức, nhưng kết quả đã chẳng tới đâu. Thậm chí từ năm 2011 đến 2016 khoe thành tích là đã giảm được 3.000 công chức, nhưng bộ máy viên chức lại đẻ thêm 123.000 người.
Sau khi Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền kết thúc vào tháng 10/2017 với một nghị quyết về “tinh giảm biên chế”, Bộ Nội vụ – cơ quan thuộc chính phủ và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ lẫn tham mưu bố trí bộ máy làm việc, đã phát một công văn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề ra các thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021, đạt tối thiểu là 10% so với số biên chế được giao của năm 2015.
Nếu kế hoạch trên được triển khai theo đúng yêu cầu, con số công chức và viên chức lẫn đối tượng không chuyên trách ở các cấp bị tinh giảm sẽ lên đến 250 ngàn người – chiếm gần 10% trong tổng số gần 3 triệu công chức viên chức và nhiều chưa từng thấy
Tuy nhiên từ đó đến nay, kết quả xem là là không có gì lạc quan. Thậm chí có thông tin cho biết trong khoảng thời gian giữa hai Hội nghị trung ương 6 và Hội nghị trung ương 7, con số công chức ‘đẻ’ thêm đã lên tới vài chục ngàn người.
“Rời biên chế, chúng tôi biết sống bằng gì?” là một loại tán thán rất đặc trung rất điển hình mà chính Tổng bí thư Trọng đã nghe được từ giới cử tri “trung thành” của ông và được ông thuật lại, cũng là nguyên nhân chính khiến chủ trương ‘giảm biên chế’ không những không tới đâu mà còn bị phản dội.
Lời tán thán trên đã bộc lộ phần lớn, nếu không nói là toàn bộ, cái trạng thái của “giới công chức xã hội chủ nghĩa”.
Giới công chức này, đặc biệt là những người làm trong các cơ quan đảng, đã trở thành tấm gương sáng chói về tinh thần trì trệ ngủ ngày trong não trạng và động tác chỉ tay năm ngón, được mệnh danh bằng khẩu hiệu “đảng lãnh đạo toàn diện” và cụ thể hóa hơn bằng “đảng định hướng đường lối”, mà hầu như không biết và không thể làm được những việc cụ thể đòi hỏi chuyên môn nếu có cơ hội đụng chạm vào những vấn đề gai góc của đời sống.
Bởi cũng từ lâu, bầu không khí phổ biến ở các cơ quan đảng và cả một số cơ quan chính quyền là họp hành đến hết ngày để chẳng ra được giải pháp khả thi nào, làm báo cáo rồi… uống trà, đánh cờ và nhậu nhẹt.
Nỗi sốt ruột kèm thất vọng của Nguyễn Phú Trọng ngày càng lớn lao. Bất chấp nhiều hứa hẹn và cam kết của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc trước đảng là sẽ kiên quyết tinhh giảm biên chế và cắt giảm số chi thường xuyên (chủ yếu là chi lương cho công chức viên chức), cho tới nay tỷ lệ chi thường xuyên vẫn chiếm đến hơn 70%, thậm chí có thời diểm vọt đến gần 80% tổng chi ngân sách, tức cao hơn đến vài chục phần trăm so với những năm 2000.
Các cơ quan ‘nuốt’ ngân sách nhiều nhất là Bộ Công an – chiếm đến 12% chi ngân sách, và Bộ Quốc phòng – khoảng gần 10% chi ngân sách. Ngoài ra, các cơ quan văn phòng trung ương đảng cũng ‘ngốn’ đến khoảng 2 ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Thể chế chính trị ở Việt Nam đang ‘tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc’ vào vòng bế tắc: không những không làm sao giảm được biên chế và bộ máy hành chính lẫn bộ máy đảng vẫn phình ra từng ngày, cơ chế ‘cải cách tiền lương’ chỉ khiến hằn thêm gánh nặng trên vai tuyệt đại đa số dân chúng phải è cổ đóng thuế để chi cho bộ máy mà bị rất nhiều dư luận xem là ‘hành là chính’, ăn không ngồi rồi và vô tích sự này.
Sự bế tắc trên cùng cái vòng lẩn quẩn tăng biên chế – tăng lương đang khiến cho ngân sách chế độ đang bộ lộ ngày càng rõ những triệu chứng cạn kiệt để lao nhanh đến tâm chấn khủng hoảng.

Luộc đất đai !


Với luộc: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Với luộc này thì toàn bộ dân tộc VN đều là kẻ ở trọ trên chính ngôi nhà của mình. Bởi, nhà nước có thể thu hồi đất của người dân này để cấp cho người dân kia. Vì đất của toàn dân chứ đâu phải của riêng chi ai, nếu bạn chống lại là bạn phạm luật. Và nhà nước sẽ cho lực lượng chức năng đến tóm cổ bạn lôi ra khỏi nhà.
Tất nhiên, khi thu hồi đất của bạn nhà nước sẽ đền bù. Nhưng. Nhà nước sẽ đền cho bạn theo giá của nhà nước quy định. Đất của bạn, nhà của bạn, nhưng giá cả bồi hoàn thì do nhà nước đưa ra, bạn không có quyền ra giá mảnh đất đó, ngôi nhà đó. Xong, bạn cầm tiền nhà nước đền bù đi chổ khác mua lại đất với giá….. thị trường. Bởi, nhà nước đâu có đất để bán ưu đãi cho bạn, vì đất của toàn dân kia mà. Ha ha !!
Ngược dòng lịch sử thu hồi đất hàng chục năm qua cho ta thấy: Nhà nước thu hồi, cưỡng chế cả làng, cả xã, thậm chí cưỡng chế thu hồi đất của hàng chục ngàn hộ dân để lấy đất giao cho một vài người trên danh nghĩa doanh nghiệp trong chiêu bài «phát triển kinh tế». Chủ doanh nghiệp là ai, Có thể họ là con chú Tám, cháu chị Tư nào đó. Cho dù là con cháu ai đi nữa thì họ cũng là dân. Bởi vậy, trong chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì họ được quyền tóm thâu làng xã, sân bay, núi đồi, bờ biển… thông qua sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước và chính quyền địa phương. Vậy, có đường nào trống giành cho những thằng dân mất nhà, mất đất kia khiếu nại?
Với luật đất đai như thế này thì mồ mả Ông Bà, Từ Đường gia tộc, di tích dòng họ Tổ Tiên của mình chưa chắc đã tồn tại. Nhà cửa, đất đai thì tuổi gì mà kể vô? Ôi, cái luộc đất đai!!

Xúc phạm Công lý khi tòa nương nhẹ cho Đảng viên ấu dâm

RFA-2018-05-14  
Bức hình nhân chứng Vajay (quốc tịch Ấn Độ) chụp bị cáo Nguyễn Khắc Thủy có hành vi dâm ô bé gái ở chung cư.
 Bức hình nhân chứng Vajay (quốc tịch Ấn Độ) chụp bị cáo Nguyễn Khắc Thủy có hành vi dâm ô bé gái ở chung cư.Soha
Bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ vốn là một Đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng và từng là cựu lãnh đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, chi nhánh tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ bị toà tuyên án 3 năm tù giam đối với hành vi xâm phạm tình dục cùng lúc 4 bé gái vị thành niên tại chung cư Lakesides tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mức hình phạt được giảm nhẹ so với mức án được đưa ra tại toà sơ thẩm khiến gia đình các nạn nhân bức xúc, dư luận xã hội lên án.
Bà Kim Thuý, một Đảng viên nghỉ hưu bày tỏ nỗi thất vọng trước bản án mà bà cho rằng hoàn toàn không thoả đáng.
Cuộc đời của 4 đứa trẻ sau khi mà nó lớn và nó hiểu được ra chuyện nó bị xâm hại tình dục đối với bản thân chúng nó, đó là một cái đau đớn mà chúng nó sau này không thể lý giải được đối với tương lai của chúng nó. Dư luận vô cùng bức xúc vì điều đó. Mấy hôm nay vào trang mạng thì thấy người ta phỉ báng, người ta chửi rủa, người ta nói không ra một cái gì cả ”
Đồng quan điểm với nhiều người dân, luật sư Võ An Đôn cũng cho rằng mức hình phạt 18 tháng mà toà phúc thẩm đưa ra là quá nhẹ đối với bị cáo. Luật sư Võ An Đôn cho biết:
“Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ đặc biệt, bị cáo là người lớn tuổi mà lại xâm phạm tình dục trẻ em thì cần phải xử lý nghiêm minh để răn đe người khác trong xã hội”
Tâm lý của bị cáo bình thường rất sợ pháp luật, nhưng trong trường hợp này thì thấy bị cáo ra toà thì chống nạnh, thách thức toà án, cho thấy một sự xem thường luật pháp - luật sư Võ An Đôn
Trong khi đó, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng quốc hội lại cho rằng, ngoài việc gây ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân thì chiếu theo một số điều trong khung hình phạt mà Toà án phúc thẩm đưa ra, mức án treo cũng như thời hạn 18 tháng không vi phạm pháp luật. Luật sư Thuận giải thích:
“Ở đây áp dụng các điều luật là đúng rồi. Trong Bộ luật hình sự thì có quy định là không nên phạt tù giam đối với người trên 70 tuổi. Ông này ông ý già, quấy rối tình dục, làm chuyện linh tinh xấu hổ thì nó là chuyện đạo đức, dâm ô thì hậu quả đó hình phạt xử như thế thì về mặt tình cảm tâm lý người ta cho là nhẹ và nên cầm tù ông đó đi, nhưng tôi cho rằng trong pháp luật thì chỗ đó có thể xử theo mức đó thì cũng là hài hoà”
Tuy nhiên, luật sư Trần Quốc Thuận cũng lên án hành động doạ đốt thẻ Đảng viên của bị cáo và coi đó là một thái độ thách thức. Theo luật sư Thuận, hành vi tỏ ra bất chấp và liều mạng đó cho thấy bị cáo Thuỷ đã từng làm giám đốc ngân hàng, giàu có nên tỏ thái độ ỷ y là điều đáng trách và cũng là một tình tiết để tăng tội:
Tôi đã từng làm thẩm phán, nếu tôi là thẩm phán tôi sẽ để bản án 3 năm mà treo thì dễ chịu hơn, đằng này đã để án treo rồi lại còn giảm án nữa cho nên tạo nên phẫn uất trong xã hội. Phẫn uất đó chỉ làm xấu cho cái Đảng thôi và tạo cái phản cảm trong xã hội”
Chia sẻ quan điểm của luật sư Trần Quốc Thuận, luật sư Võ An Đôn cũng lên án thái độ của bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ:
Tâm lý của bị cáo bình thường rất sợ pháp luật, dù anh có phạm tội nặng đến mấy hay như thế nào thì khi ra toà anh cũng rất là sợ, nhưng trong trường hợp này thì thấy bị cáo Thuỷ là người Đảng viên 50 năm tuổi Đảng và hơn 70 tuổi rồi nhưng mà ra toà thì chống nạnh, thách thức toà án, cho thấy một sự xem thường luật pháp”
Tại sao sức khoẻ anh yếu mà dục vọng của anh lại lớn thế? Dục vọng của anh lớn có nghĩa là sức khoẻ của anh quá mạnh mẽ, quá là dư thừa chất thì nó mới xảy ra chuyện như thế - bà Kim Thuý, cán bộ nghỉ hưu
Trước lý do được Hội đồng xét xử đưa ra là Bị cáo được hưởng án treo vì các tình tiết giảm nhẹ như là đảng viên có nhiều cống hiến cho ngành ngân hàng cũng như tuổi cao và mắc các chứng bệnh tuổi già như cao huyết áp.. bà Thuý cho rằng đây tư cách một người Đảng viên như thế là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Nếu anh là một Đảng viên tốt, một Đảng viên thực sự thì không bao giờ anh được phép lôi thẻ Đảng ra để khống chế bất kỳ một ai cả. Cái thứ hai nữa là đem sức khoẻ ra để khống chế thì lại càng không được. Tại sao sức khoẻ anh yếu mà dục vọng của anh lại lớn thế? Dục vọng của anh lớn có nghĩa là sức khoẻ của anh quá mạnh mẽ, quá là dư thừa chất thì nó mới xảy ra chuyện như thế.”
Tiến sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, trưởng khoa Tâm lý xã hội học, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội giải thích bức xúc của dư luận trong những ngày qua và nêu ra những tác động xã hội từ bản án nói trên:
Xã hội bao giờ người ta cũng căm ghét và lên án những hành vi dâm ô đặc biệt là của người lớn tuổi đối với trẻ vị thành niên thì người ta cực kỳ căm phẫn. Do đó, khi mà bất kỳ bản án nào mà lại không thoả mãn được một cái tâm lý hay dư luận chung thì nó sẽ gây ra những bức xúc, bức bối và tất nhiên sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của người dân và người ta cảm thấy không còn tin cậy vào hệ thống luật pháp hay cơ quan bảo vệ an ninh nữa và sẽ dẫn đến việc người ta sẽ tự xử
Trong ngày 14/5, một số cơ quan chức năng Việt Nam gồm Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Uỷ ban Bảo vệ Phụ nữ & trẻ em, Toà án Nhân dân Tối cao… vào cuộc và yêu cầu xem xét lại đối với bản án phúc thẩm cũng như yêu cầu tiếp tục xử giám đốc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ.

Bắt cướp, việc của công an hay của dân?

RFA-2018-05-15 
Công an có mặt sau khi kẻ cướp đã giết hại hai hiệp sĩ ở quận 3, TP.HCM.
  Công an có mặt sau khi kẻ cướp đã giết hại hai hiệp sĩ ở quận 3, TP.HCM.Courtesy of Tienphong
Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao vụ việc hai hiệp sĩ ở TP.HCM đã bị đâm chết trong khi tham gia một vụ vây bắt nhóm trộm xe máy. Nhóm hiệp sĩ này gồm 5 người, là thành viên của đội hiệp sĩ quận Tân Bình, thực hiện vụ bắt cướp trên đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc quận 3. Ngoài 2 hiệp sĩ thiệt mạng, 3 người còn lại bị đâm đến trọng thương phải vào viện cấp cứu.
Sau khi vụ việc được báo chí đưa tin, phần đông dư luận bày tỏ sự đau xót và biết ơn tới các hiệp sĩ “vì nghĩa quên thân”. Nhưng cũng không ít người bức xúc khi lực lượng an ninh không làm tròn nhiệm vụ, để dân thường phải can thiệp.
Blogger Huỳnh Công Thuận, một người dân sống ở TP.HCM cho RFA biết cách làm việc của lực lượng an ninh quanh nơi ông sống:
Tôi đã từng bị rồi nên tôi biết, họ không có kịp thời mà cũng không làm gì đâu. Họ đợi sự việc xảy ra, biết hết rồi họ mới tới. Chuyện nhỏ nhỏ thì họ cho lướt qua, họ bỏ luôn. Lớn quá thì đổ qua đổ lại. Công an mà gặp cướp là hay né.
Tôi đã từng bị rồi nên tôi biết, họ không có kịp thời mà cũng không làm gì đâu.
- Blogger Huỳnh Công Thuận
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 5 trong một buổi họp báo liên quan chuyện hiệp sĩ  đã thừa nhận hiện tại mới chỉ trấn áp tội phạm chứ chưa có giải pháp chấm dứt phát sinh tội phạm tại thành phố này. Ông Minh cũng nói rằng vấn đề an ninh trật tự còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Việc trấn áp chỉ giải quyết được phần ngọn.
Trên báo Pháp Luật ngày 25/3/2016 đăng một bài viết ghi nhận ý kiến của người dân về cách làm việc của đội ngũ công an khi dân gặp nạn. Bài đăng có tựa đề “Bị cướp giật nhưng ngán báo công an, tại sao?” Trong bài, nhiều người dân nói rằng cách giải quyết của cơ quan chức năng trong các vụ cướp giật không rốt ráo và nhiều thủ tục rườm rà khiến họ “ngán ngẩm”.
Trong khi đó các nhóm hiệp sĩ đường phố lại có vẻ được lòng dân hơn. Nhóm Hiệp sĩ của anh Hải ở Bình Dương đã hoạt động hơn hai chục năm nay và không đếm xuể các vụ cướp giật nhóm anh giúp triệt phá.
Anh Hải, cho biết nhóm hiệp sĩ của anh được sự tín nhiệm của dân thậm chí hơn cả lực lượng chức năng, nhờ sự nhanh nhậy kịp thời xử lý tình huống của nhóm:
Người dân điện thoại bị cướp ở vùng nào đó thì anh em nghe, miêu tả đặc điểm của xe, rồi an hem sẽ chốt chặn ở các ngả đường ngay lập tức để truy đuổi chiếc xe đó. Nhanh ở chỗ đó. Dân chỉ cần một cú điện thoại. Nói chung anh em hiệp sĩ bọn tôi lúc nào cũng nhanh lẹ, làm gọn.
Cũng tương tự như nhóm của anh Hải, nhóm Hiệp sĩ Tân Bình có hai thành viên thiệt mạng vừa qua cũng từng tham gia hơn 500 lần bắt cướp trong hơn 20 năm nay.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội luật sư TP.HCM, cho biết về tình hình an ninh trật tự tại thành phố này:
TP.HCM là một thành phố lớn và số dân cư các tỉnh ở đây rất đông. Do đó, với một số dân rất lớn như vậy, cần phải có rất đông lực lượng công an thì mới giữ gìn trật tự được. Người dân thấy những bức xúc ngoài đường, đã hình thành nên những người tự nguyện trấn áp những bọn tội phạm này. Đặc biệt, những tên cướp này sử dụng ma túy đá và chúng không tỉnh táo, bất chấp để cướp của giết người.
Ngay khi xảy ra vụ việc thương tâm với nhóm hiệp sĩ Tân Bình, Chủ tịch TP.HCM ông Nguyễn Thành Phong đã tới thăm các nạn nhân nằm viện và hứa sẽ làm việc với công an thành phố để tìm biện pháp bảo vệ các hiệp sĩ.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng có hành vi tương tự; đồng thời nói thêm nên rà soát lại số ‘hiệp sĩ’ tại thành phố Sài Gòn và trang bị áo giáp cho họ.
Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào cho phép được trang bị và đào tạo nghiệp vụ cho các hiệp sĩ đường phố. Tức là, trong quá trình bắt cướp họ không được phép sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp. Nếu vô tình làm chết người, họ vẫn phải chịu án tù như thường.
Đây cũng chính là điều luật sư Nguyễn Văn Hậu trăn trở. Ông cho rằng Nhà nước phải có các biện pháp, chính sách cụ thể để bảo vệ các hiệp sĩ:
Phải có một tiết chế pháp lý bởi vì việc làm của các hiệp sĩ là một việc làm trượng nghĩa và hầu hết là vì động cơ không vụ lợi. Trong khi xã hội rất phàn nàn về sự thờ ơ với các tiêu cực hiển hiện trên khắp các đường phố thì hiệp sĩ bắt cướp giật cho người ta một niềm tin lạc quan về tinh thần xã hội giữa các cư dân ở các đô thị lớn.
Các hiệp sĩ là dân thường, họ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật như bất kỳ một công dân nào khác. Nếu có sự cố không mong muốn với kẻ cướp thì hiệp sĩ có thể phải đi tù, tội vô ý làm chết người, chứ không phải tội vô ý làm chết người trong khi thi hành công vụ, hay miễn tội.
Từ đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng Nhà nước phải có các quy định pháp lý, ví dụ phải đào tạo cho các hiệp sĩ và có các cơ chế chính sách, ví dụ phải được hưởng chế độ liệt sĩ nếu hi sinh. Và phải trang bị cho họ các công cụ hỗ trợ tác nghiệp như áo giáp, roi điện,…
Nếu có sự cố không mong muốn với kẻ cướp thì hiệp sĩ có thể phải đi tù
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công, thuộc Bộ Lao động –Thương binh- Xã hội cũng cho rằng hai hiệp sĩ tử vong trong lúc bắt trộm đủ điều kiện được công nhận là liệt sĩ theo pháp luật VN.
Blogger Huỳnh Công Thuận lại không ủng hộ chuyện dân thường làm hiệp sĩ đi bắt cướp. Lý do ông đưa ra:
Việc bắt cướp là để những người có học chuyên về vấn đề đó và được huấn luyện để bắt cướp, chứ tay không đứng ra làm anh hùng đâu có được. Người bắt cướp lỡ tay làm chết người là ở tù như thường. Công an muốn đưa những người này ra làm bia chết thế cho công an thôi”.
Sáng 14/5, Phó Thủ tướng ông Trương Hòa Bình đã gửi Công điện tới UBND TP.HCM và Bộ Công an yêu cầu khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm vụ việc trộm xe giết người ở quận 3. Đồng thời, ông Trương Hòa Bình cũng biểu dương nhóm hiệp sĩ đã sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ an ninh trật tự.

Ma trận dư luận và những ‘tự diễn biến’ không từ quần chúng

RFA-2018-05-14
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm.

 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm.AFP

“Tự diễn biến” không từ quần chúng

Sáng ngày 11/5/2018, mạng xã hội của người dùng trong nước lan truyền đi một tin nhắn cho biết là được gửi ra từ ban Tuyên giáo Trung ương đến các tổng biên tập: “Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, TPHCM, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị”.
Cùng ngày, phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ, 77 tuổi và 51 năm tuổi Đảng, được giảm từ 3 năm tù giam thành 18 tháng tù treo vì tội “dâm ô” trẻ em.
Cùng ngày, người Công giáo lên tiếng mạnh mẽ trên mạng xã hội, phản đối  MV “Hãy chạy đi” của ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã xúc phạm Thiên Chúa và Đức Mẹ dù đạt 20 trượt xem chỉ trong 24 giờ
Ông P.T, một nhà quan sát diễn biến chính trị, xã hội ở Việt Nam, trao đổi qua tin nhắn cho biết ông theo dõi những sự việc đang xảy ra và nhận thấy nó là “1001 vụ” và tất cả là “tự diễn biến”, chắc chắn không phải từ quần chúng.
Ông có cách nói vui khi gọi vấn đề này, đó là “cầm đèn chạy theo ô tô”. Cái ánh sáng của chiếc ô tô ấy rọi đến đâu thì dân luận, tức người dân và những lời bình luận sẽ chạy theo ánh sáng ấy.
Đưa tin Sơn Tùng đốt ảnh Đức Mẹ để đánh lạc hướng dư luận, rình rình đánh úp nhà dòng Thủ Thiêm chắc? - Facebook Phuong Le
Thế nhưng, trong số hơn 90 triệu dân Việt Nam hiện tại, không phải ai dùng mạng xã hội cũng lạc theo chiếc ô tô ấy. Bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ, hay ca sĩ Sơn Tùng, đối với họ, chỉ là những chủ đề được sử dụng để định hướng dư luận. Ngay sau khi sự kiện Sơn Tùng M-TP diễn ra, Facebook Phương Lê đã đăng ngay bình luận:
“Đưa tin Sơn Tùng đốt ảnh Đức Mẹ để đánh lạc hướng dư luận, rình rình đánh úp nhà dòng Thủ Thiêm chắc?”

Ngẫu nhiên trùng khớp

Blogger Trương Duy Nhất, chủ của trang Một Góc Nhìn Khác có ý kiến đối lập với nhận định trên. Theo ông, tất cả những sự việc từ phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ cho đến MV của Sơn Tùng diễn ra trong ngày 11/5/2018 đều là những vụ việc quá nhỏ không cần đến cách định hướng dư luận của Ban Tuyên giáo.
Thêm vào đó, với quan sát của một nhà báo, mọi chuyện không được hiểu đơn giản chỉ là “định hướng dư luận”, mà xa hơn nữa, theo ý của ông, có “nhiều việc dính đến chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước" đối với những sự vụ lớn như Thủ Thiêm ngày nay và Đà Nẵng ngày trước.
“Tất nhiên mình nói đen ra thì nó phải có một kịch bản gì đấy để hướng dư luận thì tôi cho nó là đúng. Mình cũng có thể đặt câu hỏi, nhưng mà là với những câu chuyện lớn, giống như chuyện Đà Nẵng ngày xưa, bây giờ mới biết chứ khi khởi đầu nó chỉ chuyển rất đơn giản.
Nó cũng như câu chuyện Trịnh Xuân Thanh khởi đầu chỉ là câu chuyện chiếc xe biển số xanh thôi, rồi nó thành một vụ đại án như thế. Vụ Đà Nẵng thì khởi đầu cũng chỉ là chiếc xe của ông Nguyễn Xuân Anh, rồi cuối cùng gần như “ngẫu nhiên” xảy ra chuyện bán đảo Sơn Trà rồi thành đại án, rồi hoá ra lại trùm cả vụ các quan chức ở Bộ Công an.”
Nó cũng như câu chuyện Trịnh Xuân Thanh khởi đầu chỉ là câu chuyện chiếc xe biển số xanh thôi, rồi nó thành một vụ đại án như thế. Vụ Đà Nẵng thì khởi đầu cũng chỉ là chiếc xe của ông Nguyễn Xuân Anh, rồi cuối cùng gần như “ngẫu nhiên” xảy ra chuyện bán đảo Sơn Trà rồi thành đại án, rồi hoá ra lại trùm cả vụ các quan chức ở Bộ Công an. - Blogger Trương Duy Nhất
Theo cách gọi của nhà báo Trương Duy Nhất, đây là cách dàn binh bố trận, những chiến lược chuẩn bị cho 1 trận đánh lớn. Trận đánh đó mang tên “Đánh tham nhũng”.
Từ đầu tháng 5, hàng loạt những sự kiện gây chú ý lớn cho dư luận liên tục diễn ra. Vụ việc nào cũng được sự hưởng ứng nhiệt tình và quyết liệt từ mạng xã hội và báo chí nhà nước. Từ việc giải toả Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, thất lạc bản đồ quy hoạch Quận 2, phá bỏ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để mở rộng Uỷ ban Nhân dân Thành phố, cho đến “bỗng nhiên” khơi lại dự án Khu đô thị Thủ Thiêm từ 20 năm trước.
Về cách diễn tiến của vấn đề Thủ Thiêm, cựu Tổng Thư ký toà soạn báo Thanh Niên, ông Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy trước khi sự việc rộ lên thì đã có vài cá nhân, nhà báo đưa thông tin lên để tạo dư luận, sau đó thì báo chính thống mới đưa tin.
“Những thông tin này cũng được trong Thành uỷ cung cấp ra. Chứ không cung cấp ra thì báo chí không nắm được.”
Đồng thuận với ý kiến này, nhà báo Trương Duy Nhất nhấn mạnh một chi tiết ông nhận thấy có sự tương quan giữa Thủ Thiêm và Hội nghị Trung ương 7.
“Chuẩn bị kết thúc Hội nghị Trung ương 7 thì tự nhiên những tài liệu mật được tung ra và bắt đầu khơi lại câu chuyện Thủ Thiêm như trước đây khơi câu chuyện Đà Nẵng.”
Theo ông, sự sắp xếp cho thời gian ra đời của vấn đề Thủ Thiêm mới chính là cách định hướng dư luận, xem dư luận đồng lòng ủng hộ hướng nào. Và ông cho rằng: “không phải là mục đích hướng dư luận, mà chính là hướng mới của ngọn lửa đang hừng hực chực chờ Thành phố Hồ Chí Minh.”
Với nhận định khá bình thản, vốn dĩ đã quá quen thuộc với những sự việc “nóng”, có vai trò “hỗ trợ” cho nhau mỗi khi xảy ra trong xã hội và chính trường Việt Nam, cũng qua tin nhắn, ông P.T: “Khi xem 1 trận đấu, dù không có máu cá độ, chúng ta vẫn bị cuốn hút, hồ hởi... Rồi bình luận, rồi ý kiến như người trong cuộc.  Đúng người trong cuộc thì đã, đang bán độ mà mình không biết. Vậy đó!”
Hiểu một cách nôm na, cho dù thật sự có định hướng hay chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên, thì người Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một ma trận dư luận và cơn bão của các vấn đề xã hội. Cơn bão ấy cũng như một trận đấu (theo cách nói của ông P.T), mà mỗi người người dân dù muốn hay không, vẫn phải nhìn, phải nghe, phải sống, phải thở cùng với nó.

LM Đinh Hữu Thoại bị cấm xuất cảnh vì hỗ trợ thương phế binh VNCH?

VOA Tiếng Việt/15/05/2018 
Linh mục Đinh Hữu Thoại, Ảnh: Facebook Tin Mừng cho Người nghèo.
Linh mục Đinh Hữu Thoại, Ảnh: Facebook Tin Mừng cho Người nghèo.
Linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, giáo phận Đà Nẵng, vừa bị cấm ra khỏi Việt Nam khi ông đang trên đường dự định xuất cảnh sang Hoa Kỳ. Lý do cấm, theo ông, có thể là do các hoạt động của ông hỗ trợ các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ giáo xứ Tiên Phước, Linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết vào sáng ngày 14/05/2018, ông đã bị Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum, chặn lại, không cho ông xuất cảnh sang biên giới:
“Tôi có công việc đi thăm gia đình và một số người quen ở Hoa Kỳ. Khi có visa xong, tôi muốn chắc chắn nên tôi không đi đường máy bay mà tôi đi lại đúng cửa khẩu trước đó tôi đã đi để tránh rủi ro càng ít càng tốt. Nhưng khi họ quét hộ chiếu thì nhân viên Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Bờ Y có vẻ khựng lại, họ vào bên trong trao đổi với nhau và thông báo với tôi là họ nhận được văn bản cấm tôi xuất cảnh.”
Khi họ quét hộ chiếu thì nhân viên Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Bờ Y có vẻ khựng lại, họ vào bên trong trao đổi với nhau và thông báo với tôi là họ nhận được văn bản cấm tôi xuất cảnh.
Linh mục Đinh Hữu Thoại nói với VOA.
Đài VOA đã tìm cách liên lạc với Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kon Tum, nhưng chưa được phản hồi.
Linh mục đăng tải trên Facebook một đoạn ghi âm lời giải thích của một người được cho của là cán bộ Biên phòng có đoạn:
“Trong trường hợp của ông, khi quét hộ chiếu trên mạng cho thấy tạm thời chưa cho phép ông xuất cảnh. Lý do thì trên mạng nói …”
Ngày Tri ân Thương phế binh quân lực VNCH tại DCCT Sài Gòn 28/4/2014.
Ngày Tri ân Thương phế binh quân lực VNCH tại DCCT Sài Gòn 28/4/2014.
Theo linh mục Thoại, cán bộ Biên phòng không nêu rõ lý do vì sao ông bị cấm xuất cảnh, nhưng theo ông, việc ông tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và đặc biệt là vận động hỗ trợ cho các thương phế binh VNCH có thể là lý do khiến ông không được rời khỏi Việt Nam. Linh mục cho biết thêm:
“Họ hơi dè dặt việc đưa ra lý do chi tiết, họ có thể nhận được văn bản của A88 Bộ Công An và nói chỉ làm theo lệnh. Nhưng tôi nghĩ có lẽ việc tôi lên tiếng cho những vấn đề tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và việc tôi giúp cho chương trình thương bế binh VNCH, hỗ trợ cho các thương bế binh miền trung. Ở đây hoàn cảnh còn khắc nghiệt hơn ở Sài gòn, lần nào tôi đi phát quà cho thương phế binh cũng gặp khó khăn, tôi nghĩ đó cũng là lý do mà họ tiếp tục chặn không cho tôi xuất cảnh.”
Linh mục Thoại cho biết vào ngày 3/11/2017, ông đã xuất cảnh qua cửa khẩu Bờ Y bình thường nhưng đến ngày 14/5 vừa rồi khi xuất cảnh lần nữa thì bị chặn lại. Trước đó, vào năm 2011, Linh mục Thoại cho biết đã bị chặn xuất cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.
Nhận định về việc Linh mục Thoại bị hạn chế đi lại, Linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách Chương trình Tri Ân Thương Phế Binh VNCH của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, viết trên Facebook: “Tùy tiện và lạm quyền, Bộ đội và Công an hợp tác với nhau cướp đoạt quyền đi lại của công dân.”
Tùy tiện và lạm quyền, Bộ đội và Công an hợp tác với nhau cướp đoạt quyền đi lại của công dân.
Linh mục Lê Ngọc Thanh viết trên Facebook.
Trước đó, các nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận và tự do tôn giáo như nhà thơ Bùi Minh Quốc, mục sư Tin lành Thân Văn Trường, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, cũng bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh “vì lý do an ninh.”

Việt Nam mở rộng chống tham nhũng bằng việc trong sạch hóa Đảng

VOANews/15/05/2018
Bộ trưởng Công an Đại tướng Trần Đại Quang đứng cùng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh trong lễ bế mạc QH khóa 12 trong đó ông Quang được cử làm Chủ tịch nước.
 Bộ trưởng Công an Đại tướng Trần Đại Quang đứng cùng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh trong lễ bế mạc QH khóa 12 trong đó ông Quang được cử làm Chủ tịch nước.
Hàng trăm ủy viên Ban chấp hành Trung ương vừa nhóm họp ở Hà Nội khẳng định quyết tâm bài trừ tham nhũng và đánh giá các cán bộ một cách nghiêm ngặt hơn.
Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết Hội nghị Trung ương 7 bế mạc hôm 12/5, tập trung quy hoạch cán bộ, thông qua một nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó nêu phương pháp đánh giá cán bộ một cách nghiêm ngặt. Theo truyền thông trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện lập quy họach cán bộ chiến lược cho “600 cán bộ ưu tú nhất,” để bầu vào 200 chức danh ủy viên trung ương khóa mới (khóa XIII).
Các vụ án tham nhũng ở các giới chức cấp cao đã được đưa ra xét xử năm ngoái khi người dân quá bức xúc về các trường hợp tham ô, hối lộ; từ việc thu phí giao thông bất hợp lý đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp.
Các nhà phân tích nói chính sách tự chỉnh đốn của Đảng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong việc kiểm soát tham nhũng và bảo vệ nền kinh tế.
Ông Nguyễn Trung, Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Người Việt Nam nay quan tâm nhiều đến tình hình chính trị trong nước, họ muốn theo dõi xem chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đi đến đâu.”
Vào tháng 9, một tòa án ở Hà Nội đã kết án tử hình cựu Chủ tịch công ty dầu khí PetroVietnam và án chung thân cho một viên chức OceanBank trong vụ án tham nhũng lên đến hàng triệu đôla. Vào tháng Giêng, 22 quan chức khác của PetroVietnam và các chi nhánh tập đoàn này bị xét xử.
Một số người nghi ngờ còn rất nhiều quan tham chưa lộ diện.
“Điều chúng ta thấy đây là một phần nhỏ của những gì đang xảy ra”, ông Dustin Daugherty, cộng sự cao cấp của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates nói. “Những vụ này thường được đưa ra tòa và rõ ràng vì lý do chính trị, vì vậy thật khó để thực sự sử dụng nó”.
“Chúng ta không có nhiều thứ để xem xét trong một xã hội tranh tối tranh sáng. Vì vậy, chúng ta phải xem xét và sử dụng nó như một phong vũ biểu, nhưng tôi không chắc phong vũ biểu này tốt như thế nào”, ông nói.
Thanh tẩy từ nội bộ
Theo các nhà quan sát, hiện người đứng đầu đảng đang khiến các đảng viên run sợ sẽ có thêm nhiều vụ tham nhũng bị đem ra xử. Đảng kiểm soát chính phủ, và một số người trong số 4,4 triệu đảng viên của đảng điều hành các doanh nghiệp nhà nước.
Từ năm 1986, Việt Nam đã phát triển kinh tế bằng cách thu hút đầu tư, hiện đang đẩy mạnh tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 6%.
Một chính phủ sạch hơn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước, theo bà Hoàng Việt Phương, trưởng phòng nghiên cứu và tư vấn đầu tư tại SSI Securities Services tại Hà Nội. Những công ty này chiếm khoảng một phần ba trong tổng số 221 tỷ đôla GDP.
Chiến dịch chống tham nhũng là “nhất quán, và nó vẫn đang tiếp diễn, bởi vì vẫn còn một số vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết”, bà nói.
Bước ngoặc mới
Năm ngoái các vụ bắt giam nghi phạm tham nhũng tràn ngập trên báo chí Việt Nam. Tuần trước, báo VNExpress loan tin công an Việt Nam đã bắt giam hai quan chức của một công ty con của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam với "cáo buộc nhận lãi ngoài một cách bất hợp pháp từ ngân hàng đang bị bê bối bao trùm OceanBank."
“Đây có thể là một điều tốt trong dài hạn, vì các doanh nghiệp nhà nước sẽ trở nên hiệu quả hơn nhiều,” bà Phương nói. “Tôi thấy thông điệp nhất quán của Đảng là sẽ tiếp tục chống tham nhũng và trong thực tế đã diễn ra nhiều hơn trông đợi. Chúng tôi không nghĩ là chiến dịch sẽ phát hiện được nhiều vụ tham nhũng.”
Trang tin quốc tế VnExpress ngày 7/5 trích lời Tổng Bí thư nói Việt Nam còn “thiếu những người có năng lực làm lãnh đạo.” Báo này nói tiếp rằng nhiều giới chức cao cấp bị dính vào các vụ án tham nhũng. VnExpress International trích lời người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói một số vụ vi phạm “gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước.”
Hội nghị Trung ương 7 đã thông qua một nghị quyết đề ra những biện pháp đánh giá sinh hoạt của đảng viên khách quan hơn, cùng với những biện pháp “kiểm soát quyền hành, ngăn ngừa hối lộ trong việc bổ nhiệm các chức vụ và chống lại chủ nghĩa cá nhân trong công tác nhân sự,” Viet Nam News loan tin ngày thứ Bảy 12/5.
Những tin tức sau đại hội Ban Chấp hành trung ương đảng không đưa ra chi tiết về vai trò của 600 cán bộ ưu tú, nhưng Viet Nam News nói đảng sẽ chọn một “đội ngủ các giới chức cao cấp đặc biệt ở cấp chiến lược với đủ đức tính, khả năng và uy tín phù hợp với nhiệm vụ được giao phó.”
Các giới chức Việt Nam tỏ ra nghiêm chỉnh trong cuộc cải cách này để giữ được sự ủng hộ của quần chúng và làm cho công việc dễ dàng hơn, ông Frederick Burke, đối tác với công ty luật Baker McKenzie ở Thành phố Hồ Chí Minh nói.
“Các nhân vật quan liêu một mặt nỗ lực tìm những cơ hội mới, một mặt ra sức bảo vệ hệ thống hiện có. Có những vi phạm rõ ràng tại những công ty nhà nước mà tôi nghĩ đảng nhận thức được rằng cần phải chấn chỉnh nếu không đảng sẽ mất sự ủng hộ của quần chúng,” ông Burke nói.