Sunday, February 16, 2014

Thai nhi chết lưu, 20 giờ nhập viện mới được phát hiện

gười dân chen lấn lấy thuốc ở Bệnh viện Đa khoa Cái Nước - là nơi con sản phụ Thảo chết ngộp sau gần một ngày nhập viện.


Một sản phụ chuyển dạ nhập viện sau gần 20 giờ, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước mới phát hiện thai nhi chết lưu trong bụng mẹ từ trước.

Sự việc đau lòng xảy ra với sản phụ Võ Thị Phương Thảo (20 tuổi, trú tại ấp Nhà Di, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước phát hiện thai nhi tử vong sau gần 20 tiềng đồng hồ nhập viện.
Trước đó, sản phụ Thảo có dấu hiệu chuyển dạ đã được người thân đưa đến Bệnh viện ĐK khu vực Cái Nước lúc 10 giờ ngày 15/2.
Tại đây, y tá hộ sinh chẩn đoán thai nhi bình thường, gia đình yên tâm chờ sinh.
Đến 6 giờ sáng ngày 16/2, bác sĩ trực Khoa sản siêu âm và thông tin đến gia đình: “Thai nhi chết lưu trong bụng mẹ từ trước”.
Đến 10 giờ cùng ngày, sản phụ Thảo sinh hạ, thai nhi không động đậy thì gia đình mới bất ngờ, đau đớn.
“Họ lánh mặt chúng tôi, chối bỏ trách nhiệm” – bà Nguyễn Thị Hạnh, mẹ chồng sản phụ Thảo bức xúc.
Sản phụ Thảo vẫn đang nằm dưỡng sức tại bệnh viện trước sự chăm sóc của gia đình.
Chồng sản phụ Thảo là anh Bi Đô cho biết, vợ anh rất đau buồn và tuyệt vọng. Liên tục yêu cầu bác sĩ, y tá giải thích về sự việc.
Hiện gia đình sản phụ Thảo vẫn chưa gặp được người có trách nhiệm của bệnh viện để làm rõ vụ việc.
Trao đổi qua điện thoại với PV, BS Trần Văn Chức - PGĐ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước xác nhận, trường hợp thai nhi chết lưu được phát hiện khi siêu âm, chẩn bằng hình ảnh.
“Khi biết chuyện, bệnh viện đã thông tin đến gia đình sản phụ Thảo biết tình hình và gia đình đồng ý cho sản phụ sinh cháu. Chuyện đáng tiếc trên không phải lỗi do bệnh viện?!” – BS Chức thông tin.
Ngoài ra, ông Chức còn lý giải do sản phụ nhập viện mỗi ngày khá đông, nên ưu tiên làm trước các xét nghiệm, siêu âm cho sản phụ sắp sinh.

Cháy cơ sở dệt kim, 1 người thiệt mạng

(Soha.vn) - Ngọn lửa bất ngờ bùng lên dữ dội vào rạng sáng nay tại một cơ sở dệt kim khiến nam công nhân ngủ bên trong tử vong do ngạt khói.

Đến sáng 17/2, lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại cơ sở dệt kim tư nhân ở số 85 đường Lê Thúc Hoạch (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú). Nạn nhân tử vong được xác định là anh Phạm Cường (31 tuổi, quê Quảng Nam).
Căn nhà nơi xảy ra vụ hỏa hoạn
Căn nhà nơi xảy ra vụ hỏa hoạn
Trước đó, vào khoảng 3h45sáng cùng ngày, người dân xung quanh ngửi thấy mùi khét nên đi kiểm tra. Ngay sau đó, họ phát hiện lửa bùng lên dữ dội ở căn nhà một trệt, gác lửng.

Lúc này, người dân cùng dân phòng và công an phường huy động phá cửa, dập lửa và cứu người kẹt bên trong. Tuy nhiên, do căn nhà khóa trái cửa, cộng thêm cơ sở dệt kim chứa nhiều nguyên vật liệu dễ bén lửa khiến đám cháy bùng nhanh.

Ngọn lửa có nguy cơ lan sang 2 nhà dân kế bên khiến nhiều người lo lắng ôm tài sản tháo chạy ra đường tạo nên khung cảnh hỗn loạn.
Nhiều tài sản trong nhà bị cháy rụi
Nhiều tài sản trong nhà bị cháy rụi
Lực lượng PCCC Tân Phú điều khoảng 6 xe chữa cháy nhanh chóng có mặt tại hiện trường. 30 phút sau, đám cháy được khống chế hoàn toàn.

Tại hiện trường, căn nhà làm cơ sở dệt kim bị lửa thiêu cháy rụi, nhiều cuộn chỉ nằm vương vãi bên trong và mặt tiền căn nhà. Cảnh sát vào trong nhà thì phát hiện thi thể anh Cường nằm chết ngạt trên gác.
Nam công nhận không thoát ra ngoài được và tử vong do ngạt khói
Nam công nhận không thoát ra ngoài được và tử vong do ngạt khói
Đến 9h ngày 17/2, thi thể nạn nhân được chuyển về nhà xác An Bình để phục vụ công tác khám nghiệm tử thi nhằm xác minh làm rõ vụ việc.

'Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979'

Hiện vẫn còn chưa muộn để Hội sử học Việt Nam đánh dấu, tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm 1979, theo sử gia, Phó Chủ tịch Hội, Giáo sư Vũ Minh Giang.

Cuộc chiến biên giới 1979 để lại hậu quả nặng nề trong quan hệ Trung - Việt.
Trao đổi với BBC hôm 16/2/2014, một ngày trước khi tròn 35 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, sử gia cho rằng Hội sử học và giới sử có thể tổ chức sự kiện này nhân ngày "kết thúc" cuộc chiến tranh (18/3/1979).

Giáo sư Giang giải thích: "Đúng lúc, hay đúng thời điểm, quan điểm riêng cá nhân của tôi thì tôi rất không muốn lấy ngày 17/2 để làm kỷ niệm, hay làm cái gì cả, là bởi vì tôi đã nghiên cứu lịch sử, thì trong tâm thức của người Việt, chưa bao giờ nhớ cái ngày quân thù tấn công ở Việt Nam cả, chưa bao giờ, cái việc ấy là chúng ta buộc phải đứng dậy,

"Thế còn thường là kỷ niệm sự kiện chiến thắng oanh liệt nào đó, hoặc là cái ngày sạch bóng quân thù, vị vậy cho nên trong thời gian này, cố gắng tổ chức một hoạt động học thuật nào thì vẫn còn là kịp thời."

Hôm Chủ nhật, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận trung ương của Đảng Cộng sản nhận định rằng cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 là một chủ đề "phức tạp" trong quan hệ của hai quốc gia láng giềng cộng sản và ông cũng công nhận cuộc chiến để lại một "hậu quả rất nặng nề" như một di sản trong quan hệ song phương.
'Không chuẩn bị chu đáo'

Sử gia cũng thừa nhận Hội khoa học Lịch sử vừa qua đã không tổ chức đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa mà Trung Quốc phát động trên Biển Đông vào ngày 17/01/1974 nhằm cưỡng chiếm phần lãnh hải biển, đảo khi đó do chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý và thực thi các quyền chủ quyền.

Khi được hỏi về lý do không tổ chức đánh dấu, ông Giang nói: "Khó nói lý do là gì, bởi câu chuyện Hoàng Sa có một chút tế nhị trong mối quan hệ, khó nói hết được,

Người dân tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 ở Hà Nội hôm 16/2/2014.
"Thế nhưng mà quả thực trước hết không có sự chuẩn bị thật là chu đáo cho sự kiện ấy, thế vì vậy cuối cùng cũng không tổ chức được một sự kiện nào. Lúc đầu, chưa có chủ trương lớn đâu, nhưng mà có một số ý kiến nêu ra, và cũng có kiến nghị lên những cơ quan có chức năng, đấy là cơ quan Hội sử học có thể đứng ra tổ chức một Hội thảo,

Một lần nữa, sử gia cho rằng các cuộc xung đột, chiến tranh vài thập niên trở lại đây giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề "nhạy cảm", đặc biệt các sự kiện xung đột ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa vẫn còn liên quan tới các vòng thảo luận và quan hệ bang giao hiện nay giữa hai nước.

Ông cho biết: "Bởi vì ở đây câu chuyện không chỉ là kỷ niệm sự kiện ấy mà vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa còn là những vấn đề đang tiếp tục phải giải quyết và nó rất là khó khăn trong vấn đề của hai nước ở tương lai nữa, chứ không phải như là cuộc chiến tranh đã kết thúc rồi là xong."

'Không hề tráo trở, vô ơn'




Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó"
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, cựu Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Việt Nam đã "quay mặt", "tráo trở" hay "vô ơn" với Trung Quốc ngay sau cuộc chiến 1975 kết thúc, tỏ ra 'kém khéo léo' trong xử lý quan hệ đối ngoại, dẫn đến việc Trung Quốc đã thay đổi lập trường và 'chuyển sang thù địch' với VN, một phần của nguyên nhân cuộc chiến tranh đã làm hàng chục nghìn bộ đội, cán bộ và thường dân Việt Nam bị chết hoặc thương tật đầu năm 1979.

Ông Giang nói: "Nếu như nói rằng là đã có một xử lý không đúng, rồi quay mặt, rồi tráo trở, rồi đi về phía Liên Xô, thì cái đánh giá như thế là hoàn toàn sai."

Nhân dịp này, Giáo sư Giang cũng nhắc lại vấn đề chính quyền Việt Nam đã xử lý ra sao với "Hoa kiều" ở Việt Nam và quan điểm của Đảng và Nhà nước VN với kiều dân Trung Quốc khi đó.

Ông nói: "Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó."

Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 16/2, sử gia bình luận về lời kêu gọi và một số điểm khuyến nghị mà một nhóm nhân sỹ, trí thức và quần chúng vừa loan bố trên mạng xã hội từ trong Việt Nam hôm 12/2, kêu gọi tổ chức và cho phép tổ chức đánh dấu kỷ niệm chính thức 35 năm cuộc chiến.

Ông Giang nói: "Tôi nghĩ rằng những lời khuyến nghị đó rất đông đảo mọi người cho là hợp lý thôi và cần phải đồng tình, bởi vì sao, bởi vì cuộc chiến tranh này là con em chúng ta với tinh thần vì nước quên thân, hy sinh vì độc lập của đất nước, ngã xuống, thì chúng ta phải trân trọng, phải biết ơn."

Khối 8406 tố cáo nhà cầm quyền VN ra Cao ủy Nhân quyền LHQ

VRNs (17.02.2014) - 

ĐƠN TỐ CÁO NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM BẮT GIAM TÙY TIỆN VÀ VI PHẠM CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC CHỐNG TRA TẤN

 
Kính gởi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC.
Đồng kính gởi:
-         Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc HRC.
-         Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW.
-         Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International,
-         Quốc Hội Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
-         Quốc Hội Liên Minh Châu Âu,
 
Chúng tôi xin gởi đến quý cơ quan Đơn Tố Cáo Đảng Và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam Bắt Giam Công Dân Tùy Tiện Và Vi Phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn, Nhục Hình – UNCAT – mà Việt Nam đã tham gia ký kết  ngày 7 tháng 11 năm 2013,  như sau:
 
Vào ngày 11 tháng 02 năm 2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã triển khai một lực lượng công an và cảnh sát lên đến hàng ngàn người tại xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phục kích và bất ngờ tấn công đánh đập rất dã man 21 công dân là những cựu tù nhân lương tâm và các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, khi những công dân này đang trên đường đến viếng thăm gia đình cựu tù Nguyễn Bắc Truyển tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, là gia đình đã bị lực lượng công an và cảnh sát cơ động tỉnh Đồng Tháp tấn công, phá hủy tài sản đồng thời bắt giữ cựu tù Nguyễn Bắc Truyển vào ngày 09 tháng 02 năm 2014, tức là hai ngày trước đó.
 
Kính thưa quý cơ quan,
 
Cả đoàn 21 người gồm cả tu sỹ Phật Giáo Hòa Hảo, Cư Sỹ và nữ tín đồ đã bị đã thương đẫm máu trước khi bị giam giữ vô cớ suốt hai ngày hai đêm trong điều kiện nơi giam giữ hết sức tối tăm, ô nhiễm và tệ hại hơn nữa là trong suốt thời gian giam giữ, nhà chức trách không hề cung cấp thức ăn, nước uống cho các công dân này rõ ràng là một loại nhục hình man rợ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng với công dân của mình là những người hoàn toàn không phạm pháp.
 
Đến nay, dù 18 công dân bị hành hung và giam giữ vô cớ đó đã phóng thích, riêng ​ 3​ công dân Bùi Thị Minh Hằng, ​Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh hiện đã bị chuyển đến giam giữ tại trại giam An Bình là một trại giam thuộc Bộ Công An, tọa lạc tại Phường An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, mà không có bất cứ một lý do nào cho hành vi bắt bớ và giam cầm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
 
Kính thưa quý cơ quan,
 
Việc bắt người, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp cưỡng chế cần thiết do các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo, là những người vi phạm pháp luật, trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Nhưng các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh chỉ tham gia viếng thăm một gia đình đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp, chứ không hề có bất cứ hành vi nào vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc đe dọa đến nền an ninh của Việt Nam thì việc tấn công, tra tấn và giam giữ mà các cơ quan an ninh tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện đối với 21 công dân Việt Nam và đối với công dân Bùi Thị Minh Hằng chẳng những vi phạm Hiếp Pháp và Pháp Luật Việt Nam mà còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về chống bắt giam tùy tiện, chống tra tấn nhục hình mà nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết.
 
Kính thưa quý cơ quan,
 
Hiến Pháp nước cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có những điều khoản liên quan đến quyền con người như sau:
 
Điều 71 Hiến pháp 1992 và 2013 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. 
Điều 72 Hiến pháp 1992 và 2013 cũng nhấn mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.
 
Vậy mà trong thực tế nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường xuyên xâm phạm về thân thể, sức khỏe và tính mạng công dân cũng như thường xuyên bắt bớ, giam giữ những người vô tội mà ngay cả báo chí của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng hàng ngàn công dân Việt Nam từng bị bức cung, nhục hình và chịu án tù oan sai, thế nhưng vẫn chưa có bất cứ một giải pháp nào hầu có thể chấm dứt những hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật nhà nước, cũng như các công ước Liên Hiệp Quốc, của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
 
Chúng tôi xin tố cáo tội ác chống lại dân tộc, chống lại đồng bào mình của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam qua sự kiện mới nhất là hành hung, bắt giữ 21 công dân và việc đang giam giữ công dân Bùi Thị Minh Hằng hiện nay.
 
Chúng tôi kính mong quý cơ quan Liên Hiệp Quốc, Hội Ân Xá Quốc Tế, Chính phủ, Quốc Hội Hoa Kỳ, Quốc Hội Liên Minh Châu Âu, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, xem xét tư cách Thành Viên Hội Đồng Nhân Quyền, thành viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO – Kính mong Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) … mà Việt Nam đang vận động để được gia nhập, vì những thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ hiện nay của Việt Nam, như là một biện pháp chế tài nhằm giúp Việt Nam cải thiện dân chủ và nhân quyền để đủ tiêu chuẩn của một quốc gia văn minh, tiến bộ trong cộng đồng quốc tế.
 
Ngày 16 tháng 02 năm 2014
Người Tố Cáo
 
Nguyễn Thu Trâm, Thành Viên Khối 8406.
Trưởng Phân Ban Báo Chí Hội Ái hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam
 
 
Đồng Ký Đơn Tố Cáo
1Thượng Tọa Thích Thiện Minh.
2. Linh Mục Nguyễn Hữu Giải
3. Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
4. Linh Mục Phan Văn Lợi
5. MS. Nguyễn Hồng Quang.
6. Hòa Thượng Thích Nhật Ban.
7. Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt
8. Cư Sĩ Lê Minh Triết.
9. Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Nguyễn Bắc Truyển
10. Bùi Minh Trung
11. Phạm Nhật Thịnh
12. Trần Văn Thường
14. Cựu Tù NLT, Huỳnh Anh Tú
15. Cự Tù NLT, Huỳnh Anh Trí
16. Tu Sĩ Võ Văn Thanh Liêm
17. Võ Văn Bửu
18. Võ Văn Bảo (con ông Bửu)
19. Bùi Thị Thúy
20. Võ Thị Ánh Tuyết (Như Bửu)
21. Võ Thị Nhạn
22. Tô Văn Mãnh
23. Trương Kim Long

Công an Nghệ An bắt cóc và ép người dân ký “cam kết không tham dự phiên tòa xét Luật sư Lê Quốc Quân”

VRNs (17.02.2014) – Nghệ An – Mấy ngày nay, công an liên tục tìm cớ sách nhiễu gia đình các tù nhân lương tâm ở Nghệ An, điển hình đối với gia đình tù nhân lương tâm, sinh viên Trần Hữu Đức. Dưới sức ép trực tiếp của tên an ninh nằm vùng Lê Doãn Dương (người về xã Nam Lộc trực tiếp chỉ đạo) cùng với tên an ninh Nguyễn Văn Hạnh của huyện Nam Đàn, chủ tịch xã Nam Lộc buộc phải gửi giấy mời nhưng trong đó không ghi nội dung là làm việc gì và ngày “làm việc” lại trùng vào ngày Chúa Nhật nên ông Trường đã không đến. 
Vì biết được vào mỗi sáng Chúa Nhật, ông Trường thường đến nhà thờ nên công an mặc thường phục đã chặn và bắt ép ông về trụ sở xã để bắt kí cam kết không được tham dự phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội. Ông đã bị giam giữ từ lúc 9h đến 13h ngày 16/2/2014.
Tại đây, sau khi ông Trần Đức Trường không chịu kí vào cái gọi là cam kết “không đi tham dự phiên tòa xét xử Lê Quốc Quân” thì tên an ninh Dương đã chỉ đạo tịch thu “giấy thăm nuôi” của gia đình ông.
140217-Nghe An4Ông Trần Đức Trường
140217-Nghe An1

Giấy mời mơ hồ, dấu hiệu lạm dụng chức quyền sách nhiễu người dân.


140217-Nghe An2
140217-Nghe An3
Công an cấu kết với UBND xã Nam Lộc tạm giữ Sổ tham gặp phạm nhân
Đây là hành động côn đồ, vô luật pháp mà chúng ta thường thấy của nhà cầm quyền Việt Nam. 
Cũng cần nhắc lại rằng, phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân là một phiên tòa công khai mà phía tòa án tối cao Việt Nam đã có thông báo bằng văn bản. 
Một lần nữa chúng ta thấy được hành vi vi phạm trầm trọng về nhân quyền cũng như việc liên tục trắng trợn ngồi xổm lên luật pháp của công an Việt Nam, cụ thể qua cách sách nhiễu, coi thường pháp luật và vi phạm nhân quyền trắng trợn của công an Nghệ An, công an huyện Nam Đàn, UBND xã Nam Lộc. 
Điện thoại ubnd xã Nam Lộc: 0383.822.813
Fb Thái Quang Tâm

Liệt sĩ CSVN bị chính quyền 'hạ nhục'!

HÀ NỘI 16-2 (NV) .- Không những không được tưởng niệm tri ân, những người lính CSVN tử trận trong cuộc chiến chống Trung Quốc các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam còn bị chính quyền Việt Nam "hạ nhục."

Để phá buổi tưởng niệm 40 năm cuộc chiến Việt-Hoa 17-2-1979, chân tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) sáng 16/2/2014 trở thành nơi nhà cầm quyền tổ chức nhảy đầm, múa hát… "Hưởng ứng Năm trật tự và văn minh đô thị 2014". (Hình: Facebook Nguyễn Tấn Thành)
Do chính quyền Việt Nam phớt lờ việc tưởng niệm, tri ân những liệt sĩ này để “giữ gìn quan hệ với Trung Quốc”, một tổ chức dân sự có tên là No-U FC đã phát lời mời gọi mọi người cùng tưởng niệm họ, nhân 35 năm ngày Trung Quốc xua quân tràn sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học” (17/2/1979 -17/2/2014). Theo dự kiến, buổi tưởng niệm sẽ diễn ra dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào sáng chủ nhật 16 tháng 2.

Trong ngày thứ bảy 15 tháng 2, chính quyền thành phố Hà Nội đưa rất đông công nhân đến đó để dựng một sân khấu. Sáng sớm ngày 16 tháng 2, sân khấu này và khoảng trống quanh chân tượng đài Lý Thái Tổ trở thành nơi tổ chức nhảy múa, ca hát cổ động… "Hưởng ứng Năm trật tự và văn minh đô thị 2014"!

Nhiều người mặc thường phục chen vào đoàn người đến tham dự buổi tưởng niệm, xé nhỏ họ thành nhiều nhóm nhỏ, lăng mạ, lên án họ. Trong những video clip ghi lại các diễn biến được đưa lên Internet cho thấy, một người đàn ông lớn tuổi, đi tới, đi lui, xỉ vả, xỉa xói việc tưởng niệm tri ân những người lính CSVN tử trận 35 năm trước để bảo vệ lãnh thổ, đồng thời để bảo vệ sự tồn tại của chính quyền CSVN là… “quậy phá”. Ông ta khuyến dụ: “Hãy để đất nước này bình yên để… xây dựng và phát triển”! 

Người tham gia buổi tưởng niệm những người lính CSVN tử trận trong cuộc chiến chống Trung Quốc các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam phải tìm chỗ để bày tỏ sự tri ân của mình. (Hình: Tễu Blog)
Người tham dự buổi tưởng niệm những người lính CSVN tử trận khi bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc, với vòng khăn đỏ chít trên đầu kèm hàng chữ “17/2 - Nhân dân không bao giờ quên”, đành thực hiện một cuộc diễu hành trong vòng vây của đủ loại công an, cảnh sát, rồi vào đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm thắp hương, đặt hoa tưởng niệm... 

Xung đột quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc khởi đầu ngày 17 tháng 2 năm 1979, kéo dài khoảng 40 ngày. Vào thời điểm đó, Việt Nam từng hô hào người Việt trong nước chung sức “đập tan tham vọng bành trướng của bè lũ bá quyền Bắc Kinh”. Trong giai đoạn này, có rất nhiều lính và thường dân Việt bị thiệt mạng, mà cho tới nay chính quyền chưa bao giờ công bố chính thức.

Đến năm 1990, Việt Nam đạt được thỏa thuận “bình thường hóa” trong quan hệ với Trung Quốc. Cũng kể từ đó, chính quyền CSVN bắt đầu phớt lờ sự hy sinh của những người lính đã tử trận trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và tội ác của quân xâm lược Trung Quốc đối với thường dân Việt Nam.

Ông cán bộ già Trần Nhật Quang được nhận diện là cầm đầu đội quân 'dư luận viên' đến Bờ Hồ phá buổi tưởng niệm liệt sĩ chiến tranh Việt-Hoa 17-2-1979. (Hình: Đặng Phương Bích)
Các nghĩa trang liệt sĩ hoang tàn, vắng lạnh. Bia tôn vinh những người lính tử trận và tưởng niệm nạn nhân của nhiều vụ thảm sát bị đục bỏ những chỗ ghi “chống quân Trung Quốc xâm lược” hoặc “tội ác của quân xâm lược Trung Quốc”. Nhiều ngôi trường, con đường mang tên những người trở thành liệt sĩ khi chống quân xâm lược Trung Quốc bị đổi tên...

Thực tế đó khiến dân chúng, nhiều cựu chiến binh và cán bộ, đảng viên phẫn nộ.

Hồi cuối năm ngoái, khi trao đổi với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, tán thành đề nghị tổ chức tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1 năm 1974 và 35 năm ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc.
Hạ tuần tháng 1, buổi tưởng niệm và tri ân 74 tử sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tử trận trong trận hải chiến chống Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa, ở Hà Nội, cũng bị phá hỏng theo kiểu tương tự.

Đúng vào thời điểm mà dân chúng tổ chức buổi tưởng niệm, dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên có một nhóm công nhân đem máy móc tới cưa cắt đá nhằm “tu sửa” tượng đài khiến khu vực này trở thành ồn ào và mịt mù bụi. Qua hình ảnh được đưa lên Internet, một trong những “công nhân” tham gia cưa cắt đá được nhận diện là Nguyễn Tuấn Khiên, Phó Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Khốn khổ vì rác thải

                                 Bãi rác khổng lồ nằm ngay bên đường.


 Đến xã Phong Hải (Phong Điền – Thừa Thiên Huế) rất dễ nhận thấy việc xả rác thải ở đây chẳng tuân theo một quy định nào. 
Rác thải “lấn đường”

Là một xã ven biển của huyện Phong Điền với hơn 70% người dân sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, những năm gần đây, bộ mặt xã Phong Hải đã có nhiều đổi thay đáng tự hào.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế, vấn nạn rác thải đang trở thành một thách thức với tiêu chí môi trường trong quá trình xậy dựng nông thôn mới của xã Phong Hải.

Theo quan sát của PV, rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn bị vứt bừa bãi, tràn lan khắp nơi. Đặc biệt, ven các trục đường liên xã, liên thôn, rác thải nằm ngổn ngang, tràn cả lên lòng đường. Những bãi rác thải này chỉ cách khu dân cư chưa đầy 100m.


 Người dân vô tư vứt rác sát đường liên xã.

Những người dân sống tại khu vực phản ánh, những ngày nắng nóng, mùi hôi thối của rác, sinh vật chết bốc lên nồng nặc. Những ngày mưa, rác thải theo dòng nước chảy tràn lan khắp nơi, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của dân chúng.

Có điểm tập kết, rác vẫn tràn lan

Theo tìm hiểu, mỗi thôn trên địa bàn xã đều có một hố tập kết rác thải, tuy nhiên, rác vẫn tràn lan. Đáng lẽ rác phải được vứt xuống hố, thì lại nằm rải rác xung quanh miệng hố, thậm chí bên cạnh điểm tập kết rác lại mọc ra thêm một bãi rác tự phát.

Qua nhiều ngày quan sát, PV nhận thấy vào tầm 17h – 17h30 hàng ngày, có những chuyến xe bò chở đầy rác thải đổ rác vào những điểm tập kết. Tuy nhiên, có những chuyến xe không di chuyển vào miệng sát hố mà đổ rác vung vãi xung quanh hố rác.

Bên cạnh đó là những chuyến xe chở rác từ các chợ, trường học trên địa bàn vứt ngay sát đường liên thôn, liên xã, chỉ cách bãi rác một khoảng chưa đầy 20m.

Theo những người dân địa phương, những bãi rác này vừa được chính quyền xử lý bằng cách đốt, sau đó có xe ủi đến lấp đất lên. Tuy nhiên, vì rác thải chủ yếu đựng trong túi ni lông, chưa qua phân loại, nên việc đốt rác cũng chỉ mang tính hình thức, nửa vời.

Những túi ni lông rác chỉ cháy xém phần ngoài, rác thải bên trong vẫn còn y nguyên. Hơn nữa, việc xử lý rác bằng cách đốt cũng gây ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng.


Rác nằm vung vãi ngay gần hồ nước.

Xử lý rác thải chỉ bằng việc lấp đất lên, theo lời người dân nơi đây là chỉ “cho đẹp”. Bao bì ni lông, cùng với những chất khó phân hủy trong rác thải khi bị chôn vùi, sẽ ảnh hưởng to lớn đến môi trường đất, cản trở những mạch nước ngầm.

“Chính quyền địa phương đã làm hết khả năng”

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho biết: “Chính quyền đã chỉ định 5 chỗ xử lý tập trung rác thải trên địa bàn 5 thôn, hàng ngày tập kết rác thải chờ xử lý. Hiện toàn xã có hơn 1.000 hộ dân, trung bình mỗi ngày xả ra môi trường hơn 1 tấn rác thải nên những bãi rác có dấu hiệu quá tải”.

Thứ hai, 17/2/2014 8:30 GMT+7
Cũng theo ông Từ, chính quyền đã trích tiền quỹ Môi trường do dân tự nguyện đóng góp để thuê xe bò hàng ngày thu gom rác từ các hộ dân để đổ ra bãi tập kết, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, kêu gọi người dân có ý thức trong việc phân loại rác, vận động từng hộ gia đình đổ rác đúng nơi quy đinh.


Rác nằm vung vãi ngay gần hồ nước.

“Xã cũng hợp đồng với Hợp tác xã Môi trường Thị trấn Phong Điền vận chuyển rác từ xã lên thị trấn để xử lý làm sạch môi trường, tuy nhiên, do nhu cầu sinh hoạt của người dân nên lượng rác thải xả ra quá nhiều” – ông Từ cho biết.

Ông Nguyễn Viết Từ cũng cho biết thêm, vẫn biết việc xử lý rác bằng cách đốt và chôn lấp chỉ là giải pháp tạm thời. Sắp tới, khi dự án xây dựng lò đốt rác trên địa bàn được xây dựng thì vấn nạn rác thải mới có thể được giải quyết, còn hiện tại thì “chính quyền địa phương đã xử lý với hết khả năng”.


Hữu Thung

Nghi can trộm tiêu chết vì bị công an 'làm việc'!

ĐẮC NÔNG 16-2 (NV) .- Một nghi can ăn trộm tiêu bị công an xã tỉnh Đắc Nông bắt “làm việc”, cho về nhà với nhiều thương tích rồi chết. Đây là nạn nhân thứ tư của công an CSVN hai tháng đầu năm 2014.

Một vườn trồng hồ tiêu ở khu vực Tây nguyên. (Hình minh họa: Internet)
Theo bản tin tờ Tuổi Trẻ,  ông H.N. (khoảng 40 tuổi, trú thôn Quảng An, xã Đạo Nghĩa, huyện Đắk R’lấp) tử vong vào khoảng 8giờ sáng 14-2-2014 sau khi 'làm việc' với hai công an xã buổi chiều ngày hôm trước.

“Khoảng 15g chiều 13-2, ông Nguyến Tấn Du (thôn Quảng Lộc, xã Đạo Nghĩa) phát hiện ông N. đang hái trộm tiêu trong vườn nhà mình nên đã bắt ông N. và báo công an xã Đạo Nghĩa xử lý.” Báo Tuổi Trẻ kể. “Sau đó, khoảng 18g cùng ngày hai công an viên xã Đạo Nghĩa là ông Nguyễn Hữu Tuyến và ông Nguyễn Văn Hùng dẫn giải ông N. về trụ sở công an xã để làm việc.”

Theo nguồn tin, khoảng 20 giờ đêm 13-2-2014 thì ông N. được công an xã cho về nhà với nhiều vết bầm tím và một số “vết thương hở” và đến sáng hôm sau thì chết. “Viết thương hở” được hiểu là bị tra tấn bằng roi, gậy hay vật cứng làm rách người, chảy máu.
Tờ Tuổi Trẻ thuật lời viên chức Công an xã Đạo Nghĩa “xác nhận chiều tối 13-2, ông Hùng và ông Tuyến có làm việc với ông N. để điều tra về việc trộm cắp tiêu. Trong lúc làm việc giữa ông N. và hai công an xã có to tiếng và có nhiều tiếng động phát ra từ phòng làm việc. Tuy nhiên công an xã Đạo nghĩa cho rằng không có việc đánh đập ông N. trong lúc làm việc.”

Còn bà Phan Thị Tâm (vợ ông N.) được thuật lời trên báo Tuổi Trẻ cho biết “khoảng 20g đêm 13-2, ông N. được công an xã cho về nhà trong tình trạng sức khỏe rất xấu. Ông không đi được mà đã bò đến cửa kêu gia đình đưa vào nhà. Sau đó bà Tâm thấy ông N. liên tục nôn ói, kêu đau toàn thân. Sáng hôm sau ông N. tử vong và gia đình mới phát hiện nhiều vết bầm tím, vết thương hở đã khô máu trên người.”

Bà Tâm “khẳng định trước khi lên công an xã làm việc chồng bà hoàn toàn khỏe mạnh mà chưa hề có vết thương nào”, theo báo Tuổi Trẻ kể lại.

Trong Tháng Hai, một số người khác thoát chết từ tay công an. Chiều tối ngày 4/2/2014, Cao Hoài Thượng, 25 tuổi, bị công an viên tên Nguyễn Trường Hận của xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang bắn 2 phát đạn trúng cổ. Anh này được cấp cứu gắp đạn và thoát chết.

Buổi tối ngày 11/2/2014, Nguyễn Hồng Khởi ói ra máu được đưa tới bệnh viện Hoàn Hảo cấp cứu với “đa chấn thương, chấn thương đầu, tràn dịch hố chậu” sau khi bị công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, “làm việc”. Giờ này chưa biết ông sống chết ra sao.

Trong Tháng Giêng 2014, có 3 người chết trong tay công an Việt Nam. Một người tên Nguyễn Văn Hải, 44 tuổi, bị công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, bắt với 10 tép bạch phiến rồi tra tấn đến chết ngày 20/1/2014, và nói là nạn nhân “nhảy lầu tự tử”.

Nguyễn Văn Pha, 60 tuổi, chết ngày 3/1/2014 sau ít ngày bị giam giữ và điều tra vì tình nghi buôn bạc giả ở xã Sơn Thành Tây huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên. Ngày 4/1/2014, Lầu Nguyên Sầu, 39 tuổi,  bị công an huyện Cẩm Mỹ phối hợp với công an xã Bảo Bình, “vây sòng bài” bắn chết. Báo Dân Việt dẫn lời Trần Tiền Đạt, chánh văn phòng Sở Công an Đồng Nai giải thích rằng “súng bị cướp cò” dẫn đến cái chết của ông Sầu.

Trừ một số rất ít vụ công an tra tấn chết người bị lôi ra tòa, hầu hết đều được bao che núp dưới các lời khỏa lấp đổ cho nạn nhân "tự tử", "nhồi máu cơ tim", "sốc thuốc", hay chạy nhảy lung tung đập đầu vào tường. Không có giảo nghiệm pháp y độc lập tại Việt Nam trong một hệ thống tư pháp "phủ bênh phủ, huyện bênh huyện" nên các hành động của công an liên quan đến chết người đều bị chìm xuồng. 

Lấy 2 đầu đạn ở cổ nạn nhân sau khi bị công an viên bắn!

SOHA- 16/02/2014    -Liên quan vụ “Đình chỉ công tác công an viên bắn dân”, ngày 15-2, anh Cao Hoài Thương đã về nhà sau khi được phẫu thuật lấy từ vết thương ra 2 viên đạn.



Bác sĩ Nguyễn Thanh Chơn – chuyên khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Quốc tế Phương Châu, cho biết bệnh nhân vào khám ngày 12-2 với các dấu vết thương ở mang tai, cổ và bụng, khai do đạn bắn. Sau khi, cho kiểm tra bằng siêu âm và X- quang cho kết quả có 2 dị vật ở mang tai trái và cổ, riêng ở bụng không tìm thấy dị vật ở vết thương.
"Ngày 13-2 bệnh nhân trở lại và chúng tôi đã tiến hành gây tê tại vết thương để tiến hành tiểu phẩu, lấy ra 2 viên đạn cao su kích thước 1x3cm, viên đạn ở cổ đã đi gần sát động mạch cảnh, đã có tổn thương ở vùng này gây chảy máu, sau khi lấy đạn ra và khâu vết thương ổn định, gia đình bệnh nhân yêu cầu xuất viện trong ngày", bác sĩ Chơn nói.
Anh Thương cho biết sau khi xảy ra sự việc, anh được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang (cách nhà hơn 10km) và tại đây kết quả siêu âm cho thấy có hai viên đạn găm trong người nên anh được chuyển viện lên Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ. Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, tôi được siêu âm, chụp hình nhưng không nghe bác sĩ nói tìm thấy đạn ở vết thương, đến ngày 12-2 tôi được cấp giấy cho ra viện, anh Thương kể.
Trao đổi với chúng tôi về bệnh nhân Thương, bác sĩ Nguyễn Văn Bi – Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nói, bệnh nhân đã xuất viện vài ngày trước, các vết thương ổn định không thấy gì bất thường.

Bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada

SOHA- 16/02/2014     -Bắt đầu từ những năm 50 cho đến năm 1992, Mỹ đã tiến hành hàng chục vụ thử hạt nhân tại bãi thử ở Nevada.


Những thử nghiệm này chỉ dừng lại sau những phản đối quyết liệt của cư dân trong nhiều thập kỷ.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Các dấu chấm đỏ cho thấy vị trí của các vụ nổ hạt nhân, nhìn số lượng các chấm đỏ ta có thể thấy Mỹ đã thử nghiệmvũ khí hạt nhân rất nhiều lần.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Bề mặt của sa mạc Nevada trông như bề mặt của mặt trăng.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Xung quanh các miệng hố này vẫn còn rất nhiều bụi phóng xạ hạt nhân.
Một miệng hố khổng lồ tạo ra từ một vụ thử bom hạt nhân.
Một miệng hố khổng lồ tạo ra từ một vụ thử bom hạt nhân.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Những dấu vết đáng sợ trên sa mạc Nevada sau 4 thập kỷ làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
So sánh với khu vực xây dựng bên cạnh để thấy được kích thước khổng lồ của các hố bom này.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Một biển cảnh báo tránh xa khu vực thử nghiệm.
Đám mây lửa hình nấm xuất hiện sau một vụ thử hạt nhân vào tháng 4 năm 1955.
Đám mây lửa hình nấm xuất hiện sau một vụ thử hạt nhân vào tháng 4 năm 1955.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Hố Sedan, một trong những hố bom lớn nhất ở bãi thử Nevada.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Các hố bom phủ đầy sa mạc Nevada.
"Đột nhập" bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ ở sa mạc Nevada
Đám mây hình nấm xuất hiện sau 1 vụ thử hạt nhân vào năm 1953.
Bụi phóng xạ sau một vụ thử vào tháng 12 năm 1970.
Bụi phóng xạ sau một vụ thử vào tháng 12 năm 1970.