Friday, August 8, 2014

Năm tật xấu của người Việt ở siêu thị bị nêu trên báo

VIỆT NAM (NV) - Không chỉ bị coi thường, nghi là kẻ cắp khi xuất hiện tại các siêu thị ở Nhật Bản, Thái Lan..., người Việt Nam cũng đang là đối tượng bị chỉ trích là mang nhiều thói tật xấu khi đến mua hàng tại các siêu thị ở trong nước.


Người đi siêu thị lặt sạch nhánh để chôm chôm nhẹ ký. (Hình: VTC News)


Một bài viết đăng trên báo mạng VTC News liệt kê 5 thói xấu của người Việt Nam tại các siêu thị, bao gồm: Thói ăn cắp vặt; ăn thử; bới tung hàng hóa; không chịu xếp hàng theo thứ tự, và nói cười lớn tiếng. Tác giả bài báo cho rằng, hệ thống siêu thị đã có mặt tại Việt Nam gần 20 năm qua, thay cho hệ thống các chợ lớn, nhỏ vẫn chưa tạo cho người Việt Nam nếp sống văn minh sơ đẳng.

Bài báo này nói rằng, nạn ăn cắp vặt của người Việt Nam hiện nay đang là lý do chính buộc các siêu thị đối phó để tránh lỗ lã. Có siêu thị ước tính tỉ lệ hàng hóa bị mất trộm lên tới 1% doanh thu hàng năm. Nạn xé toẹt bao bì để ăn thử trái cây, hoa quả cũng là tật xấu tệ hại của người Việt Nam tại các quầy hàng siêu thị.

Nhiều người khác thì có tật xới tung các đống trái cây để lựa thứ tốt nhất, và ném lăn lóc, lung tung. Kế đến là tật nói cười lớn tiếng, coi siêu thị như chỗ chơi đùa, chạy nhảy mặc sức và nhất là không chịu xếp hàng theo thứ tự.


Cảnh chen lấn lộn xộn ở quầy tính tiền tại siêu thị vì mọi người không chịu xếp hàng. (Hình: VTC News)

Còn theo báo Một Thế Giới, tật xấu của nhiều người Việt Nam không chỉ bộc lộ ở siêu thị. Báo này nói rằng ở đâu có người Việt Nam thì có nhiều tệ nạn khác, như hút thuốc lá; khạc nhổ, vứt rác bừa bãi.. ở nơi công cộng.

Tuy nhiên, bài báo chỉ nêu những hiện tượng đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của không ít người Việt Nam ở siêu thị, ở nơi công cộng, từ trong nước ra đến nước ngoài. Bài báo không nêu được biện pháp khả dĩ có thể giúp chấm dứt những điều trái tai, gai mắt kể trên của người Việt Nam ở nơi công cộng. (PL)
08-08- 2014 6:28:27 PM
Theo Người Việt

Điều tra viên bị tố ép cung, chích điện ngất xỉu

Đăng Bởi  - 

Lến cho biết không đầu thú mà bị mời rồi sau đó bị tạm giam
Lến cho biết không đầu thú mà bị mời rồi sau đó bị tạm giam
Trong những lần ra tòa, người đàn ông mới được tạm đình chỉ điều tra đã tố bị điều tra viên ép cung. Vị thiếu tá này cũng vừa bị kỷ luật do liên quan đến vụ bắt oan 7 người.
Suốt tuần nay người dân phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xôn xao chuyện ông Phạm Văn Lé (41 tuổi) ở khóm biển dưới được Công an tỉnh Sóc Trăng tạm đình chỉ điều tra, thả về nhà sau 2 năm bị tạm giam. Em ông Lé là Phạm Văn Lến (39 tuổi) cũng được gia đình bảo lãnh.
Một năm rưỡi trước anh em ông Lé cùng vợ Thạch Thị Xem được đưa ra TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm sau nửa năm xảy ra cái chết của ông Lâm Tài Mấu. Trong đó ông Lé bị truy tố tội giết người, 2 người còn lại bị truy tố tội không tố giác tội phạm.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, khi ông Mấu nhậu say đã đến nhà ông Lé ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu để chửi bới. Từ mâu thuẫn này, ông Lé đã dùng cây gài cửa đánh chết nạn nhân. Cáo trạng cũng cho rằng sau đó ông Lến ra đầu thú, khai có chứng kiến anh mình đánh ông Mấu.
Tại phiên tòa đầu tiên này nhiều uẩn khúc của vụ án được đưa ra tranh cãi sôi nổi vì hồ sơ có hai biên bản thực nghiệm điều tra mâu thuẫn nhau.
Cụ thể, biên bản ngày 7.12.2012 được các luật sư nêu tại tòa cho rằng có 4 người đánh ông Mấu nhưng biên bản ngày 18.6.2013 lại kết luận chỉ một mình ông Lé đánh nạn nhân. Đặc biệt, thực nghiệm không tiến hành tại hiện trường xảy ra vụ án mà lại làm trong trại tạm giam của Công an tỉnh Sóc Trăng. 
Đối với dấu vết hiện trường cũng có nhiều điểm chưa rõ ràng vì theo điều tra thì ông Mấu bị đánh vỡ sọ tại nhà ông Lé, gục xuống nằm im khoảng 8 phút. Sau đó, nạn nhân được ông Lé dùng xe máy chở đi bỏ ở nơi xa 1.421 m. 
Thế nhưng, với một người nhậu say, bị đánh gục bằng cây gài cửa gây vỡ sọ lại đi được đoạn đường 1.421 m rồi mới chết là khó phù hợp. Vì vậy, các bị cáo kêu oan, cho rằng bị điều tra viên ép cung. Thậm chí, ông Lến khai tại tòa là không hề đầu thú mà bị công an mời lên rồi bắt giữ.
Riêng ông Lé, người này khai với HĐXX rằng quá trình điều tra đã bị điều tra viên chích điện xỉu. Sau đó, ông được đưa vào bệnh viện điều trị nhiều ngày và cơ quan điều tra cho rằng ông treo cổ tự tử. Với những tình tiết phức tạp này khiến phiên tòa phải quay lại phần xét hỏi sau những ngày nghị án và HĐXX đã phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tại phiên xử gần nhất cách nay hơn một tháng các bị cáo tiếp tục khai bị điều tra viên ép cung. Trước đó, TAND tỉnh Sóc Trăng đã có giấy triệu tập 2 điều tra viên Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân đến phiên xử để làm rõ nhưng hai cảnh sát này không có mặt.

Trước tòa ông Lé khai bị điều tra viên ép cung.
Trong bản giải trình gửi HĐXX, điều tra viên cho rằng đến khi luật sư được gặp các bị cáo thì Lé, Lến thay đổi lời khai. Như vậy, các bị cáo đã vu khống điều tra viên nhằm chối tội, gây ảnh hưởng đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Giải trình cũng cho rằng việc phản cung là có sự xúi giục của luật sư bào chữa nên kiến nghị xử lý luật sư tội vu khống.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên thì luật sư bào chữa cho bị cáo Lến đã tiếp nhận hồ sơ vụ án từ một đồng nghiệp bị bệnh. Từ khi nhận trợ giúp pháp lý thay người khác đến ngày ra tòa ông này chưa từng gặp bị can. 
"Cả ông Lến và ông Lé đều bị tạm giam nên nếu tiếp xúc với luật sư thì có cảnh sát canh giữ. Như vậy luật sư làm sao có thể xúi giục bị cáo điều gì”, một luật sư bày tỏ quan điểm.
Liên quan vụ án, điều tra viên - thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân (37 tuổi) là cán bộ vừa bị Công an tỉnh Sóc Trăng giáng chức từ Đội trưởng xuống Đội phó đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân thuộc Phòng Cảnh sát điều tra (PC45). Ông này cũng bị cách chức Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ thuộc Đảng ủy PC45 vì liên quan đến vụ bắt oan 7 người gây xôn xao miền Tây suốt nửa năm qua.
Trong vụ điều tra ông Lến bị cho là giết người còn có sự tham gia chỉ đạo của thượng tá Nguyễn Việt Thanh và thượng tá Nguyễn Hoàng Phú. Hai sĩ quan công an này là nguyên Trưởng, Phó phòng PC45 Công an Sóc Trăng đã bị cách chức về mặt Đảng và giáng chức, điều chuyển công tác liên quan đến oan sai, khiến 7 người đang sống yên vui bổng ở tù hơn nửa năm.



Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam
Hàm Yên

Tống tiền CSGT 100 triệu đồng bằng thiết bị quay lén siêu nhỏ

Đăng Bởi  - 

CSGT đang làm nhiệ vụ- Ảnh chỉ mang tính minh họa
CSGT đang làm nhiệ vụ- Ảnh chỉ mang tính minh họa
Một đối tượng tự xưng là nhà báo, sử dụng một số thiết bị như camera gắn trên cúc áo, mắt kính có gắn camera siêu nhỏ để bí mật quay hoạt động của lực lượng CSGT. Sau đó, liên lạc với CSGT bị quay clip để đe dọa để cưỡng đoạt tài sản…
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam một đối tượng xưng danh nhà báo tống tiền cảnh sát giao thông (CSGT).
Đó là đối tượng Hoàng Thanh Hải, 40 tuổi, hiện ở tổ 11 Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng tháng 6/2014, Hải chuẩn bị một số thiết bị gồm: 2 camera gắn trên cúc áo, mắt kính có gắn camera siêu nhỏ để bí mật quay hoạt động của lực lượng CSGT trên tuyến quốc lộ 1A.
Khi quay được clip CSGT đang nhận một cuốn sổ tay từ tài xế, Hải liền tìm cách liên lạc với CSGT bị quay clip nhằm mục đích đe dọa để cưỡng đoạt tài sản.
Do trước đó Hải có quen biết với anh Hoàng Thế Anh là CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa nên Hải đã giới thiệu mình tên Hoàng và gọi điện cho Thế Anh thông báo rằng đã quay được hình ảnh của anh Nguyễn Văn Toàn – cán bộ Trạm tuần tra kiểm soát giao thông (TTKSGT) Ninh Hòa đang nhận tiền của lái xe.
Anh Hoàng Thế Anh đã báo cho anh Nguyễn Văn Khải – Đội trưởng đội tuần tra kiểm soát giao thông trạm Cam Ranh biết nội dung vụ việc.
Do anh Khải có người em ruột cũng tên Nguyễn Văn Toàn hiện đang công tác tại trạm TTKSGT Ninh Hòa. Nên anh Khải đã nhận mình là Toàn và điện thoại cho đối tượng Hải để xác minh nội dung vụ việc.
Anh Khải gọi điện thoại liên lạc theo số điện thoại cho Hải (tự xưng là Hoàng), Hải hẹn anh Khải đến khách sạn Như Ý ở Cam Lâm để nói chuyện. Sau đó, lại hẹn anh Khải ra quán nước.
Khi tiếp xúc, anh Khải giới thiệu mình tên Toàn – Cán bộ CSGT trạm Ninh Hòa. Anh Khải yêu cầu Hải chứng minh Hải là phóng viên và cho xem hình ảnh việc CSGT vi phạm nhưng Hải cứ lòng vòng không đưa ra mà vẫn đòi phải đưa cho Hải 70 triệu đồng thì Hải sẽ xóa video clip và không đăng báo. Anh Khải không đồng ý và bỏ về.
 

Vào ngày 5.7.2014, anh Hoàng Thế Anh điện thoại báo cho anh Khải biết đối tượng tên Hoàng lại điện thoại với anh Thế Anh nói rằng Hoàng đã quay được cảnh anh Lê Văn Ân - Đội phó đội dẫn đoàn đang tăng cường cho Trạm CSGT Cam Ranh - đang nhận tiền của lái xe trong quá trình tuần tra. Với vai trò là Trạm trưởng, anh Khải đã báo cáo sự việc với lãnh đạo Phòng CSGT.
Được sự đồng ý của Ban giám đốc và lãnh đạo Phòng, anh Khải liên lạc với Hải. Hải đã hẹn và gặp anh Khải 2 lần (tại quán cà phê Mê Trang đường Phạm Văn Đồng và quán cà phê Mê Trang đường Lê Thánh Tôn).
Tại đây, Hải giới thiệu tên là Hoàng là nhà báo và cho Khải xem toàn bộ clip có hình ảnh anh Ân và yêu cầu Toàn đưa 100 triệu đồng để Hải không công khai clip trên với báo chí và xóa toàn bộ clip này. Anh Khải nói để về bàn bạc lại với anh Ân.
Mấy ngày sau khi thấy anh Khải không điện thoại lại nên Hải đã chủ động gọi cho anh Toàn nói “Bài em đã viết rồi, chắc phải đăng thôi” và hẹn ngày 20.7.2014 sẽ đến Nha Trang nhận 100 triệu động nếu không sẽ đăng bài clip CSGT nhận tiền mãi lộ.
Ngày 20.7.2014, anh Khải đã đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa viết đơn trình báo, tố giác hành vi cưỡng đoạt của Hải và yêu cầu Cơ quan điều tra bắt giữ đối tượng để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Hồi 14 giờ 5 ngày 20.7.2014 tổ công tác cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt quả tang Hải có hành vi cưỡng đoạt tài sản với số tiền 100 triệu đồng của anh Khải tại phòng khách, khách sạn Spring Hotel (Mùa Xuân) địa chỉ 19K Tháp Bà, Nha Trang.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã lập biên bản phạm tội quả tang về hành vi cưỡng đoạt tài sản của Hải và ra quyết định tạm giữ đối với Hải. Tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Hải khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Theo cơ quan điều tra, không có chuyện mãi lộ, mà đây chỉ là vụ dựng lên để tống tiền. Trong số vật chứng thu giữ được qua khám xét tên Hải, Công an còn thu giữ được một cuốn sổ, trong đó có ghi tên một số trạm ở Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi…, một giấy giới thiệu của một tờ báo cấp cho Hải với chức danh là “Cộng tác viên” và một phong bì ghi tên một trạm ở Tây Nguyên hiện đang được đấu tranh làm rõ.
Hoàng Phúc

Một phó giám đốc bị đâm khi bồi thường, giải phóng mặt bằng

Đăng Bởi  - 

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng, khi lực lượng chức năng xuống khu đất của gia đình, nguời này đã dùng 2 con dao đe dọa và đâm bị thương một phó giám đốc công ty.
Vào khoảng 10h30 sáng 8.8, trong khi đi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tại khu vực xóm 8, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), ông Đỗ Thanh Bình, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa (Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin) đã bị một người hành hung, dùng dao đâm trúng mặt, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện A - Thái Nguyên.
Theo các nhân chứng tại hiện trường, đối tượng dùng dao đâm ông Đỗ Thanh Bình là Nguyễn Văn San, sinh năm 1970, trú tại xóm 8, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên.
Cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng, khi lực lượng chức năng của Công ty than Khánh Hòa và UBND xã Phúc Hà xuống khu đất của gia đình ông San để chỉ ranh giới cho các đơn vị thi công Dự án khu trung tâm hành chính, tái định cư xã Phúc Hà, giai đoạn 1, đối tượng này đã manh động, dùng 2 con dao đe dọa và đâm, gây nên vết thương dài hơn 5 cm, sâu sát xương gò má trái ông Bình.
Trước đó, vào cuối tháng 5 gia đình ông San đã nhận toàn bộ số tiền đền bù (hơn 1,2 tỷ đồng) và cam kết bàn giao diện tích đã được đền bù cho đơn vị thi công sau 5 ngày kể từ ngày nhận tiền đền bù (ngày 29/5).
Tuy vậy, quá thời hạn cam kết, gia đình ông San lại yêu cầu đền bù thêm diện tích căn lán xây dựng sau khi được đền bù nhà ở và không hợp tác với chính quyền địa phương cũng như chủ đầu tư dự án, dẫn tới hành động côn đồ, gây nguy hiểm đến tính mạng của người thi hành công vụ...
Nhận được tin báo của chính quyền địa phương, Công an thành phố Thái Nguyên đã xuống hiện trường, triệu tập đối tượng Nguyễn Văn San để làm rõ vụ việc, xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, Dự án khu trung tâm hành chính, tái định cư xã Phúc Hà, giai đoạn 1 do Công ty than Khánh Hòa làm chủ đầu tư có tổng diện tích hơn 10 ha với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 60,5 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2012.
Mục tiêu của dự án nhằm phục vụ di dời tái định cư khu hành chính xã và các hộ gia đình thuộc diện phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm thuộc bãi đổ thải của Công ty than Khánh Hòa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ổn định.
Ngoài hộ của ông San, hiện tại ở xã Phúc Hà vẫn còn một số trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng không di dời, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Theo TTXVN

Thống kê GDP của Việt Nam trong 50 năm là 'giả tạo'

VIỆT NAM (NV) - Chủ tọa cuộc hội nghị của Ngành Kế Hoạch-Ðầu Tư tại thành phố Ðà Nẵng hôm 7 tháng 8, 2014, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, cách tính tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt là GDP, của Việt Nam không giống bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.


Tổng giá trị hàng hoá xuất nhập cảng qua Cảng Hải Phòng được tỉnh Quảng Ninh đưa vào GDP của địa phương. (Hình:anhp.vn)


Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư Việt Nam thông báo tại hội nghị trên cũng nhìn nhận rằng, từ gần 40 năm nay, các tỉnh, thành của Việt Nam “tự tính, tự xây dựng và tự công bố GDP.”

Ông Bùi Quang Vinh xác nhận rằng, cách tính toán như trên đã tạo ra những con số thống kê trùng lắp, và những chỉ số tăng trưởng không có thật.

Ông Vinh đơn cử nhiều thí dụ cho thấy, tại một số tỉnh có cửa khẩu hoặc hải cảng, phi trường hoạt động rộn rịp, cán bộ của tỉnh dùng con số trị giá xuất nhập cảng qua cửa khẩu của mình làm căn cứ để tính GDP của địa phương, có khi lên tới hàng tỉ Mỹ Kim.

Vì vậy, theo ông Bùi Quang Vinh, các tỉnh, thành Việt Nam đã đua nhau vẽ lên những con số tăng trưởng ảo. Nhiều nơi lập phúc trình khẳng định tốc độ tăng trưởng 14% năm, trong khi GDP của cả nước chỉ vào khoảng từ 5 đến 7%.

Cũng tại cuộc họp trên, ông bộ trưởng Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư đã giới thiệu một đề án gọi là “Ðổi mới quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP cho các địa phương,” để chấm dứt tình trạng báo cáo các con số thống kê trùng lắp, không có thật tại các tỉnh, thành ở Việt Nam.

Ông này nói, “Sẽ không còn chuyện tổng sản phẩm nội địa của các tỉnh, thành năm nào cũng lên tới 10 - 14%, trong khi GDP cả nước chỉ vào khoảng 5 - 7%.”

Thế nhưng, cũng theo ông Bùi Quang Vinh, đề án trên chỉ được bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Như thế có nghĩa là phải thêm 4 năm nữa, thì 63 tỉnh, thành ở Việt Nam mới thôi đưa ra các con số GDP không có thật. Khi đó, đơn vị duy nhất tính GDP của Việt Nam sẽ được giao cho Tổng Cục Thống Kê. (PL)

08-08-2014 6:34:10 PM
Theo Người Việt

Tiêm hóa chất độc hại vào sừng tê giác

Đăng Bởi  - 

Tiêm hóa chất độc hại vào sừng tê giác
Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hóa chất độc hại vào sừng tê giác.
Ngày 8.8, tại TPHCM đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền không sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam”.
Chương trình do Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam) và tổ chức Humane Society International (HSI) phối hợp thực hiện.
Theo bà Teresa Telecky, Giám đốc Bộ phận Loài hoang dã của HIS, Việt Nam là một trong những nước bị bọn tội phạm buôn bán động vật hoang dã xem là trạm trung chuyển hàng đi các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,…Việt Nam cũng bị coi là nước có nhu cầu sử dụng sừng tê giác tăng cao trong thời gian gần đây.
Mặc dù kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên vẫn có những lời đồn thổi về công dụng chữa bệnh ung thư hoặc hạ sốt. Thực chất, sừng tê giác có cấu tạo bằng chất “keratine”, hoàn toàn giống với móng tay của con người.
Thậm chí, bà Teresa Telecky cho biết: Để giúp tê giác không bị săn trộm, người ta đã tiêm các hóa chất độc hại vào sừng tê giác.

“Tuyên truyền một cách rộng rãi thông điệp về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác có vai trò quan trọng để bảo vệ tê giác. Để việc tuyên truyền đạt được hiệu quả mong muốn tại Việt Nam, HSI đánh giá cao vai trò của các tổ chức xã hội”, bà Teresa Telecky nhận định.
Theo HSI, hiện trên thế giới còn khoảng 28.000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Hai trong số năm loài tê giác phân bố ở châu Phi và ba loài còn lại phân bố ở châu Á.
Trong năm 2013, hơn 1.000 cá thể tê giác đã bị săn trộm ở châu Phi, nơi có nhiều quần thể tê giác nhất sinh sống. Tê giác bị săn trộm để lấy sừng chủ yếu để phục vụ nhu cầu ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo TTXVN

Hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp

HÀ NỘI (NV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vừa tuyên bố như thế, sau khi có tin Trung Quốc đưa tàu đến Hoàng Sa khảo sát dầu khí và xác định vị trí dựng năm hải đăng.



Nhân viên Trung Quốc khảo sát việc xây dựng 5 hải đăng tại năm hòn đảo trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. (Hình: news.sina.com)


Trong cuộc họp báo mới nhất tại Hà Nội, ông Lê Hải Bình, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết, Việt Nam đang xác minh những thông tin có liên quan đến việc Trung Quốc sẽ đưa tàu Thạch Du 721 vào vùng biển của Việt Nam để khảo sát địa chất - thăm dò trữ lượng dầu khí và tìm địa điểm dựng năm hải đăng ở năm hòn đảo (Ðá Bắc, Ðá Hải Sâm, Duy Mộng, Cồn Cát Nam và Hòn Tháp) trong quần đảo Hoàng Sa.

Ông Bình nhấn mạnh, tất cả các hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, vừa bất hợp pháp, vừa vô giá trị vì Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Bình, tất cả hoạt động của những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền ở những vùng biển này phải theo đúng luật pháp quốc tế và phải tôn trọng quyền tài phán của các quốc gia ven biển.

Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi quần đảo Hoàng Sa hồi giữa tháng 7, tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông giữa Trung Quốc và các lân bang vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuyên bố khảo sát địa chất - thăm dò trữ lượng dầu khí và tìm địa điểm dựng năm hải đăng ở năm hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc có vẻ như nhằm dằn mặt không chỉ Việt Nam.

Cách nay vài ngày, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Philippines loan báo, đã có ít nhất ba quốc gia là Việt Nam, Indonesia và Brunei tuyên bố ủng hộ đề nghị ngưng xây dựng các công trình trên Biển Ðông của Philippines.

Tuần trước, Philippines đưa ra đề nghị vừa kể trong bối cảnh Trung Quốc đang biến nhiều bãi đá tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành căn cứ quân sự.

Sau khi Philippines đưa ra đề nghị ngưng xây dựng các công trình trên Biển Ðông, Trung Quốc lập tức khẳng định, Trung Quốc có quyền làm bất cứ việc gì, xây dựng bất kỳ cái gì mà Trung Quốc muốn trên các hòn đảo mà Trung Quốc đã nhận chủ quyền ở Biển Ðông.

Ông Yi Xianliang, vụ phó Vụ Biên Giới và Ðại Dương của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, còn cáo buộc rằng, đề nghị của Philippines là vô ích vì chúng làm suy yếu những nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC) của Trung Quốc và ASEAN. Ông Yi còn phản đối việc Hoa Kỳ tham gia giải quyết vấn đề Biển Ðông, với đề nghị giữ nguyên hiện trạng Biển Ðông như trước ngày 1 tháng 5 (thời điểm trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa), vì theo ông ta, Biển Ðông là vấn đề của Châu Á.

Philippines hy vọng sẽ có nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ đề nghị của mình tại các cuộc họp của khối ASEAN đã khai mạc hôm 5 tháng 8 và sẽ kéo dài đến hết ngày 10 tháng 8.

Mới đây, sau một cuộc họp diễn ra từ 5 tháng 8 đến 7 tháng 8, ở Miến Ðiện, nhằm chuẩn bị cho một số hội nghị của các ngoại trưởng trong khối ASEAN và giữa đại diện ASEAN với các đối tác (từ 8 tháng 8 đến 10 tháng 8), các viên chức cao cấp của ASEAN vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Ðông, vừa bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây trên Biển Ðông.

Nhân danh ASEAN, những viên chức này yêu cầu tất cả các bên có liên quan nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, không tái diễn những hành động phức tạp. Ðồng thời nhận định rằng phải thúc đẩy các biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC), sớm đạt được COC.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, Trung Quốc không hề bận tâm đến tất cả những diễn biến này. (G.Ð)
08-08- 2014 7:01:30 PM
Theo Người Việt

Giám đốc biến mất, công nhân lao đao

Người lao động nên chủ động khởi kiện công ty vì không đóng BHXH, lúc đó cơ quan BHXH sẽ có căn cứ để chốt sổ.
Hơn hai tháng qua, khoảng 100 công nhân Công ty TNHH Bách Hợp (chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc ở 391 An Dương, quận 6, TP.HCM) nhiều lần cầu cứu cơ quan chức năng vì bị công ty nợ lương, bảo hiểm, không thanh toán chế độ thai sản… Các công nhân cũng đã nhiều lần tìm gặp giám đốc để làm việc nhưng vị này cũng đã không có mặt ở công ty từ nhiều tháng nay.
Nợ, chậm lương liên miên
Các nữ công nhân bức xúc: Trước đó công ty đã chậm trả lương cho công nhân 5-10 ngày. Công ty trích tiền lương nhưng không đóng bảo hiểm cho họ khiến nhiều người đi khám bệnh không được thanh toán. Nhiều người nghỉ việc muốn chốt sổ bảo hiểm cũng không xong.
Chị Mai Thị Hằng lo lắng: “Ngoài việc nợ lương, bảo hiểm thì chúng tôi biết tới đây công ty phải trả lại mặt bằng thuê làm nhà xưởng. Chúng tôi không biết bấu víu vào đâu để đòi quyền lợi mà công ty còn nợ người lao động. Những chị em lớn tuổi đi xin việc các công ty khác không nhận nên họ gặp nhiều khó khăn”.
Trước phản ánh của các công nhân, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ để gặp lãnh đạo công ty nhưng đều không thể. Một vài nhân viên cho biết hiện nay lãnh đạo công ty đã đi vắng.
Đại diện tập thể công nhân Công ty Bách Hợp bức xúc vì bị nợ lương, không đóng tiền bảo hiểm... khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Ảnh: P.ĐIỀN
Không được hưởng chế độ thai sản
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Vũ Tú Oanh, Giám đốc BHXH quận 6, xác nhận: Công ty Bách Hợp nợ BHXH khoảng 500 triệu đồng. Do chây ỳ không đóng số tiền này nên BHXH quận đã khởi kiện tại TAND quận 6. Liên quan đến hành vi này, trước đó Công ty Bách Hợp đã bị đoàn liên ngành của TP xử phạt 90 triệu đồng.
Theo bà Oanh, nhiều người lao động bấm bụng “hy sinh” quyền lợi trong ba tháng không được công ty đóng bảo hiểm để được chốt sổ bảo hiểm nhưng cơ quan bảo hiểm không xử lý được. “Thà chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích luôn thì chúng tôi có căn cứ để chốt sổ cho người lao động, đằng này còn lập lờ không biết ông giám đốc thực sự đã “mất tích” hay chưa nên lúng túng không biết phải xử lý như thế nào” - bà Oanh cho hay.
Đại diện BHXH quận cho rằng trong trường hợp nhập nhằng này, người lao động nên chủ động khởi kiện công ty về hành vi không đóng BHXH. Lúc đó, cơ quan BHXH sẽ có căn cứ để chốt sổ BHXH cho họ theo nguyên tắc đóng đến đâu chốt đến đó.
Ngoài ra, BHXH quận 6 đã ghi nhận khoảng 20 trường hợp thai sản cũng chưa được giải quyết chế độ vì công ty nợ BHXH.
“Nhiều chị em thai sản đã gửi đơn, thư đến tôi đề nghị giải quyết, hỗ trợ chế độ thai sản cho họ. Công ty chưa đóng BHXH nên chúng tôi không thể giải quyết được. Đây là thiệt thòi rất lớn đối với những người thai sản” - bà Oanh chia sẻ.
Thứ Bảy, ngày 9/8/2014 - 01:05
PHONG ĐIỀN
Theo PLO

Tích cực bảo vệ quyền lợi người lao động
Ông Ngô Thanh Bắc, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 6, xác nhận: LĐLĐ quận đã phối hợp với cơ quan chức năng quận đã chốt sổ BHXH quý I cho một số lao động nhưng một số người khác chưa chốt sổ được. Theo đó, LĐLĐ đã hướng dẫn những người này viết đơn khiếu kiện cá nhân để làm căn cứ chốt sổ.
Riêng 19 lao động còn liên quan đến các chế độ thai sản, ốm đau vẫn chưa được giải quyết các chế độ, các cơ quan chức năng quận 6 kiến nghị TP hỗ trợ các chính sách này.
Ông Lư Khánh Thành, Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ quận 6, cho biết: “Các cơ quan chức năng của quận đã vào cuộc tích cực và đang chờ chỉ đạo từ UBND quận do liên quan đến việc xác minh chủ doanh nghiệp có bỏ trốn hay không. Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với đại diện công ty nhưng chưa có kết quả. Người đại diện theo ủy quyền của giám đốc công ty không hợp lệ, không giải quyết được những bức xúc của người lao động...”.

Mỹ oanh kích Iraq, bảo vệ người theo Thiên Chúa Giáo

BAGHDAD/WASHINGTON (Reuters) - Tổng Thống Barack Obama ra lệnh không tập ở Iraq để bảo vệ người theo Thiên Chúa Giáo và ngăn ngừa tình trạng “diệt chủng” hàng chục ngàn người thuộc một giáo phái cổ xưa ở trên đỉnh núi ngoài sa mạc, trong lúc thành phần quá khích Islamic State (IS) đe dọa sẽ tiêu diệt họ.


 Những người tị nạn thuộc giáo phái Yazidi đang tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của thành phần quá khích Islamic State (IS) đe dọa sẽ tiêu diệt họ. (Hình: AP/Photo)

Tại Baghdad, nơi các nhà chính trị coi như tê liệt vì tranh chấp nội bộ trong lúc chính quyền hầu như tan rã, nhân vật đứng đầu giáo phái Shiite đã có phát biểu mạnh mẽ để buộc Thủ Tướng Nuri al-Maliki phải từ chức.

Chính phủ Mỹ cũng khởi sự thả dù các món hàng cứu trợ xuống cho người tị nạn thuộc giáo phái Yazidi, trong khi các nguồn tin tại chỗ nói rằng đã có hai đợt oanh kích.

Hàng trăm ngàn người theo Thiên Chúa Giáo ở Iraq cũng như những nhóm thiểu số khác đã bỏ chạy lánh nạn trước đà tiến của các tay súng IS, vốn từng chặt đầu cũng như đóng đinh trên thập tự giá một số người bị họ bắt giữ rồi sau đó phổ biến các hình ảnh ghê rợn trên mạng Internet.

Sự rút lui của thành phần võ trang người thiểu số Kurd đã khiến lực lượng IS nay chỉ còn cách thủ phủ Arbil của vùng tự trị Kurd chừng nửa giờ.

Arbil cũng là trung tâm sản xuất dầu của các công ty Mỹ và Âu Châu, vốn đã phải di tản khẩn cấp nhân viên của họ ra khỏi thành phố này.

“Hồi đầu tuần này, một người Iraq kêu cứu với thế giới là 'không ai đến giúp,' ông Obama nói trong bài diễn văn vào tối ngày Thứ Năm. “Hôm nay, nước Mỹ đến để trợ giúp.”

Ngũ Giác Ðài nói rằng hai chiến đấu cơ loại F/A-18 của Hải Quân Mỹ xuất phát từ hàng không mẫu hạm trong vùng Vịnh đã thả các quả bom nặng 500 pounds được laser hướng dẫn vào các vị trí trọng pháo của IS và các cuộc oanh kích khác cũng nhắm vào vị trí súng cối và một đoàn xe của IS gồm gần một chục chiếc. (V.Giang)
08-08- 2014 5:27:07 PM
Theo Người Việt

Vượt đèn đỏ, kéo lê CSGT hàng chục mét

(VTC News) - Bị dừng xe kiểm tra, người vi phạm rú ga tháo chạy, bỏ lại người ngồi sau và kéo lê một chiến sĩ CSGT hàng chục mét.

Theo Trung tá Trần Phước Cường, Trạm CSGT cửa ô Hòa Hải (Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng), vào lúc 7h30 sáng 8/8, trong lúc làm nhiệm vụ tại nút giao thông Phan Tứ - Ngũ Hành Sơn (thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), tổ công tác phát hiện Nguyễn Hoài Nhân (trú Đại Lộc, Quảng Nam), điều khiển xe máy mang BKS 92H3 - 0775 chở theo một người vượt đèn đỏ nên ra tín hiệu yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính.

Vượt đèn đỏ, kéo lê CSGT hàng chục mét
Chiếc xe tang vật kéo lê Trung tá Trần Phước Cường hàng chục mét 

Tuy nhiên, khi Trung tá Trần Phước Cường tiến đến yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì Nhân bất ngờ tăng ga tháo chạy, bỏ lại người ngồi sau. Do đứng gần đó nên Trung tá Cường bị xe máy kéo lê một đoạn khoảng 15-20 mét, ngã xuống đường, gây thương tích nhẹ.


Trước hành vi của Nhân, tổ công tác đã điện báo, phối hợp cùng Công an phường Mỹ An truy tìm đối tượng vi phạm.

Sau khi xác định nơi ở của Nhân tại phường An Hải Đông (quận Sơn Trà), cơ quan công an đã đến nhà tạm giữ phương tiện và yêu cầu Nguyễn Hoài Nhân về trụ sở công an phường để giải quyết.


Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.

08/08/2014 13:00
Bửu Lân

Tại sao Mỹ bị Trung Quốc qua mặt ở châu Phi ?



Trung Quốc hiện diện trên khắp lục địa đen.france24.com
RFI-Mai Vân
Trong dòng thời sự được báo chí Pháp quan tâm, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Châu Phi do Tổng thống Barack Obama triệu tập tại Washington và kết thúc hôm nay, 08/08/2014, vẫn được chú ý. Nhật báo Le Figaro đã đăng ý kiến của bà Laurence Daziano, Giảng sư tại Học viện Khoa học Chính trị Pháp Sciences-Po, nhận định rằng cố gắng của Hoa Kỳ nhằm chiêu dụ châu Phi đã quá muộn, vì Trung Quốc đã đi trước, và đang áp đặt uy thế của Bắc Kinh tại đấy.

Dưới tựa đề « Tại sao Mỹ bị Trung Quốc qua mặt ở châu Phi », tác giả bài viết trước tiên ghi nhận là vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ đã đợi tới nhiệm kỳ 2 của mình mới công du châu Phi, rồi sau đó là triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Châu Phi.
Đối với Daziano, hội nghị Washington đã đến quá muộn màng vì châu Phi hiện đã quay sang các cường quốc đang trỗi dậy như Ấn Độ, Brazil, và nhất là Trung Quốc được cho là đã thành công trong việc áp đặt uy thế của mình trên lục địa da đen.
Bài phân tích đã nêu bật ba nhân tố làm nền tảng cho chính sách chinh phục châu Phi đã được Bắc Kinh tiến hành từ hàng chục năm nay mà kết quả rõ nhất là Trung Quốc đã vươn lên thành đối tác thương mại số một của châu Phi từ năm 2009.
Yếu tố thứ nhất trong chính sách này là viêc Trung Quốc xem châu Phi là đối tác thương mại chiến lược. Các số liệu cụ thể cho thấy rõ điều đó. Vào năm 2013, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Phi đã đạt mức 25 tỉ đô la, với khoảng 2.500 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại đấy. Trao đổi thương mại Trung Quốc-châu Phi đã lên đến 210 tỉ đô la.
Vấn đề là giao thương Trung Quốc-châu Phi sẽ còn tăng thêm vì hai lý do : Bắc Kinh có một khối tiền dự trữ khổng lồ (3.800 tỉ đô la) để đầu tư, và Trung Quốc cần thị trường để tiêu thụ hàng hóa made in China. Thị trường châu Phi rất tốt vì sẽ đạt mức 2 tỉ dân từ nay đến năm 2050.
Yêu tố thứ hai : Trung Quốc cần đến một khối lượng nguyên liệu và quặng mỏ khổng lồ để duy trì tốc độ tăng trưởng, điều mà chỉ có châu Phi mới cung ứng nổi. Đặc trưng số một trong quan hệ buôn bán Trung Quốc-châu Phi là vị trí ưu tiên cho lãnh vực nguyên liệu.
Nhân tố thứ ba mang tính chất chính trị. Cả Trung Quốc lẫn châu Phi đều có một cái nhìn mới về thế giới, một cái nhìn chung cho các quốc gia đang trỗi dậy. Đó là mong muốn lật đổ trật tự cũ thoát thai từ Đệ nhị Thế chiến, với Phương Tây thống trị phần còn lại của thế giới. Từ vấn đề phát triển, biến đổi khí hậu, cho đến vấn đề cân bằng chiến lược, châu Phi và Trung Quốc thường chung quan điểm…
Trong bối cảnh kể trên, đối với Laurence Daziano, nỗ lực chiêu dụ châu Phi của Hoa Kỳ coi như bị bóp nghẹt ngay từ trong trứng nước. Dĩ nhiên, Mỹ vẫn có mức tăng trưởng mạnh mẽ, và một thế thượng phong đáng kể về mặt công nghệ. Tuy nhiên kho dự trữ tăng trưởng và nguyên liệu dùng cho tăng trưởng lại ở châu Phi và Trung Quốc.
Cam Bốt : Án chung thân chưa xứng với tội ác Khmer Đỏ ?
Nhìn về Châu Á hôm nay, các báo quan tâm đến sự kiện Tòa án tại Cam Bốt kết án tù chung thân hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Khiêu Samphan và Nuon Chea. Trên sự kiện này các báo có phản ánh khá khác nhau.
Le Monde chạy tựa ở trang nhất nói đến : « Phán quyết lịch sử đối với Khmer Đỏ », báo La Croix nêu tít ở trang trong, thông báo : « Cam Bốt kết án lãnh đạo Khmer Đỏ cuối cùng ». Còn Libération cũng ở trang trong, mục Thế giới, nhận định mỉa mai : « Khmer Đỏ : Một án chung thân nhỏ nhoi ».
Nhận xét đầu tiên của Libération là vào tuổi 83 và 88, rốt cuộc hai lãnh đạo của chế độ (Khmer Đỏ) cũng bị kết án về các tội ác trong thời kỳ dọn sạch Phnom Penh tháng 4/1975.
Dân cư Phnom Penh vào thời điểm đó là 2 triệu người được lệnh rời thủ đô, với lý do - theo bài báo - là Mỹ sắp dội bom thủ đô Cam Bốt. Bài báo còn mô tả cảnh bệnh nhân tại các bệnh viện bị buộc phải ra đi, nhiều người không đi được, phải bò dưới đất.
Bài báo cũng trích lời các thẩm phán cho là có nhiều ví dụ về việc Khmer đỏ sát hại thường dân đi sơ tán, nhiều người khác chết do kiệt sức, thiếu ăn hay bệnh tật. Dĩ nhiên là lính và công chức đã bị hành quyết.
Bài báo mô tả lại cảnh thở phào nhẹ nhõm của nhiều người trong gia đình các nạn nhân, như trường hợp một phụ nữ có 54 người thân bị thảm sát. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra thất vọng, một là trên mặt đền bù : Tội nhân bị cho là quá nghèo nên không thể tự họ bồi thường, và tòa án cũng không có quỹ đền bù.
Tòa đã chấp nhận một số đề nghị như ghi giai đoạn Khmer Đỏ vào trong sách sử, tổ chức triển lãm lưu động thường kỳ, nhưng bác bỏ một số đề nghị khác như xây tượng đài cho nạn nhân Khmer Đỏ.
Mặt khác, đối với nhiều người, phán quyết dù công nhận tội ác của lãnh đạo Khmer Đỏ, nhưng đã để lại cảm giác về một cái gì đấy chưa hoàn tất, dù họ cũng thấy là tư pháp không thể đi xa hơn nữa.
Trên nguyên tắc, hai lãnh đạo Khmer Đỏ, theo bài báo, còn phải ra trước tòa trong một phiên xét xử khác về tội diệt chủng nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo và người Việt Nam vào cuối năm nay. Thế nhưng với tuổi tác của các bị cáo, công cuộc xét xử khó đi đến nơi đến chốn.
Libération trích lời một nhà phân tích Cam Bốt Lao Mong Hay giải thích : « Chính phủ - Phnom Penh - luôn kéo dài thời gian, tỏ ra thiếu thiện chí, can thiệp vào tiến trình xét xử... câu giờ để những bị cáo quá già chết đi, không phải ra tòa nữa. Lý do vì là những gì họ khai ra có thể gây bối rối cho chính quyền Cam Bốt, cho các nước có liên can như Trung Quốc, Việt Nam ».
Nga trả đũa trừng phạt của phương Tây, dân Nga cũng bị vạ lây
Trong các hồ sơ quốc tế, quan hệ Châu Âu và Nga với trừng phạt và trả đũa, rất được theo dõi. Hôm qua Thủ tướng Nga Medvedev loan báo cấm hẳn trong thời hạn một năm nông sản mua của phương Tây (Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ, Úc, Canada).
Nhìn chung, các báo nêu bật nỗi lo ngại của các nhà sản xuất Châu Âu nhưng đồng thời xác định là lệnh cấm cũng sẽ tác động đến người dân Nga.
Bài báo trên Libération bắt đầu một cách hóm hỉnh : Chiến tranh hàng tươi sống đã bắt đầu ! Và tờ báo liệt kê một danh sách dài các sản phẩm bị cấm, từ thịt bò, heo, gà, vịt, cho đến cá, phó mát, sữa, rau quả...
Tờ báo lấy làm tiếc là trong lúc được mùa rau quả... năm nay, Châu Âu lại mất đi một khách hàng tốt : Nga mua 10% nông sản Châu Âu, tương đương với 12 tỉ euro, trong đó một phần không ít là trái cây, táo, đào, và cà tomate.
Đáng ngại là năm nay rau quả được mùa, cung nhiều hơn cầu, đã phải hạ giá, giờ đây lại gặp cấm vận của một người bạn hàng tốt. Sản phẩm không bán được sang Nga, sẽ đổ ngược trở lại vào thị trường Châu Âu, và tạo nên một tình hình khủng hoảng.
Báo La Croix trong bài tựa đề « Nga lao vào trò chơi trừng phạt », nêu bật nỗi lo ngại ở Châu Âu, và đăng ảnh thanh niên Ba Lan biểu tình với các xe đẩy đầy táo mà Nga không nhập. Tờ báo cũng nêu lên khoản thất thu mà Pháp sẽ phải chịu : Năm 2013, Pháp xuất sang Nga hơn 1 tỉ euro nông phẩm.
Bài báo còn trích lời Thủ tướng Phần Lan, cho biết là sẽ yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu bồi thường thiệt hại.
Nhưng không chỉ một mình Châu Âu bị thiệt hại, La Croix nhìn thấy là dân chúng Nga cũng sẽ bị tác động, vì Nga gần như là đã nhập toàn bộ nông sản, thực phẩm. Trong giai đoạn từ tháng Giêng đến tháng 5/2014, Nga, trong lãnh vực này, nhập đến 13 tỉ euro trong khi xuất khẩu Nga chỉ là 5 tỉ, Các nhà cung cấp hàng đầu cho Nga là Pháp, Đức, Ukraina.
Nga theo bài báo có thể tăng mức nhập từ Châu Mỹ La tinh, nhưng giá sẽ cao hơn do vận chuyển và tất nhiên giá bán lẻ sẽ cao lên ở Nga. Một ngã khác là doanh nhân Nga có thể đi vòng, mua hàng Châu Âu từ Belarút vốn không bị trừng phạt.
Chiến tranh thương mại Nga-Liên Hiệp Châu Âu ?
Les Echos dưới tựa đề : « Nga và các nước phưong Tây bên bờ một cuộc chiến tranh thương mại nghiêm trọng », ghi nhận là với chu kỳ trừng phạt – trả đũa, Nga và các nước phương Tây đang bước vào một cuộc chiến thương mại có nguy cơ trở nên rất nghiêm trọng.
Bruxelles dành quyền đáp trả lệnh cấm vận nông sản mà Nga tuyên bố, trong lúc Matxcơva dự kiến đánh vào ngành xe hơi, hàng hải, hàng không. Một đe dọa rất nghiêm trọng nếu thực hiện được, vì Châu Âu, năm ngoái, xuất sang Nga 107 tỉ euro hàng công nghiệp.
Tuy nhiên, như các đồng nghiệp, Les Echos cũng nhấn mạnh trên tác động tại Nga của biện pháp cấm vận nông sản. Nhiều nhà phân tích Nga nghi ngờ về khả năng nước của họ thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp để bù đắp cho phần nhập từ Âu Mỹ… vì nhà nước Nga không có tiền.
Tờ báo trích lời nhà phân tích chính trị Nga, Maria Lipman ở Matxcơva : « Nga không thể nào không đáp trả trừng phạt của phương Tây vì đây là vấn đề tự hào quốc gia, chủ quyền hơn là kinh tế ».
Nhưng cấm vận nông sản thực phẩm phương Tây sẽ làm giá cả ở Nga, tăng lên 25% đối với trái cây và rau, và sẽ đẩy lạm phát ở Nga cao thêm hơn. Tóm lại theo giới quan sát, cấm vận này sẽ làm tăng hậu quả trừng phạt của phương Tây lên đời sống dân chúng.
Pháp : Ngoại thương chỉ cải thiện bề ngoài
Về kinh tế Pháp, báo Le Figaro có bài nhận định khá gay gắt : « Ngoại thương, một sự cải thiện bề ngoài ». Tờ báo trở lại với số liệu về trao đổi thương mại Pháp được công bố hôm qua, theo đó thâm hụt mậu dịch đã giảm nhẹ xuống duới mức 30 tỉ : 29,2 tỉ euro , trong sáu tháng đầu năm 2014.
Theo Le Figaro số liệu này càng cho thấy là nền kinh tế Pháp đang trì trệ : Thâm hụt thương mại giảm là do nhập khẩu ít đi, chứ không phải là do xuất khẩu khỏe mạnh. Đáng lo ngại hơn nữa, theo tờ báo, là xuất khẩu của Pháp trong những ngành mũi nhọn như dược phẩm, lương thực thực phẩm, vẫn tiếp tục giảm.
Nhân dịp này Le Figaro cũng nêu những nguyên nhân khiến doanh nhân Pháp yếu thế trong việc chinh phục thị trường quốc tế.
Một trong những nguyên nhân quan trọng, như Bộ trưởng đặc trách ngoại thương Fleur Pellerin đã nêu lên, là tính không thích phiêu lưu : Những người thành công trên thị trường nội địa, tỏ ra rụt rè khi nghĩ đến việc đi ra ngoài.
Nhiều nguyên nhân giải thích sự rụt rè này, trong đó có nhận thức là không có sản phẩm có sức cạnh tranh. Thuế má không cho phép họ cạnh tranh với các nước có nhân công giá thấp.
Nhưng điểm quan trọng theo Le Figaro, là sự thiếu đầu tư, cải tiến từ những năm qua, khiến các nhà sản xuất chậm trễ trong việc nâng cấp sản phẩm, trong khi đây là phương thức duy nhất để có thế đứng trong thế giới cạnh tranh hung hãn hiện nay.
Le Figaro còn nêu một điểm khác mà tờ báo xem là cố tật của giới sản xuất, đặc biệt là của các công ty vừa và nhỏ PME ở Pháp. Theo tờ báo, muốn đem chuông đi đấm xứ người thì một công ty phải có một tầm cỡ nhất định nào đó, điều mà nhiều công ty vừa và nhỏ của Pháp không có hoặc không muốn có.
Vấn đề là do thuế má, tài chính, nhưng mặt khác một số công ty không muốn vượt qua một ngưỡng nhân viên nhất định – như ngưỡng 50. Vượt qua thì sẽ chịu nhiều ràng buộc từ thuế cho đến đóng góp xã hội ...
Le Figaro trích số liệu viện thống kê INSEE, cho biết là vào năm 2010, số công ty Pháp sử dụng 50 người là 600, trong khi có đến 1.600 doanh nghiệp sừ dụng 49 người ! Những yếu tố và tính toán kể trên khiến các công ty vừa của Pháp khó chuyển biến để có thể năng nổ ra ngoài.
Nhìn chung, các báo đều chú ý đến kết quả không mấy tốt đẹp của chính phủ Pháp của Tổng thống François Hollande, từ kinh tế, công ăn việc làm cho đến quan hệ với Châu Âu...
Libération trang nhất nói đến những lâu đài cát của ông Hollande, Le Figaro nhìn thấy ông Hollande đang tìm lối thoát hiểm, Le Monde thì chú ý đến việc Thủ tướng Đức Angela Merkel không hậu thuẫn cho Tổng thống Pháp về chính sách kinh tế. Để minh họa, tờ báo đăng ảnh ông Hollande ngồi một mình trên chiếc ghế, bên cạnh một chiếc ghế trống.

PICS:Khám phá 'tàu ngầm chở tử thần' của đặc nhiệm hải quân Mỹ

Tàu ngầm mini là nơi đội đặc nhiệm SEAL nổi tiếng thế giới thuộc Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ. Mỗi khoang tàu chẳng khác nào cỗ quan tài luôn ẩn chứa sự đe dọa từ đáy biển.
Các binh sĩ SEAL hoạt động trên tàu ngầm cỡ nhỏ tại những nơi tàu ngầm mẹ không thể tiếp cận.
Một đội thợ lặn đang sử dụng tàu ngầm mini bên cạnh tàu ngầm USS Florida.
Tàu ngầm ngập nước hoàn toàn khi di chuyển. Điều đó có nghĩa các binh sĩ phải lặn trong toàn bộ quá trình triển khai nhiệm vụ.
Các binh sĩ luyện tập bên ngoài tàu ngầm USS Hawaii.
Quá trình luyện tập diễn ra song song ở cả tàu ngầm mẹ và tàu ngầm mini.
Mô hình tàu ngầm mini của đội đặc nhiệm SEAL trên cạn.
Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng tàu ngầm mini từ thời Thế chiến II.
Các binh sĩ đang sửa chữa một tàu ngầm mini ở trên cạn.
Theo VTC News

Truyền thông Trung Quốc “đánh hội đồng” Tổng thống Mỹ

 theo Dân Việt | 07/08/2014 11:18

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị truyền thông Trung Quốc đả kích gay gắt.


Truyền thông Trung quốc đồng loạt đăng bài lên án gay gắt Tổng thống Mỹ vì những phát biểu mới đây của ông về Trung Quốc.

Trong một bài phỏng vấn gần đây với tờ Economist, Tổng thống Obama thúc giục phương Tây "xử đẹp" Trung Quốc khi phát hiện Bắc Kinh vi phạm các chuẩn mực quốc tế bởi nước này sẽ "không ngần ngại lấn tới cho đến khi bị đáp trả lại".

Tờ China News của Trung Quốc ngay lập tức đăng bài bình luận, gay gắt lên án những tuyên bố trên của ông Obama và cáo buộc, Tổng thống Mỹ đang làm quan hệ 2 nước thêm căng thẳng bởi cái nhìn "cảm tính" và "thiển cận" của ông về Trung Quốc.

Tờ này tiếp tục nhấn mạnh, "những phát biểu trên của Tổng thống Mỹ phản ánh sự mất niềm tin và bất lực của Washington trong quan hệ quốc tế. Điều đó càng chứng tỏ, chính quyền Tổng thống Obama đang bối rối trong các vấn đề đối ngoại cũng như mất dần vị thế của mình trên chính trường quốc tế.

Trong khi đó, tờ Global Times chỉ trích, Tổng thống Obama "ăn bám" vào "tư duy chiến tranh Lạnh lỗi thời" và những phát ngôn của ông "không đóng góp được lợi lộc gì cho quan hệ Trung-Mỹ".

Tờ báo trên còn chế giễu, kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ chẳng thể hiện được chút bản lĩnh nào trước Trung Quốc và Nga. Ông Obama còn bị báo Trung Quốc cho là thiếu tầm nhìn chiến lược và sức mạnh để điều hành chính phủ cũng như dễ dàng bị mắc sai lầm trong những tình huống khẩn cấp.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi cũng bị báo chí Trung Quốc đem ra mổ xẻ.
Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc cũng chĩa mũi công kích quan hệ Mỹ-Phi, trong bối cảnh diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và hơn 50 nhà lãnh đạo cấp cao của châu Phi tại Washington.
Ngày 6.8, hội nghị kết thúc, Tổng thống Obama công bố gói đầu tư trị giá 33 tỷ USD tại châu Phi, cũng như tăng mức cứu trợ nhân đạo và lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực này.
Nhằm vào sự kiện trên, Tờ Observer của Trung Quốc nhận định: "Mỹ đang ra sức mở rộng ảnh hưởng tới châu Phi". Còn Liberation Daily cho rằng, Washington đang vội vã ký những hợp đồng quan trọng với các nước châu Phi vì lo sợ "lục địa đen" sớm rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc"

Giận dữ vì lính TQ ăn mỳ nấu từ nước bẩn

BBC-13:29 GMT - thứ sáu, 8 tháng 8, 2014
Bức ảnh chụp mấy người lính đang ăn mỳ ăn liền có mục đích khiến người dân Trung Quốc cảm thấy tự hào.
Nhưng nó lại gây ra phẫn nộ và dẫn tới hàng loạt lời xin lỗi kỳ lạ và cả phủ nhận từ hai cơ quan truyền thông nhà nước khổng lồ.
Những người lính này thuộc đội cứu hộ ở tỉnh Vân Nam trong trận động đất xảy ra hôm Chủ nhật 03/08 mà tính tới nay đã khiến hơn 600 người thiệt mạng. Bức ảnh cho thấy họ phải dùng nước bẩn để nấu mỳ.
Bức ảnh được hai cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc đăng: Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc và Hoàn cầu Thời báo. Cả hai cho đăng kèm bài báo ca ngợi sự dũng cảm của các chiến sỹ.
Những người đàn ông này vẫn đứng vững tự hào trong nghịch cảnh, bài báo viết, dù có hay không có nước sạch.
Nhưng không mấy ai thấy ấn tượng. Dân Trung Quốc lên mạng xã hội Weibo, chỉ trích chính quyền cư xử thiếu chuyên nghiệp.
“Tiền thuế của người dân để đi đâu? Thế còn số kinh phí khổng lồ hàng năm cho quân đội thì sao?” một người hỏi và tỏ ra khiếp đảm trước việc những người lính bị để trong tình trạng thiếu thốn cả đồ tiếp tế cơ bản nhất.
“Nếu điều này xảy ra trong nền dân chủ, sẽ có người phải từ chức,” người khác nói.

Mất mặt

Nhiều bình luận giận dữ khiến chính quyền Trung Quốc bị mất mặt trên hai cấp độ.
Đầu tiên là quân đội có vẻ vô tổ chức và phải làm việc quá sức mặc dù có thể sử dụng các nguồn lực rộng lớn.
Thứ hai là, một bộ phận của cỗ máy tuyên truyền khổng lồ - hai cơ quan truyền thông – có vẻ xa rời thực tế.
Và câu chuyện không chỉ dừng ở đó. Có lẽ do lo sợ về phản ứng trên mạng, Hoàn cầu Thời báo nhanh chóng lùi lại một bước, cho đăng thêm một bài mới nói rằng mấy người lính thực ra có đầy đủ nước sạch dự trữ.
Ngược lại, Đài phát thanh Quốc gia vẫn trung thành với câu chuyện đầu tiên. Các quân nhân thực ra đã ăn mỳ nấu từ nước bùn, họ nói, thậm chí còn kể là phóng viên của họ cũng ăn mỳ này.
Chỉ trong vài giờ, một biên tập viên cấp cao của Hoàn Cầu Thời báo cho đăng thông cáo nói cả hai phiên bản của câu chuyện đều đúng – những người lính có nước sạch dự trữ nhưng chọn ăn mỳ do người dân địa phương nấu, những người không có nước sạch.
Liệu những người lính đó ăn mỳ là do tự nguyện hay bắt buộc, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Nhưng câu chuyện này đặt ra câu hỏi lớn hơn nhiều về việc chính quyền Trung Quốc đã tiêu tiền thuế của dân như thế nào, và liệu họ còn có thể tiếp tục kiểm soát các kịch bản chính trị trong kỷ nguyên mạng xã hội.
Trên Weibo, cuộc tranh cãi vẫn sục sôi.
Bài viết của Sam Judah và Vincent Ni cho BBC Trending, chuyên về các câu chuyện được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Quý vị có thể theo dõi tại bbc.com/trending hoặc trên Twitter @BBCtrending.

TQ sắp có bước đi nguy hiểm, gọi Biển Đông là "chiến trường"

 Nam Khánh - Hoà Trần - theo Trí Thức Trẻ | 07/08/2014 19:45

Tàu khảo sát địa chấn nước sâu Hải Dương 721


(Soha.vn) - Ngày hôm qua, tàu khảo sát địa chấn 12 cáp tân tiến bậc nhất thế giới của Trung Quốc đã được bàn giao và nhiều khả năng sẽ được đưa ra hoạt động tại Biển Đông.

Trang Chinanews đưa tin, ngày 6/8, tàu khảo sát địa chấn nước sâu 12 cáp tiên tiến nhất thế giới Hải Dương 721 đã được bàn giao tại xưởng Công ty TNHH tàu biển Thượng Hải cho công ty COSL. Đây là công ty sở hữu giàn khoan Khải Hoàn 01, hiện đang hoạt động tại vùng biển gần khu vực đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư.
Hải Dương 721 thuộc chủng loại tàu khảo sát nước sâu cỡ lớn của Trung Quốc, 107,4m, rộng 24m, cao 9,6m, độ sâu tác nghiệp đạt 3.000m. Tàu có thể thu thập số liệu địa chấn trong điều kiện biển cấp 5 và giữa 3 dòng hải lưu và có thể thả tới 12 cáp khảo sát.
Hải Dương 721 được hoàn thành chỉ trong 15 tháng, lập kỷ lục tốc độ đóng lắp tàu cùng loại nhanh nhất thế giới.
Tàu này được trang bị những thiết bị công nghệ tối tân nhất nhằm nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu về tài nguyên dầu khí, đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu.
Chinanews dẫn lời một chuyên gia trong ngành cho biết, Hải Dương 721 có thể kết hợp cùng tàu thăm dò nước sâu và giàn khoan nước sâu, hình thành một quy trình thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ dầu khí đại dương khép kín.
Cũng theo tờ này, Trung Quốc gọi khu vực đông bắc của Biển Đông là "chiến trường chính" đối với hoạt động khảo sát thăm dò nước sâu.
Trả lời phỏng vấn Sina, ông Chung Khánh Hoa, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH tàu biển Thượng Hải, cho biết tàu khảo sát nước sâu Hải Dương 721 sẽ được đưa tới tác nghiệp tại Biển Đông cùng tàu khảo sát Hải Dương 720.
Trước đây Trung Quốc thường phải mua hoặc thuê thiết bị thăm dò của nước ngoài với chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay với cặp đôi Hải Dương 720 và 721, Trung Quốc đã tỏ rõ "dã tâm" bằng mọi giá phải khai thác triệt để được nguồn tài nguyên nước sâu phong phú, mà chủ yếu là dầu khí tại Biển Đông.

Đảng 'quyết tâm', sao còn tham nhũng?

Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn 
10:49 GMT - thứ sáu, 8 tháng 8, 2014
Những ngày qua, ở Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đang mở chiến dịch bài trừ tham nhũng, truy tố cả cựu Ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Ở Việt Nam, các lãnh đạo cộng sản cũng nói quyết tâm chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính.
Nhưng tại sao hàng chục năm qua, đã qua bao đợt xét xử tham nhũng và bao lần “quyết tâm”, tham nhũng vẫn hoành hành?
Câu trả lời nằm ở thể chế và hệ thống. Trong chế độ một đảng, một khi tất cả quyền hành nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm thiểu số cầm quyền và không có đối lập chính trị thì nói chuyện đạo đức, phê bình và tự phê bình là vô ích, như thực tiễn đã chứng minh bao năm qua.
Rất nhiều người, bao gồm cả các vị đảng viên trí thức lão thành đã nhận ra vấn đề nằm ở chỗ thể chế một đảng độc quyền chính trị tạo ra quá nhiều lỗ hổng. Lá thư ngỏ vừa qua gửi Ban Chấp hành Trung ương của 61 vị đảng viên đã nêu rõ Việt Nam cần phải “chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.
Thứ nhất, thể chế độc đảng đã dẫn đến việc quyền làm chủ của người dân bị tước đoạt. Tất cả những cuộc bầu cử Quốc hội mà thành phần ứng cử viên chỉ thuộc một đảng và các giai đoạn bầu cử đều bị khống chế bởi Mặt trận Tổ quốc, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Quốc hội chỉ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đảng cầm quyền chứ không phải cho người dân. Từ đó, ta không ngạc nhiên khi thấy đảng cầm quyền đứng trên cả pháp luật và nhà nước để tước đoạt đất đai, tài sản, và cả nhân phẩm của người dân.
Thứ hai, thể chế một đảng khiến lãnh đạo, đảng viên cộng sản đều đi theo con đường nhất nguyên, tức độc tôn, phủ nhận và thậm chí trấn áp những người có tư tưởng khác biệt, các tôn giáo.
Dân không có quyền làm chủ bầu ra các lãnh đạo có tinh thần hợp nguyên. Từ đó có sự chia rẽ dân tộc sâu sắc, giữa đảng viên cộng sản và người dân, giữa đảng viên và thành viên các tôn giáo, thậm chí giữa chính các đảng viên cộng sản với nhau ở mọi cấp.
Thứ ba, khi lãnh đạo đã không có tư tưởng hợp nguyên thì pháp luật viết ra không thể là pháp luật chuẩn mực, công bằng, đem lại lợi ích đồng đều cho mọi thành phần trong xã hội. Lúc này, pháp luật được viết ra để bảo vệ quyền lợi của đảng cầm quyền. Ví dụ như pháp luật về đất đai khiến người dân có thể dễ dàng bị cưỡng đoạt đất đai, hi sinh cho một thiểu số có quyền và có tiền
"Thể chế một đảng khiến lãnh đạo, đảng viên cộng sản đều đi theo con đường nhất nguyên, tức độc tôn, phủ nhận và thậm chí trấn áp những người có tư tưởng khác biệt, các tôn giáo"

Bất kì ai, kể cả lãnh đạo đảng cầm quyền đều luôn tuyên bố rằng dân làm chủ, rằng Việt Nam có nhà nước pháp quyền, vì họ biết rằng đó là khát vọng chính đáng và mãnh liệt của nhân dân. Tiếc là lãnh đạo đảng cầm quyền bao thập niên qua chỉ nói mà lại không thực thi.
Đất nước bị dẫn đến tình trạng kém phát triển, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng như hiện nay chính là do thể chế một đảng đã tước đoạt quyền làm chủ của người dân. Vậy chúng ta có tiếp tục chấp nhận hiện trạng quyền làm chủ của người dân bị vi phạm hay không? Câu trả lời hiển nhiên là không.
Quyền làm chủ thể hiện rõ ràng nhất chính là ở lá phiếu. Cụ thể hơn, đó là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử. Một trong những lý do khiến Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chính là do chính phủ Việt Nam Cộng hòa không chấp nhận thi hành tổng tuyển cử thống nhất trên toàn quốc. Bao nhiêu thanh niên Việt Nam ở cả hai miền đã hi sinh trong chiến tranh nhưng rút cuộc đến giờ phút này vẫn chưa có tổng tuyển cử tự do và công bằng ở Việt Nam.
Hợp nguyên là tư tưởng đa nguyên đoàn kết, hợp tác quốc gia. Lãnh đạo, nhất là lãnh đạo quốc gia cần có tư duy dân chủ, tinh thần dân tộc. Không thể phân biệt vùng miền, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ mà phải làm việc cho lợi ích chung của đất nước và dân tộc. Người cộng sản có tư tưởng hợp nguyên vẫn có thể làm việc chung với người đối lập có tư tưởng hợp nguyên.
"Dân phải có quyền làm chủ để bầu ra những đại biểu có tư tưởng hợp nguyên, từ đó các vị này trong Quốc hội mới làm ra được pháp luật chuẩn mực để điều hành quốc gia."
Dân phải có quyền làm chủ để bầu ra những đại biểu có tư tưởng hợp nguyên, từ đó các vị này trong Quốc hội mới làm ra được pháp luật chuẩn mực để điều hành quốc gia. Pháp luật chuẩn mực chính là điều kiện cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Dân chỉ làm theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước cộng hòa (do dân bầu) chứ không làm theo “chủ trương, chính sách của Đảng”. Mọi chủ trương, chính sách đều phải cụ thể hóa bằng luật pháp, và luật pháp đó phải chuẩn mực.
Có lẽ không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của quyền làm chủ của người dân, tư tưởng hợp nguyên, pháp luật chuẩn mực và xã hội công bằng. Tuy nhiên, nếu chỉ có tư tưởng mà không hành động thì đó cũng chỉ mãi là tư tưởng. Điều quan trọng là mọi người, mọi thành phần, kể cả các đảng viên cộng sản cùng góp sức mạnh để biến những suy nghĩ, tư tưởng thành hiện thực. Sức mạnh càng lớn thì những tiêu cực, tham nhũng trong hệ thống cầm quyền sẽ dần bị đẩy lùi.
Nên nhớ: “Đừng thay đổi con người mà hãy thay đổi hệ thống, rồi để hệ thống thay đổi con người.”
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, gửi cho BBC từ Sài Gòn.