Tuesday, February 11, 2014

Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền


Trong lúc ra sức dối trá, trơ trẽn lấp liếm, ngụy biện cho chính sách hạn chế tự do ngôn luận, kiểm duyệt thông tin trên Internet tại Hội nghị kiểm điểm phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Genève, thì báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 6 tháng 2 năm 2014, đăng bài "Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề đặt ra" của tác giả Nguyễn Hải Đăng.

Đây là bài nối tiếp một số các bài khác đã từng được đăng tải trên các tờ báo của hệ thống, như là một cách thăm dò phản ứng dư luận trước khi hành động: ngăn chặn hoàn toàn trang mạng xã hội này.

Sự phát triển của Facebook tại thị trường Việt Nam gia tăng với tốc độ mạnh mẽ. Mới đầu năm 2013, số lượng người sử dụng mới khoảng 5,43 triệu người. Đến hết năm 2013 đã nhảy lên mức 19,6 triệu, một con số mơ ước của tất cả các trang mạng dịch vụ internet.

Trước đó, bài "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" nhân danh một độc giả, tờ Giáo dục Việt Nam ngày 16 tháng 11, 2012, đã làm một cuộc thăm dò không chính thức. Cuộc thăm dò đã cho thấy kết quả, qua các ý kiến bình luận, môt sự cấm đoán, ngăn chặn không phải là đối sách.

Ngày 25 tháng 11, 2012 tờ Quân đội Nhân dân đăng bài "Làm chủ mạng xã hội để tập hợp và giáo dục thanh niên". Bài báo nhìn nhận tác dụng mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc của mặt trận thông tin mà Facebook là một "chiến trường" tập hợp được đa số giới trẻ, năng động và cập nhật các diễn biến thời sự nhanh chóng nhất.

Không đề cập đến việc ngăn chặn mà có ý định dùng phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông, bài báo viết:

"Dùng mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thực sự của giới trẻ nhưng mạng xã hội lại phát triển tự phát, thiếu định hướng và nguy cơ “Diễn biến hòa bình” tác động đối với giới trẻ từ đây cũng rất lớn. Các Mác từng nói: Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí. Đã đến lúc, cuộc đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình".

Ý định này đã được áp dụng bằng huy động hàng ngàn dư luận viên vào mục đích tuyên truyền, phản biện, khiêu khích, làm nhiễu loạn thông tin.

Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, các dư luận viên đa phần với những nickname giả đã chẳng phát huy được tác dụng. Họ hiện rõ chân tướng "ăn hại đái nát" của những tên "côn đồ" trên mặt trận văn hoá, lý luận cực kỳ yếu kém, trống vắng kiến thức cơ bản, thay cho việc đối thoại nghiêm túc thì sử dụng từ ngữ dung tục, hoặc lẩn rất nhanh khi bức bí. Đội ngũ 50 ngàn dư luận viên ăn lương, làm "chiến sĩ" bàn phím trở nên vô tích sự. Người sử dụng Internet vẫn muốn nghe những gì thích nghe và bày tỏ những gì suy nghĩ, thông qua thông tin ngoài hệ thống.

Không đạt kết quả trong việc sử dụng đội ngũ dư luận viên, ý tưởng bỏ ra 200 triệu USD xây dựng một mạng xã hội khác nhằm lôi kéo thanh niên cũng chẳng thành sự thật, trong khi số lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh chóng mặt. Facebook trở thành nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền.

Vòng vo tam quốc nêu lên những cái hại và hạn chế trong việc sử dụng Facebook vốn chẳng là điều gì đặc biệt, tờ báo Nhân Dân đặt dấu hỏi "với sự phát triển chưa có dấu hiệu dừng lại, Facebook có phải là mạng xã hội hữu ích thật sự hay chỉ là "mốt" mới của một số người Việt Nam, nhất là giới trẻ?". Nhưng cuối cùng bài báo cũng đã không giấu nổi điều chính yếu. Nhà cầm quyền lo sợ "các trang Facebook của các thế lực thù địch, các tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam lập ra để vu cáo, vu khống, bình luận xuyên tạc về Việt Nam".

Trong mùa xuân Ả Rập, Facebook đã góp mặt, kết nối quần chúng, tạo nên cuộc cách mạng lật đổ các chế độ độc tài, nhưng xây dựng một xã hội dân chủ lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tình hình bất ổn ở các nước Bắc Phi không thể đổ vấy, cho rằng, "tuyên truyền về tự do, bình đẳng" của Facebook đã thất bại. Đây là lối lý luận cùn.

Nhà cầm quyền thực sự sẽ ngăn chặn Facebook? Trong thực tế, họ vẫn duy trì, nhưng tìm cách hạn chế truy cập. Bằng chứng là muốn truy cập Facebook người sử dụng vẫn phải dùng chương trình vượt tường lửa, tuy nhiên hiện tượng mạng chập chờn thường xuyên xảy ra. Họ có thể ngăn chặn hoàn toàn Facebook trên lãnh thổ Việt Nam? Về mặt kỹ thuật là hoàn toàn khả thi, giống như Trung Quốc. Nhưng họ sẽ ăn nói ra sao trước dư luận quốc tế trong khi vẫn huyênh hoang dối trá không kiểm duyệt mạng? Chặn Facebook là một hành động chẳng thế nào lấp liếm. Hơn nữa đóng cửa một sinh hoạt truyền thông với 19,6 triệu người sử dụng là xâm phạm thô bạo vào quyền được tiếp cận thông tin của đông đảo quần chúng.

Mặt khác, Trung Quốc, chặn Facebook hoàn toàn, nhưng vào đầu năm 2014 đã phải mở ở các khu kinh tế đặc biệt, chứng tỏ sự thất bại của họ trong chính sách bóp nghẹt thông tin. Bởi vì bóp nghẹt thông tin không phải chỉ hạn chế ảnh hưởng lên hệ thống chính trị độc tài, chuyên quyền, mà nó gây tác hại trực tiếp đến sự phát triển kinh tế.

Các nhà đầu tư nước ngoài, khi bỏ tiền ra, có quyền đòi hỏi những điều kiện hỗ trợ. Ngoài giảm thuế, ưu đãi về đất đai, không bị hạn chế thông tin là một trong những điều không thể thiếu vắng cho giao dịch ngoại thương. Kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, trong khi lượng đầu tư nước ngoài FDI tăng mạnh, vốn đăng ký cho năm 2014 lên tới 22 tỷ USD là cứu cánh cho xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng.

Trong vòng 10 năm, Mark Zuckerberg, đã xây dựng và phát triển Facebook thành một trang mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ người sử dụng, trở thành tỷ phú trẻ nhất dưới 30 tuổi với giá trị tài sản ước tính hơn 30 tỷ USD.

Facebook không chỉ là nơi quy tụ, kết nối con người với con người, trao đổi, chia sẻ thông tin chính trị, xã hội, hỗ trợ các cuộc tranh đấu dân chủ, mà quan trọng hơn - nó là trang quảng cáo thương mại toàn cầu.

Tính hơn thiệt, một bên là hạn chế thông tin, bảo vệ sự lừa mị dối trá của truyền thông nhà nước, một bên là đòi hỏi của lợi ích kinh tế trong tình hình hiện tại, tôi tin rằng, nhà cầm quyền cũng chỉ hạn chế truy cập bằng cách như hiện nay, chứ không thể đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam.

Lê Diễn Đức
Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Bắt hai cán bộ nhận tiền ‘bảo kê’ xây nhà trái phép

Hai cán bộ xã đang nhận số tiền hơn 10 triệu đồng của người dân thì bị công an huyện bắt quả tang.



Ngày 11/2, Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) xác nhận đã bắt giữ hai cán bộ vì đã nhận tiền từ người dân để “bảo kê” việc xây nhà trái phép trên địa bàn xã. Hai cán bộ bị bắt thuộc xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) là Đào Văn Hưng, cán bộ địa chính xã và Lâm Quốc Vương, cán bộ trật tự đô thị. Tối 10/2, khi cán bộ trên nhận hơn 10 triệu đồng từ người dân để xây dựng lụi thì bị công an bắt quả tang. Ông Nguyễn Văn Tươi, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, xác nhận có việc hai cán bộ bị công an huyện bắt và công an đang làm rõ và xử lý theo quy định. Cơ quan điều tra Công an huyện Bình Chánh cho biết đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý hành vi nhận hối lộ của hai cán bộ trên. Theo một nguồn tin từ xã Vĩnh Lộc B, ông Hưng làm cán bộ địa chính xã Vĩnh Lộc B đã hơn bốn năm nay, còn Vương mới nhận nhiệm vụ cán bộ trật tự đô thị của xã. Địa bàn Vĩnh Lộc B và Vĩnh Lộc A là địa bàn nóng về nạn xây nhà trái phép và TP đã chỉ đạo kiên quyết xử lý để chấn chỉnh tình trạng trên. Kết quả là đến tháng 10/2013, UBND huyện Bình Chánh đã xử lý kỷ luật 11 tập thể với 44 đảng viên giữ chức vụ quản lý và nhiều cán bộ, công chức khác tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên, Bình Hưng. Trước đó, vào tháng 9/2013, Sở Xây dựng rà soát, phát hiện trong chín tháng đầu năm 2013, tại huyện Bình Chánh có hơn 1.000 căn nhà xây dựng trái phép. Riêng hai xã Vĩnh Lộc A và B, UBND huyện đã ra quyết định tháo dỡ hơn 600 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, các khu vực xây dựng lụi trước đây vẫn còn tồn tại và tình trạng xây nhà không phép trên đất nông nghiệp vẫn diễn ra tại hai xã trên. Theo Pháp Luật TP.HCM

Giá rẻ, nông dân cắt rau, đậu cho bò ăn

Giá rau màu, quả các loại rớt giá thê thảm sau Tết Nguyên đán khiến
nông dân trồng rau phải thu hoạch làm thức ăn cho bò.


Sau Tết đến nay, hàng trăm nông dân trồng rau ở các địa phương dọc theo triền sông Trà Khúc như Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu (huyện Sơn Tịnh) và Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) phải đối mặt với tình trạng rau màu, quả các loại rớt giá thê thảm.
Ông Nguyễn Bình, xã Tịnh Long buồn rầu nói: "Mấy năm chừng này là cả nhà đang háo hức thu bạc triệu mỗi ngày từ đậu cô ve và các loại rau xanh, nhưng nay giá chưa đến 1.000 đồng/kg đậu. Hiện tại, dưa leo có giá mua tại chân ruộng là 500 đồng/kg, đậu cô ve 1.000 đồng/kg, xà lách 600 đồng/kg,.. thấp hơn so với vụ rau cùng kỳ năm trước từ 1.200 đồng - 2.200 đồng/kg và thấp hơn giá so với Tết từ 1.700 - 3.000 đồng/kg", ông Bình nói.
Một nông dân đang đổ đậu cô ve cho bò ăn vì giá rẻ như bèo.
Vừa đổ bao đậu cô ve hơn 30kg cho bò ăn, lão nông Nguyễn Tấn Cảnh, xã Tịnh An, lắc đầu ngao ngán: “Đầu tư tiền triệu mà giờ phải cho bò ăn. Giá giữ như trước Tết thì đợt này gia đình tôi thu về chắc không dưới 20 triệu đồng. Thế mà giờ 10kg đậu cô ve bán ra chưa mua nổi tô bún thì biết sống thế nào đây”.
Ông Đào Minh Dương, Chủ tịch UBND xã Tịnh Châu cho biết, nguyên nhân khiến cho giá rau xanh và các loại hoa màu sụt giảm nghiêm trọng như hiện nay là do cung vượt cầu, nhu cầu tiêu thụ rau xanh sau Tết của người dân cũng giảm hơn so với thời điểm trước Tết.
Sau trận lũ lịch sử, người dân đua nhau trồng rau Tết, nhưng thời gian không đủ nên đa phần sau Tết rau, quả mới đến kỳ thu hoạch khiến nguồn cung quá lớn, rau rớt giá.
Theo Tiền Phong

 

Giận nhau, chồng phóng dao vào ngực vợ.

Vừa phóng dao xong, Thắng bồng vợ đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.

Photo: Giận nhau, chồng phóng dao vào ngực vợ.
Vừa phóng dao xong, Thắng bồng vợ đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.

Sáng 12.1.2014, công an quận Bình Tân (TP.HCM) xác nhận đang tạm giữ hình sự đối với Trần Tiến Thắng (SN 1978, phường Bình Trị Đông A) về hành vi giết người. Điều đáng nói, nạn nhân trong vụ án chính là vợ của Thắng là chị Phạm Thị Minh Tâm (SN 1976).

Theo nhiều người dân cho biết, Thắng và chị Tâm kết hôn đã lâu và cùng sống trong chung cư Da Sà (phường Bình Trị Đông A). Thời gian gần đây, giữa hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vả nhau.

Vào sáng 11.2, mọi người trong chung cư nghe tiếng la hét, kêu cứu tại phòng của Thắng liền chạy đến xem thì phát hiện chị Tâm đã ngã quị trên vũng máu và ở ngực có vết thương lớn. Lúc này, Thắng bồng chị Tâm đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.

Thắng thừa nhận mình chính là hung thủ gây tội ác. Gã khai, vào sáng 11.2, giữa hai vợ chồng lại xảy ra mâu thuẫn do mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc. Trong lúc tức giận, Thắng lấy một con dao có mũi nhọn phóng thẳng vào ngực vợ. Vừa đau đớn, vừa sợ hãi, Thắng bồng vợ đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tắt thở.
Hiện, công an đang tiếp tục điều tra vụ án.
Thu Hà (Xzone/Tri Thức Thời Đại).


Sáng 12.1.2014, công an quận Bình Tân (TP.HCM) xác nhận đang tạm giữ hình sự đối với Trần Tiến Thắng (SN 1978, phường Bình Trị Đông A) về hành vi giết người. Điều đáng nói, nạn nhân trong vụ án chính là vợ của Thắng là chị Phạm Thị Minh Tâm (SN 1976).

Theo nhiều người dân cho biết, Thắng và chị Tâm kết hôn đã lâu và cùng sống trong chung cư Da Sà (phường Bình Trị Đông A). Thời gian gần đây, giữa hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vả nhau.

Vào sáng 11.2, mọi người trong chung cư nghe tiếng la hét, kêu cứu tại phòng của Thắng liền chạy đến xem thì phát hiện chị Tâm đã ngã quị trên vũng máu và ở ngực có vết thương lớn. Lúc này, Thắng bồng chị Tâm đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.

Thắng thừa nhận mình chính là hung thủ gây tội ác. Gã khai, vào sáng 11.2, giữa hai vợ chồng lại xảy ra mâu thuẫn do mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc. Trong lúc tức giận, Thắng lấy một con dao có mũi nhọn phóng thẳng vào ngực vợ. Vừa đau đớn, vừa sợ hãi, Thắng bồng vợ đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tắt thở.
Hiện, công an đang tiếp tục điều tra vụ án.
Thu Hà (Xzone/Tri Thức Thời Đại).

Phong trào ‘Tết trồng cây’..việc làm hình thức ?!

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động Tết trồng cây
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Ảnh Tienphong.vn
RFA- 11/02/2014 
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, sau mấy ngày đầu năm âm lịch, các cấp chính quyền Việt Nam từ trung ương đến địa phương nơi nào cũng tiến hành rầm rộ hoạt động gọi là ‘Tết Trồng cây’.
Công tác mang ý nghĩa môi trường lớn lao như thế từ khi được phát động đến nay thực sự mang lại hiệu quả ra sao?
Ý nghĩa tốt
‘Tết trồng cây’ là phong trào được ông Hồ Chí Minh khi còn là chủ tịch nước Việt Nam chính thức phát động hồi ngày 28 tháng 11 năm 1959. Lên tiếng khi triển khai hoạt động đó, ông Hồ Chí Minh nêu rõ việc trồng cây như thế trong vòng 10 năm sẽ giúp đất nước có phong cảnh đẹp hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Mùa Xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’ trở thành khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại thường xuyên trong nước.
Hẳn nhiên không ai là không đồng ý với những điều hiển nhiên như thế. Nhất là đối với phát biểu của một vị chủ tịch nước luôn được tụng ca như là ‘vị cha già dân tộc’.
Hoạt động Tết trồng cây từ đó được khắp các địa phương trong cả nước tiến hành vào mỗi dịp xuân về sau mấy ngày đầu năm nghỉ ngơi mừng xuân mới với tên gọi ‘Tết trồng cây Nhớ Bác’.
Ông Hồ Chí Minh nêu rõ việc trồng cây như thế trong vòng 10 năm sẽ giúp đất nước có phong cảnh đẹp hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh ‘Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người...
Một người ở Hà Nội kể lại sinh hoạt Tết trồng cây mà bà này từng tham gia từ khi còn trẻ:
Trước đây khi chúng tôi còn đi học ở trường PTTH cấp 3, nhà trường dẫn chúng tôi đi trồng cây ở những chỗ ngoại thành. Hồi đó trồng cây xà cừ vì có ý kiến cho rằng cây đó mau lớn, chóng tạo được bóng mát ở hai bên đường. Đó là về cá nhân tôi. Còn tôi nhớ bố tôi kể chuyện năm Bác Hồ trồng cây tại đồi Vật Lại ở Sơn Tây ( hồi ấy bố tôi còn ở trong Trung ương Đang) , khi họp bác Hồ bảo với Bố tôi rằng mình dại quá hôm đó đi trồng cây trên Vật Lại đào đất, làm hăng quá thế là đến hôm nay vẫn còn đau lưng. Tôi chỉ nhớ có mỗi chuyện như thế thôi.
Các đại biểu, các lãnh đạo tham gia trồng cây tại Khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
Các đại biểu, các lãnh đạo tham gia trồng cây tại Khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh.(Melinh.hanoi.gov)<br /> Nhổ một cây cổ thụ nơi này để ‘trồng’ ở nơi khác, có được coi là trồng cây không? (Blog Quê Choa)
Sau này khi đi làm việc, đến Tết người ta cũng mang những cây xà cừ đến để trồng xunh quanh nhà làm việc của cơ quan để lấy bóng mát. Thế thôi, chứ chúng tôi chẳng còn tham gia gì ngoài xã  hội ‘trồng cây, trồng cối’ cả!
Chuyện ‘đến hẹn lại lên’!
Truyền thông trong nước loan tin hôm ngày 3 tháng 2 vừa rồi, đây cũng là ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về huyện Ba Vì và tham gia Tết trồng cây tại Đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lai, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Tham dự trong đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có các vị quan chức khác như ông Phạm Quang Nghị- bí thư thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, bà Ngô thị Doãn Thanh, chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Lý do phái đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về Ba Vì trồng cây nhân dịp tết Giáp Ngọ vừa qua như lời người phụ nữ ở Hà Nội vừa nêu vì vào ngày 16 tháng 2 năm 1969, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đến đó và trồng một cây đa trên đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lai. Nơi đây nay được gọi là khu di tích Đồi Cây Bác Hồ.
Lần này các vị trong đoàn của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không trồng cây đa mà hình ảnh cho thấy ông tổng bí thư cùng ba vị khác, hai ông một bà, cầm xẻng xúc đất hất vào một hố có sẵn một cây thông thân khá lớn. Sau đó cầm thùng hoa sen tưới nước cho cây.
Bây giờ các ông ấy bao nhiêu ông, mỗi ông một cái xẻng quấn giấy hoa vào đấy; hế rồi mỗi người xúc một xẻng bé tí đất hất vào, sau đó lại được chưa cho một cái bình hoa sen để tưới nước. Tôi cho đó rất là hình thức
Người phụ nữ ở Hà Nội
Việc làm hình thức?
Mạng Quê Choa có bài tựa đề ‘Sự nhạo báng “ Tết Trồng Cây” với ba tấm hình được đưa ra như là gợi ý đề văn tốt nghiệp PTTH năm nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự “Tết trồng cây” trên đồi Đồng Váng. (Binh Duong TV online)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự “Tết trồng cây” trên đồi Đồng Váng. (Binh Duong TV online)
Tấm thứ nhất là hình tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và bà chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội mặc complet, cà vạt đang tưới cho cây thông nhân dịp Tết trồng cây năm nay ở Ba Vì. Tấm hình này là gợi ý ‘1. Bạn cho biết thế nào là tết trồng cây’.
Tấm hình thứ hai trong đó có chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đang cầm bình hoa sen tưới cho một cây có thân khá lớn. Gợi ý cho tấm hình này là ‘2.Nhổ một cây cổ thụ nơi này để ‘trồng’ ở nơi khác, có được coi là trồng cây không?
Tấm hình thứ ba trong đó có hình bà phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan mặc áo dài tươi cười cầm bình hoa sen và một số vị khác cũng trong những bộ đại lễ tay cầm xẻng quanh một gốc cây có bệ vuông xây chung quanh. Gợi ý dưới tấm hình này là ‘3.Qua những bức ảnh này hãy nói về Tết trồng cây do chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đã bị nhạo báng như thế nào’!
Blogger Mai Thanh Hải hôm ngày 5 tháng 2 cũng post lên hai tấm hình với tựa ‘Sau mùa xuân, sau Tết trồng cây…’. Hai tấm hình cho thấy cận cảnh và xa hơn một chút khoảnh sân nhỏ rải đá dăm. Trong đó có bốn gốc cây nhỏ- có cây có lá có cây chỉ là cành. Trước mỗi vòng tròn xây quanh gốc có bệ nhỏ hình vuông. Gần chỗ bốn gốc cây thẳng hàng còn có bốn bệ tương tự trên có bảng đá nhỏ ghi tên người trồng cây và một viên tròn không biết bằng đá hay bê tông. Một trong những bảng đá đọc được dòng chữ khắc trên đó ‘Tiến sĩ Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải. Trồng lưu niệm ngày 15 tháng 5 năm 2012.’ Lác đác quanh bốn chiếc bệ ghi tên như thế có mấy chiếc lá rụng.
Các lãnh đạo tỉnh trồng cây tại khuôn viên bệnh viện đa khoa.  Truyenhinhnghean
Các lãnh đạo tỉnh Nghệ An trồng cây tại khuôn viên bệnh viện đa khoa. Truyenhinhnghean
Bây giờ các vị lãnh đạo ra trồng cũng chẳng động viên được gì cho phong trào. Chỉ mấy xẻng đất đó thôi, thì sau này những công nhân phải trồng lại những cây đó...các ông không làm thì công nhân người ta cũng làm. Chúng tôi không thấy có tác dụng gì ‘trồng cây, gây rừng’ cả. Chỉ rất hình thức
Một người ở Quảng Trị nói về chương trình Tết trồng cây ở khu vực mà ông sinh sống:
Tôi thấy đó cũng là vấn đề tốt, có nơi này, nơi nọ người ta làm hình thức thôi; nhưng người dân cũng quan tâm đến chuyện này. Chỉ có lãnh đạo hay diễn thôi, chứ còn người dân cũng tích cực đối với việc trồng cây này lắm. Ngay tại gia đình người dân, tự họ cũng lo chuyện đó. Còn chuyện trồng cây ở đường phố chỉ là hình thức làm cho vui, người ta trồng 10 cây thì chết hết 7 cây rồi, chả có ý nghĩa gì lắm đâu. Nhưng người dân vẫn thích mùa này, vì đây là mùa trồng cây từ xưa đến nay chứ không phải do Bác Hồ phát động. Gia đình tôi cũng làm như thế.
Người dân thực ra rất quan tâm đến việc trồng cây vì nó đem lại kinh tế cho gia đình họ.
Ví dụ họ trồng cây để làm nhà cửa, bán làm nguyên liệu giấy thì người ta vẫn thích thú, chẳng có sao đâu! Những gia đình được giao diện tích đất lâu dài thì họ trồng cây để bán. Mùa này là mùa trồng cây của họ nên họ rất tích cực. Trồng cây bóng mát ở các đô thị thì các công ty đô thị họ trồng, chẳng có ích lợi gì đâu. Các quan chức trồng thì năm nào cũng phát động và là hình thức là chính. Người dân cũng thấy điều đó và họ không đồng tình đâu.
Người phụ nữ ở Hà Nội đưa ra nhận định về hình thức của việc làm trồng cây vào dịp tết:
Trồng cây trước đây Bác Hồ tự đào hố rồi người ta mang cây đến và ông lấp lại… Bây giờ các ông ấy bao nhiêu ông, mỗi ông một cái xẻng quấn giấy hoa vào đấy; hế rồi mỗi người xúc một xẻng bé tí đất hất vào, sau đó lại được chưa cho một cái bình hoa sen để tưới nước. Tôi cho đó rất là hình thức.
Còn trồng ở những chỗ đường phố… không có tác dụng trồng cây gây rừng. Mà trồng cây ở đường phố là việc làm của Công ty Công viên Cây Xanh hoặc việc của người có nhiệm vụ là công ăn việc làm của họ. Bây giờ các vị lãnh đạo ra trồng cũng chẳng động viên được gì cho phong trào. Chỉ mấy xẻng đất đó thôi, thì sau này những công nhân phải trồng lại những cây đó. Tất nhiên cây cũng sẽ có bóng phát phủ cho đường phố; nhưng các ông không làm thì công nhân người ta cũng làm. Chúng tôi không thấy có tác dụng gì ‘trồng cây, gây rừng’ cả. Chỉ rất hình thức và tôi không thích điều đó tí nào cả!
Tôi thấy đó cũng là vấn đề tốt, có nơi này, nơi nọ người ta làm hình thức thôi; nhưng người dân cũng quan tâm đến chuyện này. Chỉ có lãnh đạo hay diễn thôi, chứ còn người dân cũng tích cực đối với việc trồng cây này lắm. Ngay tại gia đình người dân, tự họ cũng lo chuyện đó
Một người ở Quảng Trị
Bà này cũng có ý kiến về hiệu quả của phong trào Tết Trồng Cây suốt hơn nửa thế kỷ qua ở Việt Nam:
Cụ thể mấy cây đa cụ Hồ trồng, tôi thấy cây ở Công viên Thống Nhất trước nhà tôi cây xòa bóng ra đến cả một sào đất. Người ta đặt mấy chiếc ghế ở đó cho dân ngồi chơi, tôi thấy cũng tốt. Còn cây trên Đông Anh, nơi tôi hay đi qua, được Bác Hồ trồng hồi ấy nhưng do đa ưa đất thấp, nhiều nước nên cây lâu lớn vì trồng trên đồi. Có thể lúc đó ý của Bác Hồ thấy chỗ đó thưa cây quá nên mới đem cây đa lên trồng, mà trồng ở đó không thích hợp nên cây vẫn nhỏ không lớn như cây chỗ Công viên Lê Nin. Ở những nơi khác, tôi thấy có nơi trồng cây cũng đẹp như chỗ hồ Đại Lãi.
Nhưng có những nơi chúng tôi đi qua thấy họ trồng nhiều cây bạch đàn quá. Cây bạch đàn cũng tạo nên những cánh rừng nhưng không biết được dùng để làm gì; nhưng sẽ làm hư đất ở cùng đó. Do vậy theo tôi không nên trồng bạch đàn ở trên đầu nguồn.Tôi có quen một người trồng rất nhiều cây ở miền Tây Thanh Hóa, nhưng sau đó họ phải chặt phá đi vì không có tác dụng gì ở làng, xã đó cả. Họ đang tính trồng cây khác vì gỗ không lấy được, còn củi thì bây giờ người dân không còn đun bằng củi nữa rồi. Đất đó nếu trồng cây công nghiệp, cây lương thực lại có tác dụng hơn.
Còn trồng cây gây rừng, tôi hay đi du lịch qua nhiều nơi, tôi thấy không vui vì thấy nhiều vùng rừng bị chặt phá hơn là trồng cây.
Một việc làm đầy ý nghĩa nhằm khôi phục mảng xanh tại Việt Nam như trồng cây nhân dịp Tết vẫn mang tính hình thức như trình bày của nhiều người dân trong nước. Chuyện hình thức này không chỉ trong lĩnh vực trồng cây dịp Tết mà còn trong nhiều hoạt động khác nữa. Người dân thường mỉa mai nói có ‘phát’ mà không có ‘động’.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ tới,
Gia Minh chào tạm biệt.

Sĩ diện hão!


Nguyên Anh (Danlambao) - Nước VN là một quốc gia nghèo mạt rệp! Ai cũng công nhận điều đó chứ không phải là bôi bác, về kinh tế thì suy thoái trầm trọng kéo dài nhiều năm liền, vấn nạn thất nghiệp, người dân không có ruộng đất canh tác gần như bế tắc, nạn nhân mãn với diện tích nhỏ hẹp với dân số hơn 90 triệu người đã tạo nên những cảnh đời cơ cực khiến cho người dân phải bôn ba tha phương khắp nơi kiếm sống, mới đây nhất thông tin cho biết đội quân bán vé số Việt Nam đã tràn qua Campuchia để hành nghề, thật là tội cho nhưng công dân Việt Nam phải chấp nhận qua một đất nước cách đây không xa còn thua kém hơn mình mà ngày nay họ lại gọi người Việt là Duôn với lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy...

Thế nhưng những quốc sách của nhà cầm quyền vẫn không xem trọng phát triển kinh tế, dân trí người dân mà chỉ toàn làm những chuyện ruồi bu kiến đậu không giống ai mà những tấm bằng công nhận của Unesco luôn được hô hào ầm ĩ và xem như đó là niềm vinh hạnh của đất nước! 

Dưới thời bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, hắn đã lập hồ sơ xin vinh danh hàng loạt những di tích thiên nhiên ban tặng hoặc những sản phẩm phi vật thể mà mới đây nhất là buổi lễ nhận bằng chứng nhận cho đàn ca tài tử vùng sông nước phía nam đã được tổ chức rình rang sặc mùi cải lương chi bảo với sự tham dự của thủ tướng 3 Ếch. 

Việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam chúng ta mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời cũng là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới; làm cho bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn với sự ngưỡng mộ về một vùng Đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn là một vùng quê trù phú - lúa thơm trái ngọt, một vùng sông nước mênh mang luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình. (1)

Có lẽ cái tố chất cải lương và khoác lác đã ngấm sâu vào trong máu của những người CS cho nên họ lấy làm hãnh diện chứ người dân Việt thì điềm nhiên tọa thị xem như một vở diễn hài... 

Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ thì có ích gì cho các nghệ nhân? 

Chả có gì gọi là có ích khi tuyệt đại đời sống các ca sỹ cải lương, các nghệ nhân đàn hát nghèo vẫn hoàn nghèo (dĩ nhiên vẫn có một thiểu số khấm khá do có danh tiếng) và có thật bạn bè thế giới sẽ phải ngưỡng mộ như lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng hay không? 

Chắc chắn rằng sẽ không quốc gia nào ngưỡng mộ vì không một nước nào lại không có bản sắc riêng của mình và cho dù Unesco không công nhận (vì họ không cần!) họ vẫn phát triển nhanh và mạnh khắp thế giới được nhiều người hâm mộ.. 

Chúng ta hãy nhìn về các quốc gia khác để so sánh, khoan hãy nói đến Mỹ, Úc với ban nhạc Bee Gees nổi đình nổi đám thập niên 80 nhiều năm liền, Thụy Điển với Abba làm say đắm lòng biết bao người khắp hành tinh mà giờ đây bản nhạc Happy New Year vẫn còn được sử dụng tại Việt Nam hay gần đây nhất là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Hàn quốc Park Jae Sung đã chấn động giới trẻ và ngay cả người già cũng thấy vui lây, tất cả họ đâu có cần Unesco phải công nhận mình bằng tấm bằng chứng nhận? 

Tại Mỹ, không chỉ có một thể loại nhạc đồng quê (country music) mà còn có các dòng nhạc rock, pop, jazz, blues, R&B soul, hip hop, folk, electronic, dance và nhiều dòng khác và những ngôi sao gần như bất diệt như Karen Carpenter, Michael Jackson, Taylor Swift...

Họ có những giải thưởng dành cho âm nhạc của hiệp hội thu âm hay giải thưởng Grammy của viện thu âm và nghệ thuật quốc gia mà ngày nay đã phổ cập toàn thế giới và điều tối quan trọng tại đó là một khi đã phát triển tài năng được các cơ quan trên công nhận tao giải thưởng thì người được vinh danh ngoài sự nổi tiếng còn nhận được một số tiền không nhỏ và lời mời gọi của các nhà sản xuất. 

Bây giờ hãy cùng nhìn lại cái nền âm nhạc dưới chế độ CSVN... 

Với sự kềm kẹp của ban tuyên giáo TƯ thì tất cả các sản phẩm từ văn học cho đến ca nhạc đều có một nhiệm vụ: đánh bóng, tô hồng chế độ và ngay cả nền âm nhạc mới được vinh danh là đờn ca tài tử cũng không ngoại lệ cho nên Nguyễn Tấn Dũng mới phát biểu như trên thì làm gì có chuyện hát hò, sáng tác theo ý mình ngoài những vở tuồng cải lương tình yêu ướt át vô bổ vô hại? 

Ngoài lễ vinh danh của Unesco rình rang trên ngành nghệ thuật Việt Nam mà còn phải đối diện với vấn nạn sao chép in lậu hoành hành gần như giết chết nhà sản xuất với sự làm ngơ hoặc nếu bị phát hiện thì cũng gọi là được vạ thì má đã sưng! 

Người nghệ sỹ Việt Nam, ngoài các ngôi sao nhạc trẻ sớm nở tối tàn với các bài hát mau chóng bị quên lãng đã là một sự khó sống còn các nghệ nhân cải lương đờn ca tài tử còn khổ hơn khi họ không hề có một chế độ hổ trợ nào ngoài tiền thù lao khiêm tốn và nhà cầm quyền thì tư duy lại không có được sự văn minh như các quốc gia khác thành ra họ chỉ biết tự an ủi mình lỡ chọn kiếp cầm ca... 

Chỉ khi nào cái ban tuyên giáo khốn nạn biến mất toàn cõi Việt Nam thì giá trị đích thực của nền văn hóa, âm nhạc thực thụ mới trở về trên quê hương nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với chế độ cầm quyền không còn tồn tại... 

Vì vậy cái được gọi là Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Việt Nam chỉ là một trò đểu lấy vải thưa che mắt thánh, tổ chức ồn ào tự sướng trên sự nghèo hèn khốn khó của một bộ phận hoạt động nghệ thuật nước nhà. 

Một chế độ thổ tả thì nhìn đâu cũng buồn ói! 

Lời kêu cứu của ông Huỳnh Anh Trí tại công an Lấp Vò, Đồng Tháp


140211-NBTVRNs ( 12.01.2014) – Sài Gòn- 
Lời kêu cứu của ông Huỳnh Anh Trí tại đồn công an Lấp Vò, Đồng Tháp
Vào lúc 11giờ 30 ngày 11/12 /2014, anh chị em bạn của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đến  ấp Hưng Nhơn, xã  Long Hưng – huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm và chia sẻ  với Chị Bùi Thị Kim Phượng.
Sau vụ công an Đồng Tháp xông vào nhà anh Nguyễn Bắc Truyển trái pháp luật, ngoài ra CA   Đồng Tháp còn tổ chức đập phá tài sản của 02 vợ chồng anh Truyển như những “kẻ cướp”, hành  vi của CA Đồng Tháp vào lúc 16 giờ 30 ngày 09 / 02 /2014 không có gì để biện minh cho bản  chất  côn đồ … nhiều côn an bắt trói anh Nguyễn Bắc Truyển lại dùng băng keo dán kín miệng, bịt mắt… rồi xúm lại cả lủ tha hồ mà đấm đá hả hê !
Xong rồi mang ra xe thùng đặc chủng để chở tù chạy thẳng về khám Chí Hoà (TP -HCM) giam  24 tiếng đồng hồ sau thả ra. Sự việc được bắt đầu từ lúc 10 giờ ngày 09 /02 /2014 CA đến  mời “miệng” … nhưng còn đem theo cả  xe thùng đặc chủng để chở tù, kèm theo vài chục công an  mặc sắc phục lẫn côn đồ.
Anh Truyển không đồng ý với cách làm  việc vô luật pháp này, cả bọn đành lảng vảng ngoài  đường cho đến buổi chiều lúc 16 giò 30 rồi  “chạy ” đi tìm được 01 tờ giấy photocopy đứng  đàng xa đọc cho Anh Truyển nghe …
Nhưng anh Truyển  đòi  sở  thị tận mắt nhìn  thấy  tờ  giấy  đó  là  gì… thì  cả  bọn  ùa  vào  cắt  điện, dùng sà ben cạy cửa, cưa ổ  khoá,  đập bể  cửa  kính  xông vào   đập  phá  đồ  đạc trong nhà  … nhưng cũng  không quên  tháo  dở  bàn  thờ  tổ  tiên, xúc  phạm  Tôn giáo. Đây có phải là lệnh của ĐCSVN  để đàn  áp  những  người  bất  đồng  chính  kiến?
Khi   anh Truyển  được thả  ra  sau  24  giờ  và  tất  nhiên là  vô tội, khi  anh chưa  về  tới  căn nhà  ở  Đồng Tháp  hiện đang  tan hoang  bởi  những  kẻ  côn an gây ra …  thì  anh lại nghe  hung tin  những  người  bạn  thân quen  của  anh  đến  Đồng  Tháp  giúp  vợ của  anh  là  Chị  Bùi thị Kim Phượng  dọn dẹp đống  đổ  nát  chuẩn  bị cho ngày  cưới  sắp  đến… đều bị CA  và  côn đồ chặn bắt  hết  khi chưa  kịp đến  nhà  (cách  nhà 300m). Anh rất  đau lòng  khi  nghe  những  người  bạn của  anh  đã  bị  CA  bắt  trái  phép, cướp  sạch  đồ  đạc, điện thoại,  máy  tính  và đánh  đập  một cách  dã  man,  trong đó  có  nhiều  đồng  đạo PGHH   người  lớn  tuổi  và  phụ nữ hiện đang bị thương rất  nặng.
Việt Nam  vừa  ký  công ước chống  tra  tấn  và  cũng  vừa  được  vào  Hội Đồng  Nhân  Quyền  LHQ, hồi tháng 11/2013.
Nhưng vào ngày 05/02/2014  trong  phiên kiểm  điểm Nhân Quyền  đã có  đến  227  khuyến  nghị  của  các nước  dành  cho  nhà  cầm  quyền  CSVN , cho thấy  rằng  việc thực thi  các tiêu chuẩn  về  Nhân Quyền thì VN chưa xứng đáng ngồi vào chiếc ghế  hội đồng Nhân Quyền LHQ.
 (Xin quý  bạn  đọc nghe  lời  kêu  cứu của  anh  Huỳnh  anh Trí  tại  đồn CA  Lấp Vò  -  Đồng Tháp)
https://www.youtube.com/watch?v=5Q_QJ1ytWN8#t=5                                                          
Ký giả Trương Minh Đức
Gửi trực tiếp cho VRNs

Nhân quyền Việt Nam

unnamedVRNs ( 12.02.2014) – Sài Gòn- 
“Chưa bao giờ một sự kiện nhân quyền tại Việt Nam được quốc tế quan tâm và được bạn bè quốc tế chia sẻ như thế. Khi tôi trình bày xong ra, bạn bè quốc tế từ người Mỹ, người Anh, bà con Việt Kiều, những người từ các xứ lân cận Châu Âu này- người Bỉ ôm tôi khóc và chia sẽ những đau thương mà tôi phải gánh chịu trong nhiều năm qua dưới chế độ cộng sản. Tôi rất xúc động về sự quan tâm và chia xẻ đó.” – Nhà báo Trần Quang Thành.
Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve
Nhiều người Việt Nam đang có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ để chứng kiến kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Vào tối trước khi diễn ra sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện nhà báo Trần Quang Thành từ Slovakia đến Geneve. Ông là một nhà báo ở Hà Nội từng bị tạt acid trả thù do viết bài chống tham nhũng.
Gia Minh: Ông đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam, xin ông cho biết tình hình chung đáng chú ý ở đó là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Tình hình đặc biệt Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam sau bốn năm vào năm nay sôi động hơn nhiều so với lần thứ nhất bốn năm về trước. Có lẽ đặc biệt vì Việt Nam mới tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên phải kiểm điểm sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng kể cả từ ngày họ mới tham gia đến nay. Đặc biệt nhất là người được mời đến hội nghị này là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm. Ông này bị cấm đoán không được đến, còn bị tịch thu hộ chiếu ngay tại phi trường. Đó là tin mới nhất về việc Việt Nam vi phạm và khiêu khích quốc tế về vấn đề nhân quyền.
Gia Minh: Ở ngay tại chỗ ông thấy sự quan tâm đặc biệt đó được thể hiện qua điều gì, sự có mặt của các đoàn nào?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ lực lượng bà con Việt Nam đông đảo tại Geneve để tham dự sự kiện quan trọng như thế này. Rất đông, không chỉ những người ở Geneve mà những người ở các nơi tại đất nước Thụy Sĩ; không chỉ ở Thụy Sĩ mà còn ở Pháp, ở Bỉ, ở Anh, ở Canada, ở Mỹ, ở Australia, rồi Na Uy , Đan Mạch, Thụy Điển; có người từ Liên Xô sang nhưng không xin được visa đành phải chịu ở lại. Đông lắm! Rất đông đến nỗi hôm nay tại hội trường diễn ra sự kiện trước UPR không còn chỗ để ngồi. Người Việt Nam phải nhường chỗ cho các đại biểu quốc tế.
Gia Minh: Những cuộc hội thảo đó gồm các diễn giả nào, vấn đề gì và người ta quan tâm ra làm sao thông qua những câu hỏi chất vấn?
Nhà báo Trần Quang Thành: Người ta quan tâm đến vấn đề nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp rất thô bạo tự do dân chủ, tự do biểu tình, tự do hội họp. Họ quan tâm đến vấn đề đàn áp tôn giáo một cách trắng trợn, không một tôn giáo nào là không phải nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Hôm nay họ còn đề cập đến vấn đề dân sinh, vấn đề cướp mất ruộng đất của người dân, người lao động bị đàn áp, những người bảo vệ người lao động thì bị tù đày.
Tại đây tính đến hôm nay đã có ba cuộc hội thảo khác nhau: một cuộc hội thảo do VOICE và nhiều tổ chức khác tiến hành diễn ra cách đây mấy ngày vào ngày 30 tháng giêng. Hôm nay có hai cuộc hội thảo liên tiếp: cuộc hội thảo về vấn đề tự do- dân chủ do một số tổ chức quốc tế cùng Đảng Việt Tân đứng ra tổ chức, rồi cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do ông Võ Văn Ái thuộc Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam đứng ra tổ chức.
Diễn giả rất nhiều người, trong đó ví dụ cuộc hội thảo do VOICE tổ chức có nhiều diễn giả từ trong nước ra như nhà báo Đoan Trang, các blogger như blogger Nguyễn Anh Tuấn, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Tại cuộc hội thảo về dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam hôm nay có luật sư Hà Huy Sơn, có tôi là nhà báo nạn nhân của cuộc đàn áp những người bảo vệ công lý và đấu tranh chống tham nhũng.
Gia Minh: Câu hỏi ông nhận được từ phía người tham dự mà ông tâm đắc nhất là gì?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ quan tâm nhất về điều nhà cầm quyền Việt Nam nói thực thi nghiêm túc và rất có hiệu quả tôn trọng quyền tự do – dân chủ và quyền con người; thế nhưng khi thấy ‘bộ mặt’ của tôi và những điều luật sư Hà Huy Sơn trình bày thì họ thấy ngược lại. Đó là tất cả những gì cộng sản nói, không phải là những gì họ làm. Nhất là khi nghe thông tin phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời đã thỏa mãn 80 trên 123 câu hỏi của những người tham gia; còn những câu hỏi khác thì ông ta cho rằng cố tình gán ghép những sai lầm. Nhưng ông ta có dám trả lời đâu mà nói là cố tình gán ghép.
Ngày mai vào khoảng 2:30 giờ Geneve sẽ có cuộc điều trần Kiểm điểm Phổ quát của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Độ khoảng vài trăm bà con Việt Nam từ khắp nơi thế giới tập trung về để biểu tình lên án nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng và đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi những điều họ đã hứa với Liên hiệp quốc.
Gia Minh: Bản thân ông sẽ vào trong để chứng kiến phiên điều trần đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Ngày mai tôi sẽ chứng kiến.
Gia Minh: Trước khi diễn ra sự kiện đó, ông chia xẻ kinh nghiệm tại chỗ của ông?
Nhà báo Trần Quang Thành: Chưa bao giờ một sự kiện nhân quyền tại Việt Nam được quốc tế quan tâm và được bạn bè quốc tế chia sẻ như thế. Khi tôi trình bày xong ra, bạn bè quốc tế từ người Mỹ, người Anh, bà con Việt Kiều, những người từ các xứ lân cận Châu Âu này- người Bỉ ôm tôi khóc và chia sẽ những đau thương mà tôi phải gánh chịu trong nhiều năm qua dưới chế độ cộng sản. Tôi rất xúc động về sự quan tâm và chia xẻ đó.
Gia Minh: Ngoài sự quan tâm và chia sẻ họ còn có những ý kiến gì khác hơn để giúp cải thiện tình hình đó?
Nhà báo Trần Quang Thành: Họ nói rằng đã đến ngày chúng ta phải đoàn kết lại với nhau, phải lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa trước công luận quốc tế và phải áp lực mạnh mẽ đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải bằng những hành động cụ thể thực thi những quyền con người mà họ đã hứa chứ không phải chỉ nói những lời ‘tô son, trát phấn’ mà chẳng làm gì cả.
Gia Minh- Trần Quang Thành

PGS.TS Lê Khắc Cường: Cần giữ gìn tiếng Việt!

06:54 | 10/02/2014

(PetroTimes) - Tiếng lóng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ mạng đang xâm thực các trang văn học trò cũng như việc sử dụng tiếng Anh một cách tùy tiện ở nước ta hiện nay… làm rất nhiều người lo lắng. Theo PGS.TS Ngôn ngữ học Lê Khắc Cường (Trưởng khoa Việt Nam học ĐH Khoa học - Xã hội & Nhân văn TP HCM) bên cạnh các giải pháp thì mỗi người cần có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
PV: Hiện nay, nhiều học sinh phổ thông sử dụng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ của mạng xã hội quá nhiều làm cho tiếng Việt bị méo mó, ông cho rằng ngành giáo dục cần có những giải pháp gì để khắc phục?
PGS.TS Lê Khắc Cường: Thời nào chẳng có… tán gẫu! Vì vậy lỗi không phải ở chat hay mạng xã hội. Nó chỉ là những phương tiện để người ta viết cho nhau… “tán” với nhau. Chỉ có điều là hiện nay những chia sẻ vốn riêng tư hoặc chỉ trong nội bộ một nhóm như thế phát tán nhanh hơn nhờ có mạng mà thôi. Khi trao đổi với nhau bằng máy tính, người viết có thể sử dụng rất nhiều ký hiệu (symbol) có trên bàn phím hoặc trong các bộ gõ để có thể… tùy ý diễn đạt theo cách của mình và nhóm mình. Thật ra nó cũng chỉ là một là dạng tiếng lóng. Đâu phải bây giờ mới có tiếng lóng! Sở dĩ người ta lo ngại bởi trước đây tiếng lóng thường chỉ khu trú trong nội bộ một hoặc một vài nhóm thì nay nó lan ra cộng đồng nhanh chóng hơn nhờ Internet.
Nhan nhản các biển hiệu tiếng Anh trên một khu phố ở TP HCM
Ngành giáo dục cần làm gì ư? Ai cũng có thể có đề nghị này, đề xuất kia với ngành, nhưng theo tôi, chuyện này không chỉ của riêng ngành giáo dục. Bạn có tin rằng, để ngăn thì ngành chỉ cần ban hành vài quy định mang tính hành chính là xong? Nếu thấy đây là một hiện tượng nghiêm trọng thì cả xã hội phải vào cuộc. Đặc biệt là gia đình cần khuyên bảo con cái nếu thấy chúng sa đà vào những câu chữ, ký hiệu kỳ dị. Về phía tôi, tôi nghĩ không nên làm ầm ĩ chuyện này. Các bạn trẻ thường thích cái mới, nhưng cũng chóng chán. Rồi họ sẽ quên những cách diễn đạt đó, vì nó không tự nhiên. Đặc biệt là khi các bạn trẻ trưởng thành, họ khó có thể sử dụng chúng do không phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, cũng phải hiểu rằng ngôn ngữ toàn dân không chấp nhận một cách dễ dàng việc du nhập những cách diễn đạt khác thường vào hệ thống của mình.
PV: Bên cạnh đó là việc sử dụng tiếng Anh trên đất nước mình chưa hợp lý. Trong không ít bài báo, trên truyền hình, trên quảng cáo, trên biển hiệu đường phố, trong giao tiếp, ở một số khách sạn, các bảng hướng dẫn cho khách cũng chỉ dùng toàn tiếng Anh chứ không dùng tiếng Việt. Nhiều người cho đó là điều cần thiết trong quá trình hội nhập, nhưng nhiều người khác cho rằng đây là sự tự ti, thiếu tinh thần dân tộc, tự hào về tiếng ViệtPGS nghĩ gì về chuyện này?
PGS.TS Lê Khắc Cường: Đây là chuyện mà nhiều nhà giáo dục, nhiều phụ huynh đã nhiều lần lên tiếng, bày tỏ mối quan ngại đối với sự trong sáng của tiếng Việt. Tôi biết không chỉ ở nước ta mà nhiều nước khác cũng như vậy. Hầu hết sinh viên người nước ngoài đang học tại Khoa Việt Nam học Trường ĐH KHXH&NV cũng chêm tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, trong giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Trong đó, có rất nhiều sinh viên từ những nước phát triển cũng dùng tiếng Anh bên cạnh tiếng mẹ đẻ của họ. Vì vậy không thể bảo là việc họ dùng tiếng Anh là “tự ti”. Có thể đấy cũng là một hiện tượng (tôi chưa dám nói là “xu thế”) trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay.
Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng đều thấy khó chịu khi trên báo chí tiếng Việt nhan nhản những từ tiếng nước ngoài. Việc lạm dụng ngoại ngữ của nhiều nhà báo, nhiều tờ báo là không thể chấp nhận. Nhiều trường hợp tiếng Việt hoàn toàn đủ khả năng diễn đạt nhưng họ vẫn sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp… thì đúng là kỳ quái! Thậm chí một từ gốc là tiếng nước ngoài nhưng được Việt hóa từ lâu và viết theo cách của tiếng Việt khiến có lúc ta quên bẵng gốc gác của nó là “cà phê” (trong so sánh với cà pháo, cà chua, cà chớn, cà giựt…) thì nhiều tờ báo cứ viết “café” hoặc “coffee” mới chịu!
Về cấp độ vĩ mô, cần quản lý chặt hơn việc sử dụng tiếng nước ngoài trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông đại chúng phải biết tiết chế tiếng nước ngoài khi viết. Nhưng căn cơ hơn là mỗi người trong chúng ta phải có ý thức về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
PV: Hiện nay, vấn đề văn phạm và chính tả trong tiếng Việt cũng có quá nhiều sai phạm. Trên sách báo, một số phóng viên, biên tập viên hầu như không chú ý đến văn phạm, chính tả nên có nhiều sai sót gây phản cảm cho người đọcông có thấy khó chịu không?
PGS.TS Lê Khắc Cường: Đúng là chính tả của chúng ta hiện vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất. Quan điểm về phiên âm hay giữ nguyên dạng tiếng nước ngoài trên sách báo của ta mỗi nơi mỗi khác. Đấy là những chuyện đáng buồn nhưng chuyện này có thể giải quyết được. Cần nhất là có văn bản. Hy vọng sắp tới Viện Ngôn ngữ học sẽ có những đề xuất thỏa đáng đối với việc thống nhất chính tả.
PV: Với kinh nghiệm của một giảng viên ngôn ngữ học, theo PGS trong khoảng 10 năm trở lại đây, tiếng Việt có những biến đổi như thế nào?
PGS.TS Lê Khắc Cường: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên cũng thay đổi cùng với những thay đổi của xã hội. Mười năm qua là giai đoạn ngôn ngữ có những thay đổi lớn. Câu văn tiếng Việt ngày càng ngắn hơn. Khoảng năm 2000, tôi có thống kê về độ dài của câu trên 2.000 số báo của 4 tờ báo Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ, Người Lao động, Phụ nữ, Thanh niên. Kết quả khá “sốc”, hơn 39 từ/câu. Quá dài so với độ dài trung bình lý tưởng (16 từ/câu). Nay thì con số này là khoảng 29 từ/câu. Báo mạng còn ngắn hơn, khoảng 20-25 từ/câu.
Về từ ngữ thì hiện tượng đáng lưu ý là sự ra đời của rất nhiều từ ngữ mới hoặc được “tích hợp” thêm nét nghĩa mới: “khủng”, “hàng” (show hàng, khoe hàng), “đinh”, “phượt”, “chân dài”, “đại gia”; đặc biệt là những thành ngữ mới xây dựng theo kiểu đồng âm như “sát thủ đầu mưng mủ”, “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn”… hoặc liên tưởng ngữ nghĩa ngộ nghĩnh như “được voi đòi Hai bà Trưng”, “cố quá thành quá cố”, “xấu nhưng kết cấu nó đẹp”… Những từ ngữ mới này được sử dụng khá nhiều trên báo khiến câu văn sinh động hơn.
PV: Hiện là Trưởng khoa Việt Nam học, nơi có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam trong 15 năm qua, PGS thấy vai trò và vị thế của tiếng Việt hiện nay ra sao?
PGS.TS Lê Khắc Cường: Bên cạnh việc đào tạo bậc cử nhân và bậc thạc sĩ, một hoạt động nổi bật của Khoa Việt Nam học trong 15 năm qua là tổ chức các khóa ngắn hạn về tiếng Việt và các chuyên đề Việt Nam học cho người nước ngoài đang làm việc tại TP HCM cũng như nhiều tỉnh, thành khác ở phía nam. Hiện nay khoa là cơ sở đào tạo có đông học viên người nước ngoài nhất tại Việt Nam. Tính từ năm 1998 đến tháng 11/2013 đã có 34.813 lượt học viên đến từ 73 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi danh học tại khoa, trung bình 2.300 học viên/năm. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không phải là khẩu hiệu mà là một công việc hằng ngày của mỗi thầy cô ở khoa chúng tôi.
Có thể khẳng định, Khoa Việt Nam học của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM đã góp phần tích cực trong việc nâng cao vị thế của tiếng Việt trên trường quốc tế. Tiếng Việt đã trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy tại khá nhiều trường đại học và trung học trên thế giới. Mới đây nhất là tháng 5/2013, do nhu cầu học tiếng Việt tăng và do mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam ngày càng được tăng cường, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chính thức công nhận tiếng Việt là 1 trong 9 ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh đại học tại quốc gia này. Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa tiếng Việt, còn ở bậc phổ thông thì Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam (ở thành phố Choenan, gần Seoul) cũng đã thành lập khoa tiếng Việt từ năm 2000.
PV: Cảm ơn PGS về cuộc trò chuyện này!
Thiên Thanh (thực hiện)

Huế: Tai nạn xe khách, 20 người thương vong

(PetroTimes) - Sáng ngày 10/2, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã làm một người chết tại chỗ, 20 người bị thương phải đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Hương Thủy và Bệnh viện Trung ương Huế.
Khoảng 11h20 ngày 10/2, trên tuyến đường tránh phía Tây đi qua địa bàn thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế), xe khách mang biển kiểm soát 51B - 08420 do tài xế Phạm Tiến Sĩ điều khiển đã tông vào xe tải ben 73L - 5428 của Tập đoàn Sơn Hải do tài xế Ma Đình Chi điều khiển chạy hướng ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến phần đầu xe khách biến dạng, phụ xe khách là anh Lê Mạnh Khang chết ngay tại chỗ, tài xế bị gãy chân và gần 20 hành khách trên xe bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hương Thủy và Bệnh viện Trung ương Huế.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng Cảnh sát giao thông và các ngành chức năng đã kịp thời có mặt để bảo vệ hiện trường và phân luồng nhằm đảm bảo giao thông trên toàn tuyến. Chiều cùng ngày, lãnh đạo thị xã Hương Thủy đã đến thăm những người không may bị nạn đang được điều trị tại bệnh viện Hương Thuỷ, đồng thời hỗ trợ gia đình anh Khang 3 triệu đồng, những hành khách bị thương tùy theo mức độ hỗ trợ từ 500 đến 2 triệu đồng.
Đại diện Tập đoàn Sơn Hải cũng đã đến thăm, chia buồn những người bị nạn, trước mắt hỗ trợ gia đình người chết 5 triệu đồng, những người bị thương mỗi người 2 triệu đồng. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
Phú Đông

Dùng mã tấu giải quyết mâu thuẫn trên facebook

14:32 | 11/02/2014

(PetroTimes) - Sáng 11/2, Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ đối tượng Mai Hữu Đức (ngụ phường 8, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) để điều tra làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.
 
Đối tượng Mai Hữu Đức tại cơ quan công an.
Theo điều tra ban đầu khoảng 18h ngày 10/2, hai thanh niên đi xe máy trên đường Trưng Trắc (thuộc phường 1, TP Mỹ Tho) dừng lại hỏi nhóm thanh niên đang ngồi chơi ở bờ kè sông Tiền “trong nhóm có ai tên Thịnh”. Sau đó bất ngờ hai thanh niên vung mã tấu đuổi chém nhóm thanh niên. Bị chém bất ngờ nên 3 trong số thanh niên trên bị thương được người dân đưa đi cấp cứu.
Nhận được tin báo, Công an TP Mỹ Tho xác định Mai Hữu Đức là một trong hai đối tượng gây án nên bắt khẩn cấp Đức khi đang lẩn trốn ở nhà. Riêng đối tượng còn lại tên An đã bỏ trốn.
Tại cơ quan công an, Đức khai nhận nghe An nói có mâu thuẫn với nhóm thanh niên trên facebook nên rủ Đức theo tìm nhóm thanh niên trên chém trả thù.
Hiện Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và truy bắt đối tượng còn lại.
Thịnh Tiến

Giang hồ giả danh công an, bắt người vào khách sạn tra tấn

09:15 | 10/02/2014

(PetroTimes) - Băng nhóm quy tụ những tay anh chị có số má ở các tỉnh miền Trung, tổ chức cá độ bóng đá, đòi nợ thuê. Chúng sẵn sàng giả danh công an, sử dụng còng số 8 khống chế nạn nhân đem đi tra tấn.
Mạo danh công an bắt người vào khách sạn tra tấn
Cơ quan CSĐT, Công an quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng cho biết, sau thời gian theo dõi, truy bắt cơ quan công an đã triệt phá băng nhóm giang hồ cộm cán trên địa bàn Đà Nẵng do “thủ lĩnh” Nguyễn Xuân Phúc (tức Phúc “Dần”) cầm đầu, cùng các “đệ” là Lưu Khánh Luân, Nguyễn Xuân Hùng, Lê Phước Thiện đều trú trên địa bàn TP Đà Nẵng. Ngoài ra còn có hai “đệ tử” đắc lực của Phúc “Dần” là Nguyễn Nho Thương, Huỳnh Đức Sơn trú tại tỉnh Quảng Nam.
Đối tượng Huỳnh Đức Sơn tại cơ quan điều tra.
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 17/9/2013, anh Ngô Quý Kiên (SN 1975, trú Hải Phòng) đang nghỉ tại một khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng, bất ngờ có khoảng 7 thanh niên mang theo còng số 8 tự xưng là công an đến gõ cửa nhà nghỉ để kiểm tra. Sau khi chủ nhà nghỉ mở cửa thì 7 “công an” lên thẳng phòng 402 nơi anh Kiên đang nghỉ, rồi còng tay vào khóa số 8 đưa anh Kiên ra xe taxi. Sau đó, các đối tượng đưa anh Kiên đến một nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để đánh đập, tra tấn.
Sau khi người dân phát hiện, trình báo với cơ quan công an, anh Kiên đã được đưa đi cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Sau khi được điều trị, băng bó vết thương, anh Kiên đã kể lại sự việc với cơ quan công an. Theo anh Kiên, người chỉ huy băng nhóm 7 người khống chế anh bằng còng số 8 chính là Phúc “Dần”, một anh chị có số má trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Ngay lập tức, cơ quan công an đã phân công các trinh sát theo dõi, nắm bắt tình hình, sau 20 ngày đã bắt được Phúc “Dần” khi y đang chơi tại một quán bar.
Tại cơ quan cơ quan công an, Phúc “Dần” khai nhận do trước đó Phúc có một đàn em bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ về tội mua bán ma túy, do quen biết Kiên có mối quan hệ rộng nên Phúc nhờ Kiên ra Thanh Hóa chạy án, nhưng đợi mãi không thấy tội được thoát, Phúc cho rằng Kiên đã lừa mình, nên Phúc đã chỉ đạo đàn em nếu phát hiện Kiên ở đâu báo ngay cho Phúc.
Đến ngày 17/9/2013, phát hiện Kiên có mặt tại nhà nghỉ tại Đà Nẵng thì cả băng nhóm đã dùng còng số 8 để khống chế mang đi “điều tra” bằng tay chân, gậy gộc khiến anh Kiên phải nhập viện. Sau khi Phúc “Dần” cùng 1 “đệ” bị bắt còn 4 “đệ” khác đã nhanh chân chạy trốn khỏi địa phương và bị cơ quan công an truy nã là Nguyễn Xuân Hùng, Lê Phước Thiện, Nguyễn Nho Thương, Huỳnh Đức Sơn.
Sau khi bắt được “thủ lĩnh” Phúc “Dần” Cơ quan cảnh sát điều tra đã cử những trinh sát giàu kinh nghiệm đi bắt hai đối tượng Hùng, Thiện tại Đà Nẵng. Còn đối tượng Sơn, Thương “hóng” được thông tin “đồng nghiệp” đã bị tóm nên gọi nhau bỏ trốn. Đến ngày 17/1/2014, cả 2 bị các trinh sát Công an quận Thanh Khê bắt giữ khi đang sử dụng ma túy tại một nhà nghỉ ở TP. Muôn Mê Thuột.
120 ngày nghẹt thở truy bắt những kẻ “gây án” khi trốn nã
Ngày 14/1/2014, cơ quan công an xác định được Huỳnh Đức Sơn đang bắt xe đò từ 4 giờ sáng từ Đăk Lăk về Đà Nẵng. Ngay tức khắc, các trinh sát đã có mặt tại những điểm đỗ dọc quốc lộ 1A từ Quảng Nam đến Đà Nẵng, bến xe trung tâm Đà Nẵng… để mai phục, bắt đối tượng. Trong lúc đang lên kế hoạch thì các trinh sát nhận được tin báo là Sơn “đánh hơi” được sự có mặt của công an nên đã đánh lạc hướng bằng cách nhảy xe xuống Gia Lai.
Thượng úy Nguyễn Quyết Thắng, cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thanh Khê, người trực tiếp bám sát hai đối tượng cho biết: “Sau khi xác định được khu vực lẩn trốn của hai đối tượng, nhưng đây lại là khu vực “nóng” về các tệ nạn xã hội, nên các trinh sát không thể tiếp cận. Sau 2 ngày làm “dân chơi”, các trinh sát hình sự Công an quận Thanh Khê phối hợp cùng công an địa phương đã xác định hai đối tượng đang lẩn trốn trong mọt khách sạn hạng sang. Đúng 20 giờ, ngày 17/1 các trinh sát ập vào khống chế bắt giữ trước sự ngỡ ngàng của Thương và Sơn...”.
Triệt phá thành công băng nhóm giang hồ là chiến công lớn của Công an quận Thanh Khê trước Tết Nguyên đán 2014, bởi các đối tượng trong băng nhóm đều có tiền án, tiền sự, cấu kết cùng nhau làm mất an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố trong một thời gian dài.
Đ.P