Saturday, January 2, 2016

Hãy quên đi tức giận

Theo Người Việt-01-02-2016 1:39:55 PM 
Lê Phan

Trong năm 2015, nếu bày tỏ ý kiến của mình trên Internet, quý vị có nguy cơ sẽ bị nhận nước dưới những lời phê phán bẩn thỉu. Thành ra trên tờ Guardian của Luân Đôn, một nhà bình luận nói đã đến lúc chúng ta cần có một lời hứa cho năm tới: Phải bớt giận. Hơn thế năm nay chúng ta nên bắt đầu chuyển những năng lượng phí phạm đó sang chuyện khác. Nếu có cách gì chúng ta có thể chuyển những tức giận trên Internet về chẳng hạn như chuyện cái chết của sư tử Cecil thì có lẽ chúng ta có thể gửi được người lên Hỏa tinh rồi.


Trên tay chúng ta hay trên bàn chúng ta có một dụng cụ cho chúng ta được tiếp cận ngay tức thời có thể là toàn kho kiến thức của nhân loại, qua một kỹ thuật tân kỳ của thời đại không gian. Ấy vậy mà tại sao chúng ta cứ hành động như là một kẻ khùng điên? Một phần, nó là khoảng cách giữ những gì chúng ta có thể làm được và những cái gì đã làm. Chúng ta có thể đứng trên một đỉnh núi để nhìn quang cảnh tuyệt vời. Chúng ta có thể khám phá các đại tác phẩm nghệ thuật của nhân loại. Nhưng chúng ta chỉ ngồi trong phòng gửi hình selfies bậy bạn hay nằm trên giường xem video của các con mèo của thiên hạ.

Chưa bao giờ trong lịch sử loài người lại có quá nhiều kỹ thuật với một tiềm năng vô cùng vĩ đại lại lọt vào tay của nhiều người đến thế, và cái sự phí phạm liên tục của nó đáng lẽ phải làm chúng ta tức giận. Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn tất, những cuốn sách chưa kịp đọc, và những lớp học chưa bắt đầu. Có thể trong thâm tâm chúng ta đang ước gì mình bỏ thời giờ học một ngoại ngữ. Bản thân tôi muốn học chữ hán để đọc xem người Trung Cộng đang viết gì cho nhau về Việt Nam chúng ta. Nhưng thực ra chúng ta phí phạm thời giờ đọc truyện lẩm cẩm, viết cho nhau những chuyện còn lẩm cẩm hơn. Chuyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm hay ngay cả bản dịch Tỳ Bà Hành nổi tiếng chỉ một cái click thôi, nhưng chúng ta có mấy khi google những tác phẩm tuyệt tác đó.

Những cuộc tranh luận trên Internet trở thành những cơn bão táp của một trận chửi thề, còn hàng tôm hàng cá hơn cả các bà hàng cá hồi xưa nữa. Twitter đã không còn biết cười, và đã trở thành một nơi không một câu chuyện khôi hài nào hay một sáng kiến nào có thể tồn tại trước cơn bão tố của hận thù. Mỉa mai hay châm biến không còn có thể hiện hữu nữa. Mọi sự bị im tiếng, tràn ngập bởi hận thù.

Chúng ta trở thành những kẻ chỉ quanh quẩn với nhóm người ngày càng nhỏ không thách thức chúng ta. Chả trách một hệ thống có thể cung cấp biết bao nhiêu thông tin đã xuống cấp trở thành nơi cung cấp những hình mèo con, thú vật dễ thương và các emojis. Làm sao có thể cáo buộc ai đó là có lời lẽ khiếm nhã khi nếu họ chỉ tweet những khuôn mặt đang liếc mắt. Mọi sự phức tạp không còn chỗ đứng. Mèo và những lời nguyền rủa chế ngự Internet. Tới đây có lẽ chúng ta sẽ thấy mèo lên tiếng xỉ vả.

Các cuộc bầu cử cũng chẳng giúp ích gì. Sự tức bực trở thành giận dữ như là những con rối tiếp tục bực mình vì ứng cử viên của mình thất bại. Cũng như những binh sĩ của Đế chế Nhật Bản, không chịu ngưng cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, Internet tràn ngập những người vẫn còn chiến đấu cho trận chiến hôm qua. Họ vẫn đòi viết lại lịch sử chiến tranh Việt Nam. Họ vẫn còn đòi từ chối thảm sát Mậu Thân. Bên này bờ Thái Bình Dương, họ vẫn tiếp tục chống Obamacare, đòi đóng cửa hệ thống ngân hàng dự trữ Liên Bang Fed.

Rồi thì sự thờ phượng phản ứng cảm tính. Các viện đại học nay có vẻ cố tình giáo dục một thế hệ mới chỉ thích kiểm duyệt hơn là giáo dục. Quá nhiều người coi việc gây xúc phạm là con đường tắt để được chú ý trong bầu không khí nơi những phản ứng cảm tính trở thành một sự thay thế giả mạo cho nhận thức. Dĩ nhiên, dễ dàng hơn và được nhiều người chú ý hơn khi ta diễn tả ai đó là một kẻ thù mà không cần giải thích tại sao mình nghĩ họ sai.

Hành động trên Internet như là hành động khi phải đối diện với những người khác trong một bữa cơm sẽ là một bước khởi đầu tốt. Hãy thử tưởng tượng trong một bữa cơm tối giữa bạn bè, một người nói là ông Trump có quyền mạ lỵ cựu Tổng Thống Bill Clinton, chúng ta hẳn sẽ hỏi người đó tại sao lại nói như vậy thay vì là đứng lên, rướn người sang phía đối diện và la lớn những lời xỉ vả kẻ thù của ông Trump cho đến khi các khách khác chán quá bỏ về.

Dĩ nhiên thật là chán đời khi với khả năng bất tận so với các thời đại khác để khám phá sự vô tận của kiến thức nhân loại chúng ta chọn sự bình thường của cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể xuất bản bất cứ cái gì, nhưng chúng ta chọn nói xấu kẻ khác.Tức giận đã không đem lại gì cho năm 2015. Mặc cho hơn nửa triệu người Anh ký tên vào kiến nghị đòi không cho ông Trump vào Anh quốc nhưng ông ta vẫn tiếp tục được các cuộc thăm dò dư luận cho là dẫn trước trong đảng Cộng Hòa. Mặc dầu những phản đối vì bất công cho cả người sử dụng lẫn người cung cấp dịch vụ, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng những dịch vụ tiện lợi như Uber hay Amazon. Uber hay Amazon có thể đặt ra một khuôn mẫu doanh nghiệp dựa trên đứng giữa hưởng lợi chỉ vì là trung gian giữa hai nhu cầu, nhưng sự tiện lợi đó đang phá hoại toàn thể cơ cấu nhân dụng hiện tại của chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn không từ bỏ được sự lôi cuốn đó.

Họa sĩ Picasso đã tìm cách lập lại bức tranh Las Meninas của Velazquez 45 lần hồi năm 1957 chỉ để nghiên cứu nó. Nhân loại phải cảm ơn ông Picasso là ông đã không trải cuộc đời phân vân là các tác giả của các bài bình luận có thực sự được trả tiền cho những cái rác rưởi họ viết không hay là tweet về đạo đức trong báo chí mỹ thuật.

Thành ra một giải pháp đơn giản nhất cho tất cả chúng ta muốn có được một đóng góp tích cực cho cuộc đời là phải từ bỏ tức giận. Hãy đừng tin là phản ứng phản xạ của mình về một biến cố sẽ thay đổi nó. Thay vì vậy hãy dùng các dụng cụ điện tử mà chúng ta có sẵn để học hỏi một cái gì đó và tử tế hơn với người lạ. Chúng ta có thể thiếu một tí xíu sự thích thú trong giây lát vì có thể bộc lộ sự nhỏ mọn, nhưng có thể thay thế nó với một cái gì quan trọng hơn, một cái gì có thể mang chúng ta xích lại gần nhau hơn, và thực sự có một cơ hội để tạo thay đổi.

Hay là thay vì tức giận và nguyền rủa trên Internet, hãy ra đường đi bộ, tìm đến một vườn hoa hay vào một viện bảo tàng, đi xem hát, sống một cuộc sống thực sự thay vì cuộc sống ảo của Internet. Cuộc đời ngắn ngủi, chôn vùi trong thế giới ảo đó quả thật phí phạm.

Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!...

Theo Người Việt-01-02- 2016 3:36:22 PM 
Bùi Bảo Trúc


Những người thường xuyên đọc báo trong nước gần đây nhận ra một điều là càng ngày người ta càng thấy danh xưng cũ nguyên thủy của thành phố này càng được dùng nhiều hơn. Thực ra thì ngoài những trường hợp giấy tờ chính thức, cái tên mới của nó mới được đem dùng, còn thì rất nhiều người dân vẫn dùng tên Sài Gòn từ nhiều năm nay, từ ngay sau khi Sài Gòn bị đổi tên. Đó là những người không chấp nhận chuyện đổi tên Sài Gòn. Một nhà thơ đã khẳng định điều này từ những năm 1970:

...Tánh danh là tánh danh rồi
Ai thay đặng tánh, ai dời đặng danh... 
(Nguyễn Đức Liêm)

Ông là một người lớn lên tại Hà Nội nhưng đã sử dụng toàn những tiếng đặc biệt của miền Nam như “tánh,” “đặng”... trong hai câu lục bát dẫn ở trên của ông.

Khoảng vài tuần nay, tờ Tuổi Trẻ, tờ báo của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh có đăng liên tiếp một số bài viết về Sài Gòn, về thành phố (với cái tên cũ), về đời sống của nó trước khi đổi tên, về con người, về nếp sống, tính tình của người Sài Gòn và những cái hay, cái đẹp của cái thanh phố này. Tất cả những bài viết về Sài Gòn được xếp chung vào một mục đặt cho cái tên là Góc Sài Gòn để người đọc có thể truy cập đọc lại những bài đăng trên các số báo trước.

Đó là những bài viết của nhiều tác giả khác nhau viết về Sài Gòn, cái thời thành phố này còn cái tên cũ, chưa có những đổi thay bi thảm.

Có rất nhiều thứ về Sài Gòn được ghi lại. Từ những ly cà phê đá buổi sáng không thể thiếu của người Sài Gòn, tiếng cái muỗng kêu lanh canh chạm vào thành ly cà phê trong không khí hơi lạnh của buổi sáng, tiếng của những chiếc xích lô máy phun khói mờ trời đất, chuyến xích lô đạp chạy tới cây cầu thì khách tự động xuống xe để bác xích lô đẩy xe không qua cầu cho đỡ mệt... Một số bài khác thì kể lại lai lịch của những cái tên đường mà ngày nay không còn mang những cái tên cũ nữa. Những cái tên đọc lên như vọng lại từ những năm nghe như đã xa vắng lắm. Một số hình ảnh cũ cũng được tìm ra như một quán cà phê lề đường, chiếc xe hủ tiếu mì, những chiếc Citroen, Peugeot, Renault... thân thuộc, một phụ nữ trên chiếc vélo solex tà áo dài bay trong gió, chiếc xích lô đạp chở hai phụ nữ đặc vẻ miền Nam, một rạp chiếu bóng với tấm bảng quảng cáo vẽ một cảnh trong cuốn phim đang chiếu, một chiếc thuyền chở ba phụ nữ kèm theo hai câu hò : bắp non mà nướng lửa lò / đố ai ve được con đò Thủ Thiêm... Những cái tên đường kéo ra một chuỗi kỷ niệm cho những người từng sống tại thành phố này.

Nhưng đáng nói nhất là mấy bài viết về những người Sài Gòn, những đặc điểm của những người Sài Gòn, những người ra đời, lớn lên trong thành phố này, đâu là những chi tiết khiến người Sài Gòn khác hẳn những người từ những thành phố, những nơi khác của Việt Nam. Một ý kiến khẳng định rằng cho dù sống cả đời ở Sài Gòn cũng chưa chắc trở thành người Sài Gòn. Nhưng thế nào là người Sài Gòn? Theo ý kiến này thì người Sài Gòn sống đơn giản, hồn nhiên lắm, có khi quê hơn cả nhà quê nữa. Do đó, lịch sự, lịch sàng chưa chắc đã là người Sài Gòn. Sài Gòn là cái tính người rất khác những người ở các vùng khác. Thí dụ buổi sáng cầm cái chổi ra quét cái sân trước nhà thì tiện tay quét luôn cả cái sân trước cửa nhà bên cạnh. Một bài báo khác thì ngợi ca cái anh hùng, độ lượng, rộng rãi của những người Sài Gòn, cái đặc điểm khó tìm thấy ở những nơi khác.

Đó cái hào phóng, theo một ý kiến khác, có thể là một sự văn minh miệt vườn cộng lẫn với văn minh Tây phương nên vừa hào phóng Nam bộ lại vừa lịch sự tôn trọn luật lệ...

Những bài viết thình lình xuất hiện trên một tờ báo Cộng Sản chắc cũng chẳng vì một lý do hay một chỉ thị nào. Có thể chỉ vì những cái nhốn nháo mất trật tự của một thành phố đang càng ngày càng bầy rõ ra những cái xấu xa học được từ những cái xấu xa của những nơi khác.


Còn về cái tên mới của Sài Gòn thì chắc chẳng ai có thể đổi được. Rồi cái tên cũ sẽ trở lại. Thí dụ Tsaritsyn đổi thành Stalingrad vài chục năm rồi lại đổi thành Volgograd sau khi Stalin bị hạ bệ, rồi Petrograd đổi thành Leningrad và nay thì lại thành St Petersburg. Mà đó là tên của những tên to đầu nhất một thời ở Liên Xô mà còn như vậy chứ đáng gì một cái tên được áp đặt lên Sài Gòn!

Tiễn biệt Giáo Sư Lưu Trung Khảo - người gìn giữ tiếng Việt ở hải ngoại

01-02-2016 5:53:20 PM
Quốc Dũng/Người Việt

NEWPORT BEACH, California (NV) -
 Hôm Thứ Bảy, 2 Tháng Giêng, nắng vàng tươi nhưng lòng người nặng trĩu, nhiều giọt nước mắt lăn dài trên má khi tiễn biệt Giáo Sư Lưu Trung Khảo, một trong những đại thụ đã cất công thành lập những lớp học Việt ngữ để bảo tồn văn hóa Việt và tiếng Việt được lưu truyền mãi mãi ở hải ngoại, tại Pacific View Memorial Park ở Newport Beach.

Đến viếng Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Giáo Sư Bùi Mỹ Dương mang theo di ảnh của ông kèm theo câu đối “Đất nước nhiễu nhương vững lái, tháng năm dốc sức bôn ba ngành giáo dục/ Thế gian chao đảo bền lòng, khuya sớm bình tâm rong ruổi đạo từ bi.”

Bà cho biết: “Câu đối này do con trai tôi là bác sĩ làm, cháu rất quý bác Khảo. Tôi định đăng báo câu đối này để tiễn biệt anh, nhưng nghĩ lại, làm khung ảnh để tặng gia đình sẽ ý nghĩa hơn. Sự ra đi của anh, cộng đồng chúng ta đã mất một cây đại thụ. Một sự mất mát thật lớn lao, có thể nói, một mặt trời của cộng đồng chúng ta vừa chợp tắt.”
Di ảnh Giáo Sư Lưu Trung Khảo. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Nặng lòng với tự do, nhân quyền

Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, tổng thư ký Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, tâm tình: “Nếu nói rằng Little Saigon là thủ đô của người Việt tị nạn, thì tôi tin chắc rằng mọi người đều nghe tới danh của Giáo Sư Lưu Trung Khảo. Chẳng những ở tại miền Nam California, mà tôi tin rằng những việc làm rất có ý nghĩa của ông đều được biết trên toàn thế giới.”

“Theo dòng lịch sử đau buồn của dân tộc ra hải ngoại, ông không còn gói gọn trong ngành giáo dục nữa, mà ông còn là một nhà ái quốc, một nhà tranh đấu không biết mệt mỏi. Ngày hôm nay chúng ta có một cộng đồng tị nạn tại miền Nam California vững mạnh, thì ông là một trong những người truyền lửa cho cộng đồng này. Những tổ chức chính trị ngày hôm nay có mặt và liên tục tranh đấu chống Cộng Sản, chống độc tài, đem lại nền tự do dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam, thì ông cũng từng là một trong những người làm nên những điều đó,” Giáo Sư Giàu nói tiếp.

Ông Nguyễn Địch Hà, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An, xúc động: “Sinh thời giáo sư là một công dân gương mẫu, yêu nghề, yêu nước. Ông đã hoạt động, tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền của Việt Nam. Ông đóng góp rất nhiều trong sự bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Riêng đối với trường Chu Văn An, ông luôn quan tâm đến thanh danh của ngôi trường, đến uy tín của tập thể Chu Văn An. Ông tích cực tham gia mọi sinh hoạt và đóng góp ý kiến cho hội chúng tôi. Sự ra đi của ông là một mất mát rất lớn cho tập thể Bưởi-Chu Văn An.”

Thầy của những người thầy

Giáo Sư Nguyễn Đình Cường chia sẻ: “Tôi không được là học trò của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, nhưng tôi lại có hân hạnh được gọi ông là anh. Tuy nhiên, tôi vẫn tâm niệm mình là học trò của ông, ông luôn là một người anh, một vị thầy đáng yêu và đáng kính. Kể từ ngày cùng tiếp tay ông làm chương trình phát thanh Phật Giáo Hải Triều Âm khoảng hơn 20 năm trước trên các đài phát thanh Little Saigon Radio, rồi sau này là Radio Bolsa, tôi lại càng được gần gũi ông hơn và cũng nhờ đó tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ở ông. Kiến thức của ông sâu rộng về nhiều lĩnh vực văn học, triết học, tôn giáo, chính trị,… Ông đã có nhiều đóng góp tích vực trong sinh hoạt cộng đồng từ nhiều năm nay trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị.”

Đến giờ này, Giáo Sư Văn Tường, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại, vẫn chưa tin rằng Giáo Sư Lưu Trung Khảo đã ra đi. Ông chia sẻ: “Khi nhận được tin giáo sư đã ra đi qua email, tôi đang chạy xe, liền tấp vào lề, đọc đi đọc lại email đôi ba lần, lòng tôi chùng xuống, bàng hoàng, thương tiếc, cổ hơi nghèn nghẹn, mắt hơi xầm lại, với một cảm giác như một người thân yêu nào đó trong gia đình mình ra đi. Ngồi định thần lại năm ba giây phút rồi mới dám tiếp tục lái xe.”

“Chết là thể phách, còn là tinh anh. Cọp chết để da, người ta chết để tiếng, tiếng thơm giáo sư đã để lại cho đời, chúng tôi và gia đình ông hãnh diện về ông,” Giáo Sư Tường nói.
Mọi người đều nghèn nghẹn nơi cổ họng khi nghe đọc bức thư của bà Lan Chi Đỗ Tuyết. “Em là học sinh của thầy, là nữ sinh của trường Trung Học Trung Vương được học nhờ trường Trung Học Nguyễn Trãi hai niên khóa 1955-1956 và 1956-1957. Môn Việt văn do thầy dạy hật là sống động và vui biết chừng nào. Tới giờ này tính ra đã được 60 năm rồi, nhưng em còn nhớ được đôi chút. Thầy dạy chúng em cách viết từng câu văn cho đúng, cách góp nhặt những câu văn hay để làm tài liệu. Lúc ấy mỗi khi có giờ Việt văn của thầy, chúng em vui lắm. Thầy đọc rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khiến cho cả lớp học của chúng em tràn ngập không khí sinh động. Cô học trò bé bỏng của thầy năm xưa, nay là bà cụ già tóc đã bạc màu. Cả lớp chúng em đều tưởng nhớ đến thầy…”
Vợ Giáo Sư Lưu Trung Khảo vẫn còn thẫn thờ, chưa tin ông qua đời. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)

Để lại vốn tiếng Việt

Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu cho hay: “Ông đã tạo ra nhiều cơ hội để giới trẻ Việt Nam biết về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta lưu vong, mất nước nhưng giáo sư và một số giáo sư khác đã đồng lòng thành lập những lớp học Việt ngữ, những chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt, để mong rằng văn hóa, tiếng Việt của chúng ta sẽ được lưu truyền mãi mãi ở hải ngoại. Giáo sư là một trong những vị có công lớn nhất trong phong trào đó.”

Ông Vũ Hoàng, đại diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, tâm sự: “Thầy luôn là người hỏi han, nhắc nhở chúng tôi về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em tại hải ngoại. Thầy đã không bao giờ từ chối khi được mời tham gia các sinh hoạt liên quan đến Việt Ngữ như làm giảng viên các khóa huấn luyện và tu nghiệp sư phạm, giám khảo cho các cuộc thi. Tháng Tám, 2015, để giúp chúng tôi trình bày đề tài ’40 năm tiếng Việt tại hải ngoại,’ dù trời không nóng lắm để phải đổ mồ hôi, nhưng khi chạm đến thầy, chúng tôi đã cảm nhận chiếc áo vest đã thấm mồ hôi lạnh của thầy, cho thấy sức khỏe của thầy không được tốt lắm nhưng thầy vẫn ở lại với chúng tôi cho đến giờ phút chót.”

Và tại tang lễ của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Beverly Bảo Ngọc, một cô gái 20 tuổi được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, đã tâm sự bằng vốn tiếng Việt rành rọt: “Hôm nay con rất xúc động và vinh hạnh được có mặt ở đây để tiễn đưa thầy về nơi an giấc ngàn thu, bằng những lời chân tình nhất, tận đáy lòng của một người học trò không bao giờ quên được hình ảnh thầy qua bao cuộc thi tiếng Việt mà con đã từng tham dự. Chính nhờ sự tận tâm của thầy mà lớp trẻ chúng con tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn hãnh diện giữ gìn tiếng mẹ đẻ và tự hào về nguồn gốc Việt của mình.”

Giáo Sư Bùi Mỹ Dương và di ảnh tặng gia đình Giáo Sư Lưu Trung Khảo. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)

“Bố là người bạn”

Không ai bảo ai, mọi người đều không cầm được nước mắt khi nghe con gái của ông là cô Lưu Trần Trinh Thục tâm sự về cha mình.

“Bố thương yêu của con. Sáng hôm nay ngủ dậy, ngày nắng hơn, con nhấc điện thoại muốn gọi nói chuyện với bố như con đã từng làm trong vòng hơn 50 năm nay. Tuy nhiên, con không thực hiện được, vì bố đã ra đi. Trong cộng đồng, bố rất được mến chuộng đối với mọi người qua những công việc bố đã thực hiện. Sự ra đi của bố là một mất mát cho cộng đồng nói chung, và bạn bè thân thiết nói riêng.

Phần con, riêng con, con rất bơ vơ, vì khi mất bố con đã mất đi một người cha, một người mẹ thứ hai, người thầy và người bạn. Từ khi con mở mắt chào đời, bố luôn làm tròn bổn phận người cha. Con đã được hưởng thụ một cuộc sống dư dả, và hạnh phúc. Ở Việt Nam, con vẫn không quên những ngày nghỉ hè ở biển, ở Đà Lạt, picnic và mỗi tuần đi coi phim ở Rex.

Khi gia đình mình định cư qua California, bố đã phải làm lại từ đầu, bố đã không còn làm giáo sư nữa. Bố phải lo cho vợ và ba con nhỏ trong một môi trường và xã hội mới. Con nhớ việc làm đầu tiên của bố là nhân viên tính tiền ở trạm xăng, lương bố chỉ có $1.75 một giờ, bố vẫn tự hào, tươi cười, vui vẻ, và đặc biệt không bao giờ đi làm trễ. Bố còn khoe, bố làm toán nhẩm rất chính xác và không bao giờ bố tính lộn tiền. Rất nhiều khách hàng mến thương bố. Con còn nhớ có người mời gia đình mình lên núi chơi tuyết. Bố ơi, bố có nhớ đó là lần đầu tiên mình thấy tuyết không bố?

Sau này bố đi làm nghề đồ gốm. Từ một vị giáo sư, bàn tay chỉ cầm bút và phấn, mà nay bàn tay đó đã trở thành bàn tay lao động, cằn cỗi. Tuy đời sống eo hẹp, con không còn học trường tư, nhưng qua sự hy sinh của bố, con không thiếu thốn gì cả. Hằng tuần bố vẫn dẫn các con vô thư viện, và sau đó đi ăn Carl’s Jr. Bố ơi, bây giờ dù đi ăn nhà hàng ba sao Michelin, con cũng không thể so sánh với những ngày đi ăn ở Carl’s Jr với bố.

Bố là một người thầy nghiêm khắc, điểm học phải giỏi. Bố chỉ chấp nhận A, bố không la mắng nhưng âm thầm con biết phải cố gắng được A. Bố sẵn sàng hy sinh tất cả cho tương lai học vấn của tụi con. Mỗi kỳ nhập học, bố để dành tiền mua sắm đầy đủ cho con cái. Bố dạy con sự nhẫn nại, cố gắng, chăm chỉ trong học vấn, cũng như việc làm. Bố thường nói, ‘Không có việc làm nào dưới mình,’ hay ‘Mình chỉ thất bại khi mình không làm xong công việc một cách hoàn hảo.’

Tình thương bố dành cho con dồi dào, bao la như người mẹ. Bố tỉ mỉ, để ý, săn sóc khi con cảm cúm. Tới phút cuối cuộc đời, khi bố nghe con than dạo này con bị căng thẳng quá, bố bảo con cần tập yoga để xuống áp huyết. Nằm trên giường bệnh, bố còn nhỏ nhẹ hỏi con: ‘Áp huyết dạo này ra sao rồi hả Thục?’

Bố là một người bạn mà con có thể tâm sự, đùa cợt, và chọc ghẹo. Người bạn cho con những khuyên nhủ, chia sẻ những buồn phiền và vui tươi của cuộc sống hằng ngày. Suốt cuộc đời, con đã sống ỷ lại trong sự bảo bọc, nuôi nấng của bố. Ngày hôm nay, dưới sự mất mát quá đớn đau này, con không biết tương lai ra sao khi bố không còn ở cạnh con. Con hứa sẽ theo gương bố, bố yêu dấu, bố vẫn mãi mãi ở trong lòng và tim của con.
Con rất hãnh diện đã được gọi bố là bố của con. Hy vọng bây giờ bố sẽ được thực hiện ước mơ trở về quê hương yêu quý, và gặp được ông nội, bà nội, bác Lam, và bác Chuyển, mà bố đã bị xa cách từ năm 1954. Bố nhớ cho con hỏi thăm chú Giần, bác Khánh, và Nissy. Con sẽ gặp lại bố sau.”

Giáo Sư Lưu Trung Khảo sinh năm 1932 tại Hà Nam, mất ngày 22 Tháng Mười Hai, 2015. Thời niên thiếu ông học Tiểu Học Lam Cầu, Trung Học Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu và Chu Văn An. Sau trung học, ông theo học Đại Học Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm. Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, ông dạy học tại các trường Trung Học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Lycéum Cửu Long, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bá Tòng, Regina Mundi (Couvent des Oiseaux), Văn Học, Văn Khôi.

Ông lần lượt đảm trách các chức vụ: hiệu trưởng Trung Học Kiến Phong, chủ sự phòng Thanh Niên Học Đường Bộ Quốc Gia Giáo Dục, công cán ủy viên đặc trách Thanh Niên và Báo Chí, thanh tra Trung học Tư thục.

Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ, thụ huấn khóa 24 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tốt nghiệp, ông phục vụ tại Cục Xã Hội, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với chức vụ trưởng ban Tiểu học. Sau được biệt phái về Tòa Đô Chính Sài Gòn với chức vụ Tùy Viên Báo Chí, rồi về Bộ Quốc Gia Giáo Dục giữ chức vụ Thanh Tra Đặc Biệt Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Chánh Văn Phòng Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục.

Trở về dạy học tại trường Trung Học Chu Văn An cho đến ngày di tản, ông đảm trách chức vụ Chánh Chủ Khảo nhiều kỳ thi Trung Học, Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học toàn quốc. Ông được ân thưởng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh.

DÂN NUÔI QUÂN ĐỘI VÀ CẢNH SÁT BIỂN ĐỂ BỌN HỌ LÀM GÌ?

Không có tàu bạn,  chúng tôi đã nằm lại trùng khơi
Tiền Phong
06:29 ngày 03 tháng 01 năm 2016

TP - Sau hơn một ngày trời lênh đênh trên biển giữa mưa rét, tàu cá QNg 98459 bị đâm ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) được lai dắt về vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) chiều qua. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, một thuyền viên nói.

 
Tàu QNg 98459 trở về với vô số vết thương trên mình.

Hai hôm trước, tàu QNg 98459 còn hùng dũng ra khơi với 10 thuyền viên, nhưng chiều 2/1 trở về với bụng thuyền trống trơn, hai bên thân tàu bị đâm vỡ.

Vớt người, tát nước cứu tàu


Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước.

Hoảng loạn, chúng tôi cầu cứu nhưng tàu lạ không có động thái gì. Một lúc sau, tàu này thình thình lui ra xa rồi ngang nhiên đâm thêm lần nữa. Cú đâm mạnh làm nước tràn vô nhấn chìm gần hết con tàu. Tụi tui lóp ngóp bơi vào tàu để tát nước, vừa la hét để những tàu đi gần ứng cứu”.

Thuyền trưởng Huỳnh Bi, tàu QNg 94429, kể: “Khi nghe tiếng kêu cứu từ tàu QNg 98459, tàu tôi và nhiều tàu khác ở xung quanh lập tức chạy tới, mất chừng 30 phút mới đến nơi. Khi ấy tàu đã chìm một phần, thuyền viên chới với giữa biển, anh em chúng tôi gấp gáp vớt lên rồi vội vàng sang tàu lục tung những đồ vật nặng, ít giá trị quăng hết xuống biển để tàu không chìm hẳn. Thấy không xong, anh em lại chạy về tàu mình lấy máy hì hục bơm hết nước ra, phía ngoài, mọi người vừa tát nước bằng tay, vừa khuân ngư lưới cụ sang tàu khác để con tàu có thể cầm cự”.

Sau nhiều giờ cật lực cứu tàu, đến cuối giờ chiều, tàu QNg 98459 nổi hoàn toàn, mọi người hoàn hồn, ăn vội mì tôm giữ sức. Đến 2 giờ sáng 2/1, tàu QNg 94429 TS lai dắt tàu bị nạn với vô số vết thương trên mình về Đà Nẵng. Hơn 4 giờ chiều, hai tàu cập vịnh Mân Quang, các thuyền viên trên tàu bị nạn vào hết Đồn biên phòng Mân Quang để khai báo sự việc. Mọi thứ ngổn ngang trên tàu được các ngư dân tàu QNg 98459 tiếp tục thu dọn cho đến lúc trời tối sẫm. “Không có các bạn tàu, có lẽ bây giờ chúng tôi đã nằm lại giữa biển khơi”, ông Tiết xúc động nói.

Tàn nhẫn, dã man

Trở về với vô số vết thương trên mình, tàu QNg 98459 rệu rạo, phần vỏ tàu hứng chịu cú đâm quá mạnh đã vỡ toang. Toàn bộ máy móc, thiết bị hư hỏng hoàn toàn. Bụng tàu chứa đầy một mớ hỗn độn thanh gỗ gãy, cột kèo xiêu vẹo. Ngư dân trên tàu nói rằng, các thiết bị quý giá đã hỏng, chưa kể những đồ vật ít giá trị hơn đã quăng hết xuống biển để tàu khỏi chìm, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng tổn thất ấy có là gì so với sự hoảng loạn của các ngư dân và người thân của họ.

Thuyền trưởng Huỳnh Thạch cho biết, đây là tai nạn kinh hoàng nhất trong đời đi biển của ông. “Chúng cố đâm hai lần cho chìm đã hung dữ. Lúc chúng tôi chới với giữa biển, chúng cũng dửng dưng đứng trên tàu chỉ tay xuống mà không hề có động thái giúp đỡ. Quá tàn nhẫn, dã man!”, ông nói. Theo thuyền trưởng Huỳnh Thạch, ở vùng vịnh Bắc Bộ chỉ có tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản.

Nghe tin tàu về Đà Nẵng, từ trưa qua, người thân của các thuyền viên đã khăn gói bắt xe ra Đà Nẵng. Ba giờ chiều tới nơi, họ ngồi trên xà lan mỏi mắt ngóng đợi giữa tiết trời rét căm. Bà Đồng Thị Lệ Thu, vợ ngư dân Huỳnh Văn Giao, nói: “Hôm qua, nghe trên bộ đàm, mọi người mất hết đồ đạc nên tui mang áo quần, dép, chăn và thức ăn ra. Ngâm nước ngâm gió giữa biển thì còn chi cực bằng”. Con tàu bị nạn vừa neo vào xà lan, thuyền trưởng Huỳnh Thạch rệu rạo bước xuống, bà Võ Thị Cảm, vợ ông, òa lên chạy tới ôm chồng, không thốt lên lời.

Trưa hôm trước, anh trai bà ngoài biển điện về báo tin tàu gặp nạn, bà lập tức về mở bộ đàm nối máy với tàu nhưng không được. Đến 6 giờ tối, anh em ngoài đấy mới nối thông, chỉ nói qua là tất cả bình an, bà vẫn chưa nghe được tiếng chồng.

Bà nức nở: “Chồng tui đi biển nhiều năm, có lần về kể bị tàu lạ chọi đá nghe đã rùng mình, bây giờ nó còn quyết đâm luôn thì không thể nào tưởng tượng được. Nhìn con tàu tan nát thế kia là tôi biết nó hung hãn thế nào rồi”.

 
Thuyền trưởng Huỳnh Thạch thuật lại sự việc khi bị tàu lạ đâm.

Đáp chuyến xe đò cuối cùng từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, ông Huỳnh Hợp, bố thuyền trưởng Huỳnh Thạch, như ngồi trên đống lửa vì vừa lo cho con, vừa lo cho vợ ở nhà.

“Hôm nghe tin tàu thằng Thạch bị nạn, bà ấy ngất lên ngất xuống, đòi đi theo nhưng tôi không cho. Lúc tôi lên xe, bà cũng khuỵu xuống, không thều thào nổi, suốt từ chiều đến giờ, tôi điện về mà bả không bắt máy. Không biết có chuyện chi xảy ra không nữa”, ông nói.

Đến tối qua, lực lượng biên phòng Đà Nẵng vẫn tiếp tục làm việc, lấy lời khai từ các ngư dân trên tàu bị nạn để hoàn tất hồ sơ.

Việt Nam quê hương tôi

 Ngày 01.01.2016 - 10:05am
GNsP (01.01.2016) – Ngày thứ 4 trong chuỗi ngày họp mặt Tri ân được tổ chức vào ngày 31.12.2015. Ngày hôm nay là một ngày họp mặt đầy xúc động, khí trời mát mẻ, con số 128 ông buổi sáng và 142 ông buổi chiều là con số vừa đủ cho một cuộc họp mặt đông đảo, vừa đủ cho một cuộc họp mặt ấm cúng, vừa đủ để cho sức năng động tập thể tác động và cuốn hút, dẫn dắt tâm trạng tình cảm và những cảm xúc của các thành viên.
Nhiều anh em đã lặng đi khi tất cả mọi người từ linh mục, tu sĩ, các tình nguyện viên cho đến tập thể TPB có mặt được linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành mời dành một phút thinh lặng tưởng nhớ đến những đồng đội và những ai đã bỏ mình trong cuộc chiến vì sự tự do an bình của đất nước. Giây phút thinh lặng đó đã kéo về bao nhiêu những hình ảnh của những năm tháng chiến tranh, những đau khổ dằn vặt, nhưng những giây phút đó lại là những giây phút hạnh phúc khi người ta nâng tâm hồn lên với Đấng tối cao, họ hướng lên với tất cả lòng thành mang theo hình ảnh của những người thân yêu.
Phút tưởng niệm đồng đội và những người đã hy sinh
Cả một bầu khí lễ hội bùng phát mãnh liệt khi tất cả mọi người cất lên bài hát ‘Việt Nam! Việt Nam!’ của Phạm Duy. ‘Việt Nam hai câu nói bên vành nôi. Việt Nam tiếng yêu thương được nghe từ khi bước vào đời. Tên Việt Nam dành cho những ai được gọi là người’. Và cũng là ‘hai câu nói sau cùng khi lìa đời’. Việt Nam ấy ‘không đòi xương máu’, Việt Nam ấy ‘kêu gọi thương nhau’, Việt Nam ấy ‘xây đắp yên vui dài lâu’. Việt Nam là ‘tiếng nói để đi xây dựng tình người’. Không ai không biết hát hai chữ Việt Nam. Đã có những giọt nước mắt chảy ra khi cả ‘vườn tao ngộ’ vang dội ‘Việt Nam! Việt Nam!’. Họ đã khóc ngậm ngùi như chưa bao giờ được khóc, những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt chai sạn tưởng rằng đã băng giá sau 40 năm dài.
18
Cuộc họp mặt được diễn ra như các buổi họp mặt trước, những tiếng hát của những người một thời là lính, và những tiếng hát của những người một đời yêu lính, chia sẻ với nhau rộn ràng tiếng cười, tiếng vỗ tay, tiếng la hét chan hòa. Những phong bì, những phần quà gói gém tình cảm yêu thương và biết ơn của những người con dân nước Việt dành cho quý ông. Những bàn tay đưa ra, những ánh mắt trân trọng và cả những lời cảm ơn trìu mến của những người TPB VNCH xin trao lại cho các nhà hảo tâm và những người yêu mến các ông.
19
Những tình cảm nồng nàn, được dẫn dắt hướng thượng bằng tình yêu thương chan chứa nơi bài hát ‘anh em chúng ta có chung một ngôi nhà’. Tác giả linh mục Lê Quang Uy, DCCT, đã phả hồn vào những ngôn từ đầy cảm xúc: “anh em chúng ta có chung một ngôi nhà, anh em chúng ta có chung một người cha… mỉn cười thứ tha, buồn bã sẽ phôi pha…”. Tất cả mọi người đã say xưa với bài hát ‘anh em chúng ta có chung một ngôi nhà’ như để nhắc nhau về một tình cảm thiêng liêng đồng bào, về sứ mạng gieo dắt tình thương, về một cái nhìn lạc quan hướng đến tương lai. Họ đã kết thúc buổi hội ngộ bằng những lời hát như thế.
Trong đợt gặp gỡ năm nay, chúng tôi ghi nhận có sự tham gia của một số các nữ tu. Một trong những người nữ tu này đã tham gia chương trình từ lâu với tư cách là bác sĩ. Những người nữ tu chia sẻ với chúng tôi về những cảm xúc và những kết quả thu hoạch được khi tham gia chương trình. Các dì cảm thấy cuộc đời đầy ý nghĩa và đáng sống hơn khi được tiếp cận với những con người bị bỏ rơi và nghèo khổ. Chính những con người ấy đã truyền cho các dì cảm hứng dấn thân hơn nữa cho Tin mừng của một Giáo hội thuộc về người nghèo.
Hai buổi chia tay sáng và chiều của hai cuộc hội ngộ để lại cho người ở kẻ đi nhiều tình cảm quyến luyến. Các tình nguyện viên lâu dài của chương trình đã trở thành những người thân không thể thiếu của các ông TPB tham gia chương trình từ đầu. Họ đã gặp gỡ nhau, thân thiết như đã quen nhau từ thuở nào, từng nhóm rộn rã tiếng cười, vội vã ghi lại những hình ảnh và những cái bắt tay, những cuộc đưa tiễn có cả tiếng cười và có cả những giọt nước mắt. Họ hẹn nhau một dịp khác. Cầu xin dịp khác ấy có thật trong tương lai.
Pv.GNsP

Huế: Công an đánh đập quý thầy Đan viện Thiên An

Huyền Trang, GNsP-Ngày 
GNsP (03.01.2016) – Gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016.
Quý Đan sĩ bị đạp vào mặt, người và bị lăng mạ
“Họ đánh đập, dọa, cấm không cho các đan sĩ quay phim chụp ảnh. Hai thầy bị đánh, một thầy bị đạp vào người và mặt túi bụi, một thầy khác chụp hình cũng bị đánh và họ đòi lấy cái máy ảnh, nhiều thầy bị xô đẩy ngã xuống đất. Những người xem ra có trác nhiệm hô hào mọi người giữ bình tĩnh, đừng gây ẩu đả nhưng lực lượng công an cứ đánh đập các thầy.” Cộng tác viên GNsP thuật lại.
“Các bà trong Hội phụ nữ chửi mắng, lăng mạ quý thầy những câu nói khó nghe, thô lỗ như: ‘Tụi mày mà quay phim thì tao sẽ cởi đồ ra cho chúng mày xem’… Những lúc đó, quý thầy chỉ biết im lặng và cầu nguyện, và một thầy duy nhất đứng ra trao đổi với nhà cầm quyền một cách ôn hòa.” CTV GNsP nói tiếp.
Gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016.
Gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016.
Những người xem ra có trác nhiệm hô hào mọi người giữ bình tĩnh, đừng gây ẩu đả nhưng lực lượng công an cứ đánh đập quý đan sĩ
Những người xem ra có trác nhiệm hô hào mọi người giữ bình tĩnh, đừng gây ẩu đả nhưng lực lượng công an cứ đánh đập quý đan sĩ
Đồi thông và đồi cam thuộc nội vi cấm của Đan viện, bất chấp điều đó lực lượng công quyền ngang nhiên vào các khu vực này phá rối
Đồi thông và đồi cam thuộc nội vi cấm của Đan viện, bất chấp điều đó lực lượng công quyền ngang nhiên vào các khu vực này phá rối
Quý đan sĩ cưa, chặt thông trái phép?
Bên phía nhà cầm quyền nói rằng, họ thấy một số cây thông trong khu rừng đặc dụng bị cưa, đốn, chặt một cách trái phép mà những cây thông này lại nằm trong khu vực của Đan viện Thiên An, cho nên họ xuống lập biên bản, tịch thu các cây thông này về điều tra. Họ yêu cầu các đan sĩ ký vào các biên bản nhưng các đan sĩ cương quyết không ký bất kỳ một văn bản nào của họ.
Những cây thông bị cưa, chặt nằm trong khu vực đồi thông thuộc quyền sở hữu Đan viện Thiên An và nằm sát bên cạnh vườn cam. Mỗi lần thông đến mùa phấn thì bụi phấn thông bay vào vườn cam, sẽ ảnh hưởng đến cây cam, nên quý đan sĩ đã chặt một số cây thông gần khu vực vườn cam… Khu vực đồi thông và vườn cam thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An và thuộc nội vi của Đan viện, cấm người ngoài không được ra vào các khu vực này. Do đó, quý thầy Đan viện mời lực lượng công quyền vào phòng khách làm việc nhưng họ từ chối.
Mục đích nhà cầm quyền muốn vào khu vực nội vi của Đan viện để theo dõi các sinh hoạt tôn giáo của Đan viện. Trước đây, nhiều lần, họ đã xin quý đan sĩ cho vào các khu vực này nhưng quý đan sĩ không đồng ý, thỉnh thoảng họ đã lén lẻn vào bên trong, bị các thầy phát hiện và mời ra ngoài. Sự việc một số cây thông bị đốn, chặt chỉ là cái cớ để họ vào bên trong nội vi của Đan viện.
Những cây thông bị đốn, chặt được lực lượng công an chở về Ủy ban và củi khô của Đan viện được tích trữ nhiều năm tháng qua cũng bị họ ‘hôi của’ đầy hai xe chở về.
Lực lượng công quyền vác các thân gỗ thông mang về Ủy ban để ‘điều tra’
Lực lượng công quyền vác các thân gỗ thông mang về Ủy ban để ‘điều tra’
Củi khô của Đan viện được tích trữ nhiều năm tháng qua cũng bị họ ‘hôi của’ đầy hai xe chở về
Củi khô của Đan viện được tích trữ nhiều năm tháng qua cũng bị họ ‘hôi của’ đầy hai xe chở về
20 giờ cùng ngày 02.01.2016, có khoảng 10 công an lởn vởn trong khu vực đồi thông, họ rọi đèn pin vào trong vườn…
Tham vọng chiếm 107 ha đất rừng của Đan viện Thiên An
Được biết, Đan viện Thiên An có khoảng 107 ha đất rừng thông, do không quản lý hết nên quý đan sĩ giao rừng thông cho nhà cầm quyền quản lý nhưng không giao đất, tuy nhiên họ đã lật lọng với lòng tham muốn ‘cướp’ đất của đan viện.
Trước đây, vào tháng 11.2014, 63 hécta đất của Đan viện bị nhà cầm quyền ‘cướp’ để làm khu du lịch hồ Thủy Tiên. Nhiều tờ báo trong nước cho biết, khu du lịch hồ Thủy Tiên ‘đã trở nên hoang phế, xuống cấp chỉ sau một vài năm đi vào hoạt động’.
Tham vọng chiếm trọn đồi thông của của Đan Viện Thiên An với diện tích gần 107 ha đất rừng là đang trở thành hiện thực.


Túng quẫn khiến Nga đẩy mạnh bán vũ khí?

(Bao datviet) - Nga sẽ đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng và bán vũ khí trong bối cảnh được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2016.
Túng quẫn kinh tế
Một số chuyên gia cho rằng kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trong năm 2016 khi giá dầu tăng trở lại. Theo đó, giá dầu trung bình năm 2016 sẽ ở mức 50-60 USD/thùng. Điều này sẽ giúp GDP của Nga tăng trưởng 3% trong năm 2016.
Hai yếu tố khác có thể hậu thuẫn kinh tế Nga trong năm 2016. Đó là các doanh nghiệp sẽ phải trả nợ nước ngoài ít hơn so với năm 2015, nên dòng vốn chảy ra ngoài sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, giới phân tích cũng kỳ vọng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt từ cuối năm 2016. Đặc biệt ở Mỹ, cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ có ý nghĩa quyết định và sự lạc quan phụ thuộc vào quan điểm của vị tổng thống tiếp theo.
Tuy nhiên, đa số ý kiến vẫn cho rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm 2016 hoặc không tăng trưởng. Theo dự báo của RBK, GDP của Nga năm 2016 sẽ giảm 0,2%. 
Tung quan khien Nga day manh ban vu khi?
Kinh tế Nga sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2016?
Tác động cơ bản đối với kinh tế Nga năm 2016 là nhu cầu tiêu dùng giảm sút do lạm phát ở mức cao, điều kiện tín dụng khó khăn, thu nhập thực tế giảm và tiết kiệm không đủ.
Tỷ lạm phát tại Nga vào cuối năm 2016 cũng được dự báo ở mức 8,1%. Các doanh nghiệp Nga buộc phải cắt giảm nhân viên để giảm chi phí và thích ứng với thực tế.
Trong khi đó, các chuyên gia của Standard & Poor nhận định, đối với người tiêu dùng Nga, khủng hoảng vẫn chưa "chạm đáy".
Nguy cơ chính trong năm 2016 đối với kinh tế Nga là giá dầu. Giá dầu duy trì ở mức thấp như hiện nay, và thậm chí còn có thể giảm nữa sẽ khiến cho đồng ruble mất giá và làm tăng lạm phát. Hậu quả kéo theo là tiêu dùng sẽ giảm hơn nữa.
Trong bối cảnh như vậy, Ngân hàng Trung ương Nga không còn khả năng giảm lãi suất, thậm chí có thể phải tăng lãi suất và chính phủ có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tài khóa.
Tung quan khien Nga day manh ban vu khi?
Người mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Saint Petersburg
Có những đánh giá chi tiết đã được đưa ra khi cho rằng sự sụt giảm giá dầu có thể khiến nguồn thu ngân sách Nga giảm 25 tỷ USD, tương đương 2% GDP.
Xuất khẩu khí đốt đóng vai trò ít quan trọng hơn, nhưng do giá khí đốt phụ thuộc vào giá dầu, sự sụt giảm giá dầu sẽ khiến cho doanh thu từ xuất khẩu khí đốt giảm 5 tỷ USD, tương đương 0,4% GDP.
Đồng ruble yếu chỉ bù đắp phần nào thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm. Do đó, nếu Nga không cắt giảm ngân sách, thâm hụt có thể lên đến 6% GDP thay vì 3% như dự kiến.
Các nhà kinh tế bi quan dự đoán giá dầu trung bình năm 2016 ở mức dưới 40 USD/thùng, trong khi các chuyên gia lạc quan hy vọng giá dầu ở mức 60 USD/thùng. RBK dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2016 là 51,8 USD/thùng, trong khi tỷ giá trung bình năm ở mức 67,7 ruble/USD.
Một số chuyên gia dự báo đồng ruble sẽ giảm giá 10% trong ngắn hạn hoặc nhiều hơn so với hiện nay và có thể đạt tới mức 80 ruble/USD. Thậm chí có ý kiến cho rằng đồng USD có thể tăng đến 85 ruble/USD với giá dầu ở mức 25 USD/thùng.
Đẩy mạnh bán vũ khí
Trong khi đó, theo "Dự báo về hoạt động quân sự của Nga trong năm 2016" mà hãng tin "RIA Novosti" vừa công bố, Nga sẽ đẩy mạnh hoạt động của tổ hợp công nghiệp quốc phòng và xuất khẩu vũ khí.
Trong năm 2016 nước Nga sẽ bắt đầu thực hiện chương trình nhà nước hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng, sẽ chế tạo các mẫu vũ khí mới cho lực lượng không quân vũ trụ, Hải quân và lực lượng tên lửa chiến lược.
Lực lượng tên lửa chiến lược dự kiến sẽ được trang bị tổ hợp tiên tiến nhất RS-26 "Rubezh" với tên lửa nhiên liệu rắn đồng thời tiếp tục chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu lỏng "Sarmat".
Năm 2016 Nga cũng sẽ tái tạo các hệ thống tên lửa đường sắt với tên lửa "Yars" để đưa vào trang bị cho quân đội vào năm 2019 và tiếp tục sử dụng ít nhất cho đến năm 2040.
Tung quan khien Nga day manh ban vu khi?
Tên lửa Topol-M của Nga
Hải quân Nga sẽ được bổ sung một loạt tàu nổi. Hạm đội Biển Bắc sẽ có thêm tàu khu trục hiện đại "Đô đốc Gorshkov" trong khi Hạm đội Biển Đen sẽ được nhận tàu khu trục "Đô đốc Grigorovich" và tàu ngầm nguyên tử đa năng "Kazan" dự án 885 "Yasen". Hạm đội Biển Đen sẽ có một nhóm hoàn chỉnh 6 tàu ngầm diesel-điện dự án 636 "Warszavianka".
Trong năm 2016, các lực lượng vũ trang Nga sẽ được trang bị 2 hệ thống tên lửa chiến thuật phản ứng nhanh "Iskander-M". Nga cũng sẽ tổ chức thử nghiệm cấp nhà nước hệ thống phòng không tầm ngắn "Sosna" để chuẩn bị đưa vào sử dụng thay thế cho các hệ thống "Strela-10M" hiện nay.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ chuyển sang sản xuất hàng loạt vũ khí và thiết bị quân sự trên cơ sở "Armata", "Bumerang", "Kurganets" và "Taiphun".
Xe tăng chiến đấu bộ binh T-15 trên cơ sở "Armata" sẽ chính thức đi vào sản xuất vào năm 2016-2017, ngay sau khi hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước.
Tung quan khien Nga day manh ban vu khi?
Xe tăng T-14 Armata của Nga
Một nền tảng đa năng khác là "Kurganets" có thể trở thành cơ sở thống nhất để sản xuất một loạt xe bánh xích: từ xe thiết giáp BMP cho tới pháo tự hành 122 mm. Nga cũng đang có kế hoạch thử nghiệm loại xe thiết giáp "Bumerang" trong các binh chủng khác nhau.
Không quân Nga sẽ tiếp tục hiện đại hóa triệt để máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Ngoài ra, lực lượng này cũng đang có kế hoạch hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước loại máy bay Sukhoi PAK FA T-50. Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ ký hợp đồng về trang bị cho lực lượng không quân các máy bay MiG-35 hiện đại nhất. Riêng máy bay trực thăng vận tải Ka-62, có khả năng hoạt động trong vùng Bắc Cực, sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Trong năm 2016, Lực lượng đường không vũ trụ Nga sẽ được trang bị các hệ thống phòng thủ radar mới, cũng như hệ thống phòng không mới và các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng phát hiện các mục tiêu tầm xa.
Tung quan khien Nga day manh ban vu khi?
Nga đồng ý bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc
Năm trung đoàn phòng không và phòng thủ tên lửa sẽ được tái trang bị hệ thống tên lửa S-400 "Triumph". Ngoài ra, Lực lượng đường không vũ trụ sẽ là quân chủng đầu tiên của quân đội Nga hoàn toàn chuyển sang các phương tiện kỹ thuật số hiện đại.
Về xuất khẩu vũ khí trong năm 2016, Nga dự kiến bắt đầu xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, thực hiện hợp đồng bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc trị giá 2 tỷ USD.
Nga đang tiếp tục đàm phán với Indonesia về khoản tín dụng ưu đãi để tài trợ cho việc mua vũ khí của Nga, bao gồm các máy bay chiến đấu Su-35.
Ngay đầu năm 2016, theo dự kiến Nga sẽ phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh "BrahMos" đầu tiên từ máy bay tiêm kích Su-30MK. Loại tên lửa này là công trình hợp tác giữa Nga và Ấn Độ.
Moskva và New Delhi sẽ tiếp tục đàm phán về việc cung cấp xe tăng T-90MS do "Uralvagonzavod" sản xuất, cũng như về việc hiện đại hóa các loại xe tăng T-72 và T-90 và xe thiết giáp bộ binh BMP-2 mà quân đội Ấn Độ hiện có.
Thứ Bảy, 02/01/2016 13:00
Phong Minh (Tổng hợp)

Kỷ nguyên mới quân sự với động cơ lượng tử

(Bao Dat Viet) - Theo Tiến sĩ Vladimir Semenovich Leonov, hiệu suất hoạt động của động cơ lượng tử Nga đang phát triển sẽ hơn động cơ thông thường 900%.

Thông tin này được Tiến sĩ Vladimir Semenovich Leonov - người đoạt Giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Nga về nghiên cứu Thuyết Siêu liên kết trả lời phỏng vấn trên báo Nga KM.ru.
Tiến sĩ V.S.Leonov cho biết, để loại bỏ những hoài nghi về động cơ lượng tử, chúng tôi đã cố gắng chế tạo ra một chiếc động cơ không có “yếu tố vòng bi”.
Năm 2009, chúng tôi đã bước đầu thành công, tuy nhiên tháng 6/2014, chúng tôi lại cho thử nghiệm loại động cơ cùng loại nhưng được cải tiến nhiều hơn so với “người anh em” trước đây của nó vào 5 năm trước.
Đó là một động cơ có trọng lượng 54kg nhưng nó có thể tạo ra lực đẩy theo phương thẳng đứng với xung lực có cường độ lên tới từ 500 - 700kg lực nhưng năng lượng chỉ tiêu thụ hết khoảng 1KW.
Ky nguyen moi quan su voi dong co luong tu 
Nga đang phát triển động cơ lượng tử. (Ảnh mô hình)
Với động cơ này, một thiết bị bay có thể chuyển động với gia tốc lớn hơn từ 10-12 lần so với gia tốc trọng trường (gia tốc của chuyển động rơi tự do), điều đó có nghĩa nó nhanh hơn 10-12 lần tốc độ rơi tự do của các vật thể trên bề mặt Trái đất.
Nói về hiệu suất hoạt động của động cơ lượng tử, Tiến sĩ V.S.Leonov cho biết các động cơ tên lửa thông thường hiện nay đều đã đạt tới khả năng giới hạn của kỹ thuật.
"Cụ thể, động cơ tên lửa thông thường nếu có trọng lượng khoảng 100 tấn thì chỉ mang theo được khoảng 5 tấn vào không gian, nhưng động cơ lượng tử có trọng lượng tương đương có thể mang theo được 90 tấn, hiệu suất tăng hẳn 900%.
Đó là điều không tưởng! Kể từ Thế chiến thứ hai (sau hơn 50 năm phát triển), xung lực của động cơ tên lửa chỉ có thể tăng từ 220 giây (tên lửa Faw-2 của Đức) lên tới 450 giây (tên lửa Proton của Nga), còn xung lực của động cơ lượng tử có thể đạt tới hàng chục triệu giây.
Riêng về mặt tốc độ của động cơ lượng tử, nó có thể đưa thiết bị bay chuyển động với tốc độ 1.000km/s trong thời gian khởi động, trong khi tốc độ của tên lửa thông thường khoảng 18km/s.
Tôi cũng hy vọng điều này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp không gian. Thậm chí, trong tương lai, con người có thể du hành tới các vì sao", Tiến sĩ V.S.Leonov đầy lạc quan cho biết.
Tuy nhiên, theo vị tiến sĩ này việc phát triển động cơ lượng tử cũng có những khó khăn nhất định. Theo đó, giao thông phổ biến hiện nay vẫn là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, các nhà sản xuất và khai thác dầu khí tất nhiên sẽ gây khó dễ đối với chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần có nguồn kinh phí lớn, cần sự đầu tư của đa quốc gia.
Tuy nhiên, kinh tế Nga đang bị suy giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, nhưng tôi hy vọng nó sẽ phục hồi trong 2-3 năm tới bởi Tổng thống Putin còn rất trẻ và đầy quyết tâm. Chúng ta cũng thầm cảm ơn họ vì đã đánh thức tiềm năng khoa học của con người Nga.
Trong khi đó, cuộc chạy đua về công nghệ khoa học lượng tử hiện cũng đã và đang có nhiều quốc gia tiến hành, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ.
Tiến sĩ V.S.Leonov cũng cho biết, người thử nghiệm thành công phản ứng nhiệt hạch lạnh là kỹ sư người Ý Andrea Rossi, tuy nhiên sau đó lại chính người Nga làm chủ được công nghệ này.
Theo Tiến sĩ Leonov, nếu dùng 1kg nikel làm nguyên liệu trong phản ứng nhiệt hạch lạnh có thể tạo ra nguồn năng lượng sử dụng tương đương 1.000 tấn xăng.
Nếu động cơ lượng tử của nhóm nhà khoa học RAS được phát triển hoàn hảo nó có thể thích hợp với mọi chuyển động trong môi trường nước, không khí, trong không gian và mặt đất.
Họ dự tính chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ để di chuyển từ Mátxcơva (Nga) tới New York (Mỹ) thay vì 10 giờ như hiện nay.
Hy vọng rằng, động cơ lượng tử của các nhà khoa học Nga sẽ được đầu tư và phát triển nhanh chóng để xứng tầm với vị thế có thể làm thay đổi diện mạo nền khoa học, công nghệ thế kỷ 21 - mang con người tới những miền đất mới trong vũ trụ bao la.

Ngọc Hòa
 (lược theo KM.ru, ANTD)

Những phi vụ mua bán vũ khí khủng nhất năm 2015

(Bao Dat Viet) - Tạp chí quân sự USNI News của Mỹ vừa bình chọn và công bố những phi vụ mua sắm quốc phòng, chuyển nhượng vũ khí lớn nhất diễn ra trong năm qua.

1. Pháp bán Mistral cho Ai Cập
Sau hơn một năm có nguy cơ xảy ra kiện tụng, Nga và Pháp đã giải quyết xong vụ mua bán hai tàu chiến đổ bộ của Pháp sản xuất cho Hải quân Nga. Tháng 9/2015, Pháp tuyên bố sẽ bán hai tàu lớp Mistral, được ký với Nga năm 2011, giá 1,3 tỷ $ cho Ai Cập với giá rẻ hơn 1,03 tỷ $.
Nguyên thủy, Mistral được thiết kế theo chuẩn vũ khí Nga nên việc bán cho Ai Cập, vốn là khách hàng truyền thống của Moscow sẽ làm lợi cả cho cả Nga lẫn Ai Cập, không mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Nga.
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí khung nhat nam 2015
Tàu sân bay Vladivostok lớp Mistra
Đây là hai tàu đổ bộ chở trực thăng cỡ lớn lớp Mistral, do hãng DCNS của Pháp đóng theo đơn đặt hàng của Nga, trang bị các thiết bị của Nga, một đội thủy thủy Nga đã sang Pháp huấn luyện trên tàu Mistral nhưng do bất đồng giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraina, nên Pháp từ chối bàn giao hai tàu trên cho Nga.

Tuy nhiên theo Tổng thống Pháp Francois Hollande việc hủy bỏ hợp đồng này là Pháp ủng hộ Moscow trong cuộc nội chiến diễn ra tại Ukraine.
Sau khi hợp đồng với Pháp bị hủy, Nga cho rằng việc chuyển nhượng Mistral cho bên thứ ba cần phải tính đến quyền lợi của Nga, không được chuyển giao cho bất cứ nước nào là đối thủ của Nga. Vì vậy, việc Pháp tìm được khách hàng Ai Cập đã làm hài lòng Nga.
Theo giới phân tích, Ai Cập sẽ triển khai 2 tàu Mistral trên Địa Trung Hải và Hồng Hải là phù hợp với các loại vũ khí của Ai Cập, kể cả hệ thống liên lạc, ra đa…vì vậy giới chuyên gia trù tính, dù Nga không mua Mistral nhưng vẫn thắng bởi Ai Cập là đồng minh và khách hàng quân sự truyền thống nên có lợi cho cả ba bên Nga, Ai Cập và Pháp.
2. Ấn Độ và dự án chế tạo tàu sân bay thứ hai
Năm 2015, Ấn Độ có tham vọng chế tạo tàu sân bay thứ hai trong nước và yêu cầu Mỹ và cộng đồng quốc tế giúp đỡ, nhằm chống lại sự bành trướng hải quân của Trung Quốc.
Để thực hiện dự án này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt cọc 5 triệu $ cho chương trình mang tên Tàu sân bay nội địa II (IAC-II).
Tháng Giêng 2015, Ấn Độ và Mỹ đã thành lập một nhóm công tác để thực hiện dự án IAC-II.
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí khung nhat nam 2015
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (giữa) thị sát tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69)
Sang tháng 7, Ấn Độ đã phát hành Thư Yêu cầu (LoR) gửi các hãng BAE Systems (Anh), DCNS của Pháp, Lockheed Martin (Mỹ) và Rosoboronexport của Nga để nộp đề xuất tham gia IAC-II, đặc biệt là khái toán chi phí cho dự án.
Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter và Ấn Độ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar thăm tàu ​​sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) trước thềm các cuộc họp giữa Mỹ và Ấn Độ hợp tác về vận tải quân sự.
Dự kiến tàu sân bay thứ hai có trọng tải 65.000 tấn, có thể hỗ trợ cho 50 máy bay và có thể hoàn thành vào cuối 2018. Tàu sân bay thứ nhất của Ấn Độ INS Vikrant có trọng tải 40.000 tấn, được đóng tại Kochi, tây nam nước này. Tuy nhiên tháng 11 năm ngoái tàu này bị tháo dỡ với lý do không đảm bảo an toàn.
3. Arabia Saudi mở rộng hải quân
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí khung nhat nam 2015
Mô hình thiết kế tàu lớp LCS tự do của hãng Lockheed Martin dự kiến sẽ đóng cho Arabia Saudi
Cuối tháng 10/2015, Mỹ thông báo chấp thuận bán 4 tàu chiến đa nhiệm do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Arab Saudi theo hợp đồng giá trị 11,25 tỷ $ . Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc, các thiết bị quốc phòng chính trong hợp đồng trị giá 4,3 tỷ USD, số tiền còn lại sẽ chi cho thiết kế mở rộng, hậu cần và quá trình huấn luyện cần thiết.
Hợp đồng mua tàu nói trên thuộc chương trình hiện đại hóa Hạm đội miền Đông của Hải quân Hoàng gia Arab Saudi, có tên SNEP II đã được chính phủ Arabia Saudi đưa ra bàn luận trong nhiều năm, đặc biệt là tăng cường các loại tàu chiến đa nhiệm LCS và DDG-51.
Ngoài mua các tàu mới, chương trình SNEP II còn đầu tư tái thiết các căn cứ hải quân King Abdul-Aziz trên Vịnh Ba Tư, mua các loại máy bay trực thăng mới và các loại tàu tuần tra thế hệ hiện đại.
4. Anh mua 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí dinh dam nhat nam 2015
Thiết kế mô phỏng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN của Anh
Cuối tháng 10/2015, Thủ tướng David Cameron, người vừa tái đắc cư đã quyết định mua bốn ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp mới (SSBN) thay thế cho thế hệ tàu lớp Vanguard của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay.
Theo USNI News, sau nhiều năm do dự, chủ yếu là do chính sách thắt lưng buộc bụng bởi kinh tế toàn cầu suy thoái nên chính phủ Anh đã phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, nhưng nay mối răn đe trên biển ngày càng tăng, nên việc mua 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp SSBN là hoàn toàn thích hợp.
Bấn tàu SSBN nói trên được chế tạo dựa trên chương trình thay thế tàu lớp Ohio bằng SSBN của Hải quân Mỹ, trong đó có khoang tên lửa giống nhau.

5. Nhật Bản mua mạng lưới tác chiến Mỹ
Trong năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã mua thiết bị phục vụ mạng lưới tác chiến của Mỹ.
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí dinh dam nhat nam 2015
Khái niệm tàu khu trục tên lửa dẫn hướng 27DD của Nhật Bản
Cụ thể, hồi tháng 6/2015, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo Quốc hội đã chấp thuận khoản chi 1,7 tỷ $ để mua sắm quân sự nước ngoài (FMS), trong đó, mua bốn hệ thống giám sát thông tin và máy bay trinh sát Hawkeye E-2D hiện đại của hãng Northrop Grumman Mỹ trang bị cho JASDF.
Cuối tháng 5/2015, Lầu Năm Góc công bố một hợp đồngtrị giá 70 triệu $ được ký bởi Lockheed Martin để nâng cấp hệ thống chiến đấu Aegis trên hai tàu khu trục lớp Atago của Nhật để đạt tiêu chuẩn Baseline-9, cho phép hai tàu cùng nhắm vào mục tiêu, theo dõi máy bay và tên lửa đạn đạo trong cùng một lúc.
Ngoài mua máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) của Lockheed Martin, Nhật Bản còn có kế hoạch mua cả hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa-trên không (NIFC-CA) của Mỹ, hiện đang được Hải quân Mỹ sử dụng.
6. Vụ mua bán vũ khí của Đài Loan
Nhũng phi vụ mua bán vũ khí dinh dam nhat nam 2015
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Đài Loan ở cảng Kaohsiung Harbo
Trung tuần tháng 12, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sẽ bán một gói vũ khí cho Đài Loan. Đây là phi vụ đã chờ đợi suốt bốn năm qua, thỏa thuận mua bán này trị giá 1,83 tỷ $, nhỏ hơn rất nhiều so với thương vụ trước đó lên tới 5,9 tỷ $, nâng cấp hạm đội máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 Falcon của Đài Loan và một gói năm 2010 giá trị 6 tỷ $.
Gói vũ khí mới này bao gồm hai tàu khu trục, tên lửa chống tăng, một số phương tiện tấn công đổ bộ và những trang thiết bị, khí tài khác. Hỗ trợ mục tiêu xây dựng tàu ngầm diesel-điện SSK của Đài Loan thay hai tàu do cổ điển 2.600 tấn cấp Hai-Lang SSK 1980 của Hà Lan và 2 tầu cấp Guppy có từ Thế chiến II của Mỹ. Đài Loan còn có một yêu cầu mua một máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất.
Đến nay, Mỹ là quốc gia duy nhất sẵn sàng bán vũ khí cho Đài Loan cho dù Trung Quốc lúc nào cũng phản đối ra mặt.

Thứ Bảy, 02/01/2016 14:50
Khắc Nam