Wednesday, October 15, 2014

Quảng Ngãi: Tai nạn giao thông nghiêm trọng, một cán bộ cục hậu cần chết thảm

Vào khoảng 16h45 hôm nay (15.10), một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Nạn nhân là anh Vũ Minh Khai (SN 1974), trú xã Hải Nam, huyện Hải Hạc (tỉnh Nam Định).
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo thông tin từ những người dân,vào khoảng thời gian trên, xe máy của anh Khai (BKS 30 H3 9962) đi theo hướng từ Bắc vào Nam, đến đoạn đường trên thì va chạm với xe đạp của một thiếu niên. Sau đó xe máy kể trên văng ra đường và bị xe tải cùng chiều (BKS 92C 00732) chạy cùng chiều đâm và kéo lê làm người điều khiển xe máy thiệt mạng. Theo giấy tờ trong người, nạn nhân tên là Vũ Minh Khai (SN 1974), trú xã Hải Nam, huyện Hải Hạc (tỉnh Nam Định), công tác tại Cục Hậu cần.

Tài xế xe tải mang BKS 92C 00732 đã bỏ trốn, hiện cơ quan chức năng huyện Bình Sơn đang điều tra làm rõ vụ tai nạn.

Chắp tay lạy... mọi người đừng xả rác

Chắp tay lạy... mọi người đừng xả rác

Dòng chữ van xin mọi người xả rác bừa bãi được cho ở Hà Nội khiến dân mạng phải suy ngẫm.
Gần đây rộ lên nhiều câu chuyện cho thấy ý thức của người Việt Nam rất kém, như thiếu kiến thức dạy con, vi phạm luật giao thông, hôi của của người nghèo, hay xả rác bừa bãi nơi công cộng.
Minh chứng rõ nhất là sau đêm người dân ở Hà Nội đổ ra đường xem bắn pháo hoa đêm kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2014), quảng trường Mỹ Đình trở thành "bãi rác" khổng lồ khi từng đống rác lớn nhỏ ngập tràn vườn hoa, thảm cỏ, vỉa hè...
Quảng trường Mỹ Đình ngập rác sau đêm Đại lễ.
Tất nhiên, khổ nhất sau đêm đó chính là những người làm công việc thu dọn rác.
Những khẩu hiệu “Cấm xả rác, vứt rác bừa bãi” xuất hiện nhan nhản. Những biển báo cấm đổ rác mọc lên như nấm, nhưng mấy ai thèm để tâm?
Vì vậy, những ai có thói quen vứt rác bừa bãi ra đường có lẽ phải suy ngẫm và tự xem lại ý thích của mình khi đọc dòng chữ van xin này:
Chắp tay lạy:
- Ông đi qua
- Bà đi lại
- Cách anh chị trẻ tuổi học cao, học rộng
- Không có thùng rác thì đừng vứt rác
- Khổ người dọn rác
Dòng chữ chắp tay lạy... mọi người đừng xả rác.
  
08:01 16-10-2014
Quân Linh

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

Theo  - 

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

Suốt từ ngày 11.10 đến nay, ở tỉnh Quý Châu - Trung Quốc nổ ra cuộc biểu tình lớn với hàng chục ngàn người tham gia. Chính quyền Trung Quốc đã điều hàng ngàn cảnh sát đặc biệt với cả máy bay trực thăng và xe bọc thép để dẹp loạn.


Báo chí Trung Quốc hầu như không đưa tin. Tuy nhiên, trên các mạng xã hội như weibo tràn ngập các bình luận cùng video clip và hình ảnh cho thấy cảnh sát đã dùng dùi cui tấn công người biểu tình, bất kể là người già hay thanh niên, nam giới hay phụ nữ. 

Hàng chục người đã bị thương, phải cấp cứu trong bệnh viện và có tin đã có một sinh viên tử vong do vết thương quá nặng. Cũng đã có rất nhiều người đã bị bắt nhưng chưa thể có những con số chính xác.

Biến cố bắt đầu khi chính quyền tỉnh hôm 29.9 thông qua nghị quyết sáp nhập ba huyện Zhenyuan, Cengong, Sansui thành một thành phố. Trung tâm hành chính mới sẽ đặt ở Zhenyuan.

Nhưng người dân ở huyện Sansui, vốn có đất bị thu hồi với giá rẻ mạt khiến họ giận dữ và xuống đường biểu tình.

Họ đòi chính quyền hoặc phải đặt trung tâm hành chính tại Sansui hoặc trả lại đất.


Thiên Hà

Việt Nam và Trung Quốc lập đường dây quốc phòng trực tiếp

HÀ NỘI (NV) - Hai bộ Quốc Phòng Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp, nhân chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn Đại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam.

Ông Thường Vạn Toàn (trái) gặp ông Phùng Quang Thanh bên lề hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và đối tác tại Miến Điện. (Hình: Tân Hoa Xã)

Theo bản tin trên tờ Quân Đội Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hôm Thứ Tư, 15 Tháng Mười, Đại Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, dẫn đầu một phái đoàn đông đảo tướng lãnh cao cấp sang Bắc Kinh từ ngày 16 đến ngày 18 Tháng Mười, đề “thăm hữu nghị chính thức” theo lời mời của Tướng Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc.

“Chuyến thăm này nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước,” bản tin của tờ Quân Đội Nhân Dân giải thích về lý do của chuyến đi.

Chuyến đi Bắc Kinh của phái đoàn Tướng Phùng Quang Thanh nằm trong bối cảnh dư âm của 75 ngày đối đầu trên biển giữa lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam với các lực lượng hải giám, hải tuần của Trung Quốc từ ngày 1 Tháng Năm đến ngày 15 Tháng Bảy, khi Bắc Kinh ngang nhiên cho giàn khoan khổng lồ HD981 tới dò tìm dầu khí trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Sự phẫn nộ của quần chúng dâng cao dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động ở các khu công nghệ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh làm cho hơn 400 cơ sở sản xuất ngoại quốc bị đập phá hư hại hoặc bị đốt cháy. Thiệt hại vật chất lên hàng chục triệu đô la. Hàng chục thanh niên tham gia vào các vụ biểu tình bạo động này đã bị kết án tù.

“Chuyến thăm cũng nhằm tạo nhận thức chung về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung cũng như khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước,” bản tin của tờ báo quân đội Việt Nam viết.

Trước chuyến đi của phái đoàn ông Phùng Quang Thanh, hồi Tháng Tám vừa qua, Hà Nội đã phái ông Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị, sang thăm chính thức Bắc Kinh để “thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc... Tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước.”

Chuyến đi của phái đoàn quốc phòng Việt Nam cũng diễn ra chỉ hai tuần lễ sau khi ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, đến Mỹ và được ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ, thông báo Washington gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận võ khí cho Việt Nam. Theo đó, Mỹ sẽ bán cho một số máy bay tuần thám biển và một số tàu tuần duyên. Tùy tình hình cải thiện nhân quyền tại Việt Nam mà Washington nới lỏng thêm lệnh cấm vận bán võ khí sát thương ra sao.

Sau chuyến đi Mỹ của ông Minh, hai tờ Nhân Dân Nhật Báo và Hoàn Cầu Thời Báo theo nhau đả kích quyết định của Mỹ, nói rằng Washington tuy tuyên bố không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng trong thực tế lại có những hành động ngược lại. Việc loan báo bán võ khí cho Việt Nam là thí dụ mới nhất.

Trong chuyến đi Bắc Kinh lần này, ông Phùng Quang Thanh khó tránh chuyện sẽ phải giải thích cho ông Thường Vạn Toàn về việc mua võ khí Mỹ mà một số nhà phân tích cho rằng chỉ để răn đe sự ngang ngược của Bắc Kinh.

Nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế cho rằng, dù có mua thêm võ khí của Mỹ, Hà Nội vẫn nằm trong vòng chi phối của Bắc Kinh trên nhiều mặt, nên người ta vẫn chỉ nhìn thấy một thứ chính sách du dây lơ lửng của Việt Nam.

Tuy nhiên, với một lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân và không quân tăng tốc phát triển cả về phẩm chất cũng như số lượng của Trung Quốc, phần lớn dồn sức cho các lực lượng khống chế Biển Đông, Hà Nội đu dây thế nào và kéo dài được bao lâu, là một dấu hỏi lớn.

Ngày 13 Tháng Mười, bản tin của tạp chí Defense Industry nói Trung Quốc đang đóng nhiều tàu cỡ lớn, cả chiến hạm và cho lực lượng hải giám, tăng cường sức mạnh cho Biển Đông, ngoài hai hàng không mẫu hạm.

Loại chiến hạm được đề cập các khu trục hạm lớp 52D trọng tải gần 10,000 tấn, trang bị hỏa tiễn và tàu hải giám cũng lên tới 10,000 tấn. Hồi Tháng Giêng, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã đề cập tới dự án này và nói Trung Quốc đóng 20 tàu tuần tra và người ta không hiểu những tàu cỡ lớn đó có nằm trong kế hoạch này hay không.

Hiện nay, Trung Quốc đã kéo dài phi đạo trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, đồng thời đang biến 4 hay 5 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành các đảo nổi nhân tạo, nhiều phần có cả phi trường và cảng biển. (TN)
10-15-2014 6:31:50 PM
Theo Người Việt

Quan chức xã định 'đút túi' tiền 'vận động' xây cầu

CÀ MAU (NV) - Dù cây cầu giao thông nông thôn này đã được Việt kiều tài trợ 100% kinh phí, nhưng quan chức xã vẫn “vận động” người dân đóng góp nhằm “đút túi” riêng.


Nhiều cây cầu nông thôn chưa xây xong đã sụp. (Hình: Lao Ðộng)

Theo Lao Ðộng, ngày 14 tháng 10, nhà cầm quyền huyện Phú Tân, Cà Mau cho biết, đã thành lập đoàn kiểm tra để xác minh vụ quan chức xã Rạch Chèo đã “vận động” (thực chất là ép đóng) người dân thu thêm tiền xây cầu nông thôn, khi đã được tài trợ.

Tiếp xúc với báo chí, nhiều người dân xã Rạch Chèo cho biết, trước đây cầu Tràng Bè bắc qua sông Tràng Bè, thuộc ấp Tân Thành Mới đã được một Việt kiều Úc hỗ trợ 100% kinh phí với số tiền hơn 100 triệu đồng để xây dựng.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền địa phương đã lợi dụng sự “không biết” của người dân, tổ chức “vận động” mỗi hộ trên dưới 1 triệu đồng để “xây cầu.” Ðến khi người dân phát hiện, thì số tiền mà cán bộ xã “vận động” đã lên đến 53 triệu đồng. Sau khi biết được sự thật, người dân đã phản ứng dữ dội. Thấy “đút túi” không xong, đại diện xã bèn tổ chức cuộc họp dân, trả lại tiền.

Tuy nhiên, trả lời báo Lao Ðộng ông Lê Minh Ngoan, chủ tịch xã Rạch Chèo cho rằng, do có sự nhầm lẫn nên mới xảy ra chuyện như vậy.

Ông Ngoan lập luận, “Trước đó, do người trung gian là người thân của Mạnh Thường Quân nghe nhầm, nói lại với chúng tôi là chỉ cho 50% giá trị cây cầu nên chúng tôi mới đi vận động xin thêm tiền của người dân...”(?!)

Ðiều mà dư luận đặt ra là tại sao lãnh đạo xã Rạch Chèo không trả lại tiền khi biết được nhà hảo tâm đã tài trợ 100% kinh phí, mà chờ đến khi người dân phản ánh mới đem trả lại? Có phải nếu người dân không phản ánh thì số tiền “vận động” này đã bị...“đút túi” riêng?!

Hiện tỉnh Cà Mau còn khoảng hơn 2,000 cây cầu, trên 200 tuyến đường giao thông nông thôn chưa được xây dựng.

Mỗi năm, có hàng chục cây cầu ở các vùng nông thôn tỉnh Cà Mau được bà con Việt kiều khắp nơi góp tiền tài trợ để xây dựng, nhằm giảm bớt khó khăn trong việc đi lại của người dân địa phương. Song, không ít trường hợp đã bị nhà cầm quyền hay quan chức địa phương lợi dụng nhằm trục lợi cho cá nhân. (Tr.N)

10-15-2014 2:01:35 PM
Theo Người Việt

Sự thật đáng sợ về “thần dược” bảo quản hoa quả

Báo điện tử Tầm nhìn “Lọ này nhỏ, giá 25.000 đồng nhưng nó có thể làm trái cây như táo, lê, chuối, mít,… tươi lâu, để hàng tháng không thối, ủng”, chị H - một người bán loại thuốc bảo quản hoa quả tại chợ Bưởi tiết lộ.

Chỉ khách quen mới bán

Sau tiết lộ kinh hoàng của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội về những tác hại của một số loại hoá chất dùng để bảo quản hoa quả tươi lâu hiện nay, PV VietNamNet đã thâm nhập thực tế thị trường buôn bán những loại hoá chất này nhằm tìm hiểu những tác động nguy hiểm của chúng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Để tìm hiểu, PV đã đến một số chợ chuyên buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Bưởi, Phùng Khoang… Tuy nhiên, thật không hề dễ dàng để tiếp cận chủ hàng và mua loại thuốc “thần dược” này hoặc tiếp cận được thì họ đều lắc đầu không bán.
Sau quá trình nhập vai cần mua mua loại thuốc bảo quản hoa quả tại một của hàng nhỏ ở chợ Bưởi, (đường Hoàng Hoa Thám), chị H chủ cửa hàng e dè và bắt đầu lên tiếng: “Trước đây tôi có bán nhiều loại thuốc khác nhau nhưng giờ thì ít hơn vì nó hơi nguy hiểm. Hiện tại trong quán chỉ có mấy loại của Trung Quốc thôi. Bình thường những mặt hàng này tôi chỉ chuyên bán cho người quen, em cần thì tôi để lại cho một ít”.
hoa quả, bảo quản, chủ hàng, hoá chất, cửa hàng, tiết lộ
Chị H - chủ một cửa hàng ở chợ Bưởi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội đang lấy hoá chất bảo quản hoa quả.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì loại thuốc mà chị H giới thiệu là loại  đang được bán trôi nổi trên thị trường, chỉ cần có người giới thiệu thì rất dễ dàng để mua chúng. Một lọ giá trung bình chỉ khoảng 20-25 nghìn đồng, không hề có tên, nhãn mác, đơn vị sản xuất nhưng công dụng của chúng thì “vô biên”, nghĩa là chúng có thể biến hoa quả từ xanh non thành chín đẹp, tươi bóng loáng và bảo quản được nhiều tháng.
Ghi nhận tại một số các của hàng bán thuốc hóa chất này, có thể thấy rất nhiều loại thuốc được bày bán giúp trái cây chín đẹp và tươi lâu. Đó là các loại từ bột trắng, dung dịch đến những loại “thuốc” đựng trong ống nhỏ dùng tiêm trực tiếp vào quả.
Tuy nhiên, do có dư luận phản ánh về độc hại của những loại thuốc kể trên nên việc buôn bán cũng bị quản lý gắt gao hơn. Chính vì thế việc mua bán chúng chỉ diễn ra ngấm ngầm và chủ các cửa hàng từ lớn đến bé cũng chỉ bán cho những khách hàng đã quá thân thuộc.
Khi chúng tôi ngỏ ý tìm mua loại thuốc “nặng độ” hơn, chị H nhanh nhảu: “Lọ này nhỏ, giá 25.000 đồng nhưng nó có thể hô biến trái cây như táo, lê, chuối, mít,… tươi lâu, để hàng tháng không thối, ủng. Nếu muốn nhanh chín và lâu thì cứ pha đậm đặc, càng đặc thì công dụng càng cao”.
“Của rẻ là của ôi”
Theo như chị H tiết lộ thì trước đây, để làm chín hoa quả cũng như bảo quản chúng, các chủ của hàng thường dùng các phương pháp truyền thống như hương, đất đèn, lá xoan, chấm vôi vào cuống… Bây giờ thì khác, hoa quả từ các thương lái thu mua phân phối cho các chủ cửa hàng cũng mất cả chục ngày nên dễ thối, dễ hỏng nên phải dùng hoá chất để hạn chế quá trình thối của hoa quả.
“Bây giờ người ta thay thế bằng các loại hoá chất có độc hơn, vừa tiện lợi, nhanh gọn mà giữ được hoa quả tươi lâu. Loại này giá thế là quá rẻ, khi ngâm thì nhớ bịt kín khẩu trang vào nhé không lại trách chị không dặn trước”, chị H nói.
Trước ánh mắt băn khoăn chị H trần tình: “Nói thế chứ hoá chất nào là hoá chất không có độc, mình có ăn nó đâu mà sợ. Đấy là chị nhắc cho nhớ vì mình là người làm ra mình phải biết nó có độc gì mà tránh trước”.
hoa quả, bảo quản, chủ hàng, hoá chất, cửa hàng, tiết lộ
Rất nhiều loại hoá chất bảo quản hoa quả độc hại đang được bày bán trên thị trường
Rồi chị hướng dẫn: “Em dùng lọ này pha với 50 lít nước, sau đó em cho táo, lê, mận, chuối vào ngâm khoảng 15 - 20 phút thì vớt ra. Ngày hôm sau nhìn là tươi rói trông đẹp mắt lắm. Với mít, sầu riêng thì khác em không cần pha mà tiêm trực tiếp vào cuống, để chúng khoảng 1 ngày thì chín vàng và có mùi thơm nồng nặc, thậm chí không thối, để được mấy tháng không hỏng”.
Khi chúng tôi tỏ vẻ băn khoăn về độ an toàn khi vào tay người tiêu dùng, chị H tặc lưỡi: “Lượng thuốc hoá chất đã pha ra đã loãng, không đủ độ để gây ngộ độc đâu nên em cứ dùng vô tư đi”.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thì, người ta vẫn nói rằng của rẻ là của ôi, cứ tham rẻ thì chỉ chuốc bệnh vào thân.
Thuốc làm trái cây mau chín thực chất là thuốc làm tăng tốc độ chuyển hóa tinh bột thành đường. Còn thuốc bảo quản trái cây thì theo cơ chế ngược lại, tức làm chậm quá trình lên men bên trong, làm chậm quá trình chuyển hóa etilen nhằm giữ trái cây tươi lâu, không thối, dễ vận chuyển đi xa.
Hiên trên thị trường có nhiều loại hóa chất sử dụng vào mục đích này. Có loại chứa hoạt chất có tính bay hơi hoặc rửa trôi thì vô hại, nhưng loại chứa hoạt chất “ngậm” bền vững và ăn sâu vào trái cây thì có hại cho người dùng. Thực tế, có rất nhiều loại thuốc của Trung Quốc đang bán thường hoạt động theo cơ chế “ngậm” bền trong trái cây rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người.
08:56 | 14/10/2014
Hạnh Thúy- VNN 

Sả bằm được chế biến như thế nào?

14.10.2014 | 13:43 PM

Cây, lá sả già, héo úa, thâm sì, bẩn và siêu bẩn, chỉ cần một muỗng hóa chất không rõ nguồn gốc là trở nên trắng sạch bắt mắt. Thương lái ở TP.HCM kiếm lời nhanh chóng.

"Sạch" trong thoáng chốc
Sau nhiều ngày trong vai người học việc, chúng tôi xin vào làm công nhân tại vựa chế biến sả của bà P. ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP.HCM. Vựa nằm ở mép chợ, có hàng chục công nhân làm việc suốt ngày đêm, xung quanh lúc nào cũng có những đống sả to tướng.
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 1
Khu vực chế biến sả.
Mặt sàn khu vực chế biến đầy rác, vỏ cây, đồ dùng cá nhân lẫn lộn, bao bọc xung quanh là bốn bức tường thép đầy mạng nhện, bồ hóng, mỗi khi đụng vào bụi rơi xuống khắp mặt sàn nơi chứa sả. Đặc biệt, nơi này chỉ cách nhà vệ sinh công cộng của chợ khoảng 100 mét, mỗi khi công nhân từ đó ra, bước vào làm sả chẳng ai bỏ dép mà giẫm luôn lên mặt sàn chứa sả.
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 2
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 3
Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.
Trong thời gian học việc, chúng tôi nổi da gà trước quy trình chế biến sả theo cách chẳng ai ngờ tới: sả cây được nhập từ miền Tây, sau đó chuyển vào vựa. Công đoạn đầu tiên là dùng dao chặt bớt phần lá dài khoảng 2cm trên đầu mỗi cây sả và ở gốc, trong lúc làm, công nhân sẽ chủ động lọc thân và phần lá già bỏ riêng. Sả được đưa vào bịch 10 ký chuyển về các chợ trong thành phố; ai mua lẻ, họ sẽ bán theo ký.
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 4
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 5
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 6
Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm "chất lạ" vào.
Còn lá sả già sau đó được đưa vào chế biến, trở thành sả bào, sả xay. Tại khu vực này, sả phế phẩm như: lá già, úa, sả ke (loại cây nhỏ bỏ đi) sẽ được gom lại thành đống dưới mặt sàn đầy bụi, ở hai đầu có máy bào, sau đó công nhân "phù phép" biến thành sả sạch. Thấy sả phế phẩm dính đầy đất, bụi bẩn vẫn được mang vào xay, chúng tôi hỏi thì công nhân tên K. trả lời: "Ở đây có khi nào mang sả đi rửa đâu, họ thu hoạch xong bán lại cho vựa bao nhiêu thì mang vào lọc ra đem xay thôi. Mỗi ngày xay cả tấn rửa sao xiết, dùng thuốc tẩy thì dù bẩn đến đâu cũng trắng trở lại như lúc đầu".
Sau đó, anh này chỉ tôi vào kho chứa đồ lấy ra một thùng bột màu trắng có mùi hắc rất khó chịu và bảo: "Thuốc giúp cho việc tẩy trắng đấy! Sả bào, xay dù thâm sì thế nào chỉ cần một muỗng cho vào trộn đều, vài phút sau cả đống sẽ chuyển sang màu trắng bắt mắt". Để thị phạm, K. múc một muỗnghóa chất trong thùng ra vãi đều lên đống sả đã xay để trên mặt đất, sau đó dùng gàu hốt rác dạng hai chân đang còn dép đứng giữa đống sả trộn đều để thuốc ngấm vào. Vừa làm K. vừa hút thuốc khiến tàn rơi đầy vào đám sả đang trộn.
Thành phẩm về đâu?
Trộn xong thuốc, K. chỉ tay vào đám sả trên sàn quả quyết: "Khoảng hai phút sau toàn bộ mớ sả này sẽ trắng như mới. Trong các công đoạn thì việc cho sả ngậm thuốc là quan trọng nhất, đòi hỏi phải cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất, lợi nhuận của cả quá trình". Quả đúng như lời K. tuyên bố, đám sả sau khi "ngậm" hóa chất chỉ trong ít phút từ màu xám đã chuyển sang trắng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại hóa chất mà vựa bà P. dùng để "phù phép" biến sả bẩn thành "sạch" được mua từ một đầu nậu ở chợ Kim Biên, quận 5. Khi chúng tôi đề cập đến sự độc hại của hóa chất trên, K. nhấm nhẳng: "Hóa chất nào chả độc hại. Đã làm ở đây thì không ai dám ăn sả bào, xay hết. Nếu thích thì dùng sả nguyên cây rồi tự chế biến thôi".
Ở vựa bà P. từ 4 giờ chiều mọi hoạt động chế biến sả diễn ra sôi động. Đến khoảng 8 giờ tối, các loại sả cây, bào, xay được đưa đi phân phối đến các sạp lẻ trong chợ đầu mối bằng xe máy. Mỗi ký sả bào, xay dao động từ 6.000 - 8.000 đồng tùy thời điểm. Ngoài ra, cánh tài xế chuyên mua nông sản đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh cũng là đầu mối quen thuộc với vựa này. Trường hợp sả xay không bán hết, bạn hàng trả lại thường đã ngả màu, bốc mùi, công nhân tại đây tiếp tục độn với sả mới để giao lại cho đầu mối khác. Vựa bà P. còn dùng xe tải mang đi tiêu thụ tại nhiều chợ TP.HCM mỗi tối hàng tấn sả bào, xay...
Chúng tôi tiếp tục tìm đến vựa của ông T. ở chân cầu vượt Gò Dưa, cơ sở này được làm từ những miếng ván ép tuềnh toàng, ở khu chứa sả mặt sàn luôn ẩm ướt, chỉ cách nhà vệ sinh khoảng 5 mét. Lúc chúng tôi đến, vựa ông T. có 5 công nhân nam đang cởi trần, một người đứng máy bào lá sả, những người khác trộn thuốc, đóng gói, vận chuyển, vô tư mang dép giẫm lên đống sả xay đang chờ đóng gói. Họ hút thuốc vô tội vạ khiến tàn và đầu lọc văng khắp nơi, lẫn cả vào sả xay.
Sả bằm được chế biến như thế nào? - Ảnh 7
Những bao "chất lạ" tại cơ sở chế biến sả bằm.
Khi chúng tôi nói cần lấy sả xay về làm sa tế, T. cho biết: "Ở đây có hai loại: một có dùng thuốc tẩy, loại không". Chúng tôi hỏi: "Có loại nào vừa rẻ vừa trắng không?". "Đấy là có thuốc tẩy, loại này trên thị trường đều có hết. Ở đây còn có loại trắng mà không dùng thuốc, hàng này độc quyền. Muốn mua loại nào tôi cũng lo được giấy kiểm định, cứ yên tâm". Theo đó, cơ sở ông T. bán giá chợ từ 6.000 - 7.000 đồng/ký sả xay. Cũng theo lời chủ vựa này, tại đây ngoài sả tươi, khô, còn có khổ qua sấy, hành, tỏi...
Hoạt động chế biến, thâu gom sả độc hại diễn ra công khai, sôi nổi suốt thời gian dài nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng không xử lý triệt để?
Theo Tri Thức Trực Tuyến

Chủ tịch xã cấu kết với 'quan' rừng 'ăn bẩn' tiền giao khoán

THANH HÓA (NV) - Một chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã móc nối với cán bộ Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ giả mạo chữ ký, lập hồ sơ khống để “ăn bẩn” tiền bảo vệ rừng của nhà nước hỗ trợ cho người dân.


Một vụ phá rừng xảy ra tại BQL Rừng Phòng Hộ Sông Lò đầu năm 2014. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo Người Lao Ðộng, ngày 15 tháng 10, 2014, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa có lệnh gởi giám đốc Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Sông Lò, thuộc sở này, văn phòng đặt tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, yêu cầu kiểm điểm và trừng phạt tập thể những cá nhân làm bậy liên quan đến việc móc nối với chủ tịch xã Sơn Hà lập hồ sơ giả, mạo chữ ký để lấy tiền bảo vệ rừng chia nhau.

Trước đó, ông Ngân Văn Thợi và một số hộ dân ở bản Hạ, xã Sơn Hà đã có đơn tố cáo những sai phạm của ông Vi Hồng Thấm, chủ tịch xã Sơn Hà.

Kết quả kiểm tra, xác minh của huyện Quan Sơn cho thấy, chủ tịch Vi Hồng Thấm đã trực tiếp ký thay danh sách các hộ nhận tiền khoán bảo vệ rừng gần 300 triệu đồng trong 3 năm từ 2010-2012. Sau đó, ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lò và ông Thấm đã cùng nhau “cưa 50/50” số tiền trên.

Theo bản phúc trình, trong số 12 hộ dân có trong hồ sơ ký hợp đồng để thực hiện “Dự Án 661” trên phần đất 487.2 hecta do rừng phòng hộ Sông Lò và xã Sơn Hà quản lý có 5 hộ dân không có ở xã này. Ðồng thời, những hộ dân sau khi ký hợp đồng không được cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn công tác khoán bảo vệ rừng và thực hiện các nội dung đã ký trước đó.

Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 629,000 hec ta rừng nằm phần lớn ở 11 huyện miền núi phía Tây. Rừng phòng hộ sông Lò nằm trên phần đất hai huyện Quan Sơn và Lang Chánh với tổng diện tích 10,427 hec ta, riêng xã Lâm Phú (Lang Chánh) chiếm gần 1/3 diện tích với khoảng 2,875 hecta.

Trước đó, người dân địa phương phản ánh về tình trạng phá rừng phòng hộ ở bản Nà Ðang nghi do một số cán bộ Trạm Bảo Vệ Rừng, thuộc Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Sông Lò có “nhúng tay.”

Cụ thể tháng 12, 2013, khi phát hiện tại dốc ông Viện có nhiều cây gỗ bị chặt phá, người dân đã báo với chốt bảo vệ tại xã Lâm Phú, nhưng vụ việc không được điều tra. Chỉ đến khi người dân báo về Hạt Kiểm Lâm huyện Lang Chánh, lực lượng chức năng mới vào cuộc.

Tuy nhiên, theo người dân, biên bản kiểm tra không thể hiện đúng số lượng và khối lượng những cây gỗ bị chặt phá.

“Lâm tặc hoạt động liên tục thời gian qua, có lúc chúng ngang nhiên dùng cưa xăng đốn hạ hàng chục cây gỗ ngay sát đường lớn và gần chốt bảo vệ rừng mà không bị phát hiện là điều vô lý,” ông Vi Văn Thiện, người dân bản Nà Ðang thắc mắc.

Thế mà ông Lê Quốc Việt, người phát ngôn Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, “Ðang khẩn trương xác minh tình trạng phá rừng phòng hộ Sông Lò.” (Tr.N)

10-15-2014 2:22:27 PM
Theo Người Việt

Chống theo dõi kiểm duyệt : Cư dân mạng Hàn Quốc thực hiện « lưu vong tin học »

RFI-Đức Tâm

media
Reuters

Kể từ khi chính phủ Hàn Quốc tuyên chiến chống lại những lời đồn đại qua tin nhắn trên điện thoại di động smartphone, người sử dụng internet tại Hàn Quốc đã ồ ạt áp dụng chính sách « lưu vong tin học » : Cụ thể là họ không sử dụng một ứng dụng tin nhắn của Hàn Quốc nữa và quay sang dùng một ứng dụng tương tự, đặt tại Đức, có những chức năng bảo vệ đời sống riêng tư tốt hơn.

Làn sóng « lưu vong tin học » này bắt đầu từ giữa tháng Chín, khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye ra lệnh cho các chưởng lý tìm mọi cách chấm dứt những tin đồn, những lời thóa mạ nhắm vào bà trên các mạng xã hội. Theo nguyên thủ Hàn Quốc, những tin đồn này « đi quá xa và gây chia rẽ trong xã hội ».

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào những ai đăng tải hoặc lan truyền các thông tin sai lệch hoặc tin đồn – kể cả qua hệ thống tin nhắn. Một chính trị gia thuộc phe đối lập Hàn Quốc khẳng định là các nhà điều tra đã khai thác khoảng 3000 địa chỉ và tiếp cận được các cuộc trao đổi của ông trên điện thoại thông minh.

Rất nhiều người Hàn Quốc dùng ứng dụng Kakao Talk để trao đổi với nhau. Khoảng 90% số điện thoại thông minh tại Hàn Quốc, tương đương 35 triệu người, dùng ứng dụng này.

Lo ngại thông tin cá nhân, đời tư bị soi mói, cư dân mạng Hàn Quốc quyết định thực hiện « lưu vong tin học ». Chỉ trong vòng có một tuần, Kakao Talk đã mất 400 000 người sử dụng.

Từ bỏ ứng dụng Kakao Talk, cư dân mạng Hàn Quốc đổ xô sang dùng ứng dụng của Đức Telegram và cũng chỉ trong vòng một tuần, đã có tới 1,5 triệu người Hàn Quốc tải nạp Telegram. Điều đáng nói là cho tới lúc đó, chưa hề có phiên bản tiếng Hàn của Telegram. Trước số lượng người tải nạp để dùng quá lớn, một phiên bản được dịch sang tiếng Hàn đã được đăng khẩn cấp trên internet.

Theo giới chuyên gia, Telegram có những chức năng rất tốt bảo vệ các cuộc trao đổi trên điện thoại thông minh. Đây là một ứng dụng miễn phí và có một phần mã nguồn mở, hoạt động trên cả hệ điều hành Android và iOS. Telegram là một công ty độc lập. Các cuộc trao đổi qua điện thoại thông minh được mã hóa và ngay cả công ty Telegram cũng không có chìa khóa mã hóa này. Có nghĩa là nếu tư pháp có ra lệnh, thì công ty Telegram cũng không thể giao nộp nội dung các cuộc trao đổi cho các thẩm phán. Khi dùng Telegram, các trao đổi qua « chat » sẽ tự động xóa sau một thời gian.

Nhiều người Hàn Quốc, như các nhà báo, giới hoạt động công đoàn, các tổ chức phi chính phủ hoặc thậm chí giới tài chính, nghĩ rằng, với việc dùng Telegram, họ không bị các cơ quan chức năng của chính phủ Hàn Quốc nghe trộm.

Trước tình trạng này, công ty Kakao ra thông báo khẩn cấp một loạt các biện pháp, như chỉ lưu lại các trao đổi trên máy chủ ba ngày, thay vì bẩy như trước đây, bổ sung tiện ích cho phép xóa hội thoại sau khi đã đọc.

Thế nhưng, vấn đề chính ở đây là các máy chủ của Kakao lại đặt tại Hàn Quốc và công ty này không thể làm gì hơn nếu như tư pháp nước này ra lệnh rà soát hoặc cho đặt máy nghe, đọc các hội thoại. Thật là khó để trấn an người sử dụng và ngăn chặn làn sóng « lưu vong ». Hiện tượng này cho thấy một thực tế : Việc bảo vệ thông tin cá nhân, đời sống riêng tư là mối quan tâm lớn của người dùng internet.

Điều trớ trêu là chính phủ Hàn Quốc đã tung ra một kế hoạch phát triển « nền kinh tế sáng tạo » đầy tham vọng, dựa trên các tiến bộ công nghệ thông tin. Thế nhưng, chiến dịch chống tin đồn lại gây tổn thất cho chính các công ty của nước này. Nói một cách ví von, Seoul vừa tự bắn vào chân mình.

Trung Quốc đả kích Ðài Loan về phát biểu liên quan Hồng Kông

BẮC KINH, Trung Quốc (Reuters) - Giới chức Trung Quốc có trách nhiệm về quan hệ với Ðài Loan hôm Thứ Tư đả kích chính quyền Ðài Bắc là có các “phát biểu vô trách nhiệm” và cũng mỉa mai Ðài Loan về các cuộc biểu tình thường thấy xuất hiện ở đảo quốc này.


Tổng thống Ðài Loan, Mã Anh Cửu, tuyên bố ủng hộ Hồng Kông trong bài diễn văn nhân kỷ niệm 103 năm lập quốc. (Hình: AP Photo/Wally Santana)

Tổng thống Ðài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông, và tuần qua kêu gọi Trung Quốc hãy tiến tới dân chủ.

Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2008, ông Mã đã thi hành chính sách đối ngoại thân thiện với Trung Quốc, ký kết hàng loạt các thỏa ước thương mại và kinh tế với Bắc Kinh, nhưng không muốn có thảo luận về chính trị với chính quyền Cộng Sản Trung Quốc.

Bà Fan Liqing, nữ phát ngôn viên cơ quan đặc trách Ðài Loan của chính quyền Trung Quốc, cho hay Bắc Kinh “hoàn toàn phản đối” các phát biểu của Ðài Loan về Hồng Kông hay hệ thống chính trị của Trung Quốc.

“Phía Ðài Loan chớ nên có các phát biểu vô trách nhiệm về vấn đề này,” bà Fan nói trong cuộc họp báo thường lệ.

“Kết quả của sự phát triển ôn hòa trong mối quan hệ giữa hai bên eo biển Ðài Loan không đến một cách dễ dàng, và cần nhiều cố gắng. Phía Ðài Loan cần phải có thêm nỗ lực để được lợi từ mối quan hệ này, chứ không đi ngược lại,” theo bà Fan.

Phát ngôn viên này cũng nói thêm, “Trung Quốc không có ý định phê bình về đường hướng chính trị ở Ðài Loan “cũng như ảnh hưởng về sự ổn định trong việc phát triển của xã hội, chính trị và kinh tế,” hàm ý nói đến các cuộc biểu tình thường thấy ở Ðài Loan.

Người biểu tình chiếm đóng nghị viện Ðài Loan và mở ra các cuộc biểu tình lớn trong ba tuần lễ hồi đầu Tháng Ba để phản đối đạo luật thương mại với Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn coi Ðài Loan là một tỉnh nổi loạn và sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm lại, nếu cần. (V.Giang)

10-15-2014 3:17:17 PM
Theo Người Việt

VOA không hợp tác phát thanh từ Việt Nam

Mỹ bán máy bay, tàu tuần không võ trang cho Việt Nam

WASHINGTON, DC (NV) - Đài VOA không hợp tác với đài VOV phát thanh trực tiếp ở Việt Nam và Hoa Kỳ không bán máy bay tuần thám, tàu tuần duyên kèm theo võ khí cho Việt Nam.


Phái đoàn cộng đồng người Việt hội kiến với một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 8 Tháng Mười. (Hình: SBTN)

Đấy là điều mà một viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay trong cuộc tiếp xúc với một phái đoàn đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Thịnh Đốn và Vùng Phụ Cận hôm Thứ Tư, 8 Tháng Mười, vừa qua.

“Hoa Kỳ vẫn chưa bỏ hẳn lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam mà chỉ gỡ bỏ một phần. Lý do là Quốc Hội Hoa Kỳ chưa thỏa mãn với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam,” Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện phái đoàn Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ (THVNDC), thuật lời viên chức Bộ Ngoại Giao nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại hôm Thứ Tư, 15 Tháng Mười. “Hoa Kỳ chỉ bán cho Việt Nam một số tàu tuần duyên và máy bay tuần thám không trang bị võ khí.”

Bác Sĩ Quân cho hay, khi phái đoàn vừa tới nơi thì ông Scott Busby, phó phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, đã thông báo ngay cho phái đoàn biết là Hoa Kỳ đã chấm dứt thương thuyết với phía Việt Nam về chuyện Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh trên làn sóng của Đài Phát Thanh Việt Nam (VOV).

Chương trình phát thanh dự trù hợp tác của đài VOA mang tên “Chào mừng đến Hoa Kỳ” (Welcome to America) dài 15 phút, sẽ được phát thanh năm ngày một tuần trên làn sóng của đài VOV. Những tin tức được lộ ra trước đây thì tuy nhà cầm quyền Hà Nội không kiểm duyệt kiểu cắt bỏ một vài chữ, một vài câu hay từng phần của chương trình mà VOA đưa tới Việt Nam, họ lại có quyền bỏ hẳn những chương trình nào họ không muốn.

Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân đã gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao cũng như gửi phản đối tới Hội Đồng Quản Trị Hệ Thống Phát Thanh Hoa Kỳ (BBG), cho rằng khi phía Việt Nam bỏ chương trình nào họ thấy “nhậy cảm” cũng là một cách kiểm duyệt, trái với tinh thần và luật lệ về tự do ngôn luận của Hoa Kỳ.

Thêm nữa, theo ông Quân “nếu Việt Nam bỏ một chương trình trong đó có lời phát biểu của người tị nạn gốc Việt, mà nhà cầm quyền CSVN thấy không có lợi cho họ, tức là quyền phát biểu của mọi thành phần dân tộc tại Hoa Kỳ đã không được tôn trọng đồng đều. Ngoài ra, sau một thời gian hợp tác, nếu Hà Nội đòi 'có đi có lại,' để họ cũng được phát thanh một chương trình của họ trên làn sóng của đài VOA, khi đó Hoa Kỳ sẽ tiếp tay cho Cộng Sản tuyên truyền.”

Với phản ứng của người Việt tại Mỹ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, như thế, đã bỏ ý định cho phép đài VOA hợp tác phát thanh ngay tại Việt Nam dù những tin tức gần đây cho biết hai bên đã coi như đã đồng ý và chỉ còn đợi phát thanh một vài chương trình thử để mọi người góp ý kiến, nhận xét rồi mới chính thức lên sóng.

Với vấn đề võ khí, Bác Sĩ Quân cho biết “hai bên còn đang thương thảo về số lượng và các vấn đề liên quan” nhưng chắc chắn “không có võ khí kèm theo.” Có thể tàu tuần có các giá súng, ụ súng nhưng các loại súng đều được gỡ ra trước khi bán, Bác Sĩ Quân thuật lại. Máy bay tuần tra cũng tương tự như thế.

Cũng trong cuộc tiếp xúc này, phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay, các cuộc thương thảo cho Việt Nam gia nhập Tổ Chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang dậm chân tại chỗ vì “trở ngại chính là Việt Nam chưa có nghiệp đoàn lao động độc lập thực sự bảo vệ quyền lợi của công nhân."

Ông Quân nêu ra các trường hợp những người can đảm đứng ra bảo vệ giới công nhân bị bóc lột tại Việt Nam đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù với các bản án nặng nề, ví dụ như Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Vì áp lực mạnh từ Mỹ mà Hà Nội chỉ thả cô Đỗ Thị Minh Hạnh hồi Tháng Sáu vừa qua.

Phái đoàn cộng đồng người Việt đề cập đến tình trạng nhà cầm quyền CSVN sách nhiễu, khủng bố thường xuyên đối với các cựu tù nhân lương tâm, như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, nhà báo Phạm Chí Dũng. v.v...

Phái đoàn đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quan tâm việc Việt Nam lạm dụng luật hình sự đề trừng phạt những thành phần chống đối, ví dụ vụ án mới đây của bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh, và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, mỗi người bị phạt từ 2 đến 3 năm tù vì vi phạm Điều 245 của Bộ Hình Luật “gây rối trật tự công cộng và vi phạm luật lệ giao thông.”

“Phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ghi nhận các vấn đề  được nêu lên và hứa sẽ dùng làm tài liệu cho chuyến đi Hà Nội  vào cuối tháng này của ông Tom Malinowski, phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động. Các vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận với Việt Nam,” ông Quân cho hay.

Ngoài Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân hướng dẫn phái đoàn THVNDC và hai thành viên gồm Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình và cô Vân Anh, còn có sự hiện diện của ông Đoàn Hữu Định, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Hoa Thịnh Đốn và Vung Phụ Cận, và ông Võ Thành Nhân, giám đốc chương trình SBTN Washington.

Tiếp phái đoàn cộng đồng người Việt, ngoài ông Scott Busby, còn có bà Susan O' Sullivan, cố vấn thâm niên tại Bộ Ngoại Giao, và ông Ryan Fiorisi, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động tại văn phòng Á Châu và Thái Bình Dương. (TN)
10-15-2014 4:11:23 PM
Theo Người Việt

BBC: Ảnh ông Kim Jong Un chống gậy có thể là 'cảnh diễn'

Theo Đài KBS, báo chí thế giới tỏ ra rất quan tâm đến việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trở lại sau 40 ngày vắng bóng với chiếc gậy chống bên tay trái.

Kênh truyền hình CNN của Mỹ đăng lại những dự đoán như nhà lãnh đạoKim Jong Un rút lui hay đổ bệnh, thậm chí trích lược cả tiểu sử thân nhân của ông từng mắc các bệnh như tiểu đường.

BBC: Ảnh ông Kim Jong Un chống gậy có thể là 'cảnh diễn' - Ảnh 1

Tin tức về việc ông Kim Jong Un tái xuất tràn ngập trên truyền hình, báochí Hàn Quốc.


Các cơ quan ngôn luận Nhật Bản như đài NHK thì cho rằng nhìn cử động thì có vẻ ông Kim Jong Un hoàn toàn khỏe mạnh nhưng tình trạng chân trái của ông dường như vẫn chưa hồi phục sau phẫu thuật.
Trong khi đó, tổ hợp truyền thông BBC của Anh lại đặt nghi vấn những bức ảnh của ông Kim Jong Un được công khai trên báo Rodong Shinmun (cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên) hôm 14/10 có thể chỉ là ảnh diễn. BBC cho rằng nếu chỉ dựa vào ảnh thì không thể nói được gì chắc chắn về tình hình sức khỏe của ông Kim.
Một tờ báo khác của Anh là "Daily Mail" trích nguồn tin từ Trung Quốc rằng ông Kim Jong Un đã phẫu thuật thu nhỏ dạ dày tại một bệnh viện ở Bắc Kinh để điều trị căn bệnh béo phì.
Các báo có chung nhận định rằng việc ông Kim Jong Un có hoạt động công khai lần này, mặc dù phải chống gậy, là nhằm dập tắt những tin đồn vô căn cứ về tình hình sức khỏe của ông, đồng thời cũng nhằm thể hiện rằng thể chế chính trị ở Triều Tiên vẫn ổn định.
Theo TTXVN

Kim Jong Un có thể đã thất thế

Báo điện tử Tầm nhìn Giám đốc Chương trình giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Mark Fitzpatrick đã đưa ra ý kiến rằng: Kim Jong Un có thể đã thất thế và Hwang Pyong-so - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên  có thể là nhân vật nắm quyền lực số 1 tại quốc gia Đông Bắc Á này.

 
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Hwang Pyong-so có vệ sỹ riêng trong chuyến thăm Hàn Quốc. 
Theo ông Fitzpatrick đánh giá, trong khoảng thời gian nhà lãnh đạo Kim Jong Un vắng mặt không có dấu hiệu nào cho thấy có sự đảo chính, hay động thái từ quân đội Triều Tiên. Tuy nhiên 3 quan chức của Triều Tiên có nhiều biểu hiện bất thường. Rõ nét nhất là trong chuyến đến thăm Incheon Hàn Quốc vừa rồi.
Máy bay riêng của nhà lãnh đạo Kim Jong Un được sử dụng để chở 3 quan chức này, đội ngũ vệ sỹ riêng cũng đi kèm các quan chức suốt cuộc hành trình. Dẫn đầu phái đoàn Triều Tiên là ông Hwang Pyong-so - người đứng ở vị trí thứ 2 trong cơ cấu quyền lực của Bình Nhưỡng.
Theo quan sát của Fitzpatrick, có thể Ban Tổ chức và Chỉ đạo (OGD) trực thuộc Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định đưa Kim Jong Un ra khỏi vị trí số 1 về thực quyền lãnh đạo, đồng thời ra lệnh cho quân đội "án binh bất động". Ông Fitzpatrick cho rằng nếu điều này xảy ra, thì Hwang Pyong-so mới thực sự là nhân vật số 1 nắm quyền lãnh đạo tại Triều Tiên./.
09:47 | 15/10/2014
PV

Nợ công VN: Không còn là vấn đề của tương lai


(C) SGTO
Hầm đường bộ Hải Vân - công trình xây dựng bằng vốn vay của Nhật Bản. Ảnh Wikipedia

(TBKTSG Online) - Ngưỡng an toàn nợ công của Việt Nam đang có nguy cơ bị xô đổ trong thời gian ngắn tới đây nếu căn cứ vào những số liệu chính thức của Chính phủ. Như vậy, nợ công không còn là vấn đề đáng lo ngại của tương lai, mà hiện hữu trước mắt.

Tuy nhiên, ngưỡng an toàn đó thực tế đã bị bỏ lại phía sau từ lâu, nếu nợ công được tính đúng và tính đủ, theo các tài liệu của Quốc hội.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nợ công của Việt Nam đến năm 2015 sẽ tiệm cận mức 64% GDP, gần sát ngưỡng an toàn là 65% GDP - được coi là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh của Quốc hội trong kế hoạch 2011-2015. Mức nợ công sẽ vào khoảng 63% GDP vào cuối năm nay.

“Nợ công là mối đe dọa, cân đối ngân sách chưa tích cực, nếu không muốn dùng từ rất xấu”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trong phiên thảo luận gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ông lo ngại, nếu tốc độ tăng nợ công vượt ngưỡng an toàn 65% vào năm 2015, thì cả Quốc hội và Chính phủ sẽ rất khó để tăng bội chi, hay tăng chi cho đầu tư phát triển.

Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia công nghiệp hóa đến năm 2020, ông bày tỏ.

Tuy nhiên, tiêu chí tính nợ công của Việt Nam là chưa đầy đủ, và thực tế nợ công của Việt Nam phải lớn hơn nhiều, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển.

Ông Hiển nói, nợ công dự kiến lên gần 64% GDP tính đến cuối năm 2015 phản ảnh ngân sách Nhà nước “đang ở mức rất khó khăn” do nghĩa vụ trả nợ so với tổng ngân sách ở mức cao.

Chính phủ dự kiến sẽ dành 31,9% ngân sách để trả nợ trong năm 2015, tức cao hơn so với giới hạn 25% ngân sách dùng để trả nợ mà Quốc hội cho phép.

Nợ công đáng lo ngại hơn, nếu tính ở góc độ khác.

Ông Hiển giải thích: “Nợ công của chúng ta chưa được tính đầy đủ vì nợ công chưa tính hết nợ của Ngân sách nhà nước như nợ hoàn thuế, nợ bảo hiểm xã hội, và nợ cấp bù lãi suất cho hai ngân hàng thương mại quốc doanh”.

Một ví dụ cụ thể. Chỉ riêng tiền chi lương cho những người về hưu từ năm 1995 trở về trước đã lên tới 22.500 tỉ đồng trong năm nay. Tuy nhiên, con số này chưa được tính vào nợ công, và thực tế là ngân sách Nhà nước chưa có tiền trả, theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai.

Một khoản đặc biệt khác, là nợ của doanh nghiệp nhà nước lên tới 1,6 triệu tỉ đồng, theo Bộ Tài chính, cũng không được tính vào nợ công.

Trong kế hoạch năm 2015, Chính phủ đề nghị bội chi ngân sách Nhà nước là 226.000 tỉ đồng, tăng 20.000 ngàn tỉ đồng so với năm 2014.

Mức bội chi này tương đương với 5% GDP, và sẽ lên tới 7% GDP, nếu cộng với 85.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành trong năm sau.

Bội chi ngày càng lớn và được duy trì ở mức 5% GDP trong kế hoạch 2011-2015, cao hơn 4,5% GDP là chỉ tiêu của Quốc hội.

Tuy nhiên, bội chi chưa bao giờ bao bồm trái phiếu chính phủ. Nguồn vốn này phát hành tổng cộng lên tới 680.000 tỉ đồng tính tới nay, tương đương 18% GDP, theo Ủy ban Chứng khoán.

Tuy nhiên, vấn đề của nợ công nằm ở chỗ, nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả hay không.

Về góc độ này, thì nợ công là đáng lo, khi ngân sách Nhà nước dùng tới 72% để chi thường xuyên, tức chi ăn cho bộ máy; và 28% còn lại là chi cho đầu tư phát triển, và chi trả nợ.

Có nghĩa, là chi đầu tư phát triển – nguồn nuôi dưỡng chính để trả lại nợ - là không được đảm bảo.
Bộ Tài chính gần đây chỉ đồng ý chi 180.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển trong năm 2015, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định phải cao hơn ở mức 242.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính có vẻ đã thắng thế khi Chính phủ đã trình ra Thường vụ Quốc hội con số 180 ngàn tỉ đồng.

Như vậy, nợ công đã thực sự trở thành vấn đề đáng lo ngại, chứ không phải chỉ là chuyện rủi ro trong tương lai.

Xem thêm:
Công trình “đội vốn” và gánh nặng nợ công
Trả nợ công

VIDEO:Tại sao cảnh sát Hồng Kông biến thành Công an Trung Quốc?





Cảnh sát Hong Kong từng được biết với năng lực hiệu quả và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng khí ga và hơi cay chống lại người biểu tình ôn hòa gần đây đã khiến người dân phải suy nghĩ lại.
Một cuộc điều tra cho thấy cảnh sát Hong Kong hiện khiến người dân không hài lòng lắm.
Người dân băn khoăn liệu có phải cảnh sát Hong Kong đã trở thành công an cho Trung Quốc.
Trên Internet, người ta đã chứng kiến cảnh người biểu tình không tấc sắt bị phun hơi cay và khí ga, còn cảnh sát thì theo sau hộ tống những tên côn đồ, và phớt lờ những hành vi bạo lực của côn đồ.
Danh tiếng của cảnh sát Hong Kong tiếp tục bị giảm sút.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến, mức độ hài lòng đối với cảnh sát từ năm 2007 đến tháng 7 năm nay đã giảm từ 80.5% xuống còn 36%.
Tờ Minh Báo Hong Kong chỉ ra rằng, danh tiếng của cảnh sát Hong Kong không còn như xưa.
Những cư dân mạng cho rằng cảnh sát Hong Kong đã trở thành công an của Trung Quốc.

Ngân hàng ANZ ‘hoài nghi’ về số liệu tăng trưởng bất ngờ của Việt Nam

RFI-Trọng Nghĩa
media
Logo của Ngân hàng ANZ tại chi nhánh Kumho ở Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).anz.com

Trong một bản nghiên cứu công bố hôm 13/10/2014, ngân hàng Úc-New Zealand ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) đã tỏ ý hoài nghi về các số liệu chính thức mà chính quyền Việt Nam vừa công bố liên quan đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức tăng trưởng trong quý III cao khác thường trong lúc đa phần các chỉ số kinh tế đều cho thấy đà đi xuống.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, nhóm chuyên gia phụ trách khu vực ASEAN và Thái Bình Dương của ANZ đã nhấn mạnh trong bản nghiên cứu của mình : « Chúng tôi rất hoài nghi về tốc độ tăng trưởng được ghi nhận vì lẽ hầu hết các chỉ số kinh tế đều cho thấy là mức tăng trưởng phải yếu hơn so với cùng kỳ năm ngoái ».

Số liệu chính thức được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố tháng Chín vừa qua xác định là tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm 2014 của Việt Nam ước tính đạt 5,62%, một mức cao bất ngờ nhờ vào tốc độ ‘tăng vọt’ 6,19% của quý III.

Mức tăng trưởng 5,62% trong 9 tháng đầu năm 2014 như vậy đã cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ vào năm 2013 (5,14%) và 2012 (5,1%), trong lúc nếu tính theo từng quý, tỷ lệ 6,19% của quý III cũng cao hơn nhiều so với mức 5,42% (quý II) và 5,09% (quý I).

Nhiều quan chức chính phủ và chuyên gia kinh tế Việt Nam đã tỏ ý rất vui mừng trước xu hướng kinh tế Việt Nam « tiếp tục phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng ».

Tuy nhiên, theo ANZ, một loạt chỉ số kinh tế khác không lạc quan như vây : Tỷ lệ lạm phát bình quân từ đầu năm đến nay của Việt Nam vẫn ở mức 4,61% cho thấy « sự yếu kém dai dẳng của tiêu thụ nội địa », trong lúc mức tăng trưởng của doanh số bán lẻ chậm hơn.

Trong tình hình đó, ANZ vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2014 này ở khoảng 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu 5,8% mà chính phủ Việt Nam dự trù, một mức mà Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho là hoàn toàn có thể đạt được.

Phải nói là dự báo của ANZ vẫn còn lạc quan : Ngân hàng Thế giới mới đây cho rằng kinh tế Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 5,4% trong năm nay.