Thursday, February 12, 2015

Gần Tết, nạn trộm cắp lại hoành hành

LONG AN (NV) - Ðể có tiền xài Tết, nhiều thanh niên vô công rỗi nghề ở Việt Nam đã nảy sinh nhiều chiêu trộm cướp táo bạo.

Theo VNEXpress, ngày 11 tháng 2, công an huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã bắt Lê Tấn Son (25 tuổi) để điều tra hành vi “Trộm cắp tài sản.”

Lê Tấn Son cùng tang vật. (Hình: VNExpress)

Chiều 8 tháng 2, ông Son đến dự đám cưới của người bà con họ hàng là ông Dương tại xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức. Ðến khoảng 16h, ông Son dừng uống rượu và lên ghế nhà ông Dương nằm nghỉ. Nhìn vào phòng riêng của vợ chồng gia chủ, ông Son nghĩ họ có nhiều tiền trong ngày cưới nên nảy lòng tham muốn “ôm” trọn để xài Tết.

Vào lục lọi, ông ta lấy điện thoại di động, một bọc đựng nữ trang hồi môn của cô dâu có tổng trị giá khoảng 60 triệu đồng (gần $3.000) rồi giấu vào người. Sau đó, cáo từ cô dâu chú rể, đi thẳng đến tiệm vàng bán hai chiếc lắc được 12 triệu đồng. Số tài sản còn lại mang giấu tại mũi ghe của gia đình.

Cùng ngày, công an quận 10, thành phố Sài Gòn cho biết, đang tạm giữ hình sự 2 nghi can là Tô Anh Khoa (23 tuổi), ngụ quận Tân Phú và Kim Văn Ðiều (33 tuổi), quê Trà Vinh, tạm trú quận Tân Phú để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản.”

Theo Thanh Niên, trước đó vào rạng sáng 10 tháng 2, ông Khoa và ông Ðiều đang chơi game ở quận Tân Phú thì có một người mới quen tên Nui (chưa rõ lai lịch) rủ đi trộm mai kiểng bán kiếm tiền tiêu xài Tết.

Thế là cả 3 chở nhau trên 2 xe máy chạy vòng quanh các quận 11, Tân Phú và quận 10 tìm mai kiểng có giá trị cao để trộm.

Ðến khoảng 4h20' rạng sáng cùng ngày, khi đến trước nhà số 218A Thành Thái, phường 15, quận 10, cả 3 phát hiện một chậu mai đẹp nhưng không thấy người trông giữ. Lúc này ông Ðiều đứng cảnh giới, ông Nui nổ máy xe chờ sẵn còn ông Khoa tiến lại bưng chậu mai nhảy lên xe của ông Nui tẩu thoát.

Ðúng lúc đó, những người bán mai phát hiện tri hô và truy đuổi. Cả 3 quăng chậu mai xuống đường tẩu thoát, song ông Khoa và ông Ðiều bị bắt giữ tại chỗ, riêng ông Nui nhanh chân chạy thoát.

Theo kết quả trưng cầu giám định của Hội Ðồng Ðịnh Giá Tài Sản quận 10, cây mai kiểng tang vật vụ trộm trị giá khoảng 25 triệu đồng (khoảng $1.200). (Tr.N)

02-12- 2015 3:18:53 PM

Công an nhờ giang hồ đánh chết người không chịu hối lộ

SÀI GÒN (NV) - Là người thi hành luật pháp hỗ trợ người dân khi đi đường, song cảnh sát giao thông lại nhờ giang hồ đánh chết người khi đòi tiền mãi lộ không được.

Tin Tuổi Trẻ cho biết, công an thành phố Sài Gòn đã có kết luận chính thức về vụ ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi), ngụ quận Gò Vấp, bị chết sau khi cự cãi với cảnh sát giao thông (CSGT).


Một nhân chứng tả lại cảnh ông Chín bị đánh tại hiện trường. (Hình: Thanh Niên)

Theo đó, cơ quan cảnh sát điều tra công an Sài Gòn đề nghị truy tố nguyên Thượng úy Công an Phạm Sỹ Hoài Như, thuộc đội CSGT công an quận Tân Bình, người có vai trò chủ mưu, cầm đầu cùng bốn bị can khác về tội cố ý gây thương tích.

Theo phúc trình điều tra, khoảng 10 giờ đêm 25 tháng 6, 2014, tổ công tác của đội CSGT công an Tân Bình do Phạm Sỹ Hoài Như làm tổ trưởng lập chốt kiểm tra tại đài tưởng niệm liệt sĩ, giao lộ Trường Chinh-Tân Kỳ Tân Quý.

Ðến 10 giờ 20 tối, nhóm công an này lập biên bản phạt và tạm giữ xe ông Nguyễn Văn Chín về lỗi lái xe khi nồng độ cồn vượt mức cho phép. Ông Chín không ký tên vào biên bản mà cự cãi lại.

Lúc 10 giờ 50 tối, Phạm Sỹ Hoài Như điện thoại cho Nguyễn Minh Chung, một đối tượng giang hồ vừa ra tù không lâu để “nhờ Chung giúp đỡ.” Khi nhận được điện thoại của ông Như, ông Chung đang đi trên đường nên điện thoại cho Phạm Thanh Kim Hạnh và Trần Ðức Vững nhờ tới địa điểm đánh người mà ông Như yêu cầu. Hai người này liền rủ thêm Ngô Thành Vương, tất cả cùng tới giao lộ Tân Kỳ Tân Quý-Trường Chinh để đánh “dằn mặt” ông Chín.


Người đàn ông to con đánh người vi phạm. (Hình: Thanh Niên)

Nhận diện được ông Chín, Chung lại gần nói với ông Chín là ông đã say xỉn, vi phạm giao thông mà còn cự cãi lại, coi chừng bị giam xe luôn và đề nghị ông Chín đi theo ra ngoài để ông này tìm cách lấy xe giúp.

Song, khi ông Chín đi theo đến nơi có một con hẻm vắng người mà nhóm Hạnh, Vương, Vững đang đứng chờ sẵn thì cả nhóm lao vào đánh ông Chín cho đến lúc người dân tới can ngăn thì cả nhóm mới bỏ đi. Lúc 11 giờ 32 tối, Chung gọi điện báo cho Như biết là đã đánh ông Chín xong, rồi đi về.

Khoảng 0g ngày 26 tháng 6,2014, ông Lê Trường Giang, một người trong nhóm CSGT phát hiện ông Chín đang ngồi trên lề đường Trường Chinh nên gọi một xe tax đưa ông Chín về nhà. Trên đường đi, ông Chín kêu đau, nói taxi đưa vào bệnh viện Thống Nhất cấp cứu. Ông Chín được cấp cứu trong bệnh viện, nhưng đến hôm sau thì chết.

Kết quả giám định pháp y xác định ông Chín chết là do “chấn thương bụng kín gây vỡ ruột non - suy hô hấp do sặc chất chứa trong dạ dày.”

Sau khi vụ việc được báo chí thông tin rộng rãi thì Phạm Thanh Kim Hạnh và Ngô Thành Vương tới công an quận Tân Bình đầu thú, khai nhận có tham gia đánh ông Chín.

Tiếp theo đó, lần lượt các ông Nguyễn Minh Chung, Trần Ðức Vững bị bắt khẩn cấp, bị khởi tố bị can, bắt tạm giam. Ðến ngày 7 tháng 11, 2014, thì Phạm Sỹ Hoài Như bị khởi tố, bắt tạm giam. (Tr.N)
02-12-2015 3:16:13 PM 

Bộ Bốn Tê hù Người Cao Tuổi

Bạn đọc Danlambao - Sau khi báo Người Cao Tuổi "quyết đấu với Bộ Thông tin & Truyền thông" với 3 bài viết trên báo in, Bộ Bốn Tê lên tiếng cả vú lấp miệng em với giọng điệu côn đồ - theo infonet.vn: "sẽ cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi gây phức tạp tình hình". (1)

Ba bài viết do báo NCT đăng tải là:

1. Nhiều sai phạm nghiêm trọng của đoàn thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông thanh tra báo Người Cao Tuổi.

2. Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định: Đoàn Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm trái pháp luật.

3. Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hoạt động của Đoàn Thanh tra và nội dung kết luận thanh tra Báo Người cao tuổi.

Theo Bộ Bốn Tê thì "Nội dung 3 bài viết nêu trên có tính quy chụp, sai sự thật, đặc biệt ở các tít bài đều có nội dung mang tính kết luận không thuộc thẩm quyền của báo Người cao tuổi."

Câu hỏi được đặt ra là nếu những sai phạm của đoàn thanh tra TT&TT và những hành vi làm trái pháp luật được báo NCT đưa ra không đúng thì Bộ TT&TT phải có những trình bày, phân tích, phản biện. Đây là nhiệm vụ của một cơ quan nhà nước. Cùng lắm thì kiện báo NCT ra tòa. Tại sao lại có chuyện một cơ quan chính phủ lại "sẽ cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi gây phức tạp tình hình". Có phải "phức tạp tình hình" đồng nghĩa với việc NCT đã phanh phui những sai trái của Bộ Bốn Tê trong vụ việc này?

Vào sáng 12/2/2015, Đoàn Thanh tra Bộ TT&TT đã công bố công khai quá trình thanh tra đột xuất báo Người cao tuổi. Trong đó khẳng định từ năm 2013, Bộ TT&TT đã nhận được nhiều đơn thư khiếu nại về báo này. (2)

Tại sao cả 2 năm trời "nhận được nhiều khiếu nại" mà đến bây giờ Bộ Bốn Tê mới xử lý Người Cao Tuổi? Phải chăng đến lúc NCT đụng đến cựu Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền - đàn em của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - thì mới có "vấn đề"? Và chính vì vậy mà Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1643/QĐ-BTTTT về việc thanh tra ĐỘT XUÂT cho một chuỗi "vi phạm" đã kéo dài đến 2 năm?


Cũng trong nội dung công bố toàn bộ quá trình thanh tra ĐỘT XUẤT, Bộ Bốn Tê cũng đã gia tăng việc khủng bố tinh thần bằng việc "cử cán bộ phối hợp với Cục A87, Bộ Công an đề nghị Tổng cục III, Bộ Công an cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các bài viết về ngành Công an trên báo Người cao tuổi."?

Vào ngày 9/2/2015, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với NCT về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân..." quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Nếu đã khởi tố thì trái banh đã được chuyển sang các bộ phận Tư pháp, cớ gì Bộ Bốn Tê lại tiếp tục "răn đe" NCT?



_____________________________

Chú thích:


Theo Đảng mất Lương Tâm

P.J. Honey - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - ...Cả hai thượng tá đều tin hành vi của họ trong những năm quân ngũ rõ ràng đáng ghê sợ khi hồi tưởng lại, họ đã sống trong không khí hư ảo, ác mộng do Đảng tạo ra; nhưng cả hai đều khẳng định cương quyết họ lúc ấy vẫn không nhận thức được như thế. Cả hai cũng tuyên bố nếu họ thảm sát dân thường chăng nữa, tuy không cần thiết, họ cũng sẽ không bị cấp trên trừng phạt. Nếu sau này vụ đổ máu ấy xét thấy không cần thiết, hay cho dù gây tổn hại đến sự nghiệp Cộng sản, họ sẽ chỉ phải thừa nhận rằng họ đã phán đoán sai lầm, và hứa ra sức nâng cao sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, nếu họ tránh thảm sát dân thường vì những lý do nhân đạo, họ sẽ thậm chí chắc chắn bị tố cáo là “cảm tính”, là “thiếu nền tảng chính trị vững vàng”, là vô kỷ luật, và họ sẽ bị trừng phạt nặng nề...

*

1. Bi kịch Huế

Ta không thể nào phóng đại tầm quan trọng chuyện đã xảy ra ở Huế vì từ đấy ta có mô hình tỷ lệ về những gì sẽ diễn ra theo sau chiến thắng quyết định của Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Hành vi của những người lính Cộng sản chiếm đóng thành phố bất hạnh ấy, quả thực, khác với những hành vi thường lệ của Cộng sản trước đây về khía cạnh không quan trọng. Nhưng ở Huế, ta có thể điều tra ngay lập tức sau đấy những hành động của họ sau khi những hành động này đã xảy ra và với đầy đủ chi tiết, cũng như hỏi những nhân chứng đã chứng kiến chúng từ đầu đến cuối. Người viết bài này có mặt ở Huế trong suốt tháng Chín 1970, và có thể xem xét những địa điểm nơi các sự kiện diễn ra và hỏi những nhân chứng về những sự kiện này. Đây là những gì đã xảy ra.

Lực lượng Cộng sản gồm mười hai ngàn binh lính, đa phần quân chính quy miền Bắc Việt Nam, tấn công và chiếm thành phố Huế vào tối ngày 30 tháng Giêng, 1968. Cộng sản ở trong thành phố 26 ngày trước khi cuối cùng bị đánh bật ra. Một số người miền Nam Việt Nam, cả lính và dân thường, bị giết chết trong lúc giao chiến, nên căn cứ vào vết thương hay hoàn cảnh lúc chết ta có thể xác định ngay rằng họ chết do chiến trận. Riêng những người khác bị cố ý sát hại theo lệnh của 150 cán bộ dân sự phụ trách về thường dân Huế trong khi lính cộng sản chú trọng về công tác quân sự. Vì không một viên chức Cộng sản nào nếu không được phép mà lại dám thực hiện một chiến dịch đã được kế hoạch từ trước và bài bản như thế, nên ta có thể hầu như chắc chắn rằng 150 người này thực hiện chương trình hành động đã được cấp trên Đảng Cộng sản của họ ra lệnh rất rõ ràng và cương quyết. Không phải tất cả các cán bộ dân sự này vào Huế cùng lúc với binh lính, vì nhiều người thuộc về hạ tầng cơ sở Cộng sản ở đấy đã ở sẵn trong thành phố. Đa số 150 người này sinh trưởng ở địa phương, quê ở tỉnh Thừa Thiên, biết tường tận thành phố và cư dân Huế.

Trong những ngày đầu tiên chiếm đóng, những cán bộ dân sự này lùng bắt những người dân có tên và địa chỉ trong những danh sách đã soạn sẵn trước khi Cộng sản tấn công, và giải họ ra trước các tòa án cuội. Mỗi “phiên tòa” diễn ra chỉ độ mười phút, và tất cả các bị cáo đều bị kết tội là “kẻ thù cách mạng”. Bản án- luôn luôn hành quyết-được thi hành ngay lập tức, và xác của họ hoặc là được chôn cất hay trả về cho gia đình. Nạn nhân là những công chức, sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội Quốc gia, giáo chức, bác sĩ, và tu sĩ; những thành phần tinh hoa thực sự trong dân chúng Huế. Một khi giết xong những cá nhân đã bị ghi tên từng người này, cán bộ dân sự bắt đầu lùng bắt đợt hai, lần này bắt theo danh sách nghề nghiệp, việc làm, tổ chức, nhóm và giai cấp xã hội, chứ không theo tên từng người như trước. Đợt thanh trừng thứ hai này hiển nhiên dự định giết những ai thuộc về giai cấp xã hội, nghề nghiệp, hay hội đoàn mà, dưới mắt Cộng sản, sẽ trở thành đối lập tiềm tàng trong tương lai, vì thế rất nhiều người không dính dáng gì đến chính trị- ngay cả trẻ em và học sinh-cũng bị giết chết. Do tính chất cuộc thanh trừng, đợt thanh trừng lần thứ hai này cũng đã giết nhiều người vốn là những người ủng hộ tích cực sự nghiệp cộng sản ở Huế cho dù họ thuộc về những nhóm đáng nghi ngờ. Độ hai ngàn người đã bị giết chết trong chiến dịch này.

Trong suốt tuần lễ cuối cùng Cộng sản chiếm đóng Huế- họ đã bị đánh bật ra khỏi Huế vào ngày 24 tháng Hai- những cán bộ này đã bắt và giải đi hàng trăm công dân sau khi báo cho họ biết họ được đưa đi học tập chính trị. Đôi khi cán bộ biết những người bị bắt và xưng hô bằng tên với họ, nhưng nhiều lần khác các cuộc bắt bớ có vẻ không dự tính trước, như khi bốn trăm người trú ẩn trong nhà thờ công giáo Phủ Cam bị giải đi chung với nhau. Từ đấy người ta đã phỏng đoán những người bị bắt vào những ngày cuối cùng của cuộc chiếm đóng đã bị bắt vì họ sau này có thể nhận diện những cán bộ thuộc cơ sở hạ tầng Cộng sản địa phương, và vì thế họ phải bị giết. Nhưng đây cũng chỉ là phỏng đoán, và vài lý giải khả dĩ khác cũng sẽ đều hợp lý với hoàn cảnh lúc ấy. Dù thế nào đi nữa, những người này đã bị bắt đi và từ đấy biệt tăm biệt tích. Người thân và bạn hữu vẫn tiếp tục hy vọng họ bị Cộng san giam giữ và vẫn còn sống.

Hai ngày sau khi Cộng sản bị đánh bật ra khỏi Huế, người ta phát hiện bảy mươi xác trong khuôn viên trường Gia Hội. Trong những tháng sau đấy, thêm mười tám địa điểm chôn người khác với 1.030 xác. Năm sau, nhiều mồ chôn tập thể tình cờ được phát hiện ở Phú Thứ, cách thành phố Huế mấy cây số, và tìm thấy được 809 xác. Mãi cho đến cuối tháng Chín 1969 một mồ chôn tập thể khác được tìm thấy, lần này ở Khe Đá Mài khó đến, nhờ những người Cộng sản đào thoát cung cấp thông tin. Đến lúc ấy những xác chết đã bị phân hủy hoàn toàn đến mức không thể nào nhận ra được, nhưng phát hiện 250 sọ người. Tổng cộng, thành phố Huế mất 5.800 công dân chết hay mất tích trong các đợt thanh trừng liên tiếp. Tất cả những người này đều biến mất hoàn toàn, và nhiều nấm mồ có thể còn được phát hiện. Người ta bây giờ đã từ bỏ hy vọng rằng những người mất tích mà vẫn chưa tìm thấy có thể vẫn còn sống.

Những biến cố này diễn ra trong khoảng thời gian 26 ngày trong thành phố mà Cộng sản đã luôn luôn thừa biết họ sẽ bị đánh bật ra khỏi. Bắt bớ và tàn sát được thực hiện, một cách lạnh lùng và cố ý, từ lệnh của lãnh đạo Cộng sản, theo những kế hoạch đã được xếp đặt từ trước. Về sau chính những bình luận của báo đài Cộng sản Việt Nam về những sự kiện này cuối cùng đã làm tiêu tan bất kỳ khả năng nào cho rằng họ đã phạm sai lầm khủng khiếp, các cán bộ địa phương làm sai hay làm vượt quá mệnh lệnh cấp trên giao cho họ. Tiêu biểu cho những lời bình luận này là buổi phát thanh của Đài Giải phóng Cộng sản vào ngày 26 tháng Tư, 1968, trong lúc các mồ chôn tập thể đang được phát hiện. Đài tuyên bố những người bị giết là “bè lũ côn đồ tay sai mang nợ máu với đồng bào đã bị các lực lượng vũ trang và nhân dân Miền nam tiêu diệt vào đầu xuân.” Không một lời ân hận.

2. Quan điểm của cộng sản về Huế

Đói kém, dịch bệnh, và lũ lụt xảy ra thường xuyên tại nhiều nơi ở Châu Á khiến chuyện chết trẻ và đau đớn trở thành hiện tượng quá bình thường, rồi người dân đâm ra chấp nhận cam phận những điều không thể tránh được. Thuyết định mệnh của người Châu Á khi đối diện với những tai họa đáng sợ luôn luôn khiến người Phương Tây kinh ngạc. Nhưng bất chấp sự cam chịu nghịch cảnh bẩm sinh này, cuộc thảm sát rất nhiều thường dân Huế một cách tàn bạo và rất bài bản này đã làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam rất kinh hoàng và ghê tởm. Thêm vào đấy, những công dân Huế mà người viết bài này đã hỏi đến đều bày tỏ sự khó hiểu; họ hoàn toàn không hiểu tại sao người Việt Nam lại có thể hành xử một cách tàn bạo đến như thế đối với đồng bào của mình. Theo họ, cuộc thảm sát đã tạo ra bằng chứng không thể nào tranh cãi là cuộc kháng chiến của Cộng sản đã phơi bày tất cả sự giả dối về chiêu bài giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam, và đang lộ liễu mưu tính thiết lập một chế độ chuyên chính Cộng sản độc tài và áp bức. Những người đào thoát từ phía Cộng sản chẳng cảm thấy khó hiểu như vậy, mặc dù họ rất vất vả khi giải thích những lý do của họ cho những ai đã không trải qua những năm tháng phải tồn tại dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ Cộng sản, không được tiếp xúc với bên ngoài và phải chịu đựng hàng ngày những áp lực tâm lý của báo đài cộng sản. Hai người cựu Cộng sản sáng suốt nhất mà người viết bài này đã phỏng vấn là hai sĩ quan quân đội cấp cao, Thượng tá Trần Văn Đắc, người đào thoát sang phía Quốc gia vào tháng Tư 1968, và Thượng tá Nguyễn Thành, người đào thoát vào tháng Năm 1970. Cả hai đều không tham dự vào các biến cố ở Huế, nhưng cả hai đã tham gia vào cuộc tấn công vào Sài Gòn trong cuộc Tấn công Tết. Là quân nhân, họ chỉ có thể nói về nhận thức của họ mà đã bị tẩy não bởi kinh nghiệm đời lính Cộng sản của họ khi phục vụ ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc sống trong quân ngũ nào cũng phải luôn luôn phục tùng kỷ luật-tuân theo điều lệnh, theo mệnh lệnh cấp trên, chấp hành những thủ tục đã quy định, huấn luyện, vân vân. Sau một thời gian phản xạ của ta trở thành phản xạ có điều kiện, và hành động của ta trở thành hành động bản năng, hầu như vô ý thức. Nhưng ở các lực lượng vũ trang Cộng sản Việt Nam còn có một phạm vi khác, một lĩnh vực mà quân đội Phương Tây hầu như không lưu tâm đến, tức học tập chính trị. Có lẽ ngành quan trọng nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là ngành chính trị, những cán bộ ngành này đều tiến hành liên tục những đợt học tập chính trị, phê và tự phê. Những người lính Cộng sản phải thường xuyên thú nhận khuyết điểm của họ trước cuộc họp nhóm, và phải lắng nghe những lời thú nhận từ những người khác trong nhóm. Họ phải phê bình lẫn nhau về mọi khía cạnh hành vi. Trải nghiệm lâu dài những thủ tục này sẽ tạo ra trong não người, vì không thể tìm từ nào chính xác hơn, cái mà ta có thể gọi là sự tự kiểm duyệt. Vì sự chấp nhận phê bình luôn luôn đau đớn, và đôi khi khiến ta rất đau khổ và lo lắng, nên não sẽ tự hình thành cơ chế cảnh báo riêng của não về những lời nói hay hành động nào có thể tạo ra sự phê bình. Cuối cùng, theo bản năng, người lính tránh tất cả mọi thứ không hợp với những hành vi xã hội chuẩn mực mà luôn luôn do Đảng Cộng sản quyết định. Chính bản năng của họ chứ không phải sự hiện diện của cán bộ Đảng khiến họ làm điều này, vì chính tất cả các đồng đội của họ cũng bị tẩy não để báo cáo và chỉ trích bất kỳ sự vi phạm hành vi chuẩn mực thông thường nào. Vì những người lính Cộng sản ở miền Nam Việt Nam không sống trong dân chúng, mà đóng quân ở những căn cứ xa xôi nơi họ chỉ gặp gỡ đồng đội, nên chẳng bao lâu sau họ không còn nhận thức về hoạt động tự kiểm duyệt này. Do sống trong cộng đồng nơi mỗi thành viên đều chấp nhận và làm theo những hành vi chuẩn mực như thế, nên họ dễ dàng coi hành vi thường lệ của họ là bình thường, vì về mọi phương diện hành vi ấy phù hợp với hành vi của cộng đồng. Không tuân lệnh là lỗi lầm hầu như chắc chắn bị phê bình, cho nên chính ý nghĩ không tuân lệnh ấy không còn tồn tại. Vì vậy, nếu những người lính bị tẩy não như thế nhận lệnh đi tìm và giết những người có tên trong danh sách do cán bộ chính trị Đảng trao, hay nhận lệnh hành quyết những người mà cán bộ chính trị giao cho họ, họ sẽ chấp hành một cách vô ý thức và sẽ không bị những tình cảm thông thường của con người cản trở.

Cả hai thượng tá đều tin hành vi của họ trong những năm quân ngũ rõ ràng đáng ghê sợ khi hồi tưởng lại, họ đã sống trong không khí hư ảo, ác mộng do Đảng tạo ra; nhưng cả hai đều khẳng định cương quyết họ lúc ấy vẫn không nhận thức được như thế. Cả hai cũng tuyên bố nếu họ thảm sát dân thường chăng nữa, tuy không cần thiết, họ cũng sẽ không bị cấp trên trừng phạt. Nếu sau này vụ đổ máu ấy xét thấy không cần thiết, hay cho dù gây tổn hại đến sự nghiệp Cộng sản, họ sẽ chỉ phải thừa nhận rằng họ đã phán đoán sai lầm, và hứa ra sức nâng cao sự hiểu biết của mình. Còn ngược lại, nếu họ tránh thảm sát dân thường vì những lý do nhân đạo, họ sẽ thậm chí chắc chắn bị tố cáo là “cảm tính”, là “thiếu nền tảng chính trị vững vàng”, là vô kỷ luật, và họ sẽ bị trừng phạt nặng nề.

Về sau khi những lời giải thích này của hai sĩ quan được đưa ra trước một nhóm những người đào thoát từ miền Bắc Việt Nam đã sống qua nhiều năm ở dưới chế độ Cộng sản ở Bắc Việt Nam, nhiều người trong họ từng giữ những chức vụ cao cấp và nhiều trách nhiệm, họ đều tin ngay rằng tất cả những lời giải thích này đều đúng. Không một ai trong nhóm thừa nhận có ngạc nhiên gì về các sự kiện đã xảy ra ở Huế, coi chúng như là điềm báo trước cho những gì sẽ xảy ra theo sau chiến thắng của Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Câu hỏi nữa về những gì họ đoán sẽ diễn ra ở miền Nam Việt Nam nếu Cộng sản chiếm được nước này đã tạo ra một sự thảo luận rất lâu. Tất cả những người đào thoát này- họ gồm có những người như Tiến sĩ Phạm Thành Tài; cựu giáo sư Khoa Chính trị ở Đại học Hà Nội; Võ Thanh Tòng, chuyên viên ngân hàng; Đại úy Lê Phát Nguyên, trước kia từng công tác ở Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội; Võ Ngọc Cơ, nhân viên tình báo; vân vân-đều nêu ra những tiền lệ và những lời tuyên bố chính thức của Cộng sản để đi đến kết luận nhất trí rằng thảm sát là tất yếu. Những thành viên của các chính phủ miền Nam Việt Nam nối tiếp, công chức, sĩ quan quân đội, cảnh sát, chức sắc tôn giáo, trí thức, nhà chính trị, những người hành nghề chuyên môn sẽ là trong số những người đầu tiên bị sát hại. Tất cả các đảng phái chính trị sẽ bị tiêu diệt, và những người giữ chức vụ trong các đảng này sẽ bị hành quyết. Cũng không có bất kỳ bất đồng ý kiến nào về sự thanh toán những người tỵ nạn đã chạy trốn khỏi miền Bắc Việt Nam, hay thanh toán những ai đã đào thoát khỏi các lực lượng vũ trang Cộng sản, tất nhiên, bao gồm chính những người phát biểu ý kiến này. Thực sự đã nảy sinh bất đồng ý kiến về số phận của giai cấp tư sản-thương gia, địa chủ, chủ cửa hàng, vân vân. Dù họ đều đồng ý tất cả những người này sẽ bị bắt, bị xét xử, và bị kết án tử hình, nhưng không phải mọi người đều đồng ý tất cả những người này nhất thiết sẽ bị giết ngay. Một số người phát biểu nghĩ rằng chỉ những người nổi bật trong số những người này, đặc biệt những người rất danh tiếng hay rất khét tiếng sẽ bị tử hình đầu tiên. Nhiều người nhớ lại trong các cuộc họp chính trị ở miền Bắc Việt Nam người ta đã khen ngợi cách Trung Quốc kết án tử hình người tù, nhưng rồi hoãn việc hành quyết chừng nào người tù còn làm việc cật lực trong các nhà máy hay nông trường. Họ tin có thể cách làm như thế sẽ được áp dụng ở miền Nam Việt Nam. Những người đã bị kết án tử hình sẽ được phép hoãn việc hành quyết bằng cách ra sức làm những công việc được phân công. Nếu họ tiếp tục làm việc cật lực, họ sẽ được để cho sống sót tới khi nào cái chết tự nhiên xảy đến với họ; nhưng nếu bất kỳ ai trong họ không còn làm việc siêng năng như trước, họ sẽ bị hành quyết để răn đe kẻ khác. Cách làm như thế có thể đóng góp rất nhiều vào sự sản xuất rất cần thiết.

Nhưng không chỉ chính những sĩ quan Quân đội Cộng sản và các viên chức cao cấp đã đào thoát sang miền Nam Việt Nam nói chiến thắng quyết định của Cộng sản sẽ gây ra cảnh tắm máu. Các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ của miền Bắc Việt Nam trong vài năm qua đã thường nói về điều ấy. Xin nêu ra một trường hợp điển hình, Đài Hà Nội trong buổi phát thanh vào ngày 18 tháng Chín, 1969, đã dẫn lại những lời sau của ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh: “Nền chuyên chính dân chủ nhân dân phải tuyệt đối cần thiết sử dụng bạo lực để chống lại bọn phản cách mạng và bọn bóc lột không chịu cải tạo. Vì thế, chúng ta phải không ngừng tập trung vào công tác củng cố bộ máy trấn áp của nhà nước dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, vân vân.” Cũng chính đài này, phát thanh vào ngày 21 tháng Ba, 1968, nói:” Tất cả các công dân phải có nghĩa vụ tham gia tích cực vào việc tố giác những phần tử phản cách mạng, cung cấp cho các cơ quan chuyên chính các bằng chứng và tài liệu, giám sát việc trừng trị... các phần tử phản cách mạng.” Báo đài miền Bắc Việt Nam đã gọi tất cả những người ở miền Nam Việt Nam chống lại cuộc kháng chiến Cộng sản là “côn đồ”, “tay sai”, “ bọn bóc lột”, “ bọn phản cách mạng”, và những từ tương tự như thế, và thường xuyên nhắc đến những “món nợ máu” mà những người này đã gây ra. Họ còn thường xuyên cam kết quyết liệt rằng những người này sẽ phải trả lại toàn bộ những món nợ máu ấy. Những tiền lệ lịch sử và trường hợp gần đây khiến ta không thể nào nghi ngờ những nhà lãnh đạo Cộng sản có ý định giữ lời hứa.

*

P.J. Honey (1922-2005) là học giả Anh chuyên nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Ông từng sống ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và rất thông thạo tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm của học giả Trương Vĩnh Ký, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), sang tiếng Anh.

Nguồn:

Trích dịch từ tạp chí Southeast Asian Perspectives số 2 tháng Sáu 1971, trang 19-25. Nguyên tác tiếng Anh “Vietnam: If The Communists Won”. Tựa đề của người dịch.


Bản tiếng Việt:

33 tỷ USD "vượt biên" bất hợp pháp

Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013. Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối...

TS Vũ Quang Việt cho rằng 33 tỷ USD của VN đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp, lý do là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. 

LTS: Là một chuyên gia về thống kê và bằng chính phương pháp thống kê, TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên hợp quốc, đã chỉ ra một con số giật mình, 33 tỷ USD của Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài không hợp pháp chỉ trong vòng 6 năm qua. Phía sau con số ấy, theo TS Vũ Quang Việt là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Báo Đất Việt xin giới thiệu bài viết:

Con số 33 tỷ USD của Việt Nam chảy ra nước ngoài không hợp pháp từ năm 2008 đến năm 2013 là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1). 
Tiền chuyển chui ra nước ngoài 

Giải thích về cách tính 

Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm tác động tới hối suất trên thị trường. 

Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X = X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X = (X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế. 

Khi các thông tin về X1 và X2 không chính xác mà chỉ có X là chính xác, thì Y là sai số. Trong việc tính toán cán cân thanh toán, sai số ở mức 3-5% là thường tình, và nếu là sai số thì có tính bất định, khi dương khi âm. Nhưng khi sai số chỉ là số âm và lại rất lớn thì không thể không nghĩ đến tình trạng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bất hợp pháp. Đây là tình trạng của Việt Nam. 

Phân tích kết quả

Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Để đơn giản hóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng, thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài. 

Cán cân thương mại: Thí dụ năm 2013, xuất siêu hàng hóa là 8.7 tỷ USD (xuất là 132.4 tỷ và nhập là 123.1 tỷ). Còn dịch vụ là -8.7 tỷ USD nhập siêu (xuất là 10.8 tỷ và nhập là -19.5 tỷ). Xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu vàng chính thức qua hải quan mà có lúc như năm 2008 nhập thuần đến 2,4 tỷ và năm 2011 nhập thuần đến 2 tỷ. Tất nhiên nếu có nhập lậu thì phần này sẽ đi vào sai số. Nhập vàng lớn là vì đồng tiền Việt mất giá và do đó tạo thành tình trạng vàng hóa kinh tế. Tình trạng này coi như chấm dứt vào năm 2012-2013 khi nhập thuần vàng chỉ còn dưới 40 triệu. Ngoài ra là chuyển đô la lậu, điều này thì khó mà biết, nhưng có thể không lớn. 

Cán cân thanh toán quốc tế, 2008-2013 (tỷ USD) (Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators for Asia and the Pacific 2014, bảng về Việt Nam, số liệu do VN cung cấp. Số liệu về chi tiết hơn cho năm 2013 có thể xem thêm trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhập lậu từ TQ dựa vào số liệu của UN Comtrade Database.) 

Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước ngoài gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn gồm cả tiền không chứng minh được nguồn gốc gửi về để rửa. 
Nguồn: ADB như trên. 

Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau: Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 triệu kiều dân, trong đó 1.3 sống ở Mỹ. Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ. 

Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn. Thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì số lao động là 500 ngàn người. Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ và tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được. Số còn lại, của 8,9 tỷ là do 3 triệu Việt kiều sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 2,000 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 6,000 USD một năm là điều khó tin. Dùng số liệu của NHTG thì lại càng khó tin hơn. 

Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại.

Tại sao tiền gửi về không thể toàn là kiều hối và đâu là nguồn gốc? 

Có người lý luận rằng kiều hối tăng cao như thế là để ăn chênh lệch lãi suất vì do lạm phát cao trong giai đoạn 2008-2012, lãi suất ở VN cao hơn ở nước ngoài trong khi đó hối suất ở VN lại ổn định. Điều này chỉ là lý luận cho vui, không dựa vào một điều tra nào cả. Sự thật mà ai cũng biết là rủi ro đồng tiền VN mất giá là rất cao, khó lòng tiên đoán, nhưng quan trọng hơn là không dễ chuyển lại tiền trở ra nước ngoài dù có lãi lớn: vậy lợi ích của người đầu cơ là ở đâu? Ngoài ra còn thêm một lý do có thể dùng để bác bỏ lập luận trên là tiền chuyển vào VN vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013, và ở mức cao, dù chênh lệch lãi suất đã xuống vì lạm phát giảm và khó khăn kinh tế ở VN. 

Như thế, dù không có bằng chứng, người viết bài này cho rằng lý do làm sạch tiền không rõ nguồn gốc có lẽ là hợp lý nhất. Khi làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp, hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận là tăng chi phí phải trả cho phía VN, một phần chi phí này được lại quả cho những người có trách nhiệm liên quan đến các hợp đồng này qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những người này tất nhiên muốn chuyển tiền về VN, và đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối.

Tóm lại, dù có lượng “kiều hối” gửi về lớn, nhưng nền kinh tế VN đang có tình trạng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài rất lớn, lên tới gần 9 tỷ USD năm 2013 và tổng số là 33 tỷ kể từ năm 2008. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể có hai lý do chính để giải thích việc chuyển ngân bất hợp pháp nói trên. Một là giới nhà giầu chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Hai là tiền chuyển ra nước ngoài chủ yếu là để chi trả cho nhập lậu từ Trung Quốc. Chuyển ngân lậu bằng cách đem tiền ra là rất khó. Có lẽ lý do chính là để trả cho nhập lậu từ TQ. 

Kết luận

Bài này chủ yếu nhằm vào việc tính và giải thích tình hình chuyển ngân lậu ra nước ngoài, nhưng cũng đưa đến việc cần phải lý giải hiện tượng kiều hối ngày càng lớn và càng tăng. Như thế ta thấy VN đang gặp hai vấn đề.

Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013 (coi bảng 1), lên đến 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.

Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì, như đã tính toán, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính như thế là điều khó lòng chấp nhận. 


Nguồn: Báo Đất Việt


Nhan đề do Danlambao đặt (Nguyên thuỷ: Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD "xuất ngoại"). 

Hối lộ và bê bối tình dục tại China Unicom

Frank Fang, Epoch Times 13 Tháng Hai , 2015

Văn phòng China Unicom ở Sin Ping (ảnh: wikimedi)
Văn phòng China Unicom ở Sin Ping (ảnh: wikimedi)

Theo báo cáo gần đây, China Unicom – một trong những công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc – đang chịu áp lực rất lớn trong chiến dịch chống tham nhũng do chính quyền Trung Quốc thực hiện bởi liên quan đến một loạt cáo buộc về hối lộ, tham nhũng và bê bối tình dục tràn lan. Những hành vi trên đã bị phát hiện qua một cuộc điều tra chính thức được thực hiện trong tháng 12 năm 2014.

Bản báo cáo chi tiết về nhiều vụ tham nhũng của hãng viễn thông khổng lồ này của Trung Quốc đã được công bố vào ngày 05 tháng 2 trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCID), cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại China Unicom (đứng thứ 3 trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới), gia đình trị và hối lộ trong giới lãnh đạo là chuyện bình thường, báo cáo khẳng định.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng đăng tin về những nội dung trong báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

“Hối lộ bằng tình dục rất phổ biến ở China Unicom”, một bài xã luận đăng ngày 06 Tháng 2 trên tờ People’s Net, ấn phẩm của Nhân dân Nhật Báo Online, cơ quan ngôn luận của Nhà nước cộng sản Trung Quốc.

“Không quá cường điệu để dự đoán rằng nhiều ‘hổ’ và “ruồi” nữa của China Unicom sẽ phải ra đi”; “Những cá nhân tiếp tục phải ra đi này chắc chắn có tham gia vào các vụ bê bối tình dục và tài chính.”

“Hổ” và “ruồi” là hai thuật ngữ chính trị của Trung Quốc đề cập đến các quan chức tham nhũng cấp cao và cấp thấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Báo cáo của CCID được đưa ra trước tiên cho Thường Tiểu Binh, chủ tịch của China Unicom bởi Lý Tiểu Hồng, phụ trách lực lượng chống tham nhũng, và Lâm Yến Linh, giám đốc Đơn vị Thanh Tra Trung Ương số 8 của CCID.

Trong tháng 12 năm 2014, hai giám đốc điều hành cấp cao của China Unicom – Tông Tân Hoa, tổng giám đốc mảng IT và thương mại điện tử, và Trương Trí Giang, tổng giám đốc khối xây dựng mạng lưới – đã bị sa thải khỏi vị trí do đã có hành vi hối lộ và “vi phạm kỷ luật “- một thuật ngữ chính trị của ĐCSTQ đề cập đến tham nhũng.

Đấu tranh chính trị

Một bài xã luận đăng cùng ngày trên People’s Net đã thu hút sự chú ý của độc giả về một phần khác của bản báo cáo chống tham nhũng liên quan đến China Unicom.
“Đoàn thanh tra đã nhận được những manh mối liên quan đến một số vấn đề, và đã báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ban tổ chức và Ban Giám sát và quản lý tài sản của Hội đồng Nhà nước”, theo báo cáo.
“Một “hổ” của China Unicom sẽ bị hạ bệ” là đầu đề một bài viết trên People’s Net. “Câu hỏi duy nhất là liệu một “con hổ lớn hơn nữa” có bị hạ ngay sau đó không”?
Nhà phân tích chính trị độc lập Tang Jingyuan cho biết báo cáo này đã đề cập thẳng về Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo Đảng CSTQ Giang Trạch Dân.
“Giang Miên Hằng là người kiểm soát China Unicom đằng sau hậu trường”, ông Tang tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York. “Việc điều tra Trương Trí Giang và sự biến mất đột ngột của Yên Bát không gây được sự chú ý bởi China Unicom sẽ bị nhấn chìm bởi một chấn động lớn qua việc tiết lộ thêm nhiều bí mật đen tối.”

Yên Bát là tổng giám đốc bộ phận quốc tế của công ty China Unicom. Trước đó, Epoch Times báo cáo rằng Yên Bát đã trốn khỏi Trung Quốc.

“Những vấn đề tài chính bất thường liên quan đến Giang Miên Hằng cũng sẽ sớm được đưa ra,” ông Tang khẳng định thêm. “Bất kỳ lời buộc tội nào chống lại Giang Miên Hằng sẽ là một bước nữa trong chiến dịch chống lại Giang Trạch Dân.”

Phân tích của ông Tang dựa trên tiền lệ của quá trình điều tra sự sụp đổ của cựu chiến lược gia an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, một đồng minh của Giang Trạch Dân.

“Trước khi Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, con trai của ông, Chu Bân, đã bị sờ đến đầu tiên”, Tang cho biết.

Chu trẻ là một doanh nhân giàu có bị bắt vào tháng 7/2014 bởi kinh doanh bất hợp pháp. Tháng tiếp đó, cha của anh đã bị xét hỏi.

Theo vietdaikynguyen

Tự do báo chí : Việt Nam vẫn tụt hạng trên thế giới

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 12-02-2015 14:57

media
Việt Nam đứng hàng 175 trên 180 quốc gia theo bảng xếp hạng của Phóng viên không biên giới @rsf

Hiện tượng quyền tự do báo chí càng lúc càng bị thu hẹp tại Việt Nam trong năm 2014 với một loạt những vụ bắt giữ, sách nhiễu giới viết blog đã được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters sans frontières RSF) – trụ sở tại Pháp - tổng kết trong bản báo cáo thường niên 2015 về tình hình tự do báo chí trên thế giới. Bản phúc trình kèm theo bảng xếp hạng, đã được chính thức công bố vào hôm nay, 12/02/2015 tại Paris.

Trong bảng xếp hạng quyền tự do báo chí tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo thứ tự từ cao đến thấp, Việt Nam bị xếp thứ 175, nằm trong số nước có tình trạng tự do ngôn luận tồi tệ nhất, chỉ hơn được Trung Quốc (176), Syria (177), Turkmenistan (178), Bắc Triều Tiên (179) và Erythrea đội sổ.

Vấn đề đối với Việt Nam là thứ hạng trên trường quốc tế của Việt Nam về tình hình tự do báo chí liên tục tuột giảm trong thời gian những năm gần đây, từ hạng 165 trên 173 nước vào năm 2010, đã tiếp tục xuống dốc trong những năm sau, tới mức 174 trên 180 vào năm ngoái 2014, để xuống thêm một hạng vào năm nay.

Nhận xét chung của Phóng viên Không Biên giới không khoan nhượng : « Chính phủ Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch đàn áp từ một vài năm nay. Chính quyền đã sử dụng cả một kho luật lệ đều hơn nhau về tính tùy tiện, với lời lẽ lúc nào cũng mơ hồ, như trong điều 258 của Bộ luật Hình sự, phạt án tù đối với mọi hành động « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », cho phép chính quyền « biện minh bằng pháp luật » chủ trương bịt miệng các tiếng nói bất đồng ».

Về tình hình trong năm 2014, Phóng viên Không Biên giới nêu bật các vụ tiếp tục bắt giam các công dân-nhà báo và blogger, bên cạnh một yếu tố đặc biệt đáng quan ngại là nạn bạo hành của công an nhắm vào giới blogger. Phóng viên Không Biên giới tố cáo hiện tượng : « Nhà chức trách câu kết với giới côn đồ để tiến hành các vụ sách nhiễu. Bản chất của các đối tượng bị nhắm, và tính chất thô bạo của các cuộc tấn công, phản ánh một chiều hướng cứng rắn hơn của chiến dịch đàn áp ».

Trong những bảng xếp hạng trước đây, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã từng xếp Việt Nam vào diện « Nhà tù lớn thứ hai, sau Trung Quốc, đối với các công dân mạng », tức là giới blogger, trong lúc Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được liệt vào danh sách những kẻ thù của Internet.

Tuy nhiên, phải nói là tình hình không tốt đẹp tại Việt Nam không phải là một trường hợp cá biệt. Nhận định chung của Phóng viên Không Biên giới trong bản báo cáo 2015 là đã có một « sự suy thoái thô bạo » của quyền tự do báo chí trên thế giới trong năm 2014. Theo tổ chức này, đấy là hậu quả của hành động của các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại vùng Cận Đông, hay các phần tử Hồi giáo cực đoan Boko Haram ở Nigeria.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Christophe Deloire, Tổng thư ký của Phóng viên Không Biên giới nhận định : « Đã có một sự suy thoái toàn cầu, bắt nguồn từ những nguyên do rất khác nhau, với sự tồn tại của các cuộc chiến tranh thông tin, hoạt động của các tổ chức phi nhà nước vốn xử sự như những bạo chúa trong lãnh vực thông tin ».

Đối chiếu hai bảng xếp hạng của Phóng viên Không Biên giới trong hai năm 2014 và 2015, giới quan sát sẽ thấy ngay hiện tượng thụt lùi toàn cầu và nghiêm trọng của quyền tự do báo chí trong năm qua : 2/3 trong số 180 quốc gia và lãnh thổ trong danh sách lần này của Phóng viên Không Biên giới đều tụt hạng so với lần trước.

Chuyên gia tài chính Hồng Kông: Người Hồng Kông không phải kẻ thù của Trung Quốc

 Larry Ong, Epoch Times 13 Tháng Hai , 2015
Edward Chin, organizer of 2047 HK Finance Monitor. (Image provided by Edward Chin)
Edward Chin, nhà tổ chức của nhóm 2047 HK Finance Monitor. (ảnh cung cấp bởi dward Chin)
Nhà cầm quyền Trung Quốc không nên xem người dân Hồng Kông như là lực lượng đối lập cực đoan, một nhà tài chính địa phương nói, bởi vì họ chỉ yêu cầu những gì mà nhà cầm quyền đã hứa với họ.
Edward Chin – Giám đốc quỹ đầu cơ phòng hộ (hedge fund) tin rằng hầu hết người dân Hồng Kông đang hạnh phúc khi sống trên một phần lãnh thổ độc lập khỏi Trung Quốc đại lục dưới  mô hình “một quốc gia, hai chế độ của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, và đã được chính thức thừa nhận trong Đạo luật Cơ bản Hồng Kông – một bản Hiến pháp thu nhỏ của đặc khu hành chính này.
Đó là những gì mà “10 yêu sách” đã được nêu ra bởi một nhóm các chuyên gia tài chính Hồng Kông ủng hộ dân chủ gửi đến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Quan trọng là để cho Bắc Kinh biết rằng các yêu cầu của chúng tôi không phải là một cái gì đó khác thường”, Edward Chin – chuyên gia tài chính Hồng Kông phát biểu.

Ngày 22 tháng 1 năm 2015, tổ chức mang tên HK Finance Monitor 2047, một nhóm vừa được đổi tên, đã mua ¼ trang báo “quảng cáo chính trị” của tờ Wall Street Journal, ấn bản tại Châu Á.
Screen Shot 2015-02-13 at 1.00.23 AM
Các “yêu sách” trên được gửi đến lãnh đạo Trung Quốc là ông Tập Cận Bình, trong đó đề cập đến những việc như Bắc Kinh nên “kiềm chế can thiệp” vào đời sống chính trị của đặc khu hành chính này, bảo vệ các quyền tự do của thành phố, “tạo điều kiện thuận lợi” đối với quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông – là tất cả “những điều được ghi trong Luật cơ bản”.
“Quan trọng là để cho Bắc Kinh biết rằng các yêu cầu của chúng tôi không phải là một cái gì đó khác thường”, ông Chin – Giám đốc điều hành tổ chức HK Finance Monitor 2047 đã trả lời với tòa soạn Epoch Times chúng tôi, trong một cuộc phỏng vấn thông qua Skype.
“Chủ tịch nước Tập Cận Bình nên lắng nghe tiếng nói của người dân”.
Việc đăng quảng cáo của nhóm đã diễn ra vào một thời điểm quyết định trong tình cảnh chính trị địa phương này. Chính quyền Hồng Kông hiện đang tham khảo ý kiến của công chúng về việc thiết lập những hạn chế về cải cách chính trị mà những người ủng hộ dân chủ đã phản đối kéo dài 79 ngày chiếm đóng đường phố từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014.
Tổ chức HK Finance Monitor 2047 được đặt thành lập từ một nhóm của những nhà hoạt động trong ngành tài chính và ngân hàng, nhóm này đã ủng hộ sáng kiến bất tuân dân sự “Chiếm trung tâm” đòi cải cách dân chủ vào năm 2013.
Bí danh “2047” của tổ chức này được đặt tên dựa theo tuyên bố chung Trung – Anh năm 1984, cho phép Hồng Kông được hưởng một “quy chế tự trị ở mức độ cao” để tự cai trị lãnh thổ độc lập này, gìn giữ hạ tầng cơ sở và văn hóa độc nhất của mình, phát triển nền kinh tế, quyền tự do và các quyền khác nhau trong khoảng thời gian 50 năm (1997 – 2047), sau khi người Anh chuyển giao chủ quyền của đặc khu hành chính này cho Bắc Kinh vào năm 1997.

Tôn trọng nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”

Ông Chin nói: Nếu Hồng Kông vẫn tiếp tục là một trung tâm tài chính và là một “thành phố mang tính quốc tế thực sự”, thì nhà cầm quyền Trung Quốc nên hiểu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và đừng nên tìm cách diễn giải nó theo một cách mới và trái ngược lại.
Nhưng những hành vi tham nhũng tại Trung Quốc  theo kiểu “guanxi” – xây dựng các mối quan hệ cá nhân thông qua hối lộ và lại quả để bôi trơn các giao dịch, hiện nay đã và đang bắt đầu ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính của Hồng Kông.
Ông Chin nói với Epoch Times rằng việc kinh doanh tại Hồng Kông cần được mọi người chú trọng xây dựng “uy tín” với phong cách “fair play”, và không được sa vào vũng lầy đen tối kiểu “guanxi.”
Và để đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, chính quyền Hồng Kông phải khẳng định quyền tự chủ của đặc khu này và không phải “khấu đầu trước một chế độ độc tài toàn trị”.

Trung Quốc và ĐCSTQ không phải là một

Thật không may, Bắc Kinh lại chọn cách xem việc gìn giữ trách nhiệm của chính quyền và kêu gọi dân chủ của người Hồng Kông như là các dấu hiệu làm lung lay lòng trung thành với đại lục.
Ông Chin lưu ý rằng vào tháng 6 năm 2014, Sách trắng đã được công bố bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân toàn quốc (NPCSC) – một cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc, nội dung của nó đề cập đến việc cơ quan này đang tìm cách giải quyết người Hồng Kông thiếu “lòng yêu nước” đối với đất nước.
Trong Sách trắng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân toàn quốc (NPCSC) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ khi tuyên bố rằng chỉ những người “yêu Trung Quốc và yêu Hồng Kông” mới có thể trở thành các ứng viên Trưởng Đặc khu Hành chính.
Một nhóm quân đội thiếu sinh quân mới thành lập của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đóng quân tại Hồng Kông, và dường như nó đã được hình thành trên mô hình của Sách trắng. Nhóm này đã bị chỉ trích vì những tân binh của nó đã phải thề để “xây dựng Hồng Kông” và “phục vụ quê hương”.
“Nhưng người dân Hồng Kông thực lòng yêu Trung Quốc và nền văn hóa của nó”, ông Chin nói.
Họ chỉ “có thể không yêu ĐCSTQ” và không thể yêu cách nó đối xử với người dân Trung Quốc và với những người phản đối chính sách độc tài của nó; cũng như không thể yêu việc thiếu một hệ thống tư pháp thích hợp và thiếu mất những quyền về con người.
Ông Chin nói: Và bây giờ, Hồng Kông là “kẻ thù số 1″ trong con mắt của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Dĩ nhiên, mọi thứ có thể thay đổi nếu ông  Tập Cận Bình quan tâm đến “yêu sách” của tổ chức HK Finance Monitor 2047 – cho phép cải cách dân chủ một cách thích hợp tại Hồng Kông, điều này đóng vai trò như một “bản thiết kế” cho “sự tiến bộ của Trung Quốc hướng đến nền dân chủ”.
Theo vietdaikynguyen

Trung Quốc khủng bố đầu tư nước ngoài theo kiểu xã hội đen

Đăng Bởi  - 

khung bo dau tu

“Người Trung Quốc đang làm gì vậy”, CEO của một tập đoàn công nghệ Mỹ đã phải thốt lên như vậy sau khi chứng kiến sự kiện mà ông này coi là biểu tượng của một sự khủng bố đầu tư của chính phủ Trung Quốc đối với các tập đoàn nước ngoài. 

Qualcomm, nhà sản xuất Chip hàng đầu thế giới buộc phải nộp phạt khoản tiền lên tới gần 1 tỷ USD cho những cáo buộc về sự vi phạm luật chống độc quyền. Làn sóng pháp lý này cũng đang được triển khai xung quanh hàng loạt các tập đoàn nước ngoài khác đang kinh doanh ở Trung Quốc. Một hình thức làm tiền mới của Bắc Kinh, hay Trung Quốc đang thực sự không cần đến những nhà đầu tư nước ngoài?
Những gì diễn ra đối với Qualcomm thực sự là một cú sốc với không chỉ các chuyên gia và giới phân tích trên thế giới, mà còn là một sự kinh ngạc với chính các học giả Trung Quốc. Không ai có thể nghĩ một vụ việc như vậy lại diễn ra ở thời điểm hiện tại, khi mà dòng vốn đầu tư quốc tế đang được rút ồ ạt ra khỏi Trung Quốc và đang gây ra những hậu quả lớn cho nền kinh tế nước này, thậm chí thủ tướng Lý Khắc Cường đã phải lên tiếng trấn an các nhà đầu tư quốc tế tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos bằng một sự hứa hẹn sẽ mở rộng môi trường đầu tư kinh doanh ở Trung Quốc để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại. Vậy thì, điều gì vừa mới diễn ra?
Giới phân tích mô tả việc cáo buộc Qualcomm vi phạm luật chống độc quyền không khác gì một cái tát của Bắc Kinh vào các nhà đầu tư quốc tế, nó đang làm dấy lên sự lo ngại và hoang mang của rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài khác đang đầu tư ở Trung Quốc. Vấn đề chủ yếu ở đây không phải là việc Qualcomm có vi phạm luật chống độc quyền hay không, mà sự mạnh tay của Ủy ban phát triển và cải cách NDRC trong khoảng thời gian nhạy cảm với hoạt động đầu tư này đang tạo nên một ấn tượng xấu. 
Rất nhiều các tập đoàn lớn khác đang đầu tư tại Trung Quốc cho biết họ cũng đang bắt đầu bị giới chức Trung Quốc điều tra, trong đó có cả những ông lớn như Microsoft, Chrysler, Johnson & Johnson, Samsung, Wolkswagen. Và thậm chí đã có những lời đề nghị các khoản tiền phạt lên tới hàng chục triệu USD nếu các tập đoàn này muốn thoát khỏi những rắc rối pháp lý này một cách nhanh gọn nhất.
Tất cả những vụ việc tống tiền theo kiểu xã hội đen như thế này đang khiến hình ảnh môi trường đầu tư của Trung Quốc đang trở nên xấu hơn bao giờ hết. Bắc Kinh đang phủ sạch trơn những hứa hẹn của thủ tướng Lý Khắc Cường tại Davos bằng cách xiết chặt các tập đoàn nước ngoài và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bản địa một cách trắng trợn. 
Không chỉ phải nộp phạt khoản tiền 975 triệu USD vì cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Qualcomm còn phải cam kết sửa đổi một số điều khoản kinh doanh như giảm phí bản quyền đối với các thiết bị 3G và 4G do tập đoàn này sản xuất, điều này sẽ rất có lợi cho các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Lenovo hay Huawei. Trung Quốc đang là nhà sản xuất điện thoại di động và các thiết bị không dây lớn nhất thế giới, nhưng Bắc Kinh luôn đau đầu với khoản chi phí cao cho bản quyền sáng chế công nghệ của các tập đoàn nước ngoài, mà Qualcomm là đại diện tiêu biểu nhất.
Các chuyên gia đánh giá, điều này sẽ gây tổn hại lớn đến nền kinh tế Trung Quốc, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ lớn liên quan đến kinh tế, đó là làn sóng giảm phát đang lan tràn trên toàn cầu và đang đe dọa chính kinh tế Trung Quốc, cuộc khủng hoảng đồng Euro và đồng Yen suy yếu. 
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 1.2015 đã xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, năng lực sản xuất của các nhà máy Trung Quốc và chỉ số xuất khấu cũng giảm nghiêm trọng. Nói cách khác, đây là thời điểm Trung Quốc cần một dòng đầu tư trực tiếp nước ổn định hơn bao giờ hết để có thể tăng trưởng ổn định ít nhất là trong vòng 2 năm tới, các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn rất quan trọng đối với nền kinh tế nước này.
Thế nhưng, hành xử của Bắc Kinh lại không khác nào một sự xua đuổi các tập đoàn nước ngoài đang đầu tư ở Trung Quốc. Điều này nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi dòng thoái vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc vẫn đang ngày càng tăng, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển sang các khu vực lân cận có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. 
Trong năm 2013, tổng lượng đầu tư nước ngoài FDI của năm nền kinh tế Đông Nam Á là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippins đã vượt qua Trung Quốc khi đạt mức 128 tỷ USD trong khi Trung Quốc chỉ đạt 117 tỷ USD. Xu thế này sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong khoảng thời gian sắp tới, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và tổng cầu của thị trường này đạt đến mức bão hòa.
Tất nhiên, sẽ khó có chuyện những tập đoàn lớn như Qualcomm sẽ rời bỏ hoàn toàn thị trường Trung Quốc, khi doanh thu năm 2014 của Qualcomm tại Trung Quốc đạt đến 13 tỷ USD. Nhưng rõ ràng sự thiếu minh bạch và công bằng từ các nhà chức trách sẽ thúc đẩy các tập đoàn lớn như Qualcomm hay Microsoft chuyển dần các hoạt động sản xuất của mình sang các khu vực khác, tiếp tục đầu tư hoạt động sản xuất tại Trung Quốc là một sự mạo hiểm khi mức độ rủi ro từ các biến động chính trị tại nước này ngày càng lớn. 
Nếu như Bắc Kinh cần đưa ra một lời hứa hẹn về cải thiện môi trường đầu tư sau khi Trung Quốc bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, thì có vẻ như nó đã đưa ra một lời hứa hẹn tồi tệ nhất – một sự dối trá.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)