Monday, September 1, 2014

SỰ THẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀO NĂM 1945


NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1945,
QUỐC GIA VIỆT NAM ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT,
SAU 61 NĂM BỊ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1884-1945)

   
 Nguyễn-Huy Hùng (K1)

 Trong suốt thời gian dài hơn 60 năm qua, nhóm người Cộng sản Việt Nam theo chủ nghiã Tam Vô chuyên chính toàn trị vong nô bán nước hại dân, đã cố tình dùng những phương tiện tuyên truyền xảo quyệt gian dối lừa bịp nhân loại, bóp méo sự thật về hoàn cảnh lịch sử mà toàn dân tộc Việt Nam đã sát cánh bên nhau giành lại được Độc lập cho đất nước sau 61 năm bị Thực dân Pháp thống trị, khi Thế giới Đại Chiến II chấm dứt.
Người viết là một nhân chứng, sống trong lòng dân tộc Việt Nam trên đất nước Việt nam suốt từ Thập niên 1930 cho đến giữa Thập niên 1990, thấy có bổn phận phải ghi lại sự thật những gì đã xẩy ra trên đất nước Việt Nam, để giúp cho các thế hệ Trẻ sau này biết được sự thật về giai đoạn lịch sử này của Dân tộc Việt Nam, để thấy được những gì Cộng sản Việt Nam tiếm nhận khoe khoang phổ biến cho đến nay đều hoàn toàn không đúng với sự thật hiển nhiên đã xẩy ra.

1.- TÌNH HÌNH QUỐC TẾ KHI THẾ GIỚI ĐẠI CHIẾN II CHẤM DỨT.
 Sau khi Hoa Kỳ thả 2 quả bom nguyên tử xuống đất Nhật, san bằng 2 thành phố Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, và Nagasaki ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoàng Đế  Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Nhờ vậy, Thế giới Đại chiến II, do phe Trục Đức-Ý-Nhật chủ xướng từ năm 1939 được coi là chấm dứt hoàn toàn trên cả 5 Châu: Âu, Phi, Á, Úc, và Mỹ.
Hết Thế giới Đại chiến II, Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Cao trào các Tiểu nhược quốc Thuộc địa trên toàn Thế giới, đang bị các nước Thực dân Đế quốc da trắng đô hộ cai trị áp bức, vùng lên giành lại Độc lập Tự do cho Dân tộc mình, để xây dựng Thể chế Chính trị theo mô thức Dân chủ Tự do Tư bản.
Khối Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Viết Nga lãnh đạo (phe đối nghịch với khối Thế giới Tự do Tư bản) cũng nhân cơ hội này, dùng các tay sai người bản xứ lôi cuốn các nhóm công nông vô sản dùng bạo lực hăm dọa song hành với phương thức truyên truyền xảo quyệt, buộc quảng đại quần chúng dân lành phải đi theo dưới mỹ từ làm Cách mạng giải phóng quê hương, để bành trướng thế lực nhằm thực hiện sách lược Xích hoá toàn Thế giới theo chủ nghĩa Cộng sản Tam Vô chuyên chính. Tại Việt Nam có tay sai bán nước hại dân là Hồ Chí Minh và nhóm đồng chí theo Quốc tế Cộng sản.
 2.- HOÀN CẢNH DÂN TỘC VIỆT NAM VÀO NĂM 1945.
 A.- Trong nước, vào ngày Chủ Nhật 11 tháng 3 năm 1945 (hai ngày sau khi quân Nhật lật đổ Pháp nắm toàn quyền cai trị Đông Dương), Vua Bảo Đại được Vua Nhật giúp tái lập Quốc Gia Việt Nam Độc Lập (thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam) trong Khối Đại Đông Á do Nhật chủ xướng. Ông Trần Trọng Kim đã được Vua Bảo Đại cử làm Thủ Tướng thành lập chính phủ điều hành Quốc gia, và ban bố chương trình hưng quốc vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó quy định Quốc Kỳ là cờ Quẻ Ly, nền vàng giữa có biểu tượng Quẻ Ly mầu đỏ nằm dọc theo bề dài nền cờ (2 vạch dài liền, nằm song song 2 bên 1 vạch đứt quãng chính giữa, trông như chữ CÔNG của Hán tự). Quốc Ca là bài“Việt Nam minh châu trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân.
Việt Nam minh châu trời Đông!
Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng!
Non sông như gấm hoa uy linh một phương,
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi,
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời.
Máu ai còn vương cỏ hoa,
Giục đem tấm thân xẻ với sơn hà.
Giơ tay cương quyết, Ta ôn lời thề ước.
Hy sinh tâm huyết, Ta báo đền ơn nước.
Dầu thân này nát tan tành gói da ngựa cũng cam,
Thề trọn niềm trung thành với sơn hà nước Nam.

Khoảng hơn 5 tháng sau, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945 (hai ngày sau khi Vua Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh do Hoa Kỳ lãnh đạo), các đoàn thể Công chức và quần chúng Việt Nam họp mít tinh trước Nhà Hát Lớn tại Hà nội, để ủng hộ ông Trần Trọng Kim tiếp tục làm Thủ Tướng. Nhưng, đã bị nhóm Việt Minh của Hồ Chí Minh trà trộn vào lèo lái biến thành cuộc xuống đường đòi Chính phủ Trần trọng Kim từ chức. Đồng thời, nhóm Hồ Chí Minh và Việt Minh cũng đưa người vào Huế làm áp lực buộc Vua Bảo Đại phải thoái vị, để nhường quyền cho nhóm Việt Minh thành lập các Ủy ban Nhân dân Cách mạng thay thế các tổ chức hành chánh của Chính phủ Trần trọng Kim.
B.- Nơi Hải ngoại, những nhà yêu nước thuộc các Phe nhóm và Đảng phái Cách mạng Nhân bản Việt Nam chống Thực dân Pháp, đang lưu vong bên Trung Hoa Lục địa(trong đó có cả nhóm Việt Minh và Hồ Chí Minh*), được Chính quyền Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch bảo trợ giúp hoàn cảnh cho ngồi lại với nhau, lập ra một tổ chức đoàn kết hợp nhất với danh hiệu VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI (VNCMĐMH) do Cụ Nguyễn Hải Thần làm Chủ Tịch.
[Ghi chú *: Hồ Chí Minh bị chính quyền tỉnh Quảng Tây bắt giam vào tháng 10 năm 1942 trong ngục tối ở Tĩnh Tây, vì hoạt động gián điệp cho Cộng sản Nga trên đất Trung Hoa Dân Quốc, đến tháng 5-1943 bị giải sang Liễu Châu. Cụ Nguyễn Hải Thần và các nhà Cách mạng Nhân bản Việt Nam chống Pháp đang lưu vong bên Trung Hoa, thấy Hồ Chí Minh và phe Việt Minh của hắn ta cũng đang hoạt động đấu tranh chống Thực dân Pháp, nên đã vì tình nghiã Đồng bào không kỳ thị khuynh hướng chính trị Cộng sản mà Hồ Chí Minh đang theo, đồng lòng vận động bảo lãnh xin cho Hồ Chí Minh được tha ra khỏi ngục tù của Trung Hoa Dân Quốc, để cùng nhau hợp tác tiếp tục công cuộc chống Pháp và Nhật giành lại quyền Tự do Độc lập cho Dân tộc và quê hương Việt Nam. Hồ Chí Minh được tha vào ngày 10 tháng 9 năm 1943.]
Vào ngày 28-8-1945, trong khi quân đội Mỹ đổ bộ lên chiếm đóng đất Nhật Bản thua trận đầu hàng, thì 5 Đoàn quân Trung Hoa Dân Quốc của ông Tưởng Giới Thạch đại diện Liên Hiệp Quốc do Tướng Lư Hán chỉ huy, cũng tiến vào Việt Nam bằng 5 ngả : Lạng Sơn, Lào kay, Lai Châu, Hà Giang, Móng Cáy, để thực hiện việc giải giới quân Phiệt Nhật tại phiá Bắc Vĩ Tuyến 16 của Bán đảo Đông Dương. Đi theo các Đạo quân Trung Hoa này, có các toán thuộc Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội về theo, để phối hợp cùng các Đoàn thể Việt Nam đấu tranh ở trong nước, thành lập Chính phủ Liên Hiệp gồm thành phần đại diện của mọi Phe nhóm Đảng phái, cũng như vận động quần chúng tham gia ứng cử và bầu cử đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến cho Việt Nam. Mọi chuyện tiến hành êm đẹp, Hồ Chí Minh(thuộc phe Việt Minh Cộng sản chiếm đa số trong Quốc Hội) được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên Hiệp, Cụ Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, và cựu Hoàng Bảo Đại (ông Vua thoái vị) được mời làm Cố vấn cho Hồ Chí Minh Chủ Tịch Chính phủ Liên Hiệp.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí minh, đại diện Chính phủ Liên Hiệp đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trước đông đảo Đồng bào Việt Nam tham dự cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình* ở Hà Nội. [*Vườn hoa Ba đình thời Pháp thuộc gọi là vườn hoa Con Cóc, một bùng binh (rond point) ở giữa có những tượng con cóc bằng đồng đúc, ngồi quanh một chiếc hồ phun các vòi nước từ miệng ra, được xây dựng trước Phủ Toàn quyền Pháp cũ, đã được ông Trần Huy Lai Đốc lý Hà Nội thời Chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là Quảng trường Ba Đình từ ngày 3 tháng 8 năm 1945.]
Ngày 28 tháng 1 năm 1946, quân đội Vương Quốc Anh (England) đại diện tổ chức Liên Hiệp Quốc, đổ bộ xuống Saigon để phụ trách việc giải giới quân Phiệt Nhật tại các vùng ở miền Nam Vĩ Tuyến 16 của Bán đảo Đông Dương. Quân Anh đã dung túng cho nhóm 200 quân Pháp tháp tùng để tái chiếm miền Nam Việt Nam, và ngày 4 tháng 2 năm 1946 Pháp đã công khai tuyên bố thành lập Chính quyền Hành chánh cai trị dưới danh xưng Nam Kỳ Tự Trị. [Trong thời Pháp thuộc từ trước năm 1945, Nam phần Việt Nam là một nhượng địa cho Pháp gọi là Cochinchine có hệ thống Hành chánh cai trị riêng biệt không lệ thuộc Hoàng triều An-Nam, y như trường hợp nhượng địa Hồng Kông của Trung Hoa cho Vương Quốc Anh vậy.]
Lợi dụng cơ hội này, Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ Liên Hiệp đã gian manh tổ chức TUẦN LỄ VÀNG, kêu gọi nhân dân Việt Nam đóng góp vàng để mua súng chống Pháp tái xâm lăng Việt Nam. Nhưng thực tế, Hồ Chí Minh đã dùng số vàng thu được để đút lót (hối lộ) mua chuộc Tướng Lư Hán và các Tướng, Tá trong Ban Tham mưu quân Tầu tại Hà Nội cũng như tại các thành phố có quân Tầu đang trấn đóng, làm ngơ cho phe Việt Minh và Hồ Chí Minh mở các cuộc hành quân Cảnh sát tiêu diệt thành viên các Đảng phái Quốc gia không thuận theo Cộng sản, để chiếm độc quyền cai trị dân tộc Việt theo Chế độ Cộng sản Quốc tế do Liên Xô Viết Nga lãnh đạo.
Trong cùng lúc đó, Hồ Chí Minh và nhóm Việt Minh lén lút tiếp xúc rồi ký Hiệp ước Sơ bộ với Saintenay (đại diện Pháp) vào lúc 4 giờ chiều ngày 6 tháng 3 năm 1946 tại căn nhà số 38 đường Lý Thái Tổ Hà Nội. Theo bản Hiệp ước, thì Chính phủ do Hồ Chí Minh lãnh đạo thoả thuận cho Pháp được tự do đổ quân chiếm đóng nhiều Tỉnh trọng yếu tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam (kể cả Thủ đô Hà Nội). Các đảng phái chính trị không Cộng sản trong Chính phủ Liên Hiệp tổ chức biểu tình chống đối, đã bị Hồ Chí Minh và phe Việt Minh gian manh xảo quyệt phao tin vu khống là các Đảng phái Quốc gia cấu kết với Pháp phản bội Tổ quốc, để công khai dùng Binh lực và Công An tổ chức các cuộc hành quân thẳng tay tiêu diệt các thành phần đối lập với Cộng sản, ngay tại Hà Nội và tại các Tỉnh khác mà quảng đại quần chúng sợ bị liên lụy không dám phản kháng.
Cụ Nghuyễn Hải Thần đã được anh em Đồng Minh Hội đưa trốn thoát khỏi HàNội lên thị xã Lạng Sơn, và được anh em Phục Quốc Quân tại đây hộ tống trốn sang Tầu qua cửa Ải Nam Quan tại Đồng Đăng, bản thân người viết lúc đó là một thành viên trong đoàn hộ tống cụ Nguyễn Hải Thần sang Bình Tường bên đất Trung Hoa.
Đêm 19 tháng 12 năm 1946, chiến tranh giữa quân Pháp và quân Việt Minh bùng nổ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, vì tranh chấp thương thảo chia chác quyền cai trị đất nước giữa Việt Minh và Pháp không êm xuôi. Quân của Hồ Chí Minh thua phải bỏ Thủ đô Hà Nội và nhiểu Thành phố trọng yếu khác để rút vào rừng vùng Việt Bắc (gọi là Bưng).Trước khi rút vào bưng, Hồ Chí Minh ra lệnh bắt buộc nhân dân Việt Nam cả thành thị lẫn thôn quê, phải thực hiện chính sách “Tiêu thổ kháng chiến” (tức là phá bình địa tất cả các nhà gạch to lớn đồ sộ của tư nhân, cũng như cơ sở công cộng, Nhà Thờ, Đình, Chùa, đào đường đắp mô, phá cầu cống…) gọi là chiến lược chống Pháp tái xâm lăng. Nhưng mục đích thực sự sâu xa của việc làm này là, để thực hiện bước đầu tiên bần cùng vô sản hoá toàn dân, chuẩn bị xây dựng chế độ vô sản chuyên chính độc tài tàn bạo theo mô hình của Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Viết Nga chỉ đạo.
Thời gian tiếp theo, dân chúng phải sống dưới cảnh một cổ 2 tròng, y như thời gian từ 1940 đến 1945 bị Pháp và Nhật song hành cai trị. Công việc làm ăn mưu sinh hàng ngày của dân chúng rất khổ cực, và luôn luôn lo lắng cho phần an ninh cá nhân và gia đình, vì hệ thống Công an của cả 2 bên Pháp và Việt Minh hoạt động khủng bố ngày đêm rất là tàn bạo.
Mãi đến giữa năm 1947, những thành phần Nhân Sĩ Quốc Gia sống sót sau chiến dịch Cộng sản tiêu diệt hồi đầu năm 1946, ngồi lại với nhau tìm giải pháp giành lại Độc Lập cho đất nước bằng đường lối hoà bình, và đã quyết định mời Cựu Hoàng Bảo Đại đang lưu vong tại Hồng Kông, đứng ra thương thuyết với Chính phủ Pháp về việc tái thiết một Quốc Gia Việt Nam Độc lập Thống nhất trong Khối Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương. Năm 1946 sau khi ký Hiệp ước Sơ bộ tại Hà Nội với Saintenay, Hồ Chí Minh cũng đã sang Pháp thương thuyết nhưng đã bị thất bại ê chề.
Ngày 19 tháng 8 năm 1947 tại Hồng Kông, Cựu Hoàng Bảo Đại chấp nhận lời kêu gọi đứng ra tiếp xúc với Chính phủ Pháp, và ngày 5 tháng 6 năm 1948, Hiệp định Hạ Long được ký kết giữa Thủ Tướng Chính phủ Trung Ương Nguyễn văn Xuân đại diện Việt Nam Thống Nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam, và ông Bollaert đại diện Chính phủ Pháp (trước sự chứng kiến của Cựu Hoàng Bảo Đại) trên chiến hạm Duguay Trouin của Hải quân Pháp đậu tại Vịnh Hạ Long, Bắc phần Việt Nam. Hiệp định công nhận Quốc Gia Việt Nam Độc Lập Thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam trong Khối Liên Hiệp Pháp, có Chính phủ độc lập và Quân đội riêng, cũng như có toàn quyền thiết lập bang giao với mọi nước trên toàn Thế giới ngoài nước Pháp, về Kinh tế và Khoa học Kỹ thuật thì ưu tiên giao dịch với Pháp và các nước thuộc Khối Liên Hiệp Pháp. (Khối Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương lúc đó gồm 3 nước Việt nam, Lào, Cao Miên, và tại Phi Châu gồm các nước Algéria, Tunisia, Maroc, và Sénégal.)
Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam, được định lại là nền vàng với biểu trưng quẻ Càn mầu đỏ (3 vạch dài bằng nhau) nằm dọc chính giữa suốt bề dài  của cờ, trong dân gian thường gọi nôm na là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Quốc Ca* là bài “Tiếng gọi Công dân”, nguyên là bài “Sinh viên hành khúc” nhạc của Lưu Hữu Phước, lời do một ủy ban sinh viên Đại học Hà Nội đặt gồm 3 Đoạn và 1 Điệp khúc. Bài “Sinh viên hành khúc” được các sinh viên trình bầy hợp ca lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 3 năm 1942, trong buổi trình diễn văn nghệ do sinh viên tổ chức tại Viện Đại Học Hà Nội, để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện mà sinh viên Y Khoa Đại học Hà Nội đến thực tập. (*ghi chú: Quốc Ca chỉ dùng có Đoạn I của bài “Sinh viên hành khúc” mà thôi. Tên bài hát được đổi thành “Tiếng gọi Công dân”, và các từ “Sinh viên” trong bài ca đổi thành từ “Công dân”.)
Đoạn I.
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên.
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn trông gai vững lòng chi sá.
Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
(Điệp khúc)
Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!

Đoạn II.
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vẫn còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát, Trần Quốc Tuấn.
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang ta thắp hương nguyền.
(trở lại Điệp khúc)…

Đoạn III.
Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng!
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai,
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
(trở lại Điệp khúc)…

Vào tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, một phong trào Thanh niên Tiền phong được tổ chức tại miền Nam Việt Nam, nhóm này lấy bài “Sinh viên hành khúc”dùng làm Đoàn Ca, nhưng đổi tên bài hát là “Tiếng gọi Thanh niên” và các từ “Sinh viên”được thay bằng từ “Thanh niên”.
Sau khi Quốc Trưởng Bảo Đại bị ông Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế vào ngày 23 tháng 10 năm 1955, miền Nam Việt Nam thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Quốc hội Lập Hiến năm 1956 đã quyết định tiếp tục dùng bài “Tiếng gọi Công dân” làm Quốc Ca (nhưng lời ca được đổi lại như ghi dưới đây), và Quốc Kỳ cũng vẫn là Cờ Quẻ Càn của thời Quốc Gia Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại, và hiện nay tập thể các Cộng Đồng Người Việt lưu vong tỵ nạn Cộng sản trên toàn Thế giới vẫn tôn trọng là Quốc Ca và Quốc Kỳ chính thống gốc Việt của mình:
Này Công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng,
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi,
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
(Điệp khúc)
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bở!
Thoát cơn tàn phá vẻ vang đời sống,
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

Kể từ sau khi Đại diện Việt Nam và Đại diện Pháp ký Hiệp Ước Hạ Long ngày 5 tháng 6 năm 1948 trở đi, Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại đứng đầu, được cả trăm nước trên toàn Thế giới lần lượt tuyên bố công nhận, và trao đổi cơ sở Ngoại Giao với hàng Đại Sứ. Trong khi đó Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chí Minh và phe Việt Minh cướp đoạt ôm giữ từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 cho đến lúc đó tháng 6 năm 1948, vẫn không được một nước nào trên Thế giới nhìn nhận, kể cả Liên Xô Nga và các nước trong khối Cộng sản theo Nga.
Quốc Trưởng Bảo Đại đã chính thức công khai gửi lời mời Hồ Chí Minh và nhóm Việt Minh hợp tác chấm dứt chiến tranh, để cùng toàn dân xây dựng kiến thiết đất nước mau hùng mạnh thịnh cường. Nhưng vì Hồ Chí Minh là đảng viên trung kiên của Quốc tế Cộng sản luôn luôn phải tuân hành lệnh của Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Viết Nga chỉ đạo, nên đã từ chối và tiếp tục được Nga Xô và Trung Cộng yểm trợ đẩy mạnh chiến tranh du kích khủng bố dân lành không cho làm ăn phát triển kinh tế, đốt làng xóm, phá hoại cầu đường giao thông, và các cơ sở công cộng tiện ích xã hội do Chính phủ Quốc Gia Việt Nam xây dựng để phục vụ quảng đại quần chúng tại các thành thị và thôn quê.
 3.- ĐỂ KẾT LUẬN.
Qua các sự kiện lược kể trên đây, chúng ta thấy rõ ràng nhóm Hồ Chí Minh và Việt Cộng không hề có công đấu tranh giành lại Độc lập Tự do, hay làm cách mạng để đem lại hạnh phúc ấm no cho Dân tộc và phồn vinh cho quê hương Việt Nam. Tất cả những gì Cộng sản khoe khoang vơ vào bấy lâu nay, đều là xảo trá láo khoét, trâng tráo vô liêm sỉ của nhóm mafia vong nô tay sai của Quốc tế Cộng sản nay đã tan rã. Sự thật bao giờ cũng vẫn là sự thật, cây kim dù bọc kỹ lưỡng đến đâu, lâu ngày cũng sẽ bị rỉ sét làm lòi ra giữa ánh sáng mặt trời      
Thật đáng tiếc cho vận nước Việt Nam gặp thời bĩ cực, nếu không có bọn Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Nga lãnh đạo thúc đẩy yểm trợ cho tên tay sai đại gian manh xảo quyệt Hồ Chí Minh và nhóm đồng chí Việt Minh Cộng sản của hắn thực hiện cái gọi là cách mạng muà Thu 1945, thì nước Việt Nam Độc lập thống nhất từ ngày 11-3-1945 dưới quyền lãnh đạo của cựu Hoàng Bảo Đại có thể đã theo thể chế chính trị Quân chủ Lập hiến như Anh quốc, Nhật bản, Thái Lan…, thì dân tộc Việt Nam đâu có phải tốn bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ một cách vô ích và đất nước bị bom đạn tàn phá suốt mấy chục năm chiến tranh.
Suốt 35 năm qua đất nước không còn chiến tranh nữa mà quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục sống cuộc sống khổ cực như nô lệ thời Phong kiến Thực dân, các quyền tự do nhân bản của con người trong một nước độc lập không được tôn trọng bảo vệ dưới ách cai trị chuyên chính độc đảng tàn bạo vô nhân đạo của bè lũ độc tài Việt Cộng nay đã trở thành nhóm Phong kiến Thực dân đại tư bản Đỏ vong nô bán nước hại dân !!!
Tất cả những điều trình bầy trên đây đều là những sự kiện thật đã xẩy ra, và là những dấu ấn được khắc ghi sâu đậm trong bộ não của người viết, theo thời gian chung sống hoà đồng cùng dân tộc đồng bào của mình ngay trên đất nước Việt Nam, chớ không hư cấu tưởng tượng cường điệu để tuyên truyền.
Quý Vị độc giả có toàn quyền tự do phân định giả chơn, và tự quyết định nên đứng vào hàng ngũ những người đang tranh đấu hỗ trợ quảng đại quần chúng dân tộc Việt Nam ở trong nước, đẩy mạnh cuộc đấu tranh loại trừ bè lũ Việt Cộng gian xảo vô nhân đạo, để giành lại Tự do Dân chủ Nhân quyền và cuộc sống bình đẳng ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc Việt Nam, đã bị bọn bạo quyền này tước đoạt từ hơn nửa Thế kỷ nay, hay vì lợi ích riêng tư vị kỷ cá nhân cố tình giả ngộ ngu ngơ tiếp tục tin theo lời tuyên truyền xảo trá gian ngoan mời gọi nịnh vuốt ngọt ngào của bè lũ phản dân hại nước Cộng sản VN này, mà hoà hợp hoà giải quên đi quá khứ tàn bạo khát máu của chúng đối với dân tộc suốt hơn 60 năm qua, và làm ăn buôn bán cộng tác tiếp tay cho chúng có thêm thời cơ kéo dài cường quyền tiếp tục bán nước hại dân lâu thêm nữa.

 
Little Saigon, Orange County, California.
NGUYỄN-HUY HÙNG.

 Nguồn:http://colhungnguyen.webs.com/SuthatlichsuVNnam1945.html

Bài học Ukraine cho Việt Nam

Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Ðến năm 2013, chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng, Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam.


 Hai dân quân thân Nga canh chừng một vùng ngoại ô Mariupol, Ukraine. (Hình minh họa: Francisco Leong/AFP/Getty Images)

Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm tỏa của sân nhà; nhưng cạnh đó còn thêm nỗi quan ngại sâu xa rằng thay đổi thể chế tại Ukraine (hay Việt Nam) sẽ lan rộng để trở thành mối đe dọa cho sự sống còn (existential threat) của hệ thống cầm quyền chuyên chế trong chính nước họ.

Do đó, vào năm 2013, khi nhà nước thân Nga tại Ukraine bị dân chúng biểu tình chống đối, Moscow đã có những đề nghị vô cùng hào phóng nhằm giảm 50% giá khí đốt cộng thêm $15 tỉ trợ giúp kinh tế để cứu vớt cho Tổng Thống Viktor Yanukovich không bị lật đổ; ngược lại khi cách mạng quần chúng thành công và Ukraine có triển vọng sẽ ký kết hiệp ước tham gia Liên Hiệp Âu Châu, Putin đã không ngần ngại tung ra mọi thủ đoạn kinh tế và quân sự để nước này nếu không trở lại quỹ đạo của Nga cũng sẽ mãi mãi bị chia rẽ và suy yếu.

Phong trào quần chúng tại Ukraine dù chống phe thân Nga nhưng không hề có mục tiêu trở thành bàn đạp bành trướng dân chủ sang cường quốc lân bang. Ngược lại Putin có quan điểm hoàn toàn đối nghịch xem một nước Ukraine dân chủ và cải cách như mối đe dọa trực tiếp cho hệ thống cầm quyền tại Nga, vì ông sợ dân Nga sẽ bị kích động để lật đổ ngôi vị tổng thống của chính mình. Cá nhân ông Putin tự xem mình là đấng cứu rỗi để mang nước Nga trở lại vai trò cường quốc sau một thời gian dài bị Tây phương xem thường từ sau Chiến Tranh Lạnh, nên mọi toan tính liên hệ đến vai trò của ông tức nhằm ngăn trở sự trỗi dậy của nước Nga.

Chúng ta có thể liên hệ đến Bắc Kinh mang quan điểm tương tự đối với Việt Nam. Cũng thế, Tây phương xem việc Ukraine xích gần với Âu Châu như tiến trình tự phát theo đòi hỏi của quần chúng mong muốn dân chủ chớ không phải do Tây phương dàn cảnh và xúi giục trong chiến lược siết chặt vòng vây phong tỏa nước Nga; ngược lại Putin đánh giá đây là bước kế tiếp trong những toan tính của NATO để lật đổ chính quyền hợp pháp tại Nga. Cuộc đối đầu xảy ra tại Ukraine có thể ví như tranh chấp giữa hai loại người sống ở sao Hỏa và sao Thủy vốn mang quan điểm trái ngược nên thái độ vô cùng khác biệt, và điều không may là sự kiện tương tự có thể tái diễn tại Việt Nam.

Ông Putin nhanh tay chiếm đoạt Crimea để phòng trường hợp chính quyền cách mạng Kiev hủy bỏ hiệp ước quân sự cho phép Hạm Ðội Hắc Hải đặt bản doanh tại cảng Sevastopol, và ngăn ngừa không cho hải cảng tối quan trọng này trở thành căn cứ quân sự của NATO. Người ta có thể tiên liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng giống vậy dù với cung cách hành xử khác đi, nhưng mục tiêu vẫn nhằm ngăn cản không cho Mỹ sử dụng Cam Ranh do vị trí quan trọng chiến lược nhìn ra Biển Ðông - cho dù là nhà nước Việt Nam có sẽ thân Trung Quốc hay không.

Nga trả giá đắt vì các biện pháp phong tỏa kinh tế của Tây phương nhưng ông Putin không vì đó mà lùi bước. Khi nước lớn tự xem quyền lợi cốt lõi bị xâm phạm thì họ sẽ chấp nhận các mất mát vô cùng to lớn để thỏa mãn tham vọng - giống như Hitler đến giờ phút cuối vẫn tự xem mình là cứu tinh cho dù đã đưa dân tộc Ðức đến thảm họa lịch sử. Hơn nữa, trong tình trạng căng thẳng, các nhà lãnh đạo độc tài rất khó thối lui vì quyền lực của họ đặt trên nền tảng của tinh thần dân tộc vốn bị khơi dậy và đang bùng phát rất mạnh - sự kiện này, một lần nữa có thể sẽ lại tái diễn tại khu vực Ðông Á.

Ngược lại những biện pháp cấm vận sẽ khiến nền kinh tế Tây phương vốn chưa phục hồi càng thêm chậm lại. Dân chúng càng bất mãn nên các nước Âu Châu sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị chia rẽ. Tổng Thống Putin tính toán mở rộng thương mại với Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy (như Nam Mỹ) để bù đắp cho các thiệt hại do lệnh phong tỏa từ Âu-Mỹ. Nếu thành công, Nga sẽ là nước đầu tiên phá vỡ chính sách phong tỏa kinh tế của Tây phương. Nga sẽ chứng minh được rằng một khối kinh tế mới có thể được thành hình đủ khả năng đối đầu với sức mạnh quan trọng nhất của Âu-Mỹ, khi đó một trật tự thế giới mới mà Tây phương không còn nắm vai trò chủ động mới thật sự bắt đầu, những nước như Iran hay Cuba không còn sợ bị Hoa Kỳ cô lập nữa.

Bắc Kinh theo dõi kỹ lưỡng phản ứng của Mỹ tại Ukraine. Nga và Trung Quốc đều có lợi thế sân nhà nên dùng đủ mọi thủ đoạn công khai hay mờ ám nhằm tạo áp lực lên các nước lân bang.

Trong khi đó Ukraine (và Việt Nam) lại không nằm trong khu vực an ninh cốt lõi của Mỹ. Trường hợp Nga tấn công Tây-Âu hay Trung Quốc đe dọa nền an ninh Nhật-Hàn thì Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp, nhưng ngược lại không thể có chiến tranh giữa Mỹ-Nga-Hoa do các xung đột biên giới hay lãnh hải với Ukraine hay Việt Nam, nhất là khi hai nước này không có liên minh quân sự với Tây phương. Cho đến nay Âu-Mỹ-Nhật vẫn không có biện pháp răn đe hữu hiệu đáp trả khi Nga-Hoa dùng các kế hoạch xâm lăng phi quy ước (non-conventional aggression) vào những nước láng giềng yếu kém. Trung Quốc sử dụng tàu kiểm giám phun vòi rồng; Nga dùng quân nhân ngụy trang thành dân sự; bước kế tiếp sẽ là những leo thang mới, dù tác động chính trị rất sâu xa nhưng vẫn không đủ để trở thành một cuộc đối đầu quân sự giữa các cường quốc.

Ngược lại Âu-Mỹ cũng phải tự xét lại chính sách ngoại giao của chính mình: NATO có thể nào tiếp tục thu nhận thành viên mới trong khi dân chúng Tây phương không hề có quyết tâm bảo vệ trong trường hợp bị xâm lược? Hoa Kỳ có thể thành hình hay tăng cường những liên minh quân sự nào (như với Úc-Nhật) mà họ có thể tin tưởng vào đồng minh, và quyền lợi đủ thiết yếu để họ phải giữ trọn lời cam kết?

Trở lại Ukraine, trong khi mục tiêu của cuộc cách mạng quần chúng là thiết lập nền dân chủ kiểu Tây phương thì nay bị Nga dùng mọi thủ đoạn để phá hỏng. Chính quyền tại Kiev thay vì tập trung chống tham nhũng, cải tổ hệ thống luật pháp và hành chính để phục hồi kinh tế nhưng nay bị chi phối vào các đe dọa quốc phòng. Mùa Hè đang chấm dứt, người dân Ukraine bi quan nhìn đến một mùa Ðông thiếu khí đốt trong lúc chi phí chiến tranh ngày càng đè nặng. Một nước nhỏ, xã hội bị phân hóa và nhà nước yếu luôn là mục tiêu cho nước lớn lũng đoạn. Nhà cầm quyền độc tài vốn dễ bị hăm dọa hay mua chuộc, còn một chính quyền dân chủ nhưng phôi thai lại dễ bị phá hoại!

Một điểm đáng lưu ý là Thượng Nghị Sĩ McCain đã sang Ukraine vào Tháng Mười Hai, 2013 khi cao trào dân chủ chống Nga đang lên, nay ông lại vừa sang Việt Nam vào Tháng Tám khi tình hình Việt-Trung trở nên căng thẳng. Ông McCain là người có nhiều uy tín thuộc cánh diều hâu, ông chủ trương phát huy vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu và đã hô hào giội bom Syria, cung cấp thiết bị cho Ukraine, ngược lại với hành pháp vốn thi hành chính sách ngoại giao thường tỏ ra thận trọng hơn nhiều.

Trong cuộc đấu trí giữa các cường quốc thì nguyện vọng dân tộc của những nước nhỏ thường bị bỏ quên. Nhưng chính khát vọng dân chủ của người dân Ukraine đã làm thay đổi bàn cờ Âu Châu. Ðất nước của họ phải trả giá bằng chiến tranh và đối diện với tương lai vô cùng bấp bênh chính là những thách đố không may cho thân phận nhược tiểu. Liệu các nhà dân chủ có đủ kiên cường và tài ba để thu phục lòng dân và lèo lái con thuyền đất nước trong phong ba bão táp, câu hỏi này chỉ có dân tộc Ukraine - và Việt Nam - mới tự tim ra lời giải đáp.

08-31- 2014 3:56:56 PM
Ðoàn Hưng Quốc
Theo Người Việt

Cựu công an lừa chạy việc liên quan đường dây trộm chó

(Baodatviet) - Nghi ngờ đối tượng hứa xin việc cho con em mình là kẻ lừa đảo, người nhà đã âm thầm báo công an khi đưa tiền cho y lo chuyện thủ tục.
Đối tượng là Lê Minh Vương (29 tuổi, ngụ ấp Tường Tư, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) trước đây từng là cán bộ Phòng Truy nã (PC52) Công an tỉnh Bạc Liêu. Đến năm 2012, Vương bị tước quân tịch do liên quan đến đường dây trộm chó.
Liên quan đến vụ lừa chạy việc, khoảng 13h40 chiều 1/9, Cảnh sát 113 Công an tỉnh Cà Mau đã bắt quả tang Vương tại quán cà phê Ngọc Dung (khóm 3, phường 7, TP.Cà Mau) khi Vương đang nhận 10 triệu đồng tiền chạy việc từ chị H.Th.M (24 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi).
Theo người nhà chị chị M, trước đó qua giới thiệu của người quen, chị M gặp Vương. Trong lần gặp mặt đầu tiên, biết chị M vừa mới tốt nghiệp y sĩ nên Vương “nổ” rằng mình là cán bộ Chi cục Thuế TP.Cà Mau.
Vương hứa xin việc cho chị M vào làm tại Bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau, với điều kiện chị M phải chung chi cho Vương 50 triệu đồng. Trong đó, nhận trước 10 triệu đồng (tiền lo thủ tục, hồ sơ), khi xong thủ tục sẽ lấy thêm 15 triệu đồng, kèm theo biên nhận Vương có nhận tiền. Số tiền 25 triệu đồng còn lại Vương sẽ lấy khi nào chị M vào làm việc ổn định.
Lê Minh Vương cùng tang vật
Lê Minh Vương cùng tang vật
Chiều 1/9, Vương hẹn chị M đến quán cà phê Ngọc Dung để lấy trước 10 triệu đồng. Nghi ngờ “ân nhân”của mình là kẻ lừa đảo, người nhà chị M nhờ người quen xác minh tại Chi cục Thuế TP.Cà Mau không có ai tên Vương nên trình báo công an. Khi Vương nhận 10 triệu đồng từ tay chị M thì bị lực lượng chức năng ập vào bắt quả tang.
Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ 10 triệu đồng và một số giấy tờ có liên quan để tiếp tục điều tra làm rõ.
Đây không phải lần đầu xảy ra trường hợp cựu công an có những hành động lừa đảo, trước đó cũng xảy ra một trường hợp khác tương tự.
Theo đó, ngày 30/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an tỉnh Quảng Nam) bắt khẩn cấp Nguyễn Cao Giới (27 tuổi, nguyên công an viên thôn Tĩnh Thủy, xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan chức năng đọc lệnh bắt Giới tại nhà.
Cơ quan chức năng đọc lệnh bắt Giới tại nhà.
Theo điều tra, khoảng tháng 10/2013, Giới gặp chị Hà (ngụ tại TP Tam Kỳ), giới thiệu công tác tại PC46. Thấy người phụ nữ nói đang bị Phòng mời tới làm việc vì nghi vi phạm pháp luật trong quá trình kinh doanh, anh ta đặt vấn đề “lo giúp” nếu chi tiền.
Tương tự, viên cảnh sát dỏm cũng gặp cặp vợ chồng khác, giới thiệu rất thân thiết với lãnh đạo và hứa “chạy” cho họ trong một vụ án PC46 đang điều tra. Để tạo lòng tin, trong quá trình gặp gỡ, Giới luôn mặc cảnh phục, mang theo các công cụ hỗ trợ như còng số 8, roi điện...
Cơ quan điều tra xác định, với thủ đoạn trên, Giới đã chiếm đoạt của các bị hại ít nhất 50 triệu đồng. Khám xét nhà của Giới, công an thu một số tang vật liên quan.

Thanh Giang (Tổng hợp DVO, VNE)

Xe lao xuống vực, khoảng 10 người thiệt mạng

Vào hồi 20 giờ ngày 1-9, xe khách chất lượng cao Sao Việt loại 2 tầng giường nằm chạy từ hướng Lai Châu về Hà Nội, khi đến Km 19 Quốc lộ 4D (tính từ TP Lào Cai) - địa phận giáp ranh giữa xã Trung Trải (Sa Pa) với xã Tòng Sành, huyện Bát Xát - thì tông vào 1 chiếc xe 4 chỗ và lao xuống vực sâu khoảng 200 m, mang theo toàn bộ hành khách trên xe.

Nạn nhân vụ tai nạn đang được sơ cứu
Nạn nhân vụ tai nạn đang được sơ cứu
 Xe lao xuống vực, khoảng 10 người thiệt mạng

Xe lao xuống vực, khoảng 10 người thiệt mạng
 
Theo các phóng viên có mặt tại hiện trường, chiếc xe khách bị nạn được cho là chở hơn 40 người. Đến 22 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa lên khỏi vực 40 người, trong đó khoảng 10 người đã thiệt mạng. Tài xế tên là Nguyễn Đình Thọ nằm trong số những người đã tử vong.

Chiếc xe 4 chỗ được cho là đã va chạm với xe khách Sao Việt Ảnh: TT&VH
Chiếc xe 4 chỗ được cho là đã va chạm với xe khách Sao Việt Ảnh: TT&VH

Đến gần 23 giờ, lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục làm việc trong khó khăn vì từ mặt đường xuống khe sâu hàng trăm mét, trời tối và rừng rậm, đất đá lởm chởm.

Một mảnh vỡ của xe khách- ảnh facebook Lào Cai online
 Một mảnh vỡ của xe khách- ảnh facebook Lào Cai online
 
Trong đêm 1-9, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã lên hiện trường vụ tai nạn. Ông đánh giá đây là tai nạn nghiêm trọng. Hiện tỉnh Lào Cai đã điều động hàng chục xe cứu thương với các y, bác sĩ cùng với thuốc men và phương tiện cần thiết tới hiện trường để cấp cứu các nạn nhân.
Thứ Hai, 23:09  01/09/2014
N.Quyết - B.T.Q

Quan chức Bắc Kinh bị la ó ở Hong Kong

BBC-08:31 GMT - thứ hai, 1 tháng 9, 2014
Dân biểu Gary Fan Kwok-wai giương biểu ngữ phản đối trước bài phát biểu của ông Lý Phi
Các nhà đấu tranh dân chủ Hong Kong đã làm gián đoạn một bài phát biểu về thay đổi trong bầu cử của quan chức Trung Quốc.
Họ đã la lớn các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chỉ trích Bắc Kinh không giữ lời hứa về việc cho Hong Kong được bầu lãnh đạo trực tiếp.
Hôm Chủ nhật 31/8, chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất đề cử trực tiếp cho vị trí trưởng quan hành chính đặc khu năm 2017.
Quyết định này đã khiến các nhóm vận động dân chủ tức giận.
Khi ông Lý Phi, Phó Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, chuẩn bị đọc bài phát biểu tới các quan chức Hong Kong, mới lên diễn đàn thì một số dân biểu và người biểu tình đứng dậy, giương biểu ngữ và hô lớn: "Chính quyền trung ương thất hứa, thật hổ thẹn".
Những người này sau đó bị cảnh vệ dẫn đi. Truyền hình địa phương cho thấy cảnh sát đã dùng súng bắn hơi cay vào những người tập trung bên ngoài sảnh họp.
Ông Lý được nói đã tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông nói bất cứ lãnh đạo nào muốn "Hong Kong trở thành một đơn vị chính trị độc lập hoặc muốn thay đổi hệ thống chủ nghĩa xã hội của đất nước" thì đều không có tương lai chính trị.

'Bất tuân dân sự'

Vấn đề chọn lựa người đứng đầu đặc khu Hong Kong đã khiến cả thành phố quan tâm trong nhiều tháng qua.
Trung Quốc từng hứa hẹn rẳng vào năm 2017 người dân Hong Kong sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của mình, mà cho tới nay là do một nhóm nhỏ bầu ra.
Thế nhưng hôm 31/8 Bắc Kinh tuyên bố bất cứ ứng viên nào muốn tham gia tranh cử phải được chuẩn thuận của hơn 50% thành viên một hội đồng đề cử và sẽ chỉ có hai hoặc ba người được cho vào vòng cuối.
Các nhà chỉ trích nói hội đồng đề cử gồm đa số các thành viên thân Bắc Kinh, khiến cho chính quyền trung ương có quyền phủ quyết các ứng viên khác.
Các nhà đấu tranh tức giận đã tuyên bố sẽ bắt đầu "kỷ nguyên bất tuân dân sự" với nhiều hoạt động nhằm chiếm cứ khu trung tâm tài chính Hong Kong.

Em trai ông Lê Quốc Quân mãn hạn tù

BBC- 08:10 GMT - thứ hai, 1 tháng 9, 2014
Ông Quản (áo xanh) không được giảm án một ngày nào
Ông Lê Đình Quản, em trai của luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân, vừa được thả hôm 30/8 sau khi đã hết hạn tù giam đúng 22 tháng theo bản án tòa tuyên về tội ‘Trốn thuế’, gia đình ông Quản xác nhận với BBC.
Tuy nhiên, người thân ông Quản cũng nói với BBC rằng gia đình ‘không mong ông Quân được thả trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay’. Bản thân ông Quân cũng đang thụ án tù giam 30 tháng với cùng tội danh.
Ông Quản là giám đốc công ty VietnamCredit, một công ty được cho là độc lập với công ty của Luật sư Lê Quốc Quân. Ông bị bắt ngày 30/10 năm 2012 và bị tạm giam từ lúc đó cho đến nay.

‘Không được đối xử tốt’

Ông Lê Quốc Quyết, anh trai ông Quản, nói với BBC rằng nhìn bên ngoài thì sức khoẻ và tinh thần của ông Quản ‘rất tốt’.
“Quản cũng nói sức khỏe không có gì đáng ngại. Trong người không có gì bất thường,” ông Quyết nói.
Tuy nhiên, ông Quyết cho biết trong quá trình điều tra thì ông Quản ‘không được đối xử tốt như anh Quân’ và từng ‘bị ép cung, bị đánh nhiều lần’.
“Trường hợp anh Quân thì họ cẩn trọng hơn trong quá trình điều tra nhưng đối với Quản thì họ dùng mọi cách áp đảo,” ông Quyết nói.
“Đó là điều gia đình rất bức xúc.”
Về tình hình công ty VietnamCredit của ông Quản, ông Quyết nói ‘coi như chết hẳn’ sau khi từ giám đốc cho đến kế toán, thủ quỹ đều bị bắt.
“Họ không tạo điều kiện ủy quyền cho những người đại diện còn lại,” ông Quyết nói, “Họ không chỉ cầm tù người mà còn cầm tù cả công ty.”
BBC không có điều kiện kiểm chứng những cáo buộc này của ông Lê Quốc Quyết.
Về tình hình Luật sư Lê Quốc Quân, ông Quyết cho biết trong lần thăm gặp vào ngày 18/8, ông thấy anh trai của mình ‘tinh thần tốt’.
“Anh Quân đi trại và được các chế độ của trại cải tạo tốt hơn thời kỳ tạm giam ở Hỏa Lò,” ông nói.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết mặc dù bản án dành cho ông Quân ngắn nhưng thời hạn tạm giam ông Quân lại ‘quá dài’.
Trong thời kỳ tạm giam thì điều kiện giam giữ ‘khắc nghiệt hơn’, theo lời ông Quyết, và ông Quân ‘không được đọc sách, viết lách cũng như liên lạc ra bên ngoài’.
'Không mong ông Quân được thả'
Về khả năng ông Quân được ân xá trong đợt Quốc khánh mùng 2/9 năm nay, ông Quyết nói ‘gia đình không có hy vọng’.


Ông Lê Quốc Quân đã gầy đi thấy rõ trong phiên tòa phúc thẩm
Tuy nhiên, ông nói gia đình đang mong ông Quân ‘được về trước thời hạn’ giống như nhiều tù chính trị khác đã được chính quyền Việt Nam tha trước thời hạn trong thời gian qua trong khi thời gian thụ án còn lại của ông Quân chỉ còn 10 tháng nữa.
Mới đây, hôm 26/8, 14 tổ chức nhân quyền trên thế giới đã cùng ký tên vào một bản kiến nghị đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu thả Luật sư Lê Quốc Quân, người mà họ mô tả là ‘một luật sư nhân quyền và một blogger có uy tín’, một cách ‘ngay lập tức và vô điều kiện’.

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.

"Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hồi tháng 5 tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền đã làm tăng mạnh sự xích mích giữa đôi bên vì vụ tranh chấp lâu năm ở Biển Đông. Hành động đó của Trung Quốc làm bùng ra những vụ biểu tình chống Trung Quốc tại nhiều nơi ở Việt Nam. Một số khu công nghiệp đã có những vụ bạo động gây chết người."
Đến ngày 15 tháng 7, Trung Quốc đã rút giàn khoan đi nơi khác trước kế hoạch đã định, trong lúc một cơn bão lớn sắp kéo đến.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là phần đầu của cuộc “vật tay” giữa hai nước về vấn đề Biển Đông.
"Chuyến viếng thăm của ông Lê Hồng Anh đã mở ra các kênh liên lạc. Chúng tôi thấy những nhân vật cấp thấp hơn đang tìm kiếm cơ hội giao tiếp. Trung Quốc đã nhận lời xin lỗi. Chúng tôi thấy cả hai bên đang tìm cách để có thể khắc phục vấn đề này mà không phải nhượng bộ quá nhiều."
Một số chuyến viếng thăm Việt Nam của các giới chức cấp cao của Mỹ, kể cả Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Martin Dempsey, gây ra những sự suy đoán là Việt Nam muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ để tìm cách đương cự với người hàng xóm khổng lồ ở phương bắc. Ngoại trưởng Aán Độ mới đây đã tới thăm Việt Nam và theo lịch trình Tổng thống Pranab Mukherjee sẽ đến Hà Nội vào tháng 9.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông tin là có sự ủng hộ đối với đề nghị nới lỏng các hạn chế về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Theo giáo sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, nếu kế hoạch bán vũ khí sát thương được xúc tiến thì đó là một biểu tượng của sự thay đổi thật sự trong các mối quan hệ Việt-Mỹ. Ông nói thêm như sau.
"Tôi nghĩ có một điều không nên xem thường là Việt Nam sẽ có được những lợi ích đáng kể từ những thông tin tình báo và kiến thức chuyên môn của Mỹ về những vấn đề hải dương."
Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam đang cố gắng đa phương hóa như một cách để “mặc cả” với Trung Quốc.
"Trung Quốc không ngớt cảnh báo Việt Nam chớ nên xích lại quá gần với Mỹ, nhưng điều đó không ngăn được Việt Nam xích lại gần hơn với Nhật, là điều mà họ đã làm rồi, và với Ấn Độ nếu họ sẵn sàng tham gia cuộc chơi."
Trong lúc một số người tỏ ý hoan nghênh chuyến đi thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, đa số các nhà quan sát vẫn có thái độ dè dặt. Giáo sư London cho biết ông tin là không ai ở Việt Nam nghĩ rằng tình hình hiện nay của quan hệ Việt-Trung là tốt đẹp và không thể nào có thể nói chắc là quan hệ đang được cải thiện.


"Nói cho cùng, ông Anh là đại diện của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải đại diện Việt Nam, và cách làm việc của Trung Quốc là nói một đàng làm một nẻo và người Việt Nam hiểu rõ như vậy."

Ông London cho biết một đặc tính quan trọng của mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là những cuộc thảo luận được tiến hành sau những cánh cửa khép kín, cho nên không thể biết được là công việc giữa hai nước thật sự là như thế nào.

TQ có thể lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang Biển Đông, ngày 19/8/2014.Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang Biển Đông, ngày 19/8/2014.
VOA-09-01-2014
Các nỗ lực của Bắc Kinh tìm cách bảo vệ tốt hơn cửa ngõ vào Biển Đông của các tàu ngầm của họ có thể leo thang từ các vụ đối đầu với các phi cơ quân sự Mỹ thành một loan báo xác định một khu nhận dạng phòng không giới hạn trên khu vực này.
Hãng tin Bloomberg mới đây dẫn lời hai cựu sĩ quan thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã về hưu, nói rằng Trung Quốc có thể tìm cách giới hạn hoạt động trên vùng không phận quanh đảo Hải Nam, giữa lúc Hoa Kỳ tiếp tục các phi vụ trinh sát thường lệ trong khu vực.
Đại Tá về hưu Nhạc Cương được trích lời nói rằng động thái này sẽ lặp lại hành động của Trung Quốc, tuyên bố một khu nhận dạng phòng không hồi tháng 11 năm ngoái trên một phần Biển Hoa Đông, một khu vực đang trong vòng tranh chấp với Nhật Bản.
Bloomberg trích lời Đại tá Nhạc nói mặc dù hãy còn quá sớm để thiết lập một khu nhận dạng phòng không trên toàn bộ Biển Đông tại thời điểm này, thiết lập một khu phòng không giới hạn trên vùng biển quanh đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đặt căn cứ tàu ngầm lớn nhất của mình, là “một hành động hợp lý.”
Nếu Bắc Kinh thực hiện ý định này trên khu không phận mà Hoa Kỳ xác định là không phận quốc tế, nhưng Trung Quốc lại cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình, thì động thái này có thể sẽ vạch ra những lằn ranh đỏ đối với các phi vụ quân sự của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã khẳng định quyền của Bắc Kinh có thể áp dụng bất cứ biện pháp an ninh nào, kể cả tuyên bố các khu vực nhận dạng phòng không, trong khi cùng lúc chỉ trích những lời đồn đoán về kế hoạch thiết lập khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông, là chỉ có tính cách suy đoán mà thôi.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào hướng tới việc tuyên bố một khu nhận dạng phòng không, tiếp theo sau quyết định của Trung Quốc hồi tháng Giêng năm nay, đòi các tàu đánh cá xin phép Bắc Kinh trước khi tiến vào các vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam, có thể tăng nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ giữa lực lượng không quân của Hoa Kỳ và của Trung Quốc.

Sự cố một chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát phản lực cơ Mỹ hôm 19 tháng 8 vừa rồi gần đảo Hải Nam, rồi sau đó phô trương vũ khí của mình cho phi công Mỹ trông thấy, đã bị Mỹ phản đối. Người phát ngôn của Ngũ Giác Đài, Phó Đô Đốc John Kirby nói rằng chiếc phi cơ Mỹ đang bay trong không phận quốc tế, và hành động của chiếc chiến đấu cơ Trung Quốc là không an toàn.

Trung Quốc khẳng định phi công của họ đã hành động một cách chuyên nghiệp.

Một tuần sau sự cố này, Đài Loan đã phái hai chiến đấu cơ lên đuổi theo hai phi cơ quân sự Trung Quốc mà chính phủ nước này nói đã xâm nhập không phận Đài Loan. Các phi cơ của Trung Quốc lúc đó đang bay về hướng Biển Đông, nơi cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam đã leo thang trong năm nay.

Ông Kang Jun Young, một Giaó sư thuộc Đại học Hankuk ở Seoul, nhận định rằng “những sự cố như thế này có thể xảy ra thường xuyên hơn bởi vì Trung Quốc muốn thay đổi hình ảnh của một nước thụ động trong quá khứ liên quan tới các vấn đề chủ quyền lãnh thổ.”

Giáo sư Young nói rằng bằng cách leo thang căng thẳng và thái độ quyết liệt bảo vệ đòi hỏi chủ quyền của mình, Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới thấy nước này không còn là nước Trung Quốc thời xưa nữa.

Nhưng thiết lập một khu nhận dạng phòng không trên vùng không phận gần đảo Hải Nam sẽ được Mỹ coi là một thách thức trực tiếp, vì Hoa Kỳ cho tới nay vẫn thực hiện các phi vụ trinh sát trong khu vực gần căn cứ hải quân của Trung Quốc tại vịnh Á Long.

Vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Hoa Kỳ đã cho hai phi cơ ném bom B-52 bay qua không phận này.

Tuyên bố một khu vực tương tự trên Biển Đông có thể phức tạp hóa tình hình trên khắp Biển Đông, vì nó sẽ tác động trực tiếp tới các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại đây bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Nguồn: Defensenews.com, Reuters, Japan Times

Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh

000_Hkg10092627.jpgPanô, bảng hiệu tuyên truyền kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh tại Hà Nội chụp hôm 28/8/2014. AFP photo
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-01
Hà Nội đang kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi thường được nêu ra nhân dịp ngày 2 tháng 9 như thế là sau mấy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số người dân Việt Nam được thụ hưởng những quyền và cuộc sống như các dân tộc khác, ít nhất là những nước trong khu vực hay chưa?
Tuyên ngôn độc lập
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh, chủ tịch nước đọc Tuyên Ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập có những đoạn trích trong Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776 với nội dung “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Bản Tuyên Ngôn Độc lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 69 năm cũng trích dẫn Bàn Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 với điểm ‘Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi’.
Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’.
- Bà Ngô Thị Đức
Những điểm trên được nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập nhằm tố cáo thực dân Pháp suốt 80 năm đô hộ Việt Nam đã tước mất mọi quyền căn bản của người dân Việt Nam, bóc lột họ đến tận xương tủy, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị…
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn lên án thực dân, đế quốc theo chủ nghĩa tư bản chỉ vì lợi nhuận mà bất kể đến tình đồng loại. Đảng cộng sản giương lên ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân và nông dân khỏi ách thống trị của những thế lực như thế.
Thực tế đời sống
Đã 69 năm trôi qua, khoảng thời gian cũng gần bằng 80 năm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam trước đây mà theo ông Hồ Chí Minh là một giai đoạn tăm tối, kìm hãm sức phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nhiều người từng vì lý tưởng yêu nước, mong muốn giành được quyền sống và ấm no hạnh phúc cho mọi người, đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, đóng góp hết sức mình cho công cuộc cách mạng, nhưng về cuối đời họ lại bị chính những đảng viên cộng sản hiện đang nắm chính quyền trù dập họ vì dám phản đối lại những việc làm bị cho là không đúng pháp luật, đi ngược lại quyền lợi của người dân.
Mới hôm cuối tháng 8 vừa qua, một cựu đảng viên với thâm niên 49 tuổi đảng, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, phải chặt một ngón tay trỏ để phản đối việc bức ép của công an buộc bà nhận tội gây rối trật tự khi cùng nhiều người khác lên tiếng phản đối một dự án xử lý nước thải nhưng sẽ gây hại cho cuộc sống người dân. Bà đưa ra nhận định về những đảng viên hiện nay như sau:
Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’. Họ cho sống thì sống, có nghĩa bắt chết phải chịu! Chẳng hạn như ngày 18 tháng 6 năm ngoái, công an đánh dân, đánh người già, đánh trẻ con mà họ có ‘ấy’ đâu! Nhưng mà họ đánh dân lại không có tội. Công an được ăn, được học, được cơm gạo nông dân sản xuất ra nuôi, ‘manh cơm, tấm áo’ do dân đóng góp vào để làm thế nào phục vụ dân; nhưng bây giờ lại coi dân không ra gì.
Cứ nói thì hay nhưng thực hiện thì không đúng. Đơn giản như chuyện ‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ nhưng chỉ nói vài hôm vào ngày 27 tháng 7 thôi; chứ còn thực tế chả tạo điều kiện cho gia đình liệt sỹ gì cả. Như gia đình tôi khổ quá, năm ngoái cũng vì ‘nước thải’ này thôi mà giữ xe công nông mất 8 tháng. Bây giờ kinh tế không còn, chính trị mất hết, không có công ăn việc làm gì cả.
Một người dân Hà Nội suốt nhiều năm kêu oan vì bị lấy đất một cách phi pháp nhưng không được giải quyết, trái lại còn bị hành hung đánh đập đến ngã bệnh, bà Nguyễn thị Thanh Hương, nói về tình hình đất nước sau gần 7 thập niên được gọi là độc lập:
Chúng tôi sống và làm việc theo pháp luật nhưng không được pháp luật bảo vệ. Người dân sống không trông vào đâu được. Tài sản bị cướp, nhiều người bị đốt nhà, đánh đập như thế tại phường Hoàng Văn Thụ xảy ra bao nhiêu năm rồi, không ai giải quyết. Nhiều người đi khiếu kiện ức quá, bị nhồi máu cơ tim qua đời!
Tôi không hiểu sao phường Hoàng Văn Thụ, do ông chủ tịch Nguyễn Viết Cương, không có bằng cấp, không có học hành gì, cướp đất công xây nhà ba tầng, rồi dùng đất để đi biếu các lãnh đạo; cuối cùng hại dân. Sự việc rành rành các văn bản, bằng chứng rõ ràng mười mươi như vậy mà không có cấp nào của thành phố ( mà họ còn đồng lõa vào)… nên tôi không hiểu luật pháp của Việt Nam bây giờ như thế nào rồi!
Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu.
- Bà Lê thị Ngọc Đa 
Bà Lê thị Ngọc Đa, một thương binh, nay là một dân oan và từng bị bỏ tù do khiếu kiện, bảy tỏ hối tiếc vì đã nghe theo cách mạng để tham gia hoạt động từ năm lên 9 tuổi:
Giờ nói tự do tôi không biết tự do theo kiểu gì, đi đâu cũng ‘tai mắt’ nhìn vào, điện tới điện lui, yêu cầu phải đăng ký thế này, thế nọ, thế kia.
Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu. Trừ trường hợp dòng họ của họ, ‘đảng dòng, đảng họ’ mà, đảng làm sao cho đông để giành.
So sánh với nước khác
Một số thống kê gần đây cho thấy Việt Nam tụt hậu cả nửa thế kỷ so với Thái Lan trong các công bố về khoa học. Trong lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện cũng tụt hậu so với các nước khác trong khối ASEAN. Cách đây 5 năm, báo cáo của Ngân Hàng Thế giới đưa ra số năm tụt hậu đó là 158 năm so với Singapore, 95 năm so với Thái Lan và 51 năm so với Indonesia…
Hồi tháng 2 vừa qua, thông tin cho biết Kampuchia sản xuất được ô tô, trong khi đó công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đến nay vẫn còn ì ạch.
Trong hội thảo nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 được tổ chức vào tháng 9 năm ngoái, các diễn giả tham dự đều đưa ra nhận định là Việt Nam ‘suy yếu, tụt hậu và khoảng cách kém cỏi như thế ngày càng xa so với thế giới’.
Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại hội thảo chính sai lầm chủ quan dẫn đến những bất ổn vĩ mô.
Trong những năm qua, nhiều vị trí thức trong và ngoài nước, ngay cả những đảng viên lão thành cách mạng cũng đã có những kiến nghị tập thể thúc giục đảng và nhà nước phải cải cách, từ bỏ con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa lỗi thời để theo xu thế chung của thời đại… Nhưng rồi những tiếng nói tâm huyết như thế vẫn không được lắng nghe. Đất nước vẫn mỗi lúc một kém cỏi thêm so với những nước mà trước đây họ đã từng ngưỡng mộ Việt Nam dưới thời Cộng hòa được mệnh danh ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’.

Ngày độc lập nào?



Lê Công Định - Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.

Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.

Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị. Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.

Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”. Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.

Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?

Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế. Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập. Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.

Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.

Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi. Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.

Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới. Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy. Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.

Lê Công Định
Facebook