Thursday, May 7, 2015

Cộng sản giễu ghê

Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải giễu cho đục nước
Tác giả: C.T

Giá như bác Hồ chưa đi gặp tổ tiên của Người là hai cụ Mác Lê, và còn khả năng tiếp tục trổ tài "nhà văn hóa thế giới", thế nào cha già DT cũng cho lên báo Nhân Dân thêm một tác phẩm để... đời nguyền rủa như "Địa chủ ác ghê". Đó là "Cộng Sản giễu ghê". Thôi thì, lực bất tòng tâm, tử bất khả viết, Cu Tèo xin-cho kế thừa sự nghiệp cách mạng của bác, được phép mổ cò thay thế, ký tên C.T, tức Của Tao, ấy chết, Của Tèo.

Cái giễu của CS thì thiên hình vạn trạng, ngay từ 1930 đã đốt đuốc xuống đường gào "Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ". trong khi trước đó không bao lâu ông "bác" nắn nót từng chữ, viết ngay hàng thẳng lối đẹp gấp triệu lần "di chúc của bác", làm đơn xin Tây cho đi học Trường Thuộc Địa để làm quan phục vụ Đại Pháp, và xin cho cha mình được phục hồi chức tri huyện Bình Khê bị truất vì tội say rượu oánh chết dân.

Cứ cho là tình hình thời bác Hồ ra đi tìm đường... xin Tây cho học Trường Thuộc địa khác với tình hình sau này "đổi mới tư duy", CS đì "cho mày chết luôn" bọn có ăn có học, chiếu cố ưu tiên trong nhóm "tứ triệt" (Trí Phú Địa Hào), nhưng phong trào Xô Viết Nghệ Tịnh lại được chỉ đạo bởi Đảng CS Đông Dương do đám có "Trí" cầm trịch.

Kế đến là cái tên "Xô Viết Nghệ Tịnh". CS nói làm cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, nhưng Tây chưa đi đã rước "Xô Viết" vào. Đảng "Đoảng" gấp bội thời "tiền cách mạng", vì dưới ách đô hộ của đế quốc thực dân ngót cả trăm năm, Việt Nam ta đâu có tỉnh nào gọi là "Phờ-Răng-Xe-Dờ /Francaise", chẳng hạn Phờ-Răng-Xe-Dờ Hải Phòng, Phờ-Răng-Xe-Dờ Gia Định, Phờ-Răng-Xe-Dờ Biên Hòa, Đấu tranh dành độc lập nhưng Chính quyền Việt Nam không muốn, lại muốn "Chính quyền Xô Viết".

Cái giễu của cha con nhà Sản thì nhiều như "TV ngoài ấy chạy đầy đường", đếm không xuể, và kể hết thì còn đâu bụng (cười bể bụng) để chứa cơm chứa kít. Thôi đã lỡ dại nhận lãnh sứ mạng kế thừa sự nghiệp văn chương của nhà "doanh nhân văn hóa thế giới", Cu Tèo xin kể vài cái "CS giễu ghê" mới đây nhất.

Đó là cảnh Hai Bà Trưng ngồi trên hai con voi bốn bánh làm bằng xe rác (?) trong cuộc diễu binh giễu rất "tài tình và sáng tạo" (nên gọi cho đúng ý nghĩa, phải là "Giễu Binh") trong Ngày Kỷ niệm 40 năm Phỏng Hai Hòn. Hai Bà rất linh, không chịu ngồi trên lưng voi, sợ "voi sập" vì biết tỏng cầu đường nhà cửa tượng đài còn bị các cháu ngoan bác Hồ rút ruột, huống chi voi; Hai Bà xin được ngồi trên đít voi, khiến bọn phản động chống phá... Hai Bà cứ tưởng lầm mông Hai Bà hoành tráng (như khu voi) rồi nhìn toàn thân hai bà mà bùi ngùi nhớ tới chiến thuật "đầu nhỏ đít to" của ông Thiệu trước Tháng Tư 1975. 

Qua màn Giễu Hai Bà Trưng này, CS còn chọc quê bọn Ngụy hồi trước ngu ơi là ngu, không biết cho Hai Bà ngồi ô-tô Voi hiện đại như vầy, mà vào rừng bắt cho được voi thật. mà lại đang trong hoàn cảnh chiến tranh, lo chống lại bánh xe lịch sử; mà đâu phải chúng chỉ cho Hai Bà ngồi voi thật ở trung tâm Sài Gòn lúc đó còn là thủ đô của chúng, mà ở nhiều tỉnh lẻ, Hai Bà cũng bị chúng bắt ngồi voi thật, không voi thật thì thôi, chứ chúng không có óc khôi hài như ta vừa biểu diễn. Thêm cái ngu của bọn Ngụy nữa là cho Hai Bà cỡi voi thật, mình có mà ăn cỏ, ăn bã mía... không như bây giờ, lọng của Nhị Vị Trưng Vương, ta cũng rút luôn toàn bộ, cho Hai Bà hai cái khăn đóng mỏng tanh như xú xì chị em thiếu vải, trông như hai "con xớc" (tiếng Khu Tư, nghĩa xêm xêm "chị em ta".

Giễu văn với giễu binh chưa nguôi, lại bị tiếp ngay cú giễu mới, thấy giễu ôi là giễu mà không dám cười: Dùng túi xách tay đưa di cốt Liệt sĩ SU-22 về quê nhà.


Cái túi xách tay như tên gọi của nó là để xách tay, hay "biên chế" thành ôm nách, hoặc cùng lắm là quẳng hai xách hai đầu quang gánh hồi Giải Phóng vào, bà con vùng lên "đồng khởi"... chạy về phía "Ngụy". Nào ngờ nay có kiểu túi xách tay thành túi nâng tay. Té ra túi xách đưa hài cốt liệt sĩ SU-22 về quê. Mèng ơi, xách tay đựng hài cốt nếu có thì chỉ dành cho vợ con Ngụy có chồng, cha chết trong thời kỳ tù cải tạo, hốt cốt trộm và ngụy trang để tránh mặt CA đưa về quê. Chỉ có dưới thời đại Hồ Chí Minh, nhúm tro tàn của người chết cũng không yên đến nỗi phải giấu như mèo giấu kít. Đảng mới ăn mừng 40 năm đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, đất nước sạch bóng quân thù, dân chủ văn minh công bằng, không còn cảnh người ngồi mát ăn bát vàng, kẻ phải bán trôn nuôi miệng, làm cu li tình dục nước ngoài, ai ai cũng có ngai vàng tại gia, trống đồng ngà voi, vườn rau treo trên sân thượng tại nhà, như các đồng chí lãnh đạo kính yêu Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, mà lại phải giấm giúi hài cốt liệt sĩ trong túi xách tay, lại có anh mặc áo cụt tay đi ắc ê liếc xéo. Thời Ngụy văn hóa đồi trụy đến mức thấy đám tang đi qua là đứng lại, cất mũ nón nghiêm trang chào, còn ngày nay văn hoá mới XHCN biết đó là hài cốt liệt sĩ vẫn nhốn nháo như không, hoặc chắp tay sau đít đứng ngó.

Chuyện thật mà như đùa. Đúng là Cộng Sản giễu ghê.

Tác giả: C. T

Công an Việt Nam cấm xuất cảnh hàng loạt

Nguyễn Tường Thụy - Ngày hôm nay 7/5/2015, chị Nguyễn Thị Nhung (mẹ Nguyễn Phương Uyên) cùng cháu Hào - Cuénot Lê (bạn Uyên) ra sân bay để đi chuyến bay VJ 801 khởi hành 11 giờ 15 phút tại sân bay Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan. Vào lúc 10 giờ thì chị Nhung và cháu Hào bị chặn không cho lên máy bay với “lý do” công an Bình Thuận không giải quyết cho chị Nhung xuất cảnh. Vào lúc 11 giờ trưa nay, chị Nhung đã ra nhưng bị thu hộ chiếu còn Hào không thể liên lạc được. Anh Linh (ba cháu Uyên) cho biết, cho đến 18 giờ 30 vẫn chưa có tin tức gì về Hào.

Tại sân bay Nội Bài, vào lúc 10 giờ 45 cùng ngày, anh Lê Anh Hùng cùng cô Nguyễn Thị Thúy, Hải Phòng (Maria Thuý Nguyễn) cũng bị hơn chục công an chặn lại khi qua cửa an ninh. Họ đã đưa hai người này vào đồn công an cửa khẩu Sân bay Nội Bài để “làm việc” với lý do “liên quan đến an ninh quốc gia”. Tới 13 giờ họ mới thả hai người ra sau khi đã tịch thu hộ chiếu của cả hai.

Trước đó, đêm mùng 5 rạng 6/5, con trai tôi là Nguyễn Tường Trọng đã bị chặn tại cửa khẩu Nội Bài lúc 23 giờ 40 phút khi định đi chuyến bay 1 giờ ngày 6/5 sang Philippin. Biên bản ghi lý do chặn là “Theo yêu cầu của Công an Thành phố Hà Nội (PA88). Cháu cho biết khi ở trong đồn, cháu bị một người đàn ông mặc thường phục nồng nặc mùi rượu gây chuyện và yêu cầu làm việc. Khi cháu phản ứng, từ chối làm việc với người có tác phong như thế thì họ chuyển sang làm việc với người khác. Điều đáng chú ý là con tôi chưa hề tham gia một hoạt động xã hội dân sự nào. Tất cả những người cùng hoạt động với tôi đều không biết cháu. Do đó, lý do chỉ có thể là tại cháu là con tôi.

Như vậy, nếu cháu Hào bị chặn và tịch thu hộ chiếu thì chỉ trong 2 ngày liên tiếp, công an Việt nam đã ngăn chặn trái phép 5 trường hợp không cho xuất cảnh, 4 trường hợp bị thu hộ chiếu. Riêng cháu Trọng khi công an Nội Bài giữ hộ chiếu của cháu, cháu đã giật lại.

Trong những năm qua đã có rất nhiều trường hợp người hoạt động xã hội và người có liên quan đi ra nước ngoài bị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu không có căn cứ pháp luật. Đây là hành động vi phạm pháp luật trắng trợn và ngang ngược của công an Việt Nam. Điều khó hiểu hơn nữa là 5 trường hợp bị cấm xuất cảnh nói trên xảy ra ngay trong thời gian Phái đoàn nhân quyền của Mỹ làm việc tại Việt Nam để thảo luận về vấn đề TTP.

08/05/2014


Việt Nam sắp bị Bắc thuộc lần thứ hai?

Phạm Trần (Danlambao) - “Thảm họa Bắc thuộc” là tựa đề cuốn phim tài liệu của nhóm Film Club ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ phát hành vào hạ tuần tháng 6 (2015), đánh dấu 25 năm ngày hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao (1990-2015).

Bối cảnh lịch sử 

Việt Nam và Trung Quốc đã gián đoạn ngoại giao trong 10 năm từ 1979 đến 1989, sau khi quân đội Trung Quốc mở các đợt tấn công vào Việt Nam để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lệnh của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.

Cuộc chiến do Trung Quốc chủ động chia làm 2 đợt: 

Lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, kết thúc ngày 5/03/1979. Có trên 600,000 quân Trung Quốc được xe tăng và đại pháo yểm trợ đã tràn qua biên giới tấn công vào 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiếu dài của chiến trường là 1.200 cây số từ tây sang đông. 

Lý do thầm kín của Bắc Kinh trong lần tấn công này là để cứu đàn em Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ khi ấy cai trị Kampuchea, không bị 200,000 quân Việt Nam tiêu diệt nhanh chóng. 

Trong khi đó thì Việt Nam đã nêu lý do đem quân vào Cao Miên để “phản công lại các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978” .

Ngoài lý do bề mặt “trả đũa”, Việt Nam xua quân sang Cao Miên còn nhằm yểm trợ cho phe Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia (KNUFNS, Kampuchean National United Front for National Salvation) do hai lãnh tụ Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Ông Heng Samrin từng là tư lệnh cấp Sư đoàn toan tính đảo chính Pol Pot và Hun Sen, Tiểu đoàn Trưởng quân đội Khmer đỏ đã bỏ hàng ngũ chạy quan Việt Nam lánh nạn trước năm 1978.

Tại mặt trận biên giới Việt-Trung sau 2 tháng giao tranh, quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam cầm chân và thiệt hại nặng khiến Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cho lệnh ngưng chiến và rút quân từ ngày 05/3/1979. Bắc Kinh tuyên ngưng chiền vì đã “hoàn thành mục tiêu chiến tranh”.

Không đâu có số chính thức về thương vong đôi bên. Phía Việt Nam nói đã giết 26.000 lính Trung Quốc và gây cho khoảng 37,000 người bị thương. Tây phương ước lượng số quân tử thương của Trung Quốc là ngót 7,000 người và bị thương trên 14,000.

Trung Quốc nói tổn thất của Việt Nam là 30,000 quân chết. Tây phương ước tính Việt Nam đã thiệt mạng khoảng 8,000 binh sĩ. Phía Việt Nam chỉ nói có lối 10,000 thường dân bị thiệt mạng.

Số quân và dân của Việt Nam bị tử thương sau 2 tháng giao tranh đẫm máu được nói nhiều trong khoảng từ 40,000 đến 45,000 người. Thiệt hại tài sản của nhân dân 6 tỉnh do quân Trung Quốc gây ra là vô giá.

Tội ác của lính Trung Quốc được phía Việt Nam ghi lại: “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện.” (Trích Duyên Dáng Việt Nam ngày 17/02/2014)

Cuộc chiến thứ 2 

Tuy nhiên quân Trung Quốc không trở về căn cứ mà duy trì ở biện giới và trong lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, từ ngày 02/04/1984 đến năm 1987, trên 800,000 quân Trung Quốc đã mở mặt trận thứ 2 pháo kích và tấn công bộ binh 3 đợt có xe tăng yểm trợ vào Lạng Sơn và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang-Tuyên Quang, sau này đổi lại là Hà Giang)

Cuộc chiến Việt-Trung lần thứ 2 chỉ lắng đọng từ cuối năm 1989, sau khi quân CSVN rút khỏi chiến trường Kampuchia sau 10 năm tham chiến. Việt Nam đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với số tử vong được ước tính trên 100,000 người, theo lời ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 26/09/2014. Ông Hùng hiện đang sống tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ.

Trong cuộc chiến Việt-Trung lần 2, theo số thống kê của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì mỗi ngày quân Trung Quốc đã bắn quan Việt Nam từ 10,000 đến 40,000, thậm chí có ngày lên đến 65,000 (như ngày 7/01/1987) quả đạn cối.

Theo ViệtnamExpress ngày 25/07/2014 thì trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.

Việt Nam mất 2 núi chiến lược 

Nếu Trung Quốc không chiến thắng trong trận đánh vào 6 tỉnh Việt Nam lần thứ nhất thì Việt Nam đã thất bại trong cuộc chiến với quân Trung Quốc lần 2.

Bộ đội Việt Nam, dù đã tăng viện các sư đoàn thiện chiến có kinh nghiệm chiến trường vẫn không giữ được hai ngọn núi chiến lược là Lão Sơn (còn gọi là Núi Đất hay điểm cao 1509) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250). Theo tài liệu của Việt Nam, quân Trung Quốc đã sự dụng hỏa lực mạnh và chiến thuật tấn công biển người để mở 3 đợt tấn công chiếm 2 ngọn núi từ ngày 02/04/1984. Đến ngày 14/07/1984 thì đỉnh Lão Sơn đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau nhiều giờ giao chiến “sáp lá cà” đẫm máu.

Để mất 2 vị trí chiến lược cao điểm Lão Sơn và Giả Âm Sơn, quân đội Việt Nam đang phải đối phó với hiện tượng bị các dàn radar và hệ thống nhiễu sóng thông tin của Trung Quốc đặt ở đây làm rối loạn thông tin toàn khu cực bắc lãnh thổ.

Các chuyên gia Quốc phòng Nhật Bản ở quần đảo Okinawa cũng đã phát giác ra các tín hiệu nhiễu sóng của Trung Quốc phát đi từ 2 đỉnh núi này. Vì vậy, có nhiều khả năng hệ thống phòng không và quốc phòng của Việt Nam sẽ bị tệ liệt nếu xảy ra cuộc chiến mới với Trung Quốc.

Hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiến Việt-Trung lần 2 tại Lão Sơn và Giả Âm Sơn được ghi lại trong Bách Khoa toàn thư (mở) về “Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990” như sau:

“Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các cao điểm 1509, 772 ở phía tây sông Lô và các cao điểm 1250 (Núi Bạc), 1030 và đỉnh Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11 km, và nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là Cao điểm 685 và Cao điểm 468, nằm cách biên giới khoảng 2 km….Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm 8 mỏm núi, và Trung Quốc đã cho quân đóng giữ ở các mỏm núi này.”

Về thương vong đôi bên công bố năm 1984, Tài liệu cho biết: “Theo công bố chính thức của Việt Nam, họ đã tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu lên đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng. Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến khoảng 2.000-4.000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc có 939 lính và 64 dân công chết. Phía Việt Nam xác nhận trong trận đánh ngày 12 tháng 7, chỉ riêng Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng.”

5 đời quy hàng 

Với bối cảnh phá hoại hoang tàn, dã man và bị Trung Quốc chiếm lãnh thổ như thế mà các Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ 5 đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011- ) đa lần lượt cúi đầu trước áp lực của quân xâm lược phương Bắc để mang họa về cho dân tộc.

- Bắt đầu từ Hội nghị bí mật Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) năm 1990 của phái đoàn đảng gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thù tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.

Thông tin bề mặt từ phía Việt Nam thì nói là mục đích chuyến đi nhằm bàn với lãnh đạo Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa và Lý Bằng, Thủ tướng về kế hoạch bảo vệ và củng cố Xã hội Chủ nghĩa dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi Thế giới Cộng sản bị tan rã ở Đông Âu và khi ấy đảng và nhà nước Liên Xô cũng đang lung lay.

Nhưng thật sự thì phái đoàn Nguyễn Văn Linh muốn nối lại bang giao với Trung Quốc theo những điều kiện của Bắc Kinh buộc Việt Nam phải tuân thủ:

- Việt Nam phải rút quân khỏi Cao Miên vô điều kiện; phải chấp nhận một giải pháp chính trị cho Cao Miên với bảo đảm phải có sự tham dự của phe Khmer đỏ.

- Việt Nam không được nhắc đến chuyện Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974; không nhắc đến cuộc chiến Trường Sa năm 1988 có 64 người lính Việt Nam bị quân Trung Quốc giết chết khi có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Lê Đức Anh ra lệnh “không được nổ súng chống lại” dù bị mất 8 mỏm đá, quan trọng nhất là đá Gạc Ma, nằm ở vị trí chiến lược phía nam của dãy Trường Sa.

Phía Việt Nam còn không được nhắc đến cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa 2 nước từ 2979 đến 1989 do phía Trung Quốc chủ động xâm lược.

- Đến đời ông Đỗ Mười thì tiếp tục tuân thủ với Trung Quốc những gì do ông Nguyễn Văn Linh để lại và đặc biệt đã khẳng định tại Đại hội đảng VII, theo đúng như ý muốn của Trung Quốc là đưa ra Cương lĩnh “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”

Trong thực tế điều được gọi là “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ Chí Minh trong chủ trương này chỉ là tấm bình phong che mặt Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng CSVN vẫn rỉ rả tuyên truyền là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.

Phía Trung Quốc thì lại bảo họ đang theo đuổi chủ trương gọi là “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” được chấp thuận tại Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XV tháng 9 năm 1997.

Cả hai nước đã đồng thuận một điểm quan trọng là chỉ mở cửa kinh tế mà không mở cửa chính trị; không chấp nhận đa nguyên đa đảng, không cho tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin, báo chí.

- Sang thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông này, thi hành tiếp những điều ông Đỗ Mười đã đồng ý với Trung Quốc, đã cắt đất, nhượng biển và chia quyền đánh bắt cá cho Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ xuyên qua 3 Thỏa hiệp:

- Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký kết chính thức tại Hà Nội.

Việt Nam mất ải Nam Quan (còn có tên là Hữu Nghị Quan, Mục Nam Quan), mất 2/3 phần đẹp nhất của thác Bản Giốc, mất ½ sông Bắc Luân tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).

Việt Nam cũng bị mất những phấn đất cả ngàn cây số vuông dọc biên giới sau 2 cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 đến 1989, quan trọng nhất là vùng núi Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Qua năm 2000, ông Phiêu đã ký với Trung Quốc thêm 2 Hiệp định:

- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. 

Qũy nghiên cứu Biển Đông của các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cho biết: “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng". (Trích bài viết “Đàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ ngày 24/02/2014)

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích Vịnh”.

Như vậy, phía Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46%, hay khoảng 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Qũy Biển Đông.

Ông Lê Công Phụng, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có lần phủ nhận Việt Nam để mất 10,000 cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ. Ngược lại ông còn nói Việt Nam được lợi đến 8,000 cây số vuông như Qũy Biển Đông đã viết.

Tuy nhiên, các chuyên viên biển đảo và địa dư không đồng ý và cho rằng, ít nhất Việt Nam cũng đã bị thiệt từ 3,000 đến 4,000 cây số vuông.

- Cùng thời gian này, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000. 

Tài liệu chính thức cho biết người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, người đại diện ký kết của Trung Quốc là Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang.

- Khi ông Nông Đức Mạnh thay Lê Khả Phiêu cầm quyền trong 10 năm (2001-2011) thì đã mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, một hành động đã bị cả ngàn Cựu quan chức, đảng viên cao cấp và Trí thức trong và ngoài nước ngăn cản nhưng không thành. 

Trong số những người ký tên vào kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Trưởng ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo và Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, người rất thông thạo về phong tục, tập quan của các Dân tộc ở Tây Nguyên.

Trong số các chuyên viên cảnh giác sẽ mắc bẫy Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế, môi trường và làm xáo trộn đời sống của hàng trăm nghìn dân là Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin.

Ông đã nhiều lần ông lên tiếng với những chứng liệu khoa học cụ thể về lời và lỗ nhưng Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam vẫn chũi đầu xuống cát cãi lý, nhưng lại được sự đồng thuận của các viên chức Bộ Công Thương.

Tiến sĩ Sơn nói thằng: “Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã sập bẫy giá rẻ của Trung Quốc. Ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ khoảng 37,4 triệu USD.”(báo Dân Trí)

Chuyên gia này đã công bố ước tính của ông tại cuộc tọa đàm về dự án Bauxite do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28-3-2015 ở Hà Nội.

Nhưng không phải chỉ lỗ bấy nhiêu mà còn lỗ dài hạn, tiếp tục rút tiền mồ hôi nước mắt của dân mà chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi cái bẫy “thầu giá rẻ” của Nhà thầu Chalieco (Trung Quốc).

Báo Dân Trí viết tiếp: “Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra là vì theo phụ lục trong Hợp đồng EPC giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu cam kết 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm (giá trị tương đương 20 triệu USD) so với công bố của chủ đầu tư. Kéo theo doanh thu giảm khoảng 5 triệu USD/năm.

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng khi Trung Quốc chào thầu, giá rất thấp. Thế nhưng khi kí hợp đồng thì giá lại tăng lên. Phía họ lấy lý do đội giá là do mức giá chào thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây chính là bẫy của họ.”

Vẫn theo Dân Trí và các báo khác thì Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết: “Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ của Nhà máy Tân Rai là 492.000 tấn với giá bán bình quân 326,5 USD/tấn. Tuy nhiên trên thực tế nếu tính cả chi phí khấu hao, chi phí vận tải về cảng Gò Dầu thì giá thành đầy đủ tương đương 413,5 USD/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là 87 US$/tấn. Tổng số lỗ của năm 2014 là 42,8 triệu USD và trong năm 2015 tình hình sẽ tiếp tục như thế.”

Các báo ở Việt Nam cũng loan tin: “Theo dự toán của Vinacomin, mức lỗ của năm 2015 cho cả hai sự án Tân Rai và Nhân Cơ (Đăk Nông), bất kể là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, cũng xấp xỉ 37,42 triệu USD.”

Như vậy thì Trung Quốc hay Việt Nam có lợi trong dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Dak Nông? Ngoài ra còn phải xét đến yếu tố ông Nông Đức Mạnh đã “mở cửa nóc nhà Đông Dương” để cho người Trung Quốc vào vùng đất chiến lược Tây Nguyên mà Đại tướng Võ nguyên Giáp đã cảnh giác.

Ngoài Dự án Bauxite, trong 10 năm đứng đầu đảng, ông Mạnh đã để cho hàng chục ngàn lao động Trung Quốc “không giấy phép làm việc” và “chỉ biết làm những việc” bình thường tự do vào Việt Nam làm cho các công ty Trung Quốc từ Nam ra Bắc. 

Quan trọng sau Dự án Bauxite là ông Mạnh đã đồng ý để cho người Trung Hoa (Đài Loan và Trung Quốc) xây dựng nhà máy luyện kim ở khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Nam. 

Theo Bách khoa toàn thư (mở) thì Vũng Áng “Được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997… có vị trí địa lý tự nhiên (gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.”

Đã có những quan ngại Việt Nam sẽ bị cắt làm hai khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc vì ngoài lợi ích kinh tế, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...); các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.”

Ông Mạnh cũng để cho thương lái Trung Quốc ra vào Việt Nam như đi chợ để mua nông phẩm và súc vật của Việt Nam nhằm làm hại nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra ông Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã ký giấy khai thác Bauxite, còn có trách nhiệm trong việc để cho các cấp Chính quyền địa phương, đặc biệt tại các Tỉnh chiến lược dọc biên giới cho các Công ty Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất dài hạn đến 50 năm để trồng rừng.

Tại các khu vực này, người Việt Nam không được phép vào và cả chính quyền cũng không biết các Công ty gốc Trung Hoa đã và đang làm gì trong vùng đất “cấm địa” này ngay trên lãnh thổ Việt Nam?

Nhiều phố xá, xóm làng của người Trung Hoa làm chủ, quan lý, tiêu biểu như Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cũng đã được thành lập dưới thời ông Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

- Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì từ khi ông lên cầm quyền năm 2011, Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng đến mức chóng mặt va rất đáng lo ngại.

Ông cũng là người đã thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , mặc dù hại nhiều hơn lợi đã nghiêng về phía Việt Nam.

Ông Trọng đã thăm Trung Quốc rất vội vã trong cả hai chuyến đi đầu tiên tháng 10/2011 và lần thứ hai từ ngày 7 đến 10/04/2015.

Lần thứ nhất, ông đã cùng với Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký 6 Điểm “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, ngay sau khi đến Bắc Kinh chiều ngày 11/10/2011. Điều này chứng tỏ Văn kiện 6 điểm đã được các bên đồng ý từ trước, nhưng có thảo luận nay không thì chưa rõ.

Hai bên tuyên bố: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”

Điều này có nghĩa ông Trọng đã tán thành lập trường của Trung Quốc chỉ thảo luận song phương giữa 2 nước có tranh chấp với nhau mà không chấp thuận đa phương hay quốc tế hóa xung đột ở Biển Đông như nhiều nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ mong muốn.

Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý: “Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”

Điều đồng ý này của phía Việt Nam, lần đầu tiên cho thấy ông Trọng đã bằng lòng hợp tác với Trung Quốc để “hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”, đúng như đòi hỏi từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khi ấy ông ta nói: "Biển của ta, hãy gác tranh chấp đề cùng khai thác"!

Từ sau chuyến đi này, ông Trọng đã để mặc cho Công an Việt Nam tự do đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và tấn công các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Các hành động thuần phục Trung Cộng khác của ông Trọng còn được đánh dấu ở cả Sài Gòn và Hà Nội khi người dân, vào mỗi tháng Hai, không được phép tổ chức tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979).

Các cuộc tuần hành kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974-2014) cũng bị chống phá và ngăn cản thô bạo ở Hà Nội.

Ngay đến ngày kỷ niệm 14 tháng 3 hàng năm tưởng niệm 64 chiến sĩ của Quân đội nhân dân chống xâm lược Trung Quốc hy sinh ở Trường Sa năm 1988 cũng không được phép tổ chức cấp quốc gia, không được biểu tình chống bành trướng và bá quyền Bắc Kinh.

Ngược lại, các buổi ca nhạc, nhảy nhót thô bỉ như để ăn mừng chiến công của quân đội Trung Quốc đã được Chính quyền Thành phố Hà Nội tổ chức trước mắt người dân và báo chí nước ngoài.

Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đề thăm dò dầu khí từ ngày 2/5 đến 15/7/2014 thì cũng chính ông Trọng đã không tán thành ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân muốn Quốc Hội ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh.

Chuyến đi lần hai 

Cuối cùng, trong chuyến đi Bắc Kinh vội vã lần 2 từ ngày 07 đến 10/04/2015 để gặp Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, ông Trọng đã “hợp thức hóa” tất cả những cam kết của Việt Nam từ trước.

Trong số này, có những cam kết và thỏa thuận đã ký kết được ghi trong 9 điểm của“Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc”, công bố ngày 08/04/2015, trước cả ngày về nước của phái đoàn Việt Nam.

Những điểm quan trọng gồm: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.”

Hai bên cũng đồng ý: “Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thỏa đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh…”

Tông báo còn viết: “Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.

Quan trọng hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đồng ý: “Tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng…. Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.”

Như vậy thì Việt Nam đã biến thành một quận huyện của Trung Quốc chưa? Và bao giờ thì người dân Việt sẽ chi tiêu với nhau bằng đồng Nhân Tệ của Trung Hoa trên đất nước của mình ?

Phát triển trên biển Đông 

Riêng trong lĩnh vực Biển Đông, Thông báo viết rất rõ về sự nhượng bộ của ông Trọng: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”

Như vậy thì có còn gì để nghi ngờ về lòng dạ phù Trung của ông Nguyễn Phú Trọng nữa không?

Thảm họa bắc thuộc 

Phải chăng những “thành tích sáng chói” của 5 đời Tổng Bí thư đảng CSVN trên đây là lý do khiến nhóm Film Club ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã hoàn thành phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc”?


Họ nói mục đích của cuốn phim dài ngót 2 tiếng sau hơn 2 năm chuẩn bị là để:“Nhận diện một Cộng sản Trung Hoa đầy tham vọng bành trướng, và nhận diện một Cộng sản Việt Nam thần phục Bắc Kinh để tồn tại, bất chấp quyền lợi tối thượng của đất nước.”

Để có những bằng chứng về hiểm họa Bắc Thuộc lần thứ hai đang rình rập trên đầu người dân Việt, nhóm chủ trương cho biết họ đã thực hiện “21 cuộc phỏng vấn các nhân vật trong và ngoài nước, người Việt Nam và ngoại quốc” nhằm “đánh lên tiếng chuông cảnh báo Thảm Họa Bắc Thuộc, đánh lên hồi trống thúc dục người Việt Nam khắp nơi đứng lên đánh đổ bạo quyền Cộng sản Việt Nam.”

Trong số người ngoại quốc, có Đạo diễn điện ảnh David Satter, người đã thực hiện phim The Age of Delirium; Giáo sư Stephen Young, Đại học Hamline, Minnesota, một người nói tiếng Việt rất sõi và hiểu tường tận lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Một nhân chứng khác của cuốn phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc” là Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia có uy tín quốc tế về thời cuộc Đông Nam Á. Ông Thayer, 70 tuổi, mang song tịch Mỹ-Út cũng là người nói rành 3 thứ tiếng Lào, Thái và Việt. Ông đã cảnh giác về mối đe dọa của Trung Quốc đối với các nước trong vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.

Về phía người Việt Nam, sự xuất hiện của Nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân trước khi ông tị nạn chình trị tại Pháp năm 1990, đã nổi bật với tiết lộ tại sao các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN đã tỏ ra “hồ hời thỏa mãn” với việc quân đội Trung Quốc tấn công và chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Cuốn phim có giá trị lịch sử này được nhóm chủ trương quảng bá khắp nơi trên thế giới còn mang lời cảnh giác rằng: “Bằng những tài liệu dẫn chứng, những nhận định của các nhà nghiên cứu, và xác nhận của các nhân chứng lịch sử, cuốn phim gởi đi lời cảnh báo khẩn cấp: Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Việt Nam đang biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Bắc Kinh.”

Vậy người Việt Nam ở trong và ngoài lãnh thổ có thấy cái bóng đen Bắc Kinh khổng lồ đang sừng sững trước mắt mình như nhóm Film Club đã thấy?

Hay nhiều người vẫn nghĩ mơ hồ rằng tình trạng bất động của đảng và nhà nước CSVN trước cường độ biến bãi đá thành đảo của Trung Quốc ở Trường Sa cũng chỉ để thể hiện thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” với người hàng xóm láng giềng phương Bắc.

Hoặc thông minh hơn, có người còn nghĩ hành động của Trung Quốc tiềm ẩn một thiện chí sâu sắc hơn vì họ đang “bảo vệ biển đảo và tài nguyên giúp Việt Nam” ở Trường Sa, như lãnh đạo Việt Nam đã từng quáng gà khi Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974?

08/07/2015


Hội An: Chi cục trưởng thi hành án đòi hối lộ tiền tỷ

QUẢNG NAM (NV) - Chi cục trưởng thi hành án thành phố Hội An đã nhiều lần tiếp xúc đòi  bị thi hành án phải đưa hối lộ tiền tỷ để kéo dài thời gian thực hiện.

 
Khách sạn River Beach Resort, tài sản được thế chấp. (Hình: Người Lao Ðộng)

Tờ Tuổi Trẻ dẫn tin cho hay, ngày 7 tháng 5, cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Tối Cao đã tống đạt kết luận điều tra vụ án “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự (THADS) thành phố Hội An, đề nghị truy tố ông Phạm Văn Tuấn (52 tuổi), chi cục trưởng THADS Hội An về tội danh trên.

Theo kết luận điều tra, ông Tuấn là chấp hành viên, chi cục trưởng THADS Hội An, là người trực tiếp tổ chức thi hành án của tòa án thành phố Hội An. Nội dung thi hành án là công ty Tân Ðông An phải trả cho BIDV Bank, chi nhánh Quảng Nam số tiền nợ hơn 98.5 tỷ đồng. Tài sản thế chấp là khách sạn River Beach Resort gồm giấy sở hữu đất và mọi thứ gắn liền cho hoạt động kinh doanh khách sạn.

Trong quá trình tổ chức thi hành án, ông Tuấn đã nhiều lần tiếp xúc gặp ông Nguyễn Lam Huy, giám đốc công ty Tân Ðông An, người bị thi hành án và đòi ông này phải đưa cho mình mỗi tháng vài chục triệu đồng để kéo dài thời gian thi hành án.

Ông Huy đã đồng ý và thực hiện theo yêu cầu của ông Tuấn. Chưa chịu dừng lại, ông Tuấn còn tiếp tục đòi ông Huy phải đưa 1 tỷ đồng để “tác động với BIDV Quảng Nam nhằm cơ cấu nợ cho công ty Tân Ðông An.”

Thấy không kham nổi, ông Huy đã làm đơn tố cáo gởi ông Tuấn đến cơ quan công an. Qua điều tra làm rõ từ tháng 10, 2013 đến tháng 5, 2014, ông Huy và nhân viên của mình đã nhiều lần đưa tiền hoặc chuyển khoản trực tiếp cho ông Tuấn với số tiền 216 triệu đồng. Trong số này, có 40 triệu đồng chuyển qua tài khoản mà ông Tuấn đã phải thừa nhận. (Tr.N)
05-07-2015 5:30:31 PM

Quân đội CSVN là một thứ kiêu binh

SÀI GÒN (NV) - Ðó là nhận định của nhà báo Mike Ives, hãng AP, qua sự kiện Bộ Quốc Phòng CSVN khăng khăng giữ 157 hecta đất vốn thuộc phi trường Tân Sơn Nhất để cho thuê làm sân golf.

Cũng vì Bộ Quốc Phòng CSVN không chịu giao lại 157 hecta đất này, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã đề nghị chính quyền Việt Nam vay 15.8 tỉ Mỹ kim để thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành do “phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020.”


Kiểm tra một kho chứa hàng lậu và hàng giả. (Hình: Thanh Niên)

Ngoài việc tạo ra khoản nợ lên tới 15.8 tỉ Mỹ kim, một báo cáo của chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho biết, nếu thu hồi 5,000 hecta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người

Dự án phi trường Long Thành đã bị nhiều người, nhiều giới phản đối kịch liệt. Những phân tích về sự nguy hại của dự án đối với kinh tế, tài chính quốc gia đã khiến Quốc Hội Việt Nam chùn tay, chưa phê duyệt dự án. Nay, chế độ Hà Nội đang vận động Bộ Chính Trị của đảng CSVN để tác động đến Quốc Hội.

Nhà báo Mike Ives cho rằng, 157 hecta đất của phi trường Tân Sơn Nhất mà Bộ Quốc Phòng Việt Nam đem cho thuê làm sân golf chứ không giao lại để mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất là “biểu tượng của mâu thuẫn lợi ích giữa quân đội Việt Nam và dân chúng Việt Nam.”

Mike Ives nhắc lại tình trạng quân đội Việt Nam - lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ quốc gia đang làm chủ hai tập đoàn lớn tại Việt Nam là Ngân Hàng Quân Ðội và Viettel, đồng thời còn nắm trong tay hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực (xây dựng, đóng tàu, may mặc,...). Chế độ Hà Nội từng công bố một thống kê, theo đó, năm ngoái, các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế là 2.1 tỉ Mỹ kim.

Bên cạnh đó, trước nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, các doanh nghiệp của quân đội hoạt động ngoài tầm kiểm soát và nhiều hoạt động của hệ thống này thiếu minh bạch.

Ðó cũng là lý do mà nhà cầm quyền CSVN từng vài lần yêu cầu quân đội sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp quân đội. Tuy nhiên nhiều người tin rằng, rất khó đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi các hoạt động thương mại để chỉ thực hiện vai trò quốc phòng như quân đội nhiều quốc gia khác.

Có một sự kiện mà nhà báo Mike Ives không đề cập trong bài viết vừa được AP công bố. Ðó là hồi trung tuần tháng trước, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, từng tiết lộ, các doanh trại quân đội ở Sài Gòn là những “tổng kho” chứa hàng buôn lậu. Tuy nhiên viên thiếu tướng, phó giám đốc công an Sài Gòn, không cho biết chi tiết về vấn đề vốn rất đáng chú ý này.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động trấn áp tội phạm trong ba tháng đầu năm nay của công an các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Ðông Nam Bộ (Sài Gòn, Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), ông Minh loan báo, vừa qua, công an Sài Gòn đã phối hợp với nhiều ngành khác như Quản Lý Thị Trường, Kiểm Lâm, Thanh Tra Y Tế, thực hiện các cuộc kiểm tra khu vực vành đai của các căn cứ quân sự quanh phi trường Tân Sơn Nhất và phát giác 132 kho chứa hàng buôn lậu.

Ông Minh nhận định, đây là kết quả đáng chú ý sau một thời gian dài bỏ ngỏ một khu vực vốn là nơi qui tụ nhiều hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào tháng 2, ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng loan báo, họ nghi ngờ và đang yêu cầu nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp với nhau để kiểm tra những kho chứa hàng nằm trong các doanh trại ở Sài Gòn vì tin rằng chuỗi kho ở những khu vực đó chứa nhiều loại hàng lậu với số lượng lớn.

Vào thời điểm vừa kể, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang đảm nhiệm vai trò trưởng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, bảo rằng, có thể các gian thương đã lạm dụng hệ thống kho của quân đội để chứa hàng, chứ chưa thể khẳng định các đơn vị quân đội có liên quan hay không.

Ông Phúc nói thêm là ông ta đã yêu cầu Bộ Quốc Phòng cử thanh tra tham gia, xử lý vấn đề này và sau khi hoàn tất sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng song đến nay, chỉ mới có phó giám đốc công an Sài Gòn, xác nhận “nghi vấn” mà ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam từng nêu là có thật.

Tại Việt Nam, mỗi năm, thiệt hại do buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gây ra lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Ðó là chưa kể buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khiến các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, thậm chí phá sản.

Cũng hồi tháng trước, ông Nguyễn Văn Cẩn, chánh văn phòng ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam, cho biết, dẫu năm ngoái, Việt Nam đã phát giác 23,000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quý một năm nay, phát giác thêm 4,000 vụ nữa nhưng “kết quả vẫn chưa như mong muốn vì một số lực lượng, kể cả chính quyền một số địa phương chưa tích cực.”

Với những thông tin mà phó thủ tướng Việt Nam rồi phó giám đốc công an Sài Gòn nói thoáng qua, có thể thêm vào yếu tố khiến việc chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Việt Nam “chưa như mong muốn” vì gian thương đã mướn được các doanh trại làm hậu cứ. (G.Ð)
05-07-2015 4:14:05 PM

Chi tiền tỷ xây trạm y tế nhưng chỉ có một giường bệnh

05-07-2015 5:24:02 PM
QUẢNG NGÃI (NV) - Hai trạm y tế ở hai xã của huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi, được chính quyền bỏ hơn 9 tỷ đồng xây dựng, thế nhưng mỗi trạm chỉ có một chiếc giường cho bệnh nhân. Số bệnh nhân còn lại phải nằm dưới đất.

 
Dù được xây dựng khá khang trang nhưng trạm y tế xã Thanh An chỉ có 1 chiếc giường cho bệnh nhân. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo báo Người Lao Ðộng, vào tháng 1, 2014, trạm y tế xã Thanh An, huyện Minh Long, được xây mới hết 4.2 tỷ đồng với 6 phòng khang trang. Thế nhưng từ đó đến nay, trạm y tế này chỉ có 1 chiếc giường cho bệnh nhân, không có thiết bị y tế chuyên dùng.

Ông Nguyễn Diên Ngôn, trạm trưởng trạm y tế xã Thanh An cho báo này biết, chiếc giường này được chuyển qua từ trạm y tế cũ và đã xài hơn 15 năm. “Nhiều lúc bệnh nhân đến đông, vì không có giường nên các y tá phải cho... nằm đất. Do vậy, người dân ngán ngẩm nên ít đến đây điều trị.”

Tương tự, trạm y tế xã Long Mai cũng được đầu tư hơn 5 tỷ đồng và đưa vào hoạt động gần 1 năm qua, nhưng phần lớn các phòng đều đóng cửa vì không có bàn ghế và trang thiết bị y tế khám chữa bệnh. Cả trạm y tế này cũng chỉ có 1 giường bệnh duy nhất.

Theo ông Nguyễn Văn Thuần, chủ tịch huyện Minh Long thì, trạm y tế 2 xã Thanh An và Long Mai được huyện cấp vốn xây dựng. Còn việc mua sắm trang thiết bị y tế là do Sở Y Tế Quảng Ngãi quyết định.

Bà Ðinh Mai Hương, giám đốc trung tâm y tế huyện Minh Long thừa nhận, tình trạng thiếu giường cho bệnh nhân ở các trạm y tế xã đã tồn tại lâu nay và hầu như trạm nào cũng thiếu, trong khi việc đầu tư trang thiết bị y tế phải xin chủ trương của Sở Y Tế. Trung tâm đã kiến nghị và sở đã hứa cấp tiền nhưng đến giờ vẫn chưa có. Vì vậy các trạm y tế chủ yếu làm sơ cứu, phần lớn bệnh nhân được chuyển lên huyện, tỉnh hoặc nằm tại nhà. (Tr.N)

Quyền bầu cử trong và ngoài Việt Nam

Theo BBC-39 phút trước
Dường như Việt kiều và công dân Việt Nam ở nước ngoài không được thực hiện các quyền công dân trong bầu cử, ứng cử, tranh cử của mình, theo các khách mời tại tọa đàm của BBC tuần này với chủ đề " Quyền bầu cử của công dân" nhân mùa bầu cử đang diễn ra ở Anh quốc và một số quốc gia tại châu Âu.
Trao đổi tại cuộc tọa đàm hôm 07/5/2015, ông Ngô Văn Tưởng, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam tại Ba Lan nói:
"Mặc dù tại Việt Nam có nhiều cuộc bầu cử diễn ra nhưng tại Văn phòng Lãnh sự của Sứ quán Việt Nam tại Ba Lan không bao giờ tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử nào cả."
Theo ông Tưởng, người từng ra tranh cử trong một kỳ bầu cử nghị viện ở địa phương tại Ba Lan vào cuối năm 2014, có một số nguyên nhân.
Nhà hoạt động nói: "Theo tôi biết đây là hậu quả của một số vấn đề rất rõ rệt. Thứ nhất, người tổ chức bầu cử là người đại diện chính quyền, trong trường hợp này là Cơ quan Lãnh sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
"Và người cử tri, những người Việt Nam sống tại Ba Lan và mang quốc tịch Việt Nam, được biết rằng lá phiếu của họ không có một giá trị gì cả, cho nên phía chính quyền cũng không muốn tổ chức cuộc bầu cử tại cơ quan lãnh sự và phía cử tri cũng chẳng ai muốn đi tham gia bầu cử làm gì.
"Bởi vì cũng như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã nói nếu một thể chế mà chỉ có một độc đảng duy nhất lãnh đạo, thì tất cả những cái bầu chỉ là phù phiếm và không mang lại kết quả dân chủ và giá trị thực sự của lá phiếu bầu.
Có hàng triệu kiều dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, nếu chỉ tính riêng tại Mỹ và châu Âu.
"Chính vì thế tôi nghĩ rằng chính quyền, ở đây nghĩa là cơ quan đại diện ngoại giao, đã bỏ qua trách nhiệm rất là lớn của một thể chế, đó là tổ chức bầu cử để tạo cho cử tri thực thi quyền công dân của mình.
"Và ngược lại, cử tri Việt Nam tại Ba Lan cũng biết rằng lá phiếu của mình chẳng có giá trị gì cả, cho nên cũng chẳng ai màng tới việc là tại Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam có tổ chức đi bầu cử nhân dịp trong nước có các cuộc bầu cử hay không."

'Từ Úc tới Pháp'

Trước câu hỏi nếu có thực tế như trên thì có thể có ai 'vi phạm quyền' về bầu cử, ứng cử v.v... của kiều dân, công dân Việt Nam ở hải ngoại hay không, từ Sydney, Úc, ông Nguyễn Minh Vọng, làm việc cho các dự án hỗ trợ cộng đồng của Bộ Xã hội Úc, nêu quan điểm:
"Tôi có cháu, có người em học ở bên Úc, nhưng không có bao giờ nghe thấy họ nói là đi bầu cử... Bầu cử không được ý thức rõ ràng cho lắm."
Khi được hỏi có bao giờ kiều dân hay công dân Việt Nam được các cơ quan ngoại giao Việt Nam như Tòa Đại sứ hay các cơ quan lãnh sự liên hệ, thông tin, mời tham gia các cuộc bầu cử của Việt Nam tại Úc hay không, ông Vọng cho hay:
"Hoàn toàn không bao giờ có... Tôi sống bên gia đình vợ tôi cũng là những người tị nạn, những người đi vượt biên, cũng có người bị mất tích, thì sự dính dáng với sứ quán hay chế độ Việt Nam, chế độ cộng sản bây giờ thì cũng hiếm lắm, không có...
"Nói như vậy các vị thính giả có thể biết rằng sự liên lạc không được như ở Ba Lan hay ở các nước Đông Âu."
Công dân ở Việt Nam có các quyền bầu cử, ứng cử, còn các công dân VN ra nước ngoài có vẻ chưa được hưởng các quyền này, theo ý kiến tại tọa đàm.
Từ Paris, Pháp, nhà báo tự do, blogger Christine Nguyễn chia sẻ với bàn tròn và đưa ra một góc nhìn so sánh giữa Pháp và Việt Nam, qua việc kiều dân Pháp ra nước ngoài liên hệ ra sao với bầu cử, hay trưng cầu dân ý ở quốc nội.
Christine Nguyễn nói: "Người Pháp ra sinh sống ở các nước, thì những đợt bầu cử thì người Pháp họ sẽ làm gì? Theo quy định của Bộ nội vụ Pháp, những người Pháp mà ra sinh sống ở các nước, họ được quyền đăng ký ở tòa Đại sứ, cũng như tòa Tổng Lãnh sự Pháp.
"Ở đó, họ mở ra những thùng phiếu và những ngày bầu cử cho những người Pháp đang sống ở nước ngoài để cho người ta tới đó để bỏ phiếu.
"Và đó là những cuộc bầu cử gì? Cuộc bầu cử Tổng thống, cuộc bầu cử Quốc hội, những cuộc trưng cầu dân ý, thì người Pháp khi sống ở nước ngoài, nếu có quan tâm muốn bỏ phiếu, sẽ Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán của mình, dĩ nhiên trước đó có đăng ký, có danh sách và được làm phiếu, thì họ sẽ thực hiện quyền công dân của mình.
"Theo con số thống kê, cách đây 10 năm có tới 700.000 công dân Pháp sinh sống ở các nước đã đi bỏ phiếu như thế, đã đăng ký bỏ phiếu như vậy," blogger Christine Nguyễn nói.
Từ Anh, khách mời Đoàn Xuân Tuấn nói với bàn tròn về việc có thể có các công dân Việt Nam ở Anh còn giữ quan hệ với trong nước và Tòa đại sứ có thể có nhu cầu tham gia bỏ phiếu cho các kỳ bầu cử ở Việt Nam.
Kỹ sư Tuấn nói:
"Ở London, số người từ miền Bắc, từ Hải Phòng qua cũng rất nhiều, theo tôi thấy cũng có một số người mà đầu óc suy nghĩ vẫn còn như kiểu ở Việt Nam bây giờ, tôi nghĩ là hiếm (người có nhu cầu bỏ phiếu), nhưng cũng không dám loại trừ là không có ai."

'Hành vi vi hiến'

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, khách mời tham gia tọa đàm từ Đại học George Washington, Hoa Kỳ, nơi ông đang là học giả thỉnh giảng, nói:
Nhiều Việt kiều xuống đường ở hải ngoại ủng hộ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Việt Nam gần đây.
"Tôi khẳng định rằng không bao giờ có một quy chế nào, hay một kế hoạch nào để tổ chức cho những người mang quốc tịch Việt Nam, hay nói cách khác, công dân Việt Nam, ở nước ngoài mà thực hiện quyền bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử ở trong nước...
"Tức là việc các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài như là Đại sứ quán, Lãnh sự quán, không tổ chức cho công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia bỏ phiếu để bầu ra những vị đại diện ở trong nước, ví dụ như là ở Quốc hội, hay là ở Hội đồng Nhân dân các cấp, thì đó là một hành vi vi hiến.
"Bởi vì Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay đều quy định rằng công dân Việt Nam từ 18 tuổi có quyền tham gia bầu cử, và từ 21 tuổi thì có quyền tham gia ứng cử vào Quốc hội và cũng như vào các Hội đồng nhân dân các cấp.
"Cho nên kết luận của tôi là với một thể chế độc đảng, hay dưới một chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, thì không bao giờ và vĩnh viễn không bao giờ có chuyện mà các quyền của người dân ở Việt Nam được bảo đảm.
"Mà trong trường hợp này, những công dân Việt Nam ở nước ngoài sẽ không bao giờ có quyền bỏ phiếu để bầu đại diện của mình trong các cuộc bầu cử ở trong nước.
"Cho nên kết luận lại là cần phải thay thế chế độ độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng một chế độ thực sự dân chủ, do dân, của dân, vì dân và để có được thể chế đó, thì chúng ta cần phải buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay chấm dứt đàn áp nhân quyền.
"Để moi người thực hiện những quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do hội họp, biểu tình v.v... trước. Và khi làm những việc đó rồi, thì mới có thể dẫn đến một xu thế là bầu cử tự do, có sự tham gia của các đảng phái.
"Và đến khi cuộc bầu cử tự do có sự tham gia của các đảng phái được thực hiện rồi, thì lúc đó mới có một chính quyền của dân và chính quyền của dân lúc đó mới có nghĩa vụ, chứ không phải là ban phát, tổ chức cho các công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia các cuộc bầu cử trong nước," ông Hà Vũ nói với tọa đàm của BBC.