Thursday, June 16, 2016

Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam - Nhà Máy Hậu Giang - P.II


Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Vào ngày 6 tháng 8 năm 2007, thêm một nhà máy giấy ở Việt Nam xuất hiện. Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư lên đến 1,2 tỷ Mỹ kim. Địa điểm xây dựng tại khu công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu thành, Hậu Giang với diện tích 200 mẫu. Dự án nhà máy đã được chấp thuận nhưng không qua thủ tục cần thiết ghi trong luật môi trường Việt Nam, nhất là việc nghiên cứu tác động môi trường trước khi dự án được duyệt xét.

Đây là một dự án làm bột giấy và sản xuất giấy lớn nhất Việt Nam hiện tại phỏng theo mô hình của tập đoàn Lee&Man Paper, Hong Kong, Trung Cộng. Vì tầm quan trọng của dự án đang vừa bắt đầu thi công, nhiều nguồn dư luận bất đồng về dự án trong dân chúng và một số nhà làm khoa học, cho nên tỉnh đã có một buổi họp ngày 19/9/2007 với nhiều ý kiến không thuận tiện cho việc xây dựng vì nhiều lý do xác đáng sau: 

- Khu vực đặt nhà máy gọi là khu công nghiệp Cái Cui - Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng, không thích hợp cho nhà máy vì vấn đề nước thải nhà máy quá lớn với 28.500 tấn Sodium Hydroxide (NaOH), và ô nhiễm môi trường cho cả một vùng trồng cây ăn trái rộng lớn; 

- Hiện tại, nhà máy không có hệ thống thanh lọc nước thải. Vì vậy, vấn đề bảo đảm việc ô nhiễm môi trường không được tuân thủ. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với các Điều luật trong Bộ Luật Đầu tư và Luật Môi trường là phải có báo cáo nghiên cứu tác động môi trường và phải có dự án xây dựng nhà máy thanh lọc phế thải trước khi được cấp giấy phép xây cất. Nhưng hai sự việc trên không hề xảy ra! 

Trước khi đi vào chi tiết về tính khả thi cũng như dư luận trong ngoài, thiết nghĩ cũng cần nên biết về Cty Lee&Man Paper, nguồn cung cấp vốn đầu tư và tài trợ kỹ thuật cho dự án. 

Tập đoàn Lee&Man Paper 

Tập đoàn Lee&Man Paper được thành lập từ 1994 có trụ sở tại Quảng Đông và di dời về Hong Kong năm 1995. Đây là một đại công ty giấy lớn nhất Á Châu và có tầm vóc quốc tế, với cơ sở và thiết bị tối tân. 

Nhà máy giấy đầu tiên bắt đầu được xây cất từ năm 1996 và đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 trên một diện tích 80 mẫu tại Hongmei thuộc tỉnh Quảng Đông (Dongguan). Chi phí cho nhà máy là 461 triệu Mỹ kim với mức sản xuất 2 triệu tấn giấy/năm. (Nhà máy nầy chỉ chiếm 1/3 vốn đầu tư và sản xuất gần gấp 4 lần so với nhà máy Hậu Giang!). Nhà máy còn có hệ thống thanh lọc nước thải và một nhà máy phát điện với công suất 0,2 MW. Tập đoàn đã thành lập Cty Viet Nam Lee&Man Paper Manufacturing và đầu tư vào nhà máy Giấy Hậu Giang. Tính đến nay, Tập Đoàn Lee&Man Paper đã có 8 nhà máy đang hoạt động trong vùng Đông Nam Á và sản xuất 2,08 triệu tấn giấy/năm. Cty dự trù trong năm 2008, mức sản xuất hàng năm sẽ lên đến 4 triệu tấn. 

Công ty giấy Hậu Giang 

Trước một dự án lớn với vốn đầu tư hàng tỷ Mỹ kim, nhưng đa số người dân cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh Hậu Giang hầu như hoàn toàn không có thông tin hay dữ kiện nào về chi tiết cũng như quy hoạch dự án như thế nào. Do đó, dư luận tại địa phương cũng như một số ban ngành trung ương phản ảnh theo nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo vị trí của đương sự đối với dự án. 

Ngày 19/9, Lãnh đạo tỉnhHậu Giang triệu tập một buổi họp gồm đủ thành phần để tham khảo ý kiến về vấn đề nầy. 

Trước hết, TS Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ nêu lên: "Đến hôm nay chúng tôi mới biết Hậu Giang có hai nhà máy: giấy và bột giấy. Trước đây chúng tôi cứ tưởng hai là một. Nhập giấy phế liệu để tái chế, nhiều người băn khoăn phải chăng ta nhập rác. Các dự án nhà máy giấy ở Hoà Bình, Bắc Kạn, Kontum không khai triển được la do thiếu vùng nguyên liệu. Nhà máy giấy Hậu Giang có công suất vượt nhà máy Bãi Bằng. Vùng nguyên liệu chúng ta phải tính đến yếu tố ổn định. Nội dung dự án chỉ ghi mấy dòng thu gom gỗ là chưa đủ sức thuyết phục." 

Trong lúc đó, ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp nêu ý kiến:"Đến thời điểm nầy (dự án đã khởi công) Cục Lâm nghiệp chưa nhận được thông tin chính thức hoặc tài liệu nào liên quan đến dự án nhà máy giấy và bột giấy ở Hậu Giang. Với công suất nhà máy 570 ngàn tấn/năm, nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trong khu vực ĐBSCL chắc chắn chỉ đáp ứng dưới 20% công suất. Theo công nghệ sản xuất giầy và bột giấy cần 50 Kg xút làm chất tẩy cho một tấn giấy, cũng có nghĩa là mỗi năm có 28.500 tấn xút đổ ra môi trường..." 

Để đối lại, ông Bí thư tỉnh Hậu Giang Nguyễn Phong Quang phát biểu: "Dự án nầy không dừng ở 1,2 tỷ Mỹ kim mà sẽ là 1,6 – 1,7 tỷ. Vùng nguyên liệu rồi đây sẽ tiếp tục quy hoạch. Tôi yêu cầu Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phải xem lại quy trình làm việc của mình. Các đồng chí nói không nghe, không biết gì về dự án là không thể chấp nhận được. Bột Công thương cho nhập nguyên liệu chúng tôi mới dám triển khai. Chúng tôi đâu hốt rác đổ về nhà." 

Và Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Văn Thắng tiếp lời: "Về chủ trương đầu tư, tỉnh đã tuận thủ đúng quy trình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án. Địa phương gữi hồ sơ đến nhiều Bộ để thẩm tra và đã được các Bộ thống nhất rất cao". Và ông nói tiếp: "Do đây lại là một dự án quá lớn, lần đầu tiên tỉnh tiếp nạh6n nên... quá "hớp". Những gì thực hiện chưa đúng chúng tôi sẽ điều chỉnh". 

Sau cùng ý kiến của ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam có ý kiến rằng: "Dự án phải nhanh chóng có báo có tác động môi trường như luật định"

Trong lúc đó ông Vũ Văn Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp tiêu dùng thuộc Bộ Công nghiệp phản pháo lại ý kiến trên là: "Dự án nầy thực hiện đúng Luật Môi trường nên Bộ Công thương chấp thuận" (?). 

Ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Trân, một Việt kiều “yêu nước” từ Pháp về xây dựng “quốc gia cộng sản”, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại quốc hội đã được ghi nhận trong bài viết Tản Mạn về Dự án nhà máy giấy Hậu Giang như sau: “Qua những phát biểu kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiết nghĩ có ba vấn đề chính yếu của dự án dư luận chuyên môn rất quan tâm là: 

- 1. Dự án không có nghiên cứu tác động môi trường do đó vi phạm Luật Môi trường và Luật Đầu tư, 

- 2. Nguồn nguyên liệu dự trù cho sản xuất quy hoạch rất mơ hồ, 

- 3. Phương án xử lý phế thải chỉ ghi chú trong vòng vài trang giấy trong hồ sơ dự án, không có kế hoạch và thiết kế chi tiết, cùng công tác xây dựng nhà máy “xử lý” cũng không được nêu ra. 

Cũng trước đó, vì địa điểm xây dựng nhà máy lại nằm sát bờ Sông Hậu và nhà cử dân chúng cho nên, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL. 

Cục Lâm nghiệp cũng đã từng đề nghị Bộ NN-PTNT trình lên Thủ tướng Chính phủ CS Nguyên Tấn Dũng yêu cầu: 

- Giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường trực tiếp phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; 

- Yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc thanh lọc nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại Việt Nam. 

Cục Lâm nghiệp cũng khẳng quyết là theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 - tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL

Nhưng tất cả ý kiến trên đều không được lắng nghe vì tinh thần nô lệ và thuần phục của những kẻ bán đứng linh hồn cho TC, và vì mãnh lực của kim tiền qua việc “bôi trơn dự án”!

Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng dự án đã được quyết định một cách vội vã do sự "chỉ đạo" trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường. Điều nầy nói lên một thủ tục điều hành "công việc quôc gia" một cách tuỳ tiện, không tuân thủ những quy định mà chính người quyết định đã đề ra. 

Theo Luật Đầu tư, lãnh đạo địa phương (cấp tỉnh uỷ) chỉ chấp thuận và cấp giấy phép xây dựng khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã duyệt. Bộ có trách nhiệm giải thích và thông báo đến các cơ quan liên hệ trong hàng Bộ trưởng. Giấy phép chỉ là bước đầu cho Dự án. Sau đó, nhà đầu tư phải nộp toàn bộ chi tiết dự án cùng những bản thiết kế công trình của dự án và bản dồ dự án có tỷ lệ 1:500. Sau đó, nhà đầu tư phải trình bày lên liên bộ liên quan đến dụ án những vấn nạn môi trường có thể xảy ra qua biên bản nghiên cứu tác động môi trường. 

Ngay cả khi các thủ tục trên đã được hoàn tất theo luật định, dự án cũng có thể bị đình chỉ khi cảnh sát môi trường khám phá ra những vi phạm môi trường hay dự án tạo ra ô nhiễm môi trường. Điều nầy chắc chắn không thể xảy ra dưới chế độ XHCN Việt Nam! 

Dự án nhà máy giấy Hậu Giang chỉ được thông qua một cách vội vã giữa lãnh đạo tập đoàn Lee&Man Paper và lãnh đạo chính trị Việt Nam mà thôi, do đó đã được xúc tiến một cách mau mắn, ngay cả Ông Trần Quốc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị khu Công nghiệp Hậu Giang, nơi xây cất nhà máy chỉ được thông báo một thời gian ngắn trước khi khởi công mà thôi. Cũng cần biết thêm là 26% dân chúng vùng ĐBSCL vẩn chưa có được nguồn nước sạch mặc dù sông ngòi chằn chịt. Và dự án dự trù sẽ tiêu thụ 4,5 triệu m3 nước hàng năm. 

Thay lời kết 

Mặc dù Việt Nam vẫn còn phải nhập cảng 700 ngàn tấn giấy/năm (mức tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại là 1,8 triệu tấn giấy cho năm 2006 (thời điểm của dự án), và đã tăng lên 5 triệu tấn cho năm 2015. 

Qua kinh nghiệm lịch sử các nhà máy giấy nhất là kinh nghiệm nơi nhà máy Bãi Bằng, và một số nhà máy giấy rãi rác từ Bắc chí Nam (xem bài viết Nhà máy giấy Bãi Bằng-Phần I) trải qua gần 40 năm hoạt động vẫn còn nhiếu vấn nạn môi trường hầu như không giải quyết được và nguyên liệu cần phải nhập cảng đến 20%, mặc dù đã quy hoạch việc trồng rừng trên diện tích 1,2 triệu mẫu, nhà máy cũng vẫn chưa chạy hết công suất. 

Trong lúc đó, nhà máy Hậu Giang chỉ quy họạch từng phần trong 200 mẫu rừng cho một công suất sản xuất gấp 10 lần hơn nhà máy Bãi Bằng. Điều nầy có nghĩa là việc quyết định thực hiện nhà máy Hậu Giang hoàn toàn không dựa theo một tiêu chuẩn nào cả. 

Theo những thăm dò vừa nhận được, Việt Nam đã tham khảo để thu mua bột giấy ở hai quốc gia là Úc Châu và Nam Dương (Indonesia) cho nhà máy hậu Giang nhưng điều được hai nơi nầy trả lời không thể ký hợp đồng trước năm 2015. Và hiện tại hợp đồng thu mua vẫn chưa được giải quyết. 

Trong quá khứ, thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện tại có nhiều nhà máy giấy và làm bột giấy không thể đi vào hoạt động được với phí tổn tổng cộng hàng tỷ Mỹ kim đầu tư và hàng triệu công lao động, làm tiêu hao công quỹ và nội lực của dân tộc một cách vô ích. 

Điều trên chứng tỏ rằng: 

Lãnh đạo trung ương khi quyết định chấp thuận môt dự án phát triển quốc gia hoàn toàn không nắm vững những thông tin kỹ thuật cũng như các ảnh hưởng lên mội trường khi xây dựng và khi nhà máy đi vào sản xuất; 

- Lãnh đạo địa phương (nơi xây dựng nhà máy) tiếp nhận dự án đầu tư vào tỉnh nhà theo chỉ thị của cấp trên và cũng hoàn toàn không thông hiểu về quy trình sản xuất cùng những điều kiện địa phương có thích hợp với việc lấp đặt nhà máy hay không? 

Đây là hai điều căn bản đã xảy ra trong suốt thời gian quản lý Đất và Nước từ sau 1975 trở đi. Hai điều căn bản trên tiếp tục được lập đi lập lại như một âm bản giống nhau như đúc mặc dù đất nước được lãnh đạo bởi nhiều thế hệ lãnh tụ khác nhau theo suốt chiều dài lịch sử kể từ khi CS Bắc Việt chiếm được miền Nam sau ngày 30-4-1975. 

Đây mới chính là một nguy cơ "mãn tính" cho dân tộc trong công cuộc phát triển quốc gia. 

Cao nguyên Trung phần Việt Nam đang CHẾT vì việc khai thác Bauxite. 

Biển ĐÔNG đanh CHẾT vì TC cố tình nguồn nước đại dương. 

Đồng bằng sông Cửu Long vì TC kiểm soát dòng chảy của sông Mẹ Mêkong ở thượng nguồn. 

Câu hỏi còn lại cho Tuổi Trẻ Việt Nam là Còn con đường SỐNG nào cho dân tộc Việt Nam đây? 

17.06.2016

Từ mất định hướng đến tự tan là bao xa?

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất định hướng và đang trên đà tự tan vì nhân dân hết còn tin đảng trong khi cán bộ thì ngày một xa dân. Đó là nhận xét chung đang lan rộng ở Việt Nam sau Đại hội đảng XII, kết thúc ngày 28/01/2016. Tại sao có hiện tượng này?

Thứ nhất, sau 5 năm tích cực thực hiện, từ Khóa đảng XI, mục tiêu “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” đã không đạt được. 

Quốc nạn tham nhũng vẫn ngập đầu khắp mọi ngõ ngách trong hệ thống. Không đâu trong bộ máy đảng có chỗ sạch. Ở cấp nào cũng rệu rã và bao phủ quyền lợi cá nhân và phe nhóm của cán bộ, đảng viên

Tệ nạn chạy chức, mua quyền trong hệ thống cai trị; nạn gây bè kết phái, cấu kết, ăn chia đan xen giữa các nhóm lợi ích từ chính trị đến kinh tế; từ hành chính sang kinh doanh và từ đoàn thể sang tổ chức đảng, cơ quan, ngành nghề được liên kết với nhau chưa bao giờ chặt chẽ như ngày nay.

Thứ hai, công tác cán bộ đặt trọng tâm vào học tập và làm theo điều được gọi là “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chỉ còn là hình thức, làm cho có lệ để báo cáo. Nhiều nơi coi học tập bị miễn cưởng và tìm cách lơi là.

Những cảnh giác về chủ nghĩa cá nhân thời ông Hồ còn sống vẫn tồn tại và lan rộng trong cán bộ, đảng viên. Khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”buộc cán bộ phải thực hành đã tan nhanh trước đồng tiền, danh vọng và tài sản bất chính. Chuyện Kê khai tài sản và 19 Điều cấm đảng viên không được làm, ban hành ngày 01/11/2011, chỉ để làm cảnh để hù họa.

Công tác “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”, vẫn đứng nguyên ở chỗ khởi hành từ Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) thời Khóa đảng VIII (từ 25-1 đến ngày 2-2-1999). Nay lại phát sinh thêm hai bệnh hiểm nghèo “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đe dọa sự tồn vong của đảng và sự sống còn của chế độ.

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 13/06/2016 thì những bệnh mới này đang “có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội.”

Vì vậy, noi theo Nghị quyết 6 (lần 2), Khóa đảng XI lại ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 ngày 16/1/2012 nêu ra “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Vào thời điểm Nghị quyết ra đời đảng đã thừa nhận có: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” 

Đến nay, hơn 5 năm sau, những tệ nạn này vẫn chưa được đẩy lùi nên Đảng sẽ thảo luận lần nữa tại Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII), dự trù họp vào tháng 10/2016.

Theo nội dung một bài viết trong Tạp chí Xây dựng Đảng (13/06/2016) của ông Phó Giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS) Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì từ nay đảng vẫn phải tiếp tục tập trung vào “đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Sau đó, Hội nghị Trung ương 6 dự trù vào tháng 10/2017 đảng lại tiếp tục thảo luận công tác: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.”

Đến Hội nghị Trung ương 7, tháng 5-2018, dự trù sẽ bàn tiếp chủ trương: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.”

Như vậy thì có gì mới so với những việc làm đã thất bại của khóa đảng XI. Loanh quanh cũng chỉ có mấy chuyện: suy thoái đạo đức, xuống cấp tư tưởng; tham nhũng, lãng phí; xây dựng lại guồng máy lãnh đạo cho tinh gọn, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng và phẩm chất; ngăn chặn bệnh xa dân, coi thường và khinh dân của cán bộ, đảng viên v.v...

Tại sao dân xa đảng?

Nhưng tại sao dân đã mất hết niềm tin vào đảng để phải xa đảng? Vì đảng đã nói mà không làm nhiều việc từ xưa đến nay. Đảng cũng đã nói một đường làm một nẻo. 

Nhiều cán bộ lãnh đạo thích trò đánh trống bỏ dùi để đi kiếm ăn lợi hơn. Đảng cũng thiếu quyết tâm hành động minh bạch để giải quyết những bức xúc cấp thời của dân. Đảng cũng không có các giải pháp nhanh chóng và hữu hiệu để giải quyết vấn đề có liên quan đến sự sống chết của dân.

Bằng chứng này đã thấy trong vụ điều tra nguyên nhân cá chết dọc bờ biển miền Trung từ ngày 06/04/2016. Nhiều tuyến bố có nội dung tiền hậu bất nhất hay chân phải đá chân trái của một số viên chức nhà nước đã xuất hiện trên báo chí khiến dân đã bị hoang mang lại nghi ngờ thêm.

Phía nhà nước thì đã nói nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu tại cuộc họp báo ngày 02/06/2016 của liên Bộ.

Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cùng Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp báo. 

Quan điểm của Chính phủ là: “Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết. Thủ tướng đã giao các cơ quan chức năng mời tư vấn trong và ngoài nước để phản biện độc lập. Hay nói các khác, trước khi kết luận chính thức, có mời các nhà khoa học trong và ngoài nước tư vấn để phản biện. Vì Chính phủ xác định đây là vấn đề rất quan trọng, khi công bố phải đảm bảo tính pháp lý, khách quan.

Tại sao lại cần phải “phản biện” khi nguyên nhân làm con cá chết đã được các nhà khoa học xác định?

Việc “mổ xẻ” nguyên nhân làm cá chết có thể chỉ làm cho sai lệch hay mờ dần kết luận ban đầu của các Nhà Khoa học. Tục ngữ Việt Nam đã có câu “nhiều Thầy thối ma, nhiều Cha con khó lấy chồng” đấy nhá. 

Dân chỉ mong có câu trả lời đơn giản, dễ hiểu và được tin chắc rằng nước biển đã bảo đảm không còn độc hại và ngư dân có thể an tâm đánh bắt gần bờ để kiếm sống trong tương lai từ đời nay qua đời khác như trước ngày 06/04/2016.

Bởi vì con cá đã chết mục xương rồi mà đảng chưa hết cãi nhau để kết luận về nguyên nhân và thủ phạm gây ô nhiễm môi trường thì dân phải xuống đường đòi công lý là lẽ thường. Khi nhà nước tìm mọi cách che đậy, nói năng lắt léo, không minh bạch và thiếu công chính khi chụp mũ các vị đòi Nhà nước phải trả lời dân, như trường hợp Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh thì dân không còn muốn gần đảng là phải. 

Ngoài ra Bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn lôi báo chí vào trận hỏa mù mới khi ông nói: “Việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc này không chỉ cần bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường.”

Như vậy là nhà nước đã làm hai cuộc điều tra một lúc: nguyên nhân cá chết và thủ phạm làm cá chết.

Chắc nhà nước muốn nói với dân “chúng tôi làm việc gì cũng có bài bản” nên phải cẩn thận từng li từng tí chứ không thể làm nhanh mà sai.

Dân cũng chỉ mong có thế, nhưng nhà nước phải biết rằng mỗi ngày chậm là một năm dài làm hại dân về kinh tế và làm cho dân không riêng miền Trung mà cà các Tỉnh phía nam vùng cá chết đã nghèo càng đói thêm trong tương lai.

Hàng triệu người dân, đa số là ngư dân, làn nghề muối và các loại mắm và nước mắt nhờ cá biển đang bị treo niêu từ ngày cá chết nên dân phải bắt buộc phẫn uất nghi ngờ cách làm việc khuất tất và chậm hơn rùa của nhà nước.

Ngay sau khi xảy ra vụ cá chết ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, mọi nghi ngờ đã tập trung vào việc xả chất thải độc hiểm của Khu Công nghệ Formosa do Đài Loan khai thác nhưng hầu hết công nhân làm việc tại đây lại đến từ Trung Quốc.

Như vậy có phải vì có bàn tay của Bắc Kinh mà việc tìm ra thủ phạm gây ra nạn cá chết ở miền Trung bị chậm trễ, trở ngại?

Theo báo chí trong nước thì: “Bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay trong tháng 6 Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung.”

Cũng mong là ông Tuấn nói thật. Nhưng dân cũng muốn biết tại sao Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã từ chối sự giúp đỡ điểu tra của phía Mỹ và cả của Liên Hiệp Quốc. Chẳng lẽ sợ người ta biết thủ phạm chính là Formosa nên Nhà nước không muốn họ nhúng tay vô?

Hay là các đỉnh cao trí tuệ khoa học và môi trường của đảng và nhà nước tự cho mình siêu việt và thông thái hơn các Nhà Khoa học và viện nghiên cứu nổi tiếng Quốc tế nên không muốn người ngoài nhúng tay vào, sợ làm nát cuộc điều tra?

Hay chỉ vì mặc cảm, nặng tính tự ái vặt, hay sợ lòi cái dốt của mình cho người ngoài biết nên cứ âm thầm và ngấm ngầm điều tra “theo tiêu chuẩn” của Việt Nam?

Chẳng lẽ tư duy lãnh đạo của đảng và nhà nước Việt Nam đã suy thoái đến mức mất định hướng như thế nên không biết tụt hậu hay tan rã đã đến ở sau lưng?

16.06.2016

Tiến sĩ đây chứ đâu!

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và thảm họa môi trường, nhiều người dân đã đặt câu hỏi: Cá chết, hơn 24 ngàn tiến sĩ ở đâu? Câu hỏi (rất chính đáng) này còn xuất hiện trên những băng rôn, khẩu hiệu của những người biểu tình hiền lành. Song, dù hiền lành (và chính đáng) như thế nhưng chuyện bị ăn đòn hoặc ngay tại “hiện trường” biểu tình, hoặc sau khi bị bắt về đồn công an hay nhà tù trá hình mang tên “Trung tâm bảo trợ xã hội”, vẫn là chuyện đương nhiên.

Thôi, chuyện biểu tình tạm thời không nhắc ở đây nữa. 

Trở lại với câu chuyện “lùm xùm” của các quan to và những ông/ bà mang hàm tiến sĩ quanh vụ hơn 30 tấn cá nhiễm độc. 

Đến hôm nay, cuộc tranh cãi giữa các “cơ quan chức năng” về “chuẩn Phenol” vẫn chưa ngã ngũ. Giữa cơn giằng co “độc - không độc; được phép - không được phép sử dụng” thì người dân chỉ còn biết thở dài tiếc đồng tiền đóng thuế, và suy tính làm sao để mình và gia đình mình không trở thành những người gặp phải “tai nạn ăn uống”.

Vậy chất Phenol là gì? 

Xin trích nguyên văn định nghĩa về chất Phenol trên trang Khoahoc.TV: “Phenol là một loại hóa chất độc hại, cấm dùng trong thực phẩm. Đây là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43°C, rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da”.

Cuộc họp (lại họp) ngày 14/06/2016 giữa các “cơ quan chức năng” do UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, vẫn là cuộc tranh cãi xem phenol có phải là chất độc bị cấm trong thực phẩm theo quy chuẩn Việt Nam hay không. Và mọi sự vẫn kết thúc bằng việc… tranh cãi. Điều này khiến người ta liên tưởng tới cuộc họp báo của Chính phủ hôm 2/6/2016. Đây là cuộc họp báo được người dân chờ đợi để được nghe công bố về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Cuộc họp kết thúc, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (một trong 3 đại diện chủ trì) tuyên bố dõng dạc và xanh rờn “đã xác định nguyên nhân cá chết nhưng chưa thể công bố”. Đại bộ phận dân chúng rơi vào trạng thái thất vọng, cảm giác như bị lừa và chỉ còn biết chửi thề vài câu trong sự bất lực. Có người ví von, đang đói đưa tiền nhờ một đứa mua giúp cái bánh. Mua xong “nó” rất tử tế bóc sẵn rồi đòi đút cho mình, nhưng khi vừa há miệng ra thì “nó” cho tọt miếng bánh vào miệng “nó” rồi nuốt ực một cái.

Thôi, chuyện chính phủ cũng chả muốn bàn ở đây.

Trở lại chuyện hơn 30 tấn cá nhiễm độc và cuộc tranh cãi chưa phân định thắng thua giữa các ông to bà lớn. Công luận lại thoáng chút giật mình chứng kiến phát ngôn của một cựu quan chức. Vậy là thêm phần đa dạng, phong phú khi bổ sung trong thành phần lãnh đạo có cả cũ lẫn mới, thể hiện rõ nét hai chữ “vì dân”, thế còn đòi hỏi gì nữa.

Người mới vào cuộc là bà Nguyễn Thị Hồng Minh, cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay đã sáp nhập vào Bộ NN&PTNT). Lưu ý, bà là tiến sĩ, trí thức hẳn hoi. Bà tiến sĩ khẳng định: “với hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục, thì một người dân bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng.”

Bà cựu quan chức còn tỏ ra khá coi thường mấy ông đương kim quan chức bằng cách “đưa ra khuyến cáo là người tiêu dùng, dư luận xã hội không nên quá hoang mang, lo lắng trước thông tin cá nục chứa chất Phenol mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị công bố mới đây”- tường thuật từ trang Dân Trí.

Đấy, một khi mà Tiến sĩ đã phán, thì dân cứ yên tâm mà ăn cá mỗi ngày. Ăn thoải mái, ăn thả phanh nhé. Sống ở xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa, sung sướng thế đâu dễ chết. Ngay cả khi một người ăn 1,5 tấn cá nhiễm Phenol mỗi ngày cũng chỉ bị ảnh hưởng, chứ nói chi chuyện chết. 

Và một khi bà Tiến sĩ này và hơn 24 ngàn tiến sĩ khác chưa lên tiếng về thảm họa môi trường, về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Miền Trung, thì dân ta cũng cứ bình tĩnh, không nên hoang mang lo lắng làm gì, cho mệt.

Đấy, như thế là đã rõ rồi nhá. Cá chết, tiến sĩ ở đây chứ đâu.

16/6/2016

Sau khi được bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam sẽ như thế nào?

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hoa Kỳ có ưu thế về kỹ thuật tân tiến, đặc biệt là các hãng danh tiếng như: Lockheed Martin, Northrop Grumman, Boeing... là nguồn lực sản xuất và cung cấp vũ khí tối tân. Ngày 23-5-2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy vậy, chớ mừng vội vì không thể Bộ đội Việt Nam bỗng chốc trở thành “Phù Đổng Thiên Vương” mà phải xem xét về tinh thần chiến đấu của họ đã bị nhà nước xem thường nay sẽ thế nào? Những loại vũ khí nào Việt Nam sẽ được mua từ Mỹ và Việt Nam có đủ khả năng mua các vũ khí tối ưu không?

Tinh thần chiến đấu của Bộ đội Việt Nam hiện nay: 

Ngày nay, việc thắng bại trong một cuộc chiến ảnh hưởng bởi vũ khí rất lớn, tuy nhiên yếu tố tinh thần cũng không thể xem thường. Sử Việt đã chứng minh rằng vào đầu thế kỷ thứ I, nhà Hán cử Thái thú Tô Định đô hộ nước ta rất khắc nghiệt giống như CSVN đang cai trị nước ta hiện nay. 

Hai Bà Trưng (14-43 SCN) khởi nghĩa chống ngoại xâm; khi xung trận, quân Hán tiến lui có trật tự, vũ khí sắc bén; quân của Bà Trưng chưa được huấn luyện thông thạo về tác chiến, chưa kinh nghiệm chiến trận và vũ khí thô sơ. Dù vậy, với lòng căm thù ngoại xâm cao độ, nên quân ta xông xáo đánh tan tác quân Hán. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp đã thú nhận: “Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược Lũng Ngoại lục thập dư thành” (Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại). Ngược lại, có vũ khí tối tân mà không được lòng dân, quân lính không có tinh thần chiến đấu cũng ngậm ngùi thất bại; Hồ Nguyên Trừng (1374?-1446) là con trai vua Hồ Quý Ly; Hồ Nguyên Trừng là một tướng tài, là một công trình sư giỏi, ông đã phát minh ra súng thần cơ giống như súng đại pháo các thế kỷ sau này, nhưng Quân Minh hô hào “phù Trần, diệt Hồ”, mà lòng dân còn lưu luyến nhà Trần, nên họ Hồ không được nhân dân tham gia tích cực để chống giặc ngoại xâm nên đành thất bại, Ngày 17-6-1407, vua quan nhà Hồ đều bị giặc Minh bắt, nhà Minh trọng dụng Hồ Nguyên Trừng, Nguyên Trừng lại dạy quân Minh về súng thần cơ. Trong Vân Đài loại ngữ, nhà văn hóa Lê Quí Đôn viết: “Quân Minh mỗi khi hành lễ tế súng, đều làm lễ tế Hồ Nguyên Trừng trước”. (1)

Thật xót xa, khi nghĩ đến ngày 14-3-1988, quân Tàu đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, người cai đồn điền cao su của Pháp là ông Lê Đức Anh lại được làm Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã ra lệnh oái oăm: “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa”?! (2). Trong chiến tranh biên giới từ ngày 17-2-1979, các chiến sĩ đã hy sinh vì bảo vệ biên cương tổ quốc, nhà cầm quyền Việt Nam đã không làm lễ tưởng niệm còn cấm dân chúng làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh, để làm đẹp lòng Tàu cộng?! (3). Từ đấy, liệu rằng ngày nay, Bộ đội còn đủ tinh thần chiến đấu để bảo vệ đất nước không?! 

Những loại vũ khí nào Việt Nam sẽ được mua từ Mỹ và hợp với khả năng của mình: 

Theo Defense News, Việt Nam muốn mua từ 24 đến 36 chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, được biết loại máy bay này đã qua sử dụng sẽ được tân trang. Hà Nội muốn đạt được thỏa thuận như Mỹ đã giúp Indonesia được ký kết hồi tháng 12/2012, là Indonesia nhận 24 máy bay chiến đấu F-16 Block 25 đã qua sử dụng, sau đó nâng cấp lên chuẩn Block 52. Bản tin viết: “Số tiêm kích F-16 này, Mỹ sẽ chuyển giao dưới dạng "cho không", nhưng các khoản chi phí nhằm phục vụ đại tu và nâng cấp thì chính phủ Indosesia phải chi trả. Ước tính Indonesia sẽ chi ra khoảng 750 triệu USD để sở hữu số chiến đấu cơ trên (4)". Mỗi chiếc máy bay chiến đấu F-16 Block 25, phải trả khoảng 31 triệu USD, rẻ hơn so với con số 78 triệu USD của máy bay mới sản xuất. Tuy nhiên, có một số nhà quân sự lại so sánh tiêm kích F-16 của Mỹ với JAS-39 Gripen của Công ty Hàng không Saab (Thụy Điển), JAS-39 Gripen được đánh giá là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm, gọn nhẹ và ít tốn kém khi hoạt động. Tuy nhiên, khi đọ sức với máy bay chiến đấu J-10 của Trung cộng, cần phải hiểu rõ về khả năng hoạt động của mỗi loại máy bay về ưu thế của nó khi lâm trận.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã gây cho Bộ đội mất niềm tin và mất tinh thần chiến đấu như đã trình bày ở trên; còn ngân quỹ nước Việt Nam hiện nay đang cạn kiệt, theo Dân Làm Báo cho biết: “Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì hàng năm đảng CSVN đã rút tỉa tài sản của nhân dân, tổng cộng khoản 14.000 tỷ đồng, để chi cho các... cái vòi bạch tuột của đảng; 6 con ký sinh trùng loài sản này gồm có: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn; đám ký sinh trùng này đã hút khoảng 1,7% GDP (5)”. Thế nên, nhà cầm quyền Việt Nam dự tính vay 20 tỷ USD, sẽ lấy từ số tiền vay này ra 12 tỷ USD để trả nợ, còn lại sẽ trang trải nhiều thứ, trong đấy có “vòi bạch tuột của đảng”?!. Việt Nam không đủ ngân sách để trang bị cho quân đội hùng mạnh, chưa tính đến việc khi mua vũ khí của Nga, Mỹ và các nước Tây Phương, liệu rằng các quốc gia này có sẵn sàng bán vũ khí tối ưu của mình cho Việt Nam không?. Vì lẽ, Nga, Mỹ và các nước Tây Phương rất lo ngại người anh thân thiết của VC là Trung cộng luôn tìm cách đánh cắp kỹ thuật của họ?!. Ngoài ra, ngân sách quốc phòng của Trung cộng năm 2016 sẽ lên tới 954,35 tỷ nhân dân tệ (146,67 tỷ USD), vậy xin hỏi ngân sách quốc phòng Việt Nam sẽ là bao nhiêu, để ngang ngửa với ngân sách quốc phòng Tàu cộng, để đủ sức đánh trả khi xảy ra chiến tranh giữa hai nước?

Nhìn chung, Việt Nam hiện tại đáng lo ngại về tinh thần chiến đấu của Bộ đội, vũ khí lại yếu kém và ngân sách quốc phòng eo hẹp, nếu toàn dân không đấu tranh hay nung nấu lòng sắt son chống giặc ngay bây giờ thì đất nước ta bị Tàu cộng thôn tính trong lặng lẽ, vì nhiều vùng của nước Việt đã bị người Tàu xem như khu tự trị của họ. Quan ngại hơn, có nhiều tình báo chiến lược người Tàu đã ở trong ĐCSVN, trong chính quyền Việt Nam. Trước năm 1975, những tên tình báo lén lút như: Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng đã gây cho VNCH rất gian nguy, huống chi ngày nay tình báo chiến lược của Tàu cộng lại ngang nhiên trong nội bộ ĐCSVN, trong chính quyền Việt Nam chứ không phải lén lút thì nguy hiểm biết chừng nào?! 

Sau đây, xin nêu tiêu biểu một số tình báo chiến lược của Tàu cộng tại Việt Nam: 

- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải-gián điệp Tàu, nay đang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (6). 

- Mời bà con xem rõ mặt 5 người Tàu là cán bộ cao cấp ĐCSVN hay chính quyền Việt Nam, link số (7).

Ngoài ra, tại đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa) của Việt Nam đã bị Trung cộng xâm chiếm và xây hoàn tất mỗi đảo một đường băng dài khoảng 3 km. Từ đấy, Trung cộng lăm le lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, nếu Trung cộng lập xong ADIZ thì đường hàng không Việt Nam sẽ bị nguy ngập vì 90 phần trăm máy bay của Việt Nam bay ngang qua biển Đông, nếu muốn xem phân tích tỉ mỉ, mạch lạc, mời xem youtu.becủa tuyền hình CaliToday ở ghi chú link số (8). 

Chắc hẳn đồng bào chưa quên, vào năm 2011, đã 2 lần CSVN cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao (sao thứ 6, ý đồ CSVN muốn Việt Nam nhập Trung). Năm 2015, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng ở Bộ Quốc phòng Việt Nam, và mới đây đài truyền hình VTV phát sóng trực tiếp trên cả nước: “Học tập và ứng dụng tư tưởng triết học của Mao Chủ tịch”... Những hiện tượng này, phải chăng CSVN và Trung cộng đã/đang thử dò dẫm nhân dân ta, trước khi chúng ngoan cố đem Việt Nam nhập Trung thật sự?! Trước đây, người viết đã trình bày: “Dụng tâm Hán hóa, hiểm họa diệt vong” do lo ngại vì các hiện tượng nhập Trung từ CSVN và Tàu cộng. Vậy nếu muốn Việt Nam khỏi bị CSVN và Tàu cộng biến thành tỉnh Quảng Nam của nước Tàu, thì mong mỏi rằng: 

- Mong “Hồn thiêng sông núi” độ trì, khiến cho “nhà cầm quyền Việt Nam” sớm giác ngộ, thuận theo ý trời lòng dân, sớm trao lại quyền tự quyết vận mệnh quốc gia cho toàn dân, để củng cố lại đất nước và chung lưng góp sức để giữ vẹn toàn cương thổ; ý thức được vậy là tạo được vận may cho đất nước, cho đồng bào mà cũng tạo được sự an toàn cho chính nhà cầm quyền Việt Nam hay các đảng viên CSVN đã đối xử tàn độc với nhân dân, nếu không thì khó tránh được nhân dân lật đổ chế độ. 

- Đừng tôn thờ hay suy tôn chú Bộ đội Tàu là Hồ Quang sau này là Hồ Chí Minh, vì Tàu cộng dùng Hồ Quang để đặt vòng kim cô có lá bùa thập lục tự (16 chữ vàng) yểm nhà cầm quyền Hà Nội, mà nhà cầm quyền Hà Nội lại cai trị quốc gia, thì quốc gia chúng ta sẽ bị Tàu cộng thôn tính mà thôi!. 

- Nếu Đảng CSVN cố bám quyền lực, cố làm quan Thái thú trung thành với Tàu cộng, tiếp tục ngoan cố bán nước cầu vinh hoặc Đảng CSVN đã/đang bị Tàu cộng từ Bắc Kinh và Tàu cộng tại Hà Nội trói buộc nghiêm ngặt, thì 90 triệu người Việt trong và ngoài nước cùng hợp sức lật đổ bạo quyền để cứu nguy cho dân tộc và quê hương, như Hai Bà Trưng đã vùng vẫy đánh đuổi Thái thú Tô Định nhà Hán để giữ vẹn toàn cho đất nước. 

Mong thay.

16-6-2016


____________________________________ 

Ghi chú: Các link dưới đây, nếu độc giả muốn xem toàn bài đã tham khảo, mời click vào link.








Dư luận viên hay...

J.I (Danlambao) - Vài tiếng trước, tôi vào Facebook, định bụng dạo xem chút tin tức rồi đóng máy, ai dè đọc thấy hai Stt này. Facebooker này không nằm trong danh sách bạn bè của tôi nhưng là friend của một số bạn bè khác. Đọc những dòng stt được viết không do vội vàng, chẳng khẩn trương nhưng có dụng ý (khi chỉ cài chế độ bạn bè), dường như người này đã cố tình bằng cách nào đấy công kích, bôi nhọ cá nhan và chụp mũ một cộng đồng. Tôi không nghĩ đây là một dư luận viên nhưng rất ngờ vực với lời lẽ nồng nặc ác ý. Hai dòng stt này đã bị xóa đi nhưng tôi đã kịp thời chụp lại và công khai lại vì thấy cần thiết phải làm thế.


Người này cảm thấy vui khi chính bạn mình bị bắt do xuống đường biểu tình, lên tiếng đau vì cá chết. Bốn chị em đồng lòng, đồng thuận không phải vì cá nhân chăng, việc họ xuống đường chỉ không hợp pháp với chính quyền. Sự bắt bớ này là vô tội, còn Facebooker này lại vui, cho rằng bốn chị em kia đáng như vậy, tôi không hiểu nổi. 

Việc hủy kết bạn là chuyện xoàng, vấn đề là người này thấy gai mắt khi bạn mình đã phản kháng trước sự thật. xin thưa với bạn này rằng, nếu Nhà Nước vận hành, quản lý đúng thì tại sao cá lại chết nhiều đến thế, Formosa và còn tai hại hơn thế. Về chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi không can thiệp và không cần biết người bạn của Facebooker này chửi bới thế nào. Nhưng bênh vực Nhà Nước mù quáng quá mức cần thiết, đòi trục xuất bạn mình khỏi Tổ Quốc đã chứng tỏ não trạng thiển cận, rất hung hăng của người này. Mỗi công dân sống ở Việt Nam đều có quyền đòi hỏi về đời sống của mình. Chẳng ai có quyền đuổi người khác khỏi quê hương. Mỗi người đóng thuế đầy đủ là đã xong bổn phận công dân, và nếu số tiền thuế đấy chẳng mang lại an sinh thì ai cũng có quyền lên tiếng, và xuống đường biểu tình là cách lên tiếng mạnh mẽ nhất. Nhìn thấy đồng loại bị bắt mà lòng vui vẻ, hớn đến mức phải viết Stt, tôi không hiểu facebooker mang tên “Cao Thị Hồng Cảnh” này là người gì.


Một stt khác, viết cùng trong tháng 5, sau ngày biểu tình hôm chủ nhật 8.5. Bài share lại của luật sư Võ An Đôn. Bài của Võ An Đôn là hình ảnh những người biểu tình xuống đường đông nghịt.

Facebooker này đã viết một dòng viết chèn lên như một phản bác lại các hình ảnh. Đọc những dòng này, tôi tin hơn về một dư luận viên nằm vùng. Sự kiện người dân từ khắp tỉnh thành đổ về Hà Nội và Sài Gòn, ai cũng biết, riêng tôi đã có mặt trong cuộc biểu tình ở Hồ Gươm. 

Một ngàn người có lẽ chưa đến nhưng nửa con số này thì đủ. Người này dòng đầu tiên viết rằng không thể có chuyện biểu tình ngàn người, nhưng xuống dưới lại viết khác “tất cả hình ảnh đều do bọn phản động nó dựng lên”, thế là tự mâu thuẫn mình và tự lộ ra sự trí trá. Thế lực nào đủ mạnh để dàn dựng cảnh biểu tình ngàn người từ mọi miền quê, và ngân khố nào sẽ đủ lớn để mua chuộc ngần ấy người? Hầu hết những người xuống đường chỉ đòi minh bạch nguyên nhân cá chết, đòi cứu biển. Chụp mũ người biểu tình bằng lý do cầm tiền là chiêu trò của dư luận viên nhằm lèo lái dư luận cho có lợi với các “bề trên”. Nếu nói đến nhận tiền, chính những dư luận viên như Facebooker này mới là kẻ nhận tiền hăng hái nhất. Số tiền 3 triệu/tháng nhận từ từ ban tuyên huấn thực chất đều lấy từ thuế. Hưởng lộc từ dân và thẳng tay phản bội chính dân mình? Trong khi người dân phẫn nộ, đau đớn vì môi trường biển đang bị hủy hoại, ai nấy đều chọn cách biểu tình như giải pháp tình thế cần thiết nhất để thức tỉnh Nhà Nước, thì Facebooker này lại phủ nhận, coi tiếng nói của nhân dân là bẩn. 

Hiện trạng đất nước bây giờ, nếu không phải mù, điếc không thấy không nghe thì chỉ có tay sai của thế lực ma đang rắp tâm hủy hoại quê hương mình. Biển chết, người dân cũng chẳng sống nổi, Việt Nam trở thành vùng đất không sự sống và tôi tự hỏi Facebooker Cao Thị Hồng Cảnh sẽ ở đâu khi đấy. Nếu người này đã yên thân ở ngoài Tổ Quốc, thì sự có mặt của anh/chị này là một vũng bẩn trên chính quốc gia đấy. Phải rồi, kẻ phản bội Tổ quốc, dư luận viên hoặc gì đấy còn tồi tệ hơn thế.

17.06.2016

Xin đừng hỏi tiến sĩ ở đâu!

Tư Nghèo (Danlambao) - Blogger Phạm Thanh Nghiên viết "Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và thảm họa môi trường, nhiều người dân đã đặt câu hỏi: Cá chết, hơn 24 ngàn tiến sĩ ở đâu?" (*) làm tui lo như... cá sắp chết! 24 ngàn ông bà tiến sĩ xã hụi chữ nghĩa này mà tung chăn bò ra khỏi mền, ào ào lên tiếng tại sao con cá lại chết, dân ăn cá nục có gục không thì có đường cả nước ca bài như có bác Hồ trong ngày vui Vũng Áng: "phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng."... Ta cứ ăn, ta cứ nhậu, ta cứ bình an dưới tấm bảng chỉ đường của chế độ!!!

Tiến sĩ ở đâu? Tiến sĩ ở đây! Bà tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Tốt nghiệp kỹ sư Đại học Công nghiệp cá ở Liên Sô năm 1975, tiến sĩ kinh tế của trường-nào-không-biết. Bà này vốn là Thứ trưởng Bộ Thủy sản, bây giờ về vườn lại đang hăm he bước vào lãnh vực quảng cáo cá nục Phenol, ăn cả tấn vẫn an toàn trên xa lộ:“với hàm lượng 0,037 mg/kg Phenol có trong cá nục, thì một người dân bình thường phải ăn tới khoảng 1,5 tấn cá này trong 1 ngày mới bị ảnh hưởng.”

Nếu 24 ngàn tiến sĩ mở miệng dưới chế độ định hướng chủ nghĩa này thì đa số sẽ mở miệng theo định hướng của đảng bà Minh... Hồng hơn chuyên - cá chết người không chết; hay ngược lại cá nục người sẽ gục?

Trước hết, nhìn vào thành phần 24 ngàn tiến sĩ này.

Đứng đầu chót vót đỉnh cao trí tuệ này là thành phần "tiến sĩ lãnh đạo". Có chót vót mới dẫn dắt 90 triệu người dân theo con đường "bác đi" chứ.

Chóp bu danh sách là tiến sĩ côn đồ, cựu trùm côn an, đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tên chủ tịch nước có tờ khai sanh giả và bằng tiến sĩ lộng-kiếng này mà lên tiếng thì chỉ có nước dân sẽ gục theo cá nục - không gục bằng phê nôn phê niếc gì cả mà gục bằng dùi cui và nắm đấm.

Ngồi trên đầu ngài chủ tịch nước này là tiến sĩ chúa đảng Nguyễn Phú Trọng. Ông sĩ lú này nếu được hỏi về tình hình tiêu thụ cá phenol thì bảo đảm sẽ lôi cái cái bằng tiến sĩ xây-dựng-đảng-cướp ra mà đập vào đầu nhân dân và phán: cá biển đông vẫn yên tĩnh; và phê nôn là cái gì vậy các đồng chí? Lực lượng phản động mới có khả năng diễn tiến hoà bình là đảng ta vừa phê vừa nôn... hả hả hả!?

Theo chân 2 ngài tiến sĩ đứng đầu đảng và nước này là một lũ tiến sĩ dốt chuyên tu ngu tại chức đang lúc nhúc ký sinh trùng trong trung ương đảng, các bộ ban ngành của chú phỉnh, cuốc hội, tỉnh thành. Khả năng lên tiếng tài tình của các ông bà tiến sĩ này về thảm họa môi trường cá chết là nhảy bỏm xuống vùng biển phía nam, xa xa đàn cá chết, tung tăng vọc nước và nhậu hải sản để làm bằng chứng yêu em như yêu cá biển Đông.

Còn lại trong số 24 ngàn tiến sĩ định hướng sở hụi chủ nghĩa là những nhà trí ngủ thiên thu.

Hơn nửa thế kỷ nay các ông bà này trùm chăn kín mít, triệu con cá chết ương dọc dài bờ biển Đông làm gì đủ mùi thối để các bậc trí giả này lồm cồm bò dậy mà rằng: cái gì thối vậy ta!? Bao nhiêu năm đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa thối nồng nàn của đảng, các vị ấy đã trơ gan cùng tuế nguyệt với những thối tha. 

Cho nên đừng hỏi tiến sĩ ở đâu cho tốn hơi. Chỉ có một thiểu số người dân cất lên tiếng nói cho sự thật và đòi hỏi minh bạch. Cho dù tiếng nói đó có bị các ngài tiến sĩ lãnh đạo côn đồ đem bắt nhốt vào nhà tù trung tâm bảo trợ xã hội thì sự thật giam cầm vẫn có giá trị ngàn lần so với những xảo trá tự do.

16.06.2016


___________________________________