Monday, February 20, 2017

Bá vai với kẻ thù

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Bá vai với kẻ thù và cùng nhìn về Việt Nam đắm chìm trong biển máu chiến tranh. Đồng chí an tâm, chúng ta sẽ cùng đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng.

Bá vai với kẻ thù và cùng cười trước kỳ tích của cải cách ruộng đất. Nền đạo đức và văn hóa ngàn đời thoáng chốc tan biến như những hạt bụi trong cơn lốc đấu tố. Đồng chí an tâm, chúng tôi sẽ phóng tay mạnh hơn như đồng chí từng khuyên để san bằng thành trì vững chắc nhất và trường tồn nhất đã từng cản chân những đoàn vó ngựa tung hoành của phương Bắc - thành trì đạo đức, văn hóa và tinh thần An Nam.

Bá vai với kẻ thù và chỉ biên giới Trung Quốc về phương Nam sẽ kéo dài đến Mũi Cà Mau. Đồng chí an tâm, sau khi thành trì văn minh tinh thần ấy đổ nát, chẳng còn gì cản bước đoàn vó ngựa chinh nam của chúng ta nữa một khi chính dân họ trở thành vô cảm chẳng tưởng gì đến tiền nhân và quê hương.

Kẻ thù bá vai lại và cười nói tiền đồ đồng chí chỉ ra thật huy hoàng. Đồng chí đã làm được những gì biết bao vương triều Trung Hoa suốt trong bốn mươi thế kỷ không bao giờ làm được. Đó là đưa đứa con hoang Bách Việt cuối cùng về nhà.

Bức hình này nên treo trong mỗi gia đình người Việt để họ luôn luôn nhận diện kẻ thù đích thực muôn thưở của Việt Nam. Còn nếu lòng họ không nhìn thấy gì qua kính chiếu yêu này thì tương lai con cháu ta phải chung chăn gối vĩnh viễn với kẻ thù.

21.2.2017

Tăng giá xăng là cướp cơm của dân nghèo​

 


CTV Danlambao - Để phản đối xăng tăng giá, chiều 20/2/2017 anh Hoàng Huy Vũ - một tài xế của hãng Uber đã một mình đến trước cổng trụ sở Bộ Công Thương - Trụ sở phía Nam để biểu tình. Ngay lập tức anh bị bảo vệ giật biểu ngữ và đuổi đi.

Trao đổi với CTV Dân Làm Báo anh chia sẻ: "Thông điệp tôi muốn truyền tải tới cộng đồng là qua hành động của tôi, tôi mong mọi người phải hiểu được một điều rằng là: Hiện tại một lít xăng tại Việt Nam gánh hơn 7000 VNĐ tiền phí và thuế các loại, như vậy rất là vô lý. Và xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong xã hội. Ảnh hưởng tới tất cả các hàng hóa, nó quyết định giá của tất cả các loại hàng hóa khác trong xã hội Việt Nam. Và tôi muốn nhắn gởi tới mọi người hiểu điều đó và mong mọi người nên có trách nhiệm lên tiếng khi chúng ta bị đánh thuế một cách vô tội vạ."

Clip do CTV Dân Làm Báo thực hiện.

21.2.2017

Vệt nước màu đỏ, liệu có an toàn không?

Dân Đen (Danlambao) - Liên quan đến việc xuất hiện vệt nước màu đỏ ở cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Nhiều trang mạng xã hội đã đăng tải bức hình cho thấy một vệt nước màu đỏ dài hơn 50 mét tại cảng Sơn Dương vào ngày 17/2. Hiện tượng này trước đó cũng đã xuất hiện tại cảng Vũng Áng (nơi có trụ sở công nghiệp của Formosa) vào ngày 19/1 khiến rất nhiều người lo ngại một thảm họa môi trường biển khác sẽ tái diễn.

Sự việc vẫn đang được các cơ quan môi trường của nhà nước cộng sản kiểm tra, xem xét. Nhưng báo chí nhà sản có vẻ như đã đi trước một bước. Tin cho hay, sáng ngày 20/2/2017 các cơ quan chức năng Hà Tĩnh sẽ tiến hành lấy mẫu nước biển tại khu vực xảy ra hiện tượng trên để kiểm tra. Sau khi có kết quả sẽ thông tin chính xác đến với người dân. Tuy nhiên rất nhiều trang báo của đảng đã đưa tin:''Đây là hiện tượng bình thường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy, không thấy xác loài hải sản nào'', một công nhân nói. Tuy nhiên, theo người dân, hiện tượng này gọi là “mé nước”, mỗi năm xuất hiện vài lần. Mỗi lần xuất hiện hiện tượng này là điềm may, mùa trúng đậm cá.

Điềm may đâu chả thấy chỉ thấy hiện nay ngư dân phải khốn khổ trong thảm họa môi trường biển. Vệt nước đỏ ấy dường như tượng trưng cho màu máu, màu mà cộng sản dùng để minh họa cho quốc ca, quốc kỳ của tổ quốc: “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước”. Khi máu đã tràn xuống “nước” thì cũng nên hiểu rằng biết bao sinh mạng đã và sẽ tiếp tục tiêu tan vì thứ màu đỏ đáng sợ ấy. Con người còn không thể tồn tại trong “vệt nước đỏ” đó thì chả trách sao công nhân khu công nghiệp Vũng Áng “không thấy xác loài hải sản nào”.

Sự xảo ngôn của báo chí nhà sản đã đạt tới cảnh giới của sự dối trá. Tuyên giáo cộng sản sử dụng báo giới để trước là giảm nhẹ tình tiết vụ việc, rồi lái hướng dư luận. Sau đó sẽ công bố kết quả làm việc, kiểm tra, phân tích theo hướng mọi việc không có gì phức tạp hay nguy hiểm như luận điệu của "thế lực thù địch" xuyên tạc.

Hẳn nhiều người còn nhớ thảm họa biển xảy ra hồi tháng tư năm 2016 do thủ phạm Formosa gây ra. Sau đó chính cộng sản cử đại diện là Bộ trưởng Bộ tài nguyên & môi trường khẳng định “cá chết hàng loạt là do thủy triều đỏ, không liên quan đến Formosa”. Nhưng tất cả diễn biến xảy ra sau đó thì ắt hẳn ai cũng đã biết. Vì thế khi báo chí cộng sản kết luận vệt nước đỏ mới xuất hiện tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng chỉ là chuyện bình thường. Đây là sự xem thường đối với hơn 90 triệu dân khi ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí nhà sản vội vàng và vượt quyền để kết luận sự việc.

Nhằm khẳng định việc ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí kết luận vụ việc là đúng. Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng vừa nhập cuộc khi đưa ra “công văn gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đánh giá về hiện trạng môi trường biển mới nhất sau sự cố Formosa”. Trong đó nhấn mạnh "môi trường biển đã an toàn trên cơ sở phân tích nước giữa và nước mặt, trầm tích đáy". Rất nhiều lần Bộ Tài nguyên & Môi trường vội công bố kết luận để rồi sau đó phải giở trò bày ra bữa tiệc cá của quan chức, hay cùng nhau tắm biển. Những việc làm ấy nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân quan chức cộng sản và để hy vọng lấy lại lòng tin trong nhân dân. Vốn dĩ người dân đã không còn niềm tin vào sự cai trị của đảng cộng sản thì dẫu cho Bộ Tài nguyên & Môi trường có bày ra hàng chục bữa tiệc ngoài biển, có đưa ra hàng trăm văn bản, cũng không thể lấy lại niềm tin của nhân dân.

Chưa thể khẳng định trong những ngày tới báo chí cộng sản sẽ thông tin ra sao về vụ “vệt nước đỏ” tại Hà Tĩnh. Nhưng chắc chắn một điều là người dân bốn tỉnh thành miền Trung sẽ tiếp tục sống trong nỗi cơ cực. Điều duy nhất lúc này có thể khẳng định biển miền Trung sẽ (chỉ là sẽ) sạch và sẽ an toàn khi không còn sự hiện diện của Formosa. Muốn lấy lại lòng tin của nhân dân thì trước hết nhà cầm quyền cộng sản phải tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam.

21.2.2017


Trọng Lú đào hố chôn đảng cs Việt Nam thành cái lõm của đảng cs Trung Cộng. Vì sao?

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Lá bài thôn tính VN thành tỉnh lỵ của Trung Cộng không mấy khó khăn khi tiến hành tận dụng tên tay sai trưởng đảng Trọng Lú làm mũi dùi xung kích. Tập Cận Bình đã thành công trong phép thử phản ứng của 500 đại biểu gật khi đọc diễn văn trước QH, rồi sau đó vừa dõm đít rời khỏi VN đi Singapore tuyên bố ngược ngạo Hoàng/Trường Sa là của TC thời cổ đại. Cũng cần nên nhớ họ Tập để ý tới con bài Lú khi gã ta làm chủ tịch quốc hội tuyên bố biển Đông yên lặng trong lúc TC làm mưa làm gió.

Từ khi Lú được thiên triều vận dụng sắp đặt làm TBT hai nhiệm kỳ. Những ai trong nội bộ đảng có chiều hướng cải tổ đi ngược lại đường lối Trung Cộng giao phó, đều bị Lú dùng quyền lực đẻ ra Ủy ban này, nhóm hội kia rồi dùng chiêu bài tham nhũng, nhóm lợi ích để tấn công triệt hạ.

Đối với tất cả mọi thành phần dân chúng. Lú xử dụng tối đa luật rừng cũng như lấy việc chống đảng là chống nhà nước để trấn áp de dọa thủ tiêu hoặc bắt bỏ tù người chống lại âm mưu nội xâm bán nước.

Chiến lược thâu tóm Hoàng/Trường Sa của Bắc Kinh qua lá bài Lú dễ dàng như cầm ly nước uống. Lú đã biểu lộ thái độ mất nước hơn là mất đảng khi khơi khơi tuyên bố đánh hơi cho Tập biết: "Chúng ta có ngồi đây yên để họp đảng không" nếu chống chọi lại biển đảo bị mất.

Lú đã thành công đưa văn hóa hữu nghị nhập nhằng lai căng vào học đường để đánh lạc hướng sức đấu tranh chống ngoại xâm của Tổ tiên nghìn đời. Lú muốn bảo vệ đảng sống còn, bắt buộc phải bao che bè phái tham nhũng, ưu tiên cho côn an quân đội làm kinh tế chia nhau các miếng mồi ngon để không còn nghĩ tới giặc ngoại xâm rình rập trước ngõ.

Về mặt kinh tế Lú đã mở mọi cánh cửa thông thương cho Đại Hán xâm nhập. Người đàn ông Tàu xem mảnh đất VN như cái của riêng bà vợ mình muốn cày xới làm gì thì làm.

Về mặt xã hội đạo đức luân lý không còn có chỗ đứng. Trường học là nơi học trò hoạt động như băng đảng hoành hành. Đối với Lú đây cũng là kế hoạch phá hoại học đường của Tập Cũng giống như chuyện đưa giáo viên nữ đi tiếp rượu quan là nằm trong tầm ngắm của Lú chỉ thị ngầm cho đàn em. Lú có nhiều quân sư nhập cảng từ Bắc triều. Cho nên nhất cử nhất động về mặt ngoại giao, chính trị đều phải được duyệt xét chấp thuận. Lú dùng tiền thuế của dân nuôi dàn báo chí truyền thanh truyền hình tuyên truyền cho đảng.

Lú cứ xoay quanh cái cối xay, báo đảng cứ cúc cùng bái chỉnh đốn củng cố. Bởi thế chuyện Lú ký 5, 10 hay 15 văn kiện để hợp tác hợp thức hóa là bước đi trong tiến trình nâng cấp biến đảng csVN nằm trong cái lõm của đảng mẹ cs Trung Cộng. Từ đó chuyển hóa VN là một tỉnh lỵ trong một nước mẹ bảo bọc. Lú bắt buộc quân đội không trung thành với Tổ quốc mà phải trung thành với đảng là chỉ có thế.

Con đường Lú đi la con đường bi đát tang thương cho cả một dân tộc. Thảm họa Đại Hán cai trị và phận nô vong trên mảnh đất của mình là điều khó tránh khỏi dưới cái biệt tài bán nước của Lú.

Không ai muốn bi quan nhìn tương lai non sông gấm vóc nằm trong tay kẻ thù truyền kiếp. Nhưng không ai có thể lạc quan khi để tay sai cứ kéo thời gian ngồi trên ngai vị rồi từng bước thực hiện ý đồ xích hóa của nạn giặc Đại Hán ngày một tinh vi từ phá hoại môi trường như Formosa tới đồ ăn uống tẩm độc gây ung thư cho dân Việt chết dần mòn.

Con đường Lú trả ơn cho Trung Cộng viện trợ sức người và vũ khí xâm chiếm miền Nam là con đường dâng cả nước cho đảng mẹ không mùi thuốc súng.

Hơn ai hết mọi người con dân Việt thức tỉnh hay còn ngủ say trên xác chết của mẹ mình?

20.2.2017

Việt Nam muốn thay đổi, chỉ còn chờ... đổ máu

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Cậu nghĩ với tình thế hiện nay, liệu CS có sụp đổ trong vài năm tới hay không? 

Ông anh “tiền bối” từ Seathle gọi xuống “xả bầu tâm sự” về tình hình “Năm Châu Bốn Bể”, từ chuyện tổng thống Donald Trump cho đến các cuộc biểu tình khởi kiện Formosa, đột nhiên đưa ra câu hỏi khiến tôi… chới với.

Tôi không phải tiên thánh, cũng không phải thầy bói hay nhà tử vi, có thể đoán được số mệnh của một dân tộc, một câu hỏi quá lớn và tôi tin rằng, nhiều người vẫn đang cố gắng tìm… câu trả lời. 

Tôi nhớ lịch sử của Trung Hoa cận đại, khi quốc gia này chính thức dẹp bỏ chế độ phong kiến và lập ra một nền Cộng Hòa đầu tiên, do còn quá non trẻ và một xã hội đầy nhiễu nhương, Trung Hoa đã từng bị bể thành hai mảnh, chính quyền Bắc Kinh do Viên Thế Khải cầm đầu, muốn tái lập chế độ quân chủ và chính quyền Nam Kinh dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng muốn thực thi theo chủ thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. 

Kết quả nước Trung Hoa rơi vào tình trạng quân phiệt, mỗi tỉnh, mỗi nơi đều có một ông tướng quân là “vua” một khu vực, tình trạng loạn lạc đã khiến Trung Hoa trở nên rối rắm, trước khi có sự xâm lăng của quân đội Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, tạo cơ hội cho Mao Trạch Đông và đảng CS Trung Quốc trổi lên, đánh bật Tưởng Giới Thạch ra khỏi Trung Quốc, và kiến lập chính quyền CS từ năm 1949. 

Cuộc nhiễu nhương kéo dài sau Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 đến năm 1949, được xem là thời kỳ hỗn loạn, tình trạng vô luật pháp ở mỗi địa phương, binh lính, cảnh sát sách nhiễu dân chúng, các tập đoàn tội ác thống trị ở mỗi địa phương, liên kết với các ông “vua” nắm quân đội ở mỗi vùng, chia chát địa bàn để khai thác tài nguyên, dẫn đến những cuộc xung đột giữa các tướng quân “lãnh chúa” từng khu vực. 

Cuối cùng Trung Hoa rơi vào một cuộc đổ máu trước khi quốc gia này bước sang một trang sử khác.

Nếu nhìn lại lịch sử, những gì đang xảy ra tại Việt Nam hôm nay, cũng tương tự giai đoạn nhiễu nhương của Trung Hoa năm xưa, có khác chăng chỉ là những “tên gọi”.

Nếu năm xưa các tướng quân “lãnh chúa” ở Trung Hoa nắm quyền sinh sát bằng họng súng của quân đội, thì hôm nay các “lãnh chúa” ở Việt Nam chính là các “lãnh đạo ban ngành”, những kẻ được gọi là “bộ trưởng”.

Thời điểm nhiễu nhương của Trung Hoa, mỗi tên cảnh sát đều đi “thu thuế” những người làm ăn một cách trắng trợn, thì hôm nay, mỗi kẻ mặc áo công an đều tìm đủ mọi cách để moi tiền của người dân.

Thượng Hải thời điểm nhiễu nhương, cảnh sát liên kết với các băng đảng tội ác, buôn người, buôn lậu từ nha phiến cho đến vũ khí, thì hôm nay ở Sài Gòn, Hà Nội, công an liên kết với côn đồ, xã hội đen sách nhiễu người dân, hà hiếp, đánh đập, hút sạch máu của dân chúng.

Những kẻ làm ăn dưới thời hỗn loạn của Trung Hoa Dân Quốc, hầu hết đều phải “chung chi” cho thị trưởng, cho cảnh sát và cho cả quân đội để “mua” sự bình an trong việc làm ăn, nó không khác gì những kẻ làm ăn hôm nay ở Việt Nam, phải “chung chi” cho ban ngành, cho công an và cho cả những ông “bí thư” từ tỉnh, thành phố lớn cho đến địa phương. 

Các tay “lãnh chúa” luôn nhân danh nhu cầu “an ninh xã hội”, nhân danh phát triển để trưng thu thuế má, tăng giá những nhu cầu của dân chúng thời đó như gạo, nước, muối v.v… Tạo cơ hội cho các con buôn trục lợi, thì hôm nay ở Việt Nam, những “quan chức’ địa phương cũng nhân danh “Nhân Dân” nhân danh “phát triển” nhân danh “yêu nước” để hút máu người dân từ giá điện, giá xăng, và buộc con cháu của dân đen phải đi “nghĩa vụ quân sự” trong khi con cháu của các “lãnh đạo ban ngành” thì nhỡn nhơ khoe xe hiệu, hàng hiệu và “tự sướng” ở Las Vegas, ở Paris ở New York. 

Và khi không còn gì để “ăn” để khai thác, thì các “lãnh chúa” bắt đầu tìm cách “ăn thịt” lẫn nhau để dành địa bàn, lãnh thổ. Nó không khác gì hôm nay những cuộc thu tóm ngân hàng, những Nguyễn Công Danh, Bầu Kiên, Hồ Thị Kim Thoa, Đặng Thị Hoàng Yến, Trịnh Xuân Thanh, đều bị “cướp sạch” và nhân danh “luật pháp” để tước đoạt tài sản của những kẻ “đồng loại” của họ.

Kết quả nhờ cuộc xâm lăng của quân đội Thiên Hoàng nhật Bản, mà nước Trung Hoa đã bước sang một bước ngoặc khác sau một cuộc đổ máu lớn.

Tôi cho rằng tình hình Việt Nam cũng vậy, sự bành trướng của CS Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông, thao túng toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam, muốn thoát khỏi cục diện nhiễu nhương hiện nay, Việt Nam cũng sẽ khó tránh một cuộc đổ máu, và cuộc đổ máu này chính là cơ hội cho cả dân tộc, ít nhất thoát khỏi vòng kềm tỏa của CS Trung Quốc. 

Đương nhiên không ai muốn dân tộc đổ máu, vì tất cả đều là máu thịt của người Việt Nam, nhưng với thể chế cầm quyền hiện nay của đảng CS và những “trò dơ bẩn”, để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền cai trị, Việt Nam đã không còn một cơ hội nào để thay đổi trong hòa bình, dân tộc Việt Nam chỉ có thể vươn ra thế giới bên ngoài nếu chính họ thay đổi toàn bộ thể chế cai trị hiện nay, nhưng với tình hình hiện tại, khi người CS nắm quận đội và công an với súng đạn trong tay để giữ quyền lãnh đạo, thì vĩnh viễn sẽ không có một cuộc thay đổi ôn hòa, do đó việc đổ máu sẽ là một điều không thể tránh khỏi.

Đó là quan điểm của cá nhân tôi, người Việt Nam cần cù, chịu làm việc, thông minh và biết tôn trọng các giá trị lâu dài, cùng với dải non sông một bên là biển và một bên là rừng bao la bát ngát, không lý nào suốt mấy mươi năm qua lại chịu thua kém cho mặt bằng của thế giới, thua cả Lào và Cam Bốt, đó chính là do thể chế cai trị “tàn tật”, dẫn đến nền giáo dục “vô bổ”, và từ nền giáo dục “vô bổ’ đã đẩy xã hội vào nền “văn hóa bệnh hoạn” nhiễu nhương hiện nay.

Các bạn trẻ ở Việt Nam, các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ cho thân phận của chính các bạn và gia đình các bạn, suy nghĩ đến tiền đồ của cả dân tộc mà chọn quyết định đứng đắn cho cuộc sống và tương của chính các bạn nhé, tôi là công dân Hoa Kỳ, tôi không còn nhu cầu gì ở Việt Nam, và Hoa Kỳ đã chính thức trở thành quê hương của tôi, do đó đừng nghe các DLV “chụp mũ” rằng tôi có động cơ chính trị ở Việt Nam, nên” kích động” gây ‘thù hằn dân tộc” nhé, tôi tri ân Hoa Kỳ đã cưu mang và tạo cho tôi có một cuộc sống tốt đẹp, nhưng từ sâu trong tâm khảm, tôi vẫn yêu Việt Nam, nhưng yêu Việt Nam không có nghĩa là yêu cái chế độ “thổ tả” hiện nay, nên đừng cho rằng tôi “thù hằn” dân tộc Việt Nam nhé. Chào các bạn. 

21.2.2017

Luật sư nói về "án bỏ túi"

Chân Như, phóng viên RFA 2017-02-20  
Người dân biểu tình bên ngoài tòa án diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.
Người dân biểu tình bên ngoài tòa án diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ở Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016.  AFP photo
Thuật ngữ “án oan” hay còn gọi ‘án bỏ túi’ được sử dụng tại Việt Nam lâu nay để nói đến những vụ án mà bị can bị hàm oan do phía công an, tư pháp gây nên.
Án oan
Gần đây có một số trường hợp tử tù sắp bị đưa đi thi hành án được giải oan; đó là trường hợp của những người sau nhiều năm tháng phải ở tù dù không hề phạm trọng tội bị cáo buộc như ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long…
Luật sư Ngô Ngọc Trai, người theo đuổi vụ án Hàn Đức Long đến khi ông này được minh oan, nhận định nguyên nhân đầu tiên dẫn đến án oan là quy định pháp luật còn bất cập, không hợp lý:
Tư pháp hiện nay còn mang nặng thuộc tính buộc tội, thiếu cơ chế giúp cho bên gỡ tội.
Các cán bộ tư pháp chạy theo thành tích, nên họ buộc phải tìm ra hung thủ, nếu không thì việc thăng thưởng cán bộ và trách nhiệm họ sẽ bị ảnh hưởng.
- Luật sư Ngô Ngọc Trai
Nguyên nhân thứ hai theo vị luật sư này đưa ra là việc thực thi pháp luật trên thực tế còn có nhiều vấn đề do năng lực, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế và sự công tâm khách quan của các cơ quan tư pháp:
Thứ nhất, các cán bộ tư pháp chạy theo thành tích, nên họ buộc phải tìm ra hung thủ, nếu không thì việc thăng thưởng cán bộ và trách nhiệm họ sẽ bị ảnh hưởng. Vì những yếu tố như thế nên dễ dẫn đến việc giải quyết các vụ án toàn dẫn ra oan sai.
Bổ sung cho ý kiến của Luật sư Ngô Ngọc Trai, Luật sư Nguyễn Hà Luân nói rằng:
Bởi vì khi không xác định được sự thật của vụ án hoặc sự thật vụ án bị bóp méo thì nhất định dẫn đến án oan.
Quốc hội khoá 13 của Việt Nam đã thông qua 4 đạo luật liên quan đến tố tụng hình sự gồm có Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật về hoạt động điều tra hình sự, Luật về tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho mục tiêu “cải cách tư pháp” và giảm thiểu tình trạng án oan sai.
Tuy nhiên, các đạo luật này đang bị tạm đình chỉ thi hành do có hơn 90 lỗi trong Bộ luật Hình sự cần điều chỉnh. Theo đánh giá của Luật sư Ngô Ngọc Trai:
Luật thi hành tạm giữ tạm giam đã cải thiện quyền của những người bị giam giữ cũng như môi trường, điều kiện cho những người bị giam giữ, bởi vì lâu nay môi trường giam giữ ở Việt Nam còn rất khắc nghiệt, những quyền về tự do dân chủ của họ gần như bị tước đoạt.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nhắc lại, quy định tiến bộ hơn, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc thi hành trong thực tế:
Tôi cho rằng vai trò của luật sư, những người có tri thức có thể giúp truyền tải đến cộng đồng những điểm mới của nền tư pháp hình sự để người ta hiểu và thực hiện đúng quyền công dân của mình.
Vẫn theo luật sư:
Đây là quá trình đấu tranh pháp lý để sau nhiều năm tháng theo đuổi thì luật sư bào chữa cùng với gia đình bị can bị cáo đã buộc được các cơ quan tư pháp kia phải minh oan.
"Án tại hồ sơ"
Trong nền tư pháp hình sự tại Việt Nam, thuật ngữ “án tại hồ sơ” được biết tới rất phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến phán quyết của quan tòa:
Thực tế các cơ quan điều tra xoáy vào việc lấy lời khai trong quá trình giam giữ để tạo dựng hồ sơ kết tội. Trong khi lời khai chỉ có thể được coi là cơ sở căn cứ giải quyết vụ án khi nó đảm bảo sự tự nguyện của bị can bị cáo, không bị bức cung nhục hình, hay phải có sự thống nhất.
Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dặn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.
- Luật sư Nguyễn Hà Luân
Luật sư Nguyễn Hà Luân nêu ví dụ khi Toà án giải quyết vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang như một điển hình “tai hại của án tại hồ sơ” gây oan khiên:
Cho dù xét xử là sơ thẩm, xét xử lên đến phúc thẩm với những thẩm phán dày dặn kinh nghiệm nhưng các vị thẩm phán đó chỉ dựa vào hồ sơ mà không xem xét đến những chứng cứ khác.
Theo mô hình tố tụng hình sự hiện tại, phần xét hỏi thường kéo dài và phần tranh luận tại phiên toà có chất lượng kém do ảnh hưởng bởi tư duy của phía công tố - đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử:
Họ thường nói ‘Giữ nguyên quan điểm của mình’. Thậm chí có trường hợp họ không hề đưa ra được bất kỳ quan điểm gì thì họ vẫn nói rằng họ giữ nguyên quan điểm. Họ còn có thêm câu ‘Việc này để dành cho Hội đồng xét xử quyết định’.
Trong khi đó, luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng:
Trong pháp luật cho phép sau khi hồ sơ viện kiểm sát chuyển sang tòa án cho phép thẩm phán nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy hồ sơ vụ án chưa thấy đủ cơ sở căn cứ để kết tội thì được quyền trả lại hồ sơ vụ án để yêu cầu bổ sung.
Chính vì những bất cập như vậy, các luật sư đều mong đợi sự thay đổi tích cực trong cải cách tư pháp tại Việt Nam, như nêu cao vai trò của luật sư, tôn trọng quyền con người và quan trọng là trong hoạt động tố tụng phải thể hiện đúng trách nhiệm tôn trọng sự thật của vụ án nhằm tránh oan sai.
Hiện thân nhân của một số tử tù như Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng và Hồ Duy Hải tại Long An… lâu nay tiếp tục kêu oan đến các cấp cao nhất của chính phủ và cả đảng cộng sản Việt Nam, khẳng định người thân của họ không hề phạm tội và còn trưng ra bằng chứng về thủ phạm.

Sau một chuyến đi tìm công lý

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 
Theo RFA-2017-02-20  
Nhiều giáo dân bị công an Nghệ An đánh đập dã man khi đi khiếu kiện hôm 14/2/2017.
Nhiều giáo dân bị công an Nghệ An đánh đập dã man khi đi khiếu kiện hôm 14/2/2017.  Courtesy of tintuchangngayonline.com
Trong hai ngày qua, các trang mạng xã hội nóng lên vì câu chuyện đi tìm công lý của các ngư dân Nghệ An bị đàn áp đổ máu và mọi đường đi tới đều bị cắt, buộc phải quay trở về. Và mọi chuyện dường như rơi vào bế tắc. Vấn đề bế tắc mà chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là chuyến đi của người dân Nghệ An vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa bế tắc mà chính công lý Việt Nam đang bế tắc. Vì sao?
Công lý bị phủ bụi
Một nữ giáo dân trong đoàn khiếu kiện đã bị hành hung cho hay: “Tôi đi đường, khi đi đường tôi bị công an mặc áo vàng đánh đập tôi. Họ xúm bảy người lôi tôi vào xe tù và đánh tôi, dùng dùi cui đập vỡ nón bảo hiểm, đánh tôi toạc phần má nuốt nước miếng rất khó, họ vặn cánh tay tôi sưng to và dùng dùi cui dộng vào ngực. Họ nhủ là đập cho chết để khỏi đi kiện. Họ nói là nếu quay về thì họ thả xuống xe, chứ không về thì đóng cửa xe đập tiếp…”.
Vị nữ giáo dân này yêu cầu chúng tôi công khai tên tuổi nhưng chúng tôi quyết định không nêu tên. Vị này chia sẻ thêm về niềm tin của mình vào công lý. Và vị này cũng định nghĩa thêm về công lý mà bà đang tin không phải là công lý của nhà nước hiện tại. Bởi công lý hiện tại đang bị phủ bụi bởi kiểu điều hành công an trị và lấy bạo lực làm kim chỉ Nam để đối phó với người dân. Đây là điều bà hoàn toàn không tin rằng sẽ có công lý.
Tôi đi đường, khi đi đường tôi bị công an mặc áo vàng đánh đập tôi...Họ nhủ là đập cho chết để khỏi đi kiện.
- Một nữ giáo dân Nghệ An
Nhưng bà cũng khẳng định rằng công lý chỉ bị phủ bụi bởi một số ít người đang nắm quyền lực chứ không phải công lý không có. Bởi bà tin rằng khi đứng trên sự chính nghĩa của dân tộc, đứng trên quyền lợi chính đáng của người dân và vì sự tồn vong của môi trường Việt Nam thì nhất định công lý sẽ mỉm cười với bà cũng như những người đồng cảm với bà.
Vị này cho biết thêm là chưa bao giờ cảnh một đoàn người đi kiện trong ôn hòa lại bị chặn xe, nhà cầm quyền buộc nhà xe phải đơn phương cắt hợp đồng và khi đoàn khiếu kiện đi xe gắn máy thì tiếp tục bị chặn, đến khi đoàn người tiếp tục đi bộ thì bị tấn công, bị ném lựu đạn cay và những ai thoát ra được khỏi đám khói mù thì bị hốt lên xe, bị bắt… Cuối cùng, cả đoàn khiếu kiện mới hiểu ra rằng công lý không thuộc về những người đang chịu bất công mà thuộc về những kẻ có đủ khả năng sai khiến người khác bẻ gãy cán cân công lý.
Bà chua xót nói thêm rằng ở đây, một đoàn người Việt Nam, là nạn nhân đi khiếu kiện một tập đoàn kinh tế của Đài Loan vì tập đoàn này đã xả độc vào biển, làm hỏng môi sinh Việt Nam và đập nát sinh kế của họ. Những tưởng nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân đi khiếu kiện và câu chuyện đúng sai còn có tòa án giải quyết, cho ra kết quả cuối cùng.
Đằng này thì không, chính nhà cầm quyền đã đưa an ninh ra chặn khi đoàn người đi tìm công lý, tìm lẽ phải chưa kịp đến nơi. Như vậy, suy cho cùng, cái giá của đi tìm công lý, đi tìm lẽ phải trong hiện tại là bị đánh vỡ mặt, bị đàn áp không thương tiếc và bị xuyên tạc, bóp méo hình ảnh và thậm chí bị mạ lị không thương tiếc bởi báo chí nhà nước.
Ngọn lửa tìm công lý vẫn tiếp tục cháy
Một bạn trẻ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, người đã tham gia đồng hành cùng đoàn người đi khởi kiện ở Nghệ An, chia sẻ:“Đi ra đến đó thì bị đuổi theo, dân đi kiện Formosa làm hại môi trường biển thì bị công an tỉnh lừa, họ bảo đi chung một xe, dồn mình lên một xe rồi sau đó đưa mình quay về, mình không quay về thì bị đánh đập, ngay cả Cha Thục cũng bị đánh đập tàn bạo...”.
Bạn trẻ này cho biết thêm là hiện tại, sự quay trở về của đoàn người khiếu kiện hoàn toàn không có biểu hiện sợ hãi hay bỏ cuộc. Mà bởi có nhiều người phải đi bệnh viện sau những cú đòn nặng nề nên buộc phải quay trở lại để dưỡng thương và cùng tựa vào nhau mạnh mẽ hơn.
Dường như chưa có đoàn khiếu kiện nào bị đánh đập dã man như chuyến đi khiếu kiện của bà con Nghệ An, ngay cả Linh Mục Nguyễn Đình Thục cũng bị đánh bầm dập, bị theo dõi ráo riết và bị nhà các đài truyền hình, báo chí nhà nước vu cho ngài tội khích động quần chúng nổi loạn. Chưa có nhà cầm quyền nào lại đối xử với dân oan theo cách này.
... dồn mình lên một xe rồi sau đó đưa mình quay về, mình không quay về thì bị đánh đập, ngay cả Cha Thục cũng bị đánh đập tàn bạo ...
Một bạn trẻ Nghệ An
Hiện tại, hầu như đoàn người chỉ còn biết tin vào công lý, bản thân bạn trẻ này cũng chỉ biết tin vào công lý. Mặc dù công lý đã bị phủ bụi bởi kiểu hành động mang tính trù dập của nhà cầm quyền nhưng dường như ngọn lửa niềm tin vào công lý vẫn cháy trong mỗi người. Bởi công lý giống như ngọn lửa trước gió, gió càng mạnh thì lửa cháy càng lớn.
Đương nhiên, bạn trẻ này tỏ ra hết sức thất vọng với cách hành xử của những kẻ nắm quyền lực trong tay. Bởi một khi thương dân, có trách nhiệm với nhân dân, với dân tộc và đất nước, sẽ không có ai chơi trò vùi dập một đoàn người đi tìm công lý bằng bạo lực, máu đổ và tiếng kêu đau, kêu oan thấu trời như vậy.
Bạn trẻ này cũng tỏ ra thất vọng với nền báo chí nhà nước hiện tại và không ngại gọi báo chí nhà nước đã loan tin trù dập, xuyên tạc và mạ lị linh mục Nguyễn Đình Thục là báo chí phổi bò. Bởi chỉ có báo chí phổi bò mới dám mạ lị người khác và dám ngồi xổm trên công lý, dám đứng che mặt tòa án để kết tội người khác tội khích động quần chúng. Bởi theo bạn trẻ này, Linh mục Nguyễn Đình Thục có tội hay không có tội, tội như thế nào phải do tòa án kết luận chứ không có bất kì cơ quan nào khác được phép phát ngôn về tội lỗi của ngài trong lúc tòa án chưa có bất kì bản án nào về tội đó.
Có thể nói rằng câu chuyện đoàn người đi tìm công lý từ Nghệ An, bị chặn ở cầu La Gi và quay trở về sau khi bị hành hung đến tả tơi là một câu chuyện về sự thất bại của công lý tại Việt Nam. Tiếp sau đó là những trò phát ngôn hết sức vi phạm pháp luật của các cơ quan ngôn luận nhà nước có liên quan đến sự vụ. Bởi đứng trên góc nhìn công lý, họ hoàn toàn không được phát ngôn áp đặt và vô căn cứ như đang có.

‘Người Việt hạnh phúc top 4’: Độc giả phản hồi Indochina Research ra sao?

Anh Văn

(VNTB) – Bài phản hồi của Indochina Research (IR) đối với bài viết của TS. Phạm Chí Dũng tiếp tục thu hút nhiều phản hồi trên đài VOA. Đa phần đều bày tỏ sự phẫn nộ trước kết quả nghiên cứu này của IR.

   Đây là những người Việt "hạnh phúc thứ 4 trên thế giới" !

Người Việt không phải 700 người ở đô thị lớn

Với luận cứ nông dân chiếm 70% dân số và 50% lực lượng lao động trong xã hội, bạn Quang Hoàng cho rằng, muốn thống kê một cách chính xác theo tiêu chí hạnh phúc hay bất hạnh, lạc quan hay bi quan thì IR cần phải tiến hành ở những miền quê hay tỉnh thành nhỏ. Bởi nếu thăm dò về an sinh người dân mà chỉ hỏi tại Hà Nội và Sài Gòn là hoàn toàn sai. Độc giả Minh Đức đồng tình bày tỏ, bởi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố có kinh tế khá và thu nhập cao hơn các vùng khác trong nước thì dân nhìn cuộc sống có thể khác với dân các vùng khác. Nếu muốn có sự chính xác thì cần hỏi người dân rải rác ở khắp các vùng trong nước kể cả các vùng nghèo, kinh tế yếu kém, các vùng xa, kém phát triển. Còn tại thành phố chính quyền tương đối tôn trọng dân hơn ở các vùng xa. Người dân ở các vùng xa có thể bị chính quyền đối xử hà khắc, tệ hại hơn là ở thành phố lớn. Yếu tố này đã làm sai lệch rất nhiều kết quả khảo sát.

Chia sẻ quan điểm với độc giả Quang Hoàng, phản hồi từ độc giả Phuoc đã nhấn mạnh, việc thực hiện nghiên cứu tại 2 thành phố lớn nhất nước đã là “bằng chứng về sự phiến diện và thiếu khách quan”. Bởi đặc thù hai nơi này là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghệ gắn với mức sống cao hoàn toàn “không thể làm căn cứ đại diện cho toàn thể các vùng miền ở Việt Nam được”.

Còn người dùng Ph.D. BA. Hieu Tran Trọng thì lên tiếng “ủng hộ quan điểm” của TS. Phạm Chí Dũng, bởi theo người dùng này, dù nghiên cứu của IR có lý luận, đúng quy trình đi nữa thì “kết quả chỉ phản ánh được mức độ hạnh phúc của nhóm rất nhỏ trong 94 triệu dân Việt”. Cũng theo ông Hieu Tran Trong, khảo sát và phân tích chuẩn mực phải đảm bảo tính chất ngẫu nhiên và khách quan, chứ không phải hoạch định chọn nhóm mà đã biết trước kết quả từ trước.

“Giả sử có ai đó cũng làm nghiên cứu tương tự cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa, cao nguyên... nơi mà các em sinh không đủ cơm áo, đi học phải băng rừng lội suối thì mức độ hạnh phúc và lạc quan kinh tế sẽ như thế nào?,” ông Hieu Tran Trong đặt câu hỏi.

Song song đó, độc giả Lê Phong bày tỏ, IR có thể sai lầm khi đưa ra 2 lựa chọn theo kiểu Yes/No, ngay cả khái niệm thế nào là hạnh phúc, các tiêu chí nào thỏa mãn thì mới được coi là hạnh phúc cũng khó có thể làm rõ được.

Bạn đọc Nguyễn Thanh Tuấn đồng tình, và đặt vấn đề rằng, với cách thức làm việc “khoa học” nêu trên, thì nếu IR đặt câu hỏi với dân Mỹ, kết quả là “bét về chỉ số hạnh phúc”, trong khi tại Bắc Hàn là “quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh.

Ai cũng có lý nhưng…

Trước sự phản ứng của hai bên, người dùng Công Quốc khẳng định cả hai “đều không sai”. Theo ông, TS Phạm Chí Dũng xuất phát từ bức xúc tình hình đất nước, nợ nần không có khả năng chi trả mà kết quả đưa ra “lạc quan tếu” như vậy là sai lệch. Trong khi IR phản ứng vì bị nghi ngờ là mua chuộc. Tuy nhiên, ông Công Quốc cũng cho rằng, IR hay một tổ chức quốc tế nào mà muốn khảo sát (phỏng vấn dân Việt về vấn đề nào đó) thì “nên trắc nghiệm kiến thức cơ bản” (về tình hình kinh tế – chính trị) của người được khảo sát hoặc mức độ mị dân của Chính phủ sở tại.

Ông Công Quốc đặt ra giả thuyết, nếu như IR có hỏi 1 triệu người, nhưng 1 triệu người đều bị nhồi sọ, thì dù Việt Nam có sắp bị sụp đổ tài khóa, “dân Việt vẫn lạc quan nhất thế giới” là chuyện thường.

Nhận định nêu trên cho thấy rằng, nhiều độc giả bày tỏ, muốn khảo sát tại một nước phản ánh đúng tình hình nước đó, thì cần phải “nhập gia tùy tục”. Nghĩa là đảm bảo hiểu về tính cách người Việt, văn hóa người Việt, chế độ chính trị người Việt, thậm chí thu nhập – địa vị kinh tế và tôn giáo của người được khảo sát trước khi cho thấy “người Việt đang nghĩ gì”. Bởi nếu không, thì như bạn đọc Hàn Vinh Quang cho biết, khảo sát của IR sẽ rơi vào diện thiếu tinh thần khoa học lẫn thực tế. Và ở một mức độ nào đó, bản chất của kết quả khảo sát là mang mục đích tuyên truyền cho chế độ độc tài. Cũng theo bạn đọc này, nếu IR phỏng vấn tại Triều Tiên với cụm câu hỏi nêu trên, thì 100% câu trả lời sẽ là “tuyệt vời hơn cả thiên đàng”.

Bạn đọc Hai Lua mien Tay trong một phản hồi đã trào phúng rằng, kết quả trên của IR xuất phát từ 700 người được phỏng vấn là những người được “ăn uống” bởi chế độ, bao gồm: 100 Uỷ viên TƯ; 100 Ông/ bà Tướng QĐND; 100 ông/bà Tướng CAND; 200 Đại biểu QH; 200 Ông/ Bà cỡ Bộ trưởng, thứ trưởng các Bộ.


IR cần giải trình thay vì biện hộ

Một nghiên cứu hay khảo sát về xã hội – chính trị – kinh tế Việt Nam cần được nhận được sự phản biện của các tầng lớp xã hội sống tại Việt Nam. Và trách nhiệm của tổ chức khảo sát là phải giải trình thay vì biện hộ chung chung.

Trong trường hợp phản hồi của IR đối với phản biện của TS. Phạm Chí Dũng chỉ cho độc giả thấy về lời tự giới thiệu tổ chức này; nhấn mạnh là đã sử dụng “phương pháp khoa học, độc lập” và cụm câu hỏi dùng để khảo sát 700 người Việt, tuyệt nhiên không hề thấy bất kỳ sự giải trình phương pháp; quy tắc; đối tượng khảo là như thế nào.

Độc giả Hải Trịnh thừa nhận là “thất vọng” với cách mà IR phản hồi, bởi độc giả này mong đợi một bài phản biện chất lượng khoa học cao. Tuy nhiên, “kết quả thất vọng vì chỉ nêu con số% người trả lời mà không nêu rõ những quy tắc thống kê chọn mẫu căn bản như: Số lượng người tham gia; Sự đa dạng của tầng lớp xã hội Thu nhập, học vấn, mức độ tiếp xúc thông tin xã hội, tôn giáo, đảng phái...”. Điều này cho thấy, phản biện của IR chỉ cho có “lệ” mà thôi, không khác gì “biện hộ”.

Một số độc giả khác phê phán cách trả lời đầy “ngụy biện” của IR đối với TS. Phạm Chí Dũng, theo độc giả Lâm, ngoài mẫu thử của IR quá nhỏ (700) thì thực tính nhóm (nghề nghiệp, độ tuổi) đều không được đưa ra. Nếu thế thì kiểu đánh giá xếp hạng này là tồi tệ nhất mà một Tổ chức mang danh quốc tế có thể làm.

Trong lúc đó, một số độc giả như Nguyễn Lộc lại đặt vấn đề với IR cần phải làm sáng tỏ cách thức làm việc độc lập và khoa học với việc công bố các yếu tố như sau: (1) Tổ chức nào cung cấp budget cho nghiên cứu của VN?; (2) Báo cáo đầy đủ (Full report) có công bố online hay không?; (3) Phép thống kê, số lượng mẫu chia làm hai loại: P (population), và S(Sample), khi số lượng người phỏng vấn nhỏ, thì n là S, nghĩa là không đại diện cho Population.

Ngoài ra, người dùng này chia sẻ với IR về số lượng mẫu, ông cho biết, 700 người chia cho độ tuổi từ 18-64 là quá lệch pha. Nếu thu hẹp độ tuổi xuống còn 20-25 hoặc 25-30 kết quả sẽ phản ánh chính xác hơn.

Bên cạnh đó, nhiều độc giả tỏ ra bức xúc khi IR tìm cách lờ đi các số liệu và quan điểm các vị học giả mà TS. Phạm Chí Dũng đã dẫn ra.

“Mưa chuộc” có thể?

Liên quan đến nghi vấn của TS. Phạm Chí Dũng liệu rằng, IR có bị “chính quyền Việt Nam đã dùng tiền để mua” kết quả có lợi?

Đáp lại, IR cho rằng, tổ chức này từ chối tất cả những bình luận không có căn cứ, không có lý luận khoa học. Tuy nhiên, độc giả Minh Đức lại đặt câu hỏi về vấn đề này. Thế nào là thăm dò ý kiến một cách khoa học? Vì một tổ chức muốn tiến hành thăm dò/ khảo sát xã hội Việt Nam phải “xin phép nhà nước Việt Nam”. Và để tránh những rủi ro trong việc khảo sát rơi vào nhóm người đấu tranh nhân quyền hay cựu tù nhân lương tâm, “nhà nước sẽ kiểm soát danh sách phỏng vấn”. Điều này trái ngược với nguyên tắc bình đẳng trong phỏng vấn đối tượng mẫu. Ngay cả khi phỏng vấn thì với tâm lý sợ sệt người Việt, họ sẽ tìm cách biểu lộ hoặc né tránh các câu trả lời mang tính bất lợi cho bản thân.

Độc giả Minh Đức dẫn chứng, trường hợp nêu trên không phải là suy đoán vô căn cứ, mà nó đã diễn ra tại Nga – một mô hình dân chủ giả hiệu trên thế giới. Chính vì vậy, phương pháp tuy được xem là khoa học ở xứ tự do, nhưng khi nó áp dụng ở một nhà nước độc tài, nó đã không còn là khoa học nữa là vì vậy.

Thậm chí, độc giả “Tiến sĩ Việt” lên tiếng “đồng tình” với nhận định của TS. Phạm Chí Dũng về tình trạng thiếu minh bạch, kết quả của IR là kết quả tốt tuyên truyền một chiều cho phía nhà nước.

Một số độc giả khác như Tâm Thành lại đề cập đến việc, tại sao IR lại không mở rộng vùng khảo sát để đảm bảo tính “khoa học” của mình mà lại tập trung tại hai trung tâm lớn? Điều này nó không khác gì việc trước năm 1975, nhóm nhà báo – phóng viên chỉ co cụm tại Sài Gòn để nhận tin hoặc “hóng tin” tại quán café thay vì chạy ra chiến trường. Hệ quả là, tin tức không phản ánh đúng thực tế. 

Kết

Như vậy, sự phản hồi của IR chỉ cho thấy sự “cay cú” và thiếu minh bạch, lẫn trách nhiệm của một tổ chức tự cho rằng “độc lập và khoa học” trước kết quả của mình. Và theo sự khuyến dụ của nhiều độc giả, thay vì tiếp tục trình bày sự thiếu nghiêm túc, sơ cứng trong phản hồi ý kiến đối với các tiếng nói phản biện thì IR cần tham khảo các nghiên cứu về dư luận xã hội, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như WB, UNDP, ADB, Oxfam, USAID với số lượng mẫu lên đến 10 ngàn người trải dài khắp tỉnh thành Việt Nam, được kiểm tra định kỳ.

IR là thành viên của WIN/Gallup, WIN/Gallup tốt chưa chắc IR cũng tốt như mẹ, và với cách làm thiếu khoa học, minh bạch thì IR sẽ làm giảm độ uy tín của chính tổ chức mẹ, nhiều độc giả cảnh báo.