Monday, January 26, 2015

Dân bức xúc vì cảnh sát trật tự lập chốt chặn xe

lap chot chan xe

Nhiều tháng liền, Đội Cảnh sát Trật tự - Cơ động Công an huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã lập chốt để chặn xe trên Quốc lộ 1, gây bức xúc trong nhân dân. 

Theo quy định, lực lượng cảnh sát trật tự - cơ động (TT-CĐ) thuộc công an huyện trong trường hợp đặc biệt chỉ được tuần tra, không được lập chốt để kiểm tra trên quốc lộ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người dân rất bức xúc vì lực lượng Cảnh sát TT- CĐ thuộc Công an huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai liên tục lập chốt để chặn xe, xử phạt.
Nhiều dấu hiệu vi phạm
Nhận được phản ánh của người dân, phóng viên đã đi thực tế để ghi nhận tình hình. Theo đó, khoảng thời gian từ 8 - 10 giờ, 16 - 18 giờ, Đội Cảnh sát TT-CĐ Công an huyện Thống Nhất luôn chốt chặn trên Quốc lộ 1, đoạn thuộc xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất. Đây là khu vực được thi công cải tạo thời gian dài và đang chuẩn bị xây cầu vượt, vòng xoay giao với tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Vì vậy, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, có đoạn phần đường dành cho xe máy chỉ rộng khoảng 1 m. “Đường thì hẹp, trong khi lực lượng này luôn canh vào giờ cao điểm để chặn xe xử phạt với nhiều dấu hiệu bất minh” - một người dân bức xúc.
Trong đoạn video clip mà chúng tôi ghi lại được, lúc 16 giờ ngày 18-1, Đội Cảnh sát TT-CĐ Công an huyện Thống Nhất lập chốt ở khu vực gần cầu Dầu Giây, thuộc xã Xuân Thạnh. Tại đây, tổ cảnh sát gồm gần chục cán bộ, chiến sĩ, một số người mặc áo dân phòng, bảo vệ dân phố liên tục chặn bắt xe máy đang lưu thông. Thậm chí, có những lúc “chốt” của lực lượng này là ngay một quán cà phê cóc bên đường. 
Liên tục trong ít phút, rất nhiều xe máy bị chặn lại, tấp vào kín cả “chốt”. Đoạn phim cũng cho thấy trong tổ cảnh sát làm nhiệm vụ không có CSGT theo quy định và những cảnh sát giơ gậy dừng xe người đi đường không mang thẻ xanh (theo quy định phải có - PV). Ngoài ra, khi một số xe máy bị yêu cầu dừng, người điều khiển bước xuống móc ví, đưa cái gì đó cho cảnh sát rồi nhanh chóng đi mà không hề bị lập biên bản; một số người lưu thông ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm nhưng có vẻ như người quen nên không bị xử lý. Đặc biệt, trong nhóm làm nhiệm vụ, nhiều người mặc áo dân phòng, bảo vệ dân phố thản nhiên giơ tay chào và kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông…
Sẽ xử lý nghiêm
Ông Lê Văn Hoàng, Đội trưởng Đội Cảnh sát TT-CĐ Công an huyện Thống Nhất, cho biết trong công vụ, các đội phó và cán bộ, chiến sĩ dưới quyền được phân công chia nhau làm nhiệm vụ, riêng ông không phải lúc nào cũng trực tiếp cùng đồng đội tuần tra, kiểm soát nên không thể giám sát kỹ. 
“Lực lượng cảnh sát TT-CĐ có nhiệm vụ phòng chống tội phạm, dẹp lòng lề đường, kiểm tra xử phạt xe lấn tuyến, người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng… Tuy nhiên, việc dừng chặn hàng loạt xe để kiểm tra tại một chỗ, nếu có, là chưa đúng quy định” - ông Hoàng nhấn mạnh.
Theo ông Trần Sỹ Quỳnh, Phó trưởng Công an huyện Thống Nhất, thời gian qua, đơn vị có nhận được nhiều phản ánh của người dân về quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đội Cảnh sát TT-CĐ. Riêng việc lập chốt chặn xe trên Quốc lộ 1, ông Quỳnh khẳng định nếu có thì hoàn toàn trái với quy định. 
Ông Quỳnh cho biết Đội Cảnh sát TT-CĐ Công an huyện Thống Nhất được Công an tỉnh Đồng Nai cho phép thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ song chỉ được tuần tra, kiểm tra chứ không được lập chốt. Đội cũng chỉ được làm nhiệm vụ tại một số khu vực quốc lộ thuộc xã Xuân Thạnh, xã Bàu Hàm (huyện Thống Nhất) và một số điểm trên Quốc lộ 20.
 “Chúng tôi khuyến khích người dân kiểm tra, giám sát và phản ánh về những điều chưa tốt của lực lượng để có thể chấn chỉnh. Còn về việc người dân phản ánh cảnh sát lập chốt, nhận tiền và không lập biên bản thì phải kiểm tra, làm rõ, nếu có thì xử lý nghiêm” - ông Quỳnh nói.
Trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, khẳng định nếu có căn cứ cụ thể về các vi phạm của các cán bộ, chiến sĩ thì sẽ xử lý nghiêm. “Tuy nhiên, có hay không việc lập chốt thì phải kiểm tra lại và xem xét cụ thể từng trường hợp chứ không vội vàng kết luận” - ông Khánh nói.

Lập chốt phải đúng thẩm quyền
Luật sư Hoàng Như Vĩnh, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, cho biết theo quy định của Bộ Công an, chỉ từ cấp trưởng công an huyện, trưởng phòng CSGT trở lên mới được quyền ra quyết định lập chốt tại một địa điểm cụ thể để điều khiển và kiểm tra việc lưu thông hoặc khi có sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát TT-CĐ, công an xã với CSGT để lập chốt kiểm tra tại một địa điểm nhưng với điều kiện phải có quyết định của người có thẩm quyền.
Mới nhất, ngày 27-7-2013, Bộ Công an cũng đã có công điện nghiêm cấm việc lập chốt sai nguyên tắc để hạn chế tiêu cực. Vì vậy, mọi hình thức lập chốt khác là vi phạm quy định của Bộ công an.
Xuân Hoàng
(Người lao động)

Nghi án trung tâm y tế 'moi' tiền của sản phụ

Theo thanhnien-26/01/2015 09:00
Trung tâm y tế H.Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) có nhiều dấu hiệu thu tiền sai quy định của những sản phụ có bảo hiểm y tế khi sinh con tại đây.

Các hóa đơn thu tiền toàn viết tắt khó hiểu
 Các hóa đơn thu tiền toàn viết tắt khó hiểu - Ảnh: Nguyễn Long

Chị Nguyễn Thị Hương Xuân (29 tuổi) ngụ thị trấn Ngãi Giao (H.Châu Đức) mua BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 1.1 - 31.12.2014. Ngày 19.9, chị Xuân đến Trung tâm y tế H.Châu Đức (gọi tắt là trung tâm) để sinh con.

 Viết tắt khó hiểu

Để được xuất viện, chồng chị Xuân phải đóng cho trung tâm số tiền 775.268 đồng, gồm các khoản: KTSM 217.000 đồng, TT 35.000 đồng, ST 49.000 đồng; CSN 42.000 đồng, L 9.600 đồng, TD 10.000 đồng... Với các chữ viết tắt trên trong biên lai thu tiền, khó ai có thể hiểu nội dung là gì. Thậm chí, khi PV đưa biên lai cho một lãnh đạo trung tâm nhờ “dịch” giùm thì người này cũng chỉ đọc được mỗi cụm từ “KTSM” là khâu tầng sinh môn.

Tương tự, ngày 18.9, chị Trần Thị Cẩm Thúy (33 tuổi, ngụ xã Bàu Chinh, H.Châu Đức) vào trung tâm sinh con khi thẻ BHYT còn hạn. Sau đó vài ngày, người nhà chị Thúy đóng cho trung tâm gần 730.000 đồng, gồm có khoản tiền KTSM 217.000 đồng, L 19.200 đồng, CS 42.000 đồng, TT 35.000 đồng... Tương tự, trong năm 2014 nhiều sản phụ như chị Nguyễn Thị L. vào trung tâm này sinh phải đóng viện phí hơn 670.000 đồng, chị Lê Thị T. đóng gần 600.000 đồng...

So sánh với các biên lai thu tiền viện phí trước đây, chị Xuân, chị Thúy và nhiều sản phụ khác có tham gia BHYT cho rằng họ đã đóng tiền như những sản phụ không có BHYT. “Tôi sinh con chỉ đóng trên dưới 200.000 đồng. Một người tôi quen biết có BHYT sinh tại một trung tâm khác trong tỉnh cũng đóng gần 200.000 đồng. Nhưng lần này tôi lại đóng tiền viện phí lên đến 775.268 đồng là không thể hiểu được”, chị Xuân thắc mắc.

“Như vậy là sai hoàn toàn”

Khi được hỏi tại sao sản phụ có BHYT phải đóng tiền cao như vậy, bác sĩ Ninh Văn Phượng, Trưởng phòng Giám định BHYT thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết khi sản phụ có tham gia BHYT thì không phải đóng các khoản tiền như KTSM; tiền tăm bông, gạc, thay băng rốn, găng tay, băng thun... Tất cả đều gói gọn trong tiền sinh khoảng 404.000 đồng. Khi PV đưa các chứng từ liên quan đến việc trung tâm thu tiền đối với chị Nguyễn Thị Hương Xuân, gồm: biên lai thu tiền viện phí (775.268 đồng), phiếu thanh toán ra viện (630.061 đồng) và bảng kê chi phí khám chữa bệnh mà trung tâm đề nghị BHXH thanh toán cho sản phụ Xuân 748.000 đồng, bác sĩ Ninh cũng không hiểu tại sao lại có nhiều chứng từ như vậy. “Việc Trung tâm y tế H.Châu Đức thu tiền của sản phụ Xuân như vậy là sai hoàn toàn”, bác sĩ Ninh cho hay.

Trả lời Thanh Niên, bác sĩ Phan Châu Thanh, Phó giám đốc Trung tâm y tế H.Châu Đức, khẳng định việc nhân viên trung tâm thu tiền KTSM cho sản phụ là sai. Còn đối với các khoản tiền khác mà trung tâm thu có trong biên lai, như đã nói ở phần trên, do “dịch” không ra chữ viết tắt nên bác sĩ Thanh nói sẽ cho xem xét lại.

Nguyễn Long

Dân bị đập phá tài sản, công an xã đứng nhìn ?

Theo ThanhNien-27/01/2015 03:00
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đang làm rõ vụ một nhóm người ngang nhiên xông vào cơ sở sản xuất đập phá đồ đạc, khiêng máy móc vứt ra đường gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Dân bị đập phá tài sản, công an xã đứng nhìn ? - ảnh 1
Đem máy móc, gỗ vứt ra ngoài đường - Ảnh chụp từ Clip

Theo ông Lê Thế Tuy (chủ cơ sở mộc ở địa chỉ D40 đường số 5 KDC Hoàng Hải, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM), năm 2009, ông được bà Võ Thị Quỳnh Vân (là cổ đông của Công ty CP đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải, trụ sở ở H.Hóc Môn) cho mượn căn nhà nói trên mở xưởng mộc và làm nơi sinh hoạt gia đình. Đây là một trong những căn nhà mà HĐQT của Công ty Hoàng Hải đã thống nhất trả nền đất theo yêu cầu rút vốn của bà Vân vào tháng 11.2009.

Tuy nhiên, ngày 12.12.2014, có người đã đến xưởng ông Tuy đưa ra hợp đồng mua căn nhà nói trên của Công ty Hoàng Hải và yêu cầu ông dọn đồ đạc, máy móc ra khỏi nhà. Ngay hôm sau, có 6 người đến đập phá, chính quyền can thiệp họ mới ngưng. Nhưng tối cùng ngày, hơn 10 người đi trên chiếc ô tô 7 chỗ và 2 xe gắn máy đến đưa ra "tối hậu thư": 7 giờ ngày 14.12.2014 sẽ cho người đến "dọn dẹp" xưởng.

Đến ngày 15.12.2014, khoảng 40 người đã phá khóa cổng xông vào xưởng; leo lên tháo dỡ mái tôn hiên nhà, đập phá những đồ gỗ thành phẩm trị giá hàng trăm triệu đồng, khiêng máy móc vứt ra đường, đập chết 2 con heo…

Thiệt hại hàng tỉ đồng

“Lúc đó, người nhà của tôi gọi điện thoại cầu cứu Công an xã Bà Điểm nhưng chờ lâu quá không thấy xuống nên gọi cho Công an H.Hóc Môn. Một lát sau, công an xã xuống nhưng cũng chỉ đứng nhìn”, ông Tuy bức xúc. Ông Tuy cũng đã cung cấp bản kê khai tài sản bị đập phá và chiếm đoạt với tổng trị giá gần 2,5 tỉ đồng cho cơ quan công an.

Trả lời Thanh Niên, trung tá Nguyễn Hữu Tài, Trưởng công an xã Bà Điểm, cho biết: Đây là vụ việc tranh chấp nhà tại khu dân cư Hoàng Hải giữa bà Vân và người nhà ông Ngô Quang Trưởng (nguyên Tổng giám đốc của Công ty Hoàng Hải - đã bị tuyên án tử hình do liên quan đến vụ sát hại đồng nghiệp, sau đó chết trong trại tạm giam vì bệnh hiểm nghèo - PV) diễn ra từ lâu. Vụ việc đang được Công an TP.HCM thụ lý điều tra. “Khi công an xã nhận được phản ánh có tranh chấp giữa hai bên liền cử ngay lực lượng xuống hiện trường để ngăn chặn, đồng thời giải thích hai bên hiểu để tránh dẫn đến đánh nhau hay xảy ra trọng án. Công an xã cũng gọi điện thoại báo cáo cho lãnh đạo Công an H.Hóc Môn”, ông Tài kể. Theo ông Tài, về việc ông Tuy, bà Vân cho rằng nhóm người đến đập phá xưởng là “giang hồ” thì công an xã đã xác minh lai lịch, địa chỉ từng người và chuyển giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục điều tra.

Tuy nhiên đoạn clip mà ông Tuy cung cấp cho PV cho thấy khi công an xã xuống hiện trường, họ chỉ đứng nhìn một lúc, sau đó ra về, để nhóm người lạ tiếp tục tháo dỡ mái tôn hiên nhà, đập phá, khiêng máy móc, đồ đạc vứt ra đường mà không có động thái can thiệp nào.
nào. 
Có dấu hiệu hình sự
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn luật sư TP.HCM, phân tích: Theo quy định của luật dân sự thì việc tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đòi lại tài sản do người khác chiếm hữu, sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nơi có bất động sản. Vì vậy, trong trường hợp này nếu các bên có tranh chấp thì có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Những tài sản trong xưởng mộc là những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ông Tuy. Nên việc một số người tự ý tháo dỡ, đập phá là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 BLHS.
Pháp luật quy định, nhiệm vụ và quyền hạn của công an xã là khi tiếp nhận sự việc phải nhanh chóng đến hiện trường, nếu thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp này, công an xã chưa làm đúng trách nhiệm của mình.
PHAN THƯƠNG

Đàm Huy - Công Nguyên

Dân Kon Tum xuống Quảng Nam vây nhà máy cồn đòi nợ

TTO - Đến chiều 26-1, hàng chục người dân và tiểu thương vẫn bao vây cổng Nhà máy cồn ethanol Đại Tân (xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) để đòi nợ. 


Tiểu thương và người dân lập lán trại trước Nhà máy cồn ethanol Đại Tân để đòi nợ - Ảnh: Trường Trung

Các hộ dân này đến trước cổng nhà máy dựng lều, treo võng từ hơn 3 ngày nay để yêu cầu nhà máy nhanh chóng trả nợ.

Trong số này có nhiều người đồng bào dân tộc Giẻ Tiêng (Kon Tum) là các hộ bán củ mì cho tiểu thương nhưng không đòi được nợ vì tiểu thương cũng bị nhà máy nợ tiền.

Theo các tiểu thương, hiện người bị nhà máy nợ nhiều nhất tới 5 tỉ đồng, người ít cũng gần 500 triệu đồng.

Ông Đặng Hùng Trận, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết vừa qua Công ty Đồng Xanh (đơn vị sở hữu Nhà máy cồn ethanol Đại Tân) và các bên liên quan đã cam kết trả nợ cho 24 hộ tiểu thương.

Theo đó, số nợ sẽ thanh toán làm 2 đợt, đợt đầu chi trả 50% nợ gốc trước ngày 31-3-2015; đợt 2 thanh toán trước ngày 31-3-2016 50% còn lại.

Tuy nhiên, 9 hộ dân là tiểu thương không đồng ý với tiến độ thanh toán trên và yêu cầu thanh toán 50% nợ gốc trước Tết Nguyên đán để có tiền trang trải.

“Hai bên đã làm việc nhưng không thỏa thuận được nên người dân bao vây nhà máy gây áp lực. Huyện đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh và công an tỉnh. Tôi cũng đã điện thoại cho ông Lưu Quang Thái (chủ tịch HĐQT Công ty Đồng Xanh - PV)  tới gặp bà con nhằm ổn định trật tự trên địa bàn. Trước mắt, huyện  đã chỉ đạo lực lượng đến đảm bảo an toàn trật tự tại khu vực nhà máy, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc" - ông Trận nói.

PV đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại với ông Thái  nhưng ông Thái không nghe máy mà chỉ nhắn tin thông báo bận.
26/01/2015 18:01
TRƯỜNG TRUNG

Dân Biên Hòa lại chặn xe chở đá gây ô nhiễm

Theo vnexpress-Thứ hai, 26/1/2015 | 23:11
Người dân lần thứ ba chặn xe trên con đường này để phản đối xe ben gây ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.

Lý do người dân chặn đường được cho là "xe chạy nhanh, bụi nhiều và đường ngừng thi công" mấy tuần nay. Ảnh: Hoàng Trường
Lý do người dân chặn đường được cho là "xe chạy nhanh, bụi nhiều và đường ngừng thi công" mấy tuần nay. Ảnh: Hoàng Trường

Chiều 26/1, người dân ấp Hương Phước, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) lại ra đường lập rào chặn xe ben chở đá gây ô nhiễm. Người dân đã chặn 2 đầu đường tạo "gọng kìm" chừng 2 km không cho bất cứ xe ben nào chở đá từ Tân Cang ra quốc lộ 51 và đường Võ Nguyên Giáp.

Nhiều xe chở đá nối đuôi nhau nằm dài trên đường Đinh Quang Ân. "Chúng tôi xin cho qua để giao hàng mà người dân không chịu, giờ đi không được mà lùi cũng không xong do xe nuối đuôi nhau quá dài", một tài xế xe ben nói.

Xe ben nối đuôi nhau nằm dài do bị người dân chặn lại.Ảnh: Hoàng Trường
Xe ben nối đuôi nhau nằm dài do bị người dân chặn lại.Ảnh: Hoàng Trường

Lý giải về việc chặn xe, một người dân cho biết đã quá sức chịu đựng. "Thi công sửa chữa đường đâu không thấy mà để đất đá bay mù mịt, công trường nham nhở, xe chạy bạt mạng. Nay dân chỉ muốn một con đường khang trang như lời hứa trước đây của các chủ mỏ đá và thực hiện đúng vận tốc 20km/h như quy định của tỉnh", người dân này bức xúc.

Theo ông Mai Tấn Tài, Chủ tịch UBND xã Phước Tân, sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã khuyên giải người dân không nên chặn đường nhưng không được đồng tình vì họ muốn đối thoại với các chủ mỏ đá. "Do chưa liên lạc được với doanh nghiệp nên dự kiến sáng mai UBDN xã sẽ làm việc về vấn đề này", ông Tài nói.

Nhiều đoạn đường thi công đang còn nham nhở nhưng ngừng cả mấy tuần nay.Ảnh: Hoàng Trường
Nhiều đoạn đường thi công đang còn nham nhở nhưng ngừng cả mấy tuần nay. Ảnh: Hoàng Trường

Trước đó, tuyến đường Tân Cang liên huyện nối TP Biên Hoà đi huyện Trảng Bom bị loại xe mà người dân gọi là "hung thần xa lộ" cày nát, để lại nhiều hố sâu chằng chịt khiến xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông.

Tháng 9/2014, người dân xã Phước Tân đã hai lần dùng lốp xe, cành cây, bàn ghế... lập rào chắn không cho loại xe này chở đá đi qua. Sau khi được 7 chủ mỏ đá hứa bỏ ra 3 tỷ đồng sửa chữa đường, người dân mới đồng ý tháo bỏ rào chắn.

Hoàng Trường

Một đất nước loạn kỷ cương, loạn chuẩn

Câu chuyện thương tâm xẩy ra vào buổi sáng mùa Ðông ngày 22 tháng 1 năm 2015 tại vùng quê miền Bắc ở tỉnh Quảng Ninh.

143-6777-1422002925.jpg
Anh ta bị người dân hắt cả xô nước lạnh vào người, run bần bật.Nguồn: You Tube

Một người thanh niên ở xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, bắt trộm một con gà bị dân chúng hò nhau bắt trói vào cột điện, rồi dùng nước lạnh hắt lên người. Toàn thân người thanh niên run lên vì lạnh...

Thế nhưng bị trói và hắt nước lạnh vẫn còn là may mắn. Ngày 26 tháng 3 năm 2012, tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh (Ðồng Nai), một số dân làng tình nghi anh Vòng Tiến Ðạt bắt trộm gà nên xông vào đánh anh tử vong.

Cách đây không lâu, vào tối ngày 19 tháng 12 năm 2014, tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa, dân làng Bằng Phú phát hiện bốn thanh niên đi xe máy vào làng bắt trộm chó nên đã chặn bắt, rồi vây đánh hội đồng khiến hai người chết, hai người trọng thương.

Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2013, tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), dân chúng đã đuổi theo hai nghi phạm trộm chó, đốt xe máy của họ và một trong hai nghi phạm bị dân đánh đến chết.

Sự việc tương tự cũng xảy ra tại xã Hồng Phong và Nguyễn Huệ (thuộc Ðông Triều, Quảng Ninh) vào ngày 3 tháng 1 năm 2015. Hai kẻ trộm chó, Trần Văn Kha bị dân làng đánh chết và Bùi Ðình Ðăng bị thương nặng.

Những câu chuyện đại loại như trên đây khá phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Tại sao con người lại có thể đối xử với nhau ác độc, man rợ như thế? Ðâu rồi kỷ cương và trật tự xã hội?

Ðành rằng, ăn trộm, ăn cắp là hành vi xấu, pháp luật cần phải nghiêm trị, nhưng tại sao dân chúng lại nổi cơn thịnh nộ và tự xử theo luật rừng?

Trên báo chí trong nước, khắp nơi ở đâu chúng ta cũng thấy cái ác hoành hành. Cướp của, giết người trở thành đề tài thường xuyên. Xã hội dường như liệt kháng trong cuộc chiến chống lại cái ác. Chuẩn mực đạo đức xuống cấp trầm trọng.

Ðây là hậu quả sâu xa của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong suốt mấy chục năm qua. Các giá trị tâm linh, tín ngưỡng bị coi thường, luân thường đạo lý của gia đình và xã hội bị hủy hoại.

Thay vì cổ vũ tình yêu thương, tôn trọng truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương,” thì nền giáo dục quảng bá đấu tranh giai cấp, tiêu diệt các thế lực thù địch. Con người nhìn thấy ở đâu cũng thấy kẻ thù. Tất cả những gì khác với tuyên truyền của nhà cầm quyền đều bị cho là “phản động”!

Ở bất cứ đâu, mọi thứ liên quan đến cuộc sống cũng được quy ra bằng tiền. Học hành, bằng cấp, tìm việc làm, thăng tiến... đều phải thông qua văn hóa phong bì. Cuộc sống chạy theo danh vọng và đồng tiền choán hết chỗ của lương tâm, vật chất ngày càng được coi trọng hơn giá trị tinh thần. Người ta cao ngạo, hung hăng khoe của trong khi đời sống của người lao động lam lũ, thiếu thốn đủ điều, học sinh vùng cao thèm khát một bữa cơm có thịt.

Bao trùm lên đời sống con người là sự giả dối, lừa gạt, khiến trước khi có quyết định gì người ta cũng phải cảnh giác. Từ miếng ăn hàng ngày đến cả... tình yêu!

Trưởng thành trong một xã hội như thế, con người trở nên vô cảm, ganh ghét nhau, đối xử với nhau bạc ác với nhau cũng không có gì là lạ.

Một nguyên nhân khác của các sự kiện trên là người dân mất hiết niềm tin vào bộ máy tư pháp của chính quyền.

Công lý trong chế độ Cộng Sản chỉ là một trò hề. Nó giống như trang bìa của cuốn sách về luật dân sự có in hình diễn viên hài Công Lý!

Vi phạm luật giao thông ư? Chỉ cần chi cho cảnh sát mấy trăm ngàn là yên! Những kẻ đại diện cho pháp luật ngang nhiên khuếch khích dân chúng coi thường pháp luật.

Công an, viện kiểm sát, tòa án đều là công cụ của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Một mình một sân, nhà cầm quyền vừa đá bóng vừa thổi còi. Luật pháp chỉ là thứ trang sức của chế độ. Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương đã từng nói rằng, luật dân sự Việt Nam xử thế nào cũng được!

Vì thế mới có vụ tòa án huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, xử phạt ba người 13 năm tù về tội ăn cắp hai con vịt.

Trong khi đó, các vụ án chính trị thì tuyên bố xử công khai nhưng công an ngăn chặn dân chúng, thậm chí cả người thân vào tham dự, còn bản án được sắp đặt trước theo chỉ đạo.

Những vụ công an đánh chết người thi được bao che và nhận những bản án không tương xứng với tội phạm.

Tiềm lực của đất nước bị hao mòn thảm hại vì nạn tham nhũng, mà thực chất là ăn cắp, ăn cướp, diễn ra ngày càng trầm trọng. Không chỉ một con sâu làm rầu nồi canh mà cả bầy sâu thi nhau đục khoét, rút ruột công trình, trở thành những “đường dây có tổ chức” (lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng).

Mới đây Ngân Hàng Thế Giới (WB) xếp Việt Nam đứng thứ nhì về mức độ tham nhũng trong 189 quốc gia được xếp hạng. Ðiều này cho thấy, người dân phải đã trả giá đắt và ôm món nợ nặng nề như thế nào từ việc xây dựng “phát triển” đất nước. 10 đến 40 % tổng số tiền đầu tư vào các công trình công bị rút ruột chảy vào túi riêng của các quan chức!

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thất thoát thua lỗ hàng tỷ đôla như Vinashine, Vinalines, Tổng công ty Sông Ðà, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, v.v... thì chỉ xử lý vài quan chức nhỏ lấy lệ, các quan chức lớn trực tiếp lãnh đạo thì vô can. Cuộc chiến chống tham nhũng chỉ thực hiện từ thắt lưng trở xuống! Ôm cả một đống tài sản bất minh như cựu Tổng Thanh Tra Trần Văn Truyền cũng chỉ bị cảnh cáo trong nội bộ đảng.

Người tố cáo tham nhũng, tiêu cực thì bị đánh đến nứt sọ, cho nghỉ việc. “Nhiều nơi những tiêu cực bị tố cáo rõ rành rành nhưng các cơ quan chức năng vờ đi, làm người tố cáo bị cô lập.” Vụ Dược Sĩ Trần Thị Kiều Oanh, cư ngụ thị xã Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước, nhân viên Phòng Giám Ðịnh Y Khoa tỉnh Bình Phước là một ví dụ (Người Lao Ðộng Online 3.10.2013).

Ở Việt Nam hôm nay ăn cắp, ăn cướp của công thực sự là đặc quyền của giới quan chức cộng sản.

Một hiện tượng đặc trưng của lực lượng công an “còn đảng còn mình” là thường xuyên sử dụng côn đồ hoặc giả dạng làm côn đồ trấn áp dân chúng, đánh đập những người yêu nước.

Có nhiều các chế độ độc tài, phát xít ở những quốc gia khác nhau, nhưng chưa thấy chế độ nào sử dụng phương thức bần tiện, hèn hạ này. Tính chính danh của chế độ qua những hành vi này đã bị vứt vào sọt rác!

Lực lượng công quyền mà còn đốn mạt, đê tiện như thế, nói sao người dân không thèm chờ đợi công lý, luật pháp mà tự ra tay giải quyết.

Tội ác lớn nhất của chế độ Cộng Sản là phá hủy nền văn hóa, những truyền thống lâu đời của dân tộc và di hại của nó còn đọng mãi sau nhiều thế hệ.

Ở Ba Lan, mặc dù đã hơn 25 năm xóa bỏ chế độ Cộng Sản, xây dựng dân chủ, nhưng đâu đó vẫn còn ảnh hưởng cách suy nghĩ của thời Cộng Sản. Vào các cơ quan nhà nước, tâm lý xin-cho vẫn tồn tại ở những công chức lớn tuổi.

Mới đây chính phủ Cộng Sản Việt Nam đã ra “nghị quyết ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội.”

Mỉa mai thay, sau mấy chục năm giáo dục, nhồi sọ, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã phải ra một nghị quyết khôi hài như thế.

Trong bài “Loạn kỷ cương hay lệch chuẩn trong xã hội?” trên tờ Dân Trí ngày 12 tháng 8 năm 2014, tác giả Nguyễn Huỳnh Mai viết:

“Văn hóa không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải do một cơ quan quyền lực ấn định mà văn hóa đi từ dân tình trong bối cảnh thiên nhiên, địa lý, lịch sử...; từ cách sống, cấu trúc tổ chức và sinh hoạt xã hội, trật tự trên dưới, luật lệ và các giá trị phải tuân thủ.”

Ðúng vậy, chẳng có nghị quyết hành chính nào của nhà cầm quyền có thể thay đổi được sự xuống cấp đạo đức xã hội.

“Thượng bất chính, hạ tắc loạn,” văn hóa xã hội của VIệt Nam dưới thời cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam giống như ngôi nhà bị dột từ nóc, các rường cột nhân văn bị xói mòn, mục rữa, không có cách gì vá víu, sửa chữa được. Mội trường nuôi dưỡng và tạo nên văn hóa ứng xử và lối sống văn minh đã bị bức tử.

Theo Người Việt-01-26-2015 1:23:58 PM
Lê Diễn Ðức

Dân khổ vì công trình làm đường quốc lộ ở Bình Phước

BÌNH PHƯỚC (NV) - Hai công trình làm đường quốc lộ 13 và 14 đã và đang hành hạ, làm khổ hàng ngàn hộ dân sinh sống ven đường do chính quyền tỉnh đã “giao trứng cho ác.”

Năm 2010, công ty cao su Sông Bé được tỉnh giao làm “chủ xị” đầu tư dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) mở rộng và nâng cấp tuyến quốc lộ 13, dài 30km, từ An Lộc đi Hoa Lư. Ngay sau đó, công ty BOT Quốc lộ 13 An Lộc-Hoa Lư cũng được thành lập.


Quốc lộ 13 làm chậm gây ra nhiều hệ lụy cho người dân. (Hình: báo Lao Ðộng)

Tháng 12, 2010, đơn vị này khởi công dự án. Thay vì dự án phải hoàn thành vào tháng 12, 2012, nhưng đến nay dự án vẫn trong cảnh trì trệ... Hậu quả là toàn bộ đoạn đường từ An Lộc lên Hoa Lư đã bị tư xới tung...

Vì vậy, quốc lộ 13 hiện trở thành con đường đầy bụi đá và xấu xí nhất ở tỉnh Bình Phước. Hàng trăm hộ dân sinh sống ven đường từ thị xã Bình Long lên huyện Lộc Ninh đã phải gánh chịu bao nhiêu khốn khổ, bệnh tật vì không khí, môi trường nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng...

Chưa hết, một tuyến đường khác nối từ tỉnh Bình Phước lên các tỉnh Tây Nguyên là quốc lộ 14 dài hơn 57km, nhưng thi công dang dở nhiều năm nay.

Trước đây, công trình này được làm theo hình thức đầu tư BOT, nhưng tỉnh Bình Phước đã giao cho chủ đầu tư không đủ năng lực là công ty Ðức Phú. Tháng 9, 2013, tỉnh này buộc phải thu hồi dự án và chuyển sang hình thức sử dụng vốn từ trái phiếu chính phủ, với tổng mức đầu tư hơn 2,500 tỷ đồng (khoảng $10 tỷ).

Theo ông Hồ Văn Hữu, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Bỉnh Phước cho rằng: “Thi công Quốc lộ 13 hiện gặp khó khăn về vốn. Ban đầu vốn dự kiến có 685 tỷ đồng, thì nay bị đội lên gần 1,000 tỷ đồng (khoảng $4.9 tỷ). Trong khi công cao su Sông Bé chiếm 30% vốn, còn lại của 6 công ty khác không đủ vốn, nên dẫn đến việc thi công bị đình trệ.”

Tương tự, việc chọn nhầm chủ đầu tư công ty Ðức Phú trong dự án quốc lộ 14 cũng... thê thảm không kém.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Cường, cán bộ ngành Giao Thông Vận Tải tỉnh Bình Phước bất bình: “Trong khi lãnh đạo Sở Giao Thông than thở ngân sách không đủ, chủ đầu tư hai quốc lộ 13 và 14 thiếu vốn thi công ì ạch, gây khổ cho dân, thì những ngày qua dự án BOT đường ÐT 741 bị tỉnh lấy lại từ công ty xây dựng Bình Phước để cho công ty cao su Bình Phước, rồi tạm đình chỉ thu phí, gây thất thu ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi ngày. Bên này thì thiếu tiền cho thi công dự án, bên kia thì... chơi sang, không thèm thu tiền, gây thất thu ngân sách hàng tỷ đồng trong những ngày qua?”

Tại sao trước khi giao dự án, tỉnh Bình Phước có thẩm định năng lực của các chủ đầu tư hay không? Ðến khi xảy ra sự cố trì trệ, mới té ngửa... 6 công ty tham gia dự án quốc lộ 13... tay trắng, góp vốn chỉ bằng việc thi công trên chính dự án... Ðó là số ít câu hỏi mà người dân nghi ngờ có sự mờ ám từ hai dự án trên. (Tr.N)

01-26-2015 3:20:13 PM

Hà Nội: Bắt giữ gần nửa tấn lòng lợn bốc mùi trên đường đi tiêu thụ

Dân trí Dùng xe ô tô vận chuyển gần nửa tấn nội tạng bốc mùi hôi thối đi tiêu thụ tại tỉnh Bắc Giang, lái xe Nguyễn Song Toàn đã bị lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra và thu giữ toàn bộ số hàng trên để xử lí theo quy định.

Bắt giữ gần nửa tấn lòng lợn bốc mùi trên đường đi tiêu thụ
Gần nửa tấn nội tạng không có giấy tờ kiểm dịch bốc mùi hôi thối đang được chủ hàng mang đi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ và xử lí.
Sáng 26/1, Đội 5 (Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, CATP Hà Nội) phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành số 2, tiến hành kiểm tra xe ô tô mang BKS 98K – 6649 do lái xe Nguyễn Song Toàn (SN 1986, ở Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) điều khiển đang vận chuyển 470kg nội tạng động vật (lòng lợn).
Khai nhận với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Song Toàn cho biết, toàn bộ số lòng lợn trên được ông thu gom của một lò mổ ở xã Vạn Phúc,(huyện Thanh Trì, Hà Nội) rồi mang lên Bắc Giang tiêu thụ. Số hàng hóa trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm.
Kinh hoàng hàng trăm kg nội tạng bốc mùi hôi thối đang trên đường tuồn vào các quán nhậu
Kinh hoàng hàng trăm kg nội tạng bốc mùi hôi thối đang trên đường tuồn vào các quán nhậu
Theo cơ quan thú y quận Tây Hồ, toàn bộ số lòng lợn trên đã bốc mùi hôi thối. Hiện cơ quan chức năng liên ngành đã tiến hành tạm giữ số hàng trên và mang đi tiêu hủy theo quy định.
Thứ Hai, 26/01/2015 - 20:47 
Hồng Ngân

Phóng viên TQ bị đánh vì rình công an nhậu

Theo BBC-26 tháng 1 2015
Mỗi thực khách được tặng một con kỳ nhông lớn
Ba phóng viên ở Thẩm Quyến nói họ đã bị các công an về hưu và đương nhiệm đánh sau khi các phóng viên này thâm nhập vào bữa tiệc xa hoa của họ để lấy tin, theo báo South China Morning Post xuất bản ở Hong Kong.
Các phóng viên của báo đô thị Nam Phương (Southern Metropolis Daily) tới một nhà hàng hải sản ở Thẩm Quyến sau khi được báo các cảnh sát mặc thường phục đang có bữa tối 'linh đình'.
Họ giả làm nhân viên và đã tới phòng tiệc để chứng kiến, South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) thuật lại.
Cho dù bữa tối tính ra là hơn 30 đô la mỗi người, tất cả khách tới dự đều được tặng mang về những con kỳ nhông to vốn được coi là đặc sản ở Trung Quốc nhưng bị nhà nước quản lý chặt chẽ.
"Khi các phóng viên tiết lộ danh tính và đề nghị phỏng vấn những khác dự tiệc, [một trong số phóng viên] đã bị các quan chức hành hung và tát vào mặt," Southern Metropolis Daily thuật lại về vụ việc.
Báo này cũng nói một phóng viên của họ bị khóa cổ và một phóng viên khác bị giật điện thoại và máy ảnh. Hai trong số ba phóng viên bị thương nhẹ bao gồm cả chảy máu đầu, South China Morning Post dẫn lời báo Southern Metropolis Daily cho biết.
Tờ báo có tiếng về bản lĩnh nghề báo ở Quảng Châu và khắp Trung Quốc cũng nói thêm các nhà báo đã gọi số khẩn cấp của cảnh sát nhưng các quan chức tới nơi đã để cho những người mà họ tố đánh người đi thoát.
Cảnh sát Thẩm Quyến nói họ đã mở cuộc điều tra về các cáo buộc cảnh sát tấn công nhà báo nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin, theo tờ báo Hong Kong.
Một quan chức cảnh sát trước đó được dẫn lời nói bữa tiệc được một cựu cảnh sát tổ chức và trả tiền toàn bộ.
South China Morning Post nói thêm kỳ nhông lớn được coi là động vật bảo tồn hạng hai ở Trung Quốc và có giá khoảng 300 đô la một kilogram trên thị trường.

Trung Quốc: Bí thư Thành ủy Nam Kinh toan nhảy lầu trước khi bị bắt

Dân trí Báo chí Trung Quốc đưa tin Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đã định nhảy lầu tự tử khi biết ông sắp bị “sa lưới”. Có ý kiến cho rằng đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc, tự tử là một quyết định có thể hiểu được.

 Cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh 
 Cựu Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch. (Ảnh: Telegraph)
Ông Dương Vệ Trạch (52 tuổi) từng là Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh Giang Tô trước khi bị “ngã ngựa” hồi đầu tháng này.
Báo Changjiang Times của Trung Quốc mới đây cho hay khi bị bắt chiều hôm 4/1, ông Dương đã lao ra cửa sổ văn phòng, toan nhảy lầu tự vẫn nhưng không thành.
Chiều hôm 4/1, ông Dương đang chủ trì cuộc họp ở thành ủy Nam Kinh thì nhận được điện thoại thông báo ông là mục tiêu điều tra chống tham nhũng. Ông Dương sau đó đã ngồi hút thuốc tại văn phòng trong khoảng 15 phút.
Đến khi ông Dương nhìn thấy các nhân viên điều tra đã tới trụ sở cơ quan, ngay lập tức ông lao về phía cửa sổ để tự tử nhưng đã bị ngăn lại.
Đến tối ngày 4/1, trang web của Ủy ban giám sát kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đăng thông báo cho biết, Dương Vệ Trạch đang bị điều tra do bị tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường ám chỉ các quan chức tham nhũng.
Theo China News, ông Dương từng nắm giữ chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố Vô Tích và Thị trưởng thành phố Tô Châu, đều thuộc tỉnh Giang Tô. Bắt đầu từ tháng 3/2011, ông đảm nhận vị trí Bí thư Thành ủy thành phố Nam Kinh. 
Bình luận về trường hợp tự tử của ông Dương, báo China Daily nhận định xét về lợi ích kinh tế, quyết này là hoàn toàn hợp lý bởi lợi ích nó mang lại lớn hơn cái giá phải trả.
“Cái chết của quan chức đang bị điều tra có thể bảo vệ được các tham quan khác, thường là những người có chức vụ cao hơn trong đường dây. Bởi khi kẻ bị tình nghi chết, các cuộc điều tra sẽ bị dừng lại”.
“Hơn nữa, khi chết đi mà không vướng vào tội danh nào, các quan chức này cũng có thể bảo vệ phần lớn tài sản cho gia đình”, China Daily cho hay.
Báo trên cũng nhận định rằng nhiều quan chức ở khu vực Nội Mông và tỉnh Giang Tô đã tự tử từ năm 2012 đến nay và có một bộ phận trong số đó có liên quan đến các cuộc điều tra tham nhũng. 
Thứ Hai, 26/01/2015 - 21:37 
Thoa Phạm
Theo BBC

Duyệt lại "Thành tích chết người" của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Nguyễn Thị Kim Tiến, bà phải từ chức!!! 

Em Bụi (Danlambao) - Năm 2013, hàng loạt ca tử vong bất thường, những bê bối trong ngành y tế bị phát giác khiến người dân Việt trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ. Trước tình hình đó bà bộ trưởng bộ Nguyễn Thị Kim Tiến lắp bắp tuyên bố: "Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; Lỗi do người tiêm, xử người tiêm; Lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..." 

Khi không còn đổ lỗi cho ai được nữa thì bà tuyên bố... đầu hàng và gửi thư cầu cứu đến Bộ công an. Năm 2014, dưới cái "ngai bằng vàng" của bà Tiến đã liên tục xảy ra ít nhất 203 ca tử vong, trong đó nhiều nhất là 142 ca liên quan tới Sởi và 34 ca liên quan tới mẹ, con sản phụ tử vong sau khi sinh. Ấy thế mà bà vẫn nhất quyết không chịu rời ghế, còn dày mặt tuyên bố "Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm..."

Sau đây chỉ là thống kê sơ bộ (có thể có thiếu sót) những ca tử vong trong năm 2014 đã được đăng tải trên các hệ thống truyền thông nhà nước.

Dịch Sởi

Dịch Sởi được phát hiện vào tháng 1 năm 2014, bệnh đã bùng phát ở 24 tỉnh, thành bao gồm Sài Gòn và Hà Nội, với 993 ca bị nhiễm và 7 tử vong trên toàn quốc. Đến 30 tháng 5 số ca tử vong ít nhất là 142 ca và 21.639 nhiễm bệnh. (Wiki)

Giữa tháng 4, 2014 Dịch Sởi đã có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố, con số tử vong ít nhất 114 ca, 85.000 ca bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên Bộ trưởng y tế vẫn cương quyết "ỉm bệnh", khẳng định không công bố dịch bệnh và đưa ra lý do "Việc Hà Nội có công bố dịch hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành Y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố hay không công bố dịch" (Baophatluat) và "UBND TP Hà Nội chưa công bố dịch là hợp lý, vì nếu công bố dịch sởi trên toàn TP thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành, đi lại, du lịch... của thành phố". (Baodatviet)

Không dừng lại ở đó, ngày 17/4/3014, bệnh viện Nhi Trung Ương cấm phóng viên đưa tin về tình hình bệnh sởi.

23/4/2014, TT Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng phê bình công tác chỉ đạo điều hành trong việc phòng chống dịch và yêu cầu Bộ Y Tế "rút kinh nghiệm". Cũng từ ngày 23 tháng 4, báo chí Việt Nam rơi vào trạng thái “hạn chế” đưa tin về dịch sởi, mặc dù tới thời điểm đó, dịch sởi không có chiều hướng giảm đi như lời bộ trưởng Kim Tiến nói mà số trường hợp tử vong ít nhất đã là 119 ca.

21/4/2014, Trên cương vị đứng đầu ngành y tế, Bà Kim Tiến đã đưa ra 4 nguyên nhân "đổ thừa" khiến dịch sởi nặng, nhiều trẻ tử vong:

- Thứ nhất, trẻ không được tiêm vắcxin.

- Thứ hai, bệnh nhân đổ dồn đến Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Nhi Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dẫn đến quá tải.

- Thứ ba, bệnh nhân dồn quá đông vào một vị trí dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo.

- Thứ tư, khí hậu miền Bắc từ sau Tết Âm lịch đến nay ẩm liên tục khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.

30/5/2014, Bộ Y Tế trơ trẽn viết báo cáo tổng kết và kết luận rằng "Việt Nam đã phản ứng rất nhanh đối với dịch sởi".

Trước cái chết hàng loạt của các ca nhiễm bệnh, với thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thông tin không minh bạch, yếu kém về trình độ khi bất lực không kiểm soát được Dịch Sởi của người đứng đầu Bộ Y Tế, đã gây ra sự hoang mang và phẫn nộ trong lòng người dân. Rất nhiều người đã ký tên, chụp ảnh biểu tình yêu cầu bà phải từ chức. Nhiều người nổi tiếng trong đó có nhạc sỹ Tuấn Khanh, người dẫn chương trình Phan Anh, đại hiểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cũng đã lên tiếng kêu gọi bà Kim Tiến từ chức. Tuy nhiên bà vẫn cương quyết mà rằng "Tôi không nghĩ đến từ chức ngay".

Một trong những phát ngôn gây sốc của bà Tiến liên quan tới vấn đề sởi đó là: "Ở địa vị chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây". Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nói như vậy khi có buổi làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương sáng 16/4/2014

Liên quan tới Vắc-xin

Năm 2014 có ít nhất 8 bé tử vong, 29 bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi tiêm, 31 sản phụ bị tiêm nhầm Vắc-xin.

11/1/2014: Hà Nội, Bé T.Q.T., (hơn 2 tháng tuổi, ở Thanh Trì, Hà Nội) tử vong sau khi sau tiêm vắc xin 6 (sản phẩm được nói "nhập khẩu từ Bỉ") tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.

15/1/2014: Đà Lạt, bé trai T.L.N (gần ba tháng tuổi, trú P.7, TP Đà Lạt) tử vong sau thời gian cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Trước đó một ngày, bé N. được Trạm y tế P.7 tiêm vắc-xin Quinvaxem.

16/4/2014: Nghệ An, bé Lê Nguyễn Hà Phương (4 tháng tuổi) tử vong sau khi tiêm vắc-xin 3 trong 1 phòng ho gà, uốn ván, bại liệt tại Trạm y tế Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An. Ngay sau đó anh Lê Hồng Sâm đã gửi đơn tố cáo đội ngũ cán bộ trạm y tế xã Diễn Ngọc tắc trách khiến con gái anh tử vong tức tưởi.

25/6/2014: Hải Phòng, 6 cháu bé phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, tím tái, khó thở sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 ở trạm y tế xã Hồng Thái.

8/7/2014: Đồng Tháp, cháu Võ Thị Bảo Trâm (2 tháng tuổi) chết bất thường sau khi tiêm vắc-xin tại Trạm Y tế xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười vào ngày 7/7.

13/9/2014: Đắk Lắk, Bé Lê Anh Tâm (sinh ngày 6-7-2014) tử vong sau khi tiêm Vacxin ở Trạm y tế xã Ea Hiao, trước đó 3 ngày nhiều lần gia đình đưa bé tới Trạm y tế xã nhưng y tá đều xua tay không khám.

6/11/2014: Lai Châu, bé gái Thào Thị Dở (2 tuổi) con của anh Thào A Chư và chị Lý Thị Sung (17 tuổi), dân tộc Mông tử vong bất thường sau khi tiêm vắc xin phòng lao tại bản Hoa Dì Hồ, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vào ngày 5/11.

8/11/2014: Ninh Bình, bé Đậu Ngọc Phú (12 ngày tuổi, ngụ thôn 4, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tử vong sau khi tiêm Vacxin tại y tế xã Nga Sơn.

11/11/2014: Bình DươngTrường Tiểu học Lê Văn Tám (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một) tiêm vắc-xin ngừa sởi - Rubella khiến 12 học sinh nhập viện.

17, 24,25/11/2014: Gia LaiTrường Tiểu học Nay Der (phường Đoàn Kết) tiếp tục tiêm Vắc-xin phòng bệnh sởi - rubella dẫn đến 17 học sinh nhập viện cấp cứu sau khi tiêm.

20/12/2014: Bắc NinhTrạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn đã Tiêm nhầm vắc-xin DPT cho 31 phụ nữ mang thai.

Những cái chết bất thường

Theo truyền thông lề đảng, năm 2014 có ít nhất 19 ca tử vong sau khi tiêm hoặc điều trị tại bệnh viện.

16/2/2014: Tại BV Đa khoa huyện Kỳ Anh, Nghệ An, Bà Nguyễn Thị Luyệt (SN 1928, trú tại xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) chết tức tưởi sau 1 mũi thuốc bổ não.

17/2/2014: Tại BV đa khoa huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, ông Mai Văn Quế (SN 1953, trú tại khối 19 thị trấn Hương Khê) tử vong bất thường sau 1 mũi tiêm.

20/3/2014: Tại BV Đa khoa huyện Lục Ngạn, cháu Hoàng Minh Khôi 4 tháng tuổi, con anh Hoàng Văn Chiến chết bất thường sau khi được các bác sĩ tiêm thuốc. Trước khi gia đình đưa đi bệnh viện cháu bé chỉ có biểu hiện là ho, còn sức khỏe thì hoàn toàn bình thường, không hề uống thuốc hay bị suy dinh dưỡng trước đó.

20/4/2014: Tại BV Nhi Trung ương Vĩnh Phúc, Cháu Tô Quốc An 8 tuổi tử vong sau khi bị đau bụng và được gia đình đưa vào bệnh viện khám. Theo người nhà của bé, trong khoảng thời gian nằm điều trị, các bác sĩ trong ca trực rất dửng dưng và có thái độ thờ ơ vô cảm đối với bệnh nhân. Bé là con trai đầu lòng của anh Tô Văn Hải và chị Nguyễn Thị Thu Hiền. Bé rất thông minh, học giỏi, ngoan ngoãn.

30/7/2014: Tại TT Nhi khoa, BV TƯ Huế, cháu Nguyễn Ngọc Hoàng Châu tử vong sau khi tiêm 2 liều thuốc. Trước đó vào ngày 18/7 cháu bị ho sốt, có biểu hiện viêm phổi nên gia đình đưa cháu lên khám ở BV. Chiều tối cùng ngày, người nhà đã vây kín trước TT để yêu cầu giải thích về cái chết của cháu.

6/8/2014: Tại BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cháu V.N.B. A (8 tháng tuổi) con gái anh Vũ Thành Khương và chị Nguyễn Thị Tuyển chết tức tưởi do sự vô trách nhiệm, không quan tâm của các y bác sĩ bệnh viện.

17/8/2014: Tại BV Đa khoa Kỳ Anh Hà Tĩnh, bé trai Nguyễn Minh Vương 2 tuổi chết tức tưởi sau khi tiêm thuốc kháng sinh. Trước đó cháu được chẩn đoán bị viêm họng và đầy hơi, khi đi khám bé vẫn chơi đùa vui vẻ, đôi lúc còn đùa nghịch với ông bà. Cháu chưa đầy 2 tuổi và nặng 18kg, ít khi ốm đau. Bác sỹ giải thích do 'sự cố y khoa'...

24,25/8/2014: 3 trẻ đã tử vong khi phẫu thuật từ thiện sứt môi, hở hàm ếch ngày. Đó là 3 bé Pi Năng Tuấn Hữu, 14 tháng tuổi; Nguyễn Quang Minh, 14 tháng tuổi và Nguyễn Ngọc Tuyết Vân, 11 tháng tuổi. Cả 3 em bé đều được Chương trình phẫu thuật từ thiện miễn phí sứt môi, hở hàm ếch do Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA - thuộc Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội) phối hợp với Bệnh viện 87, Cục Quân y, trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thực hiện từ ngày 23/8.

20/9/2014: Tại BV Sản-Nhi Nghệ An, bé Nguyễn Khánh Hà (2 tuổi) đột ngột qua đời sau 1 tuần điều trị cơn sốt.

21/10/2014: Tại BV Đa khoa huyện Quốc Oai Hà Nội, Bé Nhung (11 tuổi) tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện vì có biểu hiện đau bụng buồn nôn. Trước đó, cháu Nhung nôn khan, nhiều lần gia đình đề nghị chuyển lên tuyến chuyên, nhưng bác sĩ lại bảo để qua đêm theo dõi thêm. Cho rằng cái chết của cháu Nhung “bất thường”, người nhà nạn nhân đã đến quây kín bệnh viện yêu cầu lãnh đạo nói rõ nguyên nhân.

2/11/2014: Tại BV Quảng Ninh, bé Nguyễn Trung Kiên (5 tháng tuổi) đột ngột tử vong sau 4 ngày nhập viện với chẩn đoán mắc bệnh sốt phát ban. Theo gia đình, bé chết do sự thiếu trách nhiệm của đội ngũ bác sỹ tại bệnh viện.

Trước đó 7 ngày bé được tiêm vắc-xin 5 trong 1. 

18/11/2014: Tại phòng khám Đa khoa Ngọc Hồng tỉnh Bình Dương, Sản phụ Trần Thị Mỹ (28 tuổi, mới sinh con hơn 2 tháng) tử vong bất thường sau khi được tiêm thuốc. 

20/11/2014: Tại BV Đa khoa Thường Tín, cháu Nguyễn Đình Quân 16 tháng tuổi đã tử vong sau khi tiêm một mũi điều trị bệnh viêm phổi tại phòng khám Hương Sơn của bác sĩ Phạm Anh Sơn - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín. Sau khi sảy ra sự việc này phòng khám vẫn hoạt động bình thường...

Cùng ngày, cháu Nguyễn Thị Hồng Nhung (10 tuổi) tử vong tại Bệnh viện đa khoa Quốc Oai, Hà Nội. Sáng 19/10 với triệu chứng đau bụng, được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Thời gian điều trị tại BV, thấy biểu hiện bệnh ngày càng nặng, anh Tình bố của bé đề nghị 5 lần đưa con lên tuyến trên, nhưng không được chấp nhận. Anh đề nghị gặp bác sĩ trực để thông báo tình trạng của cháu và xin chuyển viện nhưng cũng không gặp được cũng không một cán bộ nào mảy may giúp đỡ. Điều đáng chú ý, Ban đầu cháu được chuẩn đoán và Điều trị rối loạn tiêu hóa, nhưng khi tử vong cháu bé lại được kết luận là viêm màng não. Quá phẫn nộ vì điều này, nhiều người thân của cháu bé đã kéo đến Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai (Hà Nội) yêu cầu làm rõ trách nhiệm.

26/11/2014: Tại BV Nhi Đồng Cần Thơ, cháu Võ Hoàng Minh Châu, 4 tuổi tử vong vì bác sĩ không cho nhập viện.

5/12/2014: Tại BV Đa Khoa tỉnh Hòa Bình, cháu Bùi Hải P., (32 tháng tuổi, trú tại tổ 15, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) tử vong sau khi được các bác sĩ tiêm 2 liều thuốc. 

26/12/2014: Tại BV Trẻ em Hải Phòng, bé Nguyễn Minh Nhật, (22 tháng tuổi ở tổ 16, phường Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng) tử vong sau khi phẫu thuật tách ngón tay 4,5. Trước đó bé Nhật hoàn toàn bình thường, sức khỏe ổn định.

Mẹ con sản phụ tử vong bất thường

Vấn đề sản phụ, em bé sau khi sinh tử vong không hề giảm so với năm 2013. Năm 2014 có ít nhất 34 sản phụ và bé tử vong. Nguyên nhân chính dẫn tới những cái chết thương tâm chủ yếu là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém của các y bác sỹ trong bệnh viện. Sau những cái chết thương tâm này, nhiều gia đình đã đem quan tài nạn nhân đến phản đối bệnh viện.

27/1/2014: Tại BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, sản phụ Lê Thị Tuyết Phượng chết tức tưởi sau một mũi tiêm. Trước đó, ngày 22/1 chị sinh mổ một bé gái nặng 3 kg, sức khỏe của 2 mẹ con hoàn toàn bình thường. Sáng 26-1, chị Phượng vẫn còn ăn sáng và cười đùa với chồng. Đến khoảng 8 giờ 15 phút ngày 26-1, sau khi y tá Hoàng Thị Kim Thúy vào tiêm thuốc, tình trạng sức khỏe chị Phượng xấu đi. Chị Phượng nói với chồng rằng miệng, mặt và tai chị có cảm giác tê tê, khó thở. Sau đó, hai bác sĩ vào phòng chuyền thêm 1 chai nước, tiêm liên tục khoảng 10 ống thuốc, cho bệnh nhân thở bình ôxy. Đến khoảng 2 giờ 45 phút ngày 27-1, chị Phượng qua đời.

4/2/2014: Tại BV Đa khoa Kiến Thụy, 2 mẹ con sản phụ Phạm Thị Trang đột ngột tử vong.

Theo gia đình chị Trang cho biết, chị Trang chuyển dạ tại bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy trong tình trạng khỏe mạnh với thai kỳ 39 tuần tuổi, tiên lượng việc sinh tốt. Tuy nhiên sau hơn 4 tiếng nhập viện, tim chị Trang đột ngột ngừng đập khi đã vỡ ối và đang trên bàn sinh. Bé trai nặng gần 3kg trong bụng chị đã tử vong khi chưa kịp chào đời... Bệnh viện cho biết "đã làm đủ quy trình chỉ thiếu mỗi siêu âm".

7/2/2014: Tại BV Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm ở huyện Đức Phổ Quảng Ngãi, sản phụ Phan Thị Phương Trang (31 tuổi) chết bất thường sau khi sinh mổ.

2/4/2014: Tại BV Đa khoa huyện Kim Thành, Hải Dương, chị Phí Thị Thúy tử vong bất thường trong quá trình sinh đẻ mặc dù trước đó các bác sĩ chuẩn đoán cho thai nhi kết luận sản phụ đẻ bình thường. Theo gia đình chị Thúy, sự việc diễn ra nông nỗi này là do các y bác sĩ tắc trách, trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, không có khả năng chẩn đoán, điều trị kịp thời nên bệnh nhân dẫn đến tử vong.

4/4/2014: Tại BV Đa khoa huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, sản phụ Nguyễn Thị Huyên (SN 1977) tử vong bất thường ngay sau khi sinh con khoảng 1 giờ trước sự ngỡ ngàng của gia đình, người thân.

13/4/2014: Tại BV Sản - Nhi, Ninh Bình, bé trai (con anh Nguyễn Văn Thủy và Ninh Thị Mỹ) nặng gần 4kg tử vong sau khi cất tiếng khóc chào đời khi trong bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Ninh Bình. Bệnh viện không hề giải thích rõ nguyên nhân. Giám đốc bệnh viện gọi đại diện gia đình vào “giải quyết tình cảm” và yêu cầu nhận “hỗ trợ” số tiền 50 triệu đồng cho ''kín chuyện''.

Khi nỗi đau mất con còn chưa kịp nguôi ngoai trong lòng, anh Nguyễn Văn Thủy (bố cháu bé tử vong trong bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình) còn chịu đau đớn về thể xác khi bị hai kẻ lạ mặt hành hung dằn mặt giữa cổng bệnh viện khiến anh Thủy bị Chấn thương sọ não...

8/5/2014: Tại BV Phụ Sản Hà Nội, sản phụ Nguyễn Thị Anh Thư (SN 1984) chết sau khi sinh mổ ngày 5/5.

9/7/2014: Tại BV TP Huế, 2 mẹ con sản phụ Lê Thị Thu tử vong bất thường trong lúc sinh... Sáng 29/8, rất đông người nhà sản phụ Lê Thị Thu (43 tuổi), ở thôn Dạ Khê (Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đã có mặt tại Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế để yêu cầu làm rõ cái chết của sản phụ này.

30/7/2014: Tại BV Đa khoa tỉnh Hà Nam, sản phụ Nguyễn Thị Liễu (34 tuổi) tử vong bất thường sau khi sinh. Được biết trong quá trình mang thai, chị Liễu được khám và theo dõi đầy đủ các bước khám thai, do đó cả sản phụ và thai nhi đều khỏe mạnh. Gia đình đã gửi đơn tố cáo lên Bộ Y Tế.

3/8/2014: Tại BV Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, Con chị Phan Thị Hà Tr. (26 tuổi, ở thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) tử vong bất thường sau khi sinh vài giờ đồng hồ.

17/8/2014: Tại BV An Bình Sài Gòn, sản phụ Nguyễn Thị Hạnh, 35 tuổi, tử vong bất thường sau khi sinh con... nhưng trên giấy xuất viện lại ghi “bệnh nặng xin về”.

19/8/2014: Tại BV Đa khoa huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang, sản phụ Nguyễn Thị Bích Hường (SN 1981) đã tử vong bất thường sau khi sinh. Phẫn nộ trước cái chết của sản phụ Hường, sáng 20-8, rất đông người nhà sản phụ đã đến Bệnh viện đề nghị làm rõ nguyên nhân cái chết và thi thể chị Hường vẫn để trước cửa phòng khám bệnh viện. 

2/9/2014: Tại BV Hùng Vương Sài Gòn, con đầu lòng của anh Hồ Sở Minh và chị Vũ Kim Xuân tử vong khi chưa kịp chào đời.

Chị Xuân nhập viện trong tình trạng cạn ối, với những biểu hiện bất thường, sản phụ và người thân nhiều lần cầu cứu song bệnh viện vẫn bỏ mặc. Anh Minh chia sẻ: trưa cùng ngày, bệnh viện ghi giấy báo tử với nội dung: lúc 10h ngày 2/9 bé tử vong tại khoa cấp cứu do suy hô hấp nặng. Nội dung này là bịa đặt bởi con tôi đã chết từ trong bụng mẹ rồi mới mổ bắt ra. Họ còn vờ đưa thằng bé vào phòng dưỡng nhi. Sự vô tâm và xem thường tính mạng con người của bệnh viện khiến con tôi chết tức tưởi khi chưa kịp chào đời.

5/9/2014: Tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, 3 trẻ em chết trong một ca trực... các bác sĩ giải thích "chỉ là trùng hợp".

+ Trường hợp thứ nhất: Con chị Hồ Thị Phơ ngụ tại xã Phước Kim, huyện Phước Sơn tử vong chỉ sau 45 phút bé trào đời.

+ Trường hợp thứ 2: Con chị Hồ Thị Íp (17 tuổi, ngụ xã Phước Thành, Phước Sơn). Bé được sanh lúc 23h45p ngày 4-9, đến 6 giờ ngày 5-9, bé đột nhiên khó thở, tím tái. Các bác sĩ chẩn đoán: Viêm phổi sơ sinh nghi do sặc sữa và đề nghị chuyển về tuyến trên điều trị. Tuy nhiên, bé tử vong lúc 8 giờ ngày 5-9.

+ Trường hợp thứ 3: Con chị Hồ Thị Tiểu Điệp (17 tuổi, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn) mất sau khi sanh.

18/10/2014Tại BV Đa khoa huyện Thiệu Hóa - Thanh Hóa, hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân (SN 1973) đều tử vong bất thường. 

Được biết trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển bình thường, sức khỏe của hai mẹ con chị Xuân đều rất tốt. Cho rằng cái chết của chị Xuân cùng cháu bé là do sự tắc trách của các bác sỹ, rất đông người thân của sản phụ Xuân đã kéo đến bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa để yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc mẹ con chị Xuân tử vong.

23/10/2014Tại BV đa khoa huyện Thạnh Hóa - Long An, chị Lê Thị Mộng Lan (39 tuổi) tử vong bất thường sau khi sinh.

4/11/2014: Tại BV 331 Tp. Pleiku - Gia Lai, 2 mẹ con sản phụ Phạm Thị Ngân (32 tuổi - trú tại tổ 7-Phường Yên Thế - Tp. Pleiku) tử vong bất thường sau khi sinh. Trước đó, trong những lần khám thai định kỳ đều cho kết quả bình thường, lúc nhập viện, sản phụ và thai nhi đều có sức khỏe tốt, không cho thấy có biểu hiện gì xấu.

6/11/2014: Tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, con gái anh Nguyễn Văn Quyết và Cao Thị Nhung chết oan ức sau khi sinh. Theo anh Chung, vợ anh khi chuyển dạ đau dữ dội nhưng 3 bác sĩ và y tá đỡ để không quan tâm, họ thờ ơ vô trách nhiệm mới dẫn đến cái chết của con anh chị.

6/11/2014: Tại BV Phụ sản Hà Nội, con anh Nguyễn Văn Tài và chị Phạm Thị Ngọc (SN 1988, ở Lục Nam, Bắc Giang) bị chết bất thường sau khi chào đời 14 tiếng.

22/11/2014: Tại BV Đa khoa tỉnh Gia Lai, sản phụ Đoàn Thị Ngọc Huyền (39 tuổi) tử vong sau sinh mổ tại. Người nhà sản phụ Huyền cho biết, chị Huyền chuyển sinh và được nhập viện chiều 21/11 trong tình trạng khỏe mạnh bình thường.

24/11/2014: Tại trạm y tế xã Liên Giang, Thái Bình, sản phụ Nguyễn Thị Hiền (sn 1988) chết thảm sau khi sinh. Sau cái chết của sản phụ trẻ, rất nhiều thân nhân sản phụ Hiền cùng người dân kéo đên bao vây Trạm y tế xã vì cho rằng cái chết của sản phụ trẻ này là do sực tắc trách của các nhân viên trạm y tế.

25/11/2014: Tại BV sản nhi Ninh Bình, sản phụ Ninh Thị Duyên (39 tuổi) chết bất thường sau khi được điều dưỡng bệnh viện truyền dịch. Nguyên nhân khiến chị Duyên tử vong được người nhà cho rằng do điều dưỡng truyền dịch nhầm khi chị Duyên thấy khó chịu, người nhà nhiều lần nói với điều dưỡng và muốn rút truyền ra, nhưng đáp lại là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Sau khi chị Duyên mất, người nhà đã người nhà nạn nhân đã tới vây kín viện yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của chị Duyên.

Cùng ngày: Tại BV Nhân Dân Gia Định, chị Cao Thị Minh (SN 1978) và con gái nặng 2,8kg tử vong sau khi sinh mổ. Trước đó chị Minh khỏe mạnh bình thường, suốt quá trình mang thai đều cho kết quả tốt. Khi nhập viện cũng được chuẩn đoán sức khỏe của mẹ và thai nhi bình thường (Tên của nạn nhân đã được thay đổi).

9/12/2014: Tại BV Đa Khoa huyện Kim Thành - Hải Dương, 2 mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Điệp tử vong bất thường sau khi tiêm và truyền dịch chờ sinh. Trước đó khi vào viện chờ sinh nở, sức khỏe chị Điệp hoàn toàn bình thường.

13/12/2014: Tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, con chị Hoàng Thị Th. (sinh năm 1979, ở Hương Điền, TP. Nha Trang) tử vong bất thường sau khi chào đời 38h đồng hồ. Chị Th. cho biết chính sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các bác sĩ khoa sản trong ca trực đã dẫn đến cái chết của con chị.

1/1/2015: Tại BV Đa khoa huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang, chị Nguyễn Thị Thùy (SN 1986, trú tại Thanh Lương - Hoàng Lương - Hiệp Hòa - Bắc Giang) tử vong sau khi mổ đẻ. Trước đó ngày 27/12/2014, chị chuyển dạ nên được gia đình đưa đến BV để sinh con. Đến ngày 29/12/2014, chị được các bác sỹ chỉ định mổ đẻ, sau khi mổ xong cả hai mẹ con khỏe mạnh bình thường. Nhưng đến tối ngày 31/12/2014, sản phụ bất ngờ thấy đau ở vùng bụng dưới, đến rạng sáng ngày 1/1/2015, gia đình nhận được tin chị Thùy tử vong.

*

Nguyên nhân tử vong của ít nhất 203 ca năm 2014 phần lớn là do sự non kém về tay nghề, sự thờ ơ vô trách nhiệm, bỏ mặc bệnh nhân của y bác sỹ trong bệnh viện. Do vậy, trách nhiệm này trực tiếp thuộc về các y bác sỹ, bệnh viện và người đứng đầu ngành Y Tế - Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Sau làn sóng yêu cầu bà từ chức, bà lớn tiếng mà rằng “Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm”. Tuy nhiên ngay sau đó con số tử vong không hề giảm mà tiếp tục tăng một cách nhanh chóng (Thêm ít nhất 90 ca tử vong).

Nguyễn Thị Kim Tiến, bà phải từ chức!!!