Thursday, March 27, 2014

Kiều Trinh,kẻ ăn cắp siêu thị, nói về KẺ ĂN CẮP SIÊU THỊ

NGUYENKIEUTRINH-VTV

- Đây quả là Chuyện buồn nhà Đài!
VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh. Thật tội nghiệp cho cô ấy, và cả gia đình cô ấy!
Mỗi lần xem chương trình “Văn hóa dân tộc”, của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự .
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.
Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.
Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.
Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!
Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.
Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?
Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?
Vậy chắc chắn là kẻ cắp!
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?
Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.
THEO Trần Đức Thắng


Read more: http://www.ttxva.net/vtv-sao-cu-phai-de-cho-co-kieu-trinh-xuat-hien-tren-man-anh-ke-an-cap-sieu-thi/#ixzz2xEQ4s3sV

Chàng thanh niên Hà Nội 21 năm không có chứng minh thư, hộ khẩu

Đình Phong - theo Trí Thức Trẻ | 28/03/2014 07:00

(Soha.vn) - Không có chứng minh thư, không có hộ khẩu, Nguyễn Đăng Thắng (sinh năm 1993) gặp vô vàn khó khăn suốt 21 năm qua sinh sống tại Hà Nội.

Năm 1993, Thắng được sinh ra tại Nhà hộ sinh A Ngô Quyền (Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhưng bố mẹ không làm giấy khai sinh. Từ đó đến nay, Nguyễn Đăng Thắng sống nhờ ông bà, các bác ở Ngõ Trạm, Ngũ Xã, Nghĩa Dũng…và không có bất cứ giấy tờ tùy thân cũng như hộ khẩu.
“Việc không có giấy tờ thậm chí là chứng minh thư, em không thể đi học, đi làm được. Vì vậy, em tha thiết mong muốn được công nhận và có đầy đủ quyền công dân”, Thắng bày tỏ trong thư tâm sự với chúng tôi.

 Nguyễn Đăng Thắng (21 tuổi) mong muốn được có quyền công dân.

Nguyễn Đăng Thắng (21 tuổi) mong muốn được có quyền công dân.

Trong thư gửi Báo Điện tử Trí Thức Trẻ, Nguyễn Đăng Thắng trình bày: “Tôi được sinh ra tại nhà hộ sinh A Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội nhưng bố mẹ đã không làm giấy khai sinh cho tôi.
Đến năm tôi 2 tuổi, bố ly hôn khi mẹ tôi đang mang thai trong bụng một bé gái (em gái của tôi tên Huyền). Huyền được sinh ra, cũng giống tôi mẹ không làm giấy khai sinh cho em ấy. Từ đó, hai anh em chúng tôi đều không có giấy tờ gì để đi học, không được chính quyền địa phương công nhận.

Cuộc sống khó khăn mà bố mẹ lại li hôn nên Huyền ở với bà ngoại, còn tôi ở với ông bà nội. Cuối năm 2005, mẹ mất, tôi và Huyền được đưa vào Trung tâm tư vấn và Tiếp nhận trẻ mồ côi quận Hoàn Kiếm (tại 360 Phúc Tân, quận Ba Đình).

Năm 2006, tôi và Huyền được đưa vào Trường Nội trú Nguyễn Viết Xuân (Trung Kính, Cầu Giấy) để sinh sống và học tập. Cuối năm 2010, tôi được vào Trường Hoa Sữa để học làm bánh, còn em gái tôi được bà ngoại đón về nuôi từ năm 2011 đến nay.

Không có giấy tờ tùy thân, không xin được việc làm ở đâu. Năm nay tôi đã 21 tuổi rồi, mặc dù bố mẹ có hộ khẩu ở Hà Nội nhưng đến giờ tôi vẫn không có bất kỳ giấy tờ gì trong người, đi đâu xin việc cũng không ai nhận, tham gia giao thông cũng không có giấy phép lái xe….”.

Sau khi nhận được bức thư “cầu cứu” của độc giả, chúng tôi liên hệ với Thắng, và được biết, Nguyễn Đăng Thắng (sinh năm 1993), bố là Nguyễn Đăng Dũng (trú tại số nhà 2 Hàng Nón, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và mẹ là Lưu Vân Anh (SN 1974, trú tại Lãn Ông thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thắng tâm sự: “Từ nhỏ mình sống với ông bà nội, các bác khắp thành phố nhưng cũng không có giấy tờ tùy thân chứng minh mình ở đâu, như thế nào. Để kiếm sống, mình xin đi học cắt tóc, tự thực hành bằng việc cắt chổi cho quen sau đó mặc dù mình đi nhiều nơi xin việc nhưng không được nhận. May mắn, mình được cửa hàng làm bánh gần nhà nhận làm nhân viên một thời gian.

Sau đó một thời gian, mình mang đồ nghề ra vỉa hè mở quán cắt tóc nhỏ. Không kiếm được việc ngoài Hà Nội, tháng 11/2013 mình vào Sài Gòn để xin việc làm. Không có chứng minh thư, mình không thuê được nhà nên mình nhờ người quen bảo lãnh thuê nhà ở tạm cho đến bây giờ”.

Theo như thông tin Thắng cung cấp, chúng tôi liên hệ với bố của Thắng là ông Nguyễn Đăng Dũng. Ông Dũng cho biết, hiện ông đang làm thủ tục tại phường Hàng Gai, Hàng Bồ (nơi ông và vợ ông cư trú trước đây) để làm lại giấy khai sinh cho Thắng.
 Do không làm giấy khai sinh cho con, Thắng không có quyền công dân.

Do không làm giấy khai sinh cho con, Thắng không có quyền công dân. Ảnh: Tuổi trẻ

“Tôi đã đến UBND phường Hàng Bồ xin xác nhận rằng mẹ cháu là Lưu Vân Anh trú tại 32 Lãn Ông có người con tên Nguyễn Đăng Thắng, sau đó tôi đến nhà hộ sinh A xin cấp lại giấy chứng sinh cho cháu”, ông Nguyễn Đăng Dũng trình bày.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ sự việc đưa đến câu trả lời cho độc giả ở kỳ sau: “Sự thật nam thanh niên 21 tuổi không là công dân”.

"Mỹ đã ném quan hệ với Nga vào toilet từ cuối năm 2008"

Hùng Anh - theo Trí Thức Trẻ | 28/03/2014 07:25

(Soha.vn) - "Ông ta còn chẳng nắm được thông tin... Chẳng khác gì tranh luận với một đứa học sinh lớp 8, hiểu biết còn sai lệch.", George Bush nói về Putin.

Tờ New York Times (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích về cách mà 3 đời Tổng thống Mỹ: Bill Clinton, George Bush và Barack Obama đối diện với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trong thời gian họ đương chức.
Theo bài phân tích này, cả 3 tổng thống Mỹ dường như đều đã từng cố gắng coi Tổng thống Nga Putin ở đời thực giống với những gì mà họ tự suy luận để rồi sau đó, hết lần này tới lần khác, trở thành kẻ yếu thế trước những suy nghĩ và hành động mạnh mẽ của Putin.
Dưới đây là bài phân tích của New York Times:
... George F. Kennan, một học giả có tiếng, chuyên nghiên cứu về chính sách của Liên Xô cũ, đã nhận định rằng Putin "đủ sức trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng thời kỳ quá độ ở Nga đòi hỏi ông không chỉ áp dụng cơ cấu quyền lực đó, mà còn phải biến đổi nó."
Putin "cãi nhau như học sinh cấp 2"
George W. Bush nhậm chức Tổng thống Mỹ với nỗi hoài nghi về ông Putin. Mặc dù kín đáo gọi nhà lãnh đạo Nga là "một anh chàng lạnh lùng", song ông Bush lại khá gắn bó với ông Putin trong cuộc họp đầu tiên của hai người ở Slovenia tháng 6/2001, cuộc họp mà sau đó, ôngBush đã đưa ra câu bình luận nổi tiếng đến tận bây giờ về cách nhìn thấu tâm can Putin. Ông Putin thì bắt chuyện với vị Tổng thống Mỹmộ đạo bằng một câu chuyện về cây thánh giá mà ông được mẹ tặng cho và làm cách nào mà đó lại là vật duy nhất còn nguyên vẹn sau một vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà của gia đình ông ở quê.
Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục. Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là Dick Cheney, khi được nhìn thấy ông Putin bằng xương bằng thịt, đã nói lại với mọi người rằng "Tôi nghĩ là KGB, KGB, KGB." Tuy nhiên, ông Bush quyết tâm xóa bỏ những chia rẽ trong lịch sử, cố gắng làm vui lòng ông Putin trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga tới trại David và cả trang trại của ông Bush ở Texas.
Ông Putin vẫn thường nói rằng mình là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho ông Bush sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, và chính ông đã cho phép quân đội Mỹ vào Trung Á, lấy đây làm cơ sở tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan.
Vậy nhưng ông Putin chưa bao giờ cảm thấy được ông Bush đền đáp lại điều gì và mối quan hệ giữa hai bên xấu đi trông thấy vì cuộc chiến Iraq và cách mà điện Kremlin thúc đẩy việc kiểm soát những ý kiến bất đồng trong nước. Trong nhiệm kỳ hai của ông Bush, hai nhà lãnh đạo tiếp tục vướng vào những 
tranh cãi về nền dân chủ Nga mà đỉnh điểm là cuộc họp đầy căng thẳng ở Slovakia năm 2005.
"Cứ như bọn học sinh cấp 2 cãi nhau vậy", ông Bush sau đó đã phàn nàn như vậy với Thủ tướng Anh Tony Blair, theo biên bản của cuộc trò chuyện. Ông Bush tranh luận thế nào thì ông Putin phản bác lại bằng chính những lập luận đó. "Tôi ngồi đó suốt 1 tiếng 45 phút và mọi thứ cứ diễn ra mãi như vậy", ông Bush nói. "Đã có lúc người phiên dịch làm tôi phát điên đến mức tôi suýt vươn qua cái bàn để tát ông ta một phát. Giọng điệu ông ta thì mỉa mai, toàn đưa ra những cáo buộc nhằm vào nước Mỹ."
"Mỹ đã ném quan hệ với Nga vào toilet từ cuối năm 2008"
Một năm sau, ông Bush thậm chí còn thất vọng hơn nữa về ông Putin. Ông Bush đã phàn nàn với Thủ tướng Đan Mạch trong chuyến thăm của ông này tới Mỹ năm 2006 rằng "Ông ta còn chẳng nắm được thông tin... Chẳng khác gì tranh luận với một đứa học sinh lớp 8, hiểu biết còn sai lệch."
Ông Bush cũng tâm sự với một nhà lãnh đạo tới thăm đất nước vài tuần sau đó rằng ông đã mất hết hy vọng hòa hợp được với ông Putin. "Tôi nghĩ rằng ông Putin không còn là một người dân chủ nữa. Ông ta là Nga hoàng. Chúng tôi đã để tuột mất ông ấy rồi."
"Sát thủ máu lạnh"
Tuy nhiên, ông Bush vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ, ngay cả khi các cộng sự xung quanh ông chẳng còn nhìn thấy mảy may cơ hội mà ông thấy. Tân Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Robert M. Gates, sau khi trở về từ cuộc họp đầu tiên với ông Putin, đã kể lại cho đồng nghiệp rằng, không giống như Tổng thống Bush, ông đã "nhìn thẳng vào mắt Putin và đúng như dự đoán, tôi bắt gặp một sát thủ máu lạnh".
Mùa xuân năm 2008, ông Bush mở lối cho Ukraine và Gruzia gia nhập NATO, một hành động gây chia rẽ đồng minh và khiến ông Putin nổi giận. Đến tháng 8 năm đó, hai nhà lãnh đạo cùng có mặt ở Bắc Kinh dự Thế vận hội mùa hè khi tin chiến sự báo về rằng quân đội Nga đang tiến vào Gruzia.
Trong hồi ký của mình, ông Bush nhớ lại khoảnh khắc đối đầu với ông Putin, lớn tiếng chỉ trích nhà lãnh đạo Nga bị Mikheil Saakashvili kích động, người sau đó trở thành Tổng thống Gruzia với tư tưởng chống Moscow.
"Tôi đã cảnh báo ông rồi, Saakashvili là một kẻ nóng nảy", ông Bush nói với ông Putin.
"Tính tôi cũng nóng nảy mà", ông Putin trả lời.
"Không đâu, Vladimir", ông Bush đáp lại. "Ông là kẻ máu lạnh."
Phản ứng sau đó của ông Bush đối với cuộc chiến ở Gruzia là gửi viện trợ nhân đạo tới đó, rút quân khỏi Iraq, điều động một tàu chiến đến khu vực và "treo" thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga.
Lo ngại Crimea có thể là “nạn nhân” tiếp theo, ông Bush đã thành công trong việc ngăn chặn Nga nuốt chửng Gruzia. Nhưng ngay trước đêm Lehman Brothers sụp đổ và khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, ông Bush đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt mà Tổng thống Obama hiện đang sử dụng.
Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Bush, nhớ lại: "Chúng tôi và châu Âu đã ném mối quan hệ với Nga vào toilet từ cuối năm 2008"."Chúng tôi muốn phát đi thông điệp rằng như vậy là không thể chấp nhận được về mặt chiến lược. Bây giờ, khi nhìn lại, lẽ ra chúng tôi phải mạnh tay hơn nữa, ví dụ như trừng phạt về kinh tế".
"Tôi nhìn thẳng vào mắt người đàn ông ấy. Tôi thấy ông ta thắng thắn và đáng tin cậy. Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại cởi mở". Tôi có thể cảm nhận được tâm hồn ông ấy" - Lời nhận xét nổi tiếng của George Bush ề Putin sau cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo này năm 2001.
(Còn nữa...)

Giáo dục và cơ chế đẻ ra ăn cắp và tham nhũng

ĐĂNG NGÀY: 28.03.2014

VRNs (28.03.2014) – Vĩnh Long – Bạn đọc suy nghĩ gì từ vụ một tiếp viên hàng không hàng Vietnam Airline bị bắt để điều tra vì bị nghi ngờ liên quan đến việc vận chuyển một số món hàng ăn cắp ở Nhật, cùng 20 nhân viên khác của hãng cũng bị cảnh sát Nhật nghi ngờ có liên quan đến việc vận chuyển hàng ăn cắp theo đơn đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam sinh sống tại Nhật? Và liền đó là vụ Công ty Tư Vấn Giao Thông Nhật Bản mở cuộc điều tra liên quan đến việc đưa hối lộ cho các quan chức Việt Nam?

Hai trường hợp trên được xem như một “điệp khúc” của hai trường hợp tương tự đã xảy ra trước đó, năm 2009, cũng liên quan đến nhân viên của hãng Vietnam Airline. Kết cuộc là một phi công của hãng Vietnam Airlines bị kết tội vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Còn vụ hối lộ đã xảy ra vào năm 2008 trong công trình đại lộ Đông-Tây cũng liên quan đến nguồn viện trợ ODA từ Nhật và tất cả các trường hợp trên đều do phía Nhật phát hiện ra.

Phải chăng chuyện buôn hàng ăn cắp cũng như việc ăn hối lộ là chuyện đơn thuần liên quan đến một vài cá nhân hay được xem là chuyện bình thường ở Việt Nam hiện nay? Các sự việc này có liên quan đến giáo dục và cơ cấu điều hành đất nước?

Tôi thiển nghĩ, giáo dục không chỉ giúp người ta thủ đắc những kiến thức và những chuyên môn, mà còn giáo hóa người ta qua việc trao dồi, phát huy những đức tính tốt và dẹp bỏ những thói hư, tật xấu. Giáo dục giáo hóa người ta trở nên người sống hữu ích cho bản thân và cho xã hội.

Không biết cách lối và nội dung giáo dục ở nước ta, cũng như cơ cấu điều hành nhà nước thế nào đó, mà khiến cho những vụ ăn cắp diễn ra tràn lan đến nỗi mang tai mang tiếng khắp tư phương thiên hạ? Nghe đâu, trộm cắp ở Nhật, 40% làn gười Việt. Theo BBC Tiếng Việt phát vào ngày 3 tháng 3 năm 2014:  “Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật nói số các vụ chôm đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012”.

Còn vấn đề liên quan đến tham nhũng, thì bà con hãy đọc bài nghiên cứu về “Nhận diện tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống” của GS, TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương, số ra thứ sáu, 03.01.2014. Nói về tham nhũng, tác giả cho rằng: “Có tham nhũng cực lớn, đan xen, phối hợp cả tham nhũng cá nhân lẫn tham nhũng theo nhóm, gọi là lợi ích nhóm (hay nhóm lợi ích bất chính, phi pháp). Đây là dạng tham nhũng có tổ chức, có chủ mưu, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền giải quyết”. Bên cạnh những vụ tham nhũng ‘cực lớn’, ‘có tổ chức’, cũng có cái gọi là tham nhũng nhỏ nhặt:“Có tham nhũng nhỏ, vặt vãnh  trong việc sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho người dân, trì hoãn, dây dưa giải quyết các công việc hành chính – dân sự ở cơ sở, mục đích là buộc người dân muốn được việc thì phải móc tiền trong túi ra..”

Theo nhận xét của ông Hoàng Chí Bảo, điều đáng lưu ý là tham nhũng ở nước ta đã trở nên phổ biến và lây lan: “Tham nhũng từ thấp đến cao, từ đơn lẻ vụ việc, cá thể đến những can dự của số đông của tập thể, phe phái, tập đoàn, vì thế mà xuất hiện, lây lan trở thành phổ biến”.

GS, TS Hoàng Chí Bảo đã phân tích cho thấy có mười nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng. Trong đó, có đề cặp đến một số nguyên nhân tiêu biểu như sau:

- Hệ thống tổ chức bộ máy cồng kềnh, tầng nấc, quan liêu nặng nề.

- Hệ thống thể chế luật pháp và tổ chức thực hiện, thi hành luật pháp không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng luật” cản trở vừa bị “luật rừng” thao túng.

- Kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động.

- Đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp. Hoạt động điều hành quản lý thiếu tính hiện đại.

- Cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều bất ổn. Thiếu động lực cho tài năng phát lộ, phát triển. Nhân tài, hiền tài, tinh hoa khó, thậm chí không vào được bộ máy.

- Trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, không chỉ ở dân thường mà còn ở tầng lớp có học thức, ở cả công chức, viên chức và quan chức. Coi thường pháp luật còn diễn ra phổ biến.

- Sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao.

Trong số những nguyên nhân gây tham nhũng nêu trên, ông Hoàng Chí Bảo cho thấy nhiều vấn đề liên quan đến bộ máy điều hành nhà nước, liên quan đến vấn đề về giáo dục… Riêng người viết tự hỏi, phải chăng vấn đề trộm cắp và tham nhũng có liên quan đến vấn đề quá tôn thờ chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa hưởng thụ: Đề cao những người làm ra nhiều tiền, làm sao để có nhiều tiền là được. Rồi sau khi có nhiều tiền thì lao vào hưởng thụ, bất chấp hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt, thậm chí trên xương máu của người khác. Vậy làm sao để người ta thay đổi nhận thức về các chân giá trị trong cuộc sống, về tôn trọng phẩm giá con người, tôn trọng sự công bằng xã hội, tôn trọng pháp luật… Đó chẳng phải là nhiệm vụ của ngành giáo dục sao?

Liên quan đến vấn đề tham nhũng, nếu so với các nước khác thì chúng ta nhận thấy nước mình được xếp vào thứ hạng khá cao. Theo bản lượng giá hàng năm về tham nhũng ở nước ta do Tổ Chức Minh Bách Quốc Tế nghiên cứu, Việt Nam được xếp vào thứ hạng khá cao 116/ 177 trong các quốc gia trên thế giới.

Trong khi có rất nhiều ban ngành chống tham nhũng các cấp từ trung ương đến địa phương được lập ra để gọi là chống tham nhũng, khiến người dân không thể không tự hỏi đâu rồi những cơ quan phòng chống tham nhũng? Nhà nước lập ra những ban đó cóhiệu quả không hay chỉ là làm thêm gánh nặng cồng kềnh cho bộ máy điều hành, và gánh nặng về việc lương bỗng bắt người dân phải cong lưng gòng gánh?

Đây là những vụ người ta phát hiện được hoặc đang điều tra để tìm ra manh mối. Còn nhiều vụ khác không ai phát hiện được thì sao?

Đôi khi chúng ta dễ dàng lên án những tên cướp giật ngoài đường trong khi có những trường hợp tham nhũng có qui mô lớn, có tổ chức làm thất thoát ngân sách nhà nước lẫn tiền của công sức nhân dân bị cho “chìm xuồng”, qua loa, phải chăng vì sợ “rút dây động rừng”?

Hỡi những ai có trách nhiệm, đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét loại bỏ những gì là lỗi thời, đặc biệt xem xét lại những vấn đề liên quan đến giáo dục và cơ cấu điều hành bộ máy nhà nước, làm cản trở con đường phát triển của đất nước, và nghiêm túc thực hiện việc đổi mới có tính khoa học, có như thế đất nước chúng ta mới có thể phát triển mạnh về mọi mặt.

Hai Miên

Bảo vệ tổ quốc cho Dân hay cho Đảng?

ĐĂNG NGÀY: 28.03.2014
VRNs (28.03.2014) – Washington DC, USA – Sau gần 3 năm cầm quyền Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ rất lúng túng trong vai trò lãnh đạo, chưa nhận diện được  thù trong, giặc ngòai nhưng lại là người kiên quyết chống đa đảng và không muốn thấy có một nhà nước  do dân làm chủ  ở Việt Nam.
Qua những việc làm chuẩn bị cho Đại hội đảng XII, dự kiến đầu năm 2016, ông Trọng đã lôi kéo Ban Chấp hành Trung ương đảng, Quân đội, Công an, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo vào cuộc chiến đổ lỗi cho “diễn biến hòa hình”, “thế lực thù địch” để che đậy thất bại trước “đe dọa xâm lược của ngọai bang” và “những kẻ nội thù” do đảng đẻ ra và nuôi dưỡng.
140328000















Tất cả những “đòn phép” này đang diễn ra cùng lượt trên hai mặt trận : “Tổng kết lý luận – thực tiễn 30 năm đổi mới (1986-2016)” vàChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
Hàng loạt Hội nghị, Hội thảo và Cuộc họp đã được tổ chức để tìm ra ưu, khuyết điểm và những việc cần bổ túc cho chủ trương “Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa“.
Nói năng thì nhiều và tốn phí tiền của dân cũng rất cao, nhưng tựu trung chỉ nhằm bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn cho đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, che đậy dưới mỹ từ “xã hội chủ nghĩa” theo kiểu của Cộng sản Việt Nam, chả khác gì cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội đặc  sắcTrung Quốc” của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình !

LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG
Trong Nghị quyết Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”  tại Hội nghị Trung ương 8,họp từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013, đảng vẫn dùng chiêu bài “Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” và “Các thế lực thù địch”  để che đậy thất bại của chính mình.
Nghị quyết viết : “ Hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, diễn biến mới phức tạp. Môi trường hòa bình, ổn định chưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng, tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn, v.v… Những khó khăn, thách thức, hạn chế, thiếu sót trên đã và đang đặt ra những vấn đề, yêu cầu mới rất quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc“.
Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”  không có “mặt trái” vì nó đã làm cho Việt Nam phồn thịnh rõ rệt sau 28 năm đổi mới, mở cửa cho nước ngòai vào đầu tư. Hơn nữa Lãnh đạo Việt Nam vẫn khoe đang làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (cộng sản) chứ không phải theo chủ nghĩa “người bóc lột người” của Tư bản Chủ nghĩa !
Do đó, nếu có “mặt trái” thì cũng chỉ do đảng đẻ ra và nuôi dưỡng nó như đang có Tham nhũng, Lãng phí sống chung cùng nhà với cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền. Tuyệt đối người dân không được mon men làm kẻ tham nhũng mà phải nuôi tham nhũng cho đảng tồn tại, giúp cho cán bộ có nhà lầu, xe hơi để dân được sống qua ngày !
Còn nếu nói tòan dân, tòan đảng phải  giữ vững “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” vì có “các thế lực thù địch tăng cường chống phá”  thì đảng phải chứng minh cho dân thấy chúng là ai, từ đâu đến chứ không thể nói bừa, làm không được lại đổ quanh để buông trách nhiệm.
Đã có nhiều người hỏi : Thù địch ở đâu mà lắm thế ? Biết kẻ nào thì đảng cứ nói trắng ra cho dân biết mặt để tiếp tay với đảng lọai trừ chúng, cớ gì cứ nói huyên thuyên theo kiểu mơ hồ  “diễn biến hòa bình” ?
Cũng vì chỉ biết  nói cho lấy được nên Nghị quyết Trung ương 8 đã khẳng định kiểu nịnh dân cho xong việc:”Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung thảo luận sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Vậy đảng CSVN đã “thực hiện tốt” như thế nào cho người dân được yên tâm làm ăn ?
Có thể không sợ nhầm để khẳng định rằng họ chẳng làm gì cả. Ngay cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết làm gì, ngòai những câu nói nghe như pháo nổ để hù họa mọi người cho mục tiêu duy trì quyền lực cho một đảng độc tài.
Ông Trọng đã nói những điều này  tại Lớp Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho 111 Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, ngày 07/03/2014 tại Hà Nội: “Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ,kiên quyết không để hình thành các tổ chức đối lập. Trong Đảng phải kiên quyết không để hình thành các hoạt động bè phái, phe nhóm, mà như trên đã nói là tội lớn nhất trong Đảng. Muốn thế phải hết sức giữ nguyên tắc, đề cao cảnh giác cách mạng và đây là nhiệm vụ tất cả các cơ quan, tổ chức Đảng phải làm. Rồi công tác đề phòng chính bản thân chúng ta tự diễn biến, tự chuyển hóa, vì bên ngoài bây giờ đang kích vào bằng rất nhiều cách”. (Trích Báo Đại Biểu Nhân dân, 10/03/2014)
Đề cập đến điều được gọi là “áp lực từ bên ngòai”, ông Trọng bảo : “Đó là chưa kể đến những thế lực bên ngoài vẫn kiên trì chống phá chúng ta, không phải chỉ chống phá về nhân sự mà chống phá cả về đường lối. Vừa rồi tại Đại hội XI, chống phá chúng ta về Cương lĩnh không được, lại tập trung vào dịp chúng ta sửa Hiến pháp. Cái đó quá rõ rồi. Mục đích là tìm mọi cách để xóa sự lãnh đạo của Đảng, xóa chế độ chính trị này, xóa Nhà nước này, muốn đi con đường khác, muốn đa Đảng…”
“Thế lực bên ngòai” là thế lực nào, ông Trọng không nêu tên nhưng  ông cảnh giác tiếp : “Trước đây Bác Hồ đã nói, tội bè phái gây chia rẽ trong Đảng là tội lớn nhất. Gần đây, tình hình một số nước cho ta thấy rõ, ra đời bao nhiêu đảng phái, tổ chức đối lập, bên ngoài xía vào một cách ngấm ngầm, giúp tiền, giúp kế hoạch, bồi dưỡng cán bộ… đến một chừng mực nào đó, chỉ cần có một động thái nào đó thì ở bên ngoài hích vào một cái, cung cấp tiền… là xong. Cho nên phải hiểu mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ, dân chủ và tập trung”.

CHỐNG ĐA ĐẢNG
Chủ trương chống đa nguyên, đa đảng chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam không mới.  Hiến pháp do đảng viên viết trong Điều 4 tự ý coi đảng của mình là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” mà không cần hỏi ý dân đã nói lên tất cả tính độc tài và tham lam quyền bính của những người CSVN.
Các lãnh đạo đảng qua nhiều thế hệ đã tự vẽ ra hình ảnh “đảng viên đi trước làng nước theo sau” để tô son điểm phấn phẩm chất cho đảng viên nên họ thấy không cần thiết phải tôn trọng quyền “làm chủ đất nước” của dân.
Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến “dân chủ trong đảng”, nhưng phải “tập trung” vào một mối như ông Nguyễn Phú Trọng đã nói với 111 Ủy viên Trung ương đảng hôm 07/03 (2014) : “ Nguyên tắc của Đảng ta là tập trung dân chủ là vô cùng quan trọng. Đây chính là nguyên tắc bảo đảm sức mạnh của Đảng ta, vừa phát huy được xu thế, không khí dân chủ, trí tuệ trong toàn Đảng, nhưng đồng thời bảo đảm Đảng là một tổ chức tập trung, thống nhất, đoàn kết, chặt chẽ cao.Nếu Đảng mà chia rẽ, Đảng mà có bè phái, có phe nhóm thì vô cùng nguy hiểm“.
Rất tiếc, vấn đề chia rẽ, bè phái, phe nhóm đang “nở rộ” trong đảng đã rõ như ban ngày mà tại sao ông Trọng không nhìn thấy, hay thấy mà cứ nói như chẳng có gì ?
Đã có một thời gian trong hai năm 2012 và 2013, nhóm chữ “nhóm lợi ích” đang ăn gan, xẻo thịt hệ thống ngân hàng và các dự án xây dựng kinh tế đã được cả ông Trọng nói đến. Vậy chúng là ai ? Chẳng nhẽ  cũng là “thế lực thù địch” hay sao ?
Khi giảng giải về quan hệ giữa “độc lập, bảo vệ chủ quyền, thống nhất đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ đảng” và “giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”, nhà lý luận Nguyễn Phú Trọng nói : “Chúng ta có nên nói một chiều giữ độc lập, bảo vệ chủ quyền mà quên mất rằng, các thế lực xấu bên ngoài đang tìm mọi cách để xóa bỏ chế độ của chúng ta, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng. Nếu chế độ chính trị này mất, nếu Đảng này mất thì liệu có còn giữ được độc lập chủ quyền không? Trong khi đó lại có một yêu cầu nữa là phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, nếu không giữ được môi trường hòa bình, ổn định thì làm sao xây dựng và phát triển đất nước?”
Lại có thêm “thế lực xấu bên ngòai” được Tổng Bí thư Trọng trưng ra như một “con ma trơi” hiện lên giữa chiêu bài làm sao giữ nổi độc lập chủ quyền nếu đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo tòan diện ?
Nếu đảng mất quyền lãnh đạo thì  “nước mất nhà ta” ? Ông Trọng hù họa ngây ngô đến mức này thì có ai giật được “chiếc cúp vô địch” từ tay ông ?
Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản có nhớ trước khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng sản ngày 24/02/1930, và tuy Tổ quốc Việt Nam bị ngọai bang Tầu-Pháp-Nhật thay phiên nhau đô hộ trên 1.000 năm mà Tổ tiên người Việt vẫn giữ vững bờ cõi và dòng dõi Việt vẫn tồn tại đã trên 4.000 năm ?
Và  khi nghe ông Trọng nói “phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” thì ai cũng nhớ ngay đến lời nói tương tự phát ra từ cửa miệng các cấp Lãnh đạo cao trong đảng và nhà nước, trong đó có tuyên bố lập đi lập lại của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vinh chạy song song với các cuộc Công an đàn áp dân xuống đường biểu tình chống Trung Cộng trong hai năm 2011 và 2012 từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Trong ba tháng đầu năm 2014, người dân lại được nghe các viên chức Lãnh đạo và các “dư luận viên” của nhà nước hợp tấu khúc ca “cần ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” khi nhà nước và công an ngăn chặn và phá rối các buổi tụ họp của dân  tưởng nhớ 3 biến cố chống quân Trung Cộng xâm lược ở Hòang Sa 19/1, cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2 và ở Gac Ma (Trường Sa) 14/3 !
Ngòai những điểm then chốt kể trên, ông Trọng còn lưu ý 111 Ủy viên Trung ương đảng phải quyết tâm : “Chống cho được, phòng cho được tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết những khiếu nại, tố cáo của dân”.
Và, ông còn xác nhận tính nghiêm trọng của tình trạng có nhiều đảng viên “đã” hoặc “đang” bỏ đảng : “Cũng là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhưng phải được coi như một nhiệm vụ quan trọng, đó là chống cho được nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa, phai nhạt bản chất cách mạng, xa rời tư tưởng, mục đích của Đảng”.
Lời cảnh báo của ông Trọng cũng không mới lắm vì ông cũng biết đã có một số không nhỏ  đảng viên không còn tin  đảng nữa. Họ đã tự cho mình quyền “bỏ họp đảng”, “không khai báo với chi bộ nơi ở mới” hay “bỏ hẳn liên hệ với đảng sau khi đã nghỉ hưu” .
Đó cũng là chuyện thất bại của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (họp từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011)
Sau hai năm thi hành Nghị quyết 4, bên cạnh tình trạng ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo tiếp tục có những hành động làm mất lòng dân, đảng vẫn còn  thừa nhận tại Hội nghị Trung ương 8: “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng, tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.  
Như vậy, những khó khăn trong nội bộ đảng như “kẻ thù tham nhũng,lãng phí”, “kẻ thù tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ đảng viên mới chính là mối lo âu hàng đầu hiện nay của đảng CSVN.
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”  của Hội nghị Trung ương 8 chẳng qua cũng  chỉ là cái cớ khác, sau 7 Hội nghị không cải thiện được tình hình, để cho đảng tìm cách tồn tại.
Nhưng cũng đáng chú ý là khi hô hào tòan dân và tòan đảng phải kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền thì không thấy các ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương  Đinh Thế Huynh và  Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  Nguyễn Thiện Nhân nói gì đến nguy cơ xâm lược của Trung Cộng đang ngày đêm rình rập ngòai biên cương với trăm mưu ngàn kế cực kỳ nguy hiểm.
Như vậy chẳng nhẽ họ chỉ sử dụng “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”  để bảo vệ cho đảng khỏi tan, thay vì  bảo vệ sự tồn vong của Tổ quốc và giống nòi ?
Phạm Trần

Nhà cầm quyền giải quyết mâu thuẫn xã hội hay tạo đóm lửa?

ĐĂNG NGÀY: 27.03.2014 
VRNs (27.03.2014) – Vĩnh Long – Nói chung, những mâu thuẫn xảy ra trong xã hội xuất phát từ sự bất bình đẳng về quyền lực chính trị, về lợi ích kinh tế và về các mối quan hệ xã hội là những nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội.
Nhìn chung, xã hội hình thành hai nhóm người chính: nhóm người thống trị và nhóm người bị trị. Những mâu thuẫn dẫn đến xung đột mang tính tập thể thường phát sinh từ hai phía: nhóm người thống trị thâu tóm quyền lực về chính trị, xã hội và nguồn lợi về kinh tế; họ cố gắng duy trì quyền lực và lợi ích cho bản thân cũng như cho phe nhóm của họ bằng việc cũng cố lực lượng quân sự và áp đặt những luật lệ tự lập ra như những công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ. Ngược lại, những người thuộc nhóm bị trị gồm nhiều thành phần trong xã bị đối xử bất công, bị người đãi hoặc bị kỳ thị tôn giáo, sắc tộc, giới tính, lập trường chính trị…, họ đấu tranh đòi quyền công bằng và bình đẳng trong xã hội.
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có một số cuộc cách mạng diễn ra ở nhiều nước, tạo thành những làn sóng lan truyền nhanh chóng dẫn đến sự lật đổ hay từ chức của những lãnh đạo độc tài khởi đi từ đất nước Tunisia, Ai Cập, Lybia, Algiêri, Ma-rôc, Bahrain, Oman, Yêmen, Ukraina. Riêng cuộc cách mạng ở Syria đến nay đã kéo dài hơn hai năm và vẫn còn đang tiếp diễn. Những cuộc cách mạng ở các nước vừa kể trên được xem là kết quả của cách giải quyết xung đột của nhân dân ở các nước có thể chế độc tài. Đồng thời, cho thấy tinh thần đoàn kết của quần chúng mạnh hơn sức mạnh vũ khí và những lực lượng quân sự của những nhà độc tài.
Nhìn vào bối cảnh thực tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian gần đây, chúng ta thấy có nhiều mâu thuẫn và xung đột đã diễn ra giữa một bên là nhà cầm quyền và một bên là những người dân thuộc các nhóm sắc tộc thiểu số, các nhóm tôn giáo, với những người dân oan, những người lên tiếng đòi công lý và công bằng trong xã hội. Ngoài ra cũng có những người bức xúc về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn, tấn công những ngư phủ mà nhà cầm quyền thờ ơ …
Nguyên nhân là vì nhà cầm quyền Việt Nam đã không tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng của một số nhóm tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện lập trường chính trị của người dân, và đã đối xử bất công trong việc trưng dụng đất đai, lẫn việc chiếm đoạt đất đai các các cơ sở tôn giáo, đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân, và quyền đi lại của một số công dân một cách tùy tiện…
14032700003














Sự việc diễn ra là thời gian qua đã có những tập thể nông dân lẫn những tập thể tôn giáo biểu tình đây đó; thậm chí có những nhóm người bị đổi xử bất công, trong đó có những nông dân nghèo khổ mặc dù đã bị chiếm đất, nhưng họ đã ky cóp cho đủ số tiền để ra đi tới Hà Nội lên tiếng đòi nhà cầm quyền đối xử công bằng, đòi bồi thường thỏa đáng đất đại bị chiếm dụng, vì lẽ những thư khiếu nại của họ bị phớt lờ bởi nhà cầm quyền các cấp ở địa phương. Bên cạnh đó, cũng có những người thuộc sắc tộc thiểu số cũng lặn lội đến Hà Nội để đòi nhà cầm quyền tôn trọng những quyền căn bản của họ. Ngoài ra, có những người thuộc nhómcác tôn giáo khác nhau đòi hỏi quyền tự do về tôn giáo, phản đối việc chiếm dụng đất đai các cơ sở tôn giáo một cách bất hợp pháp. Thiết nghĩ không cần trưng dẫn ra từng trường hợp cụ thể về việc nhà cầm quyền vi phạm, vì các thông tin liên quan đến những trường hợp vi phạm như vậy không thể bưng bít nổi bởi mạng lưới internet.
Cách giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội rất quan trọng, vì lẽ nó có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực. Kết quả xảy ra tùy thuộc vào cách giải quyết của nhà cầm quyền. Điều đáng tiếc là nhà cầm quyền Việt nam thay vì tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn phát sinh mâu thuẫn để giải quyết thông qua đối thoại, để mọi vấn đề trở nên ổn thỏa với người dân dựa trên tinh thần tôn trọng luật pháp, cũng như tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, và để điều chỉnh lại những hành động sai trái trong việc hành xử với người dân.
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 26 tháng 3 năm 2014, trong bài viết: Tiếp Tục Khắc Phục Tình Trạng Vô Cảm với Dân. Nói về tình trạng vô cảm của cán bộ trong việc tiếp xúc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Tác giả Quốc Thanh có trích lời phát biểu của ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy tại hội nghị Thành ủy như sau: “Đơn cử trong việc tiếp xúc, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân vẫn còn tình trạng cán bộ tiếp cận sự việc chỉ lo làm sao an toàn cho mình trước hết, còn người dân ra sao thì mặc kệ”. Ông Lê Thanh Hải cho rằng: “Đôi khi nói với dân vì dân, thương dân là nói đầu môi chót lưỡi chứ không thật tâm”. Ông Hải nói không thể kẻ ra cụ thể: “Có những việc người dân ôm đi kiện hai, ba chục năm nhưng coi lại hồ sơ thì mấu chốt của vấn đề chỉ nằm ở một vài sự việc”. Chúng ta không biết có bao nhiêu người đủ kiên nhẫn để gởi đơn kiện suốt ròng rã mây chục năm trời như ông Hải đã đề cặp? và biết bao nhiêu người đành im lặng chịu bất công mà không biết phải kêu cầu ai? Và chúng ta cũng biết vì sao có những người đã lặng lội từ dưới quê lên Sài Gòn hoặc thậm chí ra tận Hà Nội để kêu cứu.Rồi ra về trong vô vọng, có những người lại còn mang những vết đòn hiểm độc của những người được mệnh danh là “Thanh gươm của đảng”.
Có thể nói gì về tình trạng vô cảm của cán bộ, nếu không muốn nói đó là cái bệnh. Vậy đâu là thuốc chữa cho cái bệnh này hay là đã hết thuốc chữa rồi?
Điều tồi tệ của căn bệnh vô cảm đó là “không thật tâm”, chỉ “biết nói đầu môi chót lưỡi”, mà không biết lắng nghe. Không biết nghe thì làm sao có thể giải quyết ổn thỏa với người dân được?
Điều tai hại là nhà cầm quyền Việt Nam đã xem những người lên tiếng đòi công lý như kẻ thù của chế độ, đã dùng vũ lực đàn áp mạnh tay đối với họ. Thậm chí, bỏ tù họ một cách tùy tiện nhằm để bịt miệng họ. Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền đã dùng côn đồ đe dọa, khủng bố những người lên tiếng đòi quyền căn bản của con người.
Những hành động như thế không phải là cách giải quyết những xung đột trong xã hội của một nhà nước dân chủ mà là cách hành xử của những thể chế độc tài. Cách hành xử như thế chẳng khác nào nhà cầm quyền cố tình tạo nên những đóm lửa. Nếu nhà cầm quyền Việt nam tiếp tục hành xử bất công, một ngày nào đó, những đóm lửa ấy sẽ bùng phát lên thành một đám cháy khổng lồ, không gì có thể dập tắt nổi.
Ngược lại, nếu các mẫu thuẫn trong xã hội được giải quyết ổn thỏa, công bằng xã hội được thực thi, luật pháp được tôn trọng, sẽ mang lại ổn định trong xã hội và phát triển trong xã hội, mọi người cùng hợp tác xây dựng một xã hội tốt đẹp vì lợi ích chung.
Hai Miên

Không thể nói: Người VN ăn cắp !

14032700005
ĐĂNG NGÀY: 28.03.2014
VRNs (28.03.2014)– Sài Gòn – Từ trước và gần đây, trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, đã rêu rao những chuyện làm phi pháp, phi đạo đức của “người VN”, hay đúng hơn là của những cán bộ CS VN và đồng bọn của họ, dính líu đến các vụ buôn lậu sừng tê, ma túy, gỗ lậu, và nhất là tệ nạn ăn cắp ăn trộm đồ vật ở các siêu thị nước ngoài, khi những kẻ xấu xa này có cơ hội ra nước ngoài bằng các con đường ngoại giao, du lịch, thậm chí du học hay “xuất khẩu lao động”, gây lên một nỗi bức xúc, khó chịu cho mọi người dân VN còn biết tôn trọng đạo đức và danh dự, danh dự cá nhân cũng như danh dự của dân tộc! Là những nhà giáo, dù đã nghỉ hưu do bất mãn hay do tuổi tác, chúng tôi thấy không thể im lặng mà chịu nhục mãi như thế này, đành phải lên tiếng để sự thật, sự đúng đắn trong những chuyện này được xác nhận và được tôn trọng. Xin nêu những sự đúng, sự thật ấy như sau:
I.“TRUYỀN THỐNG ĂN CẮP” CỦA CÁN BỘ CS VN LÀM KHỔ DÂN VÀ PHÁ TAN ĐẤT NƯỚC!
Khi nói đến “truyền thống” tức là nó có sự lưu truyền qua nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều thời đại, trở nên một sự hiện diện thường trực, và mọi người đều nhìn nhận sự hiện diện thường trực của nó, dù nó xấu hay tốt. Vậy thì cái tính tham lam, ăn cắp của những tên cán bộ CS cũng thế, nó có tính cha truyền con nối, lưu truyền nhiều đời! Nói vậy không sai, chúng ta hãy nhìn vào thực tế xã hội VN bây giờ thì thấy rõ: tên cán bộ lớn nào cũng dinh thự nguy nga, xe cộ vi vút, tiền bạc cơ man, ở đâu ra?
Tên cán bộ  CS  cấp cao nào cũng tham lam, ăn cắp của dân nước, soán đoạt của công làm của tư, từ tiền bạc, đất đai, nhà cửa cho đến xe cộ, thậm chí chiếm cả những vật “di sản” của quốc gia, dân tộc làm của riêng, chưng ở nhà riêng một cách ngang nhiên, trân tráo mà không hề thấy hổ thẹn vì cái tội ăn cắp, phạm thượng đến Tổ Quốc, đến Tiền Nhân đã tạo nên những di sản chung ấy cho cả một dân tộc! Điển hình như cái Trống Đồng ngang nhiên ngự trong nhà của cựu tổng bí thư Cs Lê Khả Phiêu mà một thời làm xôn xao dư luận. Nhà các quan chức khác cũng thế, đồ trang trí, trưng bày không thiếu gì những “tài sản quốc gia” như vậy.
Hễ có địa vị là có quyền, quyền cướp của công, ăn cắp của dân mang về làm của tư, và quyền bịt miệng dân không được kêu ca lên án những tội phạm quốc gia ấy. Đời ông đời cha ăn cắp ngon lành, rồi di truyền cho đời con cháu, cả hiện vật ăn cắp lẫn cái máu ăn cắp, thành ra TRUYỀN THỐNG ĂN CẮP! Tại sao không? Gương cha ông cuỗm tài sản của nước, của dân về trưng đầy nhà, người nào đến cũng ngắm nghía trầm trồ “khen ngợi”, hay lấy đó làm gương: tại sao hắn lấy được mà mình lại không? Tại sao nhà hắn có mà nhà mình không? Tại sao hắn xây được nhà lớn, có tài sản lớn mà mình lại chịu ở nhà nhỏ chẳng ai trầm trồ, lé mắt? Nên tùy chức vị lớn bé mà cuỗm những hiện vật lớn hay bé trong tầm tay. Tùy số tiền tham nhũng, vơ vét được, mà thi nhau xây dinh thự, nhà tổ, khu kinh doanh…và thâu tóm đất đai sản vật. Mà những kẻ “vô sản chuyên chính gia truyền” này, nay có cơ hội đổi đời, hễ thấy tiền, thấy quyền thì rất ham, rất thèm, đến nỗi  không thể cưỡng được, tỷ như người bị đói khát lâu ngày mà vớ được bữa ngon, lại không bị cấm cản vậy. Thế là vơ, là vét, là cào cuốn vào miệng, vào tay bất kể sống chết.
Vơ vét mà không được, mà bị cản trở, thì là thằng dân “chống người thi hành công vụ”, sẽ dùng luật…giang hồ để xử chúng, để tiễu trừ chúng, như những vụ cướp đất ở Văn Giang, Hà Nội,Thủ Thiêm, và ở trên toàn lãnh thổ VN! Tóm lại thường thì tội cướp của sẽ kéo theo tội giết người, giết bằng súng đạn, bạo lực hay giết dần người ta bằng sự đói khổ,uất ức! Đó là “truyền thống cách mạng” của chế độ và con người CS! Việc này mọi người biết, cả thế giới biết, và chính miệng các bộ chóp bu cũng la lên: “Họ ăn không còn chừa thứ gì không ăn!”.
 Gương cha ông, gương cấp trên như vậy mà vẫn ung dung không bị luật pháp xét xử, bị dân hài tội, nên con cháu, cấp dưới đương nhiên phải theo, và có khi “đời sau” còn vượt hơn “đời trước”, như kiểu “con hơn cha là nhà…có phước”! Nhưng vì không học, vô đạo nên mới hiểu một cách ngu xuẩn như thế, chứ câu thành ngữ này chỉ áp dụng trong lãnh vực “tài và đức” mà thôi: Con tài giỏi hơn cha, con tốt lành, đức độ hơn cha, thì mới là nhà có phước, còn con mà vô đạo, ác độc, ma quái hơn cha thì là nhà vô phước, nhà xuống dốc, là giòng giống ác nhân thất đức, mà thất đức sẽ không đủ sức để chịu! Đó là cái “truyền thống cướp của giết người”, của gia đình nhà CS, đang là đại nạn đại họa cho dân tộc VN, là nguyên nhân đã phá tan nát đất nước của chúng ta, và còn có nguy cơ mất nước vì chúng bán nước cầu vinh!
II. TRUYỀN THỐNG ĂN CẮP CỦA CÁN BỘ CS ĐƯỢC … XUẤT NGOẠI, LÀM NHỤC CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC:
Loài sâu bọ CS đục khoét hết bên trong đất nước, rồi vươn ra ngoài, khi chúng bò ra nước ngoài bằng con đường “ngoại giao”, thương mại, du lịch, du học…! Cán bộ và miêu duệ, thân nhân của chúng đi đến đâu, thì vì quen tật đục khoét, ăn cắp ở trong nước, chúng lại thò vòi thò tay ăn bẩn, ăn cắp ở đó!
Bằng chứng là việc con cái các quan quân nhà CS ở các tòa lãnh sự, đại sứ VN trên thế giới đã buôn lậu, ăn cắp…, bị bêu rếu trên báo chí thế giới quá nhiều đọc không hết, và đọc đến đâu sầu đau đến đó, vì “nỗi nhục quốc thể” quá lớn, quá nhiều chịu không thấu! Còn gì nhục cho bằng tin tức đầy trên các báo chí : “NHẬT, THÁI, HÀN…. RÊU RAO NGƯỜI VN ĂN CẮP!”, cụ thể là Nhật đang truy bắt những phi công, tiếp viên hàng không VN buôn đồ ăn cắp, chuyển vận đồ ăn cắp từ nước của họ về VN “theo đơn đặt hàng” của con buôn tại VN! Nghĩa là ăn cắp, buôn đồ lậu CÓ TỔ CHỨC, CÓ ĐƯỜNG DÂY, mà đường dây ấy được thành lập theo hệ thống an toàn của quan chức CS VN, chứ người dân nào vào được đó nếu không phải con ông cháu cha trong chế độ có truyền thống ăn cắp, ăn cướp này?
Thử hỏi không phải là “thành phần nòng cốt, có lý lịch đỏ”, thì ai được làm phi công, tiếp viên hàng không bây giờ? Ngộ lỡ cướp máy bay hay “vận chuyển vũ khí cho địch” thì sao? Dĩ nhiên có được “nhà nước” bảo kê thì mới không bị phát hiện bao giờ, nếu không có nước “bị hại” lên tiếng tố giác!
Chúng tôi đọc những tin “người VN ăn cắp” này, mà báo chí của nước “bị hại” vô tình hay cố ý đưa lên, khiến đầu óc cứ điên loạn lên, mất ăn mất ngủ vì buồn phiền, tủi nhục và uất hận! Tại sao dân VN lại khổ nhục thế? Trong nước người dân chúng tôi đã bị áp bức, tù đày, cướp bóc, giết hại bởi cái chế độ tham tàn gian ác này, còn chưa đủ sao, nay lại bị các nước bạn trên thế giới chửi cho là người VN ăn cắp?!
Dĩ nhiên cũng có một số người VN đi lao động hay đi làm cái giống gì ở nước ngoài phạm vào cái tội vô cùng xấu xa điếm nhục đó, nhưng chỉ là thiểu số những kẻ “đói ăn vụng, túng làm liều”, do cái xã hội bị CS bần cùng hóa mà ra, chứ không phải là “người dân VN ăn cắp” một cách tập thể, chung chung, như là” bản chất” hay “truyền thống” của người Việt chúng tôi. Bằng chứng là người VN ở nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi trước năm 1975, từng có mặt trên khắp địa cầu, (và cả trong thời phong kiến), chưa hề xảy ra cái nạn ăn cắp như vậy, vì với truyền thống văn hóa và đạo đức đã được nhuần thấm, thì mọi người đều biết giữ cái liêm sỉ, cái danh dự của mình, của dân tộc mình, thà chết vinh hơn sống nhục, nhục cá nhân còn thế huống là nhục quốc thể?Còn những kẻ mất lương tri, lương tâm mà làm cái việc xấu xa này thì ở nước nào cũng có, người dân nào cũng có một số ít ỏi những con sâu như thế, chứ không chỉ là người VN.
Cụ thể tại VN chúng tôi cũng đã và đang có những người Nga, người Tàu từng gian tham, ăn cắp, lừa đảo tại các nơi họ đến du lịch, làm ăn, người Campuchia, Thái, Nigeria, và nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác , người da đen da trắng đều có, đến gây rối, trộm cắp, gây án, nhưng chúng tôi không bao giờ dám nói là “người Tàu, người Nga… ăn cắp” như các báo chí đã gán cho chúng tôi “người VN ăn cắp”!
Trước nỗi nhục quốc thể lớn lao này, chúng tôi, những người VN thật vô cùng đau xót và tủi hờn! Vì đâu nên nỗi?!  Vì thế chúng tôi cũng phải lên tiếng để yêu cầu báo chí, các nước, KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ NÓI RẰNG NGƯỜI VN ĂN CẮP, NHƯNG HÃY NÓI RẰNG CÁN BỘ CS VN VÀ NHỮNG BÈ LŨ CỦA HỌ ĂN CẮP, ĂN CẮP CẢ TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI! ( Cũng xin loại trừ ra những người lầm đường lạc lối theo CS mà không tham ác, những người không dính đến cái tệ nạn này).
Cụ thể, với tư cách là người dân VN, chúng tôi đề nghị các nước, các nơi là “nạn nhân” của kẻ cắp trộm, hãy ráo riết truy lùng, và thẳng tay trừng trị những kẻ vô liêm sĩ, vô đạo đức này, dù đó là dân tộc nào, thành phần nào, giòng dõi nào, dân thường hay quan chức, để giữ yên lành cho xã hội và cho toàn nhân loại. Vả lại, các bạn cũng chớ quên rằng, rất nhiều người VN chúng tôi, vì hoàn cảnh đất nước đưa đẩy, hay vì điều kiện làm ăn riêng,, đang có mặt trên khắp thế giới, đã và đang đóng góp trí tuệ, tài năng lẫn nhiệt tình, để xây dựng cho đất nước của các bạn rất nhiều, âm thầm hay đã được nêu danh. Nếu chỉ nói đến một thành phần cặn bã làm xấu để nói là “người VN”, e rằng đó là một sự bất công và bội nghĩa!
Nếu không nói lên điều này, chúng tôi không phải chỉ thấy nhục, mà còn thấy mình có tội với Tổ Quốc VN và với đồng bào thân yêu của mình, vì thế những tiếng nói chân thành  này của chúng tôi, ước mong được mọi người, mọi nước quan tâm, để trả lại SỰ ĐÚNG, SỰ THẬT CẦN ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG, tránh sự vơ đũa cả nắm, tùy tiện xúc phạm đế DANH DỰ QUỐC GIA DÂN TỘC của chúng tôi, xin cảm ơn. 
Một nhóm Nhà Giáo VN

Pháp –Trung : Tình bạn 18 tỷ euro!

RFI-Thanh Hà-Thứ năm 27 Tháng Ba 2014 
Tổng thống Pháp François Hollande (P) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại điện Elysée, 
Paris, 26/03/2014-REUTERS
Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bệ vệ và đầy tự tin bắt tay Tổng thống Pháp hay chứng kiến lễ ký kết hợp đồng giữa hai hãng xe hơi Đông Phong và PSA Peugeot Citroen tràn ngập các tờ báo Paris. L'Humanité chú ý đến cuộc hôn nhân giữa Đông Phong với PSA vừa được chính thức hóa dưới sự chủ tọa của lãnh đạo Trung Quốc và Pháp.

« Tập Cận Bình đến Paris : Chuyến viếng thăm trị giá 18 tỷ euro » tựa của báo Les Echos. Libération thì nói tới « Paris - Bắc Kinh, tình bạn 18 tỷ ». Trong ba ngày ông Tập Cận Bình viếng thăm quê hương Montesquieu có khoảng 50 hợp đồng được ký kết như để đánh dấu 50 năm Paris Bắc Kinh thiết lập bang giao.
Các ngành sản xuất từ « máy bay, trực thăng, xe hơi gặt hái nhiều hợp đồng với Trung Quốc» tít của tờ Le Figaro. Báo kinh tế Les Echos đánh giá thực ra chỉ có hai ngành xe hơi và công nghệ hàng không của Pháp là đã gặt hái được nhiều hợp đồng với phía Trung Quốc. Dự án để tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Areva xây dựng nhà máy quản lý thanh nhiên liệu cho Trung Quốc chưa hoàn tất.
Tập đoàn chế tạo máy bay « Airbus củng cố vị trí đối tác ưu đãi » của mình trên thị trường Trung Quốc. Còn đối với hãng xe hơi PSA Peugeot Citroen, đối tác Trung Quốc Đông Phong là chìa khóa mở ra cả thị trường xe hơi Châu Á. Chi ra 800 triệu euro, Đông Phong kiểm soát 14 % vốn của PSA tức là có trọng lượng tương đương với mức độ kiểm soát vốn hãng xe hiệu con sư tử của gia đình Peugeot hay của nhà nước Pháp ! Việc bắt tay với Trung Quốc cho phép tập đoàn PSA huy động thêm đến 3 tỷ euro tiền vốn để phát triển.
Một thành công rực rỡ khác của nền công nghiệp Pháp được Libération nhắc tới đó là chi nhánh của Airbus chuyên sản xuất trực thăng đã giành được một « thỏa thuận công nghiệp » với đối Avic của Trung Quốc. Tổng trị giá hợp đồng 5,8 tỷ euro. Airbus Helicopters của Châu Âu sẽ cung cấp 1000 chiếc trực thăng dân sự cho phía Trung Quốc.
Vẫn báo Les Echos cho biết là ngoài ba lĩnh vực vừa nêu, Pháp còn đang nỗ lực « rao bán » nhiều mảng kinh tế khác của mình, từ ngành dược phẩm đến cơ sở hạ tầng hiện đại và phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị.
Trung Quốc là nơi có tới 53 thành phố với hơn 2 triệu dân cư. Chỉ riêng nhu cầu xử lý rác và nước thải là một vấn đề khiến chính quyền của những tỉnh thành đó đau đầu. Thế rồi trong bối cảnh đời sống của người dân được cải thiện, dân số đang trên đà lão hóa, nhu cầu về y tế ngày càng lớn. Trước khi đến Paris, Chủ tịch Trung Quốc đã dừng chân tại thành phố Lyon và tại đây ông Tập Cận Bình đã viếng thăm một trung tâm nghiên cứu dược phẩm. Đại diện của hầu hết các tập đoàn dược phẩm Pháp, của các công ty xây dựng và quản lý viện dưỡng lão đều đã tập hợp về Lyon hôm qua.
Nước Pháp trong mắt các doanh nhân Trung Quốc
Không hẹn mà hai tờ báo Les Echos và Le Monde cùng nêu lên câu hỏi : Doanh nhân Trung Quốc nghĩ gì về nước Pháp ? Trả lời câu hỏi này, đại diện tại Châu Âu của tập đoàn Khoa học và Kỹ thuật Không gian Trung Quốc (China Aerospace Science and Technology) ông Sun Gongling đưa ra hai nhận xét : Một là thủ tục xin thẻ cư trú tại Pháp nhiêu khê hơn nhiều so với ở Đức, và thứ hai là khi ngồi vào bàn thương lượng, thường thì phía Pháp không gây khó khăn. Nhưng những bất đồng chỉ được nêu ra sau đó, khi hai bên bắt đầu làm việc với nhau.
Về phần chủ nhân hãng sản xuất nước ngọt Huiyuan Juice thì cho rằng, thuế ở Pháp không cao như ông lầm tưởng ! Trong khi đó nhiều doanh nhân Trung Quốc được tờ Le Monde trích dẫn lo ngại trước trọng lượng quá lớn của giới công đoàn ở Pháp và họ sợ rằng tinh thần đấu tranh, đòi được tăng lương, đòi cải thiện điều kiện lao động … từ phía các công nhân ở Pháp sẽ lây nhiễm sang tầng lớp công nhân trên quê hương của ông Đặng Tiểu Bình. Hình ảnh công nhân Pháp động một chút là đình công khiến không ít doanh nhân Trung Quốc do dự.
Một điều khác nhiều doanh nhân Trung Quốc thường than phiền khi đến Pháp làm ăn đó là «hệ thống hành chính quan liêu ». Nhưng bên cạnh đó thì rất nhiều người Trung Quốc lại khát khao được sống trong một môi trường sạch, được bảo đảm an toàn thực phẩm như dân Pháp. Đấy là những động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Pháp. Như lời một nữ doanh nhân Trung Quốc khi muốn mở rộng địa bàn ở bất kỳ nơi nào thì thượng sách vẫn là « nhập gia tùy tục ».
Pháp – Trung Quốc : 50 năm quan hệ ngoại giao
Trước khi đóng lại các bài viết nói về chuyến viếng thăm nước Pháp của ông Tập Cận Bình thì xin lưu ý :Các tờ báo Paris quá tập trung vào vế kinh tế, vào 18 tỷ euro hợp đồng mà gần như quên hẳn vế ngoại giao. Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp trước hết trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Paris và Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 27/01/1964 nước Pháp dưới thời Tổng thống De Gaulle là cường quốc phương Tây đầu tiên công nhận Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông.
Gần như chỉ có tờ báo kinh tế Les Echos đã nói phớt qua vế « ngoại giao » trong chuyến viếng thăm Paris của ông Tập Cận Bình. Tổng thống François Hollande nhấn mạnh « trên nhiều hồ sơ quốc tế như Syria, Iran hay Trung Đông, Bắc Kinh và Paris đã có cùng quan điểm ». Chủ nhân điện Elysée tỏ ra hài lòng về sự im lặng của Trung Quốc trên hồ sơ Ukraina. Tuy nhiên, việc lãnh đạo Trung Quốc không dự một cuộc họp báo nào trong suốt ba ngày tại Pháp đã được các tờ báo Paris chú ý và bình luận : Ông Tập Cận Bình tránh né báo giới vì biết rằng thể nào cũng sẽ bị chất vấn về tình trạng nhân quyền ngay trên quê hương ông.
Đối phó với Putin, Obama lên tuyến đầu
Thượng đỉnh Mỹ - Liên Hiệp Châu Âu là chủ đề chiếm nhiều trang trong phần tin thời sự của các tờ báo. « Đương đầu với Nga, Obama lên tuyến đầu » tựa trên trang nhất của La Croix. Từ khi lên cầm quyền năm 2009, đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Âu - Mỹ.
Trong bài xã luận tờ báo nhắc lại : Trước thái độ thô bạo của Nga qua khủng hoảng Ukraina vừa qua và với việc Matxcơva thôn tinh Crimée, nước Mỹ bỗng dưng quan tâm trở lại đến Lục địa già. Nhưng có lẽ sự quan tâm đó bắt nguồn từ những tính toán kinh tế nhiều hơn.
Thượng đỉnh Mỹ - Âu vừa qua là cơ hội để Washington thúc đẩy tiến trình thành lập khu vực tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu. Libération chơi chữ : « Obama nhấn ga thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương ». Tổng thống Mỹ tận dụng cơ hội Bruxelles đang cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt với Matxcơva để thúc đẩy việc nhanh chóng thành lập khu vực tự do mậu dịch Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu đồng thời Hoa Kỳ trực tiếp đề nghị bán khí đá phiến cho Châu Âu, giảm bớt mức độ lệ thuộc của lục địa già vào khí đốt của Nga.
Theo quan điểm của Le Figaro, Tổng thống Barack Obama sử dụng hai vũ khí để cô lập nước Nga trên bàn cờ quốc tế : Khí đá phiến và NATO. Nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu là khối này lệ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa và khí đốt của Nga. Do vậy, giải pháp tốt nhất đối với Châu Âu là Bruxelles mua khí đốt của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ông Obama cũng đã chỉ trích Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO giảm chi phí quân sự. Sự táo bạo của nước Nga trên hồ sơ Ukraina là bằng chứng rõ rệt cho thấy sai lầm của NATO. Chủ nhân Nhà Trắng gián tiếp nhắm vào Đức và Ý. Berlin và Roma liên tục giảm ngân sách quốc phòng. Tổng thống Obama nhấn mạnh : Bài học từ Ukraina cho thấy « tự do có cái giá phải trả » và Washington chủ trương NATO cần tăng cường sự hiện diện tại đông Âu, những nước sát cạnh với Nga.
Pháp vẫn lúng túng vì thất nghiệp
Quay trở lại với thời sự của nước Pháp, tình trạng thất nghiệp vẫn không thuyên giảm, thêm hơn 31.000 người mất việc trong tháng 2/2014. Một « tin buồn cho Tổng thống François Hollande giữa hai vòng bầu cử Hội đồng cấp thành phố », tựa của báo Les Echos. Ở trang trong tờ báo kinh tế này nói tới những thống kê được công bố « không đúng lúc » vì đã làm tiêu tan mọi hy vọng –dù mong manh- thuyết phục cử tri dồn phiếu cho các ứng cử viên đảng Xã hội ra tranh chức Thị trưởng.
Tờ Le Figaro thiên hữu chạy tựa : « Thất nghiệp bùng nổ, cánh tả hoảng loạn » và bồi thêm : Bốn ngày trước cuộc bầu cử ở vòng hai, con số về thất nghiệp cho thấy « thất bại của chính phủ » và đảng Xã hội đang cầm quyền. Le Figaro ví tình trạng của nước Pháp hiện nay như một con tàu không người lái. L'Humanité thì coi việc thị trường lao động Pháp không được cải thiện từ khi ông François Hollande lên cầm quyền là một điều « nhức nhối » đối với chính phủ.
Gan ngỗng béo
Sau khi đưa tin về con số người thất nghiệp ở Pháp gia tăng, thật khó để kết thúc mục điểm báo hôm nay bằng một tin nhẹ nhàng. Tìm mãi mới thấy trên Le Monde một bài báo viết về gan ngỗng béo, foie gras, món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc vào dịp lễ Giáng sinh.
Nhưng năm nay, do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng cũng đã chờ đến phút chót mới đi mua mặt hàng hàng này. Hậu quả là thị trường gan ngỗng béo ở Pháp trong mùa Noel 2013 vừa qua cũng khá ảm đảm. Khối lượng bán ra giảm 5,6 % và doanh thu của các nhà sản xuất giảm 4,6 %. May mà khu vực xuất khẩu tương đối đứng vững. Bỉ, Nhật Bản và Tây Ban Nha là những thị trường mua vào nhiều nhất gan ngỗng béo « made in France » !