Monday, July 11, 2016

Trời ơi là trời... Đừng để bị lừa đảo!

Truong Pham (Danlambao) - Chính phủ Cộng sản ra kế hoạch mượn vàng của dân. Cách thức là vay có giấy biên nhận nợ đàng hoàng.

"Giấy chứng nhận vàng" để lấy vàng thật!

Dân sống sao mà cứ để cho Chính phủ nghĩ là dân vẫn còn ngu, dễ dụ quá sức.

Lấy vàng thật của dân rồi đưa cho dân tờ giấy chứng nhận vàng.

Tờ giấy đó làm được gì hả quý vị? Sau này cầm giấy đi đòi ai?

Nếu quý vị cho tôi vay tiền, vàng và tôi viết giấy biên nhận cho quý vị thì còn có khả thi hơn. Vì nếu tối không trả thì quý vị có thể thưa kiện tôi.

Quý vị cho chính quyền vay thì sau này đi thưa kiện ai???

Tôi khẳng định luôn, ai đưa Chính quyền vàng và lấy tờ giấy biên nhận có con dấu của chính quyền đều là ngu xuẩn.

Có vàng dư chưa biết làm gì thì cứ cất. Chết đấy.

Không phải tôi ghét Cộng sản mà tôi nói vậy mà đó là chiêu trò của Chính quyền cần tiền.

Nhiệm vụ và công việc của một chính quyền đúng nghĩa là không phải tiền mà là quản lý hành chính và an ninh/an toàn, vạch ra các đường lối đúng để dân làm ăn phát tiễn giàu có chứ không phải đi làm kinh tế thay dân.

Dân làm ra tiền thì mới đóng nhiều thuế vào ngân sách, từ đó chính phủ mới đẩy mạnh công trình và dịch vụ công, từ đó tiền lương của "đầy tớ" mới cao hơn được. Ai lại chơi đi vay?

Dân góp hết vàng, tiền, bán hết đất đưa cho Chính phủ làm kinh tế, dân ngồi chơi hưởng lãi. Được không? Chính phủ dám không?

Vinashin, Vinaline, công ty này, công ty kia là lấy tiền của dân đi phá. Phá hết rồi giờ lại giở chiêu trò vay vàng!

Chính quyền không được làm kinh tế nha các bạn. Vay/xin vốn ODA từ nước ngoài thì được. Ai lại đi vay tiền/vàng của dân!!!

Chính phủ vay vàng và sẽ bán để lấy tiền, nhưng Chính phủ không bán cho dân vì bán cho dân là lạm phát. Chính phủ sẽ bán cho nước ngoài để lấy ngoại tệ.

Khi vàng vào tay nước ngoài rồi, vàng đâu nữa mà trả lại cho dân. Lúc đó Chính phủ tìm cách kéo dài nợ cho đến khi bạn già và chết đi, hoặc Chính phủ sẽ trả bằng tiền. Mà tiền là giấy, các bạn làm gì với tiền giấy khi nó lạm phát.

Chính phủ vay vàng mà trả bằng tiền thì lạm phát sẽ tăng vùn vụt là điều đương nhiên.

12.07.2016

Chưa bao giờ người ngư dân Việt Nam lại khổ như bây giờ

Mai Tú Ân (Danlambao) - Trong khi nhà cầm quyền CSVN, ngành ngoại giao, Cảnh Sát Biển... luôn luôn tự hào ca ngợi mình thành công, đáp ứng nhu cầu thời cuộc thì Biển Đông với liên tục những vụ việc đụng độ, tàu chìm, người chết luôn luôn là những sự kiện đau buồn chống lại điều đó. Chỉ trừ những người cầm quyền, những kẻ ăn theo thì làm như không thấy gì, còn tất thảy người dân Việt Nam đều đau buồn, và khó hiểu về những vụ việc đau lòng đã và đang xảy ra hàng ngày với người ngư dân Việt Nam ở Biển Đông.

Bao đời nay Biển Đông vốn là nơi kiếm sống, là vùng biển bình yên của những người ngư phủ Việt Nam để sáng sáng từng đoàn thuyền dong buồm phơi phới ra khơi đánh cá, những buổi chiều trở về, cá đầy khoang với điệu hò hạnh phúc nơi những vùng quê thanh bình. Nhưng giờ đây Biển Đông đã không còn yên tĩnh nữa với những người ngư dân hiền lành và chân chất đó. 

Biển gần bờ thì bị một đòn trí mạng khi nhà máy Formosa xả độc giết sạch sành sanh tất cả các loài tôm cá. Biển xa bờ thì Trung Cộng coi như biển của họ và ngang nhiên ra lệnh cấm 3 tháng với lý do bảo toàn hệ sinh thái. Các cuộc đụng độ, húc chìm tàu diễn ra như cơm bữa với phần thua thiệt rơi vào ngư dân Việt Nam. Đã có người chết thảm bởi những vụ việc cố ý này, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam như mọi khi, vẫn cho là tàu “lạ” của nước “lạ” nào đó, khiến cho không có cuộc điều tra nào được mở ra. 

Nhưng giờ đây, khi những vụ việc đuổi và húc chìm tàu của ngư dân Việt Nam đã được xác định là do tàu Trung cộng gây ra, như gần đây nhất là vụ tàu cá Quảng Ngãi tàu cá QNg 90479 TS của ông Võ Văn Lựu vào ngày 9/7/2016 đã bị hai tàu Trung cộng số hiệu 46102 và 56103 đâm chìm. 5 ngư dân phải trôi nổi nhiều tiếng đồng hồ mới được tàu bạn đến cứu. Không ai có trách nhiệm lên tiếng cả. Nhà nước im lặng không có một tiếng ho. Người phát ngôn cũng không, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những câu vu vơ vào những cái đích vu vơ, giống như ném sỏi ao bèo hay như chó sủa ma. 

Mất tàu đánh cá, suýt mất mạng thì cũng chỉ người ngư dân gánh chịu. Họ không thể trông nhờ vào nhà cầm quyền, hay cảnh sát biển Việt Nam, những tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ họ. Cũng như các vụ bị húc chìm tàu, vụ người chết trước đây thì rồi tất cả cũng sẽ lại chìm xuồng, tất cả lại đi vào quên lãng với phần thua thiệt rơi vào người ngư dân Việt Nam. 

Khi không có được sự bảo vệ của ai, của nhà cầm quyền lẫn của các lực lượng chấp pháp trên biển như thế thì việc gì đến sẽ phải đến. Đã bị người giày rồi thì tất sẽ có kẻ xéo. Một ngày sau vụ tàu Trung cộng húc chìm tàu cá Quảng Ngãi, thì cảnh sát biển Thái Lan đã nổ súng bắn vào tàu đánh cá Việt Nam, khiến một người mất tích (có thể đã chết) và hai người bị thương. Tàu và thủy thủ bị bắt giam và chờ đưa ra tòa vì tội xâm phạm vùng biển trái phép. Thế là cùng với vụ bắn chết một ngư phủ Việt Nam năm ngoái, vụ bắn người gây thương vong này rồi cũng sẽ được quên đi bởi người ngư phủ Việt Nam giờ đây không còn được ai bảo vệ cho tính mạng, tài sản của họ được nữa. Họ không còn biết trông vào ai, kêu cứu vào ai nữa mỗi khi phải mạo hiểm dong buồm theo những đàn cá. 

Nhưng than ôi. Biển Đông mà tổ tiên để lại giờ đây chật cứng những kẻ thù. Kẻ thù hung ác và đáng sợ nhất là Trung cộng với hàng chục ngàn ghe thuyền đánh cá cùng với các tàu hải kiểm, giám kiểm nhưng sẵn sàng húc chìm bất cứ tàu cá Việt Nam nào. Rồi những người “bạn” của Việt Nam trong khối ASEAN cũng không bỏ qua cơ hội khi tấn công những thuyền đánh cá không được bảo vệ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Thử hỏi trong những nước láng giềng biển đông như Mã Lai, Indonesia, Philippines, Thái Lan... có nước nào không tấn công, bắt giữ, thậm chí giết người đối với tàu cá Việt Nam hay không. 

Những chính sách sai lầm, bảo thủ và không theo ai, không dựa vào ai ngoài trừ Bắc Kinh, cùng với việc không dám làm mất lòng ai của nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian gần đây đã mang lại hệ quả xấu khi đã tự vứt bỏ đi chính mình. Một nhà cầm quyền mà không biết bảo vệ chính đáng người dân của mình thì người dân của nước đó sẽ phải khổ sở lắm trên con đường mưu sinh. Với Việt Nam chúng ta thì giờ đây người ngư dân và gia đình của họ là những người khổ sở nhất, khốn cùng nhất... 

12.07.2016

500 triệu USD và sinh mệnh của người dân

Kỹ sư Phạm Thanh Sơn trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành (Danlambao) - Ngày 30/6 vừa qua giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đã công bố nguyên nhân biển miền Trung bị nhiễm độc nặng dẫn đến cá chết hàng loạt.

Những điều họ nêu lên người dân và dư luận đã nói đến cả tháng trước đó...

Tập đoàn Formosa đã nhận tội và đền bù 500 triệu USD. Phải chăng với số tiền ấy Formosa đã được xóa tội?

Dư luận khẳng định với những vi phạm cực kỳ nghiệm trọng về môi trường mà tác hại của nó sẽ còn kéo dài vài chục năm nữa Formosa phải bị xóa sổ.

Từ Hà Nội, kỹ sư Phạm Thanh Sơn, một người hoạt động khoa học về lãnh vực môi trường đã nói lên suy nghĩ của mình về thảm họa nhiễm độc biển miền Trung qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà thú nhận: thải chất độc là do bàn tay Trung cộng

CTV Danlambao - Trong phiên họp sáng 11/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thú nhận rằng: các công việc "chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nhà thầu này đều là nhà thầu của Trung Quốc." (1)

Nhà máy Formosa do tập đoàn Đài Loan đứng tên lại do Trung cộng điều hành và kiểm soát tất cả những khâu cực kỳ quan trọng trong việc làm độc môi trường Việt Nam.

Từ tiết lộ này, xin được trích dẫn lại 1 đoạn trong bài viết cách đây hơn 1 tuần của tác giả Vũ Đông Hà "Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?" (2):

"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn

Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải. 


Lối giải thích này cho thấy: 

- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển. 

- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.

Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những hoá chất độc hại trong nước thải là không có điện!

Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc. 

Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số ngày" là điều vô lý.

Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.

Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai? 

Nghi vấn của tác giả Vũ Đông Hà về thủ phạm cố tình xả độc vào biển Đông bây giờ đã được Bộ trưởng TN-MT chính thức xác nhận.

Song song với việc thú nhận bàn tay nhà thầu Trung cộng là thủ phạm xả thải, ông Trần Hồng Hà còn cho biết:

"Cơ quan chức năng phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính, trong đó liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, vấn đề qua giai đoạn thử nghiệm có dấu hiệu xảy ra sự cố liên quan đến điện, liên quan đến việc triển khai các hệ thống xử lý chưa đáp ứng theo đúng quy trình, chưa đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan quản lý. “Trong 53 hành vi đó có một hành vi rất quan trọng là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải. Công nghệ này hoàn toàn do họ tự ý điều chỉnh, đây là bằng chứng rõ ràng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta”.

Ở đây có một điều cần lưu ý trong phát biểu lắt léo, tréo cẳng ngỗng của ông bộ trưởng: "việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta". Tức là ông ta đang bào chữa cho hành vi "tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải" lại là hành vi không liên quan đến thảm hoạ môi trường đã xảy ra.

Từ ông này, chúng ta cũng được biết rằng:

"Hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò luyện cốc, tại đó nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mới chạy được ¼ công suất."

Theo như ông ta, chỉ mới chạy thử, và nguồn nước thải mới chạy 1/4 công suất mà cá đã chết hàng loạt như thế thì thử hỏi nếu chạy thật, chạy 100% vào tháng 4 vừa rồi thì hậu quả sẽ như thế nào?

Trước những dữ kiện, cúp điện, cố tình thải nước độc không thanh lọc, ông Hà vẫn khăng khăng rằng: “Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thìhoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường”. 

Rõ ràng ông không xem những "nguy cơ tiềm ẩn" không những về môi trường mà còn về an ninh quốc phòng của Việt Nam không là gì cả. Làm thế nào người dân tin tưởng "sự cố" có thể kiểm soát được dựa vào những gì đã xảy ra và những hành xử của các quan chức, trong đó có ông Trần Hồng Hà trong mấy tháng vừa qua!?

Và hơn hết, làm sao các ông kiểm soát được khi không những nhà thầu Trung cộng nắm giữ những khâu độc hại này và:

“Hiện nay, chúng tôi được biết có 70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép,còn con số của các nhà thầu luôn biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn.”theo như lời thú nhận của ông Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân?

Còn 30% lao động không có giấy phép (tức là khong kiểm soát được) là thành phần nào? Ai kiểm soát được Trung Nam Hải cài người theo "biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn" và lại "cúp điện" bộ phận thanh lọc trong vài ngày như vừa mới làm vào đầu tháng 4 năm 2016?



_______________________________________

Chú thích:


Đại tướng Đỗ Bá Tỵ: "Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh... khả năng thế lực thù địch..."

Vũ Đông Hà (Danlambao) - ...Thế lực thù địch của dân tộc Việt Nam chính là đảng cộng sản của các ông. Không ai khác. Chính cái thế lực thù địch này đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để thừa cơ cướp chính quyền, để từ đó tàn sát người dân trong chiến dịch giết người "cải cách ruộng đất", để áp đặt một thể chế cai trị độc tài và là thủ phạm đã đầu độc hàng triệu con người, hàng thế hệ Việt Nam bằng những chất thải còn độc hại hơn cả những gì được tống ra từ nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh.

"Tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh"!?: Chính các ông là những tiềm ẩn, là những nguy cơ cho quốc phòng, an ninh của đất nước Việt Nam - một đất nước bị cai trị bởi những tên bán nước...


*

Sau một thời gian im lặng là... bốn vàng, kể từ khi cá chết cho đến khi Formosa cúi đầu tự thú, ông đại tướng kiêm Phó chủ tịch đảng hội bây giờ mới mở miệng lo lắng đến chuyện quốc phòng an ninh gây ra sau vụ Formosa bỏ thuốc độc biển Đông, với câu thòng: "chưa kể khả năng các thế lực thù địch sẽ có những tác động lợi dụng." (1)

Trong khi cả làng mạng lề Dân với hàng loạt bài viết phân tích về nguy cơ cá chết không chỉ nằm ở thảm họa môi trường mà còn dẫn đến việc bỏ trống biển Đông, ngư dân không thể tiếp tục hành nghề, không còn có cơ hội vừa kiếm sống, vừa tạo sự hiện diện của người Việt để giữ chủ quyền trên vùng biển của tổ tiên thì bây giờ ông Tỵ mới cất tiếng.

Theo Đỗ Bá Tỵ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 11.07.2016 thì "vấn đề Formosa bước đầu đã được xử lý tốt".

Xin nhắc lại cho ông rõ về những cái gọi là "xử lý tốt" bởi đảng và nhà nước cộng sản của ông trong "bước đầu":

- Xử lý tốt là các quan chức của đảng đã kéo nhau xuống biển xa vùng bị nhiễm độc, ăn nhậu hải sản để lừa đảo nhân dân rằng: cá, biển vẫn an toàn.

- Xử lý tốt là các đồng chí của ông đã đăng đàn tuyên bố Formosa không phải là thủ phạm. Tội đồ gây nên cá chết là tảo nở hoa, thủy triều đỏ.

- Xử lý tốt là cùng lúc với việc cá chết biển Đông là để (hay làm) cho hàng loạt cá chết trên các sông hồ ở ba miền đất nước, tạo ấn tượng thủ phạm không phải do Formosa mà do thời tiết và con người.

- Xử lý tốt là đánh đạp phụ nữ, trẻ con, những công dân ngay từ đầu đã xuống đường lên tiếng tố giác Formosa đầu độc môi trường.
- Xử lý tốt là dấu nhẹm cho đến bây giờ nguyên nhân cái chết của người thợ lặn Lê Văn Ngày (2), tình trạng của hàng chục thợ lặn bị nhiễm độc Formosa khác, cũng như của những người dân đã bị ngộ độc.

- Xử lý tốt là đồng ý ngay lập tức những cái cúi đầu nhận lỗi qua video của những tên tội đồ Formosa mà không cần biết tội ác đã xảy ra như thế nào, đưa tay nhận ngay 500 triệu đô mà không cần biết những thiệt hại lâu dài về môi trường, sức khỏe, đời sống người dân và kinh tế quốc gia ở mức độ nào.

- Và xử lý tốt trong giai đoạn đầu là TBT đảng của ông đã ngay lập tức đến thăm Formosa sau khi cá chết, cả ông lẫn toàn bộ cái đảng hội của ông câm miệng cho đến ngày toàn đảng các ông tự ca bài chiến thắng Formosa với con số 500 triệu đô.

Ông đã đặt ra một loạt những câu hỏi: “Vấn đề khắc phục môi trường bao giờ sẽ làm được để nghề cá tiếp tục? Vấn đề liên quan quốc phòng - an ninh? Việc giải ngân số tiền đền bù của Formosa sẽ được thực hiện thế nào? Trách nhiệm của các cơ quan? Tiền đến tay người dân ra sao?”.

Câu hỏi nào cũng hợp lý nhưng... thừa:

Thừa vì đó là những điều, những công việc đương nhiên mà bất kỳ viên chức nào trong chính phủ đều phải biết, phải lấy đó làm trách nhiệm để thi hành bổn phận của mình.

Câu hỏi nào cũng hợp lý nhưng... thiếu:

Thiếu vì ông lờ đi việc truy tố thủ phạm Formosa ra tòa, lờ đi những tên đồng phạm đã lừa dối người dân, cố tình để người dân vẫn tiếp tục tiêu thụ hải sản có nguy cơ nhiễm độc phenol và cyanide khi những tên đồng phạm này nhân danh vai trò bộ trưởng, thứ trưởng thể hiện bằng lời nói và việc làm là cá, biển vẫn an toàn cho đến khi Formosa thú nhận tội lỗi.

Câu hỏi nào cũng hợp lý nhưng... cụt:

Cụt vì ông không có và không thể có những câu trả lời. Bởi vì, chính ông, cả đảng hội của ông, nhà nước mà các ông cướp nó bằng trò đảng cử đảng bầu, và cái đảng độc tài của ông lại là câu trả lời: chính các ông là thủ phạm dẫn đến thảm hoạ Formosa và mọi thảm hoạ khác trên đất nước do các ông độc quyền cai trị.

Và sau cùng về cái gọi là "khả năng các thế lực thù địch sẽ có những tác động lợi dụng."

Thưa ông, thế lực thù địch của dân tộc Việt Nam chính là đảng cộng sản của các ông. Không ai khác. Chính cái thế lực thù địch này đã lợi dụng lòng yêu nước của dân để thừa cơ cướp chính quyền, để từ đó tàn sát người dân trong chiến dịch giết người "cải cách ruộng đất", để áp đặt một thể chế cai trị độc tài, đã nhanh chóng đem vào và ký nhận Formosa hoạt động tại Vũng Áng mà không có một biện pháp phòng ngừa thảm hoạ môi trường. Nhưng còn hơn thế nữa, chính đảng cộng sản các ông là thủ phạm đã đầu độc hàng trăm triệu con người, trải dài qua hàng chục thế hệ, bằng những chất thải còn độc hại hơn phenol và cyanide. Đó là chất độc cộng sản và chất thải Trần Dân Tiên đã giết lần giết mòn dân khí của cả một dân tộc. Các ông, kể từ thời Hồ Chí Minh đến nay, đã thải ra những thứ độc hại khủng khiếp hơn ngàn lần so với những gì được tống ra từ nhà máy xả độc của Tàu.

"Tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh"!!!

Chính các ông là những tiềm ẩn, là những nguy cơ cho quốc phòng, an ninh của đất nước Việt Nam - một đất nước bị cai trị bởi những tên bán nước.

12.07.2016


____________________________________



Vũng Tàu: ĐBQH Nguyễn Văn Hiến bị tố cáo chèn ép dân để sang đoạt đất

CTV Danlambao - Trong đơn kêu cứu gửi cho Danlambao, anh Nguyễn Văn Hạ (1976), thường trú nhà 16/15, đường Bình Giã, phường 8, tp Vũng Tàu nêu rõ việc bị ông Nguyễn Văn Hiến, Chánh án TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chèn ép nhằm sang đoạt đất bất hợp pháp.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa anh Nguyễn Văn Hạ và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Hoà kéo dài do TAND tp Vũng Tàu thụ lý. 

Nguồn gốc đất ban đầu do anh Hạ mua lại từ ông Lê Ngọc Tú và bà Nguyễn Thị Hiền tại thửa đất số: 738 – Tờ bản đồ số: 5 tọa lạc tại Phường 8, TP Vũng Tàu đã được UBND Phường 8, TP. Vũng Tàu chứng thực ngày 01/10/2001 và đến ngày 06/02/2002, UBND TP. Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số: 00271/02/P8QSDĐ/236/QĐ-H. 

Hợp đồng mua bán đất của anh Hạ từ năm 2002. Ảnh: bạn đọc Danlambao cung cấp

Năm 2009, do vợ anh Hạ sinh con nhỏ nên hai vợ chồng chuyển về nhà mẹ vợ. Trong khoảng thời gian này, bà Nguyễn Thị Hòa (mẹ anh Hạ) chuyển đến sống và xảy ra tranh chấp. 

Trong đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, anh Nguyễn Văn Hạ chỉ rõ việc ông Nguyễn Văn Hiến, ĐBQH tỉnh Vũng Tàu đứng sau chỉ đạo việc xử lý tranh chấp. Cụ thể như sau: 

Ông Nguyễn Văn Hiến, ĐBQH tỉnh Vũng Tàu lập giả giấy chứng tử của hai người bán đất cho anh Hạ sau khi tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án số 242/2010 TLST - DS V/v: kiện tranh chấp Quyền sử dụng đất với bà Nguyễn Thị Hòa “với lý do không cung cấp được người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan”. 

Tuy nhiên, sự việc này đã bị bại lộ khi hai người chuyển nhượng đất vẫn còn sống. 

Trong năm 2013, với danh nghĩa là ĐBQH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Nguyễn Văn Hiến đã đến trường Cao đẳng Nghề Du lịch để “giải quyết tranh chấp đất giữa thầy Nguyễn Văn Hạ và bà Nguyễn Thị Hòa”. 

Tòa án đã đình chỉ vụ kiện trên 4 lần, và vào tháng 4 năm 2016, sau khi ông Nguyễn Văn Hiến được bổ nhiệm làm Chánh án TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì vụ kiện được tiếp tục thụ lý. 

Đáng ngạc nhiên là trong suốt thời gian qua, khi anh Nguyễn Văn Hạ liên tục có đơn thư kêu cứu gửi các cơ quan chức năng khắp nơi thì không hề nhận được câu trả lời.

Đến nay, khi cơ cấu đã xong, khi ông Nguyễn Văn Hiến được cất nhắc lên tới chức chánh án TAND thì con đường đi tìm công lý của anh Hạ chắc sẽ rất còn dài. 

Dân Làm Báo sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc thông tin về vụ việc này.

Bị tràn ngập rác thải, Hồng Kông cáo giác Trung Quốc

Thụy My 
Theo RFI- 11-07-2016 08:53 
media
Túi rác trôi dạt vào bãi biển Nhẫm Thụ Loan (Nim Shue Wan) Hồng Kông - ảnh chụp ngày 08/07/2016 REUTERS 
Hôm nay, 10/07/2016, trưởng đặc khu Hồng Kông  tuyên bố số rác thải tràn ngập vùng duyên hải trong những tuần lễ gần đây là từ Trung Quốc. Ông cho biết sẽ thảo luận với chính quyền Quảng Châu để chấm dứt hiện tượng này.
Các nhà bảo vệ môi trường đã công bố trên mạng xã hội những hình ảnh bãi biển ngập đầy rác, trong đó có các chai lọ, bao bì nhựa mang nhãn hiệu bằng chữ Hoa giản thể, được sử dụng ở Hoa lục chứ không phải ở Hồng Kông.
Sau khi đi một vòng vùng duyên hải, ông Lương Chấn Anh nói với báo chí tại Đại Tự Sơn, hòn đảo lớn nhất Hồng Kông, rằng rác thải sinh hoạt từ Hoa lục tràn sang có thể do mưa lũ ở miền nam Trung Quốc trong những ngày gần đây. Lượng rác tăng cao gấp nhiều lần so với thường lệ khiến lực lượng công nhân vệ sinh Hồng Kông phải làm việc quá sức.
Ông Lương Chấn Anh tuyên bố : « Đây là tình thế đặc biệt, chúng tôi sẽ bàn bạc với chính quyền Quảng Châu ».
Bản thân Hồng Kông lâu nay cũng đã vất vả với vấn đề rác thải. Theo tổ chức phi chính phủ « HK Clean Up », lượng rác mỗi ngày tại đây lên đến trên 16.000 tấn, trong đó có 1,3 triệu chai nhựa, 1.000 tấn túi nhựa và một số lượng lớn bao bì đủ loại. Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được đổ vào các bãi rác đã quá tải.

Sỹ diện và cô đơn của Người khổng lồ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bùi TínTheo VOA-11.07.2016 
Ngày 12/7 tới, Tòa án Quốc tế LHQ ở la Haye, Hà Lan, sẽ công bố kết luận Vụ án ‘’Lưỡi bò 9 đoạn‘’ của Trung Quốc trên biển Đông, do Philippines khởi kiện theo Luật Biển của LHQ.
Tuy Trung Quốc một mực không công nhận, không tham gia vụ án, nhưng không thể không e ngại vì đây là sự phán xét của Tòa án Quốc tế có ảnh hưởng đến uy tín, vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc là nước lớn, rất quan tâm đến danh dự quốc gia, đến thanh danh quốc tế nên không thể chỉ tuyên bố không công nhận vụ án là xong. Tập Cận Bình cũng là người rất quan tâm đến vị trí cường quốc thứ hai của Trung Quốc đang trỗi dậy giành vị trí cao nhất trong ‘’Giấc mơ Trung Hoa’’, cho nên bị tố cáo là quốc gia vi phạm luật quốc tế, có hành vi bành trướng phi pháp là một điều không dễ chịu chút nào.
Có thể phỏng đoán phản ứng của Bắc Kinh sẽ ra sao?
Mức thấp nhất là Bắc Kinh sẽ ra tuyên bố lặp lại lập trường lâu nay là không công nhận kết luận của Tòa án, không công nhận các phiên tòa mới nếu như một số nước khác phát đơn kiện theo chân Philippines, như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, hay cao hơn là tuyên bố không công nhận Luật Biển 1982 của LHQ, tự tách ra khỏi cộng đồng nhân loại.
Mức cao hơn là bất chấp kết luận của Tòa án quốc tế, Trung Quốc tiếp tục củng cố 7 căn cứ quân sự nhân tạo đã có ở Hoàng Sa và Trường Sa, tăng thêm máy bay, tàu chiến, trạm radar, cùng các thiết bị quân sự khác tại đây.
Cao hơn một mức nữa là tuyên bố thiết lập Khu nhận dạng phòng không, bao gồm vùng trời biển Đông. Mức này rất nghiêm trọng và liều lĩnh, vì sẽ dẫn ngay đến va chạm trên không, xung đột lớn kéo dài, hậu quả chưa biết đến đâu.
Một khả năng liều lĩnh nữa là ra sức củng cố đảo Scarborough của Philippines cùng 7 đảo nhân tạo cũ trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa thành khu tam giác liên hoàn, khống chế chặt chẽ toàn bộ tuyến hải vận nhộn nhịp qua vùng này.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã dự liệu và cảnh báo rõ ràng rằng Bắc Kinh chớ có liều lĩnh và rằng mọi hành động bành trướng ngông cuồng sẽ bị chặn lại một cách tức thời và kiên quyết nhất để bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế.
Cảnh báo này đi cùng hành động rõ ràng. Hai cụm hàng không mẫu hạm và hàng chục khu trục hạm cùng hơn hai trăm máy bay cùng gần 5.000 quân Mỹ đã có mặt trong vùng châu Á Thái Bình Dương để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tư do hàng hải. Theo hướng xoay trục của Hoa Kỳ, Úc đã gia tăng sự có mặt ở biển Đông, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tham gia tuần tiễu hải quân; riêng Indoneia, Tổng thống Joko Widodo cùng nhiều bộ trưởng đã ra tận đảo Natuna bị Trung Quốc xâm phạm để lên án Bắc Kinh và xua đuổi tàu cá Trung Quốc lộng hành tại vùng này. Sự cô lập của Trung quốc ngày càng rõ.
Nhưng theo tôi, phản ứng của Bắc Kinh lần này sẽ phải chăng, sẽ nói nhiều nhưng làm ít, mọi hành động sẽ chững lại một thời gian, chưa thể có hành động gì liều lĩnh ngang ngược, vì tự hiểu lực bất tòng tâm. Chính do vậy mà sự đối phó của họ sẽ nặng về chiến tranh tâm lý, như huênh hoang rằng lập trường biển Đông của họ được trên 60 nước ủng hộ. Nhưng theo Reuters, tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative cho rằng Lào và Campuchia ủng hộ Bắc Kinh do không có bờ biển ở Thái Bình Dương, và thực ra chỉ có 7 nước tuyên bố rõ ràng ủng hộ Bắc Kinh là Afghanistan, Lesotho, Gambia, Kenya, Niger, Sudan và Vanuatu.
Chỉ tiếc là Bộ Chính trị Hà Nội không muốn và không thể thấy cái hoàn cảnh của Trung Quốc bành trướng đang bị bao vây cô lập, bị thế giới xa lánh, bị Tòa án quốc tế kết tội nhục nhã, để nhận ra thời cơ phát đơn kiện như Philippines đã làm có kết quả, để sớm liên minh với các nước dân chủ trên toàn thế giới nhằm tăng thêm gấp bội cả thế và lực để bảo vệ Tổ quốc.
Trung Quốc càng thêm lo lắng khi cuộc họp G7 mở rộng sắp đến (26 và 27/7) tại Nhật Bản; Ngoại trưởng Nhật Fumio Keshida cho biết sẽ không bỏ qua vấn đề biển Đông là vấn đề lớn liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển bền vững của khu vực và toàn thế giới.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

70 năm vụ Ôn Như Hầu

Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-07-11  
635751404277370349.jpg
Trụ sở chính của Việt Nam Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu.  Courtesy of baotangcongan.hanoi.gov.vn
Tròn 70 năm kể từ ngày lực lượng Việt Minh tấn công hàng loạt các cơ sở của Quốc dân đảng trên toàn quốc vào ngày 12 tháng 7 năm 1946, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội. Quốc dân đảng bị buộc tội âm mưu đảo chính. Hình ảnh Quốc dân đảng trong các tài liệu trong nước là một hình ảnh không tốt. Sau đây là ghi nhận ý kiến từ một phía khác về sự kiện Ôn Như Hầu, cũng như di sản của Quốc dân đảng ngày nay.
Vụ Ôn Như Hầu
Tài liệu được công bố của đảng cộng sản Việt Nam nói rằng tại số 7 Ôn Như Hầu, Hà Nội, có nhiều căn hầm dùng làm nơi giam giữ và tra tấn với nhiều dụng cụ còn dính máu. Khai quật trong vườn chuối có nhiều xác người mà Quốc dân đảng đã thủ tiêu.
Người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.
- Ông Trần Tử Thanh
Trả lời về thông tin này, ông Trần Tử Thanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng đại biểu Quốc dân đảng, hiện sống tại Virginia, Hoa Kỳ cho rằng:
“Lúc đó Việt Nam quốc dân đảng chúng tôi mới nhận trụ sở Ôn Như Hầu mới có vài tháng thôi. Người nhà thầu đến sửa sang trụ sở đó cho Quốc dân đảng làm việc, sau này có kể lại là khi ông ta vào làm việc thì thấy trong khu vười chuối có vài ngôi mộ, hỏi ra thì mới biết là mộ đó của những người Trung Hoa quốc gia họ sang đây bị bệnh chết, rồi chôn ở đó. Dựa vào đó người cộng sản họ dựng nên vụ án, rồi nói rằng trong đó có vũ khí với tra tấn, làm sao mà một cái nhà giữa thành phố Hà Nội lại như vậy. Chuyện đó hoàn toàn không phải là sự thật.”
Ông Thanh còn thuật một câu chuyện là đêm hôm trước công an Việt Minh có đến lấy một số tử thi ở nhà xác thành phố, và sau đó đem đến số 7 Ôn Như Hầu, nói là do Quốc dân đảng giết hại.
Cũng theo tài liệu chính thức của Việt Nam thì vụ tấn công trụ sở Quốc dân đảng ở số 7 Ôn Như Hầu, cũng như hàng loạt cơ sở khác là nhằm để đập tan một âm mưu đảo chính lật đổ chính phủ.
Ông Trần Tử Thanh không đồng ý:
“Vụ đảo chánh lật đổ chính phủ thì chính ngay ông Võ Nguyên Giáp cũng đã liên hệ với một sĩ quan của Pháp để chính thức xin yểm trợ cho ông ta một số vũ khí tối tân, cũng như một số sĩ quan Pháp, để ông ta tấn công vào các cơ sở của Việt Nam Quốc dân đảng. Thì như vậy làm sao nói Việt Nam Quốc dân đảng liên hệ với Pháp được, tài liệu của những người cộng sản sau này cũng có đề cập đến vấn đề đó.”
6357514042773703491.JPG
Lệnh bắt những người ở số 7 phố Ôn Như Hầu, ngày 12 tháng 7 năm 1946.
Trong giai đoạn 1945-1946, chính phủ Việt Nam tại Hà Nội là một chính phủ có nhiều đảng phái, trong đó có lực lượng Việt Minh do người cộng sản làm nòng cốt. Kết luận về vụ án Ôn Như Hầu, ông Trần Tử Thanh cho rằng nguyên nhân chính là Việt Minh của đảng cộng sản muốn độc chiếm quyền lãnh đạo chính trị:
Chủ nghĩa cộng sản hay con người cộng sản thì khi họ đưa bất cứ vấn đề gì ra thì chúng ta cũng cần phải xét lại. Chắc chắn vụ Ôn Như Hầu phải được sự chuẩn thuận của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu của ông ta, và đây hoàn toàn là dàn dựng. Ông Hồ Chí Minh đã ký một hiệp định sơ bộ với Pháp, đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp trở lại Việt Nam. Và chính phủ Pháp sẽ công nhận ông ta là người chính thức đại diện cho người Việt Nam. Và người Pháp nói là để cho Việt Nam tự do trong Liên hiệp Pháp. Ông Hồ Chí Minh tham quyền hành, muốn đảng cộng sản nắm hết quyền, và khi chính phủ liên hiệp quốc gia và cộng sản được thành lập, ông ta dần dần loại bỏ các thành phần quốc gia, trong đó có các thành viên Quốc dân đảng, Đại Việt, cũng như Việt Nam cách mạng đồng minh hội của cụ Nguyễn Hải Thần. Tức là loại bỏ các thành phần quốc gia ra khỏi chính phủ bằng cách gây nên một vụ án.”
Di sản Quốc dân đảng
Quốc dân đảng Việt Nam được ông Nguyễn Thái Học thành lập năm 1927 nhằm mục tiêu lật đổ chế độ thực dân Pháp bằng bạo lực. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930 bị thất bại, ông Nguyễn Thái Học và nhiều đồng chí bị Pháp xử tử, hơn 300 người bị bắt đày biệt xứ sang Guyana thuộc địa Pháp tại Nam Mỹ.
Sự thành lập Quốc dân đảng Việt nam cũng được cho là lấy cảm hứng từ Quốc dân đảng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn thành lập. Trên trang Web của Quốc dân đảng Việt Nam hiện nay người ta thấy khẩu hiệu Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, và đó là nội dung của chủ nghĩa Tam Dân mà Tôn Dật Tiên cổ súy.
Sau sự kiện Ôn Như Hầu, Quốc dân đảng và đảng cộng sản trở thành thù nghịch nhau, nhưng trong số đảng viên cộng sản cũng có một số người từng là đảng viên Quốc dân đảng. Theo ông Trần Tử Thanh, ông Trần Huy Liệu, một cán bộ Việt Minh tiếp nhận chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại vào năm 1945 từng là đảng viên Quốc dân đảng. Một người khác là ông Văn Tiến Dũng, một thời là ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản, và đảm trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng câu khẩu hiệu rất đặc biệt nằm trên các giấy tờ hành chính của nước Việt nam ngày nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập tự do hạnh phúc cũng lấy từ chính tinh thần của chủ nghĩa Tam dân của Quốc dân đảng.
Chắc chắn vụ Ôn Như Hầu phải được sự chuẩn thuận của ông Hồ Chí Minh và bộ tham mưu của ông ta, và đây hoàn toàn là dàn dựng.
- Ông Trần Tử Thanh
Sau năm 1954, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động công khai tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, nhiều thành viên Quốc dân đảng bị đi tù cải tạo, trong đó có hai ông Vũ Hồng Khanh và Trần Văn Tuyên, từng phụ trách những vị trí quan trọng trong chính phủ liên hiệp tại Hà Nội trong giai đoạn 1945-1946.
Năm 2008, báo Tuổi trẻ ở Việt Nam đăng một loạt bài về nhà tù biệt xứ của những tù chính trị Việt Nam bị đưa sang Guyana, trong số đó có hơn 300 đảng viên Quốc dân đảng. Báo địa phương của Guyana, trong số ra ngày 17 tháng 11 năm 2008 có tường thuật buổi đặt biển đồng tưởng niệm các tù nhân với sự có mặt của một nhà báo đến từ Việt Nam là ông Đào Danh Đức.
Trang Việt Quốc của Quốc dân đảng cho biết là vào đầu năm 2010 tổ chức Quốc dân đảng ở Bắc Mỹ và châu Âu hợp lực dựng một tấm bảng đồng thứ hai để tưởng niệm những người đã hy sinh tại Guyana. Song ông Trần Tử Thanh cho biết là tấm bảng này đã bị hư hại, và có nhiều nghi ngờ cho rằng những người cộng sản Việt Nam đã tìm cách phá hoại. Tuy nhiên theo ý kiến của một nhà nghiên cứu độc lập trong nước thì Hà Nội không làm chuyện này, vì họ đã cho phép đăng công khai loạt bài tưởng nhớ các liệt sĩ Quốc dân đảng vào năm 2008.
Tại Việt Nam cũng như hải ngoại tên tuổi Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Khắc Nhu, Đoàn Trần Nghiệp, Cô Giang, Phó Đức Chính đều được trân trọng. Nhưng vụ án Ôn Như Hầu thì không có sự đồng ý như vậy.