Tuesday, March 10, 2015

Gửi tiết kiệm 20 năm, một căn hộ còn 3 tô phở

Theo kenh13.info-10/03/2015 15:25
Một bộ đội xuất ngũ làm thợ điện bậc 5/6 ngày xưa chắt chiu từng đồng lương gửi tiết kiệm vào 12 cuốn sổ, với tổng giá trị bằng một căn hộ nhỏ, nay trị giá chỉ còn ba tô phở.
Đó là trường hợp của ông Lê Minh Toán tại Hàng Bài – Hà Nội. Từ năm 1982-1985, ông đã chắt chiu tiền lương của mình để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm, với tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương. Căn nhà người bộ đội xuất ngũ đang ở, mua ngày đó chỉ 3.100 đồng…
Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Thế nhưng sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.
Gửi tiền tiết kiệm 20 năm
“Cũng có lúc cuộc sống khó khăn, nhưng tôi lại không đi rút vì nghĩ chỉ dùng đến số tiền tiết kiệm khi ốm đau, bệnh tật lúc tuổi già, hay chuyện bất trắc của hai vợ chồng. Ngay cả khi Nhà nước có quyết định đổi tiền vào tháng 9/1985, 10 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới, tôi cũng nghĩ càng để thì tiền càng sinh lời vì có lãi mà. Lãi suất tiền gửi lúc đó tính theo tháng chứ không theo năm như bây giờ với 3%/tháng. Hơn nữa, tiền để Nhà nước giữ nên không lo lắng gì. Cuộc sống lo toan hằng ngày cứ thế cuốn đi…”, ông Toán cho biết.
Ba sổ tiết kiệm ông Lê Minh Toán gửi quỹ tín dụng từ năm 1990.
Ba sổ tiết kiệm ông Lê Minh Toán gửi quỹ tín dụng từ năm 1990.
Ông Lê Minh Toán đau xót cho hay, số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền này chỉ ăn được vài ba tô phở.
Ông Toán là thợ điện bậc 5/6 của Công ty Điện lực Hà Nội. Lương ông được nhận là 310 đồng một tháng. Ông nhớ lại 310 đồng lúc đó to lắm, vì tiền rất có giá trị, mệnh giá cao nhất cũng chỉ là 10 đồng. Căn hộ tập thể mà vợ chồng ông đang sống được mua những năm 1980 với giá 3.100 đồng. Ngày đó ngoài lương ra, để kiếm thêm thu nhập, những ngày nghỉ, ngoài giờ đi làm, ông còn tranh thủ đi sửa điện ở các hợp tác xã, ở nhà riêng, cứ ai nhờ là đi.
Công mỗi lần sửa cũng 10-15 đồng. Tích cóp từ chính hai bàn tay, lao động không mệt mỏi, ông về hưu khi tròn 34 năm lao động cộng với 9 năm quân ngũ.
Giờ tuổi già, căn hộ 14 m2 hai vợ chồng ông ở cũng đã hơn 30 năm, chật chội, ẩm thấp và cũ nát. Chính vì vậy, các con ông lập gia đình đã phải đi thuê nhà bên ngoài để ở.
Ông Lê Minh Toán đau xót số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ ăn được vài ba tô phở,
Chỉ nhận được 109.788 đồng
Đến khi về hưu, tuổi cũng đã ngoài 60, nên năm 2002 ông Toán cho biết đã đi hỏi ngân hàng để rút tiền tiết kiệm ra.
Cầm sổ tiết kiệm đến địa chỉ mà ông đã gửi tiền thì không còn thấy quỹ tiết kiệm ở đó nữa. Thẫn thờ đi rồi lại về nhiều lần, khi hỏi ra thì có người mách, các chi nhánh đã sáp nhập hoặc đổi tên, chuyển đi chỗ khác và khuyên ông nên làm đơn phản ánh lên Ngân hàng Trung ương.
Tháng 6/2002, sau khi ông gửi đơn gửi lên Ngân hàng Trung ương được ít lâu, ông nhận được thư của Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội mời lên làm việc. Trong thư, ngân hàng có nêu rõ là khi đi ông phải mang tất cả các cuốn sổ tiết kiệm để họ đối chiếu với những gì ông phản ánh về 12 cuốn sổ tiết kiệm.
Sau buổi làm việc đó, ngân hàng đã gửi cho ông một quyết định, do giám đốc Nguyễn Hồng Kỳ ký, trong đó có liệt kê cụ thể số sổ tiết kiệm và nơi chịu trách nhiệm chi trả số tiền tiết kiệm của ông, là Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương VN và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng.
Tổng cộng số dư tiền gửi tiết kiệm mà ông từ năm 1982-1985 và lãi nhập gốc tính đến ngày 30/6/2002 là 109.778 đồng. “Tôi không nghĩ là toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời tiết kiệm được sẽ nhận được 1-2 trăm triệu đồng đâu, nhưng áng chừng là 50-70 triệu đồng. Trước khi đi rút, tôi còn lên kế hoạch sẽ mua cho cháu nội cháu ngoại cái quần áo mới hay quyển sách, quyển vở. Thế nhưng, nào ngờ toàn bộ số tiền của cả đời chắt bóp sau 20 năm gửi tiết kiệm chỉ đủ ăn vài ba bát phở, mà lúc gửi thì có thể mua được căn hộ nhỏ ở Hà Nội”, ông Toán ngậm ngùi đau xót.
Nhớ lại cảm giác cái ngày nhận được quyết định thông báo về tổng số tiền cả gốc lẫn lãi của 12 cuốn sổ là 109.788 đồng, ông nói rất ngỡ ngàng, hụt hẫng và sốc. “Tâm trạng khó tả lắm”, ông lặng lẽ nói.
Bà Nguyễn Thị Vân – vợ ông Toán, chia sẻ cho đến bây giờ nhiều đêm ông Toán không ngủ được vì thấy xót xa. Bà biết ông đau buồn nhưng bà không biết làm thế nào được cho vơi bớt, ngoài việc khuyên ông có thể giữ những cuốn sổ tiết kiệm đó làm kỷ niệm.
Từ đó đến nay đã 13 năm, ông Toán cho biết chưa đến ngân hàng để rút số tiền tiết kiệm đó. Hiện Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn giữ toàn bộ 12 cuốn sổ tiết kiệm của ông.
“Sau buổi làm việc để đối chiếu phản ánh của tôi vào ngày 26/6/2002, Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn chưa trả lại các sổ tiết kiệm cho tôi. Tuy nhiên đến nay sổ tiết kiệm của tôi đã được hơn 30 năm, không biết lãi có tăng lên chút nào không? Tôi sẽ đi hỏi và lấy sổ về”, ông Toán tâm sự.
Ông Toán cũng cho biết hiện ông còn giữ ba sổ tiết kiệm gửi từ năm 1990.
Ba cuốn sổ có tổng giá trị là 3,5 triệu đồng được gửi vào Quỹ tiết kiệm Rồng Vàng của Ngân hàng Nhà nước TP HN; Quỹ tín dụng Đông Đô; Quỹ tín dụng nhân dân Hai Bà Trưng.
“Nhiều lần tôi đã cầm sổ đi rút, nhưng các quỹ tiết kiệm này không còn ở địa chỉ cũ nữa. Cứ nghĩ đến số tiền chỉ nhận được chả là bao như 12 cuốn sổ kia thì tôi lại buồn, nên vẫn cất sổ trong tủ”, ông Toán bùi ngùi.

Trung Quốc: Người Việt Nam không được “chết nhanh” mà phải chết “từ từ”

Theo kenh13.info-10/03/2015 09:28
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.
Sự quyến rũ chết người
Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.
Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?
Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
images955331_qe9S4k3o
Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam. Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…
Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.
Đầu độc người dân Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
Thủ đoạn kinh doanh
Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.
Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.
Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.
Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc
Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi. T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế
Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.
Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?
Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.
Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?
Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.
Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?
Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.
Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?
Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

Xin cảm ơn ông!

Ăn bánh “mắng”, phở “chửi” ở Sài Gòn

 Theo Lê Phong/NLDO - Thứ Ba, ngày 10/3/2015 - 21:53
Khách hàng đến ăn phải chờ dài cổ, thậm chí còn bị chủ quán mắng chửi nhưng quán vẫn đông khách. 
Nói đến “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm điều” người ta thường nghĩ ngay đến thái độ phục vụ của một số quán ăn ở Hà Nội. Nhưng nay tại TP HCM đã xuất hiện những quán ăn có thái độ tương tự.
Xếp hàng chờ đến lượt
Tuy quán bánh đúc không bảng hiệu nằm trong một con hẻm nhỏ đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận), mở cửa từ 14 giờ đến 17 giờ, nhưng luôn chật ních khách hàng. Người đến ăn phải chờ dài cổ, có khi không đủ ghế ngồi khách phải vừa đứng vừa ăn. Nhiều người còn phải xếp hàng dài chờ đến lượt mua bánh đúc.
Dù thái độ phục vụ khá “chảnh” nhưng quán ăn bánh đúc luôn đông khách.
Dù thái độ phục vụ khá “chảnh” nhưng quán bánh đúc luôn đông khách.
Tại quán bánh đúc này, chúng tôi chứng kiến 2 vị khách đã chờ hơn nửa giờ mà vẫn chưa có bánh đúc để ăn. Thấy hai người này bày tỏ thái độ khó chịu, nhân viên phục vụ  nói ngay : “Từ từ đến lượt. Không ăn thì thôi!”. Trong khi đó, một khách hàng lại nói nhỏ với chúng tôi: “Đến quán này phải chuẩn bị tiền lẻ. Ai mà đưa tiền chẵn dễ bị chủ quán to tiếng lắm đó!”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi biết được quán bánh đúc này đã tồn tại hơn 40 năm, giá bán mỗi chén 17.000 đồng.  Nhìn chén bánh đúc khá bắt mắt, có màu vàng của tóp mỡ, màu đen của mộc nhĩ, thịt bằm, hành phi… chúng tôi ăn thấy rất ngon. Có lẽ vì ngon và đắt hàng nên chủ quán hách dịch với khách hàng chăng?
Trò chuyện với chúng tôi, chủ quán bánh đúc cho biết: “ Quán lúc nào cũng đông nghịt khách, nhiều người không chịu xếp hàng cứ chen chân mua trước hoặc liên tục thúc giục nhân viên phục vụ. Vì thế, tôi phải cáu lên để họ loại bớt những vị khách bất lịch sự”.
Giá rẻ và ngon
Cứ đầu giờ chiều mỗi ngày là quán bánh cuốn khu Hòa Hảo (quận 10, TPHCM) tấp nập khách. Khách ăn phải đi bộ 100 mét để tìm chỗ gửi xe với giá 5.000 đồng/chiếc. Điều mà mọi người nhận thấy ở quán bánh cuốn nổi tiếng này là chủ quán luôn miệng chửi mắng khách hàng.
Khách đến ăn không dám lớn tiếng vì sợ chủ quán nạt nộ
Khách đến ăn không dám lớn tiếng vì sợ chủ quán nạt nộ
Anh Hùng nhà ở quận 5, TPHCM, kể: “Thấy quán này đông, tôi tò mò đến ăn thử. Khi tôi xin thêm một ít giá trụng và ít ớt xay liền bị chủ quán hét lớn: “Đui mù hay sao không thấy ớt xay để ở bàn kế bên”. Còn anh Lâm, một khách hàng “ruột” quán này cho rằng bánh cuốn ở đây ngon và giá rẻ 17.000 đồng/đĩa, nhất là nước chấm hết sức đặc biệt, chả lụa và thịt bằm nhiều hơn so với chỗ khác. Còn chuyện chủ quán có “nói ra nói vào” như chửi mắng thì mặc kệ miễn rẻ và ngon là được.
Một quán phở gần chợ Thuận Kiều (quận 5) cũng có số lượng khách đến ăn luôn nhiều hơn số ghế. Bà chủ quán này nổi tiếng với những lời nói xiên xỏ, bóng gió để đuổi khéo những khách hàng ăn chậm. Chị Huỳnh Thị Liên - người thường hay ăn quán phở trên cho biết: Tuy chủ quán “hơi chảnh” nhưng do tô phở chỉ có giá 30.000 đồng, lượng thịt và bánh phở nhiều hơn quán khác, nước lèo có hương vị đặc biệt” nên chị thường xuyên đến ăn phở quán này.
Tâm lý đám đông
Theo Tiến sĩ Cù Văn Lang, chuyên gia kinh tế (hiện đang làm việc tại London, Anh quốc), người Việt Nam thích ăn ở quán đông khách vì nghĩ rằng chỗ nào đông người chỗ đó sẽ ngon. Ngoài ra, họ muốn trải nghiệm một phong cách phục vụ mới bằng cách dò xét hành động “kỳ cục” của những quán ăn có thái độ “chảnh”. Ông Lang cho rằng thái độ phục vụ của các quán ăn theo lối chửi mắng là hiện tượng kinh doanh thiếu văn hóa, mất nét đẹp trong ẩm thực, không nên khuyến khích cách hành xử này với khách hàng.
Theo Lê Phong/NLDO

Sự nguy hại của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Giáo dục Việt Nam đã bị bức tử và đánh tráo ngay từ đầu

Phan Châu Thành (Danlambao) - Lâu nay, nhiều chuyên gia giáo dục và các trí thức có lòng với đất nước đã cảnh báo về sự xuống cấp của nền giáo dục XHCN trong chế độ này, nhưng mức độ cảnh báo cao nhất thì vẫn chỉ cho rằng nó đang bế tắc và khủng hoảng, tức là còn có thể khai thông và cải cách, nên họ đề nghị (ngành này) đổi mới tư duy để khai thông và cải cách. Rồi ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì tự nhận là tư lệnh ngành để chỉ huy cuộc chiến (với ai?) này - mà có người gọi là tư lộn cái lềnh – thật không còn sỉ nhục gì hơn đối với kẻ đứng đầu ngành văn hóa nhất của xã hội – ngành sinh ra mọi kẻ làm văn hóa và tạo nên văn hóa, áp dụng văn hóa…

Là người sinh ra và lớn lên trong xã hội này, từng là một sản phẩm nạn nhân của nó, giáo dục có lẽ là ngành tôi quan tâm nhất mà dường như bất lực, không chỉ vì mình là ngoài ngành, mà còn vì tình trạng của nó quá bi đát như chính số phận cả dân tộc Việt hiện nay: nó đã bị bức tử và đánh tráo ngay từ những ngày đầu chế độ cộng sản lên cầm quyền từ 70 hay 40 năm trước…

Từ sau 1945 CSVN đã ngay lập tức bức tử, trên miền Bắc, nền giáo dục dân tộc Việt có cả hàng ngàn năm văn hiến làm chỗ dựa và đã tiếp thu được cả ít nhiều tinh hoa văn hóa phương Tây tiên tiến nhất qua thời Pháp đô hộ. Sau khi giết hết mọi tầng tớp chí sĩ hàng đầu có tinh thần dân tộc nhưng phi cộng sản, chúng giết hết mọi tầng lớp có văn hóa và giáo dục cao hơn trung bình là các phú nông (do biết làm nông) qua “cải cách ruộng đất”, các văn sĩ trí thức qua các vụ “nhân văn giai phẩm”, và các nhà tư bản dân tộc non trẻ qua các đợt “cải tạo công thương”… Và chúng thay bằng một lũ ngu đốt những vĩ cuồng copy toàn bộ “nền giáo dục” sắt máu “đấu tranh giai cấp” của Tàu cộng và Nga xô…

Rồi chúng lặp lại như thế một lần nữa với miền Nam sau 1975, vốn còn giữ được nền giáo dục nhân bản của dân tộc đến khi đó…

Cả hệ thống giáo dục với sứ mệnh cao đẹp nhất trong mọi xã hội, trong tay CSVN đã trở thành bộ máy chính trị nhào nặn các thế hệ tương lai thành những robot - người (suy nghĩ chỉ theo lập trình sẵn) là công cụ chính trị phục vụ những “mục đích cách mạng” của CS mà thôi. Thậm chí, chúng CSVN còn luôn công khai những “mục đích cách mạng” lừa bịp đó như “thống nhất đất nước”, “xây dựng đất nước”, “bảo vệ tổ quốc”, “xây dựng XHCN”, “tiến lên xã hội văn minh, hạnh phúc”… để hết thế hệ này đến thế hệ sau bị lừa, đi lừa và hại lại thế hệ con cháu mình…

Nhưng tôi đã không thể khoanh tay chịu trận, nhìn những đứa con yêu quí của mình cũng sẽ bị “giáo dục” như thế, như mình đã bị, và tôi đã hành động.

Cải cách giáo dục của tôi – gia đình tôi

Trong hơn hai chục năm qua, các con, cháu tôi được dạy lại những bài học của tôi: không học vì điểm và thi đua (không dự thi học sinh giỏi), tự học là chính nhưng học ít thôi, đi chơi (du lịch, dã ngoại, thăm quan…) thật nhiều, không bao giờ học thêm ở trường hay ở nhà thầy cô, không tham gia mọi sinh hoạt ngoại khóa và “văn hóa xã hội” của nhà trường (tuyệt đối không vào Đội, vào đoàn, không làm lớp trưởng, tổ trưởng…), không tin những nội dung được dạy trong các môn xã hội (văn, sử, địa, công dân…) mà phải kiểm chứng lại (trong thực tế và với các nguồn tài liệu khác) và có quan điểm riêng của mình (không cần nói ra)… Tôi đặc biệt khuyến khích học môn ngoại ngữ, nhưng không phải học ở nhà trường (họ chỉ giả bộ dậy ngoại ngữ cho có mà thôi). Và: không cần bằng tốt nghiệp phổ thông của CS, hãy tự ra nước ngoài lấy bằng trung học, rồi college, university, MBA… Và các con tôi, ba đứa, đều làm được như thế. Chúng không phải sản phẩm giáo dục của chế độ CS này dù sinh ra và lớn lên ở đây.

Tôi nhớ, khi con út tôi học lớp 5 bị cô giáo ép viết đơn xin vào đội thiếu niên (vì cháu học giỏi nhất lớp mà không phải đội viên), rằng nếu con không viết được thì về nhờ ba mẹ viết cho. Chúng tôi đã hỏi con có muốn vào đội không, và cháu nói không (chắc vì cháu biết chúng tôi muốn thế), nên đã hướng dẫn con viết thư tuyên bố không muốn tham gia vào đội, rất ngây thơ và thẳng thắn, và cô giáo đó đã bị sốc thế nào…

Chuyện các cháu bị ép tham gia thi học sinh giỏi cũng vậy. Chỉ một lần khi tôi đi công tác xa và vợ tôi nhượng bộ cô giáo chủ nhiệm để “vì danh dự toàn trường”. Khi tôi về thì con gái lớn của mình đã là “trạng nguyên cấp thành phố” và cháu đã được rước lều chõng về trường rồi…Tôi đành “thua”.

Quan điểm (hay triết lý, hay tư duy) giáo dục của tôi là, hãy yêu trẻ và tin tưởng vào chúng hơn cả chúng tự tin vào chính mình, và làm những điều mình nói - nói những gì mình làm (trung thực và nhất quán). Thế thôi: Tình yêu, Niềm tin, và sự Trung thực, Nhất quán (mọi lúc mọi nơi). Còn một điều nữa: Học là phải tự học là chính, và học suốt đời.

Để làm được những điều trên, tôi phải trước hết thuyết phục được “sếp lớn trong nhà” của mình, và những người lớn khác – điều này không dễ đâu nha! Thực tế là còn khó hơn chính việc giúp và hướng dẫn, chỉ bảo các con, các cháu làm như trên. Đơn giản vì mọi người rất sợ, nhất là sợ khác người khác, sợ con mình bị nhà trường ghẻ lạnh, trù dập… Và họ có lý. Nhưng đó chỉ là vấn đề cách làm, nếu họ đồng ý tại sao nên làm thế rồi thì họ còn thực hiện tốt hơn cả tôi và các cháu nhiều.

Để giúp các cháu vượt qua các môn xã hội mà vẫn yêu thích, vẫn giỏi giang những môn đó, tôi đã phải xem trước và soạn lại toàn bộ chương trình, nội dung SGK các môn đó (văn, sử, địa, giáo dục công dân…) sao cho chúng có tình người (chứ không phải tính đảng). Tôi đã phải soạn ra các tài liệu mà tôi gọi là tư duy học tập cho từng môn, theo hai cấp (cấp 2: lớp 6-9; và cấp 3: lớp 10-12), rồi giảng cho chúng ở nhà trước mỗi cấp (vào mùa hè)… Đó là một công việc khổng lồ, mà chúng ta còn phải “kiếm tiền nuôi chúng” nữa chứ? Nhưng có gì chúng ta – những bậc cha mẹ, không thể làm được cho chính con cháu mình đâu? Thực tế là tôi đã phải đọc và “soạn” toàn bộ giáo trình cấp 2 và 3 cho hầu hết các môn học (9 và 12 bộ môn mỗi cấp). Phần sau tôi xin chia sẻ quan điểm của tôi về môn lịch sử…

Môn lịch sử cho học sinh đã được “chế biến” theo lợi ích của đảng

Tất cả mọi nội dung giảng dạy trong nhà trường của CS, từ mẫu giáo, vỡ lòng đến sau đại học đều đã bị chính trị hóa hết mức có thể, nhưng môn lịch sử bị chính trị hóa nặng nề và tinh vi nhất, vì nó quan trọng nhất. Ai đó đã nói: người nào có thể thao túng được việc ghi chép lịch sử một đất nước/dân tộc theo ý mình thì kẻ đó có thể thao túng (ăn cướp) cả tương lai của dân tộc/đất nước đó. Và CSVN đã làm đúng như thế sau 1945: họ viết lại lịch sử VN theo ý họ sao cho có lợi cho họ nhất, bất chấp mọi sự thật và nguyên tắc chép sử.

1/ Họ thay đổi, cắt xén, bóp méo, bịa thêm, thậm chí đảo ngược các sự kiện lịch sử dân tộc và lịch sử của chính họ, để tự đặt họ vào vị trí trung tâm chính diện của lịch sử dân tộc, nhất là các sự kiện lịch sử từ đầu đến giữa thế kỷ 20. (lừa dối, bịa đặt, xuyên tạc vì mục đích chính trị)

2/ Với những gì không thể chế biến được như trên mà bất lợi cho họ thì họ chỉ cho phép đưa ra một quan điểm đánh giá có lợi cho họ, và ngăn cấm mọi cách nhìn khác; (áp đặt, định hướng, chà đạp lên sự khách quan vì mục đích chính trị).

3/ Họ bịa ra thật nhiều chi tiết, sự kiện không kiểm chứng được (họ nghĩ thế- Sic!) và có lợi cho họ để làm loãng lịch sử (giảm vai trò) phần mà họ không thể che dấu được; (nhồi nhét vì mục đích chính trị).

4/ Họ xây dựng các giáo trình lịch sử cồng kềnh quá tải chỉ để nhồi nhét các quan điểm thiên vị cho cộng sản hoàn toàn vì mục đích chính trị là nhồi sọ học sinh

5/ Sách GK lịch sử của CS không có các tài liệu khách quan để tham khảo, chỉ có những tài liệu và quan điểm một chiều của đảng để học sinh phải học thuộc như những đáp án duy nhất.

6/ Như tất cả các bộ môn khác, họ không dạy học sinh cách tư duy lịch sử, mà chỉ là bị động học thuộc. Ngay cả các thầy cô dạy lịch sử cũng phải theo một giáo án sẵn, một phương pháp nhồi sọ sẵn, không có chỗ cho họ được tư duy độc lập và sáng tạo trong giảng dạy.

Chính cách gọi là bảo tảng lịch sử của họ là nơi tập trung nhiều sự bịa đặt và vu khống lịch sử nhất.

Tại sao CSVN đã làm vậy với môn lịch sử VN – đã làm đảo lộn trắng đen cả lịch sử VN hiện đại từ đầu thế kỷ 20 để làm gì? Để che giấu những gian dối tội ác của chúng xung quanh các sự kiện sau: 

1) Sự ra đời của đảng CSVN và vai trò của đảng CS Tàu, năm 1930; 

2) Xuất thân và xuất hiện của “lãnh tụ” NTT/NAQ/HCM từ 1925-1955; 

3) Sự xuất hiện Việt Minh và VM cướp chính quyền của Chính phủ hợp pháp Trân Trọng Kim 1945 và vai trò của Tàu? 

4) Cuộc chiến tranh Đông Dương 1946-1950-1954 với Pháp và vai trò quyết định toàn diện của Tàu cộng; 

5) Cuộc chiến tranh Nam-Bắc 1964-1975 (giữa Bắc Việt và VNCH/Hoa Kỳ) và vai trò chủ mưu, hỗ trợ, tham gia của Tàu cộng; 

6) Các cuộc cắt lãnh thổ bán nước trả nợ chiến tranh cho Tàu cộng của CSVN các năm 1956 (nộp Vịnh Bắc Bộ), 1958 (công hàm PVĐ), 1974 (dâng Hoàng Sa), 1988 (nộp 7 đảo đá Trường Sa, 1990 (Thành Đô), 1996 (Biên giới đất liền) và 2000 (Biên giới biển Nam vịnh Bắc Bộ), 2005 (Bauxite Tây Nguyên và trên 300,000 ha rừng biên giới 6 tỉnh), 2010 (Vũng Áng, Cửa Việt, Vân Đồn… và hàng chục KCN 70-120 năm cho Tàu Thuê)… 

Tất cả đều có “bàn tay lông lá” của Tàu cộng lấp ló hay lồ lộ mà CSVN cố giấu như mèo giấu cứt!

Với một giáo trình lịch sử có những đặc điểm trên, làm sao các thế hệ trẻ có thể học nổi và ham thích? Nhưng đó có lẽ là điều CS muốn: chúng muốn không ai quan tâm đến lịch sử (cũng như chính trị) cả, và chúng đã sắp làm được như vậy. Đó cũng là lý do làm tôi càng quan tâm và khuyên con em mình, các bạn trẻ quan tâm đến lịch sử và chính trị.

Càng nghiên cứu lịch sử hiện đại của VN, nhất là lịch sử đảng CSVN, thì chúng ta càng hiểu đảng CSVN là đảng do CS Tàu dựng lên và chi phối từ đầu đến nay, từ chính sách đường lối đến nhân sự, đã suốt 85 năm, cho mục đích cướp nước Việt của Tàu cộng. Vì thế, đó là đảng bán nước cho Tàu và vì thế cái đảng đó chúng cần xóa kỹ tông tích, hành tung và mục đích của chúng – đó là việc chúng đã và vẫn đang làm với tài liệu sử hiện đại và môn lịch sử trong nhà trường CS của chúng.

Lịch sử sẽ trả lại môn lịch sử và cả ngành giáo dục cho con em chúng ta

Các con gái tôi, không hiểu sao lại yêu thích môn lịch sử. Và tôi đã phải đau buồn mà nói đại ý rằng: các con ơi, môn sử mà các con đang phải học ở VN bản chất là sự gian trá, bịa đặt, bóp méo và cắt xén vì các mục tiêu chính trị, không phải các sự kiện lịch sử, cũng không phải các sự kiện đại diện cho lịch sử dân tộc ta đâu, lấy cái gọi là cuộc “Cách mạng tháng Tám vẻ vang” là ví dụ - đó là vụ cướp và giết hại cả một tầng lớp trí sĩ để cướp chính quyền độc lập hợp pháp của Vua Bảo Đại trao cho họ lập nên… thì vẻ vang gì? Đó là tội ác trời quyết không dung đất quyết không tha của CSVN đối với đất nước này. Các con nên học luật hay tài chính, tùy mong muốn cá nhân, hay tốt nhất là làm chính trị, thì may ra các con con mới có thể theo đuổi môn lịch sử nếu chúng yêu thích…

Tôi nói thế, vì tôi tin, Lịch sử sẽ trả lại các sự thật lịch sử, và môn lịch sử cũng như toàn bộ ngành giáo dục nhân bản đích thực cho các thế hệ Việt tương lai, chỉ sau chế độ cộng sản này. Khi đó, các bậc cha mẹ không phải soạn và giảng lại giáo trình lịch sử, các môn khác vì sợ con cháu mình nhiễm độc như tôi đã phải làm.…


Chết vì phóng xạ

Thục Quyên - ...Tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự sử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân?...


Ông Nguyễn Bá Thanh (1) có bị đầu độc bằng phóng xạ hay không, điều này thật ra chỉ quan trọng đối với gia đình ông, và có hay không, thì gia đình ông chắc chắn đã biết từ lâu. Ông Thanh đã được đưa qua Singapore, rồi qua Mỹ chữa bệnh, nghĩa là không thể có nghi vấn là nền Y tế Việt Nam không đủ sức hay bị áp lực để không định bệnh chính xác cho ông. 

Tuy nhiên có rất nhiều khía cạnh trong suốt thời gian phát bệnh và chữa bệnh của ông Thanh đáng được chú ý cũng như cần trở thành những đề tài để học hỏi và suy ngẫm cho mọi người dân Việt. 

Chết thì ai cũng một lần chết. 

Nhưng chết quằn quại, chết quá trẻ, hay sống sót vài tháng, vài năm, để mà đau đớn bệnh tật cho tới chết, thì người bình thường ai ngu dại gì mà dấn thân vào? Tình cảnh khủng khiếp hơn nữa là phải bất lực chứng kiến chính con em mình đau đớn khổ sở, qụy ngã vì những căn bệnh không thuốc chữa. Vì chính Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW International Physicians for the Prevention of Nuclear War) đã báo trước, Y khoa sẽ bó tay không bảo vệ được con người nếu bị nhiễm độc phóng xạ. (2) 

Vậy tại sao chúng ta xôn xao khi nghe tin ông Nguyễn bá Thanh có thể bị đầu độc phóng xạ nhưng chúng ta ù lì không chịu tìm hiểu về những nguy cơ có thể đến, khi ngay tại đất sống của chúng ta và con cháu, sự sử dụng phóng xạ đang được nhà nước khoán trắng vào tay ngoại nhân? 

Con đường đưa tới nhiễm phóng xạ và những hội chứng nhiễm xạ 

Bệnh rối loạn sinh tủy ông Thanh mắc phải (theo thông tin trên các báo đài) đúng là có thể do nhiễm phóng xạ hoặc do những nguyên do khác, xác định hay không. 

Tuy nhiên tình trạng bị phơi nhiễm những lượng phóng xạ quan trọng không chỉ duy nhất đưa đến bệnh này, mà tùy loại phóng xạ, tùy liều lượng, tùy thời gian phơi nhiễm, tùy khoảng cách với nơi xuất phát phóng xạ và tùy tuổi tác người bị nhiễm, gây ra những hội chứng bệnh khác nhau, thường khó chẩn đoán. 

"Nhiễm phóng xạ ngoài" khi da tiếp xúc với một chất phóng xạ lỏng và bị thương tổn. 

"Nhiễm phóng xạ trong" là khi phóng xạ ngấm qua da, hay nhập vào cơ thể qua những vết thương, hoặc nuốt và hít phải chất phóng xạ qua thức ăn, nước uống, bụi phóng xạ trong không khí, gây thương tổn trong cơ thể, hoặc toàn bộ hoặc cho một bộ phận nhất định. 

Các bộ phận cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất bởi bức xạ: 

1/ Việc nhiễm xạ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp niêm mạc và hệ vi khuẩn đường tiêu hóa dẫn tới các triệu chứng nôn mửa, nôn ra máu, đau bụng và tiêu chảy. Các mạch máu trong ruột già và trực tràng bị vỡ gây ra tình trạng đi ngoài có máu trong phân. 

2/ Tuyến giáp là một bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi bị nhiễm xạ theo báo cáo của các Hiệp hội Ung thư thế giới. Phơi nhiễm bức xạ có thể làm tuyến giáp sưng lên được gọi là bướu cổ hay làm cho tuyến giáp sản xuất quá nhiều hóc môn gây nên bệnh cường giáp, dẫn tới việc tăng nhịp tim và huyết áp. Nguy cơ ung thư tuyến giáp được ghi nhận là khá cao, đặc biệt cao ở trẻ em bị nhiễm xạ. 

3/ Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu, khi bị nhiễm xạ không còn khả năng tạo ra đầy đủ các loại tế bào máu (rối loạn sinh tủy) dẫn tới thiếu máu không thể hồi phục, xuất huyết tự nhiên hay sau khi va chạm mạnh, tiêm chích, v.v... mất sức đề kháng, nhiễm trùng... 

Khi cơ thể hấp thụ một liều bức xạ lớn trong một thời gian ngắn (thường trong một tai nạn xảy ra trực tiếp tại nơi sử dụng phóng xạ) sẽ đưa đến hội chứng nhiễm xạ cấp tính. Các triệu chứng đầu tiên là thương tổn da (ngứa, đỏ hay sạm, sưng), buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, xuất hiện sau vài phút hay vài ngày. Có thể có rụng tóc. 

Tiếp theo là một thời gian ngắn bệnh nhân cảm thấy khỏe lại nhưng sau đó ốm trở lại ngay với các triệu chứng như ăn mất ngon, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và có thể co giật hay hôn mê. Sau vài ngày đến vài tuần, các thương tổn da cũng trở lại. 

Giai đoạn trở bệnh nặng này kéo dài vài giờ cho đến vài tháng và hầu hết các bệnh nhân bị hội chứng này chết sau vài tháng do tủy xương bị phá hủy, mất sức đề kháng gây nhiễm trùng và suy thoái nội tạng. 

Khi phơi nhiễm một nguồn bức xạ liều thấp kéo dài bệnh nhân thường chỉ thấy nhức đầu, mệt mỏi và yếu người nhưng với thời gian có thể bị ung thư. 

(trường hợp rò rỉ phóng xạ những nhà máy điện hạt nhân, hoặc những vùng không trực tiếp nhưng bị ảnh hưởng sau những vụ nổ những nhà máy điện hạt nhân. 

Những thảm họa phóng xạ có nổ đã tung bụi phóng xạ lên không trung và đã nương theo gió đi rất xa vài ngàn cây số. Lúc đó thì khoảng cách cũng không phải là yếu tố an toàn). 

Mức độ nhiễm xạ nào được xem là nguy hiểm với con người? 

Độ nặng và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào mức độ bức xạ và thời gian phơi nhiễm, đo bằng đơn vị "Gray" hay "GY”. Một bệnh nhân với nồng độ phóng xạ trong người 1GY cho thấy các triệu chứng nhiễm xạ nhẹ, 6GY được xem là nguy hiểm chết người. 

Bảng mức độ ảnh hưởng của nhiễm xạ lên cơ thể con người: 



Sống chết mặc bây? Thảm họa phóng xạ sẽ không phân biệt sang hèn, khôn dại

Đọc những khái lược về vấn đề nhiễm xạ đưa đến bệnh tật và cái chết, để thấy nếu là cấp tính thì chẳng có cách chữa, và ngay cả những phương tiện để làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh bớt đau đớn, thì Việt Nam cũng không có.

Nếu nhiễm xạ nhẹ và chỉ có những triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, yếu người đi đến kiệt quệ, thì người nghèo khó sẽ chẳng có cơ hội được khám bệnh để mà biết là bệnh gì.

Ngay cả người không nghèo thì mấy ai đủ tiền đủ bạc để dễ dàng đi Singapore, đi Mỹ khám bệnh?

Ở ngoại quốc tại những vùng công nghệ, khi một số chỉ vài chục người có triệu chứng bất thường cũng đủ để gây nghi ngờ và kiểm soát y tế. Nhưng thử hỏi nếu điều này xảy ra tại Việt Nam thì ai lưu tâm tới?

Ai đang kiểm soát số người bệnh quanh những công xưởng, những vùng đào bô xít hiện nay trong nước?

Vậy thì làm sao có thể mong đợi có sự kiểm soát những vùng đã giao trọn vẹn cho người ngoại quốc?

Vài nơi tai họa đã đến rồi. Tại Đồng Nai, tại Thanh Hóa, sông hồ bị nhiễm độc hóa học (3) ngay sát những công xưởng mà không bị phát hiện. Phải kéo dài chờ tới khi gần 1000 dân làng mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần kinh, u bướu, vô sinh và sinh con dị dạng... giới hữu trách mới tỉnh giấc.

Rò rỉ phóng xạ càng nguy hiểm và khó ngăn chặn hơn. Ngay tại những nước giàu kinh nghiệm với các nhà máy tối tân, chuyên viên được huấn luyện kỹ càng, như Mỹ, Pháp, mà tai nạn còn xảy ra. Trong khi Việt Nam tin tưởng hoàn toàn vào sự bảo đảm an toàn của hãng thầu Nga Rosatom để xây và điều hành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Không những hồ sơ thảm họa hạt nhân Chernobyl đầy bằng chứng sự tắc trách của chính phủ Sô Viết khi xảy chuyện, Nga còn là nước có thảm họa (Oyzorks-mayak) được giấu kín trong thời gian dài nhất lịch sử kỹ nghệ hạt nhân (4) và có những cách hành xử vô trách nhiệm đối với chính công dân của họ. Họ không từ cả sự đàn áp bịt miệng những nhà bảo vệ môi trường thí dụ như khi những người này tìm cách đến khám nghiệm mức ô nhiễm nước và đồng bằng sông Techa, ô nhiễm những hồ Kyzyltash, Tatysh, Karachai đã ngấm xuống nguồn nước ngầm.

Bên cạnh những mánh khóe quảng cáo sự tối tân của những nhà máy điện hạt nhân Nga rao bán chịu cho những nước tụt hậu như Việt nam, Hungary... Nga lại vẫn sử dụng ngay trong lãnh thổ mình 3 nhà máy chạy tổng cộng là 11 lò RBMK-1000, loại sử dụng tại Chernobyl, với tuổi tương tự hoặc lớn hơn và vẫn còn hoạt động. (7 trong số 11 lò này đã được cấp giấy phép tiếp tục hoạt động sau khi quá hạn sử dụng 30 năm).(5)

Trong khi thế giới lo lắng không có phương cách lưu trữ dài hạn chất thải phóng xạ, và để bảo vệ môi trường sống của những thế hệ tiếp nối, có những quốc gia dẫn đầu về ngành công nghệ hạt nhân đã can đảm quyết định dứt khoát với ĐHN để tối thiểu không làm tăng lượng chất thải, đồng thời phát triển nền kỹ nghệ năng lượng tái tạo, thì Nga thản nhiên đem đổ một số lượng lớn các lò hạt nhân đã ngưng hoạt động vào biển Kara ở Bắc Băng Dương, phía bắc Siberia. Các thùng rác phóng xạ nổi lều bều trên mặt biển đã bị Na Uy phát giác và chính phủ Nga đã không thể chối cãi.

Đó là tinh thần trách nhiệm của Nga, kẻ bảo đảm an toàn phóng xạ cho Việt Nam!

Nếu người Việt không quan tâm đến việc con cháu mình đang có nguy cơ bị đầu độc phóng xạ, thì cũng chẳng cần quan tâm đến việc ông Nguyễn Bá Thanh có bị chết vì phóng xạ hay không.




________________________________________________


(2) Lời thề Hippocrates và năng lượng hạt nhân

(3) Năm mới không thể mới nếu ta không mới

(4) Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom

Cộng Sản và tôi... thấy

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước tình hình tấp nập của độc giả dự thi viết về chủ đề "Cộng Sản và tôi", Bá tước Đờ Ba-le thấy ngứa tay hết sức - tiếng nước bá tước phu nhân thời hiện đại gọi là "bức xúc cực kỳ" - nhưng vì là người nước ngoài, sợ mang tiếng xía chổi vào nhà kẻ khác, nên thay vì "Cộng sản và tôi", Bá tước thêm chữ "thấy" cho đúng tinh thần bàng quan"g" với CS; thành ra "Cộng Sản và tôi... thấy".

Đúng là danh bất hư truyền với câu tuyên bố "Đảng là đỉnh cao trí tuệ, là lương tri loài người" từ cái loa phường trước ngõ ra rả chõ vào nhà đêm ngày, Bá tước thấy chỉ có nước quê vợ tức nước CHXHCN gì đó (CHXHCNCC) mới có được những "đặc sản ưu việt" không đâu có được, kể cả Paris của Bá tước được thế giới cho là "thủ đô ánh sáng của trái đất". 

"Đặc sản ưu việt" của CS thì nhiều vô kể, Bá tước Đờ Ba-le không biết "trận liệt" ra đây đến bao giờ cho hết và bắt đầu danh sách cái nào trước cái nào sau. Bá tước loay hoay như "vợ" mắc đẻ. Sau một hồi lâu động não toát mồ hôi hột, Bá tước nghe vọng về bài vè Con Vỏi thuở ông mới đi học tiếng nước vợ: 

Con vỏi con voi, 
Cái vòi đi trước; 
Cái chân đi sau...  

Bá tước liền chớp lấy thời cơ như Kách Mạng cướp chính quyền trên tay chính phủ Trần Trọng Kim, rồi ứng dụng một cách tài tình và sáng tạo vào tình hình cụ thể để vè hóa thứ tự ưu tiên những "đặc sản ưu việt" của CS: 

Cộng Sản, Cộng Sản, 
Cái Hồ đi trước, 
Cái đảng đi sau... 

Sau khi rống to bài thơ vè đầy trí tuệ không thua gì câu đối của "đương đại quốc sư" Vũ Khiêu làm tặng em Hoa hậu Kỳ Duyên dịp Tết con Dê vừa rồi, Bá tước vổ vào mông... mình một cái để tự "phê": 

"Cộng Sản, Cộng San. Cái Hồ đi trước, cái Đảng đi sau". Thật là cực kỳ chí lý: Nhờ có "cái Hồ" đi trước tìm đường cứu đói rồi mới phòi ra cái đảng CS để dựng nên cái nước CHXHCN (như) CC hôm nay. Nên cái "đặc sản ưu việt" đầu tiên phải nói đến là "cái Hồ". 

Là người có công "dựng nước", ai đó dù ghét hay thương, "cái Hồ" đúng ra phải được /bị gọi là "cha già dân tộc", nhưng ở đây oái oăm thay, cái Hồ lại không giống ai, bị gọi là một cha già dâm tặc vì vợ con lung tung xòe, chơi xong là biến, thứ bỏ thứ giết đi. Đó mới chỉ là "đực" tính, chưa nói đến những "đạo" tính (tính chôm chĩa) khác của "ông cụ", như đạo thơ, đạo văn, và mạo danh viết sách tự ca tụng mình. 

Hỏi trên thế gian này có cha già dân tộc nào có được "đặc tính ưu việt" này không? 

Chẳng những thế, do "nguyên lý" rau nào sâu nấy: cũng vì loại cha già độc đáo này, mới sinh ra loại phó sản quốc sư quốc sỉ (Sỉ dấu Hỏi) như Vũ Khiêu. Quốc sư gì mà cuối đời nằng nặc đòi xóa họ Đặng/Việt ra họ Vũ/Tàu vốn giòng thái thú; quốc sư gì mà áo quần mũ mão y chang hàng "nước lạ"; quốc sư gì mà lại chôm thơ Tàu nặng mùi dâm ô để tặng con gái nhà người ta bằng tuổi cháu chắt mình là hoa hậu Kỳ Duyên. Lão già Vũ Khiêu không phải là một quốc sư nhưng là một cục quốc sỉ (sỉ dấu Hỏi) nằm lù lù giữa Hà Nội được mệnh danh thủ đô văn hiến 4000 năm, còn gọi là "Thủ đô của phẩm giá con người". 


"Cái Hồ đi trước, cái đảng đi sau"."Đặc sản ưu việt" thứ hai là Đảng, Đảng viết hoa và không bị cum đầu ngoặc kép vì "bỏ điều 4 là tự sát", Đảng là đảng CSVN chứ còn ai trồng khoai đất này.

Chỉ có nước VN thời CS toàn trị đỉnh cao chói lọi có được "tính ưu việt này". "ưu việt", tức ăn trùm thiên hạ, ở chỗ không giống con giáp nào. Khi đã gọi là đảng, thì có nghĩa nó (đảng) chỉ là một phần của một toàn khối nào đó (part, partie, party); đảng CSVN với trên dưới 3 triệu đảng viền chỉ là một phần nhỏ của toàn khối dân số người Việt Nam. Xưa nay, chỉ có người trong đảng mới có bổn phận, trách nhiệm với đảng mà mình chọn nhận làm thành viên, nhưng ở VN lại khách hẳn, đảng CS ăn trùm lên cả bàn dân thiên hạ về mọi mặt. Ai cũng phải đóng góp công sức từ vật chất đến tinh thần cho đảng CS, tức chỉ có 3 triệu đảng viên không ai bầu ra (ngoài họ ra) nhưng lại làm chủ cả toàn khối. Nói túm gọn hơn, đảng CSVN bây giờ y chang như một nhóm nhỏ trong ngôi làng nọ rủ nhau họp thành một bầy đàn, băng đảng rồi sau một thời gian đó đây, sắm được vũ khí trong tay, quay ra tự cho mình làm quyền chủ cả làng, từ đất đai ruộng vườn tài sản đến sinh mạng của tất cả dân làng. 

Một nét nổi bật khác của tính ưu việt này là đảng còn ăn trùm cả thiên nhiên vạn vật và cả ông trời nữa. Điều này được thể hiện qua các khẩu hiệu như "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước" hay "Thằng trời đứng xuống một bên, để cho Nông Hội đứng lên làm trời" 

Viết bài dự thi "Cộng Sản và tôi" đến đây, Bá tướng Đờ Ba-le thấy bỗng dưng buồn "OK Thau", bèn ôm bụng chạy thốc vào Toilette. 

Bá tước Đờ Ba-le nhờ Bá Chổi chuyển đến ban chấm thi và quý độc giả lời cáo lỗi đã không thể tiếp tục liệt kê những "đặc sản ưu việt" của Cộng Sản Việt Nam như dự tính ban đầu, mặc dầu đã cố gắng rất nhiều lần dìm cơn "OK Thau" mỗi khi động não đến những gì Bá tước thấy CS làm. 

Về sau, Bá tước Đờ Ba-le ân hân mãi, vì đã bỏ lỡ mất cơ hội... vì hình như cũng đã tới lúc... Phi ni lô đia về CS.