Monday, August 29, 2016

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’


Nguyễn Tiến Trung
Theo VOA-29.08.2016

Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.
Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài “Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân” của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “nhóm lợi ích” quyền lực cao nhất nước đang “bán nước”, “hại dân”, “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”,…
Lòng dân căm phẫn
Bản thân tôi là một nạn nhân của một chế độ tư pháp bất công cũng cảm thấy một chút an ủi khi cuối cùng báo chí nhà nước đã công nhận rằng nhóm lợi ích đầy quyền lực đã “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”, trong đó không chỉ có gia đình tôi mà còn hàng triệu người dân bị mất đất, bị xử oan, bị bắt bớ vì các lý do chính trị, tôn giáo, vì thực hành các quyền căn bản của con người.
Tác giả Xuân Dương còn quyết liệt hơn nữa khi kết luận: “Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị ‘do dân và vì dân’ cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!”
Để giải thích hiện tượng này, có lẽ tựa đề bài báo “Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!” của tác giả Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 23/7/2016 nói rõ hơn cả tâm trạng của nhân dân Việt Nam hiện nay: không chịu nổi.
Chính là như thế, người dân Việt Nam hiện nay đã hết chịu nổi với tình trạng “dân làm chủ” là hình thức, còn “đảng [cộng sản] lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” thì quá yếu kém, tồi tệ, bất công.
Hai ngọn cờ đã gãy
Hai ngọn cờ mà đảng cộng sản đưa ra để tạo tính chính danh cầm quyền là “độc lập dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội” đã thất bại thảm hại.
Độc lập dân tộc sao được khi phải nhượng cho Trung Quốc hai ngọn Giả Sơn và Lão Sơn mà quân đội Việt Nam đang trấn giữ vào năm 1999, khi để mất đảo Gạc Ma năm 1988, còn các liệt sỹ, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược thì bị quên lãng.
Lực lượng vũ trang, an ninh có suy nghĩ gì khi biết những thông tin này không?
Về kinh tế thì đến 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.
Các khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đến bây giờ các vị giáo sư, tiến sỹ “đáng kính” trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn còn tranh cãi nhau về ý nghĩa của nó là gì.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây còn đặt ra một câu hỏi gây nhíu mày về tính “công bằng” của chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản rêu rao vài chục năm nay: “Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”.
Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”.
Ba phạm trù quyền lực
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trên BBC vào ngày 21/7/2016 "...Cần có một cuộc đại cải cách toàn diện thì may ra Việt Nam có lối ra. Còn nói rằng mình chọn người này không chọn người kia, thì cuối cùng mình chỉ chọn những người đã được chọn rồi thì làm sao có quốc hội thực sự của dân được."
Trọng tâm của cuộc “đại cải cách toàn diện” này bắt buộc phải giải quyết tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam, liên quan đến những thành tố quan trọng nhất của quốc gia, ngoài thành tố lãnh thổ thì đó là nhân dân, pháp luật và chính quyền.
Về nhân dân, dân phải thực sự nắm quyền làm chủ đất nước, bắt đầu bằng các quyền quan trọng nhất như trưng cầu dân ý, phúc quyết hiến pháp, tự do ứng cử - bầu cử, và quyền tư hữu. Những quyền làm chủ này phải hiện thực và bình đẳng đến từng người dân cụ thể chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu hay giấy tờ. Nói cách khác, dân quyền phải hiện thực.
Về pháp luật, hiển nhiên rằng cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền: mọi người bình đẳng trước pháp luật, không ai được độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như tình trạng hiện nay. Nền pháp luật chuẩn mực đó phải bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân để đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực của chính quyền.
Về chính quyền, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ là lãnh đạo phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ. Nghĩa là chính quyền phải chính danh. Hay nói cách khác, chính quyền phải chính trực với bản hiến pháp và pháp luật chuẩn mực đó, chính trực với nhân dân.
Ba phạm trù quyền lực này liên quan chặt chẽ với nhau như ba chân kiềng của nền dân chủ: dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực. Theo tôi, để cuộc “đại cải cách” sắp tới thật sự “toàn diện” thì cần phải giải quyết triệt để ba vấn đề này. Không thể tiếp tục chấp nhận ba yếu tố giả dối “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà đảng cộng sản đưa ra nữa. Vì thật ra quyền lực chỉ tập trung vào tay một đảng, hoàn toàn không có “dân" và “nhà nước".
Khi đó, nhân dân sẽ đoàn kết với nhau trên cơ sở một nền pháp luật chuẩn mực, và cùng nhau hậu thuẫn cho một chính quyền do dân bầu ra. Đó mới là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc. Và dân tộc có đoàn kết thì mới có thể bảo vệ lãnh thổ trước nạn ngoại xâm đã và đang gặm nhắm bờ cõi.
Vụ tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của các sân bay của Việt Nam chiều ngày 29/7, gây nguy hiểm đến an toàn bay, cho thấy cuộc chiến đã hiển hiện ngay trên các đô thị của đất nước chứ không phải chỉ ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biên giới hay vùng Tây Nguyên đang khai thác bô-xít nữa.
Điều kiện sắp chín muồi
Vậy làm thế nào để có thể tiến hành “đại cải cách toàn diện” khi Nhà nước đã trở thành “công cụ trấn áp nhân dân” của những kẻ “bán nước hại dân”?
Lê-nin, bậc thầy của người cộng sản, đã nêu ra ba điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Đó là nhà cầm quyền không thể cai trị theo kiểu cũ được nữa, nhân dân không chịu đựng nổi nữa, và có một tổ chức chính trị lãnh đạo dẫn dắt cách mạng.
Hiện tại, rõ ràng nhà cầm quyền không kiểm soát tình hình được như trước nữa. Người dân công khai phản kháng trên các mạng xã hội như Facebook, công khai kêu gọi nhau xuống đường biểu tình, công khai tẩy chay bầu cử, công khai đi đòi những người bị bắt giữ vô cớ, trái pháp luật…
Về lòng dân thì như trên đã nói, báo nhà nước cũng đăng: “không chịu nổi”.
Như vậy, hai điều kiện đầu của cách mạng đã có ở Việt Nam, chỉ còn một điều kiện cuối cùng là phải xuất hiện một tổ chức chính trị có uy tín, đông, mạnh để lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn nhắc nhở quân đội, công an: ”Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.
Theo tôi quan sát trên mạng xã hội, đã có nhiều tổ chức chính trị không cộng sản xuất hiện ở Việt Nam. Khi bầu cử tự do ở Miến Điện đã có tới 92 đảng ra tranh cử. Việt Nam có lẽ sẽ có nhiều hơn con số đó. Nhưng đảng nào sẽ đi vào lịch sử như đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện?
Hãy là người Việt đoàn kết

Trước hiểm họa ngoại xâm, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,... đe dọa không gian sinh tồn của dân tộc, người Việt đoàn kết - tiếng nói của đại thể người Việt - cần nối vòng tay lớn với nhau, cùng nhau lên tiếng, cùng nhau hành động để thiết lập “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực” ở Việt Nam.
Chỉ khi đó, những kẻ “bán nước hại dân” mới không còn chỗ hoành hành trên đất nước này.
Chỉ khi đó, đất nước này mới có nền tảng vững chắc để trường tồn.
Tham khảo:
Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169682.gd
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sau biển gầm là rừng núi thét!

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bùi Tín
Theo VOA-28.08.2016

Vụ án 3 quan chức cấp tỉnh ở Yên Bái bị bắn chết đang là đề tài bàn luận nóng hổi. Bao nhiêu câu hỏi "vì sao" đang được đặt ra.
Vì sao xảy ra cuộc thanh toán nhau này? Vì sao các quan chức đồng chí cộng sản với nhau ở cấp khá cao lại thù oán nhau đến mức giết nhau tàn bạo như thế? Vì sao dư luận nhân dân lại có vẻ dửng dưng không tỏ ra xúc động, cảm thông với các nạn nhân và gia đình họ, cũng như với đảng cầm quyền và nhà nước như các nhà lãnh đạo cao nhất công khai bày tỏ? Vì sao lại có thái độ vui mừng, hài lòng trong một số blog tự do, coi đó là sự thanh toán lẫn nhau giữa các "nhóm lợi ích riêng tư" ganh ăn tức ở với nhau, “đáng đời” bọn quan tham như sâu bọ lúc nhúc tệ hại?
Phải chăng vụ án phản ánh sự suy đồi đạo đức trong đảng cầm quyền đã đạt đến đỉnh điểm để cán bộ cầm quyền ngang cấp coi nhau như kẻ thù? Ở cơ sở, đảng viên công an đạp giày vào mặt đảng viên xuống đường chống bành trướng, nay đảng viên cấp cao hơn giết nhau. Cũng đã có một số nghi án cán bộ cấp cao nhất giết nhau, như tướng Phạm Quý Ngọ bị thủ tiêu khi là nhân chứng sống trong vụ án Đại tướng Trần Đại Quang bị cáo buộc nhận 1 triệu đôla của Phạm Chí Dũng do chính nghi can này khai báo. Cứ cái đà này thì các đồng chí lãnh đạo ở cấp cao nhất có thể thịt nhau như chơi, khi đảng suy thoái không sao ngăn chặn nổi.
Ban Tuyên giáo Trung ương đã vội vàng chỉ thị cho các dư luận viên lên tiếng trên báo chí lề phải, mắng mỏ dư luận là "bất lương vô đạo", vô cảm, thậm chí còn hả hê trước cái chết bi thảm của 3 quan chức, trong đó 2 người được làm tang lễ cấp cao.
Đáng chú ý là qua vụ án này niềm tin của dân với đảng càng tỏ ra sa sút, nên có hoài nghi dai dẳng là có gì không đúng sự thật trong những tin tức do công an điều tra và tuyên huấn đưa ra để giấu nhẹm, bịt kín vụ án này. Tại sao những viên đạn đầu tiên lại không có ai nghe thấy, khi các cán bộ đã tụ tập đông đảo để chờ họp ở sát đó? Hung thủ bắn chết ngay ông bí thư tỉnh ủy rồi ung dung đi ra cách đó 150 mét còn chào hỏi mọi người rồi mới vào phòng khác bắn chết ông trưởng ban tổ chức rồi tự bắn vào mình. Rõ ràng là những sự kiện trên thực tế rất khó có thể diễn ra như vậy!
Và vì sao các bác sỹ khám nghiệm đã thắc mắc về tin tức nói rằng thủ phạm tự bắn vào đầu mà viên đạn lại xuyên từ sau gáy ra trước. Vậy thì rất có thể nghi phạm cũng chỉ là nạn nhân của một hung thủ bí mật nào khác. Rồi lại còn câu hỏi vì sao chính quyền tuyên bố không khởi tố vụ án vì kẻ gây án đã chết, để rồi ngay sau đó lại tuyên bố sẽ khởi tố?
Còn nhớ vài ngày trước đó, trong buổi gặp các đảng viên cao cấp nhất đã nghỉ hưu, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên thường trực Ban Bí thư, và chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trấn an các đồng chí của mình rằng "Niềm tin đối với đảng đang được củng cố và nâng cao". Với phát biểu này, Ông Trọng cho thấy không những là “lú lẫn” mà còn nói sai sự thật, cố tình nhắm mắt bịt tai trước sự thật là niềm tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền đã sa sút đến mức tận đáy rồi, một điều mà ai cũng nhận ra.
Xin nêu một gợi ý để rộng đường dư luận. Trên mạng Ba Sàm mới có bài viết của FB Ben Nguyen rất đáng chú ý. Đó là bài báo dài nhiều kỳ với nhiều ảnh chụp, nhan đề Bản danh sách đen của nhóm nhà báo Đỗ Doãn Hồng. Bài báo cho biết, từ năm 2014 tại vùng hồ Thác Bà thuộc các huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp tài nguyên rừng, một đặc sản hầu như duy nhất của Yên Bái. Rừng Yên Bái bạt ngàn là rừng già lâu năm, đầy cây cổ thụ 200 và hơn 100 năm, đường kính thân 1 mét 6, chu vi hơn 3 mét, cao cỡ 30 mét, gồm các loại gụ, sến, lim, thông, giá trị có cây lên đến 300 tỷ đồng. Vùng Thác Bà rộng 23.400 héc ta, sát sông Chảy, chứa gần 4 tỷ khối nước, với hàng nghìn hòn đảo. Tài nguyên rừng già đúng là mỏ vàng khổng lồ của tỉnh Yên Bái. Từ xưa nói rừng là "vàng" quả không sai.
Mấy chục năm nay trong vùng rừng bạt ngàn cây cổ thụ quý này âm thầm diễn ra một cuộc tranh dành nguồn lợi to lớn là gỗ quý. Lâm nghiệp và kiểm lâm trở thành hai ngành công tác rất béo bở, và đã diễn ra một cuộc đấu tranh sống mái giữa ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và kiểm lâm cùng các cơ quan hành chính, công an, tư pháp. Ghê gớm nhất là ngoài số hàng chục vạn nhân viên quan chức các ngành trên còn có hàng vạn tên "lâm tặc" từ dưới miền xuôi và các tỉnh xung quanh kéo đến. Chúng là bọn hung đồ táo tợn ranh ma, tạo nên phe nhóm riêng, mua chuộc cơ quan hành chính, cơ quan đảng, cơ quan công an, lâm nghiệp, kiểm lâm, tư pháp, giao thông tạo nên một cuộc nội chiến rối rắm phức tạp, khi thì hợp tác khi thì tranh dành nhau quyết liệt. Lâm tặc có mặt trong ủy ban, tỉnh và huyện ủy đảng CS, trong Công an, tư pháp, trong lâm nghiệp và kiểm lâm, trong dân quân, trạm gác cửa rừng, trong thuyền bè nối liền hàng nghìn đảo nhỏ để chặt gỗ, chuyên chở gỗ đi mọi hướng, bán gỗ gần xa. Một số nhà báo trẻ xông xáo ngay thật ưa mạo hiểm đã có những phóng sự kỳ thú nhưng bị "kiểm duyệt" vì không ít quan chức cấp cao tham lợi, tự biến mình làm tay chân cho bọn lâm tặc ma quỷ, tự mình biến chất thành lâm tặc, làm giàu vô kể, coi rừng là “tự nhiên”, có nghĩa là vô chủ.
Có tin không nói rõ nguồn cho biết tại khu vực Hồ lớn Thác Bà đang có một dự án ODA cực lớn nhằm xây dựng một cơ sở cai nghiện cho dân nghiện cả nước, và một dự án hoành tráng hơn về "hậu cai nghiện", một trường dạy nghề quy mô hiện đại, một vùng du lịch sinh thái hàng đầu, do chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trương. Đây cũng là một chìa khóa để có thể giải mã tận gốc gác vụ án này. Sẽ có nhiều quan chức với động cơ riêng muốn ỉm vụ án này đi, vì những lẽ trên.
Thật không hẹn mà nên, nếu vụ đại án Formosa - Plastics Hà Tĩnh là tiếng gầm của biển cả kêu cứu khi đang bị cái chết đe dọa, vụ đại án Yên Bái là tiếng thét vang động kêu cứu của núi rừng cả nước ta. Hải tặc và lâm tặc đang ngang nhiên hoành hành theo kiểu mafia hiện đại giữa thời cộng sản thoái trào, tàn phá tận gốc tài nguyên vô tận của nước ta, làm cuộc sống dân ta điêu đứng từ miền sông biển đến khu núi rừng.
Vụ án Yên Bái có nguyên nhân gần xa từ đó.
Các nhà báo yêu nước, các nhà luật học, các chiến sỹ dân chủ nhân quyền trong các tổ chức xã hội dân sự hãy sát cánh cùng toàn dân lương thiện tham gia cuộc giải mã và đại phá hai vụ án siêu nghiêm trọng này để cứu nước, cứu dân, qua việc cứu rừng vàng biển bạc của Tổ quốc thân yêu.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Chữa bệnh’: Từ Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đến Trịnh Xuân Thanh

Ảnh GiadinhNet
Sân khấu chính trị Việt Nam một lần nữa dậy tràng pháo tay cho một nhân vật hài hước mới: Trịnh Xuân Thanh.
Vở hài kịch ngắn được tung hứng bởi Ủy ban Kiểm tra trung ương dưới chỉ đạo diễn xuất của tổng đạo diễn Nguyễn Phú Trọng, để giờ đây nhường sân khấu cho Ban thường vụ tỉnh ủy Hậu Giang, nơi mà ông Trịnh Xuân Thanh vẫn còn là tỉnh ủy viên.
Về trạng thái biến mất không sủi tăm của ông Trịnh Xuân Thanh, Hậu Giang giải thích “đồng chí Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép một tháng để trị bệnh”.
Tháng 7/2015, một viên tướng phát ngôn cho Bộ Quốc phòng đã giải thích “Bộ trưởng Phùng Quanh Thanh đi Pháp chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về việc ông Phùng Quang Thanh “bị ám sát ở Paris”.
Cuối năm 2014, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương cùng Ban Tuyên giáo trung ương đồng nhận trách nhiệm phát ngôn về “đồng chí Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh”, trước vô số đồn đoán về việc ông Nguyễn Bá Thanh “bị đầu độc”.
Cả hai trường hợp Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh đều bị giới quan chức bất nhất và cực kỳ thiếu ăn ý ở Việt Nam biến thành những diễn viên hài bất đắc dĩ.
Còn lần này là Trịnh Xuân Thanh.
Cả ba nhân vật đều tên Thanh.
Nếu chiếu theo hai vụ cười ra nước mắt trước đây thì có thể rút ra một kết luận: cứ nhân vật nào được báo cáo “đi chữa bệnh” thì y như rằng hoặc chết hoặc “sống cũng như chết”.
Vào lần này, có lẽ tỉnh ủy Hậu Giang cũng sao y bản chính kịch bản của trung ương về Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, để cho Trịnh Xuân Thanh “nghỉ phép trị bệnh”.
Không biết rồi đây số phận của ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ra sao – như Nguyễn Bá Thanh hay “sống cũng như chết” của Phùng Quang Thanh?
Chỉ biết rằng ngay trước mắt, dân Hà Nội dậy lên dồn đoán về việc ông Trịnh xuân Thanh đã bị bắt.
Quả vậy, khám nhà thì đã có, tố tụng hình sự cũng đã bắt đầu. Nhưng không hiểu sao không thể công bố?
Đến khổ báo giới nhà nước, chạy suốt ngày săn tin mà chỉ được đăng “Ông Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ phép 1 tháng để trị bệnh”, hay “Ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?”
Đến nỗi một nhà báo quốc doanh là Ngọc Vinh đã phải cảm thán như thế này: “Bị khám nhà chưa phải là bị bắt. Bị câu lưu cũng chưa phải là bị bắt. Bị bắt nhưng công an chưa xác nhận thì … chưa bị bắt. Mà chưa bị bắt thì ko thể đưa tin là… bị bắt. Nếu đưa tin chưa bị bắt thì… kỳ cục quá vì nó chưa phải là tin. Vậy phải làm sao đây? Thôi đành lủi thủi ra về chứ sao. Hôm nay chưa được, ngày mai ta phục tiếp, khi nào “bị bắt chính thức” thì ta đưa tin. Làm báo lề phải khổ bỏ mẹ chứ có sướng đâu, mà nhiều thằng nói bậy là sướng. Nhiều khi cực như con chó ghẻ để kiếm tin, mà đăng cho đám “phây” (Facebook) nó có cái mà bình… noạn”. 
Lê Dung / SBTN

Sài Gòn: Chương trình chống ngập lại gây ngập triền miên

Người dân ngao ngán nhìn đường An Dương Vương ngập triền miên. (Hình: báo Thanh Niên)
Người dân ngao ngán nhìn đường An Dương Vương ngập triền miên. (Hình: báo Thanh Niên)
SÀI GÒN (NV) – Nhiều con đường ở các quận, huyện tại thành phố Sài Gòn nằm trong “chương trình chống ngập” đang hư hỏng nghiêm trọng, ngập lầy lội triền miên, khiến cuộc sống người dân điêu đứng.
Theo mô tả của phóng viên báo Thanh Niên, chiều 27 tháng 8, với vốn đầu tư lên đến hơn 730 tỉ đồng để “chống ngập,” đường An Dương Vương dài khoảng 3.6 cây số, chạy qua quận 8 và quận Bình Tân, do trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Sài Gòn, làm chủ đầu tư, tưởng chừng sẽ giúp người dân bớt khổ vì cảnh ngập lâu nay, thế nhưng dù trời chỉ mưa lất phất con đường này đã ngập đầy nước. Nước ngập đục ngầu, bốc mùi xú uế. Người dân ở đây ví những điểm ngập này như “hố tử thần” ám ảnh họ suốt bao năm qua.
“Ở đây hầu như ngày nào cũng bị ngập, chỉ sau một cơn mưa là ngập kéo dài đến mấy ngày trời vì nước không có chỗ thoát,” bà Nghĩa, chủ quán cơm Nghĩa Ký ở đường An Dương Vương, phường 16, quận 8 than.
Chưa hết, người dân còn điêu đứng bởi một trong những hạng mục quan trọng để chống ngập của dự án này là nâng đường cao đến 2 mét. Hàng loạt ngôi nhà bị xây tường gạch cao hơn 1 mét bít hết mặt tiền. Ðáng nói, đơn vị thi công triển khai công trình ngay mùa mưa khiến nước ngập trút thẳng vào nhà dân.
Từ khoảng 3 tháng nay, việc thi công đã ngừng hoàn toàn, nhưng hệ lụy thì còn nguyên đó. Mặt đường nham nhở, rào chắn ngổn ngang, có đoạn được đổ đất đá cao gần đến nóc nhà dân, có đoạn bị khoét sâu lồi lõm như một bãi chiến trường…
Tương tự, đường Mai Hắc Ðế, Rạch Cát, phường 15, quận 8, đầy những ổ trâu đọng nước đường kính cả mét, có đoạn mặt cống nằm nhô cao giữa đường, xung quanh tạo thành hố sâu rất nguy hiểm. Thảm hơn có nhà ở đây khi đi vệ sinh không thể dội cầu được vì nước ngập quá cao.
Ông Lê Văn Dũng, ở đường Rạch Cát, lắc đầu: “Sợ nhất là nước ngập vào ban đêm, người đi đường chạy đến đây bị té hoài và nhiều lần tôi phải chở người bị nạn đi bệnh viện cấp cứu.”
Ngoài ra, hàng loạt “con đường đau khổ” khác ở các quận 12, quận 2, quận 9, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Ðức và huyện Hóc Môn… cũng khiến người dân khốn khổ vì mới mưa đã ngập. Trong đó, đường Nguyễn Văn Quá, phường Ðông Hưng Thuận, quận 12, cũng do trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Sài Gòn làm chủ đầu tư, vừa hoàn thành nâng cấp hệ thống cống hộp thoát nước với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, nhưng ngập vẫn hoàn ngập. (Tr.N)

Quảng Nam: Tiếng ‘nước lạ’ trên đài phát thanh Hội An suốt nửa giờ

Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực 3 thừa nhận việc sóng phát thanh Trung Quốc liên tục gây nhiễu sóng ở nhiều nơi tại miền Trung.( Hình: báo Thanh Niên)
Trung tâm Tần số Vô tuyến điện Khu vực 3 thừa nhận việc sóng phát thanh Trung Quốc liên tục gây nhiễu sóng ở nhiều nơi tại miền Trung. (Hình: báo Thanh Niên)
HỘI AN (NV) – Một số cụm loa phát thanh tuyên truyền ở Hội An đã “nhiễm sóng lạ” hôm Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016 được phản ảnh trên nhiều báo điện tử ở trong nước.
Các báo đã dẫn hoặc thuật lời một số viên chức địa phương nói những cụm phát thanh tuyên truyền của phường Cẩm Châu, thành phố Hội An “bị nhiễu sóng tiếng Trung Quốc xảy ra khoảng nửa tiếng đồng hồ vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 8.”
Bà Trương Thị Nguyệt Cẩm, trưởng đài phát thanh-truyền hình Hội An được thấy dẫn lời trên tờ Ðất Việt hôm Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016.
“Trưa ngày hôm qua sự việc xảy ra đúng Thứ Bảy vào ngày nghỉ làm việc nên việc xử lý tình trạng đó khoảng 25 phút là xong. Ðài tạm thời cho ngưng phát thanh cụm loa bị nhiễu sóng ‘lạ’ lại. Ðài đang tham mưu với thành phố Hội An mua bộ mã hóa chắn sóng lắp đặt để lọc đi sóng ‘lạ’ không cho bị nhiễu nữa.”
Ðiều đặc biệt là không phải tất cả các cụm loa phát thanh tuyên truyền của nhà cầm quyền phường Cẩm Châu bị nhiễu hết mà chỉ co 3 cụm phát tiếng “nước lạ.”
Trước cũng đã xảy ra tình trạng này tại xã Cẩm Kim. Nhà cầm quyền xã đã phải mua “bộ mã hóa chắn sóng” ráp vào nên từ đó đến nay hoạt động ổn định không bị nhiễu sóng “lạ” nữa, bà Cầm cho biết.
Theo lời bà Trương Thị Nguyệt Cẩm, khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 11 giờ 30 phút trưa đài truyền thanh phường Cẩm Châu “không phát sóng nên xảy ra hiện tượng tự nhiễu.”
“Không phải là đài truyền thanh phường đang phát sóng hoặc đang tiếp sóng đài thành phố mà bị nhiễu sóng ‘lạ.’ Tình trạng nhiễu sóng ‘lạ’ này thì để không cũng bị nhiễu sóng chứ không phải trong thời gian phát sóng mới bị nhiễu.”
Cách giải thích của bà Cầm hơi lạ vì không mở máy tuyên truyền mà máy vẫn phát tiếng “nước lạ”? Hoặc máy vẫn mở và chỉ ngưng phát thanh? Không thấy được giải thích.
Hôm Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016, tờ Thanh Niên đưa tin “Sở Thông Tin-Truyền Thông tỉnh Quảng Nam đã phát đi thông cáo báo chí về vụ nhiễu sóng tại đài truyền thanh không dây phường Cẩm Châu, thành phố Hội An (Quảng Nam) hôm 27 tháng 8.”
Theo cơ quan này thì “không hề có chuyện “nhiễu sóng tiếng Trung Quốc” mà là hiện tượng nhiễu cùng kênh trên cùng tần số 104 MHz của đài tiếng nói Việt Nam.”
Bản tin giải thích chi tiết rằng, “Cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra hiện tượng cụm đài truyền thanh không dây phường Cẩm Châu ‘bị nhiễu sóng’ vào trưa ngày 27 tháng 8 là do máy phát của đài tiếng nói Việt Nam (đặt tại núi Sơn Trà-Ðà Nẵng) phát cùng trên tần số 104 MHz gây ra. Máy phát này đã được Cục Tần Số Vô Tuyến Ðiện cấp giấy phép sử dụng từ tháng 10, 2015 cho mục đích phát sóng chương trình tiếng Anh 24/7.”
Bản tin giải thích thêm là “vào lúc 9 giờ sáng 27 tháng 8, đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu phát sóng thử nghiệm kênh chương trình đối ngoại (VOV5), phát 12 thứ tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, Trung Quốc,… nên các cụm thu của đài truyền thanh không dây phường Cẩm Châu (Hội An) thu được, và phát ra một số tiếng nước ngoài.”
Chiều ngày 17 tháng 7, 2016 vừa qua, một trong số cụm thu sóng thuộc đài truyền thanh không dây quận Ngũ Hành Sơn, Ðà Nẵng, bị “chèn” bởi một loại sóng lạ phát bằng tiếng Trung Quốc trên tần số 97.5 MHZ băng tần FM.
Một viên chức điều hành đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn cho biết “dọc bờ biển trên địa bàn, sóng phát thanh tiếng Trung Quốc rất mạnh và được phát trên nhiều tần số khác nhau.”
Vào thời gian đài Ngũ Hành Sơn bị “chèn sóng” bao Dân Việt ngày 19 tháng 7, 2016 cho hay, “Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, hệ thống truyền thanh tại thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì đã xuất hiện tình trạng bị chèn sóng tiếng Trung Quốc.”
Báo này thuật lời ông Dương Ðăng Nhân, trưởng đài truyền thanh-truyền hình huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) xác nhận “có hiện tượng bị chèn sóng/nhiễu sóng với giọng đọc tiếng Trung Quốc (cả giọng nam và nữ, chưa rõ nội dung). Hai địa phương bị chèn sóng có 14 cụm với 28 chiếc loa công cộng vô tuyến tiếp sóng trực tiếp từ đài huyện Phú Lộc – địa phương giáp ranh với thành phố Ðà Nẵng về hướng Bắc.”
Cho tới nay, nhiều tỉnh, thành phố tại Việt Nam vẫn còn duy trì hệ thống loa phát thanh tuyên truyền trên cả nước tới tận làng xã dù mọi người có thể cập nhật tin tức thời sự khắp thế giới qua mạng lưới thông tin toàn cầu trên máy điện thoại thông minh.
Bình luận về cái lối tuyên truyền nhồi sọ chẳng ai muốn nghe, trên phần bình luận của độc giả trên tờ Thanh Niên ngày 29 tháng 8, 2016, người ta thấy 22 độc giả phản hồi về bản tin giải thích chèn sóng tiếng “nước lạ.”
Ðộc giả tên Minh ở Hà Nội viết: “Bỏ đi, vừa tốn kém lại vừa lạc hậu, có tác dụng gì đâu.”
“Sứ mệnh của loa truyền thanh đã trôi qua hàng chục năm rồi. Có lẽ đã đến lúc cho nó nghỉ hưu vì hiện tại phương tiện truyền thông hiện đại đã thay thế rất tốt.” Ðộc giả tên Quỳnh Anh Bà Rịa-Vũng Tàu.
“Ðến bây giờ mà vẫn còn cái loa cũ rích đó sao, làm phiền người khác khi muốn nghỉ ngơi, ở chỗ tôi ở cứ 5 giờ sáng, 6 giờ chiều cứ inh ỏi cả xóm, tiếng nghe được tiếng không, cứ léo nhéo bên tai, có bữa thì chỉ toàn là tiếng hú như máy bay sắp đáp trên đầu tới nơi. Nếu tính hết cả nước thì là tiền tỷ đó nhen: 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành có bao nhiêu quận huyện, mỗi quận huyện có bao nhiêu xã phường, mỗi xã phường một đài phát, ôi số tiền không nhỏ chút nào,” độc giả tên Tu Hai viết. (TN)

Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng

Nhà máy Xơ-Sợi polyester Ðình Vũ ở Hải Phòng của PVN đã ngốn 7,.000 tỉ và nếu không đóng cửa thì thiệt hại sẽ tăng thêm nhiều ngàn tỉ nữa. (Hình: TBKTSG)
Nhà máy Xơ-Sợi polyester Ðình Vũ ở Hải Phòng của PVN đã ngốn 7,.000 tỉ và nếu không đóng cửa thì thiệt hại sẽ tăng thêm nhiều ngàn tỉ nữa. (Hình: TBKTSG)
HÀ NỘI (NV) – Kết quả kiểm toán năm 2015 cho thấy, mức độ thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỉ và việc sử dụng nguồn lực quốc gia vẫn hết sức tùy tiện.
Theo kiểm toán của nhà nước Việt Nam thì ngoài thua lỗ nặng nề những chứng bệnh vốn trầm kha của hệ thống doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam chỉ nặng hơn chứ không thuyên giảm: Vi phạm các qui định về thu-chi, tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn (đánh giá hiệu quả hoạt động) tiếp tục giảm mạnh, nợ thuộc loại khó đòi tiếp tục tăng, gian lận-thiếu thuế nhiều hơn (kiểm toán của nhà nước Việt Nam buộc các doanh nghiệp nhà nước phải nộp thêm 6,220 tỉ đồng),…
Khi vạch ra mục tiêu xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” chính quyền Việt Nam giao và rót gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước để hệ thống này trở thành “đá tảng” của nền kinh tế. Tuy nhiên thay vì phải nằm dưới chân thì giờ, đá tảng đang nằm trên cổ nền kinh tế.
Kiểm toán của nhà nước Việt Nam cảnh báo, nợ khó đòi, tồn đọng nhiều năm tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng vẫn không có phương án xử lý rõ ràng nên không chỉ khiến chính quyền mất vốn mà còn làm cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp trở thành hết sức khó khăn.
Ngoài nợ khó đòi, nợ phải thu vì đã quá hạn ở nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng xấp xỉ mức hàng ngàn và hàng chục ngàn tỉ. Chẳng hạn, khoản này tại Vinashin (Công Ty Vận Tải Viễn Dương) là 8,481 tỉ, tại Công Ty Vận Tải Biển Ðông là 3,403 tỉ, tại Công Ty Vận Tải Biển Bắc là 2,219 tỉ,…
Chưa rõ thì lúc nào những “đá tảng,” “anh cả của nền kinh tế” như Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp Việt Nam (Vinaincon), Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn, Tổng Công Ty Mía Ðường II,… có thể thu hồi hết nợ quá hạn để hoàn lại cho công quỹ. Cũng chưa rõ lúc nào thì những “đá tảng,” “anh cả của nền kinh tế” như Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) thay đổi được tình trạng hệ số nợ phải trả cao hơn vốn gấp gần chục lần!
Kiểm toán của nhà nước Việt Nam lưu ý, vốn mà nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước góp vào các doanh nghiệp khác đang trong tình trạng tài chính xấu, phải ngưng hoạt động hoặc phải giải thể, nên có thể mất hết hiện cũng ở mức nhiều ngàn tỉ.
Trong bối cảnh như thế, bất chất khuyến cáo của các chuyên gia, tổ chức quốc tế, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đứng ra thay mặt các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để vay thêm tiền (bảo lãnh vay).
Theo tính toán của các chuyên gia, tỉ lệ vốn mà chính phủ Việt Nam “bảo lãnh vay” tăng trung bình là 50%/năm. Năm 2014, tổng số nợ mà chính phủ Việt Nam “bảo lãnh vay” là 500,000 tỉ. Năm 2015, con số này được phỏng đoán vào khoảng 642,000 tỉ.
Năm nay chưa rõ con số cuối cùng nhưng hồi trung tuần tháng này, Công Ty Chứng Khoán Bảo Việt (BVSC) ước đoán, đến cuối năm nay, tổng nợ của chính phủ Việt Nam sẽ là 2,993,335 tỉ đồng.

Năm ngoái, tổng nợ của chính phủ Việt Nam là 2,607,960 tỉ đồng, năm nay, chính phủ Việt Nam dự trù vay thêm 385,375 tỉ đồng và trong số này có 85,000 tỉ là đứng ra vay thay cho các doanh nghiệp nhà nước! (G.Ð)

Kỷ luật cán bộ ‘bị nhét tiền vào cặp mà không biết’

Phong bì đựng 30 triệu đồng mà thanh tra Hải trả lại cho công ty Ðại Long sau khi được “nhét vào cặp lúc nào không hay.” (Hình: báo điện tử VNExpress)
Phong bì đựng 30 triệu đồng mà thanh tra Hải trả lại cho công ty Ðại Long sau khi được “nhét vào cặp lúc nào không hay.” (Hình: báo điện tử VNExpress)
HÀ TĨNH (NV) – Bốn cán bộ Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh bị kỷ luật vì mời doanh nghiệp đến phòng khách sạn “làm việc” và bị “nhét tiền vào cặp mà không biết.”
Chiều 29 tháng 8, ông Lê Quốc Anh, chánh văn phòng Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh cho biết, vừa kỷ luật 4 cán bộ gồm các ông Ðoàn Mạnh Tường, phó chánh văn phòng; Bùi Anh Tuấn, Phạm Sơn Hải, và Ðinh Sỹ Hạnh, đều là thanh tra viên. Các ông này “vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, lập biên bản vi phạm hành chính sai quy định, bị phản ánh về tiêu cực.”
Trong đó, cảnh cáo ông Tường và ông Tuấn vì “vi phạm kỷ luật, tổ chức kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính sai địa điểm, bị phản ánh tiêu cực gây dư luận xấu.” Ông Hải bị hạ bậc lương vì “vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, quy định của pháp luật về phòng ngừa tiêu cực, chống tham nhũng.” Riêng ông Hạnh bị khiển trách vì “là người đứng đầu nhưng chưa kiểm soát, quản lý, bao quát hết hành vi thực hiện nhiệm vụ của tổ liên ngành.”
Theo biên bản kỷ luật, trung tuần tháng 6 tháng 2016, tổ liên ngành do ông Hạnh làm tổ trưởng cùng ông Hải và một số cán bộ lấy số liệu bốc xếp hàng hóa lên xe tải tại mỏ khai thác vật liệu do công ty Ðại Long, đóng tại xã Ðức Lĩnh, huyện Vũ Quang quản lý. Tổ liên ngành sau đó lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt 19.5 triệu đồng. Lãnh đạo công ty Ðại Long đã phải lót tay đưa cho ông Hải 30 triệu đồng.
Sau khi bị tố giác, ngày 28 tháng 7, ông Hải tới trụ sở công ty trả lại số tiền và cho rằng, giám đốc công ty “nhét tiền vào trong cặp lúc nào không biết, nếu biết thì tổ không bao giờ nhận. Ông Hạnh cho rằng “quá trình làm việc không có chủ trương giảm vi phạm của doanh nghiệp để trục lợi.”
Theo ông Quốc Anh, tại buổi đối thoại giữa Sở Giao Thông-Vận Tải và công ty Ðại Long vào ngày 19 tháng 8, ông Nguyễn Ðình Linh, giám đốc công ty Ðại Long đã tố cáo thêm tiêu cực của một số cán bộ sở này vào năm 2015.
Theo đó, tháng 8, 2015, tổ liên ngành do ông Tường, làm tổ trưởng cùng thanh tra viên Tuấn và một số cán bộ thuộc các sở khác đã kiểm tra mỏ đá của công ty Ðại Long.
Phát hiện một số sai phạm liên quan chở quá tải trọng, vài ngày sau tổ đã mời ông Linh tới một khách sạn ở thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn để thông báo kết quả và lập biên bản vi phạm hành chính. Kết thúc buổi làm việc, ông Linh đã để lại 50 triệu đồng tại phòng. Tuy nhiên, ông Tường và ông Tuấn phản bác không biết và không thấy số tiền trên. (Tr.N)

Việt Nam quờ quạng với chất thải từ nhiệt điện dùng than

Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI (NV) – Cảnh báo của giới chuyên gia về kinh tế, môi trường giờ đã thành hiện thực: Chất thải của nhiệt điện dùng than nay là thảm họa và chính quyền chưa tính được đường thoát.
Tại một hội nghị về môi trường vào cuối tuần vừa qua, đại diện Bộ Xây Dựng Việt Nam loan báo, áp lực về xử lý tro xỉ, thạch cao từ các nhà máy nhiệt điện dùng than và các nhà máy hóa chất đang càng ngày càng lớn.
Mỗi năm, nhóm nhà máy này, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện dùng than thải ra khoảng 10 triệu tấn tro xỉ, thạch cao nhưng khả năng xử lý chất thải của Việt Nam hiện chỉ vào 30%. Cũng vì vậy, lượng tro xỉ, thạch cao chưa xử lý, đang tồn đọng hiện đã là 15 triệu tấn. Lượng tro xỉ, thạch cao sẽ tăng rất nhanh với khối lượng lớn.
Cần lưu ý rằng, trong khoảng mười năm nay, giới chuyên gia về kinh tế, môi trường đã liên tục khuyến cáo chính quyền Việt Nam nên gạt bỏ các dự án xây dựng nhà máy phát điện chạy bằng than (nhiệt điện dùng than) vì chúng sẽ hủy diệt môi trường nhưng chính quyền Việt Nam không thèm đếm xỉa đến những khuyến cáo này.
Ngoài 19 nhà máy nhiệt điện dùng than đang hiện hữu, năm 2011, chính quyền Việt Nam còn phê duyệt “Tổng sơ đồ điện VII” (kế hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam đến năm 2030). Theo đó, đến năm 2020, các nhà máy phát điện bằng than sẽ chiếm 46.8% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. Tới năm 2030, tỷ lệ này là 56.4%.
Theo các chuyên gia, những con số như sẽ có đến 52 nhà máy nhiệt điện dùng than, với tổng lượng than cần nhập cảng khoảng 85 triệu tấn mỗi năm là dữ liệu cần phải tính toán lại xem dùng than để phát điện có thật sự rẻ như Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) tính toán hay không (?).
Họ lưu ý, tính toán hiệu quả đầu tư vào các nhà máy phát điện bằng than phải tính cả đến thiệt hại do môi trường và sức khỏe con người bị hủy hoại, cũng như chi phí xử lý chất thải.
Một đại diện của Quỹ Khí Hậu Châu Âu tên là Aviva Imhof, từng lưu ý, không chỉ Hoa Kỳ ngưng thực hiện các dự án nhiệt điện dùng than mà ngay cả Trung Quốc cũng đã cắt giảm việc sử dụng than để phát điện. Chỉ có Việt Nam đi theo hướng ngược lại, quyết định nâng công suất của nhiệt điện chạy than từ 35.1% tính trên tổng lượng điện vào năm 2015 lên 56.4% tổng lượng điện vào năm 2030, bất chấp những phân tích rất rõ ràng về tác hại của nhiệt điện dùng than.
Hồi tháng 9 năm 2015, nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Ðại Học Harvard từng công bố kết quả nghiên cứu của về “Các tác động tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở Ðông Nam Á và Việt Nam. Theo đó, hàng chục ngàn người Việt sẽ chết dần, chết mòn vì nhiệt điện dùng than.
Lúc đó, tại hội thảo về “Than và nhiệt điện dùng than” do Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID), thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức, GreenID dẫn nghiên cứu vừa kể để cảnh báo, hiện nay, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 4,300 người Việt thiệt mạng do sức khỏe suy giảm, bởi tình trạng ô nhiễm từ nhiệt điện dùng than.
Nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cho phép đầu tư-vận hành các nhà máy nhiệt điện dùng than theo “qui hoạch” đã được phê duyệt thì số người thiệt mạng sẽ tăng lên thành 25,000 người/năm.
GreenID tính toán, quá trình đốt than để tạo điện sẽ thải vào không khí 15 triệu tấn tro, một lượng lớn các chất nguy hiểm (lưu huỳnh dioxit-SO2, oxit nitơ-NOx, carbon dioxit-CO2, thủy ngân, thạch tín,…). Những chất này sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột quị, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp… Chưa kể các loại khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axit, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng.
Các chuyên gia môi trường từng gọi “Tổng sơ đồ điện VII” là một kế hoạch hủy diệt môi trường, sức khỏe và tính mạng con người, bởi số người chết vì các nhà máy nhiệt điện dùng than cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể chi phí khổng lồ do phải chăm sóc sức khỏe của các nạn nhân. Tuy nhiên hàng chục nhà máy nhiệt điện dùng than vẫn được xây dựng ở cả đồng bằng sông Hồng lẫn đồng bằng sông Cửu Long.
Bất chấp cả những cảnh báo về mức độ rủi ro sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc, năm ngoái, Việt Nam vẫn cho phép hai doanh nghiệp Trung Quốc là Công Ty Lưới Ðiện Phương Nam và Công Ty Ðiện Lực Quốc Tế khởi công dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, tọa lạc ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trị giá 1.75 tỉ Mỹ kim.
Hai doanh nghiệp của Trung Quốc góp khoảng 20% vốn, 80% còn lại do năm ngân hàng của Trung Quốc cho vay. Thiết kế và toàn bộ thiết bị do Trung Quốc cung cấp. Theo dự kiến, việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ khoảng bốn năm. Sau đó hai doanh nghiệp Trung Quốc được phép khai thác trong 25 năm rồi giao lại cho Việt Nam.
Nhiệt điện dùng than không chỉ hủy diệt môi trường sống mà còn gây xáo trộn về trị an. Sau một thời gian dài khiếu nại vì khói, bụi của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, tọa lạc tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận gây ô nhiễm trầm trọng nhưng hệ thống chính quyền từ tỉnh đến trung ương chỉ đáp ứng theo kiểu chiếu lệ (kiểm tra-nhắc nhở-xử phạt), tháng 4 năm ngoái, dân chúng huyện Tuy Phong đổ ra đường biểu tình khiến đoạn quốc lộ 1 chạy ngang huyện này bị nghẽn suốt hai ngày. Bởi không thể ngăn chặn ô nhiễm, đến giữa năm ngoái, viên chủ tịch tỉnh Bình Thuận phải công bố kế hoạch di dân đi nơi khác. (G.Ð)

Nửa đêm, công an cạy cửa vào nhà dân tịch thu tài sản

Công an mặc sắc phục cạy cửa tiệm Internet Victory tối 22 tháng 8. (Hình: báo Tuổi Trẻ cắt từ clip)
Công an mặc sắc phục cạy cửa tiệm Internet Victory tối 22 tháng 8. (Hình: báo Tuổi Trẻ cắt từ clip)
BÌNH DƯƠNG (NV) – Ðang lúc nửa đêm, công an và dân phòng phường Ðông Hòa, thị xã Dĩ An, tới trước cửa một tiệm Internet đập cửa rồi tự tay cạy cửa cuốn để xâm nhập vào trong “tịch thu tài sản.”
Ông Ðoàn Văn Cường, chủ tiệm Internet Victory, ở khu phố Tân Lập, phường Ðông Hòa, tố cáo, tối 22 tháng 8, do vẫn còn một số khách đang chơi dở dang nên tiệm của ông đóng cửa, không nhận thêm khách mới. Gần 23 giờ, thì một công an và dân phòng tới trước cửa tiệm đập cửa rồi tự tay cạy cửa cuốn để xâm nhập vào nhà.
Theo báo Tuổi Trẻ, hình ảnh từ camera cho thấy, khi vào trong, viên công an không đưa ra bất cứ một văn bản nào về việc khám xét nhà mà bắt mọi người ngồi im. Sau đó, người này lập biên bản ghi nội dung tiệm Internet của ông Cường hoạt động quá giờ quy định và tịch thu 10 màn hình máy tính, 1 CPU, trong tổng số 50 máy vi tính.
“Nếu chúng tôi có sai thì cũng chỉ là vi phạm về hành chính, cơ quan chức năng có thể xử phạt và không thiếu biện pháp khác để chế tài. Ðằng này họ lại tự tiện cạy cửa và thu giữ tài sản…,” ông Cường bất bỉnh nói.
Nói với phóng viên Tuổi Trẻ, ngày 29 tháng 8, đại diện công an phường Ðông Hòa, cho rằng: “Tại thời điểm kiểm tra, tiệm Victory vẫn còn một số người chơi nên đã vi phạm thời gian mở cửa là 22 giờ.”
Trả lời câu hỏi tại sao người dân chỉ vi phạm hành chính mà công an và dân phòng lại cạy cửa và tịch thu tài sản của dân, vị này cho biết: “Sẽ xem xét kỹ vụ việc. Nếu xác định công an khu vực vi phạm quy trình, cạy cửa vào nhà dân thì sẽ báo cáo cấp trên và có hình thức kỷ luật phù hợp.”
Sau khi vụ việc bị báo chí loan tin, nhiều người cho rằng, “Ðúng sai thì chưa biết, nhưng cạy cửa nhà dân thì khác nào xã hội đen… Theo qui định của pháp luật, khi khám nhà phải có đầy đủ các ngành chức năng và tổ trưởng dân phố, nhưng đây không có mà chính quyền lại cho là ‘đúng quy trình’ thì thật khó hiểu?”
Theo ông Thái Văn Chung, luật sư, Ðoàn Luật Sư Sài Gòn, cho rằng trong vụ việc này, công an phường Ðông Hòa đã lạm quyền, bởi theo luật, khi vi phạm hành chính thì chỉ nhắc nhở, nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự thì mới ra quyết định xử phạt. Nhưng đằng này ông Cường vi phạm không lớn mà công an lại dùng biện pháp trấn áp để giải quyết, lại không có lệnh khám xét nhà, không có sự chứng kiến của tổ trưởng dân phố, cho người cạy cửa, tịch thu tài sản là vi phạm quyền công dân.
Trước áp lực của dư luận, chiều ngày 28 tháng 8, công an phường Ðông Hòa đã trả lại tài sản cho ông Cường. (Tr.N)

Không thể tin được những "ngu trung"

Viên D. (Danlambao) - Họ là những "ngu trung". Hai chữ "ngu trung" ở đây xin hiểu theo nghĩa khác trần trụi hơn. Ngu là ngu xuẩn. Trung là trung thành. Họ là những trí thức trung thành với chế độ cộng sản một cách ngu xuẩn. Sứ mệnh đấu tranh của họ là cứu đảng CSVN chứ không phải vì một nước VN dân chủ và phú cường.

Câu chuyện xung quanh một ông làm thơ là một minh chứng hiển nhiên nhất về ngu trung XHCN. Ông sáng tác những vần thơ 4 chữ hay và có ý nghĩa. Những vần thơ lên án chế độ quan liêu thối nát, lên án bọn tham quan, than vãn thân phận của người dân. Ông nói thẳng:

Cứ nói thẳng cho gọn:
Ở nước ta bây giờ
Không ai tin cộng sản.
Có tin chỉ giả vờ.

Ông ấy không tin vào cộng sản. Ai cũng nghĩ ông ấy là người đấu tranh cho dân chủ và tự do. Thế rồi đùng một cái, ông tuyên bố rằng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là "liêm khiết", "ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy", "Tôi... biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới", "Tôi tin... sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự"... Qua những bộc bạch này ông lộ nguyên hình là một người cộng sản, một kẻ ủng hộ chế độ cộng sản. Ông có vẻ nằm mơ ban ngày khi tin rằng duy trì chế độ thì VN sẽ tự động thành dân chủ và tự do!

Ông là một "trí thức" ngu trung. Nhưng VN còn nhiều loại ngu trung khác.

Loại ngu trung là cựu quan chức của chế độ CSVN. Họ là những cựu quan chức cao cấp trong chế độ, sau khi nghỉ hưu họ tụ tập nhau thành một câu lạc bộ không chính thức. Những người trong "câu lạc bộ" vẫn mang thẻ đảng trong người, vẫn thần tượng Hồ Chí Minh, vẫn tin vào cái gọi là "Cách mạng tháng 8", vẫn nghĩ công đánh Pháp là của Việt Minh. Nhưng họ không còn tin vào cộng sản, họ thấy cái chủ nghĩa này sai trái, phản dân hại nước. Họ biết và thấy đồng nghiệp trong bộ máy của đảng tham nhũng ngay trước mặt họ. Họ không ưa gì Trung Cộng. Họ cũng không ủng hộ VNCH. Họ hay viết kiến nghị van nài được đối thoại với đảng trưởng. Sứ mệnh của họ là cứu đảng. Họ mong chờ ngày đảng cộng sản sẽ chuyển biến thành một đảng khác ít tàn ác hơn và kém dã man hơn. Loại ngu trung này khá nhiều, thường mang danh trí thức. Đám ngu trung này nằm mơ vì họ không nhớ rằng Boris Yeltsin đã kết luận rằng cộng sản không thể thay đổi mà phải đào thải nó.

Một loại ngu trung nữa là những kẻ tuy không được đào tạo và trưởng thành trong XHCN nhưng lại đóng vai trò rất đắc lực cho chế độ CSVN. Họ là những người được VNCH gởi đi du học trước 1975. Trong lúc ở nước ngoài họ lập bè nhóm và liên lạc với cộng sản bắc Việt, trở thành một cánh tay nối dài của cộng sản. Họ biểu tình chống VNCH và chống Hoa Kỳ. Đến ngày "giải phóng" họ hí hửng về nước kể công nhưng bị cộng sản bắc Việt dội cho một gáo nước lạnh. Ai có thể tin được những kẻ hai mặt. Họ quay sang bất mãn. Họ lập website điểm tin nhưng chỉ chọn lọc những bài có lợi và quảng bá cho chế độ. Họ làm báo để nâng bi chế độ. Danh sách những người này thì rất dài, một số đã về VN sống những ngày cuối đời, một số chọn ở nước ngoài. Họ liên kết với ngu trung trong nước viết hàng tá kiến nghị lên đảng CSVN xin... đổi mới. Sứ mệnh của họ là cứu đảng chứ không phải xóa bỏ đảng CSVN.

Mới đây lại xuất hiện một nhóm ngu trung ở hải ngoại. Họ là những người được chế độ CSVN gởi ra ngoài du học và ở lại. Phần đông họ là người miền bắc. Sau một thời gian học tập họ nhận ra chế độ cộng sản là một tai họa cho đất nước. Nhưng họ là loại "con ông cháu cha", họ có thể không phải là đảng viên nhưng cha ông họ là đảng viên, họ được đi học là nhờ vào thế lực của cha ông họ. Do đó, họ không thể ra mặt chống đảng CSVN một cách thẳng thừng, họ chỉ rón rén chống... tham nhũng. Về bản chất họ là những người đã bị tẩy não khi còn ở trong nước, nên họ yêu quí "Bác Hồ" của họ, họ vẫn cho rằng "Cách mạng tháng 8" là một cuộc cách mạng "vĩ đại". Họ có mục tiêu chính là cứu đảng để tiếp tục hưởng lợi.

Trong thâm tâm họ chẳng ưa gì chế độ VNCH và khinh thường người miền nam. Cái tâm của họ thỉnh thoảng cũng lộ ra khi họ lớn tiếng thóa mạ chế độ VNCH và "Mỹ Ngụy". Họ trung thành với chế độ cộng sản nhưng sống trong chế độ tự do. Họ lợi dụng tự do của Hoa Kỳ để làm việc cho cộng sản. Họ sum suê đón các quan thầy của họ từ CSVN sang du lịch và báo cáo thành tích hoạt động.

Nói đúng ra ngu trung là sản phẩm của cộng sản. Người cộng sản đã thành công ngoạn mục trong việc thay đổi bộ não của đám ngu trung, cho họ cái nhãn "trí thức", để rồi dù không thích đảng đám trí thức này vẫn một lòng vì đảng và cứu đảng. Bi kịch của VN cũng nằm ở đám ngu trung. Thử tưởng tượng một ngày VN có dân chủ và tự do thì đám ngu trung này sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục khôi phục cái đảng đã cho họ cái não trạng ngu trung y như những gì chúng ta đang thấy ở các nước Đông Âu. VN chỉ có thể dân chủ và tự do khi đám ngu trung không tồn tại nữa.

Không nên tin vào ngu trung.

29.08.2016